Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

04/01/2022

Giáo dục Việt Nam : Quang cảnh bảo vệ luận văn học vị - 2 (luận án của thượng tọa Thích Chân Quang)

Từ năm 2017, đã có những quan sát nhanh quang cảnh các buổi bảo vệ luận văn học vị tại Việt Nam đương đại, xem ở đây.

Bây giờ là cập nhật, và dẫn riêng trường hợp bảo vệ luận án tiến sĩ luật học của thượng tọa Thích Chân Quang (nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt).

Mở đầu là video về buổi bảo vệ đang được phát trên kênh Pháp Quang - Sen Hồng.

Các thông tin và bình luận thì dán ở bên dưới.

Tháng 1 năm 2022,

Giao Blog



---



Bảo Vệ Luận Án Tiến Sĩ - NCS. Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang)
182.985 lượt xem

BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt (Thượng toạ Thích Chân Quang) Đề tài: NGHĨA VỤ CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM – HUMAN RESPONSIBILITY Trường Đại học Luật Hà Nội (Hanoi Law University) Địa chỉ: 87 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa Hà Nội. Ngày 09/12/2021 Vào ngày 09/12/2021, Nghiên cứu sinh (NCS) Vương Tấn Việt vừa bảo vệ xuất sắc Luận án tiến sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính (mã số 9380 102) với đề tài “Nghĩa vụ con người trong Pháp luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam” tại trường Đại học Luật Hà Nội. Luận án tiến sĩ của Thượng tọa được Hội đồng đánh giá là đề tài đầu tiên trong lĩnh vực Luật học mà nghiên cứu có hệ thống xuất sắc và toàn diện về nghĩa vụ của con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia (lần đầu tiên cụm từ “nghĩa vụ” được đề cập dưới góc nhìn của Luật pháp). Có thể nói đây là một công trình khoa học có giá trị to lớn đối với việc nghiên cứu pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế do một tu sĩ Phật giáo Việt Nam nghiên cứu. Quan điểm của Thượng tọa “nghĩa vụ” ở đây chính là sự cống hiến cho xã hội, là điều mà con người ta mong muốn được làm, khiến người ta cảm thấy hạnh phúc chứ không phải là điều khiến con người lẩn tránh, cảm thấy khó chịu. Nghĩa là, nội hàm của nghĩa vụ không chỉ được luận ở góc độ pháp lý mà còn được luận giải ở khía cạnh đạo đức, tôn giáo. Cái nghĩa vụ, cống hiến ấy phải lớn hơn sự thụ hưởng thì nguồn lực của xã hội mới trở nên dồi dào, đất nước, thế giới lúc ấy mới có nội lực để phát triển bền vững. Đồng thời, bản “Tuyên ngôn toàn cầu về Nghĩa vụ con người” được Thượng tọa đề xuất trong Luận án được xem là rất táo bạo, có thể nói đây là ý tưởng có tầm vóc rất lớn lao, vượt xa yêu cầu của một Luận án tiến sĩ Luật học Hội đồng đánh giá Luận án tiến sĩ bao gồm các nhà khoa học: PGS.TS. Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng; TS. Trần Thị Hiền, Nguyên Phó Trưởng khoa Pháp Luật Hành chính – Nhà nước, trường ĐH Luật Hà Nội, Thư ký Hội đồng; GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, Nguyên Trưởng Bộ môn Lý luận – Lịch sử Nhà nước và Pháp luật, Nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội; PGS.TS. Tường Duy Kiên, Viện trưởng Viện Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS. Hoàng Văn Tú, Nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội; TS. Đoàn Thị Tố Uyên, Trưởng khoa Pháp luật Hành chính – Nhà nước, trường ĐH Luật Hà Nội; GS.TS. Phạm Hồng Thái, Nguyên Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội. Và 2 vị giảng viên hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Minh Đoan – Nguyên Phó Chủ Nhiệm Khoa Pháp Luật Hành chính Nhà nước, trường ĐH Luật Hà Nội; TS. Trần Kim Liễu – Trưởng phòng Hành chính, trường ĐH Luật Hà Nội. Slogan của Luận án: “Mỗi người đến với Thế giới này đều có trách nhiệm xây dựng Thế giới tốt đẹp hơn, để cùng nhau thụ hưởng những quyền và lợi ích trong Thế giới đó.” (Coming to this world, everyone has the responsibility to make it better, then we together can enjoy the rights and happiness here.) #Pháp_Quang_Sen_Hồng #TT_ThichChanQuang ----------------------------------------------------------------------- Để chung nhau xây dựng phát triển hoằng dương Chánh Pháp mọi sự đóng góp cúng dường của quý đạo hữu Phật tử xa gần xin vui lòng vào trang thông tin cúng dường Thiền Tôn Phật Quang: https://cungduong.thientonphatquang.com/ ----------------------------------------------------------------------- Kênh Pháp Quang - Sen Hồng là kênh Youtube chính thức duy nhất tổng hợp Bài Giảng và Sáng Tác nhạc của Thượng Tọa Thích Chân Quang do Công ty TNHH Văn Hóa Pháp Quang sản xuất ----------------------------------------------------------------------------------------------- Công ty TNHH Văn Hóa Pháp Quang : - Ðịa chỉ : 28 Hoàng Diệu, P.10, Q. Phú Nhuận, TP. HCM - Ðiện thoại : (028)38.462.646 - 38.449.893 - 0986.861.338 - Email : congtyphapquang@gmail.com ------------------------------------------------------------------------------------------------ - YouTube : https://www.youtube.com/c/SenHongPhap... - Fanpage Facebook : https://facebook.com/THIENTONPQ - Website : https://thichchanquang.com || https://congtyphapquang.com ------------------------------------------------------------------------------------------------- Nhằm đảm bảo tính trung thực về nội dung cho các ấn phẩm của Thượng Tọa Thích Chân Quang như bài giảng, sáng tác nhạc, khí công... thuộc "Pháp Quang - Sen Hồng" - công ty TNHH Văn Hóa Pháp Quang quản lý và phát hành. Xin vui lòng không đăng lại dưới mọi hình thức. Nếu chúng tôi phát hiện có thể dẫn đến khóa kênh của bạn vĩnh viễn. © Bản quyền thuộc về PHÁP QUANG - SEN HỒNG || Công ty TNHH Văn Hóa Pháp Quang

