Tiếp tục công việc sưu tầm.
Năm 2016 thì toàn bộ xem ở đây.
Dưới là các phần của năm 2017.
Phần 1 (đánh số từ 1 đến 15) đã đi ở đây.
Phần 2 (từ số 16 đến 35) đã đi ở đây.
Phần 3 (từ số 36 đến 55) ở đây.
Phần 4 (từ số 56 đến 75) ở đây.
Phần 5 (từ số 76 đến 95) ở đây.
Phần 6 (từ số 96 đến 115) ở đây.
Phần 7 (từ số 116) ở đây.
---
.
133.
Đúng thật như đồn : Trịnh Xuân Thanh đã về Hà Nội, và ra đầu thú
https://giaovn.blogspot.com/2017/07/trinh-xuan-thanh-ra-au-thu-3172017.html
132.
TTO - Lập chứng từ khống, nhập nhèm trong nhiều khoản chi tổ chức sự kiện, đi công tác Nhật Bản, châu Âu... Hàng trăm tỉ đồng ngân sách nhà nước đã được Ban chỉ đạo Tây Nam bộ phù phép, rút ruột như thế nào?
Ông Nguyễn Phong Quang, nguyên phó trưởng Ban thường trực BCĐ Tây Nam bộ, hiện là chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ vẫn sử dụng chiếc xe công thời ông còn là phó trưởng ban thường trực BCĐ Tây Nam bộ - Ảnh: CHÍ QUỐC |
Theo kết luận của đoàn kiểm tra Ủy ban Kiểm tra trung ương (UBKTTƯ), qua kiểm tra ra soát việc thu chi, quản lý tài chính tại cơ quan thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) Tây Nam bộ trong vòng 5 năm 2011-2016, phát hiện cơ quan này đã vi phạm nguyên tắc tài chính rất nghiêm trọng.
Tổ chức rút ruột ngân sách nhà nước tinh vi
Cụ thể, trong số tiền khoảng trên 100 tỉ đồng bỏ ngoài sổ sách kế toán, qua kiểm tra phát hiện bộ phận kế toán tài chính gồm các ông Nguyễn Thanh Hải - nguyên chánh Văn phòng, bà Lê Thị Thu Hằng - nguyên phó chánh Văn phòng kiêm kế toán trưởng và bà Sơn Thị Quanh Ni - thủ quỹ cơ quan BCĐ Tây Nam bộ, đã có các thủ đoạn tinh vi, có tổ chức nhằm rút ruột tiền ngân sách của Nhà nước.
Điển hình là khoản thanh toán số tiền trên 3,6 tỉ đồng mua xăng phục vụ công tác trong hai năm 2013-2014.
Theo đó, Vụ công tác lãnh đạo BCĐ Tây Nam bộ có chỉ đạo bộ phận văn phòng và kế toán ký 14 hợp đồng mua xăng cho đội xe của cơ quan thường trực BCĐ đi công tác với 3 cửa hàng xăng dầu ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Theo hợp đồng, sau khi hai bên ký kết hợp đồng, cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn bán xăng và BCĐ Tây Nam bộ chuyển tiền qua hệ thống kho bạc trả cho cửa hàng xăng dầu.
Thế nhưng, sau khi kho bạc nhà nước chuyển tiền cho cửa hàng xăng dầu, thay vì nhận khối lượng xăng thực tế hàng tháng, bà Hằng nại lý do cơ quan vừa có nhu cầu đổ xăng vừa có nhu cầu rút tiền mặt để chi công tác phí của lãnh đạo và cán bộ đi công tác nên đến cửa hàng xăng dầu đề nghị được rút tiền mặt.
Với cách làm này, trong vòng 2 năm 2013-2014, hơn phân nửa 3,6 tỉ đồng nói trên được cơ quan lấy tiền mặt từ chủ cửa hàng xăng dầu nhưng thực tế hóa đơn thể hiện mua xăng đàng hoàng, qua mặt cơ quan giám sát về tài chính.
Không chỉ vậy, bộ phận kế toán tài chính cơ quan bị đoàn kiểm tra phát hiện một số vụ việc thanh toán khá bất thường, không đúng qui định như khoản thanh toán tiền vé máy bay đi công tác của lãnh đạo và cán bộ cơ quan BCĐ Tây Nam bộ trong quí 2-2016 lên đến 600 triệu đồng.
Qua kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện có hiện tượng lập khống, nâng số người đi công tác để thanh toán khi toàn bộ các cán bộ đi công tác bằng máy bay, nhưng thủ tục thanh toán không có bất cứ thẻ lên tàu bay nào mà chỉ thể hiện qua hóa đơn thanh toán một cục.
Chưa kể việc đoàn kiểm tra còn phát hiện có nhiều người không thuộc diện được thanh toán vé máy bay đi công tác bằng ngân sách như nghệ sĩ, ca sĩ…
Đặc biệt, đoàn kiểm tra còn phát hiện khoản thanh toán tiền cho hai chuyến đi công tác của ông Nguyễn Phong Quang - nguyên phó trưởng Ban thường trực BCĐ Tây Nam bộ và ông Nguyễn Quốc Việt - phó ban chỉ đạo, đi công tác Nhật Bản và châu Âu với số tiền thanh toán khoảng trên 600 triệu đồng, vượt so với qui định mà bộ phận kế toán của cơ quan này không giải trình được...
Ông Nguyễn Quốc Việt (trái), phó trưởng BCĐ Tây Nam bộ và ông Nguyễn Thanh Hải, nguyên chánh Văn phòng BCĐ Tây Nam bộ, hiện là phó chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ - Ảnh: CHÍ QUỐC |
Nhập nhèm trong nhiều khoản chi tổ chức sự kiện
Với các hợp đồng tổ chức các sự kiện diễn đàn kinh tế đồng bằng sông Cửu Long các năm 2012 - 2016, các sự kiện nghĩa tình biên giới, biển đảo, tuần lễ du lịch xanh… đoàn kiểm tra kiểm tra phát hiện trong số 24 hợp đồng tổ chức sự kiện cơ quan BCĐ Tây Nam bộ ký với 4 đơn vị tổ chức sự kiện với tổng số tiền thanh toán gần 12,9 tỉ đồng có nhiều sai phạm nghiêm trọng.
Điển hình là hợp đồng kinh tế giữa BCĐ Tây Nam bộ ký với Công ty cổ phần truyền thông và quảng cáo Thế Hệ Trẻ, công ty được "ưu ái" ký 17/24 hợp đồng kinh tế với BCĐ Tây Nam bộ.
Qua rà soát, đoàn kiểm tra phát hiện các hợp đồng đều lập theo mẫu giống nhau. Tổng trị giá ghi nhận trong hợp đồng và giá trị bên A đã thanh toán cho bên B trên 8 tỉ đồng. Trong đó, có 1 hợp đồng không có chữ ký, không đóng dấu của bên A; 1 hợp đồng có chữ ký, nhưng không đóng dấu; 9/13 hợp đồng không có dự toán.
Toàn bộ dự toán không ghi ngày, tháng ký tên, đóng dấu của đơn vị dự toán và không có hồ sơ, tài liệu kèm theo thể hiện bảng dự toán đã được phê duyệt, chấp thuận để làm căn cứ ghi giá trị hợp đồng...
Căn cứ quy định pháp luật, điều 5 của các hợp đồng và các cơ sở nêu trên, đoàn kiểm tra bước đầu nhận định 17 hồ sơ chưa đủ điều kiện để thanh toán nhưng BCĐ Tây Nam bộ đã thanh toán cho công ty này.
Ngoài ra, đoàn kiểm tra còn phát hiện những khoản chi tiền ngân sách rất lạ. Điển hình năm 2015, BCĐ Tây Nam bộ chi khống số tiền gần 800 triệu đồng thanh toán tiền mua sắm trang thiết bị nhà khách Tây Nam bộ cho Công ty cổ phần xây dựng Mùa Xuân, nhưng công ty này là nhà thầu xây dựng công trình không phải là công ty mua sắm cung cấp thiết bị.
Ông Nguyễn Thanh Hải, nguyên chánh văn phòng BCĐ Tây Nam bộ - Ảnh: CHÍ QUỐC |
Sử dụng xe công biển 80A sai qui định
Xung quanh việc sử dụng xe công biển xanh, theo UBKTTƯ, ông Nguyễn Phong Quang - nguyên phó trưởng BCĐ Tây Nam bộ, đã không gương mẫu khi biết Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo là tổ chức xã hội không thuộc diện được cấp xe biển 80A, nhưng vẫn có văn bản xin Bộ Tài chính cấp chiếc xe Camry biển số 80A-01166 để ông sử dụng khi đang giữ chức phó trưởng BCĐ Tây Nam bộ.
Việc này là sai qui định.
|
Lấy đất nhà nước làm Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo sai qui định
Theo thông báo kết luận của UBKTTƯ, ông Nguyễn Phong Quang vi phạm trong việc chuyển giao hơn 2000m2 đất của cơ quan BCĐ Tây Nam bộ cho Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ. Vi phạm quy định của Đảng trong việc tự nhận đề cử chức chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ.
Cụ thể khi đang giữ chức phó Ban thường trực BCĐ Tây Nam bộ, ông Quang đã ký văn bản gửi Bộ Nội vụ xin thành lập Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ.
Ngày 30-6-2015, thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng đã ký thành lập Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ. Sau khi có quyết định ông Quang kiêm chủ tịch hội này.
Ngày 9-8-2015, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ được phép xây dựng trụ sở trên diện tích 1.075m2 tại khu đô thị Phú An, P.Phú Thứ, Q.Cái Răng với quy mô 1 trệt 1 lầu, tổng kinh phí đầu tư 14 tỉ đồng do một ngân hàng tài trợ theo phương thức chìa khóa trao tay.
Điều đáng nói, trụ sở này được xây dựng trên khu đất thuộc BCĐ Tây Nam bộ. Để hợp thức hóa, ông Quang chỉ đạo ông Nguyễn Quốc Việt ký văn bản đề nghị UBND TP Cần Thơ giao đất của BCĐ Tây Nam bộ cho Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo mà không đưa ra bàn bạc trong tập thể lãnh đạo ban.
Từ văn bản này, sau đó ông Nguyễn Thanh Sử - giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường TP Cần Thơ (em ruột ông Quang), nhanh chóng hoàn tất các thủ tục đề nghị UBND TP Cần Thơ ký quyết định giao đất của cơ quan BCĐ Tây Nam bộ cho Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo xây dựng trụ sở hội và hội trường Phương Nam.
|
131.
Tài sản 10 tỷ nhờ nuôi lợn gà: Không ai chấp nhận nổi
10/07/2017 03:04 GMT+7
- Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) Phạm Trọng Đạt cho rằng, tài sản 10 tỷ mà bảo đi nuôi lợn, nuôi gà là cách giải thích cho xong, không ai chấp nhận nổi.
Nói về cách giải thích của nhiều quan chức về khối tài sản kếch xù có được nhờ nuôi lợn, chăn gà, bán chổi đót… Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt nhấn mạnh: “Giải thích về nguồn gốc tài sản bất cứ trường hợp nào cũng phải hợp lý”.
Theo ông, quy định mỗi khi tài sản tăng giảm bất thường mới yêu cầu người kê khai phải giải trình nguồn gốc. Ví dụ tăng từ 50 triệu trở lên thì người kê khai phải giải thích.
Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt. Ảnh: Phạm Hải
|
“Tài sản của cán bộ công chức tăng lên có thể do kinh doanh hoặc làm việc này việc khác, cũng có thể do bán nhà đất, do bố mẹ để lại…
Dù vì lý do gì thì cũng phải giải trình rõ ràng để có căn cứ xem xét như thế thì có hợp lý không”, Cục trưởng phân tích.
“Anh có 10 tỷ mà bảo đi nuôi lợn, nuôi gà, lấy đâu ra mà lắm thế. Giải thích cho xong mà không hợp lý thì không ai chấp nhận nổi”, ông nhấn mạnh.
Nuôi lợn, gà mà giàu lên phải nhân điển hình
Ủy viên thường trực UB Các vấn đề xã hội của QH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng cách giải thích của nhiều quan chức cho rằng tài sản khủng có được nhờ nuôi gà, nuôi lợn, bán chổi đót có 2 khía cạnh.
Một là có khả năng họ nói đúng. “Nếu người nào đó giàu lên từ nuôi lợn, nuôi gà thì phải xác nhận cho họ, thậm chí nhân rộng điển hình, đưa gương người tốt việc tốt. Ai lại để họ tồn tại ở góc khuất như vậy”, ĐB Nhưỡng nói, tuy nhiên ông lại cho rằng, khả năng này ít lắm, may ra được 0,1%.
Còn lại 99,9% dư luận không đặt lòng tin vào những kiểu thổ lộ như vậy.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng |
“Giải trình như thế không thuyết phục, dư luận rất không đồng tình. Người ta nói giải thích như thế càng thể hiện sự không trung thực. Lần thứ nhất không trung thực về kê khai, lần thứ 2 không trung thực khi giải trình, như vậy là không trung thực kép”, ông Nhưỡng lưu ý.
