Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

15/06/2017

Nạn "hoàng trùng" đang hoành hoành ở vùng Cao Bằng

Đang là mùa cấy ở Cao Bằng (xem ở đây, thượng tuần tháng 6 năm 2017).


Cấy lúa ở huyện Quảng Uyên (Cao Bằng), thượng tuần tháng 6/2017

Bỗng đâu, nạn hoàng trùng bùng phát.

Hoàng trùng là cách gọi thông thường và từ xa xưa ở các làng bản. Báo chí gọi là châu chấu (hay cào cào).

Dân nông nghiệp sợ nhất là "hoàng trùng" và "mã lộc".

Tin từ các nơi.


---


.

4.

TP chỉ đạo kiểm tra, phát hiện ổ dịch châu chấu để kịp thời phòng, trừ hiệu quả.


Đăng lúc: Thứ năm - 22/06/2017 09:23 - Người đăng bài viết: VS
UBND thành phố vừa có văn bản chỉ đạo các xã, phường và cơ quan chuyên môn chủ động kiểm tra, phát hiện và dập tắt kịp thời dịch châu chấu trên địa bàn.

(Hình minh họa)

          Hiện nay, dịch Châu chấu tre lưng vàng đang gây hại trên cây rừng, cây ngô với mật độ có nơi lên đến hàng nghìn con/mtập trung chủ yếu tại địa bàn các huyện Hòa An, Thạch An, Nguyên Bình. Đây là loại dịch hại có khả năng di chuyển nhanh, sức phá hoại lớn, rất khó kiểm soát và  có chiều hướng di chuyển xuống thấp gây hại trên cây trồng nông nghiệp; cục bộ một số nơi như xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình, Châu chấu đã di chuyển xuống gây hại trên 18 ha ngô, trong đó 2 ha bị nhiễm nặng.
             Dự báo trong thời gian tới, thời tiết nắng nóng xen kẽ có mưa rào, mưa to là điều kiện thuận lợi cho Châu chấu  tre lưng vàng phát triển, gây hại. Để chủ động phát hiện và ngăn chặn, diệt trừ các ổ dịch châu chấu kịp thời, hiệu quả. Ủy ban nhân dân thành phố Cao Bằng yêu cầu các phòng, đơn vị chuyên môn và UBND các xã, phường thực hiện  tốt các nội dung cụ thể như sau:
          1. Ủy ban nhân dân các xã, phường:  
          - Chỉ đạo cán bộ Khuyến nông- Khuyến lâm, các Trưởng tổ, xóm và nhân dân trên địa bàn chủ động tiến hành kiểm tra diện tích gieo trồng, nhất là các khu vực giáp gianh với các huyện đã có dich Châu chấu (Hưng Đạo, Vĩnh Quang, Đề Thám, Chu Trinh, Hòa Chung...) khi phát hiện các ổ Châu chấu phải báo ngay cho chính quyền địa phương để có biện pháp dập dịch kịp thời.
          - Khi kiểm tra phát hiện các ổ dịch Châu chấu, Ủy ban nhân dân xã, phường chủ động liên hệ với trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thành phố để mua thuốc, mượn máy phun thuốc diệt trừ, đồng thời huy động nhân lực tổ chức dập các ổ dịch không để dịch lây lan trên diện rộng.
        
