Ghi chép linh tinh lúc rảnh việc cày ruộng và đọc sách

24/11/2014

Chữ "Tàu" xuất hiện trong tiếng Việt từ bao giờ ?

Liên quan đến lí giải gần đây của cụ An Chi về nghĩa của chữ "Tàu" (hay "Tầu"), thì, bà con người Nam ta đang phản luận lại. Hầu như, người ta đều không đồng tình với lí giải của cụ An Chi (xem ở đây).

Bây giờ, hãy thử xem bản thân chữ "Tàu" xuất hiện trong tiếng Việt từ bao giờ.

Tư liệu mà tôi quan sát thì cho thấy, tựa như ban đầu là trong phương ngữ Nam Bộ. Tức là người Nam Bộ gọi người Hoa/người Hán di cư đến Nam Bộ là "Tàu". Rồi thành ra quen, và lan sóng ngược ra Trung Bộ và Bắc Bộ. 

Văn bản có chữ Tàu mà tôi đã thấy, và cũng đã đi trong một entry trên blog này (ở đây). Có nghĩa là, ở văn bản in trên giấy của thập niên 1880, tại Nam Bộ, đã thấy câu ca như sau:



Có thể gõ lại thành:

                    Bên Tàu ăn ở ngược xuôi,
                    Cho nên thằng chệc, mọc đuôi trên đầu.


Muộn lại một chút nữa, độ 10 năm sau, thì chữ Tàu này đã xuất hiện trong từ điển tiếng Việt, dĩ nhiên in ở Nam Bộ, do người Nam Bộ biên soạn (trích một đoạn của bác Phạm Ngọc Hiệp):


"Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của (Saigon-1895,1896) giải thích: Tàu: Thuyền lớn, thuyền đi biển, nước Trung Quốc; người An Nam thấy tàu khách qua lại nhiều, lấy đó mà gọi nước Tàu, người Tàu".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.