Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

14/10/2020

Cùng lợi dụng "công" để làm giàu cho "tư": khởi nghiệp Cánh Hẩu của bộ sách Cánh Diều

Cũng không khác mấy trường hợp các tướng công an bảo kê cho các tập đoàn tội phạm bằng công cụ của chính Bộ Công an (xem lại sự kiện tướng Vĩnh và tướng Hóa ở đây hay ở đây).

Bản chất của khởi nghiệp Cánh Hẩu qua trường hợp bộ sách giáo khoa Cánh Diều có thể thấy như sau:

- Tổng Chủ biên là Tổng Chủ biên của một công việc nhà nước thuộc Bộ Giáo dục, 

- Chủ biên là Chủ biên của một công việc thuộc một công ty tư nhân (công ty VEPIC, xem trang chủ ở đây).

- Rồi kết hợp thành Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên.

(có thể có một cái Tổng Chủ biên nữa thuộc về công ty tư nhân mà thực chất là làm nhập nhằng với Tổng Chủ biên thuộc về nhà nước).

Bản chất của khởi nghiệp Cánh Hẩu, chính là ở sự kết hợp như vậy.

Trách nhiệm pháp lí đã có thể được đặt ra. Các thứ thuộc về "công" đang được các Cánh Hẩu ở khắp nơi rút ruột để biến thành "tư". Trương mọi thứ pháp lí của "công" ra để làm bình phong che chắn cho việc làm giàu của "tư". Thế có thể gọi là bất liêm bất chính được chưa ?

Lấy một ít tư liệu từ trang của VEPIC về dưới đây.

"



CTY CP ĐẦU TƯ XUẤT BẢN – THIẾT BỊ GIÁO DỤC VIỆT NAM (VEPIC)

Địa chỉ: Tầng 1, tòa nhà Green Park,
Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: (024) 3633 0316
Hotline: 0886725566
Số fax: (024) 3633 0316
Email: sachcanhdieu@vepic.edu.vn

http://sachcanhdieu.com/

"



Tháng 10 năm 2020,

Giao Blog


..


---


BỔ SUNG


10.

21/11/2020 08:47


TPO - Theo quy định dự thảo tài liệu điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa tiếng Việt 1, bộ sách Cánh Diều lấy ý kiến dư luận đến hết ngày hôm qua, 20/11 trước khi Bộ GD&ĐT thẩm định lần cuối. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều ý kiến về tài liệu này.

Nói về tài liệu bổ sung, điều chỉnh ngữ liệu của sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 thuộc bộ sách Cánh diều, PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Việt ngữ học, Trường Đại học KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết:
Qua những dữ liệu đưa ra để sửa có thể nói người biên soạn tiếp tục mắc nhiều sai lầm. Cách chỉnh sửa sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 thuộc bộ sách Cánh diều cho thấy những người biên soạn đang phá vỡ tính hệ thống của bộ sách.
'Sửa sai' sách Tiếng Việt Cánh Diều lớp 1: Càng sửa càng sai? - ảnh 1
PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt 
Thứ nhất, có thể thấy giữa tranh minh họa và nội dung bài tập đọc không liên quan lô gic với nhau, như bài 3 (Phố Thợ Nhuộm) và bài 63 (Kết bạn). Nội dung của câu văn miêu tả “phố tấp nập” nhưng ảnh minh họa lại chỉ thấy phố xá lưa thưa vài bóng người hoặc vắng tanh vắng ngắt.
Thứ hai, ngôn ngữ diễn đạt của người viết trong mỗi câu văn cho thấy, người viết không biết cách để tạo ra bối cảnh phù hợp trong giao tiếp tiếng Việt. Ví dụ, ngay đoạn mở đầu của bài 3, tác giả viết: Thủ đô có phố Thợ Nhuộm. Vậy thủ đô ở đây là thủ đô nào? Đối với trẻ em, đây là câu rất mơ hồ. Đó còn chưa kể, câu văn miêu tả rất vụng vì đọc xong thấy cộc lốc: “phố tấp nập và đẹp lắm”. Lẽ ra phải viết: “phố lúc nào cũng tấp nập và rất đẹp”…mới đúng là văn miêu tả.
Đến bài “Chăm bà” người đọc lại thấy rất phản cảm khi đọc câu văn: “Thắm thì đưa sữa cho bà”. Tại sao không dùng “bưng sữa cho bà hay pha sữa cho bà”? Việc đưa sữa cho thấy sự vô cảm, dửng dưng trong hành động của người cháu.
Thứ ba là đã là văn dùng giảng dạy thì phải chặt chẽ, lô gic, nhưng hiện tượng phi lô gic lại khá phổ biến ở các bài. Chẳng hạn, các bài tập đọc như: “ Sáng sớm trên biển” hay “Kết bạn”.
Tôi nhắc lại, trước hết, cần hiểu rằng, chức năng của một cuốn sách dạy Tiếng Việt không phải chỉ là dạy chữ, ghép vần một cách máy móc mà phải dạy tiếng Việt có tính bài bản ngay từ đầu.
Theo tinh thần đó thì việc đưa ra ngữ liệu chỉnh sửa như vừa rồi coi như là thất bại hoàn toàn.
Bởi vì, cho đến lúc này, những người biên soạn không tìm ra được lối thoát mà chỉ giải quyết sai lầm bằng cách vá víu theo “kiểu đầu cá vá đầu tôm”. Càng sửa, càng thấy nhiều lỗ hổng trong tư duy của chính người biên soạn. Nói đơn giản là, đó là cách lấy cái sai này để thay thế cho cái sai khác. Trong khi đó, yêu cầu của việc dạy Tiếng Việt là phải đảm bảo tính chuẩn mực.
Người biên soạn đã không biết dùng ngôn ngữ chuẩn mực thì sao lại đòi hỏi người dạy phải sáng tạo ra chuẩn mực mới dựa trên khung chương trình? Đó là kiểu tư duy áp đặt theo lối quan phương. Nó không phải là thứ tư duy khoa học. Đổ vạ cho giáo viên để trốn tránh trách nhiệm là việc rất không nên, nói thẳng là không được làm!

Như đã đưa tin, năm học 2020-2021, học sinh lớp 1 bắt đầu học chương trình giáo dục phổ thông mới và sách giáo khoa mới. Có 5 bộ sách được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, trong đó 4 bộ Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Kết nối tri thức với cuộc sống, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn. Bộ Cánh Diều do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP HCM biên soạn.

Trong đó, sách Tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh Diều bị dư luận chê tơi tả khi cho rằng sẽ dạy hư trẻ em với thòi lừa lọc, thủ đoạn, lười nhác... Vì vậy, Bộ GD-ĐT yêu cầu yêu cầu nhà xuất bản và nhóm tác giả xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính và gửi hội đồng thẩm định rà soát và phản hồi dư luận.

Nhà xuất bản ĐH Sư phạm TPHCM vừa công bố dự thảo tài liệu điều chỉnh, bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều, để xin ý kiến giáo viên và xã hội. Nhiều giáo viên nói rằng, họ đã chủ động thay thế bài đọc, phương ngữ để phù hợp tình hình địa phương.

Bộ Giáo dục thừa nhận trách nhiệm trong bộ sách Cánh Diều; Chốt phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2020-2021 hay nhiều ứng viên giáo sư, phó giáo sư phải rà soát lại là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua.

“Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Hội đồng thẩm định và tác giả SGK môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều trân trọng tiếp thu và cảm ơn các nhà khoa học, giáo viên và cử tri cả nước đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, chỉ ra những nội dung chưa phù hợp”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết.



https://www.tienphong.vn/giao-duc/sua-sai-sach-tieng-viet-canh-dieu-lop-1-cang-sua-cang-sai-1752980.tpo?fbclid=IwAR1LROrsKYcCrCJ-tfJUqNHAzuRXW164alYxcVT_eU-0kOxBsIUB_jnmVEI


9.

Chiều 20/10/20
-----
Bây giờ thì ông đã đi xa được hơn một năm rồi !...
Hôm nay lục lại máy thấy cái thư ông mời tôi cộng tác làm SGK Cánh Buồm từ tháng Tư năm 2016, trong tôi dấy lên một cảm giác buồn thương, tiếc nuối ! Chỉ vì nghe và tin lời một người tôi coi như người anh, mà tôi đã hiểu lầm ông và đã từ chối cộng tác với ông. (Trong thư ông có nhắc đến "anh Tôn" là anh trai tôi).
SGK của Nhóm Cánh Buồm được soạn ra không phải vì những điều gì khác ngoài những tấm lòng thật sự vì trẻ thơ bằng tinh thần thiện nguyện. Giờ đây các bộ SGK Cánh Buồm có thể được đọc miễn phí trên mạng.
Xin được thắp nén tâm nhang thành kính tưởng nhớ ông và cho phép tôi công bố bức thư rất tâm huyết về Giáo dục này của ông coi như một lời tạ tội tới ông. Cầu mong ông được thanh thản.
*
THƯ CỦA NHÀ GIÁO PHẠM TOÀN
Sáng thứ hai, 4 tháng 4 năm 2016
Thân gửi bạn Đào Duy Hiệp,
Tôi là Toàn, bạn của anh Tôn, quê xã Đông Hội, ít giao du, hôm nay đầu tuần lại sáng sớm viết thư tới anh, hy vọng đây không là lá thư quấy rối anh.
Tóm tắt vài điều để anh hiểu qua qua vì sao tôi có thư này tới anh.
Tôi đi bộ đội thời chống Pháp, rồi khi “chuẩn bị tổng phản công” thì tôi được nằm trong danh sách đi học (đơn vị tôi có 3 đi học sư phạm, 1 đi học Hỏa xa, 1 đi học in tiền, 1 đi học hoạt họa – anh này sau là giám đốc xưởng phim hoạt họa đầu tiên của VN). Tôi học sư phạm Trung cấp, ban xã hội, nhưng chương trình học thêm môn Sinh học rất kỹ “để phục vụ nông thôn vì nước ta là … ”…
Tháng 3 năm 1953, chúng tôi 10 anh em đặc cách ra trường sớm 1 học kỳ, phàn lớn về dạy vùng tạm chiếm, tôi về dạy trường Phổ thông lao động trung ương, trực thuộc Bộ GD, ông thứ trưởng Nguyễn Khánh Toàn “giữ ngôi” hiệu trưởng. Trường PTLĐ trung ương dạy học sinh toàn là cấp ủy hoặc có chức to. Tôi được coi là ngớ ngẩn, dạy học kém, mặc dù vậy có một học sinh là anh Nguyễn Linh, trưởng ty Thông tin tỉnh Quảng Trị tạm chiếm ra học, lại rất thân với tôi. Mãu sau này, sau 1975, trước khi anh qua đời chúng tôi vẫn thân nhau, không biết vì sao…
Thôi tôi cóc nhảy qua một đoạn sau nhé, kẻo làm anh hết kiên nhẫn.
Từ năm 1968 đến năm 1978, tôi làm một đề tài “Dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc”, và tôi “nằm lỳ” ở Hà Tuyên mỗi năm 10 tháng, đi khắp các huyện vùng cao huấn luyện giáo viên, cuối năm nghỉ Tết (vùng cao học sinh nghỉ Đông không nghỉ Hè) về Hà Nội, bè bạn nhất là Dương Tường giúi cho tài liệu dịch cấp tập để lại “lương khô” cho vợ con, ra Tết sau rằm lại đi. Không phải là khoe anh, nhưng cuộc “ngao du” năm sáu huyện vùng cao đã cho tôi (a) Thư khen của chủ tịch tỉnh Hà Tuyên (b) Huy hiệu Lao động sáng tạo của Ban Thi đua Trung ương năm 1981 (c) Giải nhì tài liệu dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc của UNESCO khu vực châu Á và TBDương năm 1984 (kèm theo 2 ngàn đôla, anh Lương Ngọc Toản “xin cho Bộ” một nửa) …
Sau Tết năm 1978, anh Hồ Ngọc Đại rủ tôi về làm trường Thực nghiệm. Tôi nhận lời. Bỏ hết. Hào hứng. Nhất là đã có người rất mạnh thế che chở cho tôi về chính trị. Tôi làm ngày làm đêm với anh Đại gần bốn chục năm… Mãi đến khi anh Đại về hưu, chuyển làm giám đốc Dự án Giáo dục môi trường, anh ấy lại “bắt” tôi bỏ việc dạy TV ở trường quốc tế Pháp ở Hà Nội để giữ chức Tư vấn quốc gia về đào tạo nguồn lực (hiểu theo nghĩa đào tạo sư phạm).
Tôi không hiểu sao mình mải mê với anh Đại đến thế. Dương Tường vừa nhắc lời Lê Đạt giễu tôi “thằng Châu Diên nó làm dấu Thánh “Nhân danh Cha và Con và Hồ Ngọc Đại”…
Nhưng nay thì tôi hiểu:
1. Anh Đại được đi học Nga từ 1968 đến 1976 đã thổi vào tôi một luồng gió đổi mới giáo dục. Một người cuồng tín như tôi thuộc thế hệ tôi trong cơn tuyệt vọng (nhiều nhẽ nói ở đây không hết) rất dễ bám vào cái loại phao cứu sinh đó.
2. Tôi thèm làm việc và thèm đổi mới và đã thấy trong tư duy giáo dục của anh Đại một hướng đi khả dĩ có thể giúp mình “tung hoành”. Anh Đại với vị thế của anh ấy bảo đảm cho tôi hành nghề an toàn.
3. Những việc làm của tôi có kết quả thực sự. Tôi làm chính thức ở Tổ Văn (phụ trách soạn chương trình và tài liệu dạy Tiếng Việt và Văn), thế nhưng tôi bị anh Đào Thái Lai “bắt” làm tổ viên tổ Toán-Tin gần mười năm (anh Lai đã đến tuổi về hưu nhưng vì là PGS nên ở lại, vẫn đang làm ở Viện KHGD) và làm cố vấn cho việc dạy ngoại ngữ và cả … Đạo dức nữa (!!!!!).
Anh Hiệp thân mến,
Hiện nay tức là từ năm 2009 (lần cuối cùng anh Đại nhờ tôi huấn luyện chuyên gia cho anh trong hai tuần) tôi không làm cùng với anh Đại nữa. Anh ấy hiện đang có ba trường tư to lắm (www.cgd.victory). Tôi chỉ đủ sức lập một nhóm biên soạn sách giáo khoa (www.canhbuom.edu.vn) nhằm làm mẫu cho một sự thay đổi triệt để trong GD Phổ thông, mà thiếu cái nền tảng đó thì chẳng có Đại học, chẳng có Cao học, chẳng có Hàn Lâm chi ráo.
Tôi mong được gặp anh một buổi nào để bàn về việc này và mời anh (cùng những cánh tay thân cận của anh) tham gia viết một số bài về văn học phương Tây, và về lâu dài sẽ cùng nhóm CB tiếp nối công việc cho tới khi thực sự đất nước ta không còn như hôm nay.
Rất trân trọng,
Toàn
Di động: 0914 349 266
Nhà: P.301 Tòa nhà CT4B Khu đô thị mới Trung Văn
Nam Từ Liêm – Hà Nội

https://www.facebook.com/hiep.daoduy.3/posts/10219257080485007



8.


