Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

01/07/2013

Những trùng hợp không dễ giải thích về ngày tháng trong lịch sử : 1 - Đều là ngày 2 tháng 9

Trước đây, có một thời gian dài, chúng ta được biết ngày 3 tháng 9 năm 1969 là ngày mất của Hồ Chủ tịch. Nhưng rồi, sau những cải chính chính thức, sự thực đã được công khai: ngày mất của Hồ Chủ tịch đúng là mùng 2 tháng 9, trùng với ngày Quốc khánh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.


1. Chẳng hạn, tư liệu chính thức của phía Việt Nam (phải trích đoạn dài để khỏi làm sai ý của người viết):

"Là người được ở trong Phủ Chủ tịch để làm nhiệm vụ liên lạc giữa tổ bác sĩ với Đại sứ quán trong những ngày cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Viên Khang Anh nhớ rất rõ diễn biến tình hình hình sức khỏe của Người. Trong cuốn nhật ký cho chúng tôi xem, ông viết đầy xúc động: “Trung ương Đảng Việt Nam đã gửi gắm sự tin tưởng vào tổ bác sĩ Trung Quốc trong việc chữa bệnh cho Hồ Chủ tịch, nhưng mỗi phương án điều trị của tổ bác sĩ, mỗi loại thuốc sử dụng đều được xin ý kiến Bộ Chính trị Việt Nam. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của thủ tướng Chu Ấn Lai và sự phối hợp chặt chẽ của phía Việt Nam, trong hai ngày 24 và 25 tháng 8, Trung Quốc đã cử hai tổ bác sĩ đem theo thuốc men và dụng cụ cấp cứu, đáp chuyên cơ đến Hà Nội, cùng với tổ bác sĩ có mặt ở đó từ trước ngày đêm thay nhau túc trực, tìm tòi và áp dụng một loạt biện pháp điều trị và cấp cứu. Mặc dù đã được các thày thuốc sử dụng mọi biện pháp cấp cứu nhưng bệnh tình của Hồ Chủ tịch vẫn chuyển biến rất chậm. Ngày hôm sau (tức 2 tháng 9), thủ tướng Chu Ấn Lai cử tổ y tế thứ ba sang nhưng không kịp. Lúc 9 giờ 47 phút, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại và kính yêu nhất của nhân dân Việt Nam, người bạn thân thiết nhất của nhân dân Trung Quốc đã vĩnh biệt chúng ta”"

2. Còn phía Trung Quốc, thì tư liệu từ các chuyên gia thì là (cũng phải chép đoạn dài):
"Vào trung tuần tháng 8 năm đó, Hồ Chí Minh ra ngoài đi thị sát đột nhiên bị cảm, dẫn đến viêm phế quản cấp, từng bị choáng mất một lúc. Cả bệnh tim và bệnh mạch máu não cùng phát, tiếp đến viêm phế quản chuyển thành viêm phổi cấp.
Bắt đầu từ ngày 25 tháng 8, Bắc Kinh điều sang thêm liên tiếp 2 tốp chuyên gia và đội chăm sóc y tế Đông, Tây y…, mang theo các loại thuốc cấp cứu và dụng cụ đáp chuyên cơ tới Hà Nội. Các thầy thuốc Trung Quốc thay phiên túc trực ngày đêm bên giường bệnh Hồ Chí Minh, đã dùng một loạt các biện pháp trị liệu, nhưng đều không thấy có hiệu quả.
“Tôi còn nhớ rất rõ, trong những ngày tháng cuối cùng ấy, ông cụ tỏ ra rất yên lặng”. Trương Đức Duy nói, ông luôn ở trước giường Hồ Chí Minh, có lần Hồ Chí Minh bị hôn mê khi tỉnh lại, nhìn thấy  hộ lý Trung Quốc đứng bên giường còn yêu cầu các cô hát.  
Hai cô hộ lý liền khẽ hát bài hát “Ca ngợi xã hội chủ nghĩa” đã quen thuộc với mọi người.[3] Hồ Chí Minh nghe xong mỉm cười gật đầu, mãn nguyện chìm vào giấc ngủ.
Rạng sáng ngày 2 tháng 9, Hồ Chí Minh đã không còn tự chủ được hơi thở, tim ngừng đập hoàn toàn. Các bác sĩ Trung Quốc đã sử dụng mọi loại thiết bị, nhưng cuối cùng vẫn không thể hồi phục được nhịp tim cho ông cụ.
Ba tốp chuyên gia chăm sóc y tế do Chu Ân Lai lệnh điều thêm vào ngày hôm đó còn chưa kịp tới Hà Nội thì tử thần đã cướp đi mất sinh mạng của Hồ Chí Minh. Đồng hồ điểm đúng 9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9 năm 1969, Hồ Chí Minh đã không vượt qua nổi cái mốc 79 tuổi."

