Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

16/10/2022

Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc - chuyên trang 17 ngoại ngữ, vẫn không có tiếng Việt

Đến cuối năm 2021, số lượng đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc là hơn 96 triệu. Đại khái, số lượng đảng viên của Trung Quốc gần bằng dân số Việt Nam ! Đại hội XX là đại hội đại biểu, nên chỉ có gần 3000 đảng viên được tham dự đại hội (trong đó đã 200 Ủy viên Trung ương - trong số 200 vị này thì đã có 25 vị thuộc Bộ Chính trị).

Đại hội XX được tiến hành trong 1 tuần, mà bắt đầu từ hôm nay (Chủ Nhật, ngày 16/10/2022). Các đại hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc đều có chuyên trang (sau này, bên Việt Nam cũng học tập ---- xem lại cụ thể ở đây).

1. Tư liệu cũ cho biết, 5 năm trước, năm 2017, ở Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chuyên trang của Đại hội có 14 ngoại ngữ. Có tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Thái,... Dĩ nhiên có tiếng Anh và tiếng Pháp. Nhưng không có tiếng Việt.

Năm 2017, xem cụ thể ở đây


Năm 2020, Việt Nam đã "học tập và làm theo", xem cụ thể ở đây


2. Lần này, năm 2022, ở Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chuyên trang của Đại hội có 17 ngoại ngữ. Tức là tăng 3 ngoại ngữ. Nhưng, vẫn chưa có tiếng Việt.

Đại khái như sau, hãy đếm, sẽ thấy 17 thứ tiếng, nhưng không có tiếng Việt:

Năm 2022


3. Nói đơn giản thì thế này: nhìn từ Trung Quốc, với nhãn quan của chính đảng ở Trung Quốc, hiện Việt Nam (đại diện là tiếng Việt) chưa có vị trí cao. Việt Nam chưa nằm trong top 17 nước mà Trung Quốc coi trọng.

Một ví dụ dễ hiểu, nhưng phải qua 5 năm mới có được.

Không biết sau 5 năm nữa thì như thế nào. Tức là đến đại hội XXI vào năm 2027. Lúc đó, về xu thế vẫn là thời kì của ông Tập Cận Bình - có thể ông sẽ tiếp tục cương vị hiện tại sau năm 2027 (đại hội XX thì đã rõ rồi, giới báo chí và học giả Nhật Bản đã bình luận ngay sau ngày khai mạc rằng, đây là đại hội của ông Tập Cận Bình).

Tháng 10 năm 2022,

Giao Blog




---

Chuyên trang Đại hội XX ở địa chỉ sauhttp://cpc.people.com.cn/20th/

中国共产党第二十次全国代表大会


---

CẬP NHẬT


18.



习近平举行仪式欢迎越共中央总书记访华

93.433 lượt xem 
31 thg 10, 2022

ANTV |Tin tức 24h mới nhất | Chiều 31-10, tại Đại Lễ đường Nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm chính thức Trung Quốc. Ngay sau khi kết thúc hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã xem các văn kiện được hai nước ký kết trong chuyến thăm này.

https://www.youtube.com/watch?v=E4yTBpKiIyg





Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng bí thư Tập Cận Bình | VOVTV
122.076 lượt xem 
1 thg 11, 2022

https://www.youtube.com/watch?v=-HCMYo2toXg


16.

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

CHÍNH TRỊThứ Ba, 01/11/2022 19:25:00 +07:00

(VTC News) - 

Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc về tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc - 1

Toàn cảnh hội đàm giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (phái đoàn bên phải) và Tổng bí thư Tập Cận Bình chiều 31/ 10. (Ảnh: TTXVN)

1. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 01 tháng 11 năm 2022.

Trong chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình; nhận Huân chương Hữu nghị của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thay mặt Đảng, Chính phủ Trung Quốc trao tặng; hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Lật Chiến Thư, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Uông Dương. Tại các cuộc hội đàm, hội kiến, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; đi sâu trao đổi ý kiến và đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng về quan hệ hai Đảng, hai nước Việt - Trung và tình hình quốc tế, khu vực hiện nay.

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc - 2

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

2. Phía Trung Quốc đã thông báo cho phía Việt Nam những kết quả chủ yếu về Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phía Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc thành công tốt đẹp, đánh giá cao những thành quả chiến lược to lớn mà Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân đã đoàn kết, dẫn dắt nhân dân Trung Quốc đạt được trong quá trình kiên trì và phát triển chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy Trung Quốc hóa, thời đại hóa chủ nghĩa Mác, hoàn thành mục tiêu phấn đấu 100 năm thứ nhất, xây dựng thành công toàn diện xã hội khá giả, đánh thắng trận chiến công kiên thoát khỏi đói nghèo, không ngừng phát triển và hoàn thiện nền dân chủ nhân dân toàn quá trình, phát triển kinh tế và phòng chống dịch, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, là thực tiễn sinh động, kinh nghiệm quý báu cho các nước đang phát triển tham khảo.

Phía Việt Nam chúc và bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ tiếp tục mở rộng và làm phong phú con đường hiện đại hóa kiểu Trung Quốc, thúc đẩy mạnh mẽ công trình vĩ đại mới về xây dựng Đảng, hoàn thành đúng thời hạn các mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra, thực hiện thắng lợi mục tiêu phấn đấu 100 năm lần thứ hai, xây dựng Trung Quốc trở thành một cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa, tươi đẹp.

Phía Việt Nam thông báo cho phía Trung Quốc về những kết quả chủ yếu của Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam. Phía Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu to lớn, chưa từng có mà Việt Nam đã đạt được sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Đặc biệt, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả tích cực, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; kinh tế tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; kiểm soát thành công đại dịch COVID-19; đời sống mọi mặt của người dân không ngừng được cải thiện; vị thế quốc tế ngày càng nâng cao, thể hiện tiềm lực và tương lai tươi sáng của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam.

Phía Trung Quốc chúc và tin tưởng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhất định sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ to lớn mà Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra, sớm đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng hơn nữa đối với hòa bình, ổn định và phồn vinh ở khu vực và thế giới.

3. Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc vừa là láng giềng tốt, bạn bè tốt, núi sông liền một dải, vừa là đồng chí tốt, đối tác tốt cùng chung chí hướng, chia sẻ vận mệnh chung, cùng dốc sức vì nhân dân hạnh phúc, đất nước giàu mạnh và sự nghiệp cao cả hòa bình và phát triển của nhân loại.

Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc, Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đã dành cho nhau sự giúp đỡ quý báu và trong sáng. Trong thời kỳ đổi mới và cải cách mở cửa, hai bên đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm, hợp tác cùng có lợi, kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình mỗi nước, đạt được những thành tựu phát triển mang tính lịch sử. Hai bên nhất trí cho rằng tình hữu nghị truyền thống vừa là đồng chí, vừa là anh em do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo tiền bối đích thân gây dựng và dày công vun đắp là tài sản quý báu của nhân dân hai nước, cần tiếp tục được kế thừa tốt, bảo vệ tốt và phát huy tốt.

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc - 3

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.

Hướng tới tương lai, hai Đảng, hai nước cần kiên trì phương hướng tiến lên, thúc đẩy chủ nghĩa xã hội không ngừng phát triển, thể hiện ưu thế và tương lai tươi sáng của thể chế xã hội chủ nghĩa.

Hai bên nhấn mạnh, kiên định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, kiên trì đi theo con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm tình hình mỗi nước, cần tăng cường đoàn kết hợp tác, giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng làm sâu sắc nhận thức đối với quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản, quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội và quy luật phát triển của xã hội loài người; kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng Đảng và xây dựng chủ nghĩa xã hội của mỗi Đảng không ngừng phát triển, cùng nỗ lực vì sự nghiệp hòa bình, tiến bộ của nhân loại.

4. Hai bên đánh giá tình hình thế giới đang trải qua những biến đổi mang tính lịch sử, sâu sắc, khó lường, bước vào thời kỳ biến động mới. Hai Đảng, hai nước cần kiên trì thực hiện mục tiêu, lý tưởng và sứ mệnh vì hạnh phúc nhân dân, vì tiến bộ nhân loại; kiên trì nhìn nhận và phát triển quan hệ song phương trên tầm cao chiến lược và tầm nhìn dài hạn; kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển lâu dài, lành mạnh, ổn định trong thời đại mới.

Để làm được điều đó, hai bên cần tăng cường trao đổi chiến lược, tin cậy chính trị, kiên trì bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, nắm chắc phương hướng tiến lên đúng đắn của quan hệ Việt - Trung; đi sâu hợp tác cùng có lợi, thúc đẩy hài hòa lợi ích giữa hai nước, góp phần mang lại hạnh phúc và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; phát huy truyền thống hữu nghị, tăng cường giao lưu giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là kết nối gặp gỡ, gia tăng hiểu biết và gắn kết tình cảm giữa thế hệ trẻ; xử lý thỏa đáng bất đồng liên quan trên cơ sở hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, giữ gìn cục diện quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở khu vực, tạo môi trường bên ngoài tốt đẹp cho sự phát triển của hai nước; tăng cường phối hợp trên các vấn đề quốc tế, chung tay ứng phó với các thách thức mang tính khu vực và toàn cầu, đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, thúc đẩy cùng phát triển ở khu vực và trên thế giới.

5. Hai bên cho rằng, việc Lãnh đạo cao nhất của hai Đảng duy trì trao đổi thường xuyên, định hướng, dẫn dắt quan hệ Việt - Trung, có vai trò định hướng chiến lược quan trọng đối với sự phát triển của quan hệ hai Đảng, hai nước.

