Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

08/02/2018

Xếp hạng đại học Á châu, Việt Nam không có trường nào lọt top 350

Nguồn chính thức là ở đây.

Tin bằng tiếng Việt đầu tiên lấy về từ báo Tuổi Trẻ.


---


2.


07/02/2018 15:54

(NLĐO) – Theo bảng xếp hạng thường niên của Times Higher Education (THE), ĐH Quốc gia Singapore là trường ĐH hàng đầu châu Á năm thứ 3 liên tiếp, trong khi không trường nào của Việt Nam lọt vào bảng này

Trong khi đó, Trung Quốc được tạp chí này đánh giá là "ngôi sao đang lên".
Việt Nam vắng bóng bảng xếp hạng 350 ĐH châu Á - Ảnh 1.
Tốp 10 trường ĐH tốt nhất Chấu Á
Đứng sau Trường ĐH Quốc gia Singapore là ĐH Tsinghua (Trung Quốc) và ĐH Bắc Kinh. Năm nay, Tsinghua có lượng bài báo xuất bản cao hơn ĐH Bắc Kinh, đồng thời thu nhập của các nghiên cứu viên cũng tăng cao hơn. Li Jinliang, Hiệu trưởng Văn phòng Hợp tác Quốc tế của ĐH Tsinghua, cho biết trường đã "ban hành một loạt các cuộc cải cách toàn diện kể từ khi 2012, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của trường trong bối cảnh toàn cầu". Ông cho biết các nghiên cứu hiện nay của trường tập trung vào nghiên cứu chéo, hội nhập các công nghệ quốc phòng và dân sự, nghiên cứu tiên tiến và thương mại hóa các tiến bộ công nghệ. Đồng thời, hiệu trưởng ĐH này cho biết trường đã "vượt ra khỏi biểu đồ trong giáo dục tiên tiến", bằng cách thay đổi cách thức phân loại ngành học cho việc nhập học ĐH và "tăng cường giáo dục tự do".
Đặc biệt, năm nay Hồng Kông có tới 3 trường ĐH nằm trong tốp 10 trường xuất sắc nhất Châu Á, gồm: Trường ĐH Hồng Kông (xếp thứ 4), ĐH Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (xếp thứ 5) và Trường ĐH Trung Quốc của Hồng Kông (xếp thứ 7, lần đầu tiên lọt tốp 10).
Ngoài ra, Hàn Quốc hiện chỉ có hai trong số 10 đại diện hàng đầu, trong khi năm ngoái là 3 trường do ĐH Khoa học và Công nghệ Pohang rơi 2 bậc xuống vị trí thứ 12. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) năm ngoái giữ vị trí thứ 8 nay đã rơi xuống vị trí thứ 10.
Một sự thay đổi nữa trong năm nay là sự mở rộng số lượng trường ĐH của bảng xếp hạng bao gồm hơn 350 trường đại học, so với chỉ 300 trường hồi năm trước tới từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tất cả các trường đại học trong top 200 cũng được xếp hạng nhằm cho thấy tính minh bạch trong kết quả. Trong năm nay, một số quốc gia cũng bị giảm thứ hạng ĐH nói chung, trong đó có Thái Lan. Trong khi đất nước này vẫn có 10 trường ĐH trong bảng xếp hạng tốp 200, thì 7 trong số này đã tụt hạng. 
Năm nay, cả 10 trường ĐH Thái Lan nhận được điểm số thấp hơn với năm ngoái về thu nhập bình quân của giảng viên. Trong khi đó, lần đầu tiên ĐH Malaysia nằm trong top 50. Indonesia có số đại diện tăng lên gấp đôi – 4 trường so với năm ngoái 2 trường. Ấn Độ, Pakistan, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đều tăng số đại diện trong bảng xếp hạng. Việt Nam không có trường ĐH nào lọt vào bảng xếp hạng 350 trường ĐH tốt nhất châu Á này.