 17/10/2020 08:40 Nguyễn Trọng Bình
GDVN- Để công cuộc đổi mới thành công thì tinh thần trách nhiệm của những người tham gia điều hành, quản lý ở tất cả các khâu là rất quan trọng.

LTS: Liên quan đến những ồn ào về sách giáo khoa mới, nhà giáo Nguyễn Trọng Bình từ Cần Thơ tiếp tục gửi đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết bày tỏ những lo lắng về lộ trình đổi mới sách giáo khoa trong những năm tiếp theo.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Hệ lụy của việc không cầu thị lắng nghe và chủ quan, nóng vội

Là một người dạy học, từ lâu có theo dõi những vấn đề liên quan đến việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục; tôi cho rằng sự cố sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều do Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đứng tên “tổng chủ biên kiêm chủ biên” âu cũng là một hệ lụy tất yếu. Vì sao như vậy?

Thứ nhất, hai năm trước đây, khi Chương trình giáo dục phổ thông mới cũng do chính Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết làm Tổng chủ biên, bản thân tôi và nhiều người đã lên tiếng phản biện, góp ý rất nhiều lần.

Khi ấy, tôi còn nhớ, ngay diễn đàn này, trước khi qua đời cố nhà giáo Phạm Toàn cũng kịp để lại một lời khuyên chân thành cho những người gánh trọng trách lèo lái con thuyền giáo dục nước nhà.

Với kinh nghiệm và tầm nhìn cùng sự hiểu biết sâu sắc của mình, cố nhà giáo Phạm Toàn cho rằng cần phải “dừng chương trình tổng thể” năm 2018 để “dỡ ra làm lại” vì theo ông nó mang bóng dáng của chương trình đổi mới năm 2000. [1]

Đáng tiếc thay, tiếng nói của chúng tôi khi ấy đa phần đều bị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết và các cộng sự của ông bỏ ngoài tai, không thèm quan tâm.

Thứ hai, có thể nói những sai sót đến khó tin trong sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều mà dư luận phản đối là hệ quả tất yếu của sự chủ quan, nóng vội mà người phải chịu trách nhiệm trước hết không ai khác hơn là Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết.

Bởi chính ông Thuyết trước đó đã tự tin một cách thái quá khi cho rằng sách do ông biên soạn có thể “đưa vào dạy được ngay mà không cần phải tập huấn” [2]. Điều này cũng được chính ông Mai Ngọc Chừ - Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định sách Tiếng Việt lớp 1 thừa nhận:

“Khi thẩm định sách, một trong những tiêu chuẩn cứng là vấn đề thực nghiệm. Năm bộ sách đều được tổ chức thực nghiệm, nhưng thời gian chỉ có vài tháng.

Khi thẩm định, chúng tôi hỏi rất cặn kẽ thực nghiệm ở đâu, thế nào, nhóm tác giả đều trình bày đầy đủ. Nhưng chúng tôi cũng không thể kiểm tra từng lớp, từng giáo viên, học sinh để xem mức độ đến đâu”. [3]

Phát biểu trên của ông Mai Ngọc Chừ cho thấy, công tác thực nghiệm sách giáo khoa không được Bộ Giáo dục và Đào tạo giám sát kỹ càng.

Nói khác đi, vấn đề này gần như Bộ đã “khoán trắng” cho nhóm tác giả biên soạn và các Nhà xuất bản “tự biên tự diễn” sau đó làm báo cáo gửi kèm vào hồ sơ trình Hội đồng thẩm định.

(Ảnh chụp màn hình sách Tiếng Việt 1 – bộ Cánh Diều)

Thứ ba, trước đây, tôi và nhiều người khác đã lên tiếng cảnh báo việc Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cùng lúc đảm nhận hai vai trò Tổng Chủ biên chương trình và Tổng chủ biên sách giáo khoa là “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Đây là lỗ hỏng chết người trong điều hành quản lý, gây ra sự bất bình đẳng và chắc chắn ảnh hưởng đến tính khách quan trong vấn đề thẩm định các bộ sách giáo khoa do ông và các tác giả khác biên soạn.

Còn nhớ hơn một năm trước đây, Giáo sư Trần Đình Sử - Chủ tịch hội đồng thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt đã rất quyết liệt gạt phăng bộ sách Tiếng Việt của Giáo sư Hồ Ngọc Đại sau gần 40 năm kiểm nghiệm qua thực tế với lý do có quá nhiều lỗi và nhất là “không phù hợp với chương trình” đổi mới.

Nhưng rồi cũng chính Giáo sư Sử chứ không phải ai khác bảo rằng đã “lật từng trang, xem từng chữ…” nhưng không hiểu sao vẫn không phát hiện ra chi chít hạt sạn trong sách Cánh Diều của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết như các vị phụ huynh học sinh đã chỉ ra?

Tại sao như vậy? Có vấn đề gì chăng khi quyển sách được đánh giá tốt nhất trong 5 bộ sách giáo khoa lớp 1, được 100% thành viên hội đồng bỏ phiếu thông qua, dẫn đầu các bộ sách được các trường phổ thông lựa chọn nhưng lại là bộ sách thảm họa? Để rồi giờ đây phải rà soát, chỉnh sửa và thẩm định lại?

Lộ trình đổi mới sách giáo khoa: không thể không lo

Được biết, năm 2018 sau khi đã thông qua Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng công bố lộ trình đổi mới sách giáo khoa.

Theo đó, năm học 2020-2021 sẽ đổi mới sách giáo khoa lớp 1; năm học 2021-2022 đổi mới lớp 2 và lớp 6; năm học 2022-2023 đổi mới lớp 3, lớp 7 và lớp 10; năm học 2023-2024 đổi mới lớp 4, lớp 8 và lớp 11; năm học 2024-2025 đổi mới lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Với những gì đang xảy ra với sách Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều, thật sự không thể không lo cho công tác chuẩn bị để đổi mới sách giáo khoa theo lộ trình trên.

Thử hình dung, chỉ còn một năm nữa là đổi mới sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 nhưng đến thời điểm này mọi chuyện như thế nào?

Có ai biết đã hai bộ sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 được nhóm tác giả nào biên soạn chưa; các bộ sách đã được Hội đồng thẩm định ra sao, công tác tập huấn cho giáo viên như thế nào, rồi việc các trường phổ thông lựa chọn bộ sách nào để các thầy cô giáo soạn giáo án dạy học…

Thật lạ lùng làm sao, những công việc quan trọng như vậy nhưng đến giờ gần như vẫn còn trong vòng khép kín nếu không muốn nói là bí mật, chỉ những người trong cuộc mới hiểu?

Lùi lộ trình đổi mới sách giáo khoa kể từ năm học 2022-2023

Còn nhớ, tại Phiên họp toàn thể của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc Hội ngày 25 – 26/9/2017, sau khi nghe Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo việc thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình phổ thông và Báo cáo việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông , ông Phan Thành Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng phát biểu:

“Đổi mới giáo dục đang chậm nhịp nhưng không thể vội mà phải tính về lâu dài, phải nhìn sâu sắc để làm bài bản, tránh lần này làm không được, vài năm sau lại đặt vấn đề sửa chương trình”. [4]

Xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa phổ thông, bài học từ Nhật Bản
Xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa phổ thông, bài học từ Nhật Bản

Với những gì đang xảy với Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều, tôi cho rằng cần thiết lùi thời gian thực hiện đổi mới sách giáo khoa kể từ năm học sau để Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá và kiện toàn mọi công tác chuẩn bị cho việc thay đổi sách giáo khoa một cách căn bản và minh bạch nhất.

Có 3 lý do phải tạm dừng:

Một, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tiếp thu và xử lý rốt ráo sự cố sách Tiếng Việt Cánh Diều hiện nay.

Song song đó là, rà soát nhằm điều chỉnh, bổ sung tất cả quy trình về biên soạn, thẩm định, phê duyệt, tập huấn sách giáo khoa mới cho giáo viên trong những năm tới; cần thiết phải áp dụng công nghệ thông tin để thay đổi cách làm với bản thảo sách giáo khoa như cách làm hiện nay để lấy ý kiến góp ý của giáo viên, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, cộng đồng, phụ huynh... trước khi áp dụng vào thực tiễn dạy học.

Hai, như đã nói ở trên, cho đến hôm nay không ai biết công tác chuẩn bị việc đổi mới sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 và các lớp khác theo lộ trình các năm tiếp theo đã được tiến hành như thế nào?

Ba, Luật Giáo dục hiện hành quy định Hội đồng thẩm định sách giáo khoa và Bộ trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng chương trình sách giáo khoa phổ thông.

Sau khi sự cố sách Tiếng Việt 1 do nhóm Cánh Diều xảy ra, người ta lại thấy quả bóng trách nhiệm đang được những người trong cuộc chuyền quà chuyền lại cho nhau rất thuần thục.

Giáo sư Trần Đình Sử - Chủ tịch Hội đồng thẩm định chỉ sau một ngày đã “bể kèo” từ chỗ cho rằng sách Cánh Diều “phù hợp”, “không sai” sau đó nhanh chân đá quả bóng trách nhiệm sang cho ông Tổng chủ biên và các cộng sự, rằng “những điều dư luận phản ứng đều đã được Hội đồng chỉ ra và yêu cầu sửa chữa nhưng các tác giả viết sách bảo lưu quan điểm không sửa”.

Rồi cũng ông cũng đã thừa nhận vì “nể nang” các tác giả viết sách nên mới ra nông nỗi. [5].

Thử hỏi với thái độ và tinh thần trách nhiệm của những người trong cuộc như thế thì lấy gì đảm bảo sẽ không xảy ra sự cố tương tự trong tương lai?

Thay lời kết

Đổi mới giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước thế nên mọi sự cẩn trọng là không bao giờ thừa.

Ngoài ra, để công cuộc đổi mới thành công thì tinh thần trách nhiệm của những người tham gia điều hành, quản lý ở tất cả các khâu là rất quan trọng.

Sự cố sách Tiếng Việt lớp 1 là chỉ dấu cho thấy mọi sự chủ quan, nóng vội và nhất là không cầu thị lắng nghe góp ý của người dân tất yếu sẽ dẫn đến những hệ lụy không mong muốn. Điều đó cũng đồng nghĩa công cuộc đổi mới khó mà thành công như kỳ vọng.

Nếu như thế có tội rất lớn với nhân dân.

Tài liệu tham khảo:

[1]: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/nha-giao-pham-toan-toi-thay-bong-dang-cua-chuong-trinh-2000-dang-hien-hien-post177083.gd

[2]: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/thay-thuyet-noi-sach-tieng-viet-1-moi-day-duoc-ngay-khong-can-tap-huan-post205494.gd?

[3]: https://www.tienphong.vn/giao-duc/tham-dinh-sach-giao-khoa-lop-1-het-bao-nhieu-tien-1735404.tpo

[4]: https://www.daibieunhandan.vn/tha-cham-ma%E2%80%A6-chac-396088

[5]:https://soha.vn/gs-tran-dinh-su-hd-tham-dinh-co-phan-ne-nang-khong-kien-quyet-yeu-cau-sua-chua-sgk-tieng-viet-lop-1-20201013095004256.htm

Nguyễn Trọng Bình

https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/can-lui-lo-trinh-doi-moi-sach-giao-khoa-de-lam-cho-can-than-post212960.gd?fbclid=IwAR2i6ux5w8wwZAGBJmMtLk-1ktXF5udRKfvYpJlhzMRB4rcf7VtM-tvVBkQ




7.