Hai bên nhất trí, tiếp tục duy trì và tăng cường truyền thống tốt đẹp giao lưu cấp cao giữa hai Đảng, hai nước thông qua các hình thức như thăm lẫn nhau, cử đặc phái viên, điện thoại đường dây nóng, trao đổi thư điện, gặp gỡ thường niên và tiếp xúc tại các diễn đàn đa phương, kịp thời trao đổi ý kiến về các vấn đề quan trọng trong quan hệ hai nước cũng như tình hình quốc tế, khu vực; định hướng và chỉ đạo tầm cao chiến lược đối với sự phát triển ổn định, lành mạnh của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc trong thời đại mới.

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc - 4

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Lật Chiến Thư. (Ảnh: TTXVN)

6. Hai bên cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc đảm đương sứ mệnh lãnh đạo trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tại mỗi nước, phát huy vai trò định hướng chính trị đối với quan hệ Việt - Trung. Trong tình hình mới, hai Đảng cần củng cố ưu thế hợp tác truyền thống, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, địa phương của hai Đảng, hai nước đi sâu giao lưu, hợp tác, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước và giữ cho quan hệ Việt - Trung tiến vững, tiến xa.

Hai bên nhất trí phát huy tốt vai trò chỉ đạo, điều phối tổng thể của cơ chế gặp gỡ cấp cao hai Đảng và vai trò điều phối, thúc đẩy của cơ quan đối ngoại hai Đảng, tiếp tục thực hiện tốt “Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2021 - 2025 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc”, “Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giai đoạn 2021 - 2025 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc”, tổ chức tốt Hội thảo lý luận giữa hai Đảng, tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các cơ quan tương ứng của hai Đảng ở Trung ương và tổ chức Đảng các địa phương, nhất là các tỉnh/khu biên giới, tiếp tục triển khai giao lưu, học hỏi lẫn nhau về lý luận và kinh nghiệm xây dựng Đảng, quản lý đất nước, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tích cực khuyến khích giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa Chính phủ, Quốc hội Việt Nam với Chính phủ, Nhân đại toàn quốc Trung Quốc và giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc.

Hai bên nhất trí phát huy tốt vai trò của cơ chế Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, quy hoạch tổng thể và thúc đẩy giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực như ngoại giao, quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật. Triển khai tốt Thỏa thuận về tăng cường hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao trong tình hình mới, duy trì tiếp xúc thường xuyên giữa Lãnh đạo hai Bộ và trao đổi giữa các Vụ/Cục tương ứng.

Hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột của quan hệ hai nước. Tiếp tục tăng cường tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước; triển khai giao lưu, hợp tác như hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, Đối thoại chiến lược quốc phòng, tuần tra liên hợp trên Vịnh Bắc Bộ giữa hải quân, đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng; làm sâu sắc hợp tác biên phòng, thúc đẩy tuần tra chung biên giới trên đất liền giữa lực lượng bảo vệ biên giới hai nước.

Tăng cường giao lưu cấp cao giữa cơ quan thực thi pháp luật hai nước, làm sâu sắc hợp tác về an ninh chính trị và thực thi pháp luật trên các lĩnh vực; điều phối, phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề an ninh đa phương. Phát huy tốt vai trò của các cơ chế như Hội nghị cấp Bộ trưởng về phòng chống tội phạm, Đối thoại an ninh chiến lược cấp Thứ trưởng, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực chống khủng bố, chống “diễn biến hòa bình”, “cách mạng màu”, tội phạm ma túy, chống lừa đảo trên mạng và viễn thông, đánh bạc qua biên giới, mua bán người, tội phạm sử dụng công nghệ cao, quản lý xuất nhập cảnh, truy bắt tội phạm truy nã… Thúc đẩy đàm phán, ký kết Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định hợp tác phòng chống tội phạm Việt Nam - Trung Quốc, Kế hoạch tổ chức cao điểm phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép giữa Bộ Công an Việt Nam với Cơ quan Quản lý di dân Trung Quốc. Hai bên nhất trí tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa hai nước nhằm tạo cơ sở pháp lý tăng cường hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực giữa Việt Nam và Trung Quốc. Làm sâu sắc hợp tác thực thi pháp luật trên biển giữa Cảnh sát biển hai nước, xử lý thỏa đáng các vụ việc phát sinh đột xuất trên biển, cùng nhau duy trì an ninh, ổn định trên biển.

7. Hai bên nhấn mạnh hai nước Việt Nam và Trung Quốc kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa với mục tiêu căn bản là mang lại sự phát triển phồn vinh và hạnh phúc cho nhân dân; cần phát huy ưu thế gần gũi về địa lý và bổ sung lẫn nhau về ngành nghề, tăng cường hợp tác thực chất, hiệu quả hơn nữa trên các lĩnh vực, đáp ứng tốt hơn lợi ích của nhân dân hai nước.

(1) Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển hai nước, đẩy nhanh trao đổi, ký kết Kế hoạch hợp tác giữa Chính phủ hai nước về thúc đẩy kết nối giữa Khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” với Sáng kiến “Vành đai và Con đường”, triển khai hợp tác năng lực sản xuất, hợp tác xây dựng kết cấu hạ tầng và kết nối giao thông, sớm hoàn thiện đánh giá Quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

(2) Hai bên cho rằng thương mại điện tử là lĩnh vực quan trọng trong hợp tác kinh tế - thương mại song phương, tiếp tục thực hiện tốt “Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác thương mại điện tử giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc”, phát huy vai trò của Nhóm Công tác hợp tác về thương mại điện tử, tăng cường trao đổi chính sách và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển thương mại điện tử qua biên giới, thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp về logistic, nghiên cứu thúc đẩy hợp tác giữa các ngân hàng, tổ chức chuyển mạch quốc gia hai nước về thanh toán điện tử, nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ để mở rộng các kênh thương mại, đầu tư mới thông qua thương mại điện tử. Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng tiêu thụ các sản phẩm đặc sắc, chất lượng cao của Việt Nam thông qua các hoạt động xúc tiến tiêu dùng bằng thương mại điện tử.

(3) Hai bên nhất trí áp dụng các biện pháp thiết thực nhằm giảm bớt vấn đề mất cân bằng thương mại giữa hai nước, thúc đẩy xuất nhập khẩu nhiều hơn nữa các sản phẩm nông sản, thực phẩm chất lượng cao của cả hai nước. Phía Trung Quốc sẽ tích cực thúc đẩy tiến trình mở cửa thị trường cho khoai lang, các loại hoa quả có múi, tổ yến và một số nông thủy sản của Việt Nam. Phía Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy tiến trình mở cửa thị trường cho sữa của Trung Quốc.

Hai bên cho rằng, bảo đảm phòng chống dịch chính là bảo đảm thông quan hàng hóa, nhất trí phát huy vai trò của Cơ chế liên hợp giải quyết ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới và hợp tác phòng chống dịch, duy trì hoạt động thương mại thông suốt tại các cửa khẩu với tiền đề bảo đảm công tác phòng chống dịch, nhằm bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hóa và tạo thuận lợi thông quan; tiếp tục tăng cường hợp tác phòng chống ma túy và buôn bán trái phép các loại động vật có nguy cơ tuyệt chủng, triển khai chương trình thực thi pháp luật liên hợp “Con rồng Mê Công”, bảo đảm thương mại song phương phát triển an toàn, lành mạnh, cân bằng, thuận lợi.  

Phía Trung Quốc ủng hộ các văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trùng Khánh và Hàng Châu phát huy vai trò tích cực trong hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước. Trung Quốc nhất trí ủng hộ Việt Nam thành lập các văn phòng xúc tiến thương mại khác tại Trung Quốc; hoan nghênh Việt Nam tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 5.

(4) Phía Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác đầu tư và kinh tế - thương mại. Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đủ điều kiện, đầu tư vào Việt Nam trên nguyên tắc thị trường và thương mại.

(5) Hai bên sẵn sàng triển khai tốt “Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác bảo đảm chuỗi cung ứng giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc”, thúc đẩy an toàn, ổn định chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng giữa hai nước.

(6) Nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa, nâng cao kim ngạch thương mại giữa hai nước, hai bên nhất trí thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác trong lĩnh vực vận tải hàng không, đường bộ và đường sắt; sớm trao đổi, đàm phán sửa đổi Hiệp định đường sắt biên giới Việt Nam - Trung Quốc ký năm 1992; ủng hộ doanh nghiệp đường sắt hai nước tăng cường hợp tác về nâng cao lượng vận chuyển hàng hóa Việt Nam quá cảnh qua Trung Quốc.

(7) Hai bên sẽ tiếp tục phát huy vai trò của Ủy ban liên hợp về hợp tác nông nghiệp Việt - Trung và Ủy ban liên hợp về hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ, tăng cường hợp tác thực chất trong các lĩnh vực như trồng trọt, chế biến nông sản, kiểm soát dịch bệnh tổng hợp các loại sâu bệnh, triển khai hợp tác thả giống và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ, làm sâu sắc hợp tác đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Hai bên nhất trí thúc đẩy sớm đàm phán ký kết Hiệp định mới về hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ; đạt nhất trí về Thỏa thuận tìm kiếm cứu nạn trên biển, Thỏa thuận thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển Việt Nam - Trung Quốc và đồng ý sớm tiến hành ký kết.

Tăng cường hợp tác chia sẻ số liệu khí tượng, thủy văn trên sông Hồng – sông Nguyên, Sông Kỳ Cùng - Tả Giang, sông Mê Công - Lan Thương và các dòng sông quốc tế nhằm bảo đảm nâng cao năng lực phòng ngừa hạn hán, lũ lụt. Đẩy mạnh hợp tác sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước cân bằng hợp lý trong cơ chế hợp tác Mê Công - Lan Thương, cùng nhau nâng cao trình độ sử dụng an toàn, hiệu quả, bền vững tài nguyên nước.

