Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

11/12/2016

Chức vụ nhà nước : chính tích và bổ nhiệm (sưu tầm 2016) - 9


Tiếp tục công việc sưu tầm.

Phần 1 (đánh số từ 1 đến 24) đã đi ở đây.


Phần 2 (đánh số từ 25 đến 45) đã đi ở đây.

Phần 3 (đánh số từ 46 đến 64) đã đi ở đây.

Phần 4 (đánh số từ 65 đến 85) đã đi ở đây.

Phần 5 (đánh số từ 86 đến 105) đã đi ở đây.

Phần 6 (đánh số từ 106 đến 125) đã đi ở đây.

Phần 7 (đánh số từ 126 đến 145) đã đi ở đây.

Phần 8 (đánh số từ 146 đến 165) đã đi ở đây

Từ đây trở xuống là lần phần 9 (đánh số từ 166).

Vẫn theo thứ tự ngược như mọi khi.





---



.

185.

Kiểm tra dấu hiệu vi phạm người bổ nhiệm Vũ Minh Hoàng


19:28 27/12/2016
Theo nguồn tin riêng của báo Gia đình Việt Nam, UBKT TW vừa ký quyết định kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm đối với người ký quyết định bổ nhiệm "siêu tốc" Vụ phó Vũ Minh Hoàng.
Ngày 27/12, nguồn tin riêng của Báo Gia đình Việt Nam cho biết, Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ký quyết định kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm đối với ông Nguyễn Quốc Việt, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và ông Nguyễn Phong Quang, nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ. Việc kiểm tra dấu hiệu vi phạm được cho là liên quan đến công tác tổ chức cán bộ tại Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, cụ thể là việc tuyển dụng, bổ nhiệm Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế đối với ông Vũ Minh Hoàng, 26 tuổi, quê Bắc Ninh.
Nguồn tin này cũng cho biết thêm, nếu không có gì thay đổi thì đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ tổ chức triển khai quyết định vào sáng ngày 28/12, tại Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ.
 kiem-tra-dau-hieu-vi-pham-nguoi-bo-nhiem-vu-minh-hoang-giadinhvietnam.com 1
Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ được cấp phép sử dụng con dấu mới từ ngày 21/8/2015, nhưng...
Tài liệu Báo Gia đình Việt Nam có được cho thấy, ông Vũ Minh Hoàng được Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ ra quyết định nhận vào làm việc không qua thi tuyển và bắt đầu tập sự 1 năm kể từ ngày 1/8/2014. Sau khi hết thời gian tập sự vào tháng 8/2015, ông Hoàng nhanh chóng được ông Nguyễn Quốc Việt, Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, ký quyết định bổ nhiệm làm Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế vào tháng 1/2016. Ngay sau ký quyết định bổ nhiệm vụ phó được 32 ngày, chính ông Việt lại ký tiếp quyết định cho ông Hoàng chuyển công tác về UBND TP. Cần Thơ theo công văn xin người của đơn vị này. Tiếp theo ông Hoàng được chủ tịch UBND TP. Cần Thơ ký quyết định bổ nhiệm làm Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ. 
Lật lại hồ sơ, có thể thấy nhiều điều “lạ” trong vấn đề tuyển dụng này như hồ sơ không đảm bảo tính pháp lý, nhiều nghi vấn và bất minh cần được làm rõ. Cụ thể như chữ ký và chữ viết tay trong các bản khai được cho là của ông Hoàng không giống nhau, không có hồ sơ đảng viên, ngày vào đảng ghi không trùng khớp, nơi kết nạp đảng không rõ ràng. Ông Hoàng không có thời gian tập sự tại cơ quan theo đúng qui định, không có quyết định phân công người hướng dẫn tập sự và giao việc cho ông Hoàng. 
 kiem-tra-dau-hieu-vi-pham-nguoi-bo-nhiem-vu-minh-hoang-giadinhvietnam.com 2
... trong quyết định công nhận hết thời gian tập sự công chức ký ngày 24/7/2015 lại đóng con dấu mới, điều này dấy lên nghi ngờ quyết định trên được ký lùi ngày để hợp thức hóa hồ sơ. Ảnh: Phương Nguyên
Để hợp thức hóa cho ông Hoàng thăng quan tiến chức nhanh chóng, những người có liên quan đã làm khống, giả nhiều biên bản làm việc, biên bản cuộc họp, tự ý kê tên những người không có dự họp vào, thậm chí dùng con dấu mới để ký lùi ngày công nhận hết thời gian tập sự cho ông Hoàng nhằm hợp thức hóa hồ sơ. Những quyết định nhận người, biên bản các cuộc họp liên quan, quyết định bổ nhiệm phó vụ trưởng… đều không được công khai hay tổ chức công bố quyết định như thông lệ. 
Với vai trò lãnh đạo của mình, hai cá nhân trên trong thời gian đương chức đã làm qui trình và bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng mà không nắm rõ lý lịch đảng, không quản lý hồ sơ đảng viên cũng như không sinh hoạt đảng tại đơn vị. Ngoài ra ông Hoàng cũng không có hồ sơ lương, không có sổ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, không có tên trong qui hoạch chức danh lãnh đạo cấp vụ.
Trao đổi với Báo Gia đình Việt Nam về việc bổ nhiệm “thần tốc” ông Vũ Minh Hoàng, một nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cho biết với những gì báo chí vừa qua thông tin thì đoàn công tác của UBKT Trung ương phải làm rõ những vấn đề cơ bản trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm đối với ông Hoàng. Nếu quy trình tuyển dụng và bổ nhiệm được kết luận trái quy định thì quyết định tuyển dụng và bổ nhiệm ấy phải bị thu hồi, hủy bỏ. Điều đó cũng có nghĩa vấn đề nhận người, bổ nhiệm ở phía UBND TP. Cần Thơ cũng phải đi theo qui trình chung, tương tự. 
Trong khi đó, thông tin từ phía cơ quan chủ quản cho biết ông Hoàng vẫn đang chú tâm học tập tại Nhật, chưa có động thái gì liên quan đến việc “rút lui” khỏi chức danh Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ.
Phương Nguyên
http://www.giadinhvietnam.com/doi-song/kiem-tra-dau-hieu-vi-pham-nguoi-bo-nhiem-vu-minh-hoang-d105618.html




184.





Công bố kết quả điều tra vụ nổ súng tại Yên Bái: Thấy gần 4 tỷ đồng ở phòng Chủ tịch HĐND

Hoàng Hải | 
Công bố kết quả điều tra vụ nổ súng tại Yên Bái: Thấy gần 4 tỷ đồng ở phòng Chủ tịch HĐND
Đại tá Phạm Ngọc Thắng – Phó giám đốc Công an tỉnh Yên Bái.

Chiều ngày 26/12, Công an tỉnh Yên Bái tổ chức họp báo thông báo kết quả điều tra vụ án bắn chết Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái vào sáng 18/8.