Mạc Văn Trang
Chết thật! Có nhiều người nhầm lẫn nguy hiểm, có cô giáo hỏi tôi:
- Sách Cánh Diều cũng là sách Cánh Buồm phải không?
- Không! Không! Không! Nó cũng giống như hàng “Xôi gà Ông Già”; nổi tiếng ở
Tây Hồ, ít lâu sau thấy xuất hiện bên cạnh một cửa hàng to hơn: “Xôi gà Ông Già
xịn” rồi sau đó lại thêm cửa hàng mới hoành tráng: “Xôi gà Ông già Nhà quê”…
khiến dân tình không biết đâu mà lần!
Sách CÁNH DIỀU là do GS TS Nguyễn Minh Thuyết Chủ biên, theo Chương
trình quốc gia của Bộ GD& ĐT, vừa xuất bản, đưa vào sử dụng cho lớp Một từ
tháng 9/2020 và gây dư luận xôn xao…
Sách CÁNH BUỒM do nhà giáo Phạm Toàn Chủ biên cùng nhóm Cánh Buồm vừa
biên soạn vừa dạy cho học sinh (HS) từ năm 2009 đến nay. Sách Cánh Buồm cũng
có mấy môn vừa dạy thử nghiệm, vừa biên soạn: Tiếng Việt, Văn, Lối sống, Khoa
học, Tiếng Anh...cho HS Tiểu học. Nhưng trong đó môn Tiếng Việt và Văn thành
công chắc chắn nhất và đã có sách dạy đến hết lớp 9.
Sách Cánh Buồm được làm ra bởi một nhóm thiện nguyện do nhà giáo Phạm Toàn
khởi xướng và lãnh đạo, làm sách phi lợi nhuận, không tốn 01 đồng của nhà nước
và đã đưa lên mạng ebooks cho mọi người lấy dùng miễn phí (xem trang “Sách
Cánh Buồm https:canhbuom.edu.vn/sachmo/ ). Đến cuối năm 2019 đã được
download gần 30 ngàn lần.
Nhà giáo Phạm Toàn nói: Cánh Buồm hai tay dâng bộ sách này cho thế hệ trẻ Việt
Nam!
1. PHẠM TOÀN LÀ AI?
Phạm Toàn quê tại Đông Anh, Hà Nội, sinh năm 1932 (Nhâm thân); mỗi lần gặp
hai người bạn Nguyên Ngọc, Dương Tường, ông lại đùa: “Ba con khỉ tinh nghịch”.
Phạm Toàn qua đời ngày 26 tháng 6 năm 2019.
Năm 1946 Phạm Toàn đi bộ đội. Cuối năm 1951 ông được đi học sư phạm cao
đẳng. Sau đó ông vừa dạy học vừa viết văn với bút danh Châu Diên.
Phạm Toàn là nhà văn. Ông viết Truyện ngắn, Thơ, Tiểu thuyết… không nhiều
lắm, nhưng bạn bè khen văn ông hay và cá tính…
Phạm Toàn là dịch giả. Những năm khốn khó, ông sống nhờ vào dịch thuật. Ông
dịch khoảng chục sách văn học Pháp; dịch nhiều tài liệu lý luận, Triết học cho
Viện Khoa học Xã hội; ông dịch tiếng Anh cũng nhiều, tiêu biểu là 2 cuốn “Nền
Dân trị Mỹ” của tác giả Alexis De Tocqueville và “Cơ cấu Trí khôn” của
Howard Garner, đều do NXB Tri thức, ấn hành…
Phạm Toàn là nhà giáo, nhà nghiên cứu giáo dục. Phạm Toàn nhiều năm dạy HS
miền núi. Ông vừa dạy vừa nghiên cứu xây dựng nên Chương trình và viết sách
cho HS. Sách của Phạm Toàn dạy cho HS dân tộc vùng núi đã được Giải thưởng
UNESCO (1984). Cả đời Phạm Toàn vừa dạy học, vừa viết văn, vừa dịch sách,
vừa nghiên cứu Văn học, Nghệ thuật, Tâm lý học, Giáo dục học… Bằng con
đường TỰ HỌC phi thường, Phạm Toàn thông thạo mấy ngoại ngữ, có vốn kiến
thức sâu rộng nhiều lĩnh vực, nhất là về Khoa học giáo dục. Ông làm việc gần 20
năm tại Cơ sở Thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại, nhưng ông muốn nghiên cứu
những gì sâu, rộng hơn. Vì vậy ông viết “Hợp lưu các dòng Tâm lý học giáo
dục” (NXB Tri Thức, Hà Nội, 2008)...
Dẫu say mê với chuyên môn, Phạm Toàn luôn đau đáu trách nhiệm xã hội, ông
cùng GS Nguyễn Huệ Chi và GS Nguyễn Thế Hùng lập ra trang web Bauxite VN
nổi tiếng với những phản biện mạnh mẽ...
Có lần hội thảo về sách Cánh Buồm, GS Hồ Ngọc Đại nói (đại ý): Tầng lớp trí
thức trong xã hội là một thực thể có tầng có lớp. Lớp trên cùng gọi là thiên tài, số
cá thể đủ đếm trên đầu ngón tay: Nguyễn Du, Mozart, Einstein… Kế theo là tầng
lớp người có ý tưởng, đông lắm nhưng các cá thể có thể gọi theo tên riêng cộc
lốc, ví dụ Phạm Toàn. Dưới cùng gọi là lớp học trò, đông không đếm xuể, nên
tên gọi cá thể bao giờ cũng phải kèm theo hư danh, chức tước, bằng cấp,... ví
dụ, Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Hồ Ngọc Đại! (Một nền giáo dục Việt Nam hiện đại,
tr.184)
Còn Phạm Toàn nói, anh Đại là Thầy của tôi!
2. LÀM SÁCH CÁNH BUỒM LÀM GÌ?
Phạm Toàn khát khao muốn đem tất cả những gì mình đã tích lũy được, truyền đạt lại cho trẻ em bằng tình yêu và trách nhiệm lớn lao với Dân tộc. Ông tin rằng với quan điểm giáo dục tiến bộ, bằng phương pháp giáo dục mới, mà bản thân đã
hướng dẫn trẻ (ông không ưa dùng từ dạy) bao nhiêu năm, ông tin chắc sẽ Đúng và Thành công. Năm 2009 ông lập ra nhóm Cánh Buồm để thực hiện ý nguyện đó.
Phạm Toàn bảo, Làm ra một điều tích cực là chống tiêu cực mạnh mẽ nhất!
Đừng chỉ có tranh cãi, góp ý, phản biện làm gì với những “cải cách”, “đổi mới” giáo dục hiện nay cho mất công, mất sức và thêm bực mình!
Phản biện tốt nhất là ta làm ra một sản phẩm khác, tốt hơn để xã hội chọn lựa. Từ
thực tiễn dạy HS và những nghiên cứu nung nấu mấy chục năm, Phạm Toàn tin
rằng, giáo dục phổ thông chỉ cần 9 - 10 năm là HS đủ trưởng thành làm người có
văn hoá để học và làm một nghề gì đó phù hợp. Còn lớp 11 - 12 phải coi là “Dự bị
Đại học”, HS dùng phương pháp tự học để tập nghiên cứu các chuyên đề của các
môn học… Như vậy thì lên Đại học, Sinh viên thực sự có năng lực học bằng
nghiên cứu, sử dụng ngoại ngữ, đi sâu vào các lĩnh vực chuyên môn… Giáo Dục
như vậy thì thế hệ trẻ mới trưởng thành, dân tộc này mới khá lên được.
Với quan niệm về giáo dục như trên, sách Cánh Buồm không theo “khung chương
trình” 12 năm, nội dung, phương pháp của Bộ GD&ĐT. Do vậy sách Cánh Buồm mà đưa vào “diện được Hội đồng thẩm định” thì bị loại ngay từ “vòng gửi xe”
Tóm lại, Cánh Buồm làm ra sách như một “sản phẩm mẫu” để dâng hiến miễn phí
cho xã hội, hy vọng mọi người dùng nó, từ đó “nhân ra” để thay đổi giáo dục;
trước hết là việc dạy Tiếng Việt và Văn cho HS để các em học một cách vui thích,
tự tin, biết phương pháp tự học, phát triển tư duy, ngôn ngữ, tâm hồn phong phú…
Với mục đích như vậy, nên Cánh Buồm đã thu hút được hơn 40 cộng tác viên ở
trong và ngoài nước tham gia làm sách với động cơ cống hiến, không có một đồng
thù lao nào.
3. SÁCH CÁNH BUỒM CÓ GÌ KHÁC?
Quan điểm của nhóm Cánh Buồm: Giáo dục là tổ chức sự trưởng thành của thế
hệ trẻ; phương pháp giáo dục (giảng dạy) là hướng dẫn HS biết TỰ HỌC, biết
phương pháp làm ra sản phẩm giáo dục của mình, cho mình… “Toàn bộ con
người được khách quan hóa và được hiện ra trong các sản phẩm của nó”
(Vygotsky, Hợp lưu các dòng Tâm lý học giáo dục, tr.196).
Sách Cánh Buồm vừa là sách cho GV, sách giáo khoa cho HS, cũng là sách bài tập.
GV và HS không cần thêm sách nào nữa! Đó là sách “ba trong một": Là giáo án gợi ý để GV hướng dẫn, HS thực hiện Hành động học tập bằng hệ thống thao tác tường minh, hoàn thành từng Việc làm (bài tập) làm ra Sản phẩm của mình.
Không biết thao tác không làm được gì cả! Biết Thao tác hóa thì những khái niệm
trừu tượng cũng có thể hướng dẫn HS Tiểu học hành động để tự hình thành được.
Sách Văn Cánh Buồm đã thao tác hóa sự Đồng cảm, thao tác hóa sự Tưởng tượng, thao tác hóa sự Liên tưởng, thao tác hóa Bố cục một bài văn nghị để
HS từ lớp 1 đến lớp 4 lần lượt biết tự làm ra từng loại sản phẩm và lĩnh hội được
những điều đó; sách Tiếng Việt Cánh Buồm đã thao tác hóa cách học ngữ âm, từ
vựng, cú pháp và văn bản tiếng Việt để HS am tường cách dùng ngôn ngữ mẹ
đẻ, có năng lực hành dụng.
Khi HS biết cách tự làm ra Sản phẩm bên ngoài, cũng là quá trình hình thành cái
Tâm lý bên trong. Quá trình đó giúp HS lĩnh hội cả Tri thức lẫn Phương pháp
làm ra Tri thức khiến cho HS thích học và biết cách Tự học. Học bằng cách này, sự
phát triển tự do của mỗi HS không bị giới hạn.
4. SÁCH VĂN VÀ TIẾNG VIỆT THẾ NÀO?
Theo nghiên cứu của Hồ Ngọc Đại thì mỗi CÁI (đối tượng) phải có một CÁCH
(phương pháp) để khám phá, chiếm lĩnh. Từ đó Phạm Toàn vận dụng vào Cách dạy Văn (Nghệ thuật) khác với Cách dạy Tiếng Việt (Ngôn ngữ). Cho nên ngay từ lớp Một, mỗi tuần HS học 8 tiết Tiếng Việt và 2 tiết Văn, cộng là 10 tiết. Học 4- 5 tháng, HS tự đọc được các bài tập trong sách để làm…
4.1. Dạy Văn, học Văn thế nào?
Cách học Văn Cánh Buồm không nhằm dạy HS những “mẹo” hoặc những “kỹ
thuật” học giỏi văn, đặc biệt không bắt HS học thuộc các “bài văn mẫu”. Cánh
Buồm giáo dục cảm xúc nghệ thuật và tạo cho HS năng lực cảm thụ nghệ thuật
bằng cách hướng dẫn HS tự làm ra cái đẹp nghệ thuật.
- Lớp Một học về lòng ĐỒNG CẢM, để có cảm hứng làm ra tác phẩm nghệ thuật;
- HS lớp Hai học thao tác TƯỞNG TƯỢNG để tạo ra hình tượng nghệ thuật;
- HS lớp Ba học thao tác LIÊN TƯỞNG để nhào nặn cho hình tượng phong phú;
- HS lớp Bốn học thao tác SẮP XẾP (bố cục).
- HS lớp Năm đã nắm được 4 các Thao tác của ngữ pháp nghệ thuật (tưởng
tượng, liên tưởng, bố cục), đủ sức tự tham gia hoạt động với các loại hình nghệ
thuật cơ bản: âm nhạc, nhảy múa, tạo hình, văn tự sự, thơ trữ tình, và kịch để hoạt động làm ra các sản phẩm nghệ thuật.
- HS lớp 6: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT. Vì sao người ta làm ra tác phẩm nghệ
thuật: làm Thơ, viết văn Tự sự, Vẽ, chơi Âm nhạc, chơi Kịch...
- HS lớp 7: GIẢI MÃ TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT (Trữ tình và Kịch nghệ)
- HS lớp 8: GIẢI MÃ TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT (VĂN TỰ SỰ và các phương
thức biểu đạt tự sự, tác phẩm tự sự)
- HS lớp 9: Nghiên cứu nghệ thuật với mẫu là TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN
DU và FAUST CỦA GOETHE...
Chín năm giáo dục phổ thông: HS biết cách học Văn để tạo năng lực nghệ thuật.
4. 2. Dạy Tiếng Việt, học Tiếng Việt thế nào?
- Tiếng Việt 1: NGỮ ÂM - Cách ghi và đọc tiếng Việt
- Tiếng Việt 2: TỪ VỰNG - Tạo ra và dùng từ ngữ tiếng Việt
- Tiếng Việt 3: CÚ PHÁP - Tạo ra và dùng câu tiếng Việt
- Tiếng Việt 4: VĂN BẢN - Tạo ra và dùng văn bản tiếng Việt
- Tiếng Việt 5: HOẠT ĐỘNG NGÔN NGỮ (Các dạng hoạt động ngôn ngữ trong
xã hội)
- Tiếng Việt 6: NGỮ ÂM – GHI ÂM (Tiếng nói và chữ viết)
- Tiếng Việt 7: TỪ VÀ TỪ VỰNG (Từ, ngữ, từ nguyên, từ vựng tiếng Việt...)
- Tiếng Việt 8: CÁCH BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ (Ngôn ngữ Khoa học, Ngôn ngữ
Nghệ thuật, ngôn ngữ Chính trị- xã hội...)
- Tiếng Việt 9: NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY (Tư duy Khoa học, Tư duy Nghệ thuật,
Tư duy về các mặt của đời sống)
Chín năm giáo dục phổ thông: HS biết cách học để tạo năng lực tiếng Việt.
Tóm lại, nếu người ngoài xem sách giáo khoa Cánh Buồm sẽ sửng sốt vì nội dung
tưởng chừng “quá nặng”, “quá khó” với HS, nhưng với CÁCH DẠY và HỌC của
Cánh Buồm, HS không chỉ lĩnh hội được cả tri thức lẫn phương pháp một cách
“ngon lành” mà còn thích thú... HS thực sự am tường Văn và Tiếng Việt cơ bản,
vững chắc, phong phú và biết hành dụng chắc chắn, linh hoạt trong cuộc sống.
4.3. Kết quả HS học Văn và Tiếng Việt Cánh Buồm thế nào?
Sách Cánh Buồm đã được một số trường TƯ dạy 9 -10 năm nay rồi. Họ dạy
“chui”! Nhóm Cánh Buồm không phải “báo cáo thành tích” với cấp nào. Kết quả
học tập chỉ có HS báo cáo với nhau trước GV và cha mẹ trong suốt quá trình học
tập vào và cuối học kỳ, cuối năm học.
Cách đây mấy hôm tôi có gọi điện hỏi cô Hiệu phó một trường vẫn dạy sách CB
lâu nay: Năm nay trường còn dạy sách Cánh Buồm không? Cô trả lời: Không dạy
Cánh Buồm thì HS chán không học, phụ huynh bỏ trường mất! Vẫn phải dạy
“chui” thôi bác ạ!
Tôi đã dự một số giờ dạy của thầy Toàn và các GV cho HS lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp
4, lớp 8, thấy GV hướng dẫn nhàn nhã, HS thích thú làm việc, tự do thắc mắc...
Càng lên lớp trên, HS càng chủ động, hăng say làm việc, càng tự do suy nghĩ, tự
do biểu đạt một cách tự tin… Đặc biệt là dự những buổi trưng bày sản phẩm và
trình diễn cuối năm của HS từ lớp 1 trở lên, rất hấp dẫn.
Từ lớp 4 cuối năm có “Hội thảo khoa học” của HS rất ấn tượng. Tôi đã dự và viết
bài về 2 cuộc Hội thảo của HS lớp 4 ở một trường và của HS lớp 8 ở một trường
khác (đăng lên FB, nhưng không được nêu tên trường). Trước Hội thảo, mỗi HS
đều tự chọn một đề tài nghiên cứu, có GV hướng dẫn.
Sau đó các em nộp sản phẩm và từng lớp trưng bày triển lãm sản phẩm của mình.
Ban tổ chức Hội thảo chọn ra chừng 15 báo cáo để trình bày.
Lớp 4, HS đã biết làm văn nghị luận với gợi ý cấu trúc 5 câu cơ bản: 1/ Câu chủ đề,
2/ Câu mở rộng, 3/ Câu phản biện, 4/ Câu sơ kết, 5/ Câu kết luận. HS làm đủ các
để tài do các em tự nêu ra: Cha mẹ và con; Tại sao lại chặt cây; Đừng phá tổ chim;
Đừng vứt rác bừa bãi; bảo vệ môi trường; Chơi Game nhưng đừng nghiện; Tại
sao cần tập thể dục; Tại sao cần đọc sách; Người già khiêu vũ; Chớ vượt đèn đỏ;
nhớ đội mũ bảo hiểm …
Tôi ấn tượng nhất với bài trình bày của một HS Nam lớp 4 về đề tài: “Thảm họa
Formosa”. 1/ Formosa gây thảm hoạ môi trường gây bất bình trong xã hội… 2/
Biển ô nhiễm làm chết bao nhiêu cá và không ai dám tắm biển nữa; bao nhiêu ngư dân mất biển biết sống bằng gì; môi trường ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài, không chỉ hiện tại mà còn đến mai sau… 3/Vậy nhưng có người nói, muốn có thép thì đừng ăn cá tôm nữa, phải chọn lựa thôi!... 4/ Em chọn biển sạch và cá tôm. Biển sạch sẽ đem lại nguồn lợi cá tôm mãi mãi; sẽ đảm bảo đời sống cho bao nhiêu ngư dân; sẽ có bao nhiêu khách du lịch đến tắm biển …; 5/Khi biển sạch, môi trường sống sạch, con người khỏe mạnh, ta sẽ giàu lên và có tiền mua thép ở đâu cũng có… Không thể chấp nhận Formosa!
Em trình bày hùng hồn và tự tin đến mức tôi nghĩ, người lớn có cãi với em này chưa chắc em đã chịu thua!
Còn lớp 8 thì ấn tượng lắm, rất nhiều đề tài về ngôn ngữ, văn học, xã hội… người
lớn nghe thấy choáng! Các đề tài: Từ Thơ Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Huy Cận,
Xuân Diệu đến sự phát triển Chữ Quốc Ngữ của Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn
Vĩnh, Phạm Quỳnh…; cái cười trong ca dao, Thành ngữ Việt Nam và Thành ngữ
Hàn quốc, Tên phố ở quận Cầu Giấy (cho thấy gì?)...
Ấn tượng nhất là khi các em trả lời các câu hỏi của các bạn, của GV, cha mẹ HS.
Thú thực tôi ngồi nhiều Hội đồng chấm Luận án TS, Luận văn Thạc sĩ, nghe những
câu trả lời được viết sẵn rồi đọc, rất chán. Tôi hay nêu những câu hỏi bất ngờ,
nhiều học viên nói: Cảm ơn thầy, câu hỏi đó em xin ghi nhận và tiếp tục nghiên
cứu…
Còn các HS lớp 8 Cánh Buồm, trả lời bất cứ câu hỏi nào một cách tự nhiên, rất tự
tin. Chắc hẳn vì các em làm thật và không có một áp lực nào…
Một hiện tượng lạ nữa cần nói, đó là tại CLB Ô XINH - tức CLB của nhóm các
thầy cô giáo và cha mẹ yêu mến phương pháp Cánh Buồm; có hàng chục cô giáo
sống bằng cái CLB này. Họ làm gì? Họ thuê nhà, mở các lớp dạy sách Cánh Buồm
cho HS vào dịp hè, ngày Chủ nhật và sau giờ học buổi chiều. Tôi đến CLB này và
ngạc nhiên thấy các lớp: Lớp Đồng cảm, lớp Tưởng tượng, lớp Liên tưởng, lớp Văn
bản; lớp bồi dưỡng phương pháp Cánh Buồm cho GV; lớp hướng dẫn cha mẹ HS
dùng sách Cánh Buồm, … Có lần tôi thăm CLB Ô Xinh vào 5 giờ chiều, thấy mấy
lớp học, thường mỗi lớp hơn chục HS. Các em học cả ngày ở trường, bố mẹ đón
đến đây gửi học thêm, 7 giờ tối đến đón. Học cả ngày, nhưng đến các lớp Đồng
cảm, Tưởng tượng, Liên tưởng, Văn bản, … các em vẫn say sưa thích thú làm việc.
Mấy phụ huynh bảo, các cháu ham lắm, có khi đón về, còn đòi cho con làm nốt bài đã. Bài các em sáng tác mà… CLB này lưu lại khá nhiều sản phẩm của HS, xem
rất thú vị.
Có cô giáo ở Tây Nguyên được khen ngợi vì HS lớp 3 lớp 4 của cô làm thơ, viết
văn hay quá. Cô thật thà bảo, làm theo phương pháp của Cánh Buồm đó.
Sự thật là thế. Cánh Buồm không có “thi đua, báo cáo thành tích”, chỉ có sản phẩm của HS vậy thôi.
5. LỜI KHUYÊN CHÂN THÀNH
Không trông mong gì Nhà nước, Bộ Giáo dục lại công khai dùng sách Cánh
Buồm! “Cái nước mình thời nay nó thế”! “Hòn vàng thì vứt, hòn đất thì giữ”!
Tôi chỉ chân thành khuyên những GV, cha mẹ HS có tấm lòng với con trẻ và muốn
nâng cao quan điểm và phương pháp giáo dục một cách khoa học hãy chịu khó học tập, dạy cho trẻ theo sách Cánh Buồm; những người có tâm huyết làm sách giáo khoa hãy chịu khó nghiên cứu làm theo cách của Cánh Buồm (Đừng đạo văn mà công khai thừa nhận, càng vinh dự).
Cũng cần nói thêm, người sẵn có óc định kiến, mới đọc vào sách Cánh Buồm sẽ có
thể bực mình lắm chuyện. Nhưng hãy nhớ, sách không làm cho bạn, mà làm cho
HS và các em thích thú học, học đến đâu thích đến đó, phát triển trí tuệ, tư duy,
tâm hồn phong phú, đàng hoàng về nhân cách. Bạn còn mong gì hơn nữa?
Cũng xin nói thêm, Cánh Buồm tồn tại và phát triển được là do Cuộc sống chấp
nhận, yêu thích và nuôi sống nó. Nó không có một “ô dù” hay thế lực nào để dựa
dẫm, nó tự bươn chải và tự trưởng thành, nhờ vào sự hấp dẫn của lý thuyết và kết quả thực tiễn của việc làm.
Mong những ai quan tâm đến sự trưởng thành của thế hệ trẻ của dân tộc, hãy tìm
hiểu cặn kẽ về giáo dục CB, cùng góp sức cho những Giá trị của Cánh Buồm được
khẳng định và ngày càng lan tỏa.
Ngày 18/10/2020
Mạc Văn Trang

