Tình hình cụ thể, được cập từ ngày 7/8 đến ngày 17/8, với nguồn thông tin chính từ cựu nghị sĩ Hoàng Hữu Phước, thì được đưa về Giao Blog ở đây.
Bây giờ là cập nhật tiếp.
Tháng 8 năm 2021,
Giao Blog
Nguồn : Blog HHP |
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Sài Gòn trong đại dịch 2021 : Trung tâm Hỏa táng Bình Hưng Hòa với thông tin cụ thể (tiếp theo)
- Sài Gòn trong đại dịch 2021 : Trung tâm Hỏa táng Bình Hưng Hòa với thông tin cụ thể
---
20.
Số ca tử vong do Covid-19 ở TP.HCM giảm sâu
Ngày 3/10, số ca tử vong do Covid-19 ở TP.HCM chỉ còn 93 người, giảm 247 ca so với ngày đỉnh điểm (ngày 22/8 có 340 người tử vong).
Chiều 4/10, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM đã tổ chức họp báo, cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.
Đến 18h ngày 3/10 có 398.056 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố, bao gồm 397.560 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 496 trường hợp nhập cảnh.
Số ca tử vong tại TP.HCM liên tục giảm sâu, đến ngày 3/10 chỉ còn 93 ca |
TP đang điều trị 27.060 bệnh nhân, trong đó có 2.610 trẻ em dưới 16 tuổi, 724 bệnh nhân nặng đang thở máy. Trong ngày 3/10, có 1.449 bệnh nhân nhập viện, 2.743 bệnh nhân xuất viện (tổng số xuất viện từ 1/1 đến nay là 216.856 người), 93 trường hợp tử vong trong ngày (tổng số tử vong từ 1/1 đến nay là 15.241 người).
Từ 18h ngày 2/10 đến 18h ngày 3/10, TP đã lấy 102.760 mẫu, xét nghiệm nhanh kháng nguyên 100.008 mẫu.
Tổng số mũi vắc xin đã triển khai tiêm đến ngày 3/10 là 11.314.301, trong đó tổng số mũi 1 là 6.947.437, mũi 2 là 4.366.864.
Trong ngày 4/10, Trung tâm an sinh đã tiếp nhận các mặt hàng nhu yếu phẩm như trà mật ong, gạo do các đơn vị tài trợ trị giá hơn 859 triệu đồng. Một phần gạo trị giá 140 triệu đồng được phân phối đến công nhân Công ty Môi trường đô thị, số còn lại nhập kho đóng gói chờ phân phối.
Từ ngày 15/8 đến 4/10, tổng số túi an sinh đã chuyển quận, huyện, thành phố Thủ Đức là 2.014.160 túi.
https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/so-ca-tu-vong-do-covid-19-o-tp-hcm-co-xu-huong-giam-780206.html
19.
Tin liên quan
https://www.sggp.org.vn/lan-dau-tien-so-tu-vong-do-covid19-tai-tphcm-giam-xuong-duoi-100-truong-hopngay-765502.html
18.
Đám cưới đặc biệt của nữ điều dưỡng trong bệnh viện dã chiến ở TP.HCM
Cô dâu Ngọc Diệp, điều dưỡng trong khu điều trị Covid-19 tại bệnh viện Dã chiến số 16 (TP.HCM) không giấu được xúc động khi được các bác sĩ tổ chức đám cưới ngay tại bệnh viện.
Lần đầu tiên một đám cưới tổ chức dưới 10 người tại TP.HCM từ sau giãn cách, khi bên ngoài phòng cưới các bác sĩ vẫn đang hội chẩn các ca bệnh để điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Đám cưới được tổ chức ngay trong phòng hành chính của Bệnh viện Dã chiến số 16, khi cô dâu cách xa chú rể hơn 1.000km.
Cô dâu Đỗ Thị Ngọc Diệp, quê Nam Định, sinh năm 1997, là điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai vào TP.HCM chống dịch tại Bệnh viện Dã chiến số 16 đã gần 2 tháng nay, ngay giữa lúc dịch bệnh đang diễn ra căng thẳng nhất.
Các y bác sĩ chụp ảnh cùng cô dâu |
Đại diện nhà gái tại bệnh viện dã chiến số 16 gửi lời chào đến hai họ |
Ngọc Diệp yêu chú rể Lê Quang Huy lớn hơn cô 7 tuổi, quê Hà Nội. Hai người yêu nhau đã được 1 năm và quyết định đi đến hôn nhân. Hai nhà đã xem ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ cưới vào ngày 29/9. Giữa lúc dịch bệnh ở TP.HCM đang căng thẳng, Diệp cùng 800 y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai chi viện cho TP.HCM chống dịch nên không thể về nhà làm lễ cưới.
Gia đình hai bên quyết định tổ chức đám cưới online cho hai con trong hoàn cảnh đặc biệt này. Cô dâu ở TP.HCM, nhà trai ở Hà Nội, nhà gái ở Nam Định.
Khi biết tin, các bác sĩ ở Bệnh viện Dã chiến số 16 quyết định làm một lễ cưới giản dị, ấm áp, trang trọng cho cô dâu Ngọc Diệp. Mọi thứ chuẩn bị gấp rút chỉ trong vòng 2 ngày.
Áo dài, bàn cưới, chữ hỷ, khai trầu… được anh Đoàn Trung Vũ chuẩn bị cho cô dâu.
Chị Mai Hương, chủ một shop hoa ở Phú Nhuận cũng làm một bó hoa tặng cho cô dâu, chị còn tìm khắp nơi để đặt bánh kem. Khi tìm được chỗ làm bánh, chị Hương kể câu chuyện cho cô làm bánh kem nghe, người này quyết định tặng luôn chiếc bánh cho cô dâu, thậm chí đặt thêm 1 bó hoa dành tặng cô dâu trong ngày cưới.
Chị Hương cho biết thêm, những người biết câu chuyện này nhờ gửi phong bì mừng cưới cho cô dâu (dù không hề quen biết cô dâu) mà không cần để tên tuổi.
TS. bác sĩ Đỗ Ngọc Sơn, Phó Giám đốc trung tâm Bệnh viện Dã chiến số 16, đại diện nhà gái ở TP.HCM chia sẻ trong lễ cưới: “Trong điều kiện khó khăn của bệnh viện dã chiến, chúng tôi đã làm việc quên ngày đêm và con dâu của các bác cũng vậy.
Chúng tôi gửi lời chúc mừng và chia sẻ niềm vui với cô dâu Ngọc Diệp và chú rể Quang Huy nên vợ nên chồng. Mong đợt này sẽ chiến thắng trở về để hai cháu đoàn tụ cùng gia đình”. Bác sĩ Sơn chia sẻ.
Hình ảnh đám cưới đặc biệt của cô dâu Ngọc Diệp và chú rể Quang Huy:
Bác sĩ Trương Anh Thư cũng chia sẻ niềm vui với cô dâu Ngọc Diệp trong buổi lễ: “Đám cưới thật đặc biệt nhưng không có khoảng cách địa lí giữa mọi người, ai cũng đều cảm nhận hết niềm xúc động này”.
Bác sĩ Thư chia sẻ thêm, các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cùng tham gia chống dịch ở nhiều nơi: Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương nhưng lần này, dù có nhiều kinh nghiệm nhưng không thể lường hết được chủng Delta tại TP.HCM, khối lượng công việc vì thế mà nhiều hơn, vất vả hơn nhưng anh em bác sĩ đoàn kết để khắc phục những khó khăn ban đầu để từng bước vượt qua dịch bệnh lần này.
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/dam-cuoi-dac-biet-cua-nu-dieu-duong-trong-benh-vien-da-chien-o-tp-hcm-779026.html?fbclid=IwAR1F3XKjGGoYu4U19wSvFOecT25rvmwblRG4mJpFIXrWt-S6TnyKepowi34
17.
Bí thư phường xin lỗi công khai người phụ nữ bị cưỡng chế xét nghiệm COVID-19
TTO - Chiều 29-9, đoàn công tác của Thành ủy Thuận An, tỉnh Bình Dương và phường Vĩnh Phú đã có buổi làm việc với bà Hoàng Thị Phương Lan, ngụ chung cư Ehome 4, người bị phá khóa cửa cưỡng chế đi lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.
Đoàn công tác có lãnh đạo của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy thành phố Thuận An, Ban Tuyên giáo Thành ủy, bí thư và chủ tịch UBND phường Vĩnh Phú.
Tại buổi làm việc, ông Võ Thanh Quan - bí thư Đảng ủy phường Vĩnh Phú, trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 - đã gửi lời xin lỗi công khai bà Lan đối với việc cưỡng chế bà chưa phù hợp quy định.
Đoàn công tác cũng lắng nghe ý kiến trình bày của bà Lan.
Tối 28-9, nhiều đoạn video ghi lại cảnh một phụ nữ bị lực lượng chức năng phá khóa cửa căn hộ chung cư để cưỡng chế đi lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 lan truyền trên mạng xã hội.
Video trên ghi lại sự việc xảy ra tại chung cư Ehome 4, thuộc phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương vào trưa cùng ngày. Người phụ nữ bị cưỡng chế trong video là bà Hoàng Thị Phương Lan, ngụ tại căn hộ tầng trệt của block B.
Bà Lan tự quay video trực tiếp và phát trên trang Facebook cá nhân. Một video khác do người trong đoàn cưỡng chế quay lúc đó cũng đã được nhiều trang mạng xã hội đăng tải.
Theo trình bày của bà Lan, khoảng 10h30 ngày 28-9, khi bà đang "dạy yoga cho học viên (trực tuyến)" thì thấy có người đập cửa, đề nghị ra lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Tuy nhiên, bà Lan cho rằng "mình đang dạy và mình tự test rồi, đến giờ vẫn an toàn, không có nhu cầu tụ tập test hoài ở chỗ đông người" và không muốn cắt ngang buổi giảng dạy.
Sau đó, một nhóm người gồm đại diện của phường Vĩnh Phú, công an mặc sắc phục, cảnh sát cơ động và ban quản lý chung cư đã phá khóa cửa căn hộ, cưỡng chế bà Lan ra sân lấy mẫu trước sự chứng kiến và la khóc của con trẻ.
Bà Lan cũng thừa nhận có vài lần khi lực lượng y tế xuống lấy mẫu ở chung cư, bà không ra ngoài nên có một lần nhân viên y tế phải vào tận nơi để lấy mẫu cho bà.
Đại diện Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 phường Vĩnh Phú xác nhận có sự việc như trong video ghi lại. Ông Võ Thanh Quan - bí thư Đảng ủy phường Vĩnh Phú - có mặt tại thời điểm cưỡng chế được ghi lại trong video.
Giải thích về việc phá khóa, đại diện Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 phường Vĩnh Phú cho rằng do bà Lan không hợp tác nên phải cưỡng chế. Đại diện phường cho rằng trước đó bà Lan có nhiều lần không ra lấy mẫu, trong khi căn hộ của bà Lan tại tầng trệt, chung cư Ehome 4 từng có ca F0 nên nguy cơ rất cao.
Ông Nguyễn Hữu Châu - chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy kiêm chánh Thanh tra thành phố Thuận An - cho biết sau buổi làm việc với bà Lan, Thành ủy Thuận An sẽ có cuộc họp xem xét trách nhiệm đối với cán bộ phường và sẽ có hình thức xử lý phù hợp với tính chất, mức độ vụ việc.
https://tuoitre.vn/bi-thu-phuong-xin-loi-cong-khai-nguoi-phu-nu-bi-cuong-che-xet-nghiem-covid-19-20210929135947627.htm
Cán bộ phường phá khóa căn hộ, cưỡng chế một phụ nữ đi xét nghiệm COVID-19
TTO - Trong đoạn video, người phụ nữ cho rằng đã “tự test rồi, đến giờ vẫn an toàn” nên không chấp hành ra sân của chung cư để lấy mẫu. Cán bộ phường đã phá khóa cửa căn hộ và cưỡng chế người phụ nữ ra sân lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.
Tối 28-9, nhiều đoạn video ghi lại cảnh một phụ nữ bị lực lượng chức năng phá khóa cửa căn hộ chung cư để cưỡng chế đi lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 lan truyền trên mạng xã hội.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, video trên ghi lại sự việc xảy ra tại chung cư Ehome 4, thuộc phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương vào trưa cùng ngày. Người phụ nữ bị cưỡng chế trong video là bà H.T.P.L., ngụ tại căn hộ tầng trệt của block B.
Bà P.L. tự quay video trực tiếp và phát trên trang Facebook cá nhân. Một video khác do người trong đoàn cưỡng chế quay lúc đó cũng đã được nhiều trang mạng xã hội đăng tải.
Theo trình bày của bà P.L., khoảng 10h30 ngày 28-9, khi bà đang "dạy yoga cho học viên (trực tuyến)" thì thấy có người đập cửa, đề nghị ra lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Tuy nhiên, bà L. cho rằng "mình đang dạy và mình tự test rồi, đến giờ vẫn an toàn, không có nhu cầu tụ tập test hoài ở chỗ đông người" và không muốn cắt ngang buổi giảng dạy.
