Khoảng giữa năm 2009, lúc sửa nhà, tôi hay phải ra mua vật liệu ngành nước (ống nhựa Tiền Phong, ống nhựa nhiệt, van nước các cỡ, tê và cút các loại, thoát sàn,...) ở một công ty đóng trên đường Phùng Chí Kiên. Ra nhiều đến độ thành quá quen với giám đốc và kế toán công ty, đôi khi ngồi uống nước và nói chuyện phiếm.
Một hôm, giám đốc công ty ấy hỏi, giọng rất chân thật: "Công ty đã ở đây hơn ba năm rồi, nhưng mình không rõ Phùng Chí Kiên là ông nào. Có công trạng gì nhỉ ?".
Lúc ấy, tôi giật mình, hiểu ra rằng: vị tướng quân đầu tiên của cách mạng này hầu như rất ít được biết đến. Người dân bình thường đã không còn biết đến ông.
Trước câu hỏi của giám đốc, tôi trả lời nửa đùa nửa thật: "Để biết Phùng Chí Kiên là ai, một là bác đến hỏi thăm trực tiếp ở Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hai là bác vào hỏi Giáo sư Gu-gờ".
Có một sự thực mà hầu như đã vào phạm trù của quên lãng: vị tướng quân đầu tiên của cách mạng là người thực sự theo nghiệp võ, được trang bị kiến thức quân sự một cách bài bản ở Trung Quốc và Nga Xô. Ông vừa là đồng hương, vừa là đồng chí nếm mật nằm gai với Nguyễn Ái Quốc từ thưở ban đầu. Ông chính thực là người đầu tiên tổ chức và huấn luyện đội quân cách mạng. Nguyễn Ái Quốc đã rất đau buồn khi biết tin Phùng Chí Kiên bị quân Pháp sát hại năm 1941 (sau một trận đánh).
Bản thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc sinh thời cũng từng tâm sự :"Cứ mỗi khi nghĩ đến anh Phùng Chí Kiên là tôi lại muốn khóc" (Tiền Phong, 2009). Vẫn theo Tiền Phong, Đại tướng có cho biết: "bọn địch khi ấy treo thưởng cho thủ cấp của Nguyễn Ái Quốc là năm tạ muối, của Phùng Chí Kiên là ba tạ muối."
Trước câu hỏi của giám đốc, tôi trả lời nửa đùa nửa thật: "Để biết Phùng Chí Kiên là ai, một là bác đến hỏi thăm trực tiếp ở Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hai là bác vào hỏi Giáo sư Gu-gờ".
Có một sự thực mà hầu như đã vào phạm trù của quên lãng: vị tướng quân đầu tiên của cách mạng là người thực sự theo nghiệp võ, được trang bị kiến thức quân sự một cách bài bản ở Trung Quốc và Nga Xô. Ông vừa là đồng hương, vừa là đồng chí nếm mật nằm gai với Nguyễn Ái Quốc từ thưở ban đầu. Ông chính thực là người đầu tiên tổ chức và huấn luyện đội quân cách mạng. Nguyễn Ái Quốc đã rất đau buồn khi biết tin Phùng Chí Kiên bị quân Pháp sát hại năm 1941 (sau một trận đánh).
Bản thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc sinh thời cũng từng tâm sự :"Cứ mỗi khi nghĩ đến anh Phùng Chí Kiên là tôi lại muốn khóc" (Tiền Phong, 2009). Vẫn theo Tiền Phong, Đại tướng có cho biết: "bọn địch khi ấy treo thưởng cho thủ cấp của Nguyễn Ái Quốc là năm tạ muối, của Phùng Chí Kiên là ba tạ muối."
Phùng Chí Kiên đóng lon thiếu tá trong Bát lộ quân TQ từ 1927 đến 1934 (không biết gọi Hồng quân hay bát lộ quân thì đúng hơn nhỉ).
Trả lờiXóaHội nghị TW lần thứ 8 ở Pác Bó 5/1941 chọn Phùng Chí Kiên đứng đầu đội cứu quốc quân. Tiếc thay chỉ 3 tháng sau ông đã hy sinh sau khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại.
Chúng ta thì dễ quên chứ hai Cụ thì quên sao được.
