Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

11/11/2016

Chức vụ nhà nước : chính tích và bổ nhiệm (sưu tầm 2016) - 7

Tiếp tục công việc sưu tầm.

Phần 1 (đánh số từ 1 đến 24) đã đi ở đây.

Phần 2 (đánh số từ 25 đến 45) đã đi ở đây.

Phần 3 (đánh số từ 46 đến 64) đã đi ở đây.

Phần 4 (đánh số từ 65 đến 85) đã đi ở đây.

Phần 5 (đánh số từ 86 đến 105) đã đi ở đây.

Phần 6 (đánh số từ 106 đến 125) đã đi ở đây.

Từ đây trở xuống là phần 7 (đánh số từ 126). Vẫn theo thứ tự ngược như mọi khi.




---

.

145.

Thứ Sáu, 02/12/2016 - 04:51

Hé mở hai câu hỏi “khó” về Trịnh Xuân Thanh và ông Vũ Huy Hoàng

(Dân trí) - Có hai câu hỏi “khó” xung quanh vụ việc Trịnh Xuân Thanh và ông Vũ Huy Hoàng đã được Thương trực ban Bí thư Đinh Thế Huynh và Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình “hé lộ” tại cuộc tiếp xúc cử tri ở Đà Nẵng và Quảng Ngãi.
 >> Kỷ luật hàng loạt cán bộ vụ Trịnh Xuân Thanh
 >> Sẽ công bố trách nhiệm các cơ quan liên đới trong việc bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh


(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Câu hỏi thứ nhất, tại sao Trịnh Xuân Thanh có thể trốn và ai phải chịu trách nhiệm về việc bỏ trốn này và câu hỏi thứ hai là thắc mắc về hình thức kỉ luật đối với ông Vũ Huy Hoàng đã được cử tri chuyển tới ông Bình tại buổi tiếp xúc ngày 28/11 vừa qua tại Quảng Ngãi.
Về việc đi trốn của Trịnh Xuân Thanh, trả lời cử tri Võ Hồng Sơn (xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh) rằng “tại sao Trịnh Xuân Thanh có thể trốn ra nước ngoài được?”, ông Nguyễn Hòa Bình thẳng thắn cho rằng đây là một việc mà Quốc hội phải đặt ra xem xét, kiểm điểm trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan.
“Hiện Trịnh Xuân Thanh đã bị truy nã đỏ trên phạm vi toàn cầu. Lưới trời lồng lộng, tôi không tin rằng Trịnh Xuân Thanh có thể thoát được”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói.
Sau đó 2 ngày (30/11), tại Đà Nẵng, cử tri Nguyễn Quang Nga (ở phường Tân Chính, Q. Thanh Khê) cũng đặt câu hỏi tương tự với Thường trực ban Bí thư Đinh Thế Huynh: “Vì sao Trịnh Xuân Thanh sai phạm nặng vậy nhưng lại để trốn ra nước ngoài. Rồi những cán bộ bổ nhiệm, nâng đỡ Trịnh Xuân Thanh cũng không thấy nói đến hay xử lý gì cả? Nếu Quốc hội không làm rõ sẽ làm mất lòng tin của người dân”.
Trước thắc mắc của cử tri, ông Huynh cho biết: “Hiện nay các cơ quan chức năng đang làm rõ trách nhiệm việc đề bạt, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh, không chỉ ở Bộ Công thương mà còn ở các cơ quan có liên quan khác. Trong những ngày tới sẽ công bố trách nhiệm các cơ quan liên đới trong việc bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh”.
Song, có một câu hỏi khó hơn, từng gây thắc mắc nhiều, đó là hình thức kỉ luật đối với ông Vũ Huy Hoàng. Dư luận những ngày qua không mấy đồng tình với hình thức kỉ luật cách chức Bí thư Ban cán sự đối với ông Vũ Huy Hoàng và cho rằng đây là hình thức quá nhẹ, không đủ sức răn đe…
Hàng ngàn ý kiến (comment) gửi về Dân trí cũng cho rẳng không tương xứng với những khuyết điểm mà ông Hoàng gây ra.
Thì ra không phải thế bởi trả lời thắc mắc của cử tri trong buổi tiếp xúc cử tri ở Quảng Ngãi nói trên, ông Nguyễn Hòa Bình đã cho biết hình thức xử lý kỉ luật ông Vũ Huy Hoàng vừa qua là chỉ dừng ở việc tuyển dụng, bổ nhiệm và điều động đối với ông Trịnh Xuân Thanh. Còn các khuyết điểm khác “không loại trừ khả năng xem xét xử lý trách nhiệm hình sự”.
Ông Bình nói: “Việc Ban Bí thư xem xét kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng mới chỉ ở công tác cán bộ với việc tuyển dụng, bổ nhiệm và điều động đối với ông Trịnh Xuân Thanh. Còn trách nhiệm đối với các dự án thua lỗ, đắp chiếu ở Bộ Công Thương thì chưa xem xét. Nếu như sau này việc một loạt dự án trên có các lỗi cố ý của những người có liên quan, trong đó có cá nhân ông Vũ Huy Hoàng thì các tổ chức Đảng, Chính phủ sẽ quyết định xử lý. Thậm chí, nói như Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công Thương, không loại trừ khả năng xem xét xử lý trách nhiệm hình sự đối với ông Vũ Huy Hoàng nếu như có trách nhiệm hình sự”.
Như vậy là đã rõ. Hình thức kỉ luật đối với ông Vũ Huy Hoàng vừa qua mới chi là “khúc dạo đầu” cho riêng việc “o bế” đối với Trịnh Xuân Thanh. Còn những trách nhiệm to lớn khác như dự án thua lỗ, công trình “đắp chiếu” thì “không loại trừ khả năng xem xét xử lý trách nhiệm hình sự” nếu như có vi phạm.
Xin gửi tới bạn đọc Dân trí thông tin mới về những diễn biến xung quanh vụ việc Trịnh Xuân Thanh, đó là Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ra thông báo về kết quả kỳ họp thứ 8 diễn ra từ ngày 28/11 đến ngày 30/11/2016 tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của ông Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Theo đó, nhiều cán bộ đã bị xử lý kỉ luật với hình thức khá nặng.
Điều này thể hiện sự nghiêm khắc, ai sai đến đâu sẽ bị xử lý đến đó trên tinh thần nghiêm minh, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật.
Những diễn biến từ những ngày đầu phát hiện chiếc xe mang biển số không hợp lệ của Trịnh Xuân Thanh đến nay cho thấy sự việc có lẽ chưa dừng lại, phải không các bạn?
Bùi Hoàng Tám
http://dantri.com.vn/blog/he-mo-hai-cau-hoi-kho-ve-trinh-xuan-thanh-va-ong-vu-huy-hoang-20161202045316076.htm




144.

01/12/2016 16:17 GMT+7
TTO - Liên quan vụ ông Trịnh Xuân Thanh, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương vừa xem xét, xử lý và đề nghị thi hành kỷ luật nhiều cán bộ Đảng viên cao cấp và tổ chức Đảng. 
Vụ Trịnh Xuân Thanh: thi hành kỷ luật nhiều cán bộ cao cấp
Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 8 - Ảnh: ubkttw.vn
Từ ngày 28 đến 30-11, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 8. Đồng chí Trần Quốc Vượng ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng - chủ nhiệm UBKT Trung ương chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, xử lý và đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên và tổ chức đảng như sau:
1- Ông Huỳnh Minh Chắc - nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015 - trên cương vị bí thư Tỉnh ủy đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy trình, quy định về công tác cán bộ và quy chế làm việc của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh trong việc đề nghị, tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh từ Bộ Công thương về tỉnh Hậu Giang để giữ chức phó chủ tịch UBND tỉnh và tham gia Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.
2- Ông Trần Công Chánh - bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2015-2020 - trên cương vị là phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015, có phần trách nhiệm với các khuyết điểm, vi phạm trong việc đề nghị tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh từ Bộ Công thương về làm phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang và tham gia Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh; sai phạm trong việc chỉ đạo Công an tỉnh cấp biển số xe công cho xe tư nhân để Trịnh Xuân Thanh lưu thông trái quy định.
Là bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020, với trách nhiệm là người đứng đầu, đã buông lỏng lãnh đạo, thực hiện chưa nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.
3- Ông Trần Lưu Hải - nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên phó trưởng Ban thường trực Ban tổ chức Trung ương - thiếu trách nhiệm khi ký công văn của Ban tổ chức Trung ương về việc cho tỉnh Hậu Giang được tăng thêm 1 phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 trái với kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Có khuyết điểm trong việc ký văn bản trả lời Tỉnh ủy Hậu Giang về thực hiện quy trình nhân sự tăng thêm một cấp ủy viên nhiệm kỳ 2015-2020 đối với Trịnh Xuân Thanh.
4- Ông Bùi Cao Tỉnh - nguyên vụ trưởng, nguyên trợ lý Trưởng ban tổ chức Trung ương - chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu nội dung công văn của Ban tổ chức Trung ương về việc cho tỉnh Hậu Giang được tăng thêm 1 phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 trái với kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
5- Bà Trần Thị Hà - ủy viên Ban cán sự đảng, thứ trưởng Bộ Nội vụ, trưởng Ban thi đua - khen thưởng Trung ương - có vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc thẩm định quy trình, thủ tục, điều kiện và tiêu chuẩn để trình cấp có thẩm quyền tặng thưởng huân chương và danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC); tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Huân chương cho Trịnh Xuân Thanh.
6- Ông Trần Anh Tuấn - ủy viên Ban cán sự đảng, thứ trưởng Bộ Nội vụ - có vi phạm, khuyết điểm trong việc thẩm định, cho ý kiến về việc tiếp nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch và xếp lương công chức cho Trịnh Xuân Thanh; thiếu kiên quyết, không đề xuất, kiến nghị với Bộ Công thương để thu hồi, hủy bỏ các quyết định sai trái trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh.
7- Ông Nguyễn Duy Thăng- ủy viên Ban cán sự đảng, thứ trưởng Bộ Nội vụ - có vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện việc thẩm định, đề xuất cấp có thẩm quyền phê chuẩn chức danh phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nhiệm kỳ 2011-2016 đối với Trịnh Xuân Thanh.
Những vi phạm, khuyết điểm của các cán bộ nêu trên đã ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, tạo dư luận xấu trong xã hội.
Xét nội dung, tính chất, mức độ vi phạm; căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật:
- Cảnh cáo ông Bùi Cao Tỉnh - nguyên vụ trưởng, nguyên trợ lý trưởng Ban tổ chức Trung ương.
- Khiển trách ông Trần Công Chánh - bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2015-2020.
- Khiển trách bà Trần Thị Hà - ủy viên Ban cán sự đảng, thứ trưởng Bộ Nội vụ, trưởng Ban Thi đua - khen thưởng Trung ương.
- Các vi phạm, khuyết điểm của ông Trần Anh Tuấn - ủy viên Ban cán sự Đảng, thứ trưởng Bộ Nội vụ - chưa đến mức phải thi hành kỷ luật. Yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, sâu sắc và có biện pháp khắc phục.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư:
- Thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Huỳnh Minh Chắc - nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015 và đồng chí Trần Lưu Hải, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên phó trưởng Ban thường trực Ban tổ chức Trung ương.
- Xem xét xử lý ông Nguyễn Duy Thăng - ủy viên Ban cán sự đảng, thứ trưởng Bộ Nội vụ theo quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26-7-2016 của Ban chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.
8- Đối với tập thể Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ nhiệm kỳ 2011-2016 có các vi phạm, khuyết điểm sau:
- Không kịp thời sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của Ban cán sự đảng theo quy định của Bộ Chính trị; thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, dẫn đến vi phạm, khuyết điểm trong việc thẩm định, cho ý kiến về tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch, xếp lương công chức và đề nghị phê chuẩn chức danh phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho Trịnh Xuân Thanh; thẩm định đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng cho Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Trịnh Xuân Thanh.
- Chưa kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị trong Bộ tham mưu, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, ban hành một số quy định về công tác cán bộ và công tác thi đua, khen thưởng.
Những khuyết điểm, vi phạm nêu trên đã ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự đảng và của Bộ Nội vụ. UBKT Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, sâu sắc và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Theo ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161201/uy-ban-kiem-tra-trung-uong-ky-luat-nhieu/1228804.html





143.


 - Ông Vũ Đình Duy đi chữa bệnh về chưa, tại sao các quan chức đương nhiệm thì khỏe mạnh, khi bị sờ gáy lại đều đổ bệnh, cử tri Đà Nẵng hỏi.
Tiếp xúc với cử tri Đà Nẵng sáng nay tại quận Hải Châu, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh nhận được nhiều câu hỏi về tham nhũng, tổ chức cán bộ.
Cử tri Nguyễn Quang Thanh (phường Thuận Phước) bức xúc vì liên tiếp nhiều vụ gây thất thoát tài sản nhà nước bị phanh phui. Thế nhưng các cán bộ sai phạm lại biến mất.
“Ông Trịnh Xuân Thanh trước khi xảy ra sự việc thì vẫn ở nhà, khi khởi tố thì đã biến mất. Theo luật, những người liên quan vụ việc đang điều tra không được đi khỏi nơi cư trú, nhưng vẫn trốn được. Vụ này chắc chắn có sự tiếp tay”.
“Ông Vũ Đình Duy đi chữa bệnh về chưa”, cử tri Thanh hỏi. Ông băn khoăn khi nhiều cán bộ bỗng nhiên đổ bệnh khi bị Ủy ban Kiểm tra sờ gáy, trong khi lúc đương chức hoàn toàn khỏe mạnh. Việc này khiến nhân dân mất niềm tin.
Ông Đinh Thế Huynh trả lời cử tri vụ Vũ Đình Duy đi chữa bệnh
Cử tri Đà Nẵng quan tâm các vụ việc gây thất thoát tài sản nhà nước, lùm xùm công tác tổ chức cán bộ
“Tôi đề nghị QH xem xét kỹ vì những việc này gây trở ngại cho cơ quan điều tra. Cán bộ nào ở Hà Nội có vấn đề sức khỏe cần đưa vào Đà Nẵng, Huế… giám định sức khỏe”, cử tri Nguyễn Quang Thanh đề nghị. 
Cử tri Phạm Xuân Thạnh (phường Hải Châu 2) đề nghị xem xét, kiểm điểm kỹ trách nhiệm các bộ ngành có lùm xùm về công tác tổ chức cán bộ, như ở Bộ Công thương, Sở LĐ-TB-XH Hải Dương, ông Vũ Huy Hoàng.
Kiên quyết chống tham nhũng
Trước những băn khoăn của cử tri, Thường trực Ban Bí thư khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ kiên quyết, kiên trì chống tham nhũng, trước hết là xây dựng hệ thống pháp luật. 
“Cần đẩy mạnh việc phát hiện, xử lý nghiêm minh nạn tham nhũng. Thời gian qua chúng ta đã chỉ đạo xử lý những vụ lớn, nay đang tiếp tục chỉ đạo”, ông Đinh Thế Huynh cho biết.
Ông Đinh Thế Huynh trả lời cử tri vụ Vũ Đình Duy đi chữa bệnh
Thường trực Ban Bí thư: Kiên quyết chống tham nhũng
Ông nhấn mạnh, lực lượng thanh tra, kiểm tra đang từng bước làm rõ những vụ việc ở Bộ Công thương, Sở LĐ-TB-XH Hải Dương hay vụ Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy.  
Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã chỉ đạo cơ quan điều tra khẩn trương xử lý những vụ việc này.
Cao Thái
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/ong-dinh-the-huynh-tra-loi-cu-tri-vu-vu-dinh-duy-di-chua-benh-342838.html




142.


UBKT Trung ương đang làm rõ trách nhiệm ông Võ Kim Cự

(PLO)- Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang kiểm tra trách nhiệm của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh trong vụ việc Formosa.



Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh trả lời các ý kiến của cử tri Đà Nẵng. Ảnh: LÊ PHI
Sáng 30-11, Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng gồm các đại biểu: Đinh Thế Huynh (Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư), Nguyễn Thanh Quang (Trưởng đoàn), Nguyễn Thị Kim Thúy, Ngô Thị Kim Yến, Võ Thị Như Hoa đã tiếp xúc cử tri quận Hải Châu.
Không thể nói ông Võ Kim Cự vô can
Cử tri Lê Du Kiếm (phường Hòa Cường Bắc) đã đặt câu hỏi: “Xin Quốc hội nói rõ trách nhiệm của ông Võ Kim Cự (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh) trong sự cố môi trường do Formosa gây ra vừa qua. Không thể nói ông Cự vô can được”.

Cử tri Lê Du Kiếm đề nghị làm rõ trách nhiệm của ông Võ Kim Cự. Ảnh: LÊ PHI
Trả lời câu hỏi của cử tri Kiếm, đại biểu Đinh Thế Huynh (Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư) cho hay hiện nay Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang kiểm tra dấu hiệu vi phạm của ông Võ Kim Cự và thường thì sau khi kiểm tra sẽ có thông báo.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đang kiểm tra trách nhiệm của UBND, Ban Cán sự Đảng của UBND tỉnh Hà Tĩnh trong việc theo dõi, giám sát, đặc biệt là quá trình xây dựng, lắp đặt, quản lý hệ thống xả thải của Formosa.
Lo lắng nhà máy thép Việt Pháp
Trong khi đó, cử tri Huỳnh Phi Anh (phường Hòa Cường Bắc) cho hay hiện người dân Đà Nẵng đang rất lo lắng cho dự án nhà máy thép Việt Pháp vừa được tỉnh Quảng Nam phê duyệt ngay đầu sông Vu Gia.

