Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

03/06/2014

Vẫn về công hàm Phạm Văn Đồng 1958 : Dương Danh Huy một đối một với phản luận của Ngô Viễn Phú

Trong nguyên văn (xem ở dưới đây), Dương Danh Huy dùng "bình luận" mà không phải "phản luận". 

Theo tôi, đây là phản luận trực diện 1 đối 1 đầu tiên, dành cho phản luận của Ngô Viễn Phú, kể từ khi tôi giới thiệu và đưa bản dịch toàn văn bài của Ngô Viễn Phú (từ năm 2012) lên blog cá nhân.


Trước phản luận hôm nay của Dương Danh Huy, tại blog này, một thời gian trước đã thấy những phản luận từ nhiều góc nhìn khác nhau của các bạn vovinam2k7, Cu Nỡm, hehe, ...
Xem thêm ảnh và chi tiết ở đây (chú thích ở trên là theo nguồn trong link)

Chúng ta cần nhiều bài trực diện 1 đối 1 như thế này. Tuy vậy, gì thì gì, tôi vẫn đề nghị anh Dương Danh Huy ghi chú về xuất xứ tư liệu Ngô Viễn Phú (nguyên bản tiếng Trung và bản dịch đã công bố của tôi - đã có chú thích ghi đề nghị này từ 2012, đầu mục II).









Bài của DDH vừa đăng trên BVN.


---

03/06/2014



Bình luận về phản biện của Ngô Viễn Phú (*)



Dương Danh Huy

1. Luận điểm 1 của phía Việt Nam: Công hàm Phạm Văn Đồng chỉ thừa nhận chủ quyền 12 hải lí của Trung Quốc, mà không hề thừa nhận quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Bời vậy, về cơ bản, công hàm không đề cập đến vấn đề lãnh thổ, không đề cập đền quần đảo Tây Sa và Nam Sa.

Phản luận của Ngô: Đoạn thứ nhất trong “Tuyên bố lãnh hải”, mà chính phủ Trung Quốc đã công bố vào tháng 9 năm 1958, đã nói rất rõ rằng, phạm vi bao quát trong 12 hải lí của lãnh hải Trung Quốc là thích dụng cho tất cả lãnh thổ của Trung Quốc, trong đó, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.

Công hàm Phạm Văn Đồng đã rất rõ ràng “ghi nhận và tán thành” với tuyên bố về lãnh hải của chính phủ Trung Quốc, thì trước hết chính là thừa nhận và tán thành chủ trương về lãnh thổ của Trung Quốc, bởi vì chủ trương về lãnh hải có gốc là chủ quyền lãnh thổ, lãnh thổ không tồn tại thì lãnh hải cũng không có căn cứ.

Công hàm Phạm Văn Đồng không đưa ra bất cứ quan điểm bất đồng hay ý kiến bảo lưu nào về Tuyên bố Lãnh hải của chính phủ Trung Quốc, thì theo lô-gich, là cho thấy chính phủ Việt nam tán thành với toàn bộ nội dung của Tuyên bố Lãnh hải do chính phủ Trung Quốc đưa ra, trong đó, có bao gồm cả chủ trương “quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa thuộc vào lãnh thổ Trung Quốc”

Bình luận của DDH: Theo luật quốc tế, có 3 điều có thể làm cho một quốc gia mất chủ quyền mình đã có trên một vùng lãnh thổ, đó là
1. Công nhận chủ quyền của nước khác.
2. Gây ra estoppel không cho mình nói ngược lại điều mình đã nói.
3. Bị cho là đã acquiesced.

The luật quốc tế thì để xét CHPVĐ có bị vướng lỗi (1) và (2) hay không, tòa sẽ xét xem CH PVĐ có nói cụ thể gì về Hoàng Sa, Trường Sa hay không, và nếu có nói thì có phải là trong văn cảnh TQ và VNDCCH thảo luận về Hoàng Sa, Trường Sa hay không. Luật quốc tế đòi hỏi hai điều này. Nếu không nói cụ thể mà chỉ có thể bị/được suy diễn logic thì sẽ không đủ. Nếu nói trong văn cảnh khác với thảo luận về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa thì cũng sẽ không đủ. Trả lời cho 2 câu hỏi này dĩ nhiên là “Không”. Điều đó có nghĩa CHPVĐ chỉ có thể vướng lỗi (3), không vướng lỗi (1) hay (2).

Vấn đề ở đây là TQ và Ngô đã mạo nhận và biến lỗi (3) thành lỗi (1), còn phía VN thì mới chỉ nói 1/2 sự thật khi nói CH PVĐ không vướng lỗi (1), bỏ qua lỗi (3).

Nếu suy diễn logic bình dân thì dễ có ấn tượng sai lầm là lỗi (3) hay lỗi (1) thì cũng như nhau, nhưng trong trường hợp đặc thù của VNDCCH, VNCH, CHMNVN và CHXHCNVN thì lỗi (3) có ít hệ quả hơn lỗi (1). Nếu VNDCCH mắc lỗi (1) hay (2) thì có thể gây ra nghĩa vụ có tính ràng buộc pháp lý cho chính thể này, và nếu thế thì khi VNDCCH và CHMNVN thống nhất lại thành CHXHCNVN, CHXHCNVN sẽ phải thừa kế hai điều đối nghịch nhau: một bên là nghĩa vụ có tính ràng buộc pháp lý, thừa kế từ VNDCCH, bên kia là chủ quyền đối với HSTS, thừa kế từ CHMNVN. Sự đối nghịch đó sẽ đem lại rủi ro nhất định cho lập luận pháp lý của CHXHCNVN.

Nếu VNDCCH chỉ mắc lỗi (3), và sự thật là như thế, lỗi đó chỉ làm cho VNDCCH mất đi những gì mình có, nếu có, nhưng không gây ra nghĩa vụ có tính ràng buộc pháp lý cho chính thể này. Do đó, khi VNDCCH và CHMNVN thống nhất lại thành CHXHCNVN, CHXHCNVN chỉ thừa kế chủ quyền đối với HSTS từ CHMNVN, không có nghĩa vụ tính ràng buộc pháp lý bất lợi từ VNDCCH để thừa kế.

2. Luận điểm 2 của phía Việt Nam: Vào thập niên 1950, quan hệ giữa Trung Quốc và nước Mĩ là xấu, hạm đội 7 của hải quân Mĩ đóng giữ tại eo biển Đài Loan, uy hiếp sự an toàn của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố lãnh hải là để cảnh cáo nước Mĩ không được xâm phạm đến lãnh hải Trung Quốc. Công hàm Phạm Văn Đồng là nghĩa cử của chính phủ Việt Nam lên tiếng ủng hộ Trung Quốc dựa trên tình hữu nghị Việt – Trung tốt đẹp, ý nguyện đó không có liên quan đến lãnh thổ.

Phản luận của Ngô: Vào thời gian này, tình hữu nghị Việt – Trung tốt đẹp là sự thực, nước Mĩ lại là kẻ thù chung của hai nước Việt – Trung, Việt Nam lên tiếng ủng hộ Trung Quốc trên trường quốc tế chính là lí do tình cảm đó. Thế nhưng, trong vấn đề không thể hàm hồ là giao thiệp về chủ quyền lãnh thế như thế, cứ tự nói “ý nguyện” là thế này thế kia, để mà lật lại câu “ghi nhận và tán thành” rành rành trên giấy trắng mực đen, thì trong quan hệ quốc tế vốn trọng chứng cớ văn bản, sẽ không được người ta tin tưởng và công nhận đâu!

Bình luận của DDH: Đúng là luận điểm 2 của VN riêng nó không hoàn toàn bác bỏ được lập luận của Trung Quốc, và phản biện của Ngô chính xác về một số khía cạnh. Nhưng phản biện của Ngô cũng chỉ nói một phần của sự thật. Phần kia của sự thật là luận điểm 2 của Việt Nam cũng có giá trị pháp lý như sau.

The luật quốc tế thì để xét CHPVĐ có bị vướng lỗi (1) và (2) hay không, tòa sẽ xét xem CH PVĐ có nói cụ thể gì về Hoàng Sa, Trường Sa hay không, và nếu có nói thì có phải là trong văn cảnh TQ và VNDCCH thảo luận về Hoàng Sa, Trường Sa hay không. Lập luận 2 của Việt Nam nói lên điều văn cảnh của CH PVĐ là “hải quân Mĩ đóng giữ tại eo biển Đài Loan, uy hiếp sự an toàn của Trung Quốc ... Công hàm Phạm Văn Đồng là nghĩa cử của chính phủ Việt Nam lên tiếng ủng hộ Trung Quốc” chứ không phải là thảo luận về Hoàng Sa, Trường Sa giữa VNDCCH và TQ. Như thế, lập luận đó có tác dụng góp phần chứng minh CH PVĐ không vướng lỗi (1) và (2).

Vấn đề ở đây là phía VN có người dùng luận điểm (2) một cách quá mức luật quốc tế cho phép, trong khi Ngô thì cũng bác bỏ ý nghĩa của nó một cách quá mức luật quốc tế cho phép.

3. Luận điểm 3 của phía Việt Nam: Lúc đó, Việt Nam đang ở vào giai đoạn chiến tranh, Trung Quốc là nước viện trợ chính cho Việt Nam, để có được chiến thắng, Việt Nam không thể không thừa nhận Tuyên bố Lãnh hải của Trung Quốc.

Phản luận của Ngô: Cách biện luận này có ngầm ý sau: nếu không ở vào hoàn cảnh chiến tranh, nếu không cần sự viện trợ của Trung Quốc, thì Việt Nam sẽ không thừa nhận Tuyên bố Lãnh hải của Trung Quốc, không phát sinh (sự kiện) công hàm Phạm Văn Đồng. Thế nhưng, loại biện luận như thế này chỉ là miêu tả lại một sự thực đã xảy ra, không thể, dù một chút xíu, phủ định được hiệu lực của công hàm Phạm Văn Đồng.

Thêm nữa, không có bất cứ chứng cớ nào chứng minh việc Trung Quốc đã lợi dụng Việt Nam ở vào hoàn cảnh khó khăn đang cần sự giúp đỡ của Trung Quốc để dồn ép chính quyền Việt Nam phải nuốt bồ hòn làm ngọt mà thừa nhận chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Bản thân công hàm đã gửi cho chính phủ Trung Quốc và nội dung của nó cho thấy: tất cả đều là quyết định tự chủ tự nguyện của chính phủ Việt Nam.

Nói ngược lại, giả như ở vào thời điểm đó, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương rằng quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, thì từ lập trường dân tộc chủ nghĩa vững chắc và nhất quán của người Việt Nam, chính phủ Phạm Văn Đồng sẽ không gửi công hàm đó cho Trung Quốc, hoặc chí ít thì trong công hàm sẽ bỏ quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa ra bên ngoài.

Lại thêm nữa, cộng với chứng cớ là việc trước năm 1975, trong nhiều trường hợp (nói chuyện giữa nhân viên ngoại giao với nhau, bản đồ, sách giáo khoa), Việt Nam đều chủ trương rằng quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc, thì có thể chứng minh rằng, việc thừa nhận trong công hàm Phạm Văn Đồng rằng quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa thuộc lãnh thổ vốn có của Trung Quốc chính là cách suy nghĩ thực sự của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bình luận của DDH: Đúng là luận điểm 3 “của Việt Nam” là vớ vẩn. Nhưng theo tôi hiểu thì Việt Nam không chính thức có luận điểm “để có được chiến thắng, Việt Nam không thể không thừa nhận Tuyên bố Lãnh hải của Trung Quốc”, mặc dù có thể có cá nhân suy diễn như thế. Tôi cho rằng Ngô đang dựng người rơm lên chém. Nhưng người Việt cũng nên lưu ý không nên dùng luận điểm vớ vẩn này.

4. Luận điểm 4 của phía Việt Nam: Ở thời điểm đó (1954-1958), căn cứ theo Hiệp định Giơ-ne-vơ thì, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa đều thuộc phạm vi quản lí của nước Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam), tranh chấp lãnh thổ là giữa Trung Quốc và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, chính quyền miền Bắc là bên thứ ba ở ngoài không liên quan đến tranh chấp, chính quyền miền Bắc không có quyền xử lí đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa, vì vậy, công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị.

Phản luận của Ngô: Trước năm 1975, tức là trước khi chính quyền miền Bắc giành chiến thắng để thống nhất hai miền Nam Bắc, miền Bắc một mực tuyên bố mình là chính thống, là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt nam, và gọi chính quyền miền Nam là “bù nhìn”, là “chính quyền ngụy” phi pháp, cần phải tiêu diệt. Ở thời điểm đó, trên trường quốc tế, một số quốc gia có quan hệ tốt với miền Bắc, trong đó có Trung Quốc, đều thừa nhận miền Bắc là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt Nam; và phía Trung Quốc, vào ngày 18 tháng 1 năm 1950, thể theo đề nghị của chính quyền miền Bắc, đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với miền Bắc, hai bên cùng cử đại sứ (tới Hà Nội và Bắc Kinh). Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ những sự thực lịch sử không thể chối cãi đó, chính phủ Việt Nam hiện nay chính là nhà nước kế tục của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây, sau khi chiến thắng và thống nhất hai miền Nam Bắc, lẽ ra phải giữ vững chuẩn tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, cũng tức là tín nghĩa cho nền chính trị của quốc gia, giữ vững lập trường quốc gia trước sau như một, đằng này, tại sao lại vì lợi ích vốn không nên có, mà “qua cầu rút ván”, bội tín phản nghĩa?!

Nếu theo quan điểm đã nhắc đến ở trên của các học giả Việt Nam thì, miền Bắc là “bên thứ ba ở ngoài không liên quan”, như vậy, sẽ có nghĩa là thừa nhận địa vị hợp pháp của chính quyền miền Nam, và thế thì, những cái gọi là “bù nhìn” hay “chính quyền ngụy” chỉ là cách gọi càn, và việc “giải phóng miền Nam” của chính quyền miền Bắc chính là hành động xâm lược. Theo nguyên tắc của luật quốc tế, bên xâm lược không có quyền “kế thừa” lãnh thổ và tất cả các quyền lợi của bên bị xâm lược, thế thì, chính quyền Việt Nam hiện nay, vốn là kế tục của chính quyền miền Bắc trước đây, sẽ không có quyền lấy tư cách người kế thừa của chính quyền miền Nam để mà đưa yêu cầu về lãnh thổ đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.

Bình luận của DDH: Nhiều người (kể cả Ngô) lẫn lộn chính phủ/chính quyền với quốc gia. Việc lãnh đạo VNDCCH nói chính phủ VNCH là “Ngụy”, “Bù nhìn” là một động thái chính trị. Nó không có nghĩa VNCH không phải là một quốc gia. Theo Công ước Montevideo, việc VNCH có phải là một quốc gia hay không không tùy thuộc vào lãnh đạo VNDCCH nói chính phủ VNCH là gì. Cũng theo Công ước này, việc TQ công nhận VNDCCH không có nghĩa QGVN/VNCH không phải là một quốc gia.

Khi CPCMLT CHMNVN ra đời thì VNDCCH đã chính thức đã công nhận chính thể đó là đại diện pháp lý duy nhất cho miền Nam, tức là đã chính thức công nhận CHMNVN là một quốc gia khác với VNDCCH.

Không những thế, TQ cũng đã công nhận CPCMLT CHMNVN, tiếp nhận ngoại trưởng của CP đó, tức là đã công nhận miền Nam là một quốc gia khác với miền Bắc.

Việc TQ công nhận CPCMLT CHMNVN, cũng như TQ đã công nhận sự thống nhất là do hiệp thương thống nhất giữa hai quốc gia VNDCCH và CHMNVN năm 1976, chứ không phải do VNDCCH xâm lăng VNCH/CHMNVN, đã bác bỏ ý kiến của Ngô cho rằng “việc “giải phóng miền Nam” của chính quyền miền Bắc chính là hành động xâm lược. Theo nguyên tắc của luật quốc tế, bên xâm lược không có quyền “kế thừa” lãnh thổ và tất cả các quyền lợi của bên bị xâm lược, thế thì, chính quyền Việt Nam hiện nay, vốn là kế tục của chính quyền miền Bắc trước đây, sẽ không có quyền lấy tư cách người kế thừa của chính quyền miền Nam để mà đưa yêu cầu về lãnh thổ đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.

5. Luận điểm 5 của phía Việt Nam: Căn cứ theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, chính quyền miền Bắc và chính quyền miền Nam đều là chính quyền lâm thời, cần phải có cuộc tổng tuyển cử trên toàn quốc mới có thể đưa đến một chính quyền hợp pháp. Trong tình trạng chưa có được chính phủ hợp pháp thông qua tổng tuyển cử trên toàn quốc, chính quyền lâm thời không có quyền quyết định vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Bởi vậy, công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị.

Phản luận của Ngô: Tháng 7 năm 1954, các nước tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ đã kí Hiệp định đình chiến cho Việt Nam, trong Hiệp định có qui định rằng “thông qua bầu cử phổ thông tự do, thực hiện việc thống nhất hai miền Nam Bắc”. Thế nhưng, chính quyền miền Bắc lấy lí do rằng hiệp định này được kí kết dưới sự dàn xếp của chính phủ Trung Quốc, đã làm tổn hại đến lợi ích của Việt Nam, không đại diện cho lập trường của miền Bắc, cho nên ngay từ đầu đã không muốn tuân thủ hiệp định. Tiến triển lịch sử về sau này cũng cho thấy cả chính quyền miền Bắc và chính quyền miền Nam đều không hề có ý tiến hành cuộc tổng tuyển cứ phổ thông tự do trên toàn quốc thông qua các cuộc tiếp xúc, cũng không đạt được bến bất cứ thỏa thuận làm việc nào, mà cả hai chỉ tự mình tuyên bố mình là “chính thống”, qua đó cho mình trở thành chính quyền “mang tính vĩnh cửu” mà không phải là lâm thời. Cả hai đều xây dựng cơ cấu chính quyền quốc gia hoàn chỉnh, như có quốc hội, chính phủ và các cơ quan bộ.

Luận điểm số 5 ở trên đã bị sự thực lịch sử phủ định, không còn sức thuyết phục nữa.

Bình luận của DDH: Luận điểm này của Ngô, “cả hai chỉ tự mình tuyên bố mình là “chính thống”, qua đó cho mình trở thành chính quyền “mang tính vĩnh cửu” mà không phải là lâm thời. Cả hai đều xây dựng cơ cấu chính quyền quốc gia hoàn chỉnh, như có quốc hội, chính phủ và các cơ quan bộ”, ủng hộ quan điểm VNCH và VNDCCH là hai quốc gia, và như thế thì VNCH sẽ là quốc gia có thẩm quyền lãnh thổ với HSTS, VNDCCH không có. Tức là phản biện này của Ngô ủng hộ phản biện của Việt Nam dựa trên luận điểm “hai quốc gia”.

6. Luận điểm 6 của phía Việt Nam: Theo nguyên tắc của hiến pháp, tất cả tuyên bố về với chủ quyền lãnh thổ mà chính phủ đưa ra đều phải có được phê chuẩn của quốc hội thì mới có hiệu lực. Công hàm Phạm Văn Đồng không thông qua quốc hội để được phê chuẩn, cho nên không có hiệu lực về pháp luật.

Phản luận của Ngô: Có học giả Việt Nam cho rằng đây là chỗ quan yếu nhất để chứng minh công hàm Phạm Văn Đồng vô hiệu, do đó, đây cũng là lí do không thể bác bỏ. Thế nhưng, ở bài này, tôi cho rằng, sự việc thảy đều không chắc như đinh đóng cột như họ nói đâu, có thể phản luận từ hai phương diện: lô-gich pháp luật, sự thực lịch sử....

Bình luận của DDH: Luận điểm này của phía Việt Nam là luận điểm sai lầm, không phù hợp với luật quốc tế, và người Việt nên bỏ nó. Tự loại bỏ bới những luận điểm không đứng vững được sẽ giúp chúng ta thấy cần tập trung vào lập luận có thể đứng vững được.


D. D. H.

Tác giả gửi BVN.

(*) Preprint




---

BỔ SUNG

.

2. Chép bổ sung bình luận từ 95 (chép ngày 5/5/2020)

"

Đặt vấn đề: nếu trên bình diện cấp nhà nước CHXHCN VN công nhận VNCH thật là 1 quốc gia & như vậy thừa nhận trên lãnh thổ VN 1954-1975 có 2 quôc gia thì như thế gây hại vì củng cố lập luận của TQ rằng VNDCH và CHMNVN "xâm lược" 1 quốc gia & như vậy việc kiểm soát của GP miền Nam trên Trường sa là xâm lược cũng như tuyên bố của CHXHCN VN chủ quyền "Ts-hs" là "xâm phạm" lãnh thổ VNCH trong khi đó VNCH chí ÍT không cấu thành quốc gia đối với quan điểm TQ (vì ko được TQ &khối XHCN công nhân)nên lãnh thổ "hs-ts" mầ CHXHCN VN tuyên bô và kiểm soát là lãnh thỗ chiếm đoạt chứ ko phải kế thừa (VÌ ko được VNCH bàn giao lãnh thổ).Ngược lại thay vì dùng VNCH là 1 quốc gia (hay thực thể) "ngay" mà chỉ nên "ngầm hiểu" những tuyên bố của VNCH chỉ có giá trị dùng trong tranh biện với TQ tại tòa án với lập luận rằng các sự vụ giữa VNDCH&VNCH lầ sự vụ của 1 quốc gia VN thống nhất (chứ ko phải chiến tranh giữa 2 quốc gia)như vậy sẽ xóa bỏ lập luận của TQ trên và vì vậy việc "TS-HS" nằm trong sự vụ của 1 quốc gia VN. Thay vì tô điểm việc chính thể nào mới đại diện cho 1 quốc gia VN thống nhất thì nên làm rõ "việc Pháp công nhận trao ts-hs cho 1 VN (cho dù trao cho VNCH)chứ ko phải trao cho 1 quốc gia miền nam VN" như vây pháp đã ghi nhận cả lãnh thổ VN về mặt địa lý bao gồm TS-HS mà theo "nguyên tắc lãnh thổ thuộc địa ko bị chia cắt" thì chủ quyền của VN được thắng lý ngay tại tại "biện luận Pháp trao TS-HS cho VN" và chủ quyền của CHXHCN VN (với tư cách kế thừa của 1 quốc gia VN thống nhất)đã được hinh thành tại thời điểm Pháp trao mà không cần biết chính thể nào VN 1954-1975 có những hành vi tiếp nối chủ quyền đó hay ko cũng như hành vi gây "estoppel".Tóm lại trước khi TQ chịu phân xử tòa àn về "chủ quyền hoàng sa- Ts" thì ko nên để VNCH có 1 tư cách 1 quốc gia nào hết vì như vậy gây rắc rối cho lập luận của VN và làm lợi cho TQ tuy nhiên "có thể sử dụng các hành vi của VNCH" nếu có 1 phiên tranh tụng như vậy mới xóa bỏ các khúc mắc ngay tại tòa án & có được bản án có lợi. Tuy nhiên rõ ràng TQ ko bao giờ chịu ngồi phân xử nên trên thực địa cứ làm những gì ta có khả năng trước đã như khoan dầu,tuần tra khi có cơ hội hãy tranh luận tại 1 tòa án!

"

1.Phần bình luận của entry này có nhiều nội dung mang tính mở rộng, nên dán lên đây cho tiện tham khảo (08/11/2016):

"

94 nhận xét:


  1. Ngay từ đầu đọc bài của DDH (và hình như ai đó trước nữa) tôi đã thắc mắc về nguồn của bản dịch bài của NVP. Vâng, gì thì gì, đang bàn chuyện nước này ăn cắp của nước kia, mà lại "quên" chuyện như vậy là rất không nên.
    Trả lờiXóa

    Trả lời


    1. Hehe nhắc thế, coi như là điểm thứ 7 rồi đấy (hai ông mới bàn với nhau về 6 điểm thôi).

      Cái bên mang giàn khoan ra ấy là "ăn cướp" thì có lẽ đúng tính chất hơn.
      Xóa

  2. Trả lời


    1. Tạm hiểu Khoằm đánh máy nhanh, nên DDH thành ra ĐH. Có đủ 6 điểm đấy chứ Khoằm !
      Xóa
    2. À, vâng, đúng là do không soát lại nên DD -> Đ.

      Giờ thì em thấy đủ 6 rồi ạ.

      À, bác có ngó qua mấy đề thi tốt nghiệp PTTH chưa? Văn Sử ... đều có đề cập tới HY981
      Xóa
  3. Lập luận của Dương Danh Huy nhiều điểm ok nhưng có một số điểm cần điều chỉnh, như sau :

    Ở Luận điểm 2 - Luận điểm của VN không hề quá luật pháp quốc tế. Luận điểm này có nghĩa là cho thấy rằng ý chí, mục đích của VN không phải là công nhận HS của TQ. Công hàm Phạm văn Đồng trong bối cảnh đó thì có có nghĩa là không nhằm mục đích công nhận HS của TQ.

    Ở Luận điểm 4 - Bình luận của DDH ở phần này là bình luận xằng bậy nhất. Có tính chất hoang tưởng. VNCH là một quốc gia theo công ước Montevideo không có nghĩa nó là một quốc gia theo quan điểm Việt Nam, VNDCCH, Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

    VNCH là quốc gia theo công ước Montevideo không có nghĩa VNDCCH hay Thủ tướng Phạm văn Đồng coi nó là một quốc gia. Cả thế giới ai cũng biết VNDCCH và Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề coi VNCH là một quốc gia khác biệt. Họ coi VNDCCH là nhà nước chính thống của cả nước Việt Nam, VNCH là kẻ sinh sau do Mỹ dựng lên và tiếm danh tiếm quyền và coi đó là một ngụy quyền. Nửa phần quốc tế trên thế giới cũng công nhận VNDCCH với tư cách là nhà nước của 1 nước Việt Nam!

    Thế cho nên Thủ tướng Phạm văn Đồng khi viết công hàm này không thể viết với tâm cảnh rằng HS - TS lúc đó đang "của VNCH" nên chúng ta không thể có quyết định gì về HS, không thể có quyết định gì ở dưới vĩ tuyến 17. Cho nên theo nguyên tắc Estopel về ý chí, nguyện vọng thật sự thì chúng ta chắc chắn không thể bảo "VNDCCH và VNCH là 2 quốc gia khác nhau nên ông Đồng không thể có ý như thế". Nói thế TQ và thế giới người ta cười cho.

    DDH và Bauxitevn bảo "VNDCCH coi CHMNVN là một quốc gia khác biệt" cũng là xằng bậy và hoang tưởng. Nếu VNDCCH coi CHMNVN là một quốc gia khác thì tại sao TẤT CẢ các văn kiện và phát ngôn của VNDCCH đều gọi CHMNVN là CHÍNH PHỦ CM LÂM THỜI. Tôi nghĩ DDH bị hoang tưởng chứ không thể nào không biết phân biệt khác nhau giữa quốc gia/nhà nước với chính phủ tạm thời?

    Theo tôi, luận điểm 4 là RẤT YẾU và sẽ bị bác bỏ dễ dàng, cần nên loại bỏ khỏi lý luận chung.

    Luận điểm 6 - Không biết DDH và Bauxite dựa vào đâu mà bảo luận điểm 6 này của VN là "sai lầm"? Luật pháp VNDCCH quy định rõ ràng việc lãnh thổ là phải được đưa ra QH thì mới có giá trị. Thủ tướng không có thẩm quyền. Như thế có nghĩa là Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi viết công hàm này không hề có tâm thế, mục đích, ý chí gì về vấn đề chủ quyền lãnh thổ. DDH nói rất nhiều vấn đề không có nguồn gốc rõ ràng và nhiều lập luận nặng tính "phán suông" và không hề có phân tích giải thích gì kèm theo để chống lưng cho các phán xét ấy.
    Trả lờiXóa

    Trả lời


    1. Tôi mà húng như ông vovinam2k7 tôi sẽ nhào ra chỗ TQ đặt giàn khoan ăn thua đủ với bọn chúng một trận chứ lý lẽ làm gì cho mất công. Làm vậy còn chính nghĩa gấp mấy lần xem VNCH là là ngụy ấy chứ ông vovinam2k7.
      Xóa
  4. Chính nghĩa và giàn khoan là chuyện lạc đề. Vấn đề là :

    - Montevideo có thể là ông cố nội của Dương Danh Huy, nhưng không phải là ông cố nội của Việt Nam, văn hóa VN, dân tộc ta.

    - Quả thật VNDCCH và Thủ tướng Phạm văn Đồng không xem là có VNCH nào hết ở MNVN mà chỉ có các ngụy quyền do quân xâm lược Pháp và Mỹ dựng lên. Ai dám chối cãi sự thật này? Như thế thì trong lúc Thủ tướng Phạm văn Đồng viết công hàm làm sao có chuyện viết với một ý nghĩ rằng HS va MN lúc này "thuộc về VNCH" nên ôi mình viết thế không thể có giá trị??

    - Như thế luận điểm 4 của ta là rất yếu và bình luận của Dương Danh Huy là xằng bậy. Chuyện có sự tồn tại của VNCH năm 1956 không hề ảnh hưởng đến ý định thật của Thủ tướng Phạm Văn Đồng của VNDCCH. Thủ tướng Phạm văn Đồng không thể nghĩ rằng mình không có quyền giao HS cho TQ. Vấn đề là công hàm đó không có ý nghĩa giao HS cho TQ. Ở đây Ngô Viễn Phú luận về vấn đề ý chí của VNDCCH và TT Phạm văn Đồng trong vấn đề này, và DDH đã phản luận sai.

    - Nếu xem Montevideo là ông cố nội như DDH thì CHMNVN càng không phải là một quốc gia khác với VNDCCH. Điều kiện 1 của một quốc gia theo Montevideo là phải có biên giới được xác định. Sau 30/4/1975 biên giới bất hợp pháp ở vt 17 đã bị san bằng thì cách nào mà bảo CHMNVN là một quốc gia khi 1) Nó không tự gọi nó là 1 quốc gia. 2) VNDCCH không gọi nó là 1 quốc gia. 3) Nó không có / không còn biên giới của một quốc gia theo CƯ Montevideo trong thời điểm thống nhất đất nước về mặt hành chính năm 1976. Ở đây DDH đã tiêu chuẩn kép, DDH viện dẫn Montevideo bảo VNCH là 1 quốc gia. Nhưng với CHMNVN thì DDH bảo nó là 1 quốc gia nhưng lờ đi đk 1 của Montevideo.
    Trả lờiXóa

    Trả lời


    1. Luận điểm 4 cần bàn thảo thêm. Nếu bác Dương Danh Huy trao đổi trực tiếp với bác vovinam ở đây, tại entry này, thì rất tiện. Tôi mong như vậy.
      Xóa
  5. Tôi mạn phép nói thêm về 1 số vấn đề dễ gây hiểu không đầy đủ.

    1) DDH bảo rằng VNCH là 1 quốc gia vì Montevideo bảo thế. Tuy nhiên, đây là quan điểm riêng của DDH, đó không phải là quan điểm của VNDCCH và Thủ tướng Phạm văn Đồng. Họ viết công hàm đó không thể nghĩ là vì Montevideo nên phải coi VNCH là 1 quốc gia và vì vậy công hàm này là không có giá trị, không có ý muốn thật như thế.

    Công ước Montevideo 1933 ký ở Uruguay chỉ là một công ước ký kết giữa các nước cựu thưc dân đế quốc với nhau để dễ bề dựng lên và hợp thức hoá các chính quyền bù nhìn trong nỗ lực chống lại sự nổi dậy của các lực lượng cánh tả và dân tộc đang nổi lên giành độc lập khắp nơi trong thời điểm này.

    VN khi ấy đang là một thuộc địa của Pháp, không có độc lập thật sự, và không ký tên vào công ước này. VNDCCH không hề quan tâm hay nói gì về công ước này. Báo chí VNDCCH không hề đăng gì về công ước này. VNDCCH và Thủ tượng Phạm văn Đồng không thể vì công ước này mà coi VNCH là một quốc gia và rồi ảnh hưởng đến ý chí nguyện vọng hay mục đích thật của họ với công hàm Phạm văn Đồng. Đối với VNDCCH và đa số các cựu thuộc địa, công ước Montevideo không có giá trị gì cả.

    2) Mặc dù CHMNVN và VNCH không ở trong LHQ và không được các nhà nước khác công nhận hay thiết lập ngoại giao với tư cách quốc gia / nhà nước nhưng trước 1975 vẫn có thể xem họ là Nhà nước theo Montevideo ( 4 điều kiện : Có dân số vĩnh viễn, có biên giới được xác định, có quan hệ nào đó với các Nhà Nước khác, có một Chính Phủ cố định, ổn định ).

    Chuyện các quốc gia khác công nhận là một quốc gia hay không là không liên quan gì tới công ước Montevideo, Đài Loan ngày nay hầu hết không Nhà Nước nào trên TG công nhận nó là một Quốc Gia / Nhà Nước. Nhưng theo công ước Montevideo thì Đài Loan là một Quốc gia / Nhà nước. Tòa án QT cũng chưa chắc sử dụng hoàn toàn và duy nhất CƯ Montevideo làm thước đo Quốc gia / Nhà nước.

    Đấy là trước 1975, VNCH theo Montevideo thì là 1 quốc gia. Còn CHMNVN theo Montevideo thì rất miễn cưỡng, vì : Trứoc 1975 VNCH có biên giới nhà nước được xác định ( phi pháp, vì HĐ Geneva không hề quy định vt 17 là biên giới nhà nước hay có ý nghĩa chính trị, lãnh thổ ) ở vĩ tuyến 17. Nhưng trước 1975 CHMNVN không hề có biên giới nhà nước được xác định. Nếu CHMNVN là 1 quốc gia thì biên giới của quốc gia này nằm đâu ??