Sau đó, một nhóm người gồm đại diện của phường Vĩnh Phú, công an mặc sắc phục, cảnh sát cơ động và ban quản lý chung cư đã phá khóa cửa căn hộ, cưỡng chế bà L. ra sân lấy mẫu trước sự chứng kiến và la khóc của con trẻ.
Bà L. cũng thừa nhận có vài lần khi lực lượng y tế xuống lấy mẫu ở chung cư, bà không ra ngoài nên có một lần nhân viên y tế phải vào tận nơi để lấy mẫu cho bà.
Đại diện Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 phường Vĩnh Phú xác nhận có sự việc như trong video ghi lại. Ông Võ Thanh Quan - bí thư Đảng ủy phường Vĩnh Phú - có mặt tại thời điểm cưỡng chế được ghi lại trong video.
Giải thích về việc phá khóa, đại diện Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 phường Vĩnh Phú cho rằng do bà L. không hợp tác nên phải cưỡng chế. Đại diện phường cho rằng trước đó bà L. có nhiều lần không ra lấy mẫu, trong khi căn hộ của bà L. tại tầng trệt, chung cư Ehome 4 từng có ca F0 nên nguy cơ rất cao.
"Chúng tôi không muốn cưỡng chế bất kỳ người dân nào, nhưng để phòng chống dịch, nếu không quyết liệt thì nguy cơ bùng phát dịch trở lại rất cao. Việc lấy mẫu chỉ mất vài phút là xong nên rất cần người dân hợp tác" - ông Quan nói.
Sau khi video được lan truyền trên mạng, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố Thuận An đã yêu cầu báo cáo. Việc lực lượng chức năng phá khóa cửa căn hộ để cưỡng chế lấy mẫu có đúng quy định pháp luật không đang được làm rõ.
Đối với việc bà L. từ chối ra lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, trong video ghi lại cảnh bà L. bị cưỡng chế, thời điểm đó khu vực lấy mẫu khá vắng, không còn nhiều người dân chờ lấy mẫu.
Công an phường Vĩnh Phú đã lập biên bản về việc vi phạm quy định phòng chống dịch, tạm giữ chứng minh nhân dân và hẹn bà L. lên phường giải quyết.
https://tuoitre.vn/can-bo-phuong-pha-khoa-can-ho-cuong-che-mot-phu-nu-di-xet-nghiem-covid-19-20210928221032374.htm
16. Ngày 22/9/2021
https://www.facebook.com/tuan.dao.9828/posts/4462349740454240
15.
Dự thảo kế hoạch của TP HCM, người tiêm đủ 2 mũi vaccine, người nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh được cấp thẻ xanh Covid tham gia các hoạt động xã hội.
Theo dự thảo Kế hoạch phòng chống Covid-19 và phục hồi kinh tế của TP HCM sau ngày 15/9 vừa được thành phố lấy ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp, khi mở cửa, "thẻ xanh, thẻ vàng Covid" là điều kiện người dân tham gia các hoạt động sản xuất, sinh hoạt theo mức độ kiểm soát dịch của thành phố.
Trong đó, thẻ xanh Covid được cấp cho những người đã tiêm đủ 2 mũi đối với các loại vaccine yêu cầu tiêm 2 mũi (Astrazeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm, Sputnik V...), mũi thứ 2 đã tiêm hơn 14 ngày.
Ngoài ra, thẻ xanh còn được cấp cho người tiêm loại vaccine chỉ cần một mũi (Johnson & Johnson's Janssen) sau 14 ngày; người nhiễm Covid-19 khỏi bệnh; người nhiễm Covid-19, tự làm xét nghiệm, tự cách ly sau đó khỏi bệnh phải xét nghiệm chứng minh có kháng thể.
Thẻ xanh được cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử, có giá trị trong 6 tháng.
Thẻ vàng Covid được cấp cho người đáp ứng các điều kiện: tiêm một mũi đối với các loại vaccine có yêu cầu 2 mũi (Astrazeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm, Sputnik V... ) và đã qua 14 ngày; có kết quả xét nghiệm định kỳ (3 ngày một lần) âm tính (có xác nhận theo hướng dẫn Sở Y tế và được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử để cấp và gia hạn thẻ).
Theo kế hoạch của TP HCM, việc phục hồi kinh tế trải qua 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 (dự kiến từ 16/9 đến 31/10), người có thẻ xanh được tham gia tất cả hoạt động (trừ karaoke, vũ trường, quán bar, massage; dịch vụ ăn uống tại chỗ, hoạt động tại các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại). Người có thẻ vàng Covid cộng xét nghiệm âm tính với nCoV chỉ được tham gia một số lĩnh vực.
Riêng tổ chức có 100% lao động thẻ xanh Covid được tham gia tất cả lĩnh vực (trừ karaoke, vũ trường, quán bar, massage; dịch vụ ăn uống tại chỗ, hoạt động tại các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại). Bộ phận có tiếp xúc người ngoài phải sử dụng 100% lao động thẻ xanh.
Trong giai đoạn 2 (dự kiến 31/10/2021 đến 15/1/2022), thành phố sẽ mở rộng các hoạt động được phép cho người có thẻ xanh Covid, gồm: trung tâm thương mại; trung tâm tập luyện thể dục thể thao; hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời; dịch vụ ăn uống có quy mô nhỏ và đảm bảo giãn cách theo quy định (dưới 20 người).
Đến giai đoạn 3 (dự kiến sau 15/1/2022), thành phố lên kế hoạch mở cửa tất cả hoạt động nền kinh tế. Đối với hoạt động karaoke, vũ trường, quán bar, massage, bắt buộc người tham gia phải có thẻ xanh Covid.
Ngoài các lộ trình dự kiến, thành phố cũng có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như: tín dụng, tổ chức sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí và chăm lo đời sống người lao động; mở rộng thị trường, đào tạo nguồn nhân lực.
Trước đó, trong dự thảo Kế hoạch chống dịch của TP HCM sau 15/9, Sở Y tế đề xuất thực hiện thẻ xanh Covid với từng điều kiện giãn cách xã hội của thành phố.
Theo đó, nếu áp dụng Chỉ thị 15, F0 khỏi bệnh, người tiêm đủ 2 mũi dưới 65 tuổi, không bệnh nền được đi học, đi làm, du lịch, công tác ở trong và ngoài nước; tham gia các hoạt động tại nơi công cộng.
F0 khỏi bệnh, người tiêm đủ 2 mũi trên 65 tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, người tiêm 1 mũi được tham gia các hoạt động nơi công cộng ngoài trời, đi học, đi làm nhưng hạn chế tiếp xúc nhiều người; có thể đi du lịch, công tác trong nước nhưng cần tuân thủ 5K, giữ khoảng cách 2 m khi giao tiếp.
Trong điều kiện thực hiện Chỉ thị 16, F0 khỏi bệnh, người tiêm đủ 2 mũi dưới 65 tuổi, không bệnh nền được tham gia các hoạt động nơi công cộng như siêu thị, bệnh viện, phòng khám; đi học, đi làm, công tác trong nước.
F0 khỏi bệnh, người tiêm đủ 2 mũi trên 65 tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, người chỉ tiêm 1 mũi vaccine hạn chế tham gia các hoạt động nơi công cộng, được đi học, đi làm hạn chế tiếp xúc nhiều người, tuân thủ 5K và giữ khoảng cách tối thiểu 2 m.
https://vnexpress.net/tp-hcm-du-kien-dieu-kien-nguoi-duoc-cap-the-xanh-covid-4354890.html14.
TP.HCM: Số ca tử vong có xu hướng giảm rõ rệt
Thông tin này được ông Phạm Đức Hải, Phó Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM đưa ra tại buổi họp báo chiều 10/9.
Chủ trì họp báo cung cấp thông tin về Covid-19 hôm nay (10/9) có ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy và ông Phạm Đức Hải, Phó Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.HCM.
Mở đầu buổi họp, ông Phạm Đức Hải cho biết, tỷ lệ tử vong đang có xu hướng giảm mạnh. Cụ thể, trong ngày 23/8 có 292 ca tử vong, nhưng đến ngày 9/9 còn 195 ca.
Ông Hải thông tin tiếp, UBND TP xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế gồm 4 Tổ công tác với các nhiệm vụ theo lĩnh vực.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch họp báo cung cấp thông tin |
Hiện nay, các tổ công tác khẩn trương xây dựng các kịch bản theo hai giai đoạn. Quá trình xây dựng kế hoạch đều lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các sở, ngành… để chính thức có kế hoạch chung và ban hành.
Ông Hải cho hay, tình hình thực hiện đi chợ hộ đăng ký trong ngày là 71.209 hộ, giảm 17,08% (tương đương giảm 14.673 hộ) so với ngày hôm trước.
Có 14/22 địa bàn có nhu cầu đăng ký giảm.
Kết quả có 72.979 hộ được cung ứng hàng hóa, tỷ lệ đạt 102,5% số hộ đăng ký. Tỷ lệ vượt 100% (nhưng có xu hướng giảm kể từ ngày 1/9 trở lại đây) chứng tỏ năng lực đáp ứng được tăng cường, nhưng đồng thời còn nhiều đơn hàng của các hộ dân chưa được giải quyết kịp thời, phải thực hiện trong các ngày tiếp theo.
Từ ngày 15/8 đến 10/9, số túi an sinh đã chuyển quận, huyện, TP Thủ Đức là hơn 1,7 triệu túi (tăng 5.000 túi so với ngày 9/9).
Thiếu vắc xin sẽ tiêm trộn
Về y tế, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM thông tin, Bộ Y tế hướng dẫn nếu thiếu vắc xin thì sẽ tiêm trộn.
Tất cả các điểm tiêm chủng tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn của Bộ Y tế.
Việc tiêm chủng không quy định quốc tịch, mà tiêm cho tất cả người từ 18 tuổi trở lên.
Hiện các địa phương đều tiêm cho người nước ngoài, nhưng con số báo cáo chưa chính xác, chưa thể thống kê.
Hiện nay, trung bình số ca nhập viện 3.000-4.000 tùy ngày, phần lớn số ca nhẹ, không triệu chứng. Có nhiều F0 được chăm sóc tại nhà.
Hiện TP vẫn đang tích cực mở các bệnh viện hồi sức để đáp ứng công tác điều trị cho F0 bệnh nặng.
Tập trung nhiều giải pháp điều trị cùng với cấp các gói thuốc cho F0 ở nhà và đang điều trị.
Số bệnh nhân chuyển nặng đang giảm.
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc HCDC nói rằng, các cơ sở được kinh doanh trở lại thì phải xét nghiệm 3 ngày/lần.
Việc đăng ký tiêm vắc xin cho trẻ em, ông Tâm cho biết, vắc xin Pfizer theo nhà sản xuất được phép tiêm từ 12 đến 18 tuổi. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có hướng dẫn nào cho việc này, chỉ tiêm cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên.
Cập nhật di chuyển hàng ngày qua mã QR
Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Tham mưu Công an TP.HCM thông báo, hàng ngày Công an TP, Sở Y tế và Sở TT&TT đều cập nhật F0 về dữ liệu cơ sở của Bộ Công an, trên cơ sở quét mã QR.
Camera quét mã QR tại các chốt rất nhanh chóng. Ảnh: Thanh Tùng |
Về TP cho một số loại hình kinh doanh trở lại, nhưng có khó khăn về nguyên liệu, khi shipper chỉ di chuyển trong 1 quận, huyện, theo ông Hà nguồn cung hàng hóa không chỉ do shipper vận chuyển mà do hệ thống cung ứng hàng hóa cung cấp.
Hiện nay, TP cho phép bổ sung hai chợ đầu mối hoạt động, các siêu thị hoạt động đến 21h hàng ngày, khả năng giải quyết nguồn nguyên liệu là ổn định.
Về lao động di chuyển về TP.HCM từ các tỉnh khác, ông Hà cho biết, TP đang có tính toán cho những vấn đề này.
Công an TP tôn trọng hướng dẫn của cơ quan y tế, hiện các chuyên gia đi về TP thì công an TP chưa hề cản trở.
Bán mang đi đặt qua shipper nên chỉ trong 1 địa bàn
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công thương, nói thêm về vấn đề mở lại các loại hình dịch vụ.
Theo ông Phương, nguyên liệu thực phẩm, gia súc, gia cầm… không thiếu. Kinh doanh ăn uống cũng chưa được nhiều,vì có nhiều ràng buộc.
Hiện nay có hai nguyên tắc hoạt động ba tại chỗ và bán mang đi qua đặt hàng shipper mà shipper chỉ hoạt động trong một địa bàn nên việc đặt hàng cũng chỉ trong một địa bàn. Do đó, việc mở lại hoạt động được nhiều cơ sở kinh doanh cân nhắc, nên việc mở lại chưa nhiều chứ không phải lý do thiếu nguyên liệu.
Thượng tá Lê Mạnh Hà, thông tin thêm về việc nới khung thời gian lưu thông so với quy định của UBND TP.