Cử tri Huỳnh Phi Anh cho biết người dân Đà Nẵng đang rất lo ngại về dự án nhà máy thép Việt Pháp nằm thượng nguồn sông Vu Gia. Ảnh: LÊ PHI.
“Tôi là kỹ sư hóa học, tôi biết là muốn làm thép sẽ phải dùng hóa học, vậy khi xảy ra sự cố thì tính sao? Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói vấn đề môi trường đã tới ngưỡng rồi, vậy thì Quốc hội cũng cần góp phần xử lý cái ngưỡng này”, cử tri Anh đề đạt.
Về vấn đề này, đại biểu Đinh Thế Huynh đề nghị Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng có văn bản gửi Bộ TN&MT nêu ý kiến của cử tri và nhân dân Đà Nẵng, đề nghị phải tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ khi xây dựng các trạm quan trắc môi trường.
“Sản xuất thép phải có công nghệ hiện đại nhất, không được xả thẳng ra môi trường. Đồng thời gửi văn bản cho cả Bộ Công Thương nói rõ ý kiến của Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng đề nghị bộ phải chỉ đạo, giám sát hệ thống xả thải của dự án thép Việt Pháp”, ông Đinh Thế Huynh lưu ý.
Cán bộ bị sờ gáy là bỗng nhiên đổ bệnh
Cử tri Nguyễn Quang Thanh tiếp tục chất vấn việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài một cách nhẹ nhàng.
“Có sự tiếp tay cho Trịnh Xuân Thanh trốn đi nước ngoài không? Hiện nay Vũ Đình Duy xin đi chữa bệnh ở nước ngoài đã về chưa?" - cử tri Thanh hỏi.
"Chúng tôi thấy khi bình thường thì ông cán bộ nào cũng khỏe nhưng khi bị sờ gáy thì đều mắc bệnh hết, thậm chí còn giả khùng giả điên. Vì vậy, cần tổ chức giám định lại sức khỏe đối với cán bộ sau khi bị sờ gáy thì bỗng nhiên đổ bệnh, đi giám định tại các địa phương độc lập”, cử tri Thanh đề nghị. 
LÊ PHI
http://plo.vn/thoi-su/ubkt-trung-uong-dang-lam-ro-trach-nhiem-ong-vo-kim-cu-668429.html





Đang kiểm tra các dấu hiệu vi phạm đối với ông Võ Kim Cự

TPO - Đó là khẳng định của ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hải Châu (TP Đà Nẵng) sáng 30/11.
Cử tri Đà Nẵng đặt câu hỏi đối với Đoàn ĐBQH TP Đà NẵngCử tri Đà Nẵng đặt câu hỏi đối với Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng

Ông Đinh Thế Huynh cùng đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại quận Hải Châu. Tại buổi tiếp xúc, nhiều vấn đề nóng, liên quan đến việc phòng chống tham nhũng, giáo dục, giao thông, phòng chống tội phạm, an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường, cũng như viêc giám sát của Quốc hội… đã được các cử tri đặt câu hỏi, đề nghị đoàn ĐBQH TP trả lời, cho ý kiến và kiến nghị Quốc hội cùng bộ ngành Trung ương giải  quyết.
Nhiều cử tri đánh giá kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV vừa qua có nhiều chuyển biến và đổi mới trong việc chất vấn lãnh đạo Chính phủ cùng bộ trưởng các bộ ngành.
Cử tri Huỳnh Phi Anh (phường Hòa Cường Bắc) nêu lên lo ngại mà cử tri và người dân Đà Nẵng lo lắng và quan tâm hiện nay là việc Quảng Nam cho di dời và xây dựng nhà máy thép ở thượng nguồn sông Vu Gia, hệ quả về sau như thế nào?
“Là kỹ sư nên tôi biết, làm thép mà không có hóa chất thì làm sao làm được. Ai đảm bảo được không ô nhiễm? Đừng để đời con đời cháu phải lãnh hậu quả. Bộ trưởng Bộ tài nguyên môi trường Trần Hồng Hà đã nói ô nhiễm hiện nay đã đến ngưỡng thì phải có biện pháp ngăn chặn chứ”, ông Anh cho biết.
Liên quan đến ô nhiễm môi trường biển các tỉnh miền Trung vừa qua, cử tri Lê Duy Kiến (phường Hoàn Thuận Bắc) cho rằng: cần làm rõ trách nhiệm của ông Võ Kim Cự .
“Vụ Formosa  không thể nói ông Võ Kim Cự vô can được. Ông Cự không thể giải trình, giải thích theo kiểu lấy rổ úp voi như thế. Giải thích như vậy là không thể được” - ông Kiến bức xúc.
Đang kiểm tra các dấu hiệu vi phạm đối với ông Võ Kim Cự ảnh 1Ông Đinh Thế Huynh, Thường trực ban Bí thư trả lời các kiến nghị của cử tri quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Về các ý kiến của cử tri, thay mặt đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng, ông Đinh Thế Huynh cho biết: các ý kiến và kiến nghị của các cử tri là rất xác đáng. Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng sẽ tổng hợp ý kiến để kiến nghị lên Quốc hội cũng như các bộ ngành Trung ương.
Về nội dung chất vấn tại Quốc hội, ông Huynh cho biết: Quốc hội đã có nghị quyết về việc này, trong đó có xác định rõ những nội dung mà Thủ tướng, Bộ trưởng đã hứa phải thực hiện như thế nào. Hằng năm, Quốc hội sẽ căn cứ nghị quyết này để xách định mức độ thực hiện ra sao.
Về việc Quảng Nam di dời nhà máy thép Việt Pháp lên thượng nguồn sông Vu Gia, ông Huynh cho biết: Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng sẽ có văn bản gửi Bộ TN&MT, Bộ Công thương để có biện pháp giám sát ngay từ đầu, đảm bảo việc sản xuất thép theo công nghệ ít độc hại nhất, không gây ô nhiễm môi trường.
Liên quan đến trách nhiệm của ông Võ Kim Cự, ông Huynh cũng cho biết: Ủy ban kiểm tra Trung ương đang kiểm tra các dấu hiệu vi phạm đối với ông Cự; đồng thời, kiểm tra ban cán sự Đảng, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh để làm rõ trách nhiệm trong quá trình xây dựng nhà máy thép Formosa, đặc biệt là trong quá trình quản lý  xây lắp hệ thống xử lý xả thải. Khi có kết quả, Ủy ban kiểm tra Trung ương sẽ công bố. 
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/dang-kiem-tra-cac-dau-hieu-vi-pham-doi-voi-ong-vo-kim-cu-1079054.tpo




141.





Thay đổi nhân sự chủ chốt ở Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng

Hoàng Đan | 
Thay đổi nhân sự chủ chốt ở Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng
Trung tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (thứ 2 từ phải qua) tặng hoa cho các lãnh đạo Tổng công ty 319 tại buổi lễ. Ảnh: Tổng công ty 319.

Vừa qua, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị bàn giao các chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc Tổng công ty 319.






Thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, dưới sự chủ trì của Trung tướng Trần Đơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, vừa qua, Tổng công ty 319 đã tổ chức Hội nghị bàn giao các chức danh chủ chốt.
Cụ thể, tại Hội nghị đã tiến hành bàn giao chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty giữa Đại tá Phùng Quang Hải với Đại tá Trần Đăng Tú, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty.
Bàn giao chức danh Tổng Giám đốc giữa Đại tá Trần Đăng Tú với Đại tá Nguyễn Văn Xiển, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công ty Xử lý bom, mìn, vật nổ 319.
Thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Trung tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã đánh giá cao những đóng góp của Đại tá Phùng Quang Hải trong quá trình cống hiến, đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐTV Tổng công ty 319.
Đồng thời, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chúc mừng Đại tá Trần Đăng Tú và Đại tá Nguyễn Văn Xiển và mong rằng trên cương vị mới các ông sẽ nỗ lực không ngừng để nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ huy, đưa Tổng công ty 319 phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Cũng theo báo cáo tại Hội nghị, năm 2016, giá trị sản xuất của Tổng công ty ước đạt 9.461,7 tỷ đồng, doanh thu ước đạt 9.393,5 tỷ đồng, lợi nhuận trước ước đạt 198,1 tỷ đồng...
Tổng công ty 319 tiền thân là Sư đoàn 319/Quân khu 3, thành lập ngày 07/03/1979 theo Quyết định số 231/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng. Năm 2011, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký quyết định điều chuyển Tổng công ty 319 về trực thuộc Bộ Quốc phòng.
http://soha.vn/thay-doi-nhan-su-chu-chot-o-tong-cong-ty-319-bo-quoc-phong-20161129081819103.htm




140.

(Thời sự) - Ngày 17/11, trước việc đại biểu quốc hội dẫn ý kiến cử tri cho rằng, trong nước phát lệnh truy nã quốc tế nhưng “trên hệ thống mạng Interpol (tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế) chưa có tên Trịnh Xuân Thanh”, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Thượng tướng Lê Quý Vương cho biết, qua kiểm tra thấy Ban thư ký của Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế ông Trịnh Xuân Thanh từ 29/9, sau khi nhận được yêu cầu của cơ quan điều tra Việt Nam. “Đây là lệnh truy nã đỏ, nhiều nước đã nhận được”, Tướng Vương cho hay. Vậy lệnh truy nã đỏ là gì?

Lệnh truy nã đỏ của INTERPOL là gì?
Lệnh truy nã đỏ là quy ước truy nã phổ biến và nổi tiếng nhất trong hệ thống lệnh truy nã hiện có của Interpol, là một giấy yêu cầu để xác định vị trí và bắt giữ hình sự tạm thời một cá nhân chưa bị dẫn độ.
Lệnh truy nã đỏ chính thức được ban hành bởi Tổng Thư ký Tổ chức Interpol quốc tế theo yêu cầu của một quốc gia thành viên hoặc một tòa án quốc tế, dựa trên một lệnh bắt giữ quốc gia hợp lệ. Đây không phải là một lệnh bắt giữ quốc tế.truy-na-do-trinh-xuan-thanh
INTERPOL không thể ép buộc bất kỳ quốc gia thành viên nào phải bắt giữ một cá nhân là đối tượng của lệnh truy nã đỏ. Mỗi quốc gia thành viên tự quyết định giá trị pháp lý đối với Lệnh truy nã đỏ trong biên giới của họ.
Trong lệnh truy nã đỏ ngoài ảnh người bị truy nã còn có hai phần nội dung chính yếu. Phần thứ nhất là những thông tin liên quan nhân thân đối tượng (họ tên, quốc tịch, đặc điểm nhận dạng, vân tay, số hộ chiếu, số chứng minh thư…). Phần thứ hai là những thông tin tư pháp thông báo quá trình phạm tội và những căn cứ pháp luật để bắt giữ đối tượng (trích yếu vụ án, tòng phạm, tội danh, các điều khoản pháp luật liên quan, lệnh bắt giữ, bản án, thời gian bản án có hiệu lực…).
Những cá nhân này có bị INTERPOL truy nã?
Câu trả lời là không. Họ chỉ bị truy nã bởi một quốc gia hoặc một tòa án quốc tế. Khi INTERPOL đưa ra một Lệnh truy nã đỏ, đây đơn giản là để thông báo cho các quốc gia thành viên rằng, người này bị truy nã dựa trên một lệnh bắt giữ hoặc một quyết định tư pháp tương đương được ban hành bởi một quốc gia hoặc tòa án quốc tế. INTERPOL không ban hành các lệnh bắt giữ.
Ai là đối tượng của Lệnh truy nã đỏ?
Lệnh truy nã đỏ được ban hành đối với các cá nhân đang bị truy tìm để truy tố hoặc bắt giam. Khi một cá nhân bị truy tìm để truy tố nghĩa là họ đã phạm tội nhưng chưa bị truy tố, do đó nên được xem là vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội.
Lệnh truy nã đỏ được ban hành như thế nào?
1. Cảnh sát tại một trong các quốc gia thành viên (Việt Nam) gửi Lệnh truy nã đỏ thông qua Trung tâm Interpol Quốc gia (Văn phòng Interpol Việt Nam) và đưa ra thông tin về vụ việc.
2. Trong vòng một tuần, lệnh truy nã đỏ sẽ được Tổng thư ký Interpol xem xét, sau đó chuyển cho các chuyên gia luật pháp của Interpol thẩm định kỹ càng mới được ký duyệt và chính thức có hiệu lực tại lãnh thổ các quốc gia thành viên Interpol. Tổng Thư ký INTERPOL công bố Lệnh truy nã sau khi hoàn tất việc kiểm tra.
3. Cảnh sát trên toàn thế giới sẽ được thông báo.
Tại sao Lệnh truy nã đỏ lại quan trọng?
Lệnh truy nã đỏ mang lại tầm nhìn quốc tế cho các trường hợp. Tội phạm và những kẻ bị tình nghi sẽ được cảnh báo cho các cán bộ cửa khẩu, hải quan, khiến việc di chuyển của họ trở nên khó khăn.
Các quốc gia có thể yêu cầu và chia sẻ thông tin quan trọng liên quan đến một vụ điều tra.
Có thể tìm kiếm một Lệnh truy nã đỏ hay không?
Trong khi Lệnh truy nã đỏ chỉ hạn chế cho việc thực thi pháp luật, một số quốc gia thành viên lựa chọn công khai phần trích dẫn của lệnh này. Phần trích dẫn bao gồm các thông tin như tên của cá nhân và các tội danh mà họ bị truy nã. Lệnh truy nã đỏ đầy đủ có thêm thông tin về các mục đích thực thi pháp luật.
Nên làm gì nếu có thông tin về cá nhân bị truy nã?
Vui lòng thông báo cho các cơ quan cảnh sát địa phương hoặc Tổng Thư ký INTERPOL.
Phải làm gì nếu có tên trong phần “những người bị truy nã” và muốn biết thêm thông tin hay yêu cầu xóa lệnh truy nã?
Có thể liên hệ với Ủy ban Kiểm soát Hồ sơ của INTERPOL (CCF) – một cơ quan giám sát độc lập. Các đơn được gửi đến CCF là miễn phí và được bảo mật.
Anh Vũ (lược dịch từ Interpol)
http://nguyentandung.org/vu-trinh-xuan-thanh-lenh-truy-na-do-cua-interpol-la-gi.html






139.

‘Tôi liêm khiết nhất ngành thanh tra’



(PL)- Quyền Vụ trưởng Vụ III, Thanh tra Chính phủ Nguyễn Minh Mẫn nói: “Tôi chống tham nhũng nhiều nhất của ngành thanh tra, chưa nhận cái kim sợi chỉ nào của ai”.
Chiều 25-11, qua điện thoại, PV Pháp Luật TP.HCM  đã đề nghị gặp ông Nguyễn Minh Mẫn, Quyền Vụ trưởng Vụ III - Thanh tra Chính phủ (TTCP), để làm rõ một số thông tin liên quan đến những lời được cho là ông phát ngôn tại buổi công bố thanh tra ĐH Quốc gia TP.HCM hôm 28-9.
Ông Mẫn nói: “Tôi đang là trưởng đoàn thanh tra nên tôi không tiếp nhà báo. Còn các thông tin trên mạng là bịa đặt. Tôi là người chống tham nhũng mạnh nhất của ngành thanh tra, liêm khiết nhất của ngành thanh tra, chưa nhận cái kim sợi chỉ nào của ai”.
Sau đây là đoạn trao đổi với ông Mẫn và chúng tôi xin phép không bình luận về các nội dung này.
“Nói tôi phát ngôn có vấn đề là méo mó”
. Chúng tôi muốn làm rõ một số thông tin liên quan trực tiếp đến ông, không phải về nội dung mà đoàn thanh tra đang thực hiện. Ngoài ra, trong báo cáo của TTCP ngày 30-3-2012 gửi phó thủ tướng về việc bổ nhiệm vụ trưởng Vụ III đối với ông, ngoài nêu những ưu điểm, có đoạn nêu: “Đồng chí Mẫn chưa thể hiện tính minh bạch, có nhiều vấn đề trong phát ngôn, gây tư tưởng không tốt cho nội bộ đơn vị”. Điều này được giải thích thế nào, thưa ông?
+ Từ năm 2011 đến nay, tôi là người trong sạch, liêm khiết và có cống hiến nhiều nhất nên các lãnh đạo TTCP đã giao tôi làm quyền vụ trưởng Vụ III. Anh hãy đọc báo cáo phần ưu điểm: Quan điểm chính trị rõ ràng, chấp hành tốt cương lĩnh điều lệ, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; đạo đức lối sống lành mạnh, chưa có biểu hiện tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.
‘Tôi liêm khiết nhất ngành thanh tra’ - ảnh 1
Báo cáo của Thanh tra Chính phủ gửi Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về quy trình bổ nhiệm ông Mẫn năm 2012.
Còn có người báo cáo lên tôi suy thoái biến chất là báo cáo méo mó. Nói tôi phát ngôn có vấn đề, gây tư tưởng không tốt cho nội bộ cũng là báo cáo méo mó. Đáng lẽ họ làm công minh, chính trực trong làm quy trình thì tôi đã là vụ trưởng lâu rồi. Vì vậy Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lúc đó mới yêu cầu TTCP báo cáo.
Chưa động đến cây kim sợi chỉ của ai
. Nhưng theo báo cáo trên, quy trình bổ nhiệm trên đối với ông là dân chủ, khách quan, đúng quy định. Theo đó, 9/10 người không đồng ý ông giữ chức vụ trưởng Vụ III, vậy ông nghĩ sao?
+ Tôi trao đổi để cho rõ là nếu làm quy trình công minh thì tôi là người xuất sắc nhất, liêm khiết và cống hiến nhiều nhất cho ngành thanh tra thì giờ tôi đã là vụ trưởng. Bởi lúc tôi là quyền vụ trưởng từ năm 2011, tôi là trưởng đoàn thanh tra của năm đoàn, trong đó có thanh tra diện rộng về kiên cố hóa trường học cho cả nước, sau đó trường học trên cả nước được khang trang.
40 năm nay tôi chưa bao giờ có vi phạm khuyết điểm nào. Tôi chỉ có thành tích đối với Đảng, nhân dân và đặc biệt đối với ngành thanh tra. Rất tiếc tôi đang là trưởng đoàn thanh tra nên tôi không tiếp anh được. Chứ tôi là cán bộ thanh tra cao cấp đầu tiên chưa động đến cây kim sợi chỉ của ai. Tôi bị thương, bị mổ mấy lần nhưng vẫn quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ sự trong sạch của ngành thanh tra. Anh hãy chờ tôi kết thúc đoàn thanh tra (ĐH Quốc gia TP.HCM - PV), tôi sẽ tiếp anh và chứng minh là tôi không vi phạm gì. Tôi dù sức khỏe yếu nhưng tôi đã trọn đời đóng góp cho ngành thanh tra.
. Còn việc có công văn ngày 31-1-2013 của phó tổng TTCP yêu cầu vụ trưởng Vụ III tổ chức kiểm điểm, chỉ rõ việc tố cáo của ông đối với một phó vụ trưởng Vụ III là không đúng, không có cơ sở, ông có ý kiến gì?
+ Cái này giờ tôi chưa trả lời. Rất tiếc giờ tôi đang là trưởng đoàn thanh tra nên không thể tiếp anh chứ sau này kết thúc đoàn thanh tra rồi tôi sẽ chứng minh cho anh thấy tôi không tố cáo ai, tôi không sai gì.
Tôi là một trong những cán bộ làm nhiều việc lớn cho ngành thanh tra. Tôi là người duy nhất kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực và những biểu hiện tha hóa khác. Tôi chưa từng vi phạm kỷ luật gì. Họ hoàn toàn bịa đặt vu khống cho tôi, câu kết để cố tình bôi nhọ thanh danh, truyền thống cách mạng, yêu nước hàng trăm năm nay. Tôi cảm ơn nhà báo đã trao đổi. Tôi có thể khẳng định luôn tôi là người chống tham nhũng mạnh mẽ bởi tôi sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước.
. Xin cám ơn ông.
Chiều 25-11, một lãnh đạo TTCP cho biết liên quan đến các phát ngôn được cho là ông Mẫn nói tại buổi công bố quyết định thanh tra ĐH Quốc gia TP.HCM TP đang xôn xao trên mạng thì Tổng TTCP Phan Văn Sáu đã có chỉ đạo làm rõ các phát ngôn của ông Mẫn và yêu cầu ông Mẫn báo cáo giải trình sự việc có liên quan.
NGUYỄN ĐỨC

http://plo.vn/thoi-su/toi-liem-khiet-nhat-nganh-thanh-tra-667558.html






138. Phạm Viết Đào trả lời Người Buôn Gió:


"


