Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn điện-nguyên-tử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn điện-nguyên-tử. Hiển thị tất cả bài đăng

10/09/2016

Văn nghệ Thứ Bảy : những người mẹ Nhật Bản đã đứng lên vì cuộc sống "không hạt nhân" của các con

Mình nhận bài báo giới thiệu về cô Kameyama (người mẹ trẻ Nhật Bản), qua mail, từ một người bạn của cô (tạm gọi là cô Kan). Mà cô Kan là con gái của một nhà văn đã nổi danh từ thập niên 1980 với chủ đề chống hạt nhân.

Bài báo nói về việc cô Kameyama (tạm gọi tắt là cô Kam) mới mở một triển lãm ảnh kêu gọi hòa bình ở Đại học Hà Nội. Ảnh là do chính cô Kam chụp.

Không rõ thế nào, cô Kam đã chuyển về quê, tới sống gần với gia đình nhà cô Kan. Lần tới mình sẽ hỏi nguyên do. Hiện còn đang đồ rằng là vì non xanh nước biếc của vùng quê quyến rũ, mà lẽ có thể còn vì mẹ của cô Kan.

Con người ta tự nhiên như nhiên có sự quyến rũ, hấp dẫn nhau.

26/11/2015

Trồng Sakura trong khuôn viên Hoàng thành Thăng Long

Nhóm hữu nghị mới hoàn tất công việc này. Cây ở Hoàng thành là 1 trong 165 cây mà nhóm đã tặng cho Việt Nam. Họ sẽ trồng thêm ở các nơi khác (như Cổ Loa, Bảo tàng Hà Nội,...).

Nhóm này đến từ thành phố Fukushima - nơi có thảm họa hạt nhân năm 2011.

08/05/2012

Nhờ bác Nguyễn Quân giải đáp cho một chút

Tạm thời thử đăng song song (cả bên blogspot, cả bên YH)



Sau khi Nhật Bản chính thức đóng cửa toàn bộ hệ thống nhà máy điện nguyên tử, thì ông Nguyễn Quân - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (nước đang nhờ Nhật Bản xây nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận) - có bài trả lời phỏng vấn, ở đây.


Bảng quy hoạch hai dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đã được dựng lên ở xã Phước Dinh và Vĩnh Hải. Ảnh: Sơn Ninh.


Có thể xem câu nói sau của ông Nguyễn Quân là kết luận: "Từ nay đến năm 2020, chúng ta cũng chưa nhìn thấy công nghệ để sản xuất điện thay thế được nguồn năng lượng cổ điển như than, dầu, khí thiên nhiên ngoài hạt nhân. Vì vậy, Việt Nam vẫn phải nghĩ đến phát triển nhà máy điện hạt nhân cho đến khi thế giới tìm thấy được nguồn năng lượng thay thế".

Bác Quân có nói thế này:
"Rất nhiều nước trên thế giới sau sự cố Chernobyn năm 1986 và sự cố Fukushima mới đây đã từ bỏ chương trình điện hạt nhân, nhưng sau một thời gian các nước lại thấy rằng, vẫn chưa có con đường nào khác có thể thay thế điện hạt nhân và họ lại tái khởi động chương trình điện hạt nhân."

Xin hỏi, "rất nhiều nước trên thế giới" ấy là những nước nào ? Cho biết cụ thể từng nước. Đề nghị không nói chung chung.


--

Những entry liên quan đã đi trên blog:

-
Nhật Bản xóa bỏ điện hạt nhân

- Toàn cảnh về siêu động đất ở Nhật Bản (từ ngày 11/3/2011)

-
Giám đốc Điện lực Tokyo quì gối xin lỗi người dân (24/4/2011, theo Chinanews)

- Thảm hoạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima (bài của Nguyễn Khắc Nhẫn)

07/05/2012

Nhật Bản xóa bỏ điện hạt nhân

Hôm nay, 6/5/2012, Nhật Bản đã đóng cửa nhà máy điện nguyên tử cuối cùng.


Sau một nửa thế kỉ phát triển, điện nguyên tử đang được nhận thức như là một thảm họa do chính con người tạo ra, đúng như nhà văn Murakami đã nói "chính chúng ta tự ném bom vào chúng ta".


Mặc dù vậy, nhà máy điện nguyên tử tại Ninh Thuận (Việt Nam) hình như vẫn đang tiếp tục xây dựng như chưa hề có bất cứ điều gì xảy ra.


Nguồn ảnh ở đây

--

Những entry liên quan đã đi trên blog:

- Toàn cảnh về siêu động đất ở Nhật Bản (từ ngày 11/3/2011)

Giám đốc Điện lực Tokyo quì gối xin lỗi người dân (24/4/2011, theo Chinanews)

- Thảm hoạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima (bài của Nguyễn Khắc Nhẫn)