3. Gần đây, bà Dương Thu Hương có viết cuốn tiểu thuyết tiếng Việt là Đỉnh cao chói lọi ở bên Pháp - một tác phẩm quá đậm mùi chính trị, không còn mấy hương vị của văn chương. Không hiểu sao là một nhà văn mà bà lại ngớ ngẩn giải thích là ông cụ tự mình giật các ống truyền để tự mất ? 

Cái này hệt như là ông nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tả cảnh đi chụp X trong cuốn tiểu thuyết không thể gọi là tiểu thuyết Tuổi hai mươi yêu dấu.

Ông nhà văn chưa tự đi chụp hay dẫn người nhà đi chụp X nên chẳng biết mô tê thế nào, đành viết liều vậy. Còn bà nhà văn thì hình như chưa từng chứng kiến cảnh ai bị hôn mê sâu, sức để thở còn chả có, lấy đâu ra sức giật ống truyền. 

Tại sao văn học Việt Nam mấy chục năm qua cứ lẹt đẹt như vậy, là vì nhà văn của chúng ta thực ra là rất kém thực tế. Thế hệ Phạm Thị Hoài cũng không hơn được thế hệ đầu bao nhiêu.


Tháng 7 năm 2013,
Giao Blog

---

Chép lại các bình luận (chép ngày 28/3/2021)

"

14 nhận xét:

  1. Thế nên trong thơ, văn nhạc mới xuất hịên nhiều thứ khác hẳn, hay không có ngòai đời thực.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Văn học thì có thể viết truyện viễn tưởng hay giả tưởng, nhưng khi đó thì thể loại của nó đã được xác định rõ (viễn tưởng, giả tưởng,...).

      Xóa
    2. “Ca ngợi xã hội chủ nghĩa” chứ không phải "Người ơi người ở đừng về" hả bác!

      Xóa
    3. Há hà, cái này lại phải đợi một chút. Mình sẽ đề cập đến cái bài hát vào thời khắc đó vào dịp khác.

      Xóa
    4. Tạm một chút (xem bài theo đường link ở 1):

      Trong tâm trí của nữ y tá Vương Tinh Minh không bao giờ phai mờ hình ảnh những nụ cười của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc lâm chung, chị kể lại: “Căn phòng chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh rất đơn sơ, giản dị, diện tích không đầy 20m vuông, sàn lát gỗ, đồ đạc thật đơn giản. Bác sĩ Trương Hiếu, tổ trưởng tổ điều trị giới thiệu tôi với Hồ chủ tịch: “Chị này là Vương Tinh Minh, y tá trưởng bệnh viện Bắc Kinh”. Hồ Chủ tịch nhìn tôi, nhè nhẹ bắt tay tôi, mỉm cười nói: “Chào cháu! Cảm ơn cháu”. Nhìn nét mặt Người hòa nhã, hiền từ tôi vô cùng xúc động, bất giác tôi không kìm được những giọt nước mắt...Chiều hôm 31/8/1969, tinh thần của Người hơi có dấu hiệu chuyển biến tốt. Người ngỏ ý muốn nghe một bài hát Trung Quốc, mọi người đều đề nghị tôi hát. Tuy tôi hát không hay, nhưng lúc này để đáp ứng nguyện vọng của Hồ Chủ tịch, vì tình hữu nghị Trung-Việt tôi đã hát bài “Ra khơi phải nhờ người cầm lái vững” một bài hát rất phổ biến thời ấy. Hồ Chủ tịch đã lắng nghe và rất vui, trên nét mặt Người lại nở một nụ cười hiền từ. Người nhè nhẹ nắm lấy tay tôi, tặng tôi một bông hoa tươi tỏ ý cảm ơn. Đó là lần thứ ba tôi nhìn thấy Hồ Chủ tịch mỉm cười và đó cũng là nụ cười cuối cùng của Người”.

