Lấy về từ các nơi. Để thấy rằng: truyền thống "hiếu học" Đại Việt đã ảnh hưởng như thế nào tới giáo dục và học thuật hiện nay. Chúng ta đã và đang phải trả giá đắt cho truyền thống "hiếu học" này.
Vấn đề "hiếu học" của người Đại Việt, chúng tôi đã viết từ nhiều năm trước.
Bổ sung dần và theo thứ tự ngược như mọi khi.
---
.
3.
Làm công tác quản lý nhà nước cần gì bằng TS?
09:53:00 15/10/2017
[Thanh niên - 15/10/2017 - TS. Nguyễn Đức Thành] Theo TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội), trong câu chuyện thu hút người tài của các địa phương hiện đang tồn tại những ngộ nhận từ cả hai phía.
TS.Nguyễn Đức Thành
T.G - Q.H
Hệ lụy của nó không chỉ mang đến thất vọng cho nơi cần thu hút nhân tài mà còn là bản thân người được thu hút.
TS Thành cho rằng sẽ là sai lầm trong công tác cán bộ khi yêu cầu những người làm công tác quản lý nhà nước phải có bằng TS. Bởi TS hiện chỉ giống như một chứng chỉ hành nghề, sự công nhận mang tính khởi đầu cho một người trong một lĩnh vực chuyên môn hẹp nào đó chứ không phải là thi đỗ ông nghè để ra làm quan theo quan niệm của Khổng giáo. “Điều này sẽ đẻ ra chuyện làm TS cho có, làm lãng phí thời gian, nguồn lực của tất cả các bên. Đó là cách nhìn hoàn toàn sai lệch xuất phát từ một cái danh hão”, TS Thành nhận định.
Nói như vậy nghĩa là nếu chỉ dựa vào bằng cấp thì sẽ khó thu hút được người tài thực sự?
Bản thân tôi không coi thường những người học giỏi. Bởi để học giỏi, kể cả học gạo, nghĩa là họ cũng có một năng lực nào đó. Nhưng nếu trong môi trường học thuật nghiêm túc thì những người có kết quả học tập xuất sắc là người giỏi. Trong khi đó, ở VN, chất lượng giáo dục còn thấp, nhất là ở bậc ĐH. Không phải vì sinh viên hay giảng viên kém mà vì chương trình quá lạc hậu. Vì thế, những người học giỏi trong hệ thống đó đã là không giỏi rồi.
Thực tế, những người có tài thực sự họ sẽ không coi trọng việc thu hút hay không. Tại sao phải đi làm vào hệ thống nhà nước, làm thuê, lương cố định trong khi họ có thể làm được nhiều hơn thế nếu họ tài năng thực sự. Còn với những người học điểm cao nhất, rồi nhăm nhăm chầu chực nộp đơn để người ta cho mình vào hệ thống, nhận các chế độ nhà nước rồi coi mình là nhân tài thì bản thân những người đó cũng không phải là tài năng.
T.G - Q.H
http://vepr.org.vn/533/news-detail/1792713/vepr-tren-bao-chi/lam-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-can-gi-bang-ts-.html
2.
Chức vụ thật, bổng lộc thật, dùng bằng giả khó mà từ chức
17/10/2017 03:09 GMT+7
- Trông cậy vào sự trung thực, tự giác của cán bộ sử dụng bằng giả nhưng chức vụ thật, quyền lực thật, bổng lộc thật, xem chừng chỉ là giấc mơ thôi.
Tại hội nghị BCH Đảng bộ TP Hà Nội hôm 13/10, ông Trần Quang Cảnh, Chủ nhiệm UB Kiểm tra Thành ủy kêu gọi: Ai có bằng giả thì khẩn trương báo cáo Ban Tổ chức, UB Kiểm tra, xin rút lui, thậm chí xin từ chức.
Như vậy, dư chấn từ tinh thần hội nghị Trung ương 6 đã lan truyền, tác động tích cực đến tổ chức đảng các cấp. Hà Nội công khai với dư luận là có nạn bằng giả trong nội bộ, đã có bằng chứng, nhưng trước tiên khuyến khích tinh thần trung thực, tự giác, tự soi, tự sửa.
