Phần 1 (đánh số từ 1 đến 24) đã đi ở đây.
Phần 2 (đánh số từ 25 đến 45) đã đi ở đây.
Phần 3 (đánh số từ 46 đến 64) đã đi ở đây.
Phần 4 (đánh số từ 65 đến 85) đã đi ở đây.
Từ đây trở xuống là phần 5 (đánh số từ 86). Vẫn theo thứ tự ngược như mọi khi.
---
.
105.
Thứ Hai, 31/10/2016 - 04:35
Vì sao Trịnh Xuân Thanh được nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng… “o bế”?
(Dân trí) - Vì sao lại có sự ưu ái, “hi sinh” vì người khác lớn như vậy? Câu trả lời chỉ có Trịnh Xuân Thanh và nguyên Bộ trưởng Hoàng biết chính xác. Thế nhưng Trịnh Xuân Thanh thì đã “cao chạy, xa bay” còn nguyên Bộ trưởng Hoàng thì, tất nhiên là… im lặng.
>> 5 đại dự án nguy ngập thời ông Vũ Huy Hoàng: Sao không thấy ai bồi thường?
>> Hình thức cảnh cáo ông Vũ Huy Hoàng, bạn đọc Dân trí cho là... nhẹ?
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Xung quanh vụ việc nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, hiện vẫn còn không ít câu hỏi đặt ra chưa có lời giải đáp thỏa đáng.
Ví như hàng ngàn ý kiến (comment) gửi về Dân trí và nhiều đại biểu Quốc hội cũng như tướng lĩnh đề nghị hình thức kỉ luật thích đáng đối với vị cựu Bộ trưởng này.
Lý do, theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thì “Những vi phạm, khuyết điểm nêu trên của Ban cán sự Đảng Bộ Công thương và đồng chí Vũ Huy Hoàng đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, của Bộ Công thương và cá nhân đồng chí Vũ Huy Hoàng, gây bức xúc trong xã hội”. Những vi phạm “gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước” khó có thể thỏa đáng với hình thức kỉ luật là “cảnh cáo”.
Rồi các câu hỏi như dưới thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Bộ Công Thương có 5 đại dự án quy mô 30.000 tỷ đồng nay đều trong tình trạng thua lỗ nặng nề, nguy cơ phá sản. Về vấn đề này, ĐB Đặng Thuần Phong cho rằng, cần phải mạnh dạn xử lý nghiêm và quy trách nhiệm đối với những người dẫn tới thua lỗ, đặc biệt là phải đặt vấn đề về bồi thường Nhà nước khi mà vốn Nhà nước đổ vào các dự án này chính là tiền thuế của dân.
Trả lời phỏng vấn phóng viên Dân trí, vị Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội này còn cho rằng: “Ở góc độ nào đó, nếu không quy trách nhiệm đến nơi đến chốn thì sẽ có lỗi với dân” và việc nhập khẩu “rác” về rồi đội giá thành “là một nỗi đau của dân tộc”.
“Tôi lấy ví dụ như Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy Đạm Ninh Bình… đưa công nghệ lạc hậu vào, tiêu tốn biết bao nhiêu tiền của, đội vốn nhưng rồi lại hoạt động không hiệu quả, thua lỗ, mất vốn, đến lúc đó lại kêu gọi Chính phủ cứu trợ, kêu gọi Quốc hội tính toán phân bổ về mặt ngân sách. Một sự lãng phí quá lớn!
Trong vấn đề này cần phải quy trách nhiệm và xử lý. Đến thời buổi này mà còn đi nhập công nghệ “rác” về rồi đội giá thành lên như thế, không mang lại hiệu quả gì. Đó thực sự là một nỗi đau của dân tộc!”. ĐB Phong nói.
Song, có một câu hỏi mà cho đến nay, vẫn là một “bí ẩn”, đó là xung quanh việc “o bế” Trịnh Xuân Thanh của cựu Bộ trưởng Hoàng.
Trong số 4 khuyết điểm được Ủy ban Kiểm tra nhắc đến, ngoài một nguyên nhân là biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm và điều động con trai, ba khuyết điểm còn lại đều liên quan đến nhân vật Trịnh Xuân Thanh.
Việc thứ nhất là cho chủ trương tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh giữ chức các chức vụ Phó Chánh Văn phòng, Trưởng Văn phòng Bộ tại Đà Nẵng; Chánh Văn phòng Ban cán sự Đảng, Vụ trưởng, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
Việc thứ hai, mặc dù biết Trịnh Xuân Thanh có sai phạm, không đủ tiêu chuẩn, nhưng vẫn đồng ý với đề nghị của Tỉnh ủy Hậu Giang đưa Trịnh Xuân Thanh về để bổ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Việc thứ ba, chỉ đạo đánh giá, quy hoạch, đề nghị phê duyệt quy hoạch thứ trưởng đối với Trịnh Xuân Thanh không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn.
Vì sao lại có sự ưu ái, “hi sinh” vì người khác lớn như vậy? Câu trả lời chỉ có Trịnh Xuân Thanh và nguyên Bộ trưởng Hoàng biết chính xác.
Thế nhưng Trịnh Xuân Thanh thì đã “cao chạy, xa bay” còn nguyên Bộ trưởng Hoàng thì, tất nhiên là… im lặng.
Song, ở đời không có gì không có lý do của nó. Người xưa có câu: “Ông mất chân giò, bà thò chai rượu”, “Có đi có lại mới toại lòng nhau”, chẳng ai cho không ai cái gì bởi như ngạn ngữ Phương Tây: “Miếng pho-mat cho không chỉ nằm trong… bẫy chuột”.
Vì thế, ĐB Vũ Trọng Kim, Ủy viên Đoàn Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam không phải không có lý khi cho rằng “Phải khởi tố, điều tra mới có có cơ sở pháp luật xem xét cụ thể trách nhiệm, còn nếu chỉ dừng ở những vấn đề chung, tôi không hài lòng”.
Bùi Hoàng Tám
104.
10.623. Đáp lời ông Kha Tú Mỡ về mối quan hệ giữa Tập hợp Dân chủ Đa nguyên với Trịnh Xuân Thanh và Người Buôn Gió
Posted by adminbasam on 31/10/2016
https://anhbasam.wordpress.com/2016/10/31/10-623-dap-loi-ong-kha-tu-mo-ve-moi-quan-he-giua-tap-hop-dan-chu-da-nguyen-voi-trinh-xuan-thanh-va-nguoi-buon-gio/
103.
TTO - Thanh tra Bộ Nội vụ vừa kết thúc đợt thanh tra công tác cán bộ tại Thanh tra Chính phủ, trong đó có làm rõ việc ông Huỳnh Phong Tranh (nguyên tổng thanh tra) trước khi về hưu đã bổ nhiệm cán bộ cấp vụ, cấp phòng dồn dập.
Ông Ngô Văn Khánh, phó tổng Thanh tra Chính phủ, trả lời tại cuộc họp báo ngày 27-10 - Ảnh: T.HOÀNG |
Xác nhận với Tuổi Trẻ thông tin trên, tại buổi họp báo thường kỳ quý 3 do Thanh tra Chính phủ (TTCP) tổ chức ngày 27-10, ông Ngô Văn Khánh - phó tổng TTCP - cho biết theo yêu cầu, TTCP đã có báo cáo đầy đủ gửi đoàn thanh tra; việc kiểm tra, kết quả thanh tra như thế nào chưa được
công bố.
Thừa cấp phó
Theo quy định của nghị định 178, “số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc bộ không quá ba người”. Tuy nhiên từ nhiều năm nay, tại nhiều cục của TTCP có số lượng cấp phó vượt quá quy định.
Cụ thể tại Cục III đang có số lượng cán bộ cấp phó là sáu người, gấp đôi so với quy định; Cục Chống tham nhũng có bốn cán bộ cấp phó; Cục I và Cục II có bốn cán bộ cấp phó; Ban tiếp công dân cũng có bốn cán bộ giữ chức vụ phó trưởng ban...
Trong chỉ đạo của Ban Bí thư về kết quả kiểm điểm nghị quyết trung ương 4 với Ban cán sự Đảng TTCP có nêu rõ trong công tác cán bộ cần thực hiện điều chuyển cán bộ từ nơi thừa sang nơi thiếu.
Tuy nhiên, trong thời gian sáu tháng trước khi nghỉ hưu, ông Huỳnh Phong Tranh đã bổ nhiệm 35 cán bộ thanh tra, trong đó nhiều cán bộ cấp phòng, cấp vụ được bổ nhiệm mới mà không thực hiện điều chuyển từ “nơi thừa sang nơi thiếu”.
Ông Huỳnh Phong Tranh - Ảnh tư liệu |
Trả lời về việc bổ nhiệm cán bộ như trên có trái với kiểm điểm nghị quyết trung ương 4 và nghị định của Chính phủ hay không, ông Hoàng Hưng - phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ TTCP - cho biết công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ được thực hiện bình thường, số lượng 35 cán bộ được ông Tranh bổ nhiệm trước khi về hưu nằm trong số biên chế được cơ quan nhà nước giao.
Theo ông Hưng, việc các cục trong TTCP đang thừa cán bộ cấp phó đã tồn tại từ nhiệm kỳ trước. “Thời điểm này chúng tôi đang khắc phục, đến nay còn bốn cục đang thừa cấp phó, trong quá trình sắp xếp bố trí cán bộ sẽ được điều chuyển và sắp tới cũng có một số lãnh đạo cục nghỉ hưu” - ông Hưng nói.
Về lý do không thực hiện điều chuyển cán bộ “từ nơi thừa sang nơi thiếu”, ông Hưng giải thích: “Chúng tôi khẳng định những đơn vị thừa không bổ nhiệm thêm. TTCP cũng thực hiện nghiêm túc sau kiểm điểm nghị quyết trung ương 4, có những quy định như thế nhưng trong quá trình sắp xếp bố trí điều động bổ nhiệm, có nhiều cách sắp xếp, điều động thì phải chọn người phù hợp nhiệm vụ chuyên môn, không thể để cục phó cục chống tham nhũng sang làm tạp chí được”.
Bổ nhiệm vụ phó “phụ trách” vụ trưởng
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, thời điểm trước khi ông Huỳnh Phong Tranh nghỉ hưu đã có một số quyết định bổ nhiệm cán bộ bất hợp lý gây bức xúc.
Đầu tháng 3-2016, ông Tranh ký quyết định số 518 bổ nhiệm ông Nguyễn Minh Mẫn, phó vụ trưởng Vụ III, phụ trách vụ này.
Tại thời điểm đó, ông Ngô Văn Cao vẫn đang là vụ trưởng Vụ III, chưa có quyết định nghỉ hưu, đến tháng 6-2016 ông Cao mới nghỉ hưu. Do đó tại Vụ III đã tồn tại câu chuyện vụ phó “phụ trách” vụ trưởng trong ba tháng.
Giải thích về việc này, ông Hưng cho biết thời điểm trước khi nghỉ hưu, ông Cao có đơn xin nghỉ phép đi chữa bệnh. Vì vậy, Ban cán sự Đảng TTCP phải bố trí người điều hành đơn vị và cũng thuận lợi cho bàn giao công việc sau này.
Tuy nhiên, theo tài liệu mà Tuổi Trẻ có được, thời điểm trước khi nghỉ hưu, ông Cao vẫn đi làm và điều hành công việc của Vụ III.
Theo thông báo số 73 do ông Cao ký ngày 20-5-2016 thể hiện rõ ông đang điều hành công việc bình thường, do đi công tác nên ủy quyền cho ông Nguyễn Hữu Nhường - phó vụ trưởng Vụ III - điều hành, giải quyết công việc của vụ.
Vẫn bổ nhiệm cấp phòng trong vụ
Theo nghị quyết 39 của Bộ Chính trị, tiếp đó là quyết định 2218 của Thủ tướng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đều quy định rất rõ về việc “bỏ cấp phòng trong vụ của tổng cục và tương đương”.
Tuy nhiên, tại thời điểm trước khi về hưu, nguyên tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh đã bổ nhiệm hàng loạt cán bộ, lãnh đạo cấp phòng trong vụ.
Cụ thể, TTCP bổ nhiệm một trưởng phòng và ba phó phòng trong Vụ Tổ chức cán bộ, một trưởng phòng và một phó phòng trong Cục II, một trưởng phòng và một phó phòng trong Vụ Pháp chế...
Trả lời về việc bổ nhiệm như vậy có đúng quy định hay không, ông Hưng nói: “Thông tin thì nhà báo nắm được rồi, trong câu hỏi nhà báo cũng nắm được
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161028/thanh-tra-viec-ong-huynh-phong-tranh-don-dap-bo-nhiem-can-bo/1208953.html
102.
Thứ Tư, 26/10/2016 - 06:00
"Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố thì ông Vũ Huy Hoàng cũng phải ra toà"
Dân trí Cho rằng, nếu còn đương chức Bộ trưởng Bộ Công Thương thì ông Vũ Huy Hoàng đã bị cách chức, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương cũng nhận định, tuy ông Hoàng đã về hưu song có thể bị khởi tố trong vụ Trịnh Xuân Thanh.
>> ĐBQH Nguyễn Sĩ Cương: "Xem xét người do ông Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm có yếu tố tư lợi"
>> Những bê bối nhân sự của Bộ Công Thương thời ông Vũ Huy Hoàng
>> Ông Vũ Huy Hoàng và thất bại của mục tiêu công nghiệp hoá
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố chiều qua (24/10), ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương bị đề nghị nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo do đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, của Bộ Công Thương.
Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Sáng nay (25/10), ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương đã có một số trao đổi với phóng viên Dân Trí về vấn đề này:
Thưa ông, mặc dù đưa ra nhận định rằng nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã "gây hậu quả nghiêm trọng", song vị Bộ trưởng đã về hưu này lại chỉ nhận mức độ kỷ luật cảnh cáo. Cá nhân ông đánh giá như thế nào về mức kỷ luật này đối với ông Vũ Huy Hoàng?
- Đứng về trong Đảng thì chỉ có 3 hình thức kỷ luật thôi. Nhẹ nhất là khiển trách rồi nặng hơn là cảnh cáo, nặng nhất là khai trừ khỏi Đảng. Tại kết luận vừa rồi của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thì ông Hoàng nhận mức kỷ luật cảnh cáo, cũng là mức kỷ luật tương đối, chứ chưa bị khai trừ.
Trong trường hợp của ông Hoàng, nếu như ông này còn đương chức thì sẽ bị cách chức, nhưng bây giờ ông ấy không còn chức nữa, thôi Ủy viên Trung ương, thôi Bộ trưởng rồi, giờ chỉ còn vấn đề ông Hoàng sẽ phải ra pháp luật nữa thôi!
Ông có thể nói rõ hơn?
- Nếu ông Vũ Huy Hoàng dính vào tham nhũng, dính vào sai phạm trong quy trình đề bạt công chức thì ông Hoàng sẽ phải ra tòa thôi. Trịnh Xuân Thanh ra tòa thì ông Hoàng cũng phải ra tòa, chứ không còn cách nào khác.
Đây mới chỉ là bước đầu kỷ luật trong nội bộ Đảng mà thôi, ông Hoàng bị kỷ luật cảnh cáo - là mức kỷ luật cao sau mức khai trừ.
Do liên quan đến Luật phòng chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ và Bộ Công an sẽ phải vào cuộc. Nếu ông ấy liên đới, phạm tội thì ông Hoàng phải ra tòa. Vi phạm Luật phòng chống tham nhũng thì sẽ bị khởi tố.
Trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương có nêu yêu cầu đối với Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương khẩn trương chỉ đạo kiểm điểm, thi hành kỷ luật các tổ chức và cá nhân vi phạm theo quy định; thu hồi, hủy bỏ các quyết định sai trái trong công tác cán bộ của Bộ Công Thương.
Trong khi đó, Kết luận cũng chỉ ra Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016 đã vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Doanh nghiệp trong việc bổ nhiệm Vũ Quang Hải (con trai Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng) làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; điều động, đề cử tham gia HĐQT và giữ chức Phó Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Vậy số phận ông Hải sẽ thế nào, thưa ông?
- Đúng rồi, phải rút lại các quyết định sai trái trong công tác cán bộ nghĩa là các văn bản bổ nhiệm, điều chuyển kia đều không còn giá trị nữa. Nói cách khác là con ông Hoàng mất chức rồi.
Còn với một lãnh đạo đương nhiệm của Bộ Công Thương là Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cũng bị khiển trách, ông có bình luận gì không?
- Theo tôi trên cương vị Thứ trưởng dưới thời ông Vũ Huy Hoàng làm Bộ trưởng, bà Hồ Thị Kim Thoa chỉ là người giúp việc, bà ấy chỉ làm tròn trách nhiệm. Tôi không bình luận về hình thức kỷ luật đối với bà này.