Không có yếu tố chính trị, không có mâu thuẫn trong làm ăn kinh tế hay tình ái
Tại buổi họp báo, Trung tá Phạm Anh Sơn - Phó thủ trưởng cơ quan CSĐT đọc bản kết luận điều tra vụ án có nội dung như sau:
Khoảng 6h30' ngày 18/8, Đỗ Cường Minh (SN 1963, là Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái) từ nhà của mình điều khiển xe ôtô HONDA CIVIC BKS 29Z - 5024 chở vợ là chị Nguyễn Thị Thu Hà (SN 1971, là cán bộ một cơ quan đoàn thể tỉnh) đi làm.
Sau khi chị Hà xuống xe thì Đỗ Cường Minh tiếp tục điều khiển xe ô tô đến văn phòng tỉnh ủy. Trên đường đi, Đỗ Cường Minh đã gọi điện nói chuyện với lái xe của ông Phạm Duy Cường - Bí thư tỉnh ủy.
Khi đến trụ sở văn phòng tỉnh ủy, Minh xuống xe xách cặp đi vào ngồi ở phòng khách số 1 (gần phòng họp Hội đồng nhân dân), sau đó xách cặp đi lên tầng 2, đứng chờ ở ngoài phòng làm việc của ông Cường.
Khi thấy ông Cường đến phòng làm việc thì Minh vào theo và dùng súng K59 (súng quân dụng được trang bị) bắn 4 viên đạn vào người ông Cường. Bắn xong, Minh mang theo súng, xách cặp đi xuống xe ô tô của Minh và điều khiển xe đi đến đỗ tại sân của Ban Tổ chức tỉnh uỷ.
Sau đó, Minh xách theo chiếc cặp sách màu đen đi bộ lên phòng làm việc của ông Ngô Ngọc Tuấn - Chủ tịch HĐND tỉnh, kiêm Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy (cách phòng của ông Phạm Duy Cường khoảng 150 mét).
Qua quá trình điều tra, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái xác định: Động cơ gây án của Đỗ Cường Minh không có yếu tố chính trị, không có mâu thuẫn trong làm ăn kinh tế hay tình ái.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái nhận định: Do bất mãn bức xúc cá nhân trong bố trí sắp xếp nhân sự khi sáp nhập Chi cục lâm nghiệp vào Chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái dẫn đến việc Đỗ Cường Minh đã dùng súng bắn chết ông Phạm Duy Cường và ông Ngô Ngọc Tuấn.
Công bố kết quả điều tra vụ nổ súng tại Yên Bái: Thấy gần 4 tỷ đồng ở phòng Chủ tịch HĐND - Ảnh 1.
Trung tá Phạm Anh Sơn - Phó thủ trưởng cơ quan CSĐT.
Cơ quan điều tra đã làm việc với Chi cục kiểm lâm và tất cả anh chị em trong gia đình Đỗ Cường Minh nhưng không ai biết về mâu thuẫn và động cơ gây án của Minh là gì. Minh không vay nợ cơ quan và các anh chị em trong gia đình.
Tiến hành điều tra xác minh nhưng không phát hiện có dấu hiệu của động cơ gây án là do ghen tuông tình ái, không có dấu hiệu của việc mâu thuẫn trong làm ăn kinh tế và không có động cơ mục đích chính trị chống phá Đảng và chính quyền dân chủ nhân dân. 
Thấy gần 4 tỷ tại phòng Chủ tịch HĐND tỉnh
Tại buổi họp báo, Công an tỉnh Yên Bái cũng thông tin: Thời gian tháng 4 và tháng 7/2015, ông Phạm Duy Cường - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái nhận được 2 lá đơn (đơn nặc danh) tố cáo tham nhũng ở Chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái và giao cho Công an tỉnh Yên Bái tiến hành xác minh nội dung đơn.
Công an tỉnh Yên Bái đã tổ chức xác minh, đến ngày 10/8/2016 có kết quả như sau:
Quá trình thực hiện Dự án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Yên Bái, Ban quản lý dự án và Hạt kiểm lâm huyện Văn Chấn để xảy ra sai phạm là đã sử dụng một phần kinh phí dự án để chi vào các việc như: Chi cho ăn uống, tiếp khách để tổ chức hội nghị tại thôn bản; chi thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ; mua sắm thiết bị, văn phòng phẩm.
Các khoản chi này là ngoài quy định của dự án, tuy nhiên chưa phát hiện dấu hiệu tư lợi cá nhân. Nguyên nhân để xảy ra sai phạm là do công tác quản lý, chỉ đạo chưa sâu sát, cán bộ thực hiện chưa nắm vững các quy định về thanh quyết toán kinh phí dự án.
Trách nhiệm của Đỗ Cường Minh trong sai phạm là: Là người quản lý, điều hành chung hoạt động của dự án, trong quá trình thanh quyết toán đã trực tiếp ký duyệt vào các chứng từ chi ngoài quy định của dự án.
Ngày 17/8/2016, Thường trực tỉnh ủy Yên Bái đã họp và cho ý kiến: Đồng ý để Công an tỉnh Yên Bái chuyển hồ sơ kết quả việc xác minh tố cáo trên cho Đảng ủy, Ban giám đốc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn; đồng thời phối hợp với Đảng ủy, Ban giám đốc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo tập thể, cá nhân kiểm điểm các sai phạm trên.
Ngoài các đồ vật nêu trên khi kiểm tra tư trang, đồ vật tại phòng nghỉ và phòng làm việc của ông Phạm Duy Cường có 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng) để ở trong cặp tài liệu.
Tại phòng nghỉ của ông Ngô Ngọc Tuấn có 1 két sắt, trong két có 100.000 USD, 1,5 tỷ đồng và 4 chiếc nhẫn màu vàng, mặt đá không xác định trọng lượng và chất lượng.
Công bố kết quả điều tra vụ nổ súng tại Yên Bái: Thấy gần 4 tỷ đồng ở phòng Chủ tịch HĐND - Ảnh 2.
Công an tỉnh Yên Bái tổ chức họp báo vụ án.
Tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của PV về việc có sự mua quan, bán chức trong việc giới thiệu nhân sự cho chức vụ Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm và bỏ phiếu thăm dò chức danh Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đại tá Phạm Ngọc Thắng – Phó giám đốc Công an tỉnh (thủ trưởng Cơ quan CSĐT) cho biết, Công an tỉnh Yên Bái không có ý kiến về vấn đề này.
Đại tá Thắng cũng cho biết, thông tin về việc phát hiện hàng trăm tỷ đồng trong phòng của ông Tuấn là không chính xác.
Công an tỉnh đọc bản kết luận điều tra vụ án.
theo Trí Thức Trẻ

http://soha.vn/cong-bo-ket-qua-dieu-tra-vu-no-sung-tai-yen-bai-thay-gan-4-ty-dong-o-phong-chu-tich-hdnd-20161226173444541.htm





Vụ Bí thư Yên Bái bị bắn: Có 2 đơn tố cáo tham nhũng

Theo Công an tỉnh Yên Bái, vào tháng 4 và 7/2015, Bí thư Tỉnh ủy đã nhận được 2 đơn tố cáo tham nhũng ở Chi cục Kiểm lâm.
Chiều nay, Công an tỉnh Yên Bái đã tổ chức họp báo, thông báo kết quả điều tra vụ án Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng Ban Tổ chức tỉnh Yên Bái Ngô Ngọc Tuấn bị Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đỗ Cường Minh bắn chết tại phòng làm việc vào sáng 18/8.
Theo đó, liên quan đến xác minh đơn tố cáo tham nhũng tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cơ quan điều tra thông tin, vào tháng 4 và tháng 7/2015, Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường nhận được 2 lá đơn (đơn nặc danh) tố cáo tham nhũng ở Chi cục Kiểm lâm tỉnh. Sau đó, Tỉnh ủy giao cho Công an tỉnh tiến hành xác minh nội dung đơn.
Vụ Bí thư Yên Bái bị bắn: Có 2 đơn tố cáo tham nhũng
Công an tỉnh Yên Bái thông báo kết quả điều tra vụ sát hại 2 lãnh đạo tỉnh
Qua quá trình xác minh làm rõ, đến ngày 10/8, Công an tỉnh thông báo kết quả: Quá trình thực hiện dự án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Yên Bái, Ban quản lý dự án và Hạt kiểm lâm huyện Văn Chấn để xảy ra sai phạm trong việc sử dụng một phần kinh phí dự án để chi vào các việc như: ăn uống, tiếp khách để tổ chức hội nghị tại thôn bản; chi thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ; mua sắm thiết bị, văn phòng phẩm...
Theo cơ quan công an, các khoản chi này nằm ngoài quy định của dự án, tuy nhiên chưa phát hiện dấu hiệu tư lợi cá nhân. Nguyên nhân để xảy ra sai phạm là do công tác quản lý, chỉ đạo chưa sâu sát, cán bộ thực hiện chưa nắm vững các quy định về thanh quyết toán kinh phí dự án.
Riêng sai phạm của ông Đỗ Cường Minh, với vai trò là người quản lý, điều hành chung hoạt động của dự án, trong quá thanh quyết toán đã trực tiếp ký duyệt vào các chứng từ chi ngoài quy định của dự án.
Ngày 17/8, Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái đã họp và cho ý kiến: Đồng ý để Công an tỉnh chuyển hồ sơ kết quả việc xác minh tố cáo trên cho Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở NN&PTNT; đồng thời phối hợp với Đảng ủy, Ban giám đốc Sở chỉ đạo tập thể, cá nhân kiểm điểm các sai phạm trên.
Cũng trong quá trình trên, thực hiện đề án kiện toàn, sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy biên chế của Sở NN&PTNT, trong đó có nội dung sáp nhập Chi cục Lâm nghiệp vào Chi cục Kiểm lâm.
Ngày 7/8, Ban giám đốc và Ban chấp hành Đảng ủy Sở NN&PTNT đã họp, ra nghị quyết và làm tờ trình báo cáo Tỉnh ủy và UBND tỉnh xem xét quyết định, ông Mai Mộng Tuân, Phó giám đốc Sở kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, các ông Kiều Tư Giang, Nguyễn Đức Thiện, Đào Đình Khoa và Đỗ Cường Minh làm Phó chi cục trưởng.
Cơ quan điều tra nói rõ, do thủ phạm gây án là Đỗ Cường Minh đã chết, không thu thập được các tài liệu chứng cứ trực tiếp, với kết quả điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh loại trừ các yếu tố chính trị, mâu thuẫn trong làm ăn kinh tế, tình ái và nhận định: Do mâu thuẫn bức xúc cá nhân trong sắp xếp nhân sự khi sáp nhập 2 chi cục trên dẫn đến Đỗ Cường Minh đã dùng súng bắn chết ông Phạm Duy Cường và ông Ngô Ngọc Tuấn.
Chi cục trưởng bắn Bí thư Yên Bái do bức xúc về nhân sự

