Lâu nay, tin làm ăn sa sút của tập đoàn Hoa Sen thấy ở chỗ này chỗ kia. Đại khái, theo tin các nơi, thì Vũ chủ tịch đang bươn trải khó khăn.
Hôm nay, 14 tháng 7, tin ông Lê Phước Vũ xuất gia thấy xuất hiện trên không gian mạng.
Lấy một tin đầu tiên từ Fb Vũ Ngọc Hưng (vị sư với pháp danh Thích Quảng Quyết, vốn có nick name cũ trên Fb là Hối Tích Tăng, có kiến thức sâu sắc về tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ).
Ở dưới là phần bổ sung như mọi khi.
Tháng 7 năm 2020,
Giao Blog
---
THÊM MỘT SỨ GIẢ VÀO NGÔI NHÀ CHÍNH PHÁP. Xin chia vui và chúc mừng với chú, đã đạt được sở nguyện của mình, đó là CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN TÔN HOA SEN: LÊ PHƯỚC VŨ.
Người đi lên bằng đôi bàn tay trắng, đến hiện tại chú không thiếu gì cho gia đình và bản thân, nhưng chú nhận biết rõ tất cả những gì đang có, cũng như thân này nó không phải của ta, nó là vô thường, đến đi, sinh diệt, hợp tan...mà thôi.
Nhận thức được tầm quan trọng của kiếp nhân sinh ngắn ngủi này, chú đã buông xả tất cả, xin đầu Phật xuất gia. Tìm đến con đường giải thoát và an vui trong hiện tại, tâm bình thản với vạn duyên. Cầu nguyện cho chú tâm bồ đề mãi vững chãi, bền vững trên con đường chú đã chọn.
Chú đỉnh lễ cầu pháp với đức hòa thượng đệ Tam Pháp Chủ GHPGVN Thượng Phổ hạ Tuệ. Viện chủ chùa Viên Minh. Cùng dưới sự chứng minh của chư Tôn đức, giáo phẩm các ban viện Trung ương GHPGVN.Vào ngày 9/7/2020. 19/5/ Canh Tý.
Nam mô hoan hỷ tạng bồ tát ma ha tát, tác đại chứng minh.
Nam mo Buhdha.
---
BỔ SUNG
3.
15/07/2020
Sự thật về Chủ tịch tập đoàn Tôn Hoa Sen xuất gia
nguoiphattu.com - Mấy ngày nay, trên Facebook loan truyền thông tin ông Lê Phước Vũ, một doanh nhân thành đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp, cũng là lúc ông giác ngộ lẽ vô thường nên xuất gia tại Chùa Viên Mình (Hà Nội) ngày 9 tháng 7 năm 2020 (nhằm 19/ 5/ Canh Tý ) do đích thân Đức đệ tâm Pháp Chủ GHPGVN thượng PHỔ hạ TUỆ chứng minh thế phát.
Ông Lê Phước Vũ, Chủ tích Tập đoàn tôn Hoa Sen
Ban đầu, đọc thông tin này, chúng tôi không quan tâm lắm. Chỉ đến khi có một Facebooker gửi tin nhắn hỏi tôi nghĩ sao về việc ông Chủ tịch Tập đoàn tôn Hoa Sen Lê Phước Vũ xuất gia, tôi mới để ý đến việc này.
Xem kỹ hình được cho là Đức Pháp chủ GHPGVN làm lễ xuất gia cho ông Vũ, chúng tôi bất ngờ phát hiện người quỳ bên cạnh ông Vũ là Đại đức Thích Như Kiên, Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, Trụ trì Chùa Phước Lạc thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai. Đại đức Thích Như Kiên là sư đệ của tôi. Nên tôi liền điện thoại cho Đại đức Thích Như Kiên để xác minh thực hư việc ông Lê Phước Vũ xuất gia với Đức đệ tam Pháp chủ.
