Tiếp tục công việc sưu tầm.
Năm 2016 thì toàn bộ xem ở đây.
Dưới là các phần của năm 2017.
Phần 1 (đánh số từ 1 đến 15) đã đi ở đây.
Phần 2 (từ số 16 đến 35) đã đi ở đây.
Phần 3 (từ số 36 đến 55) ở đây.
Phần 4 (từ số 56 đến 75) ở đây.
Phần 5 (từ số 76 đến 95) ở đây.
Phần 6 (từ số 96 đến 115) ở đây.
.
115. Thâm nhập sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhật (phóng viên báo Tuổi trẻ thực hiện)
114.
Tàu vỏ thép hư hỏng nằm bờ tại Cảng cá Đề Gi, xã Cát Khánh (huyện Phù Cát, Bình Định). Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam
Ông Trương Quý Dương
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu về công tác dân vận. Ảnh LD
Ông Chu Trọng Trang (phải) nhận quyết định bổ nhiệm chi cục trưởng. (Ảnh: báo Nghệ An)
115. Thâm nhập sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhật (phóng viên báo Tuổi trẻ thực hiện)
114.
Mở rộng sân bay qua sân golf: 'Làm được, thưa bộ trưởng!'
TTO - Phát biểu của Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa tại Quốc hội hôm 8-6 rằng việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Bắc (tức nơi có sân golf 157ha) là “không khả thi” đã vấp phải phản ứng của chuyên gia.
Đề xuất của các chuyên gia hàng không thu hồi phần đất sân golf trong sân bay đủ làm thêm đường băng thứ ba và nhà ga mới, so sánh với đường băng sân bay Narita (Nhật Bản, ảnh dưới) - Nguồn: TS Trần Tiến Anh - Đồ họa: V.Cường |
Trả lời Tuổi Trẻ, trái ngược với ý kiến của Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa, các chuyên gia hàng không đã đưa ra những dữ liệu cho thấy việc mở rộng sân bay ra phần sân golf là khả thi, và nếu lấy lại sân golf thì đủ để làm thêm nhà ga và đường băng cho sân bay Tân Sơn Nhất.
Trên tinh thần cầu thị lắng nghe các góp ý, Tuổi Trẻ đăng tải các ý kiến đó và mong nhận được thêm ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý để giải quyết vấn đề mà như đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (chủ tịch HĐND TP.HCM) nói tại Quốc hội là “người dân TP.HCM đang rất bức xúc”.
Ông Nguyễn Thiện Tống - Ảnh: Q.Định |
* PGS.TS Nguyễn Thiện Tống (chuyên gia kỹ thuật hàng không): Làm đường băng thứ 3 không cần giải tỏa
hộ dân nào
Rõ ràng việc cải tạo, nâng cấp mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất là yêu cầu cấp bách. Hiện nay sân bay Tân Sơn Nhất thiếu nhất là sân đỗ máy bay, nhà ga hành khách và các đường lăn nối giữa đường cất hạ cánh và sân đỗ.
Tuy nhiên, cần có định hướng tăng năng suất sân bay Tân Sơn Nhất hết mức.
Công ty Thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC - thuộc Quân chủng Phòng không - không quân, Bộ Quốc phòng) đã không khách quan khi đưa ra chi phí và thời gian thực hiện các phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.
Công ty này đưa ra phương án xây mới đường cất - hạ cánh số 3 ở phía bắc sân golf, cách đường cất - hạ cánh 25R/07L 1.800m, xây dựng hai nhà ga mới và các công trình phụ trợ nằm trên khu vực đất sân golf với tổng mức đầu tư lên đến 201.350 tỉ đồng, thời gian xây dựng trên 15 năm, giải phóng 626ha mặt bằng, trong đó có khu quân sự, sân golf và 322ha đất dân cư với khoảng 140.000 hộ dân.
Phương án này có những con số tương tự như trong dự án sân bay Long Thành để dễ dàng đưa đến kết luận không khả thi. Đó không phải là kết quả nghiên cứu tính toán một cách khách quan của những nhà chuyên môn có trách nhiệm.
Với ba đường băng cất hạ cánh dài 3.800m, 3.048m và 2.600m thì sân bay Tân Sơn Nhất hoàn toàn có khả năng cho cất hạ cánh an toàn các máy bay thương mại thông dụng hiện nay với tần suất trên 360.000 chuyến cất hạ cánh/năm để có thể tăng năng suất tối đa đến 75-95 triệu khách/năm - Ông Nguyễn Thiện Tống |
Tôi đưa phương án xây dựng đường băng cất hạ cánh (runway) thứ 3 trên phía đất thu hồi từ sân golf và có khoảng cách 760m với đường băng cất hạ cánh số 1 dài 3.800m hiện hữu.
Chiều dài của đường này trong phạm vi hiện hữu của sân bay Tân Sơn Nhất là khoảng 2.800m, cho nên đường băng thứ 3 này có thể dài trên 2.600m mà không cần giải tỏa hộ dân nào cả.
Sân bay quốc tế Narita ở Nhật Bản với hai đường băng cất hạ cánh dài 2.500m và 4.000m mà có 234.000 chuyến bay và công suất 39 triệu khách năm 2016. Sân bay Sydney (Kingsford Smith) ở Úc với ba đường băng cất hạ cánh dài 2.438m, 2.530m và 3.962m mà có 327.000 chuyến bay với 42 triệu khách năm 2016. Sân bay này có kế hoạch đưa công suất lên 74 triệu khách năm 2033.
Sân bay Barcelona ở Tây Ban Nha với ba đường băng cất hạ cánh dài 2.528m, 2.660m và 3.743m mà có 308.000 chuyến bay với 44 triệu khách năm 2016. Sân bay này có kế hoạch đưa công suất lên 70 triệu khách/năm.
Ông Trần Tiến Anh |
* TS Trần Tiến Anh (trưởng bộ môn kỹ thuật hàng không ĐH Bách khoa TP.HCM): Mở rộng là hoàn toàn khả thi, hiệu quả cao
Tôi rất đồng tình với đề xuất thu hồi sân golf để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Bộ trưởng Bộ GTVT báo cáo trước Quốc hội rằng việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía bắc (vị trí sân golf hiện hữu) là không khả thi. Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân tôi, việc này hoàn toàn khả thi, thậm chí đạt hiệu quả cao.
Trên thế giới có rất nhiều sân bay đường băng chỉ dài 2.500m, sân bay quốc tế Narita ở Tokyo chẳng hạn.
Nếu Chính phủ thu hồi đất sân golf để làm đường băng 2.500m và nhà ga nội địa như tôi đề xuất thì hiệu quả sẽ rất cao mà không phải tốn nhiều chi phí đền bù, giải tỏa như một số báo cáo của Bộ GTVT - Ông Trần Tiến Anh |
Hiện nay ngành hàng không sử dụng phổ biến máy bay cỡ trung như A320, A321 hay B737 để vận chuyển hành khách tuyến ngắn. Lý do là nếu sử dụng máy bay lớn thì sẽ khó tìm đủ số lượng hành khách, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.
Phần lớn đội bay của Malaysia Airlines hiện nay là máy bay B737. Hãng Malaysia Airlines cũng sử dụng máy bay B737 để khai thác đường bay từ TP.HCM đi Kuala Lumpur. Ngoài ra, Hãng VietJet Air của Việt Nam hiện nay cũng chủ yếu khai thác máy bay A320 và A321. Với các loại máy bay này thì không cần đường băng quá dài, chỉ cần 2.500m là đủ.
Với diện tích sân golf Tân Sơn Nhất như hiện nay, theo tôi, đủ để làm đường băng 2.500m và chuyển hết nhà ga nội địa về vị trí sân golf. Nhà ga hiện nay phía đường Trường Sơn làm ga quốc tế.
Như vậy, hành khách đi các tuyến nội địa sẽ đến nhà ga từ phía đường Quang Trung, Trường Chinh, Cộng Hòa, Tân Sơn... Khi đã chia ra như vậy thì chắc chắn không xảy ra ùn tắc khủng khiếp tại đường Trường Sơn như hiện nay.
Ông Lê Trọng Sành - Ảnh: M.Đức |
* Trung tá Lê Trọng Sành (nguyên trưởng phòng quản lý bay sân bay Tân Sơn Nhất): Không cần làm đường băng dài
Hiện nay nhiều hãng hàng không kinh doanh máy bay cỡ lớn rất khó khăn vì không đủ khách. Thái Lan tìm 500-600 khách cho đủ một chuyến bay là rất khó khăn. Nhưng với 300-350 hành khách/chuyến thì dễ tìm hơn. Cũng vì thế họ đang tập trung khai thác máy bay cỡ A320, A321.
Như thế chỉ cần đường băng khoảng 2.500m là đủ. Diện tích sân golf hiện nay đủ làm đường băng và nhà ga để giảm tải cho phía đường Trường Sơn.
Tôi và các chuyên gia hàng không rất bất ngờ khi bộ trưởng Bộ GTVT nói không thể mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía sân golf, trong khi thực tế là hoàn toàn có thể.
Ông Phạm Sanh - Ảnh: Ngọc Dương |
* TS Phạm Sanh (chuyên gia giao thông): Nghiên cứu
Bộ GTVT công bố
không khách quan
Công ty Thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không (thuộc Quân chủng Phòng không - không quân) được chỉ định nghiên cứu các phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía bắc (sân golf) và trong thời gian ngắn đã đưa ra các thông tin, số liệu “khủng”.
Giới làm khoa học, làm tư vấn gọi đây là phương án đưa ra “quân xanh, quân đỏ” nhằm loại phương án thu hồi sân golf để mở rộng sân bay mà thôi. Tôi nghĩ nếu làm thật tâm, khách quan, khoa học thì sẽ nghiên cứu nghiêm chỉnh và sẽ làm được.
Theo tôi, việc giao cho tư vấn này nghiên cứu là không khách quan vì đất sân golf do quân đội quản lý.
Nhân dân rất mong Thủ tướng có chỉ đạo sát sao vấn đề quan trọng này để loại trừ “nhóm lợi ích”, nể nang, cảm tính.
Nâng cấp sân bay nhưng “né” sân golf?
Tháng 3-2017, Cục Hàng không trình Bộ GTVT quy hoạch điều chỉnh sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và chọn phương án 3.
Phương án này không bắt buộc phải thu hồi đất sân golf, chỉ xây thêm đường cất - hạ cánh, xây dựng hai nhà ga T3 và T4 công suất 10 triệu hành khách/ga/năm và xây dựng khu bãi đỗ và bảo dưỡng kỹ thuật ở phía bắc.
Có tổng cộng 82 vị trí đỗ máy bay. Diện tích giải phóng mặt bằng chỉ gần 20ha đất quân sự. Tổng vốn đầu tư hơn 19.000 tỉ đồng, khả năng đáp ứng 43-45 triệu hành khách/năm.
Với phương án này, đường trục dẫn vào sân bay vẫn là đường Trường Sơn như cũ, đồng thời xây dựng cầu vượt để nối đường Trường Sơn vào ga hành khách. Ngoài ra phải cải tạo, mở rộng đường 18E từ đường Cộng Hòa vào ga hành khách T4; cải tạo và mở rộng đường Hoàng Hoa Thám từ đường Cộng Hòa vào nhà ga T3.
|
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170611/mo-rong-san-bay-qua-san-golf-lam-duoc-thua-bo-truong/1329675.html
113. Bài trên trang của Nội chính Yên Bái
Cán bộ cần “biết lãnh đạo” để làm “đầy tớ” nhân dân
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền… Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Ý nghĩa sâu xa của lời căn dặn đó chính là, để hoàn thành sứ mệnh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải “biết lãnh đạo” để đi tới mục tiêu cao cả đó, để xứng đáng là “Người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Người đã chỉ dẫn: “muốn cho mọi người làm tròn nhiệm vụ, cán bộ Đảng và chính quyền cần biết lãnh đạo”(1). Theo Hồ Chí Minh, các cán bộ biết lãnh đạo tức là họ phải đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản sau:
Bác Hồ về thăm xã Tân Phong (Vĩnh Phúc) năm 1956.
Thứ nhất, cán bộ cần phải nắm vững mục đích (mục tiêu) và phương thức (phương pháp) trong lãnh đạo. Đây là vấn đề đặc biệt cần thiết đối với mỗi cán bộ trong lãnh đạo, bởi mục tiêu và phương pháp là các vấn đề cơ bản của lãnh đạo. Không nắm vững lý luận khoa học sẽ không thể đề ra được phương pháp lãnh đạo khoa học và hiệu quả. Ngược lại, không có phương pháp đúng sẽ không đạt được mục tiêu trong lãnh đạo. Lâu nay, trong lãnh đạo, nhiều cán bộ đã chỉ chú ý đề ra các mục tiêu (nói thì “nhiều” “hay”), mà không quan tâm đến đề ra các phương pháp thực hiện (làm thì “ít”, “dở”). Thực tế nhiều năm qua cho thấy, cán bộ ta còn nhiều khuyết điểm trong lãnh đạo, nhưng không muốn sửa chữa, không dám nhận trách nhiệm, là do họ đã không biết lãnh đạo. Cán bộ biết lãnh đạo rất cần phải nói ít, làm nhiều, tức cần phải nắm vững, đề ra các mục tiêu, phương pháp đúng đắn, hiệu quả trong lãnh đạo.
Thứ hai, cán bộ cần phải nắm vững “dân là chủ” (dân chủ) và “dân làm chủ” (thực hành dân chủ) trong lãnh đạo. Đây là phương châm rất quan trọng đối với mỗi cán bộ trong lãnh đạo, bởi dân là chủ (với ý nghĩa là mục tiêu) và dân làm chủ (với ý nghĩa là phương pháp) là các vấn đề cơ bản nhất trong lãnh đạo để xây dựng một xã hội dân chủ như Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp năm 2013 đã nêu rõ. Không xây dựng được các mục tiêu dân chủ sẽ không đề ra được các phương pháp dân chủ. Ngược lại, không thực hiện các phương pháp dân chủ sẽ không đạt được các mục tiêu dân chủ. Lãnh đạo dân chủ tức là cán bộ phải kết hợp giữa đạo đức và pháp luật, đặc biệt coi trọng tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục, biến quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước thành hành động tự giác của nhân dân. Ví như đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân cần phải được hiểu là chống lại các quan điểm có đặc tính cá nhân vị kỷ (vụ lợi), các hành vi có biểu hiện đặc điểm cá nhân ích kỷ (tư lợi), chứ không phải chống lại các quan điểm, hành vi vì quyền lợi chính đáng, có quan điểm nhân văn của cá nhân. Hồ Chí Minh phân tích rằng: “Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu”(2).