Theo ông, những việc như nuôi lợn, nuôi gà… người dân làm nhiều lắm, ai cũng làm được.
“Thậm chí có người dân còn làm nhiều hơn thế, và có khi còn bị nghèo đi. Như cử tri của tôi ở Bến Tre vừa qua có những nhà nuôi lợn lỗ mất đôi trăm triệu”, ông kể.
Kê khai đến đâu chỉ biết đến đó
ĐB Nhưỡng cũng nêu thực tế, dư luận luôn đặt ra và rất dị nghị, là việc kê khai tài sản còn rất hình thức.
Người kê khai tài sản khai không đủ, không chính xác, thậm chí còn giấu giếm. Cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ đó lại không xác minh. Người đứng đầu không chịu trách nhiệm, bô phận tham mưu cũng không, tóm lại là hòa cả làng.
Chính vì thế mới dẫn đến sự lảng tránh, làm ngơ theo kiểu tôi không động đến anh, anh không động đến tôi. Từ đó hình thành nên những liên minh ngầm bảo vệ, che chắn cho nhau.
“Đảng xác định, kê khai tài sản vô cùng quan trọng vì tham nhũng thường gắn liền với vấn đề tài sản. Nhưng thực tế hiện nay người ta khá yên tâm với việc kê khai tài sản, vì họ khai đến đâu cũng chỉ biết đến đó”, ĐB Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.
Ông cũng lưu ý việc công khai bản kê khai tài sản và mức độ công khai tài sản đến đâu cần phải được xem xét. Bởi theo ông, việc công khai tài sản hiện nay còn hạn chế dẫn đến hiệu quả, hiệu lực chưa cao.
“Ai là người giám sát? Lấy gì để giám sát? Chính vì thế người ta mới gọi là “giám sát mò”. Nghĩa là, ông A có cái nhà ở chỗ này, nhưng hình như ông ấy còn mấy nghìn m2 đất ở chỗ kia. Hình như vợ ông này còn có công ty nọ, hình như con gái ông kia có cái xe rất đẹp…
Chúng ta thường nói, dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, nhưng dân không biết thì lấy gì mà bàn?”, ĐB Nhưỡng băn khoăn.
Kê khai không trung thực sẽ không được đề bạt
Theo Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, theo quy định, khi kê khai có dấu hiệu bất hợp lý, tài sản tăng bất thường mới có căn cứ để xem xét.
Hoặc khi có đơn tố cáo về tài sản, có vấn đề trong việc bổ nhiệm, đề bạt cán bộ mà cần xác minh, thẩm định để đánh giá cán bộ thì mới có căn cứ để kiểm tra.
Còn hầu hết việc kê khai tài sản đều do tự nguyện, tự giác nên không thể kiểm tra hết được.
“Vì vậy tới đây sửa luật Phòng chống tham nhũng, chúng tôi cũng đề nghị diện cán bộ trước khi được bổ nhiệm thì bắt buộc phải xác minh tài sản. Nếu không kê khai trung thực thì không đủ điều kiện để bổ nhiệm, đề bạt”, ông Đạt nói.
Nhiều cán bộ giải trình nguồn gốc tài sản từ nuôi lợn, gà
Qua kiểm tra thấy kê khai tài sản lớn chưa quy định về truy nguồn gốc, không giải đáp được lấy từ đâu, nên có chuyện cán bộ giải trình từ nuôi lợn, nuôi gà.
Phó Ban Nội chính tỉnh xây biệt thự bị cưỡng chế, vợ đòi tự tử
Ông Nguyễn Sĩ Kỷ cho rằng, quyết định cưỡng chế nhà xây dựng trên đất nông nghiệp của vợ chồng ông là chưa công bằng...
Tài sản Giám đốc Sở TN&MT Yên Bái kê khai gồm những gì?
Tài sản ông Phạm Sỹ Quý kê khai gồm nhà, đất ở TP Yên Bái, căn hộ chung cư Mandarin Garden ở HN, ô tô Camry...
Đà Nẵng kiểm tra lý do hồ sơ kê khai tài sản lãnh đạo lọt ra ngoài
Thường trực Thành ủy Đà Nẵng đã có chỉ đạo kiểm tra, rà soát để tìm lý do hồ sơ kê khai tài sản của lãnh đạo TP bị lọt ra ngoài.
Thu Hằng
Thứ Hai, 10/07/2017 - 09:40
Giàu khủng từ nuôi lợn, buôn chổi đót: "Tôi không tin..."
Dẫn chứng bằng chính cuộc sống, việc làm của mình, nguyên đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Anh Sơn không tin có quan chức có tài sản khủng nhờ nuôi lợn, chạy xe ôm...
>> Khó tin tài sản nhà Giám đốc Sở, “choáng” với cổ tức, gia thế nhà Thứ trưởng
>> Khó tin căn hộ Mandarin của ông Phạm Sỹ Quý có giá 2,5 tỷ đồng
Làm hùng hục vẫn không giàu nổi
Việc nhiều cán bộ khi kê khai tài sản giải trình tài sản được hình từ nuôi lợn, nuôi gà, chạy xe ôm..., khiến ông Nguyễn Anh Sơn, nguyên ĐBQH khóa XIII bật thốt lên: "Làm sao tin được rằng bán mấy cây chổi bông đót, chạy xe ôm... mà xây được biệt phủ hoành tráng?".
Lấy cá nhân mình làm minh chứng, ông Sơn cho biết, cách đây mấy chục năm, khi đi bộ đội về, ông đã làm đủ thứ nghề, từ nuôi lợn đến bóc lạc, may quần đùi, váy trẻ con đi giao cho các chợ...
Rồi cứ đến chiều thứ 7 hàng tuần, ông lại nhảy xe khách Nam Định ra Hải Phòng đánh "hàng cáy", tức hàng xách tay của thủy thủ tàu viễn dương. Đó là những máy dệt len cũ, ông mang về đánh rửa, thiếu gì thì bù vào rồi căn chỉnh, bán cho người làm len.
Khi ông còn làm cán bộ văn phòng, cả TP Nam Định, những người kinh doanh hàng len trên phố Đinh Liệt (Hà Nội) đều biết tiếng ông là người sản xuất, chế tạo các mẫu dệt len.
Nguyên ĐBQH khóa XIII Nguyễn Anh Sơn
"Tôi hùng hục dệt len, không bao giờ đi ngủ trước 12 giờ đêm. Mà tôi làm rất giỏi, thường là người đầu tiên làm các mặt hàng. Về sau, nhà tôi biến thành một xưởng sản xuất len, thuê hàng chục người dệt. Thậm chí, tôi còn đóng container hàng cho các ông chủ trên Hà Nội xuất khẩu đi nước ngoài.
Lúc tôi là thư ký đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định, mỗi lần lên họp Quốc hội ở Hà Nội, tôi lại mang áo len lên bán. Có những khách ở miền Nam đóng hàng trăm chiếc áo len một lúc mỗi khi họp về làm quà.
Tôi làm dệt len suốt 10 năm trời. Quần quật như thế mà tôi không thể nào giàu lên được. Tôi chỉ đủ tiền xây một căn nhà gạch 3 tầng 53m2 trị giá 200 triệu đồng vào năm 1996. Lúc ấy số tiền này rất to, khoảng 40 cây vàng. Thế nhưng nó cũng chỉ tương đương khoảng 600 triệu đồng bây giờ", ông Nguyễn Anh Sơn nhớ lại thời vất vả.
Bởi vậy, ông Sơn thấy lạ lùng và không thể nào tin được khi nhiều cán bộ, quan chức chạy xe ôm, bán chổi đót, nuôi lợn, nuôi gà có mấy năm mà xây được biệt thự hàng chục tỷ đồng.
Nguyên Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định chia sẻ thêm: "Có thời điểm tôi làm cán bộ văn phòng, nếu tính thu nhập của tôi ở nghề dệt len so với lương chủ tịch tỉnh thì lương của chủ tịch tỉnh chưa là gì.
Dù chức vụ trưởng đoàn ĐBQH của tôi không kém gì với bí thư, chủ tịch tỉnh nhưng giờ về xem tài sản nhà tôi với họ, người ta vô cùng ngạc nhiên vì nhà tôi vẫn ở ngõ trong cùng, bán không ai mua.
Giờ buổi sáng tôi hay ăn phở. Ra ngồi trà đá vỉa hè, người ta cứ thắc mắc tôi cũng là quan hàng tỉnh mà suốt ngày lọc cọc cưỡi xe máy cà tàng, trong khi nhiều quan chức về hưu mua ô tô chạy cho khỏi nắng mưa.
Trở lại với việc một số cán bộ giải trình về tài sản khủng, tôi không thể nào tin được và tôi dẫn chứng bằng cuộc sống của tôi, việc làm của tôi.
Những người đi giải trình như vậy rất coi thường dư luận. Nếu cứ như lời quan chức đó giải trình thì tất cả những người lao động đang chạy xe ôm, có người chạy xe ôm cả đời, có khi họ có đến mấy biệt thự".
Lồng bàn úp voi
Từ câu chuyện trên, ông Nguyễn Anh Sơn cho rằng có nhiều lỗ hổng trong việc kê khai tài sản cán bộ, công chức ở Việt Nam. Ông ví von, việc kê khai này giống như cái lồng bàn úp con voi.
"Dù làm cách này hay cách khác, cái lồng bàn cũng không bao giờ úp hết được con voi. Điều quan trọng là luật của Việt Nam không có sự ràng buộc, kiểm tra trên thực tế, không có quy định xem cán bộ khai như thế có đúng không", ông Sơn nhấn mạnh.
Ông kể thêm, trước đây, khi ông làm ĐBQH, lúc phê chuẩn các chức danh của Chính phủ, ông vô cùng thương những chính khách lỗi lạc nhưng tài sản chẳng có gì, thậm chí "không bằng mấy anh le ve" ở địa phương ông.
"Ở các quốc gia khác, bất cứ ai tiêu một đồng là cơ quan thuế đều biết. Họ có chế định rõ ràng và công khai, có biến động trong tài khoản là họ nắm được, thông qua thuế, các chứng từ, xử lý về mặt chi tiêu... Còn ở Việt Nam chẳng ai biết.
Thế nên, kê khai tài sản phải đi kèm với việc kiểm tra sự kê khai đó có đúng không. Đừng để cho dư luận phải thốt lên không thể tin được khi nghe quan chức kê khai", ông Nguyễn Anh Sơn lưu ý.
Bà Bùi Thị An, nguyên ĐBQH khóa XIII: Đa số người dân biết đánh giá...
Chủ trương kê khai tài sản là hoàn toàn đúng nhưng việc tổ chức thực hiện còn mang tính chất hình thức
Thực tế cho thấy, một số cán bộ khai không trung thực, không có thẩm định, chịu trách nhiệm xem việc kê khai đó có đúng hay không, cũng không có cơ quan giám sát.
Rất nhiều vụ tham ô, tham nhũng, tài sản bất minh đều do báo chí phát hiện, quần chúng tố cáo, còn các tổ chức quản lý cán bộ thì không biết.
Người kê khai tài sản phải chịu trách nhiệm về những gì mình kê khai và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương phải chịu trách nhiệm về cấp dưới của mình nếu khai không trung thực.
Đừng tưởng rằng dân trí thấp, nói gì cũng nghe. Cán bộ phải tôn trọng người giám sát mình.
Đại đa số người dân biết đánh giá đúng mức, công bằng, khách quan, và cán bộ hãy giải trình công khai, minh bạch, hợp lý để người dân phán xét.
Cán bộ nói và làm phải phù hợp, thống nhất với thực tiễn thì dân mới tâm phục khẩu phục. Nếu không, dù có công bố trên báo đài thì người dân vẫn không tin, mà khi mất lòng tin thì sẽ mất nhiều thứ.
Theo Thành Luân
Đất Việt130.
Thứ Hai, 10/07/2017 - 11:34
Giám đốc Sở TN-MT Yên Bái né chuyện bị bắt vì đánh bạc năm 2005
Dân trí Sáng 10/7, trước câu hỏi về việc bị bắt khi đánh bạc năm 2005 và hình thức xử lý như thế nào, ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái - trả lời ngắn gọn: “Thôi thông cảm cho mình, sự việc đó không trả lời được. Việc liên quan cá nhân”.
>> Yên Bái phản hồi việc bổ nhiệm Giám đốc Sở TN-MT khi chưa đủ tiêu chuẩn
>> Viện phó Kiểm sát thành phố Yên Bái bị bắt tại ổ bạc
Bản tin báo chí đăng tải năm 2005 phản ánh việc ông Phạm Sỹ Quý bị Công an tỉnh Yên Bái bắt giữ trên chiếu bạc.