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1097878887339377&id=100013518285955



6.


Tôi viết những dòng chữ này không phải là viết đơn gửi ông bộ trưởng, mà là lời khuyên của một nhà giáo đối với một người làm việc trong ngành giáo dục đào tạo.
Tôi là Gs Ts Trưong Việt Bình, nguyên hiệu trưởng Trường Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh Bộ y tế, Nguyên Giám đốc Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam. Nguyên giảng viên (cao cấp )Đại học Y Hà Nội.
Tôi đã chứng kiến những vấn đề tốt và không tốt qua hơn 40 năm cải cách giáo dục. Đúng như lời bố tôi từng học sư phạm Đông Dương và dạy học cả đời đã nói năm 1987 khi đọc những quyển sách thuộc tiểu học là : sách cho trẻ em cấp 1 như thế này không được. Sẽ làm hỏng nền giáo dục do cách viết không sư phạm và nội dung không phù hợp tâm sinh lý trẻ em.
Lúc bấy giờ mới có việc thay kiểu chữ Việt, nội dung sách GK còn đỡ hơn bây giờ nhiều.
Sách Tiếng Việt lớp 1 hiện nay xoá bỏ gần như toàn bộ những nội dung của những sách lớp 1 trước kia, điều này tối kỵ vì không thể hiện tính kế thừa tri thức.
Tri thức người xưa, các thầy cực kỳ Uyên bác, viết sách cống hiến chứ không phải vì tiền như bây giờ. Các thầy không chỉ dạy chữ, dạy đọc thông viết thạo mà chủ yếu là dạy người. Dạy cho trẻ em trở thành người có Đức, có lòng yêu thương đất nước, yêu quê hương làng xóm, kính trọng người già, có lòng vị tha, thực thà, dũng cảm và có trách nhiệm với bản thân, công việc với gia đình và xã hội.
Tôi từng là Bs nội trú Bv 1980, Phó tiến sĩ từ 1992 khi A còn chưa học đại học, chưa học sau đại học. Tôi thấy tôi đủ trình độ và tư cách để khuyên A hãy với cương vị của mình làm một điều có ích cho nhân dân, cho đất nước và cũng là trách nhiệm tư lệnh ngành GD, là hãy trưng cầu dân ý xem có nên dừng việc cải cách giáo dục đã kéo dài trên 40 năm qua ?
Trước mắt là thu hồi sách giáo khoa lớp 1 mà A cho vài nhóm xã hội hoá viết để bắt cả hàng triệu trẻ em phải học. Điều trớ trêu là những người viết sách này đã viết những điều xa lạ với ngôn ngữ tiếng Việt, tính sư phạm thấp bởi vì họ có thể chưa từng dạy phổ thông, chưa từng dạy lớp 1, cấp 1. Chưa kể qua những trang sách phỏng theo lủng củng biểu hiện chỉ số trí tuệ thấp, có biểu hiện loạn thần . Chưa kể họ rất thích thú với mưu mẹo, lừa lọc trong khi nguyên lý cơ bản dạy trẻ là đơn giản, dễ hiểu, trung thực, trách nhiệt, tình nghĩa, đời thường nhưng đậm hồn dân tộc, nhân văn.
Tôi thấy A làm BT không có gì hơn vài BT sau CCGD nhưng thông cảm vì A cũng chỉ có thể sửa chữa những sai lầm do các đời BT cũ gây ra thôi là hết nhiệm kỳ rồi.
Hãy dũng cảm một lần duy nhất, hãy làm việc với trách nhiệm thực sự của người lãnh đạo ngành GD là đề nghị CP cho phép dừng lại công cuộc CCGD đã rất tốn kém và không hiệu quả, càng ngày càng xa rời triết lý giáo dục : giáo dục nhân bản, giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc ( giáo dục dân tộc ), giáo dục khai phóng.
Đồng thời cho thu hồi toàn bộ 5 bộ sách GK cấp 1. Cho các trường phổ thông chọn một chuong trình Giáo khoa trước 1980 để hoàn thành năm học 2020-2021.
Trong thời gian này xin ý kiến toàn dân xem nên dạy chuong trình SGK trước CCGD có bổ xung một số tri thức mới hay nên vận dụng một chuong trình SGK PT của 1 nước gần gũi phong tục tập quán của dân tộc như Hàn Quốc, Singapour từng làm và đã có nền giáo dục rất tốt, hội nhập được thế giới.
Kính mong Anh quan tâm tương lai của đất nước thông qua việc giáo dục đào tạo con người như lời dạy của Bác “ vì lợi ích trăm năm phải trồng người.”
Xin cảm ơn Anh.

