Điều quan tâm là: hiện nay, pho tượng này được bảo quản ở đâu ?
HTX Trúc Sơn này thuộc vào làng đúc đồng Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội).
Ở dưới là nguyên văn từ VNN.
---
Bác Hồ và 'dự án' đúc tượng dang dở 46 năm trước
- Báo Hà Nội mới ra ngày chủ nhật 11/1/1969, đưa tin và đăng ảnh HTX cơ khí Trúc Sơn, Ngũ Xá, Ba Đình, đúc thành công tượng đồng Bác Hồ nặng 70 kg. Đọc báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh biết được tin này và không hài lòng.
“Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử” được NXB Chính trị quốc gia phát hành lần đầu tiên, tập 1, năm 1992, vào dịp 102 năm ngày sinh của Người.
Công trình lịch sử này được kết cấu theo đơn vị thời gian (năm, tháng, ngày, có khi đến từng giờ), với những ghi chép kiểu có gì ghi nấy, kèm theo chú thích nhằm làm rõ hơn sự kiện.
Quyển tập 10, xuất bản năm 1996, ghi chép lại khoảng 1.000 sự kiện, hoạt động của Hồ Chủ Tịch, trong những năm tháng cuối cùng, từ ngày 1/1/1967 đến ngày Bác ra đi, 2/9/1969. Tại trang 287-288, ghi chép hoạt động của Bác đầu năm 1969, có đoạn như sau:
“Tháng 1, ngày 21
7 giờ 30, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc với đồng chí Hà Huy Giáp về vấn đề cử cán bộ đi công tác ở Pari (Pháp).
9 giờ đến 10 giờ, các bác sĩ khám sức khỏe cho Người.
14 giờ 30, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc với đồng chí Tố Hữu về vấn đề Hợp tác xã cơ khí Trúc Sơn đúc tượng Người. Người hỏi rất tỉ mỉ: Ai chủ trương làm việc đó và chỉ thị không được làm tiếp nữa (1).
16 giờ 30, Người làm việc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mời Đại tướng dùng cơm với Người.
Khoảng 21 giờ - 22 giờ, Người cảm thấy đau tức ở mỏ ác. Các bác sĩ Bảo và Mẫn đến khám và làm điện tâm đồ cho Người”.
Chú thích (1) cho sự kiện diễn ra trong ngày này, cuốn sách cho biết:
“Báo Hà Nội mới ra ngày chủ nhật 11-1-1969, đưa tin và đăng ảnh HTX cơ khí Trúc Sơn, Ngũ Xá, Ba Đình, đúc thành công tượng đồng Bác Hồ nặng 70 kg. Đọc báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh biết được tin này và không hài lòng”.
Hơn 46 năm sau, lật giở từng trang sử sách, thật thấm thía giá trị lớn lao tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Nghĩa Nhân
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/255502/bac-ho-va--du-an--duc-tuong-dang-do-46-nam-truoc.html
Bác thì giản dị, khiêm tốn; dân thì tình cảm bát ngát dành cho bác; quan thì có bạc nghìn tỉ để dựng tượng người.
Trả lờiXóaRút cuộc thì ai cũng được.
Chả có chế độ nào lạ như cái chế độ này hehe.
không khéo anh em quan lại ngày nay lại biến ông Cụ thành cụ Hù...
Trả lờiXóaQuê Salam ở Vinh , mỗi lần về quê toàn hẹn hò bạn bè ra tượng đài Bác Hồ chơi . Phải nói Quảng trường HCM là một phần không thể thiếu của người dân Thành Phố Vinh . Là nơi mọi người sinh hoạt cộng đồng , thể dục sáng , tối , trẻ con có chỗ thả diều . Hầu như toàn thành phố đều dồn về đây , vì thế rất đông vui và náo nhiệt . Chỉ có mỗi tượng Bác và khu nhạc nước thôi , không có các công trình ăn theo , vì thế trông rất thoáng đãng
Trả lờiXóaCụ Hồ là một vĩ nhân , điều đó ai ai cũng phải công nhận , không có một tượng đài nào lớn hơn tượng đài trong lòng dân đối với Bác . Chỉ buồn là người ta luôn lạm dụng tên tuổi của Cụ , người được trao tặng giải thưởng " Học tập và làm theo tư tưởng của Bác " lại là " Anh hùng dổm " Hồ Xuân Mãn ( Huế ) thì thử hỏi có hài vãi ... thiệt lòng mà nếu còn sống Bác cũng chẳng muốn vậy đâu
Hồi xưa đi học còn nhớ mang máng mấy câu thơ nói về Bác của Tố Hữu
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng soi bóng lối mòn