https://www.youtube.com/watch?v=IlauF4Ox1Z0

(bản chép ngày 4/1/2022)


---


CẬP NHẬT


3. Ngày 5/12/2022



Gần một tuần sau khi Vương Tấn Việt (TT. Thích Chân Quang) bảo vệ xong luận án tiến sỹ với đề tài "Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam", tôi đã được một tiến sỹ luật sư gửi cho một bản luận án.
Vừa lướt qua luận án, tôi đã bức xúc vô cùng và lập tức gọi điện cho tiến sỹ luật sư đó để tâm sự về nỗi bức xúc của mình và nói sẽ viết bài phê bình.
Sau đó tôi gọi điện thoại cho một người rất có trách nhiệm với nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt/ Thích Chân Quang để phê phán và để tìm hiểu thêm lý do mà Đại học Luật Hà Nội cho qua luận án này.
Tôi được biết đơn giản là họ khuyến khích cho các nhà sư có tâm huyết với nghiên cứu luật học.
"Tuyên ngôn độc lập" của nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945 đã ngay từ đầu nhấn mạnh tới động lực và đồng thời là mục tiêu của cuộc Cách mạng Tháng Tám- Đó là các quyền tự nhiên của con người mà đã được trường phái luật tự nhiên tìm tới và khẳng định. Từ đó Chủ tịch Hồ Chí Minh suy ra quyền của các dân tộc.
Vừa qua Nghị quyết số 27 của Trung ương vẫn khẳng định quyền con người (quyền tự nhiên của con người) trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Vậy mà luận án có khuynh hướng phủ nhận các quyền tự nhiên này bằng đòi hỏi con người phải trước tiên thực hiện nghĩa vụ con người (thể hiện ngay tại trang 1, những dòng đầu tiên của Phần Mở đầu với cái logic sai bét nhè, sau đó thể hiện ở toàn bộ luận án).
Điều đó có nghĩa là em bé mới sinh ra phải làm gì đó cho đời thì mới được "bú tí", và cũng có nghĩa là một thai nhi trong bụng mẹ mà đẻ ra còn sống thì không có quyền thừa kế?
Do e ngại bị nghĩ là cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở đào tạo luật và cũng e sợ rằng bị cho là tức tối khi không được mời ngồi hội đồng bên đó nữa do phản biện quá mạnh, nên tôi đã không viết để phê bình luận án này nữa.
Hôm qua trang fb "Liêm chính khoa học" phê bình gay gắt luận án này và có người đề nghị tôi phải có ý kiến để rút kinh nghiệm về luật học, tôi không thể từ chối vì không lẽ giới luật học Việt Nam lại im lìm trong khi một nghiên cứu sinh Việt Nam ở Canada phê phán.
Sự phê phán đó liệu có thể được xem là một cái tát thẳng vào mặt giới luật học trong nước không? Câu hỏi này cần câu trả lời của tất cả mọi người, tôi nghĩ.