Hình được cho là Đức Pháp chủ GHPGVN làm lễ xuất gia cho ông Lê Phước Vũ. Người quỳ bên trái ông Vũ là Đại đức Thích Như Kiên
Qua trao đổi bằng điện thoại, Đại đức Thích Như Kiên cho biết Đại đức và ông Lê Phước Vũ được Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN và Thượng toạ Thích Thanh Phong, Trưởng ban Ban Kinh tế Tài chính Trung ương GHPGVN, Trụ trì Tổ đình Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn) hướng dẫn đến Tổ đình Viên Mình sam bái Đức Pháp chủ.
Tại Tổ đình Viên Mình, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn tôn Hoa Sen đã đảnh lễ tác bạch xin Đức Pháp chủ chứng mình, làm phép xuất gia (tức nghi thức xuất gia tượng trưng) cho ông và CHO PHÉP ÔNG 08 NĂM SAU, SAU KHI GIẢI QUYẾT ỔN THOẢ CÔNG VIỆC CỦA TẬP ĐOÀN TÔN HOA SEN ÔNG MỚI CHÍNH THỨC THẾ PHÁT XUẤT GIA ĐƯỢC.
Đức Pháp chủ đã tuỳ duyên chứng minh, làm phép phương tiện, cắt một nhúm tóc của ông Vũ trong tiếng tụng kinh gia trì của chư tôn đức hiện diện. Liền sau đó, Đức Pháp chủ ban cho ông Vũ hiệu là TƯỜNG VÂN (nghĩa là mây lành).
Ngọn núi đá Đạ M'ri làm điểm tựa cho Đại tùng lâm Hoa Sen.
Đại đức Thích Như Kiên cũng cho biết, trước đây ông Lê Phước Vũ thọ trì tam quy ngũ giới với bổn sư là cố Đại lão Hoà thượng Thích Trí Tịnh, nguyên Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN với pháp danh HOẰNG LƯỢC.
“Năm 2011, ông Lê Phước Vũ khởi công xây dựng dự án Đại tùng lâm Hoa Sen (tên chính thức được cấp phép là dự án “Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái và văn hoá tâm linh B’ Nom Lunu - Hoa Sen). Đại tùng lâm Hoa Sen tọa lạc tại xã Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, có tổng vốn đầu tư gần 600 tỷ đồng trên diện tích gần 600 ha. Dự án này đến nay vẫn chưa hoàn thành sau gần 10 năm,” Đại đức Thích Như Kiên cho biết thêm.
Đại tùng lâm Hoa Sen
Như vậy, việc ông Chủ tịch Tập đoàn tôn Hoa Sen Lê Phước Vũ có tâm nguyện “BUÔNG” để xuất gia đầu Phật là có thật. Tuy nhiên “GÁNH NỢ” của Tập đoàn tôn Hoa Sen vẫn đè nặng trên đôi vai gầy của ông khiến ông vẫn không thể “QUẲNG GÁNH LO ĐI” để có thể “Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên.”
Vì thế, ông Vũ mới xin Đức Pháp chủ cho phép ông 08 NĂM SAU ĐƯỢC CHÍNH THỨC XUẤT GIA, sống đời phạm hạnh với hy vọng chừng ấy thời gian ông có thể GIẢI PHÓNG DỨT ĐIỂM “GÁNH NỢ” CỦA TẬP ĐOÀN TÔN HOA SEN và sau khi ông đã “Trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đớn lòng.”
Quần Anh
2.
Thứ tư, 15/07/2020, 09:54 AM
Chủ tịch Tôn Hoa Sen ông Lê Phước Vũ đã thực hiện nghi lễ quy y Tam Bảo với sự chứng minh truyền thọ của Đức Hòa thượng Đệ Tam Pháp Chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ tại Chùa Viên Minh ngày 9 tháng 7 năm 2020.
Con đường đến với Phật pháp của ông Lê Phước Vũ
Cha mẹ ông Vũ quê ở Điện Bàn, Quảng Nam nhưng ông sinh ra ở Bình Định. Ông kể rằng thuở nhỏ hay lên chùa nhưng khi đó ông chưa có đức tin. Tuy nhiên, nhiều biến cố sau này đã làm ông bước vào con đường Phật pháp.
