Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

22/03/2023

Ghi chú thêm về nhạc sĩ Hồng Đăng : sau ngày 21 tháng 3, báo chí đồng loạt ghi đúng "Phan Đăng Hồng"

Ngày 21 tháng 3, tức hôm qua, là ngày ra mắt cuốn sách Chân trời gọi nắng để kỉ niệm 1 năm ngày nhạc sĩ Hồng Đăng rời xa cõi tạm (21/3/2022 - 21/3/2023). Xem bản ghi chép nhanh về lễ ra mắt sách, trên Giao Blog, ở đây.

Về tang lễ của nhạc sĩ Hồng Đăng, có thể xem lại ở đây ở đây.

1. Đến trước ngày 21 tháng 3 năm 2023, trong vòng 1 năm (tính đúng từ 21/3/2022), báo chí đồng loạt ghi tên thật của nhạc sĩ là "Phan Hồng Đăng", tức là chỉ thêm họ Phan vào tên "Hồng Đăng".

Vài ví dụ cụ thể: 

- Bài của Bình Nguyên Trang đăng trên báo Nhân Dân điện tử vào ngày 23/4/2022 (ở đây), đã được lưu về Giao Blog ở đây. Bài này có đoạn:

"Nhạc sĩ Hồng Ðăng tên thật là Phan Hồng Ðăng, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1936 tại huyện Yên Thành (Nghệ An), nguyên Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Âm nhạc. "Cha đẻ" của những ca khúc nổi tiếng như "Hoa sữa", "Biển hát chiều nay", "Kỷ niệm thành phố tuổi thơ"... đã ra đi lúc 5 giờ 57 phút ngày 21/3/2022 tại Bệnh viện Hữu Nghị, để lại nhiều tiếc nuối trong lòng bạn bè, công chúng mến mộ."

- Bài của Hồ Quang Lợi  đăng trên báo Nhà báo và Công luận điện tử vào ngày 16/3/2023, đã được lưu về Giao Blog ở đây. Bài có đoạn:

"Hồng Đăng tên thật là Phan Hồng Đăng, sinh đúng vào ngày đầu năm 1936 tại xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Qua những lần tâm tình, được biết anh mê âm nhạc từ nhỏ. Lên 10 tuổi, cậu bé tiểu học Hồng Đăng hàng ngày đi bộ 10 cây số để đến nhà thầy giáo dạy nhạc, từng ao ước có được một chiếc đàn ghi ta… Từ làng quê nghèo này, anh ra đi, và năm 1950 trở thành học sinh kháng chiến ở liên khu IV. Năm 1954, anh theo đoàn quân về giải phóng Thủ đô."

Có rất nhiều, nhưng chỉ lấy ví dụ vậy thôi đã.

2. Sau ngày 21/3/2023, thì nhất loạt báo chi ghi đúng là "Phan Đăng Hồng".

Ví dụ cụ thể thì như sau, lấy riêng trường hợp tác giả Hồ Quang Lợi.

- Trong bài đã đăng trên báo Tổ Quốc điện từ vào ngày 22/3/2023 (ở đây), bản lưu trên Giao Blog ở đây, tác giả Hồ Quang Lợi có viết:

"Hồng Đăng tên thật Phan Đăng Hồng, sinh đúng vào ngày đầu năm 1936 tại xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Qua những lần tâm tình, được biết anh mê âm nhạc từ nhỏ. Lên 10 tuổi, cậu bé tiểu học Hồng Đăng hàng ngày đi bộ 10 cây số để đến nhà thầy giáo dạy nhạc, từng ao ước có được một chiếc đàn ghi ta…Từ làng quê nghèo này, anh ra đi, và năm 1950 trở thành học sinh kháng chiến ở liên khu IV. Năm 1954, anh theo đoàn quân về giải phóng Thủ đô. "