Thứ ba, cán bộ cần phải biết đi đầu, gương mẫu (tiên phong) trong lãnh đạo. Theo Hồ Chí Minh: “Lãnh đạo được hay không, là do đặc tính cách mạng, chứ không phải do số người nhiều ít của giai cấp”(3). Nghĩa là, hoạt động lãnh đạo là không phụ thuộc vào nhiều người hay ít người lãnh đạo, mà phụ thuộc vào tính gương mẫu (chất lượng) của các cán bộ lãnh đạo. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “nói giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo, thì cụ thể là phải gương mẫu trong sản xuất, gương mẫu trong đời sống”(4). Một người lãnh đạo mà không gương mẫu, không tiên phong về tư tưởng, đạo đức, lối sống thì người đó không biết lãnh đạo. Những người có tư tưởng, quan điểm “bảo thủ”, “kiêu ngạo”, “lệch lạc”, những người có hành vi “giả dối”, thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đều là những người không biết lãnh đạo.
Thứ tư, cán bộ cần phải có tinh thần trách nhiệm trong lãnh đạo. Mỗi cán bộ cần phải nhận thức đúng đắn cách làm việc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong nguyên tắc tập trung dân chủ. Hồ Chí Minh cho rằng, lãnh đạo theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thì tập thể lãnh đạo (cơ quan lãnh đạo) là muốn nói tới các đại hội Đảng, Quốc hội, Hội đồng nhân dân (5); còn cá nhân phụ trách hay cá nhân lãnh đạo (người lãnh đạo) là muốn nói tới các thành viên, ủy viên trong các cơ quan Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. Tập thể hay cá nhân lãnh đạo đều phải tuân thủ nguyên tắc: “quyền hạn gắn với trách nhiệm” trước Tổ quốc và nhân dân. Tinh thần trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong lãnh đạo cần phải gắn chặt với ba nội dung cơ bản: nắm vững chính sách, đi đúng đường lối quần chúng và làm tròn nhiệm vụ (6). Trong ba nội dung này thì việc nắm vững chính sách được coi như nắm vững phương pháp lãnh đạo dân chủ; việc làm đúng đường lối quần chúng được coi như việc xác định rõ mục tiêu lãnh đạo dân chủ; còn làm tròn nhiệm vụ được coi như vừa xác định rõ mục tiêu (tiêu chí) lãnh đạo dân chủ, vừa đề ra phương pháp (phương thức) lãnh đạo dân chủ của tập thể, mỗi cán bộ. Quyền hạn cần phải gắn với trách nhiệm; cương vị lãnh đạo càng cao thì trách nhiệm trước Tổ quốc, nhân dân càng nặng nề. Cán bộ cần phải nhận thức rõ rằng, làm lãnh đạo là để “phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”, chứ không phải để “làm quan phát tài”.
Thứ năm, cán bộ cần phải có nghệ thuật lãnh đạo. Cán bộ phải biết lãnh đạo một cách mềm dẻo, linh hoạt, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Phương pháp lãnh đạo này đối lập với phương pháp lãnh đạo theo kiểu “mệnh lệnh” trong thời kỳ nền kinh tế chỉ huy, bao cấp, hoặc trong chiến tranh. Theo Người, lãnh đạo theo phương pháp mệnh lệnh, là “làm việc theo cách quan liêu”, tức sử dụng quyền lực “cứng”, khó thuyết phục đối tượng lãnh đạo, mặc dù cán bộ vẫn có thể “làm tròn nhiệm vụ”, nhưng nhìn về tổng thể, thực chất thì lại thất bại. “Làm theo cách quan liêu đó, thì dân oán. Dân oán, dù tạm thời nay có chút thành công, nhưng về mặt chính trị, là thất bại”(7). Nếu cán bộ sử dụng phương pháp lãnh đạo khéo léo sẽ mang lại nhiều hiệu quả, mang tính “hai chiều”, tức có tính phản biện. Hồ Chí Minh coi phương pháp lãnh đạo khéo léo tương tự như “làm việc theo cách dân chủ”, sử dụng quyền lực “mềm”. Người nói: “Khi tuyên truyền chính sách của Đảng, cán bộ phải dùng cách thuyết phục chứ không được dùng mệnh lệnh”(8). Một tập thể lãnh đạo khéo thể hiện ở sự sáng suốt, tôn trọng các quan điểm, chính kiến khác nhau nhằm tạo sự đồng thuận, đoàn kết. Cá nhân lãnh đạo khéo thể hiện ở việc khéo tổ chức, khéo thuyết phục, khéo sử dụng cán bộ, khéo kiểm tra, kiểm soát trong thực hiện các công việc. Khéo lãnh đạo là đối lập với “thủ đoạn chính trị”(9).
Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện để cán bộ biết lãnh đạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cách thiết thực để góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu cao cả “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” ở Việt Nam.
……………..
1, 6. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 1995, t. 6, tr. 304, 346.
2. Hồ Chí Minh Sđd, t. 9, tr. 291.
3, 9. Hồ Chí Minh Sđd, t. 7, tr. 212, 438.
4. Hồ Chí Minh Sđd, t. 12, tr. 666.
5. Hồ Chí Minh Sđd, t. 5, tr. 504.
7.Hồ Chí Minh Sđd, t. 7, tr. 204.
8. Hồ Chí Minh Sđd, t. 3, tr. 566.
Thứ hai, cán bộ cần phải nắm vững “dân là chủ” (dân chủ) và “dân làm chủ” (thực hành dân chủ) trong lãnh đạo. Đây là phương châm rất quan trọng đối với mỗi cán bộ trong lãnh đạo, bởi dân là chủ (với ý nghĩa là mục tiêu) và dân làm chủ (với ý nghĩa là phương pháp) là các vấn đề cơ bản nhất trong lãnh đạo để xây dựng một xã hội dân chủ như Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp năm 2013 đã nêu rõ. Không xây dựng được các mục tiêu dân chủ sẽ không đề ra được các phương pháp dân chủ. Ngược lại, không thực hiện các phương pháp dân chủ sẽ không đạt được các mục tiêu dân chủ. Lãnh đạo dân chủ tức là cán bộ phải kết hợp giữa đạo đức và pháp luật, đặc biệt coi trọng tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục, biến quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước thành hành động tự giác của nhân dân. Ví như đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân cần phải được hiểu là chống lại các quan điểm có đặc tính cá nhân vị kỷ (vụ lợi), các hành vi có biểu hiện đặc điểm cá nhân ích kỷ (tư lợi), chứ không phải chống lại các quan điểm, hành vi vì quyền lợi chính đáng, có quan điểm nhân văn của cá nhân. Hồ Chí Minh phân tích rằng: “Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu”(2).
Thứ ba, cán bộ cần phải biết đi đầu, gương mẫu (tiên phong) trong lãnh đạo. Theo Hồ Chí Minh: “Lãnh đạo được hay không, là do đặc tính cách mạng, chứ không phải do số người nhiều ít của giai cấp”(3). Nghĩa là, hoạt động lãnh đạo là không phụ thuộc vào nhiều người hay ít người lãnh đạo, mà phụ thuộc vào tính gương mẫu (chất lượng) của các cán bộ lãnh đạo. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “nói giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo, thì cụ thể là phải gương mẫu trong sản xuất, gương mẫu trong đời sống”(4). Một người lãnh đạo mà không gương mẫu, không tiên phong về tư tưởng, đạo đức, lối sống thì người đó không biết lãnh đạo. Những người có tư tưởng, quan điểm “bảo thủ”, “kiêu ngạo”, “lệch lạc”, những người có hành vi “giả dối”, thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đều là những người không biết lãnh đạo.
Thứ tư, cán bộ cần phải có tinh thần trách nhiệm trong lãnh đạo. Mỗi cán bộ cần phải nhận thức đúng đắn cách làm việc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong nguyên tắc tập trung dân chủ. Hồ Chí Minh cho rằng, lãnh đạo theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thì tập thể lãnh đạo (cơ quan lãnh đạo) là muốn nói tới các đại hội Đảng, Quốc hội, Hội đồng nhân dân (5); còn cá nhân phụ trách hay cá nhân lãnh đạo (người lãnh đạo) là muốn nói tới các thành viên, ủy viên trong các cơ quan Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. Tập thể hay cá nhân lãnh đạo đều phải tuân thủ nguyên tắc: “quyền hạn gắn với trách nhiệm” trước Tổ quốc và nhân dân. Tinh thần trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong lãnh đạo cần phải gắn chặt với ba nội dung cơ bản: nắm vững chính sách, đi đúng đường lối quần chúng và làm tròn nhiệm vụ (6). Trong ba nội dung này thì việc nắm vững chính sách được coi như nắm vững phương pháp lãnh đạo dân chủ; việc làm đúng đường lối quần chúng được coi như việc xác định rõ mục tiêu lãnh đạo dân chủ; còn làm tròn nhiệm vụ được coi như vừa xác định rõ mục tiêu (tiêu chí) lãnh đạo dân chủ, vừa đề ra phương pháp (phương thức) lãnh đạo dân chủ của tập thể, mỗi cán bộ. Quyền hạn cần phải gắn với trách nhiệm; cương vị lãnh đạo càng cao thì trách nhiệm trước Tổ quốc, nhân dân càng nặng nề. Cán bộ cần phải nhận thức rõ rằng, làm lãnh đạo là để “phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”, chứ không phải để “làm quan phát tài”.
Thứ năm, cán bộ cần phải có nghệ thuật lãnh đạo. Cán bộ phải biết lãnh đạo một cách mềm dẻo, linh hoạt, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Phương pháp lãnh đạo này đối lập với phương pháp lãnh đạo theo kiểu “mệnh lệnh” trong thời kỳ nền kinh tế chỉ huy, bao cấp, hoặc trong chiến tranh. Theo Người, lãnh đạo theo phương pháp mệnh lệnh, là “làm việc theo cách quan liêu”, tức sử dụng quyền lực “cứng”, khó thuyết phục đối tượng lãnh đạo, mặc dù cán bộ vẫn có thể “làm tròn nhiệm vụ”, nhưng nhìn về tổng thể, thực chất thì lại thất bại. “Làm theo cách quan liêu đó, thì dân oán. Dân oán, dù tạm thời nay có chút thành công, nhưng về mặt chính trị, là thất bại”(7). Nếu cán bộ sử dụng phương pháp lãnh đạo khéo léo sẽ mang lại nhiều hiệu quả, mang tính “hai chiều”, tức có tính phản biện. Hồ Chí Minh coi phương pháp lãnh đạo khéo léo tương tự như “làm việc theo cách dân chủ”, sử dụng quyền lực “mềm”. Người nói: “Khi tuyên truyền chính sách của Đảng, cán bộ phải dùng cách thuyết phục chứ không được dùng mệnh lệnh”(8). Một tập thể lãnh đạo khéo thể hiện ở sự sáng suốt, tôn trọng các quan điểm, chính kiến khác nhau nhằm tạo sự đồng thuận, đoàn kết. Cá nhân lãnh đạo khéo thể hiện ở việc khéo tổ chức, khéo thuyết phục, khéo sử dụng cán bộ, khéo kiểm tra, kiểm soát trong thực hiện các công việc. Khéo lãnh đạo là đối lập với “thủ đoạn chính trị”(9).
Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện để cán bộ biết lãnh đạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cách thiết thực để góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu cao cả “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” ở Việt Nam.
……………..
1, 6. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 1995, t. 6, tr. 304, 346.
2. Hồ Chí Minh Sđd, t. 9, tr. 291.
3, 9. Hồ Chí Minh Sđd, t. 7, tr. 212, 438.
4. Hồ Chí Minh Sđd, t. 12, tr. 666.
5. Hồ Chí Minh Sđd, t. 5, tr. 504.
7.Hồ Chí Minh Sđd, t. 7, tr. 204.
8. Hồ Chí Minh Sđd, t. 3, tr. 566.
PGS, TS. Nguyễn Hữu Đổng Viện Chính trị học - Học viện CTQG Hồ Chí Minh
http://yenbai.noichinh.vn/chi-tiet/can-bo-can-%E2%80%9Cbiet-lanh-dao%E2%80%9D-de-lam-%E2%80%9Cday-to%E2%80%9D-nhan-dan-430
112.
Có chuyện "đi đêm" đằng sau những con tàu vỏ thép mới đóng xong đã hỏng hay không?
T.Công |
Ông Châu cho rằng, chuyện ngư dân đề nghị không thẩm định độc lập tàu vỏ thép nằm bờ là kỳ lạ và có vấn đề.
Hoàng loạt diễn biến được nhà chức trách tỉnh Bình Định cho là "rất kỳ lạ" xung quanh việc gần 20 tàu vỏ thép tiền tỷ hư hỏng phải nằm bờ.
Chuyện "đi đêm" giữa doanh nghiệp đóng tàu với ngư dân đã được ông Trần Châu (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định) đặt ra hôm 9/6.
Ông Châu cho rằng, chuyện ngư dân đề nghị không thẩm định độc lập tàu vỏ thép nằm bờ là kỳ lạ và có vấn đề, không loại trừ khả năng có "đi đêm" giữa phía công ty và chủ tàu.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cũng đặt câu hỏi: "Một số chủ tàu đã làm đơn kiến nghị UBND tỉnh Bình Định kiểm tra, nhưng không biết do tác động thế nào mà họ rút đơn?".
Theo tin từ tờ Zing.vn thì đã có 7 chủ tàu vỏ thép rút đơn khiếu kiện doanh nghiệp đóng tàu. Chủ tàu vỏ thép BĐ 99004-TS là ông Nguyễn Văn Lý (ngụ huyện Phù Mỹ) đã kể lại chuyện vị đại diện Công ty TNHH Đại Nguyên Dương ra giá đền bù, thỏa thuận.
Sự việc này diễn ra từ hai tuần trước, trước thời điểm mà tổ thẩm định độc lập vào cuộc kiểm tra các con tàu nằm bờ.
Ông Lý kể với tờ Zing.vn, phía đại diện của Công ty TNHH Đại Nguyên Dương đã đưa ra mức đền bù lần lượt từ 100 triệu, 300 triệu, rồi đến 500-600 triệu đồng.