Chủ nhiệm UB Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Trần Quang Cảnh |
Dư luận phấn khởi, nhưng cũng không thể không hoài nghi. Người ta chờ xem, sau lời kêu gọi của ông Chủ nhiệm UB Kiểm tra Thành ủy, sẽ có ai "lỡ nhúng chàm" sử dụng bằng giả, tự giác khai báo với tổ chức, rồi tự xử.
Xem chừng rất khó, quá khó.
Chuyện cán bộ, đảng viên sử dụng bằng giả để tiến thân, tìm kiếm chức vụ thật, quyền lực thật, bổng lộc thật, lâu nay không còn là hiện tượng hy hữu, không chỉ ở Hà Nội.
Chuyện tổ chức đảng đề cao tinh thần phê bình, tự phê bình, tinh thần tự soi, tự sửa cũng đã từ lâu rồi. Nhưng nhìn lại, hầu như chưa có trường hợp nào chủ động, tự giác khai báo với tổ chức để được nhận hình thức kỷ luật.
Nhiều trường hợp, bị tố giác sử dụng bằng giả, chứng cứ rành rành, nhưng, hoặc tổ chức thấy "khó xác minh", bèn làm lơ, hoặc đối tượng tìm cách che chắn, quanh co, chối cãi. Không hiếm trường hợp, bằng chứng hai năm rõ mười, vẫn một mực kêu oan, chối tội.
Những người sử dụng bằng giả trong bộ máy Đảng, Nhà nước, về mặt đạo đức, là vô liêm sỉ, không hề biết xấu hổ. Về mặt pháp luật, họ bất chấp, dù biết sử dụng giấy tờ giả là vi phạm luật pháp. Về nghĩa vụ, trách nhiệm công chức, viên chức, với tinh thần đề cao tính trung thực, họ coi như không có khái niệm đó.
Người dám sử dụng bằng giả, dù leo lên vị trí cao đến đâu nữa, cũng không thể là người tử tế, thật khó là người tử tế. Lại nữa, những người sử dụng bằng giả để chui vào bộ máy Đảng, Nhà nước để tìm cách tiến thân, họ đều có động cơ và đường đi nước bước rõ ràng, họ không tiếc "đầu tư" để đạt mục đích. Khi có vị trí, họ tạo mối quan hệ, củng cố nhóm lợi ích, tiếp tục trèo lên vị trí cao hơn. Khi đó, thật khó "bóc mẽ" họ. Cũng không dễ gì kêu gọi họ tự giác khai báo, "xin rút lui", hay "xin từ chức".
Ngoài chuyện bằng giả, còn chuyện bằng thật nhưng học giả, kiến thức rởm. Trong cơ quan đảng, nhà nước có nhiều người có nhiều bằng đại học, bằng thạc sỹ, tiến sỹ, nhiều trường hợp trong số đó là bằng thật, học thật, năng lực thật. Nhưng không hiếm trường hợp, bằng thật nhưng học giả, học theo kiểu "đánh trống ghi tên", "học thầy thi tiệm", học hộ, thi thuê. Thành ra bằng cấp nhiều, bằng cấp cao nhưng kiến thức, năng lực không tương xứng. Những người như thế dễ mắc bệnh háo danh, ham hố quyền lực, hăng hái cổ xúy cho chủ nghĩa bằng cấp. Đồng thời họ tỏ ra kỳ thị nền giáo dục thực học thực tài, đố kỵ người tài, cản trở đổi mới, sáng tạo.
Thanh lọc đội ngũ cán bộ, đưa ra khỏi bộ máy những trường hợp sử dụng bằng giả, khó, mà không khó. Khó, là dễ chịu áp lực và những mua chuộc vật chất. Không khó, vì từ lâu rồi, xã hội đã tỏ thái độ coi thường và căm ghét mấy người dùng bằng giả. Không khó, vì những người sử dụng bằng giả không có đồng môn, đồng khóa và dễ bị tố giác. Chỉ cần đến nơi cấp bằng, đối chiếu hồ sơ gốc, là giả thật rõ ràng.
