Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

30/08/2016

Trẻ con Đại Việt có cần phải học kha khá chữ Hán không (ý kiến Đoàn Lê Giang)

Kha khá, với nghĩa tạm thời là: khoảng 1.500 chữ Hán.

Hồi tháng 4 năm nay, 2016, nhân mùa hoa đào ở Tokyo, đã viết một entry kỉ niệm một vòng hoa giáp, tức chẵn 12 năm. Entry ấy có nhắc đến anh Giang trong kỉ niệm 12 năm chẵn (đã đi ở đây, 1/4/2004 -1/4/2016).

Vừa rồi, khi gặp lại ở Hà Nội, trong hội thảo Hán Nôm, chúng tôi cụng bia hệt như hồi 12 năm trước, và nói về câu chuyện: bây giờ, tôi đúng bằng tuổi của anh vào năm đó. Tức là đã vừa đi qua một vòng hoa giáp, với cả hai anh em.




(Ảnh của Viện Nc Hán Nôm, từ Fb)




Về câu chuyện trẻ con Đại Việt học chữ Hán, thì đầu tiên, cần đi lại ở đây các ý kiến của anh Giang, từ năm 2010 (năm 2010 thì đã từng lưu ở đây) đến giờ.

Theo thứ tự ngược.



---




2. Năm 2016:


"Cần dạy chữ Hán để giữ sự trong sáng của tiếng Việt"

PGS. TS Đoàn Lê Giang (ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM) cho rằng, muốn dùng tiếng Việt trong sáng thì học sinh phải học chữ Hán. Do vậy, cần phải đưa chữ Hán Nôm vào dạy học sớm cho học sinh.
Cần thiết đưa Hán Nôm trở lại trường học
Phát biểu tại Hội thảo Vai trò của Hán Nôm trong văn hóa đương đại diễn ra hôm 27/8, ông Giang cho rằng, trong số các quốc gia thuộc khu vực đồng văn (các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc - PV) chỉ có Việt Nam là từ bỏ chữ Hán hoàn toàn nên thế hệ sau ít hiểu biết về quá khứ dân tộc.
dạy chữ Hán trong trường phổ thông, môn Hán Nôm
PGS. TS Đoàn Lê Giang cho rằng nên đưa chữ Hán Nôm vào dạy trong nhà trường phổ thông. Ảnh: Lê Văn
Từ bỏ chữ Hán cũng là lý do khiến thanh niên Việt Nam đơn giản nhất, học hành hời hợt nhất, các nhà khoa học xã hội của Việt Nam cũng kém nhất so với học giả các nước và nước ta nghèo nhất, lạc hậu nhất so với Nhật, Hàn hay Trung Quốc.
Ông Giang dẫn ví dụ, ở Nhật, người tốt nghiệp phổ thông phải biết ít nhất 1.945 chữ Hán, đến hết ĐH thì phải biết khoảng 3.000 chữ. Trung Quốc cũng yêu cầu số lượng tương tự. Hàn Quốc thì hết phổ thông, học sinh phải biết khoảng 1.000 chữ. Chỉ có Việt Nam là không đặt ra yêu cầu này.
Ông Giang cũng cho biết, nghiên cứu của một trung tâm nơi ông được mời dạy chữ Hán Nôm cho học sinh tiểu học cho thấy, những học sinh được học chữ Hán Nôm hình thành và phát triển nhân cách tốt hơn những học sinh khác không được học.
"Trước đây chúng ta cứ nói rằng không dùng chữ Hán để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nhưng hiện nay phải nói ngược lại, phải học chữ Hán để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" - ông Giang nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm này, PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) khẳng định, việc dạy Hán Nôm trong nhà trường phổ thông dứt khoát là phải đặt ra. Theo ông Mạnh, việc không có tri thức về Hán Nôm khiến hiện nay nhiều từ ngữ tiếng Việt bị nói sai.
Bên cạnh đó, hầu hết các môn học hiện nay đều có tính liên thông, kế thừa từ bậc phổ thông lên đại học, riêng môn Hán Nôm là không có. Việc dạy các văn học cổ hiện nay chỉ dạy thông qua phiên âm chứ không đưa nguyên văn Hán Nôm vào đã dẫn đến nhiều sai sót trong cách dạy cũng như cách hiểu văn học cổ.
TS Nguyễn Tô Lan (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cũng khẳng định cần phải dạy chữ Hán Nôm sớm cho trẻ.
"Kinh nghiệm cho thấy, ngay từ khi còn rất nhỏ, các các em đã đối mặt với việc phải nhận thức chữ nào là chữ Hán, chữ nào là âm Hán - Việt. Vì vậy, nếu đã không hiểu từ cái gốc rồi thì sau này lớn lên học rất là khó" - bà Lan nhận định.
PGS. TS Hà Văn Minh (Phó chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cũng khẳng định, "cần đưa, nên đưa và thế tất sẽ đưa" Hán Nôm vào dạy trong trong trường phổ thông.
Ông Minh cho hay, "kỳ thi quốc gia của Hàn Quốc từ 40 năm nay đều có môn Hán Văn Hàn Quốc, không có cớ gì chúng ta lại không. Hàn Quốc còn có một bộ giáo trình dạy Hán Nôm cực kỳ bài bản từ phổ thông".
Bên cạnh đó, ông Minh cũng cho rằng, việc dạy Hán Nôm cũng sẽ tham gia vào việc hình thành ít nhất là 3 nhóm năng lực trên tổng số 8 nhóm năng lực theo định hướng giáo dục mới hiện nay - giáo dục hướng tới năng lực người học thay vì truyền tải tri thức.
"Bảo quý thì quý mà bảo không quý thì cũng chả quý gì"
Làm thế nào để đưa tri thức Hán Nôm vào trong nhà trường là vấn đề được nhiều chuyên gia quan tâm bàn thảo.
PGS. TS Hà Minh cho rằng, sắp tới, ông sẽ có ý kiến trực tiếp với các trường sư phạm, với những người tham gia biên soạn SGK trong đợt biên soạn sách sắp tới về việc đưa tri thức Hán Nôm vào giảng dạy.
dạy chữ Hán trong trường phổ thông, môn Hán Nôm
PGS. TS Hà Minh đề xuất đưa môn Hán Nôm trở thành môn học tự chọn trong trường phổ thông. Ảnh: Lê Văn
"Nếu cần thiết thì tôi đề nghị liên hệ tất cả các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về Hán Nôm để có một bản kiến nghị với tư cách một hội nghề nghiệp để có tiếng nói chính thức với các cơ quan chức năng" - ông Minh đề xuất.
Ông Minh cũng đưa ra 2 phương án mà ông cho là "thiết kế khả thi" để đưa Hán Nôm vào giảng dạy trong nhà trường: Đầu tiên là đưa môn dạy Hán Nôm vào chương trình như một môn tự chọn. Bên cạnh đó, cần phải tăng tỉ trọng bộ phận văn học cổ bằng chữ Hán và chữ Nôm trong SGK mới sắp tới.
Ngoài ra, ông Minh cũng đề xuất biên soạn một một cuốn sách giáo khoa tham khảo sử dụng trong nhà trường về Hán Nôm được Bộ GD-ĐT giới thiệu sử dụng. "Chúng ta có thể có 2 cuốn một cuốn cho THCS và một cuốn cho THPT bám sát chương trình Tiếng Việt và Ngữ văn của 2 cấp học này".
"Các nhà biên soạn có thể tham khảo những từ có tần số xuất hiện nhiều để làm sao sau khi học hết THCS thì học sinh biết được khoảng 1.500 từ. Hết THPT thì biết thêm khoảng 1.000 từ nữa" - ông Minh nói.
Bên cạnh đó, ông Minh cũng cho rằng, SGK Ngữ văn nên có bảng tra cứu từ và yếu tố Hán Việt nhưng phải có nguyên văn chữ Hán Nôm và giải thích chữ Hán Nôm đó để học sinh hiểu nghĩa từ nguyên.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia chuyên gia cũng cho rằng, hiện tại, việc đưa Hán Nôm vào dạy trong trường phổ thông là rất khó.
PGS. TS Đoàn Lê Giang cho rằng, hiện tại nếu nêu vấn đề đưa chữ Hán trở lại dạy trong trường phổ thông, chắc chắn nhiều người sẽ không đồng tình nhất là trong tâm lý xã hội hiện nay.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Sỹ Toản thì cho rằng bối cảnh hiện nay là rất khó khăn để đưa môn Hán Nôm quay trở lại trường phổ thông. Ông Toản dẫn ví dụ về môn Lịch sử trước đây đã suýt không có tên trong "bản đồ các môn học" chứ đừng nói tới môn Hán Nôm.
"Ngay cả việc đưa môn Hán Nôm vào như một môn tự chọn cũng cần tính toán cách nào đó vì nếu học sinh không chọn học thì sẽ khó khăn trong việc giải quyết công việc cho các giáo viên đã được nhận vào biên chế" - ông Toản nói.
Trong khi đó, PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh thì nói rằng, người ta nói Hán Nôm giống như chiếc bình hoa trong nhà, bảo nó quý thì nó quý còn cho nó không quý thì nó cũng chả quý gì. "Chúng ta là những người trong cuộc, chúng ta thấy quan trọng còn những người ở ngoài thì họ lại cho là không cần thiết" - ông Mạnh chua chát.
Lê Văn
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/323804/can-day-chu-han-de-giu-su-trong-sang-cua-tieng-viet.html


Ý kiến:

"





BÌNH LUẬN (87)