"Họ đề nghị nếu đồng ý thì lập biên bản cam kết rút đơn bãi nại không kiện cáo gì nữa nhưng tôi nhất quyết không chịu", ông Lý nói với Zing.vn.
Báo Thanh niên thuật lại, tại hội nghị chuyên đề về đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP tổ chức ở Bình Định hôm 9/6, ngư dân Trần Đình Sơn (chủ tàu cá vỏ thép BĐ 99245-TS) cho biết ông đã gửi đơn trình báo việc "Công ty TNHH MTV Nam Triệu đã lừa ông và một số chủ tàu khác ký đơn xin rút hồ sơ đề nghị thẩm định".
Ông Sơn kể tại hội nghị, hôm 5/6, ông Nguyễn Hoàng Tân (Giám đốc Xí nghiệp đóng tàu Công ty TNHH MTV Nam Triệu và ông Bùi Hữu Hùng (Phó Giám đốc Công ty) có gặp riêng đề nghị ông rút hồ sơ khiếu nại về việc tàu hỏng.
Phía công ty cam kết sẽ hỗ trợ 100 triệu đồng và lắp mới máy tàu cho ông Sơn. Ông Sơn bảo mình không biết viết gì và ông Tân đánh máy nội dung đơn đề nghị rút khiếu nại cùng với văn bản thỏa thuận giữa hai bên. Công ty đưa cho ông Sơn ký rồi nhận số tiền 100 triệu đồng.
Ngư dân Trần Đình sơn cho rằng phải có sự đồng tình từ gia đình và xem xét việc lắp máy mới ra sao mới trả lời chính thức, thế nhưng phía công ty tự gửi đơn xin rút khiếu nại của ông Sơn cho nhà chức trách.
Theo tờ Tuổi trẻ, trong số 7 ngư dân rút đơn thì hiện nay 6 ngư dân không rút đơn nữa mà đồng ý cho tổ thẩm định độc lập kiểm tra, còn 1 chủ tàu do nhận được 250 triệu đồng tiền hỗ trợ từ phía công ty đóng tàu nên không yêu cầu giám đinh độc lập.
Ngư dân Trần Đình Sơn cũng đã mang 100 triệu đồng trả lại cho ông Nguyễn Hoàng Tân (Giám đốc Xí nghiệp đóng tàu Công ty TNHH MTV Nam Triệu.
Ông Tân nói với tờ Tuổi trẻ, phía công ty không hỗ trợ tiền đền ngư dân rút đơn khiếu nại, tiền hỗ trợ là để khắc phục hậu quả do những hư hỏng của tàu.
Giới chức tỉnh Bình Định đã chỉ đạo Công an tỉnh này kiến nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra, làm rõ việc nhiều tàu vỏ thép nằm bờ.
(Tổng hợp)
theo Trí Thức Trẻ
http://soha.vn/co-chuyen-di-dem-dang-sau-nhung-con-tau-vo-thep-moi-dong-xong-da-hong-hay-khong-20170610111648717.htm
111.
Yên Bái thanh tra đất do vợ Giám đốc Sở TN&MT đứng tên
10/06/2017 06:42 GMT+7
- UBND tỉnh Yên Bái thành lập đoàn thanh tra liên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật về việc sử dụng 1.300m2 của một hộ gia đình tại phường Minh Tân (TP Yên Bái) do vợ Giám đốc Sở TN&MT đứng tên.
Yên Bái thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với hộ gia đình bà Hoàng Thị Huệ |
Thông tin với VietNamNet, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy cho biết, UBND tỉnh đã thành lập đoàn thanh tra liên ngành (gồm Thanh tra tỉnh, Sở Xây dựng, Văn phòng UBND tỉnh).
Đoàn sẽ thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, việc cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép đối với thửa đất gần 1.300m2 của hộ gia đình bà Hoàng Thị Huệ.
Bà Huệ là vợ ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở TN&MT. Từ 2014 đến 2016, gia đình bà Huệ đã làm các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng gần 1.300m2 đất đồi và xây dựng công trình trên đất.
Ngày 9/6, Thanh tra tỉnh cũng ban hành quyết định số 71/QĐ-TTr về nội dung này.
Ngoài việc thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong sử dụng đất của hộ gia đình bà Hoàng Thị Huệ, Thanh tra tỉnh cũng tiến hành thanh tra đối với UBND TP Yên Bái, các cơ quan, tổ chức có liên quan. Thời kỳ thanh tra từ năm 2015 đến 8/6/2017; thời hạn thanh tra 45 ngày làm việc.
Trước đó, một số báo thông tin về việc sử dụng 1.300m2 đất tại phường Minh Tân (TP Yên Bái) do bà Hoàng Thị Huệ.
Theo ông Đỗ Đức Duy, tùy thuộc vào các nội dung thanh tra, nếu cần thiết sẽ yêu cầu ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở TN&MT có báo cáo giải trình về các nội dung có liên quan.
Ông Nguyễn Thanh Tú, Chánh văn phòng UBND TP Yên Bái thông tin với VietNamNet, khu đất nằm trong nội dung thanh tra trước đây là đất vuờn, đất đồi đã được UBND TP cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng từ năm 2015 theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
“Quy hoạch sử dụng đất tại TP được HĐND tỉnh thông qua theo quy hoạch, kế hoạch hàng năm hoặc theo giai đoạn. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng căn cứ theo nhu cầu sử dụng của người dân, phù hợp với xu thế phát triển chung của TP”.
Theo ông Tú, giai đoạn 2015 - 2016, UBND TP đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất khoảng 100ha cho 600 hộ dân.
“Quy hoạch phát triển đô thị của TP nhằm đáp ứng các tiêu chí để phù hợp với kế hoạch đưa TP từ đô thị loại 3 lên loại 2 vào năm 2020. Tỉnh cũng đã thu hút đầu tư hàng loạt dự án quy mô lớn thời gian qua, nhằm đưa Yên Bái thành tỉnh trung tâm về kinh tế - chính trị của 6 tỉnh miền núi phía Bắc”, ông Tú nói.
Phó bí thư Yên Bái giải trình việc lãnh đạo bổ nhiệm người nhà
Phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Dương Văn Thống giải trình việc bổ nhiệm cán bộ, trong đó có việc lãnh đạo bổ nhiệm người nhà.
Ông Đỗ Đức Duy được bầu làm Chủ tịch tỉnh Yên Bái
Chiều nay, HĐND tỉnh Yên Bái khóa 18 tiến hành kỳ họp thứ 4 (bất thường) bầu chức danh Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh.
Yên Bái có tân Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm
Theo đó, ông Mai Mộng Tuân - Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Yên Bái sẽ giữ chức Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm. Dưới ông sẽ có 3 Phó chi cục trưởng.
Phó bí thư Yên Bái: Hạn chế lòng tham sẽ giảm chi ngân sách
Hạn chế chủ nghĩa cá nhân và lòng tham, chắc chắn sẽ giảm được chi ngân sách - Phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái tha thiết.
Thái Bình
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/moi-truong/yen-bai-thanh-tra-dat-do-vo-giam-doc-so-tn-mt-dung-ten-377579.html
110. Bài trên blog Nguyễn Thế Thịnh
THỨ SÁU, 9 THÁNG 6, 2017
KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI
I.
Phủ của giám đốc Sở TN-MT Yên Bái (ảnh của Thương hiệu & Công luận)
Tui sinh ra trong gia đình ba đời chùi đít bằng lá chuối khô. Thấy bọn nó ở đâu đến phá nhà mình thì rủ nhau đánh, đuổi nó đi, gọi là làm cách mạng.
Cách mạng thành công hơn bảy chục năm nay rồi thì nghe cán bộ ngồi ở hội trường Ba Đình xin người làm cảnh vệ. Hơn bảy chục năm những chức vụ đó không có cảnh vệ đã có ai bị ám sát hay hành hung chưa? (Chỉ có một người bị xử do mâu thuẫn cá nhân mà cũng mới đây thôi!). Vậy thì vì sao lúc này phải có cảnh vệ?
Theo tui suy luận thì có hai lý do, một là, người ta linh cảm bắt đầu có gì đó bất ổn: hai là, không ám sát, hành hung nhưng tư gia bị trộm cướp nhiều tài sản có giá trị lớn mà không dám trình báo. Không có lý do thứ ba.
Nhìn cái biệt phủ của tay giám đốc Sở TN-MT Yên Bái (ảnh của Thương hiệu & Công luận), một tỉnh nghèo, địa chủ, phú hào ngày xưa chưa bằng cái lông chân của nó. Bạn hãy nghĩ mà coi vì sao đầu tỉnh của nó cần bảo vệ?
II.
Một ông lớn về thông tin di động như Mobifone, muốn làm truyền hình cáp thì dư sức. Bởi hạ tầng, cán bộ kỹ thuật có trong tay, mạng lưới cơ sở có trong tay, chỉ cần một phần mười số tiền đó cũng có thể biến thành ông lớn trong truyền hình kỹ thuật số. Vậy vì sao phải mua lại AVG với giá 400 triệu đô (rồi về ôm cục lỗ của nó) kinh khủng thế?
Mua đắt để làm gì?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son sắp mãn nhiệm, ông đã cấp tập làm chuyện này (tất nhiên không phải tự ông mà phải từ ông lớn khác). Rồi ông Son điều chuyển cán bộ Mobifone chóng mặt. Đang làm ăn ngon lành chủ tịch mới của Mobifone lo đổi màu logo cho hợp mạng (tức là chỉ lo cho mình).
Ấy là chưa kể, quá trình cổ phần hóa Mobifone, một công ty nước ngoài làm đề án nghe đâu mất hơn 10 triệu đô, bỏ, phải để một công ty con ông lớn làm lại mất 1,5 lần số tiền đó nữa. Đất nước này hỏi sao ngóc đầu dậy được?
III.
Ai sao kệ chứ tui rất tin vào ông Nguyễn Phú Trọng, ở chỗ, ông trong sạch (chí ít là không tai tiếng về lợi ích nhóm, con cháu thăng quan tiến chức), ông lại có khát vọng, vì thế tui mong ông mạnh tay hơn nữa. Có thể thời gian tại vị của ông hết nhiệm kỳ này đi nữa thì cũng không còn nhiều, nhưng chừng đó thôi, ông hãy làm cái gì đó để lại cho đời. Ông hãy tin, nhân dân nhìn thấy hết.
Trước hết, ông xử hết những thằng cán bộ ăn lương công chức mà xây biệt phủ, vì tham nhũng, tha hóa, tự diễn biến...nó rành rành ra đó chứ đâu?
IV.
Tui đóng thuế, nó lấy về làm giàu, nó bán tài nguyên, đất đai để làm giàu, chúng nó khác gì bọn ở đâu đến phá nhà chúng tôi?
Chẳng lẽ những người chùi đít bằng lá chuối khô phải làm cách mạng lần nữa.
Ông Trọng làm cách mạng, tui theo!
http://nguyenthethinh.blogspot.com/2017/06/khong-khong-noi.html
109.
Phó bí thư Yên Bái giải trình chuyện 'bổ nhiệm người nhà'
TTO - Do có đại biểu đặt vấn đề và dư luận quan tâm chuyện “bổ nhiệm người nhà” ở Yên Bái, ông Dương Văn Thống - Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, chủ động giải trình ở Quốc hội chiều nay 9-6.
Ông Dương Văn Thống phát biểu tại Quốc hội chiều 9-6 |
Dư luận này chính là về những thông tin rằng các cơ quan thuộc UBND tỉnh Yên Bái có nhiều cấp phó so với quy định. Nhân thảo luận kinh tế - xã hội tại Quốc hội chiều nay 9-6, ông Dương Văn Thống, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái, lên tiếng.
Ông Thống nói cho biết hiện nay Yên Bái còn có 4 sở thừa 1 cấp phó.
“Trong đó 1 phó giám đốc sở là do sát nhập vào nhiều năm nay nhưng mà không đưa đâu được, phải để anh em lại, hạ xuống cũng không được. Người Việt Nam chúng ta là thế!”, phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nói.
Cấp phó ở một sở nữa thừa ra là “do vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra, chúng tôi phải bố trí lại cán bộ thì lại thừa”.
Với hai sở còn lại thừa cấp phó, ông Dương Văn Thông thừa nhận: “Đúng là năm 2013 và 2014 có đề bạt anh em. Thừa chỗ đó xin rút kinh nghiệm và xin khắc phục”.
Trưởng ban Tổ chức trung ương Phạm Minh Chính nghe giải trình của Phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái |
Về thông tin lãnh đạo bổ nhiệm người nhà, ông Dương Văn Thống trình bày: “Thưa với Quốc hội, cơ chế là Đảng lãnh đạo, định hướng là giới thiệu, hoặc là quyết định, thì tập thể chúng tôi là Ban thường vụ đề nghị giới thiệu một đồng chí có đủ tiêu chuẩn”.
Tiêu chuẩn đó của người được bổ nhiệm được ông Thống liệt kê gồm: cao cấp chính trị, học chính quy liên quan đến ngành, thời gian công tác đã 21 năm, gần 5 năm làm phó giám đốc, 3 tháng là phụ trách ngành.
“Bây giờ đưa lên thì đồng chí ký quyết định bổ nhiệm hành chính thì Đảng phân công, giới thiệu, HĐND bầu, Chính phủ phê duyệt thì đấy là một trường hợp đặc biệt thôi chứ không vấn đề gì”, Phó bí thư Yên Bái giải thích.
Ngoài ra, ông Dương Văn Thống cũng cho biết còn có một số trường hợp cấp phòng, thiếu tiêu chí nhưng không phải là các tiêu chí cơ bản như học tập, chuyên môn, cao cấp chính trị. “Về công tác là đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chúng tôi sẽ hoàn thiện sau!”, Phó bí thư Yên Bái cam kết.
Ngày 9-9-2016, bà Phạm Thị Thanh Trà - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, đã ký quyết định bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Sở TN-MT cho ông Phạm Sỹ Quý. Ông Quý là em ruột bà Trà. Bà Phạm Thị Thanh Trà hiện nay là Bí thư tỉnh ủy Yên Bái.
Trong phụ lục báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Chính phủ tại kỳ họp này, Yên Bái là một trong 9 tỉnh được Chính phủ nêu tên trong việc "bổ nhiệm người nhà".
|
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170609/pho-bi-thu-yen-bai-giai-trinh-chuyen-bo-nhiem-nguoi-nha/1329045.html
108.