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1053762315054480&id=100012621641367


5.



Và lần đầu tiên chúng ta thực hiện xã hội hoá và ngay lập tức vỡ vụn ra nhiều thảm hoạ về chất lượng, quy trình, con người soạn sách.
Đọc ở đây thì nhận ra lí do vì sao ta bùng nhùng:
-Ta bùng nhùng vì ta để cho người ở Hội đồng thẩm định lại làm luôn việc Chủ biên sách.
-Ta bùng nhùng vì không cho dạy thử nghiệm một cách đàng hoàng, đúng cách của thử nghiệm và khi các đơn vị xã hội hoá đi thử nghiệm sản phẩm của mình thì Bộ giáo dục lại dạo chơi bên ngoài rồi ngồi chờ… báo cáo.
-Ta bùng nhùng vì việc tìm kiếm một tập thể viết sách giáo khoa được lựa chọn theo cách thiếu minh bạch, thiếu trong sáng, thậm chí lựa chọn phe cánh.
-Ta bùng nhùng vì không dám công khai, thậm chí các bản thảo giáo khoa của các nhà xuất bản còn được giữ bí mật tới ngày… phát hành.
-Ta bùng nhùng vì ngay từ lúc đầu, khi chọn nhóm biên soạn hay Hội đồng thẩm định đã gói lại hết, không biết mở rộng hoặc không dám mở rộng.
-Ta bùng nhùng vì điều cốt yếu và “ tử huyệt” cho chất lượng bộ sách lại như được giao trắng cho một nhóm người, và một số người trong đó đã lấy chức danh để “ cai đầu dài” cho các nhà xuất bản.
Và đây là Nhật Bản, đọc để biết học theo họ không có gì khó nếu thực tâm minh bạch, thực tâm vì con trẻ, thực tâm vì giáo dục, thực tâm vì lòng tự trọng của trí thức:
+
Bộ Giáo dục Nhật Bản thiết lập một quy trình để ủy quyền cho các đơn vị tư nhân làm sách giáo khoa. Bộ sẽ đóng vai trò kiểm soát, thẩm định, và phê duyệt cho việc lưu hành.
Bộ Giáo dục cũng ban hành một bộ khung các yêu cầu và nội dung tổng thể cho các cấp học tiểu học và trung học cơ sở.
Dựa trên bộ tiêu chuẩn và hướng dẫn đó, các nhà xuất bản sẽ tiến hành biên soạn nội dung cho sách giáo khoa của mình sao cho không bị “chệch hướng”.
Với cấp tiểu học thì bộ khung này được xem xét và điều chỉnh mỗi 10 năm/lần. Bộ cũng tham gia vào việc điều tiết giá của sách giáo khoa nhằm đảm bảo không xảy ra tình trạng loạn giá sách giáo khoa trên thị trường.
+
Thông thường, các nhà xuất bản sẽ mất khoảng 5 năm để hoàn thành trọn vẹn một bộ sách giáo khoa: 2 năm đầu dành cho việc tìm kiếm tác giả và quyết định những nguyên tắc cơ bản (như cách tiếp cận về dạy và học, khung nội dung, hình thức minh họa,...) để từ đó sẽ xây dựng nên triết lý và định hướng cho việc biên soạn sách; từ 6 tháng đến 1 năm để thực hiện các điều chỉnh; thời gian còn lại là dành cho công việc biên soạn.
+
Để được cấp phép cho việc xuất bản sách giáo khoa, nhà xuất bản cần phải trình những bản thảo cuối cùng cho Bộ Giáo dục xem xét.
Những bản thảo này được gọi là “sách trắng” bởi những thông tin như: tựa sách, nhà xuất bản, tên tác giả,... đều bị bỏ trống nhằm đảm bảo tính công bằng trong quá trình xét chọn.
+
Một Hội đồng thẩm định sách giáo khoa trực thuộc Bộ Giáo dục sẽ xem xét, đánh giá từng bản thảo để xem chúng có phù hợp cho việc sử dụng trong trường học hay không.
Hội đồng này bao gồm các thành viên khá đa dạng như: các học giả, chuyên gia giáo dục, nhà phê bình, hiệu trưởng, và những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, văn học, nghệ thuật có liên quan.
Hội đồng này sẽ có 6 tháng để xem xét mọi khía cạnh của bản thảo. Dựa trên kết quả thẩm định của Hội đồng, Bộ Giáo dục sẽ ra quyết định phê duyệt hoặc từ chối đối với từng bản thảo cụ thể.
+
Bản thảo của các quyển sách giáo khoa và bản sách mẫu được cho phép trưng bày cho công chúng thông qua các cuộc triển lãm giới thiệu sách giáo khoa được tổ chức từ tháng 7 cho đến tháng 9 hàng năm.
----

P/S: Các vị giáo sư, tiến sĩ, quản lý ngành giáo dục chắc chắn đã bay qua bay về Nhật Bản nát ghế, rồi cũng học, cũng tham quan, cũng hân hoan tổng kết, xong, vẫn là phẩm chất “ láu cá” của người Việt thôi, đã thiết kế một con đường khác, đầy “ âm binh” nên mới ra nông nỗi như vừa rồi. Và chắc chắn, những tiếng nói, ý kiến tấm huyết, sắc sảo, gan ruột đã bị loại bỏ vì lợi ích bẩn của những kẻ có quyền hơn, những kẻ có ekip mạnh hơn, những kẻ thiếu liêm sĩ và dễ thoả hiệp đầu hàng trước tiền bạc.

https://www.facebook.com/nvNguyenQuangVinh/posts/1685340191627678




Xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa phổ thông, bài học từ Nhật Bản

 16/10/2020 10:37 Nguyễn Thuận
GDVN- Ở Nhật Bản, với sách giáo khoa bộ môn xã hội thuộc khối tiểu học thì hội đồng biên tập sẽ giao cho những giáo viên trực tiếp đứng lớp chắp bút viết bản thảo.

LTS: Tự giới thiệu là một người từng có 20 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực giáo dục - xã hội, Thạc sĩ Nguyễn Thuận chia sẻ đến độc giả Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết về việc biên soạn sách giáo khoa phổ thông tại Nhật Bản.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết này. Thông tin, văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn của tác giả, tiêu đề bài viết do Tòa soạn đặt.

Với người Nhật, sách giáo khoa là tài sản hết sức quý giá đến nỗi “Khi phải chạy ra khỏi trường học vì hỏa hoạn, lũ lụt, hay động đất, thì sách giáo khoa là thứ đầu tiên học sinh phải mang theo bên mình”.

Ở Nhật Bản, chính phủ cho phép các nhà xuất bản đạt yêu cầu được tham gia việc xuất bản và sở hữu tác quyền sách giáo khoa. Họ phải trình các dự án sách của mình lên cho Bộ Giáo dục đánh giá, thẩm định và cho phép lưu hành ra thị trường.

Biên soạn sách giáo khoa ở Nhật Bản

Để có thể bắt đầu việc biên soạn sách giáo khoa, trước tiên, các nhà xuất bản sẽ phải thành lập một Hội đồng biên tập với các thành phần bắt buộc, gồm giáo sư đại học, giáo viên trực tiếp đứng lớp, và chuyên viên ngành giáo dục.

Sau khi xác định được định hướng tổng thể cho bộ môn thì hội đồng sẽ được chia thành từng nhóm nhỏ tùy thuộc vào khối lớp hoặc môn học cụ thể cần được biên soạn.

Vẫn có trường hợp cùng một môn lại có nhiều nhóm chuyên ngành mang tính độc lập cùng tham gia công tác biên soạn nếu môn học đó có nhiều hợp phần với chuyên ngành khác nhau.

Tuy nhiên, không phải tất cả các thành viên trong hội đồng đều chắp bút viết bản thảo mà họ sẽ đóng các vai trò khác nhau như: thẩm tra bản thảo của đồng nghiệp, đọc và hiệu đính bản cuối của công trình,...

Với sách giáo khoa bộ môn xã hội thuộc khối tiểu học thì thông thường hội đồng sẽ giao cho những giáo viên trực tiếp đứng lớp chắp bút viết bản thảo, sau đó các thành viên hội đồng sẽ thảo luận và xem xét dựa trên bản thảo đó.

Những giáo viên trực tiếp đứng lớp thường được các nhà xuất bản mời tham gia biên soạn sách giáo khoa (Ảnh minh họa: Reuters)

Ở cấp trung học cơ sở, thường thì các giáo sư đại học sẽ đảm nhận phần viết bản thảo cho sách giáo khoa còn hội đồng sẽ làm nhiệm vụ xem xét các bản thảo đó.

Với những phần bài tập kèm theo của các bài học chính thì các giáo viên sẽ được giao đảm nhận phần việc này.

Lựa chọn tác giả biên soạn sách giáo khoa

Việc lựa chọn và đảm bảo có được đội ngũ tham gia biên soạn sách giáo khoa được xem là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình phát triển một bộ sách giáo khoa ở Nhật Bản.

Các nhà xuất bản sẽ phải tìm kiếm nhân sự cho công việc này hàng tháng trời trước đó thông qua rất nhiều kênh khác nhau.

Bên cạnh đó, các nhà xuất bản cũng lựa chọn các giáo sư đại học với chuyên ngành và lĩnh vực học thuật cụ thể.

Các giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường học cũng được xem trọng bởi họ có kỹ năng sư phạm và kinh nghiệm đứng lớp thực tế của mình.

Ở Nhật Bản, không nhà xuất bản nào sử dụng đội ngũ soạn sách giáo khoa chuyên nghiệp cả, đồng nghĩa với việc không tồn tại những người chuyên sống bằng nghề soạn sách giáo khoa.

Sự tham gia của Nhà nước

Trong những năm 1880, các trường học ở Nhật Bản bắt đầu sử dụng sách giáo khoa được xuất bản bởi các đơn vị tư nhân trong nước nhằm thay thế dần việc sử dụng sách giáo khoa dịch lại từ sách của các nước phương Tây, vốn được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản trước đó.

Các giá trị văn hóa của Nhật Bản được đặc biệt chú trọng khi xây dựng nội dung sách giáo khoa (Ảnh minh họa: web-japan)

Bộ Giáo dục kiểm soát việc sử dụng các loại sách không được phép bằng cách yêu cầu các trường học phải xin phê chuẩn từ các cơ quan phụ trách giáo dục cấp địa phương của chính phủ trước khi đưa một bộ sách giáo khoa nào đó vào giảng dạy.

Đến năm 1887, chính phủ Nhật Bản đã ban hành một quy trình chuẩn nhằm đánh giá và phê duyệt việc sử dụng sách giáo khoa trên phạm vi toàn quốc.

Thời gian đó, chính phủ Nhật Bản khuyến khích tư nhân tham gia cạnh tranh trong lĩnh vực biên soạn và xuất bản sách giáo khoa với mục đích nâng cao chất lượng của loại “hàng hóa” đặc biệt này. Thế nhưng thực tế lại không được như mong đợi.

Trong vòng 10 năm, nhiều bộ sách đã bị công luận phê phán vì chất lượng nội dung quá kém. Đó cũng là lý do để chính phủ tiếp tục nắm quyền biên soạn và xuất bản sách sau đó.

Từ năm 1904 cho đến khi chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc vào năm 1945, Bộ Giáo dục Nhật Bản độc quyền việc thiết kế và biên soạn sách giáo khoa.

Bộ này lựa chọn các công ty in tư nhân và giao cho họ nhiệm vụ duy nhất, đó là in ấn lại chính xác tuyệt đối những gì được thể hiện trong bản thảo mà họ được giao.

Thực tế cho thấy, chỉ có 3 công ty tư nhân được giao nhiệm vụ này trong suốt thời gian 41 năm liên tục.

Quy trình đã có sự thay đổi

Sau chiến tranh Thế giới thứ II thì các nhà xuất bản tư nhân bắt đầu được cho phép tham gia biên soạn và xuất bản sách giáo khoa trở lại.

Bộ Giáo dục thiết lập một quy trình để ủy quyền cho các đơn vị tư nhân làm sách giáo khoa. Bộ sẽ đóng vai trò kiểm soát, thẩm định, và phê duyệt cho việc lưu hành.

Thất bại của giáo dục Việt Nam có bắt nguồn từ những cuốn sách giáo khoa lớp 1?
Thất bại của giáo dục Việt Nam có bắt nguồn từ những cuốn sách giáo khoa lớp 1?

Bộ Giáo dục cũng ban hành một bộ khung các yêu cầu và nội dung tổng thể cho các cấp học tiểu học và trung học cơ sở.

Dựa trên bộ tiêu chuẩn và hướng dẫn đó, các nhà xuất bản sẽ tiến hành biên soạn nội dung cho sách giáo khoa của mình sao cho không bị “chệch hướng”.

Với cấp tiểu học thì bộ khung này được xem xét và điều chỉnh mỗi 10 năm/lần. Bộ cũng tham gia vào việc điều tiết giá của sách giáo khoa nhằm đảm bảo không xảy ra tình trạng loạn giá sách giáo khoa trên thị trường.