Tôi xin đính kèm theo đây một "mẩu" của buổi bảo vệ luận án công khai này mà tôi tìm thấy ở trên mạng.

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02XGHTSAmUsZY5DZmgvupG7rUxvzb6zBSvyBgpjMaTystWkjGzkC6M5oDVWdBFvjmrl&id=100010780718014


2. Phản biện của một nghiên cứu sinh luật học




38.548 lượt xem


Hội Đồng Cừu
3,77 N người đăng ký


LUẬN ÁN LUẬT CỦA TT. THÍCH CHÂN QUANG | Phản biện Khoa học | HỘI ĐỒNG CỪU Luận án Tiến sĩ Luật của Thượng toạ Thích Chân Quang là một luận án gây được sự chú ý tích cực từ bạn đọc và giới nghiên cứu luật. Tập trung vào mối quan hệ giữa "Nghĩa vụ Con người" và "Quyền Con người", TT. Thích Chân Quang (NCS. Vương Tấn Việt) cho rằng các định chế quốc tế chưa hoàn toàn chính xác về Quyền con người. Theo đó, Nghĩa vụ nói chung của con người với Nhà nước, với cộng đồng, mới là nền tảng tiên quyết của Quyền con người. Nghĩa vụ, theo ông, phải được hoàn thành trước, sau đó công dân mới có cơ sở đòi hỏi quyền. Với lập luận đó, ông đề xuất cái gọi là "Tuyên ngôn Toàn cầu về Nghĩa vụ Con người", như là một đối trọng với "Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền Con người" (Universal Declaration of Human Rights - 1948). Trong video này, NCS. Nguyễn Quốc Tấn Trung phản biện giả định khoa học và lập luận pháp lý quốc tế của TT. Thích Chân Quang dưới nhiều góc độ và câu hỏi: (1) Mục tiêu ban đầu của pháp luật Nhân quyền Quốc tế là gì? Diễn ngôn cho rằng: Anh không có cống hiến nghĩa vụ thì anh không có "nhân quyền" có phải là một lý luận pháp lý an toàn? (2) "Nhân quyền" có phải là mọi "Quyền lợi, lợi ích công dân" nói chung? Nhân quyền theo pháp luật quốc tế có bản chất "hưởng thụ" hay không? (3) "Nhân quyền" theo đúng quan điểm của pháp luật quốc tế có phải là một thứ "trao đổi ngang giá" với nghĩa vụ hay không? (Xem xét các quyền như quyền Dân tộc Tự quyết (Self-determination), Quyền Bình đẳng giới (Gender Equality), Quyền không bị Tra tấn hay Đối xử tàn tệ...) (4) Diễn ngôn "nghĩa vụ/bổn phận" theo cách tiếp cận lịch sử có nguy hiểm hay không? Theo dõi curator của Hội Đồng Cừu tại: https://www.facebook.com/t2nguyenquoc/ *** Disclaimer: Video này trích dẫn hợp lý nội dung từ buổi bảo vệ của TT. Thích Chân Quang theo đúng quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam tại Điều 25.1.b - Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao (Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình). Ngoài ra, việc sử dụng và trích dẫn hợp lý hình ảnh buổi bảo vệ cũng phù hợp với nền tảng Fair Use của pháp luật Hoa Kỳ (nơi đóng trụ sở chính của Youtube). Xem video gốc buổi bảo vệ ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=IlauF... Hội Đồng Cừu tin rằng việc tạo điều kiện cho các thảo luận mở là cách tốt nhất để phát triển không gian học thuật Việt Nam.


