Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

24/11/2014

Việt Minh năm 1945, và có hay không có ý tưởng về người Mĩ và nước Mĩ ?

Càng ngày thì càng thấy vai trò quan yếu của cuốn sách đã xuất bản năm 1949 tại Hương Cảng của Trần Dân Tiên trong việc nhìn lại vai trò của Việt Minh trong Cách mạng Tháng Tám, cũng như mối quan hệ của Việt Minh với thế giới phương Tây lúc cách mạng còn ở trong rừng núi.

Cùng thời gian đó, cuốn sách ấy cũng được xuất bản tại Thái Lan. Mà nguyên bản của bản dịch tiếng Thái lại là tiếng Pháp.

Tất cả đều trước tháng 10 năm 1949. Tức trước khi mà nhà nước của Mao Chủ tịch ra đời ở Trung Quốc.
việt minh
Xem thêm ở đây

Thông điệp của Việt Minh trước tháng 10 năm 1949, ra với thế giới, vẫn hướng đến người Mĩ. Dù lúc đó, Việt Minh lại phải trở lại với núi rừng trước đây, để trường kì với người Pháp.

Bởi vậy, đọc phân tích dưới đây của Liam, thấy thiếu. Ngay tư liệu về những người bạn Mĩ của Việt Minh thời kì trước 1945 đã xuất bản lác đác trước đó lâu rồi, ngay khi cuộc chiến Việt - Mĩ vẫn đang ác liệt, chứ không phải đợi đến 1980. Không rõ vì sao Liam không biết ? Hay là biết mà cố tính bỏ qua ?

Mượn cách nói của chính Liam ở cuối bài, thì, phải chăng sự không biết (dù có thể biết) hay cố tính bỏ qua đó, cũng là một thứ cơ hội ?

Phát biểu của Liam ở dưới gồm 2 phần.