Tinh thần đạo Phật không chỉ toát lên ở con người ông, mà nó thực sự thấm nhuần trong văn hóa của Hoa Sen - tập đoàn do ông gây dựng. Logo của Hoa Sen là hình hoa sen cách điệu, 8 cánh hoa biểu trưng cho Bát chính đạo của nhà Phật. Văn hóa của Hoa Sen dựa trên 10 chữ T: “Trung thực - Trung thành - Tận tụy - Trí tuệ - Thân thiện”. Trong đó, tiêu chí trung thực được ông đặt lên hàng đầu.
Ông Vũ từng chia sẻ: “Tôi là Phật tử thực sự. 'Gặp' Đức Phật là nhân duyên lớn nhất trong đời tôi. Đó là một giá trị vô giá, từ giá trị đó tôi tạo ra giá trị vật chất. Ông Vũ ngày nay dù vẫn còn phàm phu, nhưng đã thánh thiện hơn nhiều so với ông Vũ trước khi giác ngộ đạo Phật cách đây 20 năm”, ông Vũ nói về mình.
Phương châm kinh doanh theo Phật pháp của ông Lê Phước Vũ
Bên cạnh tinh thần làm việc hết mình và không nản chí trước mọi khó khăn, ông Lê Phước Vũ đã giác ngộ, đưa triết lý nhà Phật vào cuộc sống với suy nghĩ: "Sống và làm việc không phải cho mình mà là cho tất cả mọi người".
Ông Vũ cho hay, ông bắt đầu tìm hiểu đạo Phật sau những biến cố trong cuộc đời. Ông khởi tâm đi tìm bản chất thật của đời sống hiện tại, cũng như bản chất của những cảnh giới khác tương tác vào đời sống con người.
Sau một thời gian khá dài tìm hiểu Phật pháp ông đã có một cái nhìn tỏa ngộ từ các trạng thái tâm thức và sự chuyển hóa tâm thức. Biến chuyển lớn nhất từ khi theo đạo Phật, của ông Vũ chính là sự thay đổi hoàn toàn về lối sống tâm linh, về nhận thức, suy nghĩ và cách hành động như thế nào cho phù hợp.
Triết lý đạo Phật có ảnh hưởng lớn đến đường lối kinh doanh của Hoa Sen. Có hai tính cách đối lập trong con người ông, đó là sự khát khao mãnh liệt của một nhà kinh doanh và sự điềm tĩnh học tập từ đức Phật và các vị sư.
Phương châm kinh doanh của Chủ tịch Lê Phước Vũ là làm ăn chân chính, tạo công ăn việc làm chính đáng cho người lao động, mang lại những hạnh phúc căn bản nhất cho con người.
Trước sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ có tiềm lực tài chính mạnh, ông luôn nhất quán với nguyên tắc kinh doanh trung thực của nhà Phật: phát triển Hoa Sen dựa trên 3 nền tảng giá trị cốt lõi: Trung thực - Cộng đồng - Phát triển.
Ông khẳng định nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Ở Hoa Sen, tính trung thực và tính cộng đồng là hai tiêu chí được đặt lên hàng đầu và trở thành nét văn hóa của công ty.
Phương châm kinh doanh của Chủ tịch Lê Phước Vũ là làm ăn chân chính, tạo công ăn việc làm chính đáng cho người lao động, mang lại những hạnh phúc căn bản nhất cho con người.
Phước báu Quy y Tam bảo của chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen
Ngày 9 tháng 7 năm 2020 (nhằm ngày 19.5 năm Canh Tý) tại Tổ đình Viên Minh, Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ đã tới đảnh lễ Đức Đệ Tam Pháp Chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ và thực hiện nghi lễ Quy y Tam bảo với sự chứng minh truyền thọ của Đức Hòa thượng Đệ Tam Pháp Chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam và cùng sự có mặt của đông đảo Chư tôn đức Tăng.
https://phatgiao.org.vn/chu-tich-tap-doan-ton-hoa-sen--ong-le-phuoc-vu-quy-y-tam-bao-d42600.html
1.