https://www.youtube.com/watch?v=ODR3ct4dLxM



1.

Quản trị viên
 17 giờ 

Mấy hôm trước mạng xã hội rộn ràng về sự kiện hòa thượng Thích Chân Quang bảo vệ luận án TS Luật tại ĐH Luật HN. Mình cũng tò mò xem thử trên Youtube và có vài nhận xét cá nhân. Mình không học luật, cũng không thuộc giới hàn lâm, nên đánh giá như 1 bài review của độc giả 1 cuốn sách (luận văn).
Mình thấy có mấy người đã đánh giá về buổi bảo vệ này dựa trên clip trên Youtube. Trong đó có 1 clip rất đáng chú ý của 1 bạn đang nghiên cứu luật ở Canada. Nhưng mình thấy để đánh giá 1 luận văn thì nên đọc bản luận văn đó thì chính xác hơn là chỉ xem buổi bảo vệ, do ông Vương Tấn Việt (tên thật của vị hòa thượng) chỉ bảo vệ tóm tắt nội dung luận án.
Trước tiên mình có 1 vài nhận xét về buổi bảo vệ, dựa trên clip.
Đây là 1 buổi bảo vệ được chuẩn bị rất công phu với lực lượng tham dự nhiều thày cô “tai to mặt lớn”, đại khái là có uy tín về chuyên ngành luật. Đáng chú ý là còn có 1 sỹ quan của phòng AN chính trị nội bộ của Vũng Tàu (nơi có chùa mà ông Thích Chân Quang trụ trì) tham dự. 1 nhân vật đáng lưu ý nữa là GS Hoàng Chí Bảo, 1 chuyên gia về HCM, chuyên kể chuyện về cuộc đời của bác! Ông này đâu có liên quan gì đến luật đâu mà sao lại có mặt ở đây?
Cách đây mấy năm, có 1 clip lưu truyền trên mạng về hình ảnh ông TCQ về thăm nhà thờ họ Hồ và kể chuyện về mối quan hệ với ông HCM. Theo 1 số tư liệu khác chưa được kiểm chứng, nhưng kết hợp với clip trên thì có thể xác nhận là sự thật, cho biết rằng ông Nguyễn Sinh Sắc sau khi mất chức tri huyện Bình Khê thì vào Nam Kỳ làm thuốc, cải họ thành họ Vương. Ông lấy 1 người vợ mới và có người con trai là Vương Tấn Nghĩa. Ông Nghĩa là bố của ông Việt tức thày TCQ. Có nghĩa là ông Việt là cháu gọi ông HCM bằng bác ruột, chứ không phải bác quốc dân. Có thể đó là lý do về sự có mặt của “nhà HCM học” Hoàng Chi Bảo và tại sao hội đồng chấm luận án này hùng hậu với những lời ca tụng luận văn của ông Việt toàn những lời có cánh!
Nghiên cứu sinh VT Việt giới thiệu các nhân vật có mặt và lời cám ơn có khi cũng mất tới 15 phút, vì đông quá, đa số là những nhân vật quan trọng nữa.
Khi NCS bảo vệ xong thì toàn bộ hội đồng phản biện, GV hướng dẫn…đều ca tụng hết lời bản luận văn như 1 kiệt tác làm mình tò mò quá dù nghe thày Quang nói mình đã thấy gờn gợn nhưng vẫn chưa dám ý kiến ý cò mà phải chờ đọc bản luận án đã.
Mọi người có thể dễ dàng Google bản luận văn với từ khóa “Thích Chân Quang luận án TS”, sẽ thấy cả 2 bản tiếng Anh và tiếng Việt, đây cũng là sự kỳ công của tác giả và chứng tỏ khả năng tiếng Anh của NCS cũng không phải dạng vừa.
Mình chưa làm TS bao giờ nên không dám lạm bàn về hình thức trình bày. Chỉ thấy nó cũng công phu, chi tiết, gồm 252 trang không rõ là dài hay ngắn?