Theo ông Hà, lý do là Công an TP kiểm soát về lưu thông, nên cân nhắc nới thời gian lưu thông trên đường từ 5h sáng đến 21h30 (khung quy định của UBND TP là từ 6h đến 21h) để người lưu thông có đủ thời gian đi đường. Vì làm việc đến 21h sẽ có thời gian về nhà khoảng 30 phút đi đường.
Trong buổi họp báo hôm qua (9/9), trước vấn đề báo chí đặt ra: lực lượng y bác sĩ đang làm việc trong tình trạng thiếu thốn…, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, không có chuyện như thế.
Cũng trong ngày hôm qua, Sở Y tế đã trình UBND TP dự thảo kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 giai đoạn sau ngày 15/9.
Hồ Văn
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/so-ca-tu-vong-vi-covid-19-o-tp-hcm-co-xu-huong-giam-ro-ret-773614.html#inner-article
13.
Con trai cả của nhà bác học Lương Định Của qua đời vì Covid-19
Thứ Bảy 04/09/2021 - 14:36
'Không hiểu sao, trưa qua tôi thấy người rất khó chịu, nằm không được, ngồi không yên...Có lẽ thần giao cách cảm là thật vì sau đó bỗng nhận tin Lương Hồng Việt đã mất'.
- Khánh thành Tượng đài Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của
- Lương Định Của - Nhà nông học vì dân, vì nước
Một thời đèn sách
Ông Đào Quang Vinh - nguyên cán bộ Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm kể do cảm thấy bất an nên mới viết mấy câu trực tiếp trên điện thoại: “Ôi! Chưa có năm nào. Buồn như năm nay. Covid bốn mặt vây đầy. Buộc mọi người giãn cách. Anh em con cháu chia xa. Ngày giỗ mẹ cha cũng không về được. Nhìn nhau, ai cũng ngỡ F0. Suốt ngày loanh quanh. Cố thủ trong nhà. Vào ra ngột ngạt. Quyền ra đường. Cũng không còn nữa. Nói gì sản xuất, mưu sinh. Vô hình mà hoá hữu hình. Toàn cầu điêu đứng thất kinh. Bao người ra đi mãi mãi".
Vừa post mấy dòng tâm trạng đó lên facebook khoảng 15 phút thì nghe bạn ông từ TP Hồ Chí Minh báo tin: "Lương Hồng Việt (con trai đầu ông Lương Định Của - PV) mất rồi”. Nghe xong cả hai vợ chồng ông đều choáng váng mặc dù đã biết ông Việt mắc Covid trước đó mấy ngày. Bao kỷ niệm thời đi học, rồi sau này, các lần ông Việt cùng mẹ mình đến thăm khiến họ nước mắt dâng trào.
Ông Vinh kể tiếp: “Lớp Di truyền - Chọn giống khóa 9, Đại học Nông nghiệp của chúng tôi có 30 sinh viên, đến hôm nay đã 9 người đi về nơi xa thẳm. Người dẫn đầu là Đinh Công Dũng (25/5-1968), người thứ 9 là Lương Hồng Việt (2/9-2021).
Lương Hồng Việt là con trai đầu trong 5 người con của gia đình bác Lương Định Của. Việt sinh năm 1946 tại Kyoto, mang hai dòng máu Việt - Nhật. Tới 1952, anh cùng với người em trai theo gia đình về Việt Nam qua ngả Hồng Kông đến Sài Gòn. Năm 1954 cả nhà tập kết ra Bắc, đến năm 1964 anh vào Đại học Nông nghiệp, chuyên ngành Di truyền chọn giống cây trồng, nối nghiệp cha.
Ở ký túc xá, Việt với tôi cùng phòng, tôi tầng trên, anh tầng dưới. Lối sống của anh cũng hết sức bình dị, hòa đồng với những sinh viên khác xuất thân từ nông thôn. Có lần chúng tôi đi sơ tán ở nhà dân, vặt dái mít (quả mít non, nhỏ như cái ngón tay, ngón chân) chấm muối để ăn, Việt thủng thẳng “Ăn gì bổ nấy”, làm cho ai nấy đều cười.
Tốt nghiệp đại học năm 1968, lớp tôi có 30 người thì 20 người trong đó có Việt về nhận công tác tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm do bác Của làm Viện trưởng. Trường có 40 người về Viện lúc đó, chia làm hai đội sản xuất, nam, nữ riêng. Khi chúng tôi về, ở tập thể đều là nhà tranh, vách đất. Bác Của cùng mấy em nhỏ của Việt ở một nhà riêng cũng là nhà tranh, vách đất bên kia bờ một cái ao còn bọn tôi ở một dãy nhà đối diện bên này bờ. Việt ở tập thể, ăn tập thể, cùng với chúng tôi”…
Cuộc rũ áo vinh hoa của người cha
Cuộc trở về của nhà bác học Lương Định Của sau quá trình đi tầm sư, học đạo thành tài rồi lấy vợ, sinh con bên nước Nhật thật cũng lắm gian nan. Ông Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên cán bộ Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm cùng một số đồng nghiệp thời ấy từng kể lại với tôi rằng ông Lương Định Của vốn xuất thân trong một gia đình giàu có ở tỉnh Sóc Trăng.
Có tiếng học giỏi, ban đầu ông đi Hồng Kông theo học ngành bác sĩ nhưng đến năm thứ ba lại xuống tầu sang Nhật, thi vào ngành nông nghiệp của Đại học Kyushu và đỗ với số điểm rất cao. Do học giỏi, sau một năm học tiếng ông được đặc cách vào ngay năm thứ ba.
Năm 1945 ông đỗ cử nhân và kết hôn với một người con gái Nhật có tên Nobuko. Giai đoạn ấy ở Nhật con gái rất hiếm người được gia đình đồng ý cho lấy chồng ngoại đặc biệt người ấy lại là “An-na-mít” và chẳng mấy ai biết xứ An Nam ở đâu. Bà tự tay đi chợ về nấu nướng cho đám cưới của chính mình, một đám cưới mà do chính quyền chưa có thủ tục đăng ký kết hôn với người Việt nên họ chỉ làm lễ ở nhà thờ.
Cũng năm đó tin tức về Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập giữa quảng trường Ba Đình dội sang đất Nhật. Ông Của mừng đến phát khóc, bảo với vợ rằng: “Nước mình không còn là An Nam, người mình không còn là An-na-mít nữa mà là nước Việt Nam, người Việt Nam em ạ!”.
Cái nhà nước Việt Nam non trẻ hình thành khiến cho ông nôn nóng được trở về đóng góp nhưng rồi có những người bạn tiến bộ ở Nhật khuyên nên nán lại, trau dồi thêm tri thức để khi về một nước lạc hậu có thể đem trí tuệ, tài năng phục vụ được nhiều hơn, tốt hơn. Ông Của ở lại đất Nhật học tiếp ngành di truyền chọn giống và lấy bằng tiến sĩ, là người thứ 96 trên toàn xứ sở hoa anh đào giành được học vị cao quý này.
Chính phủ Nhật phong ông là giáo thụ của trường đại học, được trọng vọng, trả lương cao, ông bà Của và hai người con có tên là Việt, Đức có thể sống trên nhung lụa, bạc vàng. Có người còn tới rủ ông bà sang Mỹ dạy học để phong lưu, sung sướng hơn nhưng lúc nào trong lòng ông cũng khắc khoải hai tiếng Việt Nam, hướng về núi rừng Việt Bắc ngút ngàn nơi có Chính phủ của Bác Hồ, muốn đem tài năng, sức lực ra giúp dân, giúp nước. Dù quê chồng nghèo khó lại đang có chiến tranh nhưng bà vẫn nhiệt tình ủng hộ ý định về Việt Nam của ông.
Âm thầm không nói với ai, ông bí mật tìm, chọn ra những giống lúa có năng suất cao của Nhật Bản rồi cất riêng vào một cái vali. Như sau này, bà Nobuko hồi tưởng: “Cái vali thóc là tài sản quý nhất, là vật bất ly thân của vợ chồng chúng tôi. Anh Của đã giữ gìn nó, bảo vệ nó như thể bảo vệ chính những đứa con của mình”.
Hành trình trở về gần một vạn cây số từ Nhật qua Hồng Kông trên một chiếc tàu hàng, định vào Trung Quốc nhưng thiếu giấy tờ nên không được. Cạn tiền, hành lý thất lạc hết, họ được một người bạn giúp về đến Sài Gòn với chỉ còn cái vali thóc giống trên tay. Đó là năm 1952.
Thấy tầm cỡ của một nhân tài hiếm hoi, chính quyền thân Pháp ra sức mời ông Của ra làm Bộ trưởng Bộ Canh nông nhưng dứt khoát ông không chịu, chỉ chấp nhận làm hợp đồng, chờ thời cơ ra Bắc. Họ còn mua chuộc ông bằng nhiều cách. Biết ông nghiện thuốc lá và thích uống bia nên họ bố trí một xe ô tô đưa ông đi đón ông về, trên đó bao giờ cũng đầy ắp bia ngon và thuốc lá hảo hạng. Không chỉ thế, một thư ký nữ rất đẹp luôn kè kè ở bên ông, nước hoa thơm nức, quần áo lụa là. Thực chất người con gái đó là một cạm bẫy mỹ nhân vì ông Của hồi ấy vẫn còn rất trẻ.
Rượu, bia, thuốc lá và gái đẹp vẫn không thể lung lay được trái tim của một trí thức lớn. Đợi mãi cuối cùng trên cũng cho người bắt liên lạc với ông Của và đưa lên chiến khu theo đường dây ra ngoài Bắc năm 1954. Bà Nobuko cùng đàn con lễ mễ cơm đùm cơm nắm theo cùng.
Ở miền Bắc, bà được bố trí làm ở Đài Tiếng nói Việt Nam chương trình phát thanh tiếng Nhật còn ông dạy ở Đại học Nông nghiệp Hà Nội sau này khi Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm ở Hải Dương thành lập được chỉ định làm Viện trưởng.
Ý tưởng của ông là 1 lao động, 2 đầu lợn, 5 tấn thóc trên 1 ha cây trồng, là ước mơ được giàu có như nông dân Nhật. Có lần bằng con đường ngoại giao ta có được một số giống lúa từ nước ngoài. Thủ tướng Phạm Văn Đồng giao ngay cho ông Của. Lượng thóc giống chỉ được một nhúm. Ông Của chia ra làm hai, một nửa để ở kho lạnh, một nửa đem ngâm rồi chia đôi. Mùa đông đó rét căm căm, ông Của đem túi vải ngâm giống đó cặp vào nách, nằm đắp chăn để lấy thân nhiệt của cơ thể ủ tạo điều kiện cho hạt lúa nảy mầm. Khi hạt lúa nảy mầm được gieo ra đĩa thủy tinh, mạ lớn mới đưa ra trồng trong chậu để cho các công việc khử đực, gắp nhụy cây mẹ cho vào cây bố lai tạo sau này.
Ông Của là cha đẻ của giống lúa lai tạo đầu tiên ở Việt Nam, giống Nông nghiệp I. Lần lượt các giống cây trồng khác mà dân quen gọi như dưa hấu ông Của, dưa lê ông Của, khoai lang ông Của, rau muống ông Của đều là những giống có năng suất cao vượt trội so với hồi đó…
Danh tiếng là thế nhưng ông Của sống rất hòa đồng, tôn trọng đồng nghiệp. Có lần cùng mấy kỹ sư trẻ của Viện từ làng sơ tán ra tới đường lớn để đi ô tô có một đoạn lội, ông Của tháo dép xách tay, đi chân đất. Một cậu thấy vậy vội vã đưa tay: “Thưa thầy, để em xách dép cho”. Ông nhẹ nhàng nhắc: “Viện cử anh đi công tác cơ mà chứ đâu phải xách dép cho tôi?”.
Anh Việt lúc đó chưa có xe đạp riêng còn ông Của thì có cái commăngca đít tròn cũ để đi lại. Thế mà từ Hải Dương về Hà Nội nếu có họp ông Của cũng không bao giờ cho Việt đi theo. Ông thường bảo: “Xe này Nhà nước trang bị cho bố đi công tác chứ không phải cho con. Con làm được tiền thì đi xe đạp còn không làm được thì đi bộ hay nhờ bạn bè đèo ra đường 5 mà bắt xe ô tô về Hà Nội”.
Ngoài lý do muốn con mình cũng như mọi cán bộ khác ông còn muốn giành chỗ trống ít trong xe cho những người phụ nữa, trẻ em con của cán bộ đi cùng.
Rèn người bằng những thử thách
Quay trở lại với những hồi tưởng của ông Đào Quang Vinh, tỉnh Hải Hưng khi ấy đã giao 150 ha đất cho Viện để làm thí nghiệm và sản xuất: “Đồng ruộng chưa hoàn thiện, theo quy hoạch chúng tôi phải tham gia san lấp, đắp bờ vùng, bờ thửa, xây dựng “cánh đồng 9 số”. Phương châm của bác Của là “Đi từ ngoài đồng vào phòng thí nghiệm” nên chúng tôi phải thực hành tất cả các khâu công việc của nhà nông như cày, cấy, làm cỏ, ủ phân hữu cơ, chăm bón, gặt, đập, phơi giống, nhập kho… theo định mức như một công nhân thực thụ.