  • TUẤN 6 giờ trước
    Quỹ thời gian của học sinh có hạn, phải dùng sao cho hiệu quả, cần ưu tiên học những kiến thức, kỹ năng để khi vào đời người ta có thể ứng dụng nhiều kiến thức và kỹ năng đã học, đáp ứng được đòi hỏi của thời đại. Không nên ...
    Thích  85Trả lời
    • AN NGUYỄN 6 giờ trước
      Cần trước nhất là trong các trường sư phạm, GV Văn phải học Hán Nôm. Không biết gần đây thế nào, chứ trước 1990 các GV Văn không học, dẫn đến giải nghĩa một số từ Hán Việt sai. Ở miền nam, thế hệ tôi lớp 6,7 có học môn này, ...
      Thích  15Trả lời
      • NGUYỄN LÂM 6 giờ trước
        Không rõ ông Giang muốn dạy chữ Hán ở cấp học nào, nếu có thì môn này phải thi không. Các PGS hoặc Tiến sĩ của ta kém không phâỉ vì không biết chữ Hán mà là do quí vị ít chịu đọc sách khi làm luận văn thạc sĩ đến làm luận án TS.. Thầy như vậy thì trò tiếp sau cũng vậy.
        Thích  43Trả lời
        • PHẠM NGỌC LONG 6 giờ trước
          Đây là vấn đề rất lớn, rất hệ trọng ... Phải đoc thêm mới hiểu nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu Hán Nôm và tiếng Việt cổ phải có căn cứ mới đề xuất như vậy. Không nên vội vàng bình luận, chỉ trích thái quá. Nên chăng xem lại ...
          Thích  12Trả lời
          • VIỆT 7 giờ trước
            Biết nhiều thì tốt chứ có sao đâu, theo tôi nên dạy để thế hệ trẻ khi đến Đình - Chùa - Văn Miếu có thể hiểu được. Cũng cần duy trì một số lượng người biết tiếng Hán - Nôm phục vụ nghiên cứu các tài liệu lích sử. Đừng thấy cái gì dính đến "Tàu" đều tẩy chay.
            Thích  10Trả lời
            • THANH 7 giờ trước
              Mấy người phản đối hỏi thế giới cần gì, không biết là đã nắm vững cách dùng Tiếng Việt hay chưa? Tiếng Việt dùng nhiều Tiếng Hán, việc hiểu Tiếng Hán để viết sao cho chuẩn là điều đương nhiên. Người nói không cần học chữ Hán chứng tỏ dân trí ...
              Thích  19Trả lời
              • LYNGO 7 giờ trước
                Chương trình phổ thông của ta ai cũng cho rằng quá nặng.Bây giờ đưa thêm chữ Hán vào sẽ nặng thêm hơn nữa ngày nay tiếng Anh mới là tiếng phổ thông toàn cầu nên cần tăng cường tiếng Anh cho HS sẽ lợi hơn tiếng Hán.Còn muốn giữ sự trong ...
                Thích  35Trả lời
                • NGUYEN TRUNG 12 giờ trước
                  Singapore có nhiều người TQ Có cần tiếng Hán đâu ngôn ngữ chính tiếng Anh người ta vẫn ngon lành.bày đặt.con lạy mấy thầy.
                  Thích  541Trả lời
                    • THANH 7 giờ trước
                      @Nguyen Trung: không có văn hóa ta vẫn sống được, ý bạn là thế à? Tiếng Việt sử dụng nhiều Tiếng Hán, Tiếng Việt chưa rõ mà đòi học Tiếng khác. Thế bạn có hiểu tên bạn nghĩa là gì không mà nói không cần học Tiếng Hán?
                      Thích  16Trả lời
                    • THONGPHAM 12 giờ trước
                      Chắc các nước Châu Âu giỏi Hán nôm lắm vì là các nước phát triển. GS nhỉ!!!
                      Thích  337Trả lời
                        • THANH 7 giờ trước
                          @thongpham: Châu Âu không dùng Hán Nôm bạn ạ. Còn Tiếng Việt ta là sử dụng nhiều Tiếng Hán = )))
                          Thích  13Trả lời
                        • HÀ GIANG 12 giờ trước
                          Rất nhiều từ Hán Việt trong ngôn ngữ tiếng Việt ngày nay, bởi đã có 1000 năm bắc thuộc và sự vay mượn của tiếng Việt với tiếng Hán là điều dù có tự tôn dân tộc đến mấy chúng ta vẫn cứ phải thừa nhận. Tuy nhiên việc nói giữ ...
                          Thích  287Trả lời
                          • CHUNG 13 giờ trước
                            Cần gì phải đưa vào thành môn học trong nhà trường, khi trẻ tiếp xúc với xã hội rồi dần dần sẽ hiểu được những từ hán nôm căn bản nhất. Thế là đủ!
                            Thích  63Trả lời
                            • HÀ TRƯƠNG 13 giờ trước
                              Chữ Hán và chữ Hán Nôm khác nhau. Nếu nói đưa chữ Hán Nôm vào giảng dạy thì còn hợp lý, chứ sao lại cần phải đưa chữ Hán vào dạy ạ?
                              Thích  66Trả lời
                              • NGUYỄN DUY TOẢN 13 giờ trước
                                Hãy học tiếng Anh để hiểu hơn về tiếng Việt, hãy học tiếng La ting để nghiên cứu nguồn gốc của tiếng Việt, hãy học tiếng Hán để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt...Hãy nghiên cứu Củ Chuối để thấy sự khác biệt với đầu người.
                                Thích  370Trả lời
                                • NT TRƯỜNG 13 giờ trước
                                  Đề nghị TS Đoàn Lê Giang trả lời mấy câu hỏi sau: 1) Ngôn ngữ nào thông dụng quốc tế phục vụ nhiều nhất cho sự phát triển và hội nhập của quốc gia ? 2) Tại sao để giữ tiếng Việt trong sáng thì lại phải học chữ Hán mà ...
                                  Thích  162Trả lời
                                  • PHAM TUAN 13 giờ trước
                                    Cần cẩn trọng khi đưa tiếng Hán Nôm vào chương trình học, Chử viết của ta là Latin, của Nhật và Hàn là chử tượng hình như Trung Quốc. Hãy xem lại mục đích của việc này là gì ? và tự hỏi 5 lần như thế. Tôi thấy không ổn !
                                    Thích  175Trả lời
                                      • THANH BINH 6 giờ trước
                                        @Pham Tuan: Chữ Hàn mà tượng hình, haha? Thấy vậy mà không phải vậy bạn ơi, tượng thanh đó, lên google mà tra
                                        Thích  4Trả lời
                                      • HUNG 13 giờ trước
                                        "Từ bỏ chữ Hán cũng là lý do khiến thanh niên Việt Nam đơn giản nhất, học hành hời hợt nhất, các nhà khoa học xã hội của Việt Nam cũng kém nhất so với học giả các nước và nước ta nghèo nhất, lạc hậu nhất so với Nhật, Hàn ...
                                        Thích  131Trả lời
                                        • TRAN ANH  13 giờ trước
                                          Hỡi mấy anh GS-PGS, phải nhỉn về phía trước xem thế giới cần gì?
                                          Thích  123Trả lời
                                          • HUNG NGUYEN 13 giờ trước
                                            Nếu học chữ Hán để duy trì tiếng Việt trong sáng thì không cần thiết. Còn nói học chữ Hán để có được chuẩn mực đạo đức, thì xin thưa với các ngài là nhìn vào xả hội TQ thì sẽ thấy họ học hoàn toàn chữ Hán đấy nhưng xã ...
                                            Thích  88Trả lời
                                            • ĐẶNG TÙNG 13 giờ trước
                                              Cái bây giờ cần e nghĩ là chú trọng dạy tiếng anh đi , Học chữ Hán để làm gì ?? để hiểu đc cái thâm sâu trong tiếng việt ạ.. thế hiểu đc rồi thì sao .. trong khi giờ cả thế giới đang nói tiếng anh thì ko chú ...
                                              Thích  44Trả lời
                                              • TUAN LE 13 giờ trước
                                                Xin các bố. Các bố cứ đưa bộ môn nghiên cứu của các bố là to. Đầu óc con người nó có hạn thôi. Học môn cavs bố vào để làm gì. Có ứng dụng gì cho cuộc sống không. Hay chỉ là một mớ hỗn độn các kiến thức vớ ...
                                                Thích  78Trả lời
                                                • VU DUNG  14 giờ trước
                                                  Ông GS này nói đúng mỗi câu này : Các nhà KHXH của ta là kém nhất .
                                                  Thích  86Trả lời
                                                  • HUỲNH 14 giờ trước
                                                    Các ông GS, PGS ơi các ông có biết thế kỉ này là thế kỉ nào không, các ông có biết là loại ngôn ngữ nào phổ biến nhất và có vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa hay không, hay các ông chỉ ngồi một chỗ mà "phán", các ông nhìn xa hơn một chút có được không vậy
                                                    Thích  41Trả lời
                                                    • PHONG 14 giờ trước
                                                      Chưa kể đến việc học Hán Nôm có làm tiếng Việt trong sáng hơn hay không. Tại sao bác Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Đoàn Lê Giang không ngó thấy chương trình giáo dục nước ta đang nặng nề cỡ nào. Môn nào cũng đánh đồng rồi dồn ép học sinh ...
                                                      Thích  37Trả lời
                                                      • CHÉM GIÓ 14 giờ trước
                                                        Đúng là dở hơi.các ông về dạy cho con cháu các ông học đi.chắc gì chúng nó đã học.mà nói dân ủng hộ.không biết giáo sư tiến sỹ gì đây.theo tôi nên đưa môn săn bắn,hái lượm vào dạy để nhớ về cội nguồn.
                                                        Thích  79Trả lời
                                                        • TRẦN HẢI 15 giờ trước
                                                          Y kiên này rất hay, ban thân tôi tự học được trên 1000 chư, học Han Nôm giúp con người sống sâu sắc hơn.
                                                          Thích  10Trả lời
                                                          • HẢI ANH'SS HOÀNG 15 giờ trước
                                                            Singapo, Thái Lan có coi Hán Nôm là bắt buộc không nhỉ?
                                                            Thích  19Trả lời
                                                            • NICOLE LT  16 giờ trước
                                                              Làm ơn tỉnh dùm cái. Tiếng Việt ABC do người Pháp giúp dân mình thành lập nên và vì vậy người dân Việt hội nhập quốc tế nhanh hơn thời Hán Nôm. Trong sáng của tiếng Việt chính là dùng từ ngữ cao đẹp hình ảnh đúng ngữ cảnh, chứ không ...
                                                              Thích  53Trả lời
                                                              • TÊN KHÔNG CÓ 16 giờ trước
                                                                Nhảm vkl. Tôi chẳng thấy có vấn đề gì nghiêm trọng khi dùng chữ la tinh cả. Vì sao lại muốn bắt học thêm chữ hán? Để hiểu thêm về dân tộc?????? Môn lịch sử chẳng nhẽ không đủ hay sao???????? Hay vì các ông thấy chẳng ai thèm học lịch ...
                                                                Thích  23Trả lời
                                                                • VU DƯƠNG NINH 17 giờ trước
                                                                  Các ngành KHXH rất cần học Hán Nôm cơ bản. Ở trường phổ thông,trong giờ giảng văn cần giảng kỹ các từ Hán Việt để khỏi dùng nhầm lẫn như yếu điểm với điểm yếu hay tối ưu nhất, tái hiện lại...Không nên bắt học sinh học thêm Hán Nôm, các cháu học nặng quá rồi.
                                                                  Thích  15Trả lời
                                                                  • NGƯỜI LONG AN 17 giờ trước
                                                                    Khổ mấy cụ TS này quá. Học Việt văn chỉ cần chú thích rõ nguồn gốc hình thành từ là được. Toàn bày thị vẽ không hà.
                                                                    Thích  15Trả lời
                                                                    • PHAN LONG 18 giờ trước
                                                                      từ ngữ tiếng Việt nếu nói về sự trong sáng thì đó là do sự tự giác và ý thức của học sinh, bây giờ tiếng Việt học còn chưa xong, ngôn ngữ thứ 2 thì cũng chưa chắc đã giao tiếp được đàng hoàng thì bây giờ thêm Hán Nôm ...
                                                                      Thích  15Trả lời
                                                                      • VĂN TIẾN 18 giờ trước
                                                                        tôi ủng hộ việc đưa Hán Nôm vào trong trương trình học bắt buộc vì bây giờ đi đền chùa câu đối hay đại tự tôi chẳng biết người ta viết gì cả!
                                                                        Thích  8Trả lời
                                                                        • CA SĨ 19 giờ trước
                                                                          Thật không thể tin nổi! "TÀU ANH QUA NÚI" rồi sao???
                                                                          Thích  20Trả lời
                                                                          • LVT 19 giờ trước
                                                                            Tất cả các việc xấu mà các vị TS nêu ở trên lại đổ thừa cho việc ta bỏ chữ Hán là hoàn toàn ngụy biện. Nếu ai đó nói hay viết rằng: hai nhà khoa học gia, người nông dân, một số người bác sĩ . . . hoàn toàn ...
                                                                            Thích  31Trả lời
                                                                            • SANGPHAM 20 giờ trước
                                                                              Chữ Nôm là một tài sản cùng với một kho tàng kiến thức vô cùng quý báu của dân tôc Việt Nam, chỉ tiếc là thế hệ trẻ người Việt không được học. Tôi ước gì được học chữ Nôm!
                                                                              Thích  4Trả lời
                                                                              • QUANG HUY 20 giờ trước
                                                                                Cả đời mấy ông chỉ nghiên cứu Hán Nôm rồi lên làm tiến sĩ với giáo sư Hán Nôm, rảnh quá không biết làm gì, không làm việc gì thì sợ dư luận bảo là đất nước có quá nhiều tiến sĩ với giáo sư mà không có được một phát ...
                                                                                Thích  29Trả lời
                                                                                • MIN HARUKIMA 21 giờ trước
                                                                                  Sự lạc hậu của đất nước là do các ông mà ra. Ngồi phòng điều hòa nghĩ đủ thứ để hành học sinh vẫn chưa đủ à? Chúng tôi làm chuột bạch cho mấy ông thí điểm mấy năm cũng mệt mỏi lắm rồi. Tiếng Anh còn chưa ăn ai mà ...
                                                                                  Thích  40Trả lời
                                                                                  • BẢY NHỎ 21 giờ trước
                                                                                    Thưa GS. GS có thể giải thích nguyên nhân GS được không? Không biết các nước Âu - Mỹ có học Hán - Nam mà họ giàu thế? HS bây giờ học thêm ngoại ngữ là tiếng anh mà thi tốt nghiệp vừa rồi điểm thấp lòe tè. Giờ học Hán - Nôm nữa ko biết sẽ ra sao????
                                                                                    Thích  11Trả lời
                                                                                    • SƠN 21 giờ trước
                                                                                      Phải chăng nhàn rỗi sinh nông nỗi, hết chuyện để bàn hay sao lại còn lôi cái mà muốn bỏ đi từ ngàn năm không được. Đúng là học nhiều dở hơi.
                                                                                      Thích  19Trả lời
                                                                                      • NGUYÊN LONG NGUYỄN 21 giờ trước
                                                                                        Khùng ! Giống như dạy cho học sinh điều mất dạy để các em hiểu đúng về sống tử tế.
                                                                                        Thích  18Trả lời
                                                                                        • GIÁO TRẺ  21 giờ trước
                                                                                          Tại sao chữ quốc ngữ của Việt Nam được đánh giá là vượt trội cho với các thể loại chữ tượng hình loằng ngoằng khó hiểu trong khu vực mà giờ lại đòi phổ biến chữ Nôm???????? Tôi cho rằng điều này không cần thiết. Các loại chữ cổ chỉ nên ...
                                                                                          Thích  12Trả lời
                                                                                          • DUNG NGUYEN  22 giờ trước
                                                                                            Hy vọng những nhà giáo có lương tâm và có tư cách lên tiếng về vụ Hán hoá này
                                                                                            Thích  12Trả lời
                                                                                            • THÁI 22 giờ trước
                                                                                              chắc Anh Pháp Mỹ Đức cũng học Hán nên phÁt triển dữ vậy
                                                                                              Thích  16Trả lời
                                                                                              • QUANG NGUYEN 22 giờ trước
                                                                                                Không phải là chữ Hán (mandarin) hiện đại mà là chữ Hán Việt. Học sinh cần học chữ Hán Việt dùng kí âm quốc ngữ a,b,c.... Ví dụ học sinh cần biết nghĩa của các từ như " Thủy phi cơ", "phi trường", " hoả xa", " Trực thăng vận" ... ...
                                                                                                Thích  3Trả lời
                                                                                                • TIẾN TIẾN 22 giờ trước
                                                                                                  Hán Nôm là quốc ngữ chứ không phải ngoại ngữ. Ngày nay chúng ta vẫn đang dùng Hán Nôm nhưng không viết phần ý, mà chỉ viết phần âm đọc. Phần âm tuy Hán-Việt hay thuần Việt thì đều là tinh hoa dân tộc Việt tạo ra trong ngàn năm văn ...
                                                                                                  Thích  6Trả lời
                                                                                                  • VĂN MINH 22 giờ trước
                                                                                                    Cần dạy chữ Hán trong trường học để các PGS. TS về Hán Nôm không bị thất nghiệp.
                                                                                                    Thích  16Trả lời
                                                                                                    • TRẦN 22 giờ trước
                                                                                                      Ờ, học từ Hán để dễ làm việc cho công ty Trung Quốc, ờ, dễ phát triển, ờ dễ ...
                                                                                                      Thích  10Trả lời