(8) Hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy đàm phán, tiến tới ký kết Hiệp định hợp tác y tế Việt - Trung, hợp tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về y sinh, dược phẩm phòng chống dịch Covid-19, thực thi tốt dự án hợp tác phòng chống dịch bệnh lây lan qua biên giới khu vực sông Mê Công - Lan Thương.

(9) Hai bên sẵn sàng phát huy tốt vai trò của các cơ chế Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền, Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc, tiếp tục thực hiện tốt các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; tăng cường quản lý an ninh trật tự khu vực biên giới, bảo đảm đồng bộ phòng chống dịch bệnh và tạo thuận lợi thông quan tại khu vực biên giới; tiếp tục đẩy mạnh mở cửa cửa khẩu/lối mở biên giới, thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng qua biên giới, trong đó tập trung trao đổi thống nhất phương án kết nối đoạn đường sắt giữa ga Lào Cai (Việt Nam) - ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc); giữ gìn trật tự tốt đẹp và thúc đẩy phát triển ở khu vực biên giới. Hai bên nhất trí thúc đẩy triển khai Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch Thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc), nỗ lực thúc đẩy sớm đưa vào vận hành thí điểm cho du khách hai nước, qua đó xây dựng mô hình kiểu mẫu về du lịch qua biên giới, du lịch xanh.

(10) Hai bên nhất trí tích cực tìm tòi giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực như phát triển xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, kinh tế số...; tạo thêm nhiều điểm tăng trưởng cho hợp tác Việt - Trung.

(11) Hai bên nhất trí tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban hỗn hợp hợp tác về khoa học và công nghệ giữa Việt Nam - Trung Quốc; tích cực thúc đẩy triển khai hợp tác khoa học và công nghệ, nghiên cứu chung và trình diễn công nghệ; thúc đẩy giao lưu trao đổi đoàn các cấp nhằm làm sâu sắc quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực nêu trên.

(12) Hai bên nhất trí tiếp tục tập trung bám sát thực hiện nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao và Sáng kiến Phát triển toàn cầu, tích cực nghiên cứu có thêm nhiều dự án hợp tác nhằm thúc đẩy kinh tế, làm lợi cho đời sống của nhân dân.

8. Hai bên nhất trí về việc tăng cường giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước, tăng cường triển khai giáo dục về tình hữu nghị Việt - Trung tới người dân, nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Hai bên nhất trí thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác văn hóa và du lịch Việt Nam - Trung Quốc, trên cơ sở phù hợp với chính sách phòng chống dịch của hai nước, thúc đẩy giao lưu trao đổi đoàn các cấp về văn hóa và du lịch, thúc đẩy ngành du lịch phục hồi và phát triển lành mạnh, tăng cường hợp tác về công nghiệp văn hóa. Phía Trung Quốc hoan nghênh, ủng hộ Việt Nam thành lập Trung tâm Văn hóa tại Trung Quốc; phía Việt Nam tích cực ủng hộ hoạt động của Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội.  

Hai bên nhất trí thực hiện tốt Hiệp định hợp tác giáo dục Việt Nam - Trung Quốc; khuyến khích cử lưu học sinh sang học tập ở mỗi nước. Phía Trung Quốc coi trọng việc lưu học sinh Việt Nam quay trở lại Trung Quốc học tập, hoan nghênh lưu học sinh Việt Nam có nguyện vọng đều có thể trở lại trường trên cơ sở làm tốt công tác phòng chống dịch; tuyên bố trong 05 năm tới cung cấp cho Việt Nam không dưới 1.000 suất học bổng Chính phủ Trung Quốc, và không dưới 1.000 suất học bổng dành cho giáo viên tiếng Trung Quốc; giúp đỡ Việt Nam bồi dưỡng nhân tài chất lượng cao và giáo viên tiếng Trung Quốc.

Hai bên tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giao lưu hữu nghị, giao lưu văn hóa như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt - Trung, Diễn đàn Nhân dân Việt - Trung, Liên hoan Nhân dân biên giới…, khuyến khích các địa phương hai nước, đặc biệt là các tỉnh (khu) giáp biên giao lưu hữu nghị và hợp tác cùng có lợi. Hai bên sẵn sàng tăng cường giao lưu báo chí, truyền thông và phóng viên hai nước thăm lẫn nhau, tăng cường tình hữu nghị Việt - Trung, tạo nền tảng xã hội và không khí dư luận tốt đẹp cho sự phát triển của quan hệ song phương.

9. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển; cho rằng kiểm soát thỏa đáng bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông vô cùng quan trọng; nhất trí xử lý ổn thỏa vấn đề trên biển, đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh lâu dài ở khu vực.

Hai bên nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng, hai nước và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, sử dụng hiệu quả cơ chế đàm phán biên giới cấp Chính phủ Việt Nam - Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương, đàm phán hữu nghị, tích cực bàn bạc về các biện pháp giải quyết mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường, chủ trương của mỗi bên; tìm kiếm giải pháp cơ bản lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được.

Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển và bàn bạc về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy hai việc trên sớm đạt tiến triển thực chất. Hai bên sẵn sàng tiếp tục tích cực triển khai hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển; tích cực trao đổi về đi sâu, mở rộng hợp tác trên biển tại Vịnh Bắc Bộ trên cơ sở đáp ứng lợi ích thiết thực của cả hai bên.

Hai bên đồng ý tiếp tục thúc đẩy thực hiện toàn diện, hiệu quả “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), trên cơ sở hiệp thương, nhất trí, sớm đạt được “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC) hiệu quả, có nội dung thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình và mở rộng tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và thúc đẩy hợp tác trên biển.

10. Phía Việt Nam tái khẳng định kiên trì chính sách “Một Trung Quốc”, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức và nhất quán ủng hộ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Việt Nam không phát triển quan hệ cấp Nhà nước nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ đánh giá cao lập trường của phía Việt Nam.

11. Hai bên cho rằng, cục diện thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, căng thẳng tại các điểm nóng gia tăng, thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đan xen, chủ nghĩa đa phương, toàn cầu hóa kinh tế, hòa bình và phát triển của thế giới đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Cộng đồng quốc tế cần cùng nhau nỗ lực, dốc sức vì hòa bình, hợp tác và phát triển, tiếp thêm tính ổn định và năng lượng tích cực cho thế giới.

Hai bên nhấn mạnh, phát triển là sự bảo đảm của an ninh, là then chốt để giải quyết các vấn đề khó, thực hiện hạnh phúc cho nhân dân. Phía Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tham gia Sáng kiến Phát triển toàn cầu, theo nội dung và cách thức phù hợp, nỗ lực cùng các bên góp phần thực hiện Chương trình phát triển bền vững 2030 của Liên hợp quốc. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các khuôn khổ quốc tế và khu vực như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Trung Quốc - ASEAN, Mê Công - Lan Thương; thực hiện tốt Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực, thúc đẩy các nước cùng phát triển. Phía Việt Nam ủng hộ Trung Quốc nộp đơn gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và có đóng góp vào việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Hai bên nhấn mạnh, an ninh là tiền đề của phát triển. Việt Nam ghi nhận tích cực Sáng kiến An ninh toàn cầu của Trung Quốc trên cơ sở mục tiêu, nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốc và các đối tác liên quan cùng duy trì hòa bình và an ninh lâu dài trên thế giới. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Liên hợp quốc, duy trì trao đổi và phối hợp chặt chẽ trong những vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Kiên trì thực hiện và đề cao chủ nghĩa đa phương, cùng bảo vệ công bằng, chính nghĩa quốc tế, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Hai bên chủ trương, các nước triển khai giao lưu và hợp tác trong vấn đề nhân quyền trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, thúc đẩy đối thoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền, không chính trị hóa vấn đề nhân quyền.

12. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; Bản ghi nhớ hợp tác hữu nghị giai đoạn 2022 - 2027 giữa Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị Đối ngoại nhân dân Trung Quốc; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư pháp nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Tư pháp nước CHND Trung Hoa; Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực sinh thái và môi trường giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Sinh thái và Môi trường nước CHND Trung Hoa; Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Thương mại nước CHND Trung Hoa về tăng cường hợp tác bảo đảm chuỗi cung ứng Việt – Trung; Kế hoạch hợp tác văn hóa và du lịch giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Văn hóa và Du lịch nước CHND Trung Hoa giai đoạn 2023 - 2027; Bản ghi nhớ giữa Tổng Cục Hải quan, Bộ Tài chính nước CHXHCN Việt Nam và Tổng Cục Hải quan nước CHND Trung Hoa về xây dựng lĩnh vực ưu tiên hợp tác; Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương nước CHXHCN Việt Nam và Tổng Cục Hải quan nước CHND Trung Hoa về an toàn thực phẩm trong thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc; Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chuối tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nước CHXHCN Việt Nam và Tổng Cục Hải quan nước CHND Trung Hoa; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Thành phố Hà Nội, Thủ đô nước CHXHCN Việt Nam và Thành phố Bắc Kinh, Thủ đô nước CHND Trung Hoa; Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương nước CHXHCN Việt Nam và Chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam nước CHND Trung Hoa về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - thương mại; Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực tài sản Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước giữa Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nước CHXHCN Việt Nam và Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản Nhà nước nước CHND Trung Hoa.

13. Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thành công tốt đẹp, góp phần tích cực trong việc phát huy tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc trong thời đại mới, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới. Hai Đảng và nhân dân hai nước rất vui mừng về những thành quả này.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc về sự đón tiếp trọng thị, thân tình và hữu nghị; trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sớm thăm lại Việt Nam. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình bày tỏ cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

VOV

https://vtc.vn/toan-van-tuyen-bo-chung-viet-nam-trung-quoc-ar710985.html



15.