    Sau 1975, khi trên danh nghĩa là CHMNVN thay thế VNCH thì đường biên nhà nước ( phi pháp,trái phép ) ở vĩ tuyến 17 không còn nữa, VNDCCH và QĐNDVN đã quản lý + kiểm soát và thống nhất cả nước. Thế thì sau năm 1975 CHẮC CHẮN CHMNVN không phải là một quốc gia / nhà nước theo công ước Montevideo, ngay điều kiện 2 (b) đã không hội đủ. Chưa kể vấn đề Montevideo bảo là quốc gia / nhà nước là phải có một chính phủ cố định. Nhưng CHMNVN trước hay sau 1975 đều tự nhận bản thân là CHÍNH PHỦ LÂM THỜI. VNDCCH cũng gọi CHMNVN là Chính Phủ CM Lâm Thời. Chủ Tịch Nguyễn Hữu Thọ trả lời phỏng vấn báo chí QT cũng cho biết VNDCCH và CHMNVN KHÔNG PHẢI là 2 Nhà nước khác nhau và nhấn mạnh vấn đề 2 bên không có đại sứ ở nhau.

    Cho nên, lập luận 4 về chuyện VNCH ở miền Nam sẽ bị Trung Quốc bác bỏ dễ dàng!
    Trả lờiXóa

    Trả lời


    1. Cảm tạ bác. Nhờ bác giảng giải, tôi mới tạm hiểu về công ước Montevideo trong liên hệ đến tình hình của Việt Nam trong khoảng 1858 - 1975.


      Quả thật Đài Loan ngày nay, trên thực tế là một quốc gia độc lập, nhưng Trung Quốc thì chỉ coi là một tỉnh. Tỉnh Đài Loan. Các chức vụ của Đài Loan thường bị Trung Quốc mỉa mai, cho vào trong ngoặc kép. Chẳng hạn "Bộ trưởng", "Ngoại trưởng",...
      Xóa
  6. Tôi mạn phép nói về 1 số vấn đề liên quan. Rất khó để trình bày tóm lược các ý khác nhau nên sẽ trình bày theo hình thức hỏi đáp.

    Hỏi : Phản bác của Chính phủ ông Nguyễn Tấn Dũng với các lập luận phía TQ có chất lượng và thuyết phục về mặt lý luận hay không?

    Đáp : Chính phủ ông NTD nói quá nhiều vấn đề râu ria dư thừa và tạo điều kiện, tạo cơ hội cho TQ cãi thêm và nếu xem xét các động thái của TQ sau cuộc họp báo đầu tiên của Chính phủ ta thì có vẻ như họ không coi trọng và còn thấy buồn cười. Trong khi đó phản bác của Chính phủ ta trước đây thì TQ không thể cãi thêm được.

    Chính phủ ông Dũng chữa lợn lành thành lợn què rất giống như các báo chí ngày càng xuống cấp ở nước ta. Đây là 1 quá trình lâu dài bị ô nhiễm bởi các tiên đề và thông tin "chỉ đúng vài phần sự thật" từ các báo chí và Blog như Bauxitevn chẳng hạn, kiểu "đây là quan điểm cá nhân không nhất thiết phản ánh quan điểm của chúng tôi". Thế là 1 vài người mang danh "chuyên gia" nói sai và những người khác tham khảo và sai theo. Tình hình nhiễu loạn thông tin này còn được tiếp sức bởi các "chuyên gia" chạy bằng, chạy ghế, được bảo kê bởi các ô dù chạy chức chạy quyền và những người nghiệp dư tìm hiểu không đầy đủ ở hải ngoại nhưng lại bị ngộ nhận là "chuyên gia" và tin theo. Những "chuyên gia" kiểu Quang Tuấn, Huy Thuần, đầy rẫy ở Bauxitevn. Những "chuyên gia" tìm hiểu bắt đầu từ định kiến, tiên đề sai lầm về lịch sử VN, về VNCH. Những báo chí lười suy nghĩ chỉ nhìn bề ngoài thấy gì "có vẻ thuận lợi cho chủ quyền VN" là đều ghi vào bài viết như một sưu tầm lẩu thập cẩm hổ lốn và không hề quan tâm đến các vấn đề văn hóa, lịch sử, khả năng phản luận của TQ.
    Trả lờiXóa

    Trả lời


    1. Hỏi : Các Chính phủ ta trước đây quan điểm chính thức về công hàm Phạm văn Đồng là thế nào?

      Đáp : Về bối cảnh lịch sử: Trong một buổi họp tại Hà Nội ngày 2/12/1992, đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên UVBCT, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết:

      “Khi đó, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Đồng thời, tình hữu nghị Hoa - Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá. Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi khẩn cấp nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho Tổ quốc. Đặc biệt thêm nữa là tuyên bố đó để nhắm vào việc đạt yêu cầu cho những nhu cầu cấp thiết vào lúc bấy giờ để ngăn ngừa bọn tư bản Mỹ dùng những hải đảo này để tấn công chúng tôi. Nó không có dính dáng gì đến nền tảng lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

      Ý chính đúc rút ra: Mục đích của VNDCCH là ngăn ngừa Mỹ dùng những hải đảo của TQ thiết lập căn cứ quân sự tấn công VN từ hướng biển Đông. Mục đích không phải là chuyển nhượng HS - TS cho TQ. Công hàm PVĐ không liên quan và ảnh hưởng đến nền tảng lịch sử và pháp lý, nghĩa là chuyện nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập nhà nước chủ quyền tại đây từ các thời chúa Nguyễn, Tây Sơn, Minh Mạng.

      Về nội dung công hàm Phạm văn Đồng :

      Vào ngày 30/7/1979, Trung Quốc đã công khai công bố tại Bắc Kinh một số tài liệu trong đó có công hàm Phạm văn Đồng với ý định 'chứng minh' cho việc tuyên bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

      Về vấn đề này, ngay lập tức Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam tuyên bố:

      1- Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần của lãnh thổ Việt Nam. Các Sứ quân Việt Nam đã là những người đầu tiên trong lịch sử đến chiếm đóng, tổ chức, kiểm soát và khai phá các quần đảo này trong chức năng của họ như là các lãnh chúa. Quyền sở hữu này có hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi có đầy đủ các tài liệu lịch sử và luật pháp để chứng minh chủ quyền tuyệt đối trên hai quần đảo này.

      2- Sự diễn giải của Trung quốc về văn bản ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phía Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản văn chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung Quốc.

      Ý chính thứ 2 đúc rút : VN thay vì chống đỡ thanh minh thì lại cáo buộc ngược lại Trung quốc đã xuyên tạc tinh thần và ý nghĩa của một văn bản công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải TQ. Công nhận quan điểm 12 hải lý thay vì quan điểm 3 hải lý của Mỹ ( khi ấy các nước đang thảo luận để cho ra đời Công ước LHQ về luật biển mà LHQ đang có ngày nay, trong số các nước thảo luận có TQ và Mỹ, TQ muốn lãnh hải các nước là 12 hải lý, Mỹ muốn lãnh hải các nước là 3 hải lý, VNDCCH và Thủ tướng Phạm văn Đồng ủng hộ quan điểm của TQ rằng lãnh hải các nước là 12 hải lý, nếu lãnh hải các nước là 12 hải lý thì Mỹ khi ấy không có quyền tiến sâu vào lãnh hải TQ, nếu lãnh hải các nước là 3 hải lý thì Mỹ có quyền tiến sâu vào lãnh hải TQ. Việc Mỹ tiến sâu vào lãnh hải TQ ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc phòng của VNDCCH khi ấy đang chiến tranh với Mỹ !! Việc ủng hộ quan điểm TQ về 12 hải lý là chuyện hầu như tất yếu phải làm của VNDCCH và Thủ tướng Phạm văn Đồng để bảo vệ đất nước ).

      Xét câu chữ cụ thể thì nó chỉ giới hạn ở "12 hải lý lãnh hải TQ". Các suy diễn ra ngoài nội dung trong công hàm không có giá trị pháp lý QT, không có giá trị và không phù hợp với thông lệ QT và các tiền lệ xử án tại tòa trong tranh chấp chủ quyền lãnh hải lãnh thổ. Dương Danh Huy phân tích rất đúng ngụy biện của Ngô Viễn Phú về vấn đề "câu chữ" này.
      Xóa
    2. Hỏi : Công ước Montevideo bảo VNCH là 1 quốc gia, vậy sự thật nó có đúng là 1 quốc gia?

      Đáp : Câu trả lời phụ thuộc vào việc bạn coi trọng chuẩn mực trong các công ước mà các nước ngoài ký kết trên lưng dân tộc Việt Nam, hay bạn coi trọng chuẩn mực theo văn hóa, truyền thống Việt Nam xưa nay.

      Nếu coi trọng các quyết định trên lưng dân tộc VN của các nước ngoài hơn thì VNCH là 1 quốc gia theo công ước Montevideo quy định chỉ cần 4 điều kiện ( có dân số, có biên giới được xác định, có quan hệ với Nhà Nước khác, có Chính Phủ). Nếu coi trọng văn hóa Việt Nam thì VNCH không là một quốc gia, bởi là một quốc gia thì phải có độc lập thật sự và nhân dân phải xem đó là một quốc gia thật sự.

      Theo trải nghiệm của tôi ở SG trước 1975, đến cả dân Vovinam di cư 1954 ghét CS, từ cụ Sáng trở đi hầu như không ai coi VNCH là 1 thực thể chính trị độc lập với người Mỹ, chớ đừng nói là quốc gia nghe rất buồn cười. Những người chống cộng, các đảng pháp, cũng chỉ xem VNCH là 1 chính thể, chính phủ, một miền khác, họ không xem VNCH là 1 quốc gia. Còn lại những người ủng hộ cụ Hồ và Mặt Trận GP ( cách mạng ) đều coi Ngụy là tay sai bù nhìn của Mỹ. Bởi vì cái khách quan nhất là sự chứng kiến tai nghe mắt thấy, và ở SG và MN đi đâu cũng thấy người Mỹ, tướng tá Mỹ. Đúng là VNCH có tuyên truyền giải thích rằng người Mỹ chỉ tới đây để giúp chúng ta chống cộng sản VNDCCH xâm lược, chống Việt Cộng làm loạn. Nhưng ít ai thật lòng tin vào sự giải thích này, sau quá nhiều trải nghiệm liên tục với giặc ngoại xâm trong quá khứ.

      Như vậy kiểu lập luận của DDH xem Montevideo là trên hết là rất lai căng và khó đồng cảm.

      Theo công ước Montevideo thì An Nam thời Pháp thuộc cũng là 1 quốc gia / nhà nước. Hội đủ 4 điều kiện : Có dân số cố định, có biên giới được xác định (Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, trừ ra 3 tỉnh Nam Kỳ triều Nguyễn ký nhượng sát nhập vào Pháp ), có quan hệ ngoại giao với Nhà Nước khác (Nhà nước Mãn Thanh, NN Đại Pháp), có Chính Phủ (triều đình Huế).

      Nhưng theo văn hóa Việt Nam và nhân dân ta thì VN lúc này đang bị mất nước, vong quốc, đang bị Pháp thôn tính cướp nước.

      Như thế nhận thức lịch sử Việt Nam thế nào là tùy ở mỗi người. Đứng ở góc độ văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam hay đứng ở góc độ mảnh giấy có chữ ký của các nước ngoài sau các cuộc đàm phán trên lưng dân tộc Việt Nam.
      Xóa
    3. À bác nào biết Huy và hay sinh hoạt bên Bauxite có thể nhắn với họ là nếu theo công ước Montevideo mà họ gọi là " luật pháp quốc tế " thì không phải chỉ có VNCH mà Quốc Gia VN, Nam kỳ Cộng hòa quốc, An Nam thời Pháp đến cả Bắc Hà dưới chính quyền Lê Chiêu Thống cũng là quốc gia hết. Bán đảo Đông Dương lúc nhúc các "quốc gia" nhiều nhất lịch sử nhân loại.

      Bắc hà dưới triều đình Lê Chiêu Thống cũng là 1 quốc gia theo 4 điều kiện trong công ước Montevideo. Có dân số cố định. Có biên giới được xác định (sông Gianh đến Ải Nam Quan, sông Gianh là biên giới thực tế phân ly lãnh thổ hàng trăm năm trong Trịnh Nguyễn tương tranh). Có quan hệ với Nhà nước khác (nhà Thanh). Có chính phủ (triều đình Lê chiêu Thống).

      Người Việt tôn trọng văn hóa Việt không xem Montevideo hay những gì phi dân tộc là chân lý mặc định đúng. Không bác bỏ hoàn toàn, có thể tham khảo, có thể xử dụng cho mục đích tạm thời, giải pháp tạm thời tạm bợ. Nhưng không nên coi là khuôn vàng thước ngọc chân lý duy nhất đúng.
      Xóa
  7. Ông vovinam2k7 nên viết ngắn lại và tập trung vào vấn đề nếu muốn ai đó phản biện quan điểm của ông. Trình bày quan điểm còn không rõ ràng thì chứng lí đưa ra để bảo vệ quan điểm của mình liệu thuyết phục được ai.

    Chẳng hạn, từ phát biểu của bộ trưởng BNG Nuyễn Mạnh Cầm mà ông dẫn ở trên, làm thế nào ông có thể "đúc rút" ra kết luận:

    "Mục đích của VNDCCH là ngăn ngừa Mỹ dùng những hải đảo của TQ thiết lập căn cứ quân sự tấn công VN từ hướng biển Đông. Mục đích không phải là chuyển nhượng HS - TS cho TQ. Công hàm PVĐ không liên quan và ảnh hưởng đến nền tảng lịch sử và pháp lý, nghĩa là chuyện nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập nhà nước chủ quyền tại đây từ các thời chúa Nguyễn, Tây Sơn, Minh Mạng."

    Một í thấy ngay là không rõ ràng: "Mục đích của VNDCCH là ngăn ngừa Mỹ dùng những hải đảo của TQ thiết lập căn cứ quân sự...".

    Trong các hải đảo mà ông coi là của TQ có HS và TS không? Nếu không, ông "tách" HS và TS ra bằng cách nào vậy?

    Có quá nhiều vấn đề trong lập luận của ông mà tôi không biết có ai đó có đủ kiên nhẫn để phản biện không.
    Trả lờiXóa
  8. Tại sao công hàm Phạm Văn Đồng chỉ ghi nhận và tán thành tuyên bố về lãnh hải 12 hải lí của TQ mà không ghi nhận và tán thành chủ quyền của TQ đối với hai quần đảo HS và TS?

    Vì tuyên bố của TQ là tuyên bố về lãnh hải, không phải tuyên bố về chủ quyền. Một khi TQ chỉ tuyên bố về lãnh hải, công hàm cũng chỉ ghi nhận và tán thành về lãnh hải. Công hàm đã làm đúng những gì TQ muốn.

    Tại sao TQ chỉ tuyên bố về lãnh hải, mà không tuyên bố về chủ quyền?

    Vì lãnh hải, chứ không phải chủ quyền, là cái TQ quan tâm ở thời điểm đang xét. TQ xem chủ quyền, trong đó có HS-TS thuộc TQ là "không thể tranh cãi" và như thế không cần phải tuyên bố về chủ quyền.

    Trong trường hợp TQ có tuyên bố về chủ quyền đối với HS và TS, liệu có một công hàm tương tự như công hàm PVĐ ghi nhận và tán thành tuyên bố ấy không?

    Có. Chắc chắn có. Vì VN từ trong í chí đã thừa nhận HS và TS là của TQ. Bằng chứng là công hàm PVĐ đã ghi nhận và tán thành một tuyên bố của TQ trong đó có đề cập đến HS và TS như một phần lãnh thổ của TQ.

    Tất nhiên ở trên chỉ là những lập luận giả định của phía TQ. Tôi không có í kiến.
    Trả lờiXóa
  9. Tiếp ......

    Hỏi : Một số "chuyên gia" đã hướng dẫn sai độc giả VN về "tính liên tục" của VN đối với chủ quyền Hoàng - Trường Sa như thế nào?

    Đáp : Liên tục nên được hiểu như thế này : Việt Nam từ xưa đã không chỉ là tuyên bố và thực thi, mà còn đã xác lập chủ quyền ở 2 quần đảo này trong khi nó chưa từng là chủ quyền nhà nước của ai. Trung Hoa đưa ra 1 số tư liệu có nguồn gốc không rõ ràng để chứng minh họ khám phá trước. Nhưng theo thông lệ/pháp lý quốc tế, " phát hiện tư nhân " không thể biến thành chủ quyền của nhà nước. Chúa Nguyễn và nhà Nguyễn đã xác lập chủ quyền bằng các hành động Nhà Nước như sử dụng quân đội ( hải đội HS ), đánh thuế, xây chùa và các công trình dân sự.

    Nhưng sau đó VN bị các nước ngoài thay nhau xâm lược, kiểm soát toàn bộ hoặc một phần đất nước VN, trong đó bao gồm Hoàng - Trường sa.

    Trong thời gian VN bị các nước ngoài liên tục xâm lược, các chính phủ kháng chiến và chính thống Việt Nam (triều đình Hàm Nghi, chính phủ Hồ Chí Minh) đang bận chiến tranh giải phóng đất nước, giành lại những vùng bị chiếm trên đất liền. Theo đó những vùng bị chiếm trên biển và đảo xa chưa thể thực hiện!

    Ngay sau năm 1975, Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất, toàn bộ đất liền đã được giành lại, và Chính phủ Việt Nam lập tức lo đến việc đấu tranh giành lại chủ quyền biển đảo ở xa, Hoàng - Trường sa. Theo các dữ kiện lịch sử thì đúng là mọi chuyện đã diễn ra như thế. Trong thời gian VN bị xâm lược, các Chính phủ kháng chiến và chính thống của dân tộc VN không tuyên bố gì gây hại cho chủ quyền Việt Nam mà triều Nguyễn chính thống đã xác lập. Theo TL/LP quốc tế về tranh chấp chủ quyền và các tiền lệ về tranh tụng chủ quyền, im lặng không đồng nghĩa với từ bỏ chủ quyền.
    Trả lờiXóa

    Trả lời


    1. Còn một số "chuyên gia" thì xuất phát từ tiên đề và tâm cảnh của "lũ cướp nước và bán nước" nên câu chuyện của họ gieo vào đầu độc giả là thế này :

      Các chính quyền, nhà nước Việt Nam (sic, thực ra là Thực dân Pháp và các triều đình và chính quyền bù nhìn do các giặc ngoại xâm trong thời kỳ VN bị xâm lược dựng lên) đã tuyên bố, thực thi và bảo vệ liên tục HS-TS.

      Nhưng sự thật lại khác :

      Nếu hiểu " tính liên tục " là như thế thì TQ và các bên tranh chấp sẽ bác bỏ dễ dàng. Một số "chuyên gia" chỉ viết theo lối ảo tưởng, duy ý chí và cốt cho sướng tai, người Việt nghe với nhau sướng tai, mà không hề quan tâm đến khả năng phản luận của phía TQ và các bên tham gia tranh chấp chủ quyền.
      Xóa
    2. Sự thực là thế này :

      1- Chỉ có Thực dân Pháp và Quốc gia Việt Nam (chính quyền Bảo Đại thời Pháp đánh chiếm VN) là tuyên bố khẳng định chủ quyền cho Việt Nam. Còn VNCH chưa bao giờ khẳng định chủ quyền của Việt Nam, xét theo câu chữ cụ thể có giá trị quốc tế thì họ chỉ có tuyên cáo và khẳng định chủ quyền " của VNCH ".

      Trích từ 2 tuyên cáo của VNCH ngày 19/1 và 14/2 sau trận chiến Hoàng Sa :

      "Với tư cách một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công. Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo củaTrung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó."

      "Ngày nay, Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia."

      TUYÊN CÁO CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA TRÊN NHỮNG ĐẢO Ở NGOÀI KHƠI BỜ BIỂN VIỆT NAM CỘNG HÒA

      "Trước việc Trung Cộng trắng trợn xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy cần phải tuyên cáo long trọng trước công luận thế giới cho bạn cũng như thù biết rõ rằng:

      Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy.

      Chừng nào còn một hòn đảo thuộc lãnh thổ ấy của Việt Nam Cộng Hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chính đáng của mình.

      Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có.

      Trong dịp này, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những hải đảonằm ở ngoài khơi bờ biển Trung Phần và bờ biển Nam Phần Việt Nam, từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa căn cứ trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không chối cãi được.

      Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy bằng mọi cách.

      Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này.

      Làm tại Sai Gòn, ngày 14 tháng 2 năm 1974."

      NHƯ THẾ CÓ NGHĨA LÀ TUYÊN CÁO KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN CỦA VNCH CHỈ CÓ Ý NGHĨA VỚI NHÀ NƯỚC VNCH.

      Ngày nay "Nhà nước" VNCH đã không tồn tại. Nhà nước CHXHCN Việt Nam ngày nay là kế tục của VNDCCH, không phải của VNCH.

      Tuyên cáo chủ quyền của VNCH không liên quan đến chủ quyền của CHXHCN Việt Nam ngày nay. Như thế tính liên tục của VN nếu tính VNCH vào thì đã bị ngắt quãng ở đây. Chưa kể vấn đề Nhà nước VNDCCH "xâm lược" nhà nước VNCH. Khi 2 Nhà nước VNDCCH và CHND Trung Hoa đều là 2 kẻ xâm lược vào nhà nước VNCH thì đều là vi phạm luật pháp quốc tế và không có tư cách đòi hỏi chủ quyền. Đấy là cái hại của VNCH.
      Xóa
    3. Về Hoàng Sa, thì tính liên tục đã bị ngắt quãng ( theo tiên đề giải thích của 1 số "chuyên gia" ) ngay từ thời Pháp thuộc. Nhà Nguyễn sau Minh Mạng không tuyên bố gì về chủ quyền HS-TS, cả chính quyền kháng chiến Hàm Nghi và chính quyền bù nhìn Thành Thái, Đồng Khánh, Bảo Đại. Pháp mới là kẻ tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa cho Pháp. Pháp lấy tư cách nước Pháp khẳng định chủ quyền HS cho nước Pháp. Pháp lấy tư cách mẫu quốc và người bảo hộ khẳng định chủ quyền Trường Sa cho nhà Nguyễn. Tất cả đều nhằm mục đích cướp HS-TS của Việt nam.

      Như vậy chủ quyền HS nếu theo các giải thích của một số "chuyên gia" chạy bằng cấp và tìm hiểu nghiêp dư ở hải ngoại thì đã không có tính liên tục ngay từ thời Nguyễn - Pháp Thuộc.

      Dưới kiểm soát của 2 chính quyền Sài Gòn, Đài Loan chiếm Ba Bình. Sau 1954 Philipin chiếm một phần Trường Sa, Trung quốc chiếm phía Đông Hoàng Sa rất dễ dàng và không gặp kháng cự hay phản đối.

      Như thế theo cách giải thích của các "chuyên gia" này thì tôi không hiểu " tính liên tục " ở đâu ra nếu tính vào các triều đình chính quyền bù nhìn như là các triều đình chính quyền chính danh chính thống của VN?
      Xóa
    4. Tôi đã bổ sung điểm XÂY CHÙA ở Hoàng Sa tại 2 entry sau:

      http://giaovn.blogspot.com/2014/06/ang-lam-gi-vao-nhung-ngay-nay-ngu-dan.html

      http://giaovn.blogspot.com/2014/06/ban-o-tay-sa-do-chinh-quyen-trung-hoa.html


      Nhưng xem ra, ngôi chùa đó được xây quá muộn.
      Xóa
  10. Hỏi : Nếu TQ không 'tuyên bố về lãnh hải' mà 'tuyên bố về chủ quyền' thì công hàm Phạm văn Đồng có bị tòa án QT suy diễn thành đây là một ý chí quốc gia, ý chí nhà nước của VN hay không ?

    Đáp : Đây là ngụy biện phân biệt rất buồn cười. Vì tuyên bố về lãnh hải tất nhiên có giá trị về chủ quyền. Lãnh hải của một nước tất nhiên là chủ quyền của nước ấy.

    Vấn đề là theo thông lệ và luật pháp QT thì ý chí quốc gia phải được thể hiện qua các tuyên bố cụ thể rõ ràng minh bạch. Bản văn của cố TT Phạm văn Đồng chỉ được xem là ý chí của Chính phủ VNDCCH nếu nó 1) nói thẳng về Hoàng Sa, Trường Sa, 2) trong một văn cảnh thảo luận về HS, TS.

    Ý chí không được đúc rút ra từ các suy diễn, suy luận, suy đoán. Ở đây TQ và một số kẻ đã cố tình nhập nhèm giữa lôgíc suy diễn bình dân và thông lệ/luật pháp/tiền lệ phân xử quốc tế.
    Trả lờiXóa

    Trả lời


    1. Không phải: "Nếu TQ không 'tuyên bố về lãnh hải' mà 'tuyên bố về chủ quyền' thì công hàm Phạm văn Đồng có bị tòa án QT suy diễn thành đây là một ý chí quốc gia, ý chí nhà nước của VN hay không ?"

      mà là: "Trong trường hợp TQ có tuyên bố về chủ quyền đối với HS và TS, liệu có một công hàm tương tự như công hàm PVĐ ghi nhận và tán thành tuyên bố ấy không?"

      Tức là, nếu TQ không tuyên bố về lãnh hải 12 hải lí quanh các phần đất/đảo thuộc TQ như đã thấy trong tuyên bố của TQ ngày 4/9/1958, mà TQ tuyên bố rõ ràng (tường minh) về chủ quyền của TQ đối với hai quần đảo HS và TS thì liệu VN (VNDCCH) có ra công hàm (tương tự như công hàm 1958) công nhận chủ quyền của TQ đối với hai quần đảo HS và TS hay không?

      Thứ nữa, không phải công hàm công nhận chủ quyền của TQ đối với hai quần đảo HS và TS, nếu có một công hàm như vậy, sẽ bị/được tòa án QT đối xử như thế nào, mà đơn giản chỉ là có thể có một công hàm như thế không thôi.

      Tôi nói rồi, ông nói ít thôi. Cái gì không hiểu thì hỏi lại hoăc cố hiểu cho thủng chứ đừng nói lấy được, cốt chỉ để chửi những người khác quan điểm với ông như thế.
      Xóa
    2. Ông còn phủ nhận ngay cả tuyên bố của VNCH khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo HS và TS ngay sau khi TQ dùng vũ lực đánh chiếm HS năm 1974 thì loại như ông, dân miền Nam "kêu" bằng "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản" hehe.
      Xóa
    3. "Ý chính đúc rút ra: Mục đích của VNDCCH là ngăn ngừa Mỹ dùng những hải đảo của TQ thiết lập căn cứ quân sự tấn công VN từ hướng biển Đông. Mục đích không phải là chuyển nhượng HS - TS cho TQ. Công hàm PVĐ không liên quan và ảnh hưởng đến nền tảng lịch sử và pháp lý, nghĩa là chuyện nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập nhà nước chủ quyền tại đây từ các thời chúa Nguyễn, Tây Sơn, Minh Mạng."

      >>>

      "hải đảo của TQ" là cái chi vậy ông vovinam2k7? Có Hoàng Sa - Trường Sa trong đó không ông?

      Ông dùng chữ khéo thật đấy!
      Xóa
  11. 'Hehe' nên xem lại đầu óc của bạn. Tôi không tin bạn không biết đọc chữ. VNCH khẳng định chủ quyền của Nhà nước VNCH chứ không hề khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Chủ quyền của Nhà nước VNCH không liên quan đến chủ quyền của CHXHCN Việt Nam tức nước VN ngày nay và tương lai. CHXHCN Việt Nam kế tục VNDCCH chứ không phải kế tục VNCH. Loại bán nước trước 1975 thường gọi những người miền Nam chống Mỹ bảo vệ vùng miền tổ quốc mình là bằng nhiều câu từ ngu dốt và lố bịch, 'ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản', 'VC 3 thằng đu cây đủ đủ không gẫy', đừng lặp lại nghe buồn cười lắm. Đừng tự lột mặt nạ mình như thế. Để lộ ra hết 'đẳng cấp' của mình càng buồn cười ra.
    Trả lờiXóa

    Trả lời


    1. Ở đây đang bàn về Hoàng Sa - Trường Sa, về CH 1958 nên chuyện "bán nước" xin hẹn ông khi khác.

      ---------------

      Ông cho tôi hỏi lại, "hải đảo của TQ" có Hoàng Sa - Trường Sa trong đó không ông?
      Xóa
  12. Thời điểm đó quốc tế nhóm họp để xác định con số hải lý cho vùng lãnh hải của mỗi quốc gia. Trong đó 2 quan điểm được đưa ra thảo luận. Quan điểm 12 hải lý của TQ và quan điểm 3 hải lý của Mỹ.

    CP VNDCCH và Thủ tướng Phạm văn Đồng tất nhiên ủng hộ quan điểm 12 hải lý của TQ. Vì lúc đó đang chiến tranh với Mỹ, nếu lãnh hải các nước ( trong đó có TQ ) là 3 hải lý thì Hạm đội 7 và hải quân Mỹ tất nhiên tha hồ muốn làm gì thì làm ở Biển Đông và sử dụng các hải đảo của TQ gây bất lợi cho VNDCCH.

    Còn muốn biết hải đảo, khu vực nào của TQ nằm trong 12 hải lý và 3 hải lý từ đất liền TQ, và rằng HS-TS có nằm trong phạm vi đó hay không thì giở Google map ra mà xem. Đừng chờ người khác phải dạy nhé 'hehe'. Tiếng Việt đọc còn không hiểu thì lấy bộ não gì để tranh luận?

    Ngày nay công ước LHQ về luật biển từ các thảo luận thời điểm ấy đã được quy định : Lãnh hải mỗi nước là 12 hải lý kể từ đất liền, nội thủy, đường cơ sở. Tiếp theo là vùng tiếp giáp lãnh hải. Và 200 hải lý khu vực đặc quyền kinh tế. Sau đó là thềm lục địa và vùng biển QT.
    Trả lờiXóa

    Trả lời


    1. Nếu kết luận đúng theo khẳng định của Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thì chúng ta có thấy thấy rõ ràng là trong thời điểm bối cảnh chống ngoại xâm khi đó, việc VN ủng hộ quan điểm 12 hải lý của TQ là việc tất nhiên phải làm để chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc, tranh thủ mọi nguồn lực quốc tế để chống xâm lược giải phóng miền nam thống nhất đất nước. Dù sau này TQ vì quyền lợi của họ mà cố tình ngụy biện nói càn hay bọn bán nước nói hùa theo TQ từng câu từng chữ vì thù hận với đất nước thì cũng không thay đổi được sự thật rõ ràng này.
      Xóa
    2. Tôi lại được nghe nói quan điểm lãnh hải 12 hải lí là vì lợi ích của chính TQ vì có liên quan đến đảo Đài Loan (hoặc các đảo thuộc Đài Loan)? Ông có kiến giải nào không? Như vậy theo ông, tuyên bố ngày 4/9/1958 của TQ là vì VN?

      "hải đảo của TQ" là chữ ông dùng, trong đoạn tôi trích ở trên. Tôi chỉ muốn biết, ông có gồm HS-TS trong đó không thôi.
      Xóa
    3. Quy định lãnh hải 12 hải lý của Công ước LHQ về luật biển ( UNCLOS ) có hiệu lực sau chiến tranh. Tuy nhiên chúng ta nên biết rằng Công hàm Phạm văn Đồng và sự ủng hộ của VN đối với quan điểm 12 hải lý của TQ có góp phần vào việc bác bỏ quan điểm 3 hải lý của Mỹ.

      Nếu quan điểm 3 hải lý của Mỹ không vấp phải những rào cản và được thông qua sớm và UNCLOS có từ thời chiến tranh. Thì theo tôi chúng ta có thể thua ở ĐiỆn Biên Phủ trên không vì khi ấy hải quân Mỹ sẽ mặc tình xông xáo và pháo kích toàn bộ tất cả các tỉnh giáp biển của VN ở Miền Bắc phối hợp với không quân. Chiến trường không chỉ diễn ra ở HN và HP. Bao nhiêu thường dân sẽ bị chết oan.

      Công hàm Phạm văn Đồng ghi ủng hộ quan điểm 12 hải lý, không nói rằng HS-TS là của TQ. Mục đích của công hàm Phạm văn Đồng là bảo vệ đất nước và tránh hải quân Mỹ lợi dụng tiến vào 12 hải lý TQ, sử dụng các hải đảo của TQ để hại dân VN.
      Xóa
  13. "Còn muốn biết hải đảo, khu vực nào của TQ nằm trong 12 hải lý và 3 hải lý từ đất liền TQ, và rằng HS-TS có nằm trong phạm vi đó hay không thì giở Google map ra mà xem. Đừng chờ người khác phải dạy nhé 'hehe'. Tiếng Việt đọc còn không hiểu thì lấy bộ não gì để tranh luận?"

    "Tôi chỉ muốn biết, ông có gồm HS-TS trong đó không thôi."

    Bác Giao nghĩ sao về 1 kẻ chỉ biết nói, không biết đọc? Nếu một con bò hỏi tôi 2+2 = mấy thì tôi có cần trả lời nó hay không ?
    Trả lờiXóa

    Trả lời


    1. À tôi xin lỗi bác Giao vì đã ví hehe với con bò. Tôi nghĩ lại thì có lẽ hehe hơn con bò. Con bò không biết đếm. Còn hehe thì biết đếm nhưng chỉ là không biết kiến thức cơ bản nhất về đơn vị đo lường ( và cũng không biết xem bản đồ ).
      Xóa
    2. Thử một lần nữa xem sao. Đằng nào cũng chờ coi đá banh hehe.

      "hải đảo của TQ" là chữ của ông. Tôi muốn biết, khi ông viết "hải đảo của TQ", ông có bao gồm HS-TS trong đó không?

      Chứ tôi không hỏi, trên phuơng diện pháp lí, hay địa lí, HS-TS có thuộc TQ hay không mà ông đòi tôi đọc Google Map.