Việt làm khỏe và ăn cũng rất khỏe. Buổi sáng được 1 cái bánh mì, buổi trưa, buổi tối ăn cơm, thiếu thốn nên ai cũng đói nhưng vẫn làm hùng hục. Sau một năm lao động thực thụ như công nhân, biết tái tạo chu trình sống của cây trồng, chúng tôi được phân về các tổ bộ môn nghiên cứu.
Năm 1974, cùng với 2 đồng nghiệp, Việt được cử đi thi nghiên cứu sinh. Năm đó cả 3 người của Viện Cây Lương thực và Cây thực phẩm đều bị trượt bởi từ lúc ra trường toàn đi lao động, rồi nghiên cứu thực nghiệm trên đồng ruộng, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, sách vở chẳng có nên khi bất ngờ được cử đi, chẳng ai có thời gian phụ đạo gì, quên gần hết kiến thức những môn cơ bản, nhất là về toán.
Bác Của gửi Việt vào bộ đội, thuộc quân số của Cục Sản xuất, Tổng cục Hậu cần từ năm 1975. Khi bác Của đột ngột mất, anh về không kịp để nhìn bố lần cuối, chúng tôi hồi đó lên trực ở hội trường của Bộ Nông nghiệp để làm lễ tang cho ông.
Trong thời gian bộ đội, Việt được cử đi thi, đỗ, rồi làm nghiên cứu sinh ở Liên Xô cũ nhưng bị ốm rồi lại phải về giữa chừng. Năm 1987, Việt chuyển ngành, làm việc tại Viện Cây có dầu cho tới năm 2004 thì nghỉ hưu, định cư ở TP Hồ Chí Minh. Cả gia đình gồm mẹ và các em sau năm 1975 cũng vào Nam sinh sống.
Từ khi Đoàn Thanh niên đặt ra giải thưởng Lương Định Của, hầu như năm nào Việt cũng tháp tùng mẹ ra Hà Nội dự lễ trao giải thưởng này. Mỗi lần như thế, lớp tôi thường gặp mặt, chào đón bác Nobuko. Có lần tôi đưa bà đến thăm Viện Nghiên cứu Ngô, rồi ghé thăm gia đình ông Thưởng, cựu Bí thư huyện Đan Phượng, nơi Viện chúng tôi đang đóng trụ sở. Hai người xấp xỉ tuổi nhau, nói chuyện rất hợp, ra về bà cứ bảo: “Sao ở đây nhiều người tốt, quý người thế!”.
Nhiều lần Việt cũng đưa mẹ thăm gia đình các bạn. Ra Bắc nhiều, thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của một số bạn cùng học, Việt có dự án lập quỹ lớp, do anh đóng góp phần lớn để giúp đỡ. Việc lớn chưa làm được nhưng anh đã đến thăm những bạn học khó khăn nhất và có những giúp đỡ thiết thực cả về tinh thần và vật chất.
Anh còn định mang con gái của một người bạn “về một cục” nên chẳng có lương hưu, gia cảnh rất khó khăn, vào Nam để nuôi, giúp học tập, nhưng không được. Khi đem cái máy tính xách tay đến cho con của người bạn này, thấy nhà họ có ba người phái nữ mà không có nhà tắm, nhà vệ sinh tự hoại nên anh băn khoăn lắm, hỏi xây những thứ như thế hết bao nhiêu tiền. Tôi tìm hiểu, người ta bảo khoảng mấy chục triệu, Việt liền mang tiền đến tặng. Trên cơ sở số tiền đó, anh em nhà vợ của người bạn nọ mới quyên góp, vay mượn để làm được cái nhà hai tầng, tuy không đẹp nhưng cũng vững chắc và tạm đủ tiện nghi. Cháu gái được chú Việt tặng máy tính năm nào nay đã tốt nghiệp Cao đẳng y và có việc làm ổn định.
Thế là Việt ra đi đúng vào ngày Quốc khánh, hàng năm đến ngày này chúng tôi lại thêm nhớ. Chắc rằng Việt thanh thản phiêu du, như tính anh vẫn vậy, vô tư, lành hiền, ít nói, nhịn nhường".
https://nongnghiep.vn/con-trai-ca-cua-nha-bac-hoc-luong-dinh-cua-qua-doi-vi-covid-19-print301730.html
12. Ngày 4/9/2021
https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/4164660426902440
11.
Chiều 31/8, ông Phạm Đức Hải, Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, TPHCM cho biết đến nay số ca mắc bệnh trên toàn thành phố được Bộ Y tế công bố là 216.314 trường hợp, riêng ngày 30/8 ghi nhận tới 5.889 ca mới mắc.
Biểu đồ về số liệu ca tử vong của TPHCM cho thấy ngày 30/8 số ca tử vong bất ngờ tăng cao. |
Hiện các bệnh viện trên địa bàn đang điều trị cho gần 41.000 bệnh nhân, trong đó có 2.463 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.752 bệnh nhân nặng đang thở máy và 18 bệnh nhân can thiệp ECMO. Sau nhiều ngày, số ca tử vong liên tiếp có xu hướng giảm thì ngày 30/8 số ca tử vong bất ngờ tăng cao với 335 trường hợp (tăng 90 ca so với ngày 29/8) chỉ thấp hơn số ca tử vong cao nhất từ đầu năm đến nay là 340 trường hợp vào ngày 22/8.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngoài nỗ lực tăng cường khả năng đáp ứng thu dung, điều trị F0 ngoài cộng đồng và trong các bệnh viện thành phố đang tiếp tục đẩy nhanh chiến dịch lấy mẫu xét nghiệm, tăng cường tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Thành phố đang đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng để sớm đạt miễn dịch cộng đồng với COVID-19. |
Riêng chiến dịch tiêm vắc-xin, thành phố đặt mục tiêu từ nay đến giữa tháng 9 cơ bản hoàn thành tiêm vắc-xin cho người từ 18 tuổi trở lên trong tổng số 7.208.800 người đang sinh sống trên địa bàn TPHCM. Trong đó tiêm mũi thứ 1 cho khoảng 680.000 người để đạt được tỷ lệ 90% nhóm đối tượng trong tuổi tiêm chủng. Tiêm nhắc mũi 2 cho những người đã tiêm mũi thứ nhất đủ thời gian theo từng loại vắc-xin đã tiêm.
https://tienphong.vn/so-ca-tu-vong-vi-covid-19-o-tphcm-bat-ngo-tang-nhanh-post1371624.tpo
10.
Trong thư, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết ông rất buồn khi biết tin anh Vũ Quốc Cường đã qua đời ngày 22-8 vì nhiễm virus SARS-Cov-2.
Anh Cường khi còn sống đã mở tiệm cơm chay miễn phí giúp dân nghèo - Ảnh: Vietnamnet
Chủ tịch nước nhấn mạnh những việc làm thiện nguyện cao đẹp của anh Cường như những bông hoa sen sẽ tiếp tục tỏa hương thơm, nhắc nhở và khơi dậy hơn nữa những trái tim nhân ái, những lẽ sống cao đẹp, cống hiến vì cộng đồng và xã hội.
"Với lẽ đó, tôi mong chị cùng với các cháu và gia đình ta lúc này hãy mạnh mẽ như cách sống, niềm tin và tinh thần thiện nguyện của anh Vũ Quốc Cường. Xin nén đau thương và hãy tự hào về người chồng, người cha, người con, người bạn của mình" - Chủ tịch nước viết.
Theo Chủ tịch nước, sự ra đi của anh Cường không chỉ là lời nhắc nhở về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh. "Hình ảnh kiên cường, tận tâm của anh với cộng đồng trong lúc khó khăn là niềm tự hào của tất cả chúng ta về sự quả cảm và những tấm lòng nhân ái, thiện nguyện trong xã hội, sẵn sàng phụng sự, dấn thân vì cộng đồng, về tinh thần một Việt Nam. Và tôi càng thêm xúc động khi một cháu là con của anh, chị cũng đang tham gia tuyến đầu chống dịch"- Chủ tịch nước bày tỏ.
Chủ tịch nước cho biết đã chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm trình, đề xuất tôn vinh tấm gương hy sinh, cống hiến của anh Vũ Quốc Cường.
Qua đây, Chủ tịch nước cũng yêu cầu cơ quan nhà nước các cấp kịp thời phát hiện, tuyên dương và nhân rộng những tấm gương sáng, sẵn sàng xả thân, hy sinh quên mình vì cộng đồng, những trái tim thiện nguyện đôi khi không ồn ào mà lặng lẽ đóng góp cho xã hội tốt đẹp hơn.
Chủ tịch nước tin rằng những con người bình dị nhưng phi thường đó đã sống và làm theo tấm gương của cha ông mình, những người anh hùng vệ quốc thời chiến.
Trước khi mất, anh vẫn dặn dò bạn bè, cộng sự tiếp tục giúp đỡ người khó khăn hơn mình - Ảnh: Facebook nhân vật
Anh Vũ Quốc Cường (SN 1975, ngụ phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM - tên gọi thân mật là Cường "béo") mở 2 quán cơm chay xã hội Cường "béo" để hỗ trợ người nghèo. Dù nằm trong hẻm nhỏ nhưng quán cơm luôn là địa chỉ thân thuộc của hàng ngàn người nghèo tại TP HCM.
Khi dịch bệnh bùng phát, anh Cường và bạn bè tiếp tục thành lập bếp cơm từ thiện để nấu các bữa cơm cho tuyến đầu chống dịch. Tuy nhiên, sau 2 tháng thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện cho bà con nơi tâm dịch, anh mắc Covid-19 rồi qua đời. Cho đến trước khi mất, anh vẫn dặn dò bạn bè, cộng sự tiếp tục giúp đỡ người khó khăn hơn mình.
https://baophapluat.vn/chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-gui-thu-chia-buon-dong-vien-vo-anh-vu-quoc-cuong-post410080.html
Thứ tư, 25/08/2021 14:55 GMT+7
(PLVN) - Được biết đến với quán cơm dành cho người nghèo, chủ quán Cường Béo khiến nhiều người cảm phục khi nấu cơm hỗ trợ lực lượng tuyến đầu và các hoàn cảnh khó khăn giữa dịch COVID-19 tại TP HCM. Trước khi qua đời, anh vẫn dặn dò cộng sự giúp người nghèo khó.
Anh Cường Béo (tên thật là Vũ Quốc Cường, SN 1975, ngụ phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM) mở 2 quán cơm chay xã hội Cường Béo để hỗ trợ người nghèo. Khi dịch bệnh bùng phát, anh và bạn bè tiếp tục thành lập bếp cơm từ thiện để nấu cơm hỗ trợ tuyến đầu chống dịch. Tuy nhiên, sau 2 tháng thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện cho bà con nơi tâm dịch, anh nhiễm COVID-19 rồi qua đời.
Anh Cường phát hiện nhiễm COVID-19 vào ngày 16/8. Sau đó, cả gia đình anh gồm vợ và một số người cũng dương tính với Sars-Cov-2, phải đi cách ly, điều trị. Hôm 17/8, anh được đưa vào khu cách ly tập trung để điều trị và mất vào ngày 22/8.
Có bao nhiêu tiền dồn hết vào việc từ thiện nên khi anh ra đi gần như không để lại tài sản gì lớn cho vợ con, mà chỉ để lại nhân đức và tấm lòng vì cộng đồng.
Chị Diệu Tuyền (vợ anh Cường Béo) buồn rầu cho biết, trước khi chồng qua đời vì COVID-19, chị cũng mất mẹ do dịch bệnh. “Hiện, gia đình chúng tôi ly tán. Mẹ, chồng tôi đã mất vì dịch bệnh. Các con tôi vẫn đang đi cách ly mỗi đứa mỗi nơi. Tôi vừa xuất viện, đến ở nhờ nhà người em để đợi nhận tro cốt chồng. Căn nhà thuê ở Quận 1 vẫn đang bị phong tỏa”, chị Diệu nói.
Chủ quán cơm chay Cường Béo với những suất cơm miễn phí. |
Sự ra đi của chủ nhân quán cơm chay xã hội Cường Béo khiến nhiều người thương cảm, xót xa. Một người bạn của anh Cường chia sẻ trước khi qua đời vẫn gọi điện thoại động viên, dặn dò cộng sự tiếp tục chăm lo cho người nghèo khiến cộng đồng mạng xúc động.
Anh Cường được bạn bè đánh giá là người dễ mến, nhẹ nhàng, vui tính, dành tâm sức cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Có người chia sẻ kỉ niệm thời sinh viên khó khăn được chủ quán Cường Béo giúp đỡ: “Nhớ hoài lời của chú bảo cứ qua ăn mỗi ngày, khi nào có tiền thì bỏ vô thùng, không có cũng không sao, sinh viên mà”.
Một người bạn của anh Cường cho biết, khi nghe tin anh Cường mất vì COVID-19, anh rất đau xót. Bởi, ngày còn sống, anh Cường gần như dành toàn bộ tâm tư, tình cảm, sức lực của bản thân, gia đình để làm việc thiện.