Theo thông tin báo chí phản ánh, đêm ngày 20/10/2005, Công an tỉnh Yên Bái tóm gọn ổ bạc gồm 7 đối tượng, trong đó có ông Phạm Sỹ Quý - khi đó còn là Phó văn phòng quản lý đất đai thuộc Sở Địa chính Yên Bái (sau này đổi tên thành Sở Tài nguyên và Môi trường - PV), ông Ngô Thành Long - Phó viện trưởng VKSND thành phố Yên Bái, ông Nghiêm Trọng Tân - cán bộ VKSND thành phố Yên Bái.
Trao đổi với phóng viên Dân trí qua điện thoại, trước những câu hỏi xung quanh việc bị bắt khi đánh bạc năm 2005 và hình thức xử lý khi đó như thế nào, ông Phạm Sỹ Quý chỉ trả lời ngắn gọn: “Thôi thông cảm cho mình, sự việc đó không trả lời được. Việc liên quan cá nhân, không trả lời việc đó được”.
Phóng viên Dân trí cũng liên lạc với cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái để tìm hiểu về hình thức xử lý đối với những cán bộ tham gia đánh bạc thời điểm đó, nhưng chưa nhận được câu trả lời.
Cuối tháng 6 vừa qua, tiếp xúc với báo chí, ông Phạm Sỹ Quý cho biết ông công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái từ năm 1995, làm chuyên viên tại Trung tâm Đo đạc. Năm 1996 ông về Phòng Đăng ký thống kê và năm 1997 chuyển sang Phó phòng Kế hoạch tài chính. Đến năm 2005 ông Quý được chuyển sang làm Phó giám đốc Phòng Đăng ký đất đai.
“Năm 2008 làm Giám đốc Phòng Đăng ký đất đai. Năm 2011, tôi được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường kiêm Giám đốc Phòng Đăng ký đất đai. Đến năm 2016 được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường”- ông Quý thông tin với báo chí về quá trình công tác của mình.
Trả lời báo chí bằng văn bản, ông Chu Đình Ngữ - Chánh văn phòng UBND tỉnh Yên Bái, cho biết tháng 11/2016 đoàn kiểm tra Bộ Nội vụ đã làm việc trực tiếp với UBND tỉnh Yên Bái, sau đó tổng hợp kết quả báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái được bổ nhiệm khi chưa đủ điều kiện.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tháng 4/2017 UBND tỉnh Yên Bái đã có báo cáo nội dung vụ việc với Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tại thời điểm bổ nhiệm (tháng 9/2016), ông Phạm Sỹ Quý còn thiếu chứng chỉ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính. Tuy nhiên đến tháng 11/2016, ông Quý đã bổ sung chứng chỉ này.
Chánh văn phòng UBND tỉnh Yên Bái cho rằng, căn cứ công văn số 5678/VPCP-TCCV ngày 1/6/2017 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với một số địa phương có bổ nhiệm cán bộ là người nhà của lãnh đạo tỉnh thì trường hợp bổ nhiệm ông Phạm Sỹ Quý không thuộc diện phải có cách hành thức xử lý tiếp theo.
Được biết, bà Phạm Thị Thanh Trà - khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái và hiện nay là Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái - đã ký quyết định bổ nhiệm em trai mình làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trả lời báo chí, bà Trà cho rằng việc bổ nhiệm cán bộ là quyết định của tập thể Thường trực Tỉnh ủy và Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Yên bái, theo quy trình chặt chẽ.
“Việc tôi ký bổ nhiệm là thừa hành theo luật định ở vị trí Chủ tịch UBND tỉnh chứ không phải là quyết định cá nhân. Quy trình bổ nhiệm là cực kỳ chặt chẽ, không có gì để gọi là ưu ái trong trường hợp này”- bà Trà trả lời thắc mắc của báo chí xung quanh việc ký bổ nhiệm em trai mình.
Hiện Cục Chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ vẫn đang tiếp tục làm rõ việc chuyển đổi hơn 13.000m2 đất rừng thành đất ở trong thời gian ngắn cho bà Hoàng Thị Huệ - vợ ông Phạm Sỹ Quý để xây dựng khu dinh thự hoành tráng. Đồng thời làm rõ nguồn gốc hình thành tài sản của gia đình ông Quý có minh bạch hay không.
Trong bản kê khai tài sản năm 2016, ông Phạm Sỹ Quý cho biết đang sở hữu nhà thứ nhất tại Tổ 51 phường Minh Tân (công trình cấp 3) có diện tích xây dựng 600 m2. Nhà thứ hai tại khu chung cư Mandarin Garden (đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) rộng trên 130 m2 với giá trị tại thời điểm xây dựng là 2,5 tỷ đồng và đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Ngoài ra, gia đình ông Quý có nhà tạm diện tích xây dựng 150 m2, giá trị 200 triệu đồng; sở hữu mảnh đất 1.000 m2 trị giá 500 triệu đồng; trang trại diện tích 2 ha giá trị 1 tỷ đồng và đang sử dụng một ô tô Camry.
Ông Quý kê khai, tổng thu nhập trong năm 2016 quy đổi thành tiền Việt Nam tăng 1 tỷ đồng và đây là thu nhập các nguồn từ trang trại được nhận thừa kế từ bố mẹ năm 2016.
Thế Kha
Thứ Bảy, 22/10/2005 - 09:14
Viện phó Kiểm sát thành phố Yên Bái bị bắt tại ổ bạc
Đêm 20/10, Công an tỉnh Yên Bái đã tóm gọn ổ bạc gồm bảy đối tượng. Trong số các con bạc bị bắt có Ngô Thành Long - phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Yên Bái.
Ngoài ra, còn có Nghiêm Trọng Tân - cán bộ Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Yên Bái; Phạm Sĩ Quý - phó văn phòng quản lý đất đai, thuộc Sở Địa chính và bốn đối tượng khác.
Công an Yên Bái đang mở rộng điều tra tiếp tục tìm những kẻ tham gia ổ bạc này.
Theo Tuổi Trẻ
http://dantri.com.vn/xa-hoi/vien-pho-kiem-sat-thanh-pho-yen-bai-bi-bat-tai-o-bac-1129970258.htm
https://www.facebook.com/hoainam.nguyen.7946
128.
Về quê chịu tang mẹ, Trưởng phòng Giáo dục bất ngờ mất chức vào tay con gái Bí thư huyện
P.N |
Về quê chịu tang mẹ một tuần, khi quay lại làm việc, ông Đan mới biết mình bị chuyển công tác. Thay thế ông làm Trưởng Phòng GD - ĐT chính là con gái Bí thư huyện lúc bấy giờ.
Chiều 6/7, ông Lê Đức Hùng, Phó Chánh văn phòng Sở Nội Vụ tỉnh Đắk Nông thông tin với báo Người đưa tin, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã yêu cầu thành lập đoàn kiểm tra, xác minh, làm rõ việc bà Trần Trương Mạnh Hoài thăng tiến nhanh chóng trong quá trình công tác.
Theo chỉ đạo, đoàn phải có kết quả và báo cáo về UBND tỉnh trong vòng 4 ngày, tính từ ngày bắt đầu kiểm tra là 7/7.
Bên cạnh "đường quan lộ thần tốc", báo Dân Trí cho hay, khi con gái vị Bí thư Huyện ủy "thăng tiến" từ Phó Phòng GD-ĐT huyện lên chức Trưởng phòng cũng là lúc người giữ chức Trưởng phòng khi đó bỗng dưng bị điều chuyển công tác.
Theo nguồn trên, năm 2011, ông Nguyễn Xuân Đan đang làm Trưởng phòng GD-ĐT huyện Tuy Đức.
Thời gian đó, theo ông Đan, trong ngành giáo dục huyện Tuy Đức có nhiều người có chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm quản lý và phẩm chất đạo đức tốt, hoàn toàn có thể xem xét để bổ nhiệm làm Phó Trưởng Phòng GD&ĐT của huyện. Tuy vậy, cuối cùng, chỉ con gái của lãnh đạo huyện là người nhậm chức.
Giữa tháng 3/2015, ông Đan phải về quê để chịu tang người thân. Khoảng một tuần sau, khi trở lại công tác thì ông Đan được nhân viên trong cơ quan thông báo là có quyết định chuyển sang công tác tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Tuy Đức.
"Trong suốt thời gian tôi nghỉ phép, tôi không được ai thông báo là mình được điều chuyển và cũng không nhận được quyết định điều chuyển. Chỉ khi quay lại công tác, tôi mới nghe anh em nói lại, sau đó tôi cũng phải tự liên hệ với bộ phận văn thư để photo quyết định đó", ông Đan thông tin thêm với báo Dân Trí.
Một cán bộ phòng GD-ĐT huyện Tuy Đức nói với nguồn trên: "Việc cấp trên đối xử với thầy Đan như vậy khiến anh em trong ngành cũng tâm tư bất phục, nói ra, nói vào".
Tổng hợp
http://soha.vn/ve-que-chiu-tang-me-truong-phong-giao-duc-bat-ngo-mat-chuc-vao-tay-con-gai-bi-thu-huyen-20170707134514752.htm
127.
Thứ Tư, 05/07/2017 - 13:49
Dân trí Con gái của Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức (Đắk Nông) được nhận vào làm việc trước khi có bằng tốt nghiệp. Sau 7 năm, bà này đã kinh qua rất nhiều chức vụ quan trọng, trong đó có thời gian làm Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tuy Đức mặc dù chưa một ngày đi dạy.
Ngày 5/7, thông tin từ Huyện ủy huyện Tuy Đức cho biết, đơn vị này đang xem xét, báo cáo về trường hợp bổ nhiệm chức vụ đối với bà Trần Trương Mạnh Hoài (SN 1986) - huyện ủy viên, Bí thư huyện đoàn huyện Tuy Đức.
Bà Hoài là con gái của ông Trần Đình Mạnh, nguyên Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức.
UBND huyện Tuy Đức - nơi bà Hoài được tuyển làm chuyên viên Phòng Nội vụ trước khi thăng tiến.
Theo thông tin ban đầu, bà Trần Trương Mạnh Hoài được nhận vào công tác tại Phòng Nội vụ UBND huyện Tuy Đức từ tháng 7/2009. Thời điểm này bà Hoài mới tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh ngành Văn học và ngôn ngữ, nhưng chưa được cấp bằng (tháng 10/2009 bà này mới được cấp bằng).
Vì được bố trí vị trí công tác trước khi có bằng đại học nên thời gian làm chuyên viên Phòng Nội vụ của bà Hoài được cơ quan chức năng huyện Tuy Đức tính là thời gian tập sự.
Đến ngày 30/9/2010, bà Hoài được công nhận hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào ngạch công chức theo Quyết định số 312/QĐ-SNV của Sở Nội vụ.
Sau khi chính thức làm chuyên viên Phòng Nội vụ được khoảng 5 tháng, đầu năm 2010, bà Hoài được UBND huyện Tuy Đức cử đi học thạc sỹ hệ chính quy tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, khóa học 2010-2012.
Trong thời gian này, bà Hoài tham gia học đại học văn bằng 2, chuyên ngành Xã hội học (hệ vừa học vừa làm). Thời gian học đại học và thạc sỹ bà Hoài vẫn được hưởng nguyên lương bậc đại học.
Tuy nhiên, cũng trong thời gian được cử đi học, ngày 27/7/2011, bà Hoài được bổ nhiệm làm Phó Trưởng Phòng GD&ĐT theo Quyết định số 1038/QĐ-UBND của UBND huyện Tuy Đức.
Ngày 17/3/2015, bà Hoài được bổ nhiệm làm Quyền Trưởng Phòng GD&ĐT. Sau đó gần 4 tháng, bà Hoài chính thức được bổ nhiệm làm Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tuy Đức.
Tháng 8/2015, bà Hoài được giới thiệu, bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tuy Đức nhiệm kỳ III (2015-2020). Sau đó 1 năm, vào tháng 9/2016, bà này được điều động, phân công làm Bí thư Huyện đoàn Tuy Đức.
Như vậy, từ khi vào làm việc đến nay, bà Hoài đã học thêm 1 chuyên ngành đại học, hoàn thành chương trình thạc sỹ và đảm nhận nhiều chức vụ khác nhau.
Được biết, thời điểm bà Hoài được nhận vào công tác, cử đi học và bổ nhiệm làm lãnh đạo cấp phòng huyện Tuy Đức, bố bà là ông Trần Đình Mạnh đang giữ chức Chủ tịch và Bí thư huyện này. Hiện ông Mạnh là PGĐ Sở KH-CN tỉnh Đắk Nông.
Theo ý kiến của nhiều người trong cùng cơ quan, thời điểm bà Hoài được bổ nhiệm làm lãnh đạo Phòng GD&ĐT, bà khá "xa lạ" với ngành giáo dục của huyện Tuy Đức vì chưa từng tham gia giảng dạy, hầu như không có đóng góp gì với ngành.
Sáng 5/7, thông tin tới báo chí về sự việc trên, ông Ngô Xuân Lộc, Chánh Văn phòng, người phát ngôn của UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin, ngày 4/7 tỉnh đã soạn thảo một công văn, trình chủ tịch UBND để đề nghị Sở Nội vụ báo cáo việc này.