NOV
23



Đôi lời của Phạm Viết Đào với Người buôn gió:

Trong bài viết dưới đây, Người buôn gió viết trên Tin tức hàng ngày :"Nếu ông Phạm Viết Đào  muốn cần thêm thông tin để khẳng định sự thật, tôi sẽ cung cấp. Nhưng với điều kiện ông hãy bằng lòng với 200 triệu mà Hữu Thỉnh cho ông, đừng tham gia phét lác, chém gió làm gì cho những kẻ nặc danh, bồi bút của Nguyễn Phú Trọng tận dụng làm loạn dư luận xã hội..."?


(http://www.tintuchangngayonline.com/2016/11/nguoi-buon-gio-pham-viet-ao-thoi-ung.html )

Không rõ căn cứ vào đâu để Người buôn gió ( Bùi Thanh Hiếu) đưa ra thông tin mang tính chất “vu vạ”, “ngậm máu phun người” hay viết theo kiểu " suy bụng ta ra bụng bò" ? 
Trong bài viết của P.V.Đ ( sẽ đưa lại dưới đây) được TTHN đưa lại đều là những thông tin dựa vào một số bài trên TTHN và đều là những thông tin giả định, P.V.Đ ghi rõ là chưa kiểm chứng; kể cả thông tin Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh bằng hộ chiếu công vụ...
Còn Người buôn gió viết P.V.Đ cầm 200 triệu do Hữu Thỉnh đưa thì xin cung cấp để Người buôn gió biết tình hình kinh phí của Hội Nhà văn năm nay. Hàng năm Hội Nhà văn VN và một số hội văn học-nghệ thuật vẫn được nhà nước cấp cho một khoản kinh phí để hoạt động. Kinh phí này theo P.V.Đ biết thì dùng để trả lương cho bộ máy và một số hoạt động chuyên môn...
Do kinh phí khó khăn của Chính phủ nên thời điểm hiện tại của 2016, HNVVN chưa được nhà nước cấp như mọi năm nên dẫn tới còn nợ một số cơ quan cấp 2 như báo Văn Nghệ, Tạp chí Nhà văn, (khoản nợ này phát sinh do Hội Nhà văn VN mua các ấn phẩm này để biếu hội viên)...Điều này dẫn tới một số cơ quan như báo Văn Nghệ, Tạp chí Nhà văn anh chi em ở đó không được nhận lương liền mấy tháng. Chuyện này báo Tiền Phong đã đưa:

Lại chuyện ở báo Văn nghệ | Văn nghệ | Báo điện tử Tiền Phong

www.tienphong.vn/van-nghe/lai-chuyen-o-bao-van-nghe-1043612.tpo
Theo thông tin P.V.Đ nắm được: Vừa qua báo Văn Nghệ, Tạp chí Văn Nghệ đã phải đi vay nóng tiền cá nhân để trả lương cho cán bộ của báo...
Vậy Hữu Thỉnh lấy đâu ra 200 triệu để cấp cho P.V.Đ để lên mạng chém gió; Hay Hữu Thỉnh bỏ tiền túi ra ?
Không rõ bài viết của P.V.Đ chạm nọc gì Người buôn gió mà lại nổi khùng lên, phát ngôn lung tung thiếu suy nghĩ như vậy nhỉ ?

Bài liên quan:

>Phạm Viết Đào: 



Vừa mới ngày qua, nhà văn Phạm Viết Đào có bài viết nhận định về vụ Trịnh Xuân Thanh như sau.



''Vì theo ông Phạm Viết Đào, đã viết trên facebook cá nhân rằng, một nguồn tin trên mạng (chưa kiểm chứng): Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn ra nước ngoài, cụ thể là sang Canada từ ngả Trung Quốc; Từ Canada, Trịnh Xuân Thanh còn bay qua Đức nhưng đã bị hải quan cử khẩu Đức giữ lại 4, ngày sau đó trục xuất trở lại Canada… Cũng nguồn tin này cung cấp dữ liệu đáng lưu ý: Máy quay ở cửa khẩu Tân Thanh Lạng Sơn đã quay được hình ảnh Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh qua cửa khẩu này để sang Trung Quốc?



Nhận định này được một người tên là Hà Sơn tập hợp này với nhiều tin khác thành một bài viết để cho rằng Nguyễn Phú Trọng vì lo sợ Trịnh Xuân Thanh đưa ra những bằng chứng tố cáo nên phải im miệng mấy ngày qua, các bằng chứng này theo Hà Sơn là do Trung Quốc cung cấp.




Tức là cây viết nặc danh Hà Sơn đã tận dụng nhận xét của Phạm Viết Đào để suy diễn nhằm mục đích bênh vực cho Nguyễn Phú Trọng. Sau khi dẫn nhận xét của Phạm Viết Đào, Hà Sơn đã đặt câu hỏi rằng.



''Nếu nguồn tin này là xác thực thì, khả năng phía Trung Quốc phối hợp cùng với Bộ CA Việt Nam đã giải cứu thành công cho Trịnh Xuân Thanh và như thế có thể suy đoán rằng, củng cố các nghi vấn xung quanh việc vì sao Trịnh Xuân Thanh lại dọa rằng, sẽ công bố các bằng chứng bằng âm thanh, hình ảnh do phía Trung Quốc cung cấp để không chế Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. VIệc im hơi lăng tiếng của ông Trọng trong thời gian gần đây đã cho thấy sự chính xác.



Để giúp cơ quan điều tra tìm ra manh mối xem: ai, thế lực nào đã giúp Trịnh Xuân Thanh trốn thoát ra nước ngoài?



Theo ông Đào, thứ nhất, nếu Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh qua cửa khẩu Tân Thanh thì có 2 khả năng: xuất cảnh bằng hộ chiếu công vụ? Vì Trịnh Xuân Thanh có hộ chiếu này và chỉ bằng hộ chiếu Công vụ thì mới vào được Trung Quốc bằng con đường chính ngạch không cần visa vì Trung Quốc miễn thị thực cho những ai mang hộ chiếu công vụ vào Trung Quốc. Từ con đường chính ngạch này Thanh mới có cơ sở pháp lý để mua vé may bay bay qua Canada…


Khả năng thứ 2: Cũng có thể Thanh xuất cảnh qua Trung Quốc bằng hộ chiếu phổ thông; Loại hộ chiếu này muốn vào sâu trong Trung Quốc mua vé từ đây để qua Canada đòi hỏi phải được cấp visa của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ? Để bay được sang Canada và sau đó sang Đức đòi hỏi Trịnh Xuân Thanh phải có visa vào Canada và Đức; Để có 2 loại visa cực khó này đòi hỏi Thanh phải có một đường giây cực mạnh để xin cấp từ Đại sứ quán Canada tại Hà Nội hoặc Trung Quốc ? ''


 Như vậy do túm được thông tin không rõ ràng của Phạm Viết Đào, cây bút nặc danh Hà Sơn đã chế biến nó theo chiều hướng suy diễn rằng ông Trọng sở dĩ im lặng những ngày qua. Vì lo sợ những tài liệu mà Trịnh Xuân Thanh được Trung Quốc cung cấp bung ra ngoài.



 Cho đến này chưa có bằng chứng nào của Trịnh Xuân Thanh tung ra mà có dấu ấn của Trung Quốc đưa cho. Cái thứ hai bản thân ông Nguyễn Phú Trọng học bài '' đả hổ diệt ruồi '' của Trung Cộng, cử ban kiểm tra trung ương sang Trung Cộng học cách đánh phe phái khác dứoi danh tham nhũng. Như thế không đời nào Trung Cộng lại bao che cho Trịnh Xuân Thanh hoặc Trịnh Xuân Thanh chọn đường xuât cảnh qua Trung Cộng.



 Ông Phạm Viết Đào còn nói về việc Trịnh Xuân Thanh bay qua Đức, bị giữ 4 ngày, sau đó bị trục xuất lại về Canada.



 Xin khẳng định rằng, mọi tin tức ông Đào đưa ra đều là sai lạc, từ đó để thấy rằng những nhận định trong bài viết của Hà Sơn đều vô giá trị, bởi chúng dưa trên cơ sở lời nói vô giá trị, nếu như không nói là bịa đặt.



Việc Trịnh Xuân Thanh di chuyển giữa Sing, Canada, Mỹ, Anh trong những ngày qua không hề gặp một sự phiền phức nào từ phía hải quan các nước. Mặc dù hộ chiếu công vụ của Trịnh Xuân Thanh đã bị cơ quan an ninh Việt Nam huỷ bỏ và không còn hiệu lực. Nhưng Trịnh Xuân Thanh vẫn có những giấy tờ, hộ chiếu khác để dễ dàng đi lại các nước không có hiệp ước dẫn độ hoặc công nhận tôi trạng trong bản truy nã mà Bộ Công An Việt Nam đưa.



 Vì điều kiện bảo mật có hạn, tôi chỉ đưa một tấm hình Trịnh Xuân Thanh đang đứng cạnh một chiếc xe mang biển số của Hà Lan. Thiết nghĩ chừng ấy đủ chứng cứ để cho dư luận thấy những thông tin của Phạm Viết Đào đưa ra là bịa đặt hoàn toàn. Nếu ông Phạm Viết Đào  muốn cần thêm thông tin để khẳng định sự thật, tôi sẽ cung cấp. Nhưng với điều kiện ông hãy bằng lòng với 200 triệu mà Hữu Thỉnh cho ông, đừng tham gia phét lác, chém gió làm gì cho những kẻ nặc danh, bồi bút của Nguyễn Phú Trọng tận dụng làm loạn dư luận xã hội.


 Tái bút - Làm vụ này để thiên hạ chú ý nội bộ cộng sản đánh nhau, hơn là để cộng sản nó khiến thiên hạ chú ý đến anh em đấu tranh đang cãi nhau .

 Người Buôn Gió

(Blog Người Buôn Gió)






Phạm Viết Đào.
Kết quả hình ảnh cho trịnh xuân thanh ở nước ngoài
Theo một nguồn tin trên mạng (chưa kiểm chứng): Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn ra nước ngoài, cụ thể là sang Canada từ ngả Trung Quốc; Từ Canada, Trịnh Xuân Thanh còn bay qua Đức nhưng đã bị hải quan cử khẩu Đức giữ lại 4, ngày sau đó trục xuất trở lại Canada…
Cũng nguồn tin này cung cấp dữ liệu đáng lưu ý: Máy quay ở cửa khẩu Tân Thanh Lạng Sơn đã quay được hình ảnh Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh qua cửa khẩu này để sang Trung Quốc?
Nếu nguồn tin này là xác thực thì xin nêu một số suy đoán để giúp cơ quan điều tra tìm ra manh mối xem: ai, thế lực nào đã giúp Trịnh Xuân Thanh trốn thoát ra nước ngoài?
Thứ nhất, nếu Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh qua cửa khẩu Tân Thanh thì có 2 khả năng: xuất cảnh bằng hộ chiếu công vụ?
Thanh có hộ chiếu này và chỉ bằng hộ chiếu Công vụ thì mới vào được Trung Quốc bằng con đường chính ngạch không cần visa vì Trung Quốc miễn thị thực cho những ai mang hộ chiếu công vụ vào Trung Quốc. Từ con đường chính ngạch này Thanh mới có cơ sở pháp lý để mua vé may bay bay qua Canada…
Khả năng thứ 2: Cũng có thể Thanh xuất cảnh qua Trung Quốc bằng hộ chiếu phổ thông; Loại hộ chiếu này muốn vào sâu trong Trung Quốc mua vé từ đây để qua Canada đòi hỏi phải được cấp visa của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ?
Để bay được sang Canada và sau đó sang Đức đòi hỏi Trịnh Xuân Thanh phải có visa vào Canada và Đức; Để có 2 loại visa cực khó này đòi hỏi Thanh phải có một đường giây cực mạnh để xin cấp từ Đại sứ quán Canada tại Hà Nội hoặc Trung Quốc ?
Rất có thể Thanh đã xin visa vào Canada tại Hà Nội hoặc Trung Quốc còn Thanh vào Đức thì xin visa tại Đại sứ quán Đức tại Canada…Các hãng hàng không quốc tế chỉ bán vé máy bay chuyên chở cho những ai có visa…
Một dấu hỏi đặt ra với một số cơ quan chức năng liên quan tới việc bỏ trốn của Trịnh Xuân Thanh:
Ai đã cho phép Thanh giữ hộ chiếu công vụ, nếu quả thật Thanh sử dụng nó để bỏ trốn ra nươc ngoài ?
Vì theo Quyết định số 58/2012/QĐ-TTg ngày ngày 24 tháng 12 năm 2012  của Thủ tướng Chinh phủ quy định tại mục 4 và 5 của Điều 4. Trách nhiệm của người được cấp hộ chiếu quy định:                   
“4. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam sau khi kết thúc chuyến công tác ở nước ngoài, phải nộp lại hộ chiếu cho cơ quan quản lý hộ chiếu, trừ trường hợp có lý do chính đáng do Thủ trưởng cơ quan quản lý hộ chiếu quyết định.
5. Khi thay đổi cơ quan làm việc, phải báo cáo cơ quan quản lý hộ chiếu nơi chuyển đi và chuyển đến để các cơ quan này thực hiện việc quản lý hộ chiếu theo quy định tại Quyết định này…”
Điều 5 của Quyết định 58/2012/QĐ-TTG Trách nhiệm của cơ quan quản lý hộ chiếu:
1. Quản lý hộ chiếu của cán bộ, công chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân thuộc phạm vi quản lý của mình, bao gồm các công việc sau:
a) Lập sổ theo dõi việc giao, nhận hộ chiếu và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hộ chiếu khi được lưu giữ tại cơ quan quản lý hộ chiếu, không để thất lạc, ẩm ướt, hư hại hoặc không sử dụng được.
b) Bàn giao hộ chiếu cho cán bộ, công chức khi có quyết định cử đi công tác nước ngoài. Việc bàn giao hộ chiếu phải có ký nhận. Nếu hộ chiếu còn thời hạn sử dụng dưới 6 tháng thì thông báo cho đương sự biết để chủ động đề nghị gia hạn hoặc cấp hộ chiếu mới.
c) Chuyển hộ chiếu cho cơ quan quản lý hộ chiếu mới khi người được cấp hộ chiếu được điều chuyển công tác.
d) Báo cáo bằng văn bản cho cơ quan chủ quản về việc người được cấp hộ chiếu cố tình không giao hộ chiếu cho cơ quan quản lý hộ chiếu theo quy định sau khi nhập cảnh về nước và có biện pháp kịp thời thu hồi hộ chiếu…”
Theo các quy định này, có 2 cơ quan liên đới chịu trách nhiệm về việc Trịnh Xuân Thanh nếu quả thực Thanh sử dụng Hộ chiếu công vụ để bỏ trốn đó là Bộ Công thương và UBND tỉnh Hậu Giang…Vì Thanh công tác tại Bộ Công thương trước khi về làm Phó Chủ tịch tỉnh này.
Theo quy định của Quyết định số 58/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng thì hộ chiếu công vụ của Thanh phải do Bộ Công thương quản lý; Khi Thanh về Hậu Giang, Bộ Công thương phải bàn giao có ký nhận hộ chiếu công vụ của Thanh cho UBND tỉnh Hậu Giang…Hai cơ quan này sẽ không chịu trách liên đới việc Thanh sử dụng hộ chiếu công vụ để bỏ trốn nếu hiện đang quản lý hộ chiếu của Thanh ?
Đây là một trong các dữ liệu quan trọng giúp cơ quan điều tra có thể lần tìm ra manh mối: ai đã giúp Trịnh Xuân Thanh dung hộ chiếu công vụ và xin được visa để bỏ trốn ra nước ngoài nếu nguồn tin trên là xác thực ?!
Tóm lại điểm đột phá cần điều tra làm rõ: ai đã cấp hoặc lờ cho Thanh sử dụng hộ chiếu công vụ để bỏ trốn? Bộ Công thương hay UBND tỉnh Hậu Giang ? Điều này không khó tìm ???


