Nhiều thông tin không sát thực.
Tính đến trước thời điểm 1/2017.
(Mốc dấu trên thực tế: Khách sạn Lam Quân ở Tiểu khu 6 của Thị trấn Hà Trung)
---
1.
Sáng ngày 13/4 tức 7/3 âm lịch, xã Hà Thái tổ chức Lễ hội dân gian truyền thống đền Phủ Mỗ. về dự lễ có các đồng chí lãnh đạo xã Hà Thái, trưởng các ban ngành đoàn thể xã, đông đảo nhân dân trong xã, các bản hội và du khách thập phương.
Theo sử sách xưa chép lại: Thánh mẫu Liễu Hạnh là tiên chúa Quỳnh Nương, con gái của Ngọc hoàng thượng đế, vì phạm lỗi trong một buổi lễ chầu Thiên đình nên bị đầy xuống trần gian. Vì yêu cảnh trần gian nên sau 3 lần Ngọc Hoàng cho gọi về trời, nàng đều xin trở lại hạ giới, nàng có nhiều quyền năng biến hóa. Thánh Mẫu đã từng góp công âm phù cho vua Lê đánh thắng giặc ngoại xâm, giúp chúa Trịnh trừng phạt một số kẻ phản nghịch nên được triều đình Lê - Trịnh phong thần, được tôn làm Mã Hoàng công chúa, luôn ban đức cho mọi người được nhân dân tôn là Thánh Mẫu, sau đó được triều Nguyễn gia tăng mỹ tự là Mẫu Nghi thiên hạ 9 (mẹ của muôn dân); Thánh Liễu Hạnh được nhân dân tôn phong với 3 tư cách: Thánh - Thần - Phật. Mẫu mất ngày 23 tháng Chạp năm Canh Tuất 1610.
Các đồng chí lãnh đạo xã Hà Thái cùng đông đảo bà con trong xã và du khách thập phương dự lễ hội.
“Tây Mỗ linh từ” Phủ thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh ở núi Sóc Sơn làng Tây Mỗ, xã Hà Thái đã có từ thời xa xưa, trải qua thăng trầm của đất nước và thời gian Đền đã bị tàn phá nặng nề, đại diện nhân dân trong làng tự xây Miếu nhỏ ngay trên đất đền phủ để hương khói thờ mẫu. Đền Phủ Mỗ xã Hà Thái đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 1996. Thể theo nguyện vọng của nhân dân và bảo tồn Di tích lịch sử văn hóa truyền thống xã Hà Thái đã trình cấp trên cho nâng cấp, trùng tu, tôn tạo di tích Đền Phủ Mỗ bằng nguồn vốn từ ngân sách xã, vận động các Doanh nghiệp và con em Hà Thái trên mọi miền tổ quốc, vừa bảo tồn di tích lịch sử văn hóa nói chung vừa phát huy được giá trị văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương. Công trình đã được đầu tư tôn tạo nhiều lần với tổng số tiền hơn 20 tỷ đồng, lần trùng tu tôn tạo gần đây nhất là năm 2008. Con em của quê hương Hà Thái đã quyên góp, đầu tư xây dựng lại khang trang, hiện đại đầy đủ Tam tòa, Tứ phủ, khuôn viên Đền, đường bê tông, hệ thống điện chiếu sáng v.v… Thỏa mãn nguyện vọng và đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh của bà con thập phương và bản địa.
Tại lễ hội, đã tổ chức rước kiệu từ nơi ở của Mẫu sang Đình cầu và rước về đền Mẫu trong sự chứng kiến của các đại biểu, đông đảo nhân dân trong làng và du khách thập phương. Sau phần rước kiệu, các đoàn tế lễ và các bản hội tổ chức tế lễ tại sân Đền. Lễ Hội diễn ra từ ngày 07- 09/ 03/2016 Âm lịch.
Rước kiệu về Đền, Đội tế lễ trước sân Đền.
Vào dịp Lễ hội năm nay, xã Hà Thái đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân trong khu vực để mọi người cùng hiểu và tham gia lễ hội, đặc biệt tối 06/03 âm lịch, xã đã tổ chức liên hoan văn nghệ chào mừng Bầu cử HĐND các cấp và lễ hội đền Phủ Mỗ giữa các đội văn nghệ thôn, các CLB, Trạm y tế, Trường học và cán bộ công chức xã, đêm văn nghệ thu hút đông đảo nhân dân và du khác về tham dự.
Chương trình văn nghệ
19/04/16//3937
Trên dải đất Việt Nam chúng ta từ bao đời nay có rất nhiều các truyền thuyết, huyền thoại và thần tích về đền thờ mẫu, tín ngưỡng thờ mẫu là sự tin tưởng, tôn vinh, thờ phúng những vị thần nữ thường gắn liền với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ, được người đời gắn cho các chức năng sáng tạo, bảo trợ che trở cho sự sống của con người như thờ thái hậu, hoàng hậu, công chúa, các anh hùng liệt sĩ đã có công với nước, các vị nữ thần này được tôn vinh thành thánh mẫu, quốc mẫu. Trong đó mẫu Liễu Hạnh được thờ tự ở nhiều nơi và được gắn liền với tín ngưỡng của người Việt Nam. Mảnh đất Tây Mỗ xã Hà Thái là nơi có người con gái được sinh ra và khi hóa thân trở thành Đệ Tam Mẫu.