Chủ quán cơm Cường Béo với nụ cười hiền hậu, tấm lòng vì cộng đồng được nhiều người nhớ mãi. |
“Anh mở quán cơm chay xã hội cho người nghèo, vận động, quyên góp tiền ủng hộ người khó khăn, xây nhà, tặng xe đạp… cho người cần. Làm được bao nhiêu, anh đều đem đi làm từ thiện hết, không tích góp, để lại gì cho vợ con… Đến khi mất, anh cũng không để lại được gì cho gia đình”, người bạn chia sẻ.
"Vĩnh biệt anh, mọi người sẽ nhớ mãi nụ cười của anh”, “Anh cười như Phật vậy. Những người như thế này dù có mất đi cũng sẽ gặp rất nhiều Phước báo. Cảm ơn anh, người làm đẹp cho đời”… là những lời cầu nguyện dân mạng dành tặng cho người đàn ông tốt bụng, hết lòng vì cộng đồng.
https://baophapluat.vn/nhieu-nguoi-xot-thuong-khi-chu-quan-an-tu-thien-cuong-beo-qua-doi-post409511.html
9.
Vì sự sống xin hãy trả lại bình oxy
21/08/2021 |
Nhà nhà trữ oxy
Từ khi đợt bùng phát dịch lần thứ tư diễn ra trên địa bàn TPHCM đến nay, “làn sóng” người người trữ oxy, nhà nhà trữ oxy đang tạo ra cơn sốt oxy y tế. Trên mạng xã hội, hoạt động rao báo oxy diễn ra tấp nập, những bình oxy loại nhỏ có dung tích chứa rất ít từ 2 lít đến 8 lít được bán đắt “như tôm tươi” với mức giá từ 500.000 đến hơn 2 triệu đồng.
Oxy đang là thứ quý hơn vàng trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đe dọa sinh mạng cộng đồng. |
Cho rằng việc trữ oxy có thể là giải pháp cứu nguy trong tình huống không may mắc COVID-19, ông Nguyễn Đức An - ngụ tại quận 7 đã mua cùng lúc 4 bình loại 2,5 lít để trữ trong nhà. Tuy nhiên, đến nay gia đình ông may mắn chưa có ai nhiễm bệnh nên không dùng tới. Chứng kiến cảnh nhiều người tử vong vì không được cấp kịp oxy, ông bùi ngùi chia sẻ: “Tôi đã suy nghĩ ích kỷ cho bản thân và gia đình nên mới mua trữ sẵn, giờ thấy nhiều người cần mà không có dẫn tới nguy kịch hoặc tử vong mới thấy giá như mình không mua trữ thì có thể lượng oxy đang bỏ hao phí trong góc nhà của mình đã cứu được mạng người khác”.
F0 cách ly y tế ngoài cộng đồng nếu được cung cấp oxy kịp thời sẽ có cơ hội vượt qua nguy kịch. |
Những ngày qua, trên mạng xã hội liên tiếp có những thông tin “cầu cứu” xin trả lại bình oxy. Anh Lâm Trần, ngụ tại quận 7, TPHCM cho biết: “Bạn tôi là những tình nguyện viên của nhóm Oxy Sài Gòn. Hơn cả tháng nay nhóm bạn oxy bất kể ngày đêm, trời mưa hay nắng vẫn mặc bộ đồ bảo hộ chạy khắp Sài Gòn mỗi khi có gia đình F0 gọi là có mặt. Họ đã mang bình oxy đến và cứu sống không biết bao nhiêu người đang đứng trước lằn ranh của sự sống và cái chết”.
Các tình nguyện viên đang chạy đua với thời gian để tiếp ứng kịp thời oxy, giữ lại sinh mạng cho F0. |
Tuy nhiên anh Lâm Trần nói sáng 21/8 nhóm bạn kể có nhiều người khi đã cứu sống không chỉ ngoảnh mặt làm ngơ mà còn giữ luôn cả bình oxy. “Lâu nay đi trao 500 bình nhưng giờ lấy lại được 100 bình. Có người mượn đòi không trả”- anh kể. Một bạn trong nhóm Oxy Sài Gòn chia sẻ: "Nhóm khi mang oxy đều không dám bảo người dân đặt cọc vỏ bình vì sợ người ta bảo làm từ thiện mà này nọ nên không đành. Mà thú thật lúc thấy người ta thập tử nhất sinh, gia đình bối rối ai nghĩ đến chuyện cọc cái vỏ bình”.
Nguy cơ khủng hoảng thiếu vỏ bình oxy
Trước tình hình trên, sáng 21/8, phóng viên Báo Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Tuấn Anh, Ủy viên UBTW Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam hiện đang là Giám đốc triển khai chương trình ATM-oxy giúp người bệnh ở Sài Gòn. Ông Tuấn Anh cho biết: “Ban đầu, chúng tôi triển khai 90 bình oxy loại 8 lít để lập các trạm ở các Quận Đoàn nhưng đến nay đã phải tăng lên 1.500 bình và dự kiến sẽ nâng lên 5.000 bình trong thời gian tới”.
Ông Hoàng Tuấn Anh đang trực tiếp lăn sả trong chiến dịch ATM-oxy giúp người bệnh. |
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Tuấn Anh, trong số 1.500 bình đã cho mượn, hiện chúng tôi chỉ nhận lại được khoảng 500 bình, số còn lại đang bị kẹt trong cộng đồng. "Một phần trong số lượng trên do người bệnh đang sử dụng nhưng có những người được mượn đã qua nguy kịch, sức khỏe bình phục tốt không cần dùng tới oxy nữa nhưng họ không chịu trả bình khiến công tác điều phối cho F0 đang cần oxy gặp rất nhiều khó khăn. Với lượng vỏ bình để trung chuyển nạp oxy mới còn lại mỗi ngày chúng tôi chỉ có thể hỗ trợ được cho 200 đến 300 bệnh nhân. Nhiều ca bệnh nặng cần oxy nhưng chúng tôi không còn để hỗ trợ cứu chữa” – ông Tuấn Anh nói.
Rất nhiều F0 trong cộng đồng đang cần tiếp ứng oxy để duy trì sự sống. |
Tương tự, BS Võ Xuân Sơn, người đang trực tiếp điều hành hoạt động thiện nguyện “oxy cho sự sống” ở số 22 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, cho biết, đang triển khai cho người bệnh mượn 400 bình và tiếp tục triển khai thêm 300 bình. Đây là chương trình nhằm cung cấp oxy, hướng dẫn sử dụng miễn phí, không thế chấp cho người F0 trở nặng đang cách ly tại nhà. "Thực tế, chương trình oxy cho sự sống đang phải chấp nhận sẽ mất một số bình vì trong tất cả những người mượn sẽ có người không trả. Mặt khác, có một số đối tượng lợi dụng lòng tốt của hoạt động thiện nguyện chiếm đoạt bình oxy rồi mang đi bán lại cho bệnh nhân” - bác sĩ Sơn nói.
Cuộc chiến với dịch bệnh rất cần sự chia sẻ của cả cộng đồng, mọi người không nên giữ bình oxy làm của riêng. |
Cả BS Võ Xuân Sơn và ông Hoàng Tuấn Anh đều có chung khẳng định, việc mua bình oxy hiện nay rất khó khăn, có tiền cũng không thể mua được vì nguồn cung tại TPHCM và các tỉnh thành gần như đã cạn kiệt. Hiện nay, số lượng F0 tại nhà đang cần hỗ trợ oxy rất lớn, nếu mỗi gia đình đều giữ bình oxy không chịu trả sau khi mượn để sử dụng thì số lượng bình oxy hiện có tại thành phố chỉ như “muối bỏ biển”. Thành phố sẽ rơi vào khủng hoảng thiếu vỏ bình oxy nếu cộng đồng không nâng cao ý thức và tinh thần chia sẻ vì mọi người.
Người sáng lập ATM-oxy kêu gọi cộng đồng hãy trả lại vỏ bình oxy vì sự sống của người khác. |
“Vì sự sống của mọi người, tôi kêu gọi tất cả bệnh nhân F0 đã được điều trị khỏi bệnh hoặc sức khỏe đã ổn định không cần dùng đến bình oxy hãy trả lại vỏ bình để cứu giúp cho những người bệnh đang nguy kịch. Khi quý cô bác, anh chị khó khăn và tuyệt vọng nhất, chương trình đã kịp thời hỗ trợ nay sức khỏe ổn định hãy nhường lại cho những người cần cấp cứu. Mỗi vỏ bình mà mọi người đang giữ có thể cướp đi sự sống của nhiều người khác. Hãy nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm chia sẻ sự sống vì an toàn chung của cả cộng đồng để chúng ta cùng nhau vượt qua đại dịch” – ông Hoàng Tuấn Anh nói.
https://tienphong.vn/vi-su-song-xin-hay-tra-lai-binh-oxy-post1368076.tpo?fbclid=IwAR27OJOzjdyIcgj-I_tNm3_ep7YjtjNJbJt_cG1VyT21zI7Na6Ujof8YqVM
8.
Siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà thuốc ở TP HCM đông nghịt người từ sáng đến trưa 21-8
(NLĐO) - Sáng 21-8, người dân TP HCM ùn ùn kéo đến các siêu thị, nhà thuốc, cửa hàng tiện lợi để mua thực phẩm, thuốc men dự trữ sau thông tin TP HCM yêu cầu "ai ở đâu ở yên đó" từ ngày 23-8.
Theo ghi nhận sáng nay 21-8, tại siêu thị Big C Miền Đông (268 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, TP HCM), hàng trăm người xếp hàng từ ngoài cửa để chờ vào trong mua sắm.
Nhiều người dân ở các quận lận cận dù không có phiếu đi chợ tại đây nhưng vẫn bất chấp, đứng đợi phía bên ngoài cổng để có thể được vào.
Một số người cho biết đã có mặt từ 5 giờ sáng nhưng vì không có phiếu đi chợ nên không được vào nhưng họ vẫn nán lại để chờ.
Những trường hợp có phiếu đi chợ đều được giải quyết rất nhanh
Vì lượng người vào siêu thị ùn ứ nên lực lượng chức năng phải có mặt để điều phối, xử lý.
Lực lượng chức năng cũng liên tục phát loa nhắc nhở người dân hạn chế việc tụ tập đông người để tránh lây lan dịch Covid-19
Càng về trưa, người dân đến mua hàng càng đông
Ở các cửa hàng tiện lợi xung quanh cũng xảy ra tình trạng tượng tự khi người dân tập trung đông đúc, bất chấp trời nắng nóng.
Khu vực phía trước Siêu thị Sài Gòn sắp ghế cho khách ngồi chờ đến lượt vào mua sắm
Tại một cửa hàng gạo trên đường Tô Hiến Thành (quận 10, TP HCM), người dân tụ tập mua bán đông, không đảm bảo đúng "Thông điệp 5K" theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Dù giá gạo có lên đôi chút so với những ngày trước nhưng người dân vẫn đổ xô mua mà không quan tâm lắm về giá cả. Ai cũng cố gắng mua bằng được gạo mang về nhà để dành.
Đông nghịt người dân xếp hàng dài chờ vào trước một nhà thuốc trên đường Hồng Bàng (quận 6, TP HCM) trong sáng 21-8
Nhiều tuyến đường tại TP HCM, người dân đổ ra rất đông dù TP HCM đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
https://nld.com.vn/thoi-su/sieu-thi-cua-hang-tien-loi-nha-thuoc-o-tp-hcm-dong-nghit-nguoi-sang-21-8-20210821113846225.htm
7. Ngày 21/8/2021
"
"
https://www.facebook.com/lequocminh/posts/10158377957372081
6.
Video: Phát hiện, yêu cầu quay đầu 9 xe cứu thương chở người tử vong không rõ nguyên nhân
TTO - Ngày 20-8, Phòng cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết, phát hiện và cho quay đầu 9 trường hợp dùng xe cứu thương và xe dịch vụ tang lễ chở người tử vong không rõ nguyên nhân từ TP.HCM và các tỉnh miền Tây
https://tv.tuoitre.vn/video-phat-hien-yeu-cau-quay-dau-9-xe-cuu-thuong-cho-nguoi-tu-vong-khong-ro-nguyen-nhan-110917.htm
5. Ngày 20/8/2021
"
"
https://www.facebook.com/nguyen.baosinh.3/posts/2130553163778619
4.
Chống dịch dựa trên khoa học
Ở cấp quốc gia cần có thêm rất nhiều dữ liệu trong lĩnh vực y tế, kinh tế, xã hội để ra các quyết định dựa trên khoa học thay vì cảm tính cho các mặt trận chống dịch và kinh tế.
Quyết định dựa trên dữ liệu
Trước khi Đà Nẵng tiến hành phong tỏa nghiêm ngặt một tuần bắt đầu từ ngày 16/8, lãnh đạo TP đã có một động thái quan trọng để thu hút niềm tin, sự đồng lòng của người dân.
Từ 8h sáng 16/8, đường phố Đà Nẵng vắng bóng người. Ảnh: Hồ Giáp |
Giám đốc Sở Y tế Ngô Thị Kim Yến đã lên sóng truyền hình trực tiếp từ kỳ họp HĐND TP và cho biết, Đà Nẵng có khoảng 2.500 giường thu dung và 300 giường hồi sức với máy thở, máy lọc máu.