Trong 1 ngày, 13.000m2 đất rừng thành đất ở cho Giám đốc Sở Tài nguyên Yên Bái
(GDVN) - Chỉ trong 1 ngày, 06 quyết định có số liên tiếp nhau được cấp dưới ký để chuyển hàng ngàn mét vuông đất rừng sang đất ở cho vợ ông Phạm Sỹ Quý.
Thường vụ Tỉnh Thanh Hóa bổ nhiệm nhiều cấp phó trái luật sao không ai tố cáo?Những “lùm xùm” tại Bộ Xây dựng đang được đoàn công tác Bộ Chính trị làm rõ
Ngày 20/7/2015, ông Nguyễn Yên Hiền, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái đã “vung bút” ký liên tiếp 06 quyết định chuyển đổi hơn 13 ngàn mét vuông đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản sang… "đất ở" cho gia đình ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái.
Đó là các Quyết định số 2356, 2357, 2358, 2359, 2360 và 2361, tổng diện tích của 06 quyết định “siêu tốc” này là 13 ngàn 272 mét vuông đất rừng, đất trồng cây lâu năm, đất thủy sản "biến" thành đất ở.
Đến ngày 02/6/2016, lại chính ông Nguyễn Yên Hiền ký tiếp Quyết định số 1639/QĐ-UBND để chuyển đổi 308 mét vuông cho gia đình ông Quý.
Tháng 9/2016, ông Phạm Sỹ Quý được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái. Ảnh Báo Tài nguyên Môi trường. |
Như vậy, sau 07 quyết định của Ủy ban thành phố Yên Bái (trong đó 06 quyết định ký trong một ngày), gia đình ông Phạm Sỹ Quý đã có khu “đất ở” với tổng diện tích 13.577m2, và hợp thành một khu đất rộng bao la ở tổ 42, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái.
Người đứng tên quyết định là vợ ông Quý - bà Hoàng Thị Huệ, sinh năm 1975, thường trú tại tổ 51, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái.
Căn cứ mà ông Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái “vung bút” là Quyết định số 666/QĐ-UBND ngày 12/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái "về việc xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) của thành phố Yên Bái".
Theo chức năng, nhiệm vụ thì chính Sở Tài nguyên Môi trường, nơi ông Quý đang làm Giám đốc là đơn vị chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh để ban hành Quyết định số 666/QĐ-UBND ngày 12/5/2014.
Khu đất của gia đình ông Quý, với những công trình mà nhiều dân địa phương phải trầm trồ, khen ngợi. Ảnh Hải Ninh |
Quyết định số 666/QĐ-UBND ngày 12/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phần “Cơ quan, chủ đầu tư” lại chỉ ghi tên “người dân”, chứ không hề ghi là gia đình ông Phạm Sỹ Quý;
Phần “Quy mô diện tích dự kiến thực hiện” ghi là 2,98 héc ta, trong đó đất trồng lúa là 0,3 héc ta, đất khác là 2,68 héc ta… Quyết định cũng ghi rõ, thời gian thực hiện và hoàn thành là năm 2016.
Như vậy, gia đình ông Quý đã đi trước “người dân” 1 bước, khi tháng 7/2015 đã hoàn thành việc chuyển đổi mục đích và trong số 2,68 héc ta "đất khác" mà tỉnh quy hoạch cho phép người dân chuyển đổi thì gia đình ông Quý đã “ôm trọn” hơn 1,3 héc ta (chiếm gần 50%) diện tích.
Người đề xuất ký các quyết định trên chính là Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Yên Bái – đây là cấp dưới (theo ngành dọc) hiện nay của ông Quý.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 07/6/2017, lúc đầu, ông Phạm Sỹ Quý không thừa nhận đây là khu đất của gia đình ông.
Ông Quý cho rằng: “Đấy không phải nhà tôi. Tôi làm gì có nhiều đất như vậy…”.
Khi phóng viên đặt câu hỏi: “Thế người đứng tên là bà Hoàng Thị Huệ, sinh năm 1975, ở tổ 51 phường Minh Tân không phải là vợ ông?”.
Lúc này ông Quý lại biện bạch: “Huệ đúng là vợ tôi, nhưng đất không phải của tôi…”.
Lòng vòng mãi tới khi phóng viên trưng ra bằng chứng “không thể chối cãi” thì ông Giám đốc Sở Tài nguyên mới thừa nhận đây chính là khu đất gia đình ông và bản thân ông đang phải làm “giải trình” cho lãnh đạo tỉnh.
Cùng ngày, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái xác nhận đây là khu đất gia đình ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường.
“Tôi đã nắm được sự việc này và tỉnh cũng đang yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái và Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh làm rõ quy trình, thủ tục chuyển đổi. Tỉnh cũng đang yêu cầu ông Quý báo cáo giải trình…”, ông Khánh cho biết.
Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cũng liên hệ làm việc với ông Đỗ Đức Duy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái. Mặc dù nắm được nội dung mà báo chí đang xác minh, làm rõ liên quan đến khu đất gia đình ông Giám đốc Sở Tài nguyên nhưng ông Duy từ chối phát ngôn và hướng dẫn phóng viên làm việc với Chánh Văn phòng tỉnh.
Vụ việc ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái “thâu tóm” hơn 13 ngàn mét vuông đất rừng, đất thủy sản rồi chuyển đổi sang đất ở để xây các công trình quy mô đồ sộ là điều khó có thể chấp nhận được? Ai đang đứng ra che chắn, để cho các cơ quan chức năng và các cá nhân làm như vậy?
Vào ngày 09/9/2016, ông Phạm Sỹ Quý (sinh năm 1971) được bà Phạm Thị Thanh Trà, lúc này là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (hiện bà Trà là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái) ký quyết định bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. Trả lời trên báo chí, bà Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, việc bà ký bổ nhiệm ông Quý là thừa hành theo luật định ở vị trí mà bà đang đương nhiệm chứ không phải là quyết định cá nhân. "Quy trình bổ nhiệm là cực kỳ chặt chẽ, không có gì để gọi là ưu ái trong trường hợp này", bà Trà khẳng định. |
Hải Ninh
http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Trong-1-ngay-13000m2-dat-rung-thanh-dat-o-cho-Giam-doc-So-Tai-nguyen-Yen-Bai-post177234.gd
107.
Thông tin mới vụ Phó giám đốc BV bị tố quan hệ với điều dưỡng
06/06/2017 14:58 GMT+7
- Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Thường Xuân (Thanh Hóa) hôm nay cho biết, vừa có kết luận vụ Phó Giám đốc BV quan hệ bất chính với điều dưỡng.
Kết quả kiểm tra Đảng viên có dấu hiệu vi phạm đối với ông Trần Văn Minh, Phó Bí thư Đảng ủy - Phó Giám đốc BV đa khoa huyện Thường Xuân của Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Thường Xuân nêu rõ, từ cuối năm 2011 ông Minh có quan hệ tình cảm quá mức bình thường đối với chị Nguyễn Thị L. điều dưỡng của BV.
Hai người này hay nhắn tin có nội dung tình cảm cho nhau, hay đi chơi, chụp ảnh cùng nhau, quan tâm nhau hơn những đồng nghiệp khác.
Vào cuối năm 2015, khi chị L. đang học ở Hải Phòng còn ông Minh học ở Hà Nội, ông Minh đã nhiều lần về Hải Phòng chơi cùng chị L. Tại đây 2 người có hành vi thân mật, chụp ảnh chung với nhau, ông Minh giới thiệu với bạn bè của chị L. mình là chồng và 2 người ngủ cùng phòng với nhau.
Ngoài ra, vào thời điểm BV tổ chức đi tham quan du lịch thì ông Minh và chị L. hay đi chơi riêng và có những hành động quan tâm thái quá.
Khoảng 22h30 ngày 26/1, mặc dù trong ca trực chính (trực lãnh đạo) nhưng ông Minh đã đến phòng trọ của chị L. ở thị trấn Thường Xuân.
Thời điểm đó, ông Minh bị chồng chị L. phát hiện, bắt quả tang. Đây là hành vi làm trái quy định của ngành, khi lãnh đạo BV phải trực 24/24 giờ.
Ngày 30/1 (mùng 3 Tết), ông Minh có hành động tranh giành điện thoại, ôm cổ chị L. gây xô xát với nhau khi làm việc.
Từ các căn cứ trên, Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Thường Xuân cho rằng, ông Minh đã thiếu gương mẫu trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, có quan hệ nam nữ bất chính với nhân viên trong cơ quan.
Ông Minh vi phạm chuẩn mực gia đình và xã hội, tạo dư luận xấu, làm giảm uy tín của ngành. Đồng thời, vi phạm về những điều đảng viên không được làm như vi phạm về phẩm chất, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định ngành y tế.
Ủy ban kiểm tra Huyện ủy yêu cầu Đảng ủy BV đa khoa Thường Xuân chỉ đạo chi bộ khoa Sản kiểm điểm, đề nghị hình thức kỷ luật đối với ông Trần Văn Minh theo quy định.
'Say nắng', Trưởng phòng đô thị mang 500 triệu khắc phục
Trưởng phòng QLĐT TP Nam Định quan hệ tình cảm ngoài luồng. Khi có con ngoài ý muốn, anh này đã mang 500 triệu đến để “chia sẻ trách nhiệm”. Sự việc đang xôn xao dư luận Nam Định.
Phó giám đốc BV bị tố quan hệ với nữ điều dưỡng
Phó giám đốc BV đa khoa huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) bị tố quan hệ bất chính với nữ điều dưỡng rồi chụp ảnh, quay clip để “tống tình”.
Phó giám đốc Sở sàm sỡ nữ tạp vụ tự nhận khiển trách
Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Cà Mau có hành vi sàm sỡ nữ tạp vụ đã tự nhận kỷ luật khiển trách.
Lê Anh
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/thong-tin-moi-vu-pho-giam-doc-bv-bi-to-quan-he-voi-dieu-duong-376868.html
106.
Ông Nguyễn Nhân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh - Ảnh: Võ Hải/VNE
Ông Nguyễn Nhân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh được cho là một trường hợp "cả họ làm quan" khi các em, các con ông giữ chức vụ lãnh đạo từ tỉnh đến huyện.
Chiều 30.5, trong phiên thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi), kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá 14, đại biểu Quốc hội Nguyễn Nhân Chiến - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh đề nghị các cơ quan chức năng chỉ nên tiếp nhận đơn tố cáo bằng đơn và gửi trực tiếp, không nên bổ sung hình thức gửi qua fax hay email, "tránh tình trạng lợi dụng các hình thức mới này để bôi nhọ, hạ thấp, nói xấu, xuyên tạc hình ảnh của tổ chức, cá nhân".
Ông Chiến phát biểu: "Tôi đề nghị bổ sung quy định không được đưa nội dung tố cáo lên mạng xã hội, với mục đích hạ thấp uy tín danh dự của tổ chức, cá nhân. Đưa đơn lên mạng rất phức tạp, người bị tố cáo chịu ảnh hưởng mặc dù nội dung chưa chắc đúng, nhưng cứ đồn đại từ quê hương, bạn bè, gây nên nghi ngờ. Do đó cần quản lý, không được đưa đơn tố cáo lên trang cá nhân, đưa lên là vi phạm".
Ý kiến của ông Nguyễn Nhân Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh ngay lập tức vấp phải những ý kiến phản đối.
Sau khi ý kiến của ông Chiến được đăng tải trên các báo, lập tức thông tin về việc "cả họ làm quan" đối với trường hợp của ông này được nhiều người biết đến. Trước đó, vào tháng 2.2017, ông Chiến đã bị tố cáo về việc này ngay trên mạng xã hội Facebook và đơn thư gửi các cơ quan chức năng, trong đó có Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh.
Cụ thể, ông Nguyễn Nhân Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh bị tố có vợ là bà Ngô Thị Khường - Phó trưởng phòng Bảo hiểm Xã hội thành phố Bắc Ninh; con trai Nguyễn Nhân Chinh (sinh năm 1984) là Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh và con trai Nguyễn Nhân Đạt (sinh năm 1989) là Trưởng phòng Thi đua, khen thưởng của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh.
Các em của ông Chiến gồm: Nguyễn Nhân Thắng - Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh; ông Nguyễn Nhân Bình - Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Du; Nguyễn Thị Ngọc - Trưởng phòng Công tác Học sinh sinh viên của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bắc Ninh.
Ngoài ra còn một loạt những người được cho là em dâu, em rể, anh con bác ruột, cháu họ... của ông Chiến cũng giữ chức vụ ở nhiều cơ quan khác nhau tại tỉnh Bắc Ninh.
Trao đổi với Một Thế Giới, một Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh xác nhận, Tỉnh ủy Bắc Ninh có nhận được đơn tố cáo của công dân và chuyển đơn cho Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy làm rõ. Sau đó, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh đã thành lập tổ xác minh. Cho tới thời điểm hiện tại, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh đã kết thúc quá trình xác minh và có kết quả.
Theo vị Phó chủ nhiệm này, khi tiến hành xác minh nội dung tố cáo thì người tố cáo đã rút đơn. Hiện nay, việc xác minh đã có kết quả, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ cũng đã có báo cáo và lấy ý kiến chỉ đạo. Vị này cũng thông tin, có thể nói ngắn gọn về kết quả là “nội dung tố cáo không đúng, không có cơ sở”.
Về việc người nhà Bí thư Nguyễn Nhân Chiến làm quan, vị Phó chủ nhiệm nói: “Việc ở một cơ quan của cả tỉnh hay huyện này có thể có những trường hợp vài ba người nhà làm cùng cơ quan ủy ban hay là huyện ủy thì cũng chẳng có vấn đề gì cả. Vấn đề là việc tuyển dụng và giả sử có bổ nhiệm thì thực hiện như thế nào, có xứng đáng hay không? Còn việc chỉ là thống kê (thống kê tên tuổi người nhà - PV) thì có nói lên được gì đâu”.
Về việc các con, em của ông Chiến giữ chức vụ trong bộ máy chính quyền từ tỉnh đến huyện, vị Phó chủ nhiệm Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh cho rằng: “Con (con ông Chiến - PV) thì rõ ràng là có, nhưng không thể nói cái chuyện người ta có con và con người ta học hành chuyên ngành các thứ thì tôi nghĩ rằng cũng chẳng có vấn đề gì cả. Người ta tuyển dụng vào thì có gì đâu”.