"

https://nvphamvietdao5.blogspot.com/2016/11/nguoi-buon-gio-to-huu-thinh-cap-cho.html





137.


23/11/2016 08:23 GMT+7
TTO - Đó là nội dung đáng chú ý trong Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, vừa được Quốc hội thông qua tại phiên bế mạc sáng 23-11.
Quốc hội phê phán ông Vũ Huy Hoàng, giao cơ quan pháp luật làm rõ
Ông Vũ Huy Hoàng
Ông Hoàng “gây hậu quả nghiêm trọng”
“Quốc hội phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016 trước Quốc hội và cử tri cả nước do đã có những vi phạm về công tác cán bộ trong thời gian đảm nhiệm chức vụ nêu trên, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công thương, gây bức xúc trong xã hội, được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn” - nghị quyết nêu rõ.  
Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan bảo vệ pháp luật tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật; đồng thời, tăng cường công tác giám sát, quản lý cán bộ, làm tốt việc thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu.
Quốc hội yêu cầu khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để xử lý công bằng và nghiêm minh các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu.
Xử lý nghiêm các cá nhân liên quan dự án lỗ ngàn tỉ
Đối với lĩnh vực công thương, sau khi chất vấn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, nghị quyết của Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo:
“Rà soát, đánh giá tổng thể về thực trạng, mức độ thiệt hại, khẩn trương xử lý dứt điểm đối với các dự án thua lỗ, kém hiệu quả, không để tiếp tục kéo dài gây thiệt hại cho Nhà nước”
“Xác định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, từ đề xuất chủ trương, thẩm định, phê duyệt đến thực hiện đối với các dự án thua lỗ, kém hiệu quả; làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện và đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực này”.
Quốc hội yêu cầu triển khai nghiêm túc, đầy đủ quy định pháp luật về quản lý thị trường để hạn chế tình trạng hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng. Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh phân bón; xây dựng, ban hành bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về phân bón; thống nhất đầu mối quản lý nhà nước đối với mặt hàng này.
Tiếp tục tổng rà soát, đánh giá quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác các công trình thủy điện theo đúng yêu cầu của Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội, gắn phát triển thủy điện với thủy lợi; tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiên quyết xử lý các công trình, dự án thủy điện vi phạm pháp luật về đầu tư, về bảo vệ môi trường, xả lũ gây thiệt hại cho đời sống, sản xuất của nhân dân vùng hạ lưu.
Giám sát chặt chẽ Formosa
Đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Quốc hội yêu cầu rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường phù hợp với điều kiện trong nước và yêu cầu hội nhập quốc tế...
Hoàn thành việc rà soát, đánh giá tổng thể, có giải pháp cụ thể, khả thi để kiểm soát chặt chẽ tình trạng ô nhiễm môi trường trên phạm vi cả nước. Thực hiện các biện pháp, bảo đảm không để phát sinh các cơ sở gây ô nhiễm mới và kiên quyết xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong danh mục đã được rà soát, phê duyệt...
Đặc biệt, Quốc hội nhấn mạnh việc “giám sát chặt chẽ các tác nhân gây ô nhiễm môi trường của Dự án Formosa Hà Tĩnh, theo dõi và có biện pháp phục hồi môi trường biển, thực hiện có hiệu quả công tác bồi thường, sớm ổn định sản xuất và đời sống của người dân trong vùng bị thiệt hại ở các tỉnh miền Trung; bảo đảm thực hiện đầy đủ các cam kết của chủ dự án trước khi đi vào sản xuất”.
Đồng thời, “hoàn thành việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật liên quan đến khí tượng thủy văn và nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, phổ biến kiến thức pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu. Triển khai kế hoạch Châu thổ Đồng bằng Sông Cửu Long, triển khai hiệu quả kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu”...
Tránh tạo áp lực cho phụ huynh và học sinh
Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nghị quyết của Quốc hội nhấn mạnh các vấn đề sau:
Tổ chức rà soát để thực hiện hiệu quả Luật giáo dục; hoàn thành việc xây dựng và triển khai hiệu quả các đề án, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo; đổi mới tổ chức công tác thi và tuyển sinh theo lộ trình, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy và học, tránh tạo áp lực cho học sinh và phụ huynh học sinh; tổ chức định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh phổ thông phù hợp với cơ cấu phát triển nguồn nhân lực quốc gia...
Thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông bảo đảm chất lượng, phù hợp với định hướng đổi mới, triển khai áp dụng từ năm học 2018-2019; đánh giá toàn diện, có giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, mô hình trường học mới (VNEN); tăng cường quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm.
Rà soát quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học trên cơ sở kiểm định chất lượng đào tạo, phân tầng, xếp hạng, cơ cấu đào tạo; thực hiện đồng bộ các giải pháp hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện, thực hiện hiệu quả chính sách cử tuyển đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số, gắn đào tạo với nhu cầu và bố trí việc làm tại địa phương; nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút nhân tài, giải quyết việc làm tại địa phương cho sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi là người dân tộc thiểu số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dân tộc thiểu số.
Sớm cải cách chính sách tiền lương
Đối với lĩnh vực nội vụ, Quốc hội yêu cầu Chính phủ tổ chức thực hiện hiệu quả đề án tinh giản biên chế gắn với sắp xếp cơ cấu lại tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức, viên chức một cách hợp lý; xây dựng và thực hiện nghiêm kế hoạch tinh giản biên chế theo lộ trình đến năm 2021.
Tiếp tục triển khai đề án vị trí việc làm; hoàn thành đề án tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng. Sớm hoàn thiện đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác khen thưởng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; khẩn trương tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính nhà nước và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức; có giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức đối với cán bộ, công chức, viên chức; chú trọng đẩy mạnh đổi mới chế độ công vụ, công chức, xây dựng nền hành chính nhà nước chuyên nghiệp, hiệu quả.
Nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện các văn bản pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý những sai phạm trong tuyển dụng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ không đúng quy định; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161123/quoc-hoi-phe-phan-ong-vu-huy-hoang-giao-co-quan-phap-luat-lam-roquoc-hoi-phe-phan-ong-vu-huy-hoang-giao-co-quan-phap-luat-lam-ro/1224013.html







Tiếp tục làm rõ vi phạm của ông Vũ Huy Hoàng để xử lý

- Với 95,54% ĐB có mặt tán thành, QH đã thông qua nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên bế mạc sáng nay.
Theo nghị quyết, QH phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016 trước QH và cử tri cả nước do đã có những vi phạm về công tác cán bộ trong thời gian đảm nhiệm chức vụ nêu trên.
Vi phạm của ông Hoàng đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công thương, gây bức xúc trong xã hội, được nhiều ĐBQH quan tâm chất vấn.
Tiếp tục làm rõ vi phạm của ông Vũ Huy Hoàng để xử lý
Kết quả biểu quyết 
QH giao UBTVQH, Chính phủ, các cơ quan bảo vệ pháp luật tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát, quản lý cán bộ, làm tốt việc thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu.
QH cũng đề nghị khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để xử lý công bằng và nghiêm minh các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu.
Theo nghị quyết, đối với lĩnh vực nội vụ, nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện các văn bản pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý những sai phạm trong tuyển dụng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ không đúng quy định. 
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
Tiếp tục làm rõ vi phạm của ông Vũ Huy Hoàng để xử lý
Ảnh: Hoàng Anh
Xử lý dứt điểm với các dự án thua lỗ
Đối với lĩnh vực công thương, QH đề nghị rà soát, đánh giá tổng thể về thực trạng, mức độ thiệt hại, khẩn trương xử lý dứt điểm đối với các dự án thua lỗ, kém hiệu quả, không để tiếp tục kéo dài gây thiệt hại cho Nhà nước.
Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, từ đề xuất chủ trương, thẩm định, phê duyệt đến thực hiện đối với các dự án thua lỗ, kém hiệu quả; làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện và đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực này.
Nghị quyết yêu cầu tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiên quyết xử lý các công trình, dự án thủy điện vi phạm pháp luật về đầu tư, về bảo vệ môi trường, xả lũ gây thiệt hại cho đời sống, sản xuất của nhân dân vùng hạ lưu.
Đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường, QH yêu cầu giám sát chặt chẽ các tác nhân gây ô nhiễm môi trường của dự án Formosa Hà Tĩnh. Theo dõi và có biện pháp phục hồi môi trường biển, thực hiện có hiệu quả công tác bồi thường, sớm ổn định sản xuất và đời sống của người dân trong vùng bị thiệt hại ở các tỉnh miền Trung; bảo đảm thực hiện đầy đủ các cam kết của chủ dự án trước khi đi vào sản xuất.
Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông bảo đảm chất lượng, phù hợp với định hướng đổi mới, triển khai áp dụng từ năm học 2018-2019.
Ngoài ra, đánh giá toàn diện, có giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, mô hình trường học mới (VNEN); tăng cường quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm...
Hồng Nhì
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/tiep-tuc-lam-ro-vi-pham-cua-ong-vu-huy-hoang-de-xu-ly-341374.html



136. Người Buôn Gió cho thêm một tấm ảnh (22/11/2016) và nhắn tin đến ông Phạm Viết Đào:

"

"
"

Thứ Ba, ngày 22 tháng 11 năm 2016


Phạm Viết Đào thôi đừng chém gió.

Vừa mới ngày qua, nhà văn Phạm Viết Đào có bài viết nhận định về vụ Trịnh Xuân Thanh như sau.


''Vì theo ông Phạm Viết Đào, đã viết trên facebook cá nhân rằng, một nguồn tin trên mạng (chưa kiểm chứng): Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn ra nước ngoài, cụ thể là sang Canada từ ngả Trung Quốc; Từ Canada, Trịnh Xuân Thanh còn bay qua Đức nhưng đã bị hải quan cử khẩu Đức giữ lại 4, ngày sau đó trục xuất trở lại Canada… Cũng nguồn tin này cung cấp dữ liệu đáng lưu ý: Máy quay ở cửa khẩu Tân Thanh Lạng Sơn đã quay được hình ảnh Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh qua cửa khẩu này để sang Trung Quốc?


Nhận định này được một người tên là Hà Sơn tập hợp này với nhiều tin khác thành một bài viết để cho rằng Nguyễn Phú Trọng vì lo sợ Trịnh Xuân Thanh đưa ra những bằng chứng tố cáo nên phải im miệng mấy ngày qua, các bằng chứng này theo Hà Sơn là do Trung Quốc cung cấp.


Tức là cây viết nặc danh Hà Sơn đã tận dụng nhận xét của Phạm Viết Đào để suy diễn nhằm mục đích bênh vực cho Nguyễn Phú Trọng. Sau khi dẫn nhận xét của Phạm Viết Đào, Hà Sơn đã đặt câu hỏi rằng.

''Nếu nguồn tin này là xác thực thì, khả năng phía Trung Quốc phối hợp cùng với Bộ CA Việt Nam đã giải cứu thành công cho Trịnh Xuân Thanh và như thế có thể suy đoán rằng, củng cố các nghi vấn xung quanh việc vì sao Trịnh Xuân Thanh lại dọa rằng, sẽ công bố các bằng chứng bằng âm thanh, hình ảnh do phía Trung Quốc cung cấp để không chế Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. VIệc im hơi lăng tiếng của ông Trọng trong thời gian gần đây đã cho thấy sự chính xác.

Để giúp cơ quan điều tra tìm ra manh mối xem: ai, thế lực nào đã giúp Trịnh Xuân Thanh trốn thoát ra nước ngoài?

Theo ông Đào, thứ nhất, nếu Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh qua cửa khẩu Tân Thanh thì có 2 khả năng: xuất cảnh bằng hộ chiếu công vụ? Vì Trịnh Xuân Thanh có hộ chiếu này và chỉ bằng hộ chiếu Công vụ thì mới vào được Trung Quốc bằng con đường chính ngạch không cần visa vì Trung Quốc miễn thị thực cho những ai mang hộ chiếu công vụ vào Trung Quốc. Từ con đường chính ngạch này Thanh mới có cơ sở pháp lý để mua vé may bay bay qua Canada…

Khả năng thứ 2: Cũng có thể Thanh xuất cảnh qua Trung Quốc bằng hộ chiếu phổ thông; Loại hộ chiếu này muốn vào sâu trong Trung Quốc mua vé từ đây để qua Canada đòi hỏi phải được cấp visa của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ? Để bay được sang Canada và sau đó sang Đức đòi hỏi Trịnh Xuân Thanh phải có visa vào Canada và Đức; Để có 2 loại visa cực khó này đòi hỏi Thanh phải có một đường giây cực mạnh để xin cấp từ Đại sứ quán Canada tại Hà Nội hoặc Trung Quốc ? ''



http://www.tintuchangngayonline.com/2016/11/lo-mat-ke-co-y-tri-hoan-va-llam-cham.html


 Như vậy do túm được thông tin không rõ ràng của Phạm Viết Đào, cây bút nặc danh Hà Sơn đã chế biến nó theo chiều hướng suy diễn rằng ông Trọng sở dĩ im lặng những ngày qua. Vì lo sợ những tài liệu mà Trịnh Xuân Thanh được Trung Quốc cung cấp bung ra ngoài.

 Cho đến này chưa có bằng chứng nào của Trịnh Xuân Thanh tung ra mà có dấu ấn của Trung Quốc đưa cho. Cái thứ hai bản thân ông Nguyễn Phú Trọng học bài '' đả hổ diệt ruồi '' của Trung Cộng, cử ban kiểm tra trung ương sang Trung Cộng học cách đánh phe phái khác dứoi danh tham nhũng. Như thế không đời nào Trung Cộng lại bao che cho Trịnh Xuân Thanh hoặc Trịnh Xuân Thanh chọn đường xuât cảnh qua Trung Cộng.

 Ông Phạm Viết Đào còn nói về việc Trịnh Xuân Thanh bay qua Đức, bị giữ 4 ngày, sau đó bị trục xuất lại về Canada.

 Xin khẳng định rằng, mọi tin tức ông Đào đưa ra đều là sai lạc, từ đó để thấy rằng những nhận định trong bài viết của Hà Sơn đều vô giá trị, bởi chúng dưa trên cơ sở lời nói vô giá trị, nếu như không nói là bịa đặt.

 Việc Trịnh Xuân Thanh di chuyển giữa Sing, Canada, Mỹ, Anh trong những ngày qua không hề gặp một sự phiền phức nào từ phía hải quan các nước. Mặc dù hộ chiếu công vụ của Trịnh Xuân Thanh đã bị cơ quan an ninh Việt Nam huỷ bỏ và không còn hiệu lực. Nhưng Trịnh Xuân Thanh vẫn có những giấy tờ, hộ chiếu khác để dễ dàng đi lại các nước không có hiệp ước dẫn độ hoặc công nhận tôi trạng trong bản truy nã mà Bộ Công An Việt Nam đưa.

 Vì điều kiện bảo mật có hạn, tôi chỉ đưa một tấm hình Trịnh Xuân Thanh đang đứng cạnh một chiếc xe mang biển số của Hà Lan. Thiết nghĩ chừng ấy đủ chứng cứ để cho dư luận thấy những thông tin của Phạm Viết Đào đưa ra là bịa đặt hoàn toàn. Nếu ông Phạm Viết Đào  muốn cần thêm thông tin để khẳng định sự thật, tôi sẽ cung cấp. Nhưng với điều kiện ông hãy bằng lòng với 200 triệu mà Hữu Thỉnh cho ông, đừng tham gia phét lác, chém gió làm gì cho những kẻ nặc danh, bồi bút của Nguyễn Phú Trọng tận dụng làm loạn dư luận xã hội. 





Tái bút - Làm vụ này để thiên hạ chú ý nội bộ cộng sản đánh nhau, hơn là để cộng sản nó khiến thiên hạ chú ý đến anh em đấu tranh đang cãi nhau .
"
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2016/11/pham-viet-ao-thoi-ung-chem-gio.html





135.

Tham nhũng quyền lực


Khoảng hơn tuần nay, các phương tiện truyền thông đại chúng và các trang mạng xã hội rộ lên về  chuyện Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Hải Dương  có 46 cán bộ thì 44 người là lãnh đạo, chỉ có 2  nhân viên. Mới nghe không ai tin, nhưng hoá ra là chuyện có thật. Một sự thật nhức nhối. Nhức nhối hơn, khi chính người chịu trách nhiệm về vụ việc đó, ông Lưu Văn Bản, nguyên giám đốc sở “toàn lãnh đạo” đó, hiện là Bí thư Thị ủy thị xã Chí Linh lại trả lời báo chí ráo hoảnh rằng mình bổ nhiệm cả sở làm lãnh đạo là vì nhân dân. Vụ việc không chỉ nóng trên báo chí và dư luận xã hội, mà đã nóng cả hội trường Quốc hội. Các đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Dương Trung Quốc và Trương Trọng Nghĩa đã đưa chuyện này ra nghị trường, và cho rằng đây là việc trái pháp luật và vi phạm nguyên tắc tổ chức. Nhà văn Nguyễn Quang Vinh, trên Facebook đã gọi ông Lưu Văn Bản là kẻ trơ trẽn, bố láo và ngang ngược. Hàng trăm comment bình luận tán thành với anh. Nhiều phát biểu khác trên công luận và trong dư luận xã hội đều lên án việc lộng quyền bất chấp nguyên tắc, pháp luật. Nhưng lạ là không ai đặt câu hỏi vì sao ông Bản có thể làm được điều đó. Thực tế nếu lãnh đạo và các ngành chức năng của tỉnh Hải Dương, đặc biệt là Sở Nội vụ không buông lỏng quản lý thì dù có ba đầu sáu tay ông Lưu Văn Bản cũng không làm được. Rồi sau khi biến một sở thành sở toàn quan, ông Lưu Văn Bản lại được bổ nhiệm làm Bí thư thị xã Chí Linh, đất địa linh nhân kiệt và tâm linh, nơi thờ danh nhân Nguyễn Trãi và Đức Thánh Trần. Vậy mà họ lớn tiếng nói vì nhân dân. Nhân dân ở đâu, nhân dân biết gì và được gì khi họ chia nhau quyền lực và lợi ích bòn rút của dân.?
                                
