Việc thay cây Hà Nội năm 2015, rồi kết quả một phần của "cây báo oán" (theo cách nói của dân gian) là thấy được vào năm 2021 này. Đang cập nhật trên Giao Blog ở đây.
Bây giờ là cập nhật các ca làm nóng lò giữa đại dịch covid-19.
Ca thứ nhất là việc cơ quan điều tra đã xác định cựu tổng đốc Hà Nội (theo cách nói vui của dân gian) Nguyễn Đức Chung chỉ đạo mua vật tư công qua công ti gia đình để trục lợi mấy chục tỉ đồng. Đây là điển hình cho hiện tượng "lấy của công biến thành của tư" (dĩ công vi tư) thấy ở rất nhiều nơi hiện nay.
Xưa thì là "chí công vô tư", còn nay, thì lại thành ra "dĩ công vi tư". Hồi còn nhỏ, tôi vẫn thấy dòng chữ chí công vô tư viết trang trọng ở các nơi (kho hợp tác xã, ủy ban nhân dân, trường học, bệnh viện,...). Có nhiều chỗ còn đắp chữ nổi, ai đi qua đều thấy rõ. Lâu rồi, thấy vắng bóng.
Để thực hiện dĩ công vi tư, ông Nguyễn Đức Chung đã sử dụng nhiều thủ pháp tinh vi, xảo quyệt. Ví dụ: dùng lệnh miệng (mà lệnh miệng thì trái với văn bản chính thức do chính ông đã phát hành), bố trí để đổ tội cho người khác,...
Ca thứ hai là một cặp cán bộ đi khám điền thổ, tức "đi xem đất", ở giữa đại dịch.
Đi hai ca này trước.
Các ca khác thì cập nhật tiếp ở bên dưới.
Tháng 8 năm 2021,
Giao Blog
---
"
"
https://www.facebook.com/kao.nguyen.35/posts/2561933687284764
1.
https://www.facebook.com/buixuandinhdth/posts/1008100223258963
https://www.facebook.com/buixuandinhdth/posts/1006278490107803
Những người lao đao vì theo chỉ đạo của ông Nguyễn Đức Chung
Liên quan đến vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, xảy ra tại UBND TP Hà Nội, có cán bộ bị đề nghị truy tố, có người bị kỷ luật vì làm theo chỉ đạo của cựu Chủ tịch Nguyễn Đức Chung.
Theo kết luận điều tra, ông Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội) là người chủ mưu trong việc dừng sử dụng hóa chất cũ để mua hóa chất mới; chỉ đạo bằng văn bản việc tiêu thụ độc quyền chế phẩm Redoxy 3C đã được hãng Watch Water GmbH đồng ý bán với giá 8,5 Euro/1kg, mang lại lợi ích cho thành phố.
Nhưng mặt khác, ông Chung lại chỉ đạo miệng với ông Võ Tiến Hùng (cựu TGĐ Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) làm trái pháp luật, mua chế phẩm Redoxy 3C qua Công ty Arktic, công ty mà gia đình ông Chung sở hữu 40% vốn điều lệ, mang lại lợi ích không chính đáng cho công ty này.
Nếu làm đúng theo quy định, ông Võ Tiến Hùng phải tổ chức, thực hiện mua chế phẩm Redoxy 3C theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung qua văn bản 308, và theo phê duyệt của UBND TP.
Tuy nhiên, trong 15 hợp đồng mua chế phẩm Redoxy 3C, có 3 hợp đồng ban đầu Công ty Thoát nước mua khi chưa được UBND TP Hà Nội phê duyệt.
Ông Nguyễn Đức Chung |
12 hợp đồng còn lại mua khi đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt, nhưng không thực hiện đúng phê duyệt của UBND TP.
Tại thời điểm quý 3/2016, UBND TP chưa phê duyệt về giá, phương án đặt hàng chế phẩm Redoxy 3C, chưa có Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho chế phẩm này.
Kết luận điều tra cho rằng, ông Hùng đã căn cứ ý kiến chỉ đạo miệng của ông Chung để chỉ đạo cán bộ, lãnh đạo và trực tiếp ký 3 hợp đồng mua 35.640 kg chế phẩm Redoxy 3C, trị giá 12,8 tỷ đồng theo báo giá của Công ty Arktic.
Việc ông Hùng quyết định để Công ty Thoát nước mua 35.640 kg chế phẩm Redoxy 3C đã vi phạm quy định của trình tự, thủ tục chỉ định thầu.
Ngoài ra, Công ty Thoát nước còn căn cứ báo giá của Công ty Arktic mua hơn 453 ngàn chế phẩm Redoxy 3C (tổng trị giá 154 tỷ đồng) để xử lý, duy trì chất lượng các hồ trên địa bàn Hà Nội không đúng với phê duyệt của UBND TP Hà Nội, trái với chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP tại thông báo số 308.
Theo kết luận điều tra, việc ông Hùng có những vi phạm trên do bị can thực hiện theo chỉ đạo miệng của ông Nguyễn Đức Chung.
Việc ông Hùng thực hiện trực tiếp chỉ đạo miệng của ông Chung (trái với chỉ đạo bằng văn bản), từ đó chỉ đạo Công ty Thoát nước mua chế phẩm Redoxy 3C qua Công ty Arktic, đã tạo lợi ích cho công ty gia đình của ông Chung.
Hành vi của ông Võ Tiến Hùng cấu thành tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi thành công vụ. Bị can không được hưởng lợi và phạm tội do bị chỉ đạo, ép buộc nên CQĐT đề nghị cơ quan truy tố, xét xử xác định đây là tình tiết giảm nhẹ cho cựu TGĐ Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội.
Cán bộ dính kỷ luật
Theo kết luận điều tra, quá trình thực hiện việc mua, quản lý, sử dụng, thanh, quyết toán chế phẩm Redoxy 3C, duy trì chất lượng nước các hồ trên địa bàn Hà Nội, với các cương vị khác nhau, những lãnh đạo, cán bộ thuộc UBDN TP, Sở Tài Chính, Xây dựng, Công ty Thoát nước đã có những sai phạm nhất định.
CQĐT cho rằng, vụ việc cũng đã được Ủy ban kiểm tra Trung ương kiểm tra, kết luận thi hành kỷ luật đối với một số lãnh đạo và đề nghị Thành ủy Hà Nội tiếp tục kiểm tra, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân liên quan.
CQĐT không xem xét trách nhiệm hình sự đối với những lãnh đạo, cán bộ kể trên và đã có văn bản đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật nghiêm khắc.
Khi báo chí phản ánh việc gia đình ông Chung có liên quan đến việc mua, bán chế phẩm Redoxy 3, ông Chung đã chỉ đạo ông Nguyễn Thế Hùng (Phó Chủ tịch UBND TP) ký quyết định thành lập Đoàn thanh tra toàn diện việc mua, quản lý, sử dụng chế phẩm Redoxy 3C để xử lý ô nhiễm nước các hồ trên địa bàn Hà Nội.
Sau đó, các thành viên Đoàn thanh tra có những quyết định, kết luận, thay đổi kết luận theo hướng không có sai phạm gì, không đúng bản chất.
Theo CQĐT, việc này là do ông Nguyễn Đức Chung đã nhiều lần tổ chức họp, chỉ đạo, định hướng, ép buộc Thanh tra TP Hà Nội kết luận theo hướng không sai có phạm gì để che dấu hành vi phạm tội.
Ủy ban kiểm tra Trung ương đã kiểm tra, kết luận thi hành kỷ luật đối với một số lãnh đạo và đề nghị Thành ủy Hà Nội tiếp tục kiểm tra, xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Kết quả trưng cầu giám định xác định chế phẩm Redoxy 3C có thành phần hóa học không chính xác như công bố, đăng ký với Cục Hóa chất; không xác định được hiệu quả của việc sử dụng mặt hàng hóa chất trong xử lý nước có tên Redocy 3C để xử lý, duy trì chất lượng nước các hồ trên địa bàn Hà Nội. |
Ông Nguyễn Đức Chung chỉ đạo mua chế phẩm Rydoxy 3C qua 'công ty gia đình'
Ông Nguyễn Đức Chung chỉ đạo mua chế phẩm Rydoxy 3C qua Công ty Arkitic do bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa ...