Bà nói tha thiết: “Tuy nhiên, đây đã là những cố gắng hết sức và tối đa. Nếu TP có trên 6.000 bệnh nhân, theo tỉ lệ 5% ca bệnh nặng thì chúng ta chỉ có thể phục vụ với mức tối đa là 300 bệnh nhân. Nếu vượt tối đa trên 6.000 bệnh nhân, hệ thống y tế sẽ quá tải. Chính vì vậy, việc kiểm soát tình hình dịch bệnh và làm cho số ca bệnh giảm cần phải hành động quyết liệt, mạnh mẽ”.
Đà Nẵng đã trải qua làn sóng dịch bệnh thứ hai, dẫn đến phong tỏa toàn TP hồi tháng 8/2020. Lúc đó, có những lời phê TP đã phong tỏa quá quyết liệt cả tháng trời, làm tăng trưởng kiệt quệ -9,1%.
Nhưng ở lần phong tỏa này, khi chủng Delta lây nhiễm rất mạnh với những hệ lụy bi thương về nhân mạng, sinh kế và kinh tế, đặc biệt ở một số tỉnh phía Nam, có rất ít lời than vãn trên truyền thông, trên mạng xã hội tại Đà Nẵng. Chắc chắn, sự công khai, minh bạch của người đứng đầu Sở Y tế về tình trạng yếu kém của hệ thống y tế đã làm cho dân thấu hiểu, và họ cảm thông, chia sẻ.
Trong khi đó, các lãnh đạo Thủ đô cũng đang rất nỗ lực để đảm bảo trách nhiệm giải trình trước nhân dân.
Chẳng hạn, gần đây số liệu về ca mắc mới Covid-19 của Hà Nội và Bộ Y tế chênh lệch nhau rõ rệt, khiến không ít người băn khoăn, lo lắng.
Ngay lúc đó, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà đã lên tiếng giải thích, sự chênh lệch là do thời điểm cập nhật của Bộ và Sở khác nhau, chứ số ca bệnh tích lũy là giống nhau. “Việc công bố ca bệnh của Hà Nội là hoàn toàn chính xác để công khai, minh bạch cho người dân được biết”, bà Hà cam kết.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã liên tiếp giải thích với nhân dân Thủ đô khi thực hiện Chỉ thị 16 bằng hàng loạt dữ liệu, rằng cố gắng nâng công suất xét nghiệm lên 200.000 mẫu/ngày; nâng công suất cách ly tập trung lên 50.000 chỗ; nâng công suất giường bệnh điều trị lên 40.000 giường; thành lập các trung tâm hồi sức tích cực, phân luồng để có thể tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân nặng và nguy kịch...
Tuy nhiên, dù đã nỗ lực hết mình, những con số trên là rất nhỏ so với quy mô dân số hơn 8 triệu người ở Thủ đô. Trong khi Hà Nội thiếu vắc xin vì vắc xin đang được chuyển về cho các tỉnh phía Nam, ông Dũng giải thích: “Thực tiễn cho thấy, nếu không thực hiện kịp thời giãn cách xã hội, Hà Nội có thể đã không giữ được tình hình dịch như hiện nay”.
Những lời trần tình khác theo hướng công khai, minh bạch và có trách nhiệm giải trình về năng lực điều trị của hệ thống y tế, rủi ro dịch bệnh lây lan… của lãnh đạo Hà Nội, Đà Nẵng và nhiều tỉnh, thành là rất cần thiết để lấy được lòng tin của người dân.
Tuy nhiên, những số liệu trên vẫn còn chưa đủ. Ở cấp quốc gia cần bổ sung rất nhiều dữ liệu khác trong cả lĩnh vực y tế, kinh tế, xã hội. Lẽ ra, cần chống dịch và phong tỏa dựa trên các phân tích dữ liệu, chứng cứ khoa học để ra quyết định. Cần thành lập trước các đội đặc nhiệm cho những việc quan trọng để mua máy thở, ô xy hay thiết kế trước các qui trình chống dịch, các cấp chính quyền khi nào thì làm gì, khi nào thì vào giãn cách, khi nào thì ra khỏi giãn cách; Vấn đề tài chính công, năng lực của bộ máy…
Ở Hà Nội và TP.HCM đã bắt đầu đề cập đến vùng xanh, vùng đỏ… nhưng đáng tiếc, chưa bao giờ chính quyền đưa ra tiêu chí để người dân được biết, để những người thực thi công vụ hoàn thành, thay vì lạm dụng công việc được giao.
Cần cách tiếp cận khoa học và nhân văn
Gần đây, Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê nói về sự chuyển hướng chiến lược điều trị Covid-19: “Dựa theo kinh nghiệm quốc tế, mô hình triệu chứng bệnh học, ngành y tế xây dựng hướng dẫn thí điểm điều trị, quản lý ca nhiễm tại nhà. Khi đó, mỗi gia đình trở thành 'home care' hay một phòng y tế".
Ông giải thích: “Ngoài các bệnh viện dã chiến chuyên điều trị bệnh nhân Covid-19, các bệnh viện khác phải tách đôi, thực hiện song song nhiệm vụ kép: vừa điều trị bệnh nhân thông thường vừa điều trị bệnh nhân Covid-19”.
Bác sĩ kiểm tra máy móc trước khi đưa vào sử dụng BV dã chiến số 14 tại quận Tân Phú, TP.HCM. Ảnh: Thanh Tùng |
Chiến lược này đã được lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định vài lần trước đó, khi TP.HCM xin được cách ly người mang virus tại nhà vì hệ thống y tế đã quá tải, các y bác sỹ kiệt sức.
Chiến lược đó, phải nói thẳng, thể hiện đến nay mới nhận ra phải điều trị bệnh nhân thông thường chứ không chỉ bệnh nhân Covid-19.
“Truy vết, khoanh vùng, cách ly” - chính sách chữa bệnh của chúng ta lâu nay có cái hay nhưng cũng có cái dở. Điều hay thì có lẽ không nên nhắc lại vì ai cũng biết thành tích chống dịch, thế giới đã công nhận, nhưng dở cũng có.
Theo cách đó, cứ có F0 là phong tỏa cả nhà máy, bệnh viện, chợ búa, công sở… và đưa F1 đi cách ly. Cách làm này vừa gây tâm lý sợ hãi, trốn tránh, làm dịch bệnh có nguy cơ lây lan, vừa bóp nghẹt sản xuất, lưu thông của doanh nghiệp và sinh kế của người dân.
Bằng cách đó, chúng ta đã tập trung quá lớn vào khâu dự phòng, bao nhiêu công sức và tiền bạc đổ ra để vận hành các cơ sở thu dung, nơi 80% là không có triệu chứng hoặc nhẹ. Lẽ ra, khâu điều trị với máy thở, thuốc men, giường bệnh... đã được nâng cấp lên nhiều lần nếu nguồn lực được san sẻ từ khâu dự phòng.
Liên tiếp mấy tuần gần đây, khi TP không còn sức chứa F0, các chiến lược mới liên tục được đưa ra, mà chung quy lại là cho F0 cách ly tại nhà.
Tỷ suất chết thô của cả nước là 0,63%, theo Tổng cục Thống kê, có nghĩa mỗi năm chúng ta có khoảng 620.000 người tử vong, hay mỗi ngày có 1.700 người. Nhiều người trong số đó, và tất nhiên, nhiều bệnh nhân hơn nữa ngoài số đó, cần được chăm sóc y tế, chứ đâu chỉ F0, F1 do Covid-19 mới cần chăm sóc, điều trị.
Một chuyên gia xã hội học tính toán, tỷ suất chết thô chung của TP.HCM là 4,7‰ năm 2019, trong đó, theo nguyên nhân chết thì chết do bệnh tật chiếm 95%. Giả định các con số này vẫn giữ nguyên năm 2021, thì với dân số khoảng 9,42 triệu người, số chết do bệnh tật dự tính là 42.060 người, hay 115 người chết vì bệnh trung bình mỗi ngày.
Từ thực trạng đó, rõ ràng những người bị bệnh hiểm nghèo như ung thư, tai biến… đối diện với rủi ro không được chăm sóc y tế. Hơn nữa, những người bị bệnh đột ngột và khẩn cấp như đau ruột thừa, tai nạn, chấn thương… có thể chuyển nặng nếu không được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Lẽ ra, những số liệu đó cần được tính toán trong tương quan với quan điểm giảm tối đa số ca F0, số ca tử vong bằng các biện pháp phong tỏa quyết liệt.
Vì thế, trong quá trình thực hiện các biện pháp chống dịch ngặt nghèo nhất, phải đảm bảo 2 nhóm hoạt động thiếu yếu.
Thứ nhất là chăm sóc y tế cộng đồng, bệnh nhân phải nhận được chữa trị y tế, tư vấn y tế từ xa và có thể được cấp cứu khẩn cấp. Thứ hai là duy trì những hoạt động thiết yếu như cung cấp bữa ăn để người bệnh, người dân trong phong tỏa đảm bảo được calo cần thiết để tồn tại. Mà đó là chưa đề cập đến yếu tố sức khỏe tinh thần.
Nếu một trong 2 yếu tố trên không được đảm bảo do nỗ lực giảm số ca F0 và tử vong bằng cách phong tỏa mạnh sẽ dẫn đến hệ lụy đáng buồn hơn: số người tử vong vì bệnh ngoài Covid-19 lớn hơn số tử vong do Covid-19.
Kinh nghiệm từ EU
Chiến lược này thật ra đã được các nước EU thực hiện suốt từ đầu dịch. Đây là cách chữa bệnh vừa nhân văn, giữ được phẩm giá và trách nhiệm của người mắc virus với bản thân và cộng đồng, vừa hiệu quả theo nghĩa bảo vệ được hệ thống y tế khỏi tình trạng quá tải và giúp giữ được tính mạng của những người bệnh nặng theo cách tốt nhất cũng như những người bệnh khác.
Chẳng hạn ở Anh. Vào tháng 5/2020, hai tháng sau khi dịch bệnh xuất hiện, Thủ tướng Anh đã soạn thảo ngay một kế hoạch dài 130 trang khổ nhỏ tóm tắt những đánh giá của chính phủ về nguy cơ dịch bệnh, kế hoạch ứng phó với khủng hoảng của chính phủ trình bày trước Nghị viện, sau đó công bố rộng rãi cho người dân biết.
Bản thuyết trình tóm tắt những ý chính đánh giá về dịch bệnh, tác động đối với xã hội, bao gồm những thiệt hại về kinh tế, xã hội, rủi ro sức khỏe, các hạn chế đi lại, các nguy cơ có thể gặp phải, và những giải pháp kèm theo, đặc biệt là chăm sóc, đảm bảo chế độ phúc lợi xã hội đối với người dân.
Chiến lược đó có 2 phần rõ ràng. Thứ nhất là vắc xin: Chính phủ tài trợ, nghiên cứu, đặt hàng và đẩy nhanh tối đa để có vắc xin. Song song là hạn chế giao tiếp xã hội để hạn chế nguy cơ lây dịch bệnh, đồng thời cũng tài trợ và bơm tiền cho hệ thống y tế bằng việc bổ sung gấp rút các trang thiết bị. Với người Anh, giải pháp chữa bệnh hay phong tỏa đều dựa trên khoa học, công nghệ, dữ liệu.
Tư Giang
Cuộc gọi lúc nửa đêm của bà bầu và những chuyến xe về lại quê nhà
Đêm 15/8, bà Phạm Thị Minh Hiền, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Phú Yên nhận được lời kêu cứu từ vợ chồng
https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/chong-dich-covid-19-dua-tren-khoa-hoc-767129.html?fbclid=IwAR2KpXmOwlkHKNcTl4D1aQAjUFtG8F148GjyfcTpsz7qTt8ui_QeUaLssuo
3. Ngày 19/8/2021
Theo trang facebook của Nhà báo Nguyễn Công Khế, nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn đã qua khỏi một cơn đột quỵ nặng, hiện đang nằm điều trị tại Bệnh viện 175.
Anh được các bác sĩ giỏi của Bệnh viện 175 chăm sóc rất tận tình. Dù đã qua cơn nguy hiểm nhất nhưng bệnh tình đến nay vẫn phải theo dõi đặc biệt.
Thiếu tướng bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Bệnh viện 175, cùng các đồng nghiệp dù phải lo đối phó căng thẳng với dịch COVID-19, nhưng cũng dành sự chăm sóc đặc biệt cho các bệnh nhân nặng khác, trong đó có nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn.
Được biết, nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn là bệnh nhân ghép thận, sức đề kháng của anh thấp hơn người bình thường, nhưng anh vẫn tới biểu diễn tại bệnh viện dã chiến, động viên mọi người chống dịch COVID-19.
Tháng trước, bất chấp sức khỏe sa sút, Trần Mạnh Tuấn vẫn có đêm diễn đầy cảm xúc mà mang lại cho hơn 10.000 khán giả đặc biệt tại bệnh viện dã chiến.