“Chúng tôi cam kết sẽ xử lý vấn đề này theo đúng trách nhiệm, thẩm quyền của mình, không để xảy ra tình trạng cục bộ địa phương. Sau khi có báo cáo của Sở nội vụ, chúng tôi sẽ thông tin tới báo chí”, ông Lộc khẳng định.
Đặng Dương
http://dantri.com.vn/su-kien/duong-thang-tien-duoc-lap-trinh-san-cua-con-gai-bi-thu-huyen-20170705133507634.htm
126.
125.
Đề nghị cho thôi chức chi cục trưởng sinh con thứ 4
TTO - Sở Y tế Nghệ An đã đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An xem xét cho thôi giữ chức chi cục trưởng Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đối với ông Chu Trọng Trang.
Ông Chu Trọng Trang khi nhận quyết định bổ nhiệm giữ chức chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An - ẢNH: Thanh Thanh |
Ông Hoàng Văn Hảo, giám đốc Sở Y tế Nghệ An, đã cho biết như vậy.
Trước đó, dư luận phản ánh việc ông Chu Trọng Trang sinh con thứ 4 nhưng vẫn được bổ nhiệm chức vụ chi cục trưởng là vi phạm chỉ thị 09 của Tỉnh ủy Nghệ An.
Qua xác minh của Sở Y tế và báo cáo của ông Chu Trọng Trang cho thấy, ông Trang đã nghiêm túc, thành thật và cầu thị xác nhận những nội dung báo chí nêu ông Trang là đúng sự thật.
Ông Trang cũng báo cáo chưa đầy đủ trong các bản tường trình trước đây và xin rút khỏi vị trí Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
Lãnh đạo Sở Y tế Nghệ An và tập thể công chức Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An đồng ý theo nguyện vọng của ông Trang.
Ngoài việc đề nghị thôi giữ chức vụ Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế Nghệ An đề nghị bố trí ông Trang tiếp tục giữ chức vụ phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh như thời gian trước.
Ông Đậu Văn Thanh, giám đốc Sở Nội vụ Nghệ An, xác nhận đã cho thôi giữ chức vụ đối với ông Trang.
Trong thời gian chờ bổ nhiệm chi cục trưởng, hoạt động chuyên môn của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh được giao cho một vị phó giám đốc điều hành.
Ông Trang là Tiến sĩ Y học, giữ chức Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nghệ An từ năm 2005 đến tháng 4-2017.
Ngày 28-4-2017, ông Trang được UBND tỉnh Nghệ An điều động, bổ nhiệm làm chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170621/de-nghi-cho-thoi-chuc-chi-cuc-truong-sinh-con-thu-4/1335516.html
124.
Chân dung đại gia Dương Công Minh, 'chủ soái' Him Lam
Ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Him Lam.
Ông Dương Công Minh sinh năm 1960, quê Quế Võ, Bắc Ninh. Ông tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Vật giá năm 1984 tại Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân).
Trước khi ra kinh doanh, ông Minh từng là thiếu tá trong quân đội và có hơn 13 năm làm quản lý tại các doanh nghiệp quân đội.
Tháng 4/2014 tại Đại hội Hoàng Anh Gia Lai, Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Sự cho biết họ vừa chuyển nhượng một dự án bất động sản thành công, mang lại nguồn tiền mặt 1.050 tỷ đồng. Đối tác nào có hơn 1.000 tỷ đồng tiền mặt để “chồng” cho HAGL trong giai đoạn rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản đang ngập trong nợ nần, là câu hỏi mà giới đầu tư hết sức quan tâm. Phải chăng là nhà đầu tư nước ngoài?
Câu trả lời mà chúng tôi có được là một doanh nghiệp trong nước, đứng đầu là một doanh nhân đầy bí ẩn và hầu như không xuất hiện trên truyền thông. Đó là Tập đoàn Him Lam của ông Dương Công Minh, nơi ông giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị và nắm tới 99% vốn.
Từ “cứ điểm” Him Lam
Nếu xếp theo vốn điều lệ, Him Lam nằm trong top doanh nghiệp bất động sản lớn nhất với 6.500 tỷ đồng. VinGroup, tập đoàn bất động sản được xem là lớn nhất đang niêm yết trên sàn chứng khoán, có vốn điều lệ gần 9.300 tỷ đồng.
Him Lam được ông chủ Dương Công Minh gây dựng bằng một quá trình gần 20 năm, nhưng trên website Him Lam ngoài thông tin về hoạt động từ thiện thường xuyên được cập nhật, những thông tin về kinh doanh lại rất ít ỏi.
Ông Dương Công Minh sinh năm 1960, quê Quế Võ, Bắc Ninh. Ông tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Vật giá năm 1984 tại Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân). Trước khi ra kinh doanh, ông Minh từng là đại tá trong quân đội và có hơn 13 năm làm quản lý tại các doanh nghiệp quân đội.
Cái tên Him Lam cũng xuất phát từ nguồn gốc ấy. “Tên Him Lam được chọn là vì đây là địa danh gắn với chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu. Chúng tôi muốn công ty của mình cũng gây được tiếng vang như thế trong tương lai”, ông Trần Văn Tĩnh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Him Lam, giải thích trong một lần trả lời phỏng vấn. Ông Trần Văn Tĩnh cũng xuất thân từ quân đội và là anh họ của ông Minh.
Dương Công Minh ra riêng bằng việc thành lập Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Him Lam, chủ yếu là xuất nhập khẩu trái cây qua Trung Quốc. Tuy nhiên, sau một lần đi buôn bị lỗ, ông phải bán nhà để trả nợ.
“Khi bán nhà tôi bị dịch vụ “chém” đau. Nhà tôi nếu bán là 350 triệu đồng nhưng hợp thức hóa giấy tờ mất 50 triệu. 50 triệu nhiều quá, tôi tự đi làm, tổng cộng hết chỉ 3 triệu. Tôi lập luôn công ty hợp thức hóa nhà đất với chi phí chỉ 20 triệu”, ông Minh nói về cơ duyên đến với lĩnh vực bất động sản trong một lần hiếm hoi trò chuyện về cuộc đời vào cuối năm 2010 với Học viện Lãnh đạo FPT.
Sau lĩnh vực dịch vụ, ông Minh bước vào phát triển dự án và xây dựng nhà ở. Khởi đầu với một dự án nhà ở ở TP. HCM, nhưng hiện tại Him Lam đã vươn ra thực hiện nhiều dự án đô thị lớn trên cả nước. Theo thông tin công bố trên website của Him Lam, tập đoàn này có khoảng 30 dự án bất động sản lớn nhỏ đã và đang đầu tư, với tổng số vốn hơn 20.000 tỷ đồng.
Bên cạnh lĩnh vực nhà ở, khu đô thị mà hầu hết mọi công ty phát triển bất động sản đều tham gia, một lĩnh vực nổi bật khác của Him Lam là kinh doanh sân golf. Dự án đầu tiên của Him Lam trong lĩnh vực này là khu liên hiệp sân tập golf, nhà hàng, phòng hội nghị Him Lam – Ba son tại đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP. HCM được hoàn thành vào năm 1999.
Hiện nay ngoài Him Lam – Ba Son, Him Lam hợp tác với một số đối tác đã đầu tư vào các dự án sân golf Long Biên (Hà Nội), dự án sân golf Tân Sơn Nhất (TP. HCM) và sắp tới có thể là một dự án sân golf nữa ở quận 2 mà tập đoàn này vừa mua lại 48% cổ phần.
Nếu như với lĩnh vực nhà ở giúp ông Minh “lấy tiền” của người bình dân và trung lưu thì việc nghĩ đến kinh doanh sân golf từ rất sớm (năm 1999) là cách để ông “lấy tiền” của tầng lớp người giàu bắt đầu hình thành và tăng trưởng nhanh tại Việt Nam. Theo ông Tĩnh, Tổng giám đốc Him Lam, người giàu bao giờ cũng có nhu cầu tìm đến những nơi vừa làm việc vừa có thể giải trí; không thể bắt doanh nhân làm một nơi rồi phải bay đi nơi khác giải trí. Và golf là một loại hình giải trí rất được giới doanh nhân, nhất là doanh nhân nước ngoài, ưa chuộng.
Đến “mặt trận” Liên Việt
Đi lên từ bất động sản, nhưng tham vọng của Him Lam không dừng lại ở lĩnh vực này. Với định hướng trở thành một doanh nghiệp kinh tế đa ngành, Him Lam đã lấn sân sang mảng tài chính bằng việc tham gia thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) vào năm 2008. Hiện ông Minh là Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng này.
Thành lập với số vốn điều lệ ban đầu 3.300 tỷ đồng, đến năm 2011, LienVietBank được một doanh nghiệp nhà nước là Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam tham gia góp vốn bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và cả tiền mặt, nâng vốn lên hơn 6.000 tỷ đồng. Tên ngân hàng cũng được đổi thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank).
Cuộc sáp nhập này cũng được đánh giá là một chiến lược khôn ngoan của Dương Công Minh. LienVietPostBank là mô hình ngân hàng – bưu điện đầu tiên được thành lập ở Việt Nam, thừa hưởng hơn 10.000 điểm giao dịch ở khắp các tỉnh thành trên cả nước từ đối tác VPSC mà nếu tự gây dựng có thể LienViet phải mất hàng chục năm.
Sau hơn 5 năm hoạt động và sau 2 năm sáp nhập, LienVietPostBank đã có vị trí khá tốt trên thị trường so với một ngân hàng trẻ. Tính đến hết năm 2013, vốn điều lệ của LienVietPostBank là 6.460 tỷ đồng, thuộc tốp ngân hàng tầm trung với tổng tài sản gần 80.000 tỷ đồng. Năm 2013, ngân hàng này có kết quả kinh doanh tốt hơn so với mức trung bình của thị trường. Huy động vốn tăng 34%, tín dụng tăng 22,97%, ROE đạt 7,72% so với bình quân nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 3,6%. Với lợi thế mạng lưới chi nhánh rộng lớn, LienVietPostBank đặt ra tham vọng đến năm 2018 sẽ có mặt trên toàn quốc và trở thành “ngân hàng của mọi nhà”.
Mặc dù theo một Phó Tổng Giám đốc dưới quyền, ông Minh là người “không thích chơi với các tổ chức nước ngoài” nhưng cuối năm ngoái ông đã quyết định mời Tập đoàn Bưu chính Pháp (La Poste Group) vào tư vấn để phát triển mô hình “ngân hàng – bưu điện” cho LienVietPostBank.
“Riêng trong 5 năm có sự tham gia của La Poste Group, LienVietPostBank sẽ mở thêm tối thiểu 3.000 – 5.000 điểm giao dịch và phát triển các sản phẩm trên hệ thống này”, ông Minh phát biểu hôm ký kết với La Poste Group.
Theo ông Jean-Paul Forceville, Tổng vụ Đối ngoại của La Poste Group, mô hình ngân hàng – bưu điện tuy mới ở Việt Nam, nhưng đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và là con đường mà tất cả quốc gia đều sẽ đi theo, vấn đề chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Mô hình này tập trung vào hoạt động ngân hàng bán lẻ để tiếp cận đại bộ phận dân chúng, nhất là người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
“Cũng giống như Việt Nam, mô hình bưu điện trên thế giới thường có 3 lĩnh vực hoạt động: bưu chính, chuyển phát và tài chính. Tuy nhiên, trong khi 2 hoạt động đầu tiên đang ngày càng giảm sút thì nhu cầu hoạt động tài chính ngày càng tăng”, ông Forceville nói.
Chỉ 1 năm sau khi thành lập LienVietBank, năm 2009, ông Dương Công Minh tiếp tục cho ra đời Công ty Liên Việt Holdings. Liên Việt Holdings có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, do chính do ông Dương Công Minh làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
“Thông qua hoạt động đầu tư vốn vào các công ty trong cùng hệ thống Him Lam – Liên Việt, Liên Việt Holdings đã tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các công ty trong tập đoàn có chung lợi ích kinh tế, đồng thời có điều kiện để tích tụ vốn, tối đa hóa lợi nhuận và phân tán rủi ro. Các đơn vị thành viên và liên kết của Liên Việt Holdings đóng góp những giá trị gia tăng hữu ích cho phát triển của Liên Việt Holdings trong lĩnh vực đầu tư”, Liên Việt Holdings nói về chiến lược của mình trên website.
Holdings là mô hình thích hợp cho các ông chủ có định hướng kinh doanh đa ngành. Các holdings không trực tiếp sản xuất kinh doanh mà hoạt động theo hình thức huy động vốn rồi giải ngân, hỗ trợ chiến lược và nhân sự cho công ty con.