Chi cục trưởng bắn Bí thư Yên Bái do bức xúc về nhân sự



Bố chi cục trưởng, con chi cục phó: Không văn bản nào cấm

Bố chi cục trưởng, con chi cục phó: Không văn bản nào cấm



Yên Bái có tân Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm

Yên Bái có tân Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm



Đ.Bổng

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/vu-bi-thu-yen-bai-bi-ban-co-2-don-to-cao-tham-nhung-348621.html







VOV.VN - Cơ quan CSĐT tỉnh Yên Bái đã làm rõ nguồn gốc số tiền 100.000 USD và 1,5 tỷ đồng trong phòng ông Ngô Ngọc Tuấn – Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái.
Tại buổi họp báo diễn ra vào 15h ngày 26/12, cơ quan CSĐT công an tỉnh Yên Bái đã làm rõ thông tin dư luận cho rằng, có hàng trăm tỉ tại phòng làm việc của lãnh đạo tỉnh Yên Bái sau khi bị bắn.



nguon goc gan 4 ty dong trong phong lanh dao tinh yen bai bi ban chet hinh 1
 Thông tin cho rằng có hàng trăm tỉ tại phòng làm việc của lãnh đạo tỉnh là không chính xác.

Theo đó, cơ quan CSĐT công an tỉnh này cho biết, kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, cho thấy không có dấu hiệu bị lục soát, cậy phá, các cánh cửa ra vào, cửa sổ ở trạng thái đóng, nguyên vẹn.
Tại phòng làm việc của ông Phạm Duy Cường đã phát hiện và thu giữ 4 vỏ đạn và 2 đầu đạn; 1 chiếc điện thoại di động và 1 máy đọc truyện mini của ông Cường. Ngoài ra, còn có 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng) để ở trong cặp tài liệu.
Tại phòng làm việc của ông Ngô Ngọc Tuấn có 1 két sắt, trong két có 100.000 USD, 1,5 tỷ đồng và 4 chiếc nhẫn màu vàng, mặt đá không xác định trọng lượng và chất lượng.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc dư luận có nhiều thông tin cho rằng khi xảy ra vụ việc, tại phòng của lãnh đạo tỉnh Yên Bái có số tiền rất lớn lên đến hàng trăm tỉ.
Ông Phạm Ngọc Thắng, Phó Giám đốc công an tỉnh khẳng định: Về số tiền, như thông báo, tại phòng làm việc ông Tuấn có két, thu được 100.000 USD, 1,5 tỉ đồng, đã thẩm tra, Ban tổ chức Tỉnh ủy xác định Ban tổ chức không giao cho ông Tuấn số tiền này, ông Tuấn không vay nợ ai.



nguon goc gan 4 ty dong trong phong lanh dao tinh yen bai bi ban chet hinh 2
Cơ quan công an công bố đình chỉ vụ án vì thủ phạm duy nhất của vụ án là ông Đỗ Cường Minh đã chết.

Lời khai của bà Vũ Thị Thu Hiền, vợ ông Tuấn cho biết: Số tiền này là tiền tích cóp của hai vợ chồng từ nhiều năm nay. Do hai vợ chồng đi làm thường xuyên, ở nhà có mẹ già nên ông Tuấn mua két sắt để tại phòng làm việc sử dụng và cất tiền cá nhân.
Cơ quan CSĐT khẳng định, thông tin cho rằng có hàng trăm tỉ tại phòng làm việc của lãnh đạo tỉnh là không chính xác.
Theo tài liệu công bố của cơ quan điều tra, động cơ gây án của Đỗ Cường Minh do bất mãn bức xúc cá nhân trong bố trí sắp xếp nhân sự khi sáp nhập Chi cục lâm nghiệp vào Chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái dẫn đến Đỗ Cường Minh đã dùng súng bắn chết ông Phạm Duy Cường và ông Ngô Ngọc Tuấn./.
Đức Thuận/VTC News







































http://vov.vn/phap-luat/nguon-goc-gan-4-ty-dong-trong-phong-lanh-dao-tinh-yen-bai-bi-ban-chet-580994.vov






Thứ Ba, 27/12/2016 - 07:10

Vụ lãnh đạo Yên Bái bị sát hại: Vì sao khẩu súng gây án nằm trong tủ của nạn nhân?

Dân trí Quá trình khám nghiệm hiện trường vụ hai lãnh đạo tỉnh Yên Bái bị sát hại, cơ quan điều tra phát hiện và thu giữ khẩu súng gây án trong ngăn tủ làm việc của ông Ngô Ngọc Tuấn, một trong hai nạn nhân. Chi tiết khiến dư luận đặt nghi vấn này được cơ quan điều tra lý giải.
 >> Quá trình sắp xếp nhân sự liên quan đến thủ phạm sát hại lãnh đạo Yên Bái
 >> Vụ sát hại Bí thư Yên Bái: Do bất mãn trong sắp xếp nhân sự


