Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

30/09/2023

Câu chuyện văn hóa: Các tộc người thiểu số ở miền núi và việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong các sản phẩm

Mình có tham gia một tọa đàm gần đây về chủ đề này. Có nhiều điểm trình bày của hai diễn giả đồng hành rất thú vị, mình xem như là các thu hoạch từ tọa đàm.

Dưới là các tin tức liên quan (vừa nhận từ Tạp chí Công thương).

Tháng 9 năm 2023,

Giao Blog


---



Song Linh
haitrinhtbtc@gmail.com

07:39 | 30/09/2023XÃ HỘI

(TBTCO) - Bà Bế Hồng Vân - Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc cho rằng, việc gắn giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giúp sản phẩm dễ dàng được tiêu thụ trong và ngoài nước. Đây là mục tiêu được Chính phủ quan tâm chỉ đạo yêu cầu đẩy mạnh từ nay đến năm 2030.

Tại tọa đàm Khai thác giá trị văn hoá, phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tổ chức ngày 29/9, bà Bế Hồng Vân - Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc cho biết, Chính phủ khuyến khích hỗ trợ phát triển sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên cơ sở lồng ghép trong các chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tìm giải pháp phát triển giá trị văn hóa trong sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
Người dân Bắc Giang livestream quảng bá, tiêu thụ sản phẩm đặc sản vải. Ảnh: Nguyễn Vân

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030 đã đưa ra mục tiêu là hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị phù hợp với từng vùng, miền và sẽ khai thác tiềm năng, lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình và giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Kết quả, đến nay, cả nước đã tổ chức được 445 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và 402 mô hình phát triển sản xuất cộng đồng; tạo được 249 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và tổ chức được 52 sự kiện kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như các sự kiện lễ hội gắn thương mại với du lịch; sự kiện quảng bá tiêu thụ sản phẩm của đồng bào…

Tuy nhiên, tại tọa đàm, TS. Chu Xuân Giao - Viện Nghiên cứu Văn hoá, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030 đề ra còn nhiền thách thức mà tự thân đồng bào dân tộc thiểu số khó đạt được nếu không có sự trợ giúp mạnh mẽ hơn của Chính phủ và chính quyền địa phương.

Đồng thuận quan điểm nêu trên, bà Bế Hồng Vân cho rằng, thời gian tới, cần tạo một môi trường kết nối các đối tác tham gia vào liên kết chuỗi giá trị gồm cơ quan chính quyền, đó là đại diện cho cơ chế, chính sách. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của các doanh nghiệp trên địa bàn đã triển khai thành công vai trò hỗ trợ kỹ thuật và tạo động lực cho việc khai thác các giá trị văn hóa trong sản xuất và phát triển sản phẩm vùng dân tộc.

Để khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, các chuyên gia kinh tế cho rằng, các dự án hỗ trợ của nhà nước phải đưa những yếu tố tri thức, những giá trị văn hóa truyền thống cũng như cố kết cộng đồng vào trong tiêu chí để lựa chọn những dự án hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị.

Đặc biệt, chính sách phải lưu ý đến đội ngũ nghệ nhân tại địa phương vì đây là những nhân chứng sống truyền thụ và lưu giữ văn hóa địa phương đến muôn đời.

https://thoibaotaichinhvietnam.vn/khai-thac-gia-tri-van-hoa-phat-trien-san-pham-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-mien-nui-136747.html


..



Thứ sáu, 29/09/2023 - 16:18


Gắn kết giá trị văn hóa trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm khu vực miền núi

Việc gắn giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là động lực quan trọng giúp sản phẩm dễ dàng được tiêu thụ trong và ngoài nước. Đó là thông tin được nhấn mạnh tại Tọa đàm “Khai thác giá trị văn hóa, phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”, do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 29-9.

Những năm gần đây, việc phát triển và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được các cấp, các ngành quan tâm, đặc biệt tại các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Hiện nay đã xuất hiện các doanh nghiệp, tổ chức xã hội phối hợp cùng các địa phương có các chương trình, tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra các sản phẩm gắn với các giá trị văn hóa của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi, qua đó hình thành các sản phẩm đặc sắc, khác biệt của bà con. 

Gắn kết giá trị văn hóa trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm khu vực miền núi
 Các đại biểu trao đổi tại tọa đàm.

Tuy nhiên thực tế triển khai cho thấy, việc khai thác giá trị của văn hóa các dân tộc chưa phát huy hết tiềm năng. Quy trình sản xuất, các hoạt động xúc tiến, quảng bá chưa chuyển tải được hết những yếu tố văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số ở mỗi địa phương. Do đó, cần có những định hướng và chính sách phù hợp hơn để khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa, đưa yếu tố văn hóa thành lợi thế, để thực sự giúp các sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi bay xa hơn nữa.