Tuy nó dài tới hơn 250 trang nhưng mình đọc lướt chỉ mất độ nửa ngày, vì không có nhiều ý mới, đọc thấy quen quen. Mình không có ý nói thày Quang chép luận văn của ai, nhưng thấy rõ các ý của thày cơ bản là sưu tầm từ các tài liệu kiểu luật và hiến pháp các nước. Nội dung cũng lặp đi lặp lại vài ý chính nên nếu tóm tắt để hiểu toàn bộ luận văn chắc không quá 10 trang.
Đại khái ý thày là thế giới đang quá đề cao nhân quyền mà ít để ý tới trách nhiệm. Điều đó dẫn tới…nợ công tăng cao! Nguồn lực xã hội sẽ không đáp ứng được. Nên thày viết luận văn này với ý đề cao nghĩa vụ của con người như 1 đối trọng với nhân quyền, hòng giải cứu thế giới khỏi nợ công, sự tàn phá môi trường và sự băng hoại đạo đức xã hội, là những hệ lụy của việc lạm dụng nhân quyền. Anh em lười đọc thì chỉ cần đọc đoạn này là đủ hiểu toàn bộ luận văn!
Hơn 250 trang là thày triển khai ý tưởng đó ra, nêu phương pháp luận, phân tích hiện trạng về đòi hỏi nhân quyền và những hệ lụy của nó ở các nước và Việt Nam sau đó đề xuất giải pháp về nghĩa vụ. Đáng chú ý nhất là thày có đề xuất 1 bản Tuyên ngôn Toàn cầu về nghĩa vụ con người để đề xuất lên Đại hội đồng LHQ, làm đối trọng với Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền của LHQ!
Trong khuôn khổ status và với tư cách 1 độc giả ngoài nghề nên mình chỉ thấy cần đánh giá tổng quan về các ý chính nói trên cũng như ý nghĩa của bản luận văn là đủ. Việc đánh giá chi tiết dành cho các nhà nghiên cứu Luật pháp và có lẽ công chúng cũng chỉ cần biết đại lược thôi. Thực tế là các cây cao bóng cả trong giới hàn lâm ngành Luật đã ca tụng thế rồi thì chắc chỉ anh em ở bển mới dám nói khác!
Thày Quang có ý đúng khi cho rằng nếu quá đề cao quyền có thể dẫn tới 1 số người lợi dụng điều đó để ỉ lại không chịu thực thi nghĩa vụ. Đại khái phải có làm mới có ăn. Đây cũng là quan điểm của cánh hữu.
Nhưng sai lầm của thày là đánh đồng tất cả những quyền trong nhân quyền thành 1 loại liên quan đến vật chất rồi suy ra rằng NHÂN QUYỀN LÀM NGÂN SÁCH CẠN KIỆT VÀ GIA TĂNG NỢ CÔNG! Thực tế trong Tuyên ngôn về nhân quyền có 30 điều với số lượng quyền gần tương ứng thì chỉ có 5 điều (22-27) là các quyền liên quan đến kinh tế và mức sống, tức là có ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội và chi tiêu ngân sách.
Đa số các điều còn lại là nói về các quyền mang tính tinh thần, tư tưởng. Như quyền được sống, quyền tự do, an toàn thân thể, quyền được công nhận là con người trước pháp luật, quyền không bị tra tấn, hạ thấp nhân phẩm, quyền bình đẳng trước pháp luật, tự do tư tưởng, quyền bầu cử tự do và tham chính, quyền sở hữu, tự do đi lại, quyền tự do lập hội…Mọi người dễ dàng tìm đọc bản full của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền để đánh giá điều này.