Anh tâm sự: Trong mùa dịch này, từ nhiều tháng nay, tôi và con gái An Trần tham gia rất nhiều chương trình nhằm mang lại giá trị tinh thần đến cho các bệnh nhân, cũng như cổ vũ các bác sĩ và nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch.
Những cơ hội biểu diễn như thế này luôn mang đến cho tôi cảm xúc rất đặc biệt. Nghệ sĩ ngoài những lúc phục vụ nghệ thuật mang tính giải trí, thì âm nhạc cũng giống như sự chia sẻ, là "liều thuốc trị liệu" gửi đến cho tất cả mọi người. Tôi rất vui, rất hạnh phúc khi tham gia các chương trình này.
Anh cũng ý thức mình là bệnh nhân ghép thận, sức đề kháng luôn thấp hơn người bình thường nên nguy cơ lây bệnh cho mình là cao hơn so với các tình nguyện viên khác nhưng anh vẫn đem hết sức mình phục vụ khán giả vì “một phần trách nhiệm của người nghệ sĩ, được khán giả yêu thương mới có một Trần Mạnh Tuấn như ngày hôm nay” và vì anh nghĩ những giây phút như vậy y bác sĩ, nhân viên y tế và bệnh nhân cũng cần một sự động viên, chia sẻ nên quyết định tham gia chương trình bất chấp mọi khó khăn.
https://1thegioi.vn/nghe-si-saxophone-tran-manh-tuan-trai-qua-con-dot-quy-170432.html
Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn bị đột quỵ, hiện đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 175
TTO - Gia đình nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn thông tin ông bị vỡ mạch máu não ngày 17-8 và hiện đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 175.
Trả lời Tuổi Trẻ Online, bà Kiều Đàm Linh - vợ nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn - cho biết ông bị đột quỵ và đã được đưa vào điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 từ ngày 17-8.
Hiện tại, tình hình sức khỏe của ông đã qua cơn nguy kịch, tuy nhiên vì có nhiều bệnh nền, lại đã từng trải qua mổ thận, nên đội ngũ y bác sĩ tại đây vẫn đang theo dõi sát sao.
Có một số thông tin trái chiều trên mạng nói nghệ sĩ mắc COVID-19, tuy nhiên phía gia đình đã phủ nhận và cho biết lý do ông nhập viện không liên quan gì tới bệnh dịch.
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn bị đau đầu rất nặng vì vỡ mạch máu não vào ngày 17-8 tại nhà riêng ở TP.HCM. Sau đó, vợ ông phát hiện kịp thời và sớm liên hệ với phía bác sĩ để đưa ra chẩn đoán, rồi đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 175.
Phía gia đình nghệ sĩ thông tin thêm trước khi đổ bệnh, ông đang tiếp tục miệt mài làm việc để chuẩn bị cho đêm nhạc Nối vòng tay lớn: Đất nước đồng lòng, Vượt qua COVID, dự kiến diễn ra ngày 4-9.
https://tuoitre.vn/nghe-si-saxophone-tran-manh-tuan-bi-dot-quy-hien-dang-dieu-tri-tai-benh-vien-quan-y-175-20210819155912094.htm
Trần Mạnh Tuấn: Rồi cuộc sống sẽ bình thường lại thôi, để chúng ta lại hân hoan trong âm nhạc
TTO - Mới đây, nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn đã có buổi biểu diễn đặc biệt dành tặng các bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 3 và số 6 ở TP Thủ Đức, TP.HCM.
Hình ảnh người nghệ sĩ dù mang bệnh trong người vẫn say sưa thổi giai điệu của Quê hương khiến hàng triệu trái tim thổn thức.
Dù phải đeo khẩu trang và kính chống giọt bắn, nghệ sĩ vẫn hết mình biểu diễn với hy vọng góp phần sưởi ấm trái tim mọi người trong những ngày TP bỗng trở nên đìu hiu vì đại dịch. Tuổi Trẻ có cuộc trò chuyện với Trần Mạnh Tuấn về buổi trình diễn khó quên này.
Trần Mạnh Tuấn biểu diễn tại bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19
Sân khấu đặc biệt nhất 40 năm hoạt động nghệ thuật
* Trên mạng xã hội, nhiều khán giả gọi đây là một sân khấu vô cùng đặc biệt, còn với anh?
- Tôi rất may mắn khi có dịp được đi lưu diễn tại khoảng 60 quốc gia trên khắp thế giới, có những nơi hơn 30.000, 40.000 khán giả.
Và sân khấu của ngày 24 vừa qua tại bệnh viện dã chiến đem lại cho tôi một cảm xúc vô cùng đặc biệt. Không phải chỉ vì những khán giả đặc biệt, mà còn là một khung cảnh những tưởng chỉ có trong phim ảnh và trước kia chúng ta không bao giờ mường tượng ra.
Lúc đầu khi thử âm thanh, tôi có cảm giác hơi ớn lạnh trước khoảng không gian trống rộng và cũng có phần buồn bã như thế. Nhưng khi thử xong, mọi người cổ vũ và vỗ tay đã tiếp cho mình nguồn năng lượng tích cực, làm tôi cảm thấy ấm áp vô cùng và quên hết tất cả.
Đến lúc biểu diễn thì cứ nhắm mắt lại và chơi nhạc, trong không gian ánh đèn mờ đến từ khu công cộng của tòa nhà, không phải ánh đèn sân khấu hoành tráng.
Tôi rất xúc động, có phút giây muốn nấc lên nhưng phải chuyên nghiệp để hoàn thành tiết mục, vậy nên đã phải hít thật sâu rồi biểu diễn một cách trọn vẹn. Cũng may mình cũng có nhiều năm kinh nghiệm nên mới hoàn thành được buổi biểu diễn.
* Khi nhận được lời mời từ MC Quỳnh Hoa, phó giám đốc Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM, anh có hình dung "sân khấu" này mang đến cảm xúc mãnh liệt như vậy?
- Khi nhận được lời mời, thực ra tôi cũng hơi ái ngại vì bản thân là bệnh nhân ghép thận, có bệnh nền nguy hiểm và gia đình cũng lo lắng. Nhưng tôi nghĩ đây cũng là một phần trách nhiệm của nghệ sĩ trong giai đoạn này.
Âm nhạc là một hình thức trị liệu. Tinh thần rất quan trọng, mặc dù có thể không thực tế như đồ ăn, thức uống. Trong hoàn cảnh mọi người, từ bác sĩ, nhân viên y tế đến bệnh nhân rất căng thẳng, âm nhạc sẽ phần nào xua tan bớt ưu phiền, lo lắng.
Phần biểu diễn của tôi và các nghệ sĩ khác dù ngắn nhưng hy vọng đã mang lại cho mọi người những giây phút nhẹ nhõm và thanh thản hơn. Tôi nghĩ vậy nên quyết định nhận lời. Sau đó mới nghĩ tới làm cách nào để giữ an toàn cho mình.
Rất may mắn có con gái An Trần và bà xã của tôi nghĩ ra cách cắt khẩu trang, thiết kế lại sao có thể vừa vặn để chơi nhưng vẫn che được cái mũi. Kèm với đó, tôi cũng mang kính chắn giọt bắn nên cũng yên tâm hơn.
20 phút vắt kiệt mình để biểu diễn
* Khi trình diễn với chiếc khẩu trang ấy, anh gặp khó khăn gì không?
- Vô cùng khó khăn. Thực ra, chơi ở một khung cảnh như vậy thì kể cả bỏ khẩu trang ra cũng đã cảm thấy khó biểu diễn. Nhưng bằng tất cả kinh nghiệm và kỹ thuật, tôi đã cố gắng nhất có thể.
Mọi người khi nghe thì cũng không nhận ra điều gì cản trở cả, nhưng thực tế 20 phút biểu diễn đó bằng công sức tôi chơi hàng giờ đồng hồ lúc bình thường, vì tôi phải dùng lực nhiều để đẩy hơi ra, khi thở thì bị khẩu trang che mũi nên lượng hơi hít vào cũng bị hạn chế hơn.
20 phút đó tuy rất mệt nhưng tình cảm mọi người dành cho tôi quá lớn. Một loạt dãy nhà với bao nhiêu khu, mình không nhìn thấy họ và họ cũng không nhìn thấy mình, chỉ nghe âm thanh qua loa thôi nhưng sự cộng hưởng của tiếng hô hào vang vọng cho tôi một cảm giác rất lạ.
40 năm hoạt động nghệ thuật, chưa có một sân khấu nào mang lại những cảm xúc khó tả như thế, khiến cho một người đàn ông từng trải cũng sụt sùi. Khi ấy phải hít một hơi thật sâu, may là mình cũng có chút ít nội công chứ không cũng khó.
* Thời gian tới, anh có tiếp tục mang âm nhạc tới các khu cách ly hay bệnh viện dã chiến?
- Từ trước đến nay, tôi cũng khá thường xuyên tham gia hoạt động cộng đồng nên hy vọng rằng mình đủ sức khỏe và được tiếp tục tham gia những chương trình như thế này.
Đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện tại, việc biểu diễn không chỉ để cho bản thân mình mà đó có thể là món ăn tinh thần giá trị với tất cả mọi người.
* Xa sân khấu, hẳn anh cũng nhớ khán giả của mình. Anh muốn nhắn nhủ gì tới mọi người trong thời điểm này?
- Trần Mạnh Tuấn và những nghệ sĩ, anh em bạn bè cũng rất nhớ ánh đèn sân khấu, rất nhớ những tiếng vỗ tay, hò reo của khán thính giả.
Những điều ấy là năng lượng tiếp thêm sức mạnh để chúng tôi hoạt động, cống hiến. Trong thời điểm này, điều đó rất khó nên tôi và bạn bè đồng nghiệp đã tổ chức những buổi phát trực tiếp để chia sẻ âm nhạc.
Cả trái đất này cũng đang đối diện với dịch bệnh khủng khiếp không ai mong đợi. Điều quan trọng bây giờ là ta phải nắm tay nhau cùng vượt qua. Và âm nhạc mang chúng ta lại gần nhau hơn, động viên nhau đi qua những khó khăn.
Chúng ta sẽ cùng thực hiện các quy định của Nhà nước, ở nhà để đại dịch sớm được khống chế, đời sống sớm trở lại bình thường để chúng ta được hân hoan cùng nhau với những lời ca tiếng hát.
* Nhạc phẩm Quê hương qua tiếng kèn của anh đã khiến rất nhiều khán giả xúc động dù chỉ xem qua màn hình điện thoại. Anh nghĩ gì khi chọn nhạc phẩm này?
- Tôi là người chủ động lựa chọn bài hát này. Ngoài biểu diễn, tôi cũng là một đạo diễn âm nhạc nên tôi cũng tự biết những bài nào sẽ phù hợp để biểu diễn.
Khi chọn Quê hương, tôi nghĩ về người bác sĩ, nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch, những bệnh nhân tuy không sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn nhưng sinh sống và làm việc tại đây rồi bị mắc kẹt lại.
Có lẽ những tác phẩm dạt dào tình yêu quê hương, đất nước sẽ dễ khơi gợi trong ta nỗi nhớ gia đình, người thân và quê nhà.
https://tuoitre.vn/tran-manh-tuan-roi-cuoc-song-se-binh-thuong-lai-thoi-de-chung-ta-lai-han-hoan-trong-am-nhac-20210729091729983.htm
https://www.facebook.com/tran.m.tuan.35/posts/10226852588320032
2.
17/08/2021 | 11:46
Sáng 17/8, trao đổi với Tiền Phong, ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, các đơn vị chức năng đang điều tra, làm rõ việc tài xế chở 46 thi thể, trong đó có 41 trường hợp mắc COVID-19 từ TP. HCM về địa phương.
“Hiện công an đang điều tra, làm rõ. Bước đầu tài xế khai nhận 41 tử thi mắc COVID -19. Trước mắt, địa phương giao cho cơ quan chức năng phun khử khuẩn, xác định những người cùng đi để tránh làm lây lan dịch bệnh”, ông Tam nói.
Theo ông Tam, tài xế lợi dụng xe tải có đăng ký “luồng xanh” để vận chuyển thi hài qua các chốt kiểm soát dịch COVID-19. Tài xế chở thi thể nhiều chuyến, từ sáng 15/8 nhưng đến 0h30 ngày 16/8, cơ quan chức năng mới phát hiện. Hiện công an đang phối hợp để điều tra, làm rõ việc tài xế vận chuyện thi hài này cụ thể ở đâu về Bến Tre.
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cũng xác nhận, trước đó tỉnh chưa tiếp nhận bất kỳ thông tin nào từ Sở Y tế TP.HCM hoặc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM về việc hỗ trợ hỏa táng tại Bến Tre các thi thể bệnh nhân COVID-19.
Nhà hỏa táng Phúc Lạc Viên (xã Phú Hưng, TP. Bến Tre). |
Cùng ngày, ông Ngô Văn Tán - Giám đốc Sở Y tế Bến Tre cho biết, UBND TP. Bến Tre sẽ cho hoả táng các thi thể còn lại rồi xử lý tài xế sau.