Trao đổi qua điện thoại với phóng viên Một Thế Giới, bà Nguyễn Thị Hà, Phó bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh nói, về việc ông Nguyễn Nhân Chiến bị tố cáo, Thường trực Tỉnh ủy đã thống nhất đây là chuyện cá nhân nên tập thể Thường trực không phát ngôn gì về việc cá nhân, bà Hà đề nghị phóng viên liên lạc trực tiếp với ông Chiến.
Ông Chiến phát biểu: "Tôi đề nghị bổ sung quy định không được đưa nội dung tố cáo lên mạng xã hội, với mục đích hạ thấp uy tín danh dự của tổ chức, cá nhân. Đưa đơn lên mạng rất phức tạp, người bị tố cáo chịu ảnh hưởng mặc dù nội dung chưa chắc đúng, nhưng cứ đồn đại từ quê hương, bạn bè, gây nên nghi ngờ. Do đó cần quản lý, không được đưa đơn tố cáo lên trang cá nhân, đưa lên là vi phạm".
Ý kiến của ông Nguyễn Nhân Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh ngay lập tức vấp phải những ý kiến phản đối.
Sau khi ý kiến của ông Chiến được đăng tải trên các báo, lập tức thông tin về việc "cả họ làm quan" đối với trường hợp của ông này được nhiều người biết đến. Trước đó, vào tháng 2.2017, ông Chiến đã bị tố cáo về việc này ngay trên mạng xã hội Facebook và đơn thư gửi các cơ quan chức năng, trong đó có Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh.
Cụ thể, ông Nguyễn Nhân Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh bị tố có vợ là bà Ngô Thị Khường - Phó trưởng phòng Bảo hiểm Xã hội thành phố Bắc Ninh; con trai Nguyễn Nhân Chinh (sinh năm 1984) là Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh và con trai Nguyễn Nhân Đạt (sinh năm 1989) là Trưởng phòng Thi đua, khen thưởng của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh.
Ngoài ra còn một loạt những người được cho là em dâu, em rể, anh con bác ruột, cháu họ... của ông Chiến cũng giữ chức vụ ở nhiều cơ quan khác nhau tại tỉnh Bắc Ninh.
Trao đổi với Một Thế Giới, một Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh xác nhận, Tỉnh ủy Bắc Ninh có nhận được đơn tố cáo của công dân và chuyển đơn cho Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy làm rõ. Sau đó, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh đã thành lập tổ xác minh. Cho tới thời điểm hiện tại, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh đã kết thúc quá trình xác minh và có kết quả.
Theo vị Phó chủ nhiệm này, khi tiến hành xác minh nội dung tố cáo thì người tố cáo đã rút đơn. Hiện nay, việc xác minh đã có kết quả, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ cũng đã có báo cáo và lấy ý kiến chỉ đạo. Vị này cũng thông tin, có thể nói ngắn gọn về kết quả là “nội dung tố cáo không đúng, không có cơ sở”.
Về việc người nhà Bí thư Nguyễn Nhân Chiến làm quan, vị Phó chủ nhiệm nói: “Việc ở một cơ quan của cả tỉnh hay huyện này có thể có những trường hợp vài ba người nhà làm cùng cơ quan ủy ban hay là huyện ủy thì cũng chẳng có vấn đề gì cả. Vấn đề là việc tuyển dụng và giả sử có bổ nhiệm thì thực hiện như thế nào, có xứng đáng hay không? Còn việc chỉ là thống kê (thống kê tên tuổi người nhà - PV) thì có nói lên được gì đâu”.
Về việc các con, em của ông Chiến giữ chức vụ trong bộ máy chính quyền từ tỉnh đến huyện, vị Phó chủ nhiệm Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh cho rằng: “Con (con ông Chiến - PV) thì rõ ràng là có, nhưng không thể nói cái chuyện người ta có con và con người ta học hành chuyên ngành các thứ thì tôi nghĩ rằng cũng chẳng có vấn đề gì cả. Người ta tuyển dụng vào thì có gì đâu”.
Trao đổi qua điện thoại với phóng viên Một Thế Giới, bà Nguyễn Thị Hà, Phó bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh nói, về việc ông Nguyễn Nhân Chiến bị tố cáo, Thường trực Tỉnh ủy đã thống nhất đây là chuyện cá nhân nên tập thể Thường trực không phát ngôn gì về việc cá nhân, bà Hà đề nghị phóng viên liên lạc trực tiếp với ông Chiến.
Nam Phong
http://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/chinh-tri-c-93/don-to-cao-ca-ho-bi-thu-tinh-uy-bac-ninh-lam-quan-da-xac-minh-ket-qua-64252.html
105.
11:05 ngày 01 tháng 06 năm 2017
Hành trình sai phạm của Giám đốc bệnh viện Hoà Bình
TPO - Từ vụ 7 bệnh nhân tử vong trong quá trình chạy thận tại bệnh viện đa khoa Hoà Bình, câu chuyện ông Trương Quý Dương, Giám đốc bệnh viện, từng bị kết luận có nhiều sai phạm trong thời gian dài nhưng vẫn "bình chân như vại" cũng đang được dư luận chú ý.
Liên tiếp sai phạm
Khi còn làm Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi, Hòa Bình, ông Trương Quý Dương bị cán bộ nhân viên tố cáo về việc chi tiêu phung phí bằng tiền công quỹ và có một số hành vi sai trái khác.
Năm 2001, cơ quan thanh tra vào cuộc, kết luận: Ông Trương Quý Dương vi phạm chính sách về quản lý kinh tế, làm trái quy định, chi tiêu không đúng mục đích, buộc phải bồi thường công quỹ hơn 48 triệu đồng. Ông Dương bị kiến nghị kiểm điểm, xử lý kỷ luật.
Thế nhưng, chỉ vài tháng sau, ông Dương được điều chuyển lên làm Giám đốc Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hoá gia đình (BVSKBMTE & KHHGĐ) tỉnh Hoà Bình. Được một thời gian ngắn, ông Dương lại bị cán bộ, nhân viên Trung tâm này làm đơn tố cáo lên cơ quan chức năng.
Cuối năm 2004, Công an tỉnh Hòa Bình điều tra, xác minh theo đơn thư tố cáo, làm rõ một số sai phạm liên quan đến ông Trương Quý Dương. Cụ thể, năm 2002, Trung tâm BVSKBMTE&KHHGĐ bị thâm hụt trên 172 triệu đồng công quỹ do chi dùng sai mục đích, thu vén cá nhân.
Liên quan việc này, bà Nguyễn Thị Toàn - thủ quỹ Trung tâm đã phải nộp trả công quỹ 30 triệu đồng, ông Trần Văn Thắng - cán bộ Trung tâm nộp lại 30 triệu đồng, bà Quách Thị Phúc - kế toán chịu trách nhiệm nộp 40 triệu đồng. Riêng ông Dương bị kết luận “lỡ tay” ký, chi ứng sai nguyên tắc trên 113 triệu đồng.
Sự việc ở Trung tâm chưa được giải quyết xong, ông Dương lại có quyết định cất nhắc lên làm Giám đốc bệnh viện đa khoa Hòa Bình.
Mua thiết bị y tế không rõ nguồn gốc
Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình, nơi xảy vụ 7 bệnh nhân tử vong khi chạy thận.
Theo cơ quan chức năng, ở cương vị Giám đốc bệnh viện đa khoa Hòa Bình, ông Dương tiếp tục tiếp khách, quản lý chi tiêu lãng phí tương tự ở Trung tâm BVSKBMTE&KHHGĐ.
Ông Giám đốc còn bị kết luận không thực hiện công khai tài chính hằng quý, không công khai trong đấu thầu, tự chỉ định thầu mua sắm vật tư trang thiết bị y tế, khiến việc mua bán vật tư, hóa chất tiêu hao quá mức một cách khó hiểu, máy móc chỉ định thầu mua về kém chất lượng. Chẳng hạn, một chiếc máy điện giải đồ trị giá 149 triệu đồng không có tem nhãn, không lý lịch gốc, mới mua về đã hỏng.
Trong công tác tổ chức - nhân sự, ông Trương Quý Dương bị kết luận không lập hội đồng tuyển dụng, tự ý tuyển thêm 15 cán bộ biên chế và ký hợp đồng lao động với 78 trường hợp.
Theo tìm hiểu của Tiền Phong, trong số những người được ông Giám đốc nhận về, có hộ lý làm công việc hằng ngày ở mức độ bình thường lại được xếp lương cao hơn đồng nghiệp; có người thường xuyên vi phạm kỷ luật mà không bị xử lý; có cô hộ lý không có quyết định của bệnh viện, 2 năm tự bỏ nhiệm sở để đi học tại trường Trung học Y tế tỉnh Hoà Bình nhưng vẫn lĩnh lương từ bệnh viện.
UBKT TW đã kết luận kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong đảng đối với Ban Thường vụ và UBKT Tỉnh ủy Hòa Bình trong thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Luyện, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hòa Bình và xem xét, xử lý những vi phạm của đồng chí Trương Quý Dương, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Kết luận trường hợp đồng chí Dương có khuyết điểm, vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật nhưng Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình không xem xét, xử lý. UBKT TW rút hồ sơ để xem xét xử lý kỷ luật theo thẩm quyền.Trích Thông báo ngày 5/7/2010 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về nội dung kỳ họp thứ 32 của Ủy ban. Xem thêm tại đây.
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/hanh-trinh-sai-pham-cua-giam-doc-benh-vien-hoa-binh-1154278.tpo#ref-http://m.facebook.com
104.
TPO - “Có người ăn chặn của dân, vòi vĩnh, đòi quà cáp, biếu xén. Một số người có chức có quyền còn tác phong quan cách, gia trưởng, phụ trách ở địa phương nào, đơn vị nào thì như ông vua con, thậm chí có những cá nhân, tập thể bị trù dập, ức hiếp”, Tổng Bí thư nói.
Sáng 27/5, tại hội nghị triển khai chương trình hành động thực hiện nghị quyết Đại hội 12 của Đảng và các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban bí thư về công tác dân vận, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp của công tác dân vận trong thời gian qua, góp phần phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, tạo được niềm tin đối với Đảng.
Bên cạnh những thành tích, tiến bộ, Tổng Bí thư cũng cho rằng, công tác dân vận còn những hạn chế yếu kém mà Đại hội 12 đã chỉ ra, trong đó có một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa quan tâm đầy đủ công tác dân vận, chưa thực sự dựa vào dân để xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Theo Tổng Bí thư, tin ở dân, chăm lo cho dân, lấy dân làm gốc là một bài học lớn được rút ra từ chiều sâu lịch sử nước ta. Nguyễn Trãi đã đi đến nhận định rất quan trong: Vận nước thịnh hay suy, mất hay còn là do sức mạnh của dân quyết định. Và Nguyễn Trãi đã đi đến kết luận thật sâu sắc: Thuyền bị lật mới biết sức dân mạnh như sức nước, nước có thể chở thuyền nhưng nước cũng có thể lật thuyền được.
Lê Nin thì nhấn mạnh, đối với một Đảng cầm quyền, một trong những nguy cơ lớn nhất và đáng sợ nhất là tự cắt đứt liên hệ với quần chúng. Bác Hồ và Đảng ta cũng thường xuyên chăm lo, củng cố mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân, từ đó đã chiến thắng mọi kẻ thủ xâm lược.
Tổng Bí thư cũng cho rằng, ngoài những khó khăn khách quan, chúng ta cũng gặp phải một số sai lầm khuyết điểm, tình trạng quan liêu, mệnh lệnh cửa quyền khá phổ biến, không ít cơ quan chính quyền không tôn trọng chính kiến của dân, không làm công tác vận động quần chúng, chỉ nặng về biện pháp hành chính, mệnh lệnh.
Một bộ phận cán bộ đảng viên nhất là người có chức có quyền có những biểu hiện sa sút phẩm chất, sống xa dân, vô trách nhiệm với dân. Nhiều cán bộ các cấp các ngành còn tác phong quan liêu, gia trưởng độc đoán, thậm chí trù dập ức hiếp quần chúng…làm tổn thương thanh danh uy tín của Đảng, giảm sút niềm tin đối với Đảng.
“Trong khi ở nhiều nơi đời sống nhân dân còn khó khăn, nhiều nhu cầu thiết yếu của quần chúng chưa được đảm bảo thì lại có những cán bộ đảng viên chỉ lo vun vén cá nhân, xoay xở làm giàu, ăn uống chè chén bê tha, thậm chí có người vô trách nhiệm với dân, vô cảm trước những khó khăn đau khổ của quần chúng. Một số người còn lợi dụng chức quyền để vơ vét của cải của nhà nước, của tập thể, trở thành những con sâu mọt của xã hội”, Tổng bí thư chỉ rõ.
Trong điều kiện ngày nay, theo Tổng Bí thư, nếu không chăm lo một cách đầy đủ đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân thì có nói bao nhiêu cũng đều vô nghĩa, không thuyết phục. Do vậy, cần nhận thức sâu sắc hơn đến vấn đề này để chăm lo đời sống cho nhân dân, đảm bảo đời sống nhân dân, từ cái ăn, cái mặc, học hành cho người dân, đến đảm bảo an sinh, an toàn và công bằng xã hội… “Bác Hồ nói sâu sắc lắm: Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”, Tổng Bí thư nói.
Tổng Bí thư cũng chỉ rõ, có những đảng viên có thái độ coi thường quần chúng, không lắng nghe ý kiến, vận động quần chúng. Một số cán bộ, công chức, nhân viên có quan hệ trực tiếp với dân thì cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu gây đủ thứ phiền hà, khó khăn cho dân, thiếu lễ độ với dân.
“Có người ăn chặn của dân, vòi vĩnh, đòi quà cáp, biếu xén. Một số người có chức có quyền còn tác phong quan cách, gia trưởng, phụ trách ở địa phương nào, đơn vị nào thì như ông vua con, thậm chí có những cá nhân, tập thể bị trù dập, ức hiếp”, Tổng Bí thư nói.
Chỉ ra hàng loạt những hạn chế, tồn tại, Tổng Bí thư đề nghị các cấp ủy đảng cần có biện pháp kiên quyết, đấu tranh các hiện tượng thoái hóa, biến chất, siết chặt kỹ luật của Đảng, kiên quyết thải loại những phần tử biến chất ra khỏi đảng để lấy lại lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/tong-bi-thu-co-lanh-dao-dia-phuong-nhu-ong-vua-con-1009378.tpo#ref-http://m.facebook.com/
103.