Trong vụ việc này, ông Vũ Huy Hoàng với tư cách là Bộ trưởng, là người đứng đầu một bộ, sai như thế là sai quá rồi! Nếu đương chức thì phải cách chức.
Nói với Dân Trí sáng nay, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết thêm, trong vụ Trịnh Xuân Thanh thì kết luận này của Ủy ban Kiểm tra Trung ương mới chỉ là bước đầu, vẫn còn những dấu hỏi đặt ra với những người liên quan khác, những bộ ngành khác.
"Vụ Trịnh Xuân Thanh liên quan đến rất nhiều cá nhân và tổ chức. Kết luận này mới chỉ đưa ra những hình thức kỷ luật đối với một số cá nhân thuộc Bộ Công Thương, vẫn còn phải làm rõ vấn đề tại Bộ Nội Vụ, Ban Tổ chức Trung ương, và một số cá nhân có trách nhiệm khác. Cần phải có giải trình", ông Hùng nhận định. Do đó, riêng trong vấn đề Trịnh Xuân Thanh vẫn phải chờ những bước đi tiếp theo, không thể vội vàng.
Bích Diệp thực hiện
101.
Thứ Năm, 27/10/2016 - 15:03
5 đại dự án nguy ngập thời ông Vũ Huy Hoàng: Sao không thấy ai bồi thường?
Dân trí Dưới thời cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Bộ Công Thương có 5 đại dự án quy mô 30.000 tỷ đồng nay đều trong tình trạng thua lỗ nặng nề, nguy cơ phá sản. Ông Đặng Thuần Phong cho rằng, cần phải mạnh dạn xử lý nghiêm và quy trách nhiệm đối với những người dẫn tới thua lỗ, đặc biệt là phải đặt vấn đề về bồi thường Nhà nước khi mà vốn Nhà nước đổ vào các dự án này chính là tiền thuế của dân.
>> Tiền Nhà nước còn phải lo cho dân, không thể đổ thêm vào các “siêu dự án” thua lỗ
>> Siêu dự án thép 10 tỷ USD: Không nên sử dụng công nghệ Trung Quốc
>> Hơn 4.500 tỷ đồng đã “ném” vào siêu dự án Gang thép Thái Nguyên
Liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh bê bết tại một số dự án lớn của các doanh nghiệp Nhà nước gắn với trách nhiệm người đứng đầu, sáng nay (27/10), đại biểu Đặng Thuần Phong - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã có cuộc trao đổi với phóng viênDân Trí:
Đại biểu Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội (Ảnh: Bích Diệp)
“Nếu không quy trách nhiệm đến nơi đến chốn sẽ có lỗi với dân”
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì hiện có khoảng 400 tỷ USD đang nằm trong khu vực Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) nắm tới hơn 3 triệu tỷ đồng tổng tài sản và khoảng 1,4 triệu tỷ đồng vốn chủ sở hữu song hiệu quả mà nền kinh tế nhận lại được từ khu vực này lại không tương xứng. Ông nhận định như thế nào về thực trạng trên?
- Đấy là vấn đề. Nếu ta nhìn vào thực tế thì thấy rằng các DNNN được hưởng rất nhiều ưu đãi, ưu tiên, cả về hành lang pháp lý, đất đai, công nghệ, nguồn vốn. Các DNNN được kỳ vọng sẽ thực sự trở thành những đầu tàu của nền kinh tế thế nhưng, trên thực tế hiệu quả của những doanh nghiệp này lại chưa tương xứng, chưa đáp ứng được mong muốn của nhân dân, chưa ngang tầm với đầu tư hiện có. Các đại biểu đang phân tích nguyên nhân vì sao.
Do thời gian qua, các doanh nghiệp này đầu tư ngoài nhiệm vụ chính trị hơi nhiều, thoái vốn chưa đạt kết quả như mong muốn, cách thức quản trị đang đặt ra nhiều thách thức. Nếu cứ theo thói quen cũ, cứ có vốn là làm, có vấn đề gì đã có Nhà nước “đỡ” thì sẽ không đáp ứng được mong muốn của cử tri và nhân dân.
Bởi nguồn lực nằm tại các doanh nghiệp này cũng từ thuế của dân mà ra, nên khi sử dụng đồng thuế đó thì các DNNN phải hết sức có trách nhiệm để mang lại hiệu quả. Không thể cứ thiếu là gọi vốn, cứ thiếu là “kêu” trong khi từ công nghệ đến quản trị đều không đạt hiệu quả. Nếu không sửa đổi thì sẽ mất lòng tin của nhân dân nhiều lắm!
Là một đại biểu Quốc hội, ông nhìn nhận thế nào trước tình trạng có nhiều siêu dự án hoạt động không hiệu quả, thua lỗ, làm mất vốn Nhà nước rồi lại liên tục đòi xin cơ chế, xin ưu đãi riêng?
- Tôi thấy đây là một thói quen không tốt trong thời gian qua của các DNNN. Ở góc độ nào đó, nếu không quy trách nhiệm đến nơi đến chốn thì sẽ có lỗi với dân.
Tôi lấy ví dụ như Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy Đạm Ninh Bình… đưa công nghệ lạc hậu vào, tiêu tốn biết bao nhiêu tiền của, đội vốn nhưng rồi lại hoạt động không hiệu quả, thua lỗ, mất vốn, đến lúc đó lại kêu gọi Chính phủ cứu trợ, kêu gọi Quốc hội tính toán phân bổ về mặt ngân sách. Một sự lãng phí quá lớn!
Trong vấn đề này cần phải quy trách nhiệm và xử lý. Đến thời buổi này mà còn đi nhập công nghệ “rác” về rồi đội giá thành lên như thế, không mang lại hiệu quả gì. Đó thực sự là một nỗi đau của dân tộc!
Theo quan điểm của tôi là phải mạnh dạn xử lý nghiêm và quy trách nhiệm những người đã dẫn tới những sai sót đó chứ không phải là cứ để thiếu vốn rồi gọi vốn nữa. Bây giờ không còn cái cơ chế kiểu xin - cho như vậy nữa, phải kiên quyết chấm dứt cơ chế đó.
Ông có thể nói rõ hơn về việc “quy trách nhiệm” ở đây không?
- Ở đây có nhiều hạng mục. Trong quá trình anh lập dự án thì anh cũng đã nghiên cứu, học hỏi các nơi, anh tham quan khảo sát, anh tính toán về công nghệ, anh tính toán về hiệu quả đầu tư, anh mới trình dự án đó ra.
Đề quá trình phê duyệt dự án thì anh cũng phải thẩm định, đánh giá và xem xét rất toàn diện theo quy định của pháp luật, cả về công nghệ, cả về hiệu quả, cả về tác động môi trường v.v. Tại sao các bước đó lại qua dễ như thế? Trong khi những dự án với nguồn vốn lớn như vậy thì yêu cầu công nghệ, kỹ thuật và vấn đề giá thành sản phẩm đã phải tính toán ghê gớm lắm, thế mà vẫn lọt. Giờ quay ra lại bảo hoạt động không hiệu quả, thua lỗ. Không lẽ bây giờ Nhà nước lại phải đổ vốn tiếp vào những dự án thua lỗ đó hay sao?
Tôi rất đồng tình với quan điểm của Thủ tướng Chính phủ là phải xử lý những dự án này, có thể ngừng hoặc cho giải tán. Thế nhưng ai đã tham mưu để thực hiện các dự án này thì phải quy được trách nhiệm. Có cả một hệ thống mà lại để như vậy thì sẽ thành nỗi đau của đất nước!
Nguồn vốn lớn như vậy mà lại đầu tư thua lỗ, không hiệu quả, trách nhiệm của người đứng đầu, phụ trách lại không thấy ai nói tới khiến nhân dân, cử tri rất bức xúc.
Một góc công trường đại dự án Gang Thép Thái Nguyên mở rộng (giai đoạn 2) tổng vốn 8.000 tỷ đồng
Cài cắm người nhà quản lý doanh nghiệp: Thảm họa về mặt nhân sự của đất nước
Theo ông, cơ quan chủ quan là Bộ Công Thương trong nhiệm kỳ vừa qua có trách nhiệm như thế nào với 5 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 30.000 tỷ đồng đang triền miên thua lỗ và đứng trước nguy cơ mất vốn, phá sản?
- Đối với Bộ Công Thương, Trung ương cũng đã có kiểm tra rồi, trách nhiệm của các đồng chí ở đó cũng đã được phân tích rõ ràng rồi. Nhưng để sai sót thế này là không hề nhỏ, không phải là vấn đề đơn giản!
Nếu chỉ một hai chuyện xảy ra thì ta không nói nhưng đây là có quá trình, có hệ thống. Như vậy, bên trong là vấn đề gì? Cử tri muốn biết rõ vấn đề nội tại bên trong đó là gì? Nếu phơi bày được nguyên nhân từ bên trong thì hướng xử lý mới đáp ứng được, chứ không phải là chỉ quy trách nhiệm đơn thuần, chỉ cảnh cáo thôi là đủ!
Tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại gọi đến cho biết không tán thành với cách xử lý như vậy!
Ở những chỗ khác chúng ta có Luật Bồi thường Nhà nước, ai làm gì sai đều phải có cơ chế bồi thường. Các cơ quan tiến thành tố tụng thậm chí xử một vụ án oan cũng phải bồi thường Nhà nước, cá nhân họ cũng phải chịu trách nhiệm cho việc làm sai của họ. Thế nhưng tại sao ở Bộ Công Thương có nhiều vấn đề như thế thì lại không thấy nói gì đến bồi thường, không thấy trách nhiệm là ai phải chịu và chịu ở mức độ nào? Cử tri cũng đánh giá là chưa có sự công bằng trong xử lý các vi phạm hiện nay.
Sắp tới, trong hệ thống pháp luật cũng phải cần nghiên cứu tính toán. Đặc biệt là trong các giải pháp điều hành, Chính phủ phải làm nghiêm ở những vụ việc đó để lấy lại niềm tin của nhân dân.
Dư luận cho rằng, trong việc bổ nhiệm nhân sự cấp cao tại các doanh nghiệp lớn của Nhà nước vẫn có tình trạng cài cắm “con ông cháu cha” vào và đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc làm ăn thua lỗ, mất vốn của một số doanh nghiệp, dự án lớn vừa qua. Theo ông, giải quyết vấn đề này cần phải làm gì?
- Tôi đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này. Ai cũng nói rằng mỗi lần bổ nhiệm đều đúng quy trình hết nhưng nếu đúng quy trình thì tại sao hiệu quả quản trị doanh nghiệp lại không cao và để dư luận lớn trong nhân dân như thế?
Tôi đề nghị phải rà soát tổng thể. Rà soát không đơn thuần chỉ là nhận diện đâu. Khi đã nhận diện các trường hợp cụ thể rồi thì phải xử lý thế nào để không còn hệ lụy nữa. Cái hệ lụy mà người ta nói nhiều là “tìm người tài khó hơn tìm người nhà” – nếu cứ như vậy mãi thì còn cơ hội nào để cho người tài họ phát huy được năng lực của mình ở trong những lĩnh vực then chốt, đưa đất nước phát triển! Nếu vấn đề này còn tồn tại, không xử lý được thì sẽ làm thảm họa về mặt nhân sự của đất nước.
Cảm nhận của ông như thế nào về việc xử lý vấn đề bổ nhiệm nhân sự tại Bộ Công Thương, mà cụ thể là đối với trường hợp Trịnh Xuân Thanh, Vũ Quang Hải?
-Các vụ việc trên Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có kết luận, bây giờ quan trọng là cách xử lý tiếp theo như thế nào.
Như tôi đã từng nói trước đây, với trường hợp Vũ Quang Hải, nếu anh ấy tự trọng thì nên xin rút. Còn quy trình đã công bố như vậy, dư luận cũng đã bày tỏ sự không đồng tình. Nếu có năng lực thực sự thì làm việc gì cũng được, nhưng đưa vào trong giai đoạn đó thì tạo ra tiền đề không hay.
Rồi vụ Trịnh Xuân Thanh lọt lưới thì cũng đã đặt vấn đề trách nhiệm của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương từ quy hoạch, đề bạt… rồi để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Đây là bài học kinh nghiệm, không riêng gì Bộ Công Thương và nhiều nơi khác cũng phải rút kinh nghiệm.
Tôi nghĩ, nếu con của các đồng chí lãnh đạo mà giỏi thực sự thì điều đó rất tốt cho đất nước, nhưng chỉ có điều là cứ đưa vây cánh vào mà quên đi những yếu tố khác, những tài năng khác thì đó lại là thiệt thòi của dân tộc.
Tôi nghĩ rằng các đại biểu Quốc hội khác cũng sẽ đồng tình với tôi đó là sau khi rà soát đã nhận diện ra được thì phải có xử lý, có vậy mới tạo được niềm tin cho nhân dân và đặc biệt là cho lực lượng lao động trẻ hiện nay.
Nhiều ý kiến đặt vấn đề về việc cần khởi tố nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng. Quan điểm của ông thế nào khi mà mức độ kỷ luật đảng đối với ông Hoàng mới chỉ là cảnh cáo chứ chưa phải là khai trừ?
- Từ góc độ Đảng, với những vi phạm của ông Hoàng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ đánh giá ở mức kỷ luật cảnh cáo nhưng nếu khởi tố thì phải xem các sai phạm về mặt pháp luật như thế nào. Phía Đảng kiểm tra chỉ xử lý về mặt đảng, còn những vấn đề liên quan khác phía sau thì phải có điều tra tiếp. Cho nên thời điểm hiện tại tôi chưa bình luận.
Xin cảm ơn ông!
Bích Diệp (thực hiện)
100.
10.579. Vụ Trịnh Xuân Thanh: Thấp thoáng bóng bác Rứa
Posted by adminbasam on 26/10/2016
https://anhbasam.wordpress.com/2016/10/26/10-579-vu-trinh-xuan-thanh-thap-thoang-bong-bac-rua/
Cần làm rõ mắt xích Trịnh Xuân Thanh - Vũ Huy Hoàng - Tô Huy Rứa trong đường dây buôn Vua
Đăng bởi Tiểu Nhi on Wednesday, October 26, 2016 | 26.10.16
Trịnh Xuân Thanh được luân chuyển từ Bộ công Thương về tỉnh Hậu Giang để tráng men và được quy hoạch thứ trưởng Bộ Công Thương, có được tiếp tay bởi một quan chức cao cấp hơn ông Vũ Huy Hoàng? Thực ra, ông Huy Hoàng có ưu ái đệ tử của mình đến mức nào, cũng không thể một mình quyết cho Thanh tự do đi lại như thế được. Ai đã tiếp tay cho ông Vũ Huy Hoàngnếu không phải là Trưởng Ban Tổ chức TW Tô Huy Rứa?
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Thấp thoáng bóng bác Rứa
Chăm chú theo dõi vụ bê bối Trịnh Xuân Thanh trong những ngày nay, một điều ít được dư luận đặt dấu hỏi: Liệu Trịnh Xuân Thanh được luân chuyển từ Bộ công Thương về tỉnh Hậu Giang để tráng men và được quy hoạch thứ trưởng Bộ Công Thương, có được tiếp tay bởi một quan chức cao cấp hơn ông Vũ Huy Hoàng?
Thực ra, ông Huy Hoàng có ưu ái đệ tử của mình đến mức nào, cũng không thể một mình quyết cho Thanh tự do đi lại như thế được. Ai đã tiếp tay cho ông Vũ Huy Hoàng?
Sau khi vụ án Trịnh Xuân Thanh được khởi tố, với việc bắt giam Vũ Đức Thuận, Trương Quốc Dũng, Nguyễn Mạnh Tiến, Phạm Tiến Đạt, người ta đã hình dung rõ hơn sự cấu kết của nhóm lợi ích này.
Báo chí đã thông tin rõ năm 2012 Trương Quốc Dũng từng rời ghế Chủ tịch trong thời gian 2 tháng vào năm 2012 để giao cho Tô Linh Hương, ái nữ của Tô Huy Rứa. Vụ này gia đình ông Rứa bị phản đối mạnh quá, vả lại ông Rứa đang ngấp nghé ghế Tổng bí thư, nên buộc phải nhanh chóng giải quyết khủng hoảng, bắt con gái trả lại chức vụ.
Nhiều nguồn tin cho biết chính Trịnh Xuân Thanh đã nịnh vợ ông Rứa là bà Nhung, kết hợp với chạy chọt để tạo đà cho y thăng tiến.