Thứ Tư 27/05/2015 - 09:02
Không phải đến khi chàng diễn giả không tay không chân Nick Vujicic đến Việt Nam, người ta đã nhắc tới ông cách đây hàng chục năm với cái tên thân thuộc “bầu” Vũ, khi Tôn Hoa Sen của ông đặt chân vào bóng đá với đội Cần Thơ.
Ông Lê Phước Vũ đạt vị trí hạng nhất của giải thưởng “EY - Bản lĩnh Doanh nhân Lập nghiệp” 2014
Nhưng ít ai biết, để xây dựng nên cơ ngơi hàng nghìn tỷ của Tập đoàn Hoa Sen với nhiều hoạt động xã hội ấn tượng như hôm nay, ông Vũ đã bước qua hàng nghìn thử thách của cuộc đời từ điểm khởi nghiệp là anh lái xe. Nói không ngoa, đường đời của doanh nhân Lê Phước Vũ đáng được viết thành tiểu thuyết.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
|
Ông Lê Phước Vũ sinh năm 1963 tại Bình Định, mảnh đất lam lũ nhưng cũng là cái nôi sinh ra nhiều doanh nhân lớn. Tốt nghiệp phổ thông, ông tiếp tục học Trung cấp ngành vận tải ô tô và sau đó vào miền Nam lập nghiệp, bằng nghề làm ở đội xe khoán, rồi lái xe con… Để tìm kiếm kế mưu sinh trong giai đoạn khó khăn của cả nước ấy, ông Vũ phiêu bạt từ Tây Ninh đến Sài Gòn, rồi lên Buôn Mê Thuột. Sau những ngày tháng vất vả gian truân ấy, với những nỗ lực và quyết tâm của mình, tại Sài Gòn, ông được nhận làm quản đốc phân xưởng gỗ, sau đó ông về làm quản lý cho cửa hàng vật liệu xây dựng.
Sinh ra tại miền trung, nơi bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh và cũng là dải đất thường xuyên phải hứng chịu thiên tai, căn nhà người dân tiết kiệm cả đời xây cất có thể bị cuốn phăng sau một trận bão, ông Vũ nhận thấy sản phẩm tôn lợp rất phù hợp với nhu cầu dựng nhà của người dân và cũng hợp với điều kiện kinh tế, thiên nhiên.
Tháng 4/1994, nhận thấy một cơ hội kinh doanh tốt, ông quyết định mở cửa hàng cắt tôn. Khi tìm được mặt bằng phù hợp để thuê, vợ chồng ông không có đủ 5 triệu đồng tiền đặt cọc, hai vợ chồng ông chỉ tích cóp đủ được 2 chỉ vàng và 200 ngàn đồng (tương đương 1,2 triệu đồng). Quyết tâm khởi sự, chạy vạy khắp nơi ông mới mượn được người quen đủ tiền với cam kết sẽ cắt tôn trừ nợ dần sau này.
Đến giờ, ông Vũ vẫn nhớ như in cảm giác lần đầu tiên cầm 650.000 đồng tiền lãi của cửa hàng trong tay, mừng đến rơi nước mắt. Để có được những đồng lãi đó, ông đã phải lao động cật lực từ việc bán hàng, thu tiền, cắt tôn, khiêng tôn vì không có tiền thuê thêm người phụ. Đây là điểm khởi đầu nghiệp kinh doanh của ông Lê Phước Vũ.
Ba lần vượt “bão”
Năm 1997, ông Vũ lại lần nữa phải cắn răng tính toán đầu tư máy cán tôn, trong bối cảnh tôn cắt sẵn không còn làm ăn được nữa. Thời điểm đó, máy móc công nghiệp thường phải nhập từ Đài Loan, và chiếc máy ông nhắm đến có giá đến 120.000 USD - con số quá lớn so với khả năng của ông. Bằng sự mày mò và quyết tâm, ông đã sử dụng một số phụ tùng ở Đài Loan, tham khảo tìm tòi các bản vẽ thiết kế, còn lại thuê gia công, cóp nhặt linh kiện trong nước, lắp ráp cải tiến hiệu chỉnh dần. Đến nay chiếc máy cán tôn tự chế này vẫn đang hoạt động tốt.