Bằng cách viết này, thày Quang đã nhào trộn các quyền con người thành 1 loại và vu cho nó hệ lụy là gây tiêu tốn ngân sách và nợ công. Thực tế ngược lại, 1 số quyền về tinh thần nhưng lại là nền tảng để thúc đẩy sự thịnh vượng, như quyền tư hữu…
Việc cạn kiện tài nguyên, nguồn lực xã hội, làm tăng nợ công, hoang phí ngân sách có nhiều nguyên nhân. Nhưng ở Việt Nam, đối tượng nghiên cứu chính của luận văn, thì nguyên nhân chính không phải đến từ các quyền liên quan đến kinh tế (như phúc lợi xã hội) mà lại đến từ thể chế. Thày lại lảng tránh nguyên nhân chủ yếu này và vu cho thằng nhân quyền!
Chúng ta đã biết, thể chế CS dẫn tới các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thiếu hiệu quả, lương cán bộ công chức thấp và thiếu cơ chế kiểm soát chéo nên tham nhũng nhiều. Chính tham nhũng và lãng phí (bởi các cơ quan/doanh nghiệp nhà nước) mới là nguyên nhân chính dẫn đến thất thoát ngân sách và làm gia tăng nợ công. Các vụ án tham nhũng hầu hết đều tính tới đơn vị ngàn tỷ. Trong khi phúc lợi xã hội ở Việt Nam thuộc loại thấp, chưa có trợ cấp thất nghiệp để đủ sống tối thiểu. Chi ngân sách nhiều và không hiệu quả là do bộ máy công chức trì trệ và cồng kềnh (đội ngũ ăn bám quá đông) chứ không phải do chi tiêu phục vụ nhân quyền quá nhiều.
Lý thuyết căn bản về kinh tế vĩ mô cho thấy là chi tiêu công càng cao và thu ngân sách thấp sẽ dẫn tới nợ công cao. Mà Việt Nam có cả 2 nguyên nhân trên mà không hề chi tiêu phúc lợi cao phục vụ nhân quyền.
Thày Quang có dẫn ví dụ về các nước phương Tây có phúc lợi cao và có nợ công cao như Mỹ, Nhật, Pháp, Đức…để chứng minh luận điểm. Nhưng thày lờ tịt đi các nước Bắc Âu có phúc lợi hàng đầu thế giới (tham nhũng cũng ít nhất thế giới)!
Điều này cho thấy thày Quang ngụy biện rất trắng trợn nhưng vẫn được hội đồng giám khảo ca ngợi hết lời! Từ luận điểm ngụy biện trên, thày cảnh tỉnh thế giới là nếu tiếp tục ca ngợi thái quá Nhân quyền thì thế giới sẽ suy thoái và sụp đổ dần dần từ nước này tới nước khác. Hiện nay Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi trào lưu tự do rất nguy hiểm từ phương Tây, nếu không thay đổi kịp thời sẽ khó lường được hậu quả. Đúng là thày việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng khi lo lắng cho thế giới suy thoái vì nhân quyền trong khi đa số quyền đó ở Việt Nam còn chưa được tôn trọng mà đã lo bị lạm dụng sợ tiêu tốn ngân sách, nguồn lực xã hội cạn kiệt!
Cái sai tiếp theo của thày Quang là việc đề cao quyền và lãng quên nghĩa vụ sẽ dẫn đến lối sống thờ ơ vô trách nhiệm, dẫn đến sự băng hoại về đạo đức xã hội như con cái bất kính với bố mẹ, học sinh bất kính thày cô, bố mẹ không làm tròn trách nhiệm nuôi dưỡng con cái, xã hội vô cảm trước điều xấu…