      Không biết tôi nói đến thế ông có hiểu không? Ai giúp tôi với?
      Xóa
    3. Tôi xin đính chính là tôi không gọi bố mẹ bạn là con bò. Tôi cũng không nói bạn là con bò. Nhưng tôi thực sự thấy bạn suy nghĩ, hành xử, đặt câu hỏi giống 1 con bò. Vì người không bị khuyết tật não không thể nào đưa ra 1 câu hỏi tâm thần như vậy được.

      Ý của đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm và tôi rất rõ ràng chả có gì khó hiểu nếu biết đọc tiếng Việt. VNDCCH ủng hộ quan điểm 12 hải lý của TQ, đồng thời coi như bác bỏ quan điểm 3 hải lý của Mỹ, mục đích của động thái này là để tránh quân đội Mỹ tiến sâu vào 12 hải lý TQ, sử dụng các hải đảo của TQ để gây hại cho miền bắc Việt nam. Điều này liên quan gì đến HS-TS mà hỏi tâm thần như vậy? Đọc bản đồ xem 3 hải lý, 12 hải lý bao quát khu vực nào. HS-TS nằm ở khu vực nào. Bạn điên thật hay bạn giả điên vậy?
      Xóa
    4. Bạn đừng nói với tôi là bạn phán vung xích chó về đề này từ trước đên nay mà không biết các vấn đề cơ bản nhất như đơn vị đo lường, hải lý là thế nào, HS-TS nằm ngoài 12 hải lý lãnh hải TQ rất xa đấy nhé ? Nếu thế thì đúng thế thật thì không biết nên khóc cho bạn hay cười nhạo bạn. Quá sức tưởng tượng. Giống như nói chuyện với 1 cô gái luyên thuyên đề tài bóng đá mãi sau bỗng dưng cô ta hỏi 'sao 22 người tranh nhau 1 quả bóng, không cho đá 22 quả bóng để khỏi giành nhau'. 'Câu hỏi' của bạn cũng như thế đấy.
      Xóa
    5. Ý ông là, công hàm chỉ thừa nhận lãnh hải 12 hải lí đối với đất liền và các đảo của TQ, không mắc mớ gì đến Hoàng Sa - Trường Sa?

      Thế thì cần quái gì phải biện minh rằng "Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất", "tình hữu nghị Hoa - Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau", "Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá"... blah blah.

      Có thằng ăn trộm nào bị bắt lại chối tội bằng cách kể lể hoàn cảnh vợ ốm con đau kinh tế khó khăn không ông?
      Xóa
  14. Hehe là con cháu của lũ bán nước hay sao mà có vẻ như bạn rất thích suy bụng ta ra bụng người. Giải thích của ông Nguyễn Mạnh Cầm bất cứ người hiểu tiếng Việt bình thường nào nghe cũng thấy đó là một nhận xét cho biết một thông tin khách quan về ý định của VNDCCH khi đó và tiền căn hậu quả của nó.

    Tại sao chúng tôi phải biện minh và biện minh gì vậy hehe? Hehe bảo rằng biện minh nghĩa là hehe dựa trên tiên đề đó là công hàm bảo HS là của TQ, trái với nội dung, tinh thần và ý nghĩa của công hàm mà TQ tuyên truyền bậy. Nghĩa là hehe là con chó săn của TQ phải không? Chủ nói sao thì tớ nhai lại không sót 1 chữ nào đúng không?
    Trả lờiXóa

    Trả lời


    1. Những thông tin như ông Nguyễn Mạnh Cầm đưa ra là nhằm mô tả lại bối cảnh lịch sử khi ấy và cho biết thông tin về ý định, chủ trương, ý chí của VNDCCH khi ấy là đuổi Mỹ, chặn Mỹ chứ không phải là từ bỏ HS-TS cho TQ. Đây là thông tin quan trọng có tác động đến tranh tụng giữa Việt - Trung, khi TQ luôn tìm cách chứng minh rằng mục đích, ý chí của công hàm Phạm văn Đồng là công nhận HS của TQ.

      Nhưng lạ lùng thay đối với những kẻ bán nước"suy bụng ta ra bụng người" thì đó là những hành động "biện minh", "chối tội". Thật khó coi bọn như tay hehe này là người được với những kiểu bệnh hoạn lặp đi lặp lại như vậy. Chúng nó nhìn nhận sự việc rất quái đản lạ lùng chả thể nào hiểu nổi tâm lý lũ này nghĩ gì. Nói thật đi bạn bị gì vậy hehe? Đầu óc bạn bị gì vậy?

      Có thể những kẻ sinh ra và nuôi dạy bạn làm hỏng bạn hoặc bọn chúng bán nước, nhưng có lẽ bạn không bán nước thì đừng học đòi tiếp tục sự thù hận của họ. Bạn làm như vậy là làm nhục bản thân bạn và khiến họ cũng bị nhục nhã. Tôi khuyên bạn thật lòng đấy.
      Xóa
    2. Ông càng kể lể tôi càng thấy rõ công hàm PVĐ đã mặc nhiên coi HS-TS là của TQ ông ạ.

      Một nghi can, một khi có bằng chứng ngoại phạm, không cần phải bào chữa (càng không kể lể hoàn cảnh dài dòng) làm gì.

      Ông chửi tôi cũng OK, nhưng ông nên gom lại chửi ở một comment thôi, ở những chỗ khác dành cho tranh luận nha ông.
      Xóa
    3. Tiếp nha.

      "Luật pháp VNDCCH quy định rõ ràng việc lãnh thổ là phải được đưa ra QH thì mới có giá trị. "

      >>>

      Ông làm ơn cho cái link. Cái link thôi ông, chả cần biện giải dài dòng làm gì (có viết nữa tôi cũng không đọc hehe).
      Xóa
    4. 1. Công hàm Phạm văn Đồng có coi HS-TS là của ai hay không theo luât pháp QT, thì phải coi nội dung công hàm đó có nói gì đến HS-TS hay không.

      Lý lẽ chợ búa tâm thần kiểu "không có thì dài dòng làm chi", "dài dòng có nghĩa là công nhận HS-TS của TQ" có giá trị - xin lỗi - không hơn một cục phân. Bạn nói vậy trên tòa án có lẽ người ta sẽ tưởng rằng họ đang nghe tiếng chó sủa. Thực tế hơn là họ sẽ tưởng bạn bị tâm thần hay muốn phá hoại tòa án.

      2. Tôi không "chửi" bạn vì bạn không đáng cho tôi "chửi". Tôi thật lòng nói ra những gì tôi nghĩ về bạn, cũng như về bố mẹ và gia đình bạn, những người đã từng trực tiếp đẻ ra và nuôi dạy bạn. Bạn dưới mắt tôi chả là cái đinh gì cả. Nhà tôi có một con chó tên là Tu, và tôi tôn trọng nó hơn bạn. Đó là tôi nói thật lòng. Tôi gọi bạn là "bạn" không phải vì tôn trọng bạn mà vì tôn trọng chủ nhà bác Giao. Tôi không muốn xưng hô tao mày ở trong nhà bác ấy. Chứ thật ra với trình độ và tư cách, nhâm phẩm của bạn thì không xứng cho tôi gọi là "bạn". Chỉ xứng gọi bằng mày thôi.

      3. Thực ra tôi nghĩ với não trạng và "trình độ" của hehe thì nói gì cũng thừa thãi. Nó nghĩ gì tôi không quan tâm, nhưng có những thông tin tôi nghĩ có ích cho những người muốn tìm hiểu tích cực như bác Giao và nhiều người khác.

      Theo quy định của pháp luật Việt Nam từ Hiến pháp Việt Nam 1946, Thủ tướng Chính phủ không có thẩm quyền thay mặt quốc gia để quyết định vấn đề liên quan đến lãnh thổ, theo Điều 32 Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà năm 1946, các vấn đề liên quan đến vận mệnh của đất nước sẽ được quyết định bằng biểu quyết Quốc Hội với điều kiện 2/3 tổng số nghị viên (ĐBQH) đồng ý. Điều 1 của Hiến pháp Việt Nam 1946 cũng quy định chủ quyền và lãnh thổ quốc gia là bất khả xâm phạm. Thủ tướng Phạm văn Đồng là Thủ tướng VNDCCH thì không có lôgíc nào có thể diễn giải rằng ý chí của Thủ tướng VNDCCH trong công hàm Phạm văn Đồng là liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và từ bỏ chủ quyền HS trao cho TQ.
      Xóa
    5. Ba cái (1), (2), (3) là những chửi bới thuần túy, vả lại cũng đã được ông dùng chỗ khác rồi, nên ông không cần lập lại.

      Ông nên chửi tôi một lần, rồi thôi, còn lại dành cho tranh luận ông ạ.

      "Theo quy định của pháp luật Việt Nam từ Hiến pháp Việt Nam 1946, Thủ tướng Chính phủ không có thẩm quyền thay mặt quốc gia để quyết định vấn đề liên quan đến lãnh thổ"

      >>> Cho cái link đi ông.

      "Điều 32 Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà năm 1946, các vấn đề liên quan đến vận mệnh của đất nước sẽ được quyết định bằng biểu quyết Quốc Hội với điều kiện 2/3 tổng số nghị viên (ĐBQH) đồng ý"

      >>> Đây là điều 32 HP 1946:

      "Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý.

      Cách thức phúc quyết sẽ do luật định."

      Ông hiểu sai rồi, đưa ra nhân dân phúc quyết nếu 2/3 đại biểu QH đồng í, chứ không phải QH biểu quyết ông ạ.

      "Điều 1 của Hiến pháp Việt Nam 1946 cũng quy định chủ quyền và lãnh thổ quốc gia là bất khả xâm phạm."

      >>> Toàn văn Điều 1 HP 1946 đây ông:

      "Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà.

      Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo."

      Chỗ nào là "chủ quyền", chỗ nào là "lãnh thổ quốc gia" (lại còn "bất khả xâm phạm" nữa chứ)?

      Nói chung, QH của bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia độc tài, về lí thuyết, là cơ quan quyền lực cao nhất. Là cơ quan quyền lực cao nhất nên mọi quyết định hệ trọng liên quan đến vận mệnh quốc gia phải do QH quyết định.

      Ông vovinam2k7 chỉ cần nói thế là đủ, không nên ra vẻ "học thuật" phán phứa kiểu như "Luật pháp VNDCCH quy định rõ ràng việc lãnh thổ là phải được đưa ra QH thì mới có giá trị" rất nôm na bần tiện ông ạ.

      Thêm nữa hehe ông càng phủ nhận vai trò của ông Đồng, ông càng cho thấy công hàm ông Đồng đã "mặc nhiên thừa nhận HS-TS là của TQ".
      Xóa
    6. - Về điểm điều 1 HP 1946 đúng là không có nội dung câu chữ cụ thể "lãnh thổ là bất khả xâm phạm". Nội dung này nằm ở điều 13 HP 1980. Thường trình bày càng nhiều thì càng dễ có sạn, rất tiếc bạn vạch lá tìm sâu nhưng chỉ tìm ra được 1 sạn này mà cũng vẫn không làm thay đổi được câu chuyện.

      - Ở điều 32 bạn bắt bẻ tiểu tiết nhưng không thay đổi được sự thật là lãnh thổ của một quốc gia nằm trong vận mệnh của quốc gia đó. Một chuyện tày đình như từ bỏ chủ quyền lãnh thổ tất nhiên nằm trong khuôn khổ này và phải được thông qua bởi QH. Thủ tướng Chính phủ VNDCCH không có thẩm quyền này. Do đó không thể nói ý định thật của Thủ tướng Phạm văn Đồng là từ bỏ chủ quyền HS, gây ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước VN mà không cần thông qua Quốc Hội.

      - Việc bạn đòi link, tôi không có nghĩa vụ làm theo đòi hỏi của bạn. Bạn có google để tìm hiểu. Con chó khi cần xương sẽ biết tự đi tìm xương, không chờ con người bố thí.

      - Tôi không "chửi" bạn gì cả. Tôi nghĩ sao thì tôi trình bày ra suy nghĩ đó. Và theo lôgíc của bạn "không thừa nhận thì dài dòng làm gì". Tôi cũng có thể theo lôgíc đó đặt vấn đề, nếu bạn không nghĩ bạn có giá trị ngang với chó thì bạn lằng nhằng mãi vấn đề này làm chi?

      - "Thêm nữa hehe ông càng phủ nhận vai trò của ông Đồng, ông càng cho thấy công hàm ông Đồng đã "mặc nhiên thừa nhận HS-TS là của TQ"".....

      Lốgíc này rất "thuyết phục" quá nhỉ. Thú thật tôi không hiểu nổi câu này của bạn từ đâu nói thế và có ý nghĩa gì. Như thế bạn thừa nhận là khi tôi nói đến bố mẹ bạn, bạn càng phủ nhận vai trò của bố mẹ bạn (bạn không nhắc gì đến bố mẹ mình) thì có nghĩa là bạn đã mặc nhiên thừa nhận bố mẹ bạn là bán nước và họ là loại người đúng như tôi nghĩ phải không.
      Xóa
    7. Hehe ông rất thích chửi, ông có mắc bệnh khổ / khẩu dâm?

      Càng hạ thấp vai trò của ông Đồng, qua việc ông Đồng không có tư cách quyết định những việc hệ trọng như chủ quyền lãnh thổ (là việc của QH), càng cho thấy công hàm ông Đồng có "vấn đề". Vì nếu CH ông Đồng không có vấn đề, CH không hề mặc nhiên thừa nhận HS-TS là của TQ thì việc gì ông phải hạ thấp vai trò của ông Đồng?

      Logic nó nằm ở chỗ đó ông à.
      Xóa
    8. Chính bởi những lôgíc mọi rợ giống chó hơn giống người như thế nên tôi mới đối xử với bạn như thế. Chứ trong đây có nhiều người, ai tôi cũng nhã nhặn lịch sự và tôn trọng họ. Chỉ duy nhất bạn là tôi đối xử như với chó vậy. Tôi nói chuyện con Tu nhà tôi tôn trọng hơn nói chuyện với bạn.

      Nói thật là tôi không ngờ bạn ngu đến mức này. Chả ai rỗi hơi hạ thấp vai trò cụ Đồng. Nhưng sự thật là muốn từ bỏ chủ quyền lãnh thổ năm 1958 thì phải thông qua QH, TT không có thẩm quyền đó. Tại sao phải nói ra sự thật đó? Là để cho thấy rằng mục đích, ý định thật của Thủ tướng Phạm văn Đồng không phải là từ bỏ chủ quyền VN, vì ông ta là Thủ tướng VNDCCH thì phải biết trước luật của VNDCCH. Như thế điều này không phù hợp với nguyên tắc estopel mà TQ cáo buộc VN.

      Tôi nói vấn đề này rất nhiều lần nhưng bạn vẫn không hiểu hoặc nghĩ sai sang vấn đề khác. Bạn có vẻ như không biết tiếng người. Cứ như thế mãi thì làm sao tôi có thể xem bạn là người được?
      Xóa
  15. Lại cần phải nói rõ thêm rằng ông Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ ngoại giao VN, CPVN năm 1992 tường trình các thông tin khách quan về bối cảnh lịch sử năm 1958 và chủ trương, ý chí, mục tiêu của VNDCCH trong thời điểm ấy. Họ cho biết các thông tin đó không nhằm mục đích kể công, tâng công, quảng cáo lòng yêu nước và tác dụng của công hàm Phạm văn Đồng trong mục đích chống Mỹ bảo vệ đất nước, hay thanh minh chuyện HS về tay TQ, mà là để chống lại luận điệu xuyên tạc của TQ về ý chí, chủ trương của VNDCCH thông qua việc viện dẫn sai công hàm Phạm văn Đồng.

    Còn đối với những kẻ bán nước suy bụng ta ra bụng người, suy diễn mọi việc theo não trạng tiểu nhân nhỏ hẹp, "chim sẻ hót về đại bàng" của chúng, thì Đảng và Nhà nước Việt Nam xem những lời lẽ đó có giá trị không hơn tiếng chó sủa! Nghe những lời đó với nghe tiếng chó sủa là có cảm giác như nhau. Đảng và Nhà nước VN lo đối phó với các luận điệu của TQ nhằm nỗ lực bảo vệ chủ quyền VN.

    Ông Nguyễn Mạnh Cầm và CPVN không cần thanh minh gì về chuyện VN đang mất Hoàng Sa. Vì công hàm PVĐ không nói đến Hoàng Sa. Trong khi đó VNCH mới là kẻ đáng lẽ ra phải giải thích cho các hành động nghe lệnh Mỹ dâng HS cho TQ 2 lần. Lần thứ 1 năm 1958, TQ chiếm phía đông HS không gặp kháng cự hay phản đối. Năm 1974 TQ chiếm nốt tất cả phần còn lại của HS từ VNCH sau khi VNCH hạ lệnh rút quân và hủy bỏ kế hoạch không kích tái chiếm HS, chính thức bỏ rơi HS.

    Như vậy trách nhiệm mất HS là của VNCH. Nhân dân lâu nay không yêu cầu VNCH giải thích, thanh minh sự việc này là vì người ta hiểu đây là bọn bán nước thì họ làm vậy là chuyện bình thường. Họ không bán nước, dâng đảo thì mới là chuyện lạ.
    Trả lờiXóa
  16. Tôi xin bổ sung thêm thông tin cho trả lời về câu hỏi "Một số "chuyên gia" đã hướng dẫn sai độc giả VN về "tính liên tục" của VN đối với chủ quyền Hoàng - Trường Sa như thế nào?" tôi đã trả lời trong mục này ( ở trên ).

    Tóm lược : Triều Nguyễn sau Minh Mạng không tuyên bố chủ quyền HS-TS. Thực Dân Pháp có tuyên bố chủ quyền nhưng tuyên bố cho Pháp ở HS. Chính quyền bù nhìn VNCH làm ngơ cho TQ chiếm một phần HS năm 1958, Đài Loan, Phi Luật Tân chiếm phần lớn Trường Sa từ tay VNCH trong những năm cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960 mà không có kháng cự hay phản đối. Nếu VNCH là một quốc gia thì luật pháp quốc tế sẽ coi việc VNDCCH xâm lược VNCH, CHND Trung Hoa xâm lược VNCH là như nhau. Tất cả các khẳng định chủ quyền của VNCH đều ghi rõ câu chữ chủ quyền của VNCH chứ không phải chủ quyền của Việt Nam. Để có giá trị theo luật pháp QT thì câu chữ phải rõ ràng. Các tuyên bố của VNCH đều khẳng định "chủ quyền của VNCH". Như vậy quốc tế không thể chấp nhận các tuyên bố của VNCH như là một bằng chứng tuyên bố liên tục có giá trị đối với chủ quyền của Việt Nam ngày nay hay VN tương lai. Việt Nam ngày nay không phải là VNCH. Nhà Nước CHXHCN Việt Nam không phải kế tục từ Nhà nước VNCH. Như vậy, tính liên tục bị đã ngắt quãng bởi chướng ngại vật VNCH này.

    Như vậy nếu đặt nặng chuyện các tuyên bố của các chính quyền bù nhìn trong thời kỳ VN bị xâm lược thì cái gọi là " tính liên tục " này thực ra không hề liên tục !

    Bổ sung : Ngoài ra báo chí nhồi vào đầu độc giả hướng dẫn sai cho họ đến suy nghĩ rằng các chính quyền hoặc nhà nước người Việt quản lý liên tục ở HS-TS có ý nghĩa gì đó. Thực ra nó không hề có ý nghĩa gì cả. Yếu tố tộc người không hề có sức nặng gì hay giá trị gì đối với luật pháp quốc tế, tố tụng chủ quyền. Yếu tố nhân chủng hay chủng tộc không hề có một lợi thế nào, thuận lợi nào trong tranh tụng chủ quyền. Đây là đánh dấu thêm một lý lẽ mị dân của một số người viết báo chí. Khuyết điểm lớn nhất của báo chí lúc này là họ đăng bừa bãi những bài viết lung tung gửi vào rồi đề là " bài viết không nhất định phản ánh quan điểm của tòa soạn ", rất vô trách nhiệm. Tất cả các bài viết với giọng văn tạm ổn là họ đều đăng miễn sao không quá phản động, không quan tâm đúng mức đến nội dung, thông tin.
    Trả lờiXóa
  17. Hỏi : Trong thời điểm nào và trong trường hợp nào Chính phủ và các lãnh đạo đương chức của Việt Nam nói về công hàm Phạm văn Đồng? Vai trò, nhận thức, nhìn nhận, mức độ quan tâm của Đảng và Nhà nước ta với công hàm Phạm văn Đồng là như thế nào?

    Đáp : Trong bất kỳ thời điểm và trường hợp nào mà NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO ĐỒNG CẤP ( ví dụ Bộ ngoại giao ) ở Trung Quốc nói sai gì đó về công hàm này và có hại cho chủ quyền Việt Nam. VN có nhu cầu bác bỏ các tuyên bố sai trái và không trung thực đó của TQ. Đó là các trường hợp như năm 1979, năm 1992, năm 2014 mới đây.

    Chính phủ và lãnh đạo Việt Nam có quan tâm một phần đến báo chí chính thống Trung Quốc, vì báo chí chính thống TQ có phần nào nói lên quan điểm chính thống của TQ về công hàm Phạm văn Đồng. Nhưng chỉ dừng ở quan tâm, CP và lãnh đạo Đảng ta không phản ứng trước các cáo buộc và nói bậy của báo chí Trung Quốc hay các quan điểm cá nhân của TQ.

    Chính phủ và lãnh đạo VN không quan tâm và không cần phải phản ứng với các quan điểm của những kẻ phản động về công hàm Phạm văn Đồng, mà thực tế chỉ là nhai lại 100% những gì mà TQ đã tuyên truyền, không hề có điểm gì mới so với quan điểm TQ. Trung Quốc vì tham vọng của họ nên đã nói trái sự thật và nỗ lực ngụy biện, nhưng họ phải động não rất nhiều cho ý đồ này. Bọn phản động không cần động não, chỉ cần thấy TQ nói sao thì nói lại y như thế.

    Chính phủ ông Nguyễn Tấn Dũng có những lập luận kém hơn các chính phủ tiền nhiệm. Điển hình là việc sử dụng từ công thư, bức thư thay cho công hàm, văn bản như các CP trước. Đó là sai nhưng mục đích của nó là để chống là thủ đoạn của TQ " quan trọng hoá " công hàm Phạm văn Đồng như là một vật chứng gì đấy to lớn. Trước động thái đó của TQ, Chính phủ ta gọi là công thư, bức thư để nhẹ hóa, nhỏ nhoi hóa cái mà TQ đang lợi dụng làm công cụ tuyên truyền kia. Làm thế là để đối phó với TQ, không phải để đối phó với các nhai lại TQ của đám phản động.

    Một thế lực hùng mạnh và đầy tiềm lực như Đảng và Nhà nước Việt Nam không quan tâm và không cần biện minh với đám phản động. Đối với một lực lượng hùng hậu tài lực như Đảng và Chính phủ VN thì đám phản động này có giá trị không hơn một đám khố rách áo ôm. Tại sao những người cứu nước đi biện minh với những kẻ bán nước? Giống như con người đi biện minh với con chó vậy.
    Trả lờiXóa

    Trả lời


    1. Một ví dụ hình tượng hơn để mô tả ý ở trên.

      Hai người tranh luận với nhau về quyền sở hữu căn nhà. Anh Bắc suy diễn nội dung và xuyên tạc, bóp méo tinh thần và ý nghĩa một văn bản có tính pháp lý của anh Nam. Luật sư của anh Nam vì quyền sở hữu căn nhà và bác bỏ, vạch trần các xuyên tạc đó nên đã tường trình kể lại mọi chuyện và tranh thủ dư luận. Vì đó không phải là một biện minh nên anh Nam không quan tâm đến độ dài hay ngắn, chỉ quan tâm đến việc đưa tin cho đầy đủ mọi khía cạnh để có lợi tốt nhất cho quyền sở hữu của mình. Anh Nam không quan tâm và không biện minh với con chó nhà của anh Bắc sủa theo anh Bắc.
      Xóa
  18. Xin chào các bác. Tôi bây giờ mới vào được mạng, phát hiện thấy mục BÌNH LUẬN MỚI bị treo (hoàn toàn do nhà cung cấp). Nên đã sửa lại, tiện cho các bác theo dõi bình luận kịp thời.

    Chúng ta không ngại tự đấu lí với nhau liên quan đến công hàm của cố thủ tướng. Ta đấu lí với nhau mà chưa xong, thì khó thắng được Trung Quốc.

    Bởi vậy, ta cứ tự do, thoải mái. Chỉ cần các bác tuân thủ nguyên tắc comment của blog tôi, là ok.
    Trả lờiXóa
  19. Bất kỳ một sản phẩm viết lách chữ nghĩa nào nói về công hàm Phạm văn Đồng và bác bỏ quan điểm TQ về công hàm này cần ít nhất 3 phần chính. Đây là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ quốc gia chứ không phải cãi nhau ngoài chợ theo kiểu anh nói bậy anh xuyên tạc tôi thì tôi chả thèm nói nhiều với anh. Chưa kể VN đang ở thế yếu ( HS đang bị TQ chiếm đóng, TQ có thực quyền ở HS, nắm đằng cán ).

    Chi tiết dài dòng thì nhiều bài đã viết rồi, tôi cũng đóng góp không nhỏ vào nhiều mục trong blog này và một số blog khác rồi. Ở đây xin tóm lược thôi.

    Phần 1 : Nguồn gốc, bối cảnh lịch sử đưa đến công hàm Phạm văn Đồng. Ý định của Chính phủ VNDCCH trong việc soạn thảo công hàm này và sau đó vài ngày công bố công khai trên báo Nhân Dân cho người dân đọc.

    Tóm lược - Bối cảnh trong lúc đang chống Mỹ và bọn VNCH bán nước (Việt Nam). Quốc tế đang nhóm họp bàn luận để soạn thảo hình thành UNCLOS, trong thời điểm sơ khai của dự án UNCLOS này thì có 2 quan điểm nổi bật. Một là quan điểm lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Hai là quan điểm lãnh hải 3 hải lý của Mỹ.

    VNDCCH ủng hộ quan điểm 12 hải lý của TQ, như đ/c Nguyễn Mạnh Cầm đã cho biết, là để ngăn chặn Mỹ tiến sâu vào biển Đông, sử dụng các chủ quyền của TQ (ly khai) để uy hiếp các tỉnh thành phía bắc của Việt Nam, nhất là các tỉnh thành giáp biển.

    Cần phải làm rõ đầu cua tai nheo như thế để bác bỏ quan điểm của TQ rằng Thủ tướng Phạm văn Đồng viết công hàm với mục đích, ý định, ý muốn từ bỏ chủ quyền. Trong khi mục đích của VNDCCH là bảo vệ chủ quyền.

    Trung quốc và những con chó của Trung quốc có thể bảo rằng VN muốn biện minh, nếu không thì dài dòng làm chi. Nhưng có lẽ họ chỉ dám nói những điều này trên Internet chứ trên tòa không dám nói như vậy, vì nói như vậy trên tòa có khác nào bôi tro trát trấu vào uy tín, sỉ diện của bản thân.

    Phần 2 : Khẳng định rõ nội dung công hàm không nói gì đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam, không nói gì đến Hoàng Sa - Trường Sa. Tinh thần và ý nghĩa công hàm không phải từ bỏ chủ quyền VN, không có nghĩa phủ nhận nền tảng lịch sử và pháp lý của VN đối với chủ quyền 2 quần đảo này.

    Phần 3 : Công hàm Phạm văn Đồng không có giá trị pháp lý quốc tế về vấn đề "HS-TS thuộc TQ". Cần trung thành với câu chữ tường minh cụ thể trong nội dung công hàm. Không được nhập nhèm giữa suy diễn lôgíc bình dân với các nguyên tắc của LPQT. Theo thuyết Estopel thì VN không phạm vào 1 nguyên tắc nào. TQ phải chứng minh hội đủ 4 nguyên tắc mới bắt bẻ được VN, trong khi đó VN không hề phạm vào một 1 nguyên tắc nào.
    Trả lờiXóa
  20. Bổ sung cặn kẽ hơn Phần 3 : Công hàm Phạm văn Đồng không có giá trị pháp lý quốc tế về vấn đề "VNDCCH công nhận HS-TS thuộc TQ".

    Để công hàm Phạm văn Đồng có giá trị pháp lý về chuyện VNDCCH công nhận HS-TS thuộc TQ thì nó phải hội đủ 4 điều kiện của nguyên tắc estopel theo pháp lý QT. Estopel là nguyên tắc "một quốc gia phải nhất quán trong ứng xử và không được bác bỏ một thực tế đã được chính quốc gia này thừa nhận trước đó".

    Theo estopel thì phải hội đủ 4 điều kiện: (1) tuyên bố của một quốc gia thật sự có ý muốn chấp nhận tình trạng đó; (2) tuyên bố đó phải được thể hiện rõ ràng; (3) tuyên bố đó phải được thể hiện liên tục; (4) tuyên bố đó khiến cho quốc gia cáo buộc có liên quan (TQ) phải chịu thiệt thòi.

    Nhưng điều đáng cười là công hàm Phạm văn Đồng, dù TQ nói nghe rất hùng hồn nhưng xem xét kỹ thì nó không phạm đến 1 điều của nguyên tắc estopel.

    Theo ĐIỀU KIỆN 1 của nguyên tắc estoppel thì công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không phải là tuyên bố của Việt Nam về từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

    Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam không có thẩm quyền thay mặt quốc gia để quyết định vấn đề liên quan đến lãnh thổ. Theo Điều 32 Hiến pháp 1946, các vấn đề liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ, đất nước sẽ được quyết định tại Quốc Hội, chớ không phải Chính phủ hay Thủ tướng. Điều 1 HP 1946 cũng quy định chủ quyền lãnh thổ là bất khả xâm phạm. Như thế ý định thật sự của Thủ tướng VNDCCH không thể là từ bỏ chủ quyền của VN, vì như thế là trái pháp luật VNDCCH.

    Theo ĐIỀU KIỆN 2 của estoppel, về độ “rõ ràng” và tính "tường minh" trong văn bản thì cũng không đáp ứng như yêu cầu của nguyên tắc estopel. Nội dung chủ yếu là “tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”, không một từ nào đề cập quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thì nói gì đến việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam và công nhận chủ quyền của Trung Quốc với hai quần đảo này.

    Ngay cả trong Tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Trung Quốc cũng thể hiện sự mập mờ trong việc đề cập đến chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, vì ở điểm (4) của Tuyên bố này chỉ nói đến Ðài Loan và Bành Hồ mà không hề đề cập đến Tây Sa và Nam Sa. Và tuyên bố này có 2 bản tiếng Trung phổ biến nội bộ và bản tiếng Anh phổ biến ra các nhà nước khác. Bản tiếng Anh không đề cập đến HS-TS. Lại thêm một vấn đề mập mờ thiếu tường minh của TQ.

    Theo ĐIỀU KIỆN 3, về tính “liên tục” của công hàm cũng không được đáp ứng. TQ không có bất kỳ chứng minh nào về việc sau công hàm Phạm văn Đồng năm 1958 thì VNDCCH tuyên bố điều gì có nội dung giống như công hàm Phạm văn Đồng. Từ năm 1958 đến 2014 (nay).

    Theo ĐIỀU KIỆN 4, công hàm Phạm văn Đồng không hề gây tổn thất hay có hại gì cho Trung quốc.

    Như thế sự thật là công hàm Phạm văn Đồng không phù hợp với điều nào của es-to-pel. VN không phạm vào điều nào của nó. Điều này có nghĩa là công hàm Phạm văn Đồng không có giá trị pháp lý QT và ra tòa án QT sẽ bị bác bỏ rất nhanh nếu nó được TQ sử dụng làm một "bằng chứng ma" để ngụy biện cho chủ quyền của chúng.
    Trả lờiXóa
  21. Theo các căn cứ tôi đã trình bày thì sự thật khách quan đã rất rõ ràng. Xét một các khách quan và toàn diện, dựa trên những căn cứ pháp lý, lịch sử và chính trị thì công hàm Phạm Văn Đồng không có mục đích và nội dung từ bỏ chủ quyền hay liên quan gì đến Hoàng - Trường sa mà chỉ có mục đích nhằm ủng hộ đồng minh anh em khi ấy là Trung Quốc chống lại chính sách bao vây trên biển của Mỹ trong eo biển Đài Loan, đe dọa tới nền an ninh quốc gia của cả hai Trung Quốc và Việt Nam ở thời điểm đó. Nội dung hoàn toàn không chứa đựng bất kỳ sự từ bỏ nào chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ pháp pháp ra tuyên bố hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam cũng như công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

    Như thế có nghĩa là lập luận của phía Trung Quốc là không có căn cứ và giá trị pháp lý, trái với luật pháp quốc tế và quan hệ quốc tế cũng như thực tiễn quan hệ Việt - Trung vào thời điểm đó. Những kẻ nào xuyên tạc và lợi dụng công hàm Phạm văn Đồng để biện minh cho ý đồ xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, để hùa theo Trung quốc, để phủ nhận chủ quyền của VN và giúp quảng bá tuyên truyền chủ quyền cho TQ, để vu khống VNDCCH từ bỏ HS-TS nhằm mục đích thỏa mãn hận thù ích kỷ hoặc chống phá lật đổ đất nước, sẽ trước hết là làm trò cười cho người khác, sau đó là bị khinh bỉ và phỉ nhổ, và có thể bị xử phạt theo các luật định theo luật pháp hiện hành VN và các văn bản của CP.
    Trả lờiXóa
  22. Ủng hộ quan điểm lãnh hải 12 hải lí của TQ là hành động đáp lễ của VN dành cho TQ sau những giúp đỡ khổng lồ TQ dành cho VN trong chiến tranh VN. Lãnh hải 12 hải lí là quan điểm của TQ, vì lợi ích của chính TQ, chứ không vì lợi ích của VN. Ông vovinam2k7 đừng nên nhập nhèm bố láo như vậy.

