Đầu tiên, cần xem lại tên ghi bằng chữ Hán của Võ Nguyên Giáp qua chính thủ bút của Đại tướng (niên đại của thủ bút này được xác định là năm 1957, tại Hà Nội), như đã giới thiệu ở một entry trước.
Hãy chú ý đến chữ "Võ Nguyên Giáp" (Vũ Nguyên Giáp) được viết đè lên trên con dấu nền đen chữ trắng (bốn chữ Hán trong con dấu đó được khắc chìm theo lối triện thư, có thể tạm đọc là "Võ Nguyên Giáp ấn"):
Hãy chú ý đến chữ "Võ Nguyên Giáp" (Vũ Nguyên Giáp) được viết đè lên trên con dấu nền đen chữ trắng (bốn chữ Hán trong con dấu đó được khắc chìm theo lối triện thư, có thể tạm đọc là "Võ Nguyên Giáp ấn"):
1. Qua việc xem lại ở trên, chúng ta sẽ thấy dịch giả Trương Niệm Thức đã viết đúng tên của Đại tướng khi dịch tác phẩm của Trần Dân Tiên ra tiếng Trung Quốc (xem ảnh ở dưới).
Sở dĩ cần nhắc đến điều này, để nhắc rằng: nhiều khi, trong văn bản tiếng Trung Quốc, tên Võ Nguyên Giáp (khi cụ còn hoạt động ở Việt Bắc, cũng như khi đã được phong Đại tướng) bị viết nhầm/sai. Tức là viết không đúng như Trương Niệm Thức đã viết năm 1949, và như đúng Đại tướng tự viết năm 1957.
2. Trong tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên (in chính thức lần đầu năm 1955), Võ Nguyên Giáp xuất hiện lần đầu tiên ở giai đoạn ngay trước ngày Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn Độc lập.
Cụ thể là đoạn sau (nếu bản in năm 1955 của nhà Văn hóa thì ở trang 109 -110, còn bản in năm 1969 của nhà Văn học thì ở trang 104 - 105, cũng có thể đọc bản trực tuyến trên mạng):
"Dọc đường đến Thái Nguyên, cách Hà Nội sáu mươi cây số, Việt Minh còn phải đánh nhau với Nhật. Ở Thái Nguyên đánh nhau kịch liệt trong hai ngày. Chính đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách giải phóng thành phố này.
((Sau khi Thái Nguyên đã giải phóng, Cụ Hồ mới tiếp tục lên đường về Hà Nội))"
3. Vẫn nhắc không thừa, rằng: đó là bản tiếng Việt, in năm 1955. Đoạn này, không có liên quan gì đến quân đội Mĩ khi cụ Giáp giải phóng Thái Nguyên. Tức là Việt Minh tự mình đánh trả quân Nhật, mà không có sự giúp đỡ gì của quân Đồng Minh.
4. Còn trước đó, trong bản tiếng Trung Quốc Hồ Chí Minh truyện đã in năm 1949 tại Thượng Hải, thì như sau (lần đầu tiên, hôm nay, tôi công bố trên blog này một trích đoạn ở bên trong của nguyên bản tiếng Trung - bản đầu tiên, tức bản in năm 1949):
5. Đoạn văn trong bản năm 1949 trên, có thể dịch ngược ra tiếng Việt như sau (tôi mượn văn phong trong nguyên bản tiếng Việt của Trần Dân Tiên để dịch văn của Trương Niệm Thức, nên chỗ đánh màu xanh là giống hệt với Trần Dân Tiên, chỉ khác ở chỗ đánh màu đỏ):
"Dọc đường đến Thái Nguyên, cách Hà Nội sáu mươi cây số, Việt Minh còn phải đánh nhau với Nhật. Ở Thái Nguyên đánh nhau kịch liệt trong hai ngày.Chính đồng chí Võ Nguyên Giáp với sự giúp đỡ của một người Mĩ đã phụ trách giải phóng thành phố này
((Sau khi Thái Nguyên đã giải phóng, Cụ Hồ mới tiếp tục lên đường về Hà Nội))"
Cụ thể là đoạn sau (nếu bản in năm 1955 của nhà Văn hóa thì ở trang 109 -110, còn bản in năm 1969 của nhà Văn học thì ở trang 104 - 105, cũng có thể đọc bản trực tuyến trên mạng):
"Dọc đường đến Thái Nguyên, cách Hà Nội sáu mươi cây số, Việt Minh còn phải đánh nhau với Nhật. Ở Thái Nguyên đánh nhau kịch liệt trong hai ngày. Chính đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách giải phóng thành phố này.