Lê Hiệp

 

Sáng nay 30.10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội thăm chính thức nước CHND Trung Hoa, từ ngày 30.10 - 1.11.

Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng theo lời mời của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lên đường thăm chính thức Trung Quốc - ảnh 1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lên đường thăm chính thức Trung Quốc

TTXVN

Sáng nay, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước ra sân bay tiễn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn.

Tham gia đoàn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Trương Thị Mai, Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VIệt Nam Đỗ Văn Chiến, Chánh văn phòng T.Ư Đảng Lê Minh Hưng, Phó thủ tướng Lê Minh Khái và một số bộ trưởng, bí thư tỉnh ủy...

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lên đường thăm chính thức Trung Quốc - ảnh 2

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiễn Tổng bí thư và Đoàn đại biểu Việt Nam

TTXVN

Chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được tiến hành ngay sau khi kết thúc Đại hội lần thứ XX của Đảng cộng sản Trung Quốc, đây là sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng đối với cả Việt Nam và Trung Quốc, được dư luận hai nước và quốc tế quan tâm.

Current Time0:00
/
Duration3:25
Auto
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lên đường thăm chính thức Trung Quốc

Thời gian qua, về tổng thể, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc luôn duy trì xu thế ổn định và tích cực. Lãnh đạo hai bên đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng, góp phần đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới.

https://thanhnien.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-len-duong-tham-chinh-thuc-trung-quoc-post1516010.html?fbclid=IwAR2IiUNAUWuGHqJa5xCnP4Se6twyvjzw8q8-ZkbVm22YQtJG4z0bKIJHydI


14.



【解説】胡錦涛前国家主席 異例の“途中退席”のナゾ ANN中国総局 冨坂範明総局長【ABEMA NEWS】(2022年10月28日)


14.948 lượt xem 

28 thg 10, 2022


◆ABEMAで話題の記者解説を無料視聴▷https://abe.ma/3hbRaxx  ここからは記者解説のコーナーです。先日行われた中国共産党大会、最終日に胡錦涛前国家主席が途中退席する場面があり、様々な憶測を呼んでいます。いったい何があったんでしょうか?ANN中国総局の冨坂総局長に聞いていきます。冨坂さんよろしくお願いします。

https://www.youtube.com/watch?v=lbBfg5Klh3I



13.


【胡錦濤前主席“途中退席”】人事に不満か? 懸念深まる“習一強体制” 中国

308.536 lượt xem 
26 thg 10, 2022

中国共産党大会で極めて異例の出来事として世界を驚かせたのが、胡錦濤前国家主席が途中で退席する場面です。この退席の直前に壇上で起きたある場面を捉えていた映像が、さらなる波紋を広げています。    ◇ 22日、各国のメディアが、中国共産党大会の会場へ案内されるのを待っていました。 記者 「午前11時13分です。これから会場の中に入ります」 この日、メディアが案内されたのは、中国共産党幹部の選出が行われた直後でした。いち早く撮影を始めたメディアが捉えていたのが、中央に座る習近平国家主席の隣で、胡錦濤前国家主席と、当時、政権序列3位の栗戦書氏がなにやら言葉を交わしている映像です。 栗氏は胡氏の手元にあった白い文書に赤いカバーのようなものをかぶせ、なだめるように言葉をかけています。それでも胡氏が文書を見ようとしたのか、今度は栗氏が胡氏の文書を自分の手元に引き寄せ、渡さないようにしっかりと手で押さえました。 一方、胡氏と関係が深い李克強首相は、すぐ隣で起きている異変に一切反応せず、前をじっと見つめています。この時、事前の予想を覆す最高指導部からの引退が決まっていました。 対照的に、胡氏らのやりとりをじっと見つめる習主席。目線を後方に移すと、程なく男性スタッフがやってきました。習主席は自分の手元の文書を指さしながら、何か指示をしているように見えます。 その後、胡氏は習主席の手元の文書に手を伸ばしますが、習主席が素早く押さえつけ、阻止しました。 記者 「いま、胡錦濤氏が脇を支えられて席を立ちますね」 胡氏はスタッフに脇を抱えられ、不満げな表情を浮かべながら立たされます。 一連の騒動の発端になったとみられる文書。はっきりとは確認できませんが、幹部人事に関する資料だったのでしょうか。    ◇ 9年前、同じ会場で固い握手を交わし、権力を引き継いだ習氏と胡氏。今回の出来事は、その2人の間で起きました。 NNN中国総局 富田徹 「中国ではこうした政治イベントは全て根回しの上で行われる完全予定調和の世界なので、本当に異例の事態でした。この退場劇、中国SNSでは検索できなくなっていて、外に見せたいものではなかったことがわかります。ただ、当局から検閲されないツイッターなどでは、人事に怒った胡氏があの後の議案の採決で異議を申し立てるなど、何らかのアクションを起きそうとして退場させられたのでは、などの見方も出ています」 健康問題もささやかれていた胡氏の行動について、国営新華社通信は、「最近、静養中であったものの、党大会の閉幕に出席したいと強く主張していた」「体調が悪化したため退席した」と説明しています。さらに、最高指導部から外れた李克強首相と汪洋副首相を念頭に、「指導部の一部は自ら引退を申し出た」と報じました。 胡錦濤氏の流れをくむ幹部が一掃された場で起きた今回の出来事。異論を許さない習一強体制への懸念が深まっています。 (2022年10月26日放送「news every.」より) #中国 #中国共産党大会 #習近平国家主席 #胡錦濤前国家主席 #栗戦書氏 #日テレ #newsevery #ニュース ◇日本テレビ報道局のSNS Facebook https://www.facebook.com/ntvnews24 Instagram https://www.instagram.com/ntv_news24/... TikTok https://www.tiktok.com/@ntv.news Twitter https://twitter.com/news24ntv ◇【最新ニュースLIVE配信中】日テレNEWS HP https://news.ntv.co.jp


https://www.youtube.com/watch?v=rLtoc-nEe50



12. Ngày 26/10/2022


thì Thời báo Hoàn cầu TQ hôm 25/10 đã đăng bài bình luận chuyến đi này của ông NPT: Thể hiện tính chất đặc biệt và quan trọng của mối quan hệ TQ-VN.
Bài có tiêu đề:
"阮富仲将对中国进行正式访问,专家:显示中越两国关系特殊性与重要性"
来源:环球时报 作者:杨晔 白云怡
Bạn nào quan tâm, mời đọc mạng
chiều nay đăng bài dịch của tôi
【环球时报驻越南特派记者 杨晔 环球时报记者 白云怡】
中共中央对外联络部发言人胡兆明25日宣布:应中共中央总书记、国家主席习近平邀请,越共中央总书记阮富仲将于10月30日至11月2日对中国进行正式访问。同一天,越南共产党中央对外部也发布了阮富仲将访华的消息

https://www.facebook.com/haihoanh.nguyen/posts/pfbid035B3dCYzrHy3xavfg21we6zvivgYPauUwAwpKT8nW4wzb7sG3VgJMyjPyENiJQGjUl


Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Sau đây là bài của Dương Diệp [Yang Ye], phóng viên đặc phái thường trú tại Việt Nam, và phóng viên Bạch Vân Di [Bai Yun-yi] của Thời báo Hoàn cầu, về chuyến thăm chính thức Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng:
Ngày 25/10/2022, Hồ Triệu Minh, người phát ngôn Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố: Theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30 tháng 10 cho tới ngày 2 tháng 11. Cùng hôm đó, Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Việt Nam cũng công bố tin Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Trung Quốc.
Các tin tức công khai cho thấy Nguyễn Phú Trọng sẽ trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc sau khi Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc. Đồng thời chuyến thăm này cũng là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi Nguyễn Phú Trọng lần thứ ba đảm nhiệm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 25, Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Phan Kim Nga cho phóng viên Thời báo Hoàn cầu biết, điều đó thể hiện tính chất đặc biệt và quan trọng của mối quan hệ hai nước Trung Quốc-Việt Nam, [mối quan hệ đó] “vượt qua mối quan hệ song phương trên ý nghĩa nói chung, có ý nghĩa chiến lược quan trọng”.
Đồng thời bà cho biết, mối quan hệ về Đảng giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với Đảng Cộng sản Việt Nam có tác dụng dẫn dắt quan trọng đối với mối quan hệ nhà nước giữa hai nước, “Kinh nghiệm lịch sử hơn 70 năm qua đã chứng minh điểm này”. Hiện nay bên trong hai nước đều đã tiến sang giai đoạn phát triển mới, có rất nhiều vấn đề mới về quản trị đất nước cần phải nghiên cứu bàn bạc, “Cuộc gặp nhà lãnh đạo hai Đảng sẽ đem lại động lực lớn cho sự hợp tác giữa các ban ngành Chính phủ hai nước và các địa phương”.
Đài “Tiếng nói Việt Nam” trước đây đưa tin, trong hội nghị toàn thể lần thứ nhất Ủy ban Trung ương khóa 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình một lần nữa được bầu làm Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau đó ngày 23, Nguyễn Phú Trọng gửi điện chúc mừng, thay mặt Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và với danh nghĩa cá nhân, gửi tới Tập Cận Bình lời chúc mừng nồng nhiệt nhất, và chúc Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc thành công tốt đẹp. Nguyễn Phú Trọng cho biết: “Tôi mong sớm được gặp lại đồng chí để chúng ta cùng nhau đi sâu trao đổi những vấn đề chiến lược, góp phần tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị, đề ra những định hướng lớn cho tương lai phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước.”
“Chuyến thăm của Nguyễn Phú Trọng phản ánh sự đoàn kết nhất trí và mối quan hệ khăng khít trên ý thức hệ giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam.” Tờ Nam Hoa tảo báo [của Trung Quốc] hôm đó dẫn phân tích của chuyên gia nghiên cứu vấn đề quốc tế tại trường Đại học Waseda ở Tokyo [Nhật Bản] cho rằng “Chuyến thăm cấp cao là tín hiệu quan trọng mà Việt Nam gửi tới Trung Quốc và thế giới, tỏ rõ Hà Nội mong muốn giữ gìn mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam lành mạnh”. Chuyên gia đó bình luận, chuyến đi thăm và điện chúc mừng của Nguyễn Phú Trọng cũng phù hợp với truyền thống đi lại giữa hai Đảng – sau mỗi lần Đảng Cộng sản Trung Quốc họp đại hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đều cử đại sứ đặc biệt đi thăm Trung Quốc. Hơn nữa, đối với Trung Quốc, trong bối cảnh lớn Mỹ không ngừng lăm le xúi bẩy Đông Nam Á “cảnh giác với Trung Quốc”, việc quản lý mối quan hệ với Việt Nam cũng là một trong những ưu tiên về ngoại giao của Bắc Kinh.
Trong hai năm gần đây, mối quan hệ chính trị và kinh tế, thương mại giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã không ngừng phát triển. Từ năm 2020 đến 2022, Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng từng 4 lần nói chuyện điện thoại với nhau. Trong dịp Đảng Cộng sản Việt Nam họp đại hội 13 và dịp Đảng Cộng sản Trung Quốc kỷ niệm 100 năm thành lập, lãnh đạo hai bên đã chúc mừng lẫn nhau bằng nhiều hình thức. Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và Việt Nam đã duy trì sự tiếp xúc và liên hệ mật thiết thông qua các hình thức nói chuyện điện thoại, hội đàm truyền hình và trao đổi thư từ.
Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều Trung Quốc-Việt Nam năm 2021 đạt 230 tỷ USD, tăng 19,7%. Theo tin ngày 25 của Reuters, số liệu chính thức của Việt Nam cho thấy, kim ngạch buôn bán hai chiều Trung Quốc-Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay tăng 10,2% so với cùng kỳ, đạt 132,3 tỷ USD, trong đó gần 70% là Việt Nam nhập khẩu. Từ năm 2016 tới nay, Việt Nam liên tục là đối tác thường mại lớn nhất của Trung Quốc tại Đông Nam Á, suốt 18 năm liền Trung Quốc là đối tác thường mại lớn nhất của Việt Nam. Từ năm 2019 đến năm 2020, Trung Quốc là nước đầu tư lớn thứ 4 vào Việt Nam. Năm 2021, Trung Quốc trở thành nước đầu tư lớn thứ 3 vào Việt Nam, tính gộp lại, đến cuối năm 2021, các công ty Trung Quốc đã đầu tư 21,3 tỷ USD vào Việt Nam.
Mấy năm gần đây, sự cạnh tranh giữa các nước lớn mang lại ngày một nhiều sự bất định trong tình hình khu vực. Tháng 9 năm nay, hai tuần sau khi Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Vương Nghị thăm Việt Nam, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam lập tức nói mối quan hệ Việt -Mỹ “không có hạn chế”, và tuyên bố Washington ủng hộ Việt Nam trên vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Phân tích cho rằng Mỹ đang tăng cường nỗ lực lôi kéo Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á.
Thế nhưng, Nam Hoa Tảo báo dẫn lời các chuyên gia nói, do Việt Nam áp dụng chính sách quốc phòng “Bốn không”, cộng thêm ký ức lịch sử về sự xâm lược của Mỹ và mâu thuẫn về ý thức hệ, Việt Nam và Mỹ không thể nào trở thành đồng minh quân sự. Chính sách “Bốn không” của Việt Nam là nói không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với bất cứ quốc gia nào để chống lại quốc gia khác, không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam hoặc lợi dụng lãnh thổ Việt Nam chống lại quốc gia khác, và trong quan hệ quốc tế không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Phan Kim Nga cho phóng viên Thời báo Hoàn cầu biết, cho dù mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam đứng trước những thách thức do các nhân tố quốc tế đem lại, nhưng hai nước đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có lợi ích chiến lược chung. Hai Đảng đều có nhu cầu nghiên cứu thảo luận vấn đề làm thế nào để giữ gìn sự an toàn chế độ xã hội chủ nghĩa và sự an toàn cầm quyền của Đảng trong tình thế mới.
Phan Kim Nga đồng thời cho biết, có một hiện tượng đáng chú ý, nhất là trong mấy năm nay, sự hợp tác giữa 5 nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới đang được tăng cường. Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Cu Ba trong các lần đại hội Đảng khóa mới nhất đều tuyên bố rõ ràng là sẽ tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Lần này Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc sẽ giúp ích cho việc hai nước tăng cường sự tin cậy lẫn nhau về chính trị, quản lý bất đồng và phát triển mối quan hệ trên biển giữa hai nước.
Theo các tin tức công khai trên truyền thông, ngoài Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Đức Scholz, Thủ tướng Pakistan là Shahbaz cũng có hy vọng tới thăm Trung Quốc sau khi Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc.
Nguyễn Hải Hoành biên dịch từ nguồn tiếng Trung
阮富仲将对中国进行正式访问,专家:显示中越两国关系特殊性与重要性 (Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc, chuyên gia: Thể hiện tính chất đặc biệt và quan trọng của mối quan hệ hai nước Trung Quốc-Việt Nam), đăng trên Thời báo Hoàn Cầu ngày 25/10/2022.
221026NHH 16AM

https://www.facebook.com/haihoanh.nguyen/posts/pfbid02YYrPq8MDT9xHZ8AnVgSr2aqUS9t5J38PFbQuN3LH7gHqdCeFFshL59BWAyP28Md7l




11.



胡錦濤被離席.胡春華沒入常 習近平"滅團"立威中南海? 少康戰情室 20221024

1.968 lượt xem 
25 thg 10, 2022

Đã công chiếu 2 giờ trước


10月24日 (月) に放送されたBS-TBS「報道1930」の番組内容を配信します。 『なぜ?胡錦濤氏 異例の“途中退席” / 習氏1強体制確立で国民の本音は』 ▽権力集約完成 人民日報「一面」に顔写真掲載 ▽後継”候補”は不在? 中国共産党の幹部人事を読み解く ▽胡錦濤氏「退場」シーンの意味 ▽「経済対策」に懸念の声

https://www.youtube.com/watch?v=gAgCijrXXEA






「続く習近平体制」 異例の3期目で台湾統一への意欲 習氏の権力さらに強まる? 【風をよむ】サンデーモーニング|TBS NEWS DIG

71.864 lượt xem 

23 thg 10, 2022

https://www.youtube.com/watch?v=hWNM-fuC7Bg&t=14s


10.

Vài kết luận nhãn tiền rút ra từ Đại hội 20 ĐCS Trung Quốc

Nguyễn Ngọc Chu

Thấy gì qua hình ảnh Hồ Cẩm Đào…

clip_image002

Hình ảnh Hồ Cẩm Đào 79 tuổi, nguyên lãnh đạo tối cao của Trung Quốc bị xốc dậy đưa ra khỏi Đại hội đảng CS Trung Quốc gây chấn động dư luận thế giới.

Đáng sợ không bởi một nguyên thủ QG lừng lẫy một thời bị xốc đi, mà đáng sợ bởi sự lạnh lùng, không bất cứ một biểu hiện cảm xúc nào của các lãnh đạo đảng ngồi xung quanh. Không bất cứ ai thèm nhìn theo ông Hồ dù chỉ để gật đầu chào.

Vì sao?

Chắc không tự dưng.

Tân hoa xã đưa tin ông Hồ được đưa ra nghỉ vì lý do sức khoẻ. Ai đã coi clip ông Hồ bị xốc nách đưa ra ngoài đại hội đều thấy rõ Tân hoa xã đã nói dối. Bởi nếu ông Hồ bị mệt phải đưa đi chăm sóc sức khoẻ thì thái độ của ông Tập và các lãnh đạo ngồi quanh ông không thể lạnh lùng, ghẻ lạnh như thế.

Thái độ ghẻ lạnh, vô lễ với người lãnh đạo trước đây của mình của ông Tập, thể hiện giữa ông Tập và ông Hồ có những bất đồng sâu sắc. Và bất đồng này tất cả cấp dưới của ông Tập đều biết, nên họ cùng tỏ thái độ thờ ơ với ông Hồ.

Một clip nội bộ rất nhạy cảm được tung ra cố tình, với mục đích khẳng định ông Tập đã ở vị thế mới quyền lực tuyệt đối không thua kém Mao trước đây. Sự khẳng định ấy đồng nghĩa với việc cáo chung hội nghị lão thành Bắc Đới Hà. Từ nay Tập không còn bị sức ép của bất cứ ai. Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân chính thức khép lại mọi ảnh hưởng đối với Tập.

Chắc chắn sau đại hội này sẽ có làn sóng tung hô Tập, học tập trước tác tư tưởng của Tập. Chắc chắn bất cứ ai không hài lòng với Tập, chống Tập sẽ bị đấu tố bởi đám hồng vệ binh - dư luận viên thế hệ mới, và bị đàn áp không khoan nhượng.

Trung Quốc chính thức sa vào cuộc đấu mới nhân danh ổn định để phát triển.

Mâu thuẫn nội bộ Đảng CS Trung Quốc có thể tạm yên. Nhưng mâu thuẫn giữa khát vọng Dân chủ của người dân Trung Quốc với Đảng CS Trung Quốc sẽ không bao giờ chấm dứt.