Công an tỉnh Yên Bái họp báo công bố kết quả điều tra vụ sát hại Bí thư và Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Tiến Nguyên)
Công an tỉnh Yên Bái họp báo công bố kết quả điều tra vụ sát hại Bí thư và Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Tiến Nguyên)
Chiều 26/12, Công an tỉnh Yên Bái đã tổ chức họp báo thông tin chính thức về vụ Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái bị sát hại.
Theo công bố của Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Yên Bái, căn cứ vào kết quả điều tra và các tài liệu chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Yên Bái kết luận, Đỗ Cường Minh là thủ phạm duy nhất đã dùng súng K59 bắn chết ông Phạm Duy Cường (thời điểm đó là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái) và ông Ngô Ngọc Tuấn (thời điểm đó là Chủ tịch HĐND, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái), sau đó tự sát.
Với những tài liệu chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Yên Bái kết luận và ra Quyết định đình chỉ điều tra vụ án theo quy định của pháp luật (lý do đình chỉ: người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là Đỗ Cường Minh đã chết).
Theo tài liệu công bố của cơ quan điều tra, khoảng 6h30 ngày 18/8/2016, Đỗ Cường Minh (SN 1963), thời điểm đó là Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái, điều khiển xe ô tô đến Văn phòng Tỉnh ủy. Minh đợi ông Phạm Duy Cường đến phòng làm việc thì đi vào theo. Sau đó, Minh dùng súng K59 bắn ông Cường.
Sau đó, Minh tiếp tục đến phòng ông Ngô Ngọc Tuấn, dùng súng K59 bắn ông Tuấn rồi tự bắn 1 viên đạn vào đầu mình để tự sát.
Khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra phát hiện và thu giữ tại phòng làm việc của ông Phạm Duy Cường 4 vỏ đạn và 2 đầu đạn. Tại phòng làm việc của ông Ngô Ngọc Tuấn, cơ quan điều tra phát hiện và thu giữ 4 vỏ đạn và 4 đầu đạn; 1 súng quân dụng K59 để trong ngăn tủ làm việc của ông Tuấn, súng ở tình trạng đã bắn hết đạn (nòng súng thò ra ngoài).
Chi tiết khẩu súng K59, hung khí gây án, nằm trong ngăn tủ làm việc của ông Tuấn khiến dư luận băn khoăn. Lý giải về việc này, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Yên Bái cho biết, sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã lấy lời khai của anh Âu Văn H., lái xe của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, đồng thời là người phát hiện sự việc.
Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT xác định, khoảng 7h25 ngày 18/8, Đỗ Cường Minh xách chiếc cặp màu đen đi một mình đến phòng ông Ngô Ngọc Tuấn thì gặp anh H. ở ngoài cửa. Anh H. nói trong phòng đang có khách nên Minh đứng chờ và nói chuyện với anh H. tại hành lang ngoài cửa. Minh hỏi thăm anh H. về công việc và gia đình, sau đó bảo anh H. làm gì cứ làm, đi đâu thì cứ đi để Minh ở đây. Anh H. trả lời rằng mình phải đứng bên ngoài chờ, khi sếp gọi là có mặt ngay.
Khoảng 3 phút sau, đoàn khách ra về thì Minh đi vào phòng ông Tuấn và khép cửa lại, anh H. đứng ở bên ngoài chờ. Hơn một phút sau, anh H. nghe tiếng súng nổ phát ra từ phòng làm việc của ông Ngô Ngọc Tuấn và nghe thấy tiếng gọi “anh H. ơi”.
Anh H. vội chạy vào phòng thì thấy ông Ngô Ngọc Tuấn ngồi dựa lưng vào tường, người có nhiều vết máu; còn Đỗ Cường Minh nằm ở giữa phòng, xung quanh chảy nhiều máu, tay phải áp lên trên khẩu súng. Do thấy Minh vẫn đang thở dốc, sợ Minh bắn tiếp nên anh H. đã cầm khẩu súng cất vào tủ phòng làm việc của ông Tuấn. Sau đó, anh H. đỡ ông Tuấn nằm xuống rồi chạy ra ngoài cửa hô hoán mọi người.
Tiến Nguyên

http://dantri.com.vn/xa-hoi/vu-lanh-dao-yen-bai-bi-sat-hai-vi-sao-khau-sung-gay-an-nam-trong-tu-cua-nan-nhan-2016122707050502.htm



183.

Thứ Hai, 26/12/2016 - 13:15

Ông Vũ Quang Hải: “Tôi xin rút thì ít nhất cũng phải ngẩng cao đầu”

Dân trí "Sabeco đã lên sàn và cổ phiếu SAB đã trở thành một trong những cổ phiếu được săn đón nhất những ngày cuối năm. Sabeco cũng sắp có một năm lịch sử khi lãi kỷ lục, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Tôi xin rút thì ít nhất cũng phải ngẩng cao đầu”, ông Vũ Quang Hải nói sau khi xin rút khỏi Sabeco.


 >> Bộ Công Thương xác nhận đã nhận đơn từ nhiệm của ông Vũ Quang Hải
 >> Vũ Quang Hải-con trai ông Vũ Huy Hoàng rút khỏi Hội đồng quản trị Sabeco
 >> Phó Chủ tịch VAFI: "Ông Vũ Quang Hải nên viết đơn thôi việc"