          2.  Phòng Kinh tế Thành phố:
          - Tham mưu cho Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo, đôn đốc các xã, phường thực hiện phương án diệt trừ.
          - Chủ trì khâu nối các phòng, ban, đơn vị, Ủy ban nhân dân các xã, phường trên địa bàn Thành phố trong công tác kiểm tra, theo dõi thực hiện phương án dập dịch.
          - Tổng hợp báo cáo tiến độ và kết quả phòng trừ dịch Châu chấu.
          4. Trạm Bảo vệ thực vật Thành phố:  
          - Phối hợp với các phòng ban chuyên môn và Ủy ban nhân dân các xã, phường kiểm tra theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình dịch châu chấu hại cây trồng.
          - Chủ trì liên hệ các đơn vị chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã, phường trên địa bàn Thành phố kiểm tra, theo dõi nhằm phát hiện kịp thời, dự tính, dự báo tình hình phát sinh gây hại để có phương án phòng trừ hiệu quả.
          - Liên hệ với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tỉnh để mua thuốc và mượn máy phun để dập dịch.
          - Hướng dẫn các xã, phường tổ chức phun diệt trừ châu chấu đảm bảo hiệu quả.        
          4. Trạm Khuyến nông- Khuyến lâm Thành phố:
          - Phối hợp với trạm Bảo vệ thực vật Thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường kiểm tra thực tế tại các xã, phường để kịp thời phát hiện các ổ dịch châu chấu.
          - Hướng dẫn các xã, phường tổ chức phun diệt trừ châu chấu hiệu quả.
          - Chỉ đạo cán bộ khuyến nông- Khuyến lâm xã, phường kiểm tra theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình dịch châu chấu hại cây trồng.
          5. Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố:
          Hướng dẫn UBND các xã, phường thực hiện thủ tục thanh quyết toán kinh phí dập dịch châu chấu đúng quy định.
          6.  Đài Truyền thanh - Truyền hình Thành phố:
          Thông tin tuyên truyền rộng rãi  trên các phương tiện thông tin đại chúng về nguy cơ xảy ra đại dịch châu chấu phá hại cây trồng.
          7. Kinh phí cho dập dịch:
          Sử dụng nguồn kinh phí dự phòng năm 2017 của UBND xã, phường cụ thể như sau:
          - Mua thuốc bảo vệ thực vật cho dập dịch.
          - Trả công lao động cho người trực tiếp phun thuốc.
          - Mua bảo hộ lao động, nhiên liệu phục vụ phun thuốc dập dịch.
          8. Thời gian triển khai kiểm tra, dập dịch và chế độ thông tin, báo cáo:
          - Thời gian triển khai kiểm tra dịch: các xã, phường khẩn trương triển khai công tác kiểm tra dịch bắt đầu từ ngày 20/ 6/ 2017.
          - Chế độ thông tin, báo cáo: Ủy ban nhân dân các xã, phường báo cáo diễn biến tình hình kiểm tra dịch châu chấu và kết quả dập dịch về Ủy ban nhân dân Thành phố qua phòng Kinh tế hai ngày một lần (Trong thời gian có dịch châu chấu)  để tổng hợp báo cáo tỉnh theo quy định.
          Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, Thủ trưởng các đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện các nội dung trên.

Nguồn tin: UBND thành phố Cao Bằng
http://caobangtv.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Xa-hoi-65/TP-chi-dao-kiem-tra-phat-hien-o-dich-chau-chau-de-kip-thoi-phong-tru-hieu-qua-1099


3. Dân quê tôi thì nhậu luôn







2.


authorPhương Đông (tổng hợp) Thứ Năm, ngày 15/06/2017 10:47 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Cao Bằng, từ đầu tháng 3 đến nay, tại Thành phố và các huyện: Nguyên Bình, Thạch An, Hòa An bùng phát nhiều ổ dịch châu chấu gây hại chủ yếu trên cây ngô, cây thuốc lá và cỏ dại, bờ bụi… với diện tích nhiễm gần 500 ha.


   

Trong đó, tập trung nhiều ở huyện Nguyên Bình với diện tích nhiễm 109 ha, Thạch An 172 ha, Hòa An 99 ha, Thành phố 50,5 ha, Thông Nông 24 ha, Bảo Lạc, Hạ Lang … Mật độ phổ biến từ 50 - 100 con/m2, cao 500 - 1.000 con/m2...

 cao bang: "giac" chau chau xam nhap 7 huyen, doi pho kho khan hinh anh 1
Châu chấu non bám dày đặc vào cỏ, cây và diện tích rừng vầu xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình. Ảnh: P.O.