T.Nhung
https://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/nhung-nguoi-lao-dao-vi-theo-chi-dao-cua-ong-nguyen-duc-chung-765890.html
Ông Nguyễn Đức Chung chỉ đạo mua hóa chất để giúp công ty gia đình trục lợi
TTO - Cơ quan điều tra cáo buộc ông Nguyễn Đức Chung là người chủ mưu trong việc dừng sử dụng hóa chất cũ để mua hóa chất mới, mang lại lợi ích cho Công ty Arktic, gia đình ông Chung sở hữu 40% vốn điều lệ công ty này.
Ngày 14-8, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại UBND TP Hà Nội và các đơn vị liên quan.
Cơ quan điều tra đã chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố các bị can: Nguyễn Đức Chung, cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội; Võ Tiến Hùng, tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội và Nguyễn Trường Giang, giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Arktic.
Chỉ đạo miệng mua hóa chất qua công ty của gia đình
Theo kết luận, tháng 8-2016, ông Nguyễn Đức Chung đã kết luận và ra văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc UBND TP mua chế phẩm Redoxy 3C trực tiếp từ hãng Watch Water GmbH.
Tuy nhiên, ông Chung lại chỉ đạo miệng bị can Võ Tiến Hùng mua chế phẩm Redoxy 3C qua Công ty Arktic, không mua trực tiếp từ hãng Watch Water GmbH như chỉ đạo bằng văn bản.
Từ tháng 5-2016, ông Nguyễn Đức Chung đã cử đoàn công tác của TP sang Đức để làm việc, đàm phán, đặt hàng với đối tác và quyết định lựa chọn chế phẩm Redoxy 3C.
"Ông Chung yêu cầu dừng việc xử lý ô nhiễm nước hồ theo công nghệ cũ khi chưa thực hiện thử nghiệm và chưa có cơ quan có thẩm quyền đánh giá tính hiệu quả của chế phẩm Redoxy 3C", kết luận nêu.
Thậm chí, bị can Nguyễn Trường Giang dù không phải cán bộ TP nhưng đã được ông Chung "cài cắm" vào đoàn công tác nước ngoài này để Giang có vị thế ký độc quyền, nhập khẩu từ công ty nước ngoài và bán cho UBND TP Hà Nội chế phẩm Redoxy 3C do chính UBND TP Hà Nội đặt hàng.
Khi Công ty Thoát nước chưa ký hợp đồng mua chế phẩm Redoxy 3C của Công ty Arktic, ông Chung đã chỉ đạo, yêu cầu bị can Võ Tiến Hùng ứng trước tiền mua.
Thực hiện chỉ đạo của ông Chung, bị can Võ Tiến Hùng phải dùng tiền của gia đình chuyển cho bị can Nguyễn Trường Giang 4,6 tỉ đồng ứng trước để mua chế phẩm Redoxy 3C.
Ép cơ quan thanh tra theo hướng không sai phạm
Khi báo chí phản ánh việc gia đình bị can Nguyễn Đức Chung có liên quan đến việc mua, bán chế phẩm Redoxy 3C, ông Chung đã chỉ đạo ông Nguyễn Thế Hùng, phó chủ tịch UBND TP, ký quyết định thành lập đoàn thanh tra toàn diện việc mua, quản lý, sử dụng chế phẩm Redoxy 3C để xử lý ô nhiễm nước các hồ trên địa bàn TP.
Tuy nhiên trong quá trình Thanh tra TP đang tiến hành thanh tra và xác định có một số sai phạm thì bị can Chung đã nhiều lần tổ chức họp, chỉ đạo, định hướng cơ quan thanh tra kết luận theo hướng không có sai phạm.
Tại cuộc họp của TP, khi cơ quan thanh tra nêu việc Công ty Thoát nước mua chế phẩm Redoxy 3C khi chưa được UBND TP cho phép, không thực hiện đúng quy định thì bị can Chung đã "to tiếng với Thanh tra TP" và khẳng định việc này là do mình chỉ đạo, cho phép mua trước, hoàn thiện thủ tục sau, không được đổ cho Công ty Thoát nước hay các sở.
"Bản thân bị can Nguyễn Đức Chung thừa nhận đã phát biểu, đưa thông tin không chính xác và can thiệp, gây sức ép, ép buộc, đe dọa, chỉ đạo chánh Thanh tra TP và đoàn thanh tra liên ngành phải ban hành kết luận thanh tra theo hướng không có sai phạm gì, không đúng sự thật", kết luận nêu.
Ông Chung "giúp" công ty gia đình hưởng lợi 36 tỉ
Về động cơ thực hiện hành vi phạm tội, theo cơ quan điều tra, Công ty Arktic do bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa (vợ bị can Chung) bỏ 100% vốn (5 tỉ đồng) và làm thủ tục thành lập lấy tên con trai Nguyễn Đức Hạnh đứng tên trong giấy đăng ký kinh doanh, sau đó nhờ một người khác đứng tên sở hữu 40% vốn điều lệ thay cho gia đình bị can Chung, còn bị can Nguyễn Trường Giang đứng tên sở hữu 60% vốn điều lệ.
"Vì vậy, bị can Nguyễn Đức Chung chỉ đạo mua chế phẩm Redoxy 3C qua Công ty Arktic để công ty này được hưởng khoản lợi nhuận hơn 36 tỉ đồng", cơ quan điều tra cáo buộc.
"Như vậy, đủ căn cứ xác định bị can Nguyễn Đức Chung là người chủ mưu trong việc dừng sử dụng hóa chất cũ để mua hóa chất mới…, chỉ đạo miệng bị can Võ Tiến Hùng làm trái pháp luật mua qua Công ty Arktic, mang lại lợi ích không chính đáng cho Công ty Arktic (gia đình bị can Chung sở hữu 40% vốn điều lệ)", cơ quan điều tra kết luận.
Hành vi phạm tội của bị can Nguyễn Đức Chung là dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt (chỉ đạo miệng trái với chỉ đạo bằng văn bản), hợp thức hóa hồ sơ pháp lý, đổ tội cho người khác, lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc cấp dưới nhằm che giấu hành vi phạm tội.
Theo kết luận, quá trình điều tra, bị can Nguyễn Đức Chung khai báo quanh co, chối tội.
Cơ quan điều tra đánh giá hành vi của bị can Nguyễn Đức Chung ngoài việc gây thiệt hại cho UBND TP Hà Nội để vụ lợi cho công ty gia đình còn ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của tổ chức, cá nhân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh của UBND TP Hà Nội, của người đứng đầu TP Hà Nội.
Vì vậy, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị các cơ quan truy tố, xét xử xem xét xác định các tình tiết tăng nặng theo quy định của pháp luật đối với bị can Nguyễn Đức Chung trong quá trình truy tố, xét xử.
"Ông Chung dùng tiền lợi nhuận đánh bóng tên tuổi"
Cơ quan điều tra còn cho rằng ông Chung đã yêu cầu bị can Giang lấy số tiền lợi nhuận từ Công ty Arktic tặng quà, tài trợ cho một số cơ quan, tổ chức nhằm đánh bóng hình ảnh, tên tuổi, phục vụ mục đích chính trị của mình.