Như vậy, có thể thấy, Bộ Giáo dục vẫn kiểm soát hầu như mọi việc, ngoại trừ việc trực tiếp biên soạn sách, vốn đã được các công ty tư nhân đảm nhận.

Thông thường, các nhà xuất bản sẽ mất khoảng 5 năm để hoàn thành trọn vẹn một bộ sách giáo khoa: 2 năm đầu dành cho việc tìm kiếm tác giả và quyết định những nguyên tắc cơ bản (như cách tiếp cận về dạy và học, khung nội dung, hình thức minh họa,...) để từ đó sẽ xây dựng nên triết lý và định hướng cho việc biên soạn sách; từ 6 tháng đến 1 năm để thực hiện các điều chỉnh; thời gian còn lại là dành cho công việc biên soạn.

Trong suốt thời gian nhà trường sử dụng sách giáo khoa, nếu có những khác biệt về mặt số liệu, dữ kiện,… do xã hội có sự thay đổi thì Bộ Giáo dục sẽ cấp phép cho các nhà xuất bản được thực hiện các chỉnh sửa nhỏ nhằm đảm bảo tính cập nhật và chính xác.

Biên soạn và xuất bản sách giáo khoa không còn là công việc độc quyền của ngành giáo dục ở Nhật Bản. (Ảnh minh họa: Antonio Tajuelo/ Flickr)

Quy trình xin cấp phép xuất bản sách giáo khoa

Để được cấp phép cho việc xuất bản sách giáo khoa, nhà xuất bản cần phải trình những bản thảo cuối cùng cho Bộ Giáo dục xem xét.

Những bản thảo này được gọi là “sách trắng” bởi những thông tin như: tựa sách, nhà xuất bản, tên tác giả,... đều bị bỏ trống nhằm đảm bảo tính công bằng trong quá trình xét chọn.

Một Hội đồng thẩm định sách giáo khoa trực thuộc Bộ Giáo dục sẽ xem xét, đánh giá từng bản thảo để xem chúng có phù hợp cho việc sử dụng trong trường học hay không.

Hội đồng này bao gồm các thành viên khá đa dạng như: các học giả, chuyên gia giáo dục, nhà phê bình, hiệu trưởng, và những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, văn học, nghệ thuật có liên quan.

Hội đồng này sẽ có 6 tháng để xem xét mọi khía cạnh của bản thảo. Dựa trên kết quả thẩm định của Hội đồng, Bộ Giáo dục sẽ ra quyết định phê duyệt hoặc từ chối đối với từng bản thảo cụ thể.

Trong trường hợp bị từ chối, nhà xuất bản sẽ phải có các điều chỉnh cần thiết và nộp hồ sơ xin tái thẩm định trong vòng 75 ngày.

Kể cả với những bản thảo đã được thông qua thì các nhà xuất bản cũng phải điều chỉnh tất cả mọi yêu cầu của Hội đồng thì mới được chính thức phê duyệt.

Kể từ năm 1991, bản thảo của các quyển sách giáo khoa và bản sách mẫu được cho phép trưng bày cho công chúng thông qua các cuộc triển lãm giới thiệu sách giáo khoa được tổ chức từ tháng 7 cho đến tháng 9 hàng năm.

Bài viết có sử dụng tư liệu từ các nguồn sau:

- Textbook Development and Selection in Japan and the United States, Tani, Masaru; And Others, National Council for the Social Studies

- Japan’s History Textbook System: Creation, Screening, and Selection: https://www.nippon.com/en/in-depth/a00701/

- School History Textbooks and Historical Memories in Japan: A Study of Reception, Kazuya Fukuoka.

Nguyễn Thuận

https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/xa-hoi-hoa-bien-soan-sach-giao-khoa-pho-thong-bai-hoc-tu-nhat-ban-post212936.gd?fbclid=IwAR1evOY2mYNsYlXjkoeEggCyGK85R7orJYOK13kjdnOnx0gRXAiwyJERj40



4.


Nhà văn, Tiến sĩ Phạm Việt Long

Theo dõi các cuộc bàn luận về bộ sách giáo khoa Cánh diều, tôi thấy:
- Đại diện cho phía người sử dụng sách là ý kiến của PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông: Về chất lượng, sách Tiếng Việt 1, bộ Cánh Diều không đạt. Nếu tiếp tục giảng dạy sẽ có hại cho học sinh. Có nghĩa là, BỘ SÁCH CÁNH DIỀU NÀY KHÔNG THỂ ĐƯA VÀO NHÀ TRƯỜNG ĐỂ GIẢNG DẠY.
- Đại diện cho phía những người làm, duyệt sách: Có sạn, sẽ sửa.
Như vậy, hai phía đang quay lưng lại với nhau. Nếu để Hội đồng thẩm định lại, thì cũng chỉ là đánh bùn sang ao, phía người sử dụng sách chắc chắn bị thua, và rồi con em chúng ta gánh hậu quả tai hại!
Do vậy:
- Người ta làm sách theo quy luật thị trường, ta cũng cần mua sách theo quy luật thị trường. Nghĩa là: Thuận mua, vừa bán. Sản phẩm hỏng, lỗi thì có quyền trả lại, sản phẩm gây hại thì có quyền tẩy chay.
- Nếu cứ bàn luận mãi, cũng không giải quyết được vấn đề. Vậy nên, các giáo viên, nhà trường, phụ huynh, hãy vì sự học hành để nên người của con em mình, mà đồng lòng tẩy chay bộ sách Cánh diều. Đã mua rồi thì trả lại. Đã đăng ký mua thì hủy đăng ký. Chưa mua thì không mua!
- Phụ huynh phối hợp với nhà trường chọn mua trong các bộ sách được cấp phép bộ sách nào khả dĩ dùng được để mua cho con em.
- Nếu chúng ta buông xuôi trong cuộc đấu tranh này, thì chúng ta có tội với con em chúng ta!
- Thị trường rất nghiệt ngã. Nếu chúng ta biết tận dụng sức mạnh của thị trường để đấu tranh, chúng ta sẽ thắng. Tôi nhớ, mấy năm trước, có vụ nhà máy mì chính gây độc hại môi trường, chúng ta đấu tranh mãi mà họ cứ cãi chày cãi cối, cơ quan của nhà nước cũng bất lực, nhưng rồi một đại gia siêu thị tuyên bố tẩy chay mì chính thương hiệu này, lập tức họ nhũn như con chi chi, đền bù ngay lập tức.
Tẩy chay Cánh diều, không nhằm mục đích tiêu diệt công ty làm sách hay các nhà đầu tư, mà là tiêu diệt lối làm ăn trí trá, hám lợi mà làm càn. Nếu thắng, sẽ ngăn chặn được hoặc hạn chế được lối làm sách có hại cho giáo dục.
Đối với các bộ sách cho các lớp khác, ngay từ bây giờ, các trường học phải cùng phụ huynh lựa chọn tinh tường. Các cụ đã dạy: Một sự bất tin, vạn lần bất tín. Do vậy, hãy cảnh giác với các bộ sách khác mang thương hiệu Cánh diều!

https://www.facebook.com/phamviet.long.46/posts/1883857201753462



3.

35 phút
 

Tút cuối cùng nói đến SGK Tiếng Việt bộ Cánh Diều.
Một, trong 5 bộ SGK vì sao sách Cánh Diều bị phê phán dữ dội như vậy? Vì chính nội dung sách sai thật sự. (Trên đường đi Hà Giang, một vị phụ huynh có con cháu học lớp 1, cũng là giáo viên, có bằng ĐHSP chính quy, đã than rằng sách vở gì mà như dở hơi). Khi dư luận đã nêu những thông tin về ngữ liệu trong sách sai, ngô nghê, dạy trẻ các kỹ năng lừa bịp... thì nhóm tác giả cũng như hội đồng thẩm định cần nhìn thẳng vào những trang sách mình đã viết, đã thẩm định để dám nhận sai, chứ không phải quanh co, lấp liếm.
Học sinh lớp 1 mới học để biết mặt chữ, đâu đã biết đến uyển ngữ. Phụ huynh và dư luận phản ứng với nội dung trong sách khác với cuộc chơi chọi diều trong văn chương. Nó chẳng phải chuyện như ai từng dạy giáo viên phân tích thơ Tố Hữu "Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không" là con diều hâu và con sáo sậu đuổi nhau không chiến như phi công Việt Nam và phi công Hoa Kỳ...
Lại có ý kiến la lên rằng sao cứ soi bộ Cánh Diều mà không soi các bộ khác cũng có sạn. Nực cười. Bộ nào sạn nhiều hơn, bộ nào sạn vĩ đại hơn thì dư luận quan tâm hơn chứ. Đến đây tôi lại nhớ khi tôi phê bình ông Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nguyên Giám đốc Sở Văn hoá tỉnh Lào Cai, nguyên Chánh Văn phòng Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam ăn cắp kết quả nghiên cứu của người khác thì ông ấy la lên: "Sao có bao nhiêu giáo sư đạo văn mà chú không phê bình, lại đi phê bình tôi?". Rõ lạ chửa, tôi biết ông đi ăn cắp đã. Ông từng là tấm gương trong trắng về nghiên cứu người Mông, từng bị ông Hoàng Xuân Lương ăn cắp kết quả nghiên cứu, sau ông Lương leo lên thứ trưởng, phải chăng ông học đòi cái thói đấy của bọn gian manh?
Hai, cần công bố đủ danh sách 15 thành viên Hội đồng thẩm định sách Cánh Diều cũng như biên bản ý kiến thẩm định của từng thành viên để biết họ đã thẩm định ra sao, có nhận xét khoa học không hay kiểu xuề xoà mặt trận: Cô này đẻ 2 con rồi, làm nghiên cứu sinh là cả sự cố gắng, hội đồng nên thông qua...
Tất nhiên, không chỉ công bố mỗi bộ Cánh Diều mà các bộ khác cũng tương tự. Biết đâu, lại có vài me-xừ vừa ngồi trong Chương trình lại tham gia viết sách rồi tự chấm sách của mình viết ra. Như thế, Vũ Trọng Phụng tái thế viết phóng sự thì hay phải biết!
Ba, cần nhìn thẳng vào một sự thật là giáo viên hiện nay thiếu tính phản biện, họ chỉ giống như cỗ máy dạy, đúng sai không cần biết. Vì thế mới có chuyện trong SGK Ngữ văn của Nxb Giáo dục để anh chàng A Phủ suốt 7 năm liền đi LÀM DÂU GẠT NỢ mà cấm có thấy giáo viên nào lên tiếng. Khi giáo viên đã không cần đến SGK và giảng dạy không dùng SGK thì không nên in SGK làm gì. Khi giáo viên không dám mở miệng thì đó là thất bại của nền giáo dục núp dưới những mỹ từ kiểu như giáo dục khai phóng, giáo dục 4.0...
Bốn, phụ huynh học sinh và công chúng cũng cần được nhóm tác giả cho biết tên những tác giả cung cấp ngữ liệu trong SGK như Minh Hoà, Hoàng Minh, Trần Mạnh... là ai? Có người nêu nghi vấn với tôi rằng, có thể Minh Hoà là Minh Thuyết + Hoà Bình, hay Hoàng Minh là Hoàng Hoà Bình + Minh Thuyết; hoặc Trần Mạnh kể là Trần Mạnh Hưởng kể... Một chiêu để né bản quyền...
Dạng này tương tự như nhóm tác giả ăn cắp kết quả nghiên cứu của Hoàng Tuấn Công để làm Từ điển Tiếng Việt do Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội phát hành song "thà chết không chịu hy sinh" quyết không chịu công bố danh tính tác giả là ai!
Năm, cho đến nay dư luận chủ yếu tập trung vào trách nhiệm của nhóm tác giả và hội đồng thẩm định mà bỏ quên ông Giám đốc Nhà xuất bản. Ông này không thể vô can khoanh tay đứng ngoài được vì lù lù trên sách ghi: Chịu trách nhiệm xuất bản.
Nhà nước đã giao cho anh vị trí đấy, hưởng lương đấy, anh không thể biến Nhà xuất bản thành xưởng in thuê, bạ cái gì cũng in được...
Tóm lại, minh bạch thông tin, xử lý trách nhiệm ở từng công đoạn, từng đối tượng để các me-xừ chừa thói ngoặc với các tiên-sinh để đùn ra ngoài xã hội một đống hổ lốn!
P/s: Đọc tút 1 ông viết có 1 câu: "Thuyết buôn vua còn chẳng ăn ai nữa là Thuyết buôn chữ".
Hí hóp phết!

https://www.facebook.com/son.kieumai/posts/1553703394815982



2.


PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt: Về chất lượng, sách Tiếng Việt 1 (Cánh Diều) không đạt

14/10/2020 20:13

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông, về chất lượng, sách Tiếng Việt 1, bộ Cánh Diều không đạt. Nếu tiếp tục giảng dạy sẽ có hại cho học sinh.

Không phải là “sạn”,  mà là sai cơ bản

Sách Tiếng Việt 1, bộ sách Cánh Diều vẫn đang tạo ra hai luồng ý kiến tranh luận tranh cãi gay gắt. Là một giảng viên, nhà nghiên cứu có nhiều công trình về tiếng Việt, đồng thời cũng từng tham gia soạn sách giáo khoa, ông đánh giá như thế nào về sách Tiếng Việt 1, Cánh Diều?

PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Việt ngữ học, Trường Đại học KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Tôi đã đọc rất nhiều ý kiến về sách Tiếng Việt 1, bộ Cánh Diều. Tôi cho rằng, dư luận phản ứng về bộ sách này là hoàn toàn có cơ sở. Tôi đọc thì thấy, bộ sách này có rất nhiều điểm không được.