Không chỉ có Liên Việt, mô hình holdings đang trở thành xu hướng ở các doanh nghiệp Việt Nam. Có thể kể đến một số trường hợp tiêu biểu như Masan Group, Sovico Holdings, PVI Holdings, Eurowindow Holdings…
Hiện tại, Liên Việt Holdings tham gia đầu tư trực tiếp vào nhiều lĩnh vực tài chính, bất động sản, khoáng sản, xây dựng hạ tầng đê đập, giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, công nghiệp… Theo thông tin công bố đến nhà đầu tư, chỉ chưa đầy sau hơn 1 năm thành lập (tính đến hết tháng 5/2010), Liên Việt Holding đã huy động được hơn 1,2 tỷ USD.
Ngoài bất động sản và tài chính, một lĩnh vực kinh doanh khác dù chưa đem lại lợi nhuận lớn cho Him Lam nhưng theo ông Minh sẽ mang lại hiệu quả kinh tế không kém nếu xét về dài hạn, đó là xuất khẩu lao động. Ông Minh cho rằng Việt Nam có 2 nguồn tài nguyên lớn là đất đai và con người. “Đất đai thì Him Lam có công ty bất động sản rồi, con người thì hiện nay lao động trẻ của Việt Nam còn rất lớn. Và trong 10-15 năm nữa, lao động Việt Nam sẽ xuất khẩu đến hầu hết các nước. Tỉ lệ lợi nhuận lĩnh vực này không hề thấp. Và chúng tôi tạo việc làm cho rất nhiều lao động”, ông nói.
Chân dung “chủ soái”
“Cuộc đời tôi không có thất bại. Tôi chỉ toàn thấy thành công và may mắn”, Dương Công Minh trả lời khi được hỏi thất bại lớn nhất trong cuộc đời ông là gì.
Trên thực tế, đối với những người cộng tác cùng ông đã lâu, may mắn không phải là thứ duy nhất tạo nên thành công của Dương Công Minh ngày hôm nay. Nó còn xuất phát từ một tầm nhìn chiến lược của vị doanh nhân này. Ngay trong cách đặt tên Him Lam đã là một câu chuyện thú vị.
Tại sao không phải Mường Thanh, Hồng Cúm mà lại là Him Lam? Tổng Giám đốc Him Lam Trần Văn Tĩnh chia sẻ, từ lúc ấy, trong đầu họ đã nghĩ đến chuyện một ngày không xa Him Lam sẽ vươn ra tầm thế giới. Vì thế, chọn một cái tên không dấu, dễ đọc thì sẽ dễ hòa nhập hơn khi công ty tiến hành đầu tư các dự án ở nước ngoài hoặc dự án dành cho người nước ngoài.
“Chữ G bao quanh chữ Him Lam trong logo là viết tắt của từ Group (tập đoàn), nghĩa là từ khi khởi nghiệp với một công ty nhỏ bé, chúng tôi đã mong muốn trong tương lai không xa Him Lam sẽ trở thành một tập đoàn”, ông Tĩnh nói.
“Anh Minh là một người rất nhạy bén, có thể đọc cuộc chơi và nắm bắt cơ hội rất nhanh”, ông Nguyễn Xuân Châu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Thủy sản Việt Long Sài Gòn, nhận xét về vị sếp cũ của mình. Ông Châu từng có thời gian làm Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực kinh doanh tiếp thị tại Công ty Cổ phần Him Lam.
Trong khi đó, nói về chiến lược kinh doanh của mình, ông Dương Công Minh cho rằng, biết sử dụng nguồn lực của nhà nước, tận dụng những chính sách của nhà nước để phát triển mới là khôn ngoan. Dự án hỗ trợ xóa đói giảm nghèo ở Đồng bằng Sông Cửu Long là một ví dụ. LienVietPostBank cho dân nghèo vay vốn để xóa đói giảm nghèo, bù lại ngân hàng này được Nhà nước hỗ trợ đến 6% lãi suất.
Hay mới đây là câu chuyện đầu tư vào Vietopia, mô hình giáo dục giải trí trong nhà của Him Lam. Tổng vốn đầu tư của dự án này lên đến 25 triệu USD, nhưng với tính chất xã hội và mang tính giáo dục cao, dự án này được sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) thông qua Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP. HCM (HFIC) với mức lãi suất rất ưu đãi.
Bên cạnh sự nhạy bén, theo ông Nguyễn Xuân Châu, ông Minh cũng là một người rất nóng nảy và độc trị. “Ngoại trừ mảng bán hàng, các mảng còn lại anh Minh đều can thiệp”, ông Châu kể về thời gian làm việc ở Him Lam.
Ông Minh cũng từng thừa nhận rằng, “Him Lam không phải là công ty gia đình trị mà là độc trị. Chỉ mình tôi là người quyết định thôi. Và người đứng đầu Him Lam sau này sẽ là con trai tôi! Trong 10 người cao nhất của Him Lam chỉ có 3 người trong gia đình tôi, nhưng chủ của Him Lam sau này chỉ có thể là con trai tôi”.
Độc tài trong quản trị và điều hành, nhưng Dương Công Minh cũng được xem là một trong những doanh nhân hào phóng nhất Việt Nam. Theo thông tin trên website của Him Lam tổng số tiền tập đoàn này bỏ ra xây dựng trường học từ thiện cho đến nay đã lên đến hơn 500 tỷ đồng. Và theo cam kết của ông Minh, cho đến năm 2015, Him Lam sẽ xây cho mỗi tỉnh trên cả nước một trường học đạt chuẩn quốc gia.
Ngoài ra, Him Lam và Liên Việt cũng giúp bê tông hóa, kiên cố hóa cho hơn 30.000 căn nhà ở miền Tây Nam bộ và xóa 23.000 căn nhà dột nát của tỉnh Bắc Giang. Dương Công Minh thừa nhận, các chương trình từ thiện cũng là cách xây dựng thương hiệu Liên Việt. “Ở Việt Nam giai cấp công nhân với nông dân làm chủ, họ phải thích mình thì mình mới làm việc được, nên mình phải lấy lòng họ”, ông nói.
Ông cũng là một trong những doanh nhân có xu hướng đóng góp trở lại cho quê hương, họ tộc nhiều nhất. Him Lam là một trong những doanh nghiệp có người lao động xuất thân từ tỉnh Bắc Ninh nhiều nhất. Ngoài ra, dường như tất cả các quỹ tài trợ của họ Dương ở Việt Nam đều được Dương Công Minh tài trợ và hiện ông là Phó Chủ tịch Hội đồng Họ Dương Việt Nam.
Trong lễ vinh danh và khen thưởng các con em họ Dương vào đầu năm 2014 mới đây, ông đã dành ra gần cả tỷ đồng để tài trợ cho quỹ khen thưởng và chính ông là người trao giải. Một điều thú vị trong buổi lễ vinh danh là ông cũng chính tay trao giải thưởng cho con gái của mình là Dương Phương Mai vì thành tích đậu thủ khoa vào Đại học Harvard của Mỹ.
Theo Nhaquanly.vn
http://vietnamfinance.vn/nhan-vat/chan-dung-dai-gia-duong-cong-minh-chu-soai-him-lam-20170612220911752.htm
123.
Ông Nông Quốc Tuấn được bổ nhiệm lại chức Phó chủ nhiệm UB Dân tộc
12/06/2017 14:45 GMT+7
- Thủ tướng vừa bổ nhiệm lại ông Nông Quốc Tuấn giữ chức vụ Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tại quyết định 843/QĐ-TTg.
Ông Nông Quốc Tuấn từng là Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.
Ông Nông Quốc Tuấn |
Tháng 1/2008, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trước khi được luân chuyển về Bắc Giang, đảm nhiệm vị trí Phó bí thư Tỉnh ủy tháng 4/2009.
Tháng 8/2010, tại Đại hội đột xuất Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang và đảm nhiệm chức vụ này cho đến năm 2012.
Tháng 1/2011, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ 11.
Năm 2012, Thủ tướng ký quyết định số 689/QĐ-TTg, điều động, bổ nhiệm ông vào chức vụ Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Phó bí thư Yên Bái giải trình việc lãnh đạo bổ nhiệm người nhà
Phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Dương Văn Thống giải trình việc bổ nhiệm cán bộ, trong đó có việc lãnh đạo bổ nhiệm người nhà.
Cần Thơ báo cáo vụ bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ vừa báo cáo với Đoàn giám sát của QH về việc vì sao tiếp nhận ông Vũ Minh Hoàng.
Thanh Hóa công bố sai phạm bổ nhiệm thần tốc bà Quỳnh Anh
Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa vừa thông báo kết quả thanh tra việc bổ nhiệm thần tốc bà Trần Vũ Quỳnh Anh.
Một số lãnh đạo Trà Vinh được bổ nhiệm chưa chuẩn
Việc kiểm tra, thanh tra việc bổ nhiệm và bổ nhiệm lại công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo, quản lý cho thấy một số cơ quan, đơn vị thực hiện chưa đúng quy định.
Điều động, bổ nhiệm nhân sự: Quân khu 2, Tổng cục Đường bộ
Tỉnh ủy Bình Dương, Tổng cục Đường bộ, Quân khu 2 vừa triển khai các quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ.
Đoàn Bổng
122.
Khẩn trương nghiên cứu làm đường băng thứ 3 Tân Sơn Nhất
TTO - Tại cuộc họp của thường trực Chính phủ vào chiều tối nay (12-6), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định: khẩn trương nghiên cứu làm thêm đường băng số 3 tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Ảnh: Tuổi Trẻ |
>> Bộ trưởng Nghĩa: Không thể nới Tân Sơn Nhất lên phía Bắc>> Từ chuyện sân bay - sân golf: Cái gì nặng hơn lòng dân?>> Sẽ thu hồi sân golf nếu phục vụ quốc phòng và có lệnh cấp trên
Sau khi nghe các bên báo cáo, Thủ tướng đã kết luận: sẽ khẩn trương nghiên cứu xây dựng đường băng số 3, trên cơ sở đánh giá đầy đủ, khoa học và có thể thuê tư vấn nước ngoài” - Người phát ngôn của Chính phủ, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói với phóng viên Tuổi Trẻ.
Ông Dũng cho biết Thủ tướng đã giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì tiến hành nghiên cứu, thuê tư vấn nước ngoài, xây dựng thêm đường băng số 3 một cách tiết kiệm, hiệu quả và triển khai nhanh nhất.
“Thủ tướng chỉ đạo phải hết sức khẩn trương, mục đích là giải quyết các vướng mắc đang đặt ra, giảm ùn tắc, giảm quá tải. Công tác khảo sát, đánh giá phải khách quan, báo cáo Thủ tướng trong vòng 6 tháng” - ông Dũng nói.
Đồng thời Thủ tướng cũng giao Bộ trưởng Quốc phòng chỉ đạo dừng tất cả các công trình liên quan hạ tầng phụ trợ sân golf, như trường đào tạo năng khiếu golf, khu biệt thự, chung cư cao cấp cho thuê… để chờ các cơ quan tư vấn và các nhà khoa học xem xét trước khi quyết định.
Người phát ngôn Chính phủ cho biết thêm: “Các công việc liên quan đến triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành vẫn tiến hành bình thường, theo tiến độ đã được đề ra”.
Về đường băng số 3 tại sân bay Tân Sơn Nhất, ông Mai Tiến Dũng cung cấp thêm thông tin: “Hiện chưa thể kết luận và rộng dài bao nhiêu, về hướng nào, nhưng Thủ tướng quyết định là phải nghiên cứu xây dựng, đưa ra phương án khả thi nhất, phù hợp nhất”.
Thủ tướng cũng chỉ đạo trong khi mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất vẫn phải đẩy mạnh tiến độ để đầu tư dự án sân bay Long Thành, việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất không ảnh hưởng gì tới việc thực hiện dự án sân bay Long Thành, khi sân bay Long Thành đưa vào sử dụng thì sân bay Tân Sơn Nhất vẫn hoạt động bình thường.
Tại cuộc họp chiều nay, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch cũng khẳng định vì mục đích mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, nếu cần Bộ Quốc phòng sẵn sàng bàn giao đất quốc phòng để làm việc này.
|
Giao đơn vị tư vấn độc lập lập dự án
Là một người đã hơn 50 năm làm khoa học kỹ thuật trong ngành tư vấn và quy hoạch GTVT, trải qua 11 đời bộ trưởng Bộ GTVT, tôi thấy buồn khi Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa nói không thể mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía bắc. Về vấn đề này xin nhắc lại 5 đề nghị của tôi tại buổi tiếp xúc với cử tri trí thức trước ngày đi họp Quốc hội kỳ này của đại biểu Trương Trọng Nghĩa, TP.HCM:
1/ Đề nghị lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ chủ trì cho thu hồi ngay 157ha đất đã làm sân golf trong sân bay giao lại cho ngành hàng không tiến hành mở rộng sân bay.
2/ Giao cho một đơn vị tư vấn độc lập lập dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất (bao gồm cả đất sân golf và mở rộng đường bao quanh sân bay ở phía bắc) ngay trong năm 2017.