Các cơ quan mà ông Chung tặng quà được liệt kê trong kết luận điều tra gồm: Bệnh viện Xanh Pôn; Ban quản lý phố cổ Hà Nội; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Ba Đình; UBND tỉnh Sơn La; Bộ Tư lệnh Thủ đô; Trường mầm non Yển Khê, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ; Trường Đại học FPT…
https://tuoitre.vn/ong-nguyen-duc-chung-chi-dao-mua-hoa-chat-de-giup-cong-ty-gia-dinh-truc-loi-20210814111348341.htm?fbclid=IwAR0JtWPHhTa4ZlRYZWm_paLVrdaNtMkZ5LGBoj9wEkMECpGtN2Tnds4wtJE
..
Ông Nguyễn Đức Chung bị cáo buộc chỉ đạo sai quy định trong thương vụ mua chế phẩm Redoxy 3C, "giúp" công ty gia đình ông Chung hưởng lợi không chính đáng hơn 36 tỷ đồng.
Ngày 14/8, theo nguồn tin của phóng viên Dân trí, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất bản kết luận điều tra, đồng thời đề nghị truy tố ông Nguyễn Đức Chung, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Võ Tiến Hùng, nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội (Công ty Thoát nước Hà Nội); Nguyễn Trường Giang, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Arktic (Công ty Arktic), cùng về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Chỉ đạo miệng mua chế phẩm Redoxy 3C qua công ty gia đình
Kết luận điều tra cho biết, trước đó, UBND Hà Nội có kế hoạch, nhiệm vụ và các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Theo đó, cơ quan chức năng TP Hà Nội đã có nhiều chương trình thử nghiệm xử lý ô nhiễm nước sông, mương, hồ. Cuối năm 2015, Công ty Thoát nước Hà Nội đã có tổng kết, đề nghị các sở, ngành báo cáo UBND TP cho nhân rộng nhưng UBND TP Hà Nội không có ý kiến phản hồi.
Năm 2016, bị can Nguyễn Đức Chung đã kết luận và ra văn bản 308 chỉ đạo mua chế phẩm Redoxy 3C trực tiếp từ hãng Watch Water GmbH để làm sạch ao, hồ của TP Hà Nội. Tuy nhiên, sau đó, ông Chung lại chỉ đạo miệng bị can Võ Tiến Hùng mua chế phẩm Redoxy 3C qua Công ty Arktic, không mua trực tiếp từ hãng Watch Water GmbH như chỉ đạo bằng văn bản.
Đến tháng 5/2016, bị can Nguyễn Đức Chung đã cử Đoàn công tác đi Cộng Hòa liên bang Đức để làm việc, đàm phán, đặt hàng với Watch Water GmbH và quyết định lựa chọn chế phẩm Redoxy 3C.
"Bị can Chung yêu cầu dừng việc xử lý ô nhiễm nước hồ theo công nghệ cũ khi chưa thực hiện thử nghiệm (quy trình thử nghiệm xử lý ô nhiễm nước hồ theo đề án trước đây quy định phải thử nghiệm 12 tháng) và chưa có cơ quan có thẩm quyền đánh giá tính hiệu quả của chế phẩm Redoxy 3C", kết luận điều tra nêu rõ.
Bên cạnh đó, theo kết luận điều tra, mặc dù Nguyễn Trường Giang không phải là cán bộ của UBND TP Hà Nội, nhưng Nguyễn Đức Chung vẫn "cài cắm" Giang đi cùng đoàn công tác sang Đức để cho Giang có vị thế nhằm ký độc quyền, nhập khẩu từ Watch Water GmbH và bán cho UBND TP Hà Nội chế phẩm Redoxy 3C do chính UBND TP Hà Nội đặt hàng.
Khi Công ty Thoát nước Hà Nội chưa ký hợp đồng mua chế phẩm Redoxy 3C với Công ty Công ty Arktic, Nguyễn Đức Chung yêu cầu bị can Võ Tiến Hùng ứng trước tiền mua chế phẩm Redoxy 3C, nên bị can Võ Tiến Hùng phải dùng tiền của gia đình chuyển cho bị can Nguyễn Trường Giang 4,6 tỷ đồng.
Ép cơ quan thanh tra ra kết luận theo hướng không có sai phạm
Khi báo chí phản ánh việc gia đình ông Nguyễn Đức Chung có liên quan đến việc mua, bán chế phẩm Redoxy 3C, bị can Chung đã chỉ đạo ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố ký quyết định thành lập Đoàn thanh tra toàn diện việc mua, quản lý, sử dụng chế phẩm Redoxy 3C để xử lý ô nhiễm nước các hồ trên địa bàn TP Hà Nội. Tuy nhiên, trong quá trình Thanh tra Thành phố đang tiến hành thanh tra và xác định có một số sai phạm, bị can Chung đã nhiều lần tổ chức họp, chỉ đạo, định hướng Thanh tra thành phố Hà Nội kết luận theo hướng không có sai phạm gì.
"Bản thân bị can Nguyễn Đức Chung thừa nhận đã phát biểu, đưa thông tin không chính xác và can thiệp, gây sức ép, ép buộc, đe dọa, chỉ đạo Chánh Thanh tra Thành phố và Đoàn Thanh tra liên ngành phải ban hành kết luận thanh tra theo hướng không có sai phạm gì, không đúng sự thật", kết luận điều tra viết.
"Giúp" công ty gia đình hưởng lợi hơn 36 tỷ đồng
Kết luận điều tra cho biết, Công ty Arktic do bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa (vợ bị can Chung) bỏ 100% vốn (5 tỷ đồng) và làm thủ tục thành lập lấy tên con trai (Nguyễn Đức Hạnh) tham gia đứng tên trong giấy đăng ký kinh doanh. Sau đó, bà Hoa nhờ bà Nguyễn Thị Bích Hằng đứng tên sở hữu 40% vốn điều lệ thay cho gia đình bị can Chung, còn bị can Nguyễn Trường Giang đứng tên sở hữu 60% vốn điều lệ.
"Vì vậy, bị can Nguyễn Đức Chung chỉ đạo mua chế phẩm Redoxy 3C qua Công ty Arktic để Công ty Arktic được hưởng khoản lợi nhuận gộp không chính đáng số tiền hơn 36 tỷ đồng", kết luận điều tra nêu.
Đồng thời, bị can Nguyễn Đức Chung yêu cầu bị can Giang lấy số tiền lợi nhuận từ Công ty Arktic tặng quà, tài trợ cho một số cơ quan, tổ chức nhằm đánh bóng hình ảnh, tên tuổi, phục vụ mục đích chính trị của bị can Chung, gồm: Bệnh viện Xanh Pôn; Ban quản lý phố cổ Hà Nội; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Ba Đình; UBND tỉnh Sơn La; Bộ tư lệnh Thủ đô; Trường mầm non Yển Khê, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ; Trường Đại học FPT.
Kết luận điều tra cho rằng, có đủ căn cứ xác định bị can Nguyễn Đức Chung là người chủ mưu trong việc dừng sử dụng hóa chất cũ để mua hóa chất mới; chỉ đạo bằng văn bản tiêu thụ độc quyền chế phẩm Redoxy 3C đã được hãng Watch Water GmbH đồng ý bán với giá 8,5 Euro/1 kg, mang lại lợi ích cho TP Hà Nội nhưng lại chỉ đạo miệng bị can Võ Tiến Hùng làm trái pháp luật mua qua Công ty Arktic (với giá 295.000 đồng/1kg đến 326.000 đồng/1kg), mang lại lợi ích không chính đáng cho Công ty Arktic (gia đình bị can Chung sở hữu 40% vốn điều lệ); can thiệp việc tạm ứng, thanh tra, tạo thuận lợi, bao che trong việc Công ty Arktic mua, bán chế phẩm Redoxy 3C.
Việc Công ty Arktic làm thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp lần thứ 3 từ Nguyễn Đức Hạnh (con chung của ông Chung và bà Hoa) sang bị can Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Thị Bích Hằng (26/7/2016) và lần thứ 6 chuyển trụ sở ra khỏi Siêu thị Minh Hoa của gia đình bị can Chung là thủ đoạn trốn tránh trách nhiệm.