Trước hết, cần hiểu rằng, chức năng của một cuốn sách dạy Tiếng Việt không phải chỉ là dạy chữ, ghép vần mà phải dạy tiếng Việt có tính bài bản ngay từ đầu.

Đặc biệt, dạy tiếng Việt cho trẻ em cần phải hướng tới mục đích tối thượng là dạy như thế nào đó để các em biết sử dụng tiếng Việt và yêu thích tiếng Việt. Nếu dạy mà để cho học sinh sợ tiếng Việt thì đó là thất bại của người dạy và của sách giáo khoa. Hơn nữa, không chỉ học sinh, mà phụ huynh và giáo viên cũng sợ thì rõ ràng sách soạn ra có nhiều vấn đề cần phải xem xét.

Thứ nhất, liệu sách soạn ra có khó quá không? Có phù hợp với trình độ của giáo viện cũng như năng lực tiếp nhận của học sinh không? Thứ hai, các chủ đề được đưa vào giảng dạy có thích hợp và gắn với cuộc sống thực tiễn không? Một vấn đề đáng quan tâm nữa là phương pháp và cơ sở khoa học để xây dựng bài học… dùng cung cấp kiến thức tiếng Việt cho học sinh.

Nếu nhìn một cách tổng quan như vậy, có thể thấy, một điểm nổi bật ở bộ sách này là, nó còn xa mới đáp ứng được các tiêu chuẩn cần có của bộ sách công cụ mà ta gọi là sách giáo khoa.

Liên quan tới những điều ông vừa nói, cụ thể, ông có nhận xét gì về những bài Tập đọc trong sách Tiếng Việt 1, Cánh Diều?

Theo tôi thấy thì có nhiều bài tập đọc rất thiếu tính văn học. Tiếng Việt vốn là một ngôn ngữ giàu hình ảnh, mượt mà, nhưng người biên soạn không biết có phải yếu về tư duy văn học không mà đọc các bài tập đọc của họ biên soạn đôi khi thấy ngô nghê, thậm chí ngớ ngẩn. Nếu chỉ đánh giá về “chất văn” trong một bài dạy Tiếng Việt thì bộ sách còn thua xa cách dạy Tiếng Việt cho học sinh ngày xưa.

Về phương pháp, chỉ cần đọc một số bài cũng thấy có nhiều sự gán ghép rất tùy tiện. Người biên soạn muốn dạy các âm hoặc vần nào thì cố “gò” các âm và các vần ấy vào các đoạn văn tự nghĩ ra, bất chấp tính logic hay đúng, sai.

Cách làm việc kiểu này dẫn đến một hệ lụy: Nhiều bài đọc hay đoạn văn rất tối nghĩa, lủng củng. Đây là điều gây ra những phương hại cho học sinh. Học Tiếng Việt qua các văn bản lủng củng, rối rắm chưa kể còn nhiều chỗ sai thì người học làm sao yêu thích Tiếng Việt? 

Ông có thể đưa một số ví dụ về việc gò ép, bất chấp đúng, sai đó?

Ví dụ, ở bài về “Cò và quạ”. Khi đọc cụm từ “Thì ra quạ sắp chộp gà nhép” thì thấy người viết không hiểu nghĩa của từ “chộp". Con quạ là loài chim. Khi nó muốn bắt gà thì phải sà xuống quắp, chứ không thể “chộp” được. Cần phải biết, với các động từ, mỗi loại lại đòi hỏi chủ thể hành động khác nhau. Ví dụ, “sủa” là động từ dùng cho loài chó. Nói “người sủa” là dùng tu từ rồi. Mỗi một động từ dùng phải có chủ thể phù hợp chứ không dùng lung tung như thế được.

Bài tập đọc Cò và quạ.

Hoặc ở bài tập đọc Thỏ thua rùa, có câu: “Nó la cà nhá cỏ, nhá dưa, lơ mơ ngủ”. Ở đây, từ “nhá” dùng không phù hợp, vì “nhá”  là động từ thường để chỉ nhai những vật cứng, khó nuốt (ví dụ như chó nhá xương…). Còn con thỏ là loài động vật thường chỉ ăn cỏ, ăn lá… những thứ mềm. Trong văn cảnh của bài cũng là “cỏ, dưa” những thứ mềm, sao lại dùng “nhá”?

Bài tập đọc Thỏ thua rùa.

Hay bài “Ve và gà” là một sự gán ghép, phóng tác tùy tiện không theo quy tắc nào cả:  “Cả mùa hè, ve chỉ ham múa ca”. Con ve nó kêu, nói nó “ca” thì được, chứ không nên nói “múa”. Mà trong nguyên tác, là kiến chứ không phải gà. Kiến mới tha mồi về tổ, tích lũy thức ăn, gà thì không. Dạy thế này là không đúng kiến thức thực tế, khoa học.

Đặc biệt, trong nhiều bài đọc, các nhà biên soạn đã lạm dụng từ “có”, dùng rất nhiều và cũng rất sai. Ví dụ: Bài Bé Lê: “Bé Lê mê ti vi. Ti vi có sâm cầm”, “ti vi có cá mập”. Ti vi làm sao có sâm cầm, có cá mập được?

Rõ ràng, đó không phải chi là những hạt sạn, mà là cái sai cơ bản, những cái sai không thể cho phép khi dùng nó làm tài liệu dạy cho học sinh.

Về việc có nên dùng từ địa phương (phương ngữ) trong sách tiếng Việt lớp 1, PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt cho rằng, có khá nhiều từ địa phương đến nay trở thành khá phổ biến (như: ba, má…), nếu đưa vào sách, trẻ em không hiểu thì các bậc phụ huynh vẫn có thể giải nghĩa cho con. Việc đưa từ địa phương vào sách đúng lúc, đúng chỗ có khi còn gây hứng thú, giúp các em những hiểu biết phong phú về tiếng Việt và các sản vật địa phương (măng cụt, sầu riêng…). Nhưng lạm dụng mà dùng không đúng lúc, đúng chỗ thì phản tác dụng.

Không thể nói dạy Tiếng Việt chỉ để dạy âm, ghép vần

Một trong những lý do mà nhà biên soạn đưa ra là do các âm, vần chưa học thì chưa thể đưa vào, đành tìm các âm, vần đã học để thay thế. Và cũng có ý kiến cho rằng, trong giai đoạn đầu lớp 1 thì ưu tiên dạy âm và vần, dạy chữ trước. Sau này biết đọc rồi thì chú trọng nghĩa sau?

Theo tôi, nói như thế là rất sai về phương pháp luận. Dạy tiếng Việt phải chú ý tới mục tiêu, hiệu quả đạt được. Mục tiêu sách lớp 1 phải hướng tới cho các em biết đọc và biết viết. Vậy phải hiểu được nghĩa của từ, lượng từ cung cấp có thể ít hay nhiều, nhưng phải có nghĩa.

Bởi thế, ông cha mình thường nói “chữ nghĩa” là vì chữ phải gắn với nghĩa. Dạy các em điều không có trong thực tế thì dạy vô ích, lãng phí. Còn dạy ghép vần mà ghép lung tung về nghĩa như đã phân tích thì gây hại về mặt tư duy cho học trò.

Nếu cố tình bao biện rằng, nói chỉ cần học âm, ghép vần thì học luôn cách ghép vần của sách cũ, không cần học sách mới làm gì. Vừa tốn tiền, vừa rắc rối và không hiệu quả.

Cũng có ý kiến cho rằng, dạy những câu văn thơ mượt mà như sách cũ thì sẽ khiến trẻ học vẹt, không nhớ được các âm, vần như học các đoạn văn trúc trắc trong sách Tiếng Việt 1, Cánh Diều?

Nói như vậy là sự quá nhầm lẫn, thiếu cơ sở khoa học. Khi dạy những câu trúc trắc, ngô nghê, ngay từ đầu trẻ đã thấy chán Tiếng Việt và thấy Tiếng Việt chẳng hấp dẫn gì cả. Dạy Tiếng Việt thành công là phải tạo ra được sự ham thích, mà sự ham thích phải bắt đầu từ cái đẹp, cái hay. 

Còn các câu văn, lời thơ mượt mà khiến người ta nhớ mãi, sao lại nói là học vẹt? Quan niệm như thế nguy quá!

Giáo viên quan trọng, nhưng đầu tiên phải có ngữ liệu tốt

Trong sách này, việc đưa vào một số những truyện ngụ ngôn, những câu chuyện có chứa đựng cái xấu, ác, mưu mô... cũng gây tranh cãi. Quan điểm của ông thế nào về việc này?

Trẻ em mới cắp sách đi học cũng có thể dạy cái xấu, nhưng phải có sự cân đối, tính toán, đưa bao nhiêu, đưa như thế nào là có lợi. Đặc biệt, khi nói tới cái xấu, cái ác, thì nội dung và phương pháp phải hướng trẻ tới cái thiện, biết phân biệt giữa thiện và ác. Phản ánh cái ác nhưng là để phê phán, để hướng thiện, giáo dục về cái thiện, đó là chính là nghệ thuật của việc dạy người.

Chứ không phải như khi đọc bài “Ước mơ của tảng đá”, người đọc không biết mục đích của nội dung bài học là gì, ủng hộ nhân vật nào? Bác gió được gọi là "bác" - có thể hiểu là nhân vật lớn tuổi hơn tảng đá (xưng con), và qua cách khuyên tảng đá thể hiện sự từng trải, hiểu biết. Nhưng hành động của bác gió lại rất ác độc, đó là đẩy tảng đá xuống biển "mất tích". Vậy nếu hiểu theo nghĩa bác gió làm vậy chỉ vì tảng đá đã năn nỉ bác gió, để trẻ học theo, sau này cứ nghe năn nỉ đều chiều theo, bất chấp đúng sai, thay vì cư xử có trách nhiệm thì nguy hiểm quá.

Bài tập đọc Ước mơ của tảng đá (sách tiếng Việt 1, Cánh Diều tập 2, kể về một tảng đá với ước mơ được giống như cánh buồm. Khi năn nỉ bác gió được cho xuống biển, bác gió mới đầu can ngăn, nhưng sau đó đã "kênh tảng đá lên, hích một nhát, tảng đá lăn lông lốc. Chỉ nghe một tiếng "ùm", nó đã lăn xuống biển và mất tích".

Có ý kiến cho rằng, quan trọng là giáo viên hướng tới học sinh tới nội dung gì. Nếu giáo viên hướng cho học sinh cái đẹp, thì kể cả nội dung ngữ liệu có chứa đựng cái xấu, cái ác cũng không đáng lo, thưa ông?

Đúng là giáo viên rất quan trọng, nhưng đầu tiên phải là sách giáo khoa. Sách giáo khoa là công cụ chung cho mọi giáo viên. Ở đó, có ngữ liệu. Khi có ngữ liệu tốt, giáo viên dễ xử lý, bài giảng hấp dẫn. Còn khi ngữ liệu không tốt thì chính người giáo viên sẽ gặp khó khăn, đôi khi phải lúng túng, gượng ép. Và khi giáo viên cảm thấy bị gượng ép, tức là thất bại.

Từ những phân tích như vậy, theo ông, có thể tiếp tục giảng dạy sách Tiếng Việt 1, Cánh Diều?

Theo tôi, về mặt chất lượng, cuốn sách không đạt. Bộ sách này có một số vấn đề cần phải xem xét lại. Thứ nhất về ngữ liệu sử dụng để biên soạn sách; Thứ 2 là về tri thức về ngôn ngữ học, thể hiện qua việc cung cấp cho các em vốn từ, nghĩa của từ sai rất nhiều; Thứ 3 là rèn luyện tư duy logic cho học sinh, khi những bài học cung cấp có vấn đề về tư duy logic thì sẽ làm cho tư duy logic của trẻ em kém, lệch lạc.

Cá nhân tôi cho rằng, bộ sách này không nên dạy vì dạy không có lợi. 

Giả sử có thể sửa, để dạy tiếp được không, thưa ông?

Như tôi đã nói, đây không phải là sạn mà là sai nhiều quá. Sai cơ bản, tựa như nồi cơm còn sống, cố ăn sẽ hại tới sức khỏe. Nếu muốn dùng để dạy, phải biên soạn lại, chứ không thể sửa theo kiểu chắp vá được.

Trân trọng cảm ơn ông!

Sách giáo khoa ngày ấy - bây giờ!Sách giáo khoa ngày ấy - bây giờ!

Những ngày qua, khi mà sách giáo khoa lớp 1 trở thành trung tâm của những cuộc tranh luận, tranh cãi gay gắt, tôi lại thầm cảm ơn vì mình đã đi qua những tháng ngày đến trường ít sách...

 

Hội đồng thẩm định không chịu trách nhiệm khi sách giáo khoa lớp 1 có 'sạn'Hội đồng thẩm định không chịu trách nhiệm khi sách giáo khoa lớp 1 có 'sạn'

Sau hơn 1 tháng thực học chương trình, sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới, nhiều phụ huynh, giáo viên cho rằng chương trình quá nặng đối với học sinh, SGK thì mắc rất nhiều lỗi. Tuy nhiên, trước những...

 Mai Loan

https://phapluatvacuocsong.vn/index.php/pgs-ts-nguyen-huu-dat-ve-chat-luong-sach-tieng-viet-1-canh-dieu-khong-dat-28267.html




1.


 12/10/2020 06:06 THANH AN
GDVN- Giá như thầy Thuyết không làm Tổng chủ biên môn Tiếng Việt (Cánh Diều) có lẽ thầy Thuyết sẽ thanh thản hơn vào lúc này…


Từ rất lâu rồi, thầy Nguyễn Minh Thuyết không còn xa lạ gì đối với đối với nhiều người, nhất là những người hay đọc báo, theo dõi mảng giáo dục, chính trị bởi thầy Thuyết từng trải qua rất nhiều công việc khác nhau.