                                                                                                      • NGUYEN TOAN 22 giờ trước
                                                                                                        Nói như anh Tiến sỹ Giang thì không lẽ nhiều nước không học Hán Nôm thì đều chậm phát triển? Đất nước này không phát triển được có nhiều nguyên nhân trong đó một nguyên nhân là có quá nhiều Tiến sỹ chỉ giỏi lý thuyết mà chẳng có thực tiễn, ...
                                                                                                        Thích  17Trả lời
                                                                                                        • ĐỨC 22 giờ trước
                                                                                                          Nói thì dễ mà có làm được không? Tôi đang kinh doanh online vậy tôi đề nghị đưa môn này vào học...càng đọc mà càng thấy lộ rõ trình độ của người lý thuyết xuông. Người do thái họ giỏi mà họ có biết chư hán nào đâu?
                                                                                                          Thích  7Trả lời
                                                                                                          • NGUYỄN THI 22 giờ trước
                                                                                                            "Ông Giang dẫn ví dụ, ở Nhật, người tốt nghiệp phổ thông phải biết ít nhất 1.945 chữ Hán, đến hết ĐH thì phải biết khoảng 3.000 chữ. Trung Quốc cũng yêu cầu số lượng tương tự. Hàn Quốc thì hết phổ thông, học sinh phải biết khoảng 1.000 chữ. Chỉ ...
                                                                                                            Thích  18Trả lời
                                                                                                            • NGÔ TIẾN CƯỜNG 19:07 Thứ hai
                                                                                                              Cơ quan Hán Nôm đề nghị đưa chữ Hán vào dạy cho học sinh, cơ quan Tài nguyên - Môi trường đề nghị đưa môi trường vào dạy, cơ quan Dân số đề nghị nên dạy về giới tính, cơ quan giao thông đề nghị dạy về luật giao thông, các ...
                                                                                                              Thích  707Trả lời
                                                                                                              • VÕ VAN HINH 19:03 Thứ hai
                                                                                                                1.500 từ là nhiều so với THCS ( kể cả hết bậc học phổ thông). Hán Nôm là chữ tượng hình, khó viết ,khó nhớ, nhiều nghĩa, Tiếng Anh mà học sinh học 7 năm chưa nhớ hết 2500 từ vựng thì hán nôm khó hơn. Thiết nghĩ các nhà Hán Nôm nên giảm bớt đị. Tam thiên tự của Hán Nôm học 10 năm cũng chưa hết đâu
                                                                                                                Thích  124Trả lời
                                                                                                                • THÀNH 19:02 Thứ hai
                                                                                                                  Hãy dạy tốt môn tiếng Anh, may ra còn có cơ hội phát triển.
                                                                                                                  Thích  479Trả lời
                                                                                                                  • HOÀNG VĂN THẮNG 19:00 Thứ hai
                                                                                                                    Mình chẳng hiểu Hán Nôm là gì? Hán Nôm liệu có phải chữ mà thời kỳ Trung Quốc đàn áp, đô hộ dân tộc ta, rồi chúng nó bắt dân tộc ta học không?
                                                                                                                    Thích  284Trả lời
                                                                                                                      • NHÍM BỐ 13 giờ trước
                                                                                                                        @Hoàng Văn Thắng: là mình chế lại từ chứ hán, thành kiểu chữ đọc âm việt viết chứ tàu
                                                                                                                        Thích  4Trả lời
                                                                                                                        • MINH PHÚ 14 giờ trước
                                                                                                                          @Hoàng Văn Thắng: không bạn ơi,hán nôm là bộ chữ do nhà lý sáng tạo ra dựa trên gốc là chữ hán
                                                                                                                          Thích  3Trả lời
                                                                                                                          • VAN KHOA NGUYEN 17 giờ trước
                                                                                                                            @Hoàng Văn Thắng: Hán ngữ đối với người Việt nam không phải là ngoại ngữ mà là cổ ngữ.
                                                                                                                            Thích  0Trả lời
                                                                                                                            • SANG PHAM 20 giờ trước
                                                                                                                              @Hoàng Văn Thắng: chữ Hán Nôm hay còn gọi là chữ Nôm là chữ viết của người Việt, xuất hiện từ khoảng thế kỉ X, chữ Nôm mượn nét chữ Hán để phiên âm tiếng Việt nên được gọi là Hán Nôm, chữ Nôm là chữ viết của dân tộc Việt Nam thời xưa, và nghĩa khác hoàn toàn chữ Hán cổ của người Trung Quốc.
                                                                                                                              Thích  2Trả lời
                                                                                                                              • DUY THANH 21 giờ trước
                                                                                                                                @Hoàng Văn Thắng: không bạn ạ Hán Nôm là chữ do cha ông ta sáng tạo ra dựa trên chữ Hán của TQ thôi
                                                                                                                                Thích  1Trả lời
                                                                                                                                • VU KHUYNH 21 giờ trước
                                                                                                                                  @Hoàng Văn Thắng: Không hoàn toàn. Trước đây t. Việt tồn tại mà chưa có chữ viết. Các cụ xưa dùng ký tự (bộ chữ Hán) để diễn đạt nhg khái niệm tồn tại. Nhg chữ mới đó là Hán Nôm (ng Trung Hoa đọc không hiểu đâu nhé). Ng phương ...
                                                                                                                                  Thích  4Trả lời
                                                                                                                                • LONG 18:46 Thứ hai
                                                                                                                                  Tôi tán thành vì hiện nay có rất nhiều từ gốc Việt và gốc Hán đồng nghĩa nhiều bạn trẻ không biết nên không chọn từ gốc Việt mà lại dùng từ gốc Hán . Mặt khác Hán văn là một thứ ngôn ngữ rất thâm sâu và hay mà hiện ...
                                                                                                                                  Thích  62Trả lời
                                                                                                                                  • XUÂN THU 18:45 Thứ hai
                                                                                                                                    Có thể hiểu rằng : tiếng Việt sử dụng nhiều từ có nguồn gốc chữ Hán, để hiểu rõ tiếng Việt thì phải học chữ Hán - Nôm.
                                                                                                                                    Thích  46Trả lời
                                                                                                                                      • TUNG NGUYEN 14 giờ trước
                                                                                                                                        @xuân thu: tiếng việt còn chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Pháp nữa có cần học tiếng Pháp k ?
                                                                                                                                        Thích  12Trả lời
                                                                                                                                      • THANH 18:44 Thứ hai
                                                                                                                                        Tôi ủng hộ đề xuất này, việc học chữ Hán nôm trong trường học là điều cần thiết ko phải vì ảnh hưởng của văn hoá Tàu mà cần sự hoà nhập va hiểu hơn về lịch sử dân tộc
                                                                                                                                        Thích  39Trả lời
                                                                                                                                        • HOA 18:43 Thứ hai
                                                                                                                                          Các thầy nói đúng. Để sử dụng tiếng Việt đúng thì cần hiêu Hán Nôm. Nhung vấn đề là nếu đưa vào thì học sinh phải gánh nhiều môn học.
                                                                                                                                          Thích  28Trả lời
                                                                                                                                            • VU KHUYNH 21 giờ trước
                                                                                                                                              @Hoa: Tôi thấy: trong phổ thông ở Pháp có dạy môn Latinh (ngôn ngữ chết). Có thể chọn phương án trung gian, dạy Hán nôm ở dạng phiên âm như chúng ta vẫn đang dùng để tránh hiểu và dùng sai. VD: khối ng hiểu và dùng sai từ "cứu cánh" nhé
                                                                                                                                              Thích  0Trả lời
                                                                                                                                            • LÊ ĐỨC QÚY 18:34 Thứ hai
                                                                                                                                              NGƯỜI VIỆT NAM CÓ NỀN VĂN HIẾN CỦA MÌNH THÌ KHÔNG NHẤT THIẾT ĐƯA HÁN NÔM VÀO GIẢNG DẠY..CÁC NƯỚC CHÂU ÂU HỌ CÓ HỌC HÁN NÔM SAO HỌ VẪN PHÁT TRIỂN.
                                                                                                                                              Thích  370Trả lời
                                                                                                                                                • ĐÀO VĂN NAM 13 giờ trước
                                                                                                                                                  @Lê Đức Qúy: Lịch sử nước ta khác lịch sử các nước phương Tây, trước thế kỷ 19 chữ viết La-tinh chưa có nên ta phải dùng chữ Hán và sau đó là chữ Nôm. Cho đến nay dù có chữ Quốc ngữ nhưng trong từ vựng của ta có rất ...
                                                                                                                                                  Thích  3Trả lời
                                                                                                                                                  • TRÂU ĐIÊN 14 giờ trước
                                                                                                                                                    @Lê Đức Qúy: tán thành quan điểm này
                                                                                                                                                    Thích  3Trả lời
                                                                                                                                                    • KHANH TOAN 21 giờ trước
                                                                                                                                                      @Lê Đức Qúy: Chữ Nho là chữ của người Tàu, người Việt dựa vào đó để tạo ra chữ Hán Nôm. Chữ Hán Nôm là tài sản của cả dân tộc đấy ông ạ. Lịc sử kém quá.
                                                                                                                                                      Thích  2Trả lời
                                                                                                                                                      • VU KHUYNH 21 giờ trước
                                                                                                                                                        @Lê Đức Qúy: ở trường Pháp họ có môn La tinh
                                                                                                                                                        Thích  1Trả lời
                                                                                                                                                      • GIÁO SẮP HƯU 18:33 Thứ hai
                                                                                                                                                        Chỉ mỗi môn tiếng Anh, học từ lớp 6 đến lớp 12 mà kết quả thi TH THPT như thế nào ai cũng biết rồi, bây giờ thêm môn Hán Nôm nữa thì không biết sẽ ra sao? Một trong những môn học mà sinh viên "sợ" nhất và kết quả ...
                                                                                                                                                        Thích  191Trả lời
                                                                                                                                                        • NGUYỄN VĂN THOẠI  18:31 Thứ hai
                                                                                                                                                          Đây là các ý kiến quá hay của các cao nhân
                                                                                                                                                          Thích  12Trả lời
                                                                                                                                                            • LAN 19 giờ trước
                                                                                                                                                              @nguyễn văn thoại : mời các cao nhân sang tung của mà sống nhé. Đây là nước Việt nam và dân tộc Việt.
                                                                                                                                                              Thích  8Trả lời
                                                                                                                                                            • THỌ 18:19 Thứ hai
                                                                                                                                                              Thời buổi này mà dạy Hán Nôm hả trời,thật không hiểu nổi
                                                                                                                                                              Thích  93Trả lời
                                                                                                                                                              • HỒ THANH 18:10 Thứ hai
                                                                                                                                                                Học nhiều quá khổ quá rồi. Đừng bắt học thêm nữa các ông bác học xa rời thực tiễn ơi. Đừng cổ hủ quá. Việc quan trọng nhất là học tiếng Anh để theo kịp thế giới. Nước ta tụt hậu quá rồi. Chữ Hán Nôm nên dành cho các nhà nghiên cứu khoa học.
                                                                                                                                                                Thích  105Trả lời
                                                                                                                                                                • ĐỪNG NGỤY BIỆN - HIỂU CHO ĐÚNG 18:06 Thứ hai
                                                                                                                                                                  Việc phân tích và giảng nghĩa các từ Hán Việt là cần thiết để các em học sinh hiểu được các tác phẩm và nắm được ý nghĩa, nhưng không đồng nghĩa với việc phải dạy và bắt các em học-viết được chữ Hán Nôm. Các ông GS, TS đừng lôi ...
                                                                                                                                                                  Thích  207Trả lời
                                                                                                                                                                  • CƯỜNGBALD 17:59 Thứ hai
                                                                                                                                                                    Thế kỷ nào rồi mà vẫn còn học tiếng Hán, kể cả tiếng Hán Nôm đi nữa. Sự trong sáng của Tiếng Việt không chỉ dựa vào mấy từ Hán Nôm. Chữ này chỉ dành cho giới học thuật thôi, còn đưa vào các cấp học thì có vẻ...hoang đường sao ...
                                                                                                                                                                    Thích  164Trả lời