Nhưng giờ sự vụ xảy ra thì ông Rứa chối bay chối biến, nói việc quy hoạch Thanh lẫn luân chuyển vào Hậu Giang là do người khác ký, không phải ông.
Cũng cần nhắc lại mối thâm tình giữa ông Rứa và ông Hoàng. Năm 2008, con dâu ông Rứa là Hiền đang đi theo chồng làm tiến sỹ tại Pháp - Tô Huy Vũ, tuổi trẻ tài cao vừa về nước mấy năm đã leo lên ghế Vụ trưởng của Ngân hàng Nhà nước (sic) – thoắt một cái được bổ nhiệm ngay là tùy viên thương mại Việt Nam tại Pháp để gần chồng.
Cô Hiền này chưa có một ngày nào làm cho Bộ Công Thương cũng như các cơ quan liên quan, đột nhiên được ngồi vào chỗ bao người mơ. Tất cả có bàn tay đạo diễn của Vũ Huy Hoàng.
Vậy nên, xử ông Hoàng mà không xử ông Rứa thì cũng chưa được. Nhưng lại quay về câu chuyện chuột và bình mất rồi.
Sinh Phi
(Dân Làm Báo)
99.
Vụ nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Không để hạ cánh an toàn
25/10/2016 11:40 GMT+7
- Nói về vụ việc nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng vừa bị Ủy ban Kiểm tra TƯ đề nghị kỷ luật cảnh cáo, nguyên Chủ nhiệm VPQH Vũ Mão nói: Dù về hưu rồi cũng không nên để hạ cánh an toàn.
Nguyên Chủ nhiệm VPQH Vũ Mão trả lời báo chí giờ giải lao phiên họp QH sáng nay.
Không thể không đi tới cùng
Ông đánh giá thế nào về đề xuất xử lý kỷ luật cảnh cáo đối với cá nhân ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Công thương?
Kết luận này quan trọng và đúng nguyên tắc, đúng chức năng của UB Kiểm tra của Đảng. Tuy nhiên tôi trao đổi với nhiều người thì họ nói là tạm được nhưng chưa thỏa mãn. Bởi đằng sau những vụ việc đó, việc kiểm soát quyền lực đó là gì và hậu quả của nó là gì?
Nguyên Chủ nhiệm VPQH Vũ Mão. Ảnh: Thu Hằng
|
Cán bộ hư hỏng rồi vi phạm pháp luật thì lại được giao trọng trách, có gì tiền nong vật chất không? Một số người có hỏi ý kiến tôi và tôi cũng cảm thấy đúng là phải tiếp tục làm tiếp.
Đây mới là làm cơ quan đảng, chỉ có thể kỷ luật cán bộ, cao nhất là khai trừ Đảng, ở đây là mức cảnh cáo. Thậm chí có ý kiến nói cảnh cáo đã thỏa đáng chưa? Nhưng phải tiếp tục làm, ngay trong Đảng phải tiếp tục làm nữa.
Chúng ta không thể không đi tới cùng một sự việc rất nghiêm trọng như vậy. Lớn hơn nữa là những vấn đề về tài chính vật chất có liên quan đến tham nhũng, kiểm soát quyền lực mà không tốt thì dẫn tới công tác cán bộ không tốt, tham nhũng, có nên để nửa vời thế không.
Các cơ quan nhà nước, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan khác phải xem xét, kết luận cho rõ, bởi đây là vấn đề bức xúc của nhân dân. Nhân dân rất quan tâm xem thái độ xử lý của Đảng, Nhà nước có đi tới cùng không.
Tôi hoan nghênh việc UB Kiểm tra TƯ công bố kết luận đó nhưng chưa đủ, phải làm tiếp nữa.
Về hưu thoải mái thì đâu có được
Ông Vũ Huy Hoàng đã nghỉ hưu rồi, vậy việc xử lý có gặp khó khăn? Còn nhiều cán bộ chưa về hưu, còn đương chức có liên quan đến việc bổ nhiệm ở Bộ Công thương, phải xử lý thế nào ?
Lâu nay chúng ta nói “hạ cánh an toàn” nhưng theo tôi ngay cán bộ về hưu rồi, cũng không nên quan niệm “hạ cánh an toàn” và không nên để “hạ cánh an toàn” nếu thực sự có những vấn đề liên quan phải xử lý hậu quả để lại.
Khi đương chức cứ làm ào ào, dựa vào quyền lực để làm tới số không ai kiểm soát, về hưu thoải mái thì đâu có được.
Nhân dân không đồng tình, không hài lòng. Những người về hưu mà còn trách nhiệm thời đương chức thì phải xem xét, xử lý một cách thỏa đáng thì mới công bằng xã hội.
Người đương chức phải xem xét theo đúng pháp luật, trong Đảng theo đúng nguyên tắc điều lệ, kỷ cương của Đảng.
Theo ông, Ban Tổ chức TƯ và cơ quan chức năng có cần tổng rà soát kiểm tra công tác nhân sự ở Bộ Công thương này không?
Đã có vấn đề thì phải xem xét, tìm nguyên nhân, tất nhiên chúng ta bình tĩnh, không vội vàng, cực đoan. Vi phạm pháp luật thì phải xử lý theo pháp luật, trong Đảng thì xử lý căn cứ vào điều lệ, quy định.
Vấn đề qua đi không nên để trôi đi một cách dễ dàng, khi hâu quả mang lại lớn, ảnh hưởng uy tín của Đảng, Nhà nước, bộ ngành. Lòng dân quan trọng lắm, dân yên thì đất nước mới yên được. Mất công, công phu lắm, người mới thì không muốn đụng tới đâu, đụng tới phiền lắm, nhiều chuyện lắm, rồi lại phải tập trung công việc của mình còn bề bộn.
Việc xem lại việc của người tiền nhiệm của mình không đơn giản đâu, bởi ở Việt Nam ta tình nghĩa cao, nhưng nguyên tắc của Đảng, pháp luật phải tôn trọng.
Tôi cho rằng những việc đã xảy ra phải tiếp tục xem xét. Đây không phải việc của một bộ, đây là bài học chung cho thể chế chính trị của chúng ta.
Rõ ràng nhân dân rất phân tâm về hư hỏng của cán bộ, lợi dụng quyền lực để tham nhũng, lợi dụng quyền lực mà không có kiểm tra. Đây là cơ hội để lấy lại niềm tin với nhân dân.
Thu Hằng
98.
Trưởng ban Tổ chức TƯ nói về vụ ông Vũ Huy Hoàng
26/10/2016 11:44 GMT+7
- Trưởng ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính trao đổi bên lề QH sáng nay về bất cập trong bổ nhiệm cán bộ liên quan đến nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.
Kết luận của UB Kiểm tra TƯ đối với ông Vũ Huy Hoàng chỉ ra hàng loạt bất cập trong việc bổ nhiệm cán bộ của nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, ông có thể cho biết quan điểm?
- UB Kiểm tra TƯ theo đúng quy trình đang làm theo đúng nguyên tắc Đảng, quy định của pháp luật.
XEM CLIP:
Ví dụ những trường hợp cán bộ mà Ủy ban nêu ra trong kết luận là người làm công tác tổ chức, ông đánh giá như thế nào?
- Họ làm theo thẩm quyền, trách nhiệm và tôi nghĩ đánh giá của UB Kiểm tra theo cơ quan chuyên môn. Các cơ quan chuyên môn phải căn cứ vào quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước.
Trường hợp của con trai của ông Vũ Huy Hoàng có nên thu hồi lại quyết định bổ nhiệm không. Qua vụ việc này theo ông cần làm gì?
- Các cơ quan chức năng đang xem xét theo quy trình chặt chẽ, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Hiện đang phải xây dựng lại một số quy trình, tiêu chuẩn, tiêu chí cho phù hợp với tình hình hiện nay. Theo sự phân công của TƯ, Bộ Chính trị thì các cơ quan đang phối hợp làm khẩn trương.
Tại cuộc tiếp xúc cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có nói là nhốt quyền lực trong lồng cơ chế giám sát, quan điểm của ông?
- Hiện đang nghiên cứu thiết kế sao cho có thể "nhốt quyền lực trong lòng cơ chế". Dứt khoát phải kiểm soát quyền lực.
Trưởng ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính.(Ảnh: Phạm Hải) |
Một trong những nguyên tắc là giao quyền đến đâu kiểm soát đến đó, nhưng thiết kế thế nào cho phù hợp với tình hình hiện nay thì phải nghiên cứu bài bản, xuất phát từ lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn để ban hành cho phù hợp. Đây là điều hết sức phải quan tâm, phải làm.
Tổng bí thư có nói là chống tham nhũng rất khó vì ta đánh ta, vậy theo ông viết thiết kế lồng này như thế nào?
- Cái này cả hệ thống phải cùng thiết kế.
Xoay quanh câu chuyện này Ủy ban có gặp áp lực hay rào cản gì không?
- Không bị áp lực, rào cản nào. Mà phải xuất phát từ thực tiễn, thực tiễn đặt ra phải làm làm sao cho phù hợp, khả thi, có hiệu quả đó là vấn đề phải quan tâm. Làm mà không hiệu quả, làm đi làm lại vẫn không có hiệu quả thì mất uy tín.
Vì thế phải căn cứ vào điều kiện cụ thể, lý luận thế nào, luật pháp quy định ra sao để thiết kế, ngay lập tức thì phải nghiên cứu kỹ càng.
Phải làm nhưng làm sao cho nó kỹ để khả thi, có hiệu quả, thực chất, không có hiệu quả, cuối cùng thêm mất uy tín.
Theo ông, mức xử lý cảnh cáo đối với ông Vũ Huy Hoàng khi về hưu rồi thì có đủ răn đe không?
- Đó là việc của cơ quan chuyên môn, liên quan đến UB Kiểm tra.
H.Nhì - Phạm Hải
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/truong-ban-to-chuc-tu-noi-ve-vu-ong-vu-huy-hoang-336121.html
Thứ Ba, 25/10/2016 - 10:53
Dân trí Trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 25/10 về việc UB Kiểm tra TƯ đề nghị cảnh cáo nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng vì những vi phạm của ông này khi đương chức, Ủy viên Đoàn Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim khẳng định không hài lòng nếu việc chỉ dừng ở kết luận, đề xuất cảnh cáo của cơ quan Đảng…
- Trong kết luận UB Kiểm trư TƯ đã nêu rõ, nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng có biểu hiện vụ lợi trong việc để con trai làm lãnh đạo Sabeco, tự ý xây dựng quy hoạch Thứ trưởng với Trịnh Xuân Thanh… mà nhiều ý kiến cho rằng những vi phạm đó cũng là những dấu hiệu liên quan các quy định tại Bộ luật Hình sự. Trong trường hợp này, cơ quan công an có nên có khởi tố để làm rõ những vấn đề đã được nêu ở kết luận hay không, thưa ông?
- Phải làm cụ thể chứ, không nên dừng ở kết luận chung vì những vi phạm được chỉ ra liên quan đến nhiều quy định nhà nước, đặc biệt là động chạm quy định của Bộ luật Hình sự và xâm phạm đến lợi ích chung của đất nước. Hệ quả nhiều hay ít thì cũng cần phải tính. Tôi muốn tỏ thái độ về việc này như vậy.
Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim cho rằng, việc làm của nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng không thể nói là vô tư, trong sáng.
- Theo ông, kết luận của UB Kiểm tra TƯ như vậy đã có cơ sở để khởi tố vụ án chưa?
- Phải khởi tố, điều tra mới có có cơ sở pháp luật xem xét cụ thể trách nhiệm, còn nếu chỉ dừng ở những vấn đề chung, tôi không hài lòng.
- Nhiều ý kiến cũng phân tích, những biểu hiện vi phạm của ông Vũ Huy Hoàng như UB Kiểm tra TƯ chỉ ra, mức độ rất nghiêm trọng vì tính chất vụ lợi, hệ quả để lại lớn nhưng hình thức kỷ luật là cảnh cáo, không có nghiều ý nghĩa với một cán bộ đã về hưu như cựu Bộ trưởng Công Thương. Ông bình luận thế nào về việc này?
- Cảnh cáo là hình thức chưa đảm bảo cho sự răn đe. Nhưng chúng ta cũng cần làm rõ những dấu hiệu vi phạm như đã nêu tại kết luận của UB Kiểm tra TƯ. Có vậy mới mong cuộc đấu tranh chống tham nhũng và lợi dụng chức quyền đi đến nơi đến chốn, mới giải quyết rốt ráo vấn đề.
- Nếu cơ quan kiểm tra cao nhất của Đảng đã kết luận việc nguyên Bộ trưởng bổ nhiệm con trai vào các chức vụ là vụ lợi, việc tự ý quy hoạch cán bộ cấp Thứ trưởng là sai thì vấn đề giải quyết hệ quả đặt ra thế nào, có nên thu hồi những quyết định bổ nhiệm như vậy không?
- Tôi không nói cụ thể được về biện pháp vì xử lý hành chính hay áp dụng những bắt buộc của pháp luật, chỉ nhấn mạnh tinh thần, việc này phải làm kỹ, làm đến nơi đến chốn.
- Dư luận về công tác cán bộ ở Bộ Công Thương đã có từ lâu, trong suốt 2 nhiệm kỳ ông Vũ Huy Hoàng đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng nhưng đến giờ. Khi ông Hoàng đã về hưu an toàn một thời gian, cơ quan chức năng mới kết luận, thể hiện thái độ. Việc xử lý có là quá muộn khi hệ quả của các quyết định điều hành của ông Hoàng đều đã xảy ra?
- Thường là thời gian sẽ cho mình biết nhiều điều, là cán bộ đó như thế nào, vì có những cái, tôi dùng chữ “khéo léo”, thậm chí là “tinh vi” che đậy. Mọi người đều biết cả nhưng đáng ra cần phải kịp thời hơn.
- Khi UB Kiểm tra ban hành kết luận về việc của ông Vũ Huy Hoàng thì UB Tư pháp của Quốc hội cũng hoàn thành bản báo cáo thẩm tra về công tác phòng chống tham nhũng năm 2016, có đề cập việc cơ chế kiểm soát quyền lực lỏng lẻo hiện nay dẫn đến tham nhũng. Trường hợp của ông Vũ Huy Hoàng, như nhiều người nhận xét, là một điển hình cho thấy việc kiểm soát quyền lực chưa tốt. Quan điểm của ông về vấn đề này?
- Tôi nghĩ là xã hội đều biết việc đề bạt, cất nhắc, bố trí cán bộ như thế. Những việc như vậy rõ ràng không thể là vô tư, trong sáng được. Chính vì thế nên việc này cần xem xét làm rõ trách nhiệm. Còn đúng là thực tế cơ chế kiểm soát quyền lực chưa tốt và giờ chúng ta phải hoàn thiện hệ thống pháp luật để kiếm soát quyền lực rõ hơn, cụ thể hơn, hiệu quả hơn thì mới trách được sự lạm quyền.
- Xin cảm ơn ông!
P.Thảo
96.
Thanh Xuân Thứ Hai, ngày 24/10/2016 19:33 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Đó là nhận định của ông Nguyễn Hoàng Hải – Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI) khi trao đổi với Dân Việt sau khi có kết luận của UBKT TƯ về vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự Đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011 – 2016 và cá nhân nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng và một số cá nhân.
Ông Nguyễn Hoàng Hải cho biết, kết luận của UBKT TƯ đã đi thẳng vào những vấn đề VAFI và công luận quan tâm nên rất thỏa đáng.
Tuy nhiên, hoạt động của bà Thoa chưa thấy có lợi cho Nhà nước. Ở hai doanh nghiệp này toàn thấy bổ nhiệm những người yếu kém, không có năng lực. Đặc biệt, bà Thoa thừa hiểu việc Nhà nước yêu cầu phải niêm yết các doanh nghiệp này. Dù Quyết định 51 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải niêm yết nhưng bà Thoa vẫn lờ đi không chịu niêm yết 2 doanh nghiệp Sabeco, Habeco.
Ngoài ra, ông Hải cũng cho rằng, khi VAFI đưa ra những khuyết điểm của Vũ Quang Hải, sau đó Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo Bộ Công Thương làm rõ thì bà Thoa vẫn ký báo cáo khẳng định là đúng quy định. “Như vậy là tội nói dối với cấp trên, rất vô kỷ luật” ông Hải nói.
Còn đối với Habeco và Sabeco, Thủ tướng đã sáng suốt yêu cầu niêm yết xong bán vốn, nếu không Bộ Công Thương đã định bán vốn xong niêm yết thì Nhà nước có thể thiệt hại hàng tỷ USD. “Tôi cho rằng, cần phải làm rõ hơn trách nhiệm của bà Thoa với vai trò là Thứ trưởng Bộ Công Thương với các vấn đề nói trên”, ông Hải nói.