"Hành vi của bị can Nguyễn Đức Chung đã cấu thành tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, với vai trò chủ mưu, cầm đầu", kết luận viết.
Cũng theo kết luận điều tra, hành vi phạm tội của bị can Nguyễn Đức Chung là dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt (chỉ đạo miệng trái với chỉ đạo bằng văn bản), hợp thức hóa hồ sơ pháp lý, đổ tội cho người khác, lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc cấp dưới nhằm che giấu hành vi phạm tội; quá trình điều tra, bị can Nguyễn Đức Chung khai báo quanh co, chối tội.
Nguyễn Dương
https://dantri.com.vn/phap-luat/ong-nguyen-duc-chung-giup-cong-ty-gia-dinh-huong-loi-36-ty-dong-20210814143850721.htm?fbclid=IwAR3ViCOFoggbg5riPMtqEj3GkttQuuNA8DTBDc8KzrVgD36marffonU8KSA
..
15:34 - 14/08/2021
Thái Sơn
..
TTO - Ông Nguyễn Đức Chung đã tạo điều kiện cho công ty 'sân nhà' do vợ mình thành lập để kinh doanh nhiều sản phẩm, hàng hóa cho các đơn vị trực thuộc UBND TP Hà Nội, hưởng lợi nhuận cao.
Nội dung trên được Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) nêu trong kết luận vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại UBND TP Hà Nội và các đơn vị liên quan.
Ngày 14-8, cơ quan điều tra đã chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố các bị can: Nguyễn Đức Chung, cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội; Võ Tiến Hùng, tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội và Nguyễn Trường Giang, giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Arktic.
Theo kết luận, từ năm 2016-2019, trên cơ sở các chỉ đạo, điều hành, tạo điều kiện của ông Nguyễn Đức Chung, Công ty Arktic đã kinh doanh nhiều sản phẩm, hàng hóa (chế phẩm Redoxy 3C, xe làm sạch đường, máy nghiền cây) cho các đơn vị liên quan, trực thuộc UBND TP Hà Nội với doanh thu, lợi nhuận cao (trên 85% doanh thu, lợi nhuận).
Đáng chú ý, C03 xác định Công ty Arktic là "công ty gia đình" của ông Nguyễn Đức Chung. Quá trình hoạt động, bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa (vợ ông Chung) đã nhiều lần làm giả hồ sơ để thay đổi thành viên góp vốn.
Cụ thể, cuối năm 2015, bà Hoa thành lập Công ty Arktic, đã góp đủ 5 tỉ đồng vốn điều lệ nhưng đứng tên Đào Xuân Tấn và con trai mình là Nguyễn Đức Hạnh.
"Toàn bộ hồ sơ đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Arktic đều do bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa thực hiện và tự ký giả chữ ký của Nguyễn Đức Hạnh", kết luận điều tra nêu.
Trên thực tế, Nguyễn Đức Hạnh không nộp tiền vốn điều lệ, không tham gia quản lý, điều hành công ty.
Tháng 6-2016, bà Hoa làm giả hồ sơ chuyển nhượng cổ phần để thay đổi thành viên góp vốn từ Đào Xuân Tấn sang Nguyễn Trường Giang.
Một tháng sau, bà Hoa tiếp tục làm giả hồ sơ chuyển nhượng cổ phần để thay đổi thành viên góp vốn từ Nguyễn Đức Hạnh sang Nguyễn Trường Giang (tổng cộng, Giang đứng tên sở hữu 60%) và Nguyễn Thị Bích Hằng (đứng tên sở hữu 40%).
Tài liệu điều tra xác định không có việc mua, bán, không có việc thanh toán tiền giữa các bên chuyển nhượng phần vốn góp. Trụ sở chính của Công ty Arktic đặt tại siêu thị Minh Hoa của gia đình ông Nguyễn Đức Chung trên phố Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa.
Sau khi Thanh tra TP Hà Nội thanh tra toàn diện việc mua, quản lý, sử dụng chế phẩm Redoxy 3C để xử lý ô nhiễm nước các hồ thì Công ty Arktic mới chuyển trụ sở đến nơi khác.
Kết quả điều tra xác định, từ năm 2016 đến 2019, trên cơ sở chỉ đạo, điều hành, tạo điều kiện của ông Nguyễn Đức Chung, Công ty Arktic đã có 13 phiếu đặt hàng và mở 28 tờ khai hải quan để nhập khẩu 489 tấn chế phẩm Redoxy 3C với tổng chi phí hơn 115 tỉ.
Đồng thời, Công ty Arktic đã ký 15 hợp đồng bán cho Công ty Thoát nước 489 tấn chế phẩm Redoxy 3C với giá hơn 151 tỉ đồng, hưởng lợi hơn 36 tỉ.
Cơ quan điều tra cho biết đã có văn bản kiến nghị Sở Kế hoạch - đầu tư TP Hà Nội xử lý đối với việc giả mạo hồ sơ, tài liệu thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Arktic lần thứ 2, 3.
Theo kết luận, sau khi làm thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp của Nguyễn Đức Hạnh cho Nguyễn Thị Bích Hằng, Nguyễn Trường Giang thì bà Hoa không tham gia quản lý, điều hành Công ty Arktic. Hơn nữa, việc làm thủ tục chuyển nhượng 40% vốn điều lệ công ty từ Nguyễn Đức Hạnh sang Nguyễn Thị Bích Hằng là do bị can Nguyễn Đức Chung chỉ đạo để che giấu hành vi phạm tội.
Bà Nguyễn Thị Bích Hằng ký hồ sơ chuyển nhượng phần vốn góp do bị can Nguyễn Đức Chung đề nghị nhưng không tham gia bất kỳ hoạt động gì của Công ty Arktic, không biết Công ty Arktic là công ty nào.
Do đó, C03 kết luận hành vi của bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa, Nguyễn Thị Bích Hằng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cơ quan cảnh sát điều tra đã có văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định đối với cán bộ Sở Kế hoạch - đầu tư TP Hà Nội làm mất hồ sơ, tài liệu đăng ký thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 1 của Công ty Arktic.
https://tuoitre.vn/vo-ong-nguyen-duc-chung-gia-chu-ky-con-trai-thanh-lap-cong-ty-ban-hoa-chat-doc-quyen-cho-ha-noi-20210814160941352.htm
..
..
2.
"Đi xem đất" khi đang chống dịch, Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Phú Yên bị xử phạt.
Trưởng Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh Phú Yên cùng một phụ nữ khai tên giả mạo để che giấu danh phận công chức nhà nước đã bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định về phòng, chống dịch
Nguồn tin của PV Báo CAND tối 13/8 cho biết, UBND xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa (Phú Yên) đã tống đạt quyết định xử lý vi phạm hành chính (VPHC) trên lĩnh vực y tế đối với ông Lê Xuân Hà (SN 1978, trú ở thôn Liên Trì 2, xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa). Theo quyết định này, ông Hà bị xử phạt 2 triệu đồng về hành vi “Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế”.
Điều đáng nói là ông Lê Xuân Hà hiện là Trưởng Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh Phú Yên khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Trước đó vào chiều 10/8, tổ tuần tra xử lý vi phạm về phòng, chống dịch COVID-19 của UBND xã Bình Kiến do Phó Chủ tịch xã Nguyễn Văn Lai điều hành, tiến hành kiểm tra xe ô tô du lịch BKS 78A-090.98 đậu dưới lòng đường Nguyễn Văn Huyên ở thôn Liên Trì 2, xã Bình Kiến, bên cạnh là xe đạp điện. Đây là nơi không có dân cư, mà chỉ là khu đất trống cùng với rừng dương.
Người lái xe là ông Lê Xuân Hà xuất trình giấy đi đường do Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh Phú Yên cấp, để di chuyển trên các tuyến đường thuộc nội thành Tuy Hòa từ ngày 6/8 đến ngày 15/8. Khi tổ kiểm tra hỏi về lý do đến địa điểm vắng vẻ nêu trên, ông Hà nói “Đi xem đất”.