Có bằng chứng rồi, ông Chủ nhiệm UB Kiểm tra Thành ủy nên, theo đúng quy trình, xử lý ngay. Trông cậy vào sự trung thực, tự giác của những cán bộ sử dụng bằng giả nhưng chức vụ thật, quyền lực thật, bổng lộc thật, xem chừng khó, nó như giấc mơ mà thôi.
'Kỷ luật Nguyễn Xuân Anh vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn'
Đại đa số cán bộ, đảng viên, nhân dân cho rằng mức kỷ luật ông Xuân Anh vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn, thấu lý đạt tình - Tổng bí thư nói.
Bằng cấp thua 'bằng lòng'
Trong nhiều cơ quan, không ít người làm việc kém nhưng lại giỏi chiều lãnh đạo. Có người mới phàn nàn rằng, năng lực và bằng cấp cũng không bằng "bằng lòng".
Cách chức chủ tịch xã thêm dấu sắc vào bằng cấp 3
Không có bằng cấp 3, ông Sáng mượn bằng một người khác mang tên Sang rồi thêm dấu sắc vào để thành tên mình, sau đó hợp thức hóa bằng cấp và làm chủ tịch xã.
Trưởng phòng Bảo vệ chính trị nội bộ tỉnh không có bằng cấp 3
Trưởng phòng Bảo vệ chính trị nội bộ, thuộc Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hải Dương vừa bị cách chức chờ xem xét kỷ luật vì không có bằng cấp 3.
Thu hồi bằng cấp của GĐ Sở Công thương Gia Lai
Học viện Chính trị Khu vực III (Đà Nẵng), thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đã có quyết định thu hồi bằng Cao cấp Lý luận chính trị của ông Huỳnh Ngọc Tục, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Gia Lai.
CVP Ban Nội chính Cần Thơ khai man bằng cấp
Dù đã bị kỷ luật khiển trách khi phát hiện khai man bằng cấp nhưng ông Hoàng vẫn được tiếp tục đề cử làm Chánh Văn phòng Ban Nội chính TP. Cần Thơ.
Uông Ngọc Dậu
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chong-tham-nhung/chuc-vu-that-bong-loc-that-dung-bang-gia-kho-ma-tu-chuc-404967.html
1.
Hà Nội: Ai bằng giả khẩn trương rút lui, từ chức
13/10/2017 13:25 GMT+7
- Chủ nhiệm UB Kiểm tra Thành uỷ Hà Nội cho biết đã có tài liệu, chỉ chờ kiểm tra, xác minh những trường hợp liên quan vấn đề bằng cấp không chuẩn.
Tại hội nghị lần thứ 10 BCH Đảng bộ TP Hà Nội sáng nay, dẫn câu nói của Tổng bí thư “Trước đánh từ vai, giờ đánh trên đầu nhiều hơn”, Chủ nhiệm UB Kiểm tra Thành uỷ Hà Nội Trần Quang Cảnh nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu là rất quan trọng. Ông nêu 2 khuyến cáo về bằng cấp và kê khai tài sản.
Chủ nhiệm UB Kiểm tra Thành uỷ Hà Nội Trần Quang Cảnh
|
Trích câu nói của Tổng bí thư "Nếu đã trót ít nhiều nhúng chàm rồi thì sớm tự giác gột rửa", ông đề nghị ai có bằng giả thì khẩn trương báo cáo Ban Tổ chức, UB Kiểm tra Thành uỷ xin rút lui, thậm chí xin từ chức.
“Chúng tôi đã có những tài liệu nhất định, chỉ còn chờ kiểm tra, xác minh. Nếu bằng cấp không chuẩn thì báo cáo ngay và cũng tự giác xin từ chức cho đàng hoàng”, ông Cảnh nói.
Bổ nhiệm thừa 55 phó hiệu trưởng
Việc xây dựng tiêu chí tổ chức Đảng, theo ông Cảnh, được TP bắt đầu làm từ năm nay và đang xây dựng tiêu chí để đánh giá cán bộ diện Ban Thường vụ Thành uỷ quản lý. Đây là việc hết sức cẩn trọng, cần thiết và cần phải làm.
