Đối đáp giỏi là loại truyện ngày xưa sứ thần Đại Việt đi triều cống Trung Hoa đã phát huy trí khôn để ứng đối với những "cái bẫy" của vua quan nước Tàu. Cái bẫy có khi là dạng văn tự (đối đáp văn thơ), cũng có khi là hành động gì đó (tài ứng xử).
Phần nhiều là đối đáp văn thơ. Mà trong đó, thì chủ yếu là dạng câu đối. Cũng có khi địa điểm đối đáp là trên đất Việt Nam, mà không phải bên đất Bắc nữa.
Nhưng sau này, ngay từ thời thập niên 1920-1940, các cụ cựu trí thức có Tây học như Trần Thanh Mại hay Hoàng Xuân Hãn thì đã phát giác ra rằng: đối đáp văn thơ kiểu "đối đáp giỏi" (Trạng Quỳnh, Thị Điểm, Trạng Lợn,...) với người Tàu về cơ bản là chuyện bịa tự làm vui của những anh nho sĩ Đại Việt mà thôi.
Khi nào rảnh sẽ đưa nguyên bài của cụ Trần Thanh Mại viết cả tám chín mươi năm trước lên đây, để đọc cho vui.
1. Nhưng bây giờ, ở thời điểm tháng 5 năm 2015, thì là một dạng đối đáp giỏi đang diễn ra thực. Hoàn toàn là chuyện thực.
2. Phía ra câu đối đã thực hiện rồi, ở đây:
Nguyên tiêu đề: Món quà đặc biệt của Bộ trưởng Quốc phòng TQ |
Nguyên chú: Thượng tướng Thường Vạn Toàn tặng quà lưu niệm cho Đồn biên phòng Bản Lầu - Ảnh: P.Hậu |
3. Mới chỉ thấy phía Việt Nam toàn nhận thôi. Chưa thấy tặng lại (hay báo chí không đưa tin ?).
4. Không rõ phía Việt Nam đã hay sẽ đối lại bằng gì ?
Chắc phải huy động trí thông minh của con cháu các cụ Trạng Bùng, Trạng Ngọt, Trạng Trình,....
Chắc phải huy động trí thông minh của con cháu các cụ Trạng Bùng, Trạng Ngọt, Trạng Trình,....
Giao phát hiện rất thú vị, quà quý ở tấm lòng bác Thanh giữ cẩn thận nhé!
Trả lờiXóaTa nên tặng bạn cái búa, được không bác Giao với bác Cạo?
Trả lờiXóaHì hì, ý tưởng của bác Lý hơi mạnh quá. Sợ làm vỡ cái bình mà phía bạn tặng.
XóaNếu tặng lại cái búa, bạn théc méc, giải thích dzầy được hông?
XóaTĩnh nghĩa đôi ta nặng như cái búa
Bạn théc méc tiếp, để làm gì?
Đập chít những ai đụng tới cái bình
Quang Trung hoàng đế nghe dế kêu càm ràm, cạn nghĩ, tao đây mà còn chưa qua mặt được huống chi chúng mày.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaVế đối mà phía Trung Quốc đưa ra khá hóc đó các bác ạ. Đối được sao cho khéo là phải suy nghĩ (bên ta nếu chưa đối lại ngay hôm đó, thì chắc đang còn bàn).
XóaXóa còm trên là vì có văng tục khi nhớ đến chuyện "ném chuột vỡ bình".
Trả lờiXóaNay viết lại, vẫn là đùa thôi:
Ta có thể tặng keo dính chuột cho bạn để, 1) giúp bạn "đả hổ diệt ruồi" mà không sợ vỡ bình như ta; 2) keo dính chuột là biểu tượng tình nghĩa keo sơn gắn bó, muốn dứt ra cũng phải trày da tróc thịt chứ bộ :))
Đến đây lại nhớ chuyện Cụ Hồ ngoại giao thời 1946. Trước khi "tiễn" Lư Hán về nước, Cụ Hồ nói với cụ Huỳnh (Thúc Kháng): Nay Lư Hán về nước, mà người Tàu còn trọng thú chơi trướng, chơi câu đối lắm. Nhờ cụ viết cho mấy chữ để "làm quà". Cụ Huỳnh nhận lời, viết ngay bốn chữ (không rõ là hoành hay trướng) "Bắc phương chi cường..." để tặng.