3/ Sau khi có dự án, giao cho Liên hiệp các hội KHKT TP.HCM tổ chức lấy ý kiến phản biện của các chuyên gia trình Chính phủ, Bộ GTVT và UBND TP phê duyệt.
4/ Có dự án sân bay Tân Sơn Nhất mở rộng, chỉ định hoặc đấu thầu thi công ngay trong năm 2018.
5/ Đến 2020 sẽ có sân bay Tân Sơn Nhất với dung lượng vận tải 45-50 triệu khách/năm giúp việc triển khai từng giai đoạn dự án quốc tế sân bay Long Thành.
|
Dừng mọi công trình trong sân golf, nghiên cứu mở đường băng số 3 Tân Sơn Nhất
12/06/2017 21:18 GMT+7
- Thủ tướng chỉ đạo dừng mọi công trình trong sân golf, thuê tư vấn nước ngoài mở đường băng số 3 Tân Sơn Nhất.
Chiều tối nay, Thủ tướng cùng các Phó Thủ tướng họp với các bộ ngành liên quan, đi đến quyết định thuê tư vấn nước ngoài nghiên cứu mở thêm 1 đường băng nữa, để tăng công suất khai thác sân bay Tân Sơn Nhất (TSN).
Minh bạch trước cử tri cả nước
Trả lời báo chí sau cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết:
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng họp với các Bộ trưởng: Quốc phòng, Giao thông, Xây dựng, Tài nguyên Môi trường, Văn phòng Chính phủ và lãnh đạo UBND TP.HCM.
Đây là cuộc họp thứ hai của Thường trực Chính phủ về sân bay TSN. Trước đó, có nhiều ý kiến, kiến nghị của ĐBQH, cử tri và TP.HCM và có thư của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, cũng như phản ảnh của báo chí.
Sau khi nghe báo cáo, Thủ tướng kết luận: Giao Bộ trưởng GTVT chủ trì thuê tư vấn nước ngoài để rà soát, khảo sát, lên phương án mở rộng sân bay TSN, tức thêm đường băng số 3 trên cơ sở hiệu quả tiết kiệm và đảm bảo tiến độ nhanh nhất để giải quyết vướng mắc, ùn tắc, quá tải, với yêu cầu hiệu quả, tiết kiệm thời gian.
Khảo sát đánh giá khách quan độc lập, trong 6 tháng báo cáo Thủ tướng.
Chính phủ quyết định thuê tư vấn nước ngoài nghiên cứu việc mở thêm một đường băng ở sân bay Tân Sơn Nhất |
Giao Bộ trưởng Quốc phòng chỉ đạo dừng tất cả các công trình liên quan hạ tầng phụ trợ sân golf, như trường đào tạo năng khiếu golf, khu biệt thự, chung cư cao cấp cho thuê… để chờ các cơ quan tư vấn và các nhà khoa học xem xét trước khi quyết định.
Thủ tướng cũng yêu cầu mọi việc phải tiến hành minh bạch trước công luận, cử tri cả nước.
Không tính toán bắc hay nam
Vấn đề này nhiều ĐBQH có ý kiến, quan tâm. Vậy Thủ tướng có báo cáo QH không, thưa Bộ trưởng?
Đương nhiên là ĐBQH có ý kiến thì Thủ tướng sẵn sàng giao cho các cơ quan và lãnh đạo Chính phủ trả lời.
Vậy đã xác định đường băng mới nằm phía bắc hay phía nam hai đường băng hiện tại chưa?
Cuộc họp không tính toán phía bắc hay nam. Trên cơ sở kết luận như thế, cơ quan tư vấn, tham mưu sẽ tham mưu đường băng thứ 3 rộng bao nhiêu, dài bao nhiêu, nên đặt chỗ nào.
Lý do đầu tư sân bay Long Thành là vì Tân Sơn Nhất quá tải. Giờ làm thêm đường băng mới thì có cần thiết làm Long Thành?
Hai việc này vẫn song song. Dự án Long Thành là có chủ trương của QH, Bộ Chính trị. Có Long Thành thì sân bay TSN vẫn hoạt động và tồn tại. Cuộc họp này, Thủ tướng cũng chỉ đạo các biện pháp để tăng cường xúc tiến đầu tư theo tiến độ của sân bay Long Thành.
Nhưng đầu tư thêm đường băng TSN cũng cần vốn đầu tư lớn, trong khi đó vốn cho Long Thành còn đang khó khăn. Vậy tính toán ưu tiên cái nào trước?
Việc đầu tư đường băng số 3 TSN là ưu tiên số 1. Vì đang thuận lợi nhất. Làm nhanh sẽ xử lý được nhu cầu cấp bách trước mắt, nếu không sẽ ùn tắc. Còn Long Thành là chiến lược lâu dài.
Mở thêm đường băng sân bay Tân Sơn Nhất trên đất sân golf
Trong phương án mở rộng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tính cả việc sử dụng đất sân golf để mở thêm đường cất hạ cánh.
Bộ Quốc phòng sẽ thu hồi sân golf trong Tân Sơn Nhất bất cứ lúc nào
Bộ Quốc phòng thống nhất sẽ thu hồi sân golf trong Tân Sơn Nhất bất cứ thời điểm nào khi có nhu cầu về quốc phòng hoặc khi có chỉ thị của cấp trên.
Tổ chức lại vùng trời bay để giảm tải cho Tân Sơn Nhất
Từ 7h ngày 27/4, Tổng công ty Quản lý bay VN sẽ chuyển đổi tổ chức vùng trời khu vực kiểm soát tiếp cận Tân Sơn Nhất.
Cần 19.000 tỷ đồng để 'giải cứu' sân bay Tân Sơn Nhất
Để “giải cứu” sân bay Tân Sơn Nhất khỏi tình trạng quá tải sẽ cần tới hơn 19.000 tỷ đồng để nâng công suất nhà ga, sân đỗ và xây dựng thêm đường lăn.
Quân đội giao 21ha đất để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
Sau khi tiếp nhận 21ha đất quân sự, Bộ GTVT sẽ triển khai việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.
Đề xuất mở thêm cổng sân bay Tân Sơn Nhất để giảm ùn tắc
Mở thêm cổng vào sân bay Tân Sơn Nhất sẽ giúp người dân có nhiều sự lựa chọn tiếp cận nhà ga, xóa tình trạng độc đạo, tất cả các nơi đồ dồn về một cổng kết nối trên đường Trường Sơn...
Thu Hằng
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/dung-moi-cong-trinh-trong-san-golf-nghien-cuu-mo-duong-bang-so-3-tan-son-nhat-377969.html
121.
Thứ Hai, 12/06/2017 - 00:03
Hình ảnh khu dinh thự “siêu khủng” của Giám đốc Sở ở Yên Bái
Dân trí Có lẽ khi tận mắt quan sát khu dinh thự đang bị thanh tra của bà Hoàng Thị Huệ, vợ ông Phạm Sỹ Quý – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái, nhiều người sẽ cảm thấy "sững sờ" trước vẻ bề thế của cụm công trình này...
>> Yên Bái thanh tra dinh cơ "siêu khủng" của Giám đốc Sở
>> Bí thư Yên Bái nói về dinh cơ “siêu khủng” của Giám đốc Sở TN-MT
Dinh thự của gia đình ông Phạm Sỹ Quý nằm trong khu vui chơi của phường Minh Tân, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Phía trước biệt thự tựa núi, nhà sàn và nhà thờ của gia đình ông Quý là hồ nước tuyệt đẹp.
Khu dinh thự của gia đình ông Quý chiếm hơn 13.000m2.
Theo quan sát, khu dinh thự "khủng" này gồm các công trình như biệt thự, nhà sàn, nhà thờ, hồ nước...
... phía sau được bố trí trồng cây theo các bậc thang bám vào triền đồi.
Biệt thự và nhà sàn sát nhau.
Biệt thự được sơn màu trắng và thiết kế khá hiện đại.
Nhà thờ được xây dựng sát khu tường bao, phía trước được trang trí hòn non bộ.
Nhà sàn được thiết kế khá đơn giản. Đây là khu dinh thự mới được đưa vào sử dụng nên diện tích cây xanh bao phủ còn ít.
Hồ nước được thiết kế với một cây cầu dây văng bắc qua, càng tạo thêm điểm nhấn cho khu dinh thự của gia đình ông Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường.
Ngày 9/6, ông Trần Nhật Tân, chánh thanh tra tỉnh Yên Bái đã ký quyết định thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, việc cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng khu dinh cơ của gia đình ông Giám đốc Sở TN - MT. Thời hạn thanh tra được nêu trong vòng 45 ngày, không tính ngày nghỉ, ngày lễ.
Nguyễn Dương - Toàn Vũ
120.
Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa phủ nhận "xào" công trình khoa học
Một Phó Giáo sư, Tiến sĩ vừa làm đơn tố cáo Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội vi phạm đạo đức nghề nghiệp, sao chép công trình khoa học.
Bỏ biên chế giáo viên có nâng chất lượng giáo dục?
Mục tiêu của giáo dục hướng tới sự phát triển con người toàn diện
Trong đơn tố cáo gửi tòa soạn Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Thị Minh Thúy, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa thuộc Trường Đại học Văn hóa Hà Nội trình bày:
Ông Nguyễn Văn Cương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội vi phạm đạo đức nghề nghiệp, sao chép công trình khoa học của các nhà nghiên cứu khác, đặc biệt từ các tài liệu do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Thị Minh Thúy chấp bút hoặc tổ chức thực hiện trong khi không có nhu cầu.
Cụ thể, theo Phó Giáo sư Đỗ Minh Thúy, ông Nguyễn Văn Cương đã sao chép từ các báo cáo khoa học trong tập kỷ yếu Hội thảo “Chính sách văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế” do Viện Văn hóa phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 04/04/2007 (lúc đó người tổ chức là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Thị Minh Thúy, Viện trưởng Viện Văn hóa) để báo cáo khoa học với tiêu đề “Chính sách văn hóa của Việt Nam từ sau đổi mới đến nay” tại Hội thảo quốc tế “Các nguồn lực văn hóa cho phát triển bền vững: Lý luận thực tiễn và các giải pháp chính sách” do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức ngày 13-14/12/2016.
|
Bà Thúy cho rằng, ông Cương đã sao chép tại các trang 51, 52, 55, 56, 57 của 02 bài tham luận, trong đó có 01 bài đã được đăng tải trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 06/2007.
Trong tài liệu gốc trang 55 ghi: Và trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, rất cần thiết tăng cường và khuyến khích khả năng làm kinh tế trong các hoạt động văn hóa, trong các tổ chức làm văn hóa. Đã đến lúc, văn hóa cần năng động hơn trong việc khai thác tiềm năng văn hóa của mình.
Chính vì thế mà chính sách phát triển kinh tế nói chung, kinh tế trong văn hóa nói riêng, một mặt phản ánh mức độ phát triển của con người trong tự nhiên và xã hội, mặt khác có tác động quyết định đến sự phát triển văn hóa…
Ông Cương đạo văn trong báo cáo trang 04 ghi: Trong bối cảnh hiện nay, rất cần thiết tăng cường và khuyến khích khả năng làm kinh tế trong các hoạt động văn hóa, trong các tổ chức làm văn hóa. Bên cạnh sự gia tăng hiệu quả đương nhiên vốn có của ngành kinh tế, chính vì thế mà chính sách phát triển kinh tế nói chung, kinh tế trong văn hóa nói riêng, một mặt phản ánh mức độ phát triển của con người, mặt khác có tác động quyết định đến sự phát triển văn hóa và hoạt động văn hóa.
|
Tài liệu gốc trang 56 ghi: Những chính sách kinh tế trong văn hóa có nhiều khi vượt khỏi phạm vi kinh tế, mang đậm diện mạo văn hóa, tạo thành động lực cho sự phát triển hài hòa nhân cách, phát triển gia đình, cộng đồng và xã hội.
Ông Cương đạo văn trong báo cáo trang 04: Những chính sách kinh tế trong văn hóa có nhiều khi vượt khỏi phạm vi kinh tế, mang đậm diện mạo văn hóa, trở thành động lực cho sự phát triển hài hòa, tối đa và bền vững các hoạt động văn hóa, phát triển nhân cách, phát triển gia đình, cộng đồng và xã hội…
Ngoài ra, bà Thúy còn khẳng định, ông Nguyễn Văn Cương sao chép trong một số tác phẩm như: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của Giáo sư Trần Ngọc Thêm để xuất bản cuốn Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ do ông làm tác giả…
Trước những tố cáo trên, ngày 16/05/2017, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có buổi làm việc trực tiếp với ông Nguyễn Văn Cương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội để nắm rõ hơn về vấn đề này.
Tại buổi làm việc, ông Cương bác bỏ hoàn toàn tố cáo nói trên và cho biết: “Chúng tôi có sử dụng công trình nghiên cứu của những người đi trước thì bao giờ cũng phải trích nguồn rất là đầy đủ, đấy là nguyên tắc làm việc”.