                                                                                                                                                                  "













                                                                                                                                                                  1. Năm 2010:


                                                                                                                                                                  Mặt báo chí năm 2010
                                                                                                                                                                  "
                                                                                                                                                                  26/06/2010 02:28 GMT+7
                                                                                                                                                                  TTCT - LTS: Cần có chủ trương đối với chữ Hán là một trong các kiến nghị được Hội thảo khoa học toàn quốc “Phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay” đưa ra cuối tuần qua. Chúng tôi giới thiệu bài viết của PGS.TS Đoàn Lê Giang cho TTCT về kiến nghị này.
                                                                                                                                                                  Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiếng Việt đang bị dùng sai một cách khủng khiếp. Chỉ có mấy từ dùng sai mà sửa mãi vẫn không hết: yếu điểm được dùng như điểm yếu, cứu cánh được dùng như cứu giúp, thậm chí có nhà văn nọ còn dùng từ khiếm nhã như là trang nhã...
                                                                                                                                                                  Sinh viên ngay cả ngành khoa học xã hội và nhân văn mà vốn từ hết sức nghèo nàn, nhiều người trong số họ không có khả năng hiểu được những từ gắn với nhà trường như: học phong, môn phong, đồng song, đồng môn...
                                                                                                                                                                  Những sai lầm yếu kém trên sẽ không có nếu học sinh được học chữ Hán, có thói quen tra từ điển Hán - Việt và tiếng Việt. Nếu như 50 năm trước Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là do lo ngại tình trạng lạm dụng từ gốc Hán, như thay vì sân bay thì nói phi trường, núi lửa thì nói hỏa diệm sơn, tàu ngầm thì nói tiềm thủy đĩnh..., nhưng với tình hình giáo dục như hiện nay thì lấy đâu ra người hiểu được chữ diệm là cái sáng, cái nóng trên ngọn lửa, tiềm thủy là ẩn dưới nước...
                                                                                                                                                                  Vì vậy bây giờ nói đến việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt chính lại là phải học chữ Hán.
                                                                                                                                                                  100 năm - một chủ trương bỏ dở
                                                                                                                                                                  Trong luận văn nổi tiếng Luận về chính học cùng tà thuyết của Ngô Đức Kế, nhà chí sĩ đã phê phán một cách mạnh mẽ tình trạng học thuật đương thời: “Âu học vẫn chưa vin được ngọn ngành mà Hán học đã đứt cả cội rễ”.
                                                                                                                                                                  Ông vẫn mơ ước dân tộc ta có một nền quốc học sâu sắc để làm cơ sở tiếp thu nền văn minh hiện đại từ phương Tây. Thế nên Trường Đông Kinh Nghĩa Thục của các chí sĩ duy tân thành lập năm 1907, bên cạnh đề cao thực học, đề cao tự do trình bày tư tưởng, cổ động việc học chữ quốc ngữ Latin để thay cho chữ Nôm, trường vẫn tổ chức học một cách nghiêm túc hai ngoại ngữ bắt buộc: tiếng Pháp và tiếng Hán.
                                                                                                                                                                  Trước năm 1945 ở nước ta, sau khi thực dân Pháp bỏ các kỳ thi chữ Hán thì chữ Hán vẫn được giảng dạy trong nhà trường, mỗi tuần 1-2 tiết. Tuy số tiết học rất ít ỏi nhưng cũng đủ cho người học hiểu được chữ Hán, không dùng sai, viết sai tiếng Việt và để tinh thần truyền thống qua thứ chữ ấy góp phần tạo nên cốt cách con người.
                                                                                                                                                                  Ở miền Nam trước năm 1975 từng tổ chức một chương trình dạy tiếng Hán cho học sinh từ trung học đệ nhất cấp với bộ sách giáo khoa khá tốt: Hán văn khóa bản, học 1 giờ/tuần bên cạnh hai ngoại ngữ bắt buộc: tiếng Anh và tiếng Pháp.
                                                                                                                                                                  Dạy chữ Hán trong nhà trường như thế nào?
                                                                                                                                                                  Nhìn ra các nước Đông Á, không có nước nào dám đoạn tuyệt với chữ Hán. Người Trung Quốc trước kia trong cơn sùng bái phương Tây và đổ lỗi sự lạc hậu của dân tộc mình cho chữ Hán, từng mơ Latin hóa chữ viết của mình, nhưng rồi họ đành bằng lòng quay về với việc dùng chữ Hán giản thể và dạy cho học sinh phổ thông biết tối thiểu khoảng 3.000 chữ Hán.
                                                                                                                                                                  Người Nhật Bản cũng từng thử nghiệm dùng chữ Romaji (chữ Latin) nhưng không thành, thế là quay lại sử dụng chữ Kana mà dân tộc họ đã sáng tạo từ hơn 10 thế kỷ trước, bên cạnh đó vẫn bắt buộc học sinh tốt nghiệp trung học phải biết thuần thục 1.945 chữ Hán. Người Hàn Quốc chính thức sử dụng chữ Hangul được tạo ra từ thế kỷ 15.
                                                                                                                                                                  Trong văn bản tiếng Hàn thông thường hiện nay hầu như không còn chữ Hán nữa, nhưng những văn bản cổ hơn hay tài liệu khoa học thì dùng khá nhiều. Vì vậy chương trình giáo dục của Hàn Quốc vẫn dạy chữ Hán cho học sinh: cấp II dạy 900 chữ, cấp III dạy 900 chữ, tổng cộng là 1.800 chữ.
                                                                                                                                                                  Ở Việt Nam, nếu đưa chữ Hán vào dạy trong trường phổ thông chắc chắn sẽ gây phản ứng từ nhiều phía. Nhưng chừng nào chúng ta còn dùng tiếng Việt, chừng nào chúng ta còn coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc, chừng nào chúng ta còn nhìn các nước Đông Á như những cái mốc cần phải đuổi kịp thì chừng ấy chúng ta còn cần phải dạy chữ Hán.
                                                                                                                                                                  Hiện nay vẫn có nhiều giảng viên các khoa ngữ văn, lịch sử ở những đại học lớn biết chữ Hán. Chúng ta bắt đầu từ việc dạy đại trà cho sinh viên ngữ văn ở các đại học, từ đó đưa họ ra dạy thí điểm ở một số trường phổ thông. Sau đó rút kinh nghiệm, dạy chữ Hán cho học sinh trung học cơ sở, dần dần mở rộng ra học sinh chuyên ban khoa học xã hội ở trung học phổ thông. Cuối cùng mới tính đến việc dạy cho tất cả học sinh ở các ban khác.
                                                                                                                                                                  Chỉ cần dạy cho học sinh khoảng 1.000 chữ Hán để biết chữ nghĩa căn bản, biết cách tra từ điển, biết cách tự học. Sau này khi có điều kiện tốt hơn, có thể dạy khoảng 2.000 chữ Hán như người Nhật, người Hàn Quốc.
                                                                                                                                                                  Nếu chúng ta kiên quyết, kiên trì đưa chữ Hán vào chương trình phổ thông, tiếng Việt của chúng ta sẽ giàu có hơn, trong sáng hơn, ít bị sai hơn. Chúng ta sẽ có được thế hệ người Việt Nam mới: hiện đại, giàu có, mạnh mẽ, nhưng cũng uyên thâm cổ học, biết cắm rễ tri thức của mình vào nguồn mạch phương Đông và dân tộc, biết sống thung dung theo đạo học phương Đông và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
                                                                                                                                                                  "
                                                                                                                                                                  http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/20100626/can-khoi-phuc-viec-day-chu-han-trong-nha-truong/386515.html