Ông Vũ Quang Hải đã có đơn xin rút khỏi Hội đồng quản trị Sabeco.
Ông Vũ Quang Hải đã có đơn xin rút khỏi Hội đồng quản trị Sabeco.
Chia sẻ sau khi chính thức có đơn xin rút khỏi vị trí thành viên Hội đồng quản trị Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), ông Vũ Quang Hải cho hay: "Tôi đã có ý định xin rút từ trước, nhưng thời điểm này mới nộp đơn, vì tôi muốn chứng minh, mình là người làm được việc chứ không phải là con ông nọ ông kia".
“Kế hoạch năm 2016 của Sabeco đã hoàn thành, các công việc cần làm thuộc trách nhiệm của tôi cũng đã xong. Tới thời điểm này, Sabeco đã lên sàn và cổ phiếu SAB đã trở thành một trong những cổ phiếu được săn đón nhất những ngày cuối năm. Sabeco cũng sắp có một năm lịch sử khi lãi kỷ lục, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Tôi xin rút thì ít nhất cũng phải ngẩng cao đầu”, ông Hải nói.
Theo Phó tổng giám đốc Sabeco, dự kiến năm 2016, Sabeco đã vượt kế hoạch cả doanh thu và lợi nhuận. Luỹ kế 9 tháng, Sabeco đạt doanh thu 21.822 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3.658 tỷ đồng - tăng 24,5% so với cùng kỳ, vượt 11,8% so với kế hoạch cả năm. Lợi nhuận năm nay dự kiến Sabeco đạt gần 4.200 tỷ đồng, vượt kế hoạch khoảng 1.000 tỷ đồng.
Được niêm yết từ 12/12 vừa qua, cổ phiếu SAB đã giúp Sabeco trở thành doanh nghiệp có vốn hóa thị trường lớn thứ hai trên sàn chứng khoán, chỉ sau Vinamilk.
Liên tục được "xin về đúng quy trình"
Ông Vũ Quang Hải sinh năm 1986, được lãnh đạo Bộ Công Thương ký quyết định điều động về Sabeco hồi đầu năm 2015, khi mới 28 tuổi. Ông Hải được bầu vào HĐQT của Sabeco, với tỷ lệ phiếu trên 90% và được giao kiêm nhiệm chức Phó tổng giám đốc.
Là con trai của cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, ông Vũ Quang Hải được bầu làm lãnh đạo doanh nghiệp giải khát lớn ở Việt Nam với lý do "tăng cường nhân sự trẻ làm tiền đề cho việc trẻ hóa nguồn cán bộ lãnh đạo của tổng công ty".
Tại thời điểm những thông tin về vụ việc được phát đi, trả lời báo chí, cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, thời điểm cuối năm 2014, HĐQT của Sabeco mà trực tiếp là Chủ tịch HĐQT (ông Phan Đăng Tuất - PV) có công văn gửi lãnh đạo và ban cán sự Bộ Công Thương nói rằng, tình hình kinh doanh của đơn vị hoạt động bình thường nhưng bộ máy chưa được kiện toàn. Trong khi nguồn tại chỗ chưa đáp ứng được yêu cầu nên tổng công ty đề nghị Bộ cho phép xin đích danh Vũ Quang Hải cùng với một người tại chỗ nữa để kiện toàn bộ máy.
Ông Vũ Quang Hải khẳng định: “Chủ tịch Sabeco khi đó là anh Phan Đăng Tuất đã có văn bản gửi Bộ Công Thương xin tăng cường cán bộ trẻ cho Tổng công ty và chỉ đích danh tên tôi. Sau đó, Bộ Công Thương chấp thuận giới thiệu tôi về Sabeco”.
Nguyên Chủ tịch Sabeco Phan Đăng Tuất thời điểm đó cũng phân trần thêm rằng: "Nói cán bộ trẻ, chưa có kinh nghiệm là cảm tính. Ông Hải, 29 tuổi, từng làm giám đốc 1 công ty 2 năm, học thạc sĩ về kinh doanh và rất phù hợp với nhu cầu lúc bấy giờ. Ông Hải xứng đáng làm Phó Tổng với phong thái đĩnh đạc, có học vấn, tiếng Anh nói tốt, thông thạo về marketing. Thứ 2, ông Hải làm công ty vẫn tốt lên, tốc độ tăng trưởng vẫn cao".
Trước đó, tháng 5/2013, ông Hải chuyển về Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại, thuộc Bộ Công Thương) cũng theo đề nghị của đơn vị này. Vì là đơn vị sự nghiệp có thu, ông Hải chuyển ngang từ doanh nghiệp về cơ quan bộ, không qua tuyển dụng. Tuy nhiên, là phó giám đốc trung tâm kiêm nhiệm kiểm soát viên tài chính của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, ông được hưởng chế độ Vụ Phó.
Mặc dù được người trong cuộc khẳng định đúng quy trình nhưng kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố chiều 24/10 đã khẳng định, Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Doanh nghiệp trong việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; điều động, đề cử tham gia HĐQT và giữ chức Phó Tổng giám đốc Sabeco.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng bị đánh giá là đã thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm và điều động con trai làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; tham gia HĐQT và giữ chức Phó Tổng giám đốc Sabeco.
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư bình luận: "Tôi nói bao nhiêu lần, đừng có nói quy trình nữa. Quy trình chỉ là công cụ, chứ không phải là mục tiêu, mục đích chứ không phải cứ lôi quy trình ra để thực hiện. Quy trình đặt ra là để tìm được những con người như thế mà nếu chưa tìm được thì phải làm lại quy trình. Bây giờ phải tìm người tốt nhất, có tâm và tầm chứ không phải tìm người theo quy trình".
Lùm xùm từ câu chuyện thua lỗ của PVFI
Trước khi về Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, từ năm 2007, ông bắt đầu công tác ở Tổng công ty Tài chính dầu khí với vai trò chuyên viên ban đầu tư. Sau 4 năm, từ vị trí chuyên viên của một ban trực thuộc, ông được điều chuyển làm tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính Công đoàn Dầu khí (PVFI).
Ông Vũ Quang Hải được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc từ ngày 25/1/2011 thay cho người tiền nhiệm là ông Chu Xuân Lai. Đến tháng 2/2011,nhân sự cấp cao của PVFI lại có sự thay đổi khi ông Đàm Minh Đức được bầu làm Chủ tịch HĐQT thay ông Vũ Xuân Tiên.
Ông Hải từng cho biết, mục đích của việc bổ nhiệm ông Hải khi đó, cùng với vị Chủ tịch HĐQT là "tái cơ cấu toàn diện PVFI vì phát sinh những khoản nợ xấu". Tháng 1/2011, khi ông Hải nắm quyền ở đơn vị này, doanh nghiệp báo cáo là vừa mất vốn, và mất thêm khoảng 600 tỷ đồng nữa.
Ông Vũ Quang Hải khi đó cũng khẳng định: “Tôi có thể tự tin nói là các khoản lỗ đó không phải do tôi gây ra mà tôi chỉ kế thừa và xử lý các khoản lỗ đó. Chúng tôi làm tất cả mọi thứ, đến năm 2012 số lỗ đã ít đi rất nhiều, còn khoảng 70 tỷ đồng, chứ không phải như VAFI nói là “hai năm lỗ hơn 200 tỷ đồng”. Như vậy làm giảm lỗ chứ không phải là tăng thêm lỗ. Và khi tôi đi thì gần như PVFI không còn các khoản nợ xấu nữa, thanh toán toàn bộ công nợ tồn tại”.
Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của PVFI thì năm 2010 công ty bắt đầu lỗ với mức lỗ 43 tỷ đồng, năm 2011 lỗ 155 tỷ và năm 2012 lỗ 68 tỷ đồng – tức PVFI phát sinh lỗ hơn 220 tỷ trong thời kỳ ông Hải làm Tổng giám đốc.
Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, khi nhìn vào các thông tin chi tiết trong báo cáo tài chính của PVFI có thể nhận thấy một điều là các khoản lỗ lớn của PVFI đều có nguồn gốc từ năm 2010 trở về trước, chủ yếu liên quan đến trích lập dự phòng cho các khoản hợp tác đầu tư chứng khoán niêm yết tại 2 công ty chứng khoán SMES (khoảng 313 tỷ) và Phố Wall (73 tỷ đồng).
Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2010 của PVFI, nhiều khoản ủy thác và hợp tác đầu tư nói trên đã bị quá hạn ngay từ cuối năm 2010 nhưng khi đó ban lãnh đạo trước của PVFI đã không trích lập dự phòng đầy đủ vào năm 2010 do “Ban Giám đốc công ty tin tưởng rằng Công ty có khả năng thu hồi được khoản ủy thác quản lý vốn này trong ngắn hạn”. Và chỉ đến khi vẫn không thu hồi được trong năm 2011 thì PVFI mới chính thức trích lập dự phòng.
Phương Dung
http://dantri.com.vn/su-kien/ong-vu-quang-hai-toi-xin-rut-thi-it-nhat-cung-phai-ngang-cao-dau-20161226130543396.htm


Công an tỉnh Yên Bái cần tiếp tục thu giữ số tiền 100.000 USD, 1,5 tỷ đồng và nhẫn để xác định chủ sỡ hữu hợp pháp thực sự hay là tang vật của một vụ phạm luật.
Chiều qua 26/12/2016, Công an tỉnh Yên Bái đã họp báo công bố kết luận vụ Đỗ Công Minh bắn chết hai lãnh đạo tỉnh Yên Bái, trong đó có ông Ngô Ngọc Tuấn, chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh kiêm Trưởng Ban tổ chức Tỉnh uỷ Yên bái. Cá nhân tôi cho rằng do mức độ đặc biệt chưa từng có của vụ án này và hai nạn nhân là hai lãnh đạo cao nhất của địa phương, lẽ ra việc điều tra phải do cơ quan điều tra của Bộ Công an tiến hành.
Đáng chú ý, trong cuộc họp báo này có thông tin :"Kết quả khám nghiệm hiện trường xác định... trong phòng ông Tuấn có két sắt, bên trong có 100.000 USD, 1,5 tỉ đồng và 1 số nhẫn chưa xác định chủng loại, giá trị. Về số tiền thu được 100.000 USD, 1,5 tỉ đồng, đã thẩm tra, Ban tổ chức tỉnh ủy xác định Ban tổ chức không giao cho ông Tuấn số tiền này, ông Tuấn không vay nợ ai....Đã lấy lời khai của bà Vũ Thị Thu Hiền, vợ ông Tuấn và bà Hiền khai số tiền này là tiền tích cóp của hai vợ chồng từ nhiều năm nay. Do hai vợ chồng đi làm thường xuyên, ở nhà có mẹ già nên ông Tuấn mua két sắt để tại phòng làm việc sử dụng để cất tiền cá nhân"
http://tuoitre.vn/…/hop-bao-ket-qua-dieu-tra-v…/1242391.html
Theo tôi, chưa thể vội kết luận số tài sản trong phòng làm việc của ông Tuấn thuộc sở hữu hợp pháp của gia đình ông Tuấn. Do ông Tuấn là Chủ tịch HĐND tỉnh kiêm trưởng ban Tổ chức, nên đều có hồ sơ khai về tài sản. Gần nhất, tháng 4/2016, các ứng cử viên HĐND phải khai theo mẫuhttp://haiphong.gov.vn/…/Mẫu%20số%208%20-%20Ke%20khai%20tai….
Theo mẫu này ông Tuấn phải khai tài sản, trong đó có tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi nếu tổng trị giá từ 50 triệu đồng trở lên. Tương tự với tài sản khác như nhẫn, dá quý..
Nếu ông Tuấn đã khai số tài sản này trong hồ sơ ứng cừ đại biểu HĐND tỉnh cũng như hồ sơ cán bộ của tỉnh uỷ Yên bái, đương nhiên cần trả lại số tài sản này cho gia đình ông Tuấn. Còn nếu ông không kê khai, có căn cứ pháp lý để khẳng định, ông Tuấn chưa sở hữu hợp pháp số tài sản này vào tháng 4/2016. Nếu gia đình ông Tuấn khẳng định, số tài sản này thuộc sở hữu hợp pháp của họ, họ cần chứng minh từ tháng 5 đến tháng 8/2016 (đến khi ông Tuấn bị bắn chết) ông Tuấn và gia đình họ có thu nhập bất thường như được tặng cho, trúng sổ xố, thắng chứng khoán...Nếu họ không chứng minh được có thu nhập bất thường trong thời gian trên, có cơ sở để nhận định tài sản trên thuộc sở hữu hợp pháp của người khác hoặc vô chủ. Để xác định chủ sỡ hữu hợp pháp số tài sản này, cần thực hiện các quy định theo Bộ luật dân sự (đề nghị các đồng nghiệp luật sư phân tích thêm). Tất nhiên không loại trừ có kẻ xấu định hại lãnh đạo tỉnh Yên bái, như vứt tài sản vào phòng làm việc của ông Tuấn để vu khống ông Tuấn nhận hối lộ, ông Tuấn mới phát hiện, cho vào két bảo quản, chưa kịp trình báo đã bị bắn chết.
Nếu số tiền 1,5 tỷ đồng hoặc 100.000 USD được bọc trong cọc của ngân hàng, công an sẽ dễ dàng tìm ra ngân hàng nào đã trao cho ai cọc tiền đó trước khi nó nằm trong két tại phòng làm việc của ông Tuấn, xác định ngay kẻ xấu (nếu có). Ngoài ra, theo quy đinh chặt chẽ về ngoại hối, việc giao dịch bằng ngoại tệ bị cấm tại Việt nam (ngoài hệ thống ngân hàng), những người thực hiện bị phạt nặng (ít nhất 500 triệu đồng) và tang vật bị tịch thu.
Tóm lại, nhiều khả năng có thể xảy ra, rất có thể nếu không xác định chủ sở hữu là ai, cuối cùng số tiền trên sẽ thuộc công quỹ.
Vì vậy, Công an tỉnh Yên bái cần tiếp tục thu giữ số tài sản thu được trong phòng làm việc của ông Tuấn khi bị bắn chết, làm các bước đúng quy trình trong Bộ Luật Dân Sự và các luật khác để xác định ai là chủ sở hữu hợp pháp số tài sản này, có hay không hành vi phạm luật liên quan số tài sản đó. Nếu thật sự gia đình ông Tuấn chứng minh được mình là chủ hợp hợp pháp số tiền trên, trả lại cho họ cũng không muộn, sau khi thận trọng làm "đúng quy trình theo luật".
Xin mời các đồng nghiệp và các bạn cho ý kiến thêm!

