Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

19/05/2015

Cựu học sinh trường Nguyễn Văn Bé ở Quế Lâm nhớ về Bác Hồ và phong cảnh cũ

Bài trên trang của các cựu học sinh trường Nguyễn Văn Bé ở Quế Lâm.

Nguyên văn như ở dưới.

---
http://bantbe.blogspot.jp/2015/05/que-lam-noi-bac-ho-en-noi-chung-minh-co.html#more

Thứ Năm, ngày 14 tháng 5 năm 2015


  
Quế Lâm nghĩa là rừng quế, loài hoa có tên trong "Thập đại danh hoa"- mười bông hoa nổi tiếng của Trung Quốc, “Thập lý phiêu hương”- có hương bay xa mười dặm, nở vào mùa thu...Cây trên đường phố chủ yếu là quế. Quế ở đây, người ta không lấy vỏ quế mà lấy hoa quế ướp trà. Quế Lâm có sông Ly trong xanh và có nhiều núi đá vôi, có Lô Địch nham, Thất Tinh nham với muôn hình từ nhũ đá.

1. Bác Hồ và Quế Lâm:
  
14/5/1961, Bác Hồ đã đến nghỉ ở Quế Lâm hơn một tháng. Về Quế Lâm lần ấy, Người đã thăm lại những nơi mình đã đi qua, đã công tác, gặp lại bạn bè Trung Quốc năm xưa. Bác Hồ cùng các cháu thiếu nhi thăm Dương Sóc nhiều huyền thoại ở ngoại thành Quế Lâm, nơi có sông Hoa Đào thơ mộng đổ vào sông Ly. Bác đã lưu bút tại Quế Lâm bằng một bức đại tự "Dương Sóc phong cảnh hảo" và một bài thơ Đường ca ngợi phong cảnh Quế Lâm đẹp nhất trong trời đất: “Quế Lâm phong cảnh”... Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 năm ấy, Bác Hồ đã về thăm lại chiến khu năm xưa, phát quà cho các cháu thiếu niên, nhi đồng, vui văn nghệ với các cháu và ân cần thăm hỏi nhân dân địa phương.


Bác với thiếu nhi Quế Lâm

Quế Lâm phong cảnh: Là bài thơ vịnh cảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào ngày 16-5-1961 tại Quế Lâm. Nǎm đó Người đi máy bay từ Hà Nội đến Quế Lâm. Đây là nơi Người từng hoạt động trong thời kỳ kháng Nhật. Trên máy bay, Chủ tịch Hồ Chí Minh kể lại với đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ cùng đi, về tình hình sinh hoạt của Người hồi 1940 ở Biện sự xứ của Bát lộ quân ở Quế Lâm. Người xúc động nói: “Thế mà đã hơn hai mươi nǎm rồi. Quế Lâm hẳn đã thay đổi tươi đẹp hơn trước nhiều!”

Người đề bài thơ Quế Lâm này bằng bút lông trên giấy Tuyên chỉ, ký tên và ghi ngày tháng (16-5-1961) rồi đưa tặng Dung Hồ phạn điếm (Khách sạn Hồ cây đa) là nơi Người nghỉ lại.

QUẾ LÂM PHONG CẢNH

Quế Lâm phong cảnh giáp thiên hạ,
Như thi trung họa họa trung thi. Sơn trung tiều phu xướng,
Giang thượng khách thuyền quy.
Kỳ !
Nhất cửu lục nhất niên ngũ nguyệt


Dịch nghĩa


PHONG CẢNH QUẾ LÂM


Phong cảnh Quế Lâm đẹp bậc nhất trong thiên hạ,
Khác nào tranh vẽ trong thơ, thơ trong tranh vẽ.
Trên núi, những người hái củi ca hát.
Dưới sông, thuyền khách trở về…
Thật kỳ lạ.


5-1961


Dịch thơ

PHONG CẢNH QUẾ LÂM


Quế Lâm phong cảnh tuyệt vời,
Thơ đan trong họa, họa cài trong thơ.
Tiều phu trên núi hát ca,
Dưới sông thuyền khách vào ra:
Diệu kỳ!