Nói về công tác kiểm tra, giám sát, ông Cảnh cho biết, UB Kiểm tra Thành uỷ đã kiểm tra 5 ban thường vụ quận, huyện, thị uỷ và đã có kết luận. Qua 4 kết luận, đã có 40 cán bộ bị kỷ luật tại quận Hoàng Mai, Hà Đông và huyện Thanh Trì.
Ngoài ra, từ nay đến hết tháng 1/2018, với quận Nam Từ Liêm sẽ phải kỷ luật 15 cán bộ.
“Qua 4 cuộc kiểm tra đã kỷ luật gần 60 cán bộ vi phạm về quản lý trật tự xây dựng, đất đai, trong đó có cả cán bộ thuộc diện Thường vụ Thành uỷ quản lý”, ông Cảnh thông tin.
Ông cho biết thêm, UB Kiểm tra Thành uỷ đang tiếp tục kiểm tra huyện Thường Tín về công tác cán bộ. Đặc biệt, tuần sau sẽ công bố kiểm tra Huyện uỷ Thanh Oai về công tác cán bộ trong việc bổ nhiệm thừa 55 phó hiệu trưởng các trường THCS và tiểu học.
Ông Cảnh cho hay, việc trong năm Hà Nội kiểm tra 6 ban thường vụ và nhiều tổ chức đảng, đảng viên là con số kỷ lục mà UB Kiểm tra TƯ đánh giá rất cao.
Về việc xử lý cán bộ sai phạm ở xã Đồng Tâm (Mỹ Đức), hiện nay đã xử lý xong 14 cán bộ đảng viên vi phạm pháp luật ở giai đoạn trước do bán đất và làm những việc trái thẩm quyền.
TP đang xử lý các cán bộ của xã Đồng Tâm do có những lúc bỏ vị trí lãnh đạo, vi phạm tập trung dân chủ, mất đoàn kết nội bộ, việc này sẽ xử lý nghiêm. Thường vụ Huyện uỷ Mỹ Đức cũng sẽ bị đề nghị kiểm điểm.
Ngoài ra cũng sẽ xử lý nghiêm những đảng viên có vi phạm, trong đó có 6 đảng viên vi phạm liên tục thời gian dài, định biến đất quốc phòng thành đất nông nghiệp.
Kỷ luật cán bộ: 'Trước đánh từ vai, giờ đánh trên đầu nhiều hơn'
Việc xử lý cán bộ, trước nói đánh từ vai đánh xuống, nhưng giờ đánh trên đầu nhiều hơn, Tổng bí thư nói với cử tri Hà Nội.
'Kỷ luật Nguyễn Xuân Anh vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn'
Đại đa số cán bộ, đảng viên, nhân dân cho rằng mức kỷ luật ông Xuân Anh vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn, thấu lý đạt tình - Tổng bí thư nói.
Cán bộ chín ép, chín nhanh thành chín rụng
Khi Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh bị kỷ luật cách chức, dư luận bày tỏ sự đồng tình với Trung ương.
Ông Xuân Anh: Từ Bí thư trẻ nhất đến kỷ luật thôi chức ủy viên TƯ
Ông Nguyễn Xuân Anh đã bị cách chức Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, cho thôi chức ủy viên TƯ do những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng.
Làm quan đừng chỉ nói hay, quên làm
Lãnh đạo TP Đà Nẵng bị Trung ương thi hành kỷ luật, chúng ta lại có một bài học đắt giá: Bài học Nói và Làm của cán bộ đảng viên.
Hương Quỳnh
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/ai-bang-gia-khan-truong-rut-lui-xin-tu-chuc-404529.html
Còn có một loại bằng thật mà lại là giả>đó là số bằng cấp cho một số học tại chức,học từ xa v..v.Họ có đi học,nhưng chỉ là đến điểm danh,tới hạn họ sẽ có tấm bằng thật.đổi lại nhà trường có số tiền học phí,tiền thoát ngu...Số bằng này tính thế nào đây?Mà số bằng này ở cấp quận,phường không hiếm.
Trả lờiXóa