Tranh minh họa . Nguồn Internet

Thực ra phát ngôn của ông Lưu Văn Bản làm dậy sóng xã hội vì nó ngang ngược đến mức phi lý, nó thách thức lương tri xã hội khi nó được giải thích vì Nhân Dân. Nhưng trước đó báo chí đã phanh phui những chuyện một dòng họ nắm hết các vị trí chủ chốt của một huyện, một ông bí thư tỉnh ủy bổ nhiệm hàng chục người, nào vợ, nào em mình, em vợ, em con chú con dì vào lãnh đạo cấp ngành, cấp huyện của một tỉnh. Rồi gần đây nhất là một cựu bộ trưởng dùng quyền bổ nhiệm cán bộ đang có sai phạm làm quan to, rồi lại bổ nhiệm con trai mình vào vị trí béo bở khi chưa đủ tiêu chuẩn. Không biết từ trung ương đến cấp xã, còn bao nhiêu Lưu Văn Bản nữa? Rõ ràng đây là hội chứng một căn bệnh trầm kha đang gặm nhấm Đất Nước chúng ta. Đó là căn bệnh Tham nhũng quyền lực. Để phòng tránh căn bệnh này, ông cha ta đã từng có những biện pháp hữu hiệu và quyết liệt. Hơn năm trăm năm trước, vua Lê Thánh Tông (1442-1497) đã ban hành đạo luật Hồi Tỵ (tránh đi), mà trong Bộ triều Hình Luật gọi là Luật Hồng Đức nổi tiếng. Nhà vua nói: “Trăm quan là nguồn gốc của trị, loạn. Quan có đức, có tài thì nước trị. Quan vô đức, kém tài là thềm, bậc đẫn đến hoạ loạn”. Với quan điểm đó, luật Hồi Tỵ quy định: Quan lại không được kết hôn, làm thông gia ở nơi mình cai quản; không được tậu đất, nhà, vườn, ruộng ở nơi mình làm quan; không được dùng người cùng quê giúp việc; không được bổ nhiệm quan lại cai trị ở huyện, tỉnh là quê của người đó; quan lại không được làm quá lâu ở một địa phương hoặc một bộ, viện. Luật cũng được áp dụng trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Luật Hồi Tỵ được đặc biệt kế thừa, nâng cao và chặt chẽ ở thời Minh Mạng (1791-1841), vị vua thứ hai của triều Nguyễn. Năm 1831, nhà vua ban hành luật Hồi Tỵ, bổ sung thêm một số chế định: Người có quan hệ thầy trò, bạn bè không được làm việc cùng một công sở; các nha dịch, quan lại là anh em ruột, anh em con chú con bác, là người cùng làng nếu làm quan ở một nơi thì phải tách ra, bổ một người đi nơi khác... Còn nhiều quy định khác rất cụ thể nhằm khống chế quan lại dùng quyền mưu lợi cá nhân, cũng như quy định việc thi cử, xét xử v.v…
Xem lại bộ luật Hồi Tỵ, mới thấy sự am tường, sâu sắc của ông cha về văn hóa, lối sống của người Á Đông và những nguy cơ tiềm ẩn từ quan hệ thân tộc và các mối quan hệ khác. Từ các quan hệ tốt đẹp tình ruột thịt, tình làng nghĩa xóm, tình thầy trò, người cầm quyền có thể dùng tình riêng và lòng tham mà chia sẻ lợi ích, câu kết bè nhóm. Đặt ra những chế định buộc hệ thống quan lại không thể dùng quyền mưu lợi cá nhân và thao túng xã hội chính là tính nhân văn của luật pháp. Luật phòng chống tham nhũng của chúng ta năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2012), cũng có kế thừa , áp dụng một số quy định của luật Hồi Tỵ, nhưng hẹp. Ở khoản 3, điều 37 quy định: “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, giao  dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó”. Nhưng Tham nhũng quyền lực hiện nay đã biến tướng và mở rộng hơn những quy định đó nhiều. Hơn nữa nó ngang nhiên thách thức xã hội. Quyền lực được Đảng và nhân dân giao phó đang bị những kẻ đó biến thành của riêng, sử dụng vào việc mua quan bán chức, đầu cơ trục lợi, làm tha hoá một bộ phận không nhỏ trong xã hội.
Xưa nay nói tham những ta thường nghĩ đến tham những tiền bạc, vật chất. Chưa hoặc ít ai chỉ mặt đặt tên Tham nhũng quyền lực. Đây là tội tham nhũng vô cùng đáng sợ. Nó tạo ra các phe nhóm, thao túng lũng đoạn một số cơ quan. Chính nó làm mất lòng tin của Nhân Dân với Đảng và Nhà Nước. Chính vì thế, đây là biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hoá nghiêm trọng  mà  Nghị quyết 4 khoá XII của Đảng vừa chỉ ra. Công tác chống tham nhũng, quản lý nhà nước đối với đội ngũ công chức đã được Đảng, Nhà nước ta thể chế hoá bằng những Đạo luật, Nghị định, Thông tư. Tuy nhiên trước thực tiễn phức tạp như hiện nay, cần có biện pháp quyết liệt và sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân mới có thể đẩy lùi được giặc nội xâm. Qua đây càng thấy rõ hơn giá trị văn hóa và giá trị thực tiễn của luật Hồi Tỵ do ông cha ta xây dựng từ hơn 500 năm trước. Đây là một kho báu để chúng ta kế thừa và suy nghẫm.
Nguồn Văn nghệ số 46/2016
http://baovannghe.com.vn/tham-nhung-quyen-luc-15769.html?vip=bvn





Thứ Sáu, ngày 18 tháng 11 năm 2016

Để phòng tránh tham nhũng quyền lực, ông cha ta đã từng có những biện pháp hữu hiệu và quyết liệt. Hơn năm trăm năm trước, vua Lê Thánh Tông (1442-1497) đã ban hành đạo luật Hồi Tỵ (tránh đi), mà trong Bộ triều Hình Luật gọi là Luật Hồng Đức nổi tiếng. Nhà vua nói: “Trăm quan là nguồn gốc của trị, loạn. Quan có đức, có tài thì nước trị. Quan vô đức, kém tài là thềm, bậc đẫn đến hoạ loạn”. Với quan điểm đó, luật Hồi Tỵ quy định: Quan lại không được kết hôn, làm thông gia ở nơi mình cai quản; không được tậu đất, nhà, vườn, ruộng ở nơi mình làm quan; không được dùng người cùng quê giúp việc; không được bổ nhiệm quan lại cai trị ở huyện, tỉnh là quê của người đó; quan lại không được làm quá lâu ở một địa phương hoặc một bộ, viện. Luật cũng được áp dụng trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Luật Hồi Tỵ được đặc biệt kế thừa, nâng cao và chặt chẽ ở thời Minh Mạng (1791-1841), vị vua thứ hai của triều Nguyễn.



THAM NHŨNG QUYỀN LỰC

ĐỨC HẬU

Khoảng hơn tuần nay, các phương tiện truyền thông đại chúng và các trang mạng xã hội rộ lên về  chuyện Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Hải Dương  có 46 cán bộ thì 44 người là lãnh đạo, chỉ có 2  nhân viên. Mới nghe không ai tin, nhưng hoá ra là chuyện có thật. Một sự thật nhức nhối. Nhức nhối hơn, khi chính người chịu trách nhiệm về vụ việc đó, ông Lưu Văn Bản, nguyên giám đốc sở “toàn lãnh đạo” đó, hiện là Bí thư Thị ủy thị xã Chí Linh lại trả lời báo chí ráo hoảnh rằng mình bổ nhiệm cả sở làm lãnh đạo là vì nhân dân. Vụ việc không chỉ nóng trên báo chí và dư luận xã hội, mà đã nóng cả hội trường Quốc hội. Các đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Dương Trung Quốc và Trương Trọng Nghĩa đã đưa chuyện này ra nghị trường, và cho rằng đây là việc trái pháp luật và vi phạm nguyên tắc tổ chức. Nhà văn Nguyễn Quang Vinh, trên Facebook đã gọi ông Lưu Văn Bản là kẻ trơ trẽn, bố láo và ngang ngược. Hàng trăm comment bình luận tán thành với anh. Nhiều phát biểu khác trên công luận và trong dư luận xã hội đều lên án việc lộng quyền bất chấp nguyên tắc, pháp luật. Nhưng lạ là không ai đặt câu hỏi vì sao ông Bản có thể làm được điều đó. Thực tế nếu lãnh đạo và các ngành chức năng của tỉnh Hải Dương, đặc biệt là Sở Nội vụ không buông lỏng quản lý thì dù có ba đầu sáu tay ông Lưu Văn Bản cũng không làm được. Rồi sau khi biến một sở thành sở toàn quan, ông Lưu Văn Bản lại được bổ nhiệm làm Bí thư thị xã Chí Linh, đất địa linh nhân kiệt và tâm linh, nơi thờ danh nhân Nguyễn Trãi và Đức Thánh Trần. Vậy mà họ lớn tiếng nói vì nhân dân. Nhân dân ở đâu, nhân dân biết gì và được gì khi họ chia nhau quyền lực và lợi ích bòn rút của dân.?

Thực ra phát ngôn của ông Lưu Văn Bản làm dậy sóng xã hội vì nó ngang ngược đến mức phi lý, nó thách thức lương tri xã hội khi nó được giải thích vì Nhân Dân. Nhưng trước đó báo chí đã phanh phui những chuyện một dòng họ nắm hết các vị trí chủ chốt của một huyện, một ông bí thư tỉnh ủy bổ nhiệm hàng chục người, nào vợ, nào em mình, em vợ, em con chú con dì vào lãnh đạo cấp ngành, cấp huyện của một tỉnh. Rồi gần đây nhất là một cựu bộ trưởng dùng quyền bổ nhiệm cán bộ đang có sai phạm làm quan to, rồi lại bổ nhiệm con trai mình vào vị trí béo bở khi chưa đủ tiêu chuẩn. Không biết từ trung ương đến cấp xã, còn bao nhiêu Lưu Văn Bản nữa? Rõ ràng đây là hội chứng một căn bệnh trầm kha đang gặm nhấm Đất Nước chúng ta. Đó là căn bệnh Tham nhũng quyền lực. Để phòng tránh căn bệnh này, ông cha ta đã từng có những biện pháp hữu hiệu và quyết liệt. Hơn năm trăm năm trước, vua Lê Thánh Tông (1442-1497) đã ban hành đạo luật Hồi Tỵ (tránh đi), mà trong Bộ triều Hình Luật gọi là Luật Hồng Đức nổi tiếng. Nhà vua nói: “Trăm quan là nguồn gốc của trị, loạn. Quan có đức, có tài thì nước trị. Quan vô đức, kém tài là thềm, bậc đẫn đến hoạ loạn”. Với quan điểm đó, luật Hồi Tỵ quy định: Quan lại không được kết hôn, làm thông gia ở nơi mình cai quản; không được tậu đất, nhà, vườn, ruộng ở nơi mình làm quan; không được dùng người cùng quê giúp việc; không được bổ nhiệm quan lại cai trị ở huyện, tỉnh là quê của người đó; quan lại không được làm quá lâu ở một địa phương hoặc một bộ, viện. Luật cũng được áp dụng trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Luật Hồi Tỵ được đặc biệt kế thừa, nâng cao và chặt chẽ ở thời Minh Mạng (1791-1841), vị vua thứ hai của triều Nguyễn. Năm 1831, nhà vua ban hành luật Hồi Tỵ, bổ sung thêm một số chế định: Người có quan hệ thầy trò, bạn bè không được làm việc cùng một công sở; các nha dịch, quan lại là anh em ruột, anh em con chú con bác, là người cùng làng nếu làm quan ở một nơi thì phải tách ra, bổ một người đi nơi khác... Còn nhiều quy định khác rất cụ thể nhằm khống chế quan lại dùng quyền mưu lợi cá nhân, cũng như quy định việc thi cử, xét xử v.v…

Xem lại bộ luật Hồi Tỵ, mới thấy sự am tường, sâu sắc của ông cha về văn hóa, lối sống của người Á Đông và những nguy cơ tiềm ẩn từ quan hệ thân tộc và các mối quan hệ khác. Từ các quan hệ tốt đẹp tình ruột thịt, tình làng nghĩa xóm, tình thầy trò, người cầm quyền có thể dùng tình riêng và lòng tham mà chia sẻ lợi ích, câu kết bè nhóm. Đặt ra những chế định buộc hệ thống quan lại không thể dùng quyền mưu lợi cá nhân và thao túng xã hội chính là tính nhân văn của luật pháp. Luật phòng chống tham nhũng của chúng ta năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2012), cũng có kế thừa , áp dụng một số quy định của luật Hồi Tỵ, nhưng hẹp. Ở khoản 3, điều 37 quy định: “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, giao  dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó”. Nhưng Tham nhũng quyền lực hiện nay đã biến tướng và mở rộng hơn những quy định đó nhiều. Hơn nữa nó ngang nhiên thách thức xã hội. Quyền lực được Đảng và nhân dân giao phó đang bị những kẻ đó biến thành của riêng, sử dụng vào việc mua quan bán chức, đầu cơ trục lợi, làm tha hoá một bộ phận không nhỏ trong xã hội.

Xưa nay nói tham những ta thường nghĩ đến tham những tiền bạc, vật chất. Chưa hoặc ít ai chỉ mặt đặt tên Tham nhũng quyền lực. Đây là tội tham nhũng vô cùng đáng sợ. Nó tạo ra các phe nhóm, thao túng lũng đoạn một số cơ quan. Chính nó làm mất lòng tin của Nhân Dân với Đảng và Nhà Nước. Chính vì thế, đây là biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hoá nghiêm trọng  mà  Nghị quyết 4 khoá XII của Đảng vừa chỉ ra. Công tác chống tham nhũng, quản lý nhà nước đối với đội ngũ công chức đã được Đảng, Nhà nước ta thể chế hoá bằng những Đạo luật, Nghị định, Thông tư. Tuy nhiên trước thực tiễn phức tạp như hiện nay, cần có biện pháp quyết liệt và sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân mới có thể đẩy lùi được giặc nội xâm. Qua đây càng thấy rõ hơn giá trị văn hóa và giá trị thực tiễn của luật Hồi Tỵ do ông cha ta xây dựng từ hơn 500 năm trước. Đây là một kho báu để chúng ta kế thừa và suy nghẫm.
http://lethieunhoncom.blogspot.com/2016/11/uc-hau-ban-ve-tham-nhung-quyen-luc.html







134.

'Bây giờ ai cũng biết ông Vũ Huy Hoàng vi phạm nghiêm trọng'

 - Trao đổi với báo chí bên lề QH sáng nay, Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng QH công khai phê phán trước diễn đàn truyền hình trực tiếp thì bây giờ đi đâu ai cũng biết ông Hoàng vi phạm nghiêm trọng.
Chốt phiên chất vấn hôm qua, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân có nói: “Với các sai phạm nghiêm trọng của ông Vũ Huy Hoàng trong thời gian vừa qua, QH nghiêm khắc phê phán và cũng nhận thấy trách nhiệm của mình”. Đấy có phải là hình thức với ông ấy chưa hay còn tiếp tục xử lý?
Tôi cho rằng QH biểu thị cao trước diễn đàn QH cả nước như thế là thể hiện quan điểm phê phán với vi phạm nghiêm trọng là thoả đáng.
XEM CLIP:


Từ đó, QH nêu thông điệp tới đây có chế tài với cán bộ sai phạm thì dù đương chức hay nghỉ hưu cũng phải xem xét. Hiện chưa có chế tài thì tới đây cần sửa luật để khi xảy ra trường hợp tương tự thì có chế tài xử lý.
Đây cũng chính là thông điệp QH công khai trước quốc dân đồng bào phê phán sai phạm của nguyên Bộ trưởng.
Ngoài ra hình thức khác giao bên cơ quan hành pháp nghiên cứu xử lý.
QH phải đảm bảo tính pháp lý, theo pháp luật quy định. QH với hình thức xử lý như thế là rất cao. Vì trước nay chưa có ai bị phê phán như thế cả.
Ông Hoàng không phải ĐBQH, mà được QH phê chuẩn, nhưng đã miễn nhiệm rồi nhưng mắc khuyết điểm trong thời gian công tác. QH công khai phê phán trước diễn đàn truyền hình trực tiếp thì giờ đi đâu ai cũng biết ông Hoàng vi phạm nghiêm trọng như thế rồi.
QH không ra nghị quyết
Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Nguyễn Đình Quyền có đề nghị có thể áp dụng thời hiệu trong luật Công chức, trong thời gian 24 tháng vẫn có thể áp dụng được?
Tôi có đọc đề xuất đó nhưng luật Công chức áp dụng công nhân viên chức khi đang đương chức chứ không áp dụng cho người nghỉ hưu. 24 tháng là đối với viên chức vi phạm nhưng đang phải đương chức. Điều kiện tiên quyết là luật quy định công chức, tức phải đúng đối tượng.
QH đưa ra thông điệp như thế thì QH có ra nghị quyết về việc kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng?
Không. QH phải đảm bảo tính pháp lý, pháp luật. QH với hình thức như thế là rất cao, trước nay chưa có ai mà QH phê phán trước như thế cả. Các ĐBQH vi phạm lâu nay bãi miễn còn ông Hoàng được QH phê nhưng giờ đã miễn nhiệm rồi.
QH xử lý như vậy có phải là thực hiện xong kết luận của Ban Bí Thư?
Xong thì chưa xong. Hiện nay đang giao Chính phủ giải quyết về mặt hành chính.
Với nguyên Bộ trưởng TN&MT Nguyễn Minh Quang cũng tương tự như thế, cũng đã nghỉ hưu. Nếu sau này phát hiện sai phạm với Formosa thì sẽ làm gì với ông Quang mặc dù ông Quang cũng nói sẵn sàng nhận mọi hình thức kỷ luật?
Bây giờ cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra chưa có kết luận về việc này nên chúng ta nói hơi sớm.
Sửa luật để xử được cả lãnh đạo nghỉ hưu
Nhưng nếu không có chuẩn bị cơ sở pháp lý thì sẽ lúng túng như khó xử lý được như ông Vũ Huy Hoàng?
Đương nhiên, qua việc này thấy rằng cần có những chế tài, phải sửa để làm sao đối với những đối tượng cán bộ lãnh đạo vi phạm thì kể cả đương chức hay nghỉ hưu thì cũng phải xử lý. Tiến tới là như thế.
'Bây giờ ai cũng biết ông Vũ Huy Hoàng vi phạm nghiêm trọng'
Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc. Ảnh: Phạm Hải
Theo ông, sửa bằng cách là phù hợp, ra nghị quyết hay điều chỉnh nghị định, thông tư về luật Cán bộ, công chức?
Tới đây sẽ nghiên cứu việc chế tài. Tuỳ đối tượng, nếu thuộc Chính phủ quản lý thì khác, nếu thuộc thẩm quyền QH phê chuẩn thì Chủ tịch nước bổ nhiệm, vậy Chủ tịch nước phải cách chức, chứ Chính phủ sao làm được việc này. QH cũng chỉ phê chuẩn trên đề nghị của Chính phủ thôi.
Căn cứ vào chức năng này sẽ có những quy định sao cho đảm bảo tính pháp lý để xử lý cho đúng luật.
Ở một số nước có nguyên tắc rất hay là hồi tố. Vậy QH có tính đến nguyên tắc này trong các luật tới đây để có cơ sở pháp lý vững chắc hơn xử lý những trường hợp như Vũ Huy Hoàng hay Nguyễn Minh Quang?
Chúng ta không hồi tố, quy định như thế nào mình nói hơi sớm. Nhưng nguyên tắc anh đã vi phạm thì dù đương chức hay đã nghỉ hưu mà khi làm chức vụ giai đoạn đó có vi phạm thì vẫn phải xử lý.
Còn nguyên tắc thế nào thì phải nghiên cứu cho đúng, cho chắc chắn theo quy định pháp luật, Hiến pháp và phải chặt chẽ, đúng luật, không bỏ sót, nhưng phải đảm bảo quyền con người, quyền công dân.
Khi các cơ quan tìm hiểu, xử lý kỷ luật nếu phát hiện sai phạm thì có cơ chế chuyển cho cơ quan điều tra không?
Cơ quan kiểm tra thấy có vấn đề vi phạm đến mức phải khởi tố thì chuyển cơ quan điều tra khởi đó. Đó là quy định nhưng ở đây trường hợp ông Vũ Huy Hoàng là đã kiểm tra rồi, kết luận rồi còn chuyển sang hay không là điều cần nghiên cứu.
Thu Hằng - Thúy Hạnh
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/bay-gio-ai-cung-biet-ong-vu-huy-hoang-vi-pham-nghiem-trong-340479.html




133.

Thứ Năm, ngày 17 tháng 11 năm 2016


Trịnh Xuân Thanh hôm nay thế nào.?

Nghị trường Việt Nam nóng bỏng vì câu chuyện về Trịnh Xuân Thanh. Mới hôm trước nhiều ông nghj gà gật ngủ trong hội trường đang họp, mặc kệ các đại biểu khác phát biểu, chất vấn gì. Dưới đây là tấm hình quốc hội họp ngay 15.


Nhưng đến hôm sau thì khác.



Màn chất vấn của đại biểu Quảng Nam Ngô Văn Minh đã đề nghị làm rõ chuyện Trịnh Xuân Thanh trốn thoát. Bà chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã cắt gang vì lý do không có thời gian, đang trong thời gian điều tra.



 Ngay sau đó bên lề quốc hội, ông Lê Quý Vương, thứ trưởng bộ công an đã có cách gỡ thể diện cho quốc hội , chính phủ, đảng bằng một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí bên lề hành lang quốc hội.



 Ông Vương giải thích


“Đã là điều tra thì có những thông tin liên quan đến vụ án đưa ra đôi khi bất lợi. Chúng ta đang họp QH, có những việc diễn ra tại đây, nhưng chỉ một phút sau lên mạng hết vì thế giới phẳng. Trịnh Xuân Thanh cũng đang theo dõi qua mạng”, tướng Vương phân tích.
Từ lời giải thích này của ông Vương, cho thấy nội bộ đảng CS nghi ngờ , không hề tin tưởng nhau. Nói như vậy hẳn ông Vương muốn ám chỉ ngay trong mấy trăm đại biểu quốc hội ngồi đây, có người tiếp tay đưa thông tin cho Trịnh Xuân Thanh hoặc sẵn sàng tuồn tin ra ngoài trong '' một phút''. Nhưng ông cũng gián tiếp khẳng định một điều là Trịnh Xuân Thanh đang ung dung ở đâu đó, ngồi theo dõi các ông làm gì qua mạng internet.

Ngoài ra ông Vương cũng lý giải việc Trịnh Xuân Thanh biến mất không phải lỗi của ngành công an.

"Đây là vụ án nhận kết quả từ công tác thanh tra, kiểm tra. Khi tiếp nhận hồ sơ phải có một quá trình nghiên cứu theo quy trình giải quyết về tin báo tố giác tội phạm, nên phải có thời gian nên đây là một cái khó cho lực lượng Công an”, Thứ trưởng Vương nói.
Ông cũng cho hay, tất cả những vấn đề trong vụ án phải xem xét, trong khi nó xảy ra từ năm 2008 -2013. Tổng cộng PVC có 43 công ty. Trong thời điểm đó họ cùng thực hiện 67 dự án, công trình, nhiều công trình đang làm dở dang chưa quyết toán - tất cả những yếu tố đó đặt ra áp lực lớn về công tác điều tra.
Ông cũng nói thêm, liên quan đến kinh tế với hành vi làm trái gây hậu quả theo quy định của pháp luật phải có giám định như giám định về tài chính, kỹ thuật.

Như lời của ông Vương nói về quy trình trên, thì việc để Trịnh Xuân Thanh có thời gian bên ngoài dài, chủ động trốn thoát được là lỗi của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Sự việc xảy ra từ rất lâu, từ trước cả nhiệm kỳ đầu tiên của Nguyễn Phú Trọng. Vậy ông Trọng làm gì trong 3 năm làm chủ tịch quốc hội, 5 năm làm tổng bí thư khoá 11, đến khi đầu khoá 12 mới chỉ đạo xử lý vụ việc này. Chưa kể quá trình xử lý lại của ban kiểm tra trung ương kéo dài mấy tháng, cơ quan công an không được vào cuộc vì Trịnh Xuân Thanh thuộc diện quản lý trung ương. Phải chờ đợi kết quả của ban kiểm tra trung ương, chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng, lúc đó bộ công an mới vào cuộc. C
Chính vì vậy khi được thông báo của uỷ ban kiểm tra trung ương, ban bí thư bộ công an mới vào cuộc. thực hiện các biện pháp giám sát. Nhưng lúc đó thì đã muộn.
  Nguyên nhân là sự non kém của ông Trọng trong xử lý vụ việc này, thiếu quyết đoán, để kéo dài. Có lẽ ông Trọng đã để vụ việc Trịnh Xuân Thanh nhiều năm trời như của để dành, đến nhiệm kỳ thứ hai muốn thị uy hay muốn làm chuyện lớn che đậy Formosa. Nên cùng ngày Formosa thú tội, ông Trọng đánh trống mở cờ chỉ đạo xử lý Trịnh Xuân Thanh, việc chỉ đạo này song song với vụ Formosa đang nóng hổi. Đã khiến mục đích kép làm chìm Fomosa của ông Trọng thành công khi chuyển hướng dư luận. Việc nhùng nhằng để Trịnh Xuân Thanh trốn thoát, lại thêm được cái cớ để ông Trọng đổ tội cho bộ công an có vấn đề, ông nhảy vào ban cán sự đảng bộ công an để tham gia kiểm soát bộ này, tăng thêm quyền lực của cá nhân.

 Trả lời báo chí ngoài lề hành lang quốc hội, ông Vương còn cho biết vụ việc Trịnh Xuân Thanh được phát truy nã đỏ toàn thế giới. Nhiều nước đã nhận được bản truy nã này của bộ công an Việt Nam.

 Nhưng chuyện nhận được là nhận được, còn cảnh sát quốc tế có làm theo yêu cầu của bộ công an Việt Nam không lại là chuyện khác. Việc gửi lệnh truy nã như thế chỉ có tình hình thức ban đầu như chuyển một công văn, bức thư. Còn người nhận thư họ thấy có phải trách nhiệm họ thực hiện yêu cầu đó không mới là vấn đề. Ông Vương nói đúng trên mặt hình thức là đã gửi truy nã đỏ Trịnh Xuân Thanh, nhưng ông cũng khôn ngoan giới hạn đến đó mà không cam đoan gì thêm.

 Trong bài viết trước có nói đến việc nói về khả năng đầu thú của Trịnh Xuân Thanh. Một số người hiểu nhầm rằng Trịnh Xuân Thanh muốn ra đầu thú, nhưng sợ cơ quan công an, đảng csvn không giữ lời. Nên không dám ra đầu thú.
 Sự hiểu lầm này dẫn đến bộ công an cũng cử một vị tướng đến gia đình Trịnh Xuân Thanh, thuyết phục Thanh ra đầu thú, sẽ được hưởng khoan hồng tối đa. 
- Chỉ đi tù vài năm rồi về.
Đó là lời hứa hẹn của một vị tướng công an với gia đình Trịnh Xuân Thanh.
Nhiều tin đồn đoán Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt, đã ra đầu thú, thậm chí có tin đã giải về Việt Nam.

Như chúng ta đều biết, một người bình thường khá giả  ở Việt Nam còn muốn ra nước ngoài sống, họ tìm đủ mọi cách để đi, kết hôn, làm việc, đầu tư...những người nghèo hơn thì đặt nhà cho ngân hàng đi du lịch rồi trốn ở lại bất hợp pháp. Có đến hàng nghìn người Việt Nam không giấy tờ, bất hợp pháp như vậy sống ở các nước tư bản. Chẳng lẽ một người như Trịnh Xuân Thanh lại đi về đầu thú, chịu án tù, sau khi đã viết đơn từ đảng và chỉ trích đương kim TBT Nguyễn Phú Trọng. 
 Câu chuyện ra đầu thú của Phú Ông và Thằng Bờm, nhưng chuyện có ra đầu thú hay không là của Thanh, và Thanh không phải thằng bờm.
 Đến thằng bờm nó còn không tin cái quạt mo đổi được ba bè gỗ lim, ao sâu cá mè. Thì chả có lẽ gì Trịnh Xuân Thanh lại đi về chịu án tù  qua một phiên toà xử bất công, không được thanh mình, biện luận. Bằng chứng ông Nguyễn Như Phong chỉ đưa thông tin về Thanh một cách khách quan đã bị xử lý cách chức.
 Đến lúc này, việc Trịnh Xuân Thanh có ý định đầu thú hoàn toàn không có một mảy may. Thông báo này để cho bộ công an biết, khỏi mất công tìm đến người thân của Trịnh Xuân Thanh thuyết phục.
Việc thứ hai về truy nã đỏ, những người bạn của Trịnh Xuân Thanh đã nghiên cứu kỹ hệ thống pháp luật của nước Thanh đang trú ngụ. Có sự tham vấn của các luật sư nước sở tại để chắc chắn một điều từ nơi này, lệnh truy nã đỏ của bộ công an với Trịnh Xuân Thanh hoàn toàn vô giá trị.
 Những tấm hình trong bài Trịnh Xuân Thanh Và Nơi Đây Bình Minh Yên Tĩnh, cho thấy Thanh đi lại ngoài phố, ngồi quán xá, đi dạo trong công viên...đã chứng tỏ Thanh không hề lo ngại cảnh sát nước sở tại đụng chạm gì đến anh ta. Đây là những tấm hình thật, không hề chỉnh sửa, nguyên bản khi đưa lên mạng.
Cách đây 1 tiếng đồng hồ,  Trịnh Xuân Thanh nhờ tôi đưa lời khẳng định với dư luận, anh ta không hề có ý định đầu thú, không hề bị nguy hiểm, anh ta đang lo một số thủ tục để ổn định cuộc sống. Mọi thứ đang diễn ra với anh ta đều bình an và thuận lợi.
  Có thể vào những ngày tới đây, sẽ có chùm ảnh sinh hoạt của Trịnh Xuân Thanh trong ngôi nhà mà anh ta đang sống. Nếu ông Lê Quý Vương bảo đảm đi môt mình đến gặp tôi, trong vòng hai ngày tôi sẽ thu xếp để ông gặp Trịnh Xuân Thanh nói chuyện, không phải qua lại gặp phụ huynh , con cái Trịnh Xuân Thanh làm gì. Đây cũng là đề nghị của Trịnh Xuân Thanh nhờ tôi dẫn ông đi, nếu ông có nhu cầu. Không phải là ý kiến đề nghị của tôi. Nhưng nếu ông Lê Quý Vương cần, tôi sẽ thực hiện.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2016/11/trinh-xuan-thanh-hom-nay-nao.html



132.


Tướng Vương: Trịnh Xuân Thanh bị lệnh truy nã đỏ

Bên lề QH sáng nay, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết, lệnh truy nã Trịnh Xuân Thanh là truy nã đỏ, nhiều nước đã nhận được. 


Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Nội vụ, ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đã đặt vấn việc theo dõi, giám sát, quản lý đối tượng thế nào lại để Trịnh Xuân Thanh lặng lẽ ra đi, rồi phải phát lệnh truy nã, kiểu "con voi chui lọt lỗ kim" gây bất bình trong đảng viên và nhân dân. 
Chủ tịch QH đề nghị Bộ Công an trả lời ĐB bằng văn bản.
Tướng Vương: Trịnh Xuân Thanh bị lệnh truy nã đỏ
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương
Trịnh Xuân Thanh đang theo dõi qua mạng
Thượng tướng Lê Quý Vương nhìn nhận, vấn đề ĐB Ngô Văn Minh đặt ra là đúng. Tuy nhiên ông cho rằng, không nhất thiết phải công khai trả lời trước QH vì vụ án đang trong quá trình điều tra. 
“Đã là điều tra thì có những thông tin liên quan đến vụ án đưa ra đôi khi bất lợi. Chúng ta đang họp QH, có những việc diễn ra tại đây, nhưng chỉ một phút sau lên mạng hết vì thế giới phẳng. Trịnh Xuân Thanh cũng đang theo dõi qua mạng”, tướng Vương phân tích.
Ông cũng cho biết khi vụ án đến giai đoạn kết thúc điều tra tất cả mọi việc sẽ được làm sáng tỏ.
Về chất vấn của ĐB Minh cho biết cử tri phản ảnh tên Trịnh Xuân Thanh chưa có trên mạng của Interpol, Thượng tướng Vương khẳng định: “Sau khi nhận được yêu cầu của cơ quan điều tra Việt Nam, qua kiểm tra thấy Ban thư ký của Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh từ 29/9". 
"Lệnh truy nã này là truy nã đỏ, nhiều nước đã nhận được", tướng Vương nhấn mạnh.
Đại hội đồng Interpol là tổ chức chặt chẽ, truyền thống hoạt động đến nay đã gần 100 năm, Việt Nam gia nhập tổ chức Interplo từ năm 1991. 
Không phải chuyên án
Theo tướng Vương, đối với một vụ án như Trịnh Xuân Thanh không phải là chuyên án trinh sát nên không thể nói lực lượng Công an áp dụng các biện pháp liên hoàn được.
"Đây là vụ án nhận kết quả từ công tác thanh tra, kiểm tra. Khi tiếp nhận hồ sơ phải có một quá trình nghiên cứu theo quy trình giải quyết về tin báo tố giác tội phạm, nên phải có thời gian nên đây là một cái khó cho lực lượng Công an”, Thứ trưởng Vương nói.
Ông cũng cho hay, tất cả những vấn đề trong vụ án phải xem xét, trong khi nó xảy ra từ năm 2008 -2013. Tổng cộng PVC có 43 công ty. Trong thời điểm đó họ cùng thực hiện 67 dự án, công trình, nhiều công trình đang làm dở dang chưa quyết toán - tất cả những yếu tố đó đặt ra áp lực lớn về công tác điều tra.
Ông cũng nói thêm, liên quan đến kinh tế với hành vi làm trái gây hậu quả theo quy định của pháp luật phải có giám định như giám định về tài chính, kỹ thuật...
Chất vấn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sáng nay, ĐB Vũ Trọng Kim (Hải Dương) cũng đề cập đến vụ Trịnh Xuân Thanh. 
“Câu hỏi thứ nhất của tôi với Thủ tướng, ngày 31/8 là thời hạn cuối cùng để Bộ Nội vụ báo cáo với Thủ tướng về việc con đường đi qua quy trình từ Bộ Công thương về tỉnh Hậu Giang của ông Trịnh Xuân Thanh. 
Vậy, xin hỏi Thủ tướng, Bộ Nội vụ đã báo cáo Thủ tướng chưa, nếu không phải bí mật thì đề nghị Thủ tướng cho biết ông Thanh đi bằng con đường nào và cấp nào quyết định?”, ĐB Kim chất vấn.
Tuy nhiên, do hết giờ, câu hỏi này sẽ được Thủ tướng trả lời bằng văn bản đến ĐB Kim.
Thu Hằng - Hồng Nhì
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/tuong-vuong-trinh-xuan-thanh-bi-lenh-truy-na-do-340294.html





131.