Lưu Trọng Văn

Hôm nay Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (BCH TƯ ĐCS TQ) khoá 20 sẽ có phiên hội nghị thứ nhất để bầu Tổng bí thư (TBT), 25 Uỷ viên Bộ chính trị (UV BCT) và 7 Uỷ viên Thường vụ (UVTV) BCT. Chưa bầu cũng biết ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục là TBT và Chủ tịch TQ nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp, bất chấp điều khoản giới hạn 2 nhiệm kỳ mà các TBT tiền nhiệm Giang Trạch Dân và Hồ Cầm Đào phải tuân thủ. Xa hơn nữa, Đại hội 20 ĐCS TQ mở đường cho ông Tập trở thành lãnh tụ trọn đời, vượt qua cả Đặng Tiểu Bình, có quyền lực lớn nhất kể từ Mao.

Muốn hay không muốn, các nước láng giềng, và cả bàn cờ chính trị thế giới, phải đối mặt với ông Tập Cận Bình trong 5 năm nữa. Vì thế, từ cách hành xử và vị thế của ông Tập Cận Bình trong Đại hội 20 ĐCS TQ, nên rút ra các biện pháp đối phó.

1.

Ông Hồ Cẩm Đào TBT ĐCS và Chủ tịch TQ 2 nhiệm kỳ (8-14/11/2002- 8-14/11/2012), dù cưỡng lại, nhưng đã bị xách nách, ép buộc rời khỏi hội trường Đại hội 20 ĐCS TQ trong phiên bế mạc, trước lúc biểu quyết các nghị quyết của đại hội. Video quay lại cho thấy ông Hồ Cẩm Đào ngồi ngay bên trái ông Tập Cận Bình. Thủ tướng Lý Khắc Cường ngồi bên phải ông Tập. Khi bị xách nách kéo lên, ông Hồ Cẩm Đào đã cưỡng lại, sau đó đưa tay vớ tài liệu của ông Tập, ông Tập đưa tay ra giữ lại. Nhân viên phục vụ chặn tay ông Hồ Cẩm Đào. Khi không cưỡng lại được, bị áp tải đi, ông Hồ Cẩm Đảo cúi xuống nói với ông Tập điều gì đó, vỗ vai ông Lý Khắc Cường, sau đó đi khá nhanh, thẳng người, không có chút nào biểu hiện sức khoẻ yếu. Hành động cưỡng bức áp tải cựu TBT Chủ tịch Hồ Cẩm Đào diễn ra cạnh ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường, trước mắt và trong sự im lặng của 2295 đại biểu.

Tại sao ông Tập Cận Bình lại đối xử với ông Hồ Cẩm Đào như vậy? Ông Hồ Cẩm Đào là ân nhân của ông Tập Cận Bình. Ông Hồ Cẩm Đào đã đưa ông Tập Cận Bình vào BCT và vào thẳng UV TV BCT ngay tại đại hội 17 (2007), sau đó đặt ông Tập Cận Bình vào vị trí TBT và Chủ tịch TQ tại đại hội 18 (2012).

Không biết vô tình hay cố ý, sự áp tải ông Hồ Cẩm Đào diễn ra khi đã cho phép các phóng viên nước ngoài vào dự khán phiên bế mạc, nên video mới lọt ra ngoài. Còn truyền thông nhà nước TQ thì đưa tin ông Hồ Cẩm Đào rời phòng họp với lý do “cảm thấy sức khoẻ yếu”.

Có 4 điều quan trọng nhãn tiền rút ra từ biến cố trục xuất cưỡng bức ông Hồ Cẩm Đào.

a/. Ông Tập Cận Bình bất chấp ơn huệ, tình nghĩa của bậc tiền bối đã đưa ông Tập lên ngôi quyền lực cao nhất TQ.

b/. Ông Tập Cận Bình cũng không đếm xỉa đến sĩ diện và uy tín của ông Hồ Cẩm Đào từng giữ vị trí Chủ tịch TQ trong suốt 10 năm. Vụ trục xuất cưỡng bức ông Hồ Cẩm Đào là hành động sỉ nhục ông Hồ Cẩm Đào, đồng thời cũng chẳng đoái hoài đến thanh danh của vị trí TBT và Chủ tịch TQ. Đó là màn kịch chưa từng xảy ra trong các kỳ đại hội ĐCS TQ từ khi nước CHND Trung Hoa ra đời vào ngày 1 tháng 10 năm 1949.

c/. Vụ trục xuất cưỡng bức ông Hồ Cẩm Đào trước hết là để cho kết quả biểu quyết bằng giơ tay về các nghị quyết đại hội 20 suy tôn vai trò trung tâm hạt nhân của ông Tập Cận Bình không thể có một phiếu nào chống đối.

c/. Đó còn là hành động để dằn mặt tất cả những ai có ý định chống lại ông Tập, dọn đường cho ông Tập giữ ngôi thống trị TQ trọn đời.

Bài học rút ra từ màn trục xuất cưỡng bức ông Hồ Cẩm Đào:

Đối với ân nhân và với vị thế oai phong của bậc tiền bối TBT - Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào mà ông Tập Cận Bình còn hành xử như vậy, thì các “đồng chí nước ngoài” đừng cậy nhờ vào tình giai cấp quốc tế, càng không thể chờ mong vào cùng chung ý thức hệ, càng không thể cậy trông vào tình nghĩa, ơn huệ, hay xu nịnh, van lơn. Trong tâm niệm của ông Tập Cận Bình, chỉ có quyền lực và lợi ích. Đó là quyền lực và lợi ích của cá nhân ông Tập Cận Bình, bao gồm quyền lực và lợi ích của quốc gia ông cai trị.

2.

Điều khoản giữ quyền thống nhất Đài Loan bằng bạo lực được đưa vào điều lệ ĐCS TQ cho thấy ông Tập Cận Bình không từ bỏ bạo lực trong giải quyết xung đột quốc tế. Từ đó để thấy tranh chấp ở Biển Đông với TQ phải được chuẩn bị như thế nào. TQ sẽ luôn dùng bạo lực để đe doạ và khuất phục đối thủ yếu trong tranh chấp ở Biển Đông.

3.

Quy định TBT không quá 2 nhiệm kỳ trong điều lệ ĐCS TQ có hiệu lực với Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào nhưng lại vô nghĩa đối với Tập Cận Bình. Thêm một lần minh chứng, với các nhà độc tài như Stalin, Mao Trạch Đông, Tập Cận Bình… điều lệ ĐCS là công cụ để mở rộng quyền lực, bắt đối thủ phải tuân theo điều lệ, còn cá nhân nhà độc tài thì ở ngoài vòng điều lệ. Với các nhà độc tài, điều lệ thay đổi theo nguyện vọng và mục đích của họ. Năm 2018, dưới quyền lực của mình, ông Tập đã bỏ giới hạn 2 nhiệm kỳ cho chức vụ chủ tịch và phó chủ tịch nước trong Hiến pháp, nhưng vẫn giữ nguyên hạn chế 2 nhiệm kỳ cho vị trí thủ tướng.

Từ đó để tìm đến con đường mà văn minh nhân loại đã đúc kết sau hàng trăm năm. Rằng chọn lãnh đạo đất nước phải là sự lựa chọn của toàn dân.

4.

Tạo hoá không dành sự khôn khéo riêng cho một ai. Phải luôn tiên lượng rằng đối thủ khôn khéo không kém thì may ra mới giảm bớt được tổn thất. Khi cùng trên một mặt bằng, sự khôn khéo có ảnh hưởng chỉ trong một giới hạn. Khi đối thủ mạnh hơn bội phần, thắng bại không thể chỉ dựa vào khôn khéo. Trước một con cọp đói hung dữ, sự khôn khéo của con nai con chỉ kéo dài sự sống thêm vài giây, trước khi bị cọp nuốt chửng.

Ông Tập cận Bình là nhà độc tài sáng trí. Trung Quốc sẽ mỗi ngày một hùng mạnh. Trung Quốc càng hùng mạnh thì ông Tập càng hành xử bạo ngược. Chỉ có đối lực mạnh hơn Trung Quốc mới kiềm chế được sự bạo ngược của ông Tập.

5.

Có người đặt câu hỏi vì sao trên phông của đại hội 20 ĐCS TQ không có ảnh Marx hay Lenin?

Đại hội 8 (1956) phông trắng. Đại hội 9 (1969), 10 (1973) có cờ và ảnh Mao Trạch Đông. Đại hội 11 (1977) gồm cờ, ảnh Mao Trạch Đông và Hoa Quốc Phong. Từ đại hội 12 (1982) cho đến nay, chỉ có cờ và búa liềm, không có ảnh cá nhân nào.

Từ khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời (1949), ảnh Marx và Lenin chưa từng thấy xuất hiện trên phông của các đại hội ĐCS TQ. Thực ra, lãnh đạo nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ đi theo đường lối của Marx hay Lenin. Họ chỉ cóp nhặt từ Marx và Lenin những gì có lợi cho sự thống trị của họ.

Thể chế thay đổi, lãnh đạo thay đổi, tư tưởng thay đổi. Sẽ đến lúc cờ và búa liềm của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa biến mất trên phông các đại hội, như đã từng biến mất ảnh Mao Trạch Đông và Hoa Quốc Phong. Buộc số phận con người mãi mãi phải theo một ai đó là chống lại quy luật biến đổi không ngừng của vũ trụ.

N.N.C.

Tác giả gửi BVN

https://boxitvn.blogspot.com/2022/10/vai-ket-luan-nhan-tien-rut-ra-tu-ai-hoi.html



9.



