Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

28/10/2014

Lại về từ điển tiếng Việt : đố tìm được cuốn nào có từ CÔNG THƯ

Tại sao là CÔNG THƯ, thì có thể đọc lại ở đây. Và có thể từ đây, từ này mới gia nhập từ điển tiếng Việt phổ thông.

Gần đây, nhiều cuốn từ điển liên quan đến tiếng mẹ đẻ của chúng ta được đưa ra luận bàn. Từ Nguyễn Lân, Nguyễn Cừ, Nguyễn Công Lý, rồi Vũ Chất, và mới đây nhất là tìm được cả một số "môn đệ" của Vũ Chất nữa (công tìm ra là của bác Hoàng Tuấn Công, được báo Giáo Dục "đột nhập" ngay tức thì). 

Chúng ta đi hết từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác. 


Ấy là chúng ta ngạc nhiên về những từ đã biết, đã có, và đã/đang được các nhà từ điển học thích nghĩa, cho ví dụ.

Bây giờ, thử đưa một từ chưa có, để chúng ta đi tìm. Đó là từ CÔNG THƯ. 

1. Đại khái, trong phạm vi từ điển tiếng Việt hiện đại phổ cập, thì thường dùng là Từ điển tiếng Việt của nhóm Hoàng Phê (Viện Ngôn ngữ học) biên soạn. Tạm chưa tính đến sách dạng chuyên ngành hẹp, chỉ dừng ở từ điển thông dụng đã.

Chẳng hạn, ở bản in năm 2003 của cuốn từ điển trên, ta không thấy có CÔNG THƯ. Chỉ có "công thổ" ở trước đó, và tiếp sau là "công thự" (dấu nặng).

trang 210

Trang bìa

2. Còn nhìn xéo sang tiếng Anh (với ý ngầm để tìm từ tương đương trong tiếng Việt), thì đã lâu, bạn Cu Nỡm đã chỉ ra rằng (trích từ một comment cho entry sau):

"



Ông luật sư của bạn vovinam2k7 xạo ke, công hàm là dịch từ khái niệm "diplomatic note" mà ra, đó là khái niệm quốc tế, đâu phải Trung Quốc muốn tùy tiện gọi sao cũng được. "Diplomatic note" hiểu theo nghĩa đen là các văn kiện ngoại giao chính thức nhằm giải quyết các công việc liên quan đến quan hệ giữa hai nước. 



Ngoài ra văn bản ngoại giao còn các loại hình khác như: tối hậu thư (ultimatum), bị vong lục (memorandum), sách trắng (white book), thư ngỏ (open letter), giác thư (diplomatic memorandum), hiệp định (agreement), hiệp ước (treaty), công ước (convention), nghị định thư (protocol), tuyên cáo lập trường (position paper). 

Tôi hoàn toàn không thấy có bất cứ văn kiện nào được gọi là công thư. Nếu coi công hàm Phạm Văn Đồng không phải là công hàm thì nó phải thuộc vào một trong các loại còn lại, song xét theo nội dung thì nó không thuộc bất cứ loại nào. Tóm lại công thư là khái niệm Việt Nam tự chế ra để làm giảm nhẹ tính chính thống của công hàm Phạm Văn Đồng. 

Nếu gọi văn bản thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Trung Quốc là lá thư thì còn bậy bạ hơn nữa, vì trong ngoại giao không có khái niệm lá thư, gọi nó là lá thư tức là một văn bản trao đổi riêng giữa hai người không liên quan đến quan hệ giữa hai nước. 


"

4 nhận xét:

  1. Công thư thì không có. Nhưng nếu bác Giao tra từ " thư công" thì có thể có. Có điều nó sẽ không phải là loại văn bản ngoại giao.
    Tôi đoán mò thế, vì không có và cũng chưa bao giờ tra từ điển tiếng Việt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo một bác có tên là luatk3q1001 ở comment của entry cũ (xem đường link ở dưới), thì, có một định nghĩa như sau: "Thư cá nhân nói việc công nên tạm gọi là công thư".



      Nguyên văn:

      luatk3q1001:10 Ngày 03 tháng 06 năm 2014
      -Công hàm: về hình thức là phải thông uqa ngoại giao, Đại sứ VNDCCH tại Trung Quốc trình cho lãnh đạo Trung Quốc. Công hàm phải có số má, ký hiệu, ...theo quy định.
      -Đây chính xác là 1 lá thư riêng của ông TT-Phạm Văn Đồng gửi TT-TQ. Thư cá nhân nói việc công nên tạm gọi là công thư. Điều này đâu có gì để tranh cãi.

      Đường link:
      http://giaovn.blogspot.jp/2014/05/cong-thu-la-cai-gi-ang-va-chinh-phu-hai.html?showComment=1414508111675#c7438550660031626925

      Xóa
  2. Thiết tưởng về mặt ngôn ngữ thì không có vấn đề gì, chẳng phải "người ta đi mãi mà thành đường" sao. (nều đi mãi được hihi)

    Cứ ngỡ bác Giao đề cập sự hô biến "công hàm" thành "công thư" nà muốn phản ánh 1 tâm lý sợ hãi nô bộc cố hữu chứ hehe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lẽ là vấn đề thuộc về tâm lí như bác Linh nói đó, chứ không còn là ngôn ngữ nữa.

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.