Đăng từ năm 2012 trên tờ Kiến thức.
Bảo chép tháng 5/2017.
---
Hệ lụy từ việc phá đền Chín Giếng
Ông chủ nhiệm HTX Hà Dương là người trực tiếp chỉ huy lực lượng trong xã đến phá đền...
- Đền Chín Giếng ở khu 5, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa vốn nổi tiếng linh thiêng và là nơi phong cảnh hữu tình.
Trải qua nhiều năm tháng lịch sử, ngôi đền đã có lúc bị phá hủy hoàn toàn, không còn lưu giữ bất kỳ tư liệu nào liên quan, ngay cả các bức tượng cổ cũng bị hủy hoại, thất lạc. Trên nền đất cũ, những người dân nơi đây đã cất công trùng tu, tôn tạo lại ngôi đền theo diện mạo kiến trúc xưa...
“Báu vật” của đền Chính Giếng
Pháp sư Trương Công Túy (78 tuổi) trong đền Chín Giếng cho hay, theo truyền thuyết xưa kể lại cô Chín là một cung nữ trên thiên đình, do làm rơi vỡ chiếc chén ngọc, Ngọc Hoàng giáng xuống hạ giới theo hầu Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
“Báu vật” của đền Chính Giếng
Pháp sư Trương Công Túy (78 tuổi) trong đền Chín Giếng cho hay, theo truyền thuyết xưa kể lại cô Chín là một cung nữ trên thiên đình, do làm rơi vỡ chiếc chén ngọc, Ngọc Hoàng giáng xuống hạ giới theo hầu Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Cô dạo chơi khắp bốn phương trời Nam, sau về đến đất Thanh Hóa cảnh lạ vô biên, cô liền hội họp thần nữ, lấy gỗ cây sung làm nhà, cây si thì cô mắc võng. Hai suối nước lượn quanh co uốn khúc về phía Đông hợp lưu cùng chín dòng nước phun lên từ lòng đất tạo thành chín giếng nước tự nhiên không bao giờ vơi cạn. Nhờ nguồn nước từ chín cái giếng đó mà dân trong vùng thoát khỏi nhiều đợt hạn hán. Nhân dân lập ngôi đền cạnh chín cái giếng tự nhiên đó và quen gọi là đền Chín Giếng để thờ cô Chín.
Đền Chín Giếng được xây dựng từ đời nào cũng không ai hay, kể cả các cụ cao niên trong làng cũng không biết. Họ chỉ biết từ khi có đền Sòng Sơn (Bỉm Sơn, Thanh Hóa) thì cũng có đền Chín Giếng. Trước năm 1980, đền bị hủy hoại hoàn toàn, không còn lưu giữ bất kỳ tài liệu nào, các pho tượng cổ cũng bị phá hoại.
Nhưng khi những người dân đang chung tay xây dựng lại ngôi đền thì bỗng có một người đàn ông từ Hà Nội mang theo cuốn tài liệu đến và nói: "Tôi không biết cuốn sắc phong này có trong nhà tôi từ khi nào. Tôi nhờ người bạn thông thạo chữ Hán dịch thì mới biết đây là cuốn sắc phong của vua ban cho đền Chín Giếng. Chính vì thế tôi đã đến tận đây để gửi lại nhà đền".
Cảm động trước tấm lòng của người khách lạ và cơ duyên run rủi cho đền Chín Giếng có được tài liệu duy nhất khẳng định sự tồn tại lịch sử của ngôi đền, ông Đỗ Đức Thiện, Trưởng Tiểu ban đền Chín Giếng cho biết: "Cuốn sắc phong đó như báu vật đối với chúng tôi. Theo cuốn sắc phong này, năm 1780, đời vua Lê Cảnh Hưng thứ hai, nhà vua đã ban sắc phong cho đền Chín Giếng".
Cụ Túy cho hay, trước đây đền được xây dựng theo kiến trúc cổ, chạm khắc rất đẹp và làm toàn bằng gỗ lim. Đền được chia làm 3 cung (đệ nhất, đệ nhị, đệ tam) vừa là nơi lễ bái cho người dân, vừa là nơi ở cho các nhà sư tu hành. Những năm chiến tranh nhiều nơi bị bom đạn tàn phá, nhưng ngôi đền vẫn đứng hiên ngang. Nhiều người bảo, nhờ Thánh Mẫu che chở đền mới thoát khỏi sự tàn phá của kẻ thù.
Đền Chín Giếng sau khi được xây dựng và tôn tạo. |
Phá đền vì sợ mê tín
Những năm 70 của thế kỷ trước, chính quyền tỉnh Thanh Hóa cho rằng đền chùa là nơi phát sinh tệ nạn mê tín dị đoan. Vì thế, nhiều chùa chiền, miếu mạo bị phá hủy. Số phận đền Chín Giếng cũng không thoát khỏi cảnh tang thương.
Khi đó đền thuộc địa phận xã Hà Dương, huyện Hà Trung. Ông chủ nhiệm HTX Hà Dương là người trực tiếp chỉ huy lực lượng trong xã đến phá đền. Trước khi phá ông còn mạnh miệng tuyên bố: "Đền Chín Giếng nhiều người bảo linh thiêng, tôi cho người phá xem có còn linh thiêng nữa không?". Ngôi đền cổ kính là thế, chỉ trong chốc lát đã thành tro bụi.
Nhưng sau đó, ít lâu gia đình ông chủ nhiệm HTX kia gặp cảnh không may. Vợ con ông chết gần hết, chỉ còn người con trai sống sót, ngặt nỗi anh này cũng không được bình thường, hay đi lang thang bến tàu xe, giờ không biết lưu lạc nơi đâu.
Đền Chín Giếng hiện đã được tôn tạo, xây dựng lại trên nền đất cũ. Mỗi dịp lễ, Tết nhà đền đón hàng trăm lượt khách đến tham quan, chiêm bái. Theo tục lệ, ngày 9/9 âm lịch hàng năm là ngày giỗ của cô Chín, người cai quản chín giếng thiêng không bao giờ vơi cạn.
Đức Lợi
http://kienthuc.net.vn/phong-thuy/he-luy-tu-viec-pha-den-chin-gieng-151699.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.