Năm 2001, với số vốn tích góp trong suốt 7 năm lăn lộn, ông thành lập Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen với vốn điều lệ 30 tỷ đồng và 22 nhân viên, sản xuất các sản phẩm tấm lợp kim loại, tôn mạ màu, tôn mạ kẽm và các loại vật liệu xây dựng khác. Với phương châm làm ăn “mua tận gốc, bán tận ngọn” ông Vũ đã cất công xây dựng một hệ thống phân phối để bán trực tiếp tới người dùng, điều được thị trường ghi nhận như một “độc chiêu” đúng đắn giúp công ty non trẻ của ông đứng vững và cạnh tranh sòng phẳng với nhiều “tiền bối” trong lĩnh vực này.
Đặc biệt, trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới làm suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 và giá thép cán nóng sụt khủng khiếp từ gần 1.100 USD/tấn xuống dưới 500 USD/tấn, chính chiến lược này đã giúp Hoa Sen không gục ngã như nhiều “ông lớn” khác trong ngành tôn thép.
Chính nhờ đó, sau cơn suy thoái, khi nhiều DN còn gượng gạo đứng dậy thì ông đã đủ điều kiện đầu tư dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ với công suất lớn gấp 3 lần tổng công suất hiện có của Hoa Sen vào thời điểm đó.
Dự án được xây dựng nhanh kỷ lục chỉ trong 10 tháng, từ tháng 5/2009 đến tháng 3/2010, đã hoàn thành dây chuyền đầu tiên để đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng, tạo doanh thu, góp phần giúp Tập đoàn vượt qua khủng hoảng và đón đầu khi nền kinh tế phục hồi.
Cũng ngay trong giai đoạn khó khăn đó, thị trường vật liệu xây dựng trong nước bị ảnh hưởng bởi sự đóng băng của thị trường bất động sản, ông Vũ đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ra nhiều quốc gia. Bước đi đó đã giúp Hoa Sen đã duy trì tốt tốc độ tăng trưởng doanh thu, và trở thành doanh nghiệp xuất khẩu tôn - thép hàng đầu Đông Nam Á với doanh thu xấp xỉ 300 triệu USD trong năm 2014.
Với sự nhạy bén và tinh thần dám nghĩ dám làm, các quyết định đầu tư và kinh doanh của ông Vũ đều đem lại hiệu quả cao. Chính điều này đã giúp Tập đoàn Hoa Sen thu hút được các nhà đầu tư tài chính quốc tế như Red River Holding, Deutsch Bank, STIC Investments, Dragon Capital, KITMC…
Doanh nhân cộng đồng
Giá trị của một doanh nhân có lẽ không được đo bởi số tiền họ có, mà ở trách nhiệm với cộng đồng, đối nhân xử thế và chữ tín trong làm ăn. Về điều này, ông Vũ tâm niệm: “Nếu vì bản thân tôi, tôi đã có đủ, tôi hiện vẫn làm việc 12-16 giờ mỗi ngày là để cho xã hội, đất nước giàu lên, để cùng chia sẻ với cộng đồng, chứ không phải chỉ để riêng tôi”.
Ông Vũ xác định, trách nhiệm với cộng đồng, trước hết là với những nhân viên đang ngày đêm lao động để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp mình, sau đó là trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước, và trách nhiệm hỗ trợ và tạo động lực cho cộng đồng”.
Và sự thật là ba điều đó ông đều đã chứng minh bằng hành động. Sau 14 năm hoạt động, từ 22 nhân viên đầu tiên, Hoa Sen đã tạo việc làm và đảm bảo cuộc sống ổn định cho khoảng 4.800 nhân viên, với những chế độ đãi ngộ xứng đáng. “Để quản lý và giữ nhân viên giỏi thì phải làm họ phục nể mình, chứ không phải quản lý bằng quyền lực, quan hệ cấp trên cấp dưới”, ông Vũ chia sẻ.
Bên cạnh đó, với quan điểm điều hành quản trị minh bạch, số thuế nộp vào ngân sách của doanh nghiệp không ngừng tăng lên, đạt 1453 tỷ đồng trong niên độ tài chính 2013 - 2014, 1085 tỷ đồng của niên độ 2012 – 2013 và 676 tỷ đồng của niên độ 2011-2012.