      Xóa
    5. Hồi mới ra em cũng có xem rồi, xem xong thì biết vậy thôi.

      Xóa
    6. http://www.youtube.com/watch?v=cPRysYUYMKM&list=PLGGWQJI_vgEvLwANg0smBhj2ZFOf9DO7q&index=7

      Xóa
  2. Cái này gọi là biên độ của trí tưởng tượng. Đỉnh cao chói lọi là một trí tượng tượng ở mức hoang tưởng âm mưu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chữ dùng của Cu Sứt hay: "trí tưởng tượng ở mức hoang tưởng âm mưu". Hay !

      Xóa
  3. Có một chi tiết không kém phần thú vị của Việt Nam Cộng Hòa: trong bản hiến pháp 1956, có đề ngày tổng thống sẽ mãn nhiệm vào 11h30 ngày 30.4.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hình như ghi là 12 giờ trưa cuối cùng của (ngày thuộc) tháng thứ sáu mươi kể từ ngày nhậm chức.

      Hình như không có chi tiết 11h30 của ngày cụ thể là 30 tháng 4, bác à.

      Nếu có, bác hãy cho tư liệu gốc, hay đường link nhé.

      Xóa
    2. http://vi.wikisource.org/wiki/Hi%E1%BA%BFn_ph%C3%A1p_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_H%C3%B2a_1956
      Bác xem điều số 96 (48x2?)của hiến pháp liên quan đến nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. Có những điều trùng hợp kỳ quặc?

      Xóa
    3. Cảm ơn bạn. Mình không tin dùng anh Wiki (chỉ dùng để tham khảo nhanh, hay đối chiếu ở mức tin cẩn thấp nhất). Vì vậy, hãy xem ở nguồn này nhé: http://luatkhoavietnam.com/documents/HIEN-PHAP-VIET-NAM-CONG-HOA-1956.pdf.

      Ở nguồn trên, đúng là có thấy "30/6/1961" ở điều số 96. Đại khái là: Nhiệm kỳ Tổng Thống bắt đầu từ ngày ban hành Hiến Pháp và chấm dứt ngày ba mươi tháng Tư năm một nghìn chín trăm sáu mươi mốt.

      Đúng là có thêm một sự trùng hợp nữa về ngày 30/4.

      Xóa
    4. Mình gõ nhầm, là 30/4/1961, mà không phải 30/6/1961.

      Xóa

"

14 nhận xét:

  1. Thế nên trong thơ, văn nhạc mới xuất hịên nhiều thứ khác hẳn, hay không có ngòai đời thực.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Văn học thì có thể viết truyện viễn tưởng hay giả tưởng, nhưng khi đó thì thể loại của nó đã được xác định rõ (viễn tưởng, giả tưởng,...).

      Xóa
    2. “Ca ngợi xã hội chủ nghĩa” chứ không phải "Người ơi người ở đừng về" hả bác!

      Xóa
    3. Há hà, cái này lại phải đợi một chút. Mình sẽ đề cập đến cái bài hát vào thời khắc đó vào dịp khác.