Chia sẻ tại tọa đàm, bà Bế Hồng Vân, Phó vụ trưởng, Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc cho biết, đến thời điểm này, về quan điểm cũng như định hướng, mục tiêu về việc hỗ trợ phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được thể hiện rất nhiều trong các văn bản của Chính phủ.

Thời gian tới, cần phải cụ thể hóa các chính sách này bằng những hành động cụ thể, để đạt được những mục tiêu mới. Cụ thể, cần phát huy vai trò của các doanh nghiệp trên địa bàn đã triển khai thành công vai trò hỗ trợ kỹ thuật và tạo động lực cho việc khai thác các giá trị văn hóa trong sản xuất và phát triển sản phẩm vùng dân tộc.

Ngoài ra, phải đưa những yếu tố tri thức, những văn hóa truyền thống cũng như cố kết cộng đồng vào trong tiêu chí để lựa chọn những dự án hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị. Đặc biệt, chính sách phải lưu ý đến đội ngũ nghệ nhân tại địa phương vì đây là những nhân chứng sống truyền thụ và lưu giữ văn hóa địa phương đến muôn đời.

Tin, ảnh: VŨ DUNG

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan. 

Hà Nội: Đẩy mạnh phát triển kinh tế khu vực đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Nội: Đẩy mạnh phát triển kinh tế khu vực đồng bào dân tộc thiểu số

https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song/gan-ket-gia-tri-van-hoa-trong-san-xuat-tieu-thu-san-pham-khu-vuc-mien-nui-744889

..





Khai thác giá trị văn hoá, phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (29/09/2023)


VOV1 - Thời gian qua, việc triển khai các chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số gắn phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy, cần có những định hướng, chính sách và hành động quyết liệt, phù hợp hơn để khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa. Đây là những thông tin đáng chú ý tại Tọa đàm “Khai thác giá trị văn hoá, phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” do Tạp chí Công Thương thưc hiện.

Cập nhật hôm qua : 16:51 29/9/2023

https://vov1.vov.gov.vn/tin-thoi-su/khai-thac-gia-tri-van-hoa-phat-trien-san-pham-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-va-cmobile184-105179.aspx

..



Việc gắn giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giúp sản phẩm dễ dàng được tiêu thụ trong và ngoài nước.
Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộcQuảng Nam: Quảng bá sản phẩm miền núi đến với du khách

Phương thức mới để phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Những năm gần đây, việc phát triển và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được các cấp, các ngành, địa phương đặc biệt quan tâm.

Hiện nay đã xuất hiện các doanh nghiệp, tổ chức xã hội phối hợp cùng các địa phương có các chương trình, tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo ra các sản phẩm gắn với các giá trị văn hóa của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi, qua đó hình thành các sản phẩm đặc sắc, khác biệt của bà con.

Nhiều sản phẩm đặc sản của các địa phương đã trở thành thế mạnh được tiêu thụ ở các kênh phân phối trong nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Từ đó không chỉ giúp bà con ổn định thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn phát triển kinh tế - xã hội, quảng bá được truyền thống văn hoá đặc sắc của các dân tộc ở địa phương.

Thông tin tại Tọa đàm Khai thác giá trị văn hoá, phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 29/9, bà Bế Hồng Vân - Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách dân tộc - Ủy ban dân tộc cho biết, những năm trước đây, vấn đề hỗ trợ phát triển sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được thực hiện lồng ghép trong các chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đến năm 2021, vấn đề phát triển thương mại miền núi, vùng dân tộc thiểu số được thể hiện rất rõ nét ở dự án 3 của Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030.

Cụ thể, ở tiểu dự án 2 của dự án này đã đưa ra mục tiêu là hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị phù hợp với từng vùng, miền và sẽ khai thác tiềm năng, lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình và giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bên cạnh đó, yếu tố giá trị văn hóa các dân tộc đã được thể hiện cụ thể tại dự án 6 trong chương trình này, đó là bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc thiểu số gắn với du lịch. Trong đó đã đề ra phương hướng rất rõ là khai thác thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, về văn hóa, ẩm thực độc đáo, đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số để thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm và du lịch lịch sử văn hóa, đẩy mạnh việc phát triển du lịch xanh gắn với việc tôn trọng yếu tố tự nhiên cũng như văn hóa địa phương, vùng dân tộc thiểu số.