Không hiểu sao thày Quang lại có thể suy diễn đề cao nhân quyền tới những hệ lụy xã hội kia? Việt Nam hiện nhân quyền rất ít được tôn trọng mà những hệ lụy kia còn quá các nước Bắc Âu nơi nhân quyền được tôn trọng cao nhất. Điển hình là vụ em V.A bị bố mẹ đánh chê’t chính là do nhân quyền bị thiếu tôn trọng (quyền trẻ em, quyền không bị ngược đãi, tra tấn…). Đây là suy diễn phi logic rất cơ bản của thày Quang.
Tóm lại, như chúng ta đã biết, Tuyên ngôn Quốc tế và Nhân quyền ra đời vào năm 1948, trong hoàn cảnh vừa kết thúc thế chiến 2, thế giới mới thoát khỏi chủ nghĩa Phát xít và chế độ thuộc địa đứng trên bờ vực sụp đổ (1 số nước thuộc địa đã được trả độc lập). Vì thế nhân quyền được đề cao tối đa như 1 chuẩn mực quốc tế, khi LHQ mới thành lập được vài năm. Nhưng lưu ý là 6 nước CS lúc đó không ký tuyên ngôn!
Tại sao LHQ lại không có 1 Tuyên ngôn về nghĩa vụ con người như ý tưởng của thày Quang sau mấy chục năm xuất hiện Tuyên ngôn Nhân quyền?
Đó là vì Tuyên ngôn đó vốn dĩ để ràng buộc kẻ mạnh trước kẻ yếu. Tức là răn đe, kìm hãm các nước đế quốc không áp bức các nước nhược tiểu, các chính quyền không áp bức người dân, hạn chế độc tài.
Còn nghĩa vụ thì vốn dĩ nó là quy định bắt buộc dựa trên luật và cuộc sống. Kiểu không làm thì chết đói, là nghĩa vụ đương nhiên của mỗi loài vật, phải lo kiếm ăn hay con thú mẹ kiếm mồi cho con cũng là bản năng thiên bẩm, là nghĩa vụ trời ban để duy trì nòi giống. Vì thế các nước đều có luật về 1 số nghĩa vụ như quân sự, đóng thuế, học tập, lao động mà chẳng cần tuyên ngôn gì hết. Làm gì phải tuyên ngôn với những việc đương nhiên phải làm như vậy? Còn nhân quyền không hề là quyền đương nhiên thiên phú mà là sự thỏa thuận giữa người với người. Giữa kẻ mạnh với kẻ yếu giống 1 quy tắc ứng xử giữa 2 bên. Vậy nên việc soạn ra 1 tuyên ngôn về nghĩa vụ con người là rất không cần thiết.
Xin lưu ý thêm là điều 29 của Tuyên ngôn nhân quyền cũng nói về nghĩa vụ và giới hạn của tự do để không làm ảnh hưởng đến tự do của người khác. Thực tế thì quyền của kẻ yếu cũng chính là nghĩa vụ của kẻ mạnh. Nên trong quyền đã ẩn chứa nghĩa vụ của chính quyền đối với người dân. Nhưng trong luận văn này, thày Quang lờ tịt đi trách nhiệm của chính quyền trong việc thực thi nhân quyền cũng như nghĩa vụ của họ đối với nhân dân. Thày chỉ nói tới trách nhiệm của dân với chính quyền, phải trung thành với lãnh đạo!
Tổng kết lại thì bản luận văn này rất nguy hiểm đối với nền DC còn chưa kịp nảy mầm ở Việt Nam. Người dân còn chưa kịp hưởng quyền thì thày đã dí ngay trách nhiệm vào, trong đó có trách nhiệm trung thành! Thày đã dùng phép ngụy biện rất trắng trợn để coi nhân quyền như con ngáo ộp nguy hiểm làm hại ngân sách và băng hoại đạo đức xã hội. Không hiểu thày là sư hay là sĩ quan an ninh nữa?! Mình biết anh em an ninh mới hay đi học luật chứ sư sãi thì mấy ai đâu.
Dương Quốc Chính