Sau gần 15 phút gõ cửa xe ô tô, người phụ nữ ngồi trên xe mới bước xuống, nhưng không nói được lý do ra đường, không xuất trình giấy tờ cá nhân, mà chỉ khai báo tên là Nguyễn Thị Quỳnh Nga (SN 1983, trú ở khu phố Ninh Tịnh 3, phường 9, TP Tuy Hòa). Theo đó bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga cũng bị xử phạt VPHC với số tiền 2 triệu đồng về hành vi nêu trên.
Sau khi tống đạt quyết định xử phạt VPHC cho người vi phạm, cơ quan chức năng phát hiện Nguyễn Thị Quỳnh Nga chỉ là họ tên giả mạo để che giấu danh phận công chức. Tên thật của người này là Đào Thị Lý Len (SN 1978, trú ở khu phố Ninh Tịnh 6, phường 9, TP Tuy Hòa). Bà Len hiện là Phó Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Phú Yên. Bà Len là chủ nhân chiếc xe đạp điện dựng kế bên xe ô tô của ông Hà.
Trao đổi với PV Báo CAND qua điện thoại tối 13/8 ông Đặng Ngọc Anh – Giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi trường Phú Yên cho biết, chỉ mới nghe thông tin vụ việc, khi nào nhận được văn bản từ cơ quan chức năng về trường hợp vi phạm của bà Len, Sở sẽ xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật. Thường trực HĐND tỉnh Phú Yên cũng sẽ xem xét kỷ luật đối với ông Lê Xuân Hà.
https://cand.com.vn/y-te/-di-xem-dat-khi-dang-chong-dich-truong-ban-kinh-te-ngan-sach-hdnd-tinh-phu-yen-bi-xu-phat--i624149/?fbclid=IwAR25NwV3nx3Rp5ZBFQRVAxy8Cph64Gbkg7xLA7aKnhu2FtYTldAA2K-Rm08
"
https://www.facebook.com/hocgiahd/posts/4302997363117663
"
Tỉnh ủy Phú Yên chỉ đạo xử lý cán bộ “đi xem đất” khi đang chống dịch
Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên đã chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm minh và công khai rộng rãi cho nhân dân biết vụ việc cán bộ "đi xem đất" khi đang chống dịch, đã bị xử phạt vi phạm hành chính
Liên quan vụ việc “Đi xem đất khi đang chống dịch, Trưởng Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh Phú Yên bị xử phạt” như CAND online đã thông tin. Ngày 14/8, ông Ngô Đình Thiện – Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Phú Yên đã ký văn bản gửi Đảng đoàn HĐND tỉnh Phú Yên về thông tin báo chí phản ánh cán bộ vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19. Theo văn bản này, Thường trực Tỉnh ủy giao Đảng đoàn HĐND tỉnh Phú Yên khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, làm rõ, xử lý nghiêm minh theo quy định nếu có vi phạm và thông tin rộng rãi để nhân dân biết, đồng thời báo cáo Thường trực Tỉnh ủy về kết quả thực hiện.
Sau khi Chủ tịch UBND xã Bình Kiến ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính ông Lê Xuân Hà và bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga, mỗi người 2 triệu đồng về hành vi “Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế”; cơ quan chức năng phát hiện người phụ nữ đã mạo tên để che giấu danh phận công chức. Tên thật người này là Đào Thị Lý Len (SN 1978, trú ở khu phố Ninh Tịnh 6, phường 9, TP Tuy Hòa), hiện là Phó Chánh Văn phòng Sở TN-MT tỉnh Phú Yên.
Được biết tại thời điểm kiểm tra vi phạm, trên ngực áo của ông Lê Xuân Hà còn mang phù hiệu đại biểu HĐND tỉnh Phú Yên, vì vị cán bộ này vừa rời khỏi ngày họp đầu tiên (10/8) tại kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh Phú Yên khóa VIII. Khi ra khỏi xe ô tô, ông Hà quên mang khẩu trang, nên tổ kiểm tra phải nhắc nhở.
https://cand.com.vn/y-te/tinh-uy-phu-yen-chi-dao-xu-ly-can-bo-di-xem-dat-khi-dang-chong-dich-i624217/?fbclid=IwAR2RK4Ki-7-NJzFoMFLyNoDfOT9hsmxQD9cWkyCod-xSUpGzPgsyl5yddQk
..
---
CẬP NHẬT
6.
Hoàng Yến
(PLO)- Cơ quan điều tra đề nghị truy tố ông Tất Thành Cang trong vụ sai phạm tại Khu dân cư Phước Kiển.
Các vi phạm của ông Tất Thành Cang được cho là có liên quan vụ chuyển nhượng 32 ha đất tại khu dân cư Phước Kiển, Nhà Bè (ảnh trên) và dự án BT bốn tuyến đường chính ở khu đô thị Thủ Thiêm (ảnh dưới). Ảnh: HTD
https://plo.vn/phap-luat/de-nghi-truy-to-ong-tat-thanh-cang-trong-vu-an-thu-hai-1009409.html
5.
(NÓNG) Hé lộ lý do ông Trần Hùng bị khởi tố, bắt tạm giam
(BVPL)- Cựu Phó Cục trưởng Cục QLTT Trần Hùng cùng thuộc cấp đã từng phát hiện ra vi phạm của đường dây sản xuất, tiêu thụ hàng triệu sách giáo khoa lậu, nhưng họ đã chọn cách “ngó lơ”.
(NÓNG) Phê chuẩn khởi tố, bắt tạm giam ông Trần Hùng, nguyên cán bộ Tổng cục Quản lý thị trường
Ông Trần Hùng có dấu hiệu vượt quá thẩm quyền, QLTT Bắc Ninh có dấu hiệu vi phạm
Phê chuẩn khởi tố 3 cán bộ Quản lý thị trường trong đường dây sản xuất sách giáo khoa giả
Phê chuẩn khởi tố 7 bị can trong đường dây làm giả sách giáo khoa lớn
Đường dây sản xuất sách giáo khoa giả, thu lợi gần 50 tỉ đồng
Tính đến thời điểm hiện nay, VKSND tối cao đã phê chuẩn khởi tố 12 bị can, trong đó có bị can Trần Hùng, Chuyên viên chính, nguyên Tổ trưởng Tổ công tác 304 (nay là Tổ trưởng Tổ công tác 1444), Tổng cục QLTT, Bộ Công thương (Trần Hùng từng là Phó Cục trưởng Cục QLTT) cùng 3 thuộc cấp, về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Lực lượng chức năng khám xét kho sách giáo khoa giả. |
Theo kết quả điều tra ban đầu, đường dây sản xuất, mua bán, tiêu thụ sách giáo khoa giả đã hoạt động nhiều năm nay, tại 19 địa điểm, hai văn phòng công ty, xưởng in, xưởng gia công và 15 kho hàng nằm rải rác trên địa bàn Hà Nội.
Đặc biệt “khách hàng” của đường dây này là một số nhà sách tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, như: Sơn La, Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh… Kết quả điều tra bước đầu cho thấy, lợi nhuận thu được từ số sách giả này khoảng 50 tỉ đồng. Đây là đường dây sản xuất tiêu thụ sách giả với số lượng lớn nhất cả nước từ trước tới nay.
Một đường dây sản xuất, mua bán, và tiêu thu sách lậu với quy mô rộng khắp như vậy, hoạt động trong nhiều năm mà không bị cơ quan chức năng phát hiện khiến dư luận đặt ra những nghi vấn. Mở rộng điều tra vụ án, những bí mật phía sau dần được hé lộ.