      Xóa
    4. Tạm một chút (xem bài theo đường link ở 1):

      Trong tâm trí của nữ y tá Vương Tinh Minh không bao giờ phai mờ hình ảnh những nụ cười của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc lâm chung, chị kể lại: “Căn phòng chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh rất đơn sơ, giản dị, diện tích không đầy 20m vuông, sàn lát gỗ, đồ đạc thật đơn giản. Bác sĩ Trương Hiếu, tổ trưởng tổ điều trị giới thiệu tôi với Hồ chủ tịch: “Chị này là Vương Tinh Minh, y tá trưởng bệnh viện Bắc Kinh”. Hồ Chủ tịch nhìn tôi, nhè nhẹ bắt tay tôi, mỉm cười nói: “Chào cháu! Cảm ơn cháu”. Nhìn nét mặt Người hòa nhã, hiền từ tôi vô cùng xúc động, bất giác tôi không kìm được những giọt nước mắt...Chiều hôm 31/8/1969, tinh thần của Người hơi có dấu hiệu chuyển biến tốt. Người ngỏ ý muốn nghe một bài hát Trung Quốc, mọi người đều đề nghị tôi hát. Tuy tôi hát không hay, nhưng lúc này để đáp ứng nguyện vọng của Hồ Chủ tịch, vì tình hữu nghị Trung-Việt tôi đã hát bài “Ra khơi phải nhờ người cầm lái vững” một bài hát rất phổ biến thời ấy. Hồ Chủ tịch đã lắng nghe và rất vui, trên nét mặt Người lại nở một nụ cười hiền từ. Người nhè nhẹ nắm lấy tay tôi, tặng tôi một bông hoa tươi tỏ ý cảm ơn. Đó là lần thứ ba tôi nhìn thấy Hồ Chủ tịch mỉm cười và đó cũng là nụ cười cuối cùng của Người”.

      Xóa
    5. Hồi mới ra em cũng có xem rồi, xem xong thì biết vậy thôi.

      Xóa
    6. http://www.youtube.com/watch?v=cPRysYUYMKM&list=PLGGWQJI_vgEvLwANg0smBhj2ZFOf9DO7q&index=7

      Xóa
  2. Cái này gọi là biên độ của trí tưởng tượng. Đỉnh cao chói lọi là một trí tượng tượng ở mức hoang tưởng âm mưu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chữ dùng của Cu Sứt hay: "trí tưởng tượng ở mức hoang tưởng âm mưu". Hay !

      Xóa
  3. Có một chi tiết không kém phần thú vị của Việt Nam Cộng Hòa: trong bản hiến pháp 1956, có đề ngày tổng thống sẽ mãn nhiệm vào 11h30 ngày 30.4.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hình như ghi là 12 giờ trưa cuối cùng của (ngày thuộc) tháng thứ sáu mươi kể từ ngày nhậm chức.

      Hình như không có chi tiết 11h30 của ngày cụ thể là 30 tháng 4, bác à.

      Nếu có, bác hãy cho tư liệu gốc, hay đường link nhé.

      Xóa
    2. http://vi.wikisource.org/wiki/Hi%E1%BA%BFn_ph%C3%A1p_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_H%C3%B2a_1956
      Bác xem điều số 96 (48x2?)của hiến pháp liên quan đến nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. Có những điều trùng hợp kỳ quặc?

      Xóa
    3. Cảm ơn bạn. Mình không tin dùng anh Wiki (chỉ dùng để tham khảo nhanh, hay đối chiếu ở mức tin cẩn thấp nhất). Vì vậy, hãy xem ở nguồn này nhé: http://luatkhoavietnam.com/documents/HIEN-PHAP-VIET-NAM-CONG-HOA-1956.pdf.

      Ở nguồn trên, đúng là có thấy "30/6/1961" ở điều số 96. Đại khái là: Nhiệm kỳ Tổng Thống bắt đầu từ ngày ban hành Hiến Pháp và chấm dứt ngày ba mươi tháng Tư năm một nghìn chín trăm sáu mươi mốt.

      Đúng là có thêm một sự trùng hợp nữa về ngày 30/4.

      Xóa
    4. Mình gõ nhầm, là 30/4/1961, mà không phải 30/6/1961.

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.