Sách Hồ Chí Minh: Tuyển tập vǎn học, Nxb. Vǎn học, Hà Nội, 1995, t.3, tr.201-202.
2. Tìm lại con đường mà mình đã qua:
Bản đồ Quế Lâm, có Công viên Thất Tinh, có cầu Hoa, cầu Giải Phóng:
Thuở đó, thường chỉ lên cấp 2 mới được nhận tiền hằng tháng, tiết kiệm 1 đồng. Và Ngày Chủ Nhật, được đi ra phố lớn chơi, ăn kem, ăn bánh rán không phải sắp hàng, được mua những thứ mình cần (tùy theo túi tiền), bắn súng hơi,...
Bây giờ, nhìn bản đồ không biết hồi đó mình đi bằng đường nào? Nhưng chắc chắn phải qua công viên, qua cầu Hoa, cầu Giải Phóng!
  
Công viên Thất Tinh, có núi Lạc đà

Hình này dễ hình dung lạc đà hơn

Và trong công viên, giờ đây có rất nhiều người

Cửa động Thất Tinh nham
Hàng chữ ở cửa động:
Những chữ này nhiều Quế chắc còn nhớ, còn hiểu!

Để không đi lạc, bây giờ người ta có biển chỉ đường đến cầu Hoa


Cầu Hoa bắc qua sông Tiểu Đông


  
Cầu Giải Phóng



Các Quế tóc ngắn đi ra phố không quên mua cái này:
Mua một cặp nhưng còn bỏ túi thêm bao nhiêu thì không biết được.

Khi đi qua cầu Giải Phóng, nhìn về bên trái có rất nhiều kỳ quan như núi Voi:
Bên núi Voi có đền thờ Mã Viện, tướng nhà Hán xưa chinh phục các tộc Việt để rồi thuộc Hán, nhưng có Giao Chỉ vẫn là tộc Việt không chịu khuất phục.

Trên sông Ly, nay vẫn có nhiều người bắt cá cùng chim Cồng cộc, nhưng nếu chụp hình cùng sẽ phải trả tiền

Đứng ở đây có thể thấy: núi Voi, cầu Li Giang, tháp Sơn và núi Xuyên Sơn

Song tháp Nhật (màu vàng) Nguyệt (màu xanh) trên Li giang

 Tĩnh Giang Vương thành (Hoàng thành), nơi này có năm trường được đến đây tổ chức cắm trại

và Lô Địch nham


Shangri-La


Trên đường về trường còn được thu hoạch cam, dưa bở, đào...

Hoa đào Quế Lâm đấy các Quế ạ!

Khu Giáo dục Học sinh Miền Nam Quế Lâm


Còn đây là trường cũ thì phải

Ga xe lửa Quế Lâm

Nơi bước chân đến và rời Quế Lâm. Nơi một số Quế trốn về nước, để đi tham gia chống Mỹ.

Có hai tấm bản đồ để các Quế tham khảo
Bản đồ này có thể chưa chính xác lắm về vị trí trường cũ và trường mới?

Bản đồ du lịch cho người Việt
 Chỉ một băn khoăn: trên bản đồ nơi nào là trường cũ - Giáp Sơn, trường mới có đúng tại vị trí "Đại học Sư phạm Quảng Tây"?

3. Chôm hình của Quế về Quế Lâm và thăm trường mới:

3.1. Bên bờ Li giang;

3.2. Lớp học cấp 2:


Có thầy Tiến nữa này!

3.3. Sân banh trường mới:
3.4. Xe đạp Phượng hoàng:
Xe đạp này hình như của Trường, sau "hóa giá" lại cho người dân Quế Lâm làm xe thồ!!!

4. Bản đồ chỉ ra vị trí:
- Trường cũ (Giáp sơn), trường mới (Khu Giáo dục HSMN Quế Lâm),
- Trường Y Trung và trường mới của Trường Văn hóa Quân đội - Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi.
Tất cả có trong Blog Bạn Trỗi K6, xin trân trọng cảm ơn các Huynh trường Trỗi.

 Bản đồ Quế Lâm đã đánh dấu vị trí các trường:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.