Ở Phủ Giầy đã diễn ra lễ khai hội. Ngày hôm nay - mùng 3 tháng 3 âm lịch.
Hai ngôi phủ trung tâm của Phủ Giầy là Phủ Tiên Hương và Phủ Vân Cát, thì mỗi bên đều đưa các hướng dẫn khẳng định vị trí Phủ Chính của mình. Bên Tiên Hương là "Phủ Chính Tiên Hương", bên Vân Cát cũng là "Phủ Chính Vân Cát". Đại khái như sau (ảnh được chụp ngày hôm qua và hôm nay, mùng 2 và mùng 3 tháng 3, tức 17/4 và 18/4/2018).
Bên Vân Cát:
Bên Tiên Hương:
Dưới là tư liệu ngày khai hội.
---
Khai hội Phủ Dầy 2018
Đăng ngày: 18/04/2018
Sáng ngày 18-4 (tức mùng 3-3 năm Mậu Tuất), tại sân vận động trung tâm xã Kim Thái, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định, đã diễn ra lễ khai mạc Lễ hội Phủ Dầy 2018. Ngay trong sáng khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng nghìn du khách khắp nơi về tham dự.
Lễ hội Phủ Dầy diễn ra hằng năm vào dịp tháng 3 Âm lịch nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một biểu tượng trong “Tứ bất tử” thuộc tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đây là một trong hai lễ hội lớn mang tầm quốc gia, được biết đến qua câu ca “Tháng tám giỗ Cha, Tháng ba giỗ Mẹ”. Với việc di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội Phủ Dầy càng phát huy ý nghĩa bảo tồn giá trị văn hóa dân gian sâu sắc.
Bằng các hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh độc đáo, giàu truyền thống như liên hoan nghệ thuật hát chầu văn; lễ rước Mẫu từ phủ Vân Cát đến chùa Linh Sơn; lễ rước đuốc tại phủ Tiên Hương; thi đấu cờ người, kéo hoa trượng hội…, lễ hội đã đem đến cho du khách một góc nhìn gần gũi về đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt Nam xưa.
Lễ hội Phủ Dầy năm 2018 được tổ chức trong sáu ngày từ ngày 18 đến 23-4 (từ mùng 3 đến 8-3 Âm lịch) với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống phong phú như: Liên hoan nghệ thuật hát chầu văn tại Phủ Tiên Hương và Vân Cát; lễ rước Mẫu thỉnh kinh từ Phủ Vân Cát đến chùa Linh sơn tự; lễ rước đuốc tại Phủ Tiên Hương; thi đấu cờ người, xếp chữ, kéo hoa trượng hội…
Quần thể Di tích lịch sử, văn hóa Phủ Dầy bao gồm gần 20 điểm di tích đền, phủ, chùa, lăng gắn liền với sự tích về Mẫu Liễu Hạnh, một biểu tượng trong “Tứ bất tử” thuộc tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội Phủ Dầy được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, nổi tiếng với nghi lễ chầu văn – hầu đồng, một nghi thức tín ngưỡng tiêu biểu nhất của đạo Mẫu. Hàng năm, khách thập phương về Phủ Dầy để thực hiện tín ngưỡng tâm linh theo tục thờ mẫu, đồng thời tham quan chiêm ngưỡng một quần thể kiến trúc độc đáo, nơi khởi nguồn, hội tụ và lan tỏa của nghệ thuật hát chầu văn.
Một số hình ảnh tại lễ Khai mạc lễ hội Phủ Dầy 2018:
https://phuday.com/khai-hoi-phu-day-2018.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.