Thay đổi lớn lao đã diễn ra. Cách đây 40 năm người ta ra sức phá cái lễ hội này. Phỉ báng và bêu xấu bằng nhiều cách. Bây giờ, thì vinh danh để trở thành "di sản văn hóa phi vật thể quốc gia".
“Nghi lễ Chầu văn của người Việt” và “Lễ hội Phủ Dầy” được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. |
Rước bằng chứng nhận về Đền |
Theo dòng thời gian.
1. Tháng 9 năm 2013:
Lễ hội Phủ Dầy trở thành di sản văn hóa quốc gia
Thứ Năm, 12/09/2013 09:42
(Thethaovanhoa.vn) - Theo thông tin từ bộ VH, TT&DL, kể từ ngày 10/9, lễ hội Phủ Dầy (Vụ Bản, Nam Định) đã được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia đợt 3, cùng với các trường hợp của lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), lễ hội Nghinh Ông (Cần Giờ, TP.HCM), hát bả trạo (tỉnh Quảng Nam) và nghề dệt chiếu (tỉnh Đồng Tháp). Như vậy, VN đã có tổng số 40 di sản được xếp hạng trong danh mục này.
Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức hàng năm vào tháng 3 Âm lịch và được coi là lễ hội chính yếu, long trọng nhất trong hàng trăm lễ hội liên quan tới tục thờ Mẫu tại miền Bắc. Trên thực tế, tục thờ Mẫu (gắn liền với hình thức hầu đồng và diễn xướng hát chầu văn) đang bắt đầu được nhìn nhận và đánh giá khách quan trong những năm qua, cho dù từng có một thời gian dài bị hạn chế vì những biến tướng liên quan tới mê tín dị đoan.
Cúc Đường
Công nhận Lễ hội Phủ Dầy là Di sản văn hóa quốc gia
Thứ bảy, 23/11/2013 - 06:11 PM (GMT+7)
Trong 2 ngày 22 và 23/11, tại Nam Định, “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” và “Lễ hội Phủ Dầy” đón nhận Bằng chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Tới dự có các đồng chí: Phạm Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Nam Định; Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ VH-TT và DL; lãnh đạo các đơn vị Bộ VH-TT và DL và tỉnh Nam Định; Ủy ban UNESCO Việt Nam; Trung ương Hội Di sản Văn hóa Việt Nam…
Nam Định là vùng đất kết tinh, hội tụ và lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa; đồng thời là trung tâm tín ngưỡng thờ Thánh Cha và Thánh Mẫu. Toàn tỉnh hiện có gần 4.000 di tích và hàng trăm lễ hội truyền thống; có 1 di tích đặc biệt cấp quốc gia đền Trần – chùa Tháp và 312 di tích đã được Nhà nước xếp hạng.
|
Tỉnh Nam Định đón nhận Bằng chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” và “Lễ hội Phủ Dầy” là cơ sở pháp lý, khoa học khẳng định việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, và còn là dịp để tôn vinh, quảng bá, tuyên truyền di sản, đẩy mạnh phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định.
Với giá trị di sản văn hóa đặc sắc đó, hai di sản văn hóa phi vật thể “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” và “Lễ hội Phủ Dầy” đã được Bộ VH-TT và DL đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đồng thời, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ VH-TT và DL đã có văn bản đồng ý đề nghị của tỉnh Nam Định được chủ trì phối hợp với các địa phương có di sản tiến hành xây dựng hồ sơ khoa học “Nghi lễ Chầu văn của người Việt tại Nam Định” trình UNESCO xem xét, công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại trong thời gian tới
|
P.H |
Anh Giao mà có (loạt) bài về các "tàn dư phong kiến" đình chùa miếu mạo bị "dọn dẹp" của miền Bắc thời 1954-1975 thì hay quá.
Trả lờiXóaDần dần thì mình sẽ đi nhé.
Xóa