                                                                                                                                                                  Fb Đoàn Lê Giang (post lại bài đã viết năm 2010)
                                                                                                                                                                  "
                                                                                                                                                                  THAM LUẬN HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN VÀ GIỮ GÌN SỰ
                                                                                                                                                                  TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ”



                                                                                                                                                                  ĐOÀN LÊ GIANG(*)

                                                                                                                                                                  1. Tại sao phải học chữ Hán?

                                                                                                                                                                  Sự sụp đổ của tiếng Việt?

                                                                                                                                                                  Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong sách báo, tiếng Việt đang bị dùng sai một cách khủng khiếp. Chỉ có mấy từ dùng sai mà sửa mãi mấy chục năm vẫn không hết: yếu điểm được dùng như điểm yếu, cứu cánh được dùng như cứu giúp, thậm chí có nhà văn nọ trên báo Văn nghệ còn dùng từ khiếm nhã như là trang nhã… Ngay cả sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn mà vốn từ hết sức nghèo nàn. Nhiều trong số họ không còn có khả năng hiểu được cả những từ gắn với nhà trường như: học phong, môn phong, đồng song, đồng môn, không phân biệt được nghĩa của những chữ đồng âm như: Minh: thông minh, đồng minh, u minh, Đồng: đồng bào, đồng hồ, hài đồng v.v. Nếu như có dịp chúng ta thử thống kê một bài luận của một người có bằng thành chung trước 1945 và một người có bằng tú tài hiện nay xem vốn từ của họ chênh lệch với nhau như thế nào? Liệu tiếng Việt trong tương lai có thể sẽ như ngôn ngữ “chat” trên mạng không? Tiếng Việt có thể sẽ trở về như một thổ ngữ chỉ nói được những chuyện đơn giản thường nhật không?
                                                                                                                                                                  Những sai lầm yếu kém trên sẽ không có nếu học sinh được học chữ Hán, có thói quen tra từ điển Hán - Việt và tiếng Việt. Vì vậy nếu như 50 năm trước Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là do lo ngại tình trạng lạm dụng từ gốc Hán, như: thay vì sân bay thì nói phi trường, núi lửa thì nói hỏa diệm sơn, tàu ngầm thì nói tiềm thủy đĩnh…, nhưng với tình hình giáo dục như hiện nay thì lấy đâu ra người hiểu được chữ Diệm là cái sáng, cái nóng trên ngọn lửa, Tiềm thủy là ẩn dưới nước…, thế cho nên bây giờ nói đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chính lại là phải học chữ Hán.
                                                                                                                                                                  Ở Nhật Bản từ mấy chục năm trước những trí thức có tâm huyết đã báo động về nguy cơ suy thoái của tiếng Nhật qua một loạt sách bán rất chạy với tựa đề gây “sốc”: Sự sụp đổ của tiếng Nhật (崩(くず)れゆく日本語), Tại sao người ta phá hoại tiếng Nhật? (なぜ日本語を破壊するのか) của Fukuda Tsuneari 福田恒存; Tiếng Nhật hấp hối (死に掛けた日本語) của Tsuchiya Michio 土屋道雄(1). Trong đó cuốn Sự sụp đổ của tiếng Nhật với phụ chú “Tiếng Nhật của bạn đang hỗn loạn như thế nào!” (あなたの日本語はこんなに乱(みだ)れている) trở thành một loại sách bestseller – trong vòng 3 năm nó được tái bản đến 10 lần với số lượng hàng trăm ngàn bản. Trong tất cả các sách ấy, người ta đều quy nguyên nhân cho sự suy thoái của tiếng Nhật là ở chỗ dùng từ gốc Hán sai, kiến thức về chữ Hán nghèo nàn, lạm dụng từ gốc tiếng Anh... Tiếng Nhật với một chương trình giáo dục chú ý giảng dạy gần 2000 chữ Hán mà còn như vậy, huống chi tiếng Việt. Trước tình hình giáo dục và sử dụng tiếng Việt như hiện nay, chúng ta cảnh báo về sự sụp đổ của tiếng Việt có còn sớm quá không? Số từ gốc Hán chiếm đến 70% số từ vựng tiếng Việt, mà người Việt không học chữ Hán, không hiểu chữ Hán, thế thì làm sao mà chẳng dùng từ sai và vốn từ nghèo nàn. Nếu tình hình không được cải thiện thì viễn cảnh về sự sụp đổ của tiếng Việt sẽ còn không xa.
                                                                                                                                                                  Vong bản ngay trên đất nước mình

                                                                                                                                                                  Có lần một sinh viên Nhật Bản khoe với tôi: Em đến thăm chùa Vĩnh Nghiêm thấy đề là chùa thuộc phái Lâm Tế, em thấy rất thân thuộc vì giống như ngôi chùa ở gần nhà bà ngoại em. Thế nhưng đối với một thanh niên Việt Nam thì khi họ đến chùa Vĩnh Nghiêm hay chùa Tây Phương, chùa Bút Tháp…, nhìn lên bảng hiệu, hoành phi, câu đối hay bài vị, họ sẽ cảm thấy xa lạ như bất kỳ một ngôi chùa nào ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…

                                                                                                                                                                  Thanh niên Việt Nam không còn thấy có một mối dây liên hệ nào giữa mình với quá khứ của ông cha: đình chùa, miếu mạo, thư tịch. Họ không có xúc cảm nào trước một tập thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, một quyển Kiều bằng chữ Nôm, một ngôi mộ của Nguyễn Du, của Nguyễn Đình Chiểu…Có thể nói thanh niên Việt Nam đang vong bản ngay chính trên đất nước mình. Thế nên ai cũng thấy, so với các nước Đông Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…thanh niên Việt Nam hiện đại hóa yếu nhất, nhưng đồng thời cũng giữ bản sắc dân tộc kém nhất. Vì vậy nếu như vào thời Lê, Nguyễn Trãi yêu cầu phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tức là không lạm dụng văn hóa, ngôn ngữ, trang phục Hán, bây giờ giữ gìn bản sắc dân tộc thì lại phải học chữ Hán và có hiểu biết về văn hóa phương Đông(2).
                                                                                                                                                                  Các trí thức, nghiên cứu sinh Việt Nam với các trí thức, nghiên cứu sinh Đông Á
                                                                                                                                                                  Khi một nhà văn Nga, Mỹ đến thăm Y.Kawabata, nhà văn Nhật Bản được giải Nobel năm 1968, thì thường được Kawabata viết tặng cho một bức thư pháp chữ Hán theo phong cách Nhật Bản. Một giáo sư Trung Quốc, Đài Loan đến thăm một giáo sư Việt Nam, các ông cũng thường tặng một bức thư pháp. Cái thú tao nhã ấy đối với các nhà văn Việt Nam đã lùi xa lắm rồi - thời Đông Hồ, Vũ Hoàng Chương thì còn, chứ như bây giờ thì hoàn toàn không. Trong giao tiếp còn như vậy huống chi trong sáng tác. Vì vậy sẽ không lấy làm lạ khi trong tác phẩm của các nhà văn Đông Á chiều sâu của văn hóa truyền thống sâu sắc hơn hẳn các nhà văn Việt Nam hiện nay.

                                                                                                                                                                  Đối với nhà văn thì thế, với các nhà nghiên cứu tình trạng cũng buồn không kém. Các nhà nghiên cứu Đông Á - trừ Việt Nam, dù không nghiên cứu chuyên về cổ điển nhưng vẫn hiểu được khá sâu chữ Hán và văn hóa truyền thống của họ. Dù họ làm văn, sử, triết, nhân học, ngôn ngữ học…hiện đại, họ vẫn có thể đọc được thư tịch cổ của nước họ - với nhiều mức độ khác nhau. Ở Việt Nam một nhà nghiên cứu sẽ cảm thấy rất khó khăn khi hiểu về những vấn đề văn, sử, triết, ngôn ngữ cổ của dân tộc mình. Sinh viên, nghiên cứu sinh về KHXH và nhân văn của Việt Nam gần như không hiểu được sách vở của cha ông nếu không được dịch, chú, phiên âm ra chữ quốc ngữ Latin – mà đã đọc bản dịch mà không có khả năng kiểm tra độ chính xác của bản dịch ấy thì mức độ tiếp thu, thấu hiểu rất khiêm tốn. Có một hiện tượng cần lưu ý là hiện nay có nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học Trung Quốc đang nghiên cứu rất sâu về văn hóa cổ của Việt Nam – mà Đại học Quảng Tây là một trung tâm được phân công chuyên nghiên cứu về việc ấy. Họ nghiên cứu từ văn bản gốc về Lý Công Uẩn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn…, trong khi đó hầu như các nghiên cứu sinh Việt Nam không thể làm được điều ấy – trừ số tốt nghiệp chuyên ngành Hán Nôm(3). 