"Tôi cũng chưa nắm rõ thi hài này được vận chuyển cụ thể ở những đâu, thông tin người thuê, hợp đồng vận chuyển... Hiện công an đang làm việc với tài xế này”, ông Tán nói.
Giám đốc Sở Y tế cho biết thêm, việc tài xế dùng xe tải chở thi thể người đến địa phương là sai phạm nghiêm trọng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
Trước đó, rạng sáng ngày 16/8, Công an xã Phú Hưng (TP. Bến Tre) nhận thông tin từ cơ sở hỏa táng Phúc Lạc Viên (xã Phú Hưng, TP. Bến Tre) về việc tiếp nhận 46 thi thể từ TP. HCM để hỏa táng.
Sau khi nhận tin báo, cơ quan chức năng TP. Bến Tre xác định, tài xế chở các thi thể này là L.P.H. (28 tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long). Thời điểm phát hiện, cơ sở này đã hỏa táng được 18/46 thi hài.
https://tienphong.vn/tin-moi-nhat-vu-xe-tai-cho-hang-chuc-thi-the-benh-nhan-covid-ve-ben-tre-hoa-tang-post1366691.tpo
1.
16/08/2021 | 10:46
Biến đau thương thành hành động, BS Tú Dung quyết định chuyển công năng bệnh viện tham gia điều trị bệnh nhân.
Bác sĩ F0 cầu cứu để được nhập viện
Phóng viên báo Tiền Phong liên hệ với TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung, Giám đốc Bệnh viện Thẩm mỹ JW, để tìm hiểu thông tin về việc ông đã chủ động đề xuất với Sở Y tế TPHCM sẵn sàng chuyển công năng của bệnh viện sang điều trị các bệnh lý khác, tiếp sức cho cuộc chiến chống dịch. BS Dung nói: “Có lẽ đến bây giờ câu chuyện bệnh nhân mắc COVID-19 chạy khắp thành phố tìm bệnh viện hoặc bệnh nhân chết tại nhà, chết tại cổng bệnh viện không còn là chuyện hư cấu mà là nỗi trăn trở của chính quyền, ban ngành”.
BS Tú Dung chia sẻ với phóng viên câu chuyện thật, trải nghiệm thật trong thời đại dịch COVID-19 tang thương mà chính bản thân ông vừa đối mặt và nỗ lực để hỗ trợ bệnh nhân. “Sáng qua, tôi tiếp nhận một câu chuyện đau lòng. Bây giờ đến bác sĩ muốn vào bệnh viện để nằm cũng không có chỗ. Cách đây 3 ngày, một anh bác sĩ mà tôi biết có 3 bà dì, một người ở tuổi 65 tuổi, người 78 tuổi và người 85 tuổi đều mắc COVID-19”- bác sĩ Dung kể.
Bác sĩ Tú Dung cùng nhân viên tiếp sức cuộc chiến chống COVID-19 ở tuyến đầu từ khi dịch bùng lên đến nay |
Trong đó, người 65 tuổi đã chết tại nhà ở quận 3, bà 78 tuổi đau đớn ôm xác, bà 85 tuổi thì nặng quá, anh bác sĩ đã chuyển đi khắp thành phố nhưng không có bệnh viện nào nhận vì hết giường. Bệnh viện không nhận vì không phải chê hay bỏ bệnh nhân mà là quá tải không còn chỗ để nhận, phải nhờ vả hỗ trợ mới có thể gửi được vào Bệnh viện Nhân Dân 115. Sau khi đưa người dì đi cấp cứu thì đến anh bác sĩ cũng nhiễm bệnh, ở một mình sốt cao.
"Anh ta liên hệ Trung tâm Cấp cứu 115 với hy vọng được nhập viện cấp cứu thì tổng đài nói phải có bệnh viện nhận. Bác sĩ bệnh viện nào nhận cho số điện thoại liên hệ luôn thì mới tới được, sợ nhất là lên xe rồi chạy lòng vòng thành phố mà không ai nhận… nghe mà xót xa. Tôi phải tìm mọi cách để đưa anh bác sĩ F0 này vào bệnh viện bằng tất cả nỗ lực. Thật sự, tôi cũng 'ngượng mặt' khi gọi các bệnh viện, gọi các anh em trong ngành. Nhưng có lẽ vì cứu người, vì mình là bác sĩ thì không thể làm ngơ trong hoàn cảnh này"- bác sĩ Tú Dung kể lại.
Sở Y tế TPHCM đã tiếp nhận đơn xin chuyển đổi bệnh viện JW của bác sĩ Tú Dung để tiếp nhận điều trị các bệnh thông thường |
Nỗ lực liên hệ từ BS Tú Dung cuối cùng cũng có một người quen của ông làm quản lý tại một bệnh viện đồng ý tiếp nhận người bệnh. “Tôi thật sự mừng như được quà đặc biệt. Bỗng dưng 30 phút sau, anh bác sĩ F0 gọi lại thông báo vào đến cấp cứu mà họ không nhận, quy định là phải có kết quả PCR mới nhận”.
“Ôi trời! Cấp cứu COVID-19 mà đòi PCR là sao? Bệnh nhân đang suy hô hấp, đến bệnh viện một mình thì đi đâu để làm PCR. Mà làm PCR thì cả ngày mới có kết quả. Đây là một quy định mà ngành y tế cần xem xét ưu tiên cứu người trong lúc này”- BS Tú Dung thốt lên.
Tuy nhiên, hành trình suốt 3 giờ “ngượng mặt” cầu cứu sự giúp cho đồng nghiệp cuối cùng cũng được lãnh đạo bệnh viện tiếp nhận với quyết tâm chuyện cứu người là ưu tiên hàng đầu.
Sinh mạng con người là quan trọng nhất
Biến đau thương thành hành động, TS.BS Tú Dung cho biết: “Tôi đã mua nhiều vật tư trang thiết bị y tế với 500 máy SPO2, 50 máy bơm tiêm tự động, hàng nghìn khẩu trang và hàng nghìn đồ bảo hộ để tặng cho các bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19. Bệnh viện JW cũng đã huy động tối đa nhân sự tham gia công tác tiêm chủng trên địa bàn thành phố với 5 đội, mỗi ngày tiêm cho khoảng 1.800 người, đồng thời kết hợp tư vấn online về kỹ năng phòng chống dịch bệnh cho cộng đồng nhưng vẫn thấy mình chưa giúp được gì nhiều”.
Bệnh nhân F0 đang điều trị tại nhà rất cần được lực lượng y tế hỗ trợ chăm sóc y tế khi có sự cố |
Theo BS Tú Dung, bệnh nhân đang bị "chết ngộp" ngay tại thời điểm được chuyển đến bệnh viện. Ngành y tế cần phải mở thêm các bệnh viện dã chiến ở tầng 2 và tầng 3, các cơ sở điều trị hiện tại cần phải được tăng cường nhân sự và trang thiết bị để cứu chữa người bệnh. Thời điểm bệnh nhân đang nguy kịch nhất vì suy hô hấp cấp chỉ cần được thở ôxy sớm, bệnh nhân có thể thoát khỏi nguy cơ tử vong. Hơn lúc nào hết đây là thời điểm cần phải “tổng động viên” mọi lực lượng tham gia chống dịch. Phải xem người bệnh như chính thân nhân của mình để cứu chữa, sinh mạng con người mới là thứ quan trọng nhất.
“Hơn một tuần qua tôi đã bị mất ngủ bởi bản thân nhận quá nhiều hình ảnh đau thương, nhiều cuộc gọi nhờ giúp đỡ nhưng hầu hết đều vượt quá tầm tay. Tôi thấy mình cần phải làm nhiều hơn nữa để cứu bệnh nhân nên đã đề xuất Ban giám đốc Sở Y tế TPHCM cho phép chuyển công năng của Bệnh viện Thẩm mỹ JW sang tiếp nhận, điều trị các bệnh lý khác”- BS Dung trăn trở.
Việc gửi bệnh nhân COVID-19 hiện nay gặp không ít khó khăn do nhiều bệnh viện quá tải |
Theo bác sĩ Dung, bệnh viện JW không thể tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19 nhưng sẵn sàng phối hợp với các bệnh viện để tiếp nhận, điều trị nội khoa các bệnh lý, tim mạch, tiểu đường, huyết áp… nhằm giải phóng được giường bệnh cho các bệnh viện đang vừa phải điều trị bệnh lý thông thường vừa phải điều trị COVID-19 từ đó có thêm chỗ trống để tiếp nhận, cứu chữa các bệnh nhân COVID-19.
Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, Sở Y tế đã nhận được đề xuất của Bệnh viện JW. Ông Nam cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, sự chung tay của các cơ sở y tế tư nhân là điều rất cần thiết để tăng cường nguồn lực tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19 và các bệnh lý thông thường.
Theo bác sĩ Hoài Nam, đến nay trên địa bàn TPHCM đã có nhiều bệnh viện tư nhân tham gia tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19 như Hoàn Mỹ Thủ Đức, Đa khoa Nam Sài Gòn, Bệnh viện Xuyên Á, Bệnh viện Quốc tế City... Nguồn nhân lực và trang thiết bị của các cơ sở y tế tư nhân đã nâng cao khả năng đáp ứng cứu chữa người bệnh không may mắc COVID-19. Tuy nhiên, tình hình dịch còn diễn biến phức tạp, nguy cơ kéo dài, ngành y tế rất mong sẽ có thêm nhiều bệnh viện tư nhân sẽ chung tay, góp sức bảo vệ cộng đồng, sớm đẩy lùi dịch bệnh.
https://tienphong.vn/giam-doc-benh-vien-nguong-mat-gui-dong-nghiep-la-f0-post1366321.tpo?fbclid=IwAR3qkLYwmggy9ZyxIKPpk5WSnzP8KUcbAwgk9PUV9VQCgdgGvkdJW6IBONw
..
..
10.
Trả lờiXóaNhiều người xót thương khi chủ quán ăn từ thiện Cường Béo qua đời
Thứ tư, 25/08/2021 14:55 GMT+7
(PLVN) - Được biết đến với quán cơm dành cho người nghèo, chủ quán Cường Béo khiến nhiều người cảm phục khi nấu cơm hỗ trợ lực lượng tuyến đầu và các hoàn cảnh khó khăn giữa dịch COVID-19 tại TP HCM. Trước khi qua đời, anh vẫn dặn dò cộng sự giúp người nghèo khó.
11.
Trả lờiXóaSố ca tử vong vì COVID-19 ở TPHCM bất ngờ tăng nhanh
31/08/2021 | 17:21
TPO - Sau nhiều ngày có xu hướng giảm, số ca tử vong vì COVID-19 trên địa bàn TPHCM bất ngờ tăng nhanh trở lại gần chạm mốc cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Số ca bệnh nặng vẫn ở mức cao, dịch bệnh tiếp tục diễn biến rất phức tạp.
14.
Trả lờiXóaTP.HCM: Số ca tử vong có xu hướng giảm rõ rệt
10/09/2021 16:08 GMT+7
Thông tin này được ông Phạm Đức Hải, Phó Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM đưa ra tại buổi họp báo chiều 10/9.
Chủ trì họp báo cung cấp thông tin về Covid-19 hôm nay (10/9) có ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy và ông Phạm Đức Hải, Phó Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.HCM.
Trả lờiXóaMở đầu buổi họp, ông Phạm Đức Hải cho biết, tỷ lệ tử vong đang có xu hướng giảm mạnh. Cụ thể, trong ngày 23/8 có 292 ca tử vong, nhưng đến ngày 9/9 còn 195 ca.
Ông Hải thông tin tiếp, UBND TP xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế gồm 4 Tổ công tác với các nhiệm vụ theo lĩnh vực.
16. Ngày 22/9/2021
Trả lờiXóaĐào Tuấn
2 giờ ·
Hàm răng giả này là của một bệnh nhân đã chết vì covid. Hôm qua, nó được các bác sĩ Trung tâm hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai đặt tại bệnh viện dã chiến số 16 trao lại cho người thân như kỷ vật cuối cùng của người quá cố.
Thật nghiệt ngã! Có quá nhiều kỷ vật thuộc diện “không biết chủ nhân” do quá trình tiếp nhận bệnh nhân quá gấp gáp, khi bệnh nhân tới bệnh viện thì đã hôn mê, chưa cả kịp lấy thông tin cá nhân!
Người đàn ông bế con trong hình là Minh, ở Quận 1. Vợ anh mất ngày 21.8. “Tôi đâu nghĩ bà xã mất. Đêm hôm đó còn gọi cho tôi, nhưng hôm sau thì mất”. Giờ, Minh ở vào hoàn cảnh gà trống, với 3 đứa con thơ. Và đối với anh, chiếc điện thoại là thứ quý giá nhất, vì nó lưu giữ toàn bộ những thông tin cuối cùng.
19.
Trả lờiXóaLần đầu tiên số tử vong do Covid-19 tại TPHCM giảm xuống dưới 100 trường hợp/ngày
SGGPO Thứ Sáu, 1/10/2021 17:13
Ngày 1-10, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM cho biết, lần đầu tiên tại TPHCM ghi nhận số trường hợp tử vong trong ngày giảm xuống còn 96 trường hợp.