Giám đốc dùng bằng đại học giả suốt 20 năm

- Ông Nguyễn Minh Châu, giám đốc của công ty CP Xây lắp đường ống bể chứa dầu khí (PVC-PT) - tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), dù không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp đại học tại chức, tuy nhiên vẫn có tấm bằng “giả”, ung dung sử dụng suốt 20 năm công tác.
Có đơn tố cáo vẫn được bổ nhiệm
Theo đơn tố cáo gửi tới cơ quan chức năng, ông Nguyễn Minh Châu, hiện là giám đốc của công ty PVC-PT, công ty con của tổng công ty PVC sử dụng bằng đại học giả từ năm 1996 cho đến nay.

Giám đốc dùng bằng đại học giả suốt 20 năm
Công văn do bà Nguyễn Ngọc Mỹ Trinh, Trưởng phòng QLĐT-CTSV trường ĐH Kinh tế TPHCM trả lời xác minh về bằng ĐH của ông Nguyễn Minh Châu được cho là không đúng sự thật.
Theo phản ánh, bằng đại học (giả) của ông Châu thời điểm được cấp bằng có ghi rõ ông Nguyễn Minh Châu tốt nghiệp ĐH loại hình đào tạo tại chức, ngành Quản trị kinh doanh, hạng trung bình, năm tốt nghiệp 1996, danh hiệu cử nhân kinh tế. 
Người chứng nhận bằng tốt nghiệp là GS Nguyễn Thanh Tuyền (hiệu trưởng) và PGS Lê Thanh Hà (khoa trưởng). Số hiệu bằng được cấp cho ông Châu là A20089, số vào sổ HCK 2095.
Trước đó, việc sử dụng bằng giả đại học của ông Châu đã có rất nhiều đơn tố cáo gửi đến công ty CP Kết cấu kim loại và lắp máy dầu khí (PVC-MS) về việc ông Nguyễn Minh Châu sử dụng bằng giả khi ông đang làm phó GĐ của công ty PVC-MS.
Cũng rất nhiều lần ông Bùi Ngọc Thắng (Chủ tịch HĐQT), ông Trần Minh Ngọc (nguyên Tổng giám đốc PVC) đã cử người vào làm việc với công ty PVC-MS về trường hợp của ông Châu nhưng kết quả sau đó ông Châu được bổ nhiệm làm giám đốc của công PVC-PT (?)
Năm 2014, sau khi nhận được nhiều đơn tố cáo ông Nguyễn Minh Châu, tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam nhiều lần gửi công văn yêu cầu trường ĐH Kinh tế TPHCM xác minh. Tuy nhiên, các công văn ngày 25/8/2014 và ngày 12/11/2014 do bà Nguyễn Ngọc Mỹ Trinh, phó trưởng phòng QLĐT-CTSV trường ĐH Kinh tế TPHCM xác nhận bằng ĐH của ông Nguyễn Minh Châu là đúng.
“ĐH Kinh tế TP.HCM không cấp bằng cho ông Châu”
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Quốc Khanh, Trưởng Phòng Tổ chức hành chính tổng hợp Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho biết, liên quan đến việc xác minh bằng tốt nghiệp của ông Châu, trước đó ngày 5/10/2016, Trường đã làm việc với đại diện PVC về việc xác minh bằng tốt nghiệp đại học của cán bộ.
Giám đốc dùng bằng đại học giả suốt 20 năm
Giám đốc dùng bằng đại học giả suốt 20 năm
Các biên bản làm việc mới nhất
Trong biên bản làm việc giữa hai bên, nhà trường khẳng định ông Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20/3/1967, tại Quảng Trị không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp đại học tại chức tại trường.
Các công văn số 145/ĐHKT-QLĐT ngày 25/08/2014; 156/ĐHKT-QLĐT ngày 12/11/2014; 131/ĐHKT-QLĐT ngày 06/07/2014 do bà Nguyễn Ngọc Mỹ Trinh ký về việc trả lời xác minh văn bằng của ông Nguyễn Minh Châu không phải do Trường ĐH Kinh tế TP.HCM ban hành.
“Hiện nay, ngoài viện đào tạo quốc tế chúng tôi có ba đơn vị phụ trách đào tạo gồm Phòng quản lý đào tạo công tác sinh viên phụ trách đào tạo chính quy; Phòng quản lý đào tạo tại chức phụ trách đào tạo tại chức; Viện đào tạo sau đại học phụ trách đào tạo sau đại học.
Bà Nguyễn Ngọc Mỹ Trinh là Phó trưởng Phòng quản lý đào tạo công tác sinh viên phụ trách đào tạo chính quy. Trong khi việc liên quan đến ông Châu thuộc về tại chức, do vậy không có lý do và cơ sở nào để phòng đào tạo chính quy trả lời việc một người học ở tại chức” - ông Khanh khẳng định
Giám đốc dùng bằng đại học giả suốt 20 năm
Kết luận xác minh của trường ĐH Kinh tế 
Cũng theo ông Khanh, căn cứ vào chữ ký của bà Nguyễn Ngọc Mỹ Trinh cung cấp cho nhà trường và con dấu của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM thì thấy chữ ký và con dấu nhà trường hoàn toàn khác biệt với chữ ký và con dấu trong bản xác minh bằng tốt nghiệp của ông Châu tại các văn bản số 145/ĐHKT-QLĐT ngày 25/08/2014; 156/ĐHKT-QLĐT ngày 12/11/2014; 131/ĐHKT-QLĐT ngày 06/07/2014.
Phía quản lý tại chức, ông Mai Công Phụng, chuyên viên phòng quản lý đào tạo tại chức đã kiểm tra và bút phê ngay trên bằng tốt nghiệp (bản sao) của ông Châu, không có tên trong ánh sách tốt nghiệp và vào sổ cấp bằng HCK-QTKT và không có tên trong 8 lớp quản trị kinh doanh từ 1-8.
Còn Khoa quản trị kinh doanh, bà Bùi Thị Thanh, Phó khoa cũng khẳng định ông Nguyễn Minh Châu không có tên trong danh sách các lớp hoàn chỉnh do khoa quản trị cấp bằng.
Ông Khanh cũng cho biết, việc trường xác nhận ông Châu không học tại trường không chỉ diễn ra gần đây. Từ năm 2014, khi có yêu cầu xác minh bằng cấp từ Công ty Cổ phần Kết cấu Kim loại và Lắp máy dầu khí, phía nhà trường ông Mai Xuân Mẫn, Trưởng phòng Quản lý đào tạo tại chức đã trả lời việc ông Nguyễn Minh Châu không có tên trong danh sách cấp bằng của Phòng quản lý và đào tạo tại chức.
Ngày 4/11, HĐQT tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam quyết định, chấp thuận cho ông Nguyễn Minh Châu thôi làm đại diện quản lý phần vốn của PVC tại PVC-PT và đề nghị PVC-PT thực hiện ngay thủ tục thôi chức danh ủy viên HĐQT kiêm Giám đốc PVC-PT đối với ông Nguyễn Minh Châu để giải quyết thủ tục liên quan theo quy định hiện hành của pháp luật và Điều lệ của đơn vị. Giao Tổng giám đốc đề xuất hình thức xử lý vi phạm của ông Nguyễn Minh Châu theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật và tổng công ty.

Châu Giang - Lê Huyền 
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/giam-doc-dung-bang-dai-hoc-gia-suot-20-nam-339713.html




130.

'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'

 - Tệ nạn tham nhũng, cán bộ hư hỏng có cả nhưng nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không? - Tổng bí thư nói.
Sáng nay, tại thôn Phật Tích (xã Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã tới dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới tham dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Phật Tích
Phát biểu tại đây, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ niềm vui khi đến dự ngày hội tại Phật Tích, mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, cách mạng.
Tổng bí thư cho biết, ấn tượng đầu tiên là vui mừng, phấn khởi vì Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh ngày càng đổi mới, phát triển. Đời sống nhân dân ngày càng cải thiện, hoạt động của công tác mặt trận nhiều hình thức phong phú, thiết thực, khu dân cư có nhiều đổi mới.
'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'
Tống bí thư tặng quà cho đại diện thôn Phật Tích
"Có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này, chưa bao giờ quê hương ta có đời sống văn hóa, kinh tế phát triển, xã hội ổn định, thôn xóm có nhiều hình thức hoạt động mới. Con em được học hành đến nơi đến chốn, đời sống của bà con có nghĩa có tình. Đó không chỉ là sự thay đổi của Tiên Du, Bắc Ninh mà nhìn rộng ra là sự thay đổi của cả nước", Tổng bí thư nói.
Theo Tổng bí thư, mặc dù đất nước có những khó khăn, phức tạp nhưng nền kinh tế đã có nhiều thay đổi, phát triển. Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao, Việt Nam có quan hệ với tất cả các nước lớn trên thế giới, tham gia tất cả các tổ chức quốc tế trên thế giới. Triển vọng phát triển của đất nước ngày càng lớn...
'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
"Mặc dù bây giờ ra đường lắm chuyện khó chịu, nghe báo chí nói rất nhiều chuyện tiêu cực hàng ngày, rất là bực mình. Tệ nạn tham nhũng, cán bộ hư hỏng có cả nhưng nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không? Triển vọng phát triển còn tốt lắm, sắp tới thực hiện một loạt hiệp định kinh tế tự do thế hệ mới nữa thì chúng ta còn có điều kiện phát triển đi lên nữa", Tổng bí thư nói.
'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch UB TƯ MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân thắp hương tại chùa Phật Tích
Phải giữ được nề nếp, đời sống văn hóa
Tổng bí thư nhấn mạnh vai trò của Mặt trận là rất lớn, việc thành lập Mặt trận là yêu cầu khách quan của cách mạng, là sáng suốt, sáng tạo của Đảng ta. Những hoạt động của Mặt trận rất cần thiết và bổ ích.
"Chúng tôi mong muốn, nhân ngày hội này chúng ta ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng ta, của Mặt trận Tổ quốc, tiếp tục phát huy những truyền thống, kinh nghiệm đã có, những thành tựu đã đạt được để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ trong thời kỳ tới", Tổng bí thư cho hay.
'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch UB TƯ MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân trồng cây lưu niệm tại chùa Phật Tích
Ông cho biết, thời gian tới, bên cạnh những thuận lợi thì đất nước còn nhiều khó khăn thách thức, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, định hướng XHCN, mở cửa hội nhập quốc tế nên có rất nhiều ảnh hưởng bên ngoài.
"Cái tốt vào cũng có và mặt tiêu cực cũng có, cái hay cũng có, cái dở cũng có, ta phải học cái hay. Chúng ta truyền thống 4.000 năm văn hóa nên phải giữ được nề nếp, đời sống văn hóa", Tổng bí thư nhấn mạnh.
'Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?'
Chủ tịch UB TƯ MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân tới thăm và tặng quà cụ Nguyễn Văn Kế, 79 tuổi có hoàn cảnh khó khăn tại thôn Phật Tích
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng mong các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân Phật Tích nói riêng, huyện Tiên Du, Bắc Ninh nói chung đồng lòng tham gia cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, văn minh...
Hồng Nhì - Ảnh: Hoàng Anh

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/nhin-tong-quat-dat-nuoc-co-bao-gio-duoc-the-nay-khong-339469.html








129.

Chủ Nhật, 13/11/2016 - 06:00

Cặp đôi "Vũ Huy Hoàng-Trịnh Xuân Thanh" đổ, "chân rết" vẫn nguyên vẹn?

Dân trí Mặc dù vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra làm rõ những sai phạm của ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương và Ban bí thư đã có kết luận cách chức Bí thư ban cán sự với ông này. Người được ông Vũ Huy Hoàng nâng đỡ, tạo điều kiện "leo" qua nhiều chức vụ cao ở Bộ Công Thương rồi thuyên chuyển vào tỉnh Hậu Giang cũng đã bị khởi tố và truy nã quốc tế. Nhưng còn những người do ông Hoàng bổ nhiệm, do Trịnh Xuân Thanh gửi gắm...đến giờ này vẫn "vững như bàn thạch", tại sao?

 >> Từ vụ ông Vũ Huy Hoàng: "Nếu xử lý được khi đương quyền..."
 >> Ông Vũ Huy Hoàng mất chức, thêm một lãnh đạo tập đoàn "mất tích"
 >> "Bóng tối" của Trịnh Xuân Thanh ở Halico


Một buổi chơi golf của Trịnh Xuân Thanh tại sân golf Tam Đảo, Chủ tịch Halico-Mai Văn Lợi, đứng bên trái- lĩnh cũ của Trịnh Xuân Thanh thời còn ở PVC đi theo phục vụ
Một buổi chơi golf của Trịnh Xuân Thanh tại sân golf Tam Đảo, Chủ tịch Halico-Mai Văn Lợi, đứng bên trái- "lĩnh cũ" của Trịnh Xuân Thanh thời còn ở PVC đi theo "phục vụ"
Cho đến thời điểm này, ngoài việc bị Ban bí thư áp dụng hình thức kỷ luật: Cách chức chức vụ nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ Công Thương, ông Vũ Huy Hoàng còn bị Ban bí thư yêu cầu cơ quan Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội xử lý về mặt chính quyền- một việc được cho là chưa có tiền lệ. Tuy nhiên, một cán bộ có thẩm quyền của Văn phòng Quốc hội cho biết, việc xử lý ông cựu Bộ trưởng Công Thương về mặt chính quyền sẽ chỉ là vấn đề thời gian.
Và ngay cả Trịnh Xuân Thanh- một nghi phạm đã bị khởi tố và truy nã quốc tế, lãnh đạo Bộ Công an khi trả lời báo chí cũng đã khẳng định quyết tâm bắt bằng được ông này về để điều tra, xử lý về những dấu hiệu vi phạm pháp luật trong thời kỳ làm lãnh đạo Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí (PVC).
Nhưng ở thời điểm này, một câu hỏi lớn được đặt ra là với nhiều người là các quyết định bổ nhiệm nhân sự vào các vị trí quan trọng trong ngành nhất là các nhân sự có quan hệ thân hữu với ông Vũ Huy Hoàngđặc biệt là con trai ông này là Vũ Quang Hải (hiện là Phó tổng giám đốc Sabeco) mà Bộ Công Thương ban hành được cho là có ảnh hưởng của ông Vũ Huy Hoàng sẽ xử lý như thế nào?.
Thậm chí, gần đây nhất, có người nắm vị trí, chức vụ quan trọng do đích thân ông Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm trước khi ông hết nhiệm kỳ ít ngày như Vũ Đình Duy, Ủy viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hoá chất, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Xơ sợi và hoá dầu (PVtex) có dấu hiệu tự ý rời bỏ công việc, bỏ đi nước ngoài không phép. Việc này được nghi vấn nhằm lẩn tránh trách nhiệm trước pháp luật do Dự án Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ đầu tư 7000 tỷ đồng thua lỗ, có khả năng phá sản do những việc điều hành, quản lý sai trái.

Ông Vũ Huy Hoàng được cho là có dấu hiệu tư lợi khi bổ nhiệm con mình giữ chức vụ lãnh đạo ở Sabeco
Ông Vũ Huy Hoàng được cho là có dấu hiệu tư lợi khi bổ nhiệm con mình giữ chức vụ lãnh đạo ở Sabeco
Trong khi đó, theo kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Ban Bí thư Trung ương Đảng thì ông Vũ Huy Hoàng bị kỷ luật có trách nhiệm nhất định với những quyết định có dấu hiệu tư lợi (mà các trường hợp nêu trên khá điển hình) khi ông còn đương chức. Thế thì tại sao những trường hợp được bổ nhiệm vì tư lợi như vậy lại còn được giữ chức vụ?
Trả lời báo chí về kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trước đó, riêng với trường hợp Vũ Quang Hải, con trai ông Vũ Huy Hoàng, ông Vũ Hoàng Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã nói rằng:"Nếu có lòng tự trọng thì ông Vũ Quang Hải nên từ chức ngay".
Tuy nhiên, nếu những trường hợp không thể hiện lòng tự trọng như vậy, các cơ quan chức năng sẽ làm gì để xử lý những người được bổ nhiệm vì động cơ tư lợi? Đây là câu hỏi mà dư luận rất chờ đợi được giải đáp.
Với trường hợp nghi phạm Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn, bị cơ quan điều tra phát lệnh truy nã cũng vậy. Có những nhân sự do ông này có tác động nhất định trong việc bổ nhiệm như con trai ông này- Trịnh Hùng Cường, hiện đang là Phó giám đốc Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội (Halico)- đơn vị trực thuộc Tổng công ty Cổ phần Rượu bia và nước giải khát Hà Nội (Habeco), dư luận cán bộ, công nhân viên của Công ty này cũng đòi hỏi cơ quan chức năng làm rõ.
Bởi vì, việc sắp xếp cho ông này không hề ngẫu nhiên khi Chủ tịch Hội đồng quản trị Halico là ông Mai Văn Lợi- nguyên là Giám đốc Khách sạn Lam Kinh, một đơn vị thành viên của PVC thời ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch. Đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy ông Thanh và ông Lợi có mối quan hệ rất thân thiết từ thời còn ở PVC cũng như về sau này.
Do đó, nếu như xử lý những người như ông Vũ Huy Hoàng, ông Trịnh Xuân Thanh mà không xử lý hết "chân rết", "cánh hẩu" của những người này trong bộ máy ngành Công Thương và các doanh nghiệp do Bộ này quản lý, sẽ là chưa trọn vẹn trong việc đấu tranh, làm trong sạch bộ máy quản lý của ngành Công Thương.
Mạnh Quân
http://dantri.com.vn/su-kien/cap-doi-vu-huy-hoang-trinh-xuan-thanh-do-chan-ret-van-nguyen-ven-20161112221100493.htm








128.