Đối với sinh viên, giáo viên học và dạy môn Ngữ văn thì đã quá quen thuộc với thầy Thuyết vì thầy là giảng viên đại học, là tác giả của nhiều cuốn giáo trình đại học, sách giáo khoa Tiếng Việt, Ngữ văn ở bậc phổ thông.

Đặc biệt, thầy Thuyết là đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, đã từng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục,Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội…

Nên, những phát biểu của thầy Thuyết ở các phiên thảo luận của Quốc hội luôn khiến cho nhiều người tâm đắc, thích thú bởi nó rất hợp lòng người, nhất là những vấn đề về giáo dục nước nhà…

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết (người thứ 2 từ trái sang)

đang giới thiệu về bộ sách Cánh Diều (Ảnh: Thùy Linh)

Dấu ấn của thầy Thuyết trong những trang sách nhà trường…

Hai mươi năm qua, các thế hệ học trò trên cả nước đã khá quen thuộc với cái tên của thầy Nguyễn Minh Thuyết ở sách giáo khoa, sách bài tập Tiếng Việt (Tiểu học), Ngữ văn (Trung học cơ sở) từ lớp 2 đến lớp 9.

Thầy Thuyết là đồng chủ biên, chủ biên tới 16 cuốn sách giáo khoa và 16 cuốn sách bài tập ở môn học này.

Sở dĩ, chúng tôi nói điều này để thấy uy tín của thầy Thuyết lớn lắm, nhất là bộ sách giáo khoa năm 2000 chưa được mổ xẻ, góp ý nhiều như bây giờ bởi lúc ấy chủ yếu các bài phản biện được đăng trên báo in nên số lượng không nhiều.

Báo điện tử lúc đó rất hiếm và mạng xã hội tất nhiên là chưa có nên các thông tin về sách giáo khoa chưa được mọi người biết nhiều như bây giờ.

Hơn nữa, sách giáo khoa năm 2000 được đầu tư nhiều hơn, cả nước chỉ tập trung 1 bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì.

Điều này, cũng được thầy Nguyễn Minh Thuyết đã khẳng định trong một bài viết gửi đến Báo VnExpress vào ngày 12/11/2014 như sau:

Bộ sách giáo khoa hiện hành được dạy thử nghiệm 4 năm ở hàng trăm trường, với sự tham gia của hàng trăm nghìn giáo viên và học sinh mà khi triển khai còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Nếu lần này, đề án đổi mới chỉ chủ trương dạy thử nghiệm những nội dung mới và giao việc này cho các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tự thực hiện, tự đánh giá thì khó có thể yên tâm về chất lượng và tính khả thi của những bộ sách giáo khoa đó”. [1]

Nhiều văn bản trong sách Tiếng Việt 1 – Cánh Diều đầy rẫy “sạn”!
Nhiều văn bản trong sách Tiếng Việt 1 – Cánh Diều đầy rẫy “sạn”!

Lúc đó, thầy Thuyết còn phản đối đề án Chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ, nên thầy Thuyết đã đề xuất:

Theo tôi, có thể chọn một phương án khác là trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện chương trình, sách giáo khoa hiện hành một cách cụ thể hơn, chúng ta giữ lại những bộ sách phù hợp, chỉ thay những quyển sách, những nội dung không phù hợp.

Ưu điểm của phương án này là phù hợp với thời gian biên soạn, thử nghiệm, tập huấn quá ngắn và đỡ tốn kém cho ngân sách nhà nước”. [1]

Thế nhưng, khi thầy Nguyễn Minh Thuyết được mời làm Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới thì thầy Thuyết đã có nhiều những phát ngôn ngược lại.

Nhất là khi Bộ Giáo dục đã thẩm định, phê duyệt 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 thì chúng ta đã không còn thấy một thầy Thuyết đứng về cái chung nữa, thậm chí có cả những chia sẻ mà đáng lẽ ra không nên nói…

Chẳng hạn, khi nói về việc các địa phương chọn sách Cánh Diều và sách của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam thì thầy Thuyết đã chia sẻ:

Tôi chỉ biết là bộ sách Cánh Diều là bộ sách được lựa chọn với tỷ lệ cao nhất trong 5 bộ sách giáo khoa. Nhưng tôi cũng được biết là có những chuyện không được hay lắm trong cạnh tranh.

Nhiều tỉnh thành đã đảo ngược kết quả lựa chọn của cơ sở, làm giảm tỷ lệ chọn Cánh Diều.

Nhưng mà thôi, nói cho cùng đó cũng là chuyện của thị trường. Phải qua thực tế sử dụng mới biết sách phù hợp đến đâu với học sinh, giáo viên và điều kiện thực hiện của địa phương”...[2]

Giá như thầy Thuyết chỉ làm Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018…

Thực tế cho thấy trong các vấn đề xã hội thì ngành giáo dục luôn được mổ xẻ nhiều nhất và khó nhận được sự đồng thuận nhất của xã hội. Ngay cả người đứng đầu ngành giáo dục nhiều nhiệm kỳ qua cũng chưa thấy ai có thể làm hài lòng dư luận…

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết và những“sự cố” liên quan đến việc biên soạn sách
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết và những“sự cố” liên quan đến việc biên soạn sách

Vì thế, vai trò Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 phải nói là rất khó và người được Bộ “chọn mặt gửi vàng” là thầy Nguyễn Minh Thuyết.

Tuy nhiên, lúc mà Chương trình tổng thể, Chương trình môn học thông qua thì cũng là lúc thầy Thuyết đã bước sang tuổi 70 của mình…

Nếu, mọi chuyện chỉ dừng lại tại đây, chúng tôi tin tiếng nói của thầy Thuyết sẽ khách quan và có trọng lượng khi nói về các bộ sách giáo khoa bây giờ.

Nhưng, có lẽ vì uy tín của thầy Thuyết quá lớn nên các nhà xuất bản đã mời thầy Thuyết tham gia làm Tổng chủ biên sách Tiếng Việt (Cánh Diều) từ khi chương trình môn học… còn chưa được thông qua chính thức.

Vì thế, ở cái tuổi đã ngoài 70 như bây giờ nhưng mấy tháng trước năm học 2020-2021 này thì thầy Thuyết phải liên tục tất bật ở nhiều địa phương để tập huấn cho giáo viên tiểu học.

Và, những ngày qua thì sách giáo khoa môn Tiếng Việt 1 (Cánh Diều) do thầy Thuyết làm Tổng chủ biên liên tục bị báo chí phản ánh về những nội dung, từ ngữ không phù hợp và thầy Thuyết lại phải liên tục trả lời các tờ báo về vấn đề này.

Nhưng, bây giờ thầy Thuyết chỉ còn nói nhiều về sách Cánh Diều mà thôi…

Giá như thầy Thuyết không làm Tổng chủ biên môn Tiếng Việt (Cánh Diều) có lẽ thầy Thuyết sẽ thanh thản hơn vào lúc này

Và, khi nhận xét về các bộ sách thì thầy Thuyết sẽ khách quan hơn để nói về những ưu điểm, nhược điểm của từng bộ sách, thậm chí thầy làm trong ban thẩm định sách giáo khoa nữa thì còn gì tốt hơn.

Nhưng, bây giờ…!

Tài liệu tham khảo:

[1] https://vnexpress.net/bon-cau-hoi-ve-de-an-doi-moi-chuong-trinh-sach-giao-khoa-3104517.html

[2] https://ngaynay.vn/giao-duc/gs-nguyen-minh-thuyet-co-nhung-chuyen-khong-hay-lam-trong-canh-tranh-sach-giao-khoa-180235.html


Thanh An

https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/gia-nhu-thay-thuyet-dung-lam-tong-chu-bien-sach-giao-khoa-tieng-viet-canh-dieu-post212903.gd

..



---

TƯ LIỆU HỒI CỐ


1.


 01/01/2020 08:16 Thùy Linh
(GDVN) - Nghị quyết 88 yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa nhưng đến nay Bộ lại chưa làm nổi.

Tại Điểm g, Khoản 3, Điều 2 của Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông quy định: “Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân khác biên soạn”.

Như vậy có nghĩa là theo Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội thì Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chịu trách nhiệm biên soạn một bộ sách giáo khoa từ lớp 1-12 cho chương trình giáo dục phổ thông mới để làm cơ sở cho các trường lựa chọn nhưng đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo lại chưa làm nổi.

Trước vấn đề này, chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, đại biểu Ngô Thị Minh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: 

“Ngày 9/11 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có báo cáo với Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về việc triển khai Nghị quyết 88 trong đó có nội dung rằng Bộ không làm được sách vì hầu hết các tác giả có khả năng viết sách giáo khoa đều đã ký hợp đồng với một số nhà xuất bản trong đó có Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản sư phạm Hà Nội, Nhà xuất bản sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và cho ra đời 5 bộ sách giáo khoa. 

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho rằng xã hội hóa việc làm sách giáo khoa rất tốt, do đó Bộ không biên soạn bộ sách giáo khoa riêng nào nữa”. 

Đại biểu Ngô Thị Minh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (Ảnh: Vũ Ninh)

Tuy nhiên, bà Minh cho biết: “Sau khi nghe báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khẳng định việc biên soạn sách giáo khoa là trách nhiệm của Bộ và đã được quy định rõ trong Nghị quyết 88 chứ không phải việc làm hay không làm. 

Nếu Bộ không làm thì Bộ phải báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội để Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội bởi đây là Nghị quyết của Quốc hội”.

Cuối cùng, bà Minh thông tin thêm: “Vừa qua, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có văn bản yêu cầu Chính phủ báo cáo rõ về việc này để Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội”. 

Làm không nổi một bộ sách giáo khoa, Bộ Giáo dục đang buông bỏ trách nhiệm!

Trước đó, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh – Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình nhấn mạnh, Nghị quyết 88 của Quốc hội đã giao nhiệm vụ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu Bộ không thực hiện thì đương nhiên trách nhiệm thuộc về Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.

Hiện tại, các cơ sở giáo dục đang tiến hành lựa chọn sách giáo khoa cho năm học tới. Đây là năm học bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, chọn sách giáo khoa nào và sự tương thích, tính hệ thống logic với các năm tiếp theo ra sao phải được tính toán khi chọn.

“Không thể năm nay học sách giáo khoa của nhà xuất bản này, sang năm lên lớp khác lại học sách giáo cùng môn học của nhà xuất bản khác. Nếu đổi liên tục, các cháu chắc sẽ không ít vất vả”, đại biểu Tiến Sinh bày tỏ băn khoăn.

Thực tế, ngày 22/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới chính thức công bố danh mục 32 sách giáo khoa được sử dụng trong năm học tới, để các trường phổ thông lựa chọn bộ sách phù hợp cho học sinh địa phương.

Vậy mà, dư luận không khỏi bất ngờ là từ năm 2015, các lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh và thuộc cấp đã nhận thù lao “làm sách” từ một nhà xuất bản.

“Nó thực sự khiến dư luận lo ngại về tính minh bạch khi lựa chọn sách giáo khoa”, đại biểu Sinh nói.


 

Thùy Linh

https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/bo-giao-duc-phai-bao-cao-quoc-hoi-ve-viec-khong-bien-soan-sach-giao-khoa-post205647.gd?fbclid=IwAR378_ACLiX2aApI9bMm1KnPadbVKfac0FJJib9bOf3_ww4_PuAs6F71pxg


..


2 nhận xét:

  1. 5.



    Nguyễn Quang Vinh

    17 phút

    Nhật Bản đã xã hội hoá việc soạn sách giáo khoa từ bao nhiêu năm.

    Và lần đầu tiên chúng ta thực hiện xã hội hoá và ngay lập tức vỡ vụn ra nhiều thảm hoạ về chất lượng, quy trình, con người soạn sách.
    Đọc ở đây thì nhận ra lí do vì sao ta bùng nhùng:
    -Ta bùng nhùng vì ta để cho người ở Hội đồng thẩm định lại làm luôn việc Chủ biên sách.
    -Ta bùng nhùng vì không cho dạy thử nghiệm một cách đàng hoàng, đúng cách của thử nghiệm và khi các đơn vị xã hội hoá đi thử nghiệm sản phẩm của mình thì Bộ giáo dục lại dạo chơi bên ngoài rồi ngồi chờ… báo cáo.
    -Ta bùng nhùng vì việc tìm kiếm một tập thể viết sách giáo khoa được lựa chọn theo cách thiếu minh bạch, thiếu trong sáng, thậm chí lựa chọn phe cánh.
    -Ta bùng nhùng vì không dám công khai, thậm chí các bản thảo giáo khoa của các nhà xuất bản còn được giữ bí mật tới ngày… phát hành.
    -Ta bùng nhùng vì ngay từ lúc đầu, khi chọn nhóm biên soạn hay Hội đồng thẩm định đã gói lại hết, không biết mở rộng hoặc không dám mở rộng.
    -Ta bùng nhùng vì điều cốt yếu và “ tử huyệt” cho chất lượng bộ sách lại như được giao trắng cho một nhóm người, và một số người trong đó đã lấy chức danh để “ cai đầu dài” cho các nhà xuất bản.
    Và đây là Nhật Bản, đọc để biết học theo họ không có gì khó nếu thực tâm minh bạch, thực tâm vì con trẻ, thực tâm vì giáo dục, thực tâm vì lòng tự trọng của trí thức:

    Trả lờiXóa
  2. TƯ LIỆU HỒI CỐ



    1.

    Bộ Giáo dục phải báo cáo Quốc hội về việc không biên soạn sách giáo khoa

    01/01/2020 08:16

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.