Đường đến thăm đền thánh mẫu “Liễu Hạnh”
Lược qua về vùng đất Hà Thái
Hà Thái là một trong 25 xã, thị trấn của huyện Hà Trung ,là một xã nằm trong cùng lòng chảo đồng chiêm trũng ở phía đông nam huyện, có diện tích đất tự nhiên là 613,03 ha.Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 258 ha, đất trồng cây lâu năm là 173ha, dân số 4380 khẩu và 1120 hộ Là một vùng đất địa linh nhân kiệt, sơn thủy hữu tình, 3 bên đều là núi bao bọc, xã có 2 làng, làng Tây Mỗ và làng Minh Đài.
Cảnh sông núi bao quanh đền thánh mẫu
Liễu Hạnh công chúa là vị thánh mẫu duy nhất chiếm vị trí thần thượng đẳng được nhân dân sùng bái ở Việt Nam, Ngài sinh hóa 3 lần đều rõ rệt, là người thực, việc thực, có họ hàng quê quán, chồng con và người được danh hiệu thiên hạ mẫu nhi, khuôn mẫu người mẹ trong thiên hạ, trong lịch sử phụ nữ trước đây chưa từng có. Sinh thời ngài có nhiều gương sáng làm con trọn đạo hiếu,làm vợ giữ sự hài hòa, làm mẹ biết dạy dỗ các con, làm người dân luôn tỏ nhân đức độ lượng, có tiền của thì biết bố thí giúp đỡ người nghèo, tham gia xây dựng đường xá, chùa chiền, khơi ngòi mở mang đất cấy trồng, trừng phạt kẻ dâm ô cầu đỡ, bênh vực dân lành, chống cường quyền sai trái. Khi mất hiển linh của dân giúp nước được phong là mã vàng công chúa chế thắng bảo hoa dịu đại vương.
Lần thứ 1 : Giáng sinh vào họ phạm quê ở thân La Ngạn xã Yên Đồng, huyện Ý Yên ( Nam Định ) ngày nay.
Giang sinh lần 2 : Ở xã Yên Thái huyện Vụ Bản, nay là xã Yên Thái huyện vụ bản vào nhà họ lê tên là Lê Thị Thắng.
Lần thứ 3 :Ở Rừng Đào – Thanh Hóa lấy tên họ Hoàng-Hoàng Thị Chinh, tại đất huyện Nga Sơn, nay là làng Tây Mỗ -Hà Thái – Huyện Hà Trung
Đền thờ thánh mẫu tại xã Hà Thái – Huyện Hà Trung
Nay ở cả 3 nơi đều có đền thờ ghi nhớ nơi sinh hóa và ngày mất của mẫu .
Liễu Hạnh thánh mẫu là đệ tam thiên thiền vừa là nhân thần với đời sống trần gian có cha mẹ, có quê hương bản quán, chú du khắp nơi trù ác, ban lộc khiến người đời vừa sợ lại vừa trọng.
Hai bên đường vào đền thánh mẫu Liễu Hạnh
Theo truyền thống của lịch lễ hội dân gian người việt nam được gọi là ” xuân thu nhị kỳ “, đó là “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ ” Đạo mẫu lấy mẹ làm hình tượng, song bên mẹ lại có cha. Tháng 8 là ngày kẹ của cha ,còn tháng 3 người đổ về đền, phủ nơi thờ mẫu để giỗ mẹ, đó là ngày hóa của các vị thần chủ đạo Mẫu Liễu Hạnh, thánh mẫu ( 7/3) âm lịch.
Tại phủ mỗ vào ngày hóa của đệ tam thiên tiên Liễu Hạnh thánh Mẫu độc dân làng cúng tế linh đình và trở thành lễ hội của người dân nơi đây lễ hội được gọi là lễ hội Bà chúa ba kéo dài từ ngày 7 đến ngày mùng 9 tháng 3 âm lịch. Lễ hội được gọi là lễ hội rước bóng cũng để tri ân và tưởng nhớ đến thánh mẫu Liễu Hạnh, nhân ngày hóa của mẫu (03-03) âm lịch địa điểm tổ chức tại nhà thờ họ hoàng và Phủ Mỗ.
Đền thánh mẫu
Cuối cùng cho phép tôi thay mặt ban quản lúy di tích và danh lam thắng cảnh xã Hà Thái xin kính chúc các bạn mạnh khỏe ,bình an.
Nguồn : Chủ tịch UBND Xã Hà Thái : Vũ Văn Thế
http://quetoi36.net/den-tham-thanh-hoa-nen-ghe-qua-den-thanh-mau-chua-lieu-hanh.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.