Theo đó, từ ngày 9/7/2020 Đội QLTT số 17 (Đội lưu động) thuộc Cục QLTT Hà Nội chủ trì, phối hợp với Tổng cục QLTT, Đội QLTT số 15 (quản lý địa bàn quận Hoàng Mai), Công an phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) và NXB Giáo dục Việt Nam tiến hành kiểm tra kho sách của Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Phú Hưng Phát, tại số 87 Ngõ 1141 Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội. Khi đó, Đoàn kiểm tra đã phát hiện 27.360 quyển sách giáo khoa giả. Cơ sở in số sách giáo dục giả này chính là của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phú Hưng Phát.
Tuy nhiên, các bị can là những cán bộ quản lý thị trường đã không thực hiện việc báo cáo tới Cơ quan điều tra có thẩm quyền mà tự ý xử lý vụ việc.
Mở rộng vụ án, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Môi giới hối lộ”. Tiếp đó, VKSND tối cao phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Duy Hải (lao động tự do) về tội “Môi giới hối lộ”. Cùng thời điểm, VKSND tối cao phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với Trần Hùng về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”
Bị can Nguyễn Duy Hải (phải) gặp và “nhờ” Trần Hùng xử lý nhẹ vụ việc. (ảnh BCA) |
Theo kết quả điều tra ban đầu, bị can Trần Hùng là người trực tiếp chỉ đạo Cục QLTT Hà Nội và Đội QLTT số 17 tiến hành kiểm tra kho của Công ty Phú Hưng Phát do Cao Thị Minh Thuận làm Giám đốc, phát hiện, thu giữ 27.360 quyển sách thuộc 68 đầu sách giáo khoa giả vào ngày 9/7/2020.
Tuy nhiên, sau đó, Nguyễn Duy Hải gặp và tác động, “nhờ” Trần Hùng xử lý nhẹ vụ việc của Thuận. Vì vậy, Trần Hùng không chỉ đạo giải quyết vụ việc đối với cấp dưới theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Dẫn đến Cao Thị Minh Thuận tiếp tục thực hiện các hành vi sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả với số lượng lớn.
Bị can Trần Hùng được biết là người khá “nổi tiếng” trong lực lượng Quản lý thị trường và người được chú ý trên báo chí, mạng xã hội, với những phát ngôn mạnh mẽ trong công tác chống buôn lậu.
Đáng nói là, vài ngày trước khi bị khởi tố, bắt tạm giam, ông này đã có chia sẻ trên trang Facebook cá nhân về vụ việc các cán bộ quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường Hà Nội bị bắt giam do liên quan đến vụ sản xuất sách giáo khoa giả!?.
Trên facebook, Trần Hùng bày tỏ: Không chỉ đối với lực lượng quản lý thị trường mà còn đối với toàn thể xã hội trong cuộc chiến với cái xấu, với cái sai, rằng chỉ cần một phút yếu lòng trước cam go và cám dỗ, con người ta có thể phạm những sai lầm không thể sửa chữa được và phải trả giá rất đắt vì điều đó. Nếu không giữ gìn đạo đức, phẩm chất, rèn luyện tu dưỡng thường xuyên thì con người ta dễ bị hạ gục và khuất phục bởi những cám dỗ.
https://baovephapluat.vn/cai-cach-tu-phap/phong-chong-tham-nhung/nong-he-lo-ly-do-ong-tran-hung-bi-khoi-to-bat-tam-giam-110812.html
Khởi tố, bắt giam ông Trần Hùng, Tổ trưởng Tổ 1444 Tổng cục Quản lý thị trường
Ông Trần Hùng, kiểm soát viên chính, Tổ trưởng Tổ 1444, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương bị C03 Bộ Công an khởi tố về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, ngoài ông Hùng, C03 còn khởi tố ông Nguyễn Duy Hải về tội môi giới hối lộ quy định tại Điều 365 Bộ luật Hình sự, áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt bị can để tạm giam.
Các lệnh và quyết định nêu trên được VKSND Tối cao phê chuẩn hôm nay (17/8).
Ông Trần Hùng. Ảnh: Bộ Công an |
Theo Trung tướng Tô Ân Xô, ông Trần Hùng và ông Nguyễn Duy Hải bị khởi tố liên quan đến vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và môi giới hối lộ xảy ra tại Công ty Cổ phần In và Văn hóa truyền thông Hà Nội; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phú Hưng Phát; Đội Quản lý thị trường số 17, Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội và các đơn vị liên quan.
Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra mở rộng vụ án, ngày 17/8, C03 Bộ Công an ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự môi giới hối lộ, đồng thời ra quyết định khởi tố bị can đối với hai bị can nêu trên.
Hiện C03, Bộ Công an đang tiếp tục khẩn trương mở rộng điều tra vụ án.
Đoàn Bổng
Khởi tố 3 cán bộ quản lý thị trường Hà Nội trong vụ 'tiêu thụ sách lậu'
Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) đang điều tra vụ án “Sản xuất, buôn bán hàng giả xảy ra tại Công ty Cổ ...
https://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ho-so-vu-an/bo-cong-an-bat-ong-tran-hung-lien-quan-vu-san-xuat-sgk-gia-766820.html
4.
Thứ ba, 17/8/2021, 15:42 (GMT+7
Hai nhóm quỹ kết dư trên 935.100 tỷ đồng
Tổng số kết dư quỹ Bảo hiểm xã hội và quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đến nay ước đạt 935.100 tỷ đồng.
Sáng 17/8, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020.
Theo báo cáo của Chính phủ, tổng số kết dư quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp đến nay ước đạt trên 935.100 tỷ đồng; trong đó ba quỹ thành phần kết dư chuyển sang năm 2021 lần lượt là: Quỹ Ốm đau, thai sản gần 12.800 tỷ đồng; Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp hơn 53.700 tỷ đồng; Quỹ Hưu trí, tử tuất trên 789.100 tỷ đồng. Riêng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hơn 89.100 tỷ đồng.
Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đánh giá, về cơ bản các quỹ ngắn hạn đều bảo đảm chi trả và "có kết dư lớn". Quỹ ốm đau, thai sản năm thứ 2 liên tiếp mất cân đối thu - chi nhẹ (số thu nhỏ hơn số chi), nhưng vẫn có nguồn kết dư chuyển sang năm sau.
Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp và Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp kết dư lớn, số dư hàng năm cao. Trong đó, kết dư Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp năm 2019 hơn 6.100 tỷ đồng, năm 2020 là 5.900 tỷ đồng; số thu năm 2020 gấp hơn 5 lần số chi.
Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp kết dư năm 2019 hơn 9.000 tỷ đồng. Năm 2020, tổng chi từ nguồn Quỹ này tăng 49,2% (trợ cấp thất nghiệp cho hơn một triệu người), tương đương 6.217 tỷ đồng so với năm 2019, song vẫn kết dư gần 3.600 tỷ đồng.
Theo bà Thúy Anh, thực tế những năm qua cho thấy, nhiều chế độ, chính sách liên quan đến các quỹ này chưa đi vào cuộc sống và chưa phát huy được vai trò chủ động của chính sách bảo hiểm thất nghiệp là giá đỡ của thị trường lao động. Các quỹ ngắn hạn mà có kết dư lớn sẽ gây gánh nặng cho người sử dụng lao động, ngân sách nhà nước và mất công bằng đối với người thụ hưởng.
Ủy ban Xã hội đề nghị Bộ Tài chính sớm hoàn thiện việc nghiên cứu, đề xuất các phương thức đầu tư kết dư quỹ Bảo hiểm xã hội để nâng cao hiệu quả, góp phần bảo đảm cân bằng quỹ trong dài hạn. Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, trình Quốc hội sửa đổi một số luật để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ phát triển an sinh xã hội bền vững và thích ứng với những tác động, biến đổi xã hội (như dịch bệnh Covid-19), tránh tình trạng kết dư lớn của các quỹ ngắn hạn như Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.