Ngay sau khi phát hiện ổ dịch châu chấu, các huyện, Thành phố  huy động nhân lực nhanh chóng phun thuốc phòng trừ châu chấu ở các nơi có ổ dịch cũ phát sinh, phối hợp với các xã tổ chức phun thuốc Ofatox, Wavotox…để diệt trừ các ổ dịch châu chấu kịp thời, khoanh vùng không để châu chấu phá hoại sang hoa màu, lây lan ra diện rộng.

Đến nay, các địa phương đã phun thuốc phòng trừ được 357/500 ha bị nhiễm. Ông Đào Quang  Hải, Chi cục trưởng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: Ngay sau khi phát hiện dịch bệnh, Chi cục đã chỉ đạo các trạm trồng trọt và BVTV phối hợp với các địa phương thường xuyên tăng cường kiểm tra, giám sát đồng ruộng, sớm phát hiện các ổ dịch để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Đến nay, các địa phương nhiễm dịch cơ bản được phun thuốc tập trung, khoanh vùng khống chế ổ dịch.

Tuy nhiên, theo Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Nguyên Bình Lương Văn Khánh cho biết: Tại huyện Nguyên Bình số lượng châu chấu gây hại tại 5/20 xã, thị trấn đang phát triển với số lượng tương đối lớn với mật độ dày, châu chấu bám khắp các cành cây vầu, cây ngô, thuốc lá...

Đặc biệt tại các xã Hoa Thám, Thịnh Vượng số lượng châu chấu non bùng phát tại rừng vầu khá cao với diện tích nhiễm dịch 105 ha, mật độ trung bình 100-150 con/m2, cao 1.000 con/m2, do vậy công tác phòng trừ gặp nhiều khó khăn do địa hình trên cao...


 cao bang: "giac" chau chau xam nhap 7 huyen, doi pho kho khan hinh anh 2
Châu chấu tre lưng vàng xâm nhập tỉnh Cao Bằng qua các ngả đường huyện Nguyên Bình-địa phương giáp danh với tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Quỳnh Mai.

Châu chấu non phát sinh lây lan chủ yếu từ một số xã của tỉnh Bắc Kạn giáp ranh với một số xã của huyện Nguyên Bình tập trung thành từng đàn di chuyển gây hại cây trồng và diện tích rừng vầu ở các xã: Hoa Thám, Thịnh Vượng, lây lan sang một số xã: Bắc Hợp, Minh Thanh, Thái Học, huyện Nguyên Bình gây hại cây trồng chủ yếu trên cây ngô, thuốc lá..

Ngoài Cao Bằng, từ tháng 4 đến nay, "giặc" châu chấu cũng tấn công hàng trăm ha cây trồng của tỉnh Bắc Kạn. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, đến thời điểm hiện tại, châu chấu tre lưng vàng đã gây thiệt hại khoảng 700ha diện tích rừng vầu, nứa; 14,4ha diện tích lúa, ngô, dong riềng.


 cao bang: "giac" chau chau xam nhap 7 huyen, doi pho kho khan hinh anh 3
Lực lượng chức năng huyện Na Rỳ (Bắc Kạn) phun thuốc diệt trừ châu chấu. Ảnh: Thu Cúc.

Từ đầu tháng 4.2017, châu chấu tre lưng vàng bắt đầu nở tại các xã: Thượng Quan, Bằng Vân, Thuần Mang, huyện Ngân Sơn và Vũ Loan, Lương Thành, Lương Thượng, Kim Hỷ, Lạng San, Văn Học, huyện Na Rỳ với mật độ phổ biến từ 2.000 đến 3.000 con/m2, cục bộ trên 10.000 con/m2. Ngoài ra, châu chấu còn xuất hiện ổ nhỏ ở xã Vi Hương, huyện Bạch Thông và xã Thanh Bình, huyện Chợ Mới...

Tuy nhiên, quá trình phòng trừ châu chấu tre lưng vàng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do khu vực châu chấu đẻ trứng ở trong rừng sâu, địa bàn giáp ranh giữa nhiều huyện, xã khu dân cư, đường đi lại khó, xa nguồn nước nên khó xác định vùng châu chấu đẻ trứng và thời điểm châu chấu nở.


