Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tăng-bạt-hổ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tăng-bạt-hổ. Hiển thị tất cả bài đăng

19/10/2024

Người Nhật và văn hóa quí trọng người lạ từ xa tới - Phan Bội Châu (1905) và Bùi Thanh Vân (1923)

Chỉ đặt hai mẩu kể chuyện của người Việt Nam đã tới Nhật vào đầu thế kỉ XX.

Mẩu đầu tiên của Phan Bội Châu (viết lại chuyện của năm 1905 khi cụ mới đến Nhật Bản). 

Mẩu thứ hai của cụ Bùi Thanh Vân viết và in luôn năm 1923 - kể về chuyện cụ đi du lịch Nhật Bản và Trung Quốc năm đó.

08/09/2017

Gặp nhau trên phố Tăng Bạt Hổ, bàn về Đông Du và nhân vật Lý Tuệ

Người ở quê cụ Lý Tuệ từ Hải Phòng lên. Đó là làng Cấm, tên chữ là Gia Viên (tức vườn dừa), nay thuộc quận Ngô Quyền thành phố cảng.

Không hẹn mà gặp, là cuộc gặp đầu tiên để họp bàn về Đông Du trong gắn bó với cụ Lý Tuệ, của chúng tôi, lại chính là trên phố Tăng Bạt Hổ.

02/05/2017

Đền Tiên Nga ở Hải Phòng, và phong trào Đông Du của "cụ tiến sỹ" Phan Bội Châu

Trong đền có một tấm ảnh thờ, dưới ghi là "cụ tiến sỹ Phan Bội Châu". Dĩ nhiên cụ Phan Bội Châu chưa từng đi thi tiến sĩ, bởi ngay sau khi đã có được danh (đạt được học vị Cử nhân, với thành tích đỗ đầu xứ Nghệ), thì cụ lập tức chính thức vào đường hoạt động cách mạng. Sau đó thì xuất du hải ngoại.

Như cụ thường tâm sự trong các cuốn tự truyện, thì người nước Nam rất chuộng danh, nên cụ phải cố gắng đạt được cái khoa bảng (dù mới là khoa bảng cấp cử nhân, và cũng phải hơn một lần mới đỗ), rồi sau đó mới có cái "uy" mà gia nhập tràng tranh đấu, có danh thì dễ tập hợp lực lượng.