- Thế rồi, bản thân, bài viết cũ đăng trên Nhà báo và Công luận điện tử (đã nói ở trên), cũng đã được chữa lại như sau (rõ ràng là chữa sau ngày 21/3/2023; nhưng không biết có phải tác giả chủ động nhờ NB & CL chữa lại cho hay chính NB & CL tự động chữa):

"Hồng Đăng tên thật là Phan Đăng Hồng, sinh đúng vào ngày đầu năm 1936 tại xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Qua những lần tâm tình, được biết anh mê âm nhạc từ nhỏ. Lên 10 tuổi, cậu bé tiểu học Hồng Đăng hàng ngày đi bộ 10 cây số để đến nhà thầy giáo dạy nhạc, từng ao ước có được một chiếc đàn ghi ta…Từ làng quê nghèo này, anh ra đi, và năm 1950 trở thành học sinh kháng chiến ở liên khu IV. Năm 1954, anh theo đoàn quân về giải phóng Thủ đô."

Có thể so sánh với bản cũ ở đoạn trên.


3. Có mỗi một chữ "Hồng Đăng" và "Đăng Hồng", tức "Phan Hồng Đăng" và "Phan Đăng Hồng" ! Khác nhau có chút xíu ! Nhưng mà làm sao phải chú ý nhỉ.

Sẽ có lí giải tường tận ở một dịp khác.

Bây giờ, trước hết cứ đánh dấu vậy đã. Đại khái là so sánh trước 21/3/2023 và sau đó.


Tháng 3 năm 2023,

Giao Blog



---

CẬP NHẬT


1. Mục lục của cuôn sách:








"

“Chân trời gọi nắng” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành; người tập hợp bản thảo và thực hiện cuốn sách là bà Lê Anh Thuý – người vợ tận tụy của nhạc sĩ Hồng Đăng. Cuốn sách ra mắt dịp dỗ đầu ông là để tưởng nhớ ông, để thấy lại ông như lúc sinh thời. Tên sách lấy từ một câu hát của ông “Chân trời rất xanh gọi nắng xôn xao”.

“Chân trời gọi nắng” được chia làm 3 phần, trong đó ở phần một của cuốn sách làm sống lại và sống dậy một nhạc sĩ Hồng Đăng trong âm nhạc qua những ca khúc của ông sáng tác và những bài viết của ông về lĩnh vực và nghề nghiệp của mình. Phần này cùng bài ông viết về gia đình dòng tộc và gia đình riêng của mình, cho người biết hay cả chưa biết ông một hình dung con người Hồng Đăng trong đời và trong nghề.

Phần hai, bức chân dung đó được bổ sung sống động và chân thực bằng những bài viết của đồng nghiệp, bạn bè, các nhà báo về ông trong suốt sự nghiệp và khi ông nằm xuống, nhớ về ông, viết về ông, mọi người ghi lại những tình cảm đậm đà về Hồng Đăng. Và nói tới Hồng Đăng, thì phải nói tới tài xem tử vi đã nổi tiếng khắp nơi của ông. Xem tử vi đoán mệnh con người, đó là một vấn đề văn hóa, một bộ môn khoa học – ông khẳng định tại một kỳ họp của Ủy ban Quốc gia về Thập kỷ Quốc tế phát triển văn hóa. Phần ba, Hồng Đăng trong lòng người, câu chuyện đẹp về âm nhạc và hạnh phúc sẽ được kể mãi…

Một năm nhạc sĩ Hồng Đăng đã đi xa, nhưng lời ca tiếng nhạc ở những bài hát phổ biến quen thuộc của ông thì vẫn mãi mãi ngân nga trên các phương tiện thông tin và trong lòng người.

https://www.facebook.com/ngtuanbinh/posts/pfbid02ZAmRgRr72DaSzRMYimrJKvSHBXdZfaiBNjJXXE3YHxGhgrBjgsYnE4p1tmJcAdA6l

"


..

1 nhận xét:

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.