                                                                                                                                                                  Có thể nói khi ra nước ngoài học tập, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh Việt Nam không thua kém gì so với sinh viên các nước Đông Á khác về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, hay kể cả kinh tế, nhưng về KHXH và NV thì còn kém khá xa. Không ít sinh viên Việt Nam than thở không biết biểu diễn bộ môn văn hóa truyền thống gì cho bạn bè các nước xem, trong khi sinh viên Hàn Quốc ai cũng biết biểu diễn trống dân tộc và viết được thư pháp Hàn, sinh viên Nhật thì khỏi phải nói: trà đạo, kiếm đạo, hoa đạo, nhu đạo, thư đạo…Sinh viên Việt Nam ngoài áo dài và nem rán ra thì hết! Tại sao sinh viên Việt Nam đến nông nỗi ấy? Trước hết là vì kinh tế, nhưng quan trọng hơn là: nền giáo dục của chúng ta rất kém trong việc giáo dục văn hóa truyền thống mà việc loại bỏ chữ Hán là biểu hiện đầu tiên và gây ấn tượng nhất. Học tắt, “đi tắt” là não trạng chiến tranh hay là một khiếm khuyết của dân tộc?

                                                                                                                                                                  Sinh thời nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo từng nói nhiều về ích lợi của chữ Hán trong sự phát triển của trí tuệ, từng cảnh báo nhiều lần về nguy cơ hiểu biết hời hợt về văn hóa của người Việt khi Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực Đông Á bỏ chữ Hán hoàn toàn. Gần đây GS. Nguyễn Đình Chú cũng viết bài nói về sự cần thiết phải khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường(4). Việc dạy chữ Hán không phải được đặt ra gần đây, mà nó đã được đặt ra từ hơn 100 năm trước – từ thời các chí sĩ duy tân mở trường Đông Kinh Nghĩa thục, rồi trở đi trở lại nhiều lần trong lịch sử giáo dục Việt Nam, nhưng rồi do chiến tranh, do những lấn cấn trong quan hệ Việt-Trung và nhất là do nhận thức chưa tới mà chủ trương ấy đành bỏ dở. 

                                                                                                                                                                  2. 100 năm – một chủ trương bỏ dở 

                                                                                                                                                                  Ước mơ của thế hệ trí thức cận đại

                                                                                                                                                                  Trong luận văn khét tiếng Luận về chính học cùng tà thuyết của Ngô Đức Kế, nhà chí sĩ đã phê phán một cách mạnh mẽ tình trạng học thuật đương thời: “Âu học vẫn chưa vin được ngọn ngành mà Hán học đã đứt cả cội rễ”(5). Ông vẫn mơ ước dân tộc ta có một nền Quốc học sâu sắc để làm cơ sở tiếp thu nền văn minh hiện đại từ phương Tây.

                                                                                                                                                                  Trường Đông Kinh Nghĩa Thục của các chí sĩ duy tân thành lập năm 1907, cho đến nay vẫn được nhiều chuyên gia về lịch sử, ngữ văn, giáo dục đánh giá là trường học có tư tưởng giáo dục tiên tiến nhất, sâu sắc nhất ở nước ta từ trước đến nay. Trường đề cao thực học, đề cao tự do trình bày tư tưởng, cổ động việc học chữ quốc ngữ Latin thay cho chữ Nôm, nhưng bên cạnh đó Trường vẫn tổ chức học một cách nghiêm túc 2 ngoại ngữ bắt buộc: Pháp văn (do Nguyễn Văn Vĩnh cùng một số nhà giáo nữa phụ trách) và Hán văn (do Nguyễn Quyền, Hoàng Tăng Bí, Lương Trúc Đàm…phụ trách). Nếu từ đó đến nay tư tưởng giáo dục ấy được thực hiện thì chúng ta đã có một nền giáo dục Việt Nam khác hẳn: hiện đại hơn, nhưng cũng đậm đà bản sắc dân tộc hơn.

                                                                                                                                                                  Trước 1945 ở nước ta, sau khi thực dân Pháp bỏ các kỳ thi chữ Hán thì chữ Hán vẫn được giảng dạy trong nhà trường, mỗi tuần 1-2 tiết. Tuy số tiết học rất ít ỏi, nhưng cũng đủ cho người học hiểu được chữ Hán, không dùng sai tiếng Việt và để cái tinh thần truyền thống qua thứ chữ ấy góp phần tạo nên cốt cách con người. Nhiều gia đình có gia phong tốt vẫn mời thầy về hoặc tự gia đình mình dạy chữ Hán cho con cháu. Nhờ cách làm ấy mà các trí thức được đào tạo thời Pháp nhìn chung đều có một kiến thức Hán học khá vững chắc bên cạnh kiến thức Tây học căn bản. Chính họ chứ không phải ai khác đã làm rường cột trí thức cho quốc gia và mãi mãi là niềm tự hào của đất nước: Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, Đặng Thai Mai, Ca Văn Thỉnh, Trần Văn Giáp, Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Văn Huyên, Trần Văn Giàu…

                                                                                                                                                                  Chương trình Hán văn khóa bản ở miền Nam trước 1975

                                                                                                                                                                  Nhận thức được tầm quan trọng của chữ Hán nên Bộ Quốc gia Giáo dục miền Nam trước 1975 từng tổ chức một chương trình Hán văn dạy cho học sinh từ trung học đệ nhất cấp với bộ sách giáo khoa khá tốt: Hán văn khóa bản, học 1 giờ/ tuần bên cạnh hai sinh ngữ bắt buộc: Anh văn và Pháp văn. Lên đến trung học đệ nhị cấp, các chuyên ban được chia ra như sau:
                                                                                                                                                                  - Ban A: chuyên sâu về Vạn vật 
                                                                                                                                                                  - Ban B: chuyên sâu về Toán
                                                                                                                                                                  - Ban C: chuyên về Sinh ngữ (Anh, Pháp)
                                                                                                                                                                  - Ban D: chuyên về cổ ngữ (chọn Anh hoặc Pháp và một cổ ngữ: Hán văn hoặc Latin) (6)

                                                                                                                                                                  Một chương trình như thế là rất căn bản, rất đáng tham khảo, học tập. Các nhà làm giáo dục ở miền Nam cũng hiểu cái tế toái của việc dạy - học chữ Hán, cái khổ công của việc học một hai ngoại ngữ, nhưng họ sẵn sàng bỏ bớt nhiều môn học khác để dành thời gian học ngôn ngữ và cổ ngữ (học cả tiếng Latin như các trường phổ thông ở châu Âu), vì chỉ qua ngôn ngữ người ta mới hiểu sâu được văn hóa và mới có thể phát triển tư duy. Học ngôn ngữ là cái học căn bản, từ đó tạo điều kiện cho người ta tự học, tự học suốt đời. Ngày nay để giải quyết tận gốc cái tệ “trần ngôn sáo ngữ” trong việc học và thi môn ngữ văn ở trường phổ thông, tôi thấy cần phải tham khảo nghiêm túc chương trình giáo dục, trước hết là quốc văn và sinh ngữ của miền Nam trước 1975 cùng với chương trình các nước Đông Á và phương Tây khác để làm ra một chương trình mới căn bản hơn, hiện đại hơn, có tác dụng bồi bổ nguyên khí của quốc gia. 

                                                                                                                                                                  “Thoát Hán học”?

                                                                                                                                                                  Ở miền Bắc chữ Hán bị loại hẳn ra khỏi trường phổ thông từ khá sớm. Trong chương trình giáo dục phổ thông không thấy học Hán văn mà chỉ có môn Trung văn với tính cách là môn ngoại ngữ hàng đầu cùng với môn Nga văn. Nguyên nhân của sự ghẻ lạnh với chữ Hán có lẽ xuất phát từ không khí “phản đế phản phong” bao trùm xã hội bấy giờ. Tất cả những gì thuộc về cổ học và Hán học đều dễ bị đánh đồng với chế độ phong kiến tàn ác, bảo thủ, lạc hậu. Phải chăng lúc bấy giờ chúng ta muốn xây dựng nền giáo dục mới, con người mới, xã hội mới, một nền độc lập tự chủ trên cơ sở một nước Việt Nam mới phủ định quá khứ phong kiến, có xu hướng “thoát Hán học”?

                                                                                                                                                                  Cách mạng văn hóa của Trung Quốc nổ ra, ít nhiều ảnh hưởng đến nước ta với khẩu hiệu “phê Lâm phê Khổng” (phê tên phản động Lâm Bưu, phê Khổng Tử) làm cho xu hướng bài xích Hán học càng mạnh. Đỉnh điểm của xu hướng bài xích Hán học ấy là việc Trung văn, Hán học bị lẳng lặng đưa ra khỏi nhà trường sau khi tiếng súng của người đàn anh khổng lồ nổ ra ở biên giới phía Bắc năm 1979. 

                                                                                                                                                                  Thoát Hán học có phải là con đường đúng đắn để xây dựng nền giáo dục mới không? Hán học có mặt ở nước ta hàng nghìn năm nay, gắn bó với dân tộc này, nên nó đã trở thành một phần của Quốc học. Vì thế “thoát Hán học” cũng mở đường cho thoát Quốc học. Các nước Đông Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc không cần thoát Hán học, thậm chí đưa cả một phần tinh thần Hán học vào hoạt động kinh tế, xã hội, thế mà vẫn xây dựng được đất nước hùng cường với một nền kinh tế phát triển, một nền công nghiệp hiện đại.
                                                                                                                                                                  3. Dạy chữ Hán trong nhà trường như thế nào? 

                                                                                                                                                                  Người Việt cô đơn ở khu vực Đông Á

                                                                                                                                                                  Hiện nay cùng với sự tăng trưởng đầu tư mạnh mẽ của các nước Đông Á, số lượng học viên học các tiếng Hoa, Nhật, Hàn tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê gần đây: số lượng người học tiếng Nhật toàn quốc lên đến 20.000 người, số lượng người học tiếng Hoa nhiều hơn một chút. Việc học các ngôn ngữ phương Đông có sử dụng chữ Hán như trên, khiến cho sinh viên Việt Nam càng thấy trong vốn ngôn ngữ của mình thiếu hụt trầm trọng chữ Hán và vốn văn hóa truyền thống quá nghèo nàn.