    Hoàng Sa, ngoài vài đảo do TQ (và Phi) âm thầm chiếm giữ từ 1956, đều do VNCH quản lí. Nếu lãnh hải 12 hải lí được công nhận, thay vì chỉ 3 hải lí, thì điều này có lợi cho Mĩ chứ sao lại có lợi cho VN (VNDCCH)?

    Trên thực tế, trong chiến tranh VN, quần đảo Hoàng Sa, và cả Trường Sa, không có vai trò nào. Không có căn cứ quân sự nào ở HS hay TS. Không có trận đánh nào diễn ra HS hay TS.

    Tất cả là vì chúng quá xa bờ.

    1965 Mĩ tuyên bố vùng chiến sự trên hai quần đảo HS và TS (mà VNDCCH đã rất sốt sắng tố cáo Mĩ vi phạm lãnh thổ TQ hehe) là nhằm mở rộng khu vực tác chiến đến những vùng biển ven bờ hơn, chống lại những chuyến tàu miền Bắc chi viện người và vũ khí cho miền Nam.

    Bản thân các đảo ở HS và TS chẳng đóng vai trò nào trong chiến tranh VN.

    Mĩ nếu muốn có thể lập căn cứ ở phía nam vĩ tuyến 17 rồi tha hồ tấn công miền Bắc chứ cần gì đến HS và TS. B52 Mĩ còn vượt vĩ tuyến 17 bay thẳng ra Hà Nội rải bom thì Mĩ cần gì vài hải lí mặt biển ở HS và TS?

    Túm lại, CH 1958 của ông Đồng là công hàm dành cho TQ, vì lợi ích của chính TQ, chứ không phải VN.
    Trả lờiXóa
  23. 'hehe' cần học lại nhiều kiến thức vỡ lòng. Hiểu biết của bạn về lịch sử hiện đại VN có vẻ kém hơn cả học sinh cấp 1 thì nói chuyện thế nào đây?

    - Các quan điểm quốc tế không nghe ai nói VN đã đáp lễ TQ bằng công hàm Phạm văn Đồng. Đây là phát minh mới của 'hehe' đấy à? Khi đó KCCM chỉ mới diễn ra 4 năm và chưa có đụng độ quân sự và TQ lúc này chưa viện trợ lớn nên không thể có cái gọi là 'đáp lễ to lớn'. Bố mẹ hehe dạy cho hehe phát minh lếu láo này à?

    - Nếu lãnh hải TQ và VN là 12 hải lý thì tàu Mỹ không có quyền tiến vào phạm vi này. Nếu lãnh hải TQ và VN là 3 hải lý thì tàu Mỹ có rộng đường hoạt động hơn và uy hiếp an ninh quốc gia cả hai nước VN và TQ. Miền bắc Việt Nam và phía nam Trung Quốc.

    Như vậy công hàm Phạm văn Đồng là vì mục đích lợi ích của Việt Nam trong cuộc chiến tranh với Mỹ, chống Mỹ và bọn bán nước VNCH để bảo vệ đất nước. Đồng thời TQ cũng được lợi là khỏi bị Mỹ uy hiếp gần phía nam của họ.

    Hehe có 2 cái đui mù. 1 là đui mù về suy nghĩ, nhận thức. 2 là đui mù chữ Việt, vì lợi ích của VN như thế nào thì ông Nguyễn Mạnh Cầm đã cho biết và tôi đã nói thêm nhiều lần.

    - Hoàng sa - Trường sa không nằm trong phạm vi 12 hải lý hay 3 hải lý của TQ. HS-TS không liên quan gì đến công hàm Phạm văn Đồng. Nội dung, câu chữ công hàm không nói gì đến HS-TS. Hehe bò vẫn là bò.

    - Đây là vấn đề ngu dốt ngoài lề của hehe, nhưng cũng cần nói luôn cho minh bạch: TS-HS có vai trò trong việc ngăn chặn Đường Hồ Chí Minh trên biển chi viện miền Nam.

    - Nhận xét riêng : kẻ có đang sử dụng nick hehe tôi nghĩ là có sự đần độn, trì trệ của con bò, nhưng cũng có sự láo xược của con chó. Một đối tượng lý tưởng để xả stress vào.
    Trả lờiXóa

    Trả lời


    1. Lại chửi hehe. Tôi bắt đầu nghiện nghe ông chửi rồi đó.

      Tôi không nói 'đáp lễ to lớn', mà tôi nói 'giúp đỡ khổng lồ TQ dành cho VN'. Cái này người ta nói đầy, không phải sáng kiến của tôi. Ngay chính ông Cầm (và cả ông nữa?) cũng nói thế:

      "Khi đó, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Đồng thời, tình hữu nghị Hoa - Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá."

      Tất nhiên ông Cầm đang nói đến hoàn cảnh ra đời của công hàm 1958 của ông Đồng. Vậy không phải Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá là lí do để VN đáp lễ TQ bằng công hàm ấy sao ông???

      Để xem ai mới là con bò hehe.
      Xóa
    2. Bạn cãi bạn không giống như bò, nhưng bạn lại tiếp tục chứng minh bạn có trình độ và trí não không khác gì một con bò qua tiếng kêu ở trên.

      Ông Cầm năm 1992 nói TQ ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá là nói về sự giúp đỡ chung. Công hàm Phạm văn Đồng góp phần tranh thủ đồng minh TQ giúp đỡ VN chống ngoại xâm thành công. Phù hợp với lợi ích VN.

      Ông Cầm không hề nói công hàm Phạm văn Đồng là để đáp lễ sự giúp đỡ khổng lồ của TQ trong chiến tranh VN như não của con bò hehe này nghĩ ra hiểu không. Vì sao gọi là bò? Chiến tranh VN đến năm 1958 mới diễn ra 4 năm, VNDCCH đang đấu tranh hòa bình kêu gọi tổng tuyển cử chưa đụng độ quân sự và TQ chưa viện trợ gì nhiều thì làm sao có thể phun ra được "năm 1958 ông Đồng làm thế để đáp lễ giúp đỡ khổng lồ của TQ". Không phải là con bò thì là gì?
      Xóa
    3. "giúp đỡ chung" là cái giống gì vậy ông? Ông đọc lại câu ông Cầm, "Khi đó, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự...". Khi đó là khi nào nếu không phải là lúc ra đời công hàm, tức 1958???
      Xóa
    4. Tôi không nói bạn là bò nhưng quả thật bạn đã tự chứng minh bản thân ngu như bò qua rất nhiều 'lập luận' của bạn. 'Lập luận' mà bạn vừa 'kêu lên' cũng như thế đấy.

      Ông Cầm nói thế này :

      "Khi đó, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia."

      Tức có nghĩa là năm 1958 tình hình bối cảnh đang là như thế. Còn câu "Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá." là câu kết luận chung về sự ủng hộ của TQ ở phía sau. Đó là 2 câu nói khác nhau.

      Xét về ngôn từ, ông Cầm không hề nói "sự giúp đỡ của TQ là nguyên nhân của công hàm Phạm văn Đồng", nhưng cũng không nói rõ "công hàm Phạm văn Đồng là 1 trong những nguyên nhân góp phần vào quyết định tăng cường giúp đỡ VN của TQ". Như thế nếu xét theo ngôn từ chỉ có thể hiểu đó là một sự giúp đỡ chung của TQ.

      Ông Cầm càng không hề nói mục đích của công hàm Phạm văn Đồng là 'đáp lễ' 'sự giúp đỡ khổng lồ của TQ cho chiến tranh VN'. Bạn đừng chơi trò nhét chữ vào mồm người khác. Vụ 'đáp lễ' là do bạn tự suy diễn tưởng tượng ra từ đầu óc bệnh hoạn của mình. Bản thân đã không đủ năng lực suy nghĩ như bình thường thì nên uốn lưỡi nhiều lần trước khi phát ngôn.
      Xóa
    5. Thôi đủ rồi ông. Bất kể ông tiếp tục gọi tôi là con bò, tôi kết thúc ở đây. Hẹn ông dịp khác.
      Xóa
    6. Tôi không hề gọi bạn là bò. Cái này bạn tự nhận. Còn việc năng lực suy nghĩ của bạn có giống như con bò hay không thì phụ thuộc vào các 'lập luận' của bạn. Không phụ thuộc vào việc tôi gọi bạn là gì.
      Xóa
  24. Để tiện cho việc theo dõi, tôi nghĩ là: chúng ta cần dẫn nguồn của câu nói của ông Nguyễn Mạnh Cầm.

    Ta cứ tự đấu lí với nhau, tự do và thoải mái. Chỉ mong các bác đừng gọi nhau là "bò".
    Trả lờiXóa

    Trả lời


    1. Vâng vâng dẫn nguồn luôn là nguyên tắc của anh Giao. Nhưng chính ông vovinam2k7 là người đầu tiên đưa phát biểu của ông Cầm lên thread này nên cần dành vinh dự này (tức dẫn nguồn) cho ông ấy. Tôi chỉ là người dùng lại, chỉ vì tiện thôi hehe.
      Xóa
    2. Tôi có lời nhờ bác vovinam2k7 dẫn giúp cho nguồn như nói ở comment trên (đoạn nói của ông Nguyễn Mạnh Cầm). Nếu là nguồn đã in thành sách vở, tạp chí, tức tư liệu trên giấy, thì càng quí.
      Xóa
    3. Đó là tư liệu trong dữ liệu Word lưu trong máy của tôi từ các sưu tầm xưa nay, ghi là biên bản họp báo tại Hà Nội ngày 2/12/1992, sau khi Bộ ngoại giao TQ nhắc lại về công hàm Phạm văn Đồng thì đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm, khi ấy là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trả lời tuyên bố với báo chí về bối cảnh lịch sử và mục đích của công hàm và lợi ích của nó đối với Việt Nam và công cuộc chống ngoại xâm của ta khi ấy:

      "Khi đó, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Đồng thời, tình hữu nghị Hoa - Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá."

      "Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi khẩn cấp nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho Tổ quốc."

      "Đặc biệt thêm nữa là tuyên bố đó để nhắm vào việc đạt yêu cầu cho những nhu cầu cấp thiết vào lúc bấy giờ để ngăn ngừa bọn tư bản Mỹ dùng những hải đảo này để tấn công chúng tôi. Nó không có dính dáng gì đến nền tảng lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

      ......

      Còn về chuyện phần tử hehe thì xin lỗi nếu làm phiền bác và Blog. Những 'lập luận' kiểu thế này "nói dài dòng có nghĩa là đã dâng HS cho TQ" hay "nói Thủ tướng Phạm văn Đồng không có thẩm quyền nghĩa là hạ thấp vai trò nghĩa là dâng HS cho TQ" đều không phải là các tranh luận nghiêm túc mà là phá hoại tranh luận.

      Nếu ra tòa án quốc tế mà nói thế thì cũng bị xem là phá hoại cuộc tranh tụng, phá hoại tòa án. Nếu ra tòa án dân sự mà bảo "mày nói giông dài có nghĩa là mày nhường nhà mày cho tao", "mày nói mày không có thẩm quyền nghĩa là mày 'hạ thấp vai trò' nghĩa là mày dâng nhà mày cho tao" thì cũng bị tống cổ ra khỏi tòa với lý do phá hoại phiên tòa. Những 'lập luận' kiểu ấy nói là bò là còn nhẹ. Rõ ràng không lành mạnh, xuất phát từ đầu óc bệnh hoạn nào đấy của nó. Loại ấy chỉ có ăn đấm ăn đá, ăn roi ăn vọt chứ không thể tranh luận đàng hoàng tử tế với nó được. Tôi dân võ thuật có sao nói thế, không thích làm 'quân tử Tàu'. Tôi thật sự không coi thằng hehe ra cái đinh gì thì tôi không thể giả vờ đóng kịch tôn trọng nó được. Mong bác thông cảm.
      Xóa
    4. Tàu chiến Mĩ sẽ phải tôn trọng lãnh hải 12 hải lí của Miền Bắc trước khi nã pháo vào đấy.

      Cũng như năm 1972 không quân Mĩ đã dở luật quốc tế ra xem thử chiến đấu cơ của quốc gia này có được phép xâm nhập không phận quốc gia khác không rồi mới cho B52 vượt vĩ tuyến 17 ra rải bom Hà Nội.

      Cũng như thằng ăn cướp sẽ tra luật xem thử một người đang đêm có quyền xộc vào nhà người khác không rồi mới xông vào bóp cổ gia chủ đòi tiền.

      Hahaha cái khôn thì có chừng, chứ cái ngu thì không thể biết đâu là đáy.
      Xóa
    5. Phát biểu trên của ông Nguyễn Mạnh Cầm có vẻ như chỉ mới xuất hiện trên các báo trong nước gần đây, như có thể thấy ở đây:

      http://m.vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/177354/ai--huong-loi---tu-cong-thu-1958.html

      Nhưng từ 2007, đã thấy trên rfa.org đề cập đến phát biểu này của ông Cầm:

      http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/China_indisputable_Sovereignty_over_the_Islands_LDan-20071212.html

      <<<

      Nguyên bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm giải thích trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 2 tháng 12 năm 1992 và được Thông tấn xã Việt Nam loan ngày 3 tháng 12 năm 1992.

      Ông nói: "các nhà lãnh đạo của ta lúc trước xác nhận về Hoàng Sa và Trường Sa như vậy là do theo hiệp định Genève năm 1954 về vấn đề Đông Dương thì tất cả lãnh thổ từ vĩ tuyến thứ 17 trở vào Nam là thuộc chính quyền miền Nam, kể cả hai quần đảo này.

      Thêm vào đó, vào lúc ấy Việt Nam phải tập trung hết mọi lực lượng vào cuộc chiến chống Mỹ nên cần bạn bè khắp nơi. Tình hữu nghị Việt-Trung đang thắm thiết và hai nước hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Việt Nam xem Trung Quốc là một nguồn hỗ trợ to lớn và giá trị.

      Trong tinh thần đấy thì do tình thế cấp bách, quan điểm của lãnh đạo ta (tức ủng hộ Trung Quốc công bố chủ quyền của họ trên các quần đảo Hòang Sa và Trường Sa) là cần thiết vì nó phục vụ cho cuộc chiến bảo vệ tổ quốc.

      Đặc biệt, việc này còn nhắm vào nhu cầu cấp thiết lúc đó là ngăn ngừa đế quốc Mỹ không sử dụng các quần đảo đó để tấn công chúng ta. Việc lãnh đạo ta tạm công nhận như thế với Trung Quốc không có can hệ gì đến chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cả".

      >>>

      Theo đó thì TTXVN đã loan phát biểu này của ông Cầm ngày 3/12/1992. Không biết làm cách nào có thể xem lại trên trên TTXVN.

      Cũng từ RFA, phát biểu của ông Cầm không hoàn toàn giống với với phát biểu của ông trên các báo trong nước, dù các nơi đều để phát biểu của ông Cầm trong ngoặc kép.

      Đáng chú í là trên RFA còn thấy đoạn này trong phát biểu của ông Cầm:

      "các nhà lãnh đạo của ta lúc trước xác nhận về Hoàng Sa và Trường Sa như vậy là do theo hiệp định Genève năm 1954 về vấn đề Đông Dương thì tất cả lãnh thổ từ vĩ tuyến thứ 17 trở vào Nam là thuộc chính quyền miền Nam, kể cả hai quần đảo này."

      Nếu võ sư vovinam có nhã hứng vào giải thích đoạn này (vì ông Cầm có nhắc đến HS-TS và VNCH) thì hay quá.

      Tất nhiên nếu trích dẫn trên RFA khác với tư liệu gốc trên files Word mà võ sư vovinam đang lưu giữ thì võ sư không phải giải thích gì hehe.
      Xóa
  25. Không biết bác he he với bác Giao có thấy quen không chứ em thấy vovinam2k7 quen lắm cơ!
    Trả lờiXóa

    Trả lời


    1. Khoằm có tài đọc văn định ra đúng tác giả mà. Ngày xưa, có những vị còn siêu hơn: đem đốt tờ văn, bằng lửa, thực sự, mà ngửi khói cũng biết văn của ai (thật ra, cái này chỉ là giai thoại diễn cái ý "ngửi văn" mà thôi.
      Xóa
    2. Vụ này thì tôi chịu hehe.
      Xóa
    3. Em có nói ở bài từ 1 tháng trước: http://giaovn.blogspot.com/2014/05/cong-thu-la-cai-gi-ang-va-chinh-phu-hai.html#comment-form
      Xóa
  26. Tôi xin bổ sung thêm tư liệu mới có liên quan:

    'Ông Phạm Văn Đồng không bao giờ nói Hoàng Sa của TQ'
    26/06/2014 16:18 GMT+7
    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/182973/-ong-pham-van-dong-khong-bao-gio-noi-hoang-sa-cua-tq-.html


    "
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho hay ông đã đọc kỹ từng chữ trong công thư 1958. Thủ tướng Phạm Văn Đồng không bao giờ nói Hoàng Sa - Trường Sa là của TQ.

    ...
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đề cập đến công thư năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. "Ông Phạm Văn Đồng có bao giờ nói Hoàng Sa - Trường Sa là của TQ đâu”.

    “Tôi đọc kỹ từng chữ, cụ Phạm Văn Đồng nói xung quanh công nhận 12 hải lý. Lúc bấy giờ, lãnh hải có 3 hải lý thôi. Thế giới cũng bàn luận từ năm đó đến năm 1982, Công ước luật Biển mới thừa nhận nội thủy 3 hải lý, lãnh hải 12 hải lý. Lúc đó, tư duy của các cụ mình cũng theo tư duy số đông của thế giới, tức là người ta muốn quốc gia có biển là lãnh hải phải 12 hải lý thì mình thừa nhận 12 hải lý dó”, Chủ tịch nước lý giải.

    "
    Trả lờiXóa
  27. Tôi cũng vừa thấy bài này trên báo Vietnamnet. Chủ Tịch Nước Sang nói rất đúng viêc này và đấy cũng là điều mà tôi đã nói đi nói lại nhiều lần ở đây và nhiều nơi khác.

    Tôi chưa bao giờ thấy những câu mà hehe bảo là của Á châu Tự Do. Nếu đúng là của RFA thì tức là chúng nó đã cắt xén và chỉnh sửa vài câu theo mục đích chống cộng và nhai lại lời TQ vu khống VNDCCH.

    Trong Điện biên phủ trên không, Mỹ vi phạm không phận nên bị cả thế giới lên án. Vấn đề Mỹ có dám vi phạm luật quốc tế hay không là chuyện của hắn. Chuyện của VN cần làm những gì cần làm là không để hắn tự do hoạt động HỢP PHÁP bên ngoài cửa biển VN và đồng minh TQ. Hiểu chưa hehe? Ngụy biện ngu như chú mày không phải ngu như con bò thì là ngu như con gì? Mỹ là thành viên trụ cột của LHQ sao có thể ví với phường giặc cỏ cướp cạn để chạy tội cho hắn? Hehe ăn cám xú hay ăn gì mà ví von ngu như thế?

    Tốm lược ý lớn của cụ Nguyễn mạnh Cầm : Việc soạn Công hàm Phạm văn Đồng là một hành động cứu nước, bảo vệ tổ quốc, nhằm mục đích chống ngoại xâm, không liên quan gì đến HS-TS và không nhằm mục đích bảo HS-TS là của TQ. Mục đích chống ngoại xâm cứu nước của nó thể hiện ở chỗ 1) Ngăn chặn Mỹ tự do hoạt động HỢP PHÁP trong phạm vi 12 hải lý VN và TQ. Nếu lãnh hải các nước là 3 hải lý kiểu cũ theo thông lệ cũ do Mỹ đề xướng trước đây thì Mỹ muốn làm gì thì làm ở BĐ và trước cửa nhà đất liền VN và anh em TQ ...... Nếu lãnh hải các nước là 12 hải lý theo ý của TQ thì Mỹ không làm được điều này hơp pháp. Hắn phải dè chừng công luận quốc tế. Và nếu hắn phiêu lưu manh động thì sẽ gặp phải chống đối quyết liệt từ TG. Như hắn đã bị chống quyết liệt bởi chính các đồng minh của hắn sau này năm 1972 ..... 2) Tranh thủ sự ủng hộ và trợ giúp của TQ và các nước bạn của TQ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân VN.

    Còn nếu theo 'lôgíc hehe' thì ai cũng có thể nói VNCH xưa và các chú ba que nay gào rú thống thiết rên rỉ về công hàm Phạm văn Đồng chẳng qua là muốn lấp liếm thanh minh thanh nga và CHỐI TỘI vâng lệnh Mỹ bỏ rơi cho TQ chiếm đảo Phú Lâm của Hoàng sa năm 1958, cùng năm công hàm Phạm văn Đồng. Chửi bới công hàm Phạm văn Đồng để đánh lạc hướng dư luận ra khỏi vụ TQ chiếm 1 phần Hoàng Sa năm 1958 mà không gặp kháng cự hay phản đối, một thủ đoạn bưng bít hèn mạt. Chạy tội bán nước cho Pháp, Mỹ và trong thời gian làm chó cho Mỹ và Mỹ đi đêm với TQ thì tiếp tục vâng lệnh Mỹ bỏ rơi toàn bộ HS và một phần không nhỏ TS cho TQ. Những phần khác TQ, Đài, Phi luật tân chiếm vô tư không gặp phản kháng hay phản đối. Hải chiến HS có nhiều điều khuất tất theo các nhân chứng kể lại và không quân thứ 3 thế giới ngồi nhìn TQ chiếm HS. Trong khi các máy bay ấy năm 1979 không quân tân trang VN bay vô tư dội bom Khmer Đỏ ở Nam Vang.
    Trả lờiXóa

    Trả lời


    1. À 'lập luận' trâu bò mà tôi nói là thế này đây "nói dài dòng có nghĩa là đã dâng HS cho TQ", "mày nói giông dài có nghĩa là mày nhường nhà mày cho tao".

      Nếu theo 'lôgíc' này thì cũng có thể bảo nếu không phải muốn chối tội bán Phú Lâm và đông HS cho TQ năm 1958 thì tâm lý chiến VNCH xưa và bọn 3 que như hehe nay gào khóc mãi về công hàm Phạm văn Đồng 1958 làm gì. Là để đổ tội, vu khống và lấp liếm tội ác, tội bán nước lần 3 của mình trong cùng năm ấy chứ còn gì nữa.

      Một bọn làm khuyển mã cho nhiều ông chủ như thế thì tôi nghĩ những kẻ đó cũng chả có quyền gì nói leo về chủ quyền đất nước.
      Xóa
  28. Kẻ nào có thể làm nổi cái chuyện trích dẫn Á Châu Tự Do để làm chứng các câu nói của lãnh đạo ĐCSVN thì kẻ đó không còn 1 chút giá trị nào để coi trọng nữa. Mới đây hắn viết bài vu khống CCB chiến tranh biên giới 1979 Trần Nhật Quang rất rừng rú, sau khi ban Việt ngữ bị đích thân cụ Trần khiếu nại lên trung tâm RFA thì phải gỡ bài nhưng không thèm đính chính 1 câu. Đám Việt ngữ RFA có dạo đăng 1 loạt bài bịa ra các 'mật thư' trong đó có cả 'của cụ Giáp', 'của tướng Nguyễn Chí Vịnh' và của các lãnh đạo cấp cao nhất nước ta chửi nhau. RFA là đám rừng rú chợ búa và ngu xuẩn chứ không chống khôn ranh và ít nhiều tôn trọng các chuẩn mực văn minh như BBC.
    Trả lờiXóa
  29. Dạy thêm hehe 1 điều nữa. Nếu lãnh hải VN và TQ là 12 hải lý thì Mỹ với thể diện nước lớn thì cao lắm là hắn làm càn đánh lẻ vài trận, vài chiến dịch rồi thôi, mà đã bị cả TG chửi lên chửi xuống rồi. Năm 1972 đến NaTo cũng chửi Mỹ, châu Âu phương Tây cũng chửi Mỹ.

    Còn nếu lãnh hải VN và TQ là 3 hải lý quèn thì hắn không cần đánh mà hắn sẽ vác hàng chục hàng trăm tàu chiến, vác đồ chơi súng đạn hỏa tiễn, tàu ngầm đến trước cửa nhà, sát bên đất liền và vùng nội thủy của VN và TQ và không đi. Đi lại tự do và hợp pháp. Chẳng có ai chịu nổi áp lực kiểu siết thòng lọng đó. Nhất là khi VN và TQ năm 1958 không hề có hải quân thật sự đúng nghĩa. Chẳng ai thích bị siết cổ cả. VN ủng hộ 12 hải lý là chuyện đương nhiên và chắc chắn phải làm. Không làm mới là bán nước.
    Trả lờiXóa
  30. Tôi nói có sai! Cái ngu thì không biết đâu là giới hạn.

    Toàn bộ các đảo trong tuyên bố ngày 4/9/1958 của TQ, ngoại trừ HS và TS, đều thuộc về TQ hoặc Đài Loan (hoặc có thể là Nhật Bản) đều nằm rất xa (nhiều trăm hải lí) về phía đông-bắc Bắc Việt, khác nhau vài hải lí thì can hệ gì ở đây võ sư?

    Riêng HS và TS do VNCH quản lí, Mĩ làm gì trên đó mà chẳng được.

    Lãnh hải 12 hải lí với HS và TS, như tôi đã nói ở một còm trước, càng có lợi cho Mĩ, nếu Mĩ có í định tấn công Bắc Việt từ đây. Lãnh hải 12 hải lí cũng làm khó cho các chuyến tàu (không số) của Bắc Việt vận chuyển người và vũ khí chi viện chiến trường Miền Nam hơn.

    Tất nhiên nếu công hàm có í định giao HS-TS cho TQ quản lí thì chuyện lại khác. Như chuyện vào năm 1965, khi Mĩ tuyên bố vùng chiến sự trên hai quần đảo HS và TS thì ngay lập tức Bắc Việt tố cáo Mĩ xâm phạm lãnh thổ TQ.

    Tôi có thắc mắc, nếu chuyện 12 hải lí quan trọng với VN (VNDCCH) như thế, tại sao VN không tự mình ra tuyên bố, như kiểu TQ ra tuyên bố ngày 4/9/1958, khẳng định chủ quyền và lãnh hải 12 hải lí của VNDCCH trên hai quần đảo HS và TS, thậm chí toàn bộ Miền Nam luôn?

    Hay vì TQ là nước lớn, tuyên bố của TQ mới có giá trị, mà ta phải "quá giang" họ?

    Túm lại, tuyên bố của TQ ngày 4/9/1958 về lãnh hải 12 hải lí là tuyên bố vì lợi ích của chính TQ (trong liên hệ với Đài Loan). CH 1958 là một đáp lễ, một ủng hộ VN dành cho TQ vì những giúp đỡ vô giá (lời ông Cầm) TQ đã và sẽ (như sau này đã thấy) dành cho VN.
    Trả lờiXóa
  31. Sai là khi người ta nói gì đó sai. Còn hehe rõ ràng là ngu chứ chẳng phải chỉ có sai. Những gì bạn nói chẳng liên quan gì đến công hàm Phạm văn Đồng và chẳng liên quan gì đến chuyện tôi nói.

    Công nhận 12 hải lý nghĩa là bác bỏ vấn đề lãnh hải chỉ là 3 hải lý. Tại sao bác bỏ lãnh hải mỗi nước chỉ có 3 hải lý có nghĩa là có lợi cho Mỹ ? Tại sao hạn chế bớt không gian hoạt động hợp pháp của Mỹ mà lại có lợi cho Mỹ? Hehe ăn cháo lú hay sao mà bệnh hoạn vậy.

    Tôi đã nói rồi, dù 3 hải lý hay 12 hải lý thì đều không dính líu gì đến HS-TS, google bản đồ mà nhìn HS-TS nằm đâu. Tôi đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần và hehe vẫn không hiểu. Hehe nếu không phải là bò thì tại sao liên tục đọc tiếng người không hiểu?

    Tuyên bố lãnh hải của TQ về lãnh hải 12 hải lý thì thư trả lời của cụ Phạm văn Đồng tuyên bố ủng hộ 12 hải lý lãnh hải của TQ và trong câu chữ rõ ràng chỉ giới hạn trong nội dung này! Không nói gì đến HS-TS. Thủ tướng VNDCCH thì phải biết luật VNDCCH là những chuyện liên quan đến vận mệnh đất nước như chủ quyền lãnh thổ phải thông qua QH VNDCCH, thì làm sao có thể bảo Thủ tướng VNDCCH có ý định từ bỏ chủ quyền lãnh thổ từ công văn này.

    Qua vụ việc công hàm Phạm văn Đồng thì chúng ta thấy có 2 sự khốn nạn ở đây. Một là sự khốn nạn cùng cực của TQ trong việc lấy oán báo ân, ăn cháo đá bát. Chúng khai thác lợi dụng một thiện chí ủng hộ của VN để rồi xuyên tạc bóp méo ý nghĩa công hàm nhằm phục vụ lòng tham. Hai là sự khốn nạn của lũ ba que như thằng hehe này. Chỉ vì muốn chạy tội bán nước mà vu khống những người cứu nước, những người hy sinh xương máu đem tới cho chúng hòa bình độc lập ngày nay. Ngữ này cũng ăn cháo đá bát không thua kém TQ.
    Trả lờiXóa

    Trả lời


    1. Tôi thực sự không hiểu hehe là kẻ chậm chạp, chậm hiểu, chậm tiếp thu hay là cố tình không muốn tiếp thu. Đã không muốn tiếp thu thì còn nói chuyện làm gì? Nhân cách gì vậy?

      Cố gắng dạy hehe thêm một tí cho rõ ràng mà nếu vẫn không hiểu thì thật là đáng buồn. TQ hắn có thể tuyên bố lãnh thổ hắn đến Alaska, rằng ngày xưa ông tằng ông tổ của hắn đã phát hiện ra trước, rằng hắn có tài liệu không thể tranh cãi, và trong đầu hắn nghĩ rằng 12 hải lý là bao gồm Alaska.

      Nhưng theo luật pháp quốc tế và các thừa nhận của nhà nước quốc tế, khu vực không có tranh chấp cực nam của TQ mà TQ đã xác lập chủ quyền thì chỉ có tới đảo Hải Nam. 12 hải lý lãnh hải TQ theo luật pháp quốc tế dĩ nhiên không bao gồm HS-TS là khu vực mà QT coi là khu vực có tranh chấp. HS-TS nằm ngoài 12 hải lý TQ, theo thông lệ/pháp lý QT, 12 hải lý lãnh hải TQ chỉ nằm giữa vùng nội thủy và vùng tiếp giáp tính kể từ đảo Hải Nam. Còn HS-TS không ai coi là của TQ cả mà cùng lắm chỉ là khu vực đang có tranh chấp giữa TQ và các nước khác. Do đó, theo luật pháp QT, 12 hải lý không bao gồm HS-TS. Công hàm Phạm văn Đồng chỉ bày tỏ ủng hộ quan điểm 12 hải lý và giới hạn trong nội dung cụ thể này, chớ không nói gì đến HS-TS trong công hàm này.
      Xóa
    2. Ông nói cái gì tôi không hiểu. Ông có nói tiếng người?

      Công hàm 14/9/1958 của ông Đồng "ghi nhận và tán thành" tuyên bố ngày 4/9/1958 của TQ về lãnh hải 12 hải lí đối với lãnh thổ TQ (trong đó có HS-TS mà TQ coi là lãnh thổ của TQ).

      Không thể tách rời công hàm (của ông Đồng) với tuyên bố (của TQ).

      Trong tuyên bố của TQ, ngoài HS và TS của VN (?), tất cả các đảo (và cả lục địa TH) đều là lãnh thổ của TQ, hoặc TQ xem là lãnh thổ của TQ. Và tất cả đều ở rất xa Bắc Việt.

      Như vậy tuyên bố về lãnh hải của TQ, dù rộng 3 hay 12 hải lí, đều chả liên quan gì đến vấn đề chiến sự của VN.

      Riêng với HS và TS, lãnh hải 12 hải lí còn có lợi hơn cho Mĩ, và tất nhiên VNCH nữa, như đã phân tích.

      Như vậy, CH 1958 là một đáp lễ, một ủng hộ VN dành cho TQ vì những giúp đỡ vô giá (lời ông Cầm) mà TQ đã và sẽ (như sau này đã thấy) dành cho VN.
      Xóa
  32. À có chuyện này mong bác Giao và các bạn có thể xem thử về vấn đề công hàm hay công văn, công thư. Khoảng tuần trước tôi nói chuyện với 1 bác luật sư ở Đà nẵng, hình như thuộc Liên đoàn luật sư VN. Tôi có nhắc lại ý của bác Giao ở blog này mà tôi có bàn khoảng tháng trươc ở đây về chuyện lâu nay VN coi đó là công hàm sao bây giờ nói là công thư, bức thư.

    Bác ấy là luật sư nghiên cứu độc lập và giải thích như thế này : Đúng là lâu nay chúng ta đều là công hàm, nhưng đó là cách gọi sai do theo quán tính gọi theo cách gọi của TQ. Công hàm Phạm văn Đồng không có ý nghĩa từ bỏ lãnh thổ và không nói gì đến HS nên lâu nay các bác nhà ta không quan tâm nó là công hàm hay công thư. Nhưng quả thật khách quan theo luật thì gọi là "công hàm" là không chính xác. Chính xác đó là "thư trả lời" của Thủ tướng VNDCCH trả lời với người đồng cấp TQ.

    Ông ta cho biết dù gọi đó là công hàm hay công thư thì đều không ảnh hưởng gì đến chủ quyền VN ( vì nội dung nó không ảnh hưởng đến chủ quyền ). Nhưng nếu muốn thật chuẩn xác theo luật, thì phải gọi là công thư đúng hơn.