1. Bản dịch tiếng Việt  của bạn Hoa Quốc Văn (từ nguyên bản tiếng Anh của Liam):

Tác giả: Lê Minh Khải
Người dịch: Hoa Quốc Văn

Có một ý tưởng đã từng được đưa ra nhiều lần là Hoa Kỳ đã bỏ lỡ cơ hội năm 1945 khi Truman đã không trả lời bất cứ lá thư nào của Hồ Chí Minh trong đó tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ cho nền độc lập của Việt Nam.
Ý tưởng đó là nếu chính phủ Mỹ đơn giản hiểu được rằng Hồ Chí Minh là một nhà dân tộc chủ nghĩa hơn là một người cộng sản và ủng hộ nỗ lực thiết lập nền độc lập cho Việt Nam của ông, thì có lẽ mọi thứ sau thời điểm đó đã khác.
Một người đặc biệt gắn với ý tưởng này là Archimedes Patti, một nhân viên OSS ở Việt Nam năm 1945, người đã xuất bản một cuốn sách năm 1980 trong đó ông ủng hộ mạnh mẽ ý tưởng này (Tại sao Việt Nam? Khúc dạo đầu cho cánh chim hải âu của Hoa Kì).
Đây cũng là một phần của một diễn ngôn ở Việt Nam. Chẳng hạn, chúng ta có thể thấy nó được thể hiện bởi nhà sử học và cách mạng quá cố Trần Văn Giàu trong clip dưới đây, từ một bộ phim tài liệu “Thế kỉ Thái Bình Dương: Từ nòng một khẩu súng” nơi ông nói như sau (phút 4:00):
“Niềm tin vào sự giúp đỡ của Mỹ của Hồ Chí Minh là có lí của nó. Vấn đề không phải là Hồ Chí Minh muốn thiết lập của quốc gia cộng sản. Vấn đề chính là độc lập, tự do và nền cộng hoà, không phải là một Việt Nam cộng sản. Sau đó, chúng tôi mới tìm kiếm chủ nghĩa cộng sản”.
Hơn 15 năm trước hoặc đại loại như vậy, các học giả đã nghi ngờ ý tưởng này. Chẳng hạn, trong cuốn Hình dung về Việt Nam và Mĩ: Sự cấu thành Việt Nam hậu thuộc địa, 1919-1945, sử gia Mark Philip Bradley chỉ ra rằng có một sự khá khác biệt giữa điều Patti nhớ năm 1980 và điều ông ta viết năm 1945.
Chẳng hạn, năm 1980, Patti viết về cuộc gặp ngày 27 tháng 8 năm 1945 giữa Jean Sainteny và Võ Nguyên Giáp như sau:
“Mặc dù có những nỗ lực của ông ta nhằm ra vẻ dân sự, ông ta [Sainteny] đã lên tiếng cắt lời Giáp bằng một bài lên lớp của bề trên… Giáp, bằng tiếng Pháp hoàn hảo và sự bình tĩnh tuyệt đối, đáp ông không đến để bị lên lớp… Lần đầu tiên trong đời, Sainteny đang đối diện với một người Việt dám đương đầu với một người Pháp. Sainteny đã bị vượt mặt và bực bội trông thấy” (134).
Tuy nhiên, vào thời điểm năm 1945, Patti thực tế đã viết như sau:
“… rõ ràng ngày từ đầu người Pháp đã ở trên cơ và suốt quá trình thương lượng những người An Nam đã đánh mất chỗ đứng đáng kể chủ yếu vì phức cảm tự ti của mình khi phải đối mặt với một người châu Âu” (135).
Tương tự, các học giả khác đã chỉ ra rằng, ngược với tuyên bố của Trần Văn Giàu, không có nhiều thời gian được dùng để tìm kiếm chủ nghĩa cộng sản.
Dù sao, chúng ta cũng không nên ngạc nhiên khi thấy rằng kí ức của một số người không phù hợp với thực tế lịch sử. Nhưng thế thì thực tế lịch sử là gì? Liệu có một cơ hội cho Hoa Kì ở Việt Nam năm 1945?
Chắc chắn có những người đã tuyên bố muốn dành cho Hoa Kì một cơ hội. Chẳng hạn, ngày 22 tháng 8 năm 1945, người đứng đầu OSS William Donovan gửi chuyển tiếp tới Bộ ngoại giao thông tin mà một nhân viên OSS ở Côn Minh đã đệ trình. Nhân viên này trích lời “lãnh đạo của Quốc Dân Đảng An Nam tại Trung Quốc và một đại diện trực tiếp của Uỷ ban Giải phóng trung ương tại Hà Nội” đã nói như sau:
“Uỷ ban trung ương mong muốn báo cho chính phủ Hoa Kỳ biết rằng người dân Đông Dương trước hết khát khát nền độc lập cho Đông Dương, và đang hi vọng rằng Hoa Kì, với tư cách là một quán quân của nền dân chủ, sẽ giúp Đông Dương bảo vệ nền dân chủ nàng bằng cách hành động sau:
“(1) Ngăn chặn, hoặc không giúp đỡ người Pháp vào Đông Dương; (2) kiềm chế người Trung Quốc, nhằm giảm thiểu sự cướp phá; (3) gửi các cố vấn kĩ thuật đến giúp người Đông Dương khai thác các nguồn lực của vùng đất này; và (4) phát triển các ngành công nghiệp mà Đông Dương có thể ủng hộ.
“Tóm lại, người Đông Dương muốn có được vị trí tương tự như Philipines trong một giai đoạn chưa xác định”.
Rồi có một trường hợp thú vị là Huynh Van Khoa (Huỳnh Văn Khoa?), một người Việt Nam sống ở Berlin vào tháng 7 năm 1945 đã viết 2 tài liệu bằng tiếng Đức: “Vorschläge für eine Zusammenarbeit zwischen Amerika und Indochina” (Proposals for Cooperation Between America and Indochina – Kế hoạch hợp tác giữa Mỹ và Đông Dương) and “Die Wirtschaft Indochinas” (The Economy of Indochina – Nền kinh tế Đông Dương).
Image
Sau đó ngày 29 tháng 10 năm 1945, Huynh Van Khoa hoàn thành phiên bản tiếng Anh của các tài liệu này. Chúng không có vẻ là những bản dịch chính xác. Các tài liệu bằng tiếng Anh kém hoàn thiện hơn, nhưng có lẽ tràn trề hi vọng hơn, bởi một thực tế là tiêu đề của tài liệu thứ nhất đã biến thành “Vận mệnh của Đông Dương”.
Vận mệnh của của Đông Dương chính xác là gì, theo Huynh Van Khoa? Vâng, với ông ta đó là đến Hoa Kì, nhận một hộ chiếu Hoa Kì, và rồi với sự giúp đỡ của một ngân hàng có ảnh hưởng ở Hoa Kì, sẽ đặt một ngân hàng Mỹ đầu tiên tại Đông Dương và sẽ tiếp quản “đại diện của công ty Xuất nhập khẩu Mỹ tại Đông Dương”.
Huynh Van Khoa cũng đề nghị đưa một số sinh viên Đông Dương đang ở Berlin lúc bấy giờ, “những sinh viên Đông Dương tốt nhất tại Châu Âu”, những người theo ông “sẽ được bảo vệ khỏi xu hướng chuyển thành những người cộng sản”.
Thêm nữa, Huynh Van Khoa hứa hẹn rằng sau đó những sinh viên này sẽ đảm nhiện nhiệm vụ “tuyên truyền cho Hợp chủng quốc Hoa Kì tại Đông Dương”.
Image
Như tôi đã viết trước đây, có một người đàn ông Việt ở Pháp tham gia quân đội Mỹ trong chiến tranh cũng viết một lá thư tương tự.
Vì vậy, năm 1945 đã có một vài người Việt viết thư cho chính phủ Hoa Kỳ và gợi ý cho Hoa Kì một “cơ hội”.
Tuy nhiên, những người này và khát vọng tương lai của họ là khác nhau. Hơn nữa, những người tôi đề cập ở đây chỉ thể hiện một hình mẫu nhỏ về tính đa dạng đã tồn tại ở Việt Nam lúc bấy giờ liên quan đến viễn kiến tương lai của người dân.
Do đó đây là chỗ mà tôi nghĩ rằng ý tưởng về “cơ hội bị bỏ lỡ” tan  rã. Năm 1945, có quá nhiều mối quan tâm/lợi ích và các nghị trình, về tất cả các mặt, để hình thành một cơ hội. Đây là môi trường mà chủ nghĩa cơ hội có thể mọc lên như nấm, nhưng lại là nơi khó có thể hình thành một cơ hội.
Trong khi đó, kí ức có xu hướng quên đi những tiếng nói và mối quan tâm đa dạng trong quá khứ. Sau tất cả, nó cũng mang tính cơ hội chủ nghĩa.