                                                                                                                                                                  Sau giấc mơ hiện đại hóa bằng cách làm bạn với các nước XHCN Đông Âu bất thành, Việt Nam trở về với khu vực của mình: Đông Nam Á và Đông Á. Văn hóa Đông Nam Á là cơ tầng thứ nhất của Việt Nam, nhưng chúng ta đã xa cách vùng văn hoá này từ hàng nghìn năm nay, ngày nay chúng ta càng cảm thấy xa hơn nữa do tôn giáo Đông Nam Á chủ yếu là Hồi giáo và Phật giáo tiểu thừa. Việt Nam trở về với khu vực Đông Á, còn được mệnh danh là Khu vực văn hóa chữ Hán (Hán tự văn hóa quyển), phát triển mạnh mẽ hơn, mà gần gũi với mình hơn. Trở về với Đông Á mới thấy việc loại bỏ hoàn toàn chữ Hán ra khỏi chương trình giáo dục khiến người Việt Nam hiện tại đứt đoạn với truyền thống dân tộc, và người Việt trở nên lạc lõng, cô đơn với các nước trong khu vực. Dân tộc Việt Nam vốn không phải là một dân tộc cực đoan, nhưng do những trớ trêu của lịch sử và cả sai lầm trong nhận thức khiến cho chúng ta đoạn tuyệt với chữ viết, văn hóa ông cha mạnh mẽ hơn tất cả các quốc gia khu vực văn hóa chữ Hán còn lại.
                                                                                                                                                                  Nhìn ra các nước Đông Á, không có nước nào dám đoạn tuyệt với chữ Hán:
                                                                                                                                                                  • Người Trung Quốc trước kia trong cơn sùng bái phương Tây và đổ lỗi sự lạc hậu của dân tộc mình cho chữ Hán, đã từng mơ Latin hóa chữ viết của mình, nhưng giấc mơ ấy bất khả. Họ đành bằng lòng quay về với việc dùng chữ Hán giản thể, và dạy cho học sinh phổ thông biết tối thiểu khoảng 3.000 chữ Hán để có thể đọc được tiếng phổ thông.

                                                                                                                                                                  • Người Nhật Bản cũng từng thử nghiệm dùng chữ Romaji (Chữ Latin) nhưng những văn bản Latin tiếng Nhật hồi đầu thế kỷ XX trở thành những bản mật mã. Họ đành sử dụng hệ thống chữ Kana (chữ phiên âm) mà dân tộc họ đã sáng tạo ra từ hơn 10 thế kỷ trước với hai dạng Hiragana và Katakana(7), bên cạnh đó vẫn phải bắt buộc học sinh tốt nghiệp trung học phải biết thuần thục 1.945 chữ Hán

                                                                                                                                                                  • Người Hàn Quốc chính thức sử dụng chữ Hangul mà dân tộc họ đã sáng tạo ra từ TK.XV(8), trong văn bản tiếng Hàn thông thường hiện nay hầu như không còn chữ Hán nữa, nhưng những văn bản cổ hơn hay tài liệu khoa học thì dùng khá nhiều. Vì vậy chương trình giáo dục của Hàn Quốc vẫn dạy chữ Hán cho học sinh: cấp 2 dạy 900 chữ, cấp 3 dạy 900 chữ, tổng cộng là 1800 chữ. Lên đại học, sinh viên muốn đi sâu vào KHXH thì phải học chữ Hán nhiều hơn nữa.
                                                                                                                                                                  Chỉ riêng có Việt Nam là hoàn toàn không dạy chữ Hán trong chương trình phổ thông. Điều ấy có liên quan gì không với tình trạng kinh tế Việt Nam phát triển kém nhất, tiếng Việt dùng sai, nghèo nàn và bản sắc văn hóa dân tộc mờ nhạt nhất so với các nước trong khu vực?

                                                                                                                                                                  Làm thế nào để dạy chữ Hán trong nhà trường?

                                                                                                                                                                  Hiện nay chữ Hán đã “tuyệt chủng” ở Việt Nam chưa? Mặc dù tình hình học tập chữ Hán khó khăn như thế, nhưng chữ Hán vẫn còn sống. Những người biết chữ Hán bao gồm:
                                                                                                                                                                  - Những nhà nghiên cứu, giảng viên chuyên nghiên cứu về Hán Nôm. Hiện có 3 trung tâm lớn nghiên cứu và giảng dạy lâu đời về chữ Hán là: Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Bộ môn Hán Nôm thuộc Khoa Văn học, Trường ĐH KHXH và NV – ĐHQG HN và Bộ môn Hán Nôm thuộc Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường ĐH KHXH và NV – ĐHQG TP.HCM

                                                                                                                                                                  - Một số học giả từng được đào tạo về Hán Nôm đang làm việc ở các ngành khác: văn, sử, triết, văn hóa…

                                                                                                                                                                  - Một số người tự học Hán Nôm hay được đào tạo Hán Nôm từ những chương trình khác nhau: từ gia đình cho đến trường học. 

                                                                                                                                                                  Chủ trương đưa chữ Hán vào dạy trong trường phổ thông chắc chắn sẽ gây phản ứng dữ dội từ nhiều phía. Chúng tôi đã hình dung ra những câu hỏi cơ bản và cách trả lời sau:
                                                                                                                                                                  (1) Hỏi: Sao không nghĩ học cái gì khác hiện đại, kiếm ra tiền, lại bày ra trò học Hán Nôm – một thứ chữ “cổ lỗ, lạc hậu” đã chết từ lâu rồi? 
                                                                                                                                                                  Trả lời: Việc giáo dục không phải chỉ học cái hiện đại, dễ kiếm tiền, việc giáo dục con người có sứ mệnh lớn hơn thế nhiều. Lợi ích của việc học chữ Hán như đã nói ở trên là để cứu lấy tiếng Việt, để bảo vệ văn hóa dân tộc, để góp phần xây dựng người Việt Nam trở thành những con người có học vấn, có căn bản, biết tiếp thu cái mới, nhưng cũng biết kế thừa tinh hoa truyền thống…Việc làm này không có gì mới mà chỉ là kế thừa tư tưởng giáo dục của ông cha từ trường Đông Kinh Nghĩa Thục cho đến chương trình giáo dục của miền Nam trước 1975, cũng tương tự như người Nhật, người Hàn dạy chữ Hán, người phương Tây dạy chữ Latin cho con em họ.

                                                                                                                                                                  (2) Hỏi: Học sinh hiện nay học đã quá tải rồi, học thêm chữ Hán nữa thì còn thì giờ đâu nữa?
                                                                                                                                                                  Trả lời: Học trò quá tải vì chương trình của chúng ta quá rườm rà và vì cách học nhồi nhét, cách thi theo kiểu “trả bài” của chúng ta. Nên lược bớt chương trình đi, chỉ học những môn căn bản thôi. Chữ Hán là một trong những môn căn bản. Chính việc học chữ Hán sẽ cho chúng ta thấy học ngữ văn mà học thuộc văn mẫu mất rất nhiều thì giờ như hiện nay là không cần thiết. Hơn nữa có lẽ trước mắt chúng ta chỉ cần dạy cho học sinh khoảng 1000 chữ Hán để cho họ biết chữ nghĩa căn bản, biết cách tra từ điển, biết cách tự học, những ai có hứng thú thì có thể học lên chuyên ngành ở đại học. Sau này khi có điều kiện tốt hơn, có thể dạy khoảng 2000 chữ Hán như người Nhật, người Hàn Quốc đang làm.

                                                                                                                                                                  (3) Hỏi: Hay để giản tiện, chỉ học âm Hán Việt như trong các sách ngữ văn hiện nay có được không? 
                                                                                                                                                                  Không được. Vì chữ Hán là một thể thống nhất Hình - Âm - Nghĩa, chúng ta lược bỏ Hình đi thì từ gốc Hán sẽ không để lại một dấu ấn nào khả dĩ trong đầu óc học sinh. Hơn nữa mỗi một chữ Hán còn mang theo nó toàn bộ văn hóa truyền thống. 

                                                                                                                                                                  (4) Hỏi: Giả sử Quốc hội cho phép thực hiện chương trình dạy chữ Hán đại trà ở trường phổ thông thì lấy đâu ra giáo viên?
                                                                                                                                                                  Trả lời: Hiện nay vẫn có nhiều giảng viên ở những đại học lớn biết chữ Hán nhất là ở các khoa ngữ văn, lịch sử của các trường đại học ở Hà Nội, Vinh, Huế, Quy Nhơn, Đà Lạt, TP.HCM, Cần Thơ…Chúng ta bắt đầu từ việc dạy đại trà cho sinh viên ngữ văn ở các đại học, rồi cho dạy thí điểm ở một số trường phổ thông. Sau đó dạy cho học sinh trung học cơ sở. Dần dần mở rộng ra học sinh chuyên ban KHXH ở trung học phổ thông. Cuối cùng mới tính toán đến việc dạy cho tất cả học sinh các ban khác. 

                                                                                                                                                                  4. Kết luận 

                                                                                                                                                                  Tôi có một niềm tin sâu sắc rằng việc dạy chữ Hán trong trường phổ thông là một xu hướng không thể đảo ngược được, các cơ quan có trách nhiệm cũng như một bộ phận trong dân chúng chỉ có thể trì hoãn chứ không thể cản trở được xu hướng này. Chừng nào chúng ta còn dùng tiếng Việt, chừng nào chúng ta còn coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc, chừng nào chúng ta còn nhìn các nước Đông Á như những cái mốc cần phải đạt được, thì chừng ấy chúng ta còn cần phải dạy chữ Hán. Đời nay không làm thì đời sau, con cháu chúng ta có hiểu biết hơn họ nhất định cũng sẽ làm. Chỉ có điều lúc ấy việc giảng dạy sẽ khó khăn hơn, cái giá phải trả về sự mất gốc, khủng hoảng tiếng Việt nặng nề hơn và chúng ta phải chịu sự oán trách của hậu thế. 

                                                                                                                                                                  Nếu chúng ta kiên quyết, kiên trì đưa Hán văn vào chương trình phổ thông thì sẽ đến ngày chúng ta thấy kết quả. Tiếng Việt của chúng ta sẽ giàu có hơn, trong sáng hơn, ít bị sai hơn. Chúng ta sẽ có được thế hệ người Việt Nam mới: hiện đại, giàu có, mạnh mẽ, nhưng cũng uyên thâm cổ học, biết cắm rễ tri thức của mình vào nguồn mạch phương Đông và dân tộc, biết sống thung dung theo đạo học phương Đông và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc…như người Trung Quốc, người Nhật Bản, người Hàn Quốc. Một thế hệ người Việt Nam mới như mong ước của các sĩ phu Duy tân đầu TK.XX và của cả dân tộc ta sẽ thành sự thật. 