Kết quả, đến nay, cả nước đã tổ chức được 445 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và 402 mô hình phát triển sản xuất cộng đồng; tạo được 249 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và tổ chức được 52 sự kiện kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như các sự kiện lễ hội gắn thương mại với du lịch; sự kiện quảng bá tiêu thụ sản phẩm của đồng bào,…

Dưới góc độ doanh nghiệp, bà Trần Tuyết Lan - Giám đốc Công ty CP Doanh nghiệp Xã hội Craft Link chia sẻ, những năm qua, Craft Link đã tiến hành rất nhiều dự án ở khắp mọi miền của đất nước với rất nhiều nhóm dân tộc thiểu số để tập huấn và hỗ trợ cho họ tăng thêm nội lực, để họ sử dụng chính những kĩ năng làm hàng thủ công truyền thống đó và những đặc trưng văn hoá truyền thống đưa vào các sản phẩm mới, có thể giới thiệu, quảng bá ra thị trường, từ đó tăng thêm thu nhập.

Khi thu nhập tăng cao thì đồng bào sẽ vui, sẽ quay lại làm nhiều hơn nữa các sản phẩm thủ công truyền thống, nhờ vậy nền văn hoá và bản sắc văn hoá được gìn giữ, phục hồi và phát huy, lưu giữ cho thế hệ mai sau.

Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Việc gắn giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giúp sản phẩm dễ dàng được tiêu thụ

Một trong những dự án được Craft Link tiến hành là kết hợp với UNDCP (Chương trình Kiểm soát ma tuý của Liên Hợp Quốc) hỗ trợ nhóm người Mông ở Kỳ Sơn - Nghệ An xóa bỏ cây thuốc phiện, đồng thời thay thế thu nhập từ thuốc phiện trước kia bằng thu nhập từ sản xuất và tiêu thụ hàng thủ công truyền thống.

“Sau hai năm, dự án kết thúc, hầu hết các chị em tham gia trong dự án đều trả lời rằng chúng tôi rất vui bởi vì thứ nhất là chúng tôi tự kiếm được thêm thu nhập. Phụ nữ Mông trước kia hầu như không tự kiếm được thu nhập bằng tiền, nhưng giờ đã có thể bán sản phẩm để có tiền. Thứ hai là những người phụ nữ Mông thấy rằng kỹ năng làm nghề truyền thống của họ được phục hồi và hàng ngày họ vừa có thể vừa làm vừa chăm sóc con cái” – bà Trần Tuyết Lan nói.

Mỗi năm, Craft Link cũng tổ chức các hội chợ hàng thủ công truyền thống và mời các nhóm tham gia, để nhóm cũng có thể trực tiếp giao lưu với công chúng và khách hàng. Thông qua quá trình đó, họ không chỉ giới thiệu được nét văn hóa truyền thống của chính họ mà họ còn học hỏi từ khách hàng và công chúng về nhu cầu và xu hướng của thị trường.

Cần thêm chính sách hỗ trợ

Thực tế từ các địa phương cho thấy, thời gian qua, việc triển khai các chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số gắn phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc đã phát huy hiệu quả.

Qua đó, góp phần phục hồi, bảo tồn, phát huy nhiều giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc vừa tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho bà con.

Tuy nhiên thực tế triển khai cho thấy, cần có những định hướng, chính sách và hành động quyết liệt, phù hợp hơn để khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa.

Theo bà Bế Hồng Vân, có thể nói đến thời điểm này, về quan điểm cũng như định hướng, mục tiêu về việc hỗ trợ phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được thể hiện rất nhiều trong các văn bản của Chính phủ. Thời gian tới, chính sách phải có những hành động cụ thể và hiệu quả để đạt được những mục tiêu mới.

Cụ thể, cần phải tạo một môi trường kết nối các đối tác tham gia vào liên kết chuỗi giá trị gồm cơ quan chính quyền, đó là đại diện cho cơ chế, chính sách.

Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của các doanh nghiệp trên địa bàn đã triển khai thành công vai trò hỗ trợ kỹ thuật và tạo động lực cho việc khai thác các giá trị văn hóa trong sản xuất và phát triển sản phẩm vùng dân tộc.

Thêm nữa, phải đưa những yếu tố tri thức, những văn hóa truyền thống cũng như cố kết cộng đồng vào trong tiêu chí để lựa chọn những dự án hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị. Đặc biệt, chính sách phải lưu ý đến đội ngũ nghệ nhân tại địa phương vì đây là những nhân chứng sống truyền thụ và lưu giữ văn hóa địa phương đến muôn đời.

Lan Phương

https://dantoctongiao.congthuong.vn/khai-thac-gia-tri-van-hoa-trong-phat-trien-san-pham-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-275372.html

..











..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.