H. Nhiên (Theo Times Higher Education)

https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/viet-nam-vang-bong-bang-xep-hang-350-dh-chau-a-20180207155115779.htm



1.




08/02/2018 11:52 GMT+7

TTO - Theo bảng xếp hạng chất lượng đại học (ĐH) châu Á năm 2018 do tạp chí Times Higher Education vừa công bố, Việt Nam không có một đại diện nào.

Xếp hạng 350 ĐH châu Á, Việt Nam không có trường nào - Ảnh 1.
Nghiên cứu sinh ĐH Quốc gia Singapore trong phòng thí nghiệm - Ảnh: medicine.utoronto.ca
Theo trang web của tạp chí Times Higher Education, ĐH Quốc gia Singapore tiếp tục giữ ngôi đầu trong bảng xếp hạng đại học châu Á sau khi tiếp tục cải thiện môi trường giáo dục và nghiên cứu của họ, nhận được nhiều đánh giá khen ngợi hơn và cũng có mức thu nhập cao hơn.
Trong khi đó, Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc lần đầu tiên trong lịch sử 6 năm của bảng xếp hạng này đã vượt qua Đại học Peking (cùng có trụ sở tại Bắc Kinh) để trở thành đại học Trung Quốc chiếm thứ hạng cao nhất trong bảng này.
Đại học Thanh Hoa có số công trình nghiên cứu công bố lớn mạnh hơn so với Đại học Peking. Thanh Hoa cũng đã tăng thêm nguồn thu nhập từ nghiên cứu với tỉ lệ nhanh hơn so với đối thủ cùng có trụ sở tại Bắc Kinh với họ.
Không trường đại học nào của Việt Nam có mặt trong danh sách xếp hạng của tạp chí Times Higher Education.
Các tác giả của bảng xếp hạng giáo dục đại học châu Á nhận định, mặc dù Singapore vẫn là nước dẫn đầu về chất lượng đại học, song các trường đại học của Trung Quốc cũng đang thể hiện xu thế đi lên ngày càng mạng mẽ của họ về chất lượng đào tạo.
Về tổng thể, Trung Quốc có 63 trường đại học lọt vào danh sách xếp hạng của Times Higher Education, nhiều trường trong đó đã thể hiện rõ sự tiến bộ trong năm nay, trong đó có không ít những trường thuộc nhóm từng bị đánh giá là "chiếu dưới".
Tuy nhiên với bảng xếp hạng năm 2018, một lần nữa Nhật Bản là quốc gia chiếm ưu thế vượt trội với 89 trường đại học có trong danh sách xếp hạng.
Đặc khu kinh tế Hong Kong cũng ghi nhận thành công với 3 trường đại học của họ lọt vào top 10, nhiều hơn bất cứ một vùng lãnh thổ hay đặc khu nào khác. Họ cũng có 6 trường đại học lọt top 60.
Tại khu vực Đông Nam Á, trường Đại học Malaya của Malaysia cũng lần đầu tiên lọt top 50 và Indonesia tăng gấp đôi số đại diện của họ, giành 4 vị trí trong bảng xếp hạng của năm 2018.
Thái Lan và vùng lãnh thổ Đài Loan năm nay đều có nhiều trường bị rớt khỏi danh sách xếp hạng. Còn Ấn Độ, Pakistan, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ cũng có nhiều trường bị rớt khỏi danh sách.
Bảng xếp hạng năm nay xếp hạng hơn 350 trường đại học ở châu Á, cao hơn so với 300 trường năm ngoái. Đây là các trường của 25 quốc gia, vùng lãnh thổ của châu lục.
Xếp hạng 350 ĐH châu Á, Việt Nam không có trường nào - Ảnh 2.
Top 5 đại học hàng đầu châu Á theo bảng xếp hạng của tạp chí Times Higher Education - Ảnh chụp lại màn hình

D. Kim Thoa

https://tuoitre.vn/xep-hang-350-dh-chau-a-viet-nam-khong-co-truong-nao-2018020811081106.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.