    Tôi chỉ chuyên về sử không chuyên về luật nên cũng chưa dám tin hẳn. Nhưng nói ở đây cho các biết vậy.
    Trả lờiXóa

    Trả lời


    1. Cảm ơn thông tin của bác. Nếu được, mong bác hỏi thêm bác luật sư trên mấy điểm nhỏ sau:

      - Cho đến thời điểm trước tháng 12 năm 2013, luật pháp Việt Nam có văn bản cụ thể nào nêu rõ định nghĩa "Công hàm" và "Công thư" không ? Nếu đã có, xin chỉ dẫn cụ thể.

      - Nếu công hàm hay công thư mà đều không ảnh hưởng đến chủ quyền VN, thì tại sao đang dùng công hàm (và vốn nó là công hàm) lại tự dưng gọi là công thư ? Lí do vì sao ?

      Mong bác giúp cho việc trên nhé.
      Xóa
    2. E rằng tôi khó liên lạc thêm gì vì đây cũng không phải người quen biết. Bác này đi ĐN tham dự hội nghị biển đảo. Lúc tôi gặp là đi chung với thằng em rể của tôi đang sống ở ĐN, cũng chỉ là bạn bè thường với nó. Khi ăn trưa nghe họ nói về hội nghị biển đảo ở ĐN và chuyện thằng Tàu mất dạy, thế là có chuyện nói.

      Thắc mắc 1 của Giao tôi thua. Thắc mắc 2 tôi nghĩ câu trả lời cũng dễ hiểu thôi. Không ảnh hưởng chủ quyền nhưng muốn các lập luận có uy tín thì ngôn từ phải chuẩn xác, nhất là khi liên quan đến luật pháp, pháp lý. Tức là họ nói lại cho đúng thế thôi. Từ "công hàm" không ảnh hưởng chủ quyền nhưng nếu cách gọi đó là sai thì cũng nên sứa lại cho đúng.
      Xóa
  33. Ông luật sư của bạn vovinam2k7 xạo ke, công hàm là dịch từ khái niệm "diplomatic note" mà ra, đó là khái niệm quốc tế, đâu phải Trung Quốc muốn tùy tiện gọi sao cũng được. "Diplomatic note" hiểu theo nghĩa đen là các văn kiện ngoại giao chính thức nhằm giải quyết các công việc liên quan đến quan hệ giữa hai nước. Ngoài ra văn bản ngoại giao còn các loại hình khác như: tối hậu thư (ultimatum), bị vong lục (memorandum), sách trắng (white book), thư ngỏ (open letter), giác thư (diplomatic memorandum), hiệp định (agreement), hiệp ước (treaty), công ước (convention), nghị định thư (protocol), tuyên cáo lập trường (position paper). Tôi hoàn toàn không thấy có bất cứ văn kiện nào được gọi là công thư. Nếu coi công hàm Phạm Văn Đồng không phải là công hàm thì nó phải thuộc vào một trong các loại còn lại, song xét theo nội dung thì nó không thuộc bất cứ loại nào. Tóm lại công thư là khái niệm Việt Nam tự chế ra để làm giảm nhẹ tính chính thống của công hàm Phạm Văn Đồng.

    Nếu gọi văn bản thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Trung Quốc là lá thư thì còn bậy bạ hơn nữa, vì trong ngoại giao không có khái niệm lá thư, gọi nó là lá thư tức là một văn bản trao đổi riêng giữa hai người không liên quan đến quan hệ giữa hai nước. Trong khi văn bản đó nêu rõ là chính phủ Việt Nam ghi nhận và tán thành tuyên bố về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, thủ tướng Phạm Văn Đồng là người đại diện ký tên. Đó là một cách lén lút phủ nhận giá trị ngoại giao của công hàm Phạm Văn Đồng, một trò vặt của đám học trò, tưởng là hay nhưng lại chỉ bày ra sự dốt nát của mình, khiến cho người ta càng thêm khinh rẻ mình.

    Xét về bản chất của công hàm Phạm Văn Đồng thì chúng ta còn cảm thấy phải kính phục chính phủ Việt Nam hồi đó, mặc dù đất nước trong tình cảnh bị chia cắt, chiến tranh và lại chịu ảnh hưởng của các nước lớn, nhưng họ vẫn rất khôn khéo và tỉnh táo trong vấn đề chủ quyền quốc gia. Công hàm Phạm Văn Đồng chỉ thừa nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc chứ không đề cập tới HS và TS. Nếu Trung Quốc lấy việc xuyên tạc cái công hàm đó làm lý lẽ thì họ sẽ chỉ làm trò cười cho thiên hạ.

    Đám báo chí lá cải với các chuyên gia wiki, giáo sư google đang vào hùa với luận điểm của đám phục quốc VNCH một phần vì dốt nát đã đành, một phần không nhỏ là để kiếm lợi. Những kẻ âm mưu phục quốc VNCH dùng công hàm Phạm Văn Đồng để chụp mũ bán nước cho chính quyền Việt Nam, kích động tinh thần dân tộc cực đoan và nuôi hy vọng nhờ quan thầy Mỹ làm cách mạng màu.
    Trả lờiXóa

    Trả lời

    1. Khôn khéo và tỉnh táo mà 56 năm rồi vẫn chưa hóa giải nổi cái tờ giấy có mấy chục chữ!!!

      Hay khôn khéo và tỉnh táo ở chỗ các ông hồi ấy giờ về trời vui thú điền viên hết rồi kệ mẹ đám con cháu với lũ Tàu Khựa hahaha?

      Ông Đồng bây giờ còn được đặt tên cho con đường vành đai hiện đại nhất VN ở SG nữa chớ!!!
      Xóa
    2. Nếu là trước kia tôi và bác Cu Nỡm rất đồng quan điểm về chuyện này. Nhưng sau khi nghe lão kia giảng giải chi li về luật tôi cũng phân vân. Nhưng đấy là khác biệt học thuật thôi không liên quan gì đến tính pháp lý về chủ quyền ở HS-TS. Cũng chả quan trọng.
      Xóa
    3. Thằng hehe này bị gì vậy. Công hàm Phạm văn Đồng có gì mà phải hóa giải? TQ tuyên truyền sai về nó thì các bác lãnh đạo giải thích lại cho đúng về công hàm này. TQ nói lung tung vì chúng nó đã xác định không ra tòa, nếu ra tòa án QT đưa công hàm ra làm 'vật chứng' không bị cười vào mặt mới lạ. Đã có 1 ai trên thế giới này ngoài TQ và chó ba que bảo công hàm này chứng minh chủ quyền TQ không mà bảo phải hóa giải, hóa giải cái giống gì? Bị gì vậy?

      Cụ Phạm văn Đồng được đặt tên đường như thế là xứng danh. Cụ có thể xem là anh hùng dân tộc có công lớn, là trụ cột của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Không là Trần Hưng Đạo thì cũng là Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư. Không là Lê Lợi thì cũng là Nguyễn Trãi. Không là Quang Trung thì cũng là Ngô Thì Nhậm. Bố của hehe muốn luồn trôn cho con cháu cụ Đồng e rằng cũng không xứng đáng. Khi mở mồm phê phán 1 anh hùng có công chống ngoại xâm giành độc lập cho nước cho dân như cụ Đồng thì hãy xem lại mình và gia đình, thân phận mình, xem mình là ai cái đã. Đừng làm trò cười.
      Xóa
    4. Nhắn với Cu Nỡm: Cảm ơn Cu Nỡm đã xem lại và giới thiệu các loại văn thư dùng trong ngành ngoại giao (chung cho toàn thế giới). Vậy là so với 1 tháng trước, Cu Nỡm đã có tiến triển rồi đấy.

      1 tháng trước là ở đây nhé: http://giaovn.blogspot.com/2014/05/cong-thu-la-cai-gi-ang-va-chinh-phu-hai.html#comment-form
      Xóa
    5. Võ sư: "Nếu là trước kia tôi và bác Cu Nỡm rất đồng quan điểm về chuyện này. Nhưng sau khi nghe lão kia giảng giải chi li về luật tôi cũng phân vân. Nhưng đấy là khác biệt học thuật thôi không liên quan gì đến tính pháp lý về chủ quyền ở HS-TS. Cũng chả quan trọng."

      >>>

      Tranh luận về giá trị pháp lí của công hàm, về luật pháp quốc tế thì học thuật là cái quyết định, chứ những cái khác thì liên can gì.

      Đúng là cái ngu thì không biết đâu là giới hạn.

      Hóa ra các vị vô đây là để thể hiện quan điểm chính trị, rằng ta chính nghĩa ngời ngời, còn địch tay sai bán nước, chớ biển đảo, chủ quyền lãnh thổ các vị quan tâm cặc hehe.
      Xóa
    6. Lập luận của các vị: Xét về câu chữ, công hàm không một từ nhắc đến HS, TS do đó công hàm không liên quan đến HS, TS, không công nhận chủ quyền của TQ đối với HS, TS.

      Thế cũng xét về câu chữ, các vị làm ơn tách dùm tuyên bố của TQ ra khỏi công hàm cái:

      "Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc."

      Ở đây các vị hát cho nhau nghe thế thôi, chứ nếu ra tòa quốc tế (nếu các vị dám ra tòa), các vị mần răng?

      Các vị nhớ dùm, TQ không chỉ có bằng chứng là cái công hàm, mà còn một đống bằng chứng khác nữa. Các vị biết rõ đó là những bằng chứng nào rồi, không cần tôi trưng dẫn?
      Xóa
    7. Tôi chưa bao giờ nói, công hàm công nhận chủ quyền của TQ đối với HS, TS hay công hàm từ bỏ chủ quyền của VN đối với HS, TS.

      Tôi chỉ nói, và có thể cũng là lập luận của phía TQ, công hàm là bằng chứng VN từ lâu đã xem HS, TS là của TQ.

      Tất nhiên, việc công hàm là bằng chứng VN từ lâu đã coi TS, TS là của TQ với việc TQ dùng công hàm để đòi chủ quyền HS, TS là hai việc khác nhau.

      Luật quốc tế giải quyết tranh chấp này thế nào, tôi không phải chuyên gia (hoặc chỉ là chuyen gia wiki) nên không thể chắc được. Nhưng có một điều chắc chắn, công hàm đã mặc nhiên xem HS-TS là của TQ.

      Tất nhiên đằng sau cái "mặc nhiên xem HS-TS là của TQ" là cái gì lại là chuyện khác.
      Xóa
    8. Vị võ sư vovinam, sau khi bị vị chuyên gia về luật pháp quốc tế thứ thiệt (chứ không phải chuyên gia wiki hay giáo sư google) tấn công và dồn vào thế bí, đã lộ ra là một chuyên gia hóng hớt.

      Rất may là cả hai vị đều có cùng quan điẻm chính trị ta chính nghĩa địch bán nước nên "chả có gì quan trọng" hehe.
      Xóa

"

95 nhận xét:

  1. Ngay từ đầu đọc bài của DDH (và hình như ai đó trước nữa) tôi đã thắc mắc về nguồn của bản dịch bài của NVP. Vâng, gì thì gì, đang bàn chuyện nước này ăn cắp của nước kia, mà lại "quên" chuyện như vậy là rất không nên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hehe nhắc thế, coi như là điểm thứ 7 rồi đấy (hai ông mới bàn với nhau về 6 điểm thôi).

      Cái bên mang giàn khoan ra ấy là "ăn cướp" thì có lẽ đúng tính chất hơn.

      Xóa
  2. Trả lời
    1. Tạm hiểu Khoằm đánh máy nhanh, nên DDH thành ra ĐH. Có đủ 6 điểm đấy chứ Khoằm !

      Xóa
    2. À, vâng, đúng là do không soát lại nên DD -> Đ.

      Giờ thì em thấy đủ 6 rồi ạ.

      À, bác có ngó qua mấy đề thi tốt nghiệp PTTH chưa? Văn Sử ... đều có đề cập tới HY981

      Xóa
  3. Lập luận của Dương Danh Huy nhiều điểm ok nhưng có một số điểm cần điều chỉnh, như sau :

    Ở Luận điểm 2 - Luận điểm của VN không hề quá luật pháp quốc tế. Luận điểm này có nghĩa là cho thấy rằng ý chí, mục đích của VN không phải là công nhận HS của TQ. Công hàm Phạm văn Đồng trong bối cảnh đó thì có có nghĩa là không nhằm mục đích công nhận HS của TQ.

    Ở Luận điểm 4 - Bình luận của DDH ở phần này là bình luận xằng bậy nhất. Có tính chất hoang tưởng. VNCH là một quốc gia theo công ước Montevideo không có nghĩa nó là một quốc gia theo quan điểm Việt Nam, VNDCCH, Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

    VNCH là quốc gia theo công ước Montevideo không có nghĩa VNDCCH hay Thủ tướng Phạm văn Đồng coi nó là một quốc gia. Cả thế giới ai cũng biết VNDCCH và Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề coi VNCH là một quốc gia khác biệt. Họ coi VNDCCH là nhà nước chính thống của cả nước Việt Nam, VNCH là kẻ sinh sau do Mỹ dựng lên và tiếm danh tiếm quyền và coi đó là một ngụy quyền. Nửa phần quốc tế trên thế giới cũng công nhận VNDCCH với tư cách là nhà nước của 1 nước Việt Nam!

    Thế cho nên Thủ tướng Phạm văn Đồng khi viết công hàm này không thể viết với tâm cảnh rằng HS - TS lúc đó đang "của VNCH" nên chúng ta không thể có quyết định gì về HS, không thể có quyết định gì ở dưới vĩ tuyến 17. Cho nên theo nguyên tắc Estopel về ý chí, nguyện vọng thật sự thì chúng ta chắc chắn không thể bảo "VNDCCH và VNCH là 2 quốc gia khác nhau nên ông Đồng không thể có ý như thế". Nói thế TQ và thế giới người ta cười cho.

    DDH và Bauxitevn bảo "VNDCCH coi CHMNVN là một quốc gia khác biệt" cũng là xằng bậy và hoang tưởng. Nếu VNDCCH coi CHMNVN là một quốc gia khác thì tại sao TẤT CẢ các văn kiện và phát ngôn của VNDCCH đều gọi CHMNVN là CHÍNH PHỦ CM LÂM THỜI. Tôi nghĩ DDH bị hoang tưởng chứ không thể nào không biết phân biệt khác nhau giữa quốc gia/nhà nước với chính phủ tạm thời?

    Theo tôi, luận điểm 4 là RẤT YẾU và sẽ bị bác bỏ dễ dàng, cần nên loại bỏ khỏi lý luận chung.

    Luận điểm 6 - Không biết DDH và Bauxite dựa vào đâu mà bảo luận điểm 6 này của VN là "sai lầm"? Luật pháp VNDCCH quy định rõ ràng việc lãnh thổ là phải được đưa ra QH thì mới có giá trị. Thủ tướng không có thẩm quyền. Như thế có nghĩa là Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi viết công hàm này không hề có tâm thế, mục đích, ý chí gì về vấn đề chủ quyền lãnh thổ. DDH nói rất nhiều vấn đề không có nguồn gốc rõ ràng và nhiều lập luận nặng tính "phán suông" và không hề có phân tích giải thích gì kèm theo để chống lưng cho các phán xét ấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi mà húng như ông vovinam2k7 tôi sẽ nhào ra chỗ TQ đặt giàn khoan ăn thua đủ với bọn chúng một trận chứ lý lẽ làm gì cho mất công. Làm vậy còn chính nghĩa gấp mấy lần xem VNCH là là ngụy ấy chứ ông vovinam2k7.

      Xóa
  4. Chính nghĩa và giàn khoan là chuyện lạc đề. Vấn đề là :

    - Montevideo có thể là ông cố nội của Dương Danh Huy, nhưng không phải là ông cố nội của Việt Nam, văn hóa VN, dân tộc ta.

    - Quả thật VNDCCH và Thủ tướng Phạm văn Đồng không xem là có VNCH nào hết ở MNVN mà chỉ có các ngụy quyền do quân xâm lược Pháp và Mỹ dựng lên. Ai dám chối cãi sự thật này? Như thế thì trong lúc Thủ tướng Phạm văn Đồng viết công hàm làm sao có chuyện viết với một ý nghĩ rằng HS va MN lúc này "thuộc về VNCH" nên ôi mình viết thế không thể có giá trị??

    - Như thế luận điểm 4 của ta là rất yếu và bình luận của Dương Danh Huy là xằng bậy. Chuyện có sự tồn tại của VNCH năm 1956 không hề ảnh hưởng đến ý định thật của Thủ tướng Phạm Văn Đồng của VNDCCH. Thủ tướng Phạm văn Đồng không thể nghĩ rằng mình không có quyền giao HS cho TQ. Vấn đề là công hàm đó không có ý nghĩa giao HS cho TQ. Ở đây Ngô Viễn Phú luận về vấn đề ý chí của VNDCCH và TT Phạm văn Đồng trong vấn đề này, và DDH đã phản luận sai.

    - Nếu xem Montevideo là ông cố nội như DDH thì CHMNVN càng không phải là một quốc gia khác với VNDCCH. Điều kiện 1 của một quốc gia theo Montevideo là phải có biên giới được xác định. Sau 30/4/1975 biên giới bất hợp pháp ở vt 17 đã bị san bằng thì cách nào mà bảo CHMNVN là một quốc gia khi 1) Nó không tự gọi nó là 1 quốc gia. 2) VNDCCH không gọi nó là 1 quốc gia. 3) Nó không có / không còn biên giới của một quốc gia theo CƯ Montevideo trong thời điểm thống nhất đất nước về mặt hành chính năm 1976. Ở đây DDH đã tiêu chuẩn kép, DDH viện dẫn Montevideo bảo VNCH là 1 quốc gia. Nhưng với CHMNVN thì DDH bảo nó là 1 quốc gia nhưng lờ đi đk 1 của Montevideo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Luận điểm 4 cần bàn thảo thêm. Nếu bác Dương Danh Huy trao đổi trực tiếp với bác vovinam ở đây, tại entry này, thì rất tiện. Tôi mong như vậy.

      Xóa
  5. Tôi mạn phép nói thêm về 1 số vấn đề dễ gây hiểu không đầy đủ.

    1) DDH bảo rằng VNCH là 1 quốc gia vì Montevideo bảo thế. Tuy nhiên, đây là quan điểm riêng của DDH, đó không phải là quan điểm của VNDCCH và Thủ tướng Phạm văn Đồng. Họ viết công hàm đó không thể nghĩ là vì Montevideo nên phải coi VNCH là 1 quốc gia và vì vậy công hàm này là không có giá trị, không có ý muốn thật như thế.

    Công ước Montevideo 1933 ký ở Uruguay chỉ là một công ước ký kết giữa các nước cựu thưc dân đế quốc với nhau để dễ bề dựng lên và hợp thức hoá các chính quyền bù nhìn trong nỗ lực chống lại sự nổi dậy của các lực lượng cánh tả và dân tộc đang nổi lên giành độc lập khắp nơi trong thời điểm này.

    VN khi ấy đang là một thuộc địa của Pháp, không có độc lập thật sự, và không ký tên vào công ước này. VNDCCH không hề quan tâm hay nói gì về công ước này. Báo chí VNDCCH không hề đăng gì về công ước này. VNDCCH và Thủ tượng Phạm văn Đồng không thể vì công ước này mà coi VNCH là một quốc gia và rồi ảnh hưởng đến ý chí nguyện vọng hay mục đích thật của họ với công hàm Phạm văn Đồng. Đối với VNDCCH và đa số các cựu thuộc địa, công ước Montevideo không có giá trị gì cả.

    2) Mặc dù CHMNVN và VNCH không ở trong LHQ và không được các nhà nước khác công nhận hay thiết lập ngoại giao với tư cách quốc gia / nhà nước nhưng trước 1975 vẫn có thể xem họ là Nhà nước theo Montevideo ( 4 điều kiện : Có dân số vĩnh viễn, có biên giới được xác định, có quan hệ nào đó với các Nhà Nước khác, có một Chính Phủ cố định, ổn định ).

    Chuyện các quốc gia khác công nhận là một quốc gia hay không là không liên quan gì tới công ước Montevideo, Đài Loan ngày nay hầu hết không Nhà Nước nào trên TG công nhận nó là một Quốc Gia / Nhà Nước. Nhưng theo công ước Montevideo thì Đài Loan là một Quốc gia / Nhà nước. Tòa án QT cũng chưa chắc sử dụng hoàn toàn và duy nhất CƯ Montevideo làm thước đo Quốc gia / Nhà nước.

    Đấy là trước 1975, VNCH theo Montevideo thì là 1 quốc gia. Còn CHMNVN theo Montevideo thì rất miễn cưỡng, vì : Trứoc 1975 VNCH có biên giới nhà nước được xác định ( phi pháp, vì HĐ Geneva không hề quy định vt 17 là biên giới nhà nước hay có ý nghĩa chính trị, lãnh thổ ) ở vĩ tuyến 17. Nhưng trước 1975 CHMNVN không hề có biên giới nhà nước được xác định. Nếu CHMNVN là 1 quốc gia thì biên giới của quốc gia này nằm đâu ??

    Sau 1975, khi trên danh nghĩa là CHMNVN thay thế VNCH thì đường biên nhà nước ( phi pháp,trái phép ) ở vĩ tuyến 17 không còn nữa, VNDCCH và QĐNDVN đã quản lý + kiểm soát và thống nhất cả nước. Thế thì sau năm 1975 CHẮC CHẮN CHMNVN không phải là một quốc gia / nhà nước theo công ước Montevideo, ngay điều kiện 2 (b) đã không hội đủ. Chưa kể vấn đề Montevideo bảo là quốc gia / nhà nước là phải có một chính phủ cố định. Nhưng CHMNVN trước hay sau 1975 đều tự nhận bản thân là CHÍNH PHỦ LÂM THỜI. VNDCCH cũng gọi CHMNVN là Chính Phủ CM Lâm Thời. Chủ Tịch Nguyễn Hữu Thọ trả lời phỏng vấn báo chí QT cũng cho biết VNDCCH và CHMNVN KHÔNG PHẢI là 2 Nhà nước khác nhau và nhấn mạnh vấn đề 2 bên không có đại sứ ở nhau.

    Cho nên, lập luận 4 về chuyện VNCH ở miền Nam sẽ bị Trung Quốc bác bỏ dễ dàng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm tạ bác. Nhờ bác giảng giải, tôi mới tạm hiểu về công ước Montevideo trong liên hệ đến tình hình của Việt Nam trong khoảng 1858 - 1975.


      Quả thật Đài Loan ngày nay, trên thực tế là một quốc gia độc lập, nhưng Trung Quốc thì chỉ coi là một tỉnh. Tỉnh Đài Loan. Các chức vụ của Đài Loan thường bị Trung Quốc mỉa mai, cho vào trong ngoặc kép. Chẳng hạn "Bộ trưởng", "Ngoại trưởng",...

      Xóa
  6. Tôi mạn phép nói về 1 số vấn đề liên quan. Rất khó để trình bày tóm lược các ý khác nhau nên sẽ trình bày theo hình thức hỏi đáp.

    Hỏi : Phản bác của Chính phủ ông Nguyễn Tấn Dũng với các lập luận phía TQ có chất lượng và thuyết phục về mặt lý luận hay không?

    Đáp : Chính phủ ông NTD nói quá nhiều vấn đề râu ria dư thừa và tạo điều kiện, tạo cơ hội cho TQ cãi thêm và nếu xem xét các động thái của TQ sau cuộc họp báo đầu tiên của Chính phủ ta thì có vẻ như họ không coi trọng và còn thấy buồn cười. Trong khi đó phản bác của Chính phủ ta trước đây thì TQ không thể cãi thêm được.

    Chính phủ ông Dũng chữa lợn lành thành lợn què rất giống như các báo chí ngày càng xuống cấp ở nước ta. Đây là 1 quá trình lâu dài bị ô nhiễm bởi các tiên đề và thông tin "chỉ đúng vài phần sự thật" từ các báo chí và Blog như Bauxitevn chẳng hạn, kiểu "đây là quan điểm cá nhân không nhất thiết phản ánh quan điểm của chúng tôi". Thế là 1 vài người mang danh "chuyên gia" nói sai và những người khác tham khảo và sai theo. Tình hình nhiễu loạn thông tin này còn được tiếp sức bởi các "chuyên gia" chạy bằng, chạy ghế, được bảo kê bởi các ô dù chạy chức chạy quyền và những người nghiệp dư tìm hiểu không đầy đủ ở hải ngoại nhưng lại bị ngộ nhận là "chuyên gia" và tin theo. Những "chuyên gia" kiểu Quang Tuấn, Huy Thuần, đầy rẫy ở Bauxitevn. Những "chuyên gia" tìm hiểu bắt đầu từ định kiến, tiên đề sai lầm về lịch sử VN, về VNCH. Những báo chí lười suy nghĩ chỉ nhìn bề ngoài thấy gì "có vẻ thuận lợi cho chủ quyền VN" là đều ghi vào bài viết như một sưu tầm lẩu thập cẩm hổ lốn và không hề quan tâm đến các vấn đề văn hóa, lịch sử, khả năng phản luận của TQ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hỏi : Các Chính phủ ta trước đây quan điểm chính thức về công hàm Phạm văn Đồng là thế nào?

      Đáp : Về bối cảnh lịch sử: Trong một buổi họp tại Hà Nội ngày 2/12/1992, đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên UVBCT, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết:

      “Khi đó, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Đồng thời, tình hữu nghị Hoa - Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá. Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi khẩn cấp nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho Tổ quốc. Đặc biệt thêm nữa là tuyên bố đó để nhắm vào việc đạt yêu cầu cho những nhu cầu cấp thiết vào lúc bấy giờ để ngăn ngừa bọn tư bản Mỹ dùng những hải đảo này để tấn công chúng tôi. Nó không có dính dáng gì đến nền tảng lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

      Ý chính đúc rút ra: Mục đích của VNDCCH là ngăn ngừa Mỹ dùng những hải đảo của TQ thiết lập căn cứ quân sự tấn công VN từ hướng biển Đông. Mục đích không phải là chuyển nhượng HS - TS cho TQ. Công hàm PVĐ không liên quan và ảnh hưởng đến nền tảng lịch sử và pháp lý, nghĩa là chuyện nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập nhà nước chủ quyền tại đây từ các thời chúa Nguyễn, Tây Sơn, Minh Mạng.

      Về nội dung công hàm Phạm văn Đồng :

      Vào ngày 30/7/1979, Trung Quốc đã công khai công bố tại Bắc Kinh một số tài liệu trong đó có công hàm Phạm văn Đồng với ý định 'chứng minh' cho việc tuyên bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

      Về vấn đề này, ngay lập tức Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam tuyên bố:

      1- Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là một phần của lãnh thổ Việt Nam. Các Sứ quân Việt Nam đã là những người đầu tiên trong lịch sử đến chiếm đóng, tổ chức, kiểm soát và khai phá các quần đảo này trong chức năng của họ như là các lãnh chúa. Quyền sở hữu này có hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi có đầy đủ các tài liệu lịch sử và luật pháp để chứng minh chủ quyền tuyệt đối trên hai quần đảo này.

      2- Sự diễn giải của Trung quốc về văn bản ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phía Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản văn chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung Quốc.

      Ý chính thứ 2 đúc rút : VN thay vì chống đỡ thanh minh thì lại cáo buộc ngược lại Trung quốc đã xuyên tạc tinh thần và ý nghĩa của một văn bản công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải TQ. Công nhận quan điểm 12 hải lý thay vì quan điểm 3 hải lý của Mỹ ( khi ấy các nước đang thảo luận để cho ra đời Công ước LHQ về luật biển mà LHQ đang có ngày nay, trong số các nước thảo luận có TQ và Mỹ, TQ muốn lãnh hải các nước là 12 hải lý, Mỹ muốn lãnh hải các nước là 3 hải lý, VNDCCH và Thủ tướng Phạm văn Đồng ủng hộ quan điểm của TQ rằng lãnh hải các nước là 12 hải lý, nếu lãnh hải các nước là 12 hải lý thì Mỹ khi ấy không có quyền tiến sâu vào lãnh hải TQ, nếu lãnh hải các nước là 3 hải lý thì Mỹ có quyền tiến sâu vào lãnh hải TQ. Việc Mỹ tiến sâu vào lãnh hải TQ ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc phòng của VNDCCH khi ấy đang chiến tranh với Mỹ !! Việc ủng hộ quan điểm TQ về 12 hải lý là chuyện hầu như tất yếu phải làm của VNDCCH và Thủ tướng Phạm văn Đồng để bảo vệ đất nước ).

      Xét câu chữ cụ thể thì nó chỉ giới hạn ở "12 hải lý lãnh hải TQ". Các suy diễn ra ngoài nội dung trong công hàm không có giá trị pháp lý QT, không có giá trị và không phù hợp với thông lệ QT và các tiền lệ xử án tại tòa trong tranh chấp chủ quyền lãnh hải lãnh thổ. Dương Danh Huy phân tích rất đúng ngụy biện của Ngô Viễn Phú về vấn đề "câu chữ" này.

      Xóa
    2. Hỏi : Công ước Montevideo bảo VNCH là 1 quốc gia, vậy sự thật nó có đúng là 1 quốc gia?

      Đáp : Câu trả lời phụ thuộc vào việc bạn coi trọng chuẩn mực trong các công ước mà các nước ngoài ký kết trên lưng dân tộc Việt Nam, hay bạn coi trọng chuẩn mực theo văn hóa, truyền thống Việt Nam xưa nay.

      Nếu coi trọng các quyết định trên lưng dân tộc VN của các nước ngoài hơn thì VNCH là 1 quốc gia theo công ước Montevideo quy định chỉ cần 4 điều kiện ( có dân số, có biên giới được xác định, có quan hệ với Nhà Nước khác, có Chính Phủ). Nếu coi trọng văn hóa Việt Nam thì VNCH không là một quốc gia, bởi là một quốc gia thì phải có độc lập thật sự và nhân dân phải xem đó là một quốc gia thật sự.

      Theo trải nghiệm của tôi ở SG trước 1975, đến cả dân Vovinam di cư 1954 ghét CS, từ cụ Sáng trở đi hầu như không ai coi VNCH là 1 thực thể chính trị độc lập với người Mỹ, chớ đừng nói là quốc gia nghe rất buồn cười. Những người chống cộng, các đảng pháp, cũng chỉ xem VNCH là 1 chính thể, chính phủ, một miền khác, họ không xem VNCH là 1 quốc gia. Còn lại những người ủng hộ cụ Hồ và Mặt Trận GP ( cách mạng ) đều coi Ngụy là tay sai bù nhìn của Mỹ. Bởi vì cái khách quan nhất là sự chứng kiến tai nghe mắt thấy, và ở SG và MN đi đâu cũng thấy người Mỹ, tướng tá Mỹ. Đúng là VNCH có tuyên truyền giải thích rằng người Mỹ chỉ tới đây để giúp chúng ta chống cộng sản VNDCCH xâm lược, chống Việt Cộng làm loạn. Nhưng ít ai thật lòng tin vào sự giải thích này, sau quá nhiều trải nghiệm liên tục với giặc ngoại xâm trong quá khứ.

      Như vậy kiểu lập luận của DDH xem Montevideo là trên hết là rất lai căng và khó đồng cảm.

      Theo công ước Montevideo thì An Nam thời Pháp thuộc cũng là 1 quốc gia / nhà nước. Hội đủ 4 điều kiện : Có dân số cố định, có biên giới được xác định (Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, trừ ra 3 tỉnh Nam Kỳ triều Nguyễn ký nhượng sát nhập vào Pháp ), có quan hệ ngoại giao với Nhà Nước khác (Nhà nước Mãn Thanh, NN Đại Pháp), có Chính Phủ (triều đình Huế).

      Nhưng theo văn hóa Việt Nam và nhân dân ta thì VN lúc này đang bị mất nước, vong quốc, đang bị Pháp thôn tính cướp nước.

      Như thế nhận thức lịch sử Việt Nam thế nào là tùy ở mỗi người. Đứng ở góc độ văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam hay đứng ở góc độ mảnh giấy có chữ ký của các nước ngoài sau các cuộc đàm phán trên lưng dân tộc Việt Nam.

      Xóa
    3. À bác nào biết Huy và hay sinh hoạt bên Bauxite có thể nhắn với họ là nếu theo công ước Montevideo mà họ gọi là " luật pháp quốc tế " thì không phải chỉ có VNCH mà Quốc Gia VN, Nam kỳ Cộng hòa quốc, An Nam thời Pháp đến cả Bắc Hà dưới chính quyền Lê Chiêu Thống cũng là quốc gia hết. Bán đảo Đông Dương lúc nhúc các "quốc gia" nhiều nhất lịch sử nhân loại.

      Bắc hà dưới triều đình Lê Chiêu Thống cũng là 1 quốc gia theo 4 điều kiện trong công ước Montevideo. Có dân số cố định. Có biên giới được xác định (sông Gianh đến Ải Nam Quan, sông Gianh là biên giới thực tế phân ly lãnh thổ hàng trăm năm trong Trịnh Nguyễn tương tranh). Có quan hệ với Nhà nước khác (nhà Thanh). Có chính phủ (triều đình Lê chiêu Thống).

      Người Việt tôn trọng văn hóa Việt không xem Montevideo hay những gì phi dân tộc là chân lý mặc định đúng. Không bác bỏ hoàn toàn, có thể tham khảo, có thể xử dụng cho mục đích tạm thời, giải pháp tạm thời tạm bợ. Nhưng không nên coi là khuôn vàng thước ngọc chân lý duy nhất đúng.

      Xóa
  7. Ông vovinam2k7 nên viết ngắn lại và tập trung vào vấn đề nếu muốn ai đó phản biện quan điểm của ông. Trình bày quan điểm còn không rõ ràng thì chứng lí đưa ra để bảo vệ quan điểm của mình liệu thuyết phục được ai.