((Sau khi Thái Nguyên đã giải phóng, Cụ Hồ mới tiếp tục lên đường về Hà Nội))"
3. Vẫn nhắc không thừa, rằng: đó là bản tiếng Việt, in năm 1955. Đoạn này, không có liên quan gì đến quân đội Mĩ khi cụ Giáp giải phóng Thái Nguyên. Tức là Việt Minh tự mình đánh trả quân Nhật, mà không có sự giúp đỡ gì của quân Đồng Minh.
4. Còn trước đó, trong bản tiếng Trung Quốc Hồ Chí Minh truyện đã in năm 1949 tại Thượng Hải, thì như sau (lần đầu tiên, hôm nay, tôi công bố trên blog này một trích đoạn ở bên trong của nguyên bản tiếng Trung - bản đầu tiên, tức bản in năm 1949):
Trang 14b trong Hồ Chí Minh truyện (Trần Dân Tiên viết, Trương Niệm Thức dịch, 1949) |
5. Đoạn văn trong bản năm 1949 trên, có thể dịch ngược ra tiếng Việt như sau (tôi mượn văn phong trong nguyên bản tiếng Việt của Trần Dân Tiên để dịch văn của Trương Niệm Thức, nên chỗ đánh màu xanh là giống hệt với Trần Dân Tiên, chỉ khác ở chỗ đánh màu đỏ):
"Dọc đường đến Thái Nguyên, cách Hà Nội sáu mươi cây số, Việt Minh còn phải đánh nhau với Nhật. Ở Thái Nguyên đánh nhau kịch liệt trong hai ngày.
((Sau khi Thái Nguyên đã giải phóng, Cụ Hồ mới tiếp tục lên đường về Hà Nội))"
6. Như vậy, ở bản in 1955 (cũng như tất cả các bản in sau này, cho đến hiện nay), chỗ "với sự giúp đỡ của một người Mĩ" đã được lược bỏ. Người Mĩ ở đây chính là quân đội Mĩ, tức người của Đồng Minh đến giải giáp vũ khí quân Nhật.
Ai đã lược bỏ, chúng ta tự hiểu. Và vì sao lược bỏ, chúng ta cũng tự hiểu. Có thể đến sau này, đến lúc cần thiết, người ta sẽ cho khôi phục lại những chỗ đã lược bỏ ấy đi.
Ai đã lược bỏ, chúng ta tự hiểu. Và vì sao lược bỏ, chúng ta cũng tự hiểu. Có thể đến sau này, đến lúc cần thiết, người ta sẽ cho khôi phục lại những chỗ đã lược bỏ ấy đi.
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Trần Dân Tiên viết về Võ Nguyên Giáp đánh Nhật năm 1945 : Lược bỏ sự giúp đỡ của một người Mĩ
- Lòng dân
- Xác nhận của nhà văn Vũ Thư Hiên về nhân vật Trần Dân Tiên
- Học theo Lý Thường Kiệt và Nguyễn Trãi, tự truyện của Trần Dân Tiên đáp ứng nhu cầu của đời sống và lịch sử (nhóm Trần Khuê)
- Bác bỏ những điều không đúng trong hồi kí của các cố vấn Trung Quốc : Hồi ức của phiên dịch Hoàng Minh Phương
- "Hồ Chí Minh ấn" và "Võ Nguyên Giáp ấn" : Chữ Hán và triện khắc chữ Hán của Đại tướng (1950, 1957)
Giao thân, ở nước ngoài tìm đâu n hiều tư liệu quý thế
Trả lờiXóaÔi chào bác, lâu lâu bác qua chơi ! Tư liệu nhiều khi nó cứ tự đến với mình, gõ cửa vào nhà bác ạ.
Xóa