Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

18/11/2021

Tin tức mới về vương triều Mạc thời kỳ Cao Bằng (một tọa đàm của Bảo tàng)

Tháng 11 thì có hội thảo ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi đã gửi tham luận về nhà Mạc (cả thời kì Thăng Long - Dương Kinh và thời kì Cao Bằng). Xem thông tin đã đưa lên, ở đây.

Bây giờ là một thông tin mới, về một cuộc tọa đàm do Bảo tàng tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức với tiêu đề Thống nhất nội dung các di tích liên quan đến vương triều Mạc thời kì ở Cao Bằng tại xã Hưng Đạo - Thành phố Cao Bằng.

Tin đầu tiên lấy về từ website Báo Cao Bằng (một ảnh bổ sung lấy từ Fb của con cháu nhà Mạc ở Cao Bằng hiện nay).

Thông tin và tư liệu bổ sung sẽ được dán dần ở dưới như mọi khi.

Tháng 11 năm 2021,

Giao Blog










---


Thứ tư 10/11/2021 05:00


Chiều 9/11, Bảo tàng tỉnh tổ chức tọa đàm thống nhất nội dung các di tích liên quan đến vương triều Mạc thời kỳ ở Cao Bằng trên địa bàn xã Hưng Đạo (Thành phố). Tham dự có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND xã Hưng Đạo và Thành phố, đại diện Ban liên lạc Mạc tộc Việt Nam và tỉnh Cao Bằng.

    Các đại biểu dự tọa đàm.

    Tại buổi tọa đàm, các đại biểu nghe báo cáo tham luận nghiên cứu về triều Mạc tại Cao Bằng gồm: Giáo dục, khoa cử nhà Mạc ở Cao Bằng; các di tích lịch sử, văn hóa liên quan đến nhà Mạc trên vùng đất Cao Bình (Thành phố); những phụ nữ tiêu biểu dưới vương triều Mạc ở Cao Bằng; thành Bản Phủ - Vương phủ nhà Mạc; Bảo vật Quốc gia chuông chùa Đà Quận - một tư liệu quý về thời nhà Mạc ở Cao Bằng; thành nhà Mạc ở Cao Bằng; thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa nhà Mạc tại vùng đất Cao Bình, Cao Bằng.

    Đại biểu phát biểu ý kiến tại buổi tọa đàm.

    Phần thảo luận tập trung vào các nội dung: Thống nhất các di tích liên quan đến vương triều Mạc thời kỳ ở Cao Bằng trên địa bàn xã Hưng Đạo (Thành phố) gồm: Trường Quốc học, thành Bản Phủ khu vực thành nội, giếng Bó Phủ, ao sen, miếu bà Hoàng, đền thờ Thành Hoàng (thờ tướng Mạc Đăng Khoa). Thực trạng một số điểm di tích liên quan đến vương triều Mạc tại xã Hưng Đạo đang bị xuống cấp và xâm hại; đề xuất giải pháp có nhiều công trình nghiên cứu về nhà Mạc ở Cao Bằng; sớm công nhận di tích lịch sử để công tác bảo tồn và phát huy hiệu quả.

    Qua buổi tọa đàm, Bảo tàng tỉnh tiếp thu các ý kiến và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh công nhận các di tích liên quan đến vương triều Mạc thời kỳ ở Cao Bằng trên địa bàn xã Hưng Đạo (Thành phố) là Di tịch lịch sử cấp tỉnh trong thời gian tới.

    https://baocaobang.vn/Van-hoa/Thong-nhat-noi-dung-cac-di-tich-lien-quan-den-vuong-trieu-Mac-thoi-ky-o-Cao-Bang-tai-xa-Hung-Dao-Thanh-pho/85250.bcb

    ..



    ---

    BỔ SUNG


    2. Video (từ phút 12 đến phút 14)



    Thời sự tối ngày 09/11/2021
    547 lượt xem
    9 thg 11, 2021

    Truyền hình Cao Bằng
    2,96 N người đăng ký

    Đài Phát thanh - Truyền hình Cao Bằng Website: http://caobangtv.vn YouTube: www.youtube.com/c/TruyềnhìnhCaoBằng FanPage: https://www.facebook.com/truyenhinhca... Điện thoại: 0206 3852 250 Địa chỉ: 87, Bế Văn Đàn, TP Cao Bằng.

    https://www.youtube.com/watch?v=vNrsaw2br-I&t=163s

    1.

    Cập nhật: Thứ ba , 09/11/2021 22:28


    Chiều 9/11, Bảo tàng tỉnh tổ chức toạ đàm thống nhất nội dung các điểm di tích liên quan đến vương triều nhà Mạc thời kỳ ở Cao Bằng trên địa bàn xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng. Tham dự và đóng góp vào nội dung toạ đàm có đại diện Hội đồng Mạc tộc Việt Nam, Hội đồng Mạc tộc Cao Bằng, các nhà nghiên cứu lịch sử địa phương và lãnh đạo một số sở, ngành.



    Toạ đàm thống nhất nội dung các điểm di tích liên quan đến vương triều nhà Mạc thời kỳ ở Cao Bằng trên địa bàn xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng.

    Nhà Mạc bắt đầu từ Thái tổ Mạc Đăng Dung lên ngôi năm 1527. Năm Quang Hưng thứ 15 (năm 1592), quân nhà Lê tiến ra Bắc chiếm lại thành Thăng Long, nhà Mạc lên Cao Bằng chọn vùng trung tâm Hoà An đóng đô, lấy Na Lữ và Cao Bình làm đế đô, lập nên vương phủ ở Cao Bình. Thời kỳ nhà Mạc lên đóng đô ở Cao Bằng đã tạo ra sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội ở Cao Bằng cũng như các tỉnh miền Đông Bắc, đồng thời đã để lại nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể cho các dân tộc.

    Tại buổi tọa đàm, các tham luận đã minh chứng cho sự phát triển của nhà Mạc thời kỳ ở Cao Bằng như: Giáo dục, khoa cử ở nhà Mạc; các di tích lịch sử, văn hoá liên quan đến nhà Mạc; những phụ nữ tiêu biểu dưới vương triều nhà Mạc ở Cao Bằng; thành Bản Phủ - vương triều nhà Mạc; văn chuông chùa Đà Quận - bảo vật quốc gia, một tư liệu quý về thời Mạc ở Cao Bằng; thành nhà Mạc ở Cao Bằng; thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá nhà Mạc tại vùng đất Cao Bình, Cao Bằng. Đây là kết quả nghiên cứu, tổng hợp tài liệu, từ thực tế khảo sát tại địa phương của các nhà nghiên cứu văn hoá, lịch sử, nhà văn, nhà báo, cán bộ nghiên cứu khoa học tại địa phương. Ý kiến các đại biểu thống nhất một số nội dung: Xác định các địa điểm liên quan đến vương triều nhà Mạc tại khu vực xã Hưng Đạo để làm cơ sở xếp hạng di tích.

    Thông qua hội thảo, các đại biểu đánh giá đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến vương triều nhà Mạc ở Cao Bằng, từ đó hoạch định các giải pháp bảo tồn bền vững, hoàn thiện hồ sơ khoa học trình các cấp có thẩm quyền xếp hạng di tích.

    Hạnh Nguyên - Văn Khánh

    http://caobangtv.vn/tin-tuc-n44848/toa-dam-ve-cac-diem-di-tich-lien-quan-den-vuong-trieu-nha-mac-thoi-ky-o-cao-bang.html

    ..

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

    LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

    Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.