Cán bộ Sở đánh tiến sĩ già: Bố mẹ đến xin lỗi

(Tin tức thời sự) - Sau khi ông Nguyễn Đức Hoàng hành hung TS. Nguyễn Khanh, bố mẹ ông Hoàng đã phải đến nhà TS. Khanh để xin lỗi.

Liên quan đến vụ tiến sĩ Nguyễn Khanh (76 tuổi, từng giảng dạy tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội) bị Nguyễn Đức Hoàng (cán bộ Sở Ngoại vụ Hà Nội) hành hung nhập viện, trao đổi với báo chí ngày 10/11, Thượng tá Nguyễn Thành Tín, Phó Trưởng Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), cho biết đơn vị đang điều tra, làm rõ vụ việc.

Thượng tá Tín cho biết, theo điều tra ban đầu, sự việc bắt nguồn từ việc va chạm giao thông giữa vợ ông Nguyễn Đức Hoàng với TS. Nguyễn Khanh.

''Chúng tôi sẽ căn cứ vào kết quả điều tra và giám định thương tích của tiến sĩ Khanh để tiến hành xử lý đúng theo quy định của pháp luật. Được biết, ngay sau khi xảy ra sự việc, bố mẹ ông Hoàng cũng đã đến nhà TS. Khanh để xin lỗi.'' - Thượng tá Tín nói.

Theo Phó Trưởng Công an quận Hai Bà Trưng hành vi của ông Nguyễn Đức Hoàng là không thể chấp nhận được.

Can bo So danh tien si gia: Bo me den xin loi
Ông Hoàng là cán bộ của Sở Ngoại vụ Hà Nội

Liên quan đến vụ việc, phát biểu bên lề kỳ họp Quốc hội, diễn ra vào chiều 9/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết, đã nắm được thông tin. Ông cũng thông tin rằng, hiện tại Công an TP. Hà Nội đang tiến hành làm rõ vấn đề này.

"Việc này Công an đang làm rõ và sẽ báo cáo. Ở đây, họ hoạt động ngoài đường như công dân bình thường nhưng anh vi phạm pháp luật thì phải xử lý. Nguyên tắc nếu anh sai thì phải xử lý nghiêm và anh là công dân, nhưng cũng là cán bộ, công chức thì càng phải xử lý nghiêm" Bí thư Hải nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng nhấn mạnh thêm: "Đã là công chức, lại công chức Hà Nội mà có hành vi vi phạm thì sẽ càng phải xử lý nghiêm hơn nữa".

Cùng ngày, trao đổi với Đất Việt,  anh Nam (con trai TS. Nguyễn Khanh) bày tỏ rằng, chỉ mong muốn sự việc được giải quyết một cách hợp lý, không làm thêm, không làm quá. Họ sai đến đâu thì pháp luật sẽ xem xét xử lý đến đó.

Khi biết được rằng, người hành hung cha mình lại là một cán bộ nhà nước, anh Nam bày tỏ:
''Việc người ta làm sai là hành vi đáng lên án. Sai với người già thì càng phải lên án. Tuy nhiên, trong cuộc đời thì ai cũng có thể mắc sai lầm, nhưng quan trọng là cách người ta giải quyết cái sai lầm ấy. Bây giờ thì bản thân tôi cũng không còn tức giận nhiều nữa.
Giả sử như cậu ấy đến sớm, nói chuyện và có thiện chí gửi lời xin lỗi tới gia đình thì mọi chuyện có lẽ đã được giải quyết một cách đơn giản hơn. Nếu làm được như vậy thì vừa nhẹ nhàng, vừa văn minh, không gây bức xúc trong dư luận.''

Về phía Sở Ngoại vụ Hà Nội, ông Đỗ Tiến Hữu, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ đối ngoại (Sở Ngoại vụ Hà Nội), xác nhận ông Nguyễn Đức Hoàng - người hành hung tiến sĩ 76 tuổi đang công tác tại Sở này.

''Anh Hoàng hiện là Phó giám đốc phụ trách của trung tâm, đang trong thời gian nghỉ phép. Do sự việc xảy ra ngoài giờ hành chính và ngoài phạm vi Sở, nên mọi việc phải chờ kết luận của cơ quan chức năng. Chúng tôi chưa có ý kiến gì về vấn đề này'' – ông Hữu cho biết.

Ngoài ra, từ tháng 9/2016, UBND TP Hà Nội đã có quyết định bỏ tên Trung tâm dịch vụ đối ngoại nơi ông Hoàng làm Phó Giám đốc và trung tâm này không còn trực thuộc Sở Ngoại vụ mà sáp nhập vào Trung tâm Xúc tiến đầu tư du lịch TP.

Sáng 5/11, TS. Nguyễn Khanh (76 tuổi) đi tập thể dục trên đường Trần Đại Nghĩa (đoạn qua ngã ba Trần Đại Nghĩa và ngõ 30 Tạ Quang Bửu - khu tập thể Đại học Bách khoa Hà Nội) bị một cô gái trẻ đi xe máy trái chiều thúc ngã.
Trong khi cả hai bên chưa kịp phản ứng gì thì một người đàn ông đi ô tô phía sau nhảy xuống đấm túi bụi vào mặt ông giáo già một cách dã man. Bị tấn công bất ngờ, TS. Nguyễn Khanh ngã xuống đường, máu mồm máu mũi chảy ra đầm đìa....
Sau khi người đi đường xúm vào can ngăn thì người đàn ông mới chịu xin lỗi và chở vị tiến sĩ già đi cấp cứu.
Người đánh TS. Khanh chính là ông Hoàng. Bản thân ông Hoàng là chồng của cô gái đã đi xe trái chiều thúc ngã TS. Khanh khi ông đang sang đường.
Xuân Hòa

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/can-bo-so-danh-tien-si-gia-bo-me-den-xin-loi-3322771/





127.

Chủ tịch Hà Nội: Có thể cho thôi việc cán bộ đánh cụ ông

- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay, việc gây thương tích cho người già là tình tiết rất nặng.
Sáng nay, chủ trì hội nghị giao ban giữa lãnh đạo UBND TP với giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã nhắc nhở các sở ngành phải chấn chỉnh đội ngũ cán bộ, công chức.
Ông Chung nhắc đến vụ việc một viên chức Sở Ngoại vụ đánh một tiến sỹ đã 76 tuổi vừa xảy ra. Theo ông, việc gây thương tích cho người già là tình tiết rất nặng.
Chủ tịch Hà Nội: Có thể cho thôi việc cán bộ đánh cụ ông
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung tại cuộc họp sáng nay
"Hôm qua UBND TP đã chỉ đạo, Bí thư cũng đã chỉ đạo Giám đốc Sở Ngoại vụ yêu cầu tạm đình chỉ, nhưng trên tinh thần phối hợp chặt chẽ với Công an quận Hai Bà Trưng. Quan điểm của chúng tôi là nếu kết luận có sai phạm thì xử lý nghiêm, kể cả cách chức và cho thôi việc", Chủ tịch TP nói.
Ông cũng nhấn mạnh, không thể nào 1 công chức, nhất là người có chức vụ lại có hành vi, ứng xử như vậy.
"Cán bộ lên đến cấp cũng được học hành đến nơi đến chốn, càng những người có chức vụ, quan điểm của tôi là càng phải xử lý", ông Chung khẳng định.
Lãnh đạo TP cũng cho biết, UBND TP đã giao Sở Nội vụ phối hợp chặt chẽ với Sở Ngoại vụ và Công an quận Hai Bà Trưng khẩn trương làm rõ vụ việc này trên tinh thần xử lý nghiêm, sau đó công khai với báo chí.
Liên quan đến vụ cháy quán karaoke gây hậu quả nghiêm trọng vừa qua, Chủ tịch UBND TP yêu cầu lãnh đạo các sở ban ngành rút kinh nghiệm.
Cũng tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã giao 30 nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành.
Cho hay thời gian từ nay đến cuối năm không còn dài, ông Chung nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng nhất của Giám đốc các sở, ngành là tập trung đôn đốc, động viên cán bộ công chức hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế xã hội đã đề ra.

Ngoài ra, ông cũng yêu cầu Sở Nội vụ chủ trì phối hợp phối hợp với các cơ quan chức năng đôn đốc việc tinh gọn, sắp xếp bộ máy và phải hoàn thành trong tháng 11.
Hồng Nhì
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chu-tich-nguyen-duc-chung-co-the-thoi-viec-can-bo-danh-tien-si-339190.html





126. Người Buôn Gió đăng tiếp bài

"

Thứ Sáu, ngày 11 tháng 11 năm 2016


Trịnh Xuân Thanh và khả năng đầu thú.

Mấy hôm trước tôi có việc đi xa, những người bạn của Thanh muốn gặp tôi ở một quốc gia khác. Dự tính tôi sẽ ở lại hai đêm ở hai nơi khác nhau. Chúng tôi mất khá thời gian để bàn về chuyện chi phí, người của Thanh nói họ sẽ chịu tiền khách sạn và đi lại. Tôi muốn tôi chịu một chiều vé và một đêm còn lại. Việc ăn uống tự tôi lo vì sở thích ăn của tôi rất đơn giản.


 Cuối cùng thì thống nhất mỗi bên chịu một nửa.



Tôi có những người bạn , họ là những người không hỏi tôi đi việc gì, khi tôi cần nhờ họ mua vé hay đặt khách sạn ở đâu, họ cứ thế làm. Dân giang hồ chúng tôi hay gọi đùa như thế là '' tin nhau không phải mở bát '. Những chuyến đi như thế này, không thể chia sẻ hay tâm sự với những người đấu tranh, nhất là những người đấu tranh thuộc tổ chức hay làm truyền thông nào. Tôi có những người bạn thuở hàn vi,  hoặc những người mến tôi, những con người mà họ không bao giờ đặt những câu hỏi khiến tôi khó trả lời. Họ giúp đỡ tôi và không bao giờ thắc mắc công việc đó mục đích là gì. Họ là những người sống lặng lẽ , chẳng bao giờ họ là mục tiêu chú ý của ai cả.



 Nhờ những người như thế, tôi có thể dễ dàng đi nhiều quốc gia khác nhau mà không phải gặp khó khăn về ngôn ngữ, phương tiện cũng như chỗ ăn ở. Thích nhất là những người như thế khiến việc tôi đi lại những đâu được giữ kín, trừ những cái tôi để mọi người biết.




 Tôi gặp Thanh và hai người bạn của anh ta trong khách sạn. Người đàn ông già lấy trong vali ra một gói trà, ông ta nói.



- Tôi vẫn nhớ là anh nói, mỗi lần gặp ở đâu nơi đó phải có trà và thuốc. Chúng tôi đặt phòng này là phòng hút thuốc được.



Thanh hỏi tôi khoẻ không. Anh ta cười, lúc nào anh ta cũng có thể cười được. Tôi chưa hề đọc thấy nỗi lo lắng trên mặt anh ta bao giờ cả trong những lần nói chuyện qua Skype.



 Chúng tôi bàn một số chuyện, rất tiếc tôi không thể kể ra bây giờ. Phần cuối chúng tôi nói về phiên toà xét xử và khả năng chúng tôi trở về Việt Nam dự phiên toà. Trước đây Thanh có nói nếu như phiên toà xử tội thất thoát 3200 tỷ kia, diễn ra minh bạch và khách quan, anh ta sẽ trở về.



Thanh nói.



- Nhưng mà không có khách quan đâu, mẹ nếu có, thì nó phải để yên cho ông Nguyễn Như Phong. Ông ấy chỉ mới đưa bài Hiếu trả lời phỏng vấn, chưa có gì cả, mới trình bày vụ việc thế nào mà nó đã không cho , kỷ luật thế rồi thì làm gì có chuyện nó cho xử khách quan.



Tôi bảo.



- Thế này nhé , đầu tiên nó ừ cho mình về, cho mình có nhà báo, có luật sư, có cả quan sát viên quốc tế về nhân quyền. Mình đi cùng họ về. Đến sân bay, nó tách anh em mình ra biệt giam luôn. Sau đó nó hoãn xử, nó nói về những người đi cùng mình về. Là anh em mình đã nhất trí không cần đến họ dự phiên toà cùng. Người ta đòi gặp anh em mình, nó bảo mình không muốn gặp, mình đã tin tưởng vào pháp luật xét xử của chúng nó abc...người ta chẳng thể ở lâu mãi chờ mình. Khi họ về rồi, nó đưa ra xử. Luật sư thì nó chặn đường gây ẩu đả rồi tống giam để điều tra, thế là chỉ có mình ở toà nó xử thế nào theo ý nó. Báo chí của nó tất, sau đó nó bịa là anh đã nhận thấy sai trái, nhìn ra tội lỗi, mong đảng và đồng chí TBT Nguyễn Phú Trọng xem xét hoàn cảnh gia đình có công này nọ. Thế nên chuyện về dể dự phiên toà quên mẹ nó đi. Hoang đường và viển vông.




 Người trung niên dáng cao to vốn ít nói đùa.



- Hay về đầu thú để còn gặp gia đình như ông Vương nói.



Thanh cười.



- Ông Vương thì việc ông ấy phải nói thế thôi.



Tôi nói.



- Mẹ , về đầu thú để còn được gặp gia đình. Hoang đường nốt, tôi chả bị kêu án gì mà còn chả mơ chuyện về gặp mẹ tôi, mặc dù bà cụ 84 rồi. Huống chi là ông Thanh. Giờ mà ông mò về,  chúng nó tự tung chúng nó lên mây xanh luôn. Nào là bằng những nghệp vụ tổng hợp, đã buộc Trịnh Xuân Thanh phải ra đầu thú nhận khoan hồng. Y biết rằng không thể nào thoát khỏi pháp luật của đảng và nhà nước ta, mặc dù ý đã bỏ trốn sang nước khác. Nhưng chúng ta vẫn có biện pháp buộc y phải quay về. Đấy nó cứ nói thế, chả bao giờ nó nói biện pháp ấy là đe doạ bố mẹ , con cái, là lừa đảo về đi sẽ xử đúng tội và khoan hồng, nhận án nhẹ  vài năm rồi ra...



Người đàn ông già bật cười chen vào.



- Về sao được, về còn anh em thì sao, nó bảo khai ra ai đưa đi, ai lo cho ở bên này thì không khai à.? Cứ để nó đe doạ ông bà già, trẻ con để cho thiên hạ thấy bọn nó không có luật gì cả.



Tôi nói.



- Cho nó thấy pháp luật thời phong kiến, chỉ có thời phong kiến thì mới có chuyện bắt cả nhà người ta ra trấn áp. Luật pháp xã hội cộng sản kế thừa truyền thống của xã hội phong kiến. Thằng nào trốn, đem cả nhà ra đày đoạ chịu tội thay.



Thanh châm thuốc rít hơi dài, nhả khói rồi nói.



- Thôi nói gì chuyện đó, ông Vương thì ông nói thế cho xong chuyện. Để còn báo cáo với Trọng là đã dùng mọi biện pháp kể cả kêu gọi đầu thú hưởng khoan hồng.



Tôi nói.



- Nhưng bọn nó sẽ quyết định làm sao để bắt ông Thanh này bằng được để cứu vãn danh dự của chúng nó. Kể cả dùng biện pháp đi đêm, đổi chác với các quốc gia mà nó biết chắc Thanh ở đó. Vẫn phải nên tính chuyện này.



Cả ba người bọn họ bỗng trầm ngâm, lát sau người đàn ông già nói.



- Chúng tôi cố gắng để anh Thanh ở một quốc gia nào mà Việt Nam không có ký kết hiệp ước phát luật gì với họ. Hiện đã có mấy nơi, nhưng đang tìm nhà cửa và người ở đó nên chậm vài bữa. Về lâu dài cũng tìm cho Thanh quốc tịch không phải Việt Nam, thủ tục cũng đã tiến hành. Không có gì phải lo đâu, chỉ sợ Thanh này nó cứ nhớ anh em, bè bạn chạy đây đó thôi. Chứ ở yên một chỗ vài năm thì chả lo gì. Còn chuyện đầu thú nói vui thế, chứ không thể bao giờ xảy ra được.



 Chúng tôi chia tay, khi tôi ra taxi. Người đàn ông già nói.



- Mấy bữa nữa lo ổn giấy tờ, sẽ tổ chức Thanh ra trả lời báo chí. Hiếu chú ý xem báo nào tin cậy được thì liên hệ với họ nhé.
"
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2016/11/trinh-xuan-thanh-va-kha-nang-au-thu.html


3 nhận xét:

  1. 129.

    Chủ Nhật, 13/11/2016 - 06:00
    Cặp đôi "Vũ Huy Hoàng-Trịnh Xuân Thanh" đổ, "chân rết" vẫn nguyên vẹn?

    Chia sẻ
    Dân trí Mặc dù vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra làm rõ những sai phạm của ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương và Ban bí thư đã có kết luận cách chức Bí thư ban cán sự với ông này. Người được ông Vũ Huy Hoàng nâng đỡ, tạo điều kiện "leo" qua nhiều chức vụ cao ở Bộ Công Thương rồi thuyên chuyển vào tỉnh Hậu Giang cũng đã bị khởi tố và truy nã quốc tế. Nhưng còn những người do ông Hoàng bổ nhiệm, do Trịnh Xuân Thanh gửi gắm...đến giờ này vẫn "vững như bàn thạch", tại sao?

    Trả lờiXóa
  2. 136. Người Buôn Gió cho thêm một tấm ảnh (22/11/2016) và nhắn tin đến ông Phạm Viết Đào

    Trả lờiXóa
  3. 143.

    Ông Đinh Thế Huynh trả lời cử tri vụ Vũ Đình Duy đi chữa bệnh
    30/11/2016 12:07 GMT+7
    - Ông Vũ Đình Duy đi chữa bệnh về chưa, tại sao các quan chức đương nhiệm thì khỏe mạnh, khi bị sờ gáy lại đều đổ bệnh, cử tri Đà Nẵng hỏi.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.