Trưởng Ban Công tác Đại biểu Nguyễn Thị Thanh đánh giá, kết dư 4 loại quỹ nêu trên quá lớn. Đơn cử như Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, trong thời điểm Covid-19, thiếu công ăn việc làm, mà số kết dư lên tới trên 89.000 tỷ đồng.
Theo bà Thanh, Quốc hội đã có quyết định tạo hành lang pháp lý với cơ chế cấp bách, đặc biệt cho Chính phủ phòng chống dịch, "vậy nên chăng Quốc hội, Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định một vấn đề cụ thể liên quan đến ngân sách, như dùng 89.000 tỷ đồng kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ cho các tỉnh có đông công nhân lao động, theo hướng có thể mua vaccine cho công nhân, hoặc hỗ trợ để đảm bảo cuộc sống cho người lao động trong điều kiện không có việc làm, thu nhập".
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng, kết dư các Quỹ bảo hiểm ngắn hạn quá lớn, trong khi về nguyên tắc, hàng năm chỉ giữ lại 10% dự phòng. "Như vậy hoàn toàn không bình thường. Đề nghị Chính phủ rà soát kỹ, báo cáo chi tiết các mục chi theo cơ cấu chi", ông nói, lấy ví dụ chi Quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, Luật An toàn vệ sinh lao động điều 42 quy định 8 mục chi, vậy từng mục chi là bao nhiêu?
Lãnh đạo Quốc hội băn khoăn, số kết dư như nêu trên phải chăng do quy định mức đóng quá lớn? Nếu đóng quá lớn sẽ tạo gánh nặng cho người sử dụng lao động là các doanh nghiệp và cả ngân sách nhà nước (vì nhà nước cũng phải đóng khoảng 19-20%).
"Hay là do chi quá ít, người lao động tuy đóng nhưng không được hưởng nên tồn đọng nhiều? Hoặc là cả hai, nghĩa là mức đóng cao mà mức chi thì ít? Chính phủ phải làm tường minh chỗ này", ông Huệ nhấn mạnh.
Về đề xuất dùng số kết dư để chi cho một số mục đích, ví dụ mua vaccine, Chủ tịch Quốc hội nói "không đồng tình" vì "không ai được xâm phạm Quỹ này dù chỉ một xu". Đây là quỹ đóng - hưởng chứ không phải là ngân sách Nhà nước. Người nào đóng thì được hưởng và không đóng sẽ không được hưởng.
Vì tính chất quan trọng của các quỹ trên, ông Huệ nói "không chỉ xem xét ở Thường vụ, tới đây sẽ bố trí để Quốc hội thảo luận".
https://vnexpress.net/hai-nhom-quy-ket-du-tren-935-100-ty-dong-4341958.html?fbclid=IwAR1Yk9jAJEN_-kqfN9J8ZXQy0mDRNrtyMYm9RoPcauUz4dp1cI4AjWkBfdc
3.
2.
Chủ nhật, 15/8/2021, 22:38 (GMT+7
Hiệu trưởng Đại học Mỹ thuật Việt Nam bị cách chứcHÀ NỘIBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thôi chức Hiệu trưởng Đại học Mỹ thuật Việt Nam đối với ông Lê Văn Sửu, 60 tuổi.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng ký quyết định ngày 10/8, điều chuyển ông Lê Văn Sửu xuống làm công tác chuyên môn trong trường. Ông Sửu có trách nhiệm bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu theo chức trách, nhiệm vụ trước ngày 20/8. Phía Đại học Mỹ thuật Việt Nam có trách nhiệm phân công nhiệm vụ mới cho ông Sửu.
Đại diện Đại học Mỹ thuật Việt Nam cho biết trong thời gian làm hiệu trưởng, ông Sửu có nhiều sai phạm trong công tác quản lý. Hồi tháng 2, ông bị Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kỷ luật với hình thức khiển trách vì sai phạm trong công tác chỉ đạo, điều hành, nhận tiền thanh toán vượt giờ quy định hơn một trăm tiết. Ông cũng không tổ chức Hội nghị Công chức, viên chức các năm 2014, 2015, 2016.
Cuối năm 2019, hiệu trưởng Lê Văn Sửu gây nhiều tranh cãi khi bức phù điêu có hình ông được treo ở lối vào trường. Tác phẩm là bài tốt nghiệp của anh Nguyễn Xuân Vinh - học viên cao học khoa Điêu khắc, mô tả không gian lớp học với thầy giáo - giống hiệu trưởng - giảng bài trước sinh viên. Đại diện nhà trường sau đó phải cho gỡ bỏ phù điêu.
Ông Lê Văn Sửu sinh năm 1961 tại Hà Nội, đảm nhiệm chức Hiệu trưởng Đại học Mỹ thuật Việt Nam từ năm 2013. Ông tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam, sau đó làm giảng viên chuyên ngành Kỹ thuật Lụa.
Đại học Mỹ thuật Việt Nam, tiền thân là Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ra đời năm 1924 do họa sĩ người Pháp Victor Tardieu sáng lập. Trường là cái nôi sản sinh nhiều họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam như: Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Phan Chánh, Lê Phổ... Trường có hai chương trình đào tạo là đại học và sau đại học với các chuyên ngành: hội họa, điêu khắc, đồ họa, sư phạm, lý luận.
- Phù điêu có hình Hiệu trưởng Đại học Mỹ thuật gây tranh cãi
- Đại học Mỹ thuật Việt Nam gỡ bỏ phù điêu có hình hiệu trưởng
Hiểu Nhân
https://vnexpress.net/hieu-truong-dai-hoc-my-thuat-viet-nam-bi-cach-chuc-4341090.html
Thứ tư, 18/12/2019, 14:41 (GMT+7
Phù điêu có hình Hiệu trưởng Đại học Mỹ thuật gây tranh cãi
Giảng viên Đại học Mỹ thuật Việt Nam nói hiệu trưởng Lê Văn Sửu đề cao bản thân khi phù điêu có hình ông được treo ở lối vào trường.
Phù điêu đặt từ tháng 9, mô tả không gian lớp học với thầy giáo - giống thầy hiệu trưởng đương nhiệm - giảng bài trước sinh viên. Tác phẩm là bài tốt nghiệp của anh Nguyễn Xuân Vinh - học viên cao học khoa Điêu khắc.
Họa sĩ Đoàn Văn Nguyên - từng giảng dạy tại trường - cùng các thầy cô khác nhận định tác phẩm trưng bày, lưu giữ cho đời sau cần được cân nhắc. Nhiều người cho rằng phù điêu có hình thầy hiệu trưởng chỉ nên treo trong lớp học.
Một giảng viên khoa Sư phạm Mỹ thuật (không nêu tên) cho rằng hiệu trưởng Lê Văn Sửu đề cao bản thân. "Dựng tượng, làm phù điêu để tôn vinh cá nhân không phải vấn đề đơn giản. Tác phẩm phải đạt về nghệ thuật và nhân vật xứng đáng được đặt lên đó. Đó phải là người đóng góp lớn hoặc ảnh hưởng tới lịch sử, văn hóa...", người này nói.
Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo - chuyên gia đầu ngành, từng nhận giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật - nhận định: "Nếu muốn chọn hình ảnh hiệu trưởng, tại sao không phải thầy Tô Ngọc Vân, Trần Đình Thọ. Một ông thầy mới xuất hiện ở đó là không đúng".
Hiệu trưởng Lê Văn Sửu phủ nhận chỉ đạo thực hiện phù điêu có hình ông. Mặc dù theo dõi quá trình từ phác thảo ý tưởng đến khi thực hiện, ông nói không nhìn thấy hình ảnh mình trong đó. Khi tác phẩm treo lên, ông mới nhận ra nhưng hội đồng chuẩn bị chấm điểm nên không thể phá bỏ. Ông cho biết lâu nay, ban giám hiệu khuyến khích sinh viên làm phù điêu để nâng cao chất lượng học tập, đồng thời trang trí những mảng tường trống trong trường.