                                                                                                                                                                  TP.HCM, tháng 4 năm 2010

                                                                                                                                                                  Đ.L.G




                                                                                                                                                                  CHÚ THÍCH 
                                                                                                                                                                  (1) Fukuda Tsuneari 福田恒存 (1975), Sự sụp đổ của tiếng Nhật 崩(くず)れゆく日本語, Eichosha 英潮社xuất bản,
                                                                                                                                                                  Fukuda Tsuneari 福田恒存 (1978), Tại sao người ta phá hoại tiếng Nhật? なぜ日本語を破壊するのか , Eichosha 英潮社xuất bản
                                                                                                                                                                  Tsuchiya Michio 土屋道雄(1976), Tiếng Nhật hấp hối 死に掛けた日本語, Eichosha 英潮社xuất bản.
                                                                                                                                                                  (2) Nguyễn Trãi trong Dư địa chí viết: “Người trong nước không được bắt chước ngôn ngữ và y phục của các nước Ngô, Chiêm, Lào, Xiêm, Chân Lạp đẻ làm loạn phong tục trong nước” (Phan Duy Tiếp dịch, Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập 2, NXB.Văn học, 1999, tr.481)
                                                                                                                                                                  (3) Về vấn đề này tôi đã có dịp trình bày trong bài Báo động đỏ về đào tạo KHXH và NV, Tập san KHXH và NV số 39, Xuân 2010, sau đó có đưa lên trang web:http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn. Trong đó chúng tôi có viết: “Hiện có hàng trăm học giả, nghiên cứu sinh Trung Quốc và ở Trung Quốc đang nghiên cứu và chú giải về Lý Công Uẩn, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn…Họ nghiên cứu văn bản rất kỹ lưỡng, phương pháp rất mới mẻ, chú giải, bình luận rất thuyết phục, …Tôi đoan chắc 100% rằng gần như tuyệt đại đa số các tiến sĩ KHXH & NV của trường ta, những người đủ tư cách ngồi hội đồng, không thể phản biện nổi. Ai không tin tôi, xin chỉ cần đánh máy tên các cụ của chúng ta kể trên (bằng chữ Hán) rồi tìm trên Google, đợi 30 giây thôi sẽ hiểu rằng tôi không ngoa ngôn một chút nào! Tôi nói vậy không nhằm chê ai hết, mà chỉ nhằm đánh động rằng việc đào tạo KHXH và NV của chúng ta đã không đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của đất nước, của dân tộc”.
                                                                                                                                                                  (4) Nguyễn Đình Chú: Cần khẩn trương khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường phổ thông Việt Nam, tham luận Hội nghị khoa học “Nghiên cứu Hán Nôm và nghiên cứu văn hóa Việt Nam” do Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học KHXH và NV – ĐHQG TPHCM tổ chức năm 2009, xem website: http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn.
                                                                                                                                                                  (5) Ngô Đức Kế: Luận về chính học cùng tà thuyết, trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 21, NXB.KHXH, Hà Nội, 1996, tr.710 
                                                                                                                                                                  (6) Tư liệu do giáo sư Nguyễn Khuê, nguyên Trưởng Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học KHXH và NV – ĐHQG TP.HCM cung cấp. Nhân đây xin gửi lời cám ơn ông.
                                                                                                                                                                  (7) Chữ viết tiếng Nhật hiện tại đang sử dụng gồm 3 hệ thống chữ (không kể chữ phiên âm Latin/ Romaji): (1) Chữ Hiragana: chữ phiên âm có nguồn gốc từ cách viết thảo chữ Hán; (2) Chữ Katakana: chữ phiên âm có nguồn gốc từ cách viết một phần của chữ Hán; (3) Kanji/ Hán tự: chữ Hán. Chữ Hiragana và chữ Katakana được gọi chung là chữ Kana – chữ phiên âm. Tương truyền chữ Kana do đại sư Kukai/ Không Hải (người sáng lập Chân Ngôn tông ở Nhật Bản, đồng thời là một học giả tiếng Phạn) đã sáng tạo ra từ TK.IX.
                                                                                                                                                                  (8) Hệ thống chữ viết Hàn ngữ/ Hangul (gọi đầy đủ là “Huấn dân chính âm/ Hunmin chongum) do vua Lý Thế Tông/ Yi Se-jong và các cộng sự của ông đã sáng tạo ra, ban hành vào năm 1446.

                                                                                                                                                                  THƯ MỤC THAM KHẢO 
                                                                                                                                                                  1. Fukuda Tsuneari 福田恒存 (1975), Sự sụp đổ của tiếng Nhật 崩(くず)れゆく日本語, Eichosha 英潮社xuất bản
                                                                                                                                                                  2. Fukuda Tsuneari 福田恒存 (1978), Tại sao người ta phá hoại tiếng Nhật? なぜ日本語を破壊するのか , Eichosha 英潮社xuất bản
                                                                                                                                                                  3. Ngô Đức Kế: Luận về chính học cùng tà thuyết, trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 21, NXB.KHXH, Hà Nội, 1996 
                                                                                                                                                                  4. Nguyễn Trãi: Dư địa chí, Phan Duy Tiếp dịch trong Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập 2, NXB.Văn học, 1999
                                                                                                                                                                  5. Tsuchiya Michio 土屋道雄(1976), Tiếng Nhật hấp hối 死に掛けた日本語, Eichosha 英潮社xuất bản

                                                                                                                                                                  TÓM TẮT BÁO CÁO
                                                                                                                                                                  Bài viết nêu lên tình trạng báo động về việc tiếng Việt bị dùng sai và nghèo nàn, nguy cơ phai nhạt bản sắc văn hóa dân tộc do tình trạng không biết chữ Hán hiện nay. Bài viết cũng điểm qua quá trình đặt ra vấn đề dạy chữ Hán trong nhà trường trong suốt thế kỷ XX: từ trường Đông Kinh Nghĩa thục đến chương trình trước 1945 và từ 1954 đến 1975 ở miền Nam và miền Bắc. Bài viết cũng điểm qua tình hình dạy chữ Hán ở các nước trong khu vực: Trung Quốc dạy khoảng 3000 chữ Hán giản thể, Nhật Bản và Hàn Quốc dạy gần 2000 chữ Hán, từ đó đặt yêu cầu bức thiết khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường nước ta, coi đó như biện pháp cơ bản để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.


                                                                                                                                                                  https://www.facebook.com/photo.php?fbid=327621520913759&set=a.150409148634998.1073741828.100009977416332&type=3&theater

                                                                                                                                                                  "





                                                                                                                                                                  "

                                                                                                                                                                  TRƯỜNG ĐH SÀI GÒN – TRƯỜNG ĐH HUFLIT


                                                                                                                                                                  Mời viết bài tham gia Hội thảo Khoa học toàn quốc



                                                                                                                                                                  “Phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay”



                                                                                                                                                                  Nhằm góp phần kêu gọi ý thức trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc Giáo dục ngôn ngữ trước tình hình chuẩn mực của tiếng Việt đang bị vi phạm khá phổ biến hiện nay, cũng như hưởng ứng phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh - người có những quan điểm hết sức sâu sắc về ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp và rất gương mẫu trong sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Việt - Trường Đại học Sài Gòn phối hợp với Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin hoc TP. HCM tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “PHÁT TRIỂN VÀ GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY”



                                                                                                                                                                  1. Mục đích hội thảo



                                                                                                                                                                  Tập hợp đội ngũ những nhà khoa học, những người làm công tác quản lý, nghiên cứu, giảng dạy, những người quan tâm đến việc phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nhằm:



                                                                                                                                                                  a. Làm rõ và hiểu sâu sắc hơn quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ngôn ngữ.



                                                                                                                                                                  b. Đánh giá thực trạng sử dụng tiếng Việt (bao gồm nói, viết) trong tình hình hiện nay; trao đổi, thảo luận những vấn đề liên quan đến việc giữ gìn sự trong sáng Tiếng Việt; đề xuất những giải pháp góp phần bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt; mối tương quan giữa việc dạy – học tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ.



                                                                                                                                                                  2. Các chủ đề hội thảo



                                                                                                                                                                  Hội thảo tập trung vào một số lĩnh vực chính sau:



                                                                                                                                                                  a. Quan điểm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh về ngôn ngữ cũng như bài học về cách ứng xử ngôn ngữ của Người trong quá trình hoạt động cách mạng.



                                                                                                                                                                  b. Thực trạng sử dụng tiếng Việt (nói, viết) trong tình hình hiện nay



                                                                                                                                                                  c. Mối quan hệ giữa dạy – học tiếng mẹ đẻ – ngoại ngữ và những vấn đề đặt ra có liên quan đến việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.



                                                                                                                                                                  d. Các giải pháp góp phần bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt từ phía gia đình, nhà trường, xã hội.



                                                                                                                                                                  e. Một số vấn đề khác (mở) có liên quan đến các lĩnh vực trên



                                                                                                                                                                  3. Thời gian và địa điểm tổ chức hội thảo



                                                                                                                                                                  - Thời gian tổ chức Hội thảo: Dự kiến vào trung tuần tháng 5/2010



                                                                                                                                                                  - Địa điểm: Hội thảo sẽ diễn ra ở:



                                                                                                                                                                  1. Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Tp. Hồ Chí Minh, 155 Sư Vạn Hạnh nối dài, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh



                                                                                                                                                                  2. Trường Đại học Sài Gòn – 273 đường An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

                                                                                                                                                                  (Chi tiết sẽ thông báo sau)



                                                                                                                                                                  4.Đăng ký và viết bài cho hội thảo



                                                                                                                                                                  Bản Đăng ký tham dự Hội thảo (theo mẫu đính kèm) và bài tham luận gửi đăng Kỷ yếu hội thảo xin gửi qua đường bưu điện hoặc qua email về Ban Thư ký Hội thảo.



                                                                                                                                                                  - Quy định chung về bài tham luận:



                                                                                                                                                                  + Bài viết tối đa: 12 trang A4 có kèm tóm tắt bằng tiếng Việt khoảng 180 – 200 âm tiết (Ban Tổ chức rất hoan nghênh nếu phần tóm tắt được dịch sang tiếng Anh). Tác giả gởi cho Ban tổ chức một bản in kèm theo file bài viết.



                                                                                                                                                                  + Kiểu chữ: Times New Roman (Unicode)



                                                                                                                                                                  + Cỡ chữ: 13



                                                                                                                                                                  + Dãn dòng: 1,5



                                                                                                                                                                  + Lề trên: 2cm; lề dưới: 2,5cm; lề trái: 3cm; lề phải: 2cm



                                                                                                                                                                  - Kế hoạch đăng ký và gửi bài viết cụ thể như sau:



                                                                                                                                                                  + Từ ngày ra thông báo đến hết ngày 15/02/2010 nhận Đăng ký đề tài và tham dự Hội thảo



                                                                                                                                                                  + Từ ngày 15/02/2010 đến ngày 15/3/2010 hạn cuối nhận tóm tắt báo cáo.



                                                                                                                                                                  + Ngày 30/3/2010 hạn cuối nhận báo cáo toàn văn.



                                                                                                                                                                  Mọi thông tin liên lạc xin vui lòng liên hệ với Ban tổ chức Hội thảo theo địa chỉ:



                                                                                                                                                                  - Điện thoại: 38.627.684 hoặc 38.629.232



                                                                                                                                                                  - Email: buikhanhthe (at) hotmail.com hoặc xusua2003 (at) yahoo.com



                                                                                                                                                                  - Hotline: 38.627.684 (gặp Thầy Thế) hoặc 38.629.232 (gặp Cô Hạnh)



                                                                                                                                                                  Ban Tổ chức Hội thảo rất mong nhận được đăng ký tham dự và bài viết tham luận, ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, giảng viên.
                                                                                                                                                                  Nguồn: http://www.huflit.edu.vn/home/module...viewst&sid=533
                                                                                                                                                                  "
                                                                                                                                                                  https://www.facebook.com/notes/iyc-vietnam/h%E1%BB%99i-th%E1%BA%A3o-khoa-h%E1%BB%8Dc-to%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-v%C3%A0-gi%E1%BB%AF-g%C3%ACn-s%E1%BB%B1-trong-s%C3%A1ng-c%E1%BB%A7a-ti%E1%BA%BFng-vi%E1%BB%87t-t/321449677495/

                                                                                                                                                                  Không có nhận xét nào:

                                                                                                                                                                  Đăng nhận xét

                                                                                                                                                                  Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

                                                                                                                                                                  LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

                                                                                                                                                                  Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.