Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

21/09/2016

Chức vụ nhà nước : chính tích và bổ nhiệm (sưu tầm 2016) - 4


Tiếp tục công việc sưu tầm.

Phần 1 (đánh số từ 1 đến 24) đã đi ở đây.

Phần 2 (đánh số từ 25 đến 45) đã đi ở đây.


Phần 3 (đành số từ 46 đến 64) đã đi ở đây.

Từ đây trở xuống là phần 4 (đánh số từ 65). Vẫn theo thứ tự ngược như mọi khi.





---




85.


Bố chi cục trưởng, con chi cục phó: Không bổ nhiệm mới sai


Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định nói bà Nguyên là kỹ sư lâm nghiệp, bằng cấp đúng, năng lực có, không bổ nhiệm mới là sai.

Ông Nguyễn Hiếu Hòa (58 tuổi), Phó giám đốc Sở NN & PTNT Bình Định kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh có con gái là Nguyễn Thị Anh Nguyên (35 tuổi) làm Phó chi cục trưởng.
Ông Hòa làm Chi cục trưởng hơn 10 năm nay, còn con gái ông được bổ nhiệm từ đầu năm 2015.
Ngày 13/10, ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN& PTNT Bình Định, cho biết: “Sở đã thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm bà Nguyên làm Phó chi cục trưởng. Bà Nguyên là kỹ sư lâm nghiệp, bằng cấp đúng, trình độ chuyên môn, năng lực có, nếu mình không bổ nhiệm mới là sai.


bo truong con pho

Ông Nguyễn Hiếu Hòa, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định 


Hơn nữa, sau khi có kết quả tín nhiệm bà Nguyên từ Chi cục kiểm lâm tỉnh, tôi đã chỉ đạo bộ phận tham mưu tham khảo ý kiến của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ tỉnh. Qua kiểm tra và tham khảo thì thấy không có văn bản nào cấm việc cha hay mẹ làm thủ trưởng, còn con làm cấp phó trong cùng cơ quan”.
Ông Hổ cho biết thêm: “Một cán bộ nữ mà có 3 bằng cử nhân, có trình độ cao cấp chính trị, vừa lấy bằng thạc sĩ thì không phải ai cũng được như vậy.
Khách quan mà nói, khi bổ nhiệm bà Nguyên, lãnh đạo Sở đã cân nhắc rất kỹ, nếu thời điểm bổ nhiệm mà có dư luận phản ánh thì Sở phải xem xét lại nhưng hoàn toàn không có dư luận nào”.
Về các bằng cấp của bà Nguyên, ông Hồ Vĩnh Thảo - Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở NN&PTNT Bình Định xác nhận: Trong quá trình công tác, bà Nguyên còn học thêm 2 bằng đại học gồm: cử nhân kinh tế chuyên ngành luật kinh doanh và kỹ sư chuyên ngành nông sinh.
Sau đó được Sở, Ban Tổ chức Tỉnh ủy cử đi học lớp cao cấp lý luận chính trị tại Đà Nẵng. Mới đây, bà Nguyên cũng vừa học xong bằng thạc sĩ lâm học.
http://www.vtc.vn/bo-chi-cuc-truong-con-chi-cuc-pho-khong-bo-nhiem-moi-sai-d281500.html







84.





authorThanh Xuân Thứ Ba, ngày 11/10/2016 10:31 AM (GMT+7)


(Dân Việt) Sau 3 tuần đề nghị cung cấp thông tin, trao đổi với Dân Việt ông Đỗ Việt Phương - Phó trưởng Phòng Tổng hợp (Đại học Kiến trúc Hà Nội) cho biết vẫn đang tìm lại tư liệu về bằng đại học của ông Trịnh Xuân Thanh ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia.


   


Trả lời báo Dân Việt chiều 10.10, ông Đỗ Việt Phương – Phó trưởng Phòng Tổng hợp kiêm Thư ký Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết, thông tin về bằng đại học của ông Trịnh Xuân Thanh hiện vẫn chưa tìm thấy.


“Do đặc thù là tư liệu đã lâu, hơn 20 năm rồi, nên chúng tôi phải lên Trung tâm Lưu trữ quốc gia (thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước – NV) để tìm lại sau khi có yêu cầu từ báo. Hiện tôi đã trao đổi với lãnh đạo nhà trường để sớm có thông tin cung cấp cho phóng viên. Bản thân tôi không phải là người làm việc này nên chưa thể đưa ra được yêu cầu của báo. Nếu thông tin mới gầy đây thì tìm trong hồ sơ là ra ngay” - ông Phương nói.


Trả lời câu hỏi vì sao thông tin quá trình cấp bằng đại học của chính nhà trường mà trường lại không lưu, phải lên Trung tâm lưu trữ Quốc gia, ông Phương cho biết: “Tôi không làm lĩnh vực đào tạo nhưng theo tôi hiểu, cách đây 20 năm hệ thống lưu trữ của chúng ta không như bây giờ”.


 tu lieu bang cap cua trinh xuan thanh o trung tam luu tru quoc gia (?) hinh anh 1


Ông Phương cũng nói thêm, đại diện Phòng Thông tin - Truyền thông (Bộ Xây dựng) sau khi có thông tin từ báo chí đã trực tiếp xuống rà soát, nhưng nhà trường đã khẳng định là chưa có kết quả.


Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hương - Trưởng phòng Thông tin - Truyền thông (Bộ Xây dựng) cho biết, vấn đề này thuộc thẩm quyền của trường ĐH Kiến trúc, lãnh đạo Văn phòng của Bộ Xây dựng và Phòng Thông tin - Tuyên truyền đã làm việc với bên trường rồi nên phóng viên cứ liên hệ với nhà trường.


“Nhà trường phải rà soát, có thể do thủ tục hồ sơ nhiều năm nên phải rà soát lại hơi lâu. Hôm trước tôi đã làm việc trực tiếp với anh Quân - Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và nhà trường đã đảm bảo sẽ trả lời đúng quy trình và thời hạn cho báo chí” - bà Hương nói.


Trước đó, với băn khoăn của dư luận về việc trường Đại học Kiến trúc Hà Nội có cấp bằng Đại học chính quy sai quy trình cho bị can Trịnh Xuân Thanh (người đang bị công an Việt Nam truy nã quốc tế), ngày 20.9, nhằm xác minh cụ thể sự việc, Dân Việt đã liên hệ làm việc với trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Ông Đỗ Việt Phương – Phó trưởng Phòng Tổng hợp kiêm Thư ký Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã báo cáo lãnh đạo nhà trường nhưng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội vẫn tìm cách thoái thác, không cung cấp thông tin và giải thích là phải xin ý kiến Bộ Xây dựng mới được quyền phát ngôn.

Ngay sau đó, Dân Việt đã gửi công văn sang Bộ Xây dựng và trao đổi với bà Nguyễn Thị Hương, Trưởng phòng Thông tin - Truyền thông (Bộ Xây dựng) cũng khẳng định đã cùng với lãnh đạo trường Đại học Kiến trúc rà soát lại toàn bộ thông tin và thực tế, ông Trịnh Xuân Thanh được cấp bằng năm 1993 chứ không phải 2003.

“Cái này có đầy đủ hồ sơ chứ không có gì khuất tất cả. Trong trường hợp này, các anh ấy rất máy móc (trường Đại học Kiến trúc – NV). Quy chế phát ngôn của Bộ là căn cứ theo Quy chế phát ngôn của Chính phủ, nhưng đây là vấn đề của trường chứ không phải vấn đề của Bộ. Trường đã hiểu sai về Quy chế phát ngôn của Bộ”, bà Hương cho biết.

Bà Hương cũng khẳng định, ngay chiều nay (chiều ngày 29.9) sẽ làm việc với trường Đại học Kiến trúc Hà Nội để phối hợp, rà soát lại toàn bộ hồ sơ liên quan tới ông Trịnh Xuân Thanh, sau đó sẽ trả lời Dân Việt.

Tuy nhiên, cho tới ngày 11.10, sau 3 tuần, khi gọi điện liên lạc lại với bà Hương và ông Phương thì cả hai vị này vẫn tìm cách “đá bóng” cho nhau để thoái thác không cung cấp thông tin (?).


Trước đó, theo thông tin phản ánh của độc giả qua đường dây nóng, có một số vấn đề chưa rõ trong việc bị can Trịnh Xuân Thanh được cấp bằng Đại học chính quy tại Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Cụ thể, ông Thanh học tại Đại học Kiến trúc Hà Nội ngành Kỹ thuật hạ tầng và môi trường đô thị giai đoạn từ năm 1985-1990, nhưng phải tới năm 2003 mới nhận bằng tốt nghiệp? 
Năm 1999, ông Thanh thi lại môn tiếng Nga được 7 điểm. Liệu có phải ông Thanh đi học là để trả nợ môn Nga văn bị nợ năm học cuối từ 1990 để làm tốt nghiệp Đại học Kiến trúc hay không? Có quy chế nào cho phép một sinh viên bảo lưu kết quả sau 9 năm?
Thực tế, trong giai đoạn từ 1985 – 1990, quy chế bảo lưu điểm của Bộ Giáo dục – Đạo tạo là không quá 2 năm. Nếu sau thời gian bảo lưu 2 năm này không trả được thì sinh viên sẽ bị đánh trượt Đại học.
Dư luận có quyền đặt câu hỏi vì sao thời gian bảo lưu của bị can Trịnh Xuân Thanh ở Đại học Kiến trúc Hà Nội lại được kéo dài như vậy? Có sự ưu ái nào của lãnh đạo nhà trường thời gian đó đối với ông Thanh hay không?
http://danviet.vn/tin-tuc/tu-lieu-bang-cap-cua-trinh-xuan-thanh-o-trung-tam-luu-tru-quoc-gia-714500.html




83.


Nguyên nhân và giải pháp chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống:

Bao che, dung túng “quan tham” sẽ dẫn đến kết cục xấu


 ‘Bao nhiêu vụ tham nhũng hầu hết do quần chúng và báo chí phát hiện, tổ chức Đảng không phát hiện vụ nào. Chủ động vẫn là cần nhưng phải chủ động tích cực, có bản lĩnh, có trí tuệ.’
LTSTiếp tục bàn về nguyên nhân và giải pháp chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, TS Vũ Ngọc Hoàng quả quyết, các nhóm giải pháp quan trọng nhất gồm: Kiểm soát quyền lực; tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và minh bạch thông tin; đổi mới cơ chế quản lý; cải cách bộ máy và đổi mới công tác cán bộ; xử lý nghiêm minh các vụ tiêu cực.
Những năm gần đây Nghị quyết của Đảng có nói đến việc dựa vào dân để xây dựng Đảng. Hồ Chí Minh đã nói lâu rồi. Tư duy ấy tiến bộ, nhưng thực hiện còn quá ít, chỉ mới coi như một kênh thông tin tham khảo. Không ít trường hợp ở dưới nói, trên không nghe, lại còn định kiến, đối phó, thậm chí cả trù dập. Ở dưới chán, và sợ, không nói nữa. Cấp trên cũng ngại động chạm với cấp dưới, mà trên – dưới cũng đều bị bệnh giống nhau nên cùng “dễ người dễ ta”. Cuối cùng cấp nào lại quay về với cấp ấy. Và lại “tự mình”. “Tự mình” cũng không sai, cũng đúng – phải chủ động, không để bị động. Bị động thì kết quả thấp, thậm chí có lúc hỏng việc.
Đồng thời cần lưu ý việc “tự mình” chỉ đạt kết quả khi cán bộ và tổ chức còn lành mạnh, sinh hoạt nội bộ có tính chiến đấu và tính giáo dục cao; còn khi đã hư hỏng thì “tự mình” không có kết quả, kiểm điểm phê bình chỉ là hình thức cho qua chuyện hoặc là nhân cơ hội ấy mà đấu đá lẫn nhau. Nói chung không nên quá mong đợi một người đã hư hỏng bỗng “tự mình” tốt lên. Bao nhiêu vụ tham nhũng hầu hết do quần chúng và báo chí phát hiện, tổ chức Đảng không phát hiện vụ nào. Chủ động vẫn là cần nhưng phải chủ động tích cực, có bản lĩnh, có trí tuệ.
Từ nay, một mặt vẫn quan tâm tính chủ động “tự mình” nhưng mặt khác phải thật sự dựa vào dân. Đây cũng là tư tưởng lấy dân làm gốc. Phải lấy dân để rèn Đảng, nếu không muốn Đảng hư. “Tự mình” và “dựa dân” như hai mặt của một vấn đề, song song, “cân đối”, quan trọng ngang nhau, không xem nhẹ việc dựa dân, không phải là tham khảo nhân dân, mà là hỏi dân, xin ý kiến nhân dân để nhân dân quyết định. Không coi dân là cấp dưới. Luôn luôn giữ vững tính chất nhân dân của Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước đều vì dân và của dân. Quay trở lại đúng tư tưởng Hồ Chí Minh: Đảng là con nòi của dân tộc. Cuộc sống của nhân dân là mục tiêu cao nhất của Đảng và Nhà nước.
Trịnh Xuân Thanh, Đảng lãnh đạo, Đổi mới, Cải cách thể chế chính trị, kiểm soát quyền lực
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xử lý một số vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng.
Đổi mới mạnh mẽ và căn bản phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước theo hướng thực hành dân chủ rộng rãi và không chồng chéo công việc giữa Đảng với nhà nước. Đảng lãnh đạo bằng những giá trị chứ không phải bằng quyền lực, như cách trước đây Đảng nhờ nó mà thành lãnh đạo, không can thiệp sâu vào công việc của Nhà nước, tập hợp trí tuệ, thuyết phục và nêu  gương, đối thoại bình đẳng để cảm hóa  bằng lẽ phải, không dùng mệnh lệnh hành chánh hoặc quyền lực, không áp đặt độc quyền chân lý; phát hiện và giới thiệu hiền tài cho nhân dân xem xét lựa chọn chứ không phải “Đảng cử dân bầu” với nghệ thuật sắp đặt.
Đảng phải luôn giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ mà Đảng đã nêu ra từ ngày thành lập, sau này nhiều lúc đã lãng quên và không ít vi phạm. Lấy dân làm thước đo để đánh giá Đảng. Thường xuyên điều tra và công bố kết quả điều tra dư luận xã hội đánh giá về tổ chức và cán bộ của Đảng và nhà nước, kể cả việc sử dụng các tổ chức đánh giá độc lập.
Theo tôi, các nhóm giải pháp quan trọng nhất gồm: Kiểm soát quyền lực; tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và minh bạch thông tin; đổi mới cơ chế quản lý; cải cách bộ máy và đổi mới công tác cán bộ; xử lý nghiêm minh các vụ tiêu cực. Trong năm nhóm giải pháp nêu trên, mỗi nhóm đều có ý nghĩa và vị trí riêng, không cần phải xác định cái nào quan trọng hơn cái nào. Tuy nhiên, nếu bị buộc phải chọn một giải pháp duy nhất thì tôi sẽ chọn vấn đề kiểm soát quyền lực, đồng thời đề nghị thêm giải pháp thứ hai thuộc về tự do tư tưởng, ngôn luận và minh bạch thông tin.
Đã có nhiều Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về chống tham nhũng, suy thoái. Gần nhất có Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI được cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đồng tình. Các Nghị quyết ấy nhìn chung không có gì sai trái và cũng đã được tổ chức thực hiện một cách tích cực, khá vất vả, tốn nhiều công sức. Nhưng kết quả vẫn hạn chế, chưa có chuyển biến đáng kể, về cơ bản tình hình vẫn vậy, thậm chí có mặt còn xấu hơn.
Phải xem lại trong các Nghị quyết ấy còn thiếu điều gì? đã trúng chưa? Theo tôi, còn thiếu những biện pháp cụ thể về kiểm soát quyền lực ; thực thi dân chủ rộng rãi, tự do ngôn luận và minh bạch thông tin; đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ. Như phần trên đã nói, quyền lực không được kiểm soát tất yếu sẽ dẫn đến lộng quyền và tha hóa. Tham nhũng và “lợi ích nhóm” thường gắn với quyền lực, liên quan đến cán bộ có chức quyền, có sự liên kết chặt chẽ giữa tiền và quyền. Nước ta, việc kiểm soát quyền lực và tự do ngôn luận, minh bạch thông tin và công tác cán bộ hầu như còn khuyết điểm ở rất nhiều khâu.
Cần sớm nghiên cứu kinh nghiệm kiểm soát quyền lực của các mô hình phân quyền ở các nước tiên tiến giữa ba nhánh quyền lực (mà lâu nay ta gọi họ là tam quyền phân lập) nhằm kiểm soát chéo và điều chỉnh lẫn nhau, chống lạm quyền, khi đã sai thì sớm phát hiện và kịp thời sửa chữa; kể cả kinh nghiệm phân quyền giữa các cơ quan trong cùng một nhánh quyền lực, nhất là hành pháp và tư pháp. Tổ chức Đảng không sử dụng quyền lực nhà nước và phải chịu sự kiểm soát của nhân dân, của nhà nước và của cơ quan giám sát do đại hội cử ra.
Tiếp tục thực hiện tốt hơn việc bỏ phiếu đánh giá hằng năm của cấp ủy và hội đồng nhân dân các cấp, Trung ương và Quốc hội đối với các chức danh do các cơ quan ấy bầu cử và phê chuẩn. Ban hành luật trưng cầu dân ý; về tự do ngôn luận, tự do thể hiện chính kiến. Nghiên cứu sửa đổi các điều luật về tội tuyên truyền chống nhà nước nhằm bảo đảm cho “ông chủ” nhân dân được quyền phê phán “các đầy tớ” khi họ làm sai, làm hỏng hoặc gian lận, lộng quyền mà “ông chủ” không bị “đầy tớ” tống giam.
Nghiêm cấm việc bịa chuyện vu cáo, qui chụp, xúc phạm nhân phẩm, vi phạm nhân quyền và tự do cá nhân của người khác, kể cả lãnh đạo và nhân dân; ra qui định về đạo đức công vụ; về trách nhiệm giải trình và minh bạch thông tin; về sự lành mạnh, nhân văn và mở rộng tự do trong truyền thông. Chính tự do ngôn luận sẽ góp phần tích cực đưa nhân dân lên vị trí làm chủ, tham gia kiểm soát quyền lực và thúc đẩy đổi mới lý luận và công tác tư tưởng để không bị lạc hậu và gắn với thực tiễn; đồng thời lại giúp cho nhân dân có thông tin về tư cách cán bộ, để không chọn nhầm người vào bộ máy lãnh đạo.
Trong đổi mới cơ chế quản lý, cần tiếp tục thực hiện Kinh tế thị trường đầy đủ, không để bị biến dạng, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để các nhà đầu tư tham gia quản trị doanh nghiệp; lấy kinh tế tư nhân làm động lực chính để tiến lên; thực hiện bình đẳng giữa các loại doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác nhau; lực lượng công an, quân đội nói chung không nên làm kinh tế; kiên quyết bỏ cơ chế chủ quản các doanh nghiệp; xóa bỏ cơ chế xin – cho; cải cách chế độ thuế bất động sản theo hướng đánh thuế lũy tiến về đất đai nhằm chống đầu cơ và khắc phục bất bình đẳng quá mức trong khoảng cách giàu nghèo ngày càng phân hóa lớn; nghiên cứu chế độ đa sở hữu đối với đất ở, đất vườn và đất nông nghiệp.
Trước mắt cần thay đổi căn bản cách thu hồi đất nhân dân đang sử dụng. Theo đó, chỉ thu hồi cho dự án trực tiếp phục vụ quốc phòng, phúc lợi xã hội, xây dựng hạ tầng công cộng. Ngoài ra, đối với các dự án khác thì nhà đầu tư phải thỏa thuận mua bán với người dân. Lâu nay, lợi dụng chế độ quản lý đất đai hiện hành, tham nhũng và “lợi ích nhóm” về đất đai là khá phổ biến, cần sớm khắc phục tiêu cực do cơ chế quản lý đất đai và tạo điều kiện cho người nông dân có sở hữu đối với tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, để trên cơ sở đó mà tham gia làm chủ xã hội.
Để có thể nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng; Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Thường vụ các cấp ủy cần có kế hoạch cụ thể để ngày càng mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội, tập hợp nhân tài, trí thức vào bộ máy lãnh đạo các cấp với ý thức rằng trí thức chính là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất trong thời đại hậu công nghiệp, kinh tế tri thức. [Tôi muốn nói đến trí thức chân chính và thực chất, chứ không phải những người chạy theo bằng cấp vì trong quy hoạch đã ghi một cách rất hình thức ấy].
Trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, tự do tư tưởng và đa dạng về văn hóa, các cấp ủy Đảng phải thường xuyên đổi mới tư duy, nâng cao trí tuệ, để đủ sức tham gia công cuộc khai hóa văn minh của dân tộc thay cho các tư tưởng bảo thủ, giáo điều, xa rời thực tế. Đặc biệt lưu ý đổi mới căn bản tư duy lý luận và công tác lý luận, thay đổi hẳn cách tiếp cận, lấy tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, cộng với cập nhật thường xuyên các tư tưởng mới và tiến bộ khoa học công nghệ làm nền tảng, thực hiện đối thoại bình đẳng giữa các quan điểm khác nhau, tập họp anh chị em trí thức để đồng hành và hợp tác trong phát triển bền vững đất nước.
Cải tổ bộ máy, bỏ trùng lắp và chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa hệ thống Đảng và hệ thống nhà nước, hệ thống dân vận, thật sự khắc phục tình trạng ở nước ta cùng lúc có 3 bộ máy đều được trả lương bằng ngân sách nhà nước (tức là tiền thuế của dân). Trên cơ sở đó mà bỏ bớt các bộ phận dư thừa trong hệ thống chính trị, tinh gọn biên chế và làm rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân từng người lãnh đạo, từ đó dễ xử lý trách nhiệm trong các sai trái. Nước ta có rất nhiều việc làm hư hại uy tín của Đảng, Nhà nước và tài sản của quốc gia, nhưng quá ít trường hợp bị xử lý về trách nhiệm, không thấy ai từ chức và cũng ít thấy ai bị cách chức. Cần phải nghiêm túc sửa chữa tình trạng vô trách nhiệm này.
Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ theo hướng phải tranh cử gắn với mở rộng quyền đề cử của các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội, cũng như quyền ứng cử của các cá nhân. Không có tranh cử thì cơ chế ấy sẽ dẫn đến tha hóa đội ngũ cán bộ, giống như muôn loài khi tách khỏi “chọn lọc tự nhiên”. Trong điều kiện một Đảng thì tất nhiên là khó hơn. Nhưng không có nghĩa là hoàn toàn không làm được. Và nhất thiết phải làm.
Trịnh Xuân Thanh, Đảng lãnh đạo, Đổi mới, Cải cách thể chế chính trị, kiểm soát quyền lực
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: TTXVN
Trong khi một Đảng lãnh đạo thì Đảng ấy nhất thiết phải giương cao ngọn cờ dân chủ, tổ chức Đảng chủ yếu là lãnh đạo, thuyết phục về tiêu chuẩn cán bộ, hạn chế tối đa việc giới thiệu nhân sự cụ thể, chỉ tổ chức hiệp thương giới thiệu một số ít trường hợp để làm chủ chốt với các phương án khác nhau không có quân “xanh” quân “đỏ”; khắc phục tối đa tình trạng “một mình một sân”, “Đảng cử dân bầu”, đồng thời phát huy cao nhất vai trò tự chủ của các đoàn thể chính trị xã hội và các hội trong việc chọn người ra tham gia tranh cử. Đó cũng là nói về vai trò của xã hội dân sự lành mạnh.
Đối với cán bộ lãnh đạo, cán bộ qua bầu cử, là vậy. Còn đối với cán bộ chuyên môn thì phải thông qua thi cử công khai và công bằng. Giảm mạnh bộ máy và nâng lương cao lên cho cán bộ, không để cán bộ sống chủ yếu bằng các nguồn “thu nhập khác” như hiện nay. [Xin hãy đừng nói với tôi rằng không có ngân sách lấy gì mà nâng lương ? Chẳng qua chỉ là thay đổi cách quản trị quốc gia].
Việc xử lý nghiêm minh các vụ tiêu cực là hết sức cần thiết, nhất định không được bỏ qua vụ nào, dù phải động chạm đến bất kỳ ai. Mọi sự bao che hoặc dung túng cho “quan tham” đều là con đường dẫn đến kết cục xấu. Tập thể các Ban Chấp hành và những đảng viên chân chính không được thụ động, thả tay, thừa nhận bất lực, mà phải kiên cường và chủ động tham gia cuộc chiến chống tham nhũng, “ lợi ích nhóm” - ủng hộ mạnh mẽ những việc làm đúng, nhất là trong việc chống “ lợi ích nhóm” và chống bảo thủ (thúc đẩy đổi mới) của Tổng Bí thư và tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong cuộc chiến này.
Trong số các nhóm giải pháp, việc xử lý các vụ tiêu cực viết sau không có ý rằng nó ít quan trọng, mà vì nó chủ yếu là giải quyết hậu quả, giải quyết cái đã xảy ra rồi, vẫn rất quan trọng, nếu xử lý nghiêm sẽ có tác dụng răn đe. Nhưng dù sao thì nó vẫn không phải là cách trực tiếp ngăn chặn từ đầu.
Nếu chúng ta chỉ tập trung công sức cho việc xử lý cái đã xảy ra, thì đề phòng trong khi giải quyết được vài ba vụ, có thể đã phát sinh thêm năm bảy vụ mới, tổng số tồn đọng vẫn cứ không giảm, mà có thể nhiều hơn. Cho nên phải tập trung nhiều nhất cho việc ngăn chặn đầu vào, giải quyết từ gốc cái điều kiện và tác nhân sinh ra tiêu cực, đồng thời xử lý một cách kiên quyết, không dung túng, không khoan nhượng, không thỏa hiệp các vụ tiêu cực đã xảy ra, minh bạch tất cả thông tin cho nhân dân biết để lấy lại lòng tin.
Trong nhiều trường hợp, việc minh bạch thông tin còn công hiệu hơn kỷ luật, vì cái xấu không còn nơi ẩn nấp. Nếu không minh bạch thông tin, cứ để mập mờ, thì mọi người sẽ nghi ngờ tất cả, người tốt và liêm khiết cũng bằng nhau với người xấu và tham nhũng, không còn ai tốt cả, vậy thì nhân dân biết tin vào đâu.
Hà Nội 10/2016
TS. Vũ Ngọc Hoàng
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/333395/bao-che-dung-tung-quan-tham-se-dan-den-ket-cuc-xau.html








82. Ông Trịnh Xuân Giới thừa nhận:

Thứ Sáu, 07/10/2016 - 06:49


Bố đẻ Trịnh Xuân Thanh thừa nhận biệt thự hàng triệu USD trên đỉnh núi Tam Đảo

Dân trí Tọa lạc ở vị trí cao nhất của đỉnh núi Tam Đảo, biệt phủ có giá hàng triệu USD có nghi vấn chính là tài sản thực của ông Trịnh Xuân Thanh nhưng được đứng tên Công ty Mai Phương và do ông Trịnh Xuân Giới là bố đẻ của Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

 >> Trịnh Xuân Thanh, “anh ở nơi nào” và “lưới giời lồng lộng”!
 >> Biệt thự tuyệt đẹp trên đỉnh Tam Đảo và bóng dáng Trịnh Xuân Thanh
 >> Trịnh Xuân Thanh đã bay sang châu Âu



Một góc của căn biệt thự giá hàng triệu USD mang đậm bóng dáng Trịnh Xuân Thanh nhưng lại được đứng tên Cty Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới, bố đẻ của Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT.
Một góc của căn biệt thự giá hàng triệu USD mang đậm bóng dáng Trịnh Xuân Thanh nhưng lại được đứng tên Cty Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới, bố đẻ của Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT.
Trao đổi với phóng viên Dân trí qua điện thoại ngày 6/10, ông Trịnh Xuân Giới, nguyên Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương, bố đẻ của Trịnh Xuân Thanh, thừa nhận căn biệt thự có giá hàng triệu USD toạ lạc tại vị trí đắc địa của đỉnh núi Tam Đảo là đứng tên Cty Mai Phương.
Ông Giới nói: “Căn biệt thự này vẫn đứng tên Cty Mai Phương nhưng do người khác điều hành”. Từ chối gặp mặt trao đổi trực tiếp, ông Giới nói: “Nếu phóng viên muốn có tư liệu gì thì đến gặp cơ quan điều tra”.
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, căn biệt thự hoành tráng có diện tích 3.400 m2 toạ lạc tại vị trí cao nhất của đỉnh núi Tam Đảo được người dân vùng thị trấn nhỏ bé này thường gọi là toà nhà Dầu khí.
Xem: Biệt thự tuyệt đẹp trên đỉnh núi và bóng dáng Trịnh Xuân Thanh
Trước khi “ngã ngựa” căn biệt thự hoành tráng này luôn mang đậm bóng dáng Trịnh Xuân Thanh. Một vị cán bộ cơ quan nhà nước tại Hà Nội tiết lộ với Dân trí, ông đã từng qua nhà ông Trịnh Xuân Thanh, cách đây hơn 4 tháng trước, ông từng được mời lên đây tham gia buổi tiệc mà ông Thanh tổ chức thết đãi nhiều người, mừng việc ông Thanh trúng cử Đại biểu Quốc hội (đạt tỷ lệ phiếu bầu 75%), sau khi tham gia buổi "cuốc đất" (chơi golf) ở sân golf Tam Đảo.
Ông này cho biết, ông Thanh thường xuyên lên, nghỉ ở tầng 3 của toà nhà. Theo như lời của chủ nhân ngôi nhà nói với khách thì toà nhà này, được đầu tư lên tới hàng chục tỷ đồng và tổng giá trị của nó (bao gồm cả giá trị tiền sử dụng đất) có thể lên tới khoảng 100 tỷ đồng.
Trả lời Dân trí, ông Trần Quang Thà, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị trấn Tam Đảo sau khi "tra sổ", cho biết, căn biệt thự này được toạ lạc trên nền đất cũ của một quan ba thời Pháp thuộc. Vị quan ba này vừa mới xây dựng nhà và cả một xưởng sản xuất giấy tại vị trí đó nhưng cũng chưa kịp ở sau khi Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công.
Ông Thà cũng cho hay, khu đất có căn biệt thự trên vẫn thuộc quyền sở hữu của Cty TNHH Mai Phương trên giấy tờ và cơ quan điều tra đã làm việc với lãnh đạo UBND thị trấn và yêu cầu tạm dừng mọi việc liên quan đến thủ tục mua bán khu đất này để phục vụ công tác điều tra.
Ngắm biệt thự có giá hàng triệu USD mang đậm bóng dáng Trịnh Xuân Thanh.
Biệt thự hoành tráng được thiết kế xây dựng theo phong cách Châu Âu với 3 tầng chính.
Biệt thự hoành tráng được thiết kế xây dựng theo phong cách Châu Âu với 3 tầng chính.
Căn biệt thự này được xây dựng trên diện tích khoảng trên 3000m2.
Căn biệt thự này được xây dựng trên diện tích khoảng trên 3000m2.
Khu vực tầng 3 của căn biệt thự.
Khu vực tầng 3 của căn biệt thự.
Khu vực sân chơi dành cho trẻ con những dịp các gia đình đưa con nhỏ lên đây chơi.
Khu vực sân chơi dành cho trẻ con những dịp các gia đình đưa con nhỏ lên đây chơi.

Theo những quản gia của căn biệt thự này, thì chủ nhân của nó mua những khóm hồng từ Pháp hay hồng cổ Sa Pa có giá hàng triệu đồng về để trồng trong vườn. Có khóm 3-4 triệu đồng, có khóm 6-7 triệu đồng.
Theo những quản gia của căn biệt thự này, thì chủ nhân của nó mua những khóm hồng từ Pháp hay hồng cổ Sa Pa có giá hàng triệu đồng về để trồng trong vườn. Có khóm 3-4 triệu đồng, có khóm 6-7 triệu đồng.
Bên trong biệt thự có nhiều phòng khách với các bộ ghế da sang trọng có giá hàng trăm triệu đồng.
Bên trong biệt thự có nhiều phòng khách với các bộ ghế da sang trọng có giá hàng trăm triệu đồng.
Phòng hát Karaoke bên trong biệt thự.
Phòng hát Karaoke bên trong biệt thự.

Bên cạnh phòng hát Karaoke là khu vực sân chơi thể thao Bi- a, bóng bàn.
Bên cạnh phòng hát Karaoke là khu vực sân chơi thể thao Bi- a, bóng bàn.
Trên tầng 3 của căn biệt thự có cả bể bơi rộng vài chục m2.
Trên tầng 3 của căn biệt thự có cả bể bơi rộng vài chục m2.
Bên ngoài phòng chiếu phim 3D.
Bên ngoài phòng chiếu phim 3D.
Một khu vực phòng khách khác.
Một khu vực phòng khách khác.

Tọa lạc tại vị trí cao nhất của đỉnh Tam Đảo, từ đây, ngày trời trong có thể trông xa hàng chục km
Tọa lạc tại vị trí cao nhất của đỉnh Tam Đảo, từ đây, ngày trời trong có thể trông xa hàng chục km

Con chó có bộ lông giống hổ cùng với gia đinh làm nhiệm vụ trông giữ căn biệt thự trong những ngày chủ nhân của nó vắng nhà.
Con chó có bộ lông giống hổ cùng với gia đinh làm nhiệm vụ trông giữ căn biệt thự trong những ngày chủ nhân của nó vắng nhà.
Tuấn Hợp - Mạnh Quân
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/bo-de-trinh-xuan-thanh-thua-nhan-biet-thu-hang-trieu-usd-tren-dinh-nui-tam-dao-20161007063524821.htm





81. Tư liệu do Trịnh Xuân Thanh đưa tiếp ?







 06.10.2016 18:15  23301

Sau khi báo Petrotimes tiếp đăng một phần bài phỏng vấn về ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức cùng những diễn biến sau đó, người của ông Trịnh Xuân Thanh đã gửi tới Thời Báo các trang tài liệu này để công bố rộng rãi đến bạn đọc.


Trịnh Xuân Thanh và giấc mơ tự do báo chí
Báo cáo giải trình Thủ tướng Chính phủ về Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) khẳng định `` ông Trịnh Xuân Thanh không có dấu hiệu tiêu cực cá nhân`` ( Nguồn : Trịnh Xuân Thanh ).
Chia sẻ của ông Bùi Thanh Hiếu về vụ việc Petrotimes .
* Ông cho biết cảm nghĩ của mình về vụ việc xẩy ra sau khi Petrotimes đã tiếp đăng một phần nội dung phỏng vấn về Trịnh Xuân Thanh ?
Như các bạn đã biết, tờ Thời Báo.de có phỏng vấn tôi về vụ việc anh Trịnh Xuân Thanh. Tôi đã trình bầy trên các văn bản và giấy tờ do anh Trịnh Xuân Thanh cung cấp, trên nguyên tắc của nghề báo, thì tôi có được tài liệu gì và trông thấy gì thì tôi tường trình lại như thế .
Tôi không hề có sự thêm bớt, hoặc đưa nhận định cá nhân của mình vào mang tính chất suy diễn, sau khi Thời báo.de đưa chương trình phỏng vấn đó lên báo, thì tờ Petrotimes của ông Nguyễn Như Phong có đăng lại một phần đầu tiên và trong phần đấy không có vấn đề gì cả, mà chỉ trình bầy rằng, anh Trịnh Xuân Thanh anh ấy muốn được thanh minh nhưng không có tờ báo nào ở trong nước cho anh ấy thanh minh mặc dù anh đã đưa tài liệu đến một số nơi, có gửi thư đến báo Thanh Niên nhưng mà không được, thì với cương vị của người làm báo, tôi thấy Thoibao.de và bản thân tờ Petrotimes đưa lại vấn đề này rất công tâm và khách quan, nhưng vì sự việc này mà ông Nguyễn Như Phong của Petrotimes bị kỷ luật, tước thẻ nhà báo và cách chức Tổng biên tập.
* Ông thấy sao, khi trong nước có phản ứng rất đột ngột với Petrotimes và TBT Nguyễn Như Phong?
Về cách chức TBT, thì đấy là vấn đề của tổ chức của nhà nước Việt Nam, tôi không bàn, nhưng vấn đề tước thẻ nhà báo thì tôi thấy đây là một việc làm không được đúng, trên quan điểm tự do báo chí ở Việt Nam và các nước khác trên quốc tế .
Chính phủ Đức đã mời ông sang đây viết văn, nhiều Bộ ngành của Việt Nam cũng sang đây học tập nâng cao nghiệp vụ, vậy ông đã có tội gì mà lại bị một số người trong nước hận thù đến vậy ?
Ông Trương Minh Tuấn cho rằng tôi `` là đối tượng chuyên gây rối an ninh trật tự ..``, nếu ông dùng khẳng định đấy để kết tội ông Nguyễn Như Phong thì tôi cho rằng không xứng đáng, vì trách nhiệm của nhà báo, thì khi người ta hỏi tôi thì như hỏi một nhân chứng, người ta cũng có thể hỏi một người ăn cắp, hay người bán hàng rong, hoặc một người đã đứng đấy chứng kiến sự việc, hỏi đã nhìn thấy gì, chứ không thể bảo là một tên ăn trộm hay người bán hàng rong thì không đủ tư cách, hoặc đưa họ lên làm một nhân chứng mà phê phán, chỉ trích thì không đúng với nghiệp vụ của người làm báo, vì người làm báo họ gặp ai, trông thấy cái gì thì họ hỏi và chỉ thế thôi.
Tiếp đó ông Trương Minh Tuấn nói văn bản của Thời báo.de và Petrotimes đưa lại là nó bị cắt xén không đầy đủ, thì tôi phải nói rằng đã đưa trước một tập đầy đủ hồ sơ cho Thời báo.de, tất nhiên trong một khoảng thời gian có hạn thì người ta không thể nào trình chiếu đầy đủ các văn bản, nếu họ có đủ thời gian trình chiếu thì tôi sẽ đưa toàn bộ văn bản để họ đăng lại.
* Ông thấy gì qua việc TBT Nguyễn Như Phong gặp họa kép, vừa mất chức lại bị thu luôn thẻ nhà báo trong 1 ngày như vậy ?
Cũng nói thẳng là tôi không ưa gì ông Nguyễn Như Phong, nhưng chúng ta đều là những người viết, những người làm báo, tuy rằng không ưa nhau, nhưng trong cách hành xử, hoặc khi những người đồng nghiệp của mình bị một cái hạn, cái tai họa không đúng với họ thì chúng ta cũng cần phải lên tiếng để làm rõ và minh bạch sự việc này .
T.K – Thoibao.de từ Berlin, CHLB Đức 
http://thoibao.de/nguoi-viet-o-duc/10572/trinh-xuan-thanh-va-giac-mo-tu-do-bao-chi-.htm








80. Ông Trịnh Xuân Giới và biệt thự Tam Đảo






Thứ Năm, 06/10/2016 - 05:00
Chia sẻ










Dân trí Những người dân ở thị trấn Tam Đảo (Vĩnh Phúc) hầu như ai cũng biết đến ngôi biệt thự tuyệt đẹp trên đỉnh Tam Đảo mà họ vẫn quen gọi là "Toà nhà dầu khí". Khi vụ việc về Trịnh Xuân Thanh om sòm trên báo chí, mạng xã hội, nó càng được chú ý hơn bởi, nhiều người đã thấy ông Thanh đã nhiều lần đến nghỉ, đãi tiệc bạn bè ở toà nhà này.


 >> Trịnh Xuân Thanh đã bay sang châu Âu
 >> Không có sự bao che, bảo kê để Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn
 >> Chủ tịch nước: "Trịnh Xuân Thanh trốn đi đâu cũng bị lôi ra ánh sáng"



Toà nhà luôn được khách du lịch đến Tam Đảo trầm trồ vì vẻ đẹp nổi bật của nó so với xung quanh
Toà nhà luôn được khách du lịch đến Tam Đảo trầm trồ vì vẻ đẹp nổi bật của nó so với xung quanh

Biệt thự đế vương trên đỉnh núi
Mới nghe thông tin ngôi biệt thự này đang được ngầm rao bán với những người quen của chủ nhân của nó, chúng tôi đã tìm đến xem. Hôm đó, chỉ có một người quản lý và một người được thuê làm vệ sinh, cắt tỉa cây cảnh trong nhà. Tỏ ý ngạc nhiên với đề nghị cho xem nhà "vì có lời rao bán" của chủ nhân ngôi nhà là D.T, nhưng những người này cũng mở cửa cho chúng tôi vào trong.


Từ phòng khách có thể trông thẳng xuống thị trấn Tam Đảo và trông ra xa hàng chục km
Từ phòng khách có thể trông thẳng xuống thị trấn Tam Đảo và trông ra xa hàng chục km

Gần như đúng 100% lời tả của một số người mà chúng tôi có quen biết đã từng đến biệt thự này (theo lời mời của ông Trịnh Xuân Thanh), đây quả là một toà biệt thự tuyệt đẹp. Nằm trên một diện tích đất khá rộng rãi, có thể lên tới hàng ngàn m2, toà nhà này có thế tựa lưng vào vách núi, phía trước trông xuống thị trấn Tam Đảo và có tầm nhìn rất xa...Không biết có ngoa không, có người nói, vào ngày nắng, ít sương mù, đứng từ đây có thể trông về tới...Hà Nội.
Nhưng có lẽ nên gọi đó là một toà nhà lớn thì hợp lý hơn biệt thự. Toà nhà này gồm 3 tầng, được thiết kế theo phong cách châu Âu, nhiều cửa sổ rộng, lắp đặt bao quanh bằng những tấm kính lớn, dày, trong suốt. Mặt cầu thang, nền nhà đều được ốp gỗ. Trên tầng 3 có một bể bơi lớn, thiết kế đẹp mắt.


Chủ nhà cầu kỳ đầu tư cả một bể bơi trên tầng 3
Chủ nhà cầu kỳ đầu tư cả một bể bơi trên tầng 3

Cách không xa là phòng khách rộng rãi, nội thất sang trọng và gần đó, có phòng ngủ, và một phòng lớn trông có vẻ khá đặc biệt. Theo như lời kể của những người đã đến đây, đó chính là phòng chiếu phim 3D của gia chủ. Tuy nhiên, người trông nhà đột ngột quyết liệt ngăn cản, không cho chúng tôi đi vào khu vực này.
Phía trước nhà có diện tích đất rất rộng. Chủ nhân của toà nhà tỏ ra rất chịu chơi khi đưa về nhiều loại cây, hoa rất có giá trị về trồng. Nhiều nhất là các cây hoa hồng. Theo lời cô gái trông nhà thì mấy cây hoa hồng ở đây đã có giá từ 5-7 triệu đồng là thấp nhất như bụi hồng leo Pháp, khóm hồng cổ Sapa...mà chủ nhà rất mất công để mua, thuê người đưa về đỉnh của dãy Tam Đảo này. Phía trước sân, còn có khoảnh đất rộng rãi, trồng cỏ dày làm khu vui chơi cho trẻ em.
Biệt thự của ai?
Có vẻ như người trông nhà càng lúc càng thiếu thân thiện, chúng tôi bèn chào họ và đi xuống thị trấn.
Ở đây, dường như ai cũng biết đến toà nhà trên. Nói chuyện với chúng tôi, H- một chủ khách sạn nói: "Toà nhà đó thì nổi tiếng rồi. Hồi xây dựng cách đây 5-6 năm cũng đã gây bàn tán xôn xao cả thị trấn này vì không biết chủ nhân là ai mà xây dựng, mua sắm thiết bị, vật liệu dường như không cần quan tâm đến việc hết bao nhiêu tiền, chỉ quan trọng là xây làm sao phải cho đẹp là được".


Nội thất trong toà nhà cũng rất khác biệt
Nội thất trong toà nhà cũng rất khác biệt

"Toà nhà đó chúng tôi vẫn gọi là Toà nhà dầu khí bởi trước có do một Công ty Dầu khí mua, mới đây đã bán lại cho người khác. Nhưng có vẻ rất kín đáo vì tuy rộng, chẳng cần cho thuê làm gì. Cuối tuần, thỉnh thoảng chúng tôi thấy có những đoàn xe biển 80 B ra vào", H nói.


Một góc khác của toà nhà
Một góc khác của toà nhà

Chúng tôi tìm đến Uỷ ban nhân dân thị trấn Tam Đảo (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), Phó Chủ tịch UBND thị trấn, ông Trần Quang Thà cho biết, trước đây khoảng 6 năm, Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Kinh Bắc mua lại mảnh đất mà hiện có toà nhà trên từ Công ty Preprimex, sau đó vào năm 2012, Công ty này lại bán lại cho Công ty TNHH Mai Phương.
"Hiện nay, tôi cũng không biết chủ nhân thực sự của nó là ai, không biết nó có bán lại cho ai nữa không. Chỉ biết mới đây, sau khi có vụ Trịnh Xuân Thanh xảy ra thì cảnh sát điều tra có đến làm việc với UBND thị trấn và yêu cầu không cho thực hiện các hoạt động giao dịch liên quan đến khu đất, toà nhà này. Thì về mặt giấy tờ sở hữu, nó vẫn là tài sản của Công ty TNHH Mai Phương. Còn tôi cũng không biết ông Trịnh Xuân Thanh liên quan gì đến ngôi nhà này", ông Thà cho biết.
Tra cứu trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, chúng tôi dễ dàng tìm thấy Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Kinh Bắc (PVC-KB)- một đơn vị từng trực thuộc Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC) mà ông Trịnh Xuân Thanh khi đó đang làm Chủ tịch. Năm 2010, Công ty này từng công bố kế hoạch đầu tư 190 tỷ đồng để xây dựng Khu nghỉ dưỡng cao cấp dầu khí Kinh Bắc tại chính địa điểm mà chúng tôi đã nêu ở trên.
Tiếp tục tìm đến địa chỉ Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Kinh Bắc tại 119, đường Huyền Quang, thành phố Bắc Ninh, tiếp xúc một cán bộ của Công ty này, chúng tôi được biết vào thời điểm 2012, do khó khăn, Công ty này đã không thực hiện được dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng trên nên đã bán lại cho Công ty TNHH Mai Phương.
"Khi đó chúng tôi bán được với giá 28 tỷ đồng, bằng giá lúc trước chúng tôi đã mua. Thực sự chúng tôi rất mừng và đây là phi vụ thành công vì lúc đó thị trường bất động sản đóng băng, việc mua bán rất khó khăn. Ở thời điểm bán, chúng tôi gần như chưa làm được gì ở mảnh đất này (rộng 3.400 m2), chủ yếu mới san gạt mặt bằng tạm thời thôi", ông này cho biết.
Về thông tin ngôi nhà này từng được rao bán với giá 52 tỷ đồng, ông này cho rằng, mức giá thực tế có thể cao hơn rất nhiều bởi vì khu nhà này có vị trí phong thủy rất đặc biệt, đã được đầu tư lớn, hơn nữa, giá vật liệu, thiết bị vận chuyển lên tận đỉnh Tam Đảo để xây dựng là rất đắt đỏ.
Điều bất ngờ lớn nhất được tiết lộ: Chủ tịch của Công ty TNHH Mai Phương chính là ông Trịnh Xuân Giới, nguyên Phó ban Dân vận Trung ương- cha đẻ của ông Trịnh Xuân Thanh- người đã được xác nhận, vượt biên, trốn thoát sang châu Âu và hiện nay đang bị Cơ quan điều tra, Bộ Công an phát lệnh truy nã.
Ông Trịnh Xuân Thanh liên quan gì?
Mặc dù toà nhà trên từng được coi là tài sản của Công ty TNHH Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới làm Chủ tịch nhưng đã có nghi ngờ đặt ra đó chính là tài sản của ông Trịnh Xuân Thanh, do ông này bỏ tiền ra mua và đầu tư, xây dựng..


Một góc của biệt thự trên đỉnh nui
Một góc của biệt thự trên đỉnh nui

Theo lời một quan chức của một cơ quan nhà nước lớn tại Hà Nội đã từng qua nhà ông Trịnh Xuân Thanh, cách đây khoảng hơn 4 tháng, ông từng được mời lên đây tham gia buổi tiệc mà ông Thanh tổ chức thết đãi nhiều người, mừng việc ông Thanh trúng cử Đại biểu Quốc hội (đạt tỷ lệ phiếu bầu 75%).
Ông này cho biết, ông Thanh thường xuyên lên, nghỉ ở đây như với vai trò của chủ nhà. Theo như lời của chủ nhân ngôi nhà nói với khách thì toà nhà này, được đầu tư lên tới hàng chục tỷ đồng và tổng giá trị của nó (bao gồm cả giá trị tiền sử dụng đất) xấp xỉ 100 tỷ đồng.


Công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Kinh Bắc-doanh nghiệp đã bán khu đất trên cho Công ty TNHH Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới- bố đẻ ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch
Công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Kinh Bắc-doanh nghiệp đã bán khu đất trên cho Công ty TNHH Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới- bố đẻ ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch

Tuy nhiên, cho đến nay, như xác minh của nhóm phóng viên Dân trí tại toà nhà trên, khối tài sản này đang do một người có biệt danh là D.T quản lý. Tuy nhiên, UBND thị trấn Tam Đảo lại không xác nhận điều này vì trên giấy tờ, nó vẫn thuộc về Công ty TNHH Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới là Chủ tịch và ông này tái khẳng định là hiện cơ quan chức năng yêu cầu chính quyền địa phương không làm thủ tục để cho phép thực hiện giao dịch với toà nhà, khu đất này, chờ kết luận điều tra.
Ở đây, có nhiều câu hỏi đặt ra: Toà nhà trên thực tế có phải là tài sản thực của ông Trịnh Xuân Thanh, nhờ người thân (ông Trịnh Xuân Giới) đứng tên? Nguồn tiền đầu tư ở đâu?. Công ty Cổ phần Dầu khí Kinh Bắc- khi còn là thành viên của Tổng công ty PVC do ông Thanh làm Chủ tịch lại bán toà nhà trên cho chính Công ty do bố đẻ ông Thanh làm Chủ tịch có gì không minh bạch?. Liệu có phải do lường trước khả năng bị khởi tố, ông Trịnh Xuân Thanh cách đây vài tháng đã có dấu hiệu bán toà nhà này, tẩu tán tài sản để chạy ra nước ngoài?. Hiện nay, thực tế ai đang sở hữu, quản lý toà nhà này? Tất cả những vấn đề này đều cần cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Mạnh Quân-Tuấn Hợp

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/biet-thu-tuyet-dep-tren-dinh-tam-dao-va-bong-dang-trinh-xuan-thanh-20161005235255756.htm





79.


Phó Thủ tướng lại yêu cầu làm rõ bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải


Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình yêu cầu Bộ Công Thương kiểm tra, làm rõ căn cứ pháp lý, điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục liên quan tới việc tuyển dụng, bổ nhiệm Hàm vụ phó, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, người quản lý doanh nghiệp đối với ông Vũ Quang Hải.
Ngày 30/9, trong văn bản gửi Bộ Công Thương về các kiến nghị của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình yêu cầu Bộ Công Thương kiểm tra, làm rõ căn cứ pháp lý, điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục liên quan tới việc tuyển dụng, bổ nhiệm Hàm vụ phó, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, người quản lý doanh nghiệp đối với ông Vũ Quang Hải.
Đồng thời, yêu cầu Bộ Công Thương thực hiện kiến nghị của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 1/11/2016.
Phó Thủ tướng, Vũ Quang Hải, Trương Hoà Bình, Bộ Công Thương, bổ nhiệm, Vũ Huy Hoàng, con cháu, sai phạm
Ông Vũ Quang Hải.
Như đã đưa tin, các quyết định bổ nhiệm đối với ông Vũ Quang Hải, con trai cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đang gây thắc mắc trong dư luận trong thời gian gần đây.
Năm 25 tuổi, ông Hải giữ cương vị Tổng giám đốc PVFI, sau đó, ông Hải được điều chuyển về Bộ Công Thương, tiếp tục được bổ nhiệm hàm Phó Vụ trưởng trước khi về Sabeco làm Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Sabeco.
Trao đổi với báo chí về vụ việc trên, cả nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, nguyên Chủ tịch Sabeco Phan Đăng Tuất và ông Vũ Quang Hải đều từng khẳng định việc bổ nhiệm hoàn toàn “đúng quy trình” và không có chuyện “bố bổ nhiệm con”.
Trong một văn bản trả lời VAFI hồi giữa tháng 8, Bộ Công Thương cho biết, “việc cử và giới thiệu ông Vũ Quang Hải làm người đại diện phần vốn, Ủy viên HĐQT và Tổng giám đốc PVFI là đúng quy định tại Quy chế quản lý người đại diện của PVFC”. Quá trình bổ nhiệm ông Hải tại Sabeco cũng được Bộ Công Thương nhận định là "đúng quy trình, thủ tục".
Tuy nhiên, liên quan đến việc tiếp nhận, cử làm kiểm soát viên (KSV) và bổ nhiệm Hàm Phó Vụ trưởng đối với ông Vũ Quang Hải, Bộ Công Thương cho biết, vẫn có sai sót.
Cụ thể, căn cứ nhu cầu công tác của Cục Xúc tiến thương mại và đơn xin việc của ông Vũ Quang Hải, ngày 29/5/2013, Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại) đã tuyển dụng theo quy trình xét tuyển công chức và bổ nhiệm ông Hải giữ chức Trưởng phòng, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu thuộc Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương.
Ông Vũ Quang Hải là 1 trong 20 cán bộ được Bộ cử làm KSV (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) tại các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ, trong đó, ông Hải làm KSV kiêm nhiệm tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba).
Văn bản của Bộ Công Thương cũng cho biết, việc bổ nhiệm Hàm Phó Vụ trưởng cho ông Vũ Quang Hải là “để tạo điều kiện và vị thế cần thiết cho các cán bộ được cử làm KSV hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các tập đoàn, tổng công ty, đồng thời nâng cao trách nhiệm của KSV”. Có 6 KSV đã được Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương bổ nhiệm Hàm Phó Vụ trưởng.
“Các KSV này chỉ mang hàm Phó Vụ trưởng, không hưởng phụ cấp chức vụ và cũng không tham gia điều hành với tư cách Phó Vụ trưởng tại bất cứ đơn vị nào của Bộ”, văn bản trả lời của Bộ Công Thương khẳng định.
Tuy nhiên, bộ này cũng thừa nhận: “Qua rà soát, Bộ Công Thương nhận thấy quá trình tuyển dụng và bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải làm KSV còn có sai sót”. Đồng thời cho biết, đang tiếp tục kiểm tra, đánh giá để có những biện pháp xử lý phù hợp với các quy định pháp luật.
(Theo Dân Trí)
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/331866/pho-thu-tuong-lai-yeu-cau-lam-ro-bo-nhiem-ong-vu-quang-hai.html






78.


05/10/2016 10:33 GMT+7
TTO - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng khẳng định như vậy tại buổi tiếp xúc cử tri tại Củ Chi sáng 5-10.

Bí thư Đinh La Thăng: xử đúng người, đúng tội vụ Trịnh Xuân Thanh
Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng trả lời những kiến nghị của cử tri xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi sáng 5-10 - Ảnh: THUẬN THẮNG
Xử đúng người đúng tội
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã dành thời gian để trả lời cử tri về vấn đề chống tham nhũng và việc xử lý những sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh (nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang), khi còn là Chủ tịch HĐQT Tổng công ty xây lắp dầu khí.
Ông Đinh La Thăng nói vấn đề chống tham nhũng đang được thực hiện hết sức quyết liệt, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người trực tiếp đứng đầu Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng đã thể hiện thái độ quyết liệt, quyết tâm ngăn chặn đẩy lùi tham nhũng. Kỳ họp Quốc hội sắp tới cũng sẽ dành nhiều thời gian để bàn vấn đề này.
Đối với vụ ông Trịnh Xuân Thanh, ông Đinh La Thăng thông tin: “Tổng Bí thư trực tiếp chỉ đạo hết sức quyết liệt. Trung ương đã kiểm tra và khai trừ Đảng, cách chức ông Trịnh Xuân Thanh. Cơ quan điều tra hết sức quyết liệt tích cực làm rõ và xử lý nghiêm. Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo, truy tố ông Trịnh Xuân Thanh và truy nã toàn quốc và quốc tế. Vụ việc này sẽ được xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, đúng người đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo sự nghiêm minh đem lại niềm tin của nhân dân”.
“Bỏ cây súng chúng tôi còn quen biết ai?”
Câu hỏi này được ông Lê Minh Thắng, thương binh 2/4 ở xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi đặt ra với ông Đinh La Thăng - Bí thư Thành ủy TP.HCM và các ĐBQH tổ 9 - TP.HCM tại buổi tiếp xúc cử tri.
Bí thư Đinh La Thăng: xử đúng người, đúng tội vụ Trịnh Xuân Thanh
Cử tri Lê Minh Thắng trình bày ý  kiến, nguyện vọng với các đại biểu Quốc hội - Ảnh: THUẬN THẮNG
Không chỉ ông Thắng, 6/8 ý kiến của cử tri tại buổi tiếp xúc cử tri này đều dành để kiến nghị về vấn đề chính sách với gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công.
Trở lại câu hỏi: “Bỏ cây súng chúng tôi còn quen biết ai?”, cử tri Lê Minh Thắng nói ông là thương binh 2/4, vợ ông cũng là thương binh, gia đình có người thân là liệt sĩ,nhưng 3 năm qua dù đã có quy định nhưng tiền thờ cúng liệt sĩ mỗi năm 500.000 đồng, vẫn chưa được nhận.
Ông Thắng nói tiếp, đồng lương hưu của ông và vợ chỉ 2,5 triệu/ tháng, dành dụm để nuôi đứa con gái học xong trung cấp điều dưỡng, nhưng đã nộp đơn xin vào các cơ sở y tế công lập tại Củ Chi nhiều năm mà vẫn chưa được nhận.
“Đồng lương chưa đủ sống với thương tật, chỉ nuôi được con cái ăn học đến đó là mừng, nhưng không xin việc được cho con. Vì bỏ cây súng ra chúng tôi còn quen biết ai?" - thương binh Lê Minh Thắng tâm tư.
Cử tri Hồ Văn Bắc ở xã Thái Mỹ nêu bất cập về việc những cán bộ hưu trí, hưởng trợ cấp kháng chiến trên 80 tuổi như ông lại không được nhận trợ cấp người cao tuổi như người không có lương hưu trí.
“Người ta trả lời tui là cán bộ hưu trí có lương rồi nhưng thưa các ĐBQH, lương hưu cấp tướng, tá thì cao, tụi tui cấp úy có hai, ba triệu đồng thôi. Các anh cứ nói đưa mức sống cán bộ có công ngang bằng mức trung bình của dân, nhưng chính sách vậy làm sao mà trung bình được, sống sao được?” - ông Hồ Văn Bắc đặt câu hỏi.
Trước các bức xúc này của cử tri, Bí thư thành ủy đã yêu cầu ông Lê Minh Tấn - Giám đốc Sở LĐ-TB& XH và ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM trực tiếp trả lời.
Ông NguyễnTấn Bỉnh cho biết, ông đã liên hệ với giám đốc Bệnh viên Đa khoa khu vực Củ Chi và nơi này cho biết sẽ xem xét để nhận con gái ông Lê Minh Thắng.
Chủ trương của Sở Y tế là sẽ nhận nguồn nhân lực y tế tại địa phương. Hiện nay, ở Củ Chi Bệnh viện An Nhơn Tây đã khánh thành với 200 giường, năm 2017 sẽ là 300 giường, đầu năm 2017 cũng sẽ khởi công Bệnh viện đa khoa Củ Chi mới với 1000 giường, sẽ rất cần nguồn nhân lực. Vì vậy các trường hợp khác cũng sẽ được ưu tiên giải quyết.
Về vấn đề cán bộ hưu trí trên 80 tuổi không được nhận tiền hỗ trợ người cao tuổi, ông Lê Minh Tấn cho biết theo luật Người cao tuổi quy định thì không thể hỗ trợ được.
“TP.HCM có đến hơn 15.000 trường hợp như vậy, nhiều người rất buồn. Chúng tôi xin chia sẻ và sẽ có kiến nghị để thay đổi” - ông Lê Minh Tấn nói.
Về chế độ hỗ trợ thờ cúng liệt sĩ, ông Tấn cho biết TP.HCM có 16.000 gia đình được nhận tiền trợ cấp này. Và sẽ rà soát lại hồ sơ để giải quyết cho những trường hợp đúng chế độ nhưng chưa được hưởng.
Bi thư Thành ủy Đinh La Thăng đã chia sẻ những vấn đề về chế độ chính sách của cử tri đặt ra. Ông yêu cầu các sở ngành liên quan giải quyết kịp thời và thấu đáo.
Ông Thăng cũng mong cử tri chia sẻ những khó khăn của ngân sách nhà nước, nhất là trong bối cảnh thực hiện việc cải cách hành chính, tinh giản bộ máy mà Chính phủ đang thực hiện.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161005/bi-thu-dinh-la-thang-xu-dung-nguoi-dung-toi-vu-trinh-xuan-thanh/1182939.html




77.


Bộ trưởng TT-TT nói lý do tước thẻ nhà báo ông Nguyễn Như Phong

04/10/2016 20:19


(NLĐO) – Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết việc đăng bài về Trịnh Xuân Thanh chỉ là một lý do khiến ông Nguyễn Như Phong bị tước thẻ nhà báo và tờ Petrotimes bị đình bản.



Bộ trưởng Bộ TT-TT Trương Minh Tuấn trả lời về việc tước thẻ nhà báo của ông Nguyễn Như Phong - Ảnh: Thế Dũng
Bộ trưởng Bộ TT-TT Trương Minh Tuấn trả lời về việc tước thẻ nhà báo của ông Nguyễn Như Phong - Ảnh: Thế Dũng
Chiều 4-10, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Trương Minh Tuấn đã trả lời câu hỏi liên quan đến việc báo Petrotimes bị đình bản và Tổng biên tập Nguyễn Như Phong bị tước thẻ nhà báo có phải do báo này đã cho đăng lại bài phỏng vấn từ trang thông tin nước ngoài về việc liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh?
Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, lý do tước thẻ nhà báo của Tổng Biên tập Petrotimes Nguyễn Như Phong và đình bản tờ báo này đã được nêu rõ trong quyết định kỷ luật.
Theo đó, việc đăng lại bài phỏng vấn Bùi Thanh Hiếu (người có nick name “Người buôn gió” trên mạng xã hội) về việc Trịnh Xuân Thanh liên lạc với ông này tại Đức chỉ là một trong những lý do.
“Ông Bùi Thanh Hiếu là đối tượng chuyên gây rối an ninh trật tự, đã bị chính quyền xử lý năm 2009 và giờ đang sinh sống ở nước ngoài. Ông này cũng có nhiều hoạt động tuyên truyền sai sự thật, bôi nhọ nhà nước ta. Việc đăng lại phỏng vấn của người này trên một tờ báo của ngành dầu khí không chỉ là bôi nhọ cơ quan ngôn luận của ngành mà còn gián tiếp tiếp tay cho hoạt động chống phá của Bùi Thanh Hiếu” – ông Tuấn giải thích một trong những lý do khiến Petrotimes và người đứng đầu tờ báo này bị lãnh án kỷ luật.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ TT-TT, bài phỏng vấn về ông Trịnh Xuân Thanh được đăng theo hướng cắt xén, không nguyên vẹn, dễ dẫn đến hiểu nhầm là người này không có tội. Ông Tuấn cho rằng Petrotimes trích đăng bài đó là gián tiếp lái dư luận hiểu sai về vụ án, gây sai lệch về cuộc chiến chống tham nhũng của nhà nước, gây hoang mang dư luận, gây mất uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Bên cạnh đó, ông Trương Minh Tuấn cũng nêu thêm lý do khiến ông Nguyễn Như Phong bị tước thẻ nhà báo. Cụ thể, giấy phép hoạt động của báo này là thông tin liên quan đến lĩnh vực năng lượng dầu khí, phản ánh hoạt động của ngành dầu khí Việt Nam và thế giới, tuyên truyền tiết sử dụng tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Nhưng thực tế, những thông tin về các lĩnh vực, mảng thông tin khác trên tờ báo này thậm chí lấn át nhiều mảng thông tin theo tôn chỉ mục đích. Trong đó có nhiều bài báo xúc phạm danh dự, phẩm chất người khác.
Dẫn chứng, ông Tuấn nêu với vụ án Năm Cam, việc phá vụ án này được đánh giá thành tích lớn nhưng Petrotimes lại liên tục cho đăng những bài lật lại vụ án này, gọi những cán bộ sai phạm, đã bị xử lý trong vụ án là “người hùng”… Trong loạt bài khác, báo này lại ca ngợi ông Dương Tự Trọng – người bị kết tội vì tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn. Tờ báo cũng từng đăng tải nhiều bài viết, thông tin sai lệch gây hoang mang như “Ông nghị sĩ Đặng Thành Tâm ôm 600 tỉ đi đâu?”, “Trung Quốc lấy nội tạng tử tù”, vụ bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường vứt xác phi tang thì đưa ra bài “Bộ trưởng Y tế nên từ chức”…
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho hay những bài viết đã đăng tải này đều đã bị nhắc nhở, phê bình nhưng Petrotimes sau đó vẫn tiếp tục tái phạm. “Là người đứng đầu tờ báo, ông Nguyễn Như Phong phải chịu trách nhiệm” – ông Tuấn khẳng định.

Nói về những thông tin trái chiều liên quan đến việc xử phạt Petrotimes như quan điểm cho rằng Việt Nam đang siết chặt báo chí, ông Tuấn khẳng định ông biết và cho rằng đó là điều dễ hiểu. “Việt Nam có luật lệ của Việt Nam, luật không chỉ bảo vệ quyền tự do của báo chí mà còn bảo vệ quyền tự do ngôn luận của mọi người dân mà nếu nhà báo lạm dụng quyền của mình thì lại xâm phạm quyền của nhân dân. Việc xử lý lần này là việc làm trong sạch cơ quan báo chí. Tới đây chúng tôi tiếp tục rà soát việc thực hiện tôn chỉ, mục đích của các báo” – ông Tuấn quả quyết.
Ph.Nhung



http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/bo-truong-tt-tt-noi-ly-do-tuoc-the-nha-bao-ong-nguyen-nhu-phong-20161004191712041.htm



76. Ông Đinh Thế Huynh chính thức xác nhận Trịnh Xuân Thanh đang ở châu Âu


'Trịnh Xuân Thanh đã trốn sang châu Âu'

 - Trịnh Xuân Thanh đã trốn sang nước ngoài, sang châu Âu. Hiện đã khởi tố và đang truy nã bắt Trịnh Xuân Thanh về quy án - Thường trực Ban Bí thư nói với cử tri.
Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh nhận được câu hỏi của cử tri quận Thanh Khê (Đà Nẵng) về Trịnh Xuân Thanh, trong buổi tiếp xúc chiều nay.
Cử tri Đà Nẵng đề nghị xem xét lại việc Trịnh Xuân Thanh tự nhiên biến mất, sau khi bị kết luận là gây thất thoát hàng ngàn tỷ tiền của Nhà nước. Dù cơ quan chức năng luôn có nhiều tai mắt nhưng sao ông Thanh vẫn bỏ trốn được?
vụ trịnh xuân thanh, bắt trịnh xuân thanh về quy án, ông Đinh Thế Huynh, tiếp xúc cử chi
Ông Đinh Thế Huynh tiếp xúc với cử tri Đà Nẵng
Ông Huynh cho rằng, trước khi trốn đi, quy trình xử lý kỷ luật Trịnh Xuân Thanh chỉ mới ở mức xem xét khai trừ Đảng. Cơ quan, Nhà nước đang xem xét thì Trịnh Xuân Thành trốn đi nước ngoài, sang châu Âu.
“Khai trừ Đảng đối với ông Thanh - một tỉnh ủy viên thì Ban Bí thư quyết định. Thời điểm đó quy trình chưa đến mức khởi tố nên chưa tổ chức lực lượng giám sát và có quyền giám sát”, ông Đinh Thế Huynh nói.
Thường trực Ban Bí thư cũng cho biết thêm, cơ quan chức năng đã khởi tố, phát lệnh truy nã toàn quốc, truy nã quốc tế với Trịnh Xuân Thanh.
“Phải truy nã để bắt Trịnh Xuân Thanh về quy án”, ông Đinh Thế Huynh nói rõ.
Cao Thái



http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/332174/trinh-xuan-thanh-da-tron-sang-chau-au.html








"Trịnh Xuân Thanh đã bay qua châu Âu"
04/10/2016 16:16 GMT+7

TTO - Chiều 4-10, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng gồm các đại biểu Đinh Thế Huynh, Nguyễn Bá Sơn, Nguyễn Thị Kim Thúy, Ngô Thị Kim Yến, Võ Thị Như Hoa đã tiếp xúc cử tri quận Thanh Khê.


"Trịnh Xuân Thanh đã bay qua châu Âu"
Ông Đinh Thế Huynh - Ảnh: Hữu Khá
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri quận Thanh Khê cho biết bây giờ ra chợ không biết phân biệt đâu là thực phẩm sạch, đâu là thực phẩm bẩn.
“Người dân hết sức lo lắng về miếng ăn. Bây giờ ăn gì cũng sợ vì cái gì cũng bị tẩm chất độc hết. Vậy tại sao khi cơ quan chức năng bắt quả tang cơ sở sản xuất tẩm chất độc lại xử nhẹ như vậy. Chúng ta phải quy định vào luật đó là tội đầu độc, giết người và xử thật nặng thì người kinh doanh mới sợ” - một vị cử tri quận Thanh Khê, nói.
Trả lời ý kiến này, ông Đinh Thế Huynh, ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư, cho rằng an toàn thực phẩm là vấn đề nhức nhối hiện nay.
Theo ông Huynh, có hiện tượng người sản xuất vô trách nhiệm, có nơi người trồng rau trồng một khoảnh rau sạch để cho gia đình ăn, còn một khoảnh rau bẩn để bán.
“Vậy mà người hàng xóm ở bên thấy vậy cũng làm lơ. Người dân chúng ta thấy vậy phải đấu tranh chống lại các biểu hiện sai trái đó chứ, mặt khác chính quyền cần có biện pháp xử lý mạnh mẽ. Như vậy mới hi vọng có được thực phẩm sạch, bởi vấn đề thực phẩm ảnh hưởng lâu dài, cả sức khỏe bây giờ và tương lai mai sau” - ông Huynh nói.
Liên quan đến vấn đề ông Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, cử tri cho rằng Nhà nước có một bộ máy với đầy đủ cơ quan, tổ chức chuyên nghiệp mà để ông Thanh bỏ trốn quá dễ dàng như vậy là rất vô lý. Liệu có sự tiếp tay để ông Thanh bỏ trốn không?
Ông Đinh Thế Huynh cho biết tại thời điểm đó quy trình xử lý kỷ luật ông Trịnh Xuân Thanh chỉ mới ở mức xem xét để khai trừ Đảng.
“Mà tỉnh ủy viên, thành ủy viên muốn khai trừ Đảng thì Ban bí thư quyết định chứ bản thân Tỉnh ủy, Thành ủy không làm được việc đó. Đang xem xét kỷ luật thì Trịnh Xuân Thanh trốn bay qua châu Âu.
Thời điểm này quy trình chưa đến mức khởi tố nên chưa tổ chức các lực lượng giám sát và có quyền giám sát. Sau khi khởi tố rồi thì đã phát lệnh truy nã toàn quốc, truy nã quốc tế. Phát lệnh truy nã truy bắt Trịnh Xuân Thanh về quy án” - ông Huynh nói.

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161004/trinh-xuan-thanh-da-bay-qua-chau-au/1182558.html







75.


Chủ tịch nước: Trịnh Xuân Thanh có trốn cũng không thoát



- Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, dù có lẩn trốn đi đâu chăng nữa, những đối tượng tham nhũng sớm muộn cũng bị truy tố trước pháp luật.
Tại buổi tiếp xúc cử tri quận 1, 3, 4, TP.HCM sáng nay, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã giải đáp hàng loạt thắc mắc của cử tri xung quanh việc phòng chống tham nhũng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ, đặc biệt vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh với những sai phạm tại Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC).
Cử tri Trần Đăng Tranh (quận 1) đặt câu hỏi: Ông Trịnh Xuân Thanh làm thua lỗ hơn 3.000 tỉ đồng, có thông tin con số thực tế hơn 5.700 tỉ đồng. Nhiều cơ quan cùng giám sát, điều tra vậy mà ông Thanh bỏ trốn lúc nào cũng không hay.
Trịnh Xuân Thanh, Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, truy nã Trịnh Xuân Thanh, PVC, tham nhũng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Chủ tịch nước thân mật bắt tay cử tri TP.HCM
“Ông Thanh đã bỏ trốn, giờ sai phạm xử lý thế nào? Khoản tiền thua lỗ hàng nghìn tỉ như thế có thu hồi được không?”, ông Tranh nêu.
Trả lời cử tri, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, Đảng và Nhà nước luôn kiên trì, kiên quyết với các hành vi tham nhũng. Những việc làm quyết liệt của Tổng bí thư gần đây cho thấy Trung ương đang công khai tuyên bố kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng.
Tuy nhiên việc đưa các vụ án tham nhũng nghiêm trọng ra truy tố trước pháp luật là công việc hết sức khó khăn, cần sự phối hợp của nhiều cơ quan.
Liên quan đến trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh, Chủ tịch nước cho biết, theo chỉ đạo của Tổng Bí thư, các cơ quan chức năng đã vào cuộc đồng bộ, tích cực, làm rõ trách nhiệm, khởi tố vụ án, bắt 4 người liên quan và đang truy nã trong nước, quốc tế ông Trịnh Xuân Thanh.
“Chúng ta kiên quyết làm sáng tỏ vụ việc này. Dù có lẩn trốn đi đâu chăng nữa, những đối tượng tham nhũng, vi phạm pháp luật sớm muộn cũng bị đưa ra ánh sáng, truy tố trước pháp luật”, Chủ tịch nước khẳng định.
Chủ tịch nước dẫn chứng, trước đây từng có trường hợp lẩn trốn ở nước ngoài 5-7 năm nhưng cuối cùng vẫn bị bắt, vẫn bị đưa ra xét xử như vụ Dương Chí Dũng, sắp tới là Giang Kim Đạt.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, tham nhũng chính là giặc nội xâm, do đó không có bất kỳ vùng cấm nào trong đấu tranh chống tham nhũng.
“Những vụ án tham nhũng phải được điều tra, xử lý đến nơi, đến chốn, không chịu áp lực từ bất cứ tổ chức, cá nhân nào”, Chủ tịch nước khẳng định.
Đề nghị làm rõ vụ “gạt tay trúng má”
Liên quan đến vụ việc “gạt tay trúng má” phóng viên xảy ra tại huyện Đông Anh, Hà Nội, cử tri Hoàng Thị Lợi, quận 1 cho rằng cách giải quyết chưa thoả đáng.
“Công an có cái chưa kiềm chế, nhà báo có cái chưa đúng nhưng cách giải quyết của cơ quan có thẩm quyền chưa ổn lắm”, bà Lợi nhận xét.
Bà đề nghị công tác đào tạo công an phải chuyên nghiệp hơn từ điều tra cho tới bảo vệ hiện trường và cách hành xử. Những hành vi chưa đẹp của một vài cá nhân mà ảnh hưởng đến hình ảnh chung của lực lượng công an thì không nên.
“Ở các nước họ đều có quy định về bảo vệ hiện trường, tất cả đều theo luật, có thể mời những người không phận sự, kể cả nhà báo ra ngoài nhưng hành xử vung chân, vung tay, vuốt má như vừa qua thì phản cảm quá”, bà Lợi nêu.
Theo bà Lợi, trong vụ việc này cần điều tra kĩ xem công an sai ở đâu, phóng viên chưa đúng chỗ nào để xử lý theo đúng pháp luật, tránh vội vàng, thành kiến, tạo cơ hội cho các trang mạng nước ngoài quy chụp.
Ngoài ra, bà Lợi đề nghị cơ quan chức năng rà soát và xử lý các công ty, nhà mạng móc túi người tiêu dùng, như bản thân bà bị trừ tiền điện thoại vì xem bóng đá trong khi chưa từng đăng ký dịch vụ này.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết những ý kiến phản ánh của cử tri sẽ được ông gửi đến các cơ quan liên quan.
Minh Anh - Việt Đông
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/332104/chu-tich-nuoc-trinh-xuan-thanh-co-tron-cung-khong-thoat.html






Xử nghiêm cá nhân tiếp tay cho ông Trịnh Xuân Thanh


- Dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân được trình bày tại hội nghị Đoàn Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam sáng nay cho thấy, nhân dân bất bình trước vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh.
Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân trong quý 3 năm nay nêu, nhân dân đồng tình, đánh giá cao quyết tâm của Đảng, Nhà nước tâp trung chỉ đạo việc phòng chống tham nhũng lãng phí, đưa ra xét xử các vụ án lớn: Vụ tham nhũng tại ngân hàng NN&PTNT, ngân hàng Xây dựng và gần đây là vụ ông Trịnh Xuân Thanh.
Tuy nhiên, nhân dân đề nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có liên quan cố tình tiếp tay cho các cá nhân vi phạm, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý điều hành của Nhà nước.
Báo cáo cũng nêu rõ, nhân dân rất bất bình trước việc phát hiện ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Tổng giám đốc công ty cổ phần Xây lắp dầu khí, nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, mặc dù làm thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng của Nhà nước nhưng vẫn được luân chuyển, bổ nhiệm giữ các vụ chức quan trọng tại Bộ Công thương, UBND tỉnh Hậu Giang.
Cũng theo báo cáo, thời gian gần đây, thông tin trên mạng và trong các tầng lớp nhân dân có nhiều ý kiến trái chiều về việc bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo liên quan đến công tác cán bộ thiếu minh bạch, về phẩm chất, lối sống của cán bộ chủ chốt ở các tỉnh Hà Giang, Thanh Hóa, Bình Phước, Yên Bái… gây hoang mang, băn khoăn trong các tầng lớp nhân dân.
Đề nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước chỉ đạo cơ quan chức năng làm rõ, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm thông báo rộng rãi cho nhân dân biết. Việc thực hiện quy hoạch, bố trí cán bộ phải đảm bảo dân chủ, công bằng để chọn được người hiền tài cống hiến cho sự phát triển của đất nước.
“Việc thực hiện quy hoạch, bố trí cán bộ phải đảm bảo dân chủ, công bằng để chọn được người hiền tài cống hiến cho sự phát triển của quê hương, đất nước”, báo cáo nhấn mạnh.
Thái An
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chong-tham-nhung/332072/xu-nghiem-ca-nhan-tiep-tay-cho-ong-trinh-xuan-thanh.html





74. Ông Nguyễn Như Phong bị tước thẻ nhà báo


Thu hồi thẻ nhà báo của ông Nguyễn Như Phong, đình bản Petrotimes


 - Bộ trưởng TT&TT vừa ký quyết định thu hồi thẻ nhà báo của ông Nguyễn Như Phong, Tổng biên tập Petrotimes, đồng thời đình bản 3 tháng báo này. 
thu hồi thẻ nhà báo Nguyễn Như Phong, thu hồi thẻ nhà báo, đình bản Petrotimes, Nguyễn Như Phong

Chiều nay, Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn ký liên tiếp 2 quyết định xử lý kỷ luật liên quan đến báo điện tử Petrotimes.
Cụ thể, thu hồi thẻ nhà báo mang số hiệu IBT02523 thời hạn 2016-2020 của ông Nguyễn Như Phong vì đã bị cơ quan chủ quản xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức Tổng biên tập tờ báo này.
Báo Petrotimes có trách nhiệm thu hồi thẻ nhà báo của ông Phong nộp về Bộ TT&TT trước ngày 12/10.
Đồng thời, Bộ ra quyết định đình bản tạm thời báo điện tử Petrotimes trong thời gian 3 tháng vì báo đã để xảy ra sai phạm trong hoạt động báo chí, bị cơ quan chủ quản đề nghị tạm đình chỉ hoạt động.
Sau khi hết hạn đình bản tạm thời, Bộ TT&TT sẽ xem xét, quyết định việc tiếp tục xuất bản theo quy định của pháp luật về báo chí.
Thúy Hạnh
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/331964/thu-hoi-the-nha-bao-cua-ong-nguyen-nhu-phong-dinh-ban-petrotimes.html





Mấy ảnh ở dưới lấy về từ blog Cảnh sát 4 sao:












http://www.canhsat4sao.com/2016/10/van-ban-ky-luat-nha-bao-nguyen-nhu-phong.html






73. Một số bài đã vừa bị xóa, ở đây chúng được khôi phục lại từ cache của gg.

Thời điểm này, còn thấy tờ Dân Việt là chưa rút bài.







authorVinh Hải Thứ Năm, ngày 29/09/2016 16:19 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, ông Vũ Đức Thuận chuyển công tác khỏi Bộ GTVT theo đề nghị của Thành ủy TP.HCM.


   

Chiều nay (29.9), tại cuộc họp báo thường kỳ quý III, Bộ GTVT đã thông tin về việc ông Vũ Đức Thuận - nguyên Chánh Văn phòng Bộ GTVT - rời khỏi Bộ này.
Khi các phóng viên đặt câu hỏi ông Vũ Đức Thuận chính thức rời khỏi Bộ GTVT thời điểm nào, ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT - đã chuyển câu hỏi cho Vụ Tổ chức cán bộ trả lời.
Sau đó, ông Trần Văn Lâm - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ GTVT - trả lời ngắn gọn: “Đối với đồng chí Vũ Đức Thuận, Bộ GTVT đã có quyết định cho chuyển công tác từ ngày 15.5.2016”.
PV tiếp tục đặt câu hỏi ông Vũ Đức Thuận được xin chuyển đi đâu, ông Lâm mới cho biết thêm: “Việc anh Thuận chuyển đi là do Thành ủy TP.HCM có đề nghị bằng văn bản gửi ra. Bộ GTVT đã xem xét và quyết định cho đi. Trước thời gian chuyển, anh Thuận vẫn làm việc ở Bộ bình thường”.

 tu bo gtvt, ong vu duc thuan duoc de nghi chuyen ve thanh uy tp.hcm hinh anh 1
Ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT - chủ trì buổi họp báo.

Trước đó, Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC). Ông Vũ Đức Thuận là một trong những bị can đã bị bắt tạm giam với tội danh Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ông Vũ Đức Thuận từng nhiều năm công tác tại Tổng công ty Sông Đà. Năm 2006, ông Thuận được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico).
Đến năm 2008, ông Thuận bị bãi nhiệm vị trí Tổng giám đốc Sudico. Sau đó một năm, ông Vũ Đức Thuận được giữ vị trí Tổng giám đốc PVC.
Trong giai đoạn ông Thuận nắm giữ vị trí lãnh đạo tại doanh nghiệp này từ 2009 - 2013 cũng là lúc kết quả kinh doanh của PVC bị thua lỗ nặng nề.
Ngày 1.1.2013, ông Vũ Đức Thuận được thuyên chuyển sang vị trí Phó Trưởng ban Xây dựng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Cũng trong năm này, một lần nữa ông Vũ Đức Thuận chuyển công tác sang một lĩnh vực mới: GTVT.


 tu bo gtvt, ong vu duc thuan duoc de nghi chuyen ve thanh uy tp.hcm hinh anh 2
Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng giám đốc PVC.

Tháng 10.2013, ông Vũ Đức Thuận được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Thái Bình. Đây cũng là quê của ông Vũ Đức Thuận.
Sau 2 năm công tác tại địa phương, ngày 27.2.2015 ông Vũ Đức Thuận được bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng Bộ GTVT thay cho ông Nguyễn Văn Lưu đến tuổi nghỉ hưu.
Tuy nhiên, chỉ sau đó 1 năm, vào khoảng tháng 2 - 3.2016 ông Thuận không còn thường xuyên xuất hiện tại các cuộc họp, các sự kiện lớn của Bộ GTVT nữa. Đến ngày 16.6.2016, vị trí này được trao cho ông Nguyễn Trí Đức - nguyên là Phó Chánh Văn phòng Bộ.

http://danviet.vn/tin-tuc/tu-bo-gtvt-ong-vu-duc-thuan-duoc-de-nghi-chuyen-ve-thanh-uy-tphcm-711864.html









29/09/2016 19:41 GMT+7
TTO - “Anh Thuận chuyển đi do Thành ủy TP.HCM có văn bản gửi ra và Bộ GTVT đã xem xét và quyết định cho đi” - ông Trần Văn Lâm, vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ GTVT, cho biết như vậy về việc ông Vũ Đức Thuận rời bộ.

Ông Vũ Đức Thuận trong thời gian còn tại chức năm 2011 - Ảnh: PVC.vn 
Thông tin trên được ông Lâm đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ quý 3-2016 của Bộ GTVT.
Ông Vũ Đức Thuận là ủy viên HĐQT kiêm tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Ngày 16-9, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an có thông báo về việc khởi tố và bắt tạm giam ông Thuận cùng ba bị can khác do “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại điều 165 Bộ luật hình sự” xảy ra tại PVC và các đơn vị thành viên.
Ông Thuận làm tổng giám đốc PVC và được miễn nhiệm chức vụ này để thuyên chuyển công tác do điều động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) rồi giữ vị trí phó trưởng ban xây dựng của tập đoàn năm 2013. 
Sau đó, ông được bổ nhiệm làm phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Thái Bình, rồi được bổ nhiệm làm chánh văn phòng Bộ GTVT trước khi vào TP.HCM.
P.V
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:AMEGrVZS89gJ:tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160929/ong-vu-duc-thuan-ve-tphcm-do-thanh-uy-de-xuat/1179846.html+&cd=2&hl=en&ct=clnk&gl=jp




Ông Vũ Đức Thuận chuyển công tác theo đề nghị của Thành ủy TP HCM

vnexpress.net/.../ong-vu-duc-thuan-chuyen-cong-tac-theo-de-nghi-...

Translate this page
3 hours ago - Nguyên Chánh văn phòng Bộ Giao thông Vũ Đức Thuận - người bị khởi tố bị can trong vụ án hình sự xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp ...

Ông Vũ Đức Thuận về TP.HCM do Thành ủy đề xuất - Tuổi Trẻ Online

tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160929/.../1179846.html

Translate this page
2 hours ago - TTO - “Anh Thuận chuyển đi do Thành ủy TP. ... Ông Vũ Đức Thuận là ủy viên HĐQT kiêm tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí ...

Ông Vũ Đức Thuận chuyển công tác theo đề xuất của thành ủy TP.HCM

vietnamnet.vn/.../vu-duc-thuan-roi-bo-gtvt-theo-de-xuat-cua-thanh...

Translate this page
4 hours ago - Tại cuộc họp báo thường kỳ quý III chiều nay, Bộ GTVT đã thông tin về việc ông Vũ Đức Thuận - nguyên Chánh Văn phòng Bộ GTVT rời khỏi ...



72. Nghi vấn về bằng đại học của Trịnh Xuân Thanh



authorThanh Xuân Thứ Tư, ngày 28/09/2016 15:13 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Mặc dù bị can Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT của PVC) học tại Đại học Kiến trúc Hà Nội khóa 1985-1990, nhưng tới 2003 trường này mới cấp bằng tốt nghiệp trong khi theo quy định của Bộ Giáo dục đào tạo chỉ được bảo lưu kết quả 2 năm. Có hay không trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cấp bằng sai quy định cho Trịnh Xuân Thanh?


   

Trước những băn khoăn của dư luận về việc trường Đại học Kiến trúc Hà Nội dường như đã cấp bằng Đại học chính quy sai quy trình cho bị can Trịnh Xuân Thanh (người đang bị công an Việt Nam truy nã quốc tế), ngày 20.9, nhằm xác minh cụ thể sự việc, PV Dân Việt đã liên hệ làm việc với trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Sau khi trao đổi với Dân Việt, ông Đỗ Việt Phương – Phó trưởng Phòng Tổng hợp kiêm Thư ký Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã trực tiếp liên hệ qua điện thoại với PGS.TS.KTS Phạm Trọng Thuật – Trưởng phòng Đào tạo (Đại học Kiến trúc Hà Nội). Tuy nhiên, ông Thuật nói là cần phải kiểm tra lại thông tin vì thời gian bị can Trịnh Xuân Thanh theo học tại ĐH Kiến trúc cũng đã trôi qua khá lâu và hẹn sẽ cung cấp thông tin sau.


Tuy vậy, sau đó, PV đã nhiều lần gọi lại cho ông Đỗ Việt Phương nhưng ông này tìm mọi lý do để thoái thác trả lời. Tới ngày 26.9, ông Phương mới báo cáo vụ việc này cho PGS.TS.KTS Lê Quân – Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Sau đó, ông Phương thông báo lại cho PV là Hiệu trưởng Lê Quân đã giao cho ông Phạm Trọng Thuật – Trưởng phòng Đào tạo trả lời các thông tin liên quan tới vấn đề quy trình cấp bằng Đại học chính quy cho bị can Trịnh Xuân Thanh.



 "nghi an" cap bang dai hoc sai quy dinh cho trinh xuan thanh? hinh anh 1

Chiều ngày 26.9, khi chúng tôi gọi lại cho ông Thuật thì ông Thuật nói đang trên đường ra sân bay, đi công tác với hiệu trưởng và đồng ý phương án trả lời qua email theo nội dung câu hỏi mà chúng tôi đã gửi từ ngày 20.9 cho Phòng tổng hợp.


Nhưng đến ngày 28.9, vẫn chưa thấy email trả lời của ông Thuật như đã hứa, PV gọi lại thì ông Thuật lại viện lý do để từ chối. “Việc này tôi báo cáo lại hiệu trưởng thì Hiệu trưởng nói việc phát ngôn phải thông qua Bộ Xây dựng, cơ quan chủ quản của nhà trường”, ông Thuật nói.

Thật khó hiểu khi một sự việc liên quan tới cựu sinh viên của trường mình, nhưng không hiểu sao lãnh đạo Đại học Kiến trúc lại phải đùn đẩy trách nhiệm cung cấp thông tin lên tận Bộ Xây dựng (?).


Trước đó, theo thông tin phản ánh của độc giả qua đường dây nóng, có một số vấn đề chưa rõ trong việc bị can Trịnh Xuân Thanh được cấp bằng kỹ sư tại Đại học Kiến trúc Hà Nội.


Cụ thể: Bị can Trịnh Xuân Thanh học tại Đại học Kiến trúc Hà Nội ngành Kỹ thuật hạ tầng và môi trường đô thị giai đoạn từ năm 1985-1990, nhưng phải tới năm 2003 mới nhận bằng tốt nghiệp? 

Năm 1999, bị can Trịnh Xuân Thanh thi lại môn tiếng Nga được 7 điểm. Liệu có phải Trịnh Xuân Thanh đi học là để trả nợ môn Nga văn bị nợ năm học cuối từ 1990 để làm tốt nghiệp Đại học Kiến trúc hay không? Có quy chế nào cho phép một sinh viên bảo lưu kết quả sau 9 năm?

Thực tế, trong giai đoạn từ 1985 – 1990, quy chế bảo lưu điểm của Bộ Giáo dục – Đạo tạo là không quá 2 năm. Nếu sau thời gian bảo lưu 2 năm này không trả được thì sinh viên sẽ bị đánh trượt Đại học.

Dư luận có quyền đặt câu hỏi vì sao thời gian bảo lưu của bị can Trịnh Xuân Thanh ở Đại học Kiến trúc Hà Nội lại được kéo dài như vậy? Có sự ưu ái nào của lãnh đạo nhà trường thời gian đó có Trịnh Xuân Thanh hay không?

Dân Việt đã gửi công văn liên hệ với Bộ Xây dựng để xin cung cấp thông tin về vấn đề này để tiếp tục chuyển tải thông tin mới nhất tới độc giả.


Trước đó, như Dân Việt thông tin, tối ngày 16.9, Bộ Công an phát lệnh khởi tố và truy nã quốc tế với ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC.

Ông Trịnh Xuân Thanh (50 tuổi) bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự. Xác định bị can đã bỏ trốn, Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc tế với bị can này.

Từ hơn một tháng trước đó, ông Thanh xin nghỉ phép ra nước ngoài để trị bệnh gout. Tuy vậy, hết phép, ông Thanh không trở lại nhiệm sở, số điện thoại thường dùng mất liên lạc. Tỉnh uỷ Hậu Giang, nơi ông Thanh làm việc, không biết ông ở đâu.
Tag:  Trịnh Xuân Thanh được cấp bằng sai quy định, Đại học kiến trúc cấp bằng sai quy trình, truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh,    




http://danviet.vn/kinh-te/nghi-an-cap-bang-dai-hoc-sai-quy-dinh-cho-trinh-xuan-thanh-711574.html




71. Huy Đức bình luận

"
By Osin, on Tháng Chín 26, 2016 at 7:16 sáng

Thanh hay Thăng


Cho đến trước khi bị C46 triệu ra Hà Nội, Vũ Đức Thuận vẫn nương náu trong biệt thự Trần Quốc Thảo. Rất lạ là báo chí chỉ đặt câu hỏi, ai đã “làm công tác cán bộ” cho Trịnh Xuân Thanh mà không nói gì về “quy trình” Đinh La Thăng dàn xếp cho đồng phạm của Thanh, Vũ Đức Thuận. Vì sao Thuận, một kẻ mà dấu hiệu phạm tội đã rõ từ năm 2013, vẫn được Đinh La Thăng đưa về làm Chánh văn phòng Bộ Giao thông, rồi kéo vào Sài Gòn làm trợ lý.

Đàn Em
Xây lắp là ngành mà Đinh La Thăng nắm gần như ngay lập tức sau khi về làm Chủ tịch tập đoàn Dầu khí (PVN), 10-2006, và biến nó trở thành một thứ công ty xây dựng như thời Sông Đà.
Thoạt đầu, người được Đinh La Thăng đưa về làm Tổng giám đốc công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) là “Diệu Đen” – đồng hương Nam Định, từng làm ở Sông Đà – thay thế “Hưng Địa Chủ”, một người được đào tạo và có kinh nghiệm trong ngành.
Nhưng, ở thời điểm ấy PVN đang có trong tay một lượng vốn khổng lồ. Một người giỏi điếu đóm không thể triển khai bài toán lớn để “giải ngân” từng ấy tiền bạc. Năm 2007, Đinh La Thăng đưa Trịnh Xuân Thanh từ Sông Hồng về thay thế “Diệu Đen” làm Chủ tịch kiêm TGĐ PVC. Năm 2008, khi Thuận gặp khó khăn ở Sudico (Sông Đà), Thăng lại đưa về làm phó rồi năm sau lên TGĐ.

Dự Án
Ngay sau khi Trịnh Xuân Thanh (2007) và Vũ Đức Thuận (2008) kiểm soát được PVC, Đinh La Thăng bắt đầu sử dụng hàng chục nghìn tỷ của PVN ồ ạt đầu tư cho các dự án: từ nhiệt điện, sợi polyester, ethanol… đến sân golf, khách sạn, văn phòng, trụ sở… Rất nhiều công trình được quyết định đầu tư vội vã, bất chấp pháp luật.
Có những công trình lớn, ngoài “chuyên môn” như Ethanol Phú Thọ (1.700 tỷ, đội giá lên 2.400 tỷ), như Sợi Đình Vũ (đội giá từ 324,8 triệu lên 363,5 triệu USD) nhưng đã được Đinh La Thăng cho phê duyệt dự án mà không thẩm định tính khả thi, không lấy ý kiến cơ quan quản lý có thẩm quyền (Bộ Công Nghiệp lúc đó).
Hành vi cố ý của Đinh La Thăng khi quyết định đầu tư những công trình này không chỉ làm thất thoát lớn trong quá trình xây dựng mà cả hai vừa xây xong đã phải đắp chiếu vì nếu sản xuất sẽ làm lỗ cho PVN mỗi năm hàng nghìn tỷ (năm 2014, Sợi Đình Vũ lỗ 1.085 tỷ).

Trảm Tướng
Đinh La Thăng đi đến đâu cũng làm “nức lòng nhân dân” bằng các vụ “trảm tướng”. Ít ai biết được đằng sau những quyết định ầm ĩ đó là gì.
Trước khi chuẩn bị ồ ạt xây cất, Đinh La Thăng đã chuẩn bị “cơ sở pháp lý” cho Thanh – Thuận bằng Nghị quyết 133 của Đảng ủy Tập đoàn, “Phát huy nội lực, ưu tiên sử dụng dịch vụ trong ngành”.
Hầu hết những dự án của PVN, Đinh La Thăng đều buộc các chủ đầu tư (các đơn vị thành viên của PVN) phải “ưu tiên sử dụng dịch vụ” của nhà thầu PVC. Mặc dù Thuận và Thanh thường đưa ra mức dự toán cao hơn rất nhiều so với giá trị thực tế, Thăng vẫn gây áp lực để các chủ đầu tư (công ty con của PVN) chấp nhận và thường phải ứng trước vốn lên đến hơn 80% giá trị hợp đồng cho Thanh – Thuận.
Nhiều chủ đầu tư đã bị “trảm” vì không chịu vâng theo những điều kiện phi lý này.
Chi phí để Thanh – Thuận xây phần thô của tòa nhà PVFC lên tới 350 tỷ trong khi trước đó, khách sạn Petrosetco Sông Trà (Nhờ bên ngoài nắm cổ phần lớn hơn PVN nên không để Thăng ép giao thầu cho PVC) có cùng diện tích, cùng điều kiện xây dựng, đã hoàn thành nội thất, chỉ hết 69 tỷ.
Tòa nhà PVGas, đường Nguyễn Hữu Thọ, Nhà Bè, theo đánh giá của giới chuyên môn và theo thị trường, cả tiền xây dựng và đất, chỉ khoảng 350 tỷ đồng. PVGas đã phải quyết toán cho Thanh – Thuận lên tới 900 tỷ. Trong thời gian xây dựng tòa nhà này (2008-2010) hai tổng giám đốc của PVGas (Trần Văn Vĩnh và Nguyễn Việt Anh) đã bị Đinh La Thăng cách chức.
Có thể chỉ ra hàng loạt ví dụ tương tự khác ở những công trình như khách sạn Lam Kinh, khách sạn dầu khí Thái Bình, Trung tâm thương mại Cà Mau…
Ngoài Trần Văn Vĩnh, Nguyễn Việt Anh còn nhiều “tướng” khác bị “trảm” với lý do tương tự, trong đó có các ông: Trịnh Thanh Bình, TGĐ Đạm Phú Mỹ; Đinh Văn Ngọc, TGĐ Bình Sơn và Lương Khoa Trường, TGĐ DMC…
PVC được nói là lỗ 3.300 tỷ, đúng ra là lỗ 4.100 tỷ vì đã sử dụng hết 800 tỷ trong quỹ dự phòng. Nhưng con số thất thoát còn phải tính đến cả ở những công trình bị kê giá (như vài ví dụ vừa nêu) mà cơ quan điều tra hoàn toàn có thể làm rõ bằng cách trưng cầu giám định.

“Thiên Tài”
Tuy trong khoảng từ 2008-2010, PVC hạch toán là “hiệu quả” nhưng những khoản lỗ nhìn thấy vào giữa 2012 chỉ là phần “bục ra” và là hậu quả của cung cách Thanh – Thuận ngay từ khi họ nắm PVC. Trong xây dựng, nếu các nhà thầu được ứng tới 80-90% vốn như PVC (chưa kể giá trị đầu tư được kê cao lên) mà làm lỗ được thì phải nói là… thiên tài. Nhưng Thuận – Thanh vẫn làm được.
Nhân danh “phát huy nội lực”, Đinh La Thăng đã chỉ định và giao cho PVC thầu các dự án của Tập đoàn. Nhưng Thanh – Thuận chỉ là những anh “cò”. Vừa nhận thầu của Tập Đoàn là PVC liền giao toàn bộ quyền tổng thầu với các hình thức khác nhau cho các công ty con hoặc các công ty không hề là con cái gì của PVC cả.
Nhân danh “nâng cao năng lực thiết bị thi công”, PVC đã bỏ ra 424,84 tỷ đồng để mua sắm máy móc. Thiết bị mua về, thay vì được PVC khai thác sử dụng, thì toàn bộ lại được chuyển cho các công ty con dưới dạng bù trừ công nợ, góp vốn… Các công ty con nhận những thiết bị này về cũng hoặc không sử dụng, hoặc chỉ sử dụng cho một công trình rồi bỏ đó.
Không chỉ áp dụng chính sách chỉ định thầu cho các công ty con, Thanh – Thuận đã cho rất nhiều nhà thầu phụ không dính dáng gì tới PVC hưởng “nội lực” của ngành dầu khí.
Đầu năm 2012, trong số 8.620 tỷ đồng ký với các nhà thầu phụ, có tới 3.572 tỷ (41,43%) được PVC “giao thầu” cho các công ty ngoài ngành. Nhiều nhà thầu phụ được ứng vốn cao hơn vốn mà PVC được ứng từ chủ đầu tư với số tiền lên đến 753 tỷ. Các nhà thầu còn được “ứng ngoài hợp đồng” lên tới 775 tỷ.

Dòng Tiền
Không phải công ty con nào cũng “sổ sách” như PVC-ME để ta có thể giải thích vì sao Thuận – Thanh lại hào phóng với các công ty con, nhà thầu phụ như thế. Và, nhờ nó, chúng ta biết được “dòng tiền”.
PVC-ME là một công ty có số lỗ vào năm 2012 lên đến 576 tỷ đồng và đang “cân đối âm” 714 tỷ. Ngoài những cách quen thuộc như khai khống hồ sơ rút tiền, PVC-ME có một sáng kiến rất hay đó là cho các đối tác hoặc chỉ huy trưởng công trường ký tạm ứng rồi… không nhận tiền. Có người “để lại” 2, 3 tỷ, có đối tác “để lại” 4 tỷ. Tổng số tiền “để lại” cho quỹ đen chung này lên tới 80,768 tỷ.
Trong “sổ đen”, có những khoản chi nho nhỏ, kiểu như “Học tập tấm gương HCM” 5 triệu; “Đi sở KHĐT” 5 triệu rồi “Gửi anh Hải lái xe” 211 triệu; “Mua bộ đồ đánh golf cho sếp” 350 triệu… Có rất nhiều khoản chi mỗi lần từ 1 đến gần 4 tỷ không rõ làm gì. Chỉ trong năm 2011, lái xe riêng của TGĐ đã thanh toán các khoản tiếp khách hết 1,126 tỷ đồng và tiền tiếp khách của PVC-ME hết 9,89 tỷ.
Trong “sổ” có ghi những bữa nhậu 4-5 trăm triệu, chúng rất dễ làm ta liên tưởng đến “Bộ trưởng Ballentine “. Và, không rõ tính toán ra sao mà trong ngày 15-8-2011 có tới 4 lần rút tiền “sinh nhật bố sếp Thanh”(418 triệu + 50 triệu + 80 triệu).
Những khoản chi tiền tỷ chi chít trong sổ đen mà theo ngày tháng thì nằm trong khoảng trước và sau Đại hội XI. Cấp tập hơn là những khoản chi vào giai đoạn từ sau Đại hội cho đến khi hình thành Chính phủ mới, kéo dài tới tháng 9-2011, thời điểm Đinh La Thăng chuẩn bị rời PVN qua Bộ Giao thông.
Đây cũng chính là giai đoạn Thanh – Thuận sử dụng tới 1.081 tỷ vốn xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình II ứng cho các nhà thầu không liên quan tới công trình này “sử dụng vào những mục đích khác”(đến nay vẫn còn 700 tỷ chưa thu hồi được).
Trịnh Văn Thảo, TGĐ PVC-ME đã bỏ trốn từ 2012. Thanh đang bị truy nã. Nhưng không chỉ có Thuận, rất nhiều nhân vật thông thạo đường đi của những “dòng tiền” dầu khí như: Duy, Sợi Đình Vũ; Hoàng, PVC-IC; Trung PVC-SG… vẫn còn đi lại trước mặt cơ quan điều tra.
Khi làm Chủ tịch PVN, Đinh La Thăng không chỉ tiếp nhận một giai đoạn vẫn rất thịnh vượng của ngành (giá dầu lúc ông ta rời PVN vẫn trên 100 USD/thùng) mà còn tiếp quản từ tay người tiền nhiệm khoảng 5 tỷ USD vốn liếng.
Thanh – Thuận, cho dù tội trạng tày đình cũng chỉ là kẻ thừa hành. PVC chưa phải là mất mát đau nhất ở PVN dưới thời Đinh La Thăng; di sản của ông ta sau 5 năm ở đây chỉ có thể nói là “tan hoang”.
Nếu các cơ quan pháp luật muốn làm tới nơi thì quy mô của vụ án không chỉ “xảy ra ở PVC” mà là ở PVN, vấn đề không phải là Thuận hay Thanh mà là Thăng.

Huy Đức
"
https://newosin.wordpress.com/2016/09/26/thanh-hay-thang/




70.




















Thanh Hóa bác việc kiểm tra "khối tài sản tin đồn" của nữ trưởng phòng

Hoàng Đan | 
Thanh Hóa bác việc kiểm tra "khối tài sản tin đồn" của nữ trưởng phòng
Ông Đỗ Trọng Hưng. Ảnh: Thanhhoa.gov.vn

Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng đã có trao đổi về ý kiến đề nghị kiểm tra thông tin liên quan đến khối tài sản tin đồn lớn của nữ trưởng phòng mà mạng xã hội lan truyền.





















Thông tin về tin đồn khối tài sản rất lớn của một nữ trưởng phòng của Sở Xây dựng Thanh Hóagồm nhiều biệt thự, xe ôtô hạng sang... được lan truyền trên mạng xã hội đang khiến dư luận quan tâm.
Trước câu hỏi của chúng tôi về việc, Tỉnh ủy Thanh Hóa có yêu cầu kiểm tra, làm rõ về các thông tin liên quan đến khối tài sản lớn của nữ trưởng phòng này như mạng xã hội đưa không? ông Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cho biết:
"Thông tin trên mạng xã hội đó là thông tin bôi nhọ, không chính thống, không chính xác.. bây giờ đi làm rõ những vấn đề đó làm sao được. Nếu như thế thì khác gì mình chạy theo người ta...".
Cũng theo ông Hưng, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có thông tin chính thức thể hiện quan điểm của mình về việc mạng xã hội đưa tin vu khống, bôi xấu cán bộ lãnh đạo tỉnh thông qua văn bản gửi các cơ quan chức năng và báo chí.
Văn bản cũng đã nêu rõ, tỉnh đang giao cho cơ quan chức năng điều tra, xác minh và khi nào có thông tin sẽ thông báo lại.
Ông Hưng cũng cho biết thêm, hiện tỉnh cũng chưa nhận được yêu cầu nào từ Trung ương về việc kiểm tra thông tin về khối tài sản lớn của nữ trưởng phòng mà mạng xã hội lan truyền.
Trước đó, trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, người cùng được nhắc đến trong thông tin mà mạng xã hội lan truyền khẳng định, những thông tin đó là vu khống, bôi nhọ cán bộ.
Theo ông Tuấn, tỉnh đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng điều tra, xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Cũng về vấn đề này, khi trả lời qua điện thoại với chúng tôi vào chiều 21/9, Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa Đào Vũ Việt thông báo bận họp và đề nghị gửi lại các vấn đề quan tâm đến Sở để ông sẽ phân công người trả lời cụ thể.
Trong văn bản gửi các cơ quan chức năng, báo chí, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã khẳng định:
"Những thông tin mà blog, mạng xã hội viết về đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh trong những ngày gần đây là hoàn toàn sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt, không có căn cứ, nhằm mục đích bêu xấu, bôi nhọ, hạ uy tín của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh để phục vụ cho mưu đồ, mục đích cá nhân của một số người.
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã và đang chỉ đạo các cơ quan chức năng báo cáo với Trung ương và tổ chức điều tra, xác minh, kết luận và sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật".

theo Trí Thức Trẻ
http://soha.vn/thanh-hoa-bac-viec-kiem-tra-khoi-tai-san-tin-don-cua-nu-truong-phong-20160921232725101.htm







69.


Kiểm soát quyền lực:

“Có những người bán rẻ Tổ quốc vì quyền lợi cá nhân”


 "Có những người lúc đầu khi chưa có quyền lực thì tốt, nhưng sau đó, khi đã có quyền lực trong tay thì dần dần trở nên hư hỏng, thành người xấu; thậm chí đến mức có thể phản bội nhân dân, bán rẻ Tổ quốc vì ngai vàng của cá nhân".
LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết mới nhất của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, xung quanh một vấn đề mà ông luôn trăn trở - quyền lực và kiểm soát quyền lực.
Quyền lực như “con ngựa” bất kham, người không đủ nhân cách mà giao cho họ cầm cương thì nó sẽ tung phá, gây đổ ngã và làm chết cả người ngồi trên yên ngựa. Quyền lực là "con dao" hai lưỡi, có thể phục vụ cho đời và cũng có thể làm hại đất nước nếu rơi vào tay những kẻ bất tài, tham lam.
Năm 2011, Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập, dù là mới thoáng qua, việc kiểm soát quyền lực. Rất tiếc là chủ trương đó chưa được triển khai thực hiện cụ thể. Trước và trong Đại hội XII, Tổng Bí thư của Đảng ít nhất đã hai lần nhấn mạnh phải kiểm soát quyền lực.
Gần hai năm trước, trong bài “Tham vọng quyền lực và sự tha hóa”, tôi có viết ý kiến về kiểm soát quyền lực và trả lời phỏng vấn của báo chí về việc này. Thời gian gần đây một số tờ báo có đặt vấn đề phỏng vấn tôi yêu cầu nói tiếp ý kiến về kiểm soát quyền lực. Đó là lý do khiến tôi viết tiếp bài này trao đổi thêm để bạn đọc tham khảo.
Kiểm soát quyền lực, Vũ Ngọc Hoàng, Liên Xô sụp đổ, Diễn biến hòa bình, Tham nhũng, Lợi ích nhóm
TS Vũ Ngọc Hoàng. Ảnh: Lê Anh Dũng
Câu hỏi trước tiên cần nói thêm là vì sao phải kiểm soát quyền lực? nếu không kiểm soát quyền lực thì sẽ thế nào?
Mặt tiêu cực của quyền lực
Quyền lực vốn là của cộng đồng nhân dân, khởi đầu là thế, và mãi mãi cũng là thế, không phải của thần linh, không phải của bất kỳ cá nhân ai, của một gia đình trị hoặc một tộc họ nào; cũng không phải của bất kỳ một tổ chức nào khác.
Từ lâu Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được và đã nhiều lần khẳng định trong các Nghị quyết rằng quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân không trực tiếp nắm giữ tất cả, mà chỉ nắm giữ một số vấn đề then chốt (sẽ nói sau), còn lại là ủy quyền cho nhà nước quản lý và sử dụng quyền lực để bảo vệ và phục vụ nhân dân, kiến tạo một quốc gia phát triển.
Tuy nhiên, trong lịch sử, đã từng có không ít trường hợp những người (hoặc nhóm người) bằng các thủ đoạn chính trị đã cướp đoạt quyền lực của nhân dân, biến nhân dân thành đối tượng bị cai trị. Nhân dân sau khi ủy quyền thì mất quyền, còn người được ủy quyền thì dần dần bị quyền lực làm tha hóa. Họ sử dụng quyền lực không phải để bảo vệ và phục vụ nhân dân như mục đích ban đầu, mà để phục vụ lợi ích của cá nhân, gia đình, dòng họ, cho một nhóm người, họ quay lại ức hiếp nhân dân, biến nhân dân từ chủ nhân của quyền lực thành đối tượng bị chèn ép, bị ức hiếp, bị tước đoạt.
Ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào, quyền lực cũng luôn có hai mặt. Mặt tích cực, nó là công cụ hữu hiệu bậc nhất để tập hợp lực lượng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng một xã hội tốt đẹp, nếu như quyền lực ấy được trao cho những con người có nhân cách tốt.
Mặt tiêu cực, nó luôn làm tha hóa những con người và bộ máy sử dụng quyền lực nhưng lại yếu kém về nhân cách và không có cơ chế tốt để kiểm soát quyền lực. Sự tha hóa như vậy có từ trong bản chất tự nhiên của con người và quyền lực. Có những người lúc đầu (khi chưa có quyền lực) thì tốt, nhưng sau đó, khi đã có quyền lực trong tay thì dần dần trở nên hư hỏng, thành người xấu; thậm chí đến mức có thể phản bội nhân dân, bán rẻ Tổ quốc vì ngai vàng của cá nhân.
Cá biệt có những người thay đổi bản chất rất nhanh, chỉ sau một lần bỏ phiếu, họ gần như trở thành một người khác hẳn, từ dáng đi, cách nói, cách bắt tay. Họ khệnh khạng hơn, có vẻ "oai vệ" hơn, "bề trên" hơn. Khi người ta đến được đỉnh cao của "chiến thắng" trong quyền lực thì đấy là lúc người ta bắt đầu thua, mà trước tiên là thua chính mình.
Trên đỉnh cao của quyền lực ít ai nhìn thấy tai họa ẩn chứa vốn có từ bên trong quyền lực ấy, nếu không phải là người lãnh đạo có nhân cách lớn, minh triết uyên thâm, có khả năng vượt qua chính mình và ma lực cám dỗ của quyền lực, để tịnh tâm nhìn xa trông rộng. Khi đã có trong tay tất cả thì đấy cũng là lúc tự mình bắt đầu đánh mất dần.
Tha hóa quyền lực dẫn đến sụp đổ chế độ  
Việc kiểm soát quyền lực trước tiên là để bảo đảm cho quyền lực luôn thuộc về đúng chủ nhân của nó, tức là thuộc về nhân dân, được sử dụng đúng mục đích, không bị lợi dụng, lạm quyền. Khi quyền lực bị lạm dụng thì tất yếu sẽ tha hóa bộ máy cầm quyền, và cũng là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tha hóa đạo đức xã hội.
Sự tha hóa quyền lực tất yếu sẽ dẫn đến sụp đổ chế độ chính trị. Nếu sự tha hóa ấy không dừng lại và lành mạnh hóa thì sụp đổ là không thể khác, chỉ còn là vấn đề thời gian. Sự sụp đổ ấy chính là tự đổ, không phải do ai phá và cũng không ai cản nổi.
Có những suy nghĩ rất ấu trĩ sai lầm khi cho rằng nắm cho chắc lực lượng vũ trang là có thể đẩy lùi sự sụp đổ. Không đâu! Liên Xô ngày trước cả quân đội và lực lượng an ninh Caribê còn rất mạnh, bậc nhất thế giới, vậy mà đến một lúc, khi sự tha hóa đã đến ngưỡng, thì cả một chế độ được cho là thành trì ấy bỗng chốc đổ ào, đến mức không tưởng tượng được, không hiểu nổi.
Nhiều người đã giải thích rằng do địch phá bằng “diễn biến hòa bình”... Không phải như thế đâu! Đấy là cách giải thích miễn cưỡng, không có cơ sở khoa học, tự trấn an mình. Địch thì lúc nào mà chả phá ta? Do phá ta nên nó mới là địch. Địch mà không phá ta mới là chuyện lạ.
Phá là việc của địch, còn ngã đổ là chuyện của ta. Nếu cử đổ lỗi cho địch thì rồi chẳng biết cách nào mà sửa. Địch phá Liên Xô ư? Phá sao bằng thời kỳ trước đó, khi 14 nước đế quốc tập trung bao vây nhà nước nhân dân còn non trẻ, rồi nội chiến, rồi chủ nghĩa phát-xít đã tập trung cao độ lực lượng với nửa nghìn sư đoàn thiện chiến trong đại chiến thế giới lần thứ 2 để tiêu diệt Liên Xô, nhưng không tiêu diệt được.
Ngược lại, Liên Xô đã lớn mạnh thành một cường quốc hàng đầu thế giới. Sao bây giờ địch giỏi vậy, tài tình vậy, chẳng tốn một viên đạn mà Liên Xô vẫn đổ ào không cứu vãn được, cứ như một cơn đột qụy dữ dội và bất ngờ. Địch mà giỏi như vậy thì thật đáng kính phục?
Những nhà tuyên truyền “ngây thơ” đã vô tình tâng bốc địch, vậy mà cứ tưởng thế mới là có lập trường địch - ta. Bản chất của vấn đề Liên Xô đổ là tự đổ, do tha hóa quyền lực mà đổ, do không thể tự đứng được nữa mà đổ, do thối nát mà đổ, chứ chẳng phải ai xô ngã được.
Kiểm soát quyền lực, Vũ Ngọc Hoàng, Liên Xô sụp đổ, Diễn biến hòa bình, Tham nhũng, Lợi ích nhóm
Có những người có quyền lực trong tay trở nên tha hóa. Ảnh minh họa: Shutterstock/Thanh niên
Tham nhũng, lợi ích nhóm lan cả vào chốn thiêng liêng
Đặc điểm chính trị quan trọng nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN) chân chính là quyền lực thật  sự và luôn luôn thuộc về nhân dân. Chỉ khi ấy mới có một nền chính trị thật sự tốt đẹp và bền vững.
Thực tế lịch sử nhân loại đã cho thấy: nhà nước của chủ nô, của vua và các tập đoàn phong kiến, nhà nước của quan lại tha hóa (như Liên Xô giai đoạn sau chẳng hạn) và nhà nước của tài phiệt (tư bản hoang dã thời kỳ đầu) cuối cùng đều phải ngã đổ và kết thúc. Chỉ có nhà nước của dân, thật sự của dân, thì mới bền vững lâu dài, vì dân là vạn đại.
Vì vậy, việc kiểm soát quyền lực vừa là giá trị nhân văn của một xã hội tiến bộ, phòng chống sự tha hóa của Nhà nước và xã hội, đồng thời là để thực hiện mục tiêu XHCN chân chính, để có được một nhà nước bền vững lâu dài phục vụ nhân dân.
Khi quyền lực không được kiểm soát thì mặt trái của nó chính là tác nhân quan trọng nhất làm tha hóa cán bộ, tha hóa những con người được trao quyền lực, rồi tha hóa cả bộ máy, làm cho bộ máy bị biến chất, không còn là nhà nước của dân, mà dần dần thành nhà nước phản bội nhân dân.
Trong bất kỳ điều kiện nào, sự tha hóa quyền lực ở cán bộ và các cơ quan lãnh đạo quản lý, đều là nguyên nhân lớn nhất làm cho đạo đức xã hội xuống cấp, văn hóa suy đồi, dân tộc bị mất dần sức mạnh nội sinh, xã hội trì trệ và quốc gia không thể hưng thịnh, không có đủ sức mạnh để bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu XHCN tốt đẹp mà nhiều người đã từng mong ước cũng trở nên xa vời và mơ hồ.
Lịch sử nước ta đã từng có nhiều lần do tha hóa quyền lực mà dẫn đến mất nước. Hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam đã từng bị sụp đổ vì tha hóa quyền lực. Triều đại sau được dân chúng ủng hộ lên thay, rồi cũng tha hóa tương tự, lặp lại như cũ. Ngay cả những triều đại đã một thời rất huy hoàng, có công lao to lớn bậc nhất với lịch sử dân tộc nhưng sau đó cũng tha hóa và sụp đổ (như nhà Lý, nhà Trần, Hậu Lê và Tây Sơn chẳng hạn).
Nhiều năm qua lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã rất nhiều lần đề ra chủ trương và kêu gọi phải chống tham nhũng, chống “lợi ích nhóm” tiêu cực, cũng đã mất nhiều công sức cho công việc khó khăn và vất vả này, nhưng kết quả vẫn còn rất hạn chế. Tình hình tham nhũng, “lợi ích nhóm” chẳng những không dừng lại, mà đang còn khá phổ biến và phức tạp, gây nhức nhối xã hội, đau đầu các cơ quan lãnh đạo đất nước. 
Nó cứ lan rộng dần vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, của công việc quản lý và quản trị quốc gia, vào ngay trong các lĩnh vực mà trước đến nay thường được cho là trong sạch, thiêng liêng (như lĩnh vực dạy người, cứu người, an ninh quốc gia, nắm cán cân công lý để bảo vệ sự nghiêm minh, kể cả cơ quan ở cấp cao, cả nhà thờ, chùa chiền, cả lĩnh vực làm từ thiện, nhân đạo, chính sách đền ơn đáp nghĩa…).
Điều đó có nguyên nhân trực tiếp quan trọng nhất là chưa làm tốt việc kiểm soát quyền lực, nói thẳng và mạnh hơn là quyền lực về cơ bản chưa được kiểm soát, từ đó dẫn đến tha hóa cán bộ và các tổ chức trong bộ máy lãnh đạo quản lý.
Vũ Ngọc Hoàng
*Tiêu đề, các tiêu đề phụ của bài viết do Tuần Việt Nam đặt.
Kiểm soát quyền lực như thế nào, bằng cách nào? Mời độc giả đón đọc trong Phần 2.
Xem thêm các bài cùng tác giả Vũ Ngọc Hoàng:

Người xưa có câu “Con hơn cha là nhà có phúc”. Nhưng hơn là hơn cái gì? Có chức tước cao hơn, có tiền bạc nhiều hơn, bằng bất cứ giá nào?

Không phải do ý muốn chủ quan đặt ra thế này thế nọ mà đến được CNXH. Thực tiễn trong quá trình đổi mới tại nhiều quốc gia đều đã chứng minh điều ấy.

Nếu chủ trương sai, bằng ý chí chủ quan, thì chẳng những con đường lên CNXH không ngắn hơn, mà có khi lại dài thêm, bỏ mất cơ hội và phải mất nhiều thời gian để quay lại.

Nếu không ngăn được “nhóm lợi ích”, Đảng chân chính sẽ không còn và Nhà nước sẽ biến chất, dân tộc sẽ bị bóc lột, bị tước đoạt quyền lực và tài sản của cải, xã hội sẽ không có dân chủ và tự do, không có bình đẳng.

Nếu để Đảng bị suy đồi về văn hóa thì Đảng sẽ thất bại, có lỗi với nhân dân và lịch sử, đồng thời bản thân Đảng cũng không thể tồn tại.

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/329103/co-nhung-nguoi-ban-re-to-quoc-vi-quyen-loi-ca-nhan.html






68.



authorHoàng Vĩnh Thứ Tư, ngày 21/09/2016 16:06 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Mấy ngày qua, một số trang mạng rộ tin đồn phạm nhân Dương Chí Dũng - nguyên Cục trưởng cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines, người bị kết án tử hình trong vụ án tham nhũng - đã chết trong trại giam.


   


Thậm chí, có trang tin còn đưa cụ thể Dương Chí Dũng đã qua đời đột ngột trong trại giam vào sáng Chủ nhật (4.9), thi hài của Dũng đã được hỏa thiêu, tro cốt được mang về Hải Phòng để mai táng.    

Tuy nhiên, trao đổi với Dân Việt sáng nay (21.9), bà Dương Thị Băng Tâm - em gái của ông Dũng khẳng định đó chỉ là những tin đồn thất thiệt và anh trai của bà vẫn đang thụ án tại trại giam.


 khong có chuyẹn duong chí dũng chét trong trại giam hinh anh 1
Ông Dương Chí Dũng khi ra tòa.
“Tôi không hiểu họ đưa tin như vậy nhằm mục đích gì. Nhiều người đọc được thông tin này đã gọi điện cho tôi, nhưng đó không phải là sự thật”- bà Tâm nói.

Tại phiên phúc thẩm xét xử vào tháng 5.2014, ông Dũng bị HĐXX tuyên y án sơ thẩm với mức án tử hình cùng với Mai Văn Phúc - cựu Tổng giám đốc Vinalines. Ông Dũng bị truy tố với hai tội danh Tham ô và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trước đó, theo cáo trạng của Viện KSNDTC, Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đã chỉ đạo cấp dưới xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam trái với chỉ đạo của Thủ tướng. Hai ông này còn chỉ đạo mua ụ nổi 83M cũ nát gây thiệt hại gần 367 tỷ đồng của Nhà nước. Từ khi mang từ Nga về, chiếc ụ nổi này chưa từng được sử dụng do hư hỏng, mỗi ngày mất khoảng một tỷ đồng chi phí bến bãi, sửa chữa. Các bị cáo đồng phạm cũng được xác định làm trái quy định của Nhà nước.

http://danviet.vn/phap-luat/khong-co-chuyen-duong-chi-dung-chet-trong-trai-giam-709977.html







67.

15:12 | 21/09/2016




Trao đổi với phóng viên sáng 21/9, ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) cho rằng, tỉnh Thanh Hóa cần kiểm tra, làm rõ thông tin trên mạng xã hội về những khối tài sản rất lớn của một nữ trưởng phòng thuộc Sở Xây dựng Thanh Hóa. Thanh tra Chính phủ cũng sẽ có ý kiến để tỉnh Thanh Hóa xem xét việc đó thế nào khi dư luận xã hội nêu ra như vậy.



can lam ro thong tin ve khoi tai san cua nu truong phong o thanh hoa
Ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ (Ảnh: Thế Kha).


Thưa ông, đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện nay về kê khai tài sản thì vị trí trưởng phòng của Sở có thuộc diện phải kê khai hàng năm và công khai bản kê khai tài sản đó trong nội bộ cơ quan đang công tác hay không?
Trưởng phòng là phải kê khai tài sản hàng năm rồi. Bây giờ xuất hiện nhiều thông tin nói có nhiều tài sản thế thì tỉnh Thanh Hóa phải xem thông tin đó có đúng không. Đã là đảng viên, trưởng phòng rồi thì phải làm, phải báo cáo về chuyện đó.
-Thông tin về khối tài sản rất lớn của một nữ Trưởng phòng được lan truyền trên mạng xã hội, Facebook có được coi là một nguồn thông tin buộc Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa phải vào cuộc xác minh để làm rõ đúng, sai thế nào?
Đó là cái mà lãnh đạo đơn vị đó phải nghiên cứu đấy. Lính của mình thì có quyền hỏi xem đúng không. Thủ trưởng trực tiếp ở Sở Xây dựng Thanh Hóa ấy phải hỏi lính của mình xem thông tin ấy ra làm sao.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý khác ở Thanh Hóa cần căn cứ vào đó để nghiên cứu, tìm hiểu xem có chính xác không, xem đó có phải thông tin giả tạo không?. Nhưng vẫn phải vào cuộc kiểm tra, kiểm định thông tin theo chức năng của mình.
Đối với thông tin về Giám đốc Sở Xây dựng hoặc trưởng phòng thì Thanh tra tỉnh Thanh Hóa sẽ nghiên cứu. Thanh tra Chính phủ cũng sẽ nghiên cứu thông tin đó có đúng hay không đúng, bởi bây giờ ghép ảnh, ghép thông tin lung tung lắm nên phải kiểm định lại, chứ mới nghe thông tin đó mà vào kiểm tra ngay là không đúng đâu.
-Mới đây Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có văn bản gửi Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định những thông tin lan truyền trên mạng xã hội, blog vừa qua là vu khống, bịa đặt, sai sự thật. Vậy thì những thông tin về khối tài sản của bà trưởng phòng thuộc Sở Xây dựng vẫn có thể kiểm tra lại để đi tới kết luận xem đúng sai thế nào chứ, thưa ông?
Đúng rồi, các cơ quan phải kiểm định lại. Ngoài việc căn cứ vào báo cáo văn bản thì phải xem lại, xem báo cáo đó với thực tế thế nào thì phải nắm tình hình, chứ còn kiểm tra, thanh tra vào ngay thì chưa hẳn, vội vã quá.
Phải nắm xem báo cáo đó đúng thực tế không hoặc như thế nào?. Cho dù đồng ý báo cáo đúng thì phải nắm tình hình mới biết được chứ.
can lam ro thong tin ve khoi tai san cua nu truong phong o thanh hoa
Trụ sở Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa.
-Với trách nhiệm là cơ quan tổng hợp, quản lý nhà nước về kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ công chức, viên chức, Thanh tra Chính phủ có giám sát hoặc yêu cầu cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa kiểm tra, báo cáo về sự việc này hay không?
Thanh tra Chính phủ hàng năm đều tổng hợp báo cáo chung của các tỉnh, thành phố trên cả nước. Thanh tra Chính phủ không quản lý bản kê khai tài sản của các cấp này nhưng Thanh tra Chính phủ sẽ có ý kiến để tỉnh xem việc đó thế nào khi dư luận xã hội, báo chí nêu như thế. Ủy ban Kiểm tra, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Thanh tra tỉnh Thanh Hóa cần xem báo cáo có trung thực không.

-Xin cảm ơn ông !

Trước đó, nhiều trang mạng xã hội, Facebook lan truyền một bài viết kèm theo nhiều hình ảnh để nói về mối quan hệ tình cảm giữa Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá Trịnh Văn Chiến với một nữ Trưởng phòng thuộc Sở Xây dựng.
Theo thông tin này, nữ trưởng phòng Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa sở hữu rất nhiều biệt thự sang trọng ở Khu đô thị Bình Minh, Khu du lịch FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa), quận Thanh Xuân (Hà Nội), một quần thể sân tennis ở Đồng Chiệc (TP Thanh Hóa), nhiều ô tô hạng sang,...
Trả lời nhiều cơ quan báo chí, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đều khẳng định thông tin trên mạng xã hội, Facebook về mối quan hệ tình cảm giữa ông với nữ trưởng phòng này là vu khống, bịa đặt.
Tiếp đó, ông Đỗ Trọng Hưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa ký văn bản gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị chỉ đạo, xử lý việc đưa tin bịa đặt, sai sự thật về Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và các lãnh đạo khác ở tỉnh này.
Văn bản nêu rõ, thời gian gần đây, một số blog, mạng xã hội đã đăng những tin, bài phản ánh không đúng tình hình ở tỉnh Thanh Hoá, trong đó có một số bài viết hoàn toàn sai sự thật, không có cơ sở, vu khống, bôi nhọ lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá, mà trực tiếp là Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa.
Việc này đã làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, môi trường đầu tư, hình ảnh, vị thế của tỉnh Thanh Hoá và uy tín, hình ảnh của các lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá.
“Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá xin khẳng định: Những thông tin mà blog, mạng xã hội viết về đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh trong những ngày gần đây là hoàn toàn sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt, không có căn cứ, nhằm mục đích bêu xấu, bôi nhọ, hạ uy tín của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh để phục vụ cho mưu đồ, mục đích cá nhân của một số người.
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã và đang chỉ đạo các cơ quan chức năng báo cáo với Trung ương và tổ chức điều tra, xác minh, kết luận và sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”- văn bản của Tỉnh ủy Thanh Hóa nêu rõ.
http://petrotimes.vn/can-lam-ro-thong-tin-ve-khoi-tai-san-cua-nu-truong-phong-o-thanh-hoa-482351.html





66.


Tổng Bí thư lần đầu tiên tham gia Đảng ủy Công an Trung ương



21/09/2016 11:30

Lần đầu tiên trong các nhiệm kỳ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham gia Đảng ủy và Ban thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương cùng với Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.


Sáng 21-9, Lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị Khóa XII về việc chỉ định Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020 đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh; cùng các đồng chí lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương; Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Tổng Bí thư; Bộ Công an đã tham dự.


Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử - Ảnh: CAND
Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử - Ảnh: CAND
Tại buổi lễ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc chỉ định Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020, gồm 16 người; Ban thường vụ Đảng ủy gồm 7 người, trong đó có 3 Lãnh đạo Đảng, Nhà nước là: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Đây là lần đầu tiên trong các nhiệm kỳ, Tổng Bí thư tham gia Đảng ủy và Ban thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu chỉ đạo, nhấn mạnh 5 vấn đề trọng tâm cần tập trung thực hiện trong thời gian tới. Trong đó, Đảng ủy Công an Trung ương phải thật sự là một tập thể đoàn kết, vững mạnh, phát huy trí tuệ tập thể, thống nhất ý chí, hành động, nghiêm túc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt công tác công an. Từng đồng chí Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương phải thực sự gương mẫu, cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư; nói đi đôi với làm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong chỉ đạo, trong hành động; có ý thức trách nhiệm cao đóng góp vào các quyết định chung của Đảng ủy Công an Trung ương; phát huy hơn nữa năng lực, trí tuệ để phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân, xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, trong sạch, vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Tổng Bí thư yêu cầu Đảng ủy Công an Trung ương thực hiện có nền nếp và tiếp tục đổi mới phương pháp, phong cách, lề lối làm việc, phát huy trách nhiệm cá nhân; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; nâng cao chất lượng các cuộc họp, hội nghị của Đảng ủy, Ban Thường vụ Công an Trung ương; đổi mới việc xây dựng, ban hành các nghị quyết, chỉ thị, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương. Trong từng thời điểm, phải bám sát tình hình thực tiễn để lựa chọn, xác định nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo.
Tổng Bí thư chỉ rõ: Quy chế làm việc của Đảng ủy Công an Trung ương; Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, Nghị quyết lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng bộ Công an Trung ương là những vấn đề hết sức cơ bản, quan trọng, định hướng nhiệm vụ, xác định nguyên tắc, quy trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy trên tất cả các mặt công tác trong Đảng bộ Công an Trung ương và lực lượng Công an nhân dân. Quy chế làm việc phải trên cơ sở kế thừa các khóa trước, phân định rõ, cụ thể hơn nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc của tập thể và cá nhân; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương theo hướng “chia” đầu việc, “cộng” trách nhiệm, “nhân” sức mạnh. Chương trình làm việc toàn khóa thể hiện sự chỉ đạo toàn diện, nhưng có trọng tâm, trọng điểm; coi trọng việc tổng kết và kiểm tra thực hiện; đồng thời phải điều chỉnh, bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và những chủ trương lớn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho sát hợp với thực tiễn tình hình hoạt động của Đảng bộ Công an Trung ương.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, Đảng ủy Công an Trung ương phải quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội lần thứ XII, cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ban hành các nghị quyết, chỉ thị để lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các mặt công tác công an; nâng cao năng lực nắm tình hình, phân tích, đánh giá, dự báo chiến lược, nhận diện sớm các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia để kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước về đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự.
Tổng Bí thư đặc biệt lưu ý, Đảng ủy Công an Trung ương phải hết sức coi trọng và tập trung xây dựng Đảng bộ Công an Trung ương, các tổ chức Đảng trong Công an nhân dân và lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối trung thành với Đảng và Tổ quốc, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đủ sức hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống. Xác định công tác xây dựng Đảng là then chốt, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, đề cao trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luât là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu; công tác cán bộ là khâu quyết định, tổ chức lực lượng Công an theo hướng “tinh, gọn, mạnh”, cơ cấu tổ chức phù hợp. Nghiêm túc, thẳng thắn đánh giá, nhận diện và đề ra những giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng; tiếp tục xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, đây là lần đầu tiên Đảng ủy Công an Trung ương vinh dự được 3 lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước cùng tham gia. Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Thời gian tới, Đảng ủy Công an Trung ương mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, sự phối hợp, hiệp đồng có hiệu quả của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các địa phương.
Thượng tướng Tô Lâm nhấn mạnh, Đảng ủy Công an Trung ương nguyện đoàn kết một lòng, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh; phát huy năng lực, chủ động, sáng tạo, kế thừa, phát huy truyền thống Anh hùng của lực lượng Công an nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cao cả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó.
Sau Lễ công bố, Đảng ủy Công an Trung ương đã họp Phiên thứ nhất, thông qua chương trình làm việc toàn khóa nhiệm kỳ 2015-2020, Quy chế làm việc của Đảng ủy Công an Trung ương; bầu Ủy ban Kiểm tra của Đảng ủy Công an Trung ương và một số vấn đề quan trọng khác.
Theo TTXVN











http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/tong-bi-thu-lan-dau-tien-tham-gia-dang-uy-cong-an-trung-uong-20160921112419345.htm



65. Bình luận của Phạm Thị Hoài



Vòng ma trận đỏ





Nếu không có câu chuyện ngôn ngữ, suýt nữa tôi đã bỏ sót show diễn “Trịnh-Nguyễn phân tranh”. Một ông Trịnh Xuân Thanh nào đó ném thẻ Đảng – bảo bối vô giá của cuộc đời ông cho đến khi nó thành vô giá trị – vào mặt một ông Nguyễn Phú Trọng nào đó, người cai quản tối cao 4,5 triệu bảo bối như thế. Vụ so găng này được coi là chưa có tiền lệ. Giật gân như vậy thì trước hết nó là một quả bom giải trí trong thời đại sống để giải trí và chết vì giải trí của chúng ta. Từ nhiều năm nay, nguồn giải trí dồi dào nhất cho công chúng Việt Nam là hậu cung của giới quý tộc đỏ. Sau đó, nó hứa hẹn một sức công phá chính trị nhất định. Nhiều người cho rằng nó phơi bày những tử huyệt của hệ thống. Nhiều hơn nữa tin rằng nếu không làm thành lũy Ba Đình rung chuyển thì nó cũng là quân cờ domino đầu tiên kéo theo sinh mệnh chính trị của một số nhân vật ở thượng tầng quyền lực và sắp xếp lại bàn cờ quốc gia. Như thể những hứa hẹn của Quan Làm Báo hay Chân Dung Quyền Lực chưa đủ hão.
Tôi chưa bao giờ mê chuyện đồng chí nào đeo đuổi đi đêm đâm đinh đấu đá đỡ đít đánh đĩ đạp đổ đồng chí nào. Họ nhiều quá và giống nhau quá, mà tính tôi thì chóng chán. Nếu họ lại đi xe Lexus nữa thì không còn gì chán hơn. Vì sao tôi phải chú ý đến ông Thanh-gì-nhỉ?
Vì chuyện biển xanh biển trắng ư? Đủ lấy được ở tôi một cái ngáp ngắn. Tất nhiên là nó tởm lợm và lời biện bạch của đương sự thì đáng buồn nôn ở cả hai khía cạnh: ngu dốt và trơ trẽn, song trong môi trường mà ông ta chỉ là một sản phẩm tất yếu, nơi đen trắng đổi kiếp xoành xoạch và hợp pháp thì trắng thành xanh rồi xanh lại thành trong trắng chẳng qua là áp dụng linh động sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về “cần kiệm liêm chính chí công vô tư”.
Vì chuyện 3000 tỉ ở PVC ư? Hai cái ngáp ngắn: thua lỗ, thất thoát, sai phạm là tên cúng cơm của khối doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn xã hội đen tư bản đỏ. Hơn bốn năm trước, báo chí Việt Nam rộ lên vài ngày tin18.000 tỉ sai phạm tài chính ở PVN, công ty mẹ của PVC,dưới thời ông Đinh La Thăng. Ừ, thì sao?
Vì chuyện trốn thoát ra nước ngoài ư? Ngáp dài. Chuyện anh em nhà họ Dương hay hơn hẳn. Tôi thường ghé trang của Interpol thăm người Việt. Từ nhiều năm nay, chưa bao giờ Việt Nam không chiếm trọn suất cao nhất được hiển thị, thường xuyên là 160 nhân vật bị truy nã đỏ, cùng đẳng cấp với những quốc gia khổng lồ như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Mỹ, Brazil, vài nước Đông Âu như Bạch Nga, Rumani, Ukraine và vài nước Nam Mỹ như Argentina, Honduras. Để so sánh: hiện Nhật truy nã 2, Thái Lan 0, Đài Loan 0, Lào 0, Campuchia 42, Đức 6, Nam Phi 53, Úc 3. Đào tẩu là chương trình cài sẵn trong cuộc đời của quan chức và đại gia Việt Nam ở thời tranh chấp giữa “mọi thứ đều được phép vì chẳng có gì là đúng” và “chẳng có gì được phép vì mọi thứ đều sai”. Lính cũ của ông Thanh, một cựu giám đốc cũng họ Trịnh, đã tháo chạy sang quốc gia cựu thù. Hơn 4 năm nay, nhân vật bị cáo buộc là từng chỉ đạo rút tiền công chi nửa tỉ mừng sinh nhật bố sếp Thanh này vẫn an toàn. Trên trang của Interpol, tên Trịnh Văn Thảo không và chưa bao giờ xuất hiện ở tất cả các thời điểm khác nhau từ giữa năm 2012 mà tôi ghé thăm.
Vì chuyện công khai tố cáo vì bị oan sai gì đó ư? Hai cái ngáp dài. Dương Chí Dũng cũng kêu oan, cũng gửiđơn tố cáo. Đại án Nguyễn Đức Kiên: kêu oan. Đại án Huyền Như: kêu oan. Đại án Vifon: kêu oan. Đại ánALCII: kêu oan. Đại án VDB Đắk Nông: kêu oan. Đại án Agribank CN 6: kêu oan. Gần đây nhất, đại án Phạm Công Danh: kêu oan. Và “bố sếp Thanh”, qua ngòi bút biết bày tỏ cảm thông pha chút ái ngại với giới quyền lực của nhà báo kỳ cựu Xuân Ba, dường như cũng bắt đầu ngỏ lời kêu oan cho vụ nửa tỉ mừng sinh nhật vừa nhắc. Tiếng oan dậy đất Việt, chỉ có điều chúng ta không còn hoảng hốt ngẩn ngơ. Hệ thống ấy đẻ ra nền tư pháp ấy, và những quan oan ấy đều đã thủ lợi không tài nào tả xiết từ chính hệ thống ấy. Bồi dưỡng ông Trịnh-quan-oan thành hạt giống chống hệ thống, theo tôi, là chuyện nhảm nhí. Kẻ cắp cũng có quyền đòi công lý, song không thể là cái công lý mà kẻ cướp đang nhân danh. Ông Thanh vẫn lẫn lộn giữa pháp trị và đảng trị.
Vì chuyện bổ nhiệm ư? Bây giờ thì tôi ngáp sái quai hàm. Vẫn quá nhạt so với Dương Chí Dũng hay thậm chí với Nguyễn Xuân Sơn, người thì chờ thi hành án tử, người thì triển vọng một án tù 30 năm đang đợi, cả hai đều được bổ nhiệm “đúng thẩm quyền, đúng trình tự thủ tục“, “đúng quy trình, quy định của pháp luật“, “chặt chẽ, công khai minh bạch, dân chủ“. Hay tốt nhất, hãy nhìn vào vòng chuyển động của ngôi sao Đinh La Thăng trên bầu trời chính trị Việt Nam: mỗi lần để lại một vùng đen, nó chỉ thêm phần sáng.
Song nhờ chuyện bổ nhiệm này tôi mới biết một chi tiết tuy nhỏ nhưng thú vị về ngôn ngữ. Bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết “ông Thanh không nằm trong danh sách cán bộ luân chuyển“, còn đường từ Bộ Công Thương đến Hậu Giang của ông Thanh được lót bằng quyết định thuyên chuyển công tác. Luân chuyển và thuyên chuyển khác nhau thế nào?
Phần lớn người Việt hiểu thuyên chuyển như chuyển, được dùng chủ yếu trong kết hợp thuyên chuyển công tác, cùng nghĩa với thuyên chuyển cán bộ từ công tác hay địa điểm A sang công tác hay địa điểm B. Thuyên chuyển không phải là một sự bổ nhiệm mang tính tuyển chọn tích cực. Nó chỉ mang tính trung lập hoặc thậm chí tiêu cực, người ta bị thuyên chuyển ngoài ý muốn. Song nếu được học (hay phải học?) chữ Hán – tức Hán tự cổ chứ không phải tiếng Trung hiện đại -, chúng ta sẽ khá bối rối: nghĩa của chữ thuyên (銓) trong thuyên chuyển (銓 轉) là tuyển chọn kẻ hiền bổ vào làm quan. Trong ngôn ngữ của bộ máy hành chính-chính trị hiện nay, thuyên chuyển đã đánh mất vai trò “chọn mặt gửi vàng” này, nhường nó cho một khái niệm khác đảm nhiệm: luân chuyển.
Luật Cán bộ, Công chức (2008), chương 1, điều 7, mục 11, định nghĩa: “Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.” Với Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị năm 2002, luân chuyển cán bộ trở thành “một trong những kênh quan trọng để tạo nguồn cho cán bộ cấp chiến lược”. Nói cách khác, luân chuyển đi liền với quy hoạch, cơ cấu nhân sự lãnh đạo. Đến đây, sự khác biệt tinh tế giữa việc ông Thanh chỉ được thuyên chuyển chứ không được luân chuyển về Hậu Giang đã từ từ hiện ra trong mắt thịt của chúng ta, ông đã nằm ngoài quy hoạch, dù chúng ta vẫn không biết trước đó, từ PVC sang Bộ Công Thương ông đã được cơ cấu hay hư cấu (viết riêng cho các tín đồ thanh giáo Hán tự: chữ  ở đây là một kết hợp 51% Việt và 49% Hán).
Chữ luân (輪) trong luân chuyển (輪轉) là cái bánh xe, cái vòng tròn. Chính sách vòng tròn của Đảng sau 14 năm thực hiện đã cống hiến cho tiếng Việt một từ thú vị: chạy luân chuyển (chạy là một trong những động từ đặc trưng nhất cho sự tồn tại của người Việt) và tạo ra một ma trận chằng chịt những bài binh bố trận mù mịt, những mưu toan tiến thoái, những nhập nhằng đổi chác, những bước đệm và những cú chui háng, những cam kết trước khi trời sáng và những vụ thanh trừng nửa đêm, những chiếc ghế cần sang tên,  những sự nghiệp cần tráng men và trước hết: những vết nhơ cần xóa, những bê bối cần hóa giải. Trong ngân hàng nhân sự của Đảng, các đồng chí nợ xấu sau vài vòng luân chuyển lại sạch sẽ như người cộng sản vừa bước ra từ giáo trình Mác-Lê. Hệ thống tự xây cho mình cung mê, để rốt cuộc không tìm ra cửa thoát. Luân chuyểnthành luân vong, lại một chữ luân () định mệnh.
Ông Trịnh-gì-nhỉ có thể lấy cảm hứng hậu duệ, rủ tất cả các quan Trịnh đang trốn nã ở nước ngoài (Đàng Ngoài) lập chính phủ lưu vong chống các quan Nguyễn đang ngồi lên pháp luật ở trong nước (Đàng Trong). Song cá nhân tôi tin rằng show Trịnh-Nguyễn đang diễn này chỉ đủ bi hài nhí nhố cho một vụ chém gió (chémcũng là một động từ đặc trưng) không đáng một ghi chú của lịch sử. Lịch sử đã dành một chương lớn cho nhà Tây Sơn, những lãnh tụ của dân, đứng ra dẹp cả Nguyễn lẫn Trịnh.

18/9/2016
P.T.H.

http://baotreonline.com/vong-ma-tran/

7 nhận xét:

  1. 71. Huy Đức bình luận

    "
    By Osin, on Tháng Chín 26, 2016 at 7:16 sáng

    Thanh hay Thăng

    Cho đến trước khi bị C46 triệu ra Hà Nội, Vũ Đức Thuận vẫn nương náu trong biệt thự Trần Quốc Thảo. Rất lạ là báo chí chỉ đặt câu hỏi, ai đã “làm công tác cán bộ” cho Trịnh Xuân Thanh mà không nói gì về “quy trình” Đinh La Thăng dàn xếp cho đồng phạm của Thanh, Vũ Đức Thuận. Vì sao Thuận, một kẻ mà dấu hiệu phạm tội đã rõ từ năm 2013, vẫn được Đinh La Thăng đưa về làm Chánh văn phòng Bộ Giao thông, rồi kéo vào Sài Gòn làm trợ lý.

    Trả lờiXóa
  2. 72. Nghi vấn về bằng đại học của Trịnh Xuân Thanh

    "Nghi án" cấp bằng đại học sai quy định cho Trịnh Xuân Thanh?

    Trả lờiXóa
  3. 73. Một số bài đã vừa bị xóa, ở đây chúng được khôi phục lại từ cache của gg.

    Thời điểm này, còn thấy tờ Dân Việt là chưa rút bài.



    Từ Bộ GTVT, ông Vũ Đức Thuận được đề nghị chuyển về Thành ủy TP.HCM

    authorVinh Hải Thứ Năm, ngày 29/09/2016 16:19 PM (GMT+7)
    (Dân Việt) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, ông Vũ Đức Thuận chuyển công tác khỏi Bộ GTVT theo đề nghị của Thành ủy TP.HCM.

    Trả lờiXóa
  4. 76. Ông Đinh Thế Huynh chính thức xác nhận Trịnh Xuân Thanh đang ở châu Âu

    'Trịnh Xuân Thanh đã trốn sang châu Âu'
    04/10/2016 17:27 GMT+7
    - Trịnh Xuân Thanh đã trốn sang nước ngoài, sang châu Âu. Hiện đã khởi tố và đang truy nã bắt Trịnh Xuân Thanh về quy án - Thường trực Ban Bí thư nói với cử tri.
    >> Chủ tịch nước: Trịnh Xuân Thanh có trốn cũng không thoát
    Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh nhận được câu hỏi của cử tri quận Thanh Khê (Đà Nẵng) về Trịnh Xuân Thanh, trong buổi tiếp xúc chiều nay.
    Cử tri Đà Nẵng đề nghị xem xét lại việc Trịnh Xuân Thanh tự nhiên biến mất, sau khi bị kết luận là gây thất thoát hàng ngàn tỷ tiền của Nhà nước. Dù cơ quan chức năng luôn có nhiều tai mắt nhưng sao ông Thanh vẫn bỏ trốn được?

    Trả lờiXóa
  5. 80. Ông Trịnh Xuân Giới và biệt thự Tam Đảo


    Biệt thự tuyệt đẹp trên đỉnh Tam Đảo và bóng dáng Trịnh Xuân Thanh

    Trả lờiXóa
  6. 82. Ông Trịnh Xuân Giới thừa nhận:

    Thứ Sáu, 07/10/2016 - 06:49

    Bố đẻ Trịnh Xuân Thanh thừa nhận biệt thự hàng triệu USD trên đỉnh núi Tam Đảo

    Trả lờiXóa
  7. 84.


    Tư liệu bằng cấp của Trịnh Xuân Thanh ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia (?)

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.