Hàng năm Hoa Sen đều trích 3% lợi nhuận sau thuế hợp nhất để thực hiện các hoạt động từ thiện như những công trình phúc lợi cộng đồng và các chương trình xã hội từ thiện thiết thực như xây cầu, xây trường mầm non, trường học, hỗ trợ tôn cho người dân vùng thiên tai,…
Những chương trình lớn mà Hoa Sen đóng góp, đều theo tâm niệm và triết lý này của ông, ví dụ như chương trình đưa diễn giả “không chân tay” Nick Vujicic đến Việt Nam để khuyến khích tinh thần vượt khó của người khuyết tật và khơi dậy lý tưởng sống, đam mê và nghị lực của đông đảo người dân Việt Nam.
Với những nỗ lực vượt bậc trong kinh doanh và hoạt động xã hội, ông Lê Phước Vũ đã vượt qua nhiều doanh nhân lớn để giành vị trí hạng nhất của Giải thưởng danh giá “EY - Bản lĩnh Doanh nhân Lập nghiệp” (EY Entrepreneur Of The Year) của Ernst & Young. Đầu tháng 6 tới tại Monaco, ông Vũ sẽ trở thành đại diện duy nhất của doanh giới Việt Nam dự Giải thưởng có 28 năm lịch sử này, “đọ sức” với những doanh nhân hàng đầu đến từ hơn 60 quốc gia khác.
Nói về giải thưởng, ông Lê Phước Vũ chia sẻ: “Lần này chọn tôi, tôi chỉ muốn nói rằng, Việt Nam có những doanh nghiệp làm ăn chân chính và họ vẫn có thành công và họ không chỉ thành công trong nước mà thành công dẫn đầu trong khu vực và có thể cạnh tranh toàn cầu. Tôi cũng mong rằng, tôi như một sự khích lệ đến các cộng đồng doanh nghiệp, các doanh nhân khác đi chung con đường như tôi để tạo ra giá trị thật cho nền kinh tế đất nước góp phần tạo ra năng lực cạnh tranh cho quốc gia”.
“Tài liệu tôi mang đến Monaco dự thi “Bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp thế giới” lần thứ 15 là sự thật, là những gì tôi đã và đang làm. Tôi sẽ nói từ chính trái tim mình” - ông Vũ khẳng định.
|
Hoành San
2.
Trả lờiXóaThứ tư, 15/07/2020, 09:54 AM
Chủ tịch tập đoàn Tôn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ quy y Tam Bảo
Chủ tịch Tôn Hoa Sen ông Lê Phước Vũ đã thực hiện nghi lễ quy y Tam Bảo với sự chứng minh truyền thọ của Đức Hòa thượng Đệ Tam Pháp Chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ tại Chùa Viên Minh ngày 9 tháng 7 năm 2020.
Theo Phật xuất gia truyền thừa Phật pháp
Con đường đến với Phật pháp của ông Lê Phước Vũ
Cha mẹ ông Vũ quê ở Điện Bàn, Quảng Nam nhưng ông sinh ra ở Bình Định. Ông kể rằng thuở nhỏ hay lên chùa nhưng khi đó ông chưa có đức tin. Tuy nhiên, nhiều biến cố sau này đã làm ông bước vào con đường Phật pháp.
3.
Trả lờiXóa15/07/2020
Sự thật về Chủ tịch tập đoàn Tôn Hoa Sen xuất gia
Chia sẻ1
nguoiphattu.com - Mấy ngày nay, trên Facebook loan truyền thông tin ông Lê Phước Vũ, một doanh nhân thành đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp, cũng là lúc ông giác ngộ lẽ vô thường nên xuất gia tại Chùa Viên Mình (Hà Nội) ngày 9 tháng 7 năm 2020 (nhằm 19/ 5/ Canh Tý ) do đích thân Đức đệ tâm Pháp Chủ GHPGVN thượng PHỔ hạ TUỆ chứng minh thế phát.