高清完整版】胡錦濤被架出二十大會場, 轉自法廣【HD】Former Chinese president Hu Jintao unexpectedly leaving Congress, @AFP316.935 lượt xem 22 thg 10, 2022





小翠時政財經121 N người đăng ký


視頻轉自 https://www.youtube.com/watch?v=lQAxk... 油管說書人小翠向您問安!您的支持讓我們更有動力! 加入會員鏈接 https://www.youtube.com/channel/UCOhc... PayPal支持通道 https://PayPal.Me/ricepotmedia 商業合作 ricepotmediabiz@gmail.com 這是一個財經向的時評政論頻道。有時事熱點,宏觀經濟,還有房地產金融的乾貨內容。 Telegram觀眾討論群:http://t.me/xiaocui728 感謝您的關注!

https://www.youtube.com/watch?v=sGb3wUYgHlU


8.




3期目の新最高指導部“習近平派”で固める “異例中の異例”胡錦涛氏が途中退席(2022年10月23日)
7.580 lượt xem 
23 thg 10, 2022




ANNnewsCH
2,9 Tr người đăng ký

 5年に一度の党大会を経て、世界が注目する中国共産党の新たな指導部がお披露目されました。こうしたなか、22日の党大会で胡錦涛前総書記が途中で退席を促されたのではないかと様々な臆測を呼んでいます。  会場アナウンス:「皆さん、大きな拍手で中国共産党中央総書記及び、常務委員会のメンバーを歓迎しましょう」  黄金に輝く扉が開き、赤じゅうたんに現れたのは新たに決定した中国共産党・最高指導部の7人です。  序列トップの総書記には習近平国家主席が就任し、異例の3期目の続投を果たしています。  中国共産党・習近平総書記:「我々は必ず党の性質と趣旨を心に刻み、自分の使命と責任、職務を全うし勤勉に働き、党と人民の厚い期待を絶対に裏切りません」  中国共産党は9600万人以上の党員を抱えていて、いくつかの階層に分かれています。その頂点に居並ぶのが政治局常務委員の7人です。  今回、序列2位の李克強氏など4人が外れました。新たに選ばれたのは李強氏など、すべて習近平氏に近い人物で固められています。  この新たな人事について中国の人はどのように感じているのでしょうか。  北京市民(73):「政府の計画はどれもいいもの。目標も明確で市民の暮らしはどんどん良くなる」  北京市民(69):「特に軍隊力の強化の政策が良かった。軍事力を強化しなければ、外国からいじめられる」  北京市民(23):「(Q.(習氏の)今までの印象は)とてもいいです」  もうすぐ80歳になる胡錦涛前総書記を巡っては、22日閉幕した中国共産党大会での様子が波紋を広げています。  1週間にわたる党大会はほとんど非公開で行われていました。しかし、報道陣の取材が認められた直後…。  習氏の隣に座っていた胡氏が職員に腕を支えられています。胡氏は少し怪訝そうな表情をしているようにもみえます。  その後、脇の下に手を入れられ立った胡氏は退場するように促されたのでしょうか。席を立った胡氏は習氏に声を掛け、そして、李克強氏の肩をたたいて退場しました。  この出来事について中国政府からの公式発表はありませんが、新華社通信は、胡氏は病気療養中にもかかわらず党大会に出席しようとしたが体調が優れなかったため、スタッフが隣の部屋に彼を連れていった。今、彼の体調はだいぶ良くなっていると報じています。  しかし、党大会の公式行事での途中退席は異例中の異例で、様々な臆測も呼んでいます。  現代中国を研究している東京大学大学院の阿古教授によりますと…。  東京大学大学院・阿古智子教授:「党大会は習近平氏にとって晴れ舞台ですからメンツが潰れたというか、習近平氏にとっては起こってほしくなかったことだと思います。自分(胡錦涛氏)が習近平氏を後継者として指名して、その習近平氏が今、独裁的になっていって、中国の重要な経済政策とか様々な言論に関わる問題に圧力を掛けている。その状況に対し、異論や反発が出ているなかで思うことがあったのではないか」  一党独裁体制のなかで習近平総書記により権力を集中させているのでしょうか。とめどない権力の集中に、危うさを指摘する声が強まっています。

https://www.youtube.com/watch?v=eI6e_8qskgI



7.

10 năm Trung Quốc 'đả hổ, diệt ruồi'

19/10/2022 08:12 GMT+7

TTO - Trung Quốc vừa công bố những số liệu "khủng" cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng 10 năm qua đã đạt được những gì. Giới chuyên gia nước này tin rằng cuộc chiến chống các quan tham vẫn sẽ rất mạnh mẽ trong thời gian tới.

10 năm Trung Quốc đả hổ, diệt ruồi - Ảnh 1.

Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc - Ảnh: TTXVN

Trong cuộc họp báo ngày 17-10 bên lề Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), ông Tiêu Bồi, phó bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương kiêm phó chủ nhiệm Ủy ban Giám sát quốc gia Trung Quốc, cho biết nước này đã điều tra 4,6 triệu vụ tham nhũng trong vòng 10 năm qua, kể từ khi Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền.

Quy mô lớn chưa từng có

Ông Tiêu cho biết Trung Quốc đã kiên quyết ngăn chặn tham nhũng lan rộng và chính quyền đã xử lý hàng trăm ngàn cán bộ các cấp vi phạm trong thập niên qua. Trong năm năm qua, trước áp lực lớn của cuộc chiến chống tham nhũng, hàng chục ngàn cán bộ đã chủ động ra đầu thú.

Chiến dịch chống tham nhũng là một trong những chính sách quan trọng của ông Tập, bắt đầu kể từ sau Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2012. Chiến dịch này còn được gọi là chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi", tức nhắm tới cả "hổ" (tham nhũng lớn) lẫn "ruồi" (tham nhũng nhỏ). Trung Quốc còn phối hợp với quốc tế để truy lùng tội phạm tham nhũng thông qua các chiến dịch "Lưới trời" và "Săn cáo".

Theo Hãng tin Tân Hoa xã, tại phiên khai mạc Đại hội 20 hôm 16-10, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh: "Tham nhũng là căn bệnh ung thư lớn nhất đe dọa sinh lực và sức chiến đấu của CPC".

Ông tuyên bố CPC đã đạt được thắng lợi vượt bậc trong cuộc chiến chống tham nhũng, cho biết các nguy cơ tham nhũng tiềm ẩn nghiêm trọng bên trong CPC, quốc gia và quân đội đã bị loại bỏ. Nhà lãnh đạo Trung Quốc nói rằng nước này đã sử dụng kết hợp nhiều biện pháp để "đả hổ, diệt ruồi, săn cáo", trừng phạt mọi loại quan chức tham nhũng.

"CPC đã tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử của mình. Được thúc đẩy bởi ý thức mạnh mẽ về sứ mệnh của mình, chúng ta đã quyết tâm "thà xử lý vài ngàn người vi phạm chứ không để 1,4 tỉ người chịu thất bại" và dốc sức xóa sạch mọi tệ nạn bên trong đảng", ông Tập nói.

10 năm Trung Quốc đả hổ, diệt ruồi - Ảnh 2.

Nguồn: Tân Hoa xã - Dữ liệu: BẢO ANH - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Không dừng lại một phút

Sau những thành công đã đạt được trong cuộc chiến chống tham nhũng 10 năm qua như đã công bố, việc Bắc Kinh sẽ làm gì trong tương lai, mà cụ thể hơn là năm năm tới đã được nêu ra trong bài phát biểu tại Đại hội 20 của ông Tập.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, một nhà nghiên cứu giấu tên tại Viện khoa học chính trị thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc nhận định những thông điệp với "lời lẽ mạnh mẽ" về cuộc chiến chống tham nhũng được ông Tập đưa ra hôm 16-10 đã cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc vẫn sẽ được tiến hành với mức độ mạnh mẽ trong tương lai.

"Đây cũng là phản ứng quyết liệt với một số người còn hoài nghi rằng sẽ có sự xao lãng trong cuộc chiến chống tham nhũng vì Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ lớn trong vấn đề này. Cuộc chiến này sẽ không dừng lại và cũng sẽ không chậm đi", chuyên gia này bình luận.

Ông Tiêu Tân, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Trung Sơn (Trung Quốc), nhận định chống tham nhũng đã được "thể chế hóa" nhiều hơn kể từ sau Đại hội 18 của CPC, trong đó có việc thành lập Ủy ban Giám sát quốc gia vào năm 2018. Giáo sư Tiêu Tân cũng cho rằng sẽ có thêm nhiều biện pháp, chính sách được triển khai nhằm tăng cường việc giám sát các đảng viên sau Đại hội 20 của CPC.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ rõ quyết tâm sẽ dẹp sạch tham nhũng và tuyên bố "quyết không nhân nhượng" với tham nhũng. "Chừng nào còn đất và điều kiện cho tham nhũng sản sinh thì cuộc chiến chống tham nhũng không thể dừng lại dù chỉ một phút", ông Tập nói, đồng thời nhấn mạnh phải đảm bảo các quan chức nước này "không dám, không thể và không muốn tham nhũng".

Nhiều "hổ lớn" đã sa lưới

Thập niên qua, trong số nhiều nhân vật có tiếng của Trung Quốc bị bắt giữ vì liên quan tới các vụ án tham nhũng phải kể đến cựu bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, hay gần đây hơn là cựu thứ trưởng Bộ Công an Tôn Lập Quân và cựu bộ trưởng Bộ Tư pháp Phó Chính Hoa.

Ngoài ra, theo Hãng tin Tân Hoa xã, từ năm 2014 - 2021, gần 10.000 người bị nghi ngờ tham nhũng và trốn ra nước ngoài để tránh bị truy tố đã bị đưa trở lại Trung Quốc. Số tiền 20 tỉ nhân dân tệ (khoảng 2,9 tỉ USD) mà những người này thu lợi bất chính cũng bị thu hồi.

https://tuoitre.vn/10-nam-trung-quoc-da-ho-diet-ruoi-20221019074744967.htm




6.