いいね!他のリアクションを見る
コメントする
https://www.facebook.com/vuhai.tran/posts/1729011977124705



182.




Với quỹ lương “khủng”, Tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đã trả khoản lương, thù lao cao ngất ngưởng cho ông Vũ Quang Hải, thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc Sabeco.
Đầu tháng 2/2014, ông Vũ Quang Hải, con trai cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng được bổ nhiệm vào hai vị trí quan trọng tại Tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Đó là thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc Sabeco.
Trong năm 2016, ông Vũ Quang Hải trở thành tâm điểm của báo chí khi VAFI liên tục tố cáo những sai phạm trong việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải tại Sabeco. Từ đây, thu nhập của ông Hải tại “ông lớn” ngành bia rượu được quan tâm.
Ông Vũ Quang Hải bắt đầu làm việc tại Sabeco ở chức danh thành viên Hội đồng quản trị từ ngày 4/2/2014. Như vậy, ông Hải sẽ nhận được 11 tháng lương cho vị trí này.
3 năm làm sếp ở Sabeco, ông Vũ Quang Hải kiếm được bao nhiêu?
Ông Vũ Quang Hải nhận mức lương khủng tại Sabeco
Theo Nghị quyết đại hội đồng cổ đông 2015 của Sabeco, tổng quỹ lương dành cho Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát Sabeco năm 2014 là 3,528 tỷ đồng, tăng hơn 1 tỷ đồng, tương ứng 40%; thù lao cho dàn sếp này là 682,08 triệu, tăng 194,88 tỷ đồng, tương ứng 40% so với kế hoạch.
Tính chung, tổng thu nhập mà các thành viên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát Sabeco nhận được trong năm 2014 là 4,21 tỷ đồng, tăng 1,21 tỷ đồng so với kế hoạch. Bình quân, mỗi lãnh đạo Sabeco nhận được 468 triệu đồng/người/năm, tương ứng 39 triệu đồng/người/tháng.
Với 11 tháng làm việc ở vị trí thành viên hội đồng quản trị, ông Vũ Quang Hải sẽ nhận được khoảng 430 triệu đồng.
Tuy nhiên, thu nhập của ông Vũ Quang Hải trong năm 2014 sẽ lớn hơn con số 430 triệu đồng vì ngoài việc đảm nhiệm vị trí thành viên Hội đồng quản trị, ông Hải còn là Phó Tổng giám đốc Sabeco từ tháng 3/2014. Mức thu nhập của Ban Giám đốc không được Sabeco công bố.
Sang năm 2015, thù lao cho các lãnh đạo trong Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát được điều chỉnh tăng. Tổng thù lao của dàn lãnh đạo này là 4,679 tỷ đồng, tăng 469 triệu đồng, tương ứng 11% so với kế hoạch.
Bình quân, mỗi lãnh đạo Sabeco nhận 585 triệu đồng/người/năm, tương ứng 48,7 triệu đồng/người/tháng. Và cũng như năm 2014, thu nhập của ông Vũ Quang Hải sẽ tăng cao hơn rất nhiều nếu tính thêm thu nhập ở vị trí Phó Tổng giám đốc Sabeco.
Tại Đại hội đồng cổ đồng năm 2016, cổ đông Sabeco đã thông qua tờ trình kế hoạch tiền lương, thù lao năm 2016 của người quản lý tổng công ty. Theo đó, Sabeco dự chi 9,99 tỷ đồng lương cho 10 người quản lý, bình quân mỗi người nhận 999 triệu đồng tiền lương năm 2016.
Bên cạnh đó, 4 lãnh đạo kiêm nhiệm của Sabeco gồm các ông Lê Hồng Xanh, Vũ Quang Hải, Nguyễn Bích Đạt, Hoàng Giang Bình còn có thêm 783 triệu đồng thù lao kiêm nhiệm. Bình quân mỗi người nhận 195,7 triệu đồng.
Như vậy, với vị trí là thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó tổng giám đốc Sabeco, mức lương năm 2016 của ông Vũ Quang Hải dự kiến sẽ nhận là 1,195 tỷ đồng.
Chưa kể, nếu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận năm thì các thành viên Hội đồng quản trị sẽ được thưởng thêm. Nếu vượt kế hoạch lợi nhuận, họ sẽ được trích thưởng từ phần lợi nhuận vượt kế hoạch.
Theo kế hoạch, trong năm 2016, ông Vũ Quang Hải có thể nhận được thêm gần 250 triệu đồng trong năm 2016 từ quỹ khen thưởng khi Sabeco dự kiến trích ra 2,498 tỷ đồng để khen thưởng người quản lý. Tổng thu nhập năm 2016 của ông Vũ Quang Hải có thể đạt khoảng 1,44 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm đã hé lộ mức thu nhập của dàn lãnh đạo Sabeco thấp hơn nhiều so với kế hoạch.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Sabeco trong 6 tháng đầu năm, Sabeco đã chi khoảng 2,3 tỷ đồng cho dàn lãnh đạo trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và Ban Kiểm soát.
Bình quân mỗi vị trí trong dàn lãnh đạo Sabeco được trả 164 triệu đồng cho 6 tháng đầu năm, tương ứng 27,4 triệu đồng/người/tháng. Đây là mức thu nhập tương đối thấp cho các cán bộ cấp cao tại một công ty lớn.
Tuy nhiên, do có 3 lãnh đạo kiêm nhiệm, trong đó, ông Vũ Quang Hải, con trai nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng nắm giữ hai chức vụ thành viên Hội đồng quản trị và Phó Tổng giám đốc nên bình quân, mỗi lãnh đạo Sabeco nhận 230 triệu đồng/6 tháng, tương ứng 38,3 triệu đồng/tháng.
Và cơ hội nhận lương khủng tại Sabeco của ông Vũ Quang Hải sẽ giảm đi nhiều khi chiều 25/12/2016, ông Hải gây bất ngờ khi có đơn kiến nghị xin được rút khỏi Hội đồng quản trị Sabeco.
(Theo VTC News)
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/gan-3-nam-lam-sep-o-sabeco-ong-vu-quang-hai-kiem-duoc-bao-nhieu-tien-348437.html




181.

