Đầu tiên là với kí ức của chính chúng tôi - những người đã từng thấy, từng gặp Huy Cận, vào những năm cuối cùng của thế kỉ 20. Sau là kí ức được viết ra giấy vào đầu thập niên 1980, của cựu hoàng Bảo Đại, về lần đầu gặp Huy Cận tại hoàng cung năm 1945.
Cá nhân tôi, có dịp gặp và phỏng vấn Huy Cận vào khoảng giữa thập niên 1990. Địa điểm thường là nhà 51 Trần Hưng Đạo. Lúc ấy, tôi chuẩn bị ra trường và đang dự tính đi làm báo. Và lúc ấy, nhà Đông Tây của anh Đoàn Tử Huyến vẫn ở khu vực nhà 51.
"
Trước 1945 có mấy tập thơ lớn, rất lớn: Điêu tàn của Chế Lan Viên, Mây của Vũ Hoàng Chương, Tinh huyết của Bích Khê, Chơi giữa mùa trăng của Hàn Mặc Tử, Gửi hương cho gió của Xuân Diệu, nhưng tập thơ nào tuyệt đối không bói ra nổi một câu thơ dở? đó chính là Lửa thiêng.
Nhưng sự đời còn oái oăm ở chỗ, quãng 2000, tôi đầu xanh tuổi trẻ 19, 20 tuổi, có vài lần tôi lạc đến 51 Trần Hưng Đạo, tôi thấy Huy Cận, tôi bàng hoàng vì tại sao kia, con cóc cụ kia, một lão già mặt mũi thế kia, lại còn không có cổ, lại là "Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm", lại là người viết được "Ai chết đó nhạc buồn chi lắm thế", "Ai đi đưa xin đưa đến tận nơi/Chớ quay lại nửa đường mà làm tủi/Người đã chết - Một vài ba đầu cúi", viết được những câu thơ kinh thiên động địa như "Dơi động hoàng hôn thấp thoáng bay".
"
Trước 1945 có mấy tập thơ lớn, rất lớn: Điêu tàn của Chế Lan Viên, Mây của Vũ Hoàng Chương, Tinh huyết của Bích Khê, Chơi giữa mùa trăng của Hàn Mặc Tử, Gửi hương cho gió của Xuân Diệu, nhưng tập thơ nào tuyệt đối không bói ra nổi một câu thơ dở? đó chính là Lửa thiêng.
Nhưng sự đời còn oái oăm ở chỗ, quãng 2000, tôi đầu xanh tuổi trẻ 19, 20 tuổi, có vài lần tôi lạc đến 51 Trần Hưng Đạo, tôi thấy Huy Cận, tôi bàng hoàng vì tại sao kia, con cóc cụ kia, một lão già mặt mũi thế kia, lại còn không có cổ, lại là "Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm", lại là người viết được "Ai chết đó nhạc buồn chi lắm thế", "Ai đi đưa xin đưa đến tận nơi/Chớ quay lại nửa đường mà làm tủi/Người đã chết - Một vài ba đầu cúi", viết được những câu thơ kinh thiên động địa như "Dơi động hoàng hôn thấp thoáng bay".
"
Nhị Linh còn quên chưa viết một chi tiết quan trọng sau nếu thấy cha đẻ Lửa Thiêng ở nhà 51, thì thế này (trải nghiệm của tớ): lúc nào cũng có một cái xe đạp mini (mãi một thời gian là màu đỏ, có cái giỏ ở trên màu đen). Hình như là mini của nữ thì phải.
"
3. Còn đây là kí ức của cựu hoàng Bảo Đại (về năm 1945, tại hoàng cung):
Một bản dịch khác, thì như sau (bản dịch của Phong Uyên):
"
Sáng ngày 25-8, có hai đặc phái viên, đại diện "Việt Nam Độc lập Đồng minh" từ Hà Nội vào: Trần Huy Liệu, trưởng phái đoàn, là phó chủ tịch Ủy ban. Một người gầy gò trông rất thảm hại, đeo kính đen để giấu cặp mắt lé. Người đi cùng là Cù Huy Cận, trông cũng quá tầm thường. Tôi hơi thất vọng
"
Sách xuất bản năm 1990 của gia tộc Nguyễn Phước |
"
Sáng ngày 25-8, có hai đặc phái viên, đại diện "Việt Nam Độc lập Đồng minh" từ Hà Nội vào: Trần Huy Liệu, trưởng phái đoàn, là phó chủ tịch Ủy ban. Một người gầy gò trông rất thảm hại, đeo kính đen để giấu cặp mắt lé. Người đi cùng là Cù Huy Cận, trông cũng quá tầm thường. Tôi hơi thất vọng
"
Tháng 12 năm 2014,
Giao Blog
Trang bên cạnh là tuyen cáo 24/8/45 thì phải. Thấy hơi khang khác, có lẽ do dịch xuôi dịch ngược, từ tiêng An nam sang tiếng Việt.
Trả lờiXóaĐúng trang bên cạnh là tuyên bố thoái vị của đức vua, bác Lý à. Cái quyển do nhóm Nguyễn Phước tộc xuất bản năm 1990 này không có lời giới thiệu, nên không biết nguồn là do dịch từ đâu, hay như thế nào.
XóaÝ tôi là Tuyên cáo của Cựu hoàng Bảo đại được viết từ thời ta còn là Annam (24/8/1945), được tác giả "Con rồng ..." dịch hay viết lai băng tiếng Pháp, rồi lại được Nguyễn Phướ tộc dịch về tiêng Việt (gọi là dịch xuôi dịch ngược là vì thế). Đáng tiếc là con cháu của Rồng lại có vẻ bất kính với Ngài khi không sử dungg nguyên văn hoặc chí ít là đối chiếu với bản gốc tiếng Annam, có còn lưu trữ đăng trên Việt Nam công báo tháng 9/1945 mà.
Trả lờiXóaQuả đúng là hậu duệ của đức vua làm việc không cẩn trọng cần thiết. Ngay một lời giới thiệu cẩn thận để báo cho độc giả là sách ấy được dịch từ đâu, ai dịch, và ai đứng ra chịu trách nhiệm xuất bản, cũng không hề có.
XóaChỉ có mấy dòng ghi là "Lời nói đầu" bảo rằng sách do Hoàng Đế Bảo Đại viết, và có luôn cả dòng sách viết bằng "tiếng quan thoại, văn hoa, trang trọng vào thời gian ấy". Người đọc hoàn toàn cảm giác bị mù tịt trước những dòng như vậy.