    Chẳng hạn, từ phát biểu của bộ trưởng BNG Nuyễn Mạnh Cầm mà ông dẫn ở trên, làm thế nào ông có thể "đúc rút" ra kết luận:

    "Mục đích của VNDCCH là ngăn ngừa Mỹ dùng những hải đảo của TQ thiết lập căn cứ quân sự tấn công VN từ hướng biển Đông. Mục đích không phải là chuyển nhượng HS - TS cho TQ. Công hàm PVĐ không liên quan và ảnh hưởng đến nền tảng lịch sử và pháp lý, nghĩa là chuyện nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập nhà nước chủ quyền tại đây từ các thời chúa Nguyễn, Tây Sơn, Minh Mạng."

    Một í thấy ngay là không rõ ràng: "Mục đích của VNDCCH là ngăn ngừa Mỹ dùng những hải đảo của TQ thiết lập căn cứ quân sự...".

    Trong các hải đảo mà ông coi là của TQ có HS và TS không? Nếu không, ông "tách" HS và TS ra bằng cách nào vậy?

    Có quá nhiều vấn đề trong lập luận của ông mà tôi không biết có ai đó có đủ kiên nhẫn để phản biện không.

    Trả lờiXóa
  8. Tại sao công hàm Phạm Văn Đồng chỉ ghi nhận và tán thành tuyên bố về lãnh hải 12 hải lí của TQ mà không ghi nhận và tán thành chủ quyền của TQ đối với hai quần đảo HS và TS?

    Vì tuyên bố của TQ là tuyên bố về lãnh hải, không phải tuyên bố về chủ quyền. Một khi TQ chỉ tuyên bố về lãnh hải, công hàm cũng chỉ ghi nhận và tán thành về lãnh hải. Công hàm đã làm đúng những gì TQ muốn.

    Tại sao TQ chỉ tuyên bố về lãnh hải, mà không tuyên bố về chủ quyền?

    Vì lãnh hải, chứ không phải chủ quyền, là cái TQ quan tâm ở thời điểm đang xét. TQ xem chủ quyền, trong đó có HS-TS thuộc TQ là "không thể tranh cãi" và như thế không cần phải tuyên bố về chủ quyền.

    Trong trường hợp TQ có tuyên bố về chủ quyền đối với HS và TS, liệu có một công hàm tương tự như công hàm PVĐ ghi nhận và tán thành tuyên bố ấy không?

    Có. Chắc chắn có. Vì VN từ trong í chí đã thừa nhận HS và TS là của TQ. Bằng chứng là công hàm PVĐ đã ghi nhận và tán thành một tuyên bố của TQ trong đó có đề cập đến HS và TS như một phần lãnh thổ của TQ.

    Tất nhiên ở trên chỉ là những lập luận giả định của phía TQ. Tôi không có í kiến.

    Trả lờiXóa
  9. Tiếp ......

    Hỏi : Một số "chuyên gia" đã hướng dẫn sai độc giả VN về "tính liên tục" của VN đối với chủ quyền Hoàng - Trường Sa như thế nào?

    Đáp : Liên tục nên được hiểu như thế này : Việt Nam từ xưa đã không chỉ là tuyên bố và thực thi, mà còn đã xác lập chủ quyền ở 2 quần đảo này trong khi nó chưa từng là chủ quyền nhà nước của ai. Trung Hoa đưa ra 1 số tư liệu có nguồn gốc không rõ ràng để chứng minh họ khám phá trước. Nhưng theo thông lệ/pháp lý quốc tế, " phát hiện tư nhân " không thể biến thành chủ quyền của nhà nước. Chúa Nguyễn và nhà Nguyễn đã xác lập chủ quyền bằng các hành động Nhà Nước như sử dụng quân đội ( hải đội HS ), đánh thuế, xây chùa và các công trình dân sự.

    Nhưng sau đó VN bị các nước ngoài thay nhau xâm lược, kiểm soát toàn bộ hoặc một phần đất nước VN, trong đó bao gồm Hoàng - Trường sa.

    Trong thời gian VN bị các nước ngoài liên tục xâm lược, các chính phủ kháng chiến và chính thống Việt Nam (triều đình Hàm Nghi, chính phủ Hồ Chí Minh) đang bận chiến tranh giải phóng đất nước, giành lại những vùng bị chiếm trên đất liền. Theo đó những vùng bị chiếm trên biển và đảo xa chưa thể thực hiện!

    Ngay sau năm 1975, Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất, toàn bộ đất liền đã được giành lại, và Chính phủ Việt Nam lập tức lo đến việc đấu tranh giành lại chủ quyền biển đảo ở xa, Hoàng - Trường sa. Theo các dữ kiện lịch sử thì đúng là mọi chuyện đã diễn ra như thế. Trong thời gian VN bị xâm lược, các Chính phủ kháng chiến và chính thống của dân tộc VN không tuyên bố gì gây hại cho chủ quyền Việt Nam mà triều Nguyễn chính thống đã xác lập. Theo TL/LP quốc tế về tranh chấp chủ quyền và các tiền lệ về tranh tụng chủ quyền, im lặng không đồng nghĩa với từ bỏ chủ quyền.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn một số "chuyên gia" thì xuất phát từ tiên đề và tâm cảnh của "lũ cướp nước và bán nước" nên câu chuyện của họ gieo vào đầu độc giả là thế này :

      Các chính quyền, nhà nước Việt Nam (sic, thực ra là Thực dân Pháp và các triều đình và chính quyền bù nhìn do các giặc ngoại xâm trong thời kỳ VN bị xâm lược dựng lên) đã tuyên bố, thực thi và bảo vệ liên tục HS-TS.

      Nhưng sự thật lại khác :

      Nếu hiểu " tính liên tục " là như thế thì TQ và các bên tranh chấp sẽ bác bỏ dễ dàng. Một số "chuyên gia" chỉ viết theo lối ảo tưởng, duy ý chí và cốt cho sướng tai, người Việt nghe với nhau sướng tai, mà không hề quan tâm đến khả năng phản luận của phía TQ và các bên tham gia tranh chấp chủ quyền.

      Xóa
    2. Sự thực là thế này :

      1- Chỉ có Thực dân Pháp và Quốc gia Việt Nam (chính quyền Bảo Đại thời Pháp đánh chiếm VN) là tuyên bố khẳng định chủ quyền cho Việt Nam. Còn VNCH chưa bao giờ khẳng định chủ quyền của Việt Nam, xét theo câu chữ cụ thể có giá trị quốc tế thì họ chỉ có tuyên cáo và khẳng định chủ quyền " của VNCH ".

      Trích từ 2 tuyên cáo của VNCH ngày 19/1 và 14/2 sau trận chiến Hoàng Sa :

      "Với tư cách một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công. Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo củaTrung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó."

      "Ngày nay, Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia."

      TUYÊN CÁO CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA TRÊN NHỮNG ĐẢO Ở NGOÀI KHƠI BỜ BIỂN VIỆT NAM CỘNG HÒA

      "Trước việc Trung Cộng trắng trợn xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy cần phải tuyên cáo long trọng trước công luận thế giới cho bạn cũng như thù biết rõ rằng:

      Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy.

      Chừng nào còn một hòn đảo thuộc lãnh thổ ấy của Việt Nam Cộng Hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chính đáng của mình.

      Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có.

      Trong dịp này, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những hải đảonằm ở ngoài khơi bờ biển Trung Phần và bờ biển Nam Phần Việt Nam, từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa căn cứ trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không chối cãi được.

      Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy bằng mọi cách.

      Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này.

      Làm tại Sai Gòn, ngày 14 tháng 2 năm 1974."

      NHƯ THẾ CÓ NGHĨA LÀ TUYÊN CÁO KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN CỦA VNCH CHỈ CÓ Ý NGHĨA VỚI NHÀ NƯỚC VNCH.

      Ngày nay "Nhà nước" VNCH đã không tồn tại. Nhà nước CHXHCN Việt Nam ngày nay là kế tục của VNDCCH, không phải của VNCH.

      Tuyên cáo chủ quyền của VNCH không liên quan đến chủ quyền của CHXHCN Việt Nam ngày nay. Như thế tính liên tục của VN nếu tính VNCH vào thì đã bị ngắt quãng ở đây. Chưa kể vấn đề Nhà nước VNDCCH "xâm lược" nhà nước VNCH. Khi 2 Nhà nước VNDCCH và CHND Trung Hoa đều là 2 kẻ xâm lược vào nhà nước VNCH thì đều là vi phạm luật pháp quốc tế và không có tư cách đòi hỏi chủ quyền. Đấy là cái hại của VNCH.

      Xóa
    3. Về Hoàng Sa, thì tính liên tục đã bị ngắt quãng ( theo tiên đề giải thích của 1 số "chuyên gia" ) ngay từ thời Pháp thuộc. Nhà Nguyễn sau Minh Mạng không tuyên bố gì về chủ quyền HS-TS, cả chính quyền kháng chiến Hàm Nghi và chính quyền bù nhìn Thành Thái, Đồng Khánh, Bảo Đại. Pháp mới là kẻ tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa cho Pháp. Pháp lấy tư cách nước Pháp khẳng định chủ quyền HS cho nước Pháp. Pháp lấy tư cách mẫu quốc và người bảo hộ khẳng định chủ quyền Trường Sa cho nhà Nguyễn. Tất cả đều nhằm mục đích cướp HS-TS của Việt nam.

      Như vậy chủ quyền HS nếu theo các giải thích của một số "chuyên gia" chạy bằng cấp và tìm hiểu nghiêp dư ở hải ngoại thì đã không có tính liên tục ngay từ thời Nguyễn - Pháp Thuộc.

      Dưới kiểm soát của 2 chính quyền Sài Gòn, Đài Loan chiếm Ba Bình. Sau 1954 Philipin chiếm một phần Trường Sa, Trung quốc chiếm phía Đông Hoàng Sa rất dễ dàng và không gặp kháng cự hay phản đối.

      Như thế theo cách giải thích của các "chuyên gia" này thì tôi không hiểu " tính liên tục " ở đâu ra nếu tính vào các triều đình chính quyền bù nhìn như là các triều đình chính quyền chính danh chính thống của VN?

      Xóa
    4. Tôi đã bổ sung điểm XÂY CHÙA ở Hoàng Sa tại 2 entry sau:

      http://giaovn.blogspot.com/2014/06/ang-lam-gi-vao-nhung-ngay-nay-ngu-dan.html

      http://giaovn.blogspot.com/2014/06/ban-o-tay-sa-do-chinh-quyen-trung-hoa.html


      Nhưng xem ra, ngôi chùa đó được xây quá muộn.

      Xóa
  10. Hỏi : Nếu TQ không 'tuyên bố về lãnh hải' mà 'tuyên bố về chủ quyền' thì công hàm Phạm văn Đồng có bị tòa án QT suy diễn thành đây là một ý chí quốc gia, ý chí nhà nước của VN hay không ?

    Đáp : Đây là ngụy biện phân biệt rất buồn cười. Vì tuyên bố về lãnh hải tất nhiên có giá trị về chủ quyền. Lãnh hải của một nước tất nhiên là chủ quyền của nước ấy.

    Vấn đề là theo thông lệ và luật pháp QT thì ý chí quốc gia phải được thể hiện qua các tuyên bố cụ thể rõ ràng minh bạch. Bản văn của cố TT Phạm văn Đồng chỉ được xem là ý chí của Chính phủ VNDCCH nếu nó 1) nói thẳng về Hoàng Sa, Trường Sa, 2) trong một văn cảnh thảo luận về HS, TS.

    Ý chí không được đúc rút ra từ các suy diễn, suy luận, suy đoán. Ở đây TQ và một số kẻ đã cố tình nhập nhèm giữa lôgíc suy diễn bình dân và thông lệ/luật pháp/tiền lệ phân xử quốc tế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không phải: "Nếu TQ không 'tuyên bố về lãnh hải' mà 'tuyên bố về chủ quyền' thì công hàm Phạm văn Đồng có bị tòa án QT suy diễn thành đây là một ý chí quốc gia, ý chí nhà nước của VN hay không ?"

      mà là: "Trong trường hợp TQ có tuyên bố về chủ quyền đối với HS và TS, liệu có một công hàm tương tự như công hàm PVĐ ghi nhận và tán thành tuyên bố ấy không?"

      Tức là, nếu TQ không tuyên bố về lãnh hải 12 hải lí quanh các phần đất/đảo thuộc TQ như đã thấy trong tuyên bố của TQ ngày 4/9/1958, mà TQ tuyên bố rõ ràng (tường minh) về chủ quyền của TQ đối với hai quần đảo HS và TS thì liệu VN (VNDCCH) có ra công hàm (tương tự như công hàm 1958) công nhận chủ quyền của TQ đối với hai quần đảo HS và TS hay không?

      Thứ nữa, không phải công hàm công nhận chủ quyền của TQ đối với hai quần đảo HS và TS, nếu có một công hàm như vậy, sẽ bị/được tòa án QT đối xử như thế nào, mà đơn giản chỉ là có thể có một công hàm như thế không thôi.

      Tôi nói rồi, ông nói ít thôi. Cái gì không hiểu thì hỏi lại hoăc cố hiểu cho thủng chứ đừng nói lấy được, cốt chỉ để chửi những người khác quan điểm với ông như thế.

      Xóa
    2. Ông còn phủ nhận ngay cả tuyên bố của VNCH khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo HS và TS ngay sau khi TQ dùng vũ lực đánh chiếm HS năm 1974 thì loại như ông, dân miền Nam "kêu" bằng "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản" hehe.

      Xóa
    3. "Ý chính đúc rút ra: Mục đích của VNDCCH là ngăn ngừa Mỹ dùng những hải đảo của TQ thiết lập căn cứ quân sự tấn công VN từ hướng biển Đông. Mục đích không phải là chuyển nhượng HS - TS cho TQ. Công hàm PVĐ không liên quan và ảnh hưởng đến nền tảng lịch sử và pháp lý, nghĩa là chuyện nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập nhà nước chủ quyền tại đây từ các thời chúa Nguyễn, Tây Sơn, Minh Mạng."

      >>>

      "hải đảo của TQ" là cái chi vậy ông vovinam2k7? Có Hoàng Sa - Trường Sa trong đó không ông?

      Ông dùng chữ khéo thật đấy!

      Xóa
  11. 'Hehe' nên xem lại đầu óc của bạn. Tôi không tin bạn không biết đọc chữ. VNCH khẳng định chủ quyền của Nhà nước VNCH chứ không hề khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Chủ quyền của Nhà nước VNCH không liên quan đến chủ quyền của CHXHCN Việt Nam tức nước VN ngày nay và tương lai. CHXHCN Việt Nam kế tục VNDCCH chứ không phải kế tục VNCH. Loại bán nước trước 1975 thường gọi những người miền Nam chống Mỹ bảo vệ vùng miền tổ quốc mình là bằng nhiều câu từ ngu dốt và lố bịch, 'ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản', 'VC 3 thằng đu cây đủ đủ không gẫy', đừng lặp lại nghe buồn cười lắm. Đừng tự lột mặt nạ mình như thế. Để lộ ra hết 'đẳng cấp' của mình càng buồn cười ra.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở đây đang bàn về Hoàng Sa - Trường Sa, về CH 1958 nên chuyện "bán nước" xin hẹn ông khi khác.

      ---------------

      Ông cho tôi hỏi lại, "hải đảo của TQ" có Hoàng Sa - Trường Sa trong đó không ông?

      Xóa
  12. Thời điểm đó quốc tế nhóm họp để xác định con số hải lý cho vùng lãnh hải của mỗi quốc gia. Trong đó 2 quan điểm được đưa ra thảo luận. Quan điểm 12 hải lý của TQ và quan điểm 3 hải lý của Mỹ.

    CP VNDCCH và Thủ tướng Phạm văn Đồng tất nhiên ủng hộ quan điểm 12 hải lý của TQ. Vì lúc đó đang chiến tranh với Mỹ, nếu lãnh hải các nước ( trong đó có TQ ) là 3 hải lý thì Hạm đội 7 và hải quân Mỹ tất nhiên tha hồ muốn làm gì thì làm ở Biển Đông và sử dụng các hải đảo của TQ gây bất lợi cho VNDCCH.

    Còn muốn biết hải đảo, khu vực nào của TQ nằm trong 12 hải lý và 3 hải lý từ đất liền TQ, và rằng HS-TS có nằm trong phạm vi đó hay không thì giở Google map ra mà xem. Đừng chờ người khác phải dạy nhé 'hehe'. Tiếng Việt đọc còn không hiểu thì lấy bộ não gì để tranh luận?

    Ngày nay công ước LHQ về luật biển từ các thảo luận thời điểm ấy đã được quy định : Lãnh hải mỗi nước là 12 hải lý kể từ đất liền, nội thủy, đường cơ sở. Tiếp theo là vùng tiếp giáp lãnh hải. Và 200 hải lý khu vực đặc quyền kinh tế. Sau đó là thềm lục địa và vùng biển QT.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu kết luận đúng theo khẳng định của Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thì chúng ta có thấy thấy rõ ràng là trong thời điểm bối cảnh chống ngoại xâm khi đó, việc VN ủng hộ quan điểm 12 hải lý của TQ là việc tất nhiên phải làm để chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc, tranh thủ mọi nguồn lực quốc tế để chống xâm lược giải phóng miền nam thống nhất đất nước. Dù sau này TQ vì quyền lợi của họ mà cố tình ngụy biện nói càn hay bọn bán nước nói hùa theo TQ từng câu từng chữ vì thù hận với đất nước thì cũng không thay đổi được sự thật rõ ràng này.

      Xóa
    2. Tôi lại được nghe nói quan điểm lãnh hải 12 hải lí là vì lợi ích của chính TQ vì có liên quan đến đảo Đài Loan (hoặc các đảo thuộc Đài Loan)? Ông có kiến giải nào không? Như vậy theo ông, tuyên bố ngày 4/9/1958 của TQ là vì VN?

      "hải đảo của TQ" là chữ ông dùng, trong đoạn tôi trích ở trên. Tôi chỉ muốn biết, ông có gồm HS-TS trong đó không thôi.

      Xóa
    3. Quy định lãnh hải 12 hải lý của Công ước LHQ về luật biển ( UNCLOS ) có hiệu lực sau chiến tranh. Tuy nhiên chúng ta nên biết rằng Công hàm Phạm văn Đồng và sự ủng hộ của VN đối với quan điểm 12 hải lý của TQ có góp phần vào việc bác bỏ quan điểm 3 hải lý của Mỹ.

      Nếu quan điểm 3 hải lý của Mỹ không vấp phải những rào cản và được thông qua sớm và UNCLOS có từ thời chiến tranh. Thì theo tôi chúng ta có thể thua ở ĐiỆn Biên Phủ trên không vì khi ấy hải quân Mỹ sẽ mặc tình xông xáo và pháo kích toàn bộ tất cả các tỉnh giáp biển của VN ở Miền Bắc phối hợp với không quân. Chiến trường không chỉ diễn ra ở HN và HP. Bao nhiêu thường dân sẽ bị chết oan.

      Công hàm Phạm văn Đồng ghi ủng hộ quan điểm 12 hải lý, không nói rằng HS-TS là của TQ. Mục đích của công hàm Phạm văn Đồng là bảo vệ đất nước và tránh hải quân Mỹ lợi dụng tiến vào 12 hải lý TQ, sử dụng các hải đảo của TQ để hại dân VN.

      Xóa
  13. "Còn muốn biết hải đảo, khu vực nào của TQ nằm trong 12 hải lý và 3 hải lý từ đất liền TQ, và rằng HS-TS có nằm trong phạm vi đó hay không thì giở Google map ra mà xem. Đừng chờ người khác phải dạy nhé 'hehe'. Tiếng Việt đọc còn không hiểu thì lấy bộ não gì để tranh luận?"

    "Tôi chỉ muốn biết, ông có gồm HS-TS trong đó không thôi."

    Bác Giao nghĩ sao về 1 kẻ chỉ biết nói, không biết đọc? Nếu một con bò hỏi tôi 2+2 = mấy thì tôi có cần trả lời nó hay không ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À tôi xin lỗi bác Giao vì đã ví hehe với con bò. Tôi nghĩ lại thì có lẽ hehe hơn con bò. Con bò không biết đếm. Còn hehe thì biết đếm nhưng chỉ là không biết kiến thức cơ bản nhất về đơn vị đo lường ( và cũng không biết xem bản đồ ).

      Xóa
    2. Thử một lần nữa xem sao. Đằng nào cũng chờ coi đá banh hehe.

      "hải đảo của TQ" là chữ của ông. Tôi muốn biết, khi ông viết "hải đảo của TQ", ông có bao gồm HS-TS trong đó không?

      Chứ tôi không hỏi, trên phuơng diện pháp lí, hay địa lí, HS-TS có thuộc TQ hay không mà ông đòi tôi đọc Google Map.

      Không biết tôi nói đến thế ông có hiểu không? Ai giúp tôi với?

      Xóa
    3. Tôi xin đính chính là tôi không gọi bố mẹ bạn là con bò. Tôi cũng không nói bạn là con bò. Nhưng tôi thực sự thấy bạn suy nghĩ, hành xử, đặt câu hỏi giống 1 con bò. Vì người không bị khuyết tật não không thể nào đưa ra 1 câu hỏi tâm thần như vậy được.

      Ý của đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm và tôi rất rõ ràng chả có gì khó hiểu nếu biết đọc tiếng Việt. VNDCCH ủng hộ quan điểm 12 hải lý của TQ, đồng thời coi như bác bỏ quan điểm 3 hải lý của Mỹ, mục đích của động thái này là để tránh quân đội Mỹ tiến sâu vào 12 hải lý TQ, sử dụng các hải đảo của TQ để gây hại cho miền bắc Việt nam. Điều này liên quan gì đến HS-TS mà hỏi tâm thần như vậy? Đọc bản đồ xem 3 hải lý, 12 hải lý bao quát khu vực nào. HS-TS nằm ở khu vực nào. Bạn điên thật hay bạn giả điên vậy?

      Xóa
    4. Bạn đừng nói với tôi là bạn phán vung xích chó về đề này từ trước đên nay mà không biết các vấn đề cơ bản nhất như đơn vị đo lường, hải lý là thế nào, HS-TS nằm ngoài 12 hải lý lãnh hải TQ rất xa đấy nhé ? Nếu thế thì đúng thế thật thì không biết nên khóc cho bạn hay cười nhạo bạn. Quá sức tưởng tượng. Giống như nói chuyện với 1 cô gái luyên thuyên đề tài bóng đá mãi sau bỗng dưng cô ta hỏi 'sao 22 người tranh nhau 1 quả bóng, không cho đá 22 quả bóng để khỏi giành nhau'. 'Câu hỏi' của bạn cũng như thế đấy.

      Xóa
    5. Ý ông là, công hàm chỉ thừa nhận lãnh hải 12 hải lí đối với đất liền và các đảo của TQ, không mắc mớ gì đến Hoàng Sa - Trường Sa?

      Thế thì cần quái gì phải biện minh rằng "Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất", "tình hữu nghị Hoa - Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau", "Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá"... blah blah.

      Có thằng ăn trộm nào bị bắt lại chối tội bằng cách kể lể hoàn cảnh vợ ốm con đau kinh tế khó khăn không ông?

      Xóa
  14. Hehe là con cháu của lũ bán nước hay sao mà có vẻ như bạn rất thích suy bụng ta ra bụng người. Giải thích của ông Nguyễn Mạnh Cầm bất cứ người hiểu tiếng Việt bình thường nào nghe cũng thấy đó là một nhận xét cho biết một thông tin khách quan về ý định của VNDCCH khi đó và tiền căn hậu quả của nó.

    Tại sao chúng tôi phải biện minh và biện minh gì vậy hehe? Hehe bảo rằng biện minh nghĩa là hehe dựa trên tiên đề đó là công hàm bảo HS là của TQ, trái với nội dung, tinh thần và ý nghĩa của công hàm mà TQ tuyên truyền bậy. Nghĩa là hehe là con chó săn của TQ phải không? Chủ nói sao thì tớ nhai lại không sót 1 chữ nào đúng không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những thông tin như ông Nguyễn Mạnh Cầm đưa ra là nhằm mô tả lại bối cảnh lịch sử khi ấy và cho biết thông tin về ý định, chủ trương, ý chí của VNDCCH khi ấy là đuổi Mỹ, chặn Mỹ chứ không phải là từ bỏ HS-TS cho TQ. Đây là thông tin quan trọng có tác động đến tranh tụng giữa Việt - Trung, khi TQ luôn tìm cách chứng minh rằng mục đích, ý chí của công hàm Phạm văn Đồng là công nhận HS của TQ.

      Nhưng lạ lùng thay đối với những kẻ bán nước"suy bụng ta ra bụng người" thì đó là những hành động "biện minh", "chối tội". Thật khó coi bọn như tay hehe này là người được với những kiểu bệnh hoạn lặp đi lặp lại như vậy. Chúng nó nhìn nhận sự việc rất quái đản lạ lùng chả thể nào hiểu nổi tâm lý lũ này nghĩ gì. Nói thật đi bạn bị gì vậy hehe? Đầu óc bạn bị gì vậy?

      Có thể những kẻ sinh ra và nuôi dạy bạn làm hỏng bạn hoặc bọn chúng bán nước, nhưng có lẽ bạn không bán nước thì đừng học đòi tiếp tục sự thù hận của họ. Bạn làm như vậy là làm nhục bản thân bạn và khiến họ cũng bị nhục nhã. Tôi khuyên bạn thật lòng đấy.

      Xóa
    2. Ông càng kể lể tôi càng thấy rõ công hàm PVĐ đã mặc nhiên coi HS-TS là của TQ ông ạ.

      Một nghi can, một khi có bằng chứng ngoại phạm, không cần phải bào chữa (càng không kể lể hoàn cảnh dài dòng) làm gì.

      Ông chửi tôi cũng OK, nhưng ông nên gom lại chửi ở một comment thôi, ở những chỗ khác dành cho tranh luận nha ông.

      Xóa
    3. Tiếp nha.

      "Luật pháp VNDCCH quy định rõ ràng việc lãnh thổ là phải được đưa ra QH thì mới có giá trị. "

      >>>

      Ông làm ơn cho cái link. Cái link thôi ông, chả cần biện giải dài dòng làm gì (có viết nữa tôi cũng không đọc hehe).

      Xóa
    4. 1. Công hàm Phạm văn Đồng có coi HS-TS là của ai hay không theo luât pháp QT, thì phải coi nội dung công hàm đó có nói gì đến HS-TS hay không.

      Lý lẽ chợ búa tâm thần kiểu "không có thì dài dòng làm chi", "dài dòng có nghĩa là công nhận HS-TS của TQ" có giá trị - xin lỗi - không hơn một cục phân. Bạn nói vậy trên tòa án có lẽ người ta sẽ tưởng rằng họ đang nghe tiếng chó sủa. Thực tế hơn là họ sẽ tưởng bạn bị tâm thần hay muốn phá hoại tòa án.

      2. Tôi không "chửi" bạn vì bạn không đáng cho tôi "chửi". Tôi thật lòng nói ra những gì tôi nghĩ về bạn, cũng như về bố mẹ và gia đình bạn, những người đã từng trực tiếp đẻ ra và nuôi dạy bạn. Bạn dưới mắt tôi chả là cái đinh gì cả. Nhà tôi có một con chó tên là Tu, và tôi tôn trọng nó hơn bạn. Đó là tôi nói thật lòng. Tôi gọi bạn là "bạn" không phải vì tôn trọng bạn mà vì tôn trọng chủ nhà bác Giao. Tôi không muốn xưng hô tao mày ở trong nhà bác ấy. Chứ thật ra với trình độ và tư cách, nhâm phẩm của bạn thì không xứng cho tôi gọi là "bạn". Chỉ xứng gọi bằng mày thôi.

      3. Thực ra tôi nghĩ với não trạng và "trình độ" của hehe thì nói gì cũng thừa thãi. Nó nghĩ gì tôi không quan tâm, nhưng có những thông tin tôi nghĩ có ích cho những người muốn tìm hiểu tích cực như bác Giao và nhiều người khác.

      Theo quy định của pháp luật Việt Nam từ Hiến pháp Việt Nam 1946, Thủ tướng Chính phủ không có thẩm quyền thay mặt quốc gia để quyết định vấn đề liên quan đến lãnh thổ, theo Điều 32 Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà năm 1946, các vấn đề liên quan đến vận mệnh của đất nước sẽ được quyết định bằng biểu quyết Quốc Hội với điều kiện 2/3 tổng số nghị viên (ĐBQH) đồng ý. Điều 1 của Hiến pháp Việt Nam 1946 cũng quy định chủ quyền và lãnh thổ quốc gia là bất khả xâm phạm. Thủ tướng Phạm văn Đồng là Thủ tướng VNDCCH thì không có lôgíc nào có thể diễn giải rằng ý chí của Thủ tướng VNDCCH trong công hàm Phạm văn Đồng là liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và từ bỏ chủ quyền HS trao cho TQ.

      Xóa
    5. Ba cái (1), (2), (3) là những chửi bới thuần túy, vả lại cũng đã được ông dùng chỗ khác rồi, nên ông không cần lập lại.

      Ông nên chửi tôi một lần, rồi thôi, còn lại dành cho tranh luận ông ạ.

      "Theo quy định của pháp luật Việt Nam từ Hiến pháp Việt Nam 1946, Thủ tướng Chính phủ không có thẩm quyền thay mặt quốc gia để quyết định vấn đề liên quan đến lãnh thổ"

      >>> Cho cái link đi ông.

      "Điều 32 Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà năm 1946, các vấn đề liên quan đến vận mệnh của đất nước sẽ được quyết định bằng biểu quyết Quốc Hội với điều kiện 2/3 tổng số nghị viên (ĐBQH) đồng ý"

      >>> Đây là điều 32 HP 1946:

      "Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý.

      Cách thức phúc quyết sẽ do luật định."

      Ông hiểu sai rồi, đưa ra nhân dân phúc quyết nếu 2/3 đại biểu QH đồng í, chứ không phải QH biểu quyết ông ạ.

      "Điều 1 của Hiến pháp Việt Nam 1946 cũng quy định chủ quyền và lãnh thổ quốc gia là bất khả xâm phạm."

      >>> Toàn văn Điều 1 HP 1946 đây ông:

      "Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà.

      Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo."

      Chỗ nào là "chủ quyền", chỗ nào là "lãnh thổ quốc gia" (lại còn "bất khả xâm phạm" nữa chứ)?

      Nói chung, QH của bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia độc tài, về lí thuyết, là cơ quan quyền lực cao nhất. Là cơ quan quyền lực cao nhất nên mọi quyết định hệ trọng liên quan đến vận mệnh quốc gia phải do QH quyết định.

      Ông vovinam2k7 chỉ cần nói thế là đủ, không nên ra vẻ "học thuật" phán phứa kiểu như "Luật pháp VNDCCH quy định rõ ràng việc lãnh thổ là phải được đưa ra QH thì mới có giá trị" rất nôm na bần tiện ông ạ.

      Thêm nữa hehe ông càng phủ nhận vai trò của ông Đồng, ông càng cho thấy công hàm ông Đồng đã "mặc nhiên thừa nhận HS-TS là của TQ".

      Xóa
    6. - Về điểm điều 1 HP 1946 đúng là không có nội dung câu chữ cụ thể "lãnh thổ là bất khả xâm phạm". Nội dung này nằm ở điều 13 HP 1980. Thường trình bày càng nhiều thì càng dễ có sạn, rất tiếc bạn vạch lá tìm sâu nhưng chỉ tìm ra được 1 sạn này mà cũng vẫn không làm thay đổi được câu chuyện.

      - Ở điều 32 bạn bắt bẻ tiểu tiết nhưng không thay đổi được sự thật là lãnh thổ của một quốc gia nằm trong vận mệnh của quốc gia đó. Một chuyện tày đình như từ bỏ chủ quyền lãnh thổ tất nhiên nằm trong khuôn khổ này và phải được thông qua bởi QH. Thủ tướng Chính phủ VNDCCH không có thẩm quyền này. Do đó không thể nói ý định thật của Thủ tướng Phạm văn Đồng là từ bỏ chủ quyền HS, gây ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước VN mà không cần thông qua Quốc Hội.

      - Việc bạn đòi link, tôi không có nghĩa vụ làm theo đòi hỏi của bạn. Bạn có google để tìm hiểu. Con chó khi cần xương sẽ biết tự đi tìm xương, không chờ con người bố thí.

      - Tôi không "chửi" bạn gì cả. Tôi nghĩ sao thì tôi trình bày ra suy nghĩ đó. Và theo lôgíc của bạn "không thừa nhận thì dài dòng làm gì". Tôi cũng có thể theo lôgíc đó đặt vấn đề, nếu bạn không nghĩ bạn có giá trị ngang với chó thì bạn lằng nhằng mãi vấn đề này làm chi?

      - "Thêm nữa hehe ông càng phủ nhận vai trò của ông Đồng, ông càng cho thấy công hàm ông Đồng đã "mặc nhiên thừa nhận HS-TS là của TQ"".....

      Lốgíc này rất "thuyết phục" quá nhỉ. Thú thật tôi không hiểu nổi câu này của bạn từ đâu nói thế và có ý nghĩa gì. Như thế bạn thừa nhận là khi tôi nói đến bố mẹ bạn, bạn càng phủ nhận vai trò của bố mẹ bạn (bạn không nhắc gì đến bố mẹ mình) thì có nghĩa là bạn đã mặc nhiên thừa nhận bố mẹ bạn là bán nước và họ là loại người đúng như tôi nghĩ phải không.

      Xóa
    7. Hehe ông rất thích chửi, ông có mắc bệnh khổ / khẩu dâm?

      Càng hạ thấp vai trò của ông Đồng, qua việc ông Đồng không có tư cách quyết định những việc hệ trọng như chủ quyền lãnh thổ (là việc của QH), càng cho thấy công hàm ông Đồng có "vấn đề". Vì nếu CH ông Đồng không có vấn đề, CH không hề mặc nhiên thừa nhận HS-TS là của TQ thì việc gì ông phải hạ thấp vai trò của ông Đồng?