https://www.facebook.com/groups/778019953000802/posts/1099235624212565/

..


5 nhận xét:

  1. 2. Phản biện của một nghiên cứu sinh luật học

    Trả lờiXóa
  2. Có một số lấn cấn trong phản biện của kênh Hội Đồng Cừu. Giả định của luận án là sai, theo kênh đó, do đòi hỏi Nghĩa vụ phải đi đôi với Quyền làm người sẽ đưa đến những khó khăn về lí luận, đưa đến đòi hỏi vô lí, như Việt Nam, khi còn nằm trong Liên hiệp Pháp, phải có nghĩa vụ gì đó với Pháp để có được độc lập!
    Đây là (vô tình?) quá xem thường trí thông minh của người khác. Luận án đó không thể "ngu" đến mức đòi hỏi kẻ bị ... cướp nhà phải có nghĩa vụ với tên cướp nhà để đòi lại quyền làm chủ nhà mình! Sự song hành Nghĩa vụ-Quyền ở đây phải là nghĩa vụ đòi lại quyền làm chủ, bằng cách này hay cách khác!
    Khi tình cờ xem thoáng qua vide clip trên và chưa thử đọc luận án của Tht Thích Chân Quang, tôi đã có bình luận đại khái như trên. Nhưng bình luận này lại chỉ hiển thị cho riêng tôi, và "tàng hình" với người khác!
    Bây giờ, đọc lướt qua luận án kia, tôi vẫn thấy mình đúng và luận án đó không gặp khó khăn gì mấy đối với phản biện đưa ra trong video clip kia. Hiển nhiên ai cũng có thể bị sốc vì một số phát biểu trong luận án đó, nhưng bình thản mà đọc với nhận thức về nó như một thách thức với cái nhìn hiện hành về nhân quyền, thì sẽ thấy tác giả ... có cái lí của ông, và nói có sách mách có chứng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi muốn hỏi bạn ngắn gọn thôi: bạn cho rằng luận án cảu ông hòa thượng trên là đùng? nó đúng ở đâu? dân chứng của ổng là thuyết phục? Nêu ra giùm tôi.

      Tôi đọc mà rùng mình vì nó là 1 văn bản ngụy biện trắng trợn dài mấy trăm trang? Tôi hoàn toàn có thể phản bác lại bất cứ luận điệu nào của hòa thượng trong đó.

      Xóa
  3. Bạn đã không hiểu ý tứ trong câu tôi viết. Tôi nói cái "phản biện khoa học" của HĐC đã trật đường rầy, không đánh đổ được giả định hay nền tảng lập thuyết của luận án TCQ, chứ không nói luận án này đúng (hay sai). Tác giả đã nêu tên các nghiên cứu làm nền cho luận án, và muốn đánh giá nghiêm túc, phải đọc các nghiên cứu đó xem giá trị khoa học của chúng thế nào và cách tác giả luận án đã xử lí các nghiên cứu đó ra sao, để có thể nói về giá trị khoa học của luận án.
    Không cần phải là nghiên cứu sinh TS để biết được như vậy, nhưng HĐC chủ quan, tưởng đưa ra vài ví phản chứng là đủ để đánh đổ chính luận án. Vđ là các ví dụ đưa ra vẫn được giả thích thông suốt từ tiên đề của luận án về sự song hành Quyền & Nghĩa vụ!
    Để minh họa thêm, có thể nêu một vđ thời sự: quyền tự quyết của một quốc gia. Quyền này thuộc loại quá hiển nhiên, khiến nhiều người có xu hướng nghĩ nó một mình một cõi, không đi kèm với nghĩa vụ. Có vẻ như giới cầm quyền Ukraina đã nghĩ như vậy, và Mĩ và "thế giới tự do" cũng thế, vô tình hay cố ý - dù rằng Nga đã, trong suốt hơn 30 năm, đã viện dẫn luật pháp quốc tế để nói, quyền tự quyết của Ukraina cần đi đôi với nghĩa vụ không làm phương hại đến lợi ích chính đáng, hợp pháp của nước láng giềng. Một số học giả phương tây chia sẻ ý kiến này, và đã lên tiếng cảnh báo từ ít nhất năm 2015, nhưng phương tây không thèm quan tâm. Và hậu quả là những gì dân Ukraina, cũng như người dân toàn thế giới đang thấy và còn sẽ thấy.

    Trả lờiXóa
  4. p/s Tác giả luận án là một thượng tọa, nhưng bạn cứ một hòa thượng, hai hòa thượng! Thế là thế nào?

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.