【中国共産党大会】習主席「1時間44分演説」を徹底分析【深層NEWS】

41.762 lượt xem 
18 thg 10, 2022

▼ 習主席ナゼ?権力に“固執” ▼台湾統一「武力行使放棄を約束せず」習主席に“焦り”か? ▼“ゼロコロナ疲れ”中国国民が不満…ゼロコロナ政策はいつまで続く? ▼“長期政権”へ国民反発 習主席を「国賊」批判…何が? ▼習主席3期目へ…日中関係どうなる? (2022年10月17日放送 BS 日テレ「深層NEWS」より)(c)NTV 【ゲスト】 国分良成(前防衛大学校長) 興梠一郎(神田外語大教授) 【キャスター】   小栗泉(日本テレビ報道局) 【コメンテーター】 飯塚恵子(読売新聞編集委員) 【アナウンサー】  杉野真実(日本テレビアナウンサー) #深層NEWS #日テレ #BS日テレ #読売新聞 #中国 #中国共産党大会 #習近平国家主席 #台湾統一 #ゼロコロナ #国賊 #国分良成 #興梠一郎 #小栗泉 #飯塚恵子 #杉野真実 ◇「深層NEWS」は、月~金午後10時よりBS日テレにて生放送  中国共産党大会 習主席の演説を徹底分析 https://www.bs4.jp/shinsou/#lineup ◇日本テレビ報道局のSNS Twitter https://twitter.com/news24ntv TikTok https://www.tiktok.com/@ntv.news Facebook https://www.facebook.com/ntvnews24 Instagram https://www.instagram.com/ntv_news24/... ◇【最新ニュース配信中】日テレNEWS https://news.ntv.co.jp/


https://www.youtube.com/watch?v=W82y4rge18s


5. Bình luận rất sắc bén của học giả Nhật Bản



【日曜スクープ】習近平主席が3期目へ“共産党大会が開幕”権力掌握の動機と背景(2022年10月16日)


8.925 lượt xem 
16 thg 10, 2022

中国共産党の幹部人事、党規約改定などを決める5年に1度の党大会が開幕した。習近平国家主席の3期目が確実視される。党大会では、党内での核心的地位と、思想の指導的地位を確立させる「2つの確立」というスローガンが党規約に盛り込まれる。不動の権力と権威を固めることになる。大会初日の10月16日は、過去5年を総括する活動報告も行われる。党大会は、会期は1週間、全国約9700万人の共産党員から選抜された代表2296人が一堂に会する。国家主席の任期は1期5年で2期10年と定められていた。しかし、2018年の習近平政権での憲法改正により、任期を撤廃した。習主席が「3期連続」を目指す背景とは。「習近平氏は、父・習仲勲氏を破滅させたトウ小平氏に復讐している」と、中国問題に精通する遠藤誉氏は分析する。1962年に失脚させられて以来、習仲勲氏は16年間も牢獄生活や軟禁状態を耐えた。遠藤氏は、父の仇を討つことが習主席の権力執着の動機と背景だと解説する。ゼロコロナ政策の影響で中国経済の減速が鮮明となる中、経済成長率の数値目標を5.5%とするが、その達成のための習政権の改革と戦略、景気を下支えする政策などを、識者とともに議論する。 ★ゲスト…遠藤誉氏(中国問題グローバル研究所所長) ★アンカー…木内登英(野村総合研究所エグゼクティブエコノミスト) (動画公開は放送から2週間です) [テレ朝news] https://news.tv-asahi.co.jp

https://www.youtube.com/watch?v=Q8gUZJQAtHo



4.



中国共产党第二十次全国代表大会开幕会


23.359 lượt xem 
Đã phát trực tiếp 10 giờ trước

https://www.youtube.com/watch?v=s4nJgi_XvAE



3.



《中国共产党第二十次全国代表大会新闻发布会特别报道》 

20221015 | CCTV

12.290 lượt xem 16 thg 10, 2022

https://www.youtube.com/watch?v=Hkg4lObHgo8


2.

Ảnh khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 20 của Trung Quốc

16/10/2022 12:03 GMT+7

TTO - Sáng 16-10, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc (Đại hội 20) đã diễn ra trọng thể.

Ảnh khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 20 của Trung Quốc - Ảnh 1.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại lễ khai mạc - Ảnh: XINHUA

Đại hội 20 là sự kiện hết sức quan trọng đối với Trung Quốc khi đất nước này bước vào hành trình mới xây dựng toàn diện đất nước hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa.

Trong phát biểu khai mạc đại hội, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc theo đuổi mục tiêu phát triển chất lượng cao, phản đối Đài Loan độc lập và nhiều nội dung khác.

Ảnh khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 20 của Trung Quốc - Ảnh 2.

Hội trường Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh trong lễ khai mạc - Ảnh: XINHUA

Ảnh khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 20 của Trung Quốc - Ảnh 3.

Tham dự Đại hội 20 có 2.296 đại biểu đại diện cho hơn 96 triệu đảng viên và hơn 4,9 triệu tổ chức đảng cấp cơ sở của Đảng

Ảnh khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 20 của Trung Quốc - Ảnh 4.

Các đảng viên dự lễ khai mạc đại hội - Ảnh: XINHUA

Ảnh khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 20 của Trung Quốc - Ảnh 5.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại lễ khai mạc - Ảnh: REUTERS

Ảnh khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 20 của Trung Quốc - Ảnh 6.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu - Ảnh: REUTERS

Ảnh khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 20 của Trung Quốc - Ảnh 7.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nguyên Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại lễ khai mạc - Ảnh: REUTERS

Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc sáng 16-10, kéo dài một tuầnĐại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc sáng 16-10, kéo dài một tuần

TTO - Chiều 15-10, Trung Quốc thông báo chính thức về thời gian diễn ra Đại hội 20. Lễ khai mạc sẽ diễn ra tại Đại lễ đường Nhân dân vào lúc 10h sáng 16-10 theo giờ Bắc Kinh.

Hồng Vân




1.

Trung Quốc không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực trong vấn đề Đài Loan

15/10/2022 20:17 GMT+7

TTO - Trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh tuyên bố không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực trong vấn đề Đài Loan, nhưng ưu tiên thống nhất hòa bình.

Trung Quốc không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực trong vấn đề Đài Loan - Ảnh 1.

Ông Tôn Nghiệp Lễ (thứ hai từ trái sang) phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 15-10 - Ảnh: Tân Hoa Xã

Ông Tôn Nghiệp Lễ, người phát ngôn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết Bắc Kinh ưu tiên các biện pháp hòa bình để thống nhất Đài Loan và các biện pháp phi hòa bình là phương sách cuối cùng.

"Chúng tôi sẵn sàng tiếp tục làm việc với sự chân thành cao nhất và nỗ lực hết sức để đạt được sự thống nhất hòa bình", Tân Hoa xã dẫn lời ông Tôn nói ngày 15-10.

Theo người phát ngôn Trung Quốc, việc Bắc Kinh không loại trừ sử dụng vũ lực không nhắm vào Đài Loan mà là sự can thiệp của nước ngoài và một số ít các thành phần ủng hộ hòn đảo độc lập và các hoạt động ly khai của nhóm này.

Ông Tôn kêu gọi Đài Loan chung tay kiên quyết chống lại các lực lượng ủng hộ Đài Loan độc lập và sự can thiệp của nước ngoài.

Trung Quốc xem Đài Loan là một phần lãnh thổ của họ và đến nay không loại trừ dùng biện pháp vũ lực để thống nhất đất nước. Bắc Kinh đã tăng cường hoạt động quân sự quanh hòn đảo này gần đây, đặc biệt sau chuyến thăm Đài Loan vào đầu tháng 8 của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.

Hồi giữa tháng 9-2022, trong tuyên bố cứng rắn nhất về vấn đề Đài Loan, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định Washington sẽ bảo vệ hòn đảo này trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công.

Tuyên bố mới nhất của Trung Quốc được đưa ra trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, diễn ra tại Bắc Kinh từ ngày 16 đến 22-10.

Lễ khai mạc đại hội sẽ diễn ra tại Đại lễ đường Nhân dân vào lúc 10h sáng 16-10 theo giờ Bắc Kinh (9h sáng cùng ngày theo giờ Việt Nam).

Được tổ chức 5 năm một lần, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc thường kéo dài khoảng 1 tuần. Tại đại hội lần này, khoảng 2.300 đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tề tựu tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh để bầu chọn ban lãnh đạo đảng trong 5 năm tới.

Trần Phương

https://tuoitre.vn/trung-quoc-khong-loai-tru-kha-nang-su-dung-vu-luc-trong-van-de-dai-loan-20221015195128175.htm

..

3 nhận xét:

  1. 5. Bình luận rất sắc bén của học giả Nhật Bản

    Trả lờiXóa
  2. 12. Ngày 26/10/2022



    Hải Hoành Nguyễn
    oSerspntdoacfff8178a

    10f0316307
    i

    5hhtf2
    g
    37u3maam9g
    4
    l5m7hu8tc
    ·

    Trong khi một vài báo mạng VN chưa đăng tin ông TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ đi thăm TQ từ 30/10 đến 2/11,
    thì Thời báo Hoàn cầu TQ hôm 25/10 đã đăng bài bình luận chuyến đi này của ông NPT: Thể hiện tính chất đặc biệt và quan trọng của mối quan hệ TQ-VN.

    Trả lờiXóa
  3. 16.

    Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

    CHÍNH TRỊThứ Ba, 01/11/2022 19:25:00 +07:00
    (VTC News) -

    Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc về tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.