Ông Lê Văn Sửu cho biết: "Hình ảnh xuất hiện trong tác phẩm này là tai họa với tôi. Tôi nói với thầy hướng dẫn, học viên làm vậy là hại tôi. Bạn ấy không xin phép sử dụng hình ảnh tôi và không lường trước hậu quả. Nhiều người nghĩ thầy Sửu đề cao bản thân nhưng tôi không kém nhận thức đến vậy".
Phó hiệu trưởng - PGS. TS Ngô Tuấn Phong - kiêm hướng dẫn học viên Nguyễn Xuân Vinh - cho rằng hiệu trưởng xuất hiện trong phù điêu hoàn toàn bình thường bởi chân dung đó không phải hình tượng cá nhân mà đại diện cho các giảng viên. Theo ông Phong, ban đầu bức phù điêu không được chọn trưng bày. Tuy nhiên, nhiều người trong hội đồng duyệt phác thảo đánh giá cao và cho phép học viên phóng lên. Sau đó, tác phẩm được gắn ở lối vào trường để chấm điểm. Hội đồng gồm: Hiệu trưởng Lê Văn Sửu là chủ tịch, ông Ngô Tuấn Phong cùng một số giảng viên chuyên ngành chấm tác phẩm 9,5 điểm vì sáng tạo nội dung và hình thức nghệ thuật.
Tác giả Nguyễn Xuân Vinh nói thực hiện tác phẩm trong gần một năm với mong muốn tôn vinh những người có ảnh hưởng đến mình như hiệu trưởng, bạn bè của anh. Anh từ chối bình luận việc treo bức phù điêu ở trường.
Ngoài ồn ào về hình ảnh hiệu trưởng, nhiều người cho rằng bức phù điêu không đạt yếu tố nghệ thuật. Một chuyên gia điêu khắc đánh giá tác phẩm xếp loại trung bình, bố trí không gian lủng củng, cách xử lý nhân vật kém hấp dẫn về mặt thị giác. "Tác phẩm bị sai cấu tạo anatomy (giải phẫu để hiểu cấu trúc cơ thể người trong mỹ thuật) khiến nhân vật lơ lửng, 'bơi' ra khỏi không gian. Cánh tay chỉ của người thầy sai về cấu trúc xương, điểm hút ở mắt cũng mắc lỗi", người này nói. Hình ảnh hiệu trưởng nghiêm trang bên cạnh mẫu nude được xử lý chưa tinh tế dễ gây phản cảm.
Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo, họa sĩ Đoàn Văn Nguyên cùng nhiều giảng viên cho rằng nên gỡ bỏ phù điêu, thay thế bằng tác phẩm xứng đáng hơn. Tuy nhiên, hiệu trưởng Lê Văn Sửu nói: "Phù điêu chất lượng và không sai phạm so với quy định, phá bỏ là không nên. Tôi sẽ yêu cầu thầy hướng dẫn trao đổi để sinh viên nhận thức tác phẩm không sai nhưng ảnh hưởng đến uy tín và danh dự tôi".
Ông sẽ yêu cầu Nguyễn Xuân Vinh sửa chữa gương mặt hiệu trưởng thành người khác trong thời gian tới, vào ngày nghỉ để không ảnh hưởng đến các hoạt động của trường. Hiệu trưởng nói: "Trong tương lai, nếu có phù điêu xuất sắc hơn, nhà trường sẵn sàng dỡ bỏ và thay thế".
Đại học Mỹ thuật Việt Nam chưa có tiền lệ dựng tượng, phù điêu hiệu trưởng. Trong khuôn viên trường chỉ có tượng chân dung họa sĩ Pháp - người sáng lập trường - Victor Tardieu (xem). Tác phẩm mô phỏng bức tượng gia đình ông Tardieu tặng nhà trường, hiện trưng bày trong phòng truyền thống để bảo quản. Các thế hệ lãnh đạo như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Trần Đình Thọ... - có công lao xây dựng, phát triển nhà trường đồng thời là danh họa của Việt Nam - được lưu giữ hình ảnh.
Đại học Mỹ thuật Việt Nam, tiền thân là Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ra đời năm 1924 do họa sĩ người Pháp Victor Tardieu sáng lập. Trường là cái nôi sản sinh nhiều họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam như: Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Phan Chánh, Lê Phổ... Trường có hai chương trình đào tạo là đại học và sau
https://vnexpress.net/phu-dieu-co-hinh-hieu-truong-dai-hoc-my-thuat-gay-tranh-cai-4028441.html
1.
Cách hết chức vụ với 4 lãnh đạo các xã ở Thanh Hóa đánh bài giữa mùa dịch
Huyện ủy Nông Cống (Thanh Hóa) đã ra quyết định kỷ luật bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng đối với 4 lãnh đạo các xã đến trụ sở UBND đánh bài.
Theo đó, 4 lãnh đạo các xã bị cách hết chức vụ trong Đảng gồm các ông: Đỗ Khắc Minh, Chủ tịch UBND xã Minh Nghĩa; Lường Khắc Nam, Chủ tịch UBND xã Tế Lợi; Lê Minh Duệ, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Tế Thắng; Ngô Minh Trung, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự xã Tế Lợi.
Cùng với đó, UBND huyện Nông Cống cũng ra quyết định cách chức Chủ tịch UBND các xã đối với ông Lường Khắc Nam và ông Đỗ Khắc Minh.
Huyện ủy Nông Cống đã cách hết các chức vụ trong Đảng đối với 4 lãnh đạo các xã đánh bài trong mùa dịch |
Ông Ngô Minh Trung bị cách chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Tế Lợi.
Trường hợp ông Lê Văn Duệ, HĐND huyện Nông Cống sẽ có văn bản kỷ luật riêng.
Trước đó như VietNamNet đã đưa tin, khoảng 21h ngày 6/8, Tổ công tác của Công an huyện Nông Cống kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 và việc chấp hành điều lệ công an nhân dân tại công sở xã Tế Lợi, huyện Nông Cống.
Tại đây, lực lượng chức năng đã phát hiện 4 lãnh đạo nêu trên đang chơi bài dưới hình thức đánh phỏm. Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản, thu giữ 1 bộ bài 52 cây cùng 655.000 đồng đồng.
Lê Dương
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/cach-het-cac-chuc-vu-4-lanh-dao-cac-xa-o-thanh-hoa-danh-bai-giua-mua-dich-765972.html
..
Cựu Chủ tịch Nguyễn Đức Chung tiếp tục bị khởi tố
CQĐT vừa khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội trong vụ án xảy ra tại Sở KH&ĐT Hà Nội và các đơn vị có liên quan.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang tiến hành điều tra mở rộng vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Sở KH&ĐT Hà Nội và một số đơn vị liên quan.
Đây là vụ án được tách ra từ vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường và một số đơn vị liên quan theo Quyết định tách vụ án hình sự số 01/CSKT-P9 ngày 07/01/2021, thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.
Cựu Chủ tịch Nguyễn Đức Chung |
Căn cứ kết quả điều tra và tài liệu chứng cứ thu thập được về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu gói thầu số hoá hồ sơ đăng ký doanh nghiệp năm 2016 tại Sở KH&ĐT Hà Nội, ngày 23/7/2021, CQĐT đã ra Quyết định khởi tố bổ sung vụ án và Quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Đức Chung.
Ông Chung bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại Điều 281 Bộ luật hình sự năm 1999.
Sau khi VKSND Tối cao phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can, ngày 24/7, CQĐT đã thi hành các quyết định đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
CQĐT đang khẩn trương điều tra triệt để vụ án, kết luận điều tra đề nghị truy tố các bị can trong vụ án theo đúng quy định của pháp luật.
https://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/cuu-chu-tich-nguyen-duc-chung-tiep-tuc-bi-khoi-to-759093.html
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.