Ông Nguyễn Hoàng Hải cũng cho rằng, có hàng loạt các văn bản sai luật là phải thu hồi, tức là đối với Vũ Quang Hải khi được bổ nhiệm là sai quy trình, trái luật thì coi như không có giá trị. Nếu căn cứ theo Luật doanh nghiệp thì Vũ Quang Hải không bao giờ là thành viên Hội đồng Quản trị của Sabeco cả”, ông Hải nhấm mạnh.
Ông Hải cũng cho biết, sau hàng loạt ý kiến của VAFI, ông Phan Đăng Tuất - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Vụ trưởng – Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Bộ Công Thương đã lên diễn đàn nói bổ nhiệm Vũ Quang Hải là đúng quy trình. Còn Bộ Công Thương, sau khi Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu báo cáo thì cũng nói bổ nhiệm Vũ Quang Hải đúng quy trình.
“Lịch sự thì Vũ Quang Hải phải viết đơn thôi việc ngay chứ Theo quy định chưa bao giờ Vũ Quang Hải là HĐQT của Sabeco cả. Nếu ngồi tiếp ở vị trí đó thì còn thêm tội là cố tình vi phạm pháp luật”, ông Hải nhấn mạnh. Trước đó, VAFI đã có ý kiến nhiều lần, sau đó nhiều nhà làm luật như ông Nguyễn Đình Cung, ông Lê Đăng Doanh…đã nói về vấn đề này rồi và bây giờ tiếp tục là kết luận của Uỷ ban Kiểm tra TƯ khẳng định đã vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Doanh nghiệp.
Trước đó, như Dân Việt đã đưa tin, Ủy ban Kiểm tra TƯ đã xem xét và đưa ra kết luận về vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự Đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011 – 2016 và cá nhân nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng và một số cá nhân.
Theo đó, Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016 đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ.
Cụ thể là việc tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh và một số cán bộ vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện.
Đồng thời, vi phạm Quyết định số 83/2004/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ và Quyết định số 81-QĐ/BCS của Ban Cán sự Đảng Bộ Công thương trong việc bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh giữ chức Phó Chánh Văn phòng, Trưởng Văn phòng Bộ tại Đà Nẵng, Chánh Văn phòng BCSĐ, Vụ trưởng, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
Ban Cán sự Đảng Bộ Công thương cũng đã đánh giá, quy hoạch cán bộ một số trường hợp không đúng nguyên tắc, quy trình; để ông Vũ Huy Hoàng, Bí thư Ban Cán sự Đảng tự ý đề nghị phê duyệt bổ sung quy hoạch chức danh Thứ trưởng Bộ Công thương đối với Trịnh Xuân Thanh và một số trường hợp khác.
Ủy ban Kiểm tra TƯ yêu cầu Ban Cán sự Đảng Bộ Công thương khẩn trương chỉ đạo kiểm điểm, thi hành kỷ luật các tổ chức và cá nhân vi phạm theo quy định; thu hồi, hủy bỏ các quyết định sai trái trong công tác cán bộ của Bộ Công thương.
Lịch sự thì Vũ Quang Hải phải viết đơn thôi việc ngay chứ Theo quy định chưa bao giờ Vũ Quang Hải là HĐQT của Sabeco cả. Nếu ngồi tiếp ở vị trí đó thì còn thêm tội là cố tình vi phạm pháp luật”, ông Hải nhấn mạnh. Trước đó, VAFI đã có ý kiến nhiều lần, sau đó nhiều nhà làm luật như ông Nguyễn Đình Cung, ông Lê Đăng Doanh…đã nói về vấn đề này rồi và bây giờ tiếp tục là kết luận của Uỷ ban Kiểm tra TƯ khẳng định đã vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Doanh nghiệp. |
http://danviet.vn/kinh-te/con-trai-cuu-bo-truong-vu-huy-hoang-nen-viet-don-thoi-viec-ngay-717948.html
95.
(PLO)- Yêu cầu Ban Cán sự Đảng (BCSĐ) Bộ Công Thương khẩn trương chỉ đạo kiểm điểm, thi hành kỷ luật các tổ chức và cá nhân vi phạm theo quy định; thu hồi, hủy bỏ các quyết định sai trái trong công tác cán bộ của Bộ Công Thương.
Ông Vũ Quang Hải được lãnh đạo Bộ Công Thương điều động về Sabeco ở vị trí hàm phó vụ trưởng để đảm đương vị trí chủ chốt là thành viên HĐQT. Ảnh: CTV
Đó là một trong những nội dung được nêu trong thông báo kết luận về kỳ họp thứ VII (từ ngày 17 đến ngày 21-10-2016) của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Theo đó, liên quan đến việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải (con trai cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng), Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận: BCSĐ Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016 đã vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Doanh nghiệp trong việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải (con trai Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng) làm kiểm soát viên Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam; điều động, đề cử tham gia HĐQT và giữ chức phó tổng giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Đối với ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương, UBKT Trung ương kết luận cá nhân ông Vũ Huy Hoàng đã thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm và điều động con trai làm kiểm soát viên Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam; tham gia HĐQT và giữ chức phó tổng giám đốc Sabeco, vi phạm quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, quy định của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng, gây bức xúc trong xã hội.
UBKT Trung ương cho rằng những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ Bộ Công Thương và ông Vũ Huy Hoàng (trong đó có sai phạm trong việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải - PV) đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, của Bộ Công Thương và cá nhân đồng chí Vũ Huy Hoàng, gây bức xúc trong xã hội.
UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với BCSĐ Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016; cảnh cáo ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Đồng thời yêu cầu BCSĐ Bộ Công Thương khẩn trương chỉ đạo kiểm điểm, thi hành kỷ luật các tổ chức và cá nhân vi phạm theo quy định; thu hồi, hủy bỏ các quyết định sai trái trong công tác cán bộ của Bộ Công Thương.
Như đã đưa tin, ngày 13-6-2016, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã có thư gửi đến nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa về nhân sự tại Sabeco.
Theo đó, VAFI cho biết năm 2015, ông Vũ Quang Hải (sinh năm 1986, là con trai cựu bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng) khi đó 28 tuổi đã được lãnh đạo Bộ Công Thương điều động về Sabeco ở vị thế hàm phó vụ trưởng để đảm đương vị trí chủ chốt là thành viên HĐQT đại diện cho cổ phần nhà nước, đồng thời kiêm chức phó tổng giám đốc. Quyết định điều động do Thứ trưởng Thoa ký thay Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.
Theo VAFI, trước khi về Sabeco, năm 2011 ông Hải từng làm tổng giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Dầu khí (PVFI), có vốn điều lệ hơn 300 tỉ đồng và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nắm giữ trên 51% vốn điều lệ. VAFI cho rằng dưới sự “chèo lái” của thuyền trưởng Vũ Quang Hải, năm 2011 PVFI đã lỗ 155 tỉ đồng, năm 2012 lỗ tiếp 67 tỉ đồng.
Sau đó, theo VAFI, ông Hải được điều động về làm phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu - Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương).
Từ đó VAFI đưa ra hàng loạt câu hỏi: “Việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải khi mới 25 tuổi làm tổng giám đốc PVFI là đúng hay sai, ai chịu trách nhiệm gánh hậu quả làm mất vốn nhà nước và vốn của 4.700 cổ đông? Cơ sở pháp lý nào để bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải lên chức danh phó vụ trưởng, người mới chỉ làm công chức được một năm?”...
|
http://plo.vn/thoi-su/chinh-tri/bo-cong-thuong-phai-huy-cac-quyet-dinh-nhan-su-sai-trai-660580.html
94.
Thứ Hai, 24/10/2016 - 16:19
Đề nghị cảnh cáo nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
Dân trí Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định, cựu Bộ trưởng Công Thương - ông Vũ Huy Hoàng phải chịu trách nhiệm chính về các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự Đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016, trong đó có việc để con trai làm lãnh đạo Sabeco, việc thuyên chuyển Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang...
Thông cáo báo chí của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đăng trên website của cơ quan này nêu rõ, từ ngày 17 đến ngày 21-10-2016, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ VII. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp này, Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận các nội dung sau:
I- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và xem xét, xử lý kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016 và một số cá nhân
1- Ban cán sự đảng (BCSĐ) Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016 đã có các vi phạm, khuyết điểm sau:
- Không kịp thời sửa đổi, bổ sung và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc của BCSĐ theo quy định của Bộ Chính trị; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của BCSĐ.
- Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ, cụ thể:
+ Tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh và một số cán bộ vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện.
+ Vi phạm Quyết định số 83/2004/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ và Quyết định số 81-QĐ/BCS của BCSĐ Bộ Công thương trong việc bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh giữ chức Phó Chánh Văn phòng, Trưởng Văn phòng Bộ tại Đà Nẵng, Chánh Văn phòng BCSĐ, Vụ trưởng, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
+ Đánh giá, quy hoạch cán bộ một số trường hợp không đúng nguyên tắc, quy trình; để đồng chí Vũ Huy Hoàng, Bí thư BCSĐ tự ý đề nghị phê duyệt bổ sung quy hoạch chức danh Thứ trưởng Bộ Công thương đối với Trịnh Xuân Thanh và một số trường hợp khác.
+ Vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Doanh nghiệp trong việc bổ nhiệm đồng chí Vũ Quang Hải (con trai Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng) làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; điều động, đề cử tham gia HĐQT và giữ chức Phó Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
- Thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định của pháp luật về thi đua - khen thưởng trong việc thẩm định, đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
2- Đồng chí Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương
Đồng chí Vũ Huy Hoàng chịu trách nhiệm chính về các vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016. Cá nhân đồng chí Vũ Huy Hoàng có những vi phạm, khuyết điểm sau:
- Thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm và điều động con trai làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; tham gia HĐQT và giữ chức Phó Tổng giám đốc Sabeco, vi phạm quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, quy định của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng, gây bức xúc trong xã hội.
- Thực hiện không đúng các quy định của Đảng và Nhà nước trong việc cho chủ trương tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh giữ chức Phó Chánh Văn phòng, Trưởng Văn phòng Bộ tại Đà Nẵng; Chánh Văn phòng BCSĐ, Vụ trưởng, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
- Mặc dù biết Trịnh Xuân Thanh có sai phạm, không đủ tiêu chuẩn, nhưng vẫn đồng ý với đề nghị của Tỉnh ủy Hậu Giang trong việc thuyên chuyển Trịnh Xuân Thanh về công tác tại tỉnh Hậu Giang để bổ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016; thực hiện không đúng thẩm quyền khi đề nghị Tỉnh ủy Hậu Giang tạo điều kiện cho Trịnh Xuân Thanh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang. Báo cáo không trung thực về tình hình hoạt động của PVC và cá nhân Trịnh Xuân Thanh trước khi cấp có thẩm quyền phê chuẩn chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đối với Trịnh Xuân Thanh.
- Chỉ đạo đánh giá, quy hoạch, đề nghị phê duyệt quy hoạch thứ trưởng đối với Trịnh Xuân Thanh và một số cá nhân không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn.
Những vi phạm, khuyết điểm nêu trên của BCSĐ Bộ Công thương và đồng chí Vũ Huy Hoàng đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, của Bộ Công thương và cá nhân đồng chí Vũ Huy Hoàng, gây bức xúc trong xã hội.
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với BCSĐ Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016; cảnh cáo đồng chí Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương. Yêu cầu BCSĐ Bộ Công thương khẩn trương chỉ đạo kiểm điểm, thi hành kỷ luật các tổ chức và cá nhân vi phạm theo quy định; thu hồi, hủy bỏ các quyết định sai trái trong công tác cán bộ của Bộ Công thương.
3- Đồng chí Đào Văn Hải, nguyên Ủy viên BCSĐ, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và đồng chí Hồ Thị Kim Thoa, Ủy viên BCSĐ, Thứ trưởng Bộ Công thương có các vi phạm, khuyết điểm sau:
- Đồng chí Đào Văn Hải chịu trách nhiệm liên đới về các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016. Cá nhân đồng chí Đào Văn Hải có vi phạm, khuyết điểm trong việc tham mưu, đề xuất với BCSĐ, lãnh đạo Bộ Công thương tiếp nhận, bổ nhiệm, quy hoạch, đánh giá, điều động nhiều cán bộ không đúng các quy định của Đảng, Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.
- Đồng chí Hồ Thị Kim Thoa có phần trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016. Cá nhân đồng chí Hồ Thị Kim Thoa có vi phạm, khuyết điểm trong việc đồng ý với đề xuất tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh trái quy định; thực hiện không đúng nguyên tắc, quy định khi ký quyết định bổ nhiệm và điều động một số cán bộ.
Căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật khiển trách đối với đồng chí Hồ Thị Kim Thoa; cảnh cáo đối với đồng chí Đào Văn Hải.
II- Về giải quyết tố cáo đồng chí Lê Dân, nguyên Bí thư Đảng ủy Ngoài nước
Qua xem xét giải quyết tố cáo đồng chí Lê Dân, UBKT Trung ương kết luận: Trong thời gian qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước đã để xảy ra tình trạng mất đoàn kết kéo dài; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình; công tác cán bộ có nhiều sai sót, khuyết điểm; chưa thực hiện nghiêm túc Thông báo kết luận số 896-TB/UBKTTW, ngày 24-9-2015 của UBKT Trung ương.
Với cương vị là người đứng đầu, đồng chí Lê Dân chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước nhiệm kỳ 2010-2015. Bản thân đồng chí Lê Dân chưa có ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; có biểu hiện thiếu tôn trọng tập thể; phương pháp, tác phong công tác còn hạn chế; chưa nghiêm túc khắc phục, sửa chữa khuyết điểm đã được chỉ ra sau kiểm tra, tiếp tục có những khuyết điểm, vi phạm mới trong công tác cán bộ.
Những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước và đồng chí Lê Dân đến mức phải có hình thức kỷ luật. UBKT Trung ương quyết định thực hiện quy trình xem xét, xử lý kỷ luật đối với đồng chí Lê Dân và Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước nhiệm kỳ 2010-2015.
III- Kiểm tra chuyên đề về công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng trong lĩnh vực thuế, hải quan
Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, UBKT Trung ương đã tiến hành kiểm tra chuyên đề về công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng trong lĩnh vực thuế, hải quan.
Qua kiểm tra cho thấy, thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực thuế, hải quan vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm, cần có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời. UBKT Trung ương báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng xem xét, chỉ đạo.
IV- Xem xét, giải quyết một số vụ việc theo thẩm quyền
1- Về giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng
- UBKT Trung ương đã tham gia ý kiến với các đoàn giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với 3 trường hợp.
- Quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật theo thẩm quyền 2 trường hợp.
2- Về kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và kiểm tra tài chính đảng
Qua kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBKT Tỉnh ủy các tỉnh: Hải Dương, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Đồng Nai, Trà Vinh; kiểm tra tài chính đảng đối với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Bộ Biên tập Báo Nhân Dân, UBKT Trung ương đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm của các địa phương, đơn vị và yêu cầu rút kinh nghiệm, có biện pháp khắc phục, sửa chữa trong thời gian tới.
PV
http://dantri.com.vn/chinh-tri/de-nghi-canh-cao-nguyen-bo-truong-vu-huy-hoang-20161024162200159.htm
Nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bị đề nghị kỷ luật cảnh cáo
VOV.VN - Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.
Ngày 24/10, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra Thông báo về nội dung Kỳ họp thứ VII Ủy ban Kiểm tra Trung ương diễn ra từ ngày 17 đến ngày 21/10/2016, tại Hà Nội.
Nội dung thông báo như sau:
Từ ngày 17 đến ngày 21/10/2016, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ VII. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận các nội dung sau:
I- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và xem xét, xử lý kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016 và một số cá nhân
1- Ban cán sự đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016 đã có các vi phạm, khuyết điểm sau:
- Không kịp thời sửa đổi, bổ sung và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng theo quy định của Bộ Chính trị; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Ban cán sự đảng.
- Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ, cụ thể:
+ Tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh và một số cán bộ vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện.
+ Vi phạm Quyết định số 83/2004/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ và Quyết định số 81-QĐ/BCS của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương trong việc bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh giữ chức Phó Chánh Văn phòng, Trưởng Văn phòng Bộ tại Đà Nẵng, Chánh Văn phòng Ban cán sự đảng, Vụ trưởng, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
+ Đánh giá, quy hoạch cán bộ một số trường hợp không đúng nguyên tắc, quy trình; để đồng chí Vũ Huy Hoàng, Bí thư Ban cán sự đảng tự ý đề nghị phê duyệt bổ sung quy hoạch chức danh Thứ trưởng Bộ Công Thương đối với Trịnh Xuân Thanh và một số trường hợp khác.
+ Vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Doanh nghiệp trong việc bổ nhiệm đồng chí Vũ Quang Hải (con trai Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng) làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; điều động, đề cử tham gia Hội đồng Quản trị và giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
- Thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định của pháp luật về thi đua - khen thưởng trong việc thẩm định, đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
2- Đồng chí Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương
Đồng chí Vũ Huy Hoàng chịu trách nhiệm chính về các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016. Cá nhân đồng chí Vũ Huy Hoàng có những vi phạm, khuyết điểm sau:
- Thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm và điều động con trai làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; tham gia Hội đồng quản trị và giữ chức Phó Tổng giám đốc Sabeco, vi phạm quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, quy định của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng, gây bức xúc trong xã hội.
- Thực hiện không đúng các quy định của Đảng và Nhà nước trong việc cho chủ trương tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh giữ chức Phó Chánh Văn phòng, Trưởng Văn phòng Bộ tại Đà Nẵng; Chánh Văn phòng Ban cán sự đảng, Vụ trưởng, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
- Mặc dù biết Trịnh Xuân Thanh có sai phạm, không đủ tiêu chuẩn, nhưng vẫn đồng ý với đề nghị của Tỉnh ủy Hậu Giang trong việc thuyên chuyển Trịnh Xuân Thanh về công tác tại tỉnh Hậu Giang để bổ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016; thực hiện không đúng thẩm quyền khi đề nghị Tỉnh ủy Hậu Giang tạo điều kiện cho Trịnh Xuân Thanh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang. Báo cáo không trung thực về tình hình hoạt động của PVC và cá nhân Trịnh Xuân Thanh trước khi cấp có thẩm quyền phê chuẩn chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đối với Trịnh Xuân Thanh.
- Chỉ đạo đánh giá, quy hoạch, đề nghị phê duyệt quy hoạch thứ trưởng đối với Trịnh Xuân Thanh và một số cá nhân không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn.
Những vi phạm, khuyết điểm nêu trên của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và đồng chí Vũ Huy Hoàng đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, của Bộ Công Thương và cá nhân đồng chí Vũ Huy Hoàng, gây bức xúc trong xã hội.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với BCSĐ Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016; cảnh cáo đồng chí Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương. Yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Công Thương khẩn trương chỉ đạo kiểm điểm, thi hành kỷ luật các tổ chức và cá nhân vi phạm theo quy định; thu hồi, hủy bỏ các quyết định sai trái trong công tác cán bộ của Bộ Công thương.
3- Đồng chí Đào Văn Hải, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và đồng chí Hồ Thị Kim Thoa, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương có các vi phạm, khuyết điểm sau:
- Đồng chí Đào Văn Hải chịu trách nhiệm liên đới về các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016. Cá nhân đồng chí Đào Văn Hải có vi phạm, khuyết điểm trong việc tham mưu, đề xuất với Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương tiếp nhận, bổ nhiệm, quy hoạch, đánh giá, điều động nhiều cán bộ không đúng các quy định của Đảng, Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.
- Đồng chí Hồ Thị Kim Thoa có phần trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016. Cá nhân đồng chí Hồ Thị Kim Thoa có vi phạm, khuyết điểm trong việc đồng ý với đề xuất tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh trái quy định; thực hiện không đúng nguyên tắc, quy định khi ký quyết định bổ nhiệm và điều động một số cán bộ.
Căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật khiển trách đối với đồng chí Hồ Thị Kim Thoa; cảnh cáo đối với đồng chí Đào Văn Hải.
II- Về giải quyết tố cáo đồng chí Lê Dân, nguyên Bí thư Đảng ủy Ngoài nước
Qua xem xét giải quyết tố cáo đồng chí Lê Dân, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận: Trong thời gian qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước đã để xảy ra tình trạng mất đoàn kết kéo dài; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình; công tác cán bộ có nhiều sai sót, khuyết điểm; chưa thực hiện nghiêm túc Thông báo kết luận số 896-TB/UBKTTW, ngày 24/9/2015 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Với cương vị là người đứng đầu, đồng chí Lê Dân chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước nhiệm kỳ 2010-2015. Bản thân đồng chí Lê Dân chưa có ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; có biểu hiện thiếu tôn trọng tập thể; phương pháp, tác phong công tác còn hạn chế; chưa nghiêm túc khắc phục, sửa chữa khuyết điểm đã được chỉ ra sau kiểm tra, tiếp tục có những khuyết điểm, vi phạm mới trong công tác cán bộ.
Những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước và đồng chí Lê Dân đến mức phải có hình thức kỷ luật. Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thực hiện quy trình xem xét, xử lý kỷ luật đối với đồng chí Lê Dân và Ban Thường vụ Đảng ủy Ngoài nước nhiệm kỳ 2010-2015.
III- Kiểm tra chuyên đề về công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng trong lĩnh vực thuế, hải quan:
Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành kiểm tra chuyên đề về công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng trong lĩnh vực thuế, hải quan.
Qua kiểm tra cho thấy, thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực thuế, hải quan vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm, cần có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời. Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng xem xét, chỉ đạo.
IV- Xem xét, giải quyết một số vụ việc theo thẩm quyền
1- Về giải quyết kỷ luật đảng
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tham gia ý kiến với các đoàn giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với 3 trường hợp.
- Quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật theo thẩm quyền 2 trường hợp.
2- Về kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và kiểm tra tài chính đảng
Qua kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy các tỉnh: Hải Dương, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Đồng Nai, Trà Vinh; kiểm tra tài chính đảng đối với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Bộ Biên tập Báo Nhân Dân, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm của các địa phương, đơn vị và yêu cầu rút kinh nghiệm, có biện pháp khắc phục, sửa chữa trong thời gian tới./.
Thua lỗ hơn 3.200 tỷ: Trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng?
VOV.VN - Trước những vi phạm thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng từ Tổng Công ty PVC, cần xem xét trách nhiệm của ông Trịnh Xuân Thanh và nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.
93. Người Buôn Gió đăng tiếp bài
Thứ Năm, ngày 20 tháng 10 năm 2016
Trịnh Xuân Thanh - Và nơi đây bình minh yên tĩnh.
Lâu lắm rồi tôi mới gặp lại người đàn ông tuổi ngoài 60, đậm người. Tôi đến chỗ hẹn, người đàn ông thò tay ra cửa xe vẫy. Tôi lên xe, ông ta nói.
- Chúng ta đến nhà một người bạn, ăn cơm và nói chuyện ở đó luôn cho tiện.
Trên xe vang lên bản nhạc, tôi ngạc nhiên hỏi.
- Đây có phải nhạc Nga.?
Người đàn ông gật đầu, ông ta nói.
- Đây là bản nhạc trong bộ phim Ở Nơi Đây Bình Minh Yên Tĩnh. Cậu có biết phim này không.?
Tôi lắc đầu đáp.
- Em chỉ nhớ mang máng truyện thôi, đánh nhau gì đó trong rừng và ở ngôi làng. Hồi em còn bé, sách Nga dịch sang tiếng Việt nhiều lắm, nhất là loại truyện chiến tranh thế giới lần thư hai, nhiều bạt ngàn luôn. Nhưng em chỉ nhớ nhiều nhất là cuốn Daghextan của tôi. Truyện về những người đàn ông sống trên những ngọn núi cao, họ được ví như những con chim đại bàng.
- Cậu biết tiếng Nga chứ.?
- Không, em quên rồi, hồi cấp 2 em có học ở trường, chả nhớ được gì ngoài mấy câu chào hỏi.
Chúng tôi vào nhà, rất tiếc tôi không thể kể về ngôi nhà đó cũng như bà chủ nhà. Bà ta dọn cho chúng tôi bát đũa và vài món ăn, sau đó lặng lẽ sang phòng khác. Người đàn ông ngoài 60 và người lái xe còn lại, họ so đũa và lấy cơm. Họ không uống rượu, vừa ăn cơm, người đàn ông già nói.
- Vừa rồi cậu có xem báo thấy ông Vĩnh nói chuyện Thanh không.?
Tôi gật đầu.
- Thanh thế nào rồi anh.?
Người đàn ông cười.
- Ông Vĩnh chỉ thời gian ngắn nữa về hưu, ông nói vậy cho xong thôi. Ông Vĩnh từng có lần đi chơi với Thanh ở Praha, sợ lạc đường, còn tóm tay Thanh bảo mày đi gần anh, chứ anh lạc không biết tiếng thì chết toi ở đây. Giờ có chỉ chỗ của Thanh ở đâu, bảo ông ấy đến mà bắt ông ấy cũng chẳng đi.
Tôi ngạc nhiên hỏi.
- Thế thì làm ầm lên làm gì nhỉ.?
Người đàn ông nói.
- Vẫn tại Formosa thôi, muốn khoả lấp đi thì làm lại chuyện này để lái dư luận. Vụ đó mà làm đúng thì sợ 320 ngàn tỷ chẳng đủ bù, khuấy vụ 3, 2 ngàn tỷ ra che lấp đi. Vừa xong ông Trọng lại dùng ban kiểm tra trung ương ép ban cán sự đảng Bộ Công Thương để đề nghị kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng, nhưng số phiếu không đủ. Lại quay ra tính dùng đảng uỷ khối để ép bỏ phiếu kỷ luật ông Hoàng.
Tôi bật cười chửi thề.
- Đm đảng nhà các anh đạp lên cả pháp luật, có tội thì để công an người ta bắt xử, sao cứ phải thông qua đợi đảng uỷ này nọ kỷ luật, khiển trách , khai trừ rồi cơ quan tố tụng mới vào cuộc được. Thế phải đợi đảng uỷ ra hình thức kỷ luật rồi công an mới được làm tiếp là đúng quy trình à.? Ví dụ đảng uỷ không xử lý thì công an, viện, toà làm ngơ sao.?
Cả hai người đàn ông đều cười, họ không đáp lại thắc mắc của tôi.
Tôi nói.
- Mà sao chuyện mấy ngàn tỷ là chuyện lớn, ông Trọng không làm ngay mà lại đi làm từ cái xe sang đeo biển xanh, vòng vo sang chuyện bổ nhiệm, họp hành kỷ luật bàn đi bàn lại mấy tháng nhỉ. Sao không từ đầu làm thẳng luôn vụ thua lỗ hay tham nhũng đấy có phải dân người ta nể không.? Cứ loanh quanh.
Người đàn ông nói.
- Ông ấy đã già, sức cũng yếu rồi. Muốn làm một phát ngay, ai nghe ông ấy chứ. Người ta nghe ông làm theo ý ông. Lỡ ông ấy chết đột ngột, người khác lên thay. Cái người thực hiện theo chỉ đạo của ông Trọng, không khéo còn bị vạ ngược. Nên người ta muốn làm chắc chắn, điều tra xem thua lỗ thế nào, có tham nhũng thì tham nhũng ở đâu. Làm sao mà đi bắt bừa cán bộ cỡ như thằng Thanh , kể cả là tổng bí thư bảo. Họ cũng phải giữ thế của họ chứ.
Tôi hỏi.
- Bây giờ các anh định thế nào, em chán trò này lắm rồi. Ngày nào cũng có người hỏi em về Trịnh Xuân Thanh sống thế nào, có sao không. Họ nghe báo chí, tin đồn thì như Thanh đang sống chui lủi, khổ cực, sợ hãi không dám xuất hiện. Còn có tin đồn bị thủ tiêu, bị bắt giam ở đâu rồi để đợi đưa về.
Người đàn ông không vội trả lời, ông ăn nốt bát cơm. Buông đũa bát nhìn tôi như chờ. Tôi hiểu ý ông ta ăn nhanh cho xong. Khi tôi là người cuối cùng buông bát, người phụ nữ phòng bên xuất hiện dọn dẹp bàn ăn, bà ta đưa lên bàn cho chúng tôi một ấm trà.
Tôi ra mở cửa ra vườn hút điếu thuốc. Nhìn thoáng lại thấy người lái xe đang giơ điện thoại cho người đàn ông già xem gì đó, họ cười và chỉ màn hình điện thoại bình phẩm vui vẻ với nhau.
Tôi trở lại, kéo lại ghế ngồi ngay ngắn. Người đàn ông già nói.
- Hiện giờ tình hình Trọng và Huynh quyết định ngả theo Trung Quốc %, áp dụng triệt để việc như ta gọi là ''nhóm lợi ích thân hữu '' giống Tập Cận Bình đang làm. Nếu như thế, sẽ có rất nhiều người cỡ như Thanh hay hơn chút sẽ là đối tượng. Những người này đang rất dao động, vì sau vụ PVN sẽ còn nhiều vụ khác. Nhiều người họ cũng có ý định muốn đi, nhưng họ chưa hiểu cuộc sống bên ngoài thế nào, sợ bị thế này, thế kia. Nhân việc ông Vĩnh tuyên bố việc bắt Thanh khiến nhiều người tưởng thật, nghĩ rằng cảnh sát quốc tế nghe Việt Nam bảo gì là làm nấy. Chúng tôi cần cậu đưa giúp một số hình ảnh chúng tôi vừa nhận được. Để cho mọi người biết Thanh vẫn bình yên, sống đàng hoàng và không có mối lo nào hết.
Tôi cười khẩy.
- Thế là em giờ đi quảng cáo cho các ông quan chức cộng sản, có chuyện gì cứ té ra ngoài, bên ngoài này rất yên ổn, đời sống bình lặng. Làm thế trêu tức cả dân đen nữa, họ chửi em tơi bời.
Người đàn ông cười.
- Cậu chỉ nói sự thật là ở bên ngoài bình yên, những người đi khỏi Việt Nam ra đều tốt, nhiều người về hưu họ theo con họ ra ngoài ở. Như bà Tiến Y tế cho con đi học, rồi mua nhà cho con, làm thẻ xanh, bà ấy về hưu theo con sang Mỹ sống khoẻ re. Đó là sự thật ở bên ngoài, cậu không thể nặn ra rằng cuộc sống bên ngoài này là khổ cực, là nhục nhã được. Người dân biết họ sẽ hiểu phải chửi ai trước chứ không phải là cậu. Cứ để dân đen họ nhìn thấy điều đó mới hay.
Tôi ngẩn người ngồi nghĩ, một lúc tôi hỏi có cho tôi nói chuyện với Thanh được không. Người đàn ông gật đầu nhìn sang người lái xe, một lát tôi thấy Thanh trên màn hình. Anh ta giọng rất hưng phấn.
- Chú khoẻ không, rảnh sang đây chơi với anh, đéo gì chú cứ suốt ngày mặt đăm đăm thế. Thách bọn nó đưa ra được bằng chứng anh tham nhũng hay ăn cắp tiền. Đm tám thằng công ty dưới làm ăn thua lỗ đẩy về cho anh nhận. 4 tháng rồi mà điều tra ra cái gì, làm trái quy định nên bị lỗ à. Lão Trọng biết gì về kinh tế mà phán, mẹ nó, chả lẽ quy định tài thế, làm trái thì lỗ, làm đúng thì lời à. Giờ lão ấy giỏi điều hành kinh tế đúng quy định xem thử có lời hay không.? Chỉ nhăm nhăm úp sọt, cứ cho báo chí tự do hai chiều để thanh minh xem có dám không.? Dám mở toà công khai cho luật sư tham dự từ đầu, có theo dõi của báo chí quốc tế không, anh chơi ngay. Đm anh mua chứng khoán đợt đầu mua 1 bán 3, mua nhà, mua đất giá 1 bán 2...ở Việt Nam thiếu đéo gì thằng có tiền kiểu đấy như anh. Gì phải đi tham nhũng vào cái khoản tiền lỗ, đời anh đang còn sung sức chứ có phải về hưu, sắp chết đâu mà đi ăn bẩn kiểu ấy dễ lộ. Nhận quà biếu thì ừ cái đấy anh có, thằng nào mà chả thế.
Tôi hỏi anh và vợ con có khoẻ không. Thanh cười nói.
- Khoẻ, hơi lạnh tí thôi. Nhưng ở nhà mấy thằng bọn nó cấm thằng con trai anh 15 tuổi xuất cảnh, lại còn đến nhà gây sự với ông bà già, đe doạ đủ kiểu. Đấy, đường đường TBT đảng chính nghĩa, cao cả, liêm khiết mà phải dùng thủ đoạn đi đe doạ con và bố mẹ người ta. Thế mà bao các ông khác trong đảng cũng làm ngơ chuyện đó được, rồi đến lượt các ông ấy thì các ông ấy kêu ai. Anh kệ cho chúng nó sách nhiễu ông bà già và con anh, càng thế càng lộ mặt lão Trọng đểu cáng. Cả dân làng người ta nhìn thấy rõ xem lão ấy nhân đức, tử tế thế nào.