Trước sự việc trên, đề nghị Bộ Giáo dục, Bộ Văn hóa sớm kiểm tra, làm rõ có hay không việc ông Nguyễn Văn Cương , Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đạo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, sao chép công trình khoa học của các nhà nghiên cứu khác?
Trần Việt - Theo giaoduc.net.vn
Hiệu trưởng ĐH Văn Hóa Hà Nội không đứng lớp vẫn ung dung nhận tiền phụ cấp?
Theo kết luận thanh tra của Bộ VH-TT&DL, ông Nguyễn Văn Cương (Hiệu trưởng ĐH Văn Hóa Hà Nội) không đứng lớp nhưng vẫn hưởng phụ cấp.
Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa phủ nhận "xào" công trình khoa học
Được biết, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có kết luận thanh tra sau khi nhận được tố cáo về nhiều sai phạm trong quản lý của ông Nguyễn Văn Cương (Hiệu trưởng ĐH Văn hóa Hà Nội).
Theo Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, ngày 23/01/2006, hướng dẫn việc thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thì ông Nguyễn Văn Cương thuộc đối tượng “Cán bộ quản lý…trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền”.
Đại học Văn hóa Hà Nội. |
Nội dung tố cáo cho thấy, quy chế chi tiêu nội bộ của Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, định mức giờ giảng đối với Hiệu trưởng là 10% của ngạch PGS, nghĩa là chỉ 32 giờ chuẩn/năm học. Từ năm 2000, môn “Hiệp hội Câu lạc bộ”, là môn ông Cương giảng dạy bị loại khỏi chương trình đào tạo. Từ đó đến nay, ông Cương không giảng dạy môn nào nữa ở tất cả các loại hình và bậc đào tạo của Trường.
Từ khi có chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo trực tiếp đứng lớp, ông Cương vẫn liên tục hưởng (không đúng) chế độ này, tức là 25% lương chính. Ước tính tổng cộng khoảng trên 200 triệu đồng. Chưa kể nói đến việc ông Cương không hoàn thành định mức lao động (32 giờ giảng/năm học) nhưng hàng năm ông vẫn nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua.
Sau khi nhận được đơn tố cáo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có đoàn thanh tra, thanh tra những tố cáo liên quan đến nhiều sai phạm của ông Nguyễn Văn Cương.
Theo Kết luận thanh tra số 23/Kl – Ttr của Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Chánh thanh tra Vũ Xuân Thành Ký, trong đó có đề cập đến việc ông Cương không trực tiếp giảng dạy nhưng vẫn hưởng phụ cấp. Từ năm 2008 đến nay ông Cương không trực tiếp giảng dạy nhưng có tham gia xây dựng chương trình đào tạo đại học, thạc sĩ; tham gia hướng dẫn khóa luận, 22 luận văn thạc sĩ, 5 luận án tiến sĩ và tham gia nghiên cứu 2 đề tài cấp bộ.
Căn cứ thông tư 47/2014/TT-BGĐT của Bộ Giáo dục Đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giảng viên quy định: “Định mức giờ chuẩn cho giảng viên trong năm học là 270 giờ chuẩn; trong đó, giờ chuẩn trực tiếp trên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định”. Như vậy, theo quy định ông Nguyễn Văn Cương phải tham gia giảng dạy trực tiếp trên lớp tối thiểu là 16 giờ/ năm, số còn lại được phép quy đổi.
Thanh tra bộ đã kiến nghị Đại học Văn hóa Hà Nội thu hồi phụ cấp đối với Nhà giáo của ông Nguyễn Văn Cương. |
Chính vì thế, Kết luận thanh tra cho rằng nội dung tố cáo liên quan đến việc hưởng tiền đứng lớp sai nguyên tắc của ông Cương chỉ đúng 1 phần: “Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội hưởng phụ cấp ưu đãi đối với Nhà giáo khi không trực tiếp lên lớp giảng dạy (theo quy định tại Điều 5, Khoản b của Thông tư số 47/2014/TT/BGD…”.
Thanh tra bộ cũng đã kiến nghị Đại học Văn hóa thu hồi phụ cấp đối với Nhà giáo của ông Nguyễn Văn Cương.
Trao đổi về những vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Cương cho biết, thông tin ở kết luận thanh tra và không đề cập gì thêm”.
Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về sự việc trên.
119. Nhiều năm trước, báo chí đã có cảnh báo về sân golf TSN
Năm 2011, Báo Thanh Niên đã có loạt bài phân tích rất kỹ về những hệ lụy của dự án sân golf Tân Sơn Nhất nhưng sau đó, dự án này vẫn được tiến hành xây dựng.
Cách đây 6 năm, thông qua Báo Thanh Niên, trung tá Lê Trọng Sành, nguyên Trưởng phòng Quản lý bay - sân bay Tân Sơn Nhất, đã phân tích rất kỹ về những hệ lụy của dự án sân golf Tân Sơn Nhất với an toàn bay và phản đối quyết liệt dự án này. Thế nhưng sau đó, dự án này vẫn được tiến hành xây dựng.
Hôm qua (11.6), trả lời Thanh Niên, ông Lê Trọng Sành, người có thâm niên 30 năm làm trong ngành hàng không, vẫn giữ nguyên quan điểm nhưng phân tích cụ thể, chi tiết hơn sự uy hiếp này khi dự án đã đi vào hoạt động.
TIN LIÊN QUAN
Đừng đặt lợi ích kinh doanh trên sinh mạng con người
“Có nhiều cách và nhiều nơi để kinh doanh chứ không thể tìm kiếm lợi nhuận bằng việc đánh đổi sự an toàn của con người” - trao đổi với Thanh Niên, Đại tá - phi công anh hùng quân đội Nguyễn Thành Trung - nhận định.
Góp phần gây ngập sân bay
|
Theo ông, việc sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) bị ngập nước vừa rồi có một phần từ sân golf. Phần đất phía sân golf do đắp cỏ cao hơn khiến nước dồn sang phía sân bay gây ngập khi mưa lớn. “Khi người Pháp chọn vị trí đặt sân bay TSN, nơi đây là vị trí cao nhất. Nay làm sân golf với các ụ cỏ cao khiến nước mưa chảy về phía sân bay gây ngập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bay”, ông phân tích.
Đặc biệt, việc sân golf án ngữ ở phía bắc sân bay là hết sức nguy hiểm. Theo quy chế bay trong khu vực TSN, vòng lượn của máy bay không bao giờ được thiết lập ở phía nam đường cất - hạ cánh bởi ở khu vực này đã có nhà ga, sân đỗ máy bay, kho xăng, khu dân cư... Do đó, vòng lượn chỉ được thiết lập ở phía bắc đường cất - hạ cánh, tức là về hướng khu đất trống làm sân golf hiện nay. Máy bay nhỏ chỉ cần vòng lượn hẹp, nhưng máy bay lớn tốc độ nhanh cần vòng lượn rất rộng. Do đó, việc xây dựng hàng rào và công trình cao tầng sát vòng lượn của máy bay là nguy hiểm, có khả năng uy hiếp an toàn bay.
Đặc biệt theo quy định công trình có độ cao từ 45 m ở phạm vi bán kính 30 km từ sân bay đều phải xin ý kiến về an toàn tĩnh không. Bởi một công trình ở cách rất xa sân bay cũng có thể hạn chế hoạt động của các đài, trạm thông tin, radar dẫn đường hàng không, trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời. Thế nhưng, dự án sân golf TSN được phê duyệt tới 12 tầng, tương đương độ cao 50 m. “Mặc dù đến nay chủ đầu tư chưa triển khai xây dựng nhưng về mặt giấy tờ thì họ có quyền xây”, ông Sành cảnh báo.
Cụ thể hơn, ông Lê Trọng Sành phân tích an toàn bay không thể chỉ tính đến các yếu tố trên mặt đất, mà phải kể đến tĩnh không sân bay, là phần không gian an toàn để máy bay thực hiện các giai đoạn cất cánh lên cao, hạ thấp độ cao, hạ cánh và bay trên các đường băng. Vì khi máy bay cất - hạ cánh xuống đường băng bao giờ cũng cần một khoảng không gian để nâng - hạ độ cao theo vòng lượn được thiết lập. Ngoài ra, luôn luôn phải dự tính đến tình huống xấu nhất như máy bay hoạt động ban đêm, thời tiết xấu mưa to, gió lớn, mây thấp, tầm nhìn khuất, máy bay có sự cố kỹ thuật… Khi đó, nếu chẳng may phi công không xử lý hạ cánh xuống đường băng được mà bị dạt sang, va chạm hàng rào, cao ốc thì sao?
“Cần lưu ý đến tâm lý mệt mỏi của phi công sau chuyến bay dài, nhất là các chuyến bay quốc tế kéo dài trên 10 tiếng, phi công cần một không gian quang đãng, không có chướng ngại vật để hạ cánh. Nếu xây các chướng ngại vật ngay sát nơi hạ cánh sẽ tạo áp lực rất lớn cho phi công. Mỗi ngày, tại sân bay TSN có hàng trăm chuyến bay quốc tế, quốc nội, sử dụng máy bay loại lớn, ai dám chắc 100% máy bay không gặp trục trặc?”, ông Sành đặt câu hỏi.
TIN LIÊN QUAN
Không để sân golf xâm hại sân bay
Sau khi Thanh Niên ngày 18.7 có bài phân tích nguy cơ uy hiếp an toàn bay khi xây sân golf và khu dịch vụ trong sân bay Tân Sơn Nhất (TSN), nhiều chuyên gia tiếp tục chỉ ra những điểm bất hợp lý của dự án này.
Mở rộng là hoàn toàn khả thi
|
Liên quan đến phát biểu của Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa cho rằng mở rộng sân bay TSN về phía bắc (nơi có sân golf trên khu đất rộng 157 ha) là “không khả thi”, các chuyên gia lại chứng minh điều ngược lại.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, chuyên gia kỹ thuật hàng không, nhận xét Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nói mở rộng TSN về phía bắc, nâng công suất thêm 25 triệu hành khách là không khả thi, nhưng không đưa ra căn cứ khoa học lý giải cụ thể nào cả. Các con số thống kê cũng lấy lại từ báo cáo năm 2015. Theo ông Nguyễn Thiện Tống, Công ty thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không ADCC đã không khách quan khi đưa ra số liệu về chi phí và thời gian thực hiện các phương án mở rộng sân bay TSN.
Cụ thể, công ty này đưa ra phương án xây mới đường cất - hạ cánh số 3 ở phía bắc sân golf, cách đường cất - hạ cánh 25R/07L đến 1.800 m, xây dựng 2 nhà ga mới và các công trình phụ trợ nằm trên khu vực đất sân golf với tổng mức đầu tư lên đến 201.350 tỉ đồng, thời gian xây dựng trên 15 năm, giải phóng 626 ha mặt bằng, trong đó có khu quân sự, sân golf và 322 ha đất dân cư với khoảng 140.000 hộ dân. “Phương án này có những con số được thổi phồng để dễ dàng đưa đến kết luận không khả thi. Tại sao khoảng cách giữa 2 đường cất hạ cánh là 1.800 m trong khi ICAO khuyến cáo mức tối thiểu chỉ là 760 m?”, ông Tống đặt câu hỏi.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống cũng đưa phương án xây dựng đường cất - hạ cánh thứ 3 trên phía đất thu hồi từ sân golf và có khoảng cách 760 m với đường cất hạ cánh số 1 dài 3.800 m hiện hữu. Chiều dài trong phạm vi hiện hữu của sân bay TSN là khoảng 3.000 m nên đường băng thứ 3 có thể dài khoảng 2.700 m mà không cần giải tỏa hộ dân nào. Sân bay TSN hiện có hai đường băng cất hạ cánh song song với chiều dài 3.048 m và 3.800 m, cách nhau 365 m, đảm bảo cho các máy bay lớn như B747-400 và A340-600 cất - hạ cánh an toàn. Khi có thêm đường cất - hạ cánh thứ 3 này, sân bay TSN hoàn toàn có khả năng cho cất - hạ cánh an toàn các máy bay thương mại thông dụng hiện nay với tần suất trên 360.000 chuyến cất - hạ cánh/năm, từ đó tăng năng suất tối đa đến 75 - 95 triệu khách/năm.
Trong tương lai, đường băng thứ 3 có thể tăng đến 3.800 m như đường băng thứ 1 khi giải tỏa khoảng vài chục héc ta ra hướng đường Trường Chinh và đường Quang Trung. Có thể lấy đất phía đỉnh tam giác của sân bay TSN để đổi đất giải tỏa chứ không phải tốn tiền đền bù.