Ông Vũ Quang Hải, con trai ông Vũ Huy Hoàng rút khỏi HĐQT Sabeco


 Ông Vũ Quang Hải đã có đơn xin rút khỏi Hội đồng quản trị Sabeco và Bộ Công thương đã nhận được đơn từ thứ 6 tuần trước, ngày 23/12. Hiện nay, các vấn đề xử lý liên quan sẽ do Vụ Tổ chức cán bộ đảm nhiệm. Lãnh đạo Bộ Công thương xác nhận thông tin này.


Trao đổi với PV VietNamNet, ông Tạ Hữu Linh, Chánh văn phòng Bộ Công Thương cho hay: "Ông Vũ Quang Hải đã có đơn xin rút khỏi Hội đồng quản trị Sabeco và Bộ đã nhận được đơn từ thứ 6 tuần trước, ngày 23/12. Hiện nay, các vấn đề xử lý liên quan sẽ do Vụ Tổ chức cán bộ đảm nhiệm.
Ông Linh cũng cho biết, việc nộp đơn xin rút khỏi Hội đồng quản trị Sabeco là xuất phát từ ý nguyện của ông Vũ Quang Hải, không phải do sức ép nào trong nội bộ đơn vị.
Thông tin này được ông Trần Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Công Thương bổ sung thêm: "Theo quy định, mọi việc xử lý đơn ra sao của ông Hải, chúng tôi sẽ thực hiện qua người đại diện vốn sở hữu Nhà nước tại Sabeco. Về quy trình, đơn xin rút chức vụ của ông Hải sẽ phải được đưa ra lấy ý kiến trong cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị quyết định. Mọi việc này sẽ phải theo quy định tại điều lệ của Sabeco".
"Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cụ thể chính thức sau", ông Huy lưu ý.
Ông Vũ Quang Hải là con trai của ông Vũ Huy Hoàng, nguyên bộ trưởng Bộ Công Thương và hiện đang là thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc Sabeco.
Trước đó, trao đổi với Dân Trí, ông Vũ Quang Hải xác nhận, thông tin trên và cho biết đã nộp đơn xin rút khỏi Hội đồng quản trị Sabeco từ ngày 21/12/2016.
“Tôi có ý định rút từ trước và đến thời điểm này, kế hoạch năm 2016 của Sabeco đã hoàn thành, các công việc cần làm thuộc trách nhiệm của tôi cũng đã xong”, ông Hải nói.
Được biết, ông Hải hiện còn kiêm phụ trách kế hoạch sản xuất, văn phòng và marketing tại Sabeco. Hồi tháng 6 vừa qua, sau khi Trưởng ban Marketing nghỉ hưu, ông Hải được giao tạm thời kiêm nhiệm vị trí này chờ bổ nhiệm người mới.
Ông Vũ Quang Hải, con trai ông Vũ Huy Hoàng rút khỏi HĐQT Sabeco
Ông Vũ Quang Hải
Trong khi đó, thông tin từ Sabeco cũng cho biết, một Phó tổng giám đốc của Sabeco -ông Nguyễn Thành Nam được giới thiệu để thay vị trí ông Hải tại Hội đồng quản trị để giữ nguyên số người đại diện sở hữu vốn nhà nước tại Sabeco là 4 người.
Trước đó, trong một thời gian dài, sau khi có phản ánh của Hiệp hội các Nhà đầu tư tài chính (VAFI) việc quyết định bổ nhiệm đối với ông Vũ Quang Hải, con trai cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã gây xôn xao dư luận.
Ở tuổi 25 tuổi, ông Hải giữ cương vị Tổng giám đốc PVFI, sau đó, ông Hải được điều chuyển về Bộ Công Thương, tiếp tục được bổ nhiệm hàm Phó Vụ trưởng trước khi về Sabeco làm Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Sabeco.
Tuy nhiên, những lãnh đạo Bộ Công thương và Sabeco thời kỳ đó là nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, nguyên Chủ tịch Sabeco Phan Đăng Tuất và ông Vũ Quang Hải đều từng khẳng định việc bổ nhiệm hoàn toàn “đúng quy trình” và không có chuyện “bố bổ nhiệm con”.
Trong một văn bản trả lời VAFI hồi giữa tháng 8, Bộ Công Thương cho biết, “việc cử và giới thiệu ông Vũ Quang Hải làm người đại diện phần vốn, Ủy viên HĐQT và Tổng giám đốc PVFI là đúng quy định tại Quy chế quản lý người đại diện của PVFC”. Quá trình bổ nhiệm ông Hải tại Sabeco cũng được Bộ Công Thương nhận định là "đúng quy trình, thủ tục".
Tuy nhiên, bộ này cũng thừa nhận: “Qua rà soát, Bộ Công Thương nhận thấy quá trình tuyển dụng và bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải làm KSV còn có sai sót”. Đồng thời cho biết, đang tiếp tục kiểm tra, đánh giá để có những biện pháp xử lý phù hợp với các quy định pháp luật.
Liên quan đến việc này, Phó Thủ tướng Chính phủ cũng đã 2 lần có văn bản yêu cầu kiểm tra, làm rõ căn cứ pháp lý, điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục liên quan tới việc tuyển dụng, bổ nhiệm Hàm vụ phó, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, người quản lý doanh nghiệp đối với ông Vũ Quang Hải.
Theo kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương công bố chiều 24/10, Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016 đã vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Doanh nghiệp trong việc bổ nhiệm đồng chí Vũ Quang Hải (con trai Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng) làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; điều động, đề cử tham gia HĐQT và giữ chức Phó Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng bị đánh giá là đã thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm và điều động con trai làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; tham gia HĐQT và giữ chức Phó Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Mới đây, Nghị quyết kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV mới được công bố cũng có nội dung, Quốc hội phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016 trước Quốc hội, cử tri cả nước do đã có những vi phạm về công tác cán bộ trong thời gian đảm nhiệm chức vụ trên.
Cũng trong chiều nay, 25/12, Bộ Công Thương chính thức phát đi thông cáo về vụ "xin rút khỏi Hội đồng quản trị Sabeco của ông Vũ Quang Hải.
Bộ cho biết đã nhận được báo cáo ngày 22/12của Bộ phận quản lý vốn nhà nước tại SABECO về việc ông Vũ Quang Hải có đơn ngày 21/12/2016 gửi Hội đồng quản trị của SABECO xin từ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị của SABECO.
Trên cơ sở báo cáo của Bộ phận quản lý vốn nhà nước tại SABECO, Bộ Công Thương sẽ xem xét, chỉ đạo Bộ phận quản lý vốn nhà nước có ý kiến với Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về việc giải quyết đơn của ông Vũ Quang Hải theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ của SABECO.
Đồng thời, cũng theo đề nghị của Bộ phận quản lý vốn nhà nước và nhằm tiếp tục kiện toàn công tác cán bộ của SABECO, Bộ Công Thương đã quyết định về việc giao đại diện phần vốn nhà nước và giới thiệu tham gia Hội đồng quản trị của SABECO đối với ông Nguyễn Thành Nam, Phó Tổng Giám đốc SABECO.
Phạm Huyền - Lương Bằng
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/vu-quang-hai-con-trai-ong-vu-huy-hoang-rut-khoi-hdqt-sabeco-348382.html




180.