Tôi hỏi.
- Ai bảo anh không cho mấy thằng đó đi học bên ngoài rồi ở luộn lại như mấy ông khác.?
Thanh.
- Tại bọn nó không thích ở bên ngoài như con nhà người ta.
Người đàn ông già dường như thấy câu chuyện thế là đủ, ông ta liếc mắc nhìn người lái xe. Người lái xe chen vào nói.
- Thôi, tâm sự thế thôi nhé. Còn bàn chuyện khác ở đây.
Anh ta tắt máy luôn. Người đàn ông bảo anh ta chuyển ảnh Thanh sang hòm thư của tôi. Chúng tôi ra xe, trên đường về, tôi hỏi.
- Đưa ảnh này lên để trêu ngươi lão Trọng à anh.?
Người đàn ông lắc đầu.
- Không ai làm trò trẻ con trêu nhau thế, đưa ảnh lên để những người khác họ thấy, họ nhận ra điều gì cho họ, đó mới là cái cần.
Cái cần đó là gì, tôi không hiểu. Nhưng tôi cứ đưa ảnh lên, hay dở gì đó là việc của đời.
92.
Đình chỉ Tổng biên tập, Phó TBT báo điện tử Infonet
19/10/2016 14:56 GMT+7
Chiều nay, 19/10, Bộ Trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã ký các quyết định tạm thời đình chỉ chức vụ đối với ông Võ Đăng Thiên, Tổng biên tập Báo điện tử Infonet và ông Phạm Thanh, Phó Tổng biên tập.
Trang chủ báo điện tử Infonet. Ảnh chụp màn hình |
Theo các quyết định số 1824/QĐ-BTTTT và 1825/QĐ-BTTTT, hai ông Võ Đăng Thiên và Phạm Thanh sẽ bị đình chỉ chức vụ trong thời gian 15 ngày để làm rõ trách nhiệm cá nhân đối với những sai phạm của báo Điện tử Infonet trong thời gian vừa qua.
Trong thời gian 15 ngày này, ông Nguyễn Văn Bá, Phó Tổng biên tập được giao đảm nhận nhiệm vụ Phó TBT phụ trách Báo, theo quyết định số 1826/QĐ-BTTTT.
- PV
http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/tin-cong-nghe/334906/dinh-chi-tong-bien-tap-pho-tbt-bao-dien-tu-infonet.html
91.
TTO - “Các nước bạn đều đồng thuận cùng Việt Nam truy bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh dù Thanh có lẩn trốn ở đâu” - trung tướng Phan Văn Vĩnh, tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, cho biết.
Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế cùng tham dự hội thảo quốc tế về công tác truy nã tội phạm - Ảnh: CHÍ TUỆ |
Sáng 19-10, bên lề hội thảo quốc tế về công tác truy nã tội phạm, trước câu hỏi báo chí về kết quả sau khi phát lệnh truy nã quốc tế ông Trịnh Xuân Thanh, trung tướng Phan Văn Vĩnh cho biết đại diện các nước Mỹ, Canada, Đức, Nga, Séc, Úc, Lào, Campuchia và Trung Quốc tham gia hội thảo là chung tay để cùng tập trung truy bắt các đối tượng truy nã, để giữ an ninh cho mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Ông Vĩnh nói: “Đối với Trịnh Xuân Thanh, các bạn đều đồng lòng, đồng thuận nhận lời để cùng với chúng ta để truy bắt bằng được dù Thanh có lẩn trốn ở đâu”.
Về giả thiết Trịnh Xuân Thanh đang trốn ở những nước chưa có hiệp định hợp tác tương trợ tư pháp với VN, ông Vĩnh cho biết: “Những vấn đề này là những vấn đề chuyên biệt trong nghiệp vụ, do vậy, bằng mọi cách, trách nhiệm của Công an VN là phải truy bắt bằng được dù Thanh có lẩn trốn ở bất kì chỗ nào”.
Tại hội thảo, trung tướng Phan Văn Vĩnh đã nhấn mạnh đánh giá của tổ chức Interpol xu hướng các loại tội phạm đều gia tăng về số lượng, tính chất nghiêm trọng, đặc biệt là tội phạm khủng bố, tội phạm ma túy, tham nhũng và tội phạm lừa đảo xuyên quốc gia.
Theo báo cáo, từ năm 2009 đến nay, Công an VN đã phối hợp với văn phòng Interpol VN và các lực lượng chức năng tổ chức xác minh, bắt giữ và bàn giao cho phía nước ngoài trên 225 đối tượng do các cơ quan chức năng nước ngoài truy nã, bắt giữ và tiếp nhận 160 đối tượng truy nã của VN bỏ trốn ra nước ngoài.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161019/canh-sat-quoc-te-dong-thuan-truy-bat-trinh-xuan-thanh/1191154.html
Đức, Mỹ, Canada... nhận lời chung tay với cảnh sát Việt Nam truy bắt bằng được ông Trịnh Xuân Thanh, dù lẩn trốn ở đâu.
Nghi can Trịnh Xuân Thanh trong danh sách truy nã quốc tế của Interpol. Ảnh: Bá Đô
|
Bên lề Hội thảo Quốc tế và truy nã tội phạm tổ chức sáng nay tại Hà Nội, trung tướng Phan Văn Vĩnh (Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an) cho biết Việt Nam đã liên hệ các cơ quan có thẩm quyền của Đức, Mỹ, Canada, Séc... phối hợp truy tìm nghi can Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch HĐQT PVC, cựu phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang) theo lệnh truy nã quốc tế.
"Các nước đồng thuận rất cao, hứa chung tay với Việt Nam truy bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh", trung tướng Vĩnh nói.
Trả lời câu hỏi nếu ông Thanh trốn sang Đức trong khi hai nước không có hiệp ước tương trợ tư pháp, trung tướng Vĩnh cho hay đây là một trong những vấn đề chuyên biệt trong nghiệp vụ, tuy nhiên công an Việt Nam sẽ bằng mọi cách tìm ra tung tích, dù trốn ở đâu.
Theo người đứng đầu Tổng cục Cảnh sát, dù hành lang pháp lý của các nước có điểm khác nhau, với trách nhiệm của mình, Tổng Cục cảnh sát sẽ tham mưu Bộ Công an, Chính phủ để hoàn thiện, giảm thiểu tối đa vấn đề còn trống, đặc biệt trong phối hợp bắt tội phạm truy nã.
Trung tướng Phan Văn Vĩnh nói về việc truy nã ông Trịnh Xuân Thanh.
Số liệu của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an cho thấy, tội phạm tham nhũng, ma túy, khủng bố và lừa đảo... trốn ra nước ngoài đang có xu hướng gia tăng. Tính đến tháng 9, con số này là trên 1.100 trường hợp, trong đó gần 300 có lệnh truy nã quốc tế.
Nghi can chủ yếu trốn sang Lào, Campuchia, Trung Quốc hoặc Mỹ. Họ phần lớn sử dụng giấy tờ tùy thân giả khi nhập cảnh nên gây khó khăn trong việc truy tìm.
Ngày 15/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với ông Trịnh Xuân Thanh (50 tuổi) để điều tra khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) trong thời gian làm lãnh đạo tại đây. Ông Thanh khi rời doanh nghiệp này đã sang làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Chiều 16/9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đến Hậu Giang thi hành quyết định khai trừ Đảng, tuy nhiên ông Thanh vắng mặt. Tối cùng ngày, Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc tế với ông này.
Ông Thanh được cho là rời Việt Nam cuối tháng 7 khi gửi đơn đến Tỉnh uỷ Hậu Giang xin nghỉ phép từ 25 đến 29/7. Ngày 19/8, ông gửi đơn lần 2 xin nghỉ một tháng (3/8-2/9) để đi nước ngoài trị bệnh và không rõ tung tích từ đó.
|
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/bo-cong-an-truy-ba-t-ba-ng-duo-c-nghi-can-tri-nh-xuan-thanh-3485958.html
90. Huy Đức vừa đưa lên Fb
đã đưa cả lên blog
(Cả nước cứu trợ bà con vùng lũ Quảng Bình - Hà Tĩnh được bao nhiêu mà trăm nghìn tỷ bọn tham nhũng đổ ra như nước).
Huy Đức.
Chiều 13-10-2016, Trần Đức Chính - PTGĐ Điện lực Dầu khí - đã được cơ quan điều tra "điểm danh"; Ninh Văn Quỳnh cũng đã phải trở về từ Mỹ... Danh sách các "yếu nhân" tập đoàn Dầu khí (PVN) liên quan tới tiền lại quả từ Oceanbank chắc chắn không dừng lại đó. Phanh phui bất cứ công ty "con, cháu" nào do Đinh La Thăng "đẻ" ra trong thời gian ông ta làm Chủ tịch PVN (1-2006 -- 9-2011) cũng đều tìm thấy những khoản trăm nghìn tỷ bị "ném qua cửa sổ". Sự thao túng ở tổng công ty Tài chánh Cổ phần Dầu khí (PVFC) lại còn tệ hơn nhưng có lẽ nhờ kịp xóa nhiều dấu vết nên chưa thấy thanh tra, điều tra thụ lý.
TỰ ĐẤU GIÁ MÌNH
Khi về Dầu Khí, Đinh La Thăng đã "cầm cờ tiên phong" biến Tổng công ty Dầu khí thành "tập đoàn kinh doanh đa ngành". Công ty Tài Chánh Dầu Khí được nâng cấp thành Tổng Công ty Tài Chánh Cổ phần Dầu Khí (PVFC) là nằm trong lộ trình tham vọng đó.
Tháng 6-2007, khi cổ phần hóa PVFC, Đinh La Thăng yêu cầu phải tạo ra "thắng lợi chính trị" ngay trong lần đấu giá cổ phần đầu tiên (IPO). Nhằm đạt được "mục tiêu chính trị" này, Đinh La Thăng đã phê duyệt một phương án lấy tiền của nhà nước đấu giá công ty nhà nước.
Theo phương án mà Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí lúc đó (do Đinh La Thăng làm Chủ tịch) phê chuẩn, công ty con PVFC đã dùng 500 tỷ "đẻ" ra công ty cháu PVFC Invest và rót 671 tỷ khác để PVFC Invest mua cổ phần công ty mẹ với giá đạt "mục tiêu chính trị"(70.000 đồng/cổ phiếu).
Theo Luật, PVFC chỉ được góp tối đa vào PVFC invest 11%. Nghị quyết của PVN phê duyệt cho PVFC góp 11% (55 tỷ đồng), đồng thời phê duyệt thêm cho cán bộ công nhân viên (CBCNV) góp 38% (190 tỷ đồng).
Trên thực tế, PVFC dùng tiền Nhà nước góp tới 295 tỷ đồng [Ngoài 55 tỷ đồng đứng tên trực tiếp, PVFC còn dùng 240 tỷ góp dưới dạng cho cá nhân (CBCNV) “ủy thác đầu tư trả chậm mua cổ phần PVFC Invest” - Bản chất là cho cá nhân vay trá hình không có tài sản bảo đảm].
Sau đó, bằng hàng loạt "hợp đồng ủy thác đầu tư", PVFC chuyển xuống cho PVFC Invest 671 tỷ, bao gồm các khoản: Chuyển trực tiếp 200 tỷ cho PVFC Invest; Chuyển thông qua công ty con khác, PVFC Land, 400 tỷ; Chuyển thông qua Công ty PV Inconess (PVFC là cổ đông lớn 30%) 71 tỷ.
Vì PVFC Invest cũng không thể dùng hết số tiền 671 tỷ này để mua cổ phần nên phải chuyển 510 tỷ cho CBCNV "vay" dưới dạng nhận ủy thác đầu tư để mua cổ phần với tỷ lệ 50-50 (CBCNV bỏ ra 50%, công ty cho "vay" 50%). Bằng cách này, PVFC Invest đã "thắng" 20 triệu cổ phần với giá 71.000 đồng trong đó có 14 triệu cổ phần do "CBCNV mua"(Sau cổ phần hóa, PVFC là một tổng công ty có vốn điều lệ 5000 tỷ, Tập đoàn PVN nắm 78%; như trên đã nói, 22% còn lại cũng chủ yếu được mua bằng tiền nhà nước).
MỸ KHÊ VN & 762,6 TỶ MỘT ĐI KHÔNG TRỞ LẠI
Năm 2007, sau khi ký với Quảng Ngãi thỏa thuận "hợp tác đầu tư và phát triển bền vững", Đinh La Thăng đã cho bỏ ra 100 tỷ mua lại dự án "du lịch biển Mỹ Khê" (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) từ tay công ty Idico dù công ty này chưa đầu tư gì kể từ khi được Quảng Ngãi "giao dự án". Trước đó, Đinh La Thăng giao cho PVFC lập ra công ty Mỹ Khê Việt Nam có vốn điều lệ trên giấy là 400 tỷ.
Cũng như PVFC Invest, Mỹ Khê Việt Nam đã sai luật ngay từ khi ra đời vì có tới 99,98% vốn ở Mỹ Khê VN được góp từ PVFC trong khi mức cho phép không quá 11% (thực góp 210,1 tỷ trong đó, PVFC góp 210 tỷ, hai cổ đông khác góp 100 triệu).
Mỹ Khê VN sau đó còn được PVFC biến thành một công ty đầu tư bất động sản trái phép với hai dự án: "Đầu tư" 192,5 tỷ vào dự án 99C Phổ Quang (Sài Gòn); "Đầu tư" 360 tỷ vào dự án 168 Nguyễn Đình Chiểu (Sài Gòn).
Với ba "dự án" này, Mỹ Khê VN đã "nướng" của PVFC 762,6 tỷ.
Gần 10 năm trôi qua, phần vốn 210 tỷ đồng đã hết, Biển Mỹ Khê vẫn chỉ có... cát; khoản chi đáng kể nhất của công ty này là để phá 10 hecta rừng dương dọc bãi biển. Mỹ Khê còn: Đưa ngay 192,5 tỷ cho công ty tư nhân Lạc Hồng trong khi 99C Phổ Quang đang là đất của Satraco và Lạc Hồng chưa hề có "mảnh giấy lộn" nào chứng minh công ty này là chủ đầu tư hay đồng sở hữu; Đưa ngay 360 tỷ cho công ty cổ phần Phúc Thịnh chỉ để nắm được một bản photo giấy tờ đất 168 Nguyễn Đình Chiểu trong khi Phúc Thịnh chưa phải là chủ sở hữu và không được cấp phép đầu tư.
XÓA DẤU VẾT
Trước Đại hội XI (12-2010), Đinh La Thăng chỉ đạo không được để bất cứ công ty con nào âm vốn. PVFC đã "xử lý" bằng cách yêu cầu PVFC Invest bán hơn 11 triệu cổ phiếu của PVFC mà công ty này đang nắm giữ cho công ty cổ phần đầu tư và thương mại Sông Đà (SDCON - thuộc Ocean Group, sở hữu 6,65% vốn điều lệ của OceanBank và do mẹ vợ Hà Văn Thắm làm Chủ tịch).
Trên thực tế, thương vụ này chỉ tức thời giúp PVFC làm đẹp sổ sách. SDCON chỉ trả 5% (gần 20 tỷ đồng), 95% còn lại không bao giờ được nói tới nữa.
PVFC còn "xóa dấu vết" một công ty con khác: VN Assets.
Ở thời điểm ấy, trị giá tài sản của VN Assets vẫn còn được ghi là 707 tỷ đồng nhưng PVFC đã bán 23 triệu cổ phiếu của mình trong VN Assets cho một công ty tư nhân, ATC (Công ty cổ phần dầu khí An Thịnh), với giá chỉ 1 đồng/cổ phiếu (Hợp đồng 16/2003/PVFC-ATC) trong khi giá vốn là 10.000 đồng/cổ phiếu (thất thoát khoảng 230 tỷ đồng).
Các thương vụ khuất tất giữa PVFC và ATC không phải tới lúc này mới bắt đầu.
Năm 2007, ATC được PVFC rót vốn để xây nhà máy sản xuất xơ sợi Hưng Yên. Ở nhà máy này, PVFC cho vay tổng số 120 tỷ, trong đó có 40 tỷ làm vốn lưu động. ATC đã dùng số tiền đó để nhập một dây chuyền "nghĩa địa" về. Nhà máy hoạt động được một năm rưỡi thì đóng cửa. Thay vì tìm cách thu hồi nợ, PVFC đã âm mưu "chuyển đổi” 40 tỷ vay làm vốn lưu động này thành vốn góp (do không thực hiện được nên đã phải trích lập 100% dự phòng).