Bên cạnh đó, KTS Ngô Viết Nam Sơn đánh giá phương án xây thêm nhà ga T4 với công suất 10 - 15 triệu hành khách/năm như đề xuất của Bộ GTVT đưa ra không những không giải quyết được vấn đề giao thông kết nối đô thị, vấn đề đô thị sân bay mà còn tạo thêm gánh nặng cho ngân sách TP. Ông Sơn lý giải, mở rộng sân bay ra đường Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình) vẫn phải nối vào đường Cộng Hòa (Q.Tân Bình) hiện đang tắc nghẽn. Như vậy, càng tăng công suất sân bay thì vấn đề giao thông càng hỏng. Chưa tính chuyện TP.HCM buộc phải bỏ thêm vài ngàn tỉ đồng xây các dự án cầu vượt để kết nối bởi không thể nghiên cứu giải quyết sân bay mà không kết nối đô thị thành phố.
“Trong khi đó, một giải pháp ưu việt hơn nhiều đó là vẫn xây nhà ga theo đề án của Bộ nhưng xây trên phần đất sân golf. Kinh phí vẫn như vậy nhưng TP không tốn tiền giải tỏa mặt bằng, không phải xây thêm cầu vượt vì mở rộng hướng này sẽ nối ra các đường Tân Sơn, Quang Trung, kết nối được cả QL1, vừa thuận tiện nếu muốn nâng cấp xây thêm đường băng trong tương lai, vừa giúp người dân quanh vùng đô thị TP.HCM có thể đi thẳng theo QL1 vào sân bay, không phải qua thành phố, giảm tải ách tắc giao thông nội đô”, KTS Nam Sơn nói.
Biểu hiện của những hành vi không ngay ngắn
Việc Bộ Quốc phòng cho phép công ty tư nhân hợp đồng kinh doanh trên đất sân bay và việc Bộ GTVT cũng như quy hoạch của Cục Hàng không khi mở rộng sân bay đều nhất quyết “né” sân golf là biểu hiện của những hành vi không ngay ngắn. Đất sân bay là phải làm nhiệm vụ phục vụ sân bay; an ninh quốc phòng cũng phải cho sân bay. Đằng này lại mở ra một khu vui chơi giải trí xa xỉ không phù hợp với đời sống người dân. Khi dân cần, nước cần lại không chịu thu hồi thì lý do ở đâu? Lợi ích ai hưởng? Tất cả thể hiện ý thức kém của các cán bộ thực thi thể chế, tầm nhìn hạn hẹp, đặt quyền lợi cá nhân, lợi ích nhóm lên trên lợi ích của dân, của nước.
PGS-TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Hội đồng Tư vấn khoa học kỹ thuật môi trường - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM
|
Đình Mười - Hà Mai
http://thanhnien.vn/thoi-su/san-golf-tan-son-nhat-uy-hiep-an-toan-bay-844375.html
118.
Rất cần tiếng nói của lương tri
Việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh - giữ chức vụ Phó trưởng Phòng, Trưởng Phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản Sở Xây dựng Thanh Hóa - sai hàng loạt quy định, trong đó vi phạm rất nhiều quy định về tiêu chuẩn, trình độ.
“Chúng ta có thể thanh tra giám sát các thủ tục được gọi là đúng quy trình ấy, nhưng lương tri của những người làm công tác tổ chức cán bộ là thứ không ai có thể giám sát được”, đó là ý kiến của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền khi bàn về những vụ “bổ nhiệm thần tốc” tại diễn đàn Quốc hội.
- Ông Huỳnh Vĩnh Ái đừng đổ lỗi cho cấp dưới
- “Giải phóng mặt bằng” trong bộ máy hành chính
- Kỷ luật không phải là thoát trách nhiệm
- Lợi ích cái sân golf to hơn lợi ích quốc gia
Người ta đã nói đến vai trò giám sát của Quốc hội, nhưng lần đầu tiên có một đại biểu đặt vấn đề giám sát lương tri của con người. Con người cụ thể ở đây là cán bộ làm công tác tổ chức.
Một công trình xây dựng bị hư hỏng, kiểm tra bằng các biện pháp kỹ thuật, có thể biết được chất lượng xây dựng, phát hiện công trình bị “rút ruột”. Một vụ việc thưa kiện của công dân xảy ra, có thể nghiên cứu hồ sơ để tìm hiểu bản chất sự việc, cho nên có nhiều vụ án oan sai được giải mã. Một chính sách ban hành có được thực thi nghiêm túc hay không, bằng các biện pháp kiểm tra, giám sát, có thể xác định được trách nhiệm của cá nhân, đơn vị.
Nhưng đố ai có thể giám sát được lương tri của con người. Có điều gì đó thật chua chát trong câu nói của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền, nhưng đó là điều rất thực. Đôi khi cũng cần nghe một lời nói thực để đắp vá vào những lỗ hổng niềm tin đã bị thất thoát.
Sự thật đây là gì? Các trường hợp bổ nhiệm người nhà, “bổ nhiệm thần tốc” hay cả gia đình dòng họ làm quan trong một tỉnh được nêu ra cụ thể, bằng chứng rành rành, nhưng khi giải trình, thì tất cả đều “đúng quy trình”. Chịu, cứ đổ cho cái ông “quy trình” thì coi như xong.
Sự thật ở đây là gì? Có rất nhiều thứ đúng quy trình nhưng không lương thiện, là không đúng với những giá trị đạo đức mà con người xác lập và thừa nhận, là xa lạ với tiếng nói của lương tri. Kiểm điểm lại nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đất nước, sẽ thấy có lắm thứ chúng ta phải trả giá vì nó được thực hiện và cam kết bởi những quy trình.
Khi người lãnh đạo bổ nhiệm cán bộ bằng sự trong sáng của lương tâm, sự công bằng của tuyển chọn, sự quyết tâm tìm người tài để phục vụ đất nước, thì đó là quy trình đúng nhất, cho dù nó không thể định lượng được. Bởi vì nó là quy trình của lương tri.
Với những quy trình được định lượng bằng những gạch đầu dòng của thủ tục, hồ sơ mang tính quy định như bằng cao cấp chính trị, thời gian công tác, bằng cấp chuyên ngành, bỏ phiếu tín nhiệm…, cũng không thể chọn ra người có năng lực nếu không có tiếng nói của lương tri.
Thế mới hay, thiếu vắng tiếng nói của lương tri thật là kinh khủng.
http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/rat-can-tieng-noi-cua-luong-tri-672997.bld
117. Phát hiện của chuyên gia tin học Quách Tuấn Ngọc
Ông giời mách bảo. Hình ảnh vệ tinh rõ mồn một.
Sân bay Gia lâm và sân bay TSN cùng chung mấy đặc điểm
1. Ngay sát tp.
2. Sân gôn ngay cạnh đường băng. Nói dại, tay nào đánh gôn khỏe là quả gôn chui vào lỗ động cơ máy bay.
3. Hình như cùng một chủ đầu tư.
---
Kết luận: Đẹp và Giỏi. Giỏi thật.
https://www.facebook.com/quachtuan.ngoc/posts/1470458312976971
116. "Thuyết minh" của cụ Lưu Trọng Văn
Bà con ì xèo chuyện sân golf Tân Sơn Nhất quá làm gã không thể không có nhời.
Sân golf TSN thực chất là một bàn chân sói thò vào nhà của cô bé trong rừng khi mẹ vắng nhà trong câu chuyện cổ tích mà đứa trẻ nào cũng rành.
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn con trai của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã lên tiếng về vụ sân golf đề ra phương án lấy toàn bộ 157 ha sân golf để mở rộng sân bay và thông cổng vào sân bay theo hướng bắc tạo nên đường vành đai quanh sân bay dẫn đến giải tỏa được nạn kẹt cứng của sân bay, đồng thời với việc tăng công suất cho TSN sẽ làm giảm áp lực phải xây dựng sân bay Long Thành.
Gã nghĩ khác.
Gã thú thật là từ lâu đã đọc vị được những bác đã và đang ủ mưu cao thâm ủ mưu gì.
Kịch bản đã được viết trong những cuộc ủ mưu sâu ấy thế này:
Làm chủ toàn bộ bất động sản của sân bay TSN- Núi vàng khổng lồ ngay giữa trung tâm Sài gòn- Thành phố lớn và năng động nhất VN.
Muốn vậy thì phải từng bước lớp lang thực thi kịch bản theo lộ trình sau:
- Cho công luận và các nhà lãnh đạo quốc gia và TP. Sài Gòn thấy tính tất yếu việc xây dựng sân bay mới Long Thành. (Thật ra việc xây dựng sân bay Long Thành là hợp quy luật phát triển.)
-Bật mí cho các nhóm lợi ích thân hữu trong hàng ngũ quản trị thấy việc xây dựng sân bay Long Thành tốn kém hàng chục tỷ dola với những việc giải tỏa đền bù, dự án, xây dựng, thiết bị, vật tư sẽ là siêu dự án đem lại những lợi nhuận chênh lệch khổng lồ với sự tiếp sức , bảo kê của một cơ chế giám sát độc quyền, không minh bạch.
-Muốn cho QH và các nhà quản trị cũng như dân chúng thấy rằng việc xây dựng sân bay Long Thành là cấp bách thì phải tạo ra và duy trì tình trạng kẹt xe quanh sân bay càng lâu càng tốt, phải tạo ra cách quản lí trì trệ để tạo áp lực khó chịu về sự quá tải của sân bay TSN, rồi thậm chí còn cố tình làm sân bay cứ mưa lớn là ngập nước nữa. Ối giời tất cả đồng nhất gào to; CHỊU ĐẾCH NỔI!
-Để chặn việc mở rộng sân bay từ bên trong cần tạo ra những vùng chật chội đã rồi mà với nhiều bác có vai trò trong việc quyết định mở rộng sân bay sau này vô tình bị vào tròng mắc quai khi với tầm nhìn hạn hẹp và lợi ích cục bộ cho phép làm sân golf 157 ha ngay khi chưa có áp lực về sự quá tải của sân bay TSN.
Gã xin mở ngoặc chút chút...
Gã là tay viết kịch tương đối có nghề, gã phải thừa nhận rằng các bố nào viết kịch bản sân golf cách đây cả chục năm thật là bậc kì tài, cao siêu.
Hê, đành như nhân vật Hoàng trong truyện ngắn của cụ Nam Cao phải chửi thề: Tiên sư anh Tào Tháo!
-Thế là tất cả cùng hướng tới một tương lai tốt đẹp ; SÂN BAY LONG THÀNH.
- Thế là cả 850 ha sân bay TSN đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử để trở thành một đô thị ...vàng.
- Đô thị vàng, núi vàng khổng lồ ấy sẽ nằm trong tay ai? Còn ai vào đây nữa ngoài con sói đã thò một chân xí phần sân golf ?
Màn hạ.
Chốt hạ.
Những tiếng vỗ tay.
Ai vỗ tay?
***
Và, khi màn nhung của kịch bản trên khép lại thì gã nghĩ ra một kịch bản khác rất chi chính kịch và chả cần những lớp lang ủ mưu sau cánh gà.
- Sân bay TSN khi không còn sứ mệnh để cất và hạ cánh nữa, sân bay quân sự và hệ thống phòng không không khó để dời về Biên Hòa hoặc Long Thành thì nhân dân Sài Gòn của gã có được một tài sản vô cùng quý giá đó là 850 ha ở vị trí trung tâm đắc địa sẽ đồng thanh yêu cầu: Không trao cho bất cứ ai hết.
-Nhân dân Sài Gòn và chính quyền TP phải cùng công khai bàn luận xử dụng 850 ha này thế nào lợi nhất cho dân TP và cho giấc mơ phát triển TP.
Gã tạm tính với thời giá hiện nay thì một m 2 đất ở khu vực quanh sân bay gíá thấp nhất là 100 triệu. Vậy thì 850 ha- 850 x 10.000 m2 x 100.triệu sẽ là bao nhiêu?
8,5 TRIỆU TỶ ĐỒNG.
Tương đương 386, 363 TỶ DOLA.
Tương đương 8.900 TẤN VÀNG
Ồi, với số tiền như trong mơ ấy chắc chắn bác Nguyễn Thiện Nhân sẽ biết cùng dân Sài Gòn thực hiện giấc mơ Hòn ngọc Viễn đông chứ không bỡn.
Các bác sói, soái, sư tử, cọp nào muốn có đất vàng này thì xin mời cứ đấu giá công khai.
Chỉ có công khai và minh bạch mua bán đấu giá dưới sự giám sát của dân thì đất TSN chắc chắn sẽ không có chuyện như đất vàng Ba Son, Tân Cảng tài sản chung của dân bị dấm dúi bán rẻ cho các bác thuộc nhóm tư bản thân hữu như nhà báo Huy Đức từng công khai lên án!
...
Nói thêm:
Bạn đọc của gã đã tính chính xác số tiền 8 tr 5 tỷ đồng tương đương gần 400 tỷ đo la. Do gã dốt toán nên tính là 42,5 tỷ đola.
Nhà báo Nguyễn Đình Ấm có tư liệu diên tích sân bay TSN chính xác là 1.150 ha chứ không phải 850 ha. Vậy thì bao nhiêu tiển nhể. Không tưởng tượng nổi rồi.
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1871897059802189&id=100009457401127
126.
Trả lờiXóa