      Logic nó nằm ở chỗ đó ông à.

      Xóa
    8. Chính bởi những lôgíc mọi rợ giống chó hơn giống người như thế nên tôi mới đối xử với bạn như thế. Chứ trong đây có nhiều người, ai tôi cũng nhã nhặn lịch sự và tôn trọng họ. Chỉ duy nhất bạn là tôi đối xử như với chó vậy. Tôi nói chuyện con Tu nhà tôi tôn trọng hơn nói chuyện với bạn.

      Nói thật là tôi không ngờ bạn ngu đến mức này. Chả ai rỗi hơi hạ thấp vai trò cụ Đồng. Nhưng sự thật là muốn từ bỏ chủ quyền lãnh thổ năm 1958 thì phải thông qua QH, TT không có thẩm quyền đó. Tại sao phải nói ra sự thật đó? Là để cho thấy rằng mục đích, ý định thật của Thủ tướng Phạm văn Đồng không phải là từ bỏ chủ quyền VN, vì ông ta là Thủ tướng VNDCCH thì phải biết trước luật của VNDCCH. Như thế điều này không phù hợp với nguyên tắc estopel mà TQ cáo buộc VN.

      Tôi nói vấn đề này rất nhiều lần nhưng bạn vẫn không hiểu hoặc nghĩ sai sang vấn đề khác. Bạn có vẻ như không biết tiếng người. Cứ như thế mãi thì làm sao tôi có thể xem bạn là người được?

      Xóa
  15. Lại cần phải nói rõ thêm rằng ông Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ ngoại giao VN, CPVN năm 1992 tường trình các thông tin khách quan về bối cảnh lịch sử năm 1958 và chủ trương, ý chí, mục tiêu của VNDCCH trong thời điểm ấy. Họ cho biết các thông tin đó không nhằm mục đích kể công, tâng công, quảng cáo lòng yêu nước và tác dụng của công hàm Phạm văn Đồng trong mục đích chống Mỹ bảo vệ đất nước, hay thanh minh chuyện HS về tay TQ, mà là để chống lại luận điệu xuyên tạc của TQ về ý chí, chủ trương của VNDCCH thông qua việc viện dẫn sai công hàm Phạm văn Đồng.

    Còn đối với những kẻ bán nước suy bụng ta ra bụng người, suy diễn mọi việc theo não trạng tiểu nhân nhỏ hẹp, "chim sẻ hót về đại bàng" của chúng, thì Đảng và Nhà nước Việt Nam xem những lời lẽ đó có giá trị không hơn tiếng chó sủa! Nghe những lời đó với nghe tiếng chó sủa là có cảm giác như nhau. Đảng và Nhà nước VN lo đối phó với các luận điệu của TQ nhằm nỗ lực bảo vệ chủ quyền VN.

    Ông Nguyễn Mạnh Cầm và CPVN không cần thanh minh gì về chuyện VN đang mất Hoàng Sa. Vì công hàm PVĐ không nói đến Hoàng Sa. Trong khi đó VNCH mới là kẻ đáng lẽ ra phải giải thích cho các hành động nghe lệnh Mỹ dâng HS cho TQ 2 lần. Lần thứ 1 năm 1958, TQ chiếm phía đông HS không gặp kháng cự hay phản đối. Năm 1974 TQ chiếm nốt tất cả phần còn lại của HS từ VNCH sau khi VNCH hạ lệnh rút quân và hủy bỏ kế hoạch không kích tái chiếm HS, chính thức bỏ rơi HS.

    Như vậy trách nhiệm mất HS là của VNCH. Nhân dân lâu nay không yêu cầu VNCH giải thích, thanh minh sự việc này là vì người ta hiểu đây là bọn bán nước thì họ làm vậy là chuyện bình thường. Họ không bán nước, dâng đảo thì mới là chuyện lạ.

    Trả lờiXóa
  16. Tôi xin bổ sung thêm thông tin cho trả lời về câu hỏi "Một số "chuyên gia" đã hướng dẫn sai độc giả VN về "tính liên tục" của VN đối với chủ quyền Hoàng - Trường Sa như thế nào?" tôi đã trả lời trong mục này ( ở trên ).

    Tóm lược : Triều Nguyễn sau Minh Mạng không tuyên bố chủ quyền HS-TS. Thực Dân Pháp có tuyên bố chủ quyền nhưng tuyên bố cho Pháp ở HS. Chính quyền bù nhìn VNCH làm ngơ cho TQ chiếm một phần HS năm 1958, Đài Loan, Phi Luật Tân chiếm phần lớn Trường Sa từ tay VNCH trong những năm cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960 mà không có kháng cự hay phản đối. Nếu VNCH là một quốc gia thì luật pháp quốc tế sẽ coi việc VNDCCH xâm lược VNCH, CHND Trung Hoa xâm lược VNCH là như nhau. Tất cả các khẳng định chủ quyền của VNCH đều ghi rõ câu chữ chủ quyền của VNCH chứ không phải chủ quyền của Việt Nam. Để có giá trị theo luật pháp QT thì câu chữ phải rõ ràng. Các tuyên bố của VNCH đều khẳng định "chủ quyền của VNCH". Như vậy quốc tế không thể chấp nhận các tuyên bố của VNCH như là một bằng chứng tuyên bố liên tục có giá trị đối với chủ quyền của Việt Nam ngày nay hay VN tương lai. Việt Nam ngày nay không phải là VNCH. Nhà Nước CHXHCN Việt Nam không phải kế tục từ Nhà nước VNCH. Như vậy, tính liên tục bị đã ngắt quãng bởi chướng ngại vật VNCH này.

    Như vậy nếu đặt nặng chuyện các tuyên bố của các chính quyền bù nhìn trong thời kỳ VN bị xâm lược thì cái gọi là " tính liên tục " này thực ra không hề liên tục !

    Bổ sung : Ngoài ra báo chí nhồi vào đầu độc giả hướng dẫn sai cho họ đến suy nghĩ rằng các chính quyền hoặc nhà nước người Việt quản lý liên tục ở HS-TS có ý nghĩa gì đó. Thực ra nó không hề có ý nghĩa gì cả. Yếu tố tộc người không hề có sức nặng gì hay giá trị gì đối với luật pháp quốc tế, tố tụng chủ quyền. Yếu tố nhân chủng hay chủng tộc không hề có một lợi thế nào, thuận lợi nào trong tranh tụng chủ quyền. Đây là đánh dấu thêm một lý lẽ mị dân của một số người viết báo chí. Khuyết điểm lớn nhất của báo chí lúc này là họ đăng bừa bãi những bài viết lung tung gửi vào rồi đề là " bài viết không nhất định phản ánh quan điểm của tòa soạn ", rất vô trách nhiệm. Tất cả các bài viết với giọng văn tạm ổn là họ đều đăng miễn sao không quá phản động, không quan tâm đúng mức đến nội dung, thông tin.

    Trả lờiXóa
  17. Hỏi : Trong thời điểm nào và trong trường hợp nào Chính phủ và các lãnh đạo đương chức của Việt Nam nói về công hàm Phạm văn Đồng? Vai trò, nhận thức, nhìn nhận, mức độ quan tâm của Đảng và Nhà nước ta với công hàm Phạm văn Đồng là như thế nào?

    Đáp : Trong bất kỳ thời điểm và trường hợp nào mà NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO ĐỒNG CẤP ( ví dụ Bộ ngoại giao ) ở Trung Quốc nói sai gì đó về công hàm này và có hại cho chủ quyền Việt Nam. VN có nhu cầu bác bỏ các tuyên bố sai trái và không trung thực đó của TQ. Đó là các trường hợp như năm 1979, năm 1992, năm 2014 mới đây.

    Chính phủ và lãnh đạo Việt Nam có quan tâm một phần đến báo chí chính thống Trung Quốc, vì báo chí chính thống TQ có phần nào nói lên quan điểm chính thống của TQ về công hàm Phạm văn Đồng. Nhưng chỉ dừng ở quan tâm, CP và lãnh đạo Đảng ta không phản ứng trước các cáo buộc và nói bậy của báo chí Trung Quốc hay các quan điểm cá nhân của TQ.

    Chính phủ và lãnh đạo VN không quan tâm và không cần phải phản ứng với các quan điểm của những kẻ phản động về công hàm Phạm văn Đồng, mà thực tế chỉ là nhai lại 100% những gì mà TQ đã tuyên truyền, không hề có điểm gì mới so với quan điểm TQ. Trung Quốc vì tham vọng của họ nên đã nói trái sự thật và nỗ lực ngụy biện, nhưng họ phải động não rất nhiều cho ý đồ này. Bọn phản động không cần động não, chỉ cần thấy TQ nói sao thì nói lại y như thế.

    Chính phủ ông Nguyễn Tấn Dũng có những lập luận kém hơn các chính phủ tiền nhiệm. Điển hình là việc sử dụng từ công thư, bức thư thay cho công hàm, văn bản như các CP trước. Đó là sai nhưng mục đích của nó là để chống là thủ đoạn của TQ " quan trọng hoá " công hàm Phạm văn Đồng như là một vật chứng gì đấy to lớn. Trước động thái đó của TQ, Chính phủ ta gọi là công thư, bức thư để nhẹ hóa, nhỏ nhoi hóa cái mà TQ đang lợi dụng làm công cụ tuyên truyền kia. Làm thế là để đối phó với TQ, không phải để đối phó với các nhai lại TQ của đám phản động.

    Một thế lực hùng mạnh và đầy tiềm lực như Đảng và Nhà nước Việt Nam không quan tâm và không cần biện minh với đám phản động. Đối với một lực lượng hùng hậu tài lực như Đảng và Chính phủ VN thì đám phản động này có giá trị không hơn một đám khố rách áo ôm. Tại sao những người cứu nước đi biện minh với những kẻ bán nước? Giống như con người đi biện minh với con chó vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một ví dụ hình tượng hơn để mô tả ý ở trên.

      Hai người tranh luận với nhau về quyền sở hữu căn nhà. Anh Bắc suy diễn nội dung và xuyên tạc, bóp méo tinh thần và ý nghĩa một văn bản có tính pháp lý của anh Nam. Luật sư của anh Nam vì quyền sở hữu căn nhà và bác bỏ, vạch trần các xuyên tạc đó nên đã tường trình kể lại mọi chuyện và tranh thủ dư luận. Vì đó không phải là một biện minh nên anh Nam không quan tâm đến độ dài hay ngắn, chỉ quan tâm đến việc đưa tin cho đầy đủ mọi khía cạnh để có lợi tốt nhất cho quyền sở hữu của mình. Anh Nam không quan tâm và không biện minh với con chó nhà của anh Bắc sủa theo anh Bắc.

      Xóa
  18. Xin chào các bác. Tôi bây giờ mới vào được mạng, phát hiện thấy mục BÌNH LUẬN MỚI bị treo (hoàn toàn do nhà cung cấp). Nên đã sửa lại, tiện cho các bác theo dõi bình luận kịp thời.

    Chúng ta không ngại tự đấu lí với nhau liên quan đến công hàm của cố thủ tướng. Ta đấu lí với nhau mà chưa xong, thì khó thắng được Trung Quốc.

    Bởi vậy, ta cứ tự do, thoải mái. Chỉ cần các bác tuân thủ nguyên tắc comment của blog tôi, là ok.

    Trả lờiXóa
  19. Bất kỳ một sản phẩm viết lách chữ nghĩa nào nói về công hàm Phạm văn Đồng và bác bỏ quan điểm TQ về công hàm này cần ít nhất 3 phần chính. Đây là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ quốc gia chứ không phải cãi nhau ngoài chợ theo kiểu anh nói bậy anh xuyên tạc tôi thì tôi chả thèm nói nhiều với anh. Chưa kể VN đang ở thế yếu ( HS đang bị TQ chiếm đóng, TQ có thực quyền ở HS, nắm đằng cán ).

    Chi tiết dài dòng thì nhiều bài đã viết rồi, tôi cũng đóng góp không nhỏ vào nhiều mục trong blog này và một số blog khác rồi. Ở đây xin tóm lược thôi.

    Phần 1 : Nguồn gốc, bối cảnh lịch sử đưa đến công hàm Phạm văn Đồng. Ý định của Chính phủ VNDCCH trong việc soạn thảo công hàm này và sau đó vài ngày công bố công khai trên báo Nhân Dân cho người dân đọc.

    Tóm lược - Bối cảnh trong lúc đang chống Mỹ và bọn VNCH bán nước (Việt Nam). Quốc tế đang nhóm họp bàn luận để soạn thảo hình thành UNCLOS, trong thời điểm sơ khai của dự án UNCLOS này thì có 2 quan điểm nổi bật. Một là quan điểm lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Hai là quan điểm lãnh hải 3 hải lý của Mỹ.

    VNDCCH ủng hộ quan điểm 12 hải lý của TQ, như đ/c Nguyễn Mạnh Cầm đã cho biết, là để ngăn chặn Mỹ tiến sâu vào biển Đông, sử dụng các chủ quyền của TQ (ly khai) để uy hiếp các tỉnh thành phía bắc của Việt Nam, nhất là các tỉnh thành giáp biển.

    Cần phải làm rõ đầu cua tai nheo như thế để bác bỏ quan điểm của TQ rằng Thủ tướng Phạm văn Đồng viết công hàm với mục đích, ý định, ý muốn từ bỏ chủ quyền. Trong khi mục đích của VNDCCH là bảo vệ chủ quyền.

    Trung quốc và những con chó của Trung quốc có thể bảo rằng VN muốn biện minh, nếu không thì dài dòng làm chi. Nhưng có lẽ họ chỉ dám nói những điều này trên Internet chứ trên tòa không dám nói như vậy, vì nói như vậy trên tòa có khác nào bôi tro trát trấu vào uy tín, sỉ diện của bản thân.

    Phần 2 : Khẳng định rõ nội dung công hàm không nói gì đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam, không nói gì đến Hoàng Sa - Trường Sa. Tinh thần và ý nghĩa công hàm không phải từ bỏ chủ quyền VN, không có nghĩa phủ nhận nền tảng lịch sử và pháp lý của VN đối với chủ quyền 2 quần đảo này.

    Phần 3 : Công hàm Phạm văn Đồng không có giá trị pháp lý quốc tế về vấn đề "HS-TS thuộc TQ". Cần trung thành với câu chữ tường minh cụ thể trong nội dung công hàm. Không được nhập nhèm giữa suy diễn lôgíc bình dân với các nguyên tắc của LPQT. Theo thuyết Estopel thì VN không phạm vào 1 nguyên tắc nào. TQ phải chứng minh hội đủ 4 nguyên tắc mới bắt bẻ được VN, trong khi đó VN không hề phạm vào một 1 nguyên tắc nào.

    Trả lờiXóa
  20. Bổ sung cặn kẽ hơn Phần 3 : Công hàm Phạm văn Đồng không có giá trị pháp lý quốc tế về vấn đề "VNDCCH công nhận HS-TS thuộc TQ".

    Để công hàm Phạm văn Đồng có giá trị pháp lý về chuyện VNDCCH công nhận HS-TS thuộc TQ thì nó phải hội đủ 4 điều kiện của nguyên tắc estopel theo pháp lý QT. Estopel là nguyên tắc "một quốc gia phải nhất quán trong ứng xử và không được bác bỏ một thực tế đã được chính quốc gia này thừa nhận trước đó".

    Theo estopel thì phải hội đủ 4 điều kiện: (1) tuyên bố của một quốc gia thật sự có ý muốn chấp nhận tình trạng đó; (2) tuyên bố đó phải được thể hiện rõ ràng; (3) tuyên bố đó phải được thể hiện liên tục; (4) tuyên bố đó khiến cho quốc gia cáo buộc có liên quan (TQ) phải chịu thiệt thòi.

    Nhưng điều đáng cười là công hàm Phạm văn Đồng, dù TQ nói nghe rất hùng hồn nhưng xem xét kỹ thì nó không phạm đến 1 điều của nguyên tắc estopel.

    Theo ĐIỀU KIỆN 1 của nguyên tắc estoppel thì công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không phải là tuyên bố của Việt Nam về từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

    Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam không có thẩm quyền thay mặt quốc gia để quyết định vấn đề liên quan đến lãnh thổ. Theo Điều 32 Hiến pháp 1946, các vấn đề liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ, đất nước sẽ được quyết định tại Quốc Hội, chớ không phải Chính phủ hay Thủ tướng. Điều 1 HP 1946 cũng quy định chủ quyền lãnh thổ là bất khả xâm phạm. Như thế ý định thật sự của Thủ tướng VNDCCH không thể là từ bỏ chủ quyền của VN, vì như thế là trái pháp luật VNDCCH.

    Theo ĐIỀU KIỆN 2 của estoppel, về độ “rõ ràng” và tính "tường minh" trong văn bản thì cũng không đáp ứng như yêu cầu của nguyên tắc estopel. Nội dung chủ yếu là “tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”, không một từ nào đề cập quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thì nói gì đến việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam và công nhận chủ quyền của Trung Quốc với hai quần đảo này.

    Ngay cả trong Tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Trung Quốc cũng thể hiện sự mập mờ trong việc đề cập đến chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, vì ở điểm (4) của Tuyên bố này chỉ nói đến Ðài Loan và Bành Hồ mà không hề đề cập đến Tây Sa và Nam Sa. Và tuyên bố này có 2 bản tiếng Trung phổ biến nội bộ và bản tiếng Anh phổ biến ra các nhà nước khác. Bản tiếng Anh không đề cập đến HS-TS. Lại thêm một vấn đề mập mờ thiếu tường minh của TQ.

    Theo ĐIỀU KIỆN 3, về tính “liên tục” của công hàm cũng không được đáp ứng. TQ không có bất kỳ chứng minh nào về việc sau công hàm Phạm văn Đồng năm 1958 thì VNDCCH tuyên bố điều gì có nội dung giống như công hàm Phạm văn Đồng. Từ năm 1958 đến 2014 (nay).

    Theo ĐIỀU KIỆN 4, công hàm Phạm văn Đồng không hề gây tổn thất hay có hại gì cho Trung quốc.

    Như thế sự thật là công hàm Phạm văn Đồng không phù hợp với điều nào của es-to-pel. VN không phạm vào điều nào của nó. Điều này có nghĩa là công hàm Phạm văn Đồng không có giá trị pháp lý QT và ra tòa án QT sẽ bị bác bỏ rất nhanh nếu nó được TQ sử dụng làm một "bằng chứng ma" để ngụy biện cho chủ quyền của chúng.

    Trả lờiXóa
  21. Theo các căn cứ tôi đã trình bày thì sự thật khách quan đã rất rõ ràng. Xét một các khách quan và toàn diện, dựa trên những căn cứ pháp lý, lịch sử và chính trị thì công hàm Phạm Văn Đồng không có mục đích và nội dung từ bỏ chủ quyền hay liên quan gì đến Hoàng - Trường sa mà chỉ có mục đích nhằm ủng hộ đồng minh anh em khi ấy là Trung Quốc chống lại chính sách bao vây trên biển của Mỹ trong eo biển Đài Loan, đe dọa tới nền an ninh quốc gia của cả hai Trung Quốc và Việt Nam ở thời điểm đó. Nội dung hoàn toàn không chứa đựng bất kỳ sự từ bỏ nào chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ pháp pháp ra tuyên bố hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam cũng như công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

    Như thế có nghĩa là lập luận của phía Trung Quốc là không có căn cứ và giá trị pháp lý, trái với luật pháp quốc tế và quan hệ quốc tế cũng như thực tiễn quan hệ Việt - Trung vào thời điểm đó. Những kẻ nào xuyên tạc và lợi dụng công hàm Phạm văn Đồng để biện minh cho ý đồ xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, để hùa theo Trung quốc, để phủ nhận chủ quyền của VN và giúp quảng bá tuyên truyền chủ quyền cho TQ, để vu khống VNDCCH từ bỏ HS-TS nhằm mục đích thỏa mãn hận thù ích kỷ hoặc chống phá lật đổ đất nước, sẽ trước hết là làm trò cười cho người khác, sau đó là bị khinh bỉ và phỉ nhổ, và có thể bị xử phạt theo các luật định theo luật pháp hiện hành VN và các văn bản của CP.

    Trả lờiXóa
  22. Ủng hộ quan điểm lãnh hải 12 hải lí của TQ là hành động đáp lễ của VN dành cho TQ sau những giúp đỡ khổng lồ TQ dành cho VN trong chiến tranh VN. Lãnh hải 12 hải lí là quan điểm của TQ, vì lợi ích của chính TQ, chứ không vì lợi ích của VN. Ông vovinam2k7 đừng nên nhập nhèm bố láo như vậy.

    Hoàng Sa, ngoài vài đảo do TQ (và Phi) âm thầm chiếm giữ từ 1956, đều do VNCH quản lí. Nếu lãnh hải 12 hải lí được công nhận, thay vì chỉ 3 hải lí, thì điều này có lợi cho Mĩ chứ sao lại có lợi cho VN (VNDCCH)?

    Trên thực tế, trong chiến tranh VN, quần đảo Hoàng Sa, và cả Trường Sa, không có vai trò nào. Không có căn cứ quân sự nào ở HS hay TS. Không có trận đánh nào diễn ra HS hay TS.

    Tất cả là vì chúng quá xa bờ.

    1965 Mĩ tuyên bố vùng chiến sự trên hai quần đảo HS và TS (mà VNDCCH đã rất sốt sắng tố cáo Mĩ vi phạm lãnh thổ TQ hehe) là nhằm mở rộng khu vực tác chiến đến những vùng biển ven bờ hơn, chống lại những chuyến tàu miền Bắc chi viện người và vũ khí cho miền Nam.

    Bản thân các đảo ở HS và TS chẳng đóng vai trò nào trong chiến tranh VN.

    Mĩ nếu muốn có thể lập căn cứ ở phía nam vĩ tuyến 17 rồi tha hồ tấn công miền Bắc chứ cần gì đến HS và TS. B52 Mĩ còn vượt vĩ tuyến 17 bay thẳng ra Hà Nội rải bom thì Mĩ cần gì vài hải lí mặt biển ở HS và TS?

    Túm lại, CH 1958 của ông Đồng là công hàm dành cho TQ, vì lợi ích của chính TQ, chứ không phải VN.

    Trả lờiXóa
  23. 'hehe' cần học lại nhiều kiến thức vỡ lòng. Hiểu biết của bạn về lịch sử hiện đại VN có vẻ kém hơn cả học sinh cấp 1 thì nói chuyện thế nào đây?

    - Các quan điểm quốc tế không nghe ai nói VN đã đáp lễ TQ bằng công hàm Phạm văn Đồng. Đây là phát minh mới của 'hehe' đấy à? Khi đó KCCM chỉ mới diễn ra 4 năm và chưa có đụng độ quân sự và TQ lúc này chưa viện trợ lớn nên không thể có cái gọi là 'đáp lễ to lớn'. Bố mẹ hehe dạy cho hehe phát minh lếu láo này à?

    - Nếu lãnh hải TQ và VN là 12 hải lý thì tàu Mỹ không có quyền tiến vào phạm vi này. Nếu lãnh hải TQ và VN là 3 hải lý thì tàu Mỹ có rộng đường hoạt động hơn và uy hiếp an ninh quốc gia cả hai nước VN và TQ. Miền bắc Việt Nam và phía nam Trung Quốc.

    Như vậy công hàm Phạm văn Đồng là vì mục đích lợi ích của Việt Nam trong cuộc chiến tranh với Mỹ, chống Mỹ và bọn bán nước VNCH để bảo vệ đất nước. Đồng thời TQ cũng được lợi là khỏi bị Mỹ uy hiếp gần phía nam của họ.

    Hehe có 2 cái đui mù. 1 là đui mù về suy nghĩ, nhận thức. 2 là đui mù chữ Việt, vì lợi ích của VN như thế nào thì ông Nguyễn Mạnh Cầm đã cho biết và tôi đã nói thêm nhiều lần.

    - Hoàng sa - Trường sa không nằm trong phạm vi 12 hải lý hay 3 hải lý của TQ. HS-TS không liên quan gì đến công hàm Phạm văn Đồng. Nội dung, câu chữ công hàm không nói gì đến HS-TS. Hehe bò vẫn là bò.

    - Đây là vấn đề ngu dốt ngoài lề của hehe, nhưng cũng cần nói luôn cho minh bạch: TS-HS có vai trò trong việc ngăn chặn Đường Hồ Chí Minh trên biển chi viện miền Nam.

    - Nhận xét riêng : kẻ có đang sử dụng nick hehe tôi nghĩ là có sự đần độn, trì trệ của con bò, nhưng cũng có sự láo xược của con chó. Một đối tượng lý tưởng để xả stress vào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lại chửi hehe. Tôi bắt đầu nghiện nghe ông chửi rồi đó.

      Tôi không nói 'đáp lễ to lớn', mà tôi nói 'giúp đỡ khổng lồ TQ dành cho VN'. Cái này người ta nói đầy, không phải sáng kiến của tôi. Ngay chính ông Cầm (và cả ông nữa?) cũng nói thế:

      "Khi đó, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Đồng thời, tình hữu nghị Hoa - Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá."

      Tất nhiên ông Cầm đang nói đến hoàn cảnh ra đời của công hàm 1958 của ông Đồng. Vậy không phải Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá là lí do để VN đáp lễ TQ bằng công hàm ấy sao ông???

      Để xem ai mới là con bò hehe.

      Xóa
    2. Bạn cãi bạn không giống như bò, nhưng bạn lại tiếp tục chứng minh bạn có trình độ và trí não không khác gì một con bò qua tiếng kêu ở trên.

      Ông Cầm năm 1992 nói TQ ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá là nói về sự giúp đỡ chung. Công hàm Phạm văn Đồng góp phần tranh thủ đồng minh TQ giúp đỡ VN chống ngoại xâm thành công. Phù hợp với lợi ích VN.

      Ông Cầm không hề nói công hàm Phạm văn Đồng là để đáp lễ sự giúp đỡ khổng lồ của TQ trong chiến tranh VN như não của con bò hehe này nghĩ ra hiểu không. Vì sao gọi là bò? Chiến tranh VN đến năm 1958 mới diễn ra 4 năm, VNDCCH đang đấu tranh hòa bình kêu gọi tổng tuyển cử chưa đụng độ quân sự và TQ chưa viện trợ gì nhiều thì làm sao có thể phun ra được "năm 1958 ông Đồng làm thế để đáp lễ giúp đỡ khổng lồ của TQ". Không phải là con bò thì là gì?

      Xóa
    3. "giúp đỡ chung" là cái giống gì vậy ông? Ông đọc lại câu ông Cầm, "Khi đó, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự...". Khi đó là khi nào nếu không phải là lúc ra đời công hàm, tức 1958???

      Xóa
    4. Tôi không nói bạn là bò nhưng quả thật bạn đã tự chứng minh bản thân ngu như bò qua rất nhiều 'lập luận' của bạn. 'Lập luận' mà bạn vừa 'kêu lên' cũng như thế đấy.

      Ông Cầm nói thế này :

      "Khi đó, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia."

      Tức có nghĩa là năm 1958 tình hình bối cảnh đang là như thế. Còn câu "Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá." là câu kết luận chung về sự ủng hộ của TQ ở phía sau. Đó là 2 câu nói khác nhau.

      Xét về ngôn từ, ông Cầm không hề nói "sự giúp đỡ của TQ là nguyên nhân của công hàm Phạm văn Đồng", nhưng cũng không nói rõ "công hàm Phạm văn Đồng là 1 trong những nguyên nhân góp phần vào quyết định tăng cường giúp đỡ VN của TQ". Như thế nếu xét theo ngôn từ chỉ có thể hiểu đó là một sự giúp đỡ chung của TQ.

      Ông Cầm càng không hề nói mục đích của công hàm Phạm văn Đồng là 'đáp lễ' 'sự giúp đỡ khổng lồ của TQ cho chiến tranh VN'. Bạn đừng chơi trò nhét chữ vào mồm người khác. Vụ 'đáp lễ' là do bạn tự suy diễn tưởng tượng ra từ đầu óc bệnh hoạn của mình. Bản thân đã không đủ năng lực suy nghĩ như bình thường thì nên uốn lưỡi nhiều lần trước khi phát ngôn.

      Xóa
    5. Thôi đủ rồi ông. Bất kể ông tiếp tục gọi tôi là con bò, tôi kết thúc ở đây. Hẹn ông dịp khác.

      Xóa
    6. Tôi không hề gọi bạn là bò. Cái này bạn tự nhận. Còn việc năng lực suy nghĩ của bạn có giống như con bò hay không thì phụ thuộc vào các 'lập luận' của bạn. Không phụ thuộc vào việc tôi gọi bạn là gì.

      Xóa
  24. Để tiện cho việc theo dõi, tôi nghĩ là: chúng ta cần dẫn nguồn của câu nói của ông Nguyễn Mạnh Cầm.

    Ta cứ tự đấu lí với nhau, tự do và thoải mái. Chỉ mong các bác đừng gọi nhau là "bò".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng vâng dẫn nguồn luôn là nguyên tắc của anh Giao. Nhưng chính ông vovinam2k7 là người đầu tiên đưa phát biểu của ông Cầm lên thread này nên cần dành vinh dự này (tức dẫn nguồn) cho ông ấy. Tôi chỉ là người dùng lại, chỉ vì tiện thôi hehe.

      Xóa
    2. Tôi có lời nhờ bác vovinam2k7 dẫn giúp cho nguồn như nói ở comment trên (đoạn nói của ông Nguyễn Mạnh Cầm). Nếu là nguồn đã in thành sách vở, tạp chí, tức tư liệu trên giấy, thì càng quí.

      Xóa
    3. Đó là tư liệu trong dữ liệu Word lưu trong máy của tôi từ các sưu tầm xưa nay, ghi là biên bản họp báo tại Hà Nội ngày 2/12/1992, sau khi Bộ ngoại giao TQ nhắc lại về công hàm Phạm văn Đồng thì đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm, khi ấy là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trả lời tuyên bố với báo chí về bối cảnh lịch sử và mục đích của công hàm và lợi ích của nó đối với Việt Nam và công cuộc chống ngoại xâm của ta khi ấy:

      "Khi đó, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Đồng thời, tình hữu nghị Hoa - Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá."

      "Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi khẩn cấp nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho Tổ quốc."

      "Đặc biệt thêm nữa là tuyên bố đó để nhắm vào việc đạt yêu cầu cho những nhu cầu cấp thiết vào lúc bấy giờ để ngăn ngừa bọn tư bản Mỹ dùng những hải đảo này để tấn công chúng tôi. Nó không có dính dáng gì đến nền tảng lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

      ......

      Còn về chuyện phần tử hehe thì xin lỗi nếu làm phiền bác và Blog. Những 'lập luận' kiểu thế này "nói dài dòng có nghĩa là đã dâng HS cho TQ" hay "nói Thủ tướng Phạm văn Đồng không có thẩm quyền nghĩa là hạ thấp vai trò nghĩa là dâng HS cho TQ" đều không phải là các tranh luận nghiêm túc mà là phá hoại tranh luận.

      Nếu ra tòa án quốc tế mà nói thế thì cũng bị xem là phá hoại cuộc tranh tụng, phá hoại tòa án. Nếu ra tòa án dân sự mà bảo "mày nói giông dài có nghĩa là mày nhường nhà mày cho tao", "mày nói mày không có thẩm quyền nghĩa là mày 'hạ thấp vai trò' nghĩa là mày dâng nhà mày cho tao" thì cũng bị tống cổ ra khỏi tòa với lý do phá hoại phiên tòa. Những 'lập luận' kiểu ấy nói là bò là còn nhẹ. Rõ ràng không lành mạnh, xuất phát từ đầu óc bệnh hoạn nào đấy của nó. Loại ấy chỉ có ăn đấm ăn đá, ăn roi ăn vọt chứ không thể tranh luận đàng hoàng tử tế với nó được. Tôi dân võ thuật có sao nói thế, không thích làm 'quân tử Tàu'. Tôi thật sự không coi thằng hehe ra cái đinh gì thì tôi không thể giả vờ đóng kịch tôn trọng nó được. Mong bác thông cảm.

      Xóa
    4. Tàu chiến Mĩ sẽ phải tôn trọng lãnh hải 12 hải lí của Miền Bắc trước khi nã pháo vào đấy.

      Cũng như năm 1972 không quân Mĩ đã dở luật quốc tế ra xem thử chiến đấu cơ của quốc gia này có được phép xâm nhập không phận quốc gia khác không rồi mới cho B52 vượt vĩ tuyến 17 ra rải bom Hà Nội.

      Cũng như thằng ăn cướp sẽ tra luật xem thử một người đang đêm có quyền xộc vào nhà người khác không rồi mới xông vào bóp cổ gia chủ đòi tiền.

      Hahaha cái khôn thì có chừng, chứ cái ngu thì không thể biết đâu là đáy.

      Xóa
    5. Phát biểu trên của ông Nguyễn Mạnh Cầm có vẻ như chỉ mới xuất hiện trên các báo trong nước gần đây, như có thể thấy ở đây:

      http://m.vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/177354/ai--huong-loi---tu-cong-thu-1958.html

      Nhưng từ 2007, đã thấy trên rfa.org đề cập đến phát biểu này của ông Cầm:

      http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/China_indisputable_Sovereignty_over_the_Islands_LDan-20071212.html

      <<<

      Nguyên bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm giải thích trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 2 tháng 12 năm 1992 và được Thông tấn xã Việt Nam loan ngày 3 tháng 12 năm 1992.

      Ông nói: "các nhà lãnh đạo của ta lúc trước xác nhận về Hoàng Sa và Trường Sa như vậy là do theo hiệp định Genève năm 1954 về vấn đề Đông Dương thì tất cả lãnh thổ từ vĩ tuyến thứ 17 trở vào Nam là thuộc chính quyền miền Nam, kể cả hai quần đảo này.