Tháng 6-2009 nhà máy ngưng hoạt động. Tháng 7-2011, PVFC kêu bán thanh lý. Mãi tới 2-2012 mới bán được với giá... 3,9 tỷ.
Trong số 240 tỷ "ủy thác đầu tư" dưới hình thức góp vốn lập nên PVFC Invest qua CBCNV mà Ngân hàng Nhà nước cho là "cố ý làm trái"(công văn 9788 - 2009), tới nay chỉ mới thu hồi được 10 tỷ(gây hậu quả nghiêm trọng, thất thoát 230 tỷ). Trong số 510 tỷ "ủy thác" dưới dạng đưa tiền cho CBCNV mua cổ phần tới nay vẫn chưa thu hồi được 419 tỷ gốc, 86 tỷ tiền lãi.
Các khoản đầu tư bất chấp pháp luật của PVFC - đều phải thông qua Hội đồng thành viên PVN, nơi đang nắm 78% vốn, do Đinh La Thăng làm Chủ tịch - đã làm cho công ty này mất không dưới 2.000 tỷ. Các khoản cho vay, tính tới tháng 2-2012, chỉ riêng 5 "nhóm nợ có vấn đề" của PVFC đã có 8.550 tỷ không có khả năng thu hồi.
Các hành vi làm trái của Đinh La Thăng, đổ tiền nhà nước ra mua cổ phần nhà nước, không chỉ gây hậu quả cho nhà nước (mất hàng nghìn tỷ đồng) mà còn góp phần bóp méo thị trường cổ phiếu. "Bong bóng" tự PVN bơm lên đã nhanh chóng xẹp xuống. Số cổ phiếu từng được tiền của PVN đẩy lên giá 76.000 đồng (mua trung bình 71.000), khi đóng cửa phiên cuối cùng trước khi hủy niêm yết (23-9-2013) chỉ còn 4.200 đồng/Cổ phiếu.
PVN sau đó đã thủ tiêu, xóa dấu vết PVFC - do làm ăn bất chấp pháp luật mà thua lỗ - bằng cách nhập với ngân hàng Phương Tây để trở thành Ngân hàng đại chúng.
SÂN VẬN ĐỘNG CHI LĂNG & OCEANBANK
Không chỉ bắt tay với Thắm Đại Dương, nếu không có 1.510 tỷ của PVFC, Phạm Công Danh khó có thể mua ngân hàng rồi trở thành tội phạm.
Ngày 1-12-2010, để mua sân vận động Chi Lăng Đà Nẵng với giá 1.393 tỷ, Phạm Công Danh lập 10 công ty (con của tập đoàn Thiên Thanh) để đứng tên 10 sổ đỏ [có tổng diện tích 55.061m2, giá 25,3 triệu/m2). Ngay sau khi Đà Nẵng giao sổ đỏ, 28-1-2011, Danh đem cắm cả 10 vào OceanBank để vay 1.254 tỷ đồng.
Hơn một tháng sau đó, 4-3-2011, đất sân Chi Lăng được PVFC - nơi mà PVN của Đinh La Thăng nắm 78% cổ phần - định giá lên hơn gấp đôi: 57 triệu/m2; sau khi "tham chiếu các kết quả tư vấn khác", PVFC đưa giá xuống một chút, 54,9 triệu/m2, và quyết định mua gần phân nửa sân Chi Lăng từ tay Danh với giá 1.510 tỷ (27.000m2, thuộc 5 sổ đỏ).
Hơn 1.306 tỷ được PVFC chuyển thẳng cho OceanBank, thanh toán cả gốc lẫn lãi cho Phạm Công Danh; 20 tỷ được chuyển vào tài khoản của tập đoàn Thiên Thanh; 183 tỷ chuyển trực tiếp vào tài khoản cá nhân của Danh. Như vậy, với thương vụ mua bán sân vận động Chi Lăng, chỉ trong một tháng, Danh lấy lại được vốn, cầm về 5 sổ đỏ "sạch" (28.000m2) và vẫn còn dư 203 tỷ.
Chưa thấy cơ quan điều tra nhắc đến thương vụ này, ít nhất là khoản "trốn thuế" không dưới 160 tỷ. Không chỉ là vấn đề lời lãi, cơ quan điều tra cũng cần làm rõ bản chất của nó và đường đi lắt léo của các dòng tiền [tháng 5-2011, PVFC lại bán 27.000m2 đất này cho Seabank AMC (công ty mua bán nợ của Seabank) với giá không lời, không lỗ].
Khoản tiền 1.510 tỷ mà PVFC trả cho thương vụ nửa sân Chi Lăng đã giúp Phạm Công Danh có "lực" để mua TrustBank từ tay Hà Văn Thắm, có vai trò như bàn tay của một bà đỡ giúp Danh "đẻ ra" ngân hàng Xây Dựng.
Mặc dù Hà Văn Thắm có quan hệ với Nguyễn Xuân Sơn trước, nhưng trên thực tế, Đinh La Thăng là người cung cấp oxy cho Ocean Bank. Nếu Đinh La Thăng không quyết định góp 800 tỷ đồng (20% vốn) và "lái" phần lớn dòng tiền của PVN chảy qua Ocean Bank thì ngân hàng này đã khó mà tồn tại [Từ thời Thăng làm Chủ tịch Tập Đoàn Dầu khí gần như tất cả các công ty thành viên của PVN đều phải mở tài khoản tại Ocean Bank; tổng cộng PVN đã đem hơn 50 nghìn tỷ đồng gửi Thắm].
Khi Thắm "chìm" theo Đại Dương - OceanBank bị mua với giá 0 đồng - PVN không chỉ mất 800 tỷ VND góp vốn (theo quyết định của Đinh La Thăng) mà còn kẹt "dưới đáy" Đại Dương hơn 10 nghìn tỷ (bao gồm cả 70 triệu USD của Vietsopetro). Sau Nguyễn Xuân Sơn, còn có một danh sách đen liên quan đến khoản lại quả - lên đến 544 tỷ đồng - mà Thắm "chi ngoài hợp đồng" cho lãnh đạo của PVN thời Đinh La Thăng làm Chủ tịch.
Xét cả về tính chất vi phạm pháp luật và quy mô tổn thất, Tập đoàn Dầu khí thời Đinh La Thăng không khác gì một Vinashin. Sở dĩ PVN không đắm ngay như Vinashin là nhờ PVN không phải vay ngân hàng. Ngoài khoản PVN được "vay" 500 triệu USD từ tiền bán dầu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn cho phép PVN "tạm giữ" những khoản tiền khổng lồ mà Tập đoàn này lẽ ra phải nộp vào ngân sách. Nguồn tài nguyên trong lòng biển của quốc gia mà tập đoàn Dầu khí được giao khai thác đã bị Đinh La Thăng đổ trăm nghìn tỷ xuống biển, xuống sông.
PS:
I. Thực tế ở PVN là một Ví dụ điển hình cho thấy, tham nhũng ở VN không chỉ do quyền lực chưa được chế ngự mà còn do những khoảng tối giao thoa giữa khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước, được dung dưỡng bởi các quan chức tha hóa. Những kẻ biết sợ sẽ ráng làm ra chút ít rồi mới "ăn". Những kẻ trâng tráo thì phá tới nơi để "ăn" tàn, "ăn" mạt.
Muốn chống tham nhũng, không chỉ phải tiến tới nhà nước pháp quyền mà nhà nước còn phải từ bỏ vai trò kinh doanh (các công ty nhà nước chỉ được lập ra là chỉ để cung cấp những dịch vụ công mà tư nhân không làm). Tuy nhiên, trước khi có nhà nước pháp quyền, nếu không vạch mặt chỉ tên những kẻ trâng tráo nhất, thì không những không bao giờ có nhà nước pháp quyền, mà còn sẽ phải cúi đầu làm nô lệ cho những tên tham tàn nhất.
II. Khi các thông tin về công trình nhà máy sợi Đình Vũ, PVN đầu tư gần chục nghìn tỷ giờ đang phải trùm mền được công bố, biết việc Đinh La Thăng để cho nhà thầu tráo "dây chuyền thiết bị kéo sợi" xuất xứ Đức, theo thiết kế, thành dây chuyền Trung Quốc, hy vọng các bạn sẽ nhận biết Thăng là người "thân gì".
https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/1092989814069532
https://newosin.wordpress.com/2016/10/17/nhung-vinashin-cua-dinh-la-thang/
Cạo Thợ
Kinh khủng thật!
Số liệu nhà báo Huy Đức ra có thể chưa chinh xác nhưng lão tin cơ bản là sự thật vì HĐ đang ở VN không dám bịa đặt, vu khống một uỷ viên BCT nếu không có chứng cứ nắm trong tay.
Tư Ngố báo Người Việt bình:
"Sự kiện này được coi là “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử chính trị tại Việt Nam từ khi đảng Cộng Sản cầm quyền. Khi mà một ủy viên Bộ Chính Trị đầy quyền uy bị một nhà báo “đánh trực diện” và phanh phui các biểu hiện tham nhũng hoặc bảo kê cho tham nhũng, trong 3 bài báo liên tiếp trong vòng 20 ngày mà ông Ðinh La Thăng, cũng như nội bộ đảng Cộng Sản, chưa có phản ứng nào đáp trả hay thanh minh."
http://www.nguoi-viet.com/…/them-mot-nut-that-vao-co-dinh-…/Huy Đức:
https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/1092989814069532?pnref=story
https://www.facebook.com/laothocao/posts/321297014910481
89.
Lương Kết (thực hiện) Thứ Hai, ngày 17/10/2016 06:00 AM (GMT+7)
Sự kiện: Vụ án Trịnh Xuân Thanh
(Dân Việt) "Qua gần 5 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 khóa XI của Đảng, tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, như xử lý kỷ luật gần 1.400 tổ chức đảng, hơn 74.000 đảng viên các cấp, nhưng trên thực tế, thực trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn. Việc đó dẫn tới rất gần sự “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” - PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc (ảnh), nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng nói như vậy khi trao đổi với NTNN - Dân Việt.
Thưa ông, liên hệ tới vụ việc Trịnh Xuân Thanh được dư luận rất quan tâm thời gian qua có phải là biểu hiện của tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh tại Hội nghị T.Ư 4 khóa XII vừa kết thúc?
- Liên quan đến việc của Trịnh Xuân Thanh, theo tôi đó cũng là quá trình tự diễn biến, tự chuyển hóa. Trước đây, anh này là cán bộ của Đảng, của Nhà nước ở cấp Bộ. Khi về Hậu Giang cũng có chức sắc trong bộ máy quản lý nhà nước của tỉnh. Làm cán bộ lãnh đạo nhưng anh ta lại trở thành người có những biểu hiện tiêu cực, nhiều biểu hiện khác thường, điều đó thể hiện sự suy thoái cả trong đạo đức, lối sống.
Việc sắp xếp, bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh làm Phó Chủ tịch được xem xét kể từ vụ chiếc xe Lexus tư gắn biển xanh bị phát hiện. Ảnh: T.L
Tự chuyển hóa nghĩa là quá trình tự mình làm mình xấu đi, chứ không phải sự tác động từ bên ngoài. Chuyển hóa ở đây tức là chuyển hóa từ người tốt, người tích cực thành những người xấu, thậm chí chuyển sang cực bên kia, nghĩa là thành kẻ chống đối, kẻ phản động, chống lại lợi ích của dân tộc, của Đảng của đất nước, người ta gọi đó là tự chuyển hóa”.
PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc
|
Như vậy có thể thấy quá trình của Trịnh Xuân Thanh là tự biến chất chứ không phải thế lực nào, lực lượng nào làm cho anh ta thoái hóa biến chất. Sự biến chất của Trịnh Xuân Thanh mạnh tới mức anh ta đã làm đơn xin ra khỏi Đảng, sau đó lại chạy ra nước ngoài để trốn tội. Việc anh ta chạy trốn ra nước ngoài đã thể hiện việc chạy sang tuyến bên kia, tuyến phản động.
Việc tự chuyển hóa, tự diễn biến ảnh hưởng thế nào đến sự tồn vong của chế độ, thưa ông?
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh trong diễn văn bế mạc Hội nghị T.Ư 4 khóa XII của Đảng: Cái nguy hiểm nhất trong tự diễn biến, tự chuyển hóa là sự phai nhạt lý tưởng, không còn tin vào lý tưởng đấu tranh cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn, đặc biệt là con đường xây dựng CNXH.
Anh không trung thành với con đường cách mạng đó, thiếu bản lĩnh dẫn tới những hành vi trái với quan điểm đường lối, cương lĩnh của Đảng. Suy thoái đó là suy thoái về mặt tư tưởng chính trị. Từ đấy sẽ dẫn tới cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực.
Khi đã có quyền lực trong tay, anh có thể dẫn dắt thành nhóm, nhóm đó có thể có những hành vi phản động làm thay đổi cả đường hướng phát triển của đất nước, của dân tộc. Điều đó sẽ dẫn tới nguy cơ chế độ sụp đổ như đã diễn ra ở một số nước. Đấy chính là biểu hiện nguy hiểm nhất của tự diễn biến, tự chuyển hóa.
Trong câu chuyện tự diễn biến, tự chuyển hóa, vấn nạn tham nhũng ảnh hưởng thế nào tới mỗi phẩm chất của người cán bộ, đảng viên, thưa ông?
- Tham nhũng cũng là biểu hiện của suy thoái, nó có quan hệ chặt chẽ với sự suy thoái về tư tưởng chính trị của cán bộ đảng viên. Chúng ta có hai khái niệm tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống, hai cái đó có quan hệ mật thiết với nhau. Từ suy thoái về tư tưởng chính trị nghĩa là không còn tin, không còn bản lĩnh, không còn trung thành với đường hướng phát triển của đất nước thì sẽ dẫn tới sự buông thả trong đạo đức lối sống, dẫn tới chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng, ăn chơi.
Ngược lại, nếu đã tham nhũng, có tiền bạc trong tay, phóng túng lại càng dấn sâu vào con đường phản bội chính trị, cơ hội chính trị, có thể phụ họa với các thế lực thù địch chống lại đường hướng phát triển của đất nước.
Hai khái niệm suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống có quan hệ mật thiết với nhau, nó làm suy thoái trong từng con người, nhất là cán bộ đảng viên có chức, có quyền. Nếu nhiều cán bộ đảng viên biến chất như vậy, suy thoái như vậy sẽ làm cho Đảng suy yếu đi, làm mất bản chất cách mạng của Đảng, làm cho Đảng mất sức chiến đấu, mất niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, đe dọa đến vai trò lãnh đạo của Đảng, sự tồn vong của chế độ.
Vấn đề tự diễn biến, tự chuyển hóa được Hội nghị T.Ư lần này nhấn mạnh, phải chăng đó chính là biểu hiện của một tình trạng cấp bách, thưa ông?
- Đúng như vậy. Như Tổng Bí thư đã nói, với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, qua gần 5 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 khóa XI của Đảng, tuy đã đạt được những kết quả ban đầu quan trọng như xử lý kỷ luật gần 1.400 tổ chức đảng, hơn 74.000 đảng viên các cấp, nhưng trên thực tế là thực trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Việc đó dẫn tới rất gần sự "tự chuyển hóa", "tự diễn biến", nên vấn đề càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Trên thực tế chúng ta chưa ngăn chặn, đẩy lùi được tình trạng này. Nay phải tiếp tục làm chứ không thể bỏ dở giữa chừng, thậm chí phải làm quyết liệt hơn. Chính vì thế Hội nghị T.Ư 4 khóa XII lại nhấn mạnh. Nhấn mạnh rồi nhưng phải đặt trong tổng thể là xây dựng chỉnh đốn Đảng. Gốc căn bản vẫn là xây dựng chỉnh đốn Đảng cho thật mạnh, đồng thời chống và ngăn chặn những tiêu cực.
Ban Chấp hành T.Ư đã đề ra các giải pháp mang tính tổng thể. Khi cụ thể hóa, theo ông cần phải nhấn mạnh vào những vấn đề gì?
- Trong Nghị quyết của T.Ư nêu các giải pháp cơ bản, nếu chúng ta làm tích cực các giải pháp đã đề ra cũng sẽ tạo ra sự chuyển biến. Các nhóm giải pháp là: Giáo dục chính trị, tư tưởng; tự phê bình và phê bình; hệ thống cơ chế chính sách, kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể, nhân dân đóng góp vào xây dựng Đảng. Trong từng giải pháp phải cụ thể, sau này Ban Bí thư sẽ hướng dẫn cụ thể xem sẽ cần nhấn mạnh về vấn đề gì.