Cụ Phùng Chí Kiến mãi hơn nửa thế kỉ sau ngày mất mới được công nhận là liệt sĩ. Tài liệu chính thức về Cách mạng Tháng Tám hầu như vắng bóng người anh hùng ấy.
XóaNgười sinh sống, làm ăn trên bản thân phố Phùng Chí Kiên cũng hầu như không còn biết đến ông. Họ có khi lại tưởng ông là em của Phùng Hưng, hay cháu của Phùng Khắc Khoan, vì cũng họ Phùng mà.
Cuối năm 1929, Kan gia nhập Hồng quân Trung Quốc. Tháng 12-1929 theo sự giới thiệu của những người cộng sản Trung Quốc, Kan gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đầu tiên làm đại đội phó trong Trường Quân chính của Hồng quân Trung Quốc, 3 tháng sau làm Đại đội trưởng và sau 6 tháng là bí thư chi bộ Đảng, rồi được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 4 Hồng quân Đông Giang (trong thời kỳ Lý Lập Tam).
XóaPhùng Chí Kiên qua tư liệu Nga – Pháp
Đọc để giải trí, bỏ qua cách viết thành phong cách riêng, thì có thể đọc bài vừa thấy xuất hiện trong mạng của đồng chí Trung tướng An Hoàng, ở đây:
Xóahttp://chuyenthuongngayohuyen.blogspot.no/2013/10/su-ky-hoang-trung-tuong.html
Ông sinh năm 1901 mà năm 1927 đã mang hàm Thiếu tá thì.... Hay hồi trước ko như bây giờ nhỉ? 19t mang quân hàm Trung Úy
XóaXem bài của Giao, lão sưu tâm về Có một người mang tên Phùng Chí Kiên, dán ở đây để bạn nào thích tìm hiểu thì xem:
Trả lờiXóahttp://tranhung09.blogspot.no/2013/10/co-mot-nguoi-mang-ten-phung-chi-kien.html
Em cũng vừa xem bên bác. Cảm tạ người lính đính Pôn Pốt !
XóaEm xin một đoạn cuối của bác về đây để lưu:
"Đã 5 năm, hình như vẫn còn trên giấy, Thợ cạo gúc chưa thấy Khu di tích lịch sử hay Nhà lưu niệm.
Mọi sự sự đều muộn màn, vì sao như vậy? Nhìn ngôi nhà nơi sinh của một tướng oanh liệt, một nhà hoạt động chính trị lẫy lừng thấy buồn làm sao!. Kạo em đây giỡn chơi với quân Pol Pot, trầy da chút xíu cũng cái bằng như ông. Chí công vô tư theo lời dạy của Hồ Chí Minh ở đâu nhỉ ?"
Ở trên, bạn Khoằm mới chỉ dẫn về "Phùng Chí Kiên qua tư liệu Nga – Pháp".
XóaNhư vậy là còn có tư liệu tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật chưa được khai thác. Em sẽ công bố dần dần khi tiện dịp và có điều kiện.
Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh với công tác phát huy di sản về đồng chí Phùng Chí Kiên
Trả lờiXóaKhau Pàn- Nơi ghi dấu về liệt sĩ Phùng Chí Kiên
XóaĐọc cái tít bài viết "Phùng Chí Kiên (1901-1941) : Vị tướng quân đầu tiên..." thấy buồn vì các bạn chỉ mới nghe tin chưa có thẩm định đã vội tung tin sai với Lịch sử.
Trả lờiXóaCông lao của Cụ Phùng không là không thể bàn cãi. Song Lịch sử vẫn là Lịch sử Cụ Phùng không phải là Vị Tướng đầu tiên như mấy thằng cha Tổng biên tập các báo và VTV phát ngôn dâu nha. Mấy thằng cha ăn theo noái leo đó biết gì mà nói: mãi đến tháng 11 năm 2003, sau 63 năm hy sinh Cụ Phùng Chí Kiên được Chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam ra quyết định phong là cán bộ quân đội cấp tướng
Mong bạn không nên tỏ ra nguy hiểm như vậy, trong khi, thực ra, bạn mới là người làm chúng tôi thấy buồn.
Xóacó ai biết cho mình hỏi ngồi nhà số 3, ngõ 1, phùng chí kiên hiện giờ có phải là nhà của một vị tướng không mà sao ngày nào cũng thấy ông đóng cửa và thỉnh thoảng mới thấy ông ra ngoài
Trả lờiXóa