Cố nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương được truy tặng Giải thưởng Đào Tấn

VĂN HÓA | 17:55 Thứ Bảy ngày 24/12/2016

(HNMO)- Sáng 24/12, tại Hội trường Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã diễn ra cuộc hội thảo khoa học về “Cuộc đời, sự nghiệp của cố nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương”. Chương trình được tổ chức đúng vào khoảng thời gian kỷ niệm 85 năm ngày sinh và 5 năm ngày mất của ông. Với sự nghiệp hoạt động nghệ thuật cách mạng của mình, ông đã được truy tặng “Giải thưởng Đào Tấn – một giải thưởng danh giá cho những cá nhân có những thành tựu trong việc phát huy và gìn giữ văn hóa dân tộc Việt Nam”.

Đại diện gia đình cố nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương lên nhận giải thưởng Đào Tấn.

Hội thảo do Trung tâm NCBT & PHVHDT, Tạp chí Văn hiến Việt Nam và Hội Nhạc sĩ – Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp tổ chức dưới sự tham gia của các cơ quan: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ tư Pháp, Bộ GD&DT… cùng đông đảo các ban, ngành và những người yêu mến cố nhạc sĩ Trương Minh Phương.

Nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương


Nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương sinh tại Bình Định (1931 – 2011). Ông là điển hình cho nền văn học nghệ thuật đáng tự hào của dân tộc, một nền văn học nghệ thuật toàn tâm toàn ý phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Tổ quốc và của nhân dân. Nhạc sĩ, Nhà viết kịch Trương Minh Phương là một cán bộ văn hóa khiêm nhường, một nghệ sĩ đa tài lặng lẽ sống ở mảnh đất Bình Trị Thiên gần như trọn đời qua hai cả hai cuộc kháng chiến: Chống Pháp và chống Mỹ. Cả cuộc đời cống hiến cho đất nước, ông đã để lại cho thế hệ sau một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm: 128 ca khúc, gần 20 ca cảnh, kịch múa hát nhạc mới, 60 tác phẩm từ kịch ngắn, kịch dài, dân ca kịch tới tiểu phẩm sân khấu và 6 công trình nghiên cứu văn nghệ dân gian, tiêu biểu trong đó phải kể đến tuyển tập tác phẩm đồ sộ mang tên “Rừng hát” của ông do NXB Văn học công bố năm 2015 với gần 1400 trang giấy. Đó thực sự là một khối di sản nghệ thuật lớn, hiếm có mà một nghệ sĩ, một người hoạt động nghệ thuật có thể để lại cho đời và cho các thế hệ sau học tập và noi theo.



Phát biểu tại tại hội thảo, con trai của Nhạc sĩ - Nhà viết kịch Trương Minh Phương, đồng chí Trương Minh Tuấn - Ủy viên TƯ Đảng, Phó ban Tuyên Giáo TƯ – Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông chia sẻ: “Khi bắt đầu công tác tại mặt trận nghệ thuật, bố tôi luôn tâm niệm một câu nói của Bác Hồ: “Văn hóa là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy, cây bút trang giấy chính là vũ khí chiến đấu”, và vì vậy trong các tác phẩm của ông đều dành trọn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Tổ quốc. Ông hoạt động trong những năm tháng ác liệt nhất ở vùng đất Bình Trị Thiên đầy bom đạn, có lúc tưởng chừng như đã hi sinh, nhưng trong lòng ông luôn luôn động viên gia đình sao cho bản thân mình có thể an tâm công tác phục vụ đất nước. Ngày hôm nay có mặt tại đây, với tư cách là con trai của ông, tôi hết sức xúc động và muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới BTC cuộc hội thảo, cùng toàn bộ cán bộ, anh chị em nghệ sĩ đã tưởng nhớ và có một buổi tri ân đầy ý nghĩa này tới bố tôi”.

Phát biểu tại Hội thảo, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch hội Nhạc sĩ Việt Nam nói: “Nhạc sĩ – Nhà viết kịch Trương Minh Phương không chỉ là một một nhạc sĩ, nhà viết kịch như chúng ta đã biết mà hơn nữa ông còn là một nhà tuyên truyền văn hóa mới, nhà ngoại giao nhân dân thông qua hoạt động âm nhạc với những tác phẩm của mình. Ông đã để lại cho đời một di sản nghệ thuật to lớn phong phú và đa dạng. Ông xứng đáng là một trong những nghệ sĩ xuất sắc, tiêu biểu cho nền văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam nửa sau thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21…”.
T. Minh

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Van-hoa/858745/co-nhac-si-nha-viet-kich-truong-minh-phuong-duoc-truy-tang-giai-thuong-dao-tan









Phương Thanh (Ban Thời sự)Cập nhật 14:59 ngày 24/12/2016

VTV.vn - Hội thảo về cố nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương vừa diễn ra sáng 24/12 tại Hà Nội.

Nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương, một trong những nghệ sĩ lão thành, từng gắn bó cả cuộc đời với dải đất Bình - Trị - Thiên. Một hội thảo về cố nhạc sĩ này vừa diễn ra sáng 24/12 tại Hà Nội.
Nhạc sĩ Trương Minh Phương (1931 - 2011) đã có những cống hiến lớn đối với phong trào văn học, nghệ thuật Thừa Thiên - Huế những ngày đầu giải phóng. Nhiều bài viết và tham luận giá trị về cuộc đời, sự nghiệp của Trương Minh Phương đã được trình bày tại hội thảo. 5 ca khúc đặc sắc của cố nhạc sỹ được lựa chọn giới thiệu.
Tại hội thảo, Hội đồng Giải thưởng Đào Tấn đã truy tặng giải thưởng mang tên danh nhân văn hóa Đào Tấn  cho nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương.
http://vtv.vn/xa-hoi/truy-tang-giai-thuong-dao-tan-cho-nhac-si-nha-viet-kich-truong-minh-phuong-20161224141700.htm

Truy tặng giải thưởng Đào Tấn cho nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương

Vì những cống hiến xuất sắc trong lĩnh vực sáng tác âm nhạc, những tác phẩm sân khấu, nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương đã được truy tặng giải thưởng Đào Tấn.
Sáng 24/12, Hội nhạc sĩ Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc, Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, tạp chí văn hiến Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học phối hợp tổ chức hội thảo khoa học: "Nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương".
Hội thảo đã dành những phút đầu tiên để truy tặng giải thưởng Đào Tấn cho nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương vì những đóng góp xuất sắc trong nền âm nhạc, nền kịch nghệ Việt Nam. Kèm với bằng truy tặng, gia đình nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương còn nhận được 10 triệu đồng tiền thưởng.
Truy tặng giải thưởng Đào Tấn cho nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương
Vợ của nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương nhận giải thay chồng
Giải thưởng Đào Tấn được tổ chức hai năm một lần nhằm tạo dựng một giải thưởng về lĩnh vực hoạt động văn hóa dân tộc uy tín. Mục đích tôn vinh danh nhân Đào Tấn và những tập thể, cá nhân có thành tích trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc nói chung và di sản Đào Tấn nói riêng. Số tiền đi kèm với giải thưởng chỉ mang tính tượng trưng, tuy nhiên được trao giải là một vinh dự với những người yêu văn hóa dân tộc. 
Gắn bó với phong trào hoạt động văn hóa văn nghệ cách mạng của vùng đất Bình - Trị - Thiên trong nhiều thập kỷ, nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương (1930 -2011) được biết đến không chỉ là một cán bộ nhiệt tình, năng nổ, mà ông còn chứng tỏ là một nghệ sĩ đa tài. Ông không chỉ là một nhạc sĩ sớm thành danh, mà còn là một cây bút viết kịch tài hoa, giàu tâm huyết với 128 ca khúc, gần 20 ca cảnh, kịch múa hát nhạc mới, 60 tác phẩm từ kịch ngắn, kịch đài, dân ca kịch tới tiểu phẩm sân khấu và 6 công trình nghiên cứu văn nghệ dân gian. 
Sinh thời, ông nhận được rất nhiều huân, huy chương như: Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng 3, Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Huy chương vì sự nghiