Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

05/01/2016

Nam Định: Triển lãm Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt

Tin các nơi.


Thứ Sáu, 25/12/2015, 15:45:44
 Font Size:     |  
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Bạch Ngọc Chiến (đứng giữa) cùng các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm chuyên đề: “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt - Bản sắc và giá trị ”, tại Bảo tàng Nam Định.
 Font Size:     |  
NDĐT - Sáng nay (25-12), tại TP Nam Định, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Nam Định phối hợp khai mạc Triển lãm chuyên đề: “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt - Bản sắc và giá trị ”.
Có gần 100 hiện vật, tài liệu trưng bày tại Triển lãm, chia làm ba nội dung: Nam Định - Trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu; Bản sắc và giá trị cúa Di sản (Mẫu – Tâm – Đẹp – Vui); Hoạt động nghiên cứu khoa học và vinh danh Di sản.
Theo Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định Nguyễn Văn Thư, Triển lãm lần này nhằm giúp công chúng nhận diện một cách hệ thống, toàn diện về bản sắc và giá trị của Di sản “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”; đồng thời tuyên truyền, quảng bá Di sản, hướng tới việc UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh) do cộng đồng người Việt sáng tạo từ lâu đời, là sản phẩm của tư duy, nhận thức về tự nhiên và xã hội của cư dân nông nghiệp lúa nước với điều kiện sống và môi trường tự nhiên chung quanh.
Tín ngưỡng thờ Mẫu chứa đựng giá trị đạo đức và nhân văn sâu sắc. Đó là tâm thức “uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh những người tài giỏi có công với dân, với nước, trở thành một biểu tượng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; trong đó hình tượng người Mẹ - Mẫu là trung tâm, đồng nhất với Mẹ tự nhiên sản sinh, bào trữ và che chở mang lại điều tốt lành cho con người ở thế giới thực tại.
Tín ngưỡng thờ Mẫu còn là sự tích hợp nhiều hình thức văn hóa dân gian, tiêu biểu là Nghi lễ chầu văn - một hình thức sân khấu tâm linh huyền ảo, mang đầy tính thiêng.
Quần thể Di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định) với gần 20 đền, phủ, chùa, lăng thờ Mẫu Liễu Hạnh và các vị thần linh được coi là Trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.
Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định được tổ chức vào đầu tháng ba (âm lịch) hằng năm, là một trong hai Lễ hội lớn nhất ở Nam Định và cả nước, gắn liền với câu ca “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”.
Trong các năm 2012, 2013 “Nghi lễ chầu văn của người Việt” và “Lễ hội Phủ Dầy” đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Từ năm 1992 đến nay, đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học ở trong và ngoài nước nghiên cứu về Tín ngưỡng thờ Mẫu, làm cơ sở để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng UBND tỉnh Nam Định phối hợp xây dựng Hồ sơ đề cử quốc gia trình UNESCO xem xét vinh danh “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong thời gian tới.
Sau lễ khai mạc, khá đông nhân dân đến tham quan triển lãm.
Một số hình ảnh, tư liệu trưng bày tại Triển lãm.
Tin và ảnh: ĐẶNG NGỌC OANH




Các đại biểu tham quan triển lãm. (Ảnh: Hiền Hạnh/TTXVN)
(Cinet)- Ngày 25/12, Bảo tàng tỉnh Nam Định phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam khai mạc triển lãm chuyên đề “Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt - Bản sắc và giá trị”.
Triển lãm nhằm giúp công chúng nhận diện một cách hệ thống, toàn diện về bản sắc và giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, đồng thời tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, hướng tới việc UNESCO xem xét công nhận đây là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Triển lãm trưng bày 3 phần chia làm các nội dung chính: Nam Định - Trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu; Bản sắc và giá trị của di sản (Mẫu - Tâm - Đẹp - Vui) và hoạt động nghiên cứu khoa học, vinh danh di sản.

Theo ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định: Tín ngưỡng thờ Nữ thần - Mẫu do cộng đồng người Việt sáng tạo từ lâu đời, là sản phẩm của tư duy, nhận thức về tự nhiên và xã hội của cư dân nông nghiệp lúa nước với điều kiện sống và môi trường tự nhiên xung quanh. Tín ngưỡng thờ Mẫu chứa đựng nhiều giá trị đạo đức và nhân văn sâu sắc. Đó là tâm thức “Uống nước nhớ nguồn”, trong đó người Mẹ - Mẫu là trung tâm. Bên cạnh đó, Tín ngưỡng thờ Mẫu còn là sự tích hợp nhiều hình thức văn hóa dân gian bản địa như: Âm nhạc, ngôn ngữ, tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống, trang phục, kiến trúc, ẩm thực… mà tiêu biểu là nghi lễ Chầu văn - một hình thức sân khấu tâm linh huyền ảo và mang đầy tính thiêng.

Nam Định là một trong những trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu lớn với nhiều địa điểm thờ phụng, đặc biệt Quần thể Phủ Dầy là nơi hội tụ nhiều giá trị vật thể và phi vật thể của tín ngưỡng này.

Trong các năm 2012, 2013 “Nghi lễ chầu văn của người Việt” và “Lễ hội Phủ Dầy” đã được Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Từ năm 1992 đến nay, đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học ở trong và ngoài nước nghiên cứu về Tín ngưỡng thờ Mẫu, làm cơ sở để Bộ VHTTDL cùng UBND tỉnh Nam Định phối hợp xây dựng Hồ sơ đề cử quốc gia trình UNESCO xem xét vinh danh “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong thời gian tới.

Dịp này, Sở VHTTDL tỉnh Nam Định đã trao 22 Giấy khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác sưu tầm, bảo tồn các hiện vật và giá trị của đạo Mẫu.

T.H
- See more at: http://cinet.vn/articledetail.aspx?articleid=26460&sitepageid=415#sthash.gCC9VeED.dpuf

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.