Theo tôi, cần phải nhấn vào những nội dung như tự tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên. Nếu như không khơi dậy vấn đề này để làm cho cán bộ, đảng viên thấy hết tinh thần trách nhiệm, tự tu dưỡng, rèn luyện thì rất khó, bao giờ cũng phải tu thân, tề gia, trị quốc. Nếu anh không tu dưỡng thì rất khó. Việc này trước đây chúng ta làm còn yếu.
Thứ hai, vấn đề kiểm soát quyền lực cần phải làm tốt hơn, đã giao cho anh chức, quyền gì thì phải có cơ chế giám sát anh làm tốt hay không. Nếu anh làm tốt thì biểu dương, làm kém phải xử lý.
Vấn đề thứ ba, theo tôi cần phải chú ý nhiều, cái này trước đây chúng ta làm chưa được, tức là phải coi việc xây dựng chỉnh đốn Đảng là sự nghiệp của toàn dân, toàn xã hội chứ không phải chỉ là việc của Đảng. Sự giám sát của nhân dân, của báo chí rất quan trọng. Thời gian qua nhiều vụ tiêu cực do báo chí và nhân dân phát hiện. Cố gắng giải pháp này sẽ đem lại hiệu quả.
Việc Ban thường trực T.Ư về phòng, chống tham nhũng có những chỉ đạo đưa các vụ án trọng điểm ra xét xử có ý nghĩa thế nào trong việc đấu tranh chống suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa, thưa ông?
- Trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, Ban thường trực T.Ư về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo đưa 8 vụ án điểm ra xét xử. Vừa qua có 6 vụ án điểm được chỉ đạo đưa ra xét xử từ nay đến năm 2017. Theo tôi đây là quyết tâm chính trị của Đảng trong việc chống tham nhũng, tiêu cực và nó cũng góp phần vào cuộc đấu tranh để ngăn ngừa, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và chống sự tự diễn biến, tự chuyển hóa.
Xin cảm ơn ông!
88.
TBT Nguyễn Phú Trọng: “Đã xuất hiện nhiều khó khăn, thách thức gay gắt” | ||||
Tư Hoàng | ||||
Thứ Sáu, 14/10/2016, 19:44 (GMT+7) | ||||
Chia sẻ: |
|
87. Nhà báo Nguyễn Văn Minh (QĐND) điểm tin
"
Thêm một Thanh Hoá thứ hai: Hải Dương một sở 46 biên chế, 44 phó phòng trở lên!
Lâu nay theo dõi báo Nhân Dân, tôi thấy báo Đảng hình như đã nối tiếp sức chiến đấu của tờ QĐND , mạnh dạn lên tiếng nhiều vụ việc tiêu cực.
Bàn tay hắc ám về tổ chức cán bộ trong bài viết "Chuyện như đùa ở Hải Dương" trên Báo Nhân Dân ngày 17-10 hôm nay là một ví dụ. Sở Lao động TBXH có 46 biên chế thì 44 ngừoi từ phó phòng trở lên, chỉ có 2 chuyên viên. Riêng bà Vũ Thị Thu Hà mới được tuyển dụng tháng 8-2015 thì 3 tháng sau đã được bổ nhiệm Phó chánh thanh tra.
Thật là bá đạo và cám cảnh vì được biết ngành thanh tra có yêu cầu rất chặt chẽ, phải qua nhiều năm thực tiễn, học và làm bạc mặt mới thành thanh tra viên chính phải không các anh Lê Lê Trần Nguyên Huy Thuy Chu?
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1295242523848737&set=a.535094373196893.124174.100000890060656&type=3&theater
86. Kết quả Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII
Thứ Sáu, 14/10/2016 - 19:49
Dân trí Thảo luận về việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Ban chấp hành TƯ nhận định, sự suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ Đảng viên thể hiện ở chỗ: sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, ham quyền lực; bè phái cục bộ, mất đoàn kết; quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc hội nghị.
Thông cáo về kết quả Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII sau phiên họp bế mạc, Văn phòng Trung ương Đảng khái quát, trong 6 ngày (từ 9-14/10/2016), theo chương trình toàn khoá, Trung ương đã thảo luận, cho ý kiến về: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; Thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; và một số vấn đề quan trọng khác.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị.
Chuyển đổi để tăng trưởng dựa vào năng suất lao động
1- Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, thảo luận Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2016, dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 của Ban cán sự đảng Chính phủ và thống nhất nhận định: Năm 2016, năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, bên cạnh thuận lợi, nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức gay gắt. Với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực: Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm, tăng trưởng kinh tế đạt mức khá, tuy thấp hơn kế hoạch nhưng là mức cao trong khu vực và trên thế giới; sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển; khu vực kinh tế tư nhân có bước khởi sắc. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh. Văn hoá, xã hội có tiến bộ; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống vật chất và tinh thần của người dân tiếp tục được nâng lên. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được chú trọng hơn. Cải cách hành chính, môi trường đầu tư, kinh doanh, năng lực cạnh tranh được cải thiện. Phòng, chống tham nhũng, lãng phí được chỉ đạo quyết liệt. Quốc phòng, an ninh được tăng cường. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, lĩnh vực kinh tế còn nhiều hạn chế: Tăng trưởng GDP, xuất khẩu 9 tháng đạt thấp so với cùng kỳ. Giải ngân vốn đầu tư công chậm, thâm hụt ngân sách, nợ công còn ở mức cao; tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, không bảo đảm an toàn thực phẩm… còn diễn biến phức tạp, xảy ra nhiều nơi. Tái cơ cấu trong các ngành, lĩnh vực còn chậm, nợ xấu ngân hàng, nợ đọng xây dựng cơ bản còn lớn, chậm được xử lý căn bản và triệt để, gặp nhiều khó khăn, kết quả đạt thấp. Sự cố môi trường biển nghiêm trọng đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch và đời sống nhân dân một số tỉnh miền Trung. Năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu. Chất lượng giáo dục, nhất là đại học, dạy nghề chuyển biến chậm, chưa gắn với nhu cầu xã hội. Tình hình tội phạm, trật tự, an toàn xã hội trên một số lĩnh vực, địa bàn diễn biến phức tạp. Việc bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng còn nhiều hạn chế.
Ban Chấp hành Trung ương đã phân tích, chỉ rõ các nguyên nhân của hạn chế, yếu kém, nhất là nguyên nhân chủ quan để làm cơ sở khắc phục.
Trên cơ sở dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước, Ban Chấp hành Trung ương đã định hướng mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2017. Trong đó, mục tiêu tổng quát là: Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ rệt về cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, khuyến khích khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế. Bảo đảm an sinh xã hội và chăm lo đời sống nhân dân. Phát triển văn hoá, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, tạo môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước.
Để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong năm 2017, Ban Chấp hành Trung ương xác định cần thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: (1) Ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; (2) Tập trung tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; (3) Tái cơ cấu nền kinh tế một cách thực chất, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; (4) Phát triển văn hoá, xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; (5) Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý tài nguyên; (6) Xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương; (7) Giữ vững độc lập, chủ quyền, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; (8) Thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; (9) Đẩy mạnh thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội.
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất ban hành Kết luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2016, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.
2- Ban Chấp hành Trung ương thảo luận, cho ý kiến về Đề án Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Ban Chấp hành Trung ương nhận định: Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược và tầm quan trọng đặc biệt, quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới. Thời gian qua, chủ trương của Đảng về đổi mới mô hình tăng trưởng đã được cụ thể hoá, thực hiện đạt được kết quả bước đầu. Mô hình tăng trưởng bước đầu có sự chuyển đổi, kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu; năng suất lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP), năng lực cạnh tranh quốc gia được cải thiện. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng ở nước ta còn chậm được đổi mới, về cơ bản vẫn theo mô hình cũ; tăng trưởng vẫn dựa chủ yếu vào tăng đầu tư và tăng số lượng lao động, chưa dựa nhiều vào tăng năng suất lao động, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Sắp tới, cần nhận thức, quán triệt đầy đủ và sâu sắc hơn nữa quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về vấn đề này, coi đây là nhiệm vụ cơ bản, trọng yếu của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Mô hình tăng trưởng mà nước ta đổi mới, xây dựng là mô hình tăng trưởng ngày càng dựa nhiều hơn vào năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo tín hiệu và cơ chế thị trường; phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tài năng, trí sáng tạo của con người và mọi tiềm năng, lợi thế của các ngành, lĩnh vực, các địa phương và cả nước; tạo cơ hội cho mọi người dân tham gia và cùng hưởng lợi từ tăng trưởng; chú trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ gìn môi trường sinh thái. Tuỳ tình hình thực tế của từng ngành, lĩnh vực và địa phương mà kết hợp hợp lý giữa tăng trưởng theo chiều rộng và chiều sâu, trong đó, lấy tăng trưởng theo chiều sâu là hướng chủ đạo. Chuyển dần từ tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang tăng trưởng dựa đồng thời vào cả đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước. Chuyển dần từ dựa vào gia tăng số lượng các yếu tố đầu vào của sản xuất sang dựa vào tăng năng suất, chất lượng lao động, ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Khai thác và phát huy tối đa nội lực kết hợp với thu hút và sử dụng hiệu quả ngoại lực.
Ban Chấp hành Trung ương quyết định ban hành Nghị quyết về Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
3- Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, cho ý kiến về Đề án Thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất nhận định: Từ khi nước ta trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng về hội nhập quốc tế đã đem lại những thành tựu quan trọng trong tất cả các lĩnh vực, nổi bật là: (1) Là một trong những động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế; (2) Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước; (3) Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; (4) Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường; (5) Tăng cường quốc phòng, an ninh quốc gia, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia; (6) Củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
So với khi nước ta trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hiện nay, tình hình trong nước, khu vực và thế giới đã có nhiều thay đổi, đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Song, thực tế thời gian qua và nhiều phân tích, dự báo cho thấy, việc thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hoá thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân. Nước ta cũng có cơ hội tham gia sâu hơn vào quá trình định hình các định chế, cơ chế, cấu trúc khu vực và quốc tế; có điều kiện thuận lợi để đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, lợi ích của các tổ chức, cá nhân; bảo đảm độc lập, tự chủ, củng cố và duy trì môi trường hoà bình, ổn định để xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, việc thực hiện các cam kết quốc tế mới cũng sẽ đặt ra nhiều khó khăn, thách thức không chỉ về kinh tế mà còn cả về chính trị, xã hội. Sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều ngành, doanh nghiệp và sản phẩm của nước ta sẽ gặp khó khăn hơn. Việc thực hiện các cam kết sâu rộng và cao hơn, nhất là đáp ứng yêu cầu nội luật hoá các cam kết nếu không được nghiên cứu, chuẩn bị kỹ, có lộ trình, bước đi phù hợp thì sẽ có tác động tiêu cực đến quá trình đổi mới, hoàn thiện thể chế, giải quyết những vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Việc tự do hoá di chuyển lao động qua biên giới theo cam kết trong Hiệp định hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN, thực hiện các tiêu chuẩn cơ bản về lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng đặt ra những thách thức mới không chỉ đối với sự quản lý của Nhà nước mà còn ảnh hưởng đến ổn định chính trị - xã hội, vai trò và hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam...
Những cơ hội và thách thức nêu trên có mối quan hệ qua lại và có thể chuyển hoá lẫn nhau. Cơ hội có thể trở thành thách thức nếu không được tận dụng kịp thời. Thách thức có thể biến thành cơ hội nếu chúng ta chủ động ứng phó thành công. Vì vậy, khi ký kết, tham gia và thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cần phải giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế. Kiên định mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế vì lợi ích quốc gia - dân tộc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi.
Ban Chấp hành Trung ương khẳng định: Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là định hướng chiến lược lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; doanh nhân, doanh nghiệp và đội ngũ trí thức là lực lượng đi đầu; cần tập trung khuyến khích, tạo điều kiện cho sự phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nhân, doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam. Đẩy mạnh việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật; chủ động xử lý các vấn đề nảy sinh; giám sát chặt chẽ và quản lý hiệu quả quá trình thực hiện các cam kết, nhất là trong những lĩnh vực liên quan đến ổn định chính trị - xã hội. Không ngừng chăm lo xây dựng, nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng tự vệ của quốc gia, các ngành, lĩnh vực và các tổ chức, cá nhân Việt Nam trực tiếp tham gia hội nhập quốc tế. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tiến trình hội nhập quốc tế. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là công đoàn, phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.
Trong 5 - 10 năm tới, cần tập trung ưu tiên xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách, biện pháp thực hiện các thoả thuận đã ký kết, đáp ứng yêu cầu bảo đảm nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế gắn với giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Trước hết, phải tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân, nhận thức đầy đủ, đúng đắn về cơ hội và thách thức từ việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; không ảo tưởng, mất cảnh giác và cũng không lo lắng thái quá, dẫn đến thiếu sự chủ động, tự tin cần thiết.
Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định ban hành Nghị quyết về thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Mỗi cán bộ chủ chốt phải nhận thức sâu sắc về trách nhiệm
4- Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, cho ý kiến về Đề án Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.
Trung ương thông qua Nghị quyết về việc tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Ban Chấp hành Trung ương đã thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Trong đó, nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; thậm chí sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ hoạ theo những nhận thức, quan điểm sai trái, lệch lạc; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao; không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống thể hiện ở chỗ: sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, ham quyền lực; bè phái cục bộ, mất đoàn kết; quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân.
Ban Chấp hành Trung ương khẳng định: Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, bắt nguồn từ việc bản thân cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng; sa vào chủ nghĩa cá nhân, quên mất trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước dân. Nguyên tắc tập trung dân chủ bị buông lỏng, nguyên tắc tự phê bình và phê bình thực hiện không nghiêm. Việc nghiên cứu, sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách, luật pháp thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa kịp thời; nhiều văn bản quy định thiếu chế tài cụ thể. Quản lý cán bộ, đảng viên còn lỏng lẻo. Đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ còn nể nang, cục bộ. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên chưa được coi trọng đúng mức, chậm đổi mới, kém hiệu quả. Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi chưa thường xuyên, không nghiêm túc. Chưa phát huy đầy đủ, hiệu quả vai trò của nhân dân trong việc giám sát, phản biện, góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền thông qua Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các hình thức khác.
Về nhiệm vụ, giải pháp, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất phải tiến hành đồng bộ nhiều công việc cụ thể, thiết thực, tập trung vào 4 nhóm: Về giáo dục chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình; về cơ chế, chính sách; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội. Chú trọng nêu gương những người tốt, việc tốt; ngăn ngừa, cảnh báo, phê phán những việc làm sai trái. Đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ, vụ lợi, "lợi ích nhóm". Rà soát, hoàn thiện cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền. Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước; kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; công tác cán bộ, công tác kiểm tra; công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên. Phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của báo chí, của công luận.
Ban Chấp hành Trung ương đặc biệt nhấn mạnh, muốn Nghị quyết này đi vào cuộc sống, tạo ra chuyển biến rõ rệt thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Từng tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước Đảng để tự giác thực hiện. Ở đây, sự gương mẫu của Ban Chấp hành Trung ương là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Từng đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từng đồng chí đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp phải tự giác, gương mẫu thực hiện nghị quyết, nói đi đôi với làm, chỉ đạo quyết liệt với quyết tâm rất cao, sự nỗ lực rất lớn.
Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định ban hành Nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.
5- Ngoài các vấn đề nêu trên, tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương với tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng, nhân dân, đất nước, đã xem xét kỹ lưỡng, toàn diện các vấn đề liên quan đến việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận; nhất trí cao với Tờ trình của Bộ Chính trị. Đồng thời, giao cho Bộ Chính trị chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, hoàn thiện báo cáo trình Quốc hội xem xét, quyết định.
6- Ban Chấp hành Trung ương kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tăng cường đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần này, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
P.T
http://dantri.com.vn/chinh-tri/can-bo-suy-thoai-song-ich-ky-ham-danh-ham-quyen-vo-cam-voi-dan-20161014194602753.htm
94.
Trả lờiXóaDân trí › Xã hội › Chính trị › Thứ Hai, 24/10/2016 - 16:19
Đề nghị cảnh cáo nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
97.
Trả lờiXóaThứ Ba, 25/10/2016 - 10:53
Phải khởi tố, điều tra để làm rõ trách nhiệm vụ ông Vũ Huy Hoàng
105.
Trả lờiXóaThứ Hai, 31/10/2016 - 04:35
Vì sao Trịnh Xuân Thanh được nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng… “o bế”?