2. Nguyên bản tiếng Anh của Liam:

30apr14

One idea that has been expressed a lot is the idea that the US lost an opportunity in 1945 when Truman did not respond to any of Hồ Chí Minh’s letters seeking American support for Vietnamese independence.
The idea is that if the American government had simply understood that Hồ Chí Minh was more of a nationalist than a communist and had supported his effort to establish the independence of Vietnam, that somehow everything after that point would have been different.
One person particularly associated with this idea is Archimedes Patti, an OSS officer in Vietnam in 1945, who published a book in 1980 in which he made this point very forcefully (Why Viet Nam? Prelude to America’s Albatross).
This is also part of the discourse in Vietnam as well. We can see it expressed, for instance, by the late revolutionary and historian Trần Văn Giàu in the clip below from the documentary “Pacific Century: From the Barrel of a Gun” where he says the following (4:00):
“Hồ Chí Minh’s belief in the help of America had its logic. The issue was not that Hồ Chí Minh wanted to establish a communist country. The main issues were independence, freedom and democracy, not a communist Vietnam. Later, we’d see about communism.”
Over the past 15 years or so, scholars have been challenging this idea. For instance, in his Imagining Vietnam & America: The Making of Postcolonial Vietnam, 1919-1950, historian Mark Philip Bradley pointed out that there is quite a difference between what Patti remembered in 1980 and what he wrote in 1945.
In 1980, for example, Patti wrote about a 27 August 1945 meeting between Jean Sainteny and Võ Nguyên Giáp as follows:
“Despite his efforts to appear civil, he [Sainteny] set the tone by cutting Giap short with a paternal lecture. . .Giap, in perfect French and with absolute self-control, said he had not come to be lectured. . . For the first time in his life, Sainteny was meeting face to face a Vietnamese who dared to stand up to a Frenchman. . . Sainteny had been outplayed and was visibly annoyed.” (134)
However, at the time in 1945, Patti actually wrote the following:
“. . .was apparent from the start that French had upper hand and that during the course of negotiations Annamites lost considerable ground mainly due to their inferiority complex when confronted by a European.” (135)
Also, other scholars have pointed out that, contrary to Trần Văn Giàu’s claim, not much time was spent waiting to see about communism.
donovan 1
In any case, we should not be surprised to find that some people’s memories do not match the historical reality. But what then was the historical reality? Was there an opportunity for the US in Vietnam in 1945?
Certainly there were people who claimed to want to offer the US an opportunity. On 22 August 1945, for instance, head of the OSS William Donovan forwarded to the secretary of state information that an OSS officer in Kunming had submitted. This officer quoted “the leader of the Annamite Kuomintang Party in China and a direct representative of the Central Liberation Committee in Hanoi,” as having said the following:
“The Central Committee wishes to make known to the United States Government that the Indo-Chinese people first of all desire the independence of Indo-China, and are hoping that the United States, as a champion of democracy, will assist her in securing this independence in the following manner:
“(1) Prohibiting, or not assisting the French to enter Indo-China; (2) keeping the Chinese under control, in order that looting and pillaging will be kept to a minimum; (3) sending technical advisors to assist the Indo-Chinese to exploit the resources of the land; and (4) developing those industries that Indo-China is capable of supporting.
“In conclusion, the Indo-Chinese would like to be placed on the same status as the Philippines for an undetermined period.”
donovan 2
Then there is the fascinating case of Huynh Van Khoa (Huỳnh Văn Khoa?), a Vietnamese man living in Berlin who in July of 1945 wrote two documents in German: “Vorschläge für eine Zusammenarbeit zwischen Amerika und Indochina” (Proposals for Cooperation Between America and Indochina) and “Die Wirtschaft Indochinas” (The Economy of Indochina).
Then on 29 October 1945 Huynh Van Khoa completed English-language versions of these documents. They do not appear to be exact translations. The English documents are less complete, but perhaps more hopeful given the fact that the title of the first document became “Indo-China’s Destiny.”
Germany
What exactly was Indochina’s destiny according to Huynh Van Khoa? Well it was for him to go to the US, get a US passport, and then with the help of an influential bank in the US, to set up the first American bank in Indochina and to take over “the representation of the American Export and Import Company ‘Indo-China.’”
Huynh Van Khoa also proposed to bring along some Indochinese students who were in Berlin at that time, “among the best Indo-Chinese students in Europe,” whom he said “shall be prevented from turning communists.”
What is more, Huynh Van Khoa promised that later these students would take on the task of making “propaganda for the USA in Indo-China.”
Huynh Van Khoa
And as I wrote before, there was a Vietnamese man in France who joined the US military during the war who wrote a similar letter.
Therefore, in 1945 there were several Vietnamese who wrote letters to the US government and offered America an “opportunity.”
However, these people and their desires for the future were all different. What is more, the people I have mentioned here only represent a small sample of the diversity that existed in Vietnam at the time in terms of people’s visions for the  future.
This is then where I think that the idea of the “lost opportunity” falls apart. In 1945 there were far too many interests and agendas, on all sides, for an opportunity to form. This was an environment where opportunism could flourish, but where opportunities were difficult to establish.
Memory, meanwhile, has a tendency to forget the diverse voices and interests in the past. It too, after all, is opportunistic.


---












Thông tin từ Thái Lan : cuốn sách của Trần Dân Tiên được dịch ra tiếng Thái từ bản gốc tiếng Pháp (1)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.