Châu chấu tre thường gây hại rừng vầu, nứa tại các khu vực có địa hình hiểm trở, nhiều dây leo, xa nguồn nước nên việc sử dụng máy phun thuốc nước, phun bột không thể thực hiện được. Trong khi đó, nhận thức của một bộ phận người dân còn trông chờ, ỷ lại, chưa chủ động phun trừ châu chấu theo chỉ đạo của chính quyền địa phương, người dân chỉ phun trừ khi châu chấu xuống gây hại cây trồng nông nghiệp như lúa, ngô, dong riềng…

http://danviet.vn/nha-nong/cao-bang-giac-chau-chau-xam-nhap-7-huyen-doi-pho-kho-khan-779326.html


1.





Thứ tư 14/06/2017 19:00
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, từ đầu tháng 3 đến nay, tại Thành phố và các huyện: Nguyên Bình, Thạch An, Hòa An bùng phát nhiều ổ dịch châu chấu gây hại chủ yếu trên cây ngô, cây thuốc lá và cỏ dại, bờ bụi… với diện tích nhiễm gần 500 ha.
    Châu chấu non bám dày đặc vào cỏ, cây và diện tích rừng vầu xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình.
    Trong đó, tập trung nhiều ở huyện Nguyên Bình với diện tích nhiễm 109 ha, Thạch An 172 ha, Hòa An 99 ha, Thành phố 50,5 ha, Thông Nông 24 ha, Bảo Lạc, Hạ Lang … Mật độ phổ biến từ 50 - 100 con/m2, cao 500 - 1.000 con/m2. Ngay sau khi phát hiện ổ dịch châu chấu, các huyện, Thành phố  huy động nhân lực nhanh chóng phun thuốc phòng trừ châu chấu ở các nơi có ổ dịch cũ phát sinh, phối hợp với các xã tổ chức phun thuốc Ofatox, Wavotox… để diệt trừ các ổ dịch châu chấu kịp thời, khoanh vùng không để châu chấu phá hoại sang hoa màu, lây lan ra diện rộng.
    Đến nay, các địa phương đã phun thuốc phòng trừ được 357/500 ha bị nhiễm. Ông Đào Quang  Hải, Chi cục trưởng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: Ngay sau khi phát hiện dịch bệnh, Chi cục đã chỉ đạo các trạm trồng trọt và BVTV phối hợp với các địa phương thường xuyên tăng cường kiểm tra, giám sát đồng ruộng, sớm phát hiện các ổ dịch để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Đến nay, các địa phương nhiễm dịch cơ bản được phun thuốc tập trung, khoanh vùng khống chế ổ dịch.
    Tuy nhiên, theo Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Nguyên Bình Lương Văn Khánh cho biết: Tại huyện Nguyên Bình số lượng châu chấu gây hại tại 5/20 xã, thị trấn đang phát triển với số lượng tương đối lớn với mật độ dày, châu chấu bám khắp các cành cây vầu, cây ngô, thuốc lá... Đặc biệt tại các xã Hoa Thám, Thịnh Vượng số lượng châu chấu non bùng phát tại rừng vầu khá cao với diện tích nhiễm dịch 105 ha, mật độ trung bình 100-150 con/m2, cao 1.000 con/m2, do vậy công tác phòng trừ gặp nhiều khó khăn do địa hình trên cao. Châu chấu non phát sinh lây lan chủ yếu từ một số xã của tỉnh Bắc Kạn giáp ranh với một số xã của huyện Nguyên Bình tập trung thành từng đàn di chuyển gây hại cây trồng và diện tích rừng vầu ở các xã: Hoa Thám, Thịnh Vượng, lây lan sang một số xã: Bắc Hợp, Minh Thanh, Thái Học, huyện Nguyên Bình gây hại cây trồng chủ yếu trên cây ngô, thuốc lá. 
    P.O

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

    LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

    Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.