      Thêm vào đó, vào lúc ấy Việt Nam phải tập trung hết mọi lực lượng vào cuộc chiến chống Mỹ nên cần bạn bè khắp nơi. Tình hữu nghị Việt-Trung đang thắm thiết và hai nước hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Việt Nam xem Trung Quốc là một nguồn hỗ trợ to lớn và giá trị.

      Trong tinh thần đấy thì do tình thế cấp bách, quan điểm của lãnh đạo ta (tức ủng hộ Trung Quốc công bố chủ quyền của họ trên các quần đảo Hòang Sa và Trường Sa) là cần thiết vì nó phục vụ cho cuộc chiến bảo vệ tổ quốc.

      Đặc biệt, việc này còn nhắm vào nhu cầu cấp thiết lúc đó là ngăn ngừa đế quốc Mỹ không sử dụng các quần đảo đó để tấn công chúng ta. Việc lãnh đạo ta tạm công nhận như thế với Trung Quốc không có can hệ gì đến chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cả".

      >>>

      Theo đó thì TTXVN đã loan phát biểu này của ông Cầm ngày 3/12/1992. Không biết làm cách nào có thể xem lại trên trên TTXVN.

      Cũng từ RFA, phát biểu của ông Cầm không hoàn toàn giống với với phát biểu của ông trên các báo trong nước, dù các nơi đều để phát biểu của ông Cầm trong ngoặc kép.

      Đáng chú í là trên RFA còn thấy đoạn này trong phát biểu của ông Cầm:

      "các nhà lãnh đạo của ta lúc trước xác nhận về Hoàng Sa và Trường Sa như vậy là do theo hiệp định Genève năm 1954 về vấn đề Đông Dương thì tất cả lãnh thổ từ vĩ tuyến thứ 17 trở vào Nam là thuộc chính quyền miền Nam, kể cả hai quần đảo này."

      Nếu võ sư vovinam có nhã hứng vào giải thích đoạn này (vì ông Cầm có nhắc đến HS-TS và VNCH) thì hay quá.

      Tất nhiên nếu trích dẫn trên RFA khác với tư liệu gốc trên files Word mà võ sư vovinam đang lưu giữ thì võ sư không phải giải thích gì hehe.

      Xóa
  25. Không biết bác he he với bác Giao có thấy quen không chứ em thấy vovinam2k7 quen lắm cơ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khoằm có tài đọc văn định ra đúng tác giả mà. Ngày xưa, có những vị còn siêu hơn: đem đốt tờ văn, bằng lửa, thực sự, mà ngửi khói cũng biết văn của ai (thật ra, cái này chỉ là giai thoại diễn cái ý "ngửi văn" mà thôi.

      Xóa
    2. Vụ này thì tôi chịu hehe.

      Xóa
    3. Em có nói ở bài từ 1 tháng trước: http://giaovn.blogspot.com/2014/05/cong-thu-la-cai-gi-ang-va-chinh-phu-hai.html#comment-form

      Xóa
  26. Tôi xin bổ sung thêm tư liệu mới có liên quan:

    'Ông Phạm Văn Đồng không bao giờ nói Hoàng Sa của TQ'
    26/06/2014 16:18 GMT+7
    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/182973/-ong-pham-van-dong-khong-bao-gio-noi-hoang-sa-cua-tq-.html


    "
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho hay ông đã đọc kỹ từng chữ trong công thư 1958. Thủ tướng Phạm Văn Đồng không bao giờ nói Hoàng Sa - Trường Sa là của TQ.

    ...
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đề cập đến công thư năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. "Ông Phạm Văn Đồng có bao giờ nói Hoàng Sa - Trường Sa là của TQ đâu”.

    “Tôi đọc kỹ từng chữ, cụ Phạm Văn Đồng nói xung quanh công nhận 12 hải lý. Lúc bấy giờ, lãnh hải có 3 hải lý thôi. Thế giới cũng bàn luận từ năm đó đến năm 1982, Công ước luật Biển mới thừa nhận nội thủy 3 hải lý, lãnh hải 12 hải lý. Lúc đó, tư duy của các cụ mình cũng theo tư duy số đông của thế giới, tức là người ta muốn quốc gia có biển là lãnh hải phải 12 hải lý thì mình thừa nhận 12 hải lý dó”, Chủ tịch nước lý giải.

    "

    Trả lờiXóa
  27. Tôi cũng vừa thấy bài này trên báo Vietnamnet. Chủ Tịch Nước Sang nói rất đúng viêc này và đấy cũng là điều mà tôi đã nói đi nói lại nhiều lần ở đây và nhiều nơi khác.

    Tôi chưa bao giờ thấy những câu mà hehe bảo là của Á châu Tự Do. Nếu đúng là của RFA thì tức là chúng nó đã cắt xén và chỉnh sửa vài câu theo mục đích chống cộng và nhai lại lời TQ vu khống VNDCCH.

    Trong Điện biên phủ trên không, Mỹ vi phạm không phận nên bị cả thế giới lên án. Vấn đề Mỹ có dám vi phạm luật quốc tế hay không là chuyện của hắn. Chuyện của VN cần làm những gì cần làm là không để hắn tự do hoạt động HỢP PHÁP bên ngoài cửa biển VN và đồng minh TQ. Hiểu chưa hehe? Ngụy biện ngu như chú mày không phải ngu như con bò thì là ngu như con gì? Mỹ là thành viên trụ cột của LHQ sao có thể ví với phường giặc cỏ cướp cạn để chạy tội cho hắn? Hehe ăn cám xú hay ăn gì mà ví von ngu như thế?

    Tốm lược ý lớn của cụ Nguyễn mạnh Cầm : Việc soạn Công hàm Phạm văn Đồng là một hành động cứu nước, bảo vệ tổ quốc, nhằm mục đích chống ngoại xâm, không liên quan gì đến HS-TS và không nhằm mục đích bảo HS-TS là của TQ. Mục đích chống ngoại xâm cứu nước của nó thể hiện ở chỗ 1) Ngăn chặn Mỹ tự do hoạt động HỢP PHÁP trong phạm vi 12 hải lý VN và TQ. Nếu lãnh hải các nước là 3 hải lý kiểu cũ theo thông lệ cũ do Mỹ đề xướng trước đây thì Mỹ muốn làm gì thì làm ở BĐ và trước cửa nhà đất liền VN và anh em TQ ...... Nếu lãnh hải các nước là 12 hải lý theo ý của TQ thì Mỹ không làm được điều này hơp pháp. Hắn phải dè chừng công luận quốc tế. Và nếu hắn phiêu lưu manh động thì sẽ gặp phải chống đối quyết liệt từ TG. Như hắn đã bị chống quyết liệt bởi chính các đồng minh của hắn sau này năm 1972 ..... 2) Tranh thủ sự ủng hộ và trợ giúp của TQ và các nước bạn của TQ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân VN.

    Còn nếu theo 'lôgíc hehe' thì ai cũng có thể nói VNCH xưa và các chú ba que nay gào rú thống thiết rên rỉ về công hàm Phạm văn Đồng chẳng qua là muốn lấp liếm thanh minh thanh nga và CHỐI TỘI vâng lệnh Mỹ bỏ rơi cho TQ chiếm đảo Phú Lâm của Hoàng sa năm 1958, cùng năm công hàm Phạm văn Đồng. Chửi bới công hàm Phạm văn Đồng để đánh lạc hướng dư luận ra khỏi vụ TQ chiếm 1 phần Hoàng Sa năm 1958 mà không gặp kháng cự hay phản đối, một thủ đoạn bưng bít hèn mạt. Chạy tội bán nước cho Pháp, Mỹ và trong thời gian làm chó cho Mỹ và Mỹ đi đêm với TQ thì tiếp tục vâng lệnh Mỹ bỏ rơi toàn bộ HS và một phần không nhỏ TS cho TQ. Những phần khác TQ, Đài, Phi luật tân chiếm vô tư không gặp phản kháng hay phản đối. Hải chiến HS có nhiều điều khuất tất theo các nhân chứng kể lại và không quân thứ 3 thế giới ngồi nhìn TQ chiếm HS. Trong khi các máy bay ấy năm 1979 không quân tân trang VN bay vô tư dội bom Khmer Đỏ ở Nam Vang.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À 'lập luận' trâu bò mà tôi nói là thế này đây "nói dài dòng có nghĩa là đã dâng HS cho TQ", "mày nói giông dài có nghĩa là mày nhường nhà mày cho tao".

      Nếu theo 'lôgíc' này thì cũng có thể bảo nếu không phải muốn chối tội bán Phú Lâm và đông HS cho TQ năm 1958 thì tâm lý chiến VNCH xưa và bọn 3 que như hehe nay gào khóc mãi về công hàm Phạm văn Đồng 1958 làm gì. Là để đổ tội, vu khống và lấp liếm tội ác, tội bán nước lần 3 của mình trong cùng năm ấy chứ còn gì nữa.

      Một bọn làm khuyển mã cho nhiều ông chủ như thế thì tôi nghĩ những kẻ đó cũng chả có quyền gì nói leo về chủ quyền đất nước.

      Xóa
  28. Kẻ nào có thể làm nổi cái chuyện trích dẫn Á Châu Tự Do để làm chứng các câu nói của lãnh đạo ĐCSVN thì kẻ đó không còn 1 chút giá trị nào để coi trọng nữa. Mới đây hắn viết bài vu khống CCB chiến tranh biên giới 1979 Trần Nhật Quang rất rừng rú, sau khi ban Việt ngữ bị đích thân cụ Trần khiếu nại lên trung tâm RFA thì phải gỡ bài nhưng không thèm đính chính 1 câu. Đám Việt ngữ RFA có dạo đăng 1 loạt bài bịa ra các 'mật thư' trong đó có cả 'của cụ Giáp', 'của tướng Nguyễn Chí Vịnh' và của các lãnh đạo cấp cao nhất nước ta chửi nhau. RFA là đám rừng rú chợ búa và ngu xuẩn chứ không chống khôn ranh và ít nhiều tôn trọng các chuẩn mực văn minh như BBC.

    Trả lờiXóa
  29. Dạy thêm hehe 1 điều nữa. Nếu lãnh hải VN và TQ là 12 hải lý thì Mỹ với thể diện nước lớn thì cao lắm là hắn làm càn đánh lẻ vài trận, vài chiến dịch rồi thôi, mà đã bị cả TG chửi lên chửi xuống rồi. Năm 1972 đến NaTo cũng chửi Mỹ, châu Âu phương Tây cũng chửi Mỹ.

    Còn nếu lãnh hải VN và TQ là 3 hải lý quèn thì hắn không cần đánh mà hắn sẽ vác hàng chục hàng trăm tàu chiến, vác đồ chơi súng đạn hỏa tiễn, tàu ngầm đến trước cửa nhà, sát bên đất liền và vùng nội thủy của VN và TQ và không đi. Đi lại tự do và hợp pháp. Chẳng có ai chịu nổi áp lực kiểu siết thòng lọng đó. Nhất là khi VN và TQ năm 1958 không hề có hải quân thật sự đúng nghĩa. Chẳng ai thích bị siết cổ cả. VN ủng hộ 12 hải lý là chuyện đương nhiên và chắc chắn phải làm. Không làm mới là bán nước.

    Trả lờiXóa
  30. Tôi nói có sai! Cái ngu thì không biết đâu là giới hạn.

    Toàn bộ các đảo trong tuyên bố ngày 4/9/1958 của TQ, ngoại trừ HS và TS, đều thuộc về TQ hoặc Đài Loan (hoặc có thể là Nhật Bản) đều nằm rất xa (nhiều trăm hải lí) về phía đông-bắc Bắc Việt, khác nhau vài hải lí thì can hệ gì ở đây võ sư?

    Riêng HS và TS do VNCH quản lí, Mĩ làm gì trên đó mà chẳng được.

    Lãnh hải 12 hải lí với HS và TS, như tôi đã nói ở một còm trước, càng có lợi cho Mĩ, nếu Mĩ có í định tấn công Bắc Việt từ đây. Lãnh hải 12 hải lí cũng làm khó cho các chuyến tàu (không số) của Bắc Việt vận chuyển người và vũ khí chi viện chiến trường Miền Nam hơn.

    Tất nhiên nếu công hàm có í định giao HS-TS cho TQ quản lí thì chuyện lại khác. Như chuyện vào năm 1965, khi Mĩ tuyên bố vùng chiến sự trên hai quần đảo HS và TS thì ngay lập tức Bắc Việt tố cáo Mĩ xâm phạm lãnh thổ TQ.

    Tôi có thắc mắc, nếu chuyện 12 hải lí quan trọng với VN (VNDCCH) như thế, tại sao VN không tự mình ra tuyên bố, như kiểu TQ ra tuyên bố ngày 4/9/1958, khẳng định chủ quyền và lãnh hải 12 hải lí của VNDCCH trên hai quần đảo HS và TS, thậm chí toàn bộ Miền Nam luôn?

    Hay vì TQ là nước lớn, tuyên bố của TQ mới có giá trị, mà ta phải "quá giang" họ?

    Túm lại, tuyên bố của TQ ngày 4/9/1958 về lãnh hải 12 hải lí là tuyên bố vì lợi ích của chính TQ (trong liên hệ với Đài Loan). CH 1958 là một đáp lễ, một ủng hộ VN dành cho TQ vì những giúp đỡ vô giá (lời ông Cầm) TQ đã và sẽ (như sau này đã thấy) dành cho VN.

    Trả lờiXóa
  31. Sai là khi người ta nói gì đó sai. Còn hehe rõ ràng là ngu chứ chẳng phải chỉ có sai. Những gì bạn nói chẳng liên quan gì đến công hàm Phạm văn Đồng và chẳng liên quan gì đến chuyện tôi nói.

    Công nhận 12 hải lý nghĩa là bác bỏ vấn đề lãnh hải chỉ là 3 hải lý. Tại sao bác bỏ lãnh hải mỗi nước chỉ có 3 hải lý có nghĩa là có lợi cho Mỹ ? Tại sao hạn chế bớt không gian hoạt động hợp pháp của Mỹ mà lại có lợi cho Mỹ? Hehe ăn cháo lú hay sao mà bệnh hoạn vậy.

    Tôi đã nói rồi, dù 3 hải lý hay 12 hải lý thì đều không dính líu gì đến HS-TS, google bản đồ mà nhìn HS-TS nằm đâu. Tôi đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần và hehe vẫn không hiểu. Hehe nếu không phải là bò thì tại sao liên tục đọc tiếng người không hiểu?

    Tuyên bố lãnh hải của TQ về lãnh hải 12 hải lý thì thư trả lời của cụ Phạm văn Đồng tuyên bố ủng hộ 12 hải lý lãnh hải của TQ và trong câu chữ rõ ràng chỉ giới hạn trong nội dung này! Không nói gì đến HS-TS. Thủ tướng VNDCCH thì phải biết luật VNDCCH là những chuyện liên quan đến vận mệnh đất nước như chủ quyền lãnh thổ phải thông qua QH VNDCCH, thì làm sao có thể bảo Thủ tướng VNDCCH có ý định từ bỏ chủ quyền lãnh thổ từ công văn này.

    Qua vụ việc công hàm Phạm văn Đồng thì chúng ta thấy có 2 sự khốn nạn ở đây. Một là sự khốn nạn cùng cực của TQ trong việc lấy oán báo ân, ăn cháo đá bát. Chúng khai thác lợi dụng một thiện chí ủng hộ của VN để rồi xuyên tạc bóp méo ý nghĩa công hàm nhằm phục vụ lòng tham. Hai là sự khốn nạn của lũ ba que như thằng hehe này. Chỉ vì muốn chạy tội bán nước mà vu khống những người cứu nước, những người hy sinh xương máu đem tới cho chúng hòa bình độc lập ngày nay. Ngữ này cũng ăn cháo đá bát không thua kém TQ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thực sự không hiểu hehe là kẻ chậm chạp, chậm hiểu, chậm tiếp thu hay là cố tình không muốn tiếp thu. Đã không muốn tiếp thu thì còn nói chuyện làm gì? Nhân cách gì vậy?

      Cố gắng dạy hehe thêm một tí cho rõ ràng mà nếu vẫn không hiểu thì thật là đáng buồn. TQ hắn có thể tuyên bố lãnh thổ hắn đến Alaska, rằng ngày xưa ông tằng ông tổ của hắn đã phát hiện ra trước, rằng hắn có tài liệu không thể tranh cãi, và trong đầu hắn nghĩ rằng 12 hải lý là bao gồm Alaska.

      Nhưng theo luật pháp quốc tế và các thừa nhận của nhà nước quốc tế, khu vực không có tranh chấp cực nam của TQ mà TQ đã xác lập chủ quyền thì chỉ có tới đảo Hải Nam. 12 hải lý lãnh hải TQ theo luật pháp quốc tế dĩ nhiên không bao gồm HS-TS là khu vực mà QT coi là khu vực có tranh chấp. HS-TS nằm ngoài 12 hải lý TQ, theo thông lệ/pháp lý QT, 12 hải lý lãnh hải TQ chỉ nằm giữa vùng nội thủy và vùng tiếp giáp tính kể từ đảo Hải Nam. Còn HS-TS không ai coi là của TQ cả mà cùng lắm chỉ là khu vực đang có tranh chấp giữa TQ và các nước khác. Do đó, theo luật pháp QT, 12 hải lý không bao gồm HS-TS. Công hàm Phạm văn Đồng chỉ bày tỏ ủng hộ quan điểm 12 hải lý và giới hạn trong nội dung cụ thể này, chớ không nói gì đến HS-TS trong công hàm này.

      Xóa
    2. Ông nói cái gì tôi không hiểu. Ông có nói tiếng người?

      Công hàm 14/9/1958 của ông Đồng "ghi nhận và tán thành" tuyên bố ngày 4/9/1958 của TQ về lãnh hải 12 hải lí đối với lãnh thổ TQ (trong đó có HS-TS mà TQ coi là lãnh thổ của TQ).

      Không thể tách rời công hàm (của ông Đồng) với tuyên bố (của TQ).

      Trong tuyên bố của TQ, ngoài HS và TS của VN (?), tất cả các đảo (và cả lục địa TH) đều là lãnh thổ của TQ, hoặc TQ xem là lãnh thổ của TQ. Và tất cả đều ở rất xa Bắc Việt.

      Như vậy tuyên bố về lãnh hải của TQ, dù rộng 3 hay 12 hải lí, đều chả liên quan gì đến vấn đề chiến sự của VN.

      Riêng với HS và TS, lãnh hải 12 hải lí còn có lợi hơn cho Mĩ, và tất nhiên VNCH nữa, như đã phân tích.

      Như vậy, CH 1958 là một đáp lễ, một ủng hộ VN dành cho TQ vì những giúp đỡ vô giá (lời ông Cầm) mà TQ đã và sẽ (như sau này đã thấy) dành cho VN.

      Xóa
  32. À có chuyện này mong bác Giao và các bạn có thể xem thử về vấn đề công hàm hay công văn, công thư. Khoảng tuần trước tôi nói chuyện với 1 bác luật sư ở Đà nẵng, hình như thuộc Liên đoàn luật sư VN. Tôi có nhắc lại ý của bác Giao ở blog này mà tôi có bàn khoảng tháng trươc ở đây về chuyện lâu nay VN coi đó là công hàm sao bây giờ nói là công thư, bức thư.

    Bác ấy là luật sư nghiên cứu độc lập và giải thích như thế này : Đúng là lâu nay chúng ta đều là công hàm, nhưng đó là cách gọi sai do theo quán tính gọi theo cách gọi của TQ. Công hàm Phạm văn Đồng không có ý nghĩa từ bỏ lãnh thổ và không nói gì đến HS nên lâu nay các bác nhà ta không quan tâm nó là công hàm hay công thư. Nhưng quả thật khách quan theo luật thì gọi là "công hàm" là không chính xác. Chính xác đó là "thư trả lời" của Thủ tướng VNDCCH trả lời với người đồng cấp TQ.

    Ông ta cho biết dù gọi đó là công hàm hay công thư thì đều không ảnh hưởng gì đến chủ quyền VN ( vì nội dung nó không ảnh hưởng đến chủ quyền ). Nhưng nếu muốn thật chuẩn xác theo luật, thì phải gọi là công thư đúng hơn.

    Tôi chỉ chuyên về sử không chuyên về luật nên cũng chưa dám tin hẳn. Nhưng nói ở đây cho các biết vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn thông tin của bác. Nếu được, mong bác hỏi thêm bác luật sư trên mấy điểm nhỏ sau:

      - Cho đến thời điểm trước tháng 12 năm 2013, luật pháp Việt Nam có văn bản cụ thể nào nêu rõ định nghĩa "Công hàm" và "Công thư" không ? Nếu đã có, xin chỉ dẫn cụ thể.

      - Nếu công hàm hay công thư mà đều không ảnh hưởng đến chủ quyền VN, thì tại sao đang dùng công hàm (và vốn nó là công hàm) lại tự dưng gọi là công thư ? Lí do vì sao ?

      Mong bác giúp cho việc trên nhé.

      Xóa
    2. E rằng tôi khó liên lạc thêm gì vì đây cũng không phải người quen biết. Bác này đi ĐN tham dự hội nghị biển đảo. Lúc tôi gặp là đi chung với thằng em rể của tôi đang sống ở ĐN, cũng chỉ là bạn bè thường với nó. Khi ăn trưa nghe họ nói về hội nghị biển đảo ở ĐN và chuyện thằng Tàu mất dạy, thế là có chuyện nói.

      Thắc mắc 1 của Giao tôi thua. Thắc mắc 2 tôi nghĩ câu trả lời cũng dễ hiểu thôi. Không ảnh hưởng chủ quyền nhưng muốn các lập luận có uy tín thì ngôn từ phải chuẩn xác, nhất là khi liên quan đến luật pháp, pháp lý. Tức là họ nói lại cho đúng thế thôi. Từ "công hàm" không ảnh hưởng chủ quyền nhưng nếu cách gọi đó là sai thì cũng nên sứa lại cho đúng.

      Xóa
  33. Ông luật sư của bạn vovinam2k7 xạo ke, công hàm là dịch từ khái niệm "diplomatic note" mà ra, đó là khái niệm quốc tế, đâu phải Trung Quốc muốn tùy tiện gọi sao cũng được. "Diplomatic note" hiểu theo nghĩa đen là các văn kiện ngoại giao chính thức nhằm giải quyết các công việc liên quan đến quan hệ giữa hai nước. Ngoài ra văn bản ngoại giao còn các loại hình khác như: tối hậu thư (ultimatum), bị vong lục (memorandum), sách trắng (white book), thư ngỏ (open letter), giác thư (diplomatic memorandum), hiệp định (agreement), hiệp ước (treaty), công ước (convention), nghị định thư (protocol), tuyên cáo lập trường (position paper). Tôi hoàn toàn không thấy có bất cứ văn kiện nào được gọi là công thư. Nếu coi công hàm Phạm Văn Đồng không phải là công hàm thì nó phải thuộc vào một trong các loại còn lại, song xét theo nội dung thì nó không thuộc bất cứ loại nào. Tóm lại công thư là khái niệm Việt Nam tự chế ra để làm giảm nhẹ tính chính thống của công hàm Phạm Văn Đồng.

    Nếu gọi văn bản thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Trung Quốc là lá thư thì còn bậy bạ hơn nữa, vì trong ngoại giao không có khái niệm lá thư, gọi nó là lá thư tức là một văn bản trao đổi riêng giữa hai người không liên quan đến quan hệ giữa hai nước. Trong khi văn bản đó nêu rõ là chính phủ Việt Nam ghi nhận và tán thành tuyên bố về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, thủ tướng Phạm Văn Đồng là người đại diện ký tên. Đó là một cách lén lút phủ nhận giá trị ngoại giao của công hàm Phạm Văn Đồng, một trò vặt của đám học trò, tưởng là hay nhưng lại chỉ bày ra sự dốt nát của mình, khiến cho người ta càng thêm khinh rẻ mình.

    Xét về bản chất của công hàm Phạm Văn Đồng thì chúng ta còn cảm thấy phải kính phục chính phủ Việt Nam hồi đó, mặc dù đất nước trong tình cảnh bị chia cắt, chiến tranh và lại chịu ảnh hưởng của các nước lớn, nhưng họ vẫn rất khôn khéo và tỉnh táo trong vấn đề chủ quyền quốc gia. Công hàm Phạm Văn Đồng chỉ thừa nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc chứ không đề cập tới HS và TS. Nếu Trung Quốc lấy việc xuyên tạc cái công hàm đó làm lý lẽ thì họ sẽ chỉ làm trò cười cho thiên hạ.

    Đám báo chí lá cải với các chuyên gia wiki, giáo sư google đang vào hùa với luận điểm của đám phục quốc VNCH một phần vì dốt nát đã đành, một phần không nhỏ là để kiếm lợi. Những kẻ âm mưu phục quốc VNCH dùng công hàm Phạm Văn Đồng để chụp mũ bán nước cho chính quyền Việt Nam, kích động tinh thần dân tộc cực đoan và nuôi hy vọng nhờ quan thầy Mỹ làm cách mạng màu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khôn khéo và tỉnh táo mà 56 năm rồi vẫn chưa hóa giải nổi cái tờ giấy có mấy chục chữ!!!

      Hay khôn khéo và tỉnh táo ở chỗ các ông hồi ấy giờ về trời vui thú điền viên hết rồi kệ mẹ đám con cháu với lũ Tàu Khựa hahaha?

      Ông Đồng bây giờ còn được đặt tên cho con đường vành đai hiện đại nhất VN ở SG nữa chớ!!!

      Xóa
    2. Nếu là trước kia tôi và bác Cu Nỡm rất đồng quan điểm về chuyện này. Nhưng sau khi nghe lão kia giảng giải chi li về luật tôi cũng phân vân. Nhưng đấy là khác biệt học thuật thôi không liên quan gì đến tính pháp lý về chủ quyền ở HS-TS. Cũng chả quan trọng.

      Xóa
    3. Thằng hehe này bị gì vậy. Công hàm Phạm văn Đồng có gì mà phải hóa giải? TQ tuyên truyền sai về nó thì các bác lãnh đạo giải thích lại cho đúng về công hàm này. TQ nói lung tung vì chúng nó đã xác định không ra tòa, nếu ra tòa án QT đưa công hàm ra làm 'vật chứng' không bị cười vào mặt mới lạ. Đã có 1 ai trên thế giới này ngoài TQ và chó ba que bảo công hàm này chứng minh chủ quyền TQ không mà bảo phải hóa giải, hóa giải cái giống gì? Bị gì vậy?

      Cụ Phạm văn Đồng được đặt tên đường như thế là xứng danh. Cụ có thể xem là anh hùng dân tộc có công lớn, là trụ cột của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Không là Trần Hưng Đạo thì cũng là Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư. Không là Lê Lợi thì cũng là Nguyễn Trãi. Không là Quang Trung thì cũng là Ngô Thì Nhậm. Bố của hehe muốn luồn trôn cho con cháu cụ Đồng e rằng cũng không xứng đáng. Khi mở mồm phê phán 1 anh hùng có công chống ngoại xâm giành độc lập cho nước cho dân như cụ Đồng thì hãy xem lại mình và gia đình, thân phận mình, xem mình là ai cái đã. Đừng làm trò cười.

      Xóa
    4. Nhắn với Cu Nỡm: Cảm ơn Cu Nỡm đã xem lại và giới thiệu các loại văn thư dùng trong ngành ngoại giao (chung cho toàn thế giới). Vậy là so với 1 tháng trước, Cu Nỡm đã có tiến triển rồi đấy.

      1 tháng trước là ở đây nhé: http://giaovn.blogspot.com/2014/05/cong-thu-la-cai-gi-ang-va-chinh-phu-hai.html#comment-form

      Xóa
    5. Võ sư: "Nếu là trước kia tôi và bác Cu Nỡm rất đồng quan điểm về chuyện này. Nhưng sau khi nghe lão kia giảng giải chi li về luật tôi cũng phân vân. Nhưng đấy là khác biệt học thuật thôi không liên quan gì đến tính pháp lý về chủ quyền ở HS-TS. Cũng chả quan trọng."

      >>>

      Tranh luận về giá trị pháp lí của công hàm, về luật pháp quốc tế thì học thuật là cái quyết định, chứ những cái khác thì liên can gì.

      Đúng là cái ngu thì không biết đâu là giới hạn.

      Hóa ra các vị vô đây là để thể hiện quan điểm chính trị, rằng ta chính nghĩa ngời ngời, còn địch tay sai bán nước, chớ biển đảo, chủ quyền lãnh thổ các vị quan tâm cặc hehe.

      Xóa
    6. Lập luận của các vị: Xét về câu chữ, công hàm không một từ nhắc đến HS, TS do đó công hàm không liên quan đến HS, TS, không công nhận chủ quyền của TQ đối với HS, TS.

      Thế cũng xét về câu chữ, các vị làm ơn tách dùm tuyên bố của TQ ra khỏi công hàm cái:

      "Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc."

      Ở đây các vị hát cho nhau nghe thế thôi, chứ nếu ra tòa quốc tế (nếu các vị dám ra tòa), các vị mần răng?

      Các vị nhớ dùm, TQ không chỉ có bằng chứng là cái công hàm, mà còn một đống bằng chứng khác nữa. Các vị biết rõ đó là những bằng chứng nào rồi, không cần tôi trưng dẫn?

      Xóa
    7. Tôi chưa bao giờ nói, công hàm công nhận chủ quyền của TQ đối với HS, TS hay công hàm từ bỏ chủ quyền của VN đối với HS, TS.

      Tôi chỉ nói, và có thể cũng là lập luận của phía TQ, công hàm là bằng chứng VN từ lâu đã xem HS, TS là của TQ.

      Tất nhiên, việc công hàm là bằng chứng VN từ lâu đã coi TS, TS là của TQ với việc TQ dùng công hàm để đòi chủ quyền HS, TS là hai việc khác nhau.

      Luật quốc tế giải quyết tranh chấp này thế nào, tôi không phải chuyên gia (hoặc chỉ là chuyen gia wiki) nên không thể chắc được. Nhưng có một điều chắc chắn, công hàm đã mặc nhiên xem HS-TS là của TQ.

      Tất nhiên đằng sau cái "mặc nhiên xem HS-TS là của TQ" là cái gì lại là chuyện khác.

      Xóa
    8. Vị võ sư vovinam, sau khi bị vị chuyên gia về luật pháp quốc tế thứ thiệt (chứ không phải chuyên gia wiki hay giáo sư google) tấn công và dồn vào thế bí, đã lộ ra là một chuyên gia hóng hớt.

      Rất may là cả hai vị đều có cùng quan điẻm chính trị ta chính nghĩa địch bán nước nên "chả có gì quan trọng" hehe.

      Xóa
  34. Đặt vấn đề: nếu trên bình diện cấp nhà nước CHXHCN VN công nhận VNCH thật là 1 quốc gia & như vậy thừa nhận trên lãnh thổ VN 1954-1975 có 2 quôc gia thì như thế gây hại vì củng cố lập luận của TQ rằng VNDCH và CHMNVN "xâm lược" 1 quốc gia & như vậy việc kiểm soát của GP miền Nam trên Trường sa là xâm lược cũng như tuyên bố của CHXHCN VN chủ quyền "Ts-hs" là "xâm phạm" lãnh thổ VNCH trong khi đó VNCH chí ÍT không cấu thành quốc gia đối với quan điểm TQ (vì ko được TQ &khối XHCN công nhân)nên lãnh thổ "hs-ts" mầ CHXHCN VN tuyên bô và kiểm soát là lãnh thỗ chiếm đoạt chứ ko phải kế thừa (VÌ ko được VNCH bàn giao lãnh thổ).Ngược lại thay vì dùng VNCH là 1 quốc gia (hay thực thể) "ngay" mà chỉ nên "ngầm hiểu" những tuyên bố của VNCH chỉ có giá trị dùng trong tranh biện với TQ tại tòa án với lập luận rằng các sự vụ giữa VNDCH&VNCH lầ sự vụ của 1 quốc gia VN thống nhất (chứ ko phải chiến tranh giữa 2 quốc gia)như vậy sẽ xóa bỏ lập luận của TQ trên và vì vậy việc "TS-HS" nằm trong sự vụ của 1 quốc gia VN. Thay vì tô điểm việc chính thể nào mới đại diện cho 1 quốc gia VN thống nhất thì nên làm rõ "việc Pháp công nhận trao ts-hs cho 1 VN (cho dù trao cho VNCH)chứ ko phải trao cho 1 quốc gia miền nam VN" như vây pháp đã ghi nhận cả lãnh thổ VN về mặt địa lý bao gồm TS-HS mà theo "nguyên tắc lãnh thổ thuộc địa ko bị chia cắt" thì chủ quyền của VN được thắng lý ngay tại tại "biện luận Pháp trao TS-HS cho VN" và chủ quyền của CHXHCN VN (với tư cách kế thừa của 1 quốc gia VN thống nhất)đã được hinh thành tại thời điểm Pháp trao mà không cần biết chính thể nào VN 1954-1975 có những hành vi tiếp nối chủ quyền đó hay ko cũng như hành vi gây "estoppel".Tóm lại trước khi TQ chịu phân xử tòa àn về "chủ quyền hoàng sa- Ts" thì ko nên để VNCH có 1 tư cách 1 quốc gia nào hết vì như vậy gây rắc rối cho lập luận của VN và làm lợi cho TQ tuy nhiên "có thể sử dụng các hành vi của VNCH" nếu có 1 phiên tranh tụng như vậy mới xóa bỏ các khúc mắc ngay tại tòa án & có được bản án có lợi. Tuy nhiên rõ ràng TQ ko bao giờ chịu ngồi phân xử nên trên thực địa cứ làm những gì ta có khả năng trước đã như khoan dầu,tuần tra khi có cơ hội hãy tranh luận tại 1 tòa án!

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.