Hình ảnh Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam với chiếc ba lô trên vai, và cuộn bản đồ lòi ra sau ba lô đã thu hút được cư dân mạng - Và dĩ nhiên, rất nhiều bạn đã dành cho Phó Thủ tướng những lời khen ngơi " có cánh".
Tôi đồ rằng anh Đam cũng có khi thấy ngượng khi đọc những lời đó, bởi lẽ anh vốn là vị lãnh đạo có tiếng là " bình dân, gần gũi" từ xưa, chứ chả phải làm Phó Thủ tướng mới " diễn".
Nhưng tại sao lại có những lời hoan hô thật lòng như vậy nhỉ?
Vâng, hóa ra là vì lâu nay, người ta quá quen với hình ảnh quan chức đi đâu cũng " tiền hô hậu ủng", cũng được " Nhiệt liệt chào mừng...". Người ta quá quen với những hình ảnh cấp dưới xun xoe, nịnh cấp trên không biết ngượng mồm; rồi quá quen với những kiểu cười cầu tài, cười góp, cười đãi bôi... với cấp trên. Người ta phải nghe quá nhàm tai những chỉ đạo theo kiểu " Phải...phải...phải...thế nọ, phải thế kia!". Người ta quá quen với những bài phát biểu sáo rỗng, mà có khi do đám chuyên viên hạng bét của cơ sở soạn thảo sẵn...
Rõ ràng, hình ảnh cán bộ xa dân, vô cảm với dân ngày càng ngự trị trong tâm trí của nhiều người. Vì thế, những hình ảnh cán bộ gần dân, giản dị, khiêm nhường... đã được đặc biệt chú ý.
Nhưng với hình ảnh của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam như vậy mà được chú ý đến thế thì rõ ràng là gay rồi. Gay thực sự cho quan chức nước ta.
Và rõ ràng là người dân đang " thèm" hình ảnh những cán bộ có tác phong giản dị, đi sâu, đi sát cơ sở, và dám ngồi với dân...
https://www.facebook.com/kim.trieu.90813/posts/314923065610660
102.
Bộ Chính trị quy định kiểm tra tài sản khoảng 1.000 cán bộ lãnh đạo
27/05/2017 05:03 GMT+7
- Bộ Chính trị đã ban hành quy định về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản đối với đối tượng là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Có khoảng 1.000 cán bộ thuộc diện này.
Trao đổi với báo chí, Phó chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ Lê Thị Thủy cho biết, quy định này được Bộ Chính trị ban hành ngày 23/5 vừa qua.
Với các đối tượng khác, giao cho tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc căn cứ vào quy định này để quy định với đối tượng thuộc diện cấp ủy mình quản lý bảo đảm việc kiểm tra, giám sát kê khai tài sản hiệu quả.
3 trường hợp kiểm tra, giám sát
Bà Lê Thị Thủy cho biết:
Kê khai tài sản là một trong các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhưng được đánh giá chưa hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc đã kiểm tra, giám sát nhưng chưa đầy đủ, chưa thành hệ thống bài bản.
Phó chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ Lê Thị Thủy. Ảnh: Hoàng Anh
|
Trong quy định của Bộ Chính trị đã quy định rõ, chủ thể kiểm tra đối với đối tượng này là Bộ Chính trị, Ban Bí thư và UB Kiểm tra TƯ. Còn chủ thể giám sát là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, UB Kiểm tra TƯ và các chi bộ mà các cán bộ đó đang sinh hoạt.
Ở cấp dưới cũng có quy định tương tự như vậy.
Vậy khi nào sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát?
Thứ nhất, từ nay trở đi sẽ có lộ trình kế hoạch xem việc kiểm tra, giám sát như nào. Khi cơ quan tổ chức có thẩm quyền yêu cầu cần phải kiểm tra, giám sát tài sản của cán bộ này vì lý do nào đó thì UB Kiểm tra TƯ sẽ tiến hành làm.
Đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì giao cho UB Kiểm tra TƯ làm.
Thứ hai, khi có kiến nghị, phản ánh, đơn thư tố cáo có việc kê khai tài sản không trung thực.
Thứ ba, khi có dấu hiệu vi pham quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai tài sản.
Nếu thuộc trong 3 trường hợp ấy sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát.
Việc kiểm tra kê khai tài sản khi bổ nhiệm sẽ như thế nào?
Quy trình kiểm tra khi bổ nhiệm đã có từ lâu, tất cả các khâu đã được cơ quan tổ chức làm. Trong bảng báo cáo luôn có dòng kê khai tài sản trung thực đầy đủ. Nay vẫn tiếp tục quy trình làm bình thường, không phải vì có quy định này mà việc đó thay đổi đi.
Quy định này chỉ điều chỉnh khi có 3 yếu tố như đã nói ở trên. Chẳng hạn, nếu báo chí phản ánh thì thuộc trường hợp là khi có phản ánh, kiến nghị, đơn thư tố cáo.
Công khai kết quả
Vậy có bao nhiêu đối tượng là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý chịu sự điều chỉnh của văn bản này?
Hiện nay con số chính xác thì ở Ban Tổ chức TƯ, nhưng cũng có khoảng 1.000 cán bộ thuộc diện quản lý.
Về đối tượng khi làm quy trình để bước vào diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì cơ quan làm tổ chức cán bộ sẽ làm việc này.
Ví dụ mỗi lần bầu Chủ tịch QH khóa mới thì trên bàn của các đại biểu đều có bản kê khai tài sản của người được bầu để đại biểu xem xét. Nếu thấy có vấn đề gì, biểu hiện kê khai không đầy đủ, trung thực thì lập tức sẽ có đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xác minh.
Sau kiểm tra phát hiện có việc kê khai tài sản không trung thực thì việc xử lý như thế nào?
Toàn bộ việc kê khai tài sản không trung thực được xử lý theo quy định của Đảng, Nhà nước và trong văn bản 181 (Quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm của Ban chấp hành TƯ) đang sửa có điều khoản quy định nếu kê khai tài sản không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời sẽ xử lý theo điểm nào, khoản nào.
Còn quy định của Nhà nước, tới đây sửa luật phòng chống tham nhũng cũng sẽ nói rõ, đồng thời Chính phủ sẽ sửa nghị định về kỷ luật cán bộ liên quan đến việc này.
Sau khi làm xong, UB Kiểm tra TƯ sẽ có thông cáo và công khai đầy đủ đến các cơ quan báo chí và nhân dân.
Diện kê khai rất rộng, vậy hàng năm khi xây dựng kế hoạch ta có đặt ra chỉ tiêu như kiểm tra bao nhiêu phần trăm không?
Sau khi có quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì lập tức UB Kiểm tra TƯ sẽ có văn bản hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch, việc thực hiện yêu cầu của cơ quan tổ chức có thẩm quyền, việc xử lý đơn thư kiến nghị phản ánh như thế nào...
Sẽ có một hướng dẫn cụ thể, trên cơ sở đó hàng năm xây dựng kế hoạch để tiến hành kiểm tra, giám sát bao nhiêu cuộc và như nào.
Việc bao nhiêu cuộc trong 1 năm không phải vấn đề quan trọng. Vấn đề là ta thấy được rằng có các trường hợp dấu hiệu vi phạm, trường hợp có đơn thư phản ánh việc kê khai không trung thực thì được kiểm tra xem xét ngay, kịp thời.
Quy định là giao cho cấp tỉnh kiểm tra các đối tượng thuộc diện mình quản lý, nhưng lâu nay việc phát hiện trong nội bộ yếu. Vậy UB Kiểm tra TƯ có giám sát ngược lại không?
Sau khi có quy định của Bộ Chính trị, các tỉnh sẽ có quy định giao nhiệm vụ cho UB Kiểm tra các tỉnh làm nhiệm vụ này. UB Kiểm tra TƯ hàng năm vẫn kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đối với cấp ủy, ban thường vụ và ủy ban cấp dưới.
Trả lời câu hỏi UB Kiểm tra TƯ có vào cuộc kiểm tra thông tin báo chí đăng tải về phố biệt thự của quan chức Lào Cai gần đây không, bà Lê Thị Thủy cho biết, khi có thông tin, dư luận phản ánh thì phải làm, vấn đề là đối tượng thuộc diện ai quản lý.
"Khi đã xác định xong, nếu đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì chắc chắn UB Kiểm tra TƯ sẽ vào cuộc. Còn thuộc diện Ban thường vụ quản lý thì Ban thường vụ sẽ chỉ đạo làm", bà Thủy nói.
|
Phó chủ tịch HĐND Lào Cai: 'Có tài sản là quyền của công dân'
Phó chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai Vũ Xuân Cường cho biết đoàn công tác của UB Kiểm tra TƯ đang làm việc tại tỉnh.
Trung ương quản lý kê khai tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ
Phó tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh nói về việc kê khai tài sản của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ.
Đà Nẵng kiểm tra lý do hồ sơ kê khai tài sản lãnh đạo lọt ra ngoài
Thường trực Thành ủy Đà Nẵng đã có chỉ đạo kiểm tra, rà soát để tìm lý do hồ sơ kê khai tài sản của lãnh đạo TP bị lọt ra ngoài.
Kê khai tài sản vẫn ảo, 'đút ngăn kéo’
Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng và Phó trưởng Ban Nội chính TƯ Lê Minh Trí chủ trì hội nghị phòng chống tham nhũng (TN), lãng phí do Thành ủy TP.HCM tổ chức chiều nay.
Hương Quỳnh
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chong-tham-nhung/bo-chinh-tri-quy-dinh-kiem-tra-tai-san-khoang-1-000-can-lanh-dao-375062.html
Thứ Bảy, 27/05/2017 - 08:18
Bộ Chính trị kiểm tra tài sản của 1.000 cán bộ cấp cao
Dân trí Đó là nhóm cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý - Phó Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương Lê Thị Thuỷ trao đổi xung quanh việc Bộ Chính trị vừa ban hành quy định việc kiểm tra, giám sát kê khai tài sản cán bộ với chủ thể giám sát chính là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, UB Kiểm tra trung ương.
Vụ “biệt thự quan chức”: Thông tin phản ánh là căn cứ kiểm tra
- Những ngày qua, báo chí rất nóng về “phố biệt thự” đắt tiền của quan chức Lào Cai. Lại một lần nữa, dư luận dấy lên những băn khoăn, nghi vấn về chuyện tài sản, thu nhập của cán bộ, quan chức. Với những trường hợp này, từ góc độ của cơ quan kiểm tra cấp cao nhất của Đảng, theo bà, các cơ quan có nên vào cuộc làm rõ để trả lời dư luận?
- Những sự việc khi báo chí phản ánh thì thuộc trường hợp cán bộ có phản ánh, kiến nghị, đơn thư tố cáo. Tuy nhiên vấn đề cần phải làm rõ là các khu biệt thự đó là của ai, đối tượng này thuộc diện ai quản lý? Nếu đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì chắc chắn là Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ phải vào cuộc. Còn thuộc diện Ban Thường vụ Lào Cai quản lý thì Ban Thường vụ sẽ chỉ đạo làm, vì việc này thuộc trường hợp có thông tin, dư luận phản ánh.
Vấn đề là phải bám sát theo thẩm quyền. Theo quy định mới của Bộ Chính trị, UB Kiểm tra là một chủ thể giám sát nhưng giới hạn trong diện cán bộ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
- Trong vụ việc này, nhiều biệt thự được xác định thuộc sở hữu của gia đình các quan chức “đầu tỉnh”, còn lại là của gia đình cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Nếu cơ quan kiểm tra cấp dưới không phản ứng, UB Kiểm tra trung ương có chỉ đạo không, thưa bà?
- Trong trường hợp này, ở mỗi địa bàn, UB Kiểm tra trung ương đều có cán bộ chuyên quản, người ta sẽ có trách nhiệm trao đổi với các lãnh đạo ở đấy là việc như thế này, thông tin như thế nào thì phải minh bạch và trả lời các phương tiện thông tin đại chúng biết sự việc đó như thế nào.
Phó Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương Lê Thị Thuỷ
Quy định mới "phủ" 1.000 cán bộ cấp cao
- Bà có thể nói cụ thể về quy định mới của Bộ Chính trị về vấn đề kiểm soát tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý như đã đề cập?
- Kê khai tài sản là một trong các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhưng được đánh giá chưa hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân là việc kiểm tra, giám sát chưa đầy đủ chứ không phải chưa kiểm tra, giám sát. Có rồi, nhưng chưa thành hệ thống bài bản.
Do đó, vừa rồi UB Kiểm tra Trung ương đã xây dựng quy định quy định kiểm soát tài sản, thu nhập của các cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Quy định này đã được Bộ Chính trị chính thức ban hành vào ngày 23/5 vừa qua và có hiệu lực ngay tức thì.
Trong quy định này, Bộ Chính trị đã quy định rõ, chủ thể kiểm tra đối với đối tượng này là Bộ Chính trị, Ban Bí thư và UB Kiểm tra Trung ương. Còn chủ thể giám sát đối với đối tượng này là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, UB Kiểm tra trung ương và các chi bộ mà các cán bộ đó đang sinh hoạt. Ở cấp dưới cũng có quy định tương tự như vậy.
- Văn bản này, như vậy, sẽ “phủ” được số lượng cán bộ thế nào? Trong trường hợp nào cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát tài sản của cán bộ cấp cao?
- Hiện có khoảng một nghìn cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Còn về quy định kiểm tra thì từ nay trở đi sẽ có lộ trình kế hoạch cụ thể về việc kiểm tra, giám sát tài sản đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Bên cạnh đó, khi có yêu cầu của cơ quan tổ chức có thẩm quyền, yêu cầu cần phải kiểm tra giám sát tài sản của cán bộ này, cán bộ kia thì UB Kiểm tra Trung ương sẽ tiến hành thực hiện.
Ngoài ra, khi có kiến nghị, phản ánh, đơn thư tố cáo có việc kê khai tài sản không trung thực và khi cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý có dấu hiệu vi pham quy định của Đảng, nhà nước về kê khai tài sản thì các cơ quan sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát để làm rõ.
Kiểm tra khi có thông tin phản ánh tài sản không trung thực
- Nhiều ý kiến cho rằng, quy trình kiểm tra, giám sát nên được đặt ra ngay trong quá trình bổ nhiệm cán bộ, thưa bà?
- Lâu nay quy trình kiểm tra tài sản khi bổ nhiệm cán bộ là đã có rồi. Tất cả khâu trong quy trình này đã được cơ quan tổ chức làm rồi và bây giờ vẫn tiếp tục quy trình làm bình thường như thế chứ không phải vì có quy định này mà việc đó thay đổi.
Còn quy định mới chỉ điều chỉnh khi có 3 yếu tố mà tôi đã nói ở trên, tức là có kế hoạch, có yêu cầu của cơ quan tổ chức có thẩm quyền; khi có kiến nghị, phản ánh, đơn thư tố cáo việc kê khai tài sản không trung thực và khi có dấu hiệu vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước.
- Khi kiểm tra nếu phát hiện có việc kê khai tài sản không trung thực thì việc xử lý như thế nào?
- Toàn bộ việc kê khai tài sản không trung thực thì được xử lý theo quy định của Đảng và Nhà nước. Hiện các cơ quan của Đảng cũng đang sửa đổi quy định về hình thức xử lý nếu kê khai tài sản không trung thực, không đầy đủ. Còn quy định của Nhà nước, tới đây sửa luật phòng chống tham nhũng cũng sẽ quy định rõ, Chính phủ cũng sẽ sửa nghị định về kỷ luật cán bộ cũng liên quan đến việc này.
Bên cạnh đó, toàn bộ hoạt động kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản được thực hiện theo đúng quy trình kiểm tra giám sát của Đảng. Có nghĩa là sau khi làm xong, UB Kiểm tra trung ương sẽ có thông cáo và công khai rất đầy đủ để trên cơ sở đó các cơ quan báo chí thông tin rộng rãi; đồng thời các tổ chức, cá nhân, nhân dân biết sự việc.
- Với gần 1.000 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, hàng năm khi xây dựng kế hoạch có đặt ra chỉ tiêu như kiểm tra bao nhiêu % không?
- Sau khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành quy định rồi thì UB Kiểm tra Trung ương sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể việc xây dựng kế hoạch như thế nào. Việc thực hiện yêu cầu của cơ quan tổ chức có thẩm quyền ra sao? Rồi việc xử lý đơn thư kiến nghị phản ánh hay khi có dấu hiệu vi phạm về kê khai tài sản… Có nghĩa là sẽ có một hướng dẫn cụ thể để trên cơ sở đó hàng năm xây dựng kế hoạch như thế nào để tiến hành kiểm tra, giám sát bao nhiêu cuộc.
Tuy nhiên, theo tôi việc có bao nhiêu cuộc kiểm tra hay bao nhiêu cán bộ bị kiểm tra, giám sát tài sản trong một năm không phải vấn đề quan trọng. Vấn đề là khi thấy các trường hợp có dấu hiệu vi phạm, các trường hợp có đơn thư phản ánh việc kê khai không trung thực thì được kiểm tra xem xét ngay, kịp thời.
- Xin cảm ơn bà!
P.Thảo (ghi)
http://dantri.com.vn/chinh-tri/bo-chinh-tri-kiem-tra-tai-san-cua-1000-can-bo-cap-cao-2017052708082114.htm
101.
Nghi vấn sinh con thứ 4 vẫn lên chi cục trưởng: "Hai đứa con sau không phải con tôi"
T.Công |
Ông Chu Trọng Trang (tân Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Nghệ An, thuộc Sở Y tế Nghệ An) khẳng định, ông và vợ đã ly hôn, giữa họ chỉ có 2 con chứ không phải 4.
Trước nghi vấn về chuyện sinh con thứ 3, thứ 4 mà vẫn được bổ nhiệm giữ chức chi cục trưởng, ông Chu Trọng Trang nói với tờ Giao thông, ông và vợ là bà P.T.T.H đã ly hôn từ năm 2010. Khi đó hai người chỉ có 2 con chung (đều là con gái).
"Còn sau đó vợ tôi sinh bao nhiêu đứa con nữa thì tôi không quan tâm, vợ tôi đưa đi đăng ký khai sinh, khai báo như thế nào tôi không biết và cũng không quan tâm... Tôi khẳng định, hai đứa con sau này của vợ tôi không phải là con của tôi", ông Trang quả quyết trên báo Giao thông.
Ông Trang mới được bổ nhiệm giữ chức chi cục trưởng từ ngày 28/4/2017. Trước đó ông là phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nghệ An.
Trong công văn gửi tờ Giao thông, Sở Y tế Nghệ An khẳng định, "tỉnh thực hiện đúng quy trình về công tác điều động và luân chuyển cán bộ" với trường hợp của ông Trang.
Tuy nhiên, câu chuyện ông Chu Trọng Trang chỉ có 2 con hay có 4 như "tin đồn" còn rất nhiều điều khiến dư luận đặt câu hỏi.
Tờ Tuổi trẻ dẫn thông tin từ phường Hưng Dũng, TP Vinh cho hay, theo danh sách nhân khẩu cuối tháng 3/2017 do phường quản lý thì ông Trang sống với bà H và 4 con đẻ. Trước đó gia đình ông Trang sống ở xã Hưng Lộc, TP Vinh.
Nguồn trên cho hay, bà Phạm Thị Hiền (cán bộ dân số, kế hoạch hóa gia đình xã Hưng Lộc) khẳng định vợ chồng ông Trang đã đến nộp phạt vì sinh con thứ 3 vào năm 2010 và thứ 4 vào năm 2013.
Trong phần họ tên cha đẻ của bé trai trong tờ khai sinh con thứ 4 của ông Trang mà cán bộ tư pháp xã Hưng Lộc cấp có ghi cha đẻ là ông Chu Trọng Trang. Sổ hộ khẩu của mẹ ông Trang khi đính theo tờ đăng ký khai sinh cũng ghi ông Trang là con và có 3 cháu nội (con của ông Trang).
Được biết, ông Trang và bà H có quyết định thuận tình ly hôn của tòa án nhân dân TP Vinh vào tháng 8/2010 thì chỉ hơn 2 tháng sau đó, bà H sinh con thứ 3. Thời điểm này ông Trang đang trong diện quy hoạch lên Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nghệ An.
(Tổng hợp)
theo Trí Thức Trẻ
http://soha.vn/nghi-van-sinh-con-thu-4-van-len-chi-cuc-truong-hai-dua-con-sau-khong-phai-con-toi-2017052707372189.htm
100.
Cảnh báo tư tưởng hạ cánh an toàn
25/05/2017 03:10 GMT+7
- Việc đề nghị khởi tố ông Phí Thái Bình cảnh báo những ai đang nắm giữ quyền chi phối các hoạt động kinh tế nói riêng và sử dụng quyền lực nhà nước nói chung phải thấy được sai phạm của mình có thể bị truy cứu bất cứ lúc nào.
Theo ủy viên thường trực UB Tài chính Ngân sách QH Lê Thanh Vân, việc cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phí Thái Bình, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội là việc làm kế tiếp của việc điều tra từ trước liên quan đến vụ vỡ đường ống nước sông Đà.
Ủy viên thường trực UB Tài chính Ngân sách Lê Thanh Vân
|
Điều này phù hợp với tinh thần nghị quyết TƯ 4 và nghị quyết TƯ 5 mới đây. Tức là bất kể là ai, khi vi phạm pháp luật, dù đương chức hay đã về hưu cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
ĐB Lê Thanh Vân cho rằng, việc ông Phí Thái Bình khẳng định làm việc với động cơ trong sáng và không vụ lợi, đó là nhận định riêng của ông ấy.
Tội danh mà cơ quan điều tra đưa ra truy tố là vi phạm các quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng. Cơ quan điều tra đã chỉ rõ là có vi phạm trong đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, chọn nguyên liệu không thẩm định kỹ càng.
“Qua báo chí tôi nắm được thông tin ông Bình và HĐTV đã can dự trực tiếp đến quá trình lựa chọn nhà thầu và quyết định chọn vật liệu. Hành vi đó trái với quy tắc, quy chuẩn được pháp luật quy định. Vì vậy cơ quan điều tra truy tố việc này”, ĐB Vân nói.
Ủy viên Thường trực UB Tài chính Ngân sách cũng lý giải thêm, vi phạm trong đấu thầu khác với hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, tham nhũng cũng có thể nảy sinh trong quá trình vi phạm các quy định của pháp luật.
Đấu tranh chống sai phạm không có vùng cấm
ĐB Lê Thanh Vân cho rằng, từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự của cơ quan Đảng, cơ quan TƯ, cuộc đấu tranh chống tham nhũng đang chuyển biến, lan toả xuống các địa phương. Việc đề nghị khởi tố ông Bình thể hiện sự cộng hưởng mạnh mẽ với ý chí của TƯ.
Điều này cảnh báo, răn đe những ai đang nắm giữ quyền chi phối các hoạt động kinh tế nói riêng và sử dụng quyền lực nhà nước nói chung phải thấy được sai phạm của mình có thể bị truy cứu bất cứ lúc nào.
“Qua đó cho thấy cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng và đấu tranh chống sai phạm không có vùng cấm, không còn nơi dung thân cho những cá nhân sai phạm có tư tưởng hạ cánh an toàn sau khi hết nhiệm kỳ, về hưu”, ĐB Lê Thanh Vân nhấn mạnh.
Ông cho rằng, đề nghị khởi tố ông Phí Thái Bình là tín hiệu tích cực khôi phục niềm tin trong nhân dân.
Vấn đề còn lại là nhanh chóng, kịp thời điều tra xét xử những vụ án vi phạm pháp luật. Với những ai có lòng tham, chiếm đoạt tài sản công, đó là chỉ giới đỏ không thể vượt qua được.
Vì sao ông Phí Thái Bình đến nay mới bị đề nghị khởi tố?
Vụ án xảy ra từ đầu năm 2012, nhiều người liên quan đã bị truy tố. Tại sao đến nay CQĐT mới ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phí Thái Bình?
Đề nghị khởi tố ông Phí Thái Bình: Loại bỏ vùng cấm, 'hạ cánh an toàn'
Việc đề nghị khởi tố nguyên Phó chủ tịch HN Phí Thái Bình thể hiện quyết tâm loại bỏ vùng cấm cũng như những cá nhân hạ cánh an toàn.
Ông Phí Thái Bình: Tôi không vụ lợi
Liên quan đến việc CQĐT khởi tố bị can vụ vỡ đường ống nước sông Đà, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinaconex nói ông không có tội trong việc này.
Đề nghị khởi tố ông Phí Thái Bình: Quy trách nhiệm người đứng đầu
Để xảy ra sự cố như đường ống nước sông Đà thì xem xét, quy trách nhiệm người đứng đầu là hoàn toàn đúng đắn, không có gì là quá nghiêm khắc.
Thu Hằng
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/khoi-to-ong-phi-thai-binh-canh-bao-tu-tuong-ha-canh-an-toan-374647.html
99.
Nhà dột từ nóc. Trước khi TBT Nông Đức Mạnh và TT Nguyễn Tấn Dũng trơ trẽn đưa những đứa con không tài cán, không công trạng gì vào Trung ương, tình trạng "đồng chí này con đồng chí nào" không trở thành "DỊCH" như thế. Không thể đòi hỏi liêm sỉ của những kẻ dùng quyền bính để vơ vét. Thâu tóm ghế cũng là vơ vét, vơ vét cơ hội của những người tử tế. Muốn chống tình trạng này thì không thể kêu gọi quan lại giảm lòng tham mà phải định ra thiết chế ngăn chặn.
Chính sách cán bộ hiện nay tuy có luân chuyển nhưng về hình thức thì người đứng đầu chính quyền địa phương do HĐND bầu chứ không phải do TW bổ nhiệm nên không thể áp dụng luật hồi tỵ (tức là không làm quan tại địa phương) nhưng hoàn toàn có thể áp dụng những nguyên tắc của luật hồi tỵ. Theo đó, không một người thân ở hàng vợ, con, dâu - rể, anh em ruột nào của một cán bộ được bổ nhiệm vào các chức vụ thuộc cấp quản lý của cán bộ đó trong thời gian cán bộ đó đương chức cho tới ít nhất một nhiệm kỳ sau khi cán bộ đó thôi chức.
Ví dụ, một người đã ở trong ban bí thư thì vợ, con, dâu - rể, anh em ruột không thể được bổ nhiệm vào các chức vụ phó chủ tịch tỉnh, thứ trưởng; một người đã ở trong bộ chính trị, bộ tứ thì người thân (theo hàng này) không được bổ nhiệm vào các chức vụ từ đầu tỉnh trở lên; không được giới thiệu vào ban chấp hành trung ương. Các cấp thấp hơn cũng theo trật tự đó. Nghĩa là những người như cậu ấm Nghị dẫu có thực tài thì cũng chỉ có thể được giới thiệu vào TW từ khóa 13 chứ không phải lẻn vào từ khóa 11 khi bố đang ở trên đỉnh cao quyền lực.
Tôi không nói cấm bổ nhiệm vì những người như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng... có đủ người để ký xếp ghế cho con cái họ. Những trường hợp như vợ, anh em ruột mà cùng lúc được thăng cấp khi mà cha anh mình không nắm giữ các chức vụ nằm trong diện cấm nói trên thì phải điều chuyển một trong hai người sang cơ quan hoặc địa phương khác. Một quy chế cán bộ như vậy cần phải được ban hành ngay thay vì cứ phải thanh tra, kiểm tra hay kiểm điểm lên, kiểm điểm xuống.
https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/1297410886960756
98.
GĐ bệnh viện bổ nhiệm con mắc bệnh động kinh làm phó khoa
23/05/2017 11:19 GMT+7
- Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) bị tố bổ nhiệm "thần tốc" con trai làm phó khoa dù mới làm việc 6 tháng, bị mắc bệnh động kinh.
VietNamNet đã vào cuộc tìm hiểu phản ánh của bạn đọc gửi đến về việc hàng loạt người thân là con, cháu ruột của ông Phạm Nông - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đang làm việc và giữ nhiều chức vụ tại bệnh viện này.
Trong đó, con trai ông Nông là Phạm Trung Hiếu (SN 1987) - đang giữ chức vụ Phó khoa chẩn đoán hình ảnh - xét nghiệm. Vợ Hiếu là nhân viên kế toán của bệnh viện.
Bệnh viện đa khoa Thanh Bình (Đồng Tháp) – nơi có nhiều con, cháu ông Nông làm việc
|
Cháu ruột tên Kim Thanh (kêu ông Nông bằng cậu) đang là Phó khoa nhiễm, Thoa (chị ruột Thanh) là nhân viên khoa chống nhiễm khuẩn.
Một người tên Nguyễn Hữu Phước (em ruột Thanh) là thợ điện trong bệnh viện, vợ Phước là điều dưỡng khoa nhi, một người tên Trang (kêu ông Nông bằng cậu) là điều dưỡng khoa nhi, một người tên Thuỷ (cháu ông Nông) là nhân viên khoa dinh dưỡng…
Sở nhận, có phải do tôi đâu?
Theo tìm hiểu, ngày 30/10/2012, Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp ký quyết định công nhận kết quả tuyển dụng viên chức đối với Phạm Trung Hiếu về làm việc tại khoa chẩn đoán hình ảnh - xét nghiệm Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Bình.
Chỉ nửa năm sau, tháng 4/2013, ông Nông đã ký quyết định bổ nhiệm con trai mình lên chức Phó trưởng khoa.
Quyết định tuyển dụng Hiếu của Sở Y tế Đồng Tháp
|
Dư luận phản ánh sự bức xúc trước việc làm của ông Nông, vì nhiều người có chuyên môn, nghiệp vụ làm việc lâu năm tại bệnh viện nhưng không được thăng tiến, trong khi đó, con trai ông Nông mới làm việc chỉ 6 tháng đã được lên chức.
Đặc biệt, Hiếu bị cho là mắc chứng bệnh động kinh, lại làm lãnh đạo khoa chẩn đoán hình ảnh – xét nghiệm, không thể đảm bảo sức khỏe, hoặc nếu có gì bất trắc xảy ra đối với chăm sóc sức khỏe nhân dân thì hậu quả sẽ như thế nào?
Khi trao đổi trực tiếp với VietNamNet, ông Nông thừa nhận có con và cháu mình đang làm việc tại bệnh viện nhưng giải thích không nhớ con trai mình được bổ nhiệm năm nào.
“Nói nửa năm là không phải. Bởi vì Hiếu phải vào Đảng mất ít nhất là 2 năm. Tôi nghĩ phải sau vô Đảng chứ?” ông Nông nói và cho biết thêm, ở Đồng Tháp có nhiều trường hợp dùng kinh phí của Nhà nước để đi học rồi không về phải bồi thường gấp mấy lần.
Quyết định bổ nhiệm Hiếu làm phó khoa do ông Nông ký
|
“Con trai tôi tự dùng kinh phí của gia đình để đi học và có bằng cấp đại học chính quy đàng hoàng. Chính vì vậy, phải khuyến khích cháu nó về công tác chứ. Mà Hiếu được Sở nhận chứ có phải do tôi nhận đâu?", ông Nông nói thêm.
Ông Nông cũng thừa nhận, con trai mình bị bệnh động kinh, trong quá trình làm việc đã phát bệnh mấy lần, nhưng gần đây đã điều trị hết bệnh.
“Khi có phản ánh này đến báo chí tôi rất day dứt vì lúc Hiếu mới tốt nghiệp ra trường nó không muốn về Đồng Tháp làm việc. Nhưng tôi thấy mình có một đứa con trai nên khuyên Hiếu nên về Đồng Tháp làm việc với tôi. Vậy mà bây giờ có những phản ánh như thế này tôi rất đau lòng”, vẫn lời Nông nói.
Giải thích về trường hợp của con dâu - vợ của Hiếu là nhân viên kế toán của bệnh viện, ông Nông lý giải, trước đây, con dâu làm kế toán ở một ngân hàng tại Cần Thơ.
Ông Phạm Nông trao đổi với phóng viên VietNamNet |
“Sau khi cưới, con dâu tôi có thai, khó khăn trong việc di chuyển…nên xin chuyển về Thanh Bình làm việc. Tuy nhiên, lúc đó, ngân hàng nơi con dâu tôi làm việc lại không có chi nhánh ở Thanh Bình nên xin về bệnh viện. Con dâu tôi có bằng cấp kế toán đàng hoàng”, ông Nông nói.
Đúng quy trình
Còn về trường hợp của Kim Thanh, ông Nông khẳng định, cháu gái về công tác tại bệnh viện huyện khi ông chưa làm giám đốc.
“Kim Thanh là y sỹ, sau đó học chuyên tu rồi về bệnh viện công tác. Khi đó tôi chưa làm giám đốc bệnh viện này. Còn Thoa, chị gái của Kim Thanh thực chất đang là hộ lý của bệnh viện. Công việc của Thoa là giặt đồ bệnh nhân, công việc thuê không ai chịu làm. Thoa làm việc theo dạng hợp đồng muốn cắt lúc nào chẳng được”, Giám đốc bệnh viện nói.
Đối với những trường hợp người thân còn lại, ông Nông nói đều nhận vào làm việc... đúng quy định.
“Nguyễn Hữu Phước làm thợ điện tại bệnh viện khi tôi chưa làm giám đốc, sau đó, Phước cưới Mượt, dưỡng của bệnh viện. Còn Trang thì kêu tôi bằng cậu ruột, sau khi tốt nghiệp thì thi tuyển vào bệnh viện thôi", ông Nông tiếp lời.
Khi đề nghị ông Nông cung cấp hồ sơ chứng minh thời gian bổ nhiệm Phạm Trung Hiếu tối thiểu là 2 năm, thì ông cho biết người phụ trách hồ sơ đang bận đi học nên không thể cung cấp.
Cả họ làm quan: Lỗ thủng ở đâu?
Với quy trình, tiêu chuẩn, quy hoạch chặt chẽ, làm sao có kẽ hở, chứ đừng nói là lỗ thủng trong công tác cán bộ, làm sao đưa con cái lên làm quan?
Huyện Mỹ Đức cả họ làm quan: Cũng 'là ngẫu nhiên'
Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội khẳng định việc ở huyện Mỹ Đức có 8-9 người họ hàng cùng làm cán bộ là hết sức ngẫu nhiên.
Cả họ làm quan: Mọi thứ cứ mờ mờ, ảo ảo
Những chuyện kiểu vậy, khối người biết, nhưng chẳng ai lên tiếng, chỉ đến khi báo đăng mới bung ra, mới bình luận, phản hồi này nọ. Và bung ra như vậy mới giật mình nghĩ lại.
Hải Dương: Người nhà bí thư, phó bí thư huyện cùng nhau làm quan
Dư luận lại xôn xao chuyện “cả họ làm quan” ở Hải Dương khi người nhà của Bí thư và Phó bí thư huyện Kim Thành giữ nhiều chức vụ quan trọng.
Lùm xùm chuyện cả nhà làm 'quan huyện' ở Gia Lai
Dư luận tại huyện Chư Prông (Gia Lai) đang xôn xao chuyện hai con gái của ông Bí thư Huyện ủy được giữ các chức vụ quan trọng nhanh đến chóng mặt.
Hoài Thanh
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/giam-doc-benh-vien-bo-nhiem-than-toc-con-mac-benh-dong-kinh-lam-pho-khoa-374320.html
97.
Con trai Thứ trưởng Bộ Tài chính thăng tiến siêu tốc
19/5/2017 18:42 UTC+7
(Công lý) - Đó là trường hợp Đỗ Hoàng Anh Khoa, con trai Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn. Tuyển dụng năm 2013, vừa hết tập sự ông Khoa được lên lương và bổ nhiệm ngay Phó trưởng Phòng một phòng rất quan trọng, sau đó lên ngay Trưởng phòng, mỗi năm một chức.
Theo hồ sơ, ông Đỗ Hoàng Anh Khoa thi tuyển công chức năm 2012 tại Tổng cục Hải quan. Đến tháng 3/2013 được tuyển dụng vào Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, theo Quyết định số 301/QĐ- HQHCM ngày 18/3/2013. Đến tháng 3/2014, ông Khoa được công nhận hết thời gian tập sự (quyết định số 128/QĐ -HQHCM ngày 01/3/2014).
Theo Điều 7, Thông tư số 11/2014/TT-BNV của Bộ Nội vụ thì ông Đỗ Hoàng Anh Khoa chưa đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm "siêu tốc"
Đến năm 2015, ông Đỗ Hoàng Anh Khoa được lên 01 bậc lương và đến giữa năm 2015 thì chuyển về văn phòng của Tổng cục Hải quan. Đến tháng 10/2015, ông Khoa được bổ nhiệm chức vụ Phó trưởng phòng một phòng quan trọng, đặc thù của ngành Hải quan theo quyết định số 3303/QĐ-TCHQ ngày 27/10/2015). Đến năm 2016, ông Khoa là quyền trưởng phòng và đến tháng 01/2017 được bổ nhiệm Trưởng phòng theo quyết định số 86/TCHQ ngày 16/01/2017.
Với tiến trình thăng tiến như trên của ông Đỗ Hoàng Anh Khoa, theo một số cán bộ, nhân viên ngành hải quan quả là sự phát triển “thần tốc”. Bởi lẽ, hiếm có một công chức hải quan nào thăng tiến đến mức mỗi năm một chức, vừa xong tập sự đã được bổ nhiệm ngay Phó trưởng phòng; giữ chức Phó trưởng phòng chưa đầy một năm đã được giao bổ nhiệm quyền Trưởng phòng.
Được biết, với quá trình thăng tiến siêu tốc trên, ông Đỗ Hoàng Anh Khoa chưa đủ các điều kiện để bổ nhiệm theo qui định. Bởi lẽ theo Quyết định số 3036/QĐ-TCHQ ngày 15 tháng 9 năm 2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Quy định về tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo từ cấp Phó Vụ trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương trở xuống tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan thì chức danh Trưởng phòng, Chi cục trưởng và tương đương; Phó Trưởng phòng, Phó Chi cục trưởng và tương đương phải có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy hoặc có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với lĩnh vực công tác được giao; đáp ứng các yêu cầu về năng lực và trình độ đào tạo của ngạch Kiểm tra viên hải quan hoặc tương đương theo quy định; tốt nghiệp quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên trở lên...
Trong khi đó, theo quy định tại Điều 7, Thông tư số 11/2014/TT-BNV của Bộ Nội vụ Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính thì công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên thì phải có thời gian giữ ngạch cán sự hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm (36 tháng). Trường hợp đang giữ ngạch nhân viên thì thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 5 năm (60 tháng).
Chiểu theo các quy định trên thì trường hợp ông Khoa mới được tuyển dụng công chức năm 2013, đến năm 2015 đã được bổ nhiệm Phó trưởng Phòng thì chưa thể đủ thời hạn dự thi nâng ngạch chuyên viên, chưa đủ điều kiện để bổ nhiệm. Ngoài ra, ông Khoa còn chưa đủ một số điều kiện khác vì chức vụ ông đảm nhiệm còn đòi hỏi cán bộ trưởng phòng phải là người có kinh nghiệm, có một số trình độ nghiệp vụ chuyên môn về điều tra, pháp luật đặc thù. Ngoài ra, dư luận cũng thắc mắc trong thời gian tập sự, ông Đỗ Hoàng Anh Khoa còn được ưu ái kết nạp Đảng trong khi trước lúc được tuyển dụng, ông Khoa du học ở nước ngoài, chưa đủ thời gian thử thách, rèn luyện.
Được biết, ông Đỗ Hoàng Anh Khoa là con trai của Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn. Năm 2015, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã tái đắc cử Bí thư Đảng ủy Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2015-2020.
Báo điện tử Công lý sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.
Bạn đang đọc bài viết Con trai Thứ trưởng Bộ Tài chính thăng tiến siêu tốc tại chuyên mục Bạn đọc của Báo điện tử Công lý. Mọi thông tin phản hồi về Ban chuyên đề Công lý 24h, Email: 24hcongly@gmail.com, Hotline 090.328.3333
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache%3AlIo5n2ErfHIJ%3Acongly.vn%2Fban-doc%2Fcon-trai-thu-truong-bo-tai-chinh-thang-tien-sieu-toc-210296.html+&cd=2&hl=vi&ct=clnk&gl=vn
96.
Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bạc Liêu tự ra văn bản trao quyền cho chính mình
(GDVN) - Ông Phạm Văn Thiều (Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bạc Liêu) thừa nhận khi ra văn bản ông đã không thông qua Tỉnh ủy.
Những “lùm xùm” tại Bộ Xây dựng đang được đoàn công tác Bộ Chính trị làm rõBáo chí viết phản ánh cát tặc mười bài mà Chủ tịch tỉnh không nói gì!Sự tín nhiệm của nhân dân và lương tri của cán bộ
Ngày 19/5, Tỉnh ủy Bạc Liêu xác nhận vừa có văn bản hủy bỏ công văn số 637 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy về việc yêu cầu các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy và Đảng ủy trong tỉnh phối hợp trong công tác cán bộ.
Công văn số 637 do đích thân Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bạc Liêu ký ngày 22/3, có nội dung yêu cầu các đơn vị vừa nêu khi tiến hành quy trình điều động, đề bạt, bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử đối với các chức danh là Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Ủy ban kiểm tra các cấp ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; trưởng, phó các đoàn thể... phải trao đổi trước với Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy về nhân sự, sau đó mới trình ban thường vụ cấp ủy để thực hiện quy trình.
Công văn vừa bị “tuýt còi" của Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bạc Liêu. |
Tuy nhiên, sau khi ban hành, công văn nói trên đã gây ra nhiều luồng dư luận không tốt, có người cho rằng, lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã “lấn sân” vào công tác cán bộ của cấp dưới.
Đó theo quy định hiện hành thì cán bộ thuộc diện quy hoạch chức vụ Bí thư, Phó Bí thư, Ban thường vụ cấp huyện, thị, thành ủy thì mới hiệp y với Ban Tổ chức Tỉnh ủy trước khi đề bạt, quy hoạch;
Còn các chức vụ khác như Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; trưởng, phó các đoàn thể thì các cơ quan cấp dưới sẽ tự làm quy trình rồi mới báo cáo cấp trên…
Trả lời báo chí xung quanh vụ việc trên, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bạc Liêu Phạm Văn Thiều thừa nhận khi ra công văn số 637 ông đã không thông qua Tỉnh ủy Bạc Liêu.
Vị Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bạc Liêu cho rằng, ông ký công văn nói trên một cách vô tư và chỉ mang tính chất trao đổi nhân sự, muốn thực hiện tốt vai trò tham mưu cho Ban thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ…
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Truong-Ban-To-chuc-Tinh-uy-Bac-Lieu-tu-ra-van-ban-trao-quyen-cho-chinh-minh-post176744.gd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.