Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

12/10/2013

Chiến công đầu tại Thái Nguyên năm 1945 : Tình cảm cá nhân của anh Văn đã chinh phục Thomas

Allison Thomas  đang hướng dẫn ném lựu đạn cho những chiến sĩ Việt Minh (Việt Bắc,  tháng 8 năm 1945)
805282009154738
Lãnh đạo Việt Minh và đội Con Nai của Mĩ, sau huấn luyện và trước khi rời Tân Trào xuống Thái Nguyên
Thomas là người đứng ở giữa Hồ Chí Minh Võ Nguyên Giáp 
Lúc đó, cụ Hồ rất ốm do sốt rét và kiết lị, tưởng không qua khỏi, may có được y tá và thuốc kí-ninh của OSS

(ảnh của OSS, tức của chính đội Con Nai, nay thấy nhiều trên mạng - chẳng hạn Tuổi trẻ 2007)


Như đã viết ở một entry trước, việc giải phóng Thái Nguyên trước ngày 23 tháng 8 năm 1945 có vị trí then chốt quyết định sự thành công của Cách mạng Tháng Tám. Người Mĩ, mà trực tiếp là đội Con Nai với người chỉ huy là Thomas, đã chiến đấu bên cạnh Việt Minh, mang đến thắng lợi đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng. Danh tiếng anh Văn bắt đầu được biết đến từ thắng lợi ở Thái Nguyên.

Chắc chắn rằng, nếu không có Thomas, với sự nhiệt tình giúp Việt Minh (thậm chí là chống lệnh cấp trên đang đóng ở Côn Minh - Trung Quốc, để giúp Việt Minh), thì Việt Minh khó lòng giải phóng được Thái Nguyên. Cách mạng tháng Tám sẽ chưa biết kết quả ra sao, hoặc không thành hiện thực, hoặc phải đổ máu thêm nhiều năm tháng nữa.


Các sử gia đều đánh giá rất cao chiến thắng ở Thái Nguyên tháng 8 năm đó. Có người còn cho rằng, đó là trận chiến quan trọng hàng đầu trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Bản thân Hồ Chí Minh đã đặt tên cho lực lượng Việt - Mĩ ở chiến khu lúc đó là "Bộ đội Việt - Mĩ".

Trước khi lên đường xuống Thái Nguyên, bộ đội Việt - Mĩ chụp vài tấm ảnh kỉ niệm. Ba trong những số đó, là các ảnh thấy trong entry này.

1. Cũng đã nói ở một entry trước, đóng góp của Thomas trong chiến thắng Thái Nguyên đã được Trần Dân Tiên viết trong bản thảo đầu tiên hoàn thành năm 1948, tuy chỉ ghi là "một người Mĩ". Một cách ghi ẩn danh như vậy, cũng không hề gì. Bây giờ, chúng ta có thể khôi phục cái tên ấy.

Thế nhưng, có lẽ do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến ấn bản năm 1955, Trần Dân Tiên đã sửa chữa bản thảo năm 1948, xóa đi đoạn "một người Mĩ". Và do đó, nếu chỉ đọc bản tiếng Việt năm 1955, người ta sẽ hiểu toàn bộ công lao trong chiến thắng Thái Nguyên đều thuộc về Việt Minh, mà người phụ trách là "đồng chí Võ Nguyên Giáp".


Bộ đội Việt - Mĩ chuẩn bị lên đường từ Tân Trào xuống Thái Nguyên


2. Vào năm 1995, tại Hà Nội, đã có cuộc gặp mặt sau cả nửa thế kỉ của các cụ Việt Minh (đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp) với các cụ OSS (trong đó, có các cụ của Con Nai). Một cuộc gặp gỡ tương tự như vậy, tại nước Mĩ, vào năm 1997, hình như có sự tham gia tháp tùng của ông Dương Trung Quốc (ở trên mạng, tạm thời đọc ở đây).

3. Quan hệ Việt - Mĩ đang trở lại, và cái mốc son đầu tiên được đánh dấu lại chính là những cuộc tiếp xúc đầu tiên của Hồ Chí Minh với OSS tại Côn Minh. Rồi sau đó là sự hợp tác của OSS với Việt Minh trong núi rừng Việt Bắc. 

4. Lúc đó, thật ra OSS cũng chưa hẳn tin Việt Minh lắm, vì nhiều lãnh đạo của họ còn sợ máu Cộng sản của Việt Minh. Trong đoàn quân của Con Nai tiến về Thái Nguyên năm đó, cũng có một số người không tham gia giao chiến, họ muốn đứng ngoài, mặc kệ Thomas đang hợp tác chặt chẽ với Võ Nguyên Giáp.

Qua nhật kí và hồi kí của Thomas, có thể hiểu rằng, chính nhân cách và tình cảm cá nhân của anh Văn đã chinh phục Thomas. Thomas có viết rằng:

"Chuyện đi bộ xuyên qua những vùng đồi núi là khoảng thời gian tôi gần gũi nhất với Võ Nguyên Giáp. Lúc đó, tôi khoảng ba mươi tuổi, và ông có lẽ chỉ lớn hơn tôi ba tuổi. Có lúc ông kể cho tôi nghe rằng vợ và chị dâu của ông đã chết trong nhà tù của Pháp.... Ông luôn biết kiềm chế bản thân, và rõ ràng là rất thông minh và có giáo dục. Quân lính của ông tôn thờ ông. Tôi rất mến ông".

Như vậy, nếu năm nay mà còn sống, Thomas đã vào tuổi 100 (kém anh Văn khoảng 3 tuổi).

---



Bổ sung 1 (12/10/2013): Cái ảnh số 2 ở trên vốn còn có một số nhân vật bị khuất. Xem những cái ảnh dưới thì thấy họ.
Ho Chi Minh & Company
Nguồn


OSS Deer Team members pose with Việt Minh leaders Hồ Chí Minh and Vo Nguyen Giap during training at Tan Trao in August 1945. Deer Team members standing, l to r, are Rene Defourneaux, (Hồ), Allison Thomas, (Giap), Henry Prunier and Paul Hoagland, far right. Kneeling, left, are Lawrence Vogt and Aaron Squires. (Rene Defourneaux)


Bổ sung 2 (13/10/2013): Thêm một cái ảnh ngồi nữa, để thấy bộ đội Việt - Mĩ đang cùng nhau hút thuốc lá (không rõ anh Văn cầm vật gì, không phải động tác của người đang hút thuốc).




---

Những entry liên quan đã đi trên blog này:

2 nhận xét:

  1. Giao ơi, thêm một số hình ảnh Đội con nai với Việt Minh cho gia tài thêm đồ sộ:
    http://tranhung09.blogspot.no/2013/10/the-oss-deer-team-with-viet-minh.html#more

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bác Cạo ! Em sẽ sử dụng một cái gì đó từ chỗ bác mới sưu tầm thêm khi cần nhé !

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.