Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

26/02/2021

Rằm tháng Giêng năm Covid thứ 2 (tức năm Tân Sửu 2021) : dân bày lễ trước cổng khóa chặt

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng.

Các cơ sở thờ tự đóng chặt cổng. Dân chúng phải bày lễ và khấn vái ở bên ngoài.

Các chùa ứng dụng công nghệ IT, thực hiện công việc Phật sự qua online.

Mở đầu là tin từ Dân Việt.

Các tin bổ sung thì dán cập nhật ở bên dưới như mọi khi.


Rằm tháng Giêng năm Tân Sửu, nhằm ngày 26/2/2021,

Giao Blog


---

















 Phạm Hưng Thứ sáu, ngày 26/02/2021 14:31 PM (GMT+7)
Aa Aa+


Hàng loạt cơ sở tôn giáo tại Hà Nội đều đóng cửa vì dịch Covid-19. Tuy nhiên, do là ngày Rằm tháng Giêng, một ngày lễ rất quan trọng với nhiều người, nên người dân vẫn đi lễ, vái vọng cầu an.

Công an gác cổng, người dân lập bàn vái vọng trước đền chùa ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh 1.

Ghi nhận lúc 9h30 sáng ngày 26/2 tại phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ), mặc dù cơ sở tôn giáo này đã đóng cửa, nhưng do là ngày Rằm tháng Giêng nên nhiều người vẫn đi lễ, vái vọng, cầu an trước cổng đền chùa.

Công an gác cổng, người dân lập bàn vái vọng trước đền chùa ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh 2.

Xe lực lượng chức năng đã chốt chặn trước cổng chính phủ Tây Hồ và đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động người dân hạn chế tụ tập đông người. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không chấp hành.

Công an gác cổng, người dân lập bàn vái vọng trước đền chùa ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh 3.

Một số người còn bỏ cả khẩu trang để vái vọng trước cổng Phủ Tây Hồ.

Công an gác cổng, người dân lập bàn vái vọng trước đền chùa ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh 4.

Tại cổng khác của Phủ Tây Hồ, nhiều người còn lập bàn, đặt lễ và khấn vái.

Công an gác cổng, người dân lập bàn vái vọng trước đền chùa ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh 5.

Thậm chí còn đặt lễ vái vọng từ hàng quán xung quanh phủ Tây Hồ.

Công an gác cổng, người dân lập bàn vái vọng trước đền chùa ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh 6.

Tới gần trưa, lượng người đến vái vọng ngày càng đông.

Công an gác cổng, người dân lập bàn vái vọng trước đền chùa ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh 7.

Nhiều người tỏ ra buồn, chán vì không được vào trong Phủ Tây Hồ làm lễ.

Công an gác cổng, người dân lập bàn vái vọng trước đền chùa ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh 8.

Ghi nhận tại Chùa Hà (Quần Cầu Giấy), cũng xuất hiện nhiều người dân đến vái vọng, cầu an ngày Rằm tháng Giêng.

Công an gác cổng, người dân lập bàn vái vọng trước đền chùa ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh 9.

Theo quan sát, số lượng người đến Chùa Hà vắng vẻ hơn so với thời điểm bùng phát dịch Covid-19 năm ngoái.

Công an gác cổng, người dân lập bàn vái vọng trước đền chùa ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh 10.

Một số người có ý thức hơn trong việc phòng, chống dịch Covid-19 đã vái vọng từ rất xa.

Công an gác cổng, người dân lập bàn vái vọng trước đền chùa ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh 11.

Tại chùa Trấn Quốc (Quận Tây Hồ), lượng người đến vái vọng, cầu an cũng xuất hiện khá đông.

Công an gác cổng, người dân lập bàn vái vọng trước đền chùa ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh 12.

Ông Nguyễn Văn Đạt (Quận Ba Đình) chia sẻ: “Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng nên tôi đi lễ tại chùa Trấn Quốc. Để hạn chế tụ tập đông người tôi đã phải đứng riêng ra một góc vắng vẻ để vái vọng, cầu an”.

Công an gác cổng, người dân lập bàn vái vọng trước đền chùa ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh 13.

Tại đền Quán Thánh (Quận Ba Đình) chỉ xuất hiện lác đác người đến làm lễ, cầu an.


https://danviet.vn/ha-noi-cong-an-gac-cong-nguoi-dan-lap-ban-le-va-vai-vong-truoc-cong-den-chua-20210226115830444.htm

..

..



----

BỔ SUNG



3.

SGGPO 

Thực hư liên quan đến việc ứng dụng ví điện tử vào việc cúng dường, cầu an, ngày 23-2, tại Hà Nội, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có trao đổi với báo chí.

Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định, đây là thử nghiệm mới của Giáo hội trong mùa dịch Covid và việc cúng dường online là cách để đảm bảo phòng dịch, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân.

Về hình thức cúng dường online quá mới mẻ, người dân chưa quen và khi thử nghiệm hình thức này Giáo hội có nhận được các ý kiến trái chiều, Thượng tọa Thích Đức Thiện thông tin: “Mấy ngày vừa qua, tôi nhận được rất nhiều điện thoại hỏi về việc này. Mong muốn của chúng tôi để cho mọi người thấy rõ là Giáo hội chủ động, mọi thứ đều rõ ràng, minh bạch và vì lợi ích chung".
Việc triển khai hợp tác thử nghiệm này để hướng tới 3 mục tiêu. Thứ nhất, tránh tập trung đông người trong những ngày dịch bệnh. Thứ hai nhằm minh bạch tiền công đức và một mục tiêu khác là hướng tới việc thay đổi hành vi gài tiền, rải tiền vào tay tượng phật mà báo chí vẫn thường phản ánh trong nhiều mùa lễ hội trước. Đây là bước thử nghiệm để tiến tới đạt được mong muốn tốt đẹp trong văn hóa đi lễ chùa cũng như cầu an đầu xuân.
12 chùa được thử nghiệm ứng dựng cúng dường qua ví điện tử ảnh 1Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có trao đổi với báo chí về thí điểm cúng dường qua ví điện tử
Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết, ứng dụng cúng dường thông qua ví điện tử được thực hiện thí điểm ở 12 chùa, cũng vì thời gian gấp gáp, lại vào dịp sát Tết nên việc thông báo, triển khai chưa rộng rãi. Đây là thử nghiệm để xác định một hướng mới trong tương lai cho việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào các hoạt động văn hóa, xã hội và tín ngưỡng.

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, so với năm 2020 việc ứng dụng công nghệ 4.0 đã được nhiều chùa, các đạo tràng trực thuộc các chùa ủng hộ và cũng Phật tử đón nhận. Mọi người cũng hiểu rằng việc cốt ở nhất tâm. Dù cúng dường onine nhưng nhất tâm hướng đến Phật thì vẫn thỏa mãn được nhu cầu tín ngưỡng của mình. Qua việc tiến hành các khóa lễ, cúng dường điện tử là sự dịch chuyển, giáo hội đó nhiều hoạt động để người dân có thể thích nghi với sự thay đổi. Từ năm 2020 GHPGVN đã hoàn thành trung tâm điều hành của giáo hội để kết nối trực tuyến. Bước tiếp theo trong nhiệm kỳ tới giáo hội sẽ triển khai một cách căn cơ và bài bản, đem đến trở thành một thói quen với đồng bào phật tử. 

Chuỷển đổi số không phải việc có thể thực hiện một sớm một chiều. Thay đổi tư duy cũng như vậy do đó GHPGVN mới đặt ra vấn đề thử nghiệm. Dự kiến thử nghiệm trong 3 tháng xuân lễ hội, sau đó sẽ họp tổng kết đánh giá ưu điểm, nhược điểm, phát sinh, kết quả.

MAI AN

https://www.sggp.org.vn/12-chua-duoc-thu-nghiem-ung-dung-cung-duong-qua-vi-dien-tu-715264.html




2.

RẰM THÁNG GIÊNG 2021
🍀🌸🌺❤️❤️❤️
Lễ mùa Covid chỉ vái vọng
(Bên trong cánh cửa có người ngồi bàn ghi công đức)







https://www.facebook.com/kimngoc.hoang.73/posts/1811894105641594




1.








Cầu an online, chùa Phúc Khánh tạo nên cảnh hiếm thấy

Không còn cảnh hàng nghìn người xếp hàng ngồi trước chùa trong lễ cầu an, chùa Phúc Khánh tối nay (25/2) chỉ lác đác một vài người dân đứng trước cửa chùa.

Thực hiện chỉ đạo của TP Hà Nội, UBND phường Thịnh Quang (quận Đống Đa) yêu cầu tạm dừng việc đón khách tại các cơ sở tôn giáo, do đó, chùa Phúc Khánh sẽ tổ chức đại lễ cầu an theo hình thức trực tuyến.  Đây là năm đầu tiên nhà chùa tổ chức cầu an theo hình thức này. 

Theo thông báo của nhà chùa, Tổ đình Phúc Khánh sẽ tổ chức cầu an trực tuyến vào lúc 20h tối 25/2 trên trang Facebook "Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội".  Tại đây, hình ảnh các vị sư ngồi ở chính điện đọc kinh cầu nguyện sẽ được phát đến với đông đảo nhân dân.

Cầu an online, chùa Phúc Khánh tạo nên cảnh hiếm thấy
An ninh thắt chặt trước chùa Phúc Khánh 

"Sớ cầu an của các gia đình sẽ được nhà chùa dâng lên chính điện, sau ngày 14 tháng Giêng, phật tử đến lễ tạ và nhận lộc như đã đăng ký", thông báo của nhà chùa nêu.  

Ghi nhận của PV. VietNamNet tại chùa Phúc Khánh tối nay cho thấy, có lác đác một vài người dân tìm đến tại khu vực chùa, chắp tay cầu an. Lượng người bên trong nhà chùa cũng hạn chế tối đa để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. 

Bà Lê (người dân quận Đống Đa) cho biết, năm nay dù dịch nhưng bà vẫn tìm đến chùa để cầu an, vì lượng người không đông đúc như các năm nên bà không bị áp lực về chỗ ngồi. 

Cầu an online, chùa Phúc Khánh tạo nên cảnh hiếm thấy
Cảnh vắng vẻ bên trong khuôn viên chùa Phúc Khánh

Tại khu vực hai cổng trước và sau của nhà chùa, lực lượng bảo vệ canh gác cẩn thận, khuyến cáo người dân không vào chùa chấp hành quy định của thành phố. Lực lượng dân phòng cũng được phường Thịnh Quang huy động để đảm bảo trật tự trước khu vực nhà chùa. 

Khác với vẻ đông đúc như các năm trước, không khí tại chùa Phúc Khánh năm nay cả bên trong và bên ngoài đều vắng vẻ. Mặt đường Tây Sơn giao thông đi lại thông thoáng, không xảy ra cảnh ùn tắc cục bộ. Bên trong khuôn viên chùa chỉ có lác đác một vài người của nhà chùa, phóng viên và lực lượng công an đảm bảo trật tự. 

Cầu an online, chùa Phúc Khánh tạo nên cảnh hiếm thấy
Người dân chắp tay cầu an ở ngoài khu vực chùa
Cầu an online, chùa Phúc Khánh tạo nên cảnh hiếm thấy
Cầu an online, chùa Phúc Khánh tạo nên cảnh hiếm thấy
Bên ngoài chùa Phúc Khánh không còn cảnh đông đúc như các năm trước
Cầu an online, chùa Phúc Khánh tạo nên cảnh hiếm thấy
Cầu an online, chùa Phúc Khánh tạo nên cảnh hiếm thấy
Lác đác vài người tìm đến chắp tay cầu an
Cầu an online, chùa Phúc Khánh tạo nên cảnh hiếm thấy
Thông bạch của nhà chùa về việc cầu an trực tuyến
Cầu an online, chùa Phúc Khánh tạo nên cảnh hiếm thấy
Bên trong chùa Phúc Khánh vắng vẻ
Cầu an online, chùa Phúc Khánh tạo nên cảnh hiếm thấy
Đây là năm đầu tiên chùa Phúc Khánh tổ chức cầu an trực tuyến
Nghìn người giữ chỗ, chen nhau ngoài đường cầu an chùa Phúc Khánh

Nghìn người giữ chỗ, chen nhau ngoài đường cầu an chùa Phúc Khánh

Tối nay, hàng nghìn người tập trung quanh chùa Phúc Khánh (Hà Nội) làm lễ cầu an, giải hạn dịp rằm tháng ....

Lê Anh Dũng - Đoàn Bổng

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/cau-an-online-chua-phuc-khanh-tao-nen-canh-hiem-thay-715539.html

..



..




Hà Nội: Tổ đình Phúc Khánh tổ chức lễ cầu an online nhưng nhiều người vẫn tập trung trong đêm để vái vọng

PHƯƠNG THẢO - CLIP: KINGPRO, THEO DOANH NGHIỆP VÀ TIẾP THỊ 21:44 25/02/2021

Chiều tối 25/2 (tức 13/1 âm lịch), xung quanh các cửa của tổ đình Phúc Khánh, người dân đã có mặt để hi vọng có thể vào bên trong hoặc đứng ngoài vái vọng từ xa dưới tiếng loa được phát ra.

00:02:31

Tổ đình Phúc Khánh tổ chức lễ cầu an online nhưng nhiều người vẫn tập trung trong đêm để vái vọng

Hà Nội: Tổ đình Phúc Khánh tổ chức lễ cầu an online nhưng nhiều người vẫn tập trung trong đêm để vái vọng - Ảnh 2.

Một cặp đôi ngồi ban công tập thể A1 Vĩnh Hồ để vái vọng vào tổ đình Phúc Khánh khi khoá lễ bắt đầu

Hà Nội: Tổ đình Phúc Khánh tổ chức lễ cầu an online nhưng nhiều người vẫn tập trung trong đêm để vái vọng - Ảnh 3.

Cũng như nhiều người, cặp đôi đã có mặt từ sớm và tìm vị trí cho mình

Hà Nội: Tổ đình Phúc Khánh tổ chức lễ cầu an online nhưng nhiều người vẫn tập trung trong đêm để vái vọng - Ảnh 4.

Bên chiếc điện thoại được bật hình ảnh đang trực tiếp từ bên trong và quyển kinh, hai người cùng niệm phật, tụng kinh từ phía ngoài

Hà Nội: Tổ đình Phúc Khánh tổ chức lễ cầu an online nhưng nhiều người vẫn tập trung trong đêm để vái vọng - Ảnh 5.

Xung quanh các cửa của tổ đình người dân tụ tập để khấn vái từ bên ngoài

Hà Nội: Tổ đình Phúc Khánh tổ chức lễ cầu an online nhưng nhiều người vẫn tập trung trong đêm để vái vọng - Ảnh 6.

Mặc dù nhà chùa đã thông báo khoá lễ sẽ tổ chức online nhưng nhiều người vẫn hi vọng duyên may được vào trong hoặc được khấn ở gần chùa nhất

Hà Nội: Tổ đình Phúc Khánh tổ chức lễ cầu an online nhưng nhiều người vẫn tập trung trong đêm để vái vọng - Ảnh 7.
Hà Nội: Tổ đình Phúc Khánh tổ chức lễ cầu an online nhưng nhiều người vẫn tập trung trong đêm để vái vọng - Ảnh 8.
Hà Nội: Tổ đình Phúc Khánh tổ chức lễ cầu an online nhưng nhiều người vẫn tập trung trong đêm để vái vọng - Ảnh 8.
Hà Nội: Tổ đình Phúc Khánh tổ chức lễ cầu an online nhưng nhiều người vẫn tập trung trong đêm để vái vọng - Ảnh 8.
Hà Nội: Tổ đình Phúc Khánh tổ chức lễ cầu an online nhưng nhiều người vẫn tập trung trong đêm để vái vọng - Ảnh 8.
Hà Nội: Tổ đình Phúc Khánh tổ chức lễ cầu an online nhưng nhiều người vẫn tập trung trong đêm để vái vọng - Ảnh 8.
Hà Nội: Tổ đình Phúc Khánh tổ chức lễ cầu an online nhưng nhiều người vẫn tập trung trong đêm để vái vọng - Ảnh 9.

Một số người ngồi bên dải phân cách để vái vọng

Hà Nội: Tổ đình Phúc Khánh tổ chức lễ cầu an online nhưng nhiều người vẫn tập trung trong đêm để vái vọng - Ảnh 10.
Hà Nội: Tổ đình Phúc Khánh tổ chức lễ cầu an online nhưng nhiều người vẫn tập trung trong đêm để vái vọng - Ảnh 11.
Hà Nội: Tổ đình Phúc Khánh tổ chức lễ cầu an online nhưng nhiều người vẫn tập trung trong đêm để vái vọng - Ảnh 12.

Từ chập tối, nhiều phật tử đã mang ghế tới để đợi đến giờ làm lễ cầu an. Tuy phải ngồi ở ngoài nhưng mọi người vẫn hoan hỉ

Hà Nội: Tổ đình Phúc Khánh tổ chức lễ cầu an online nhưng nhiều người vẫn tập trung trong đêm để vái vọng - Ảnh 13.

Một nhóm phật tử chờ ở cổng sau hi vọng được vào

https://kenh14.vn/ha-noi-le-cau-an-to-chuc-online-nhung-nhieu-phat-tu-van-tap-trung-xung-quanh-to-dinh-phuc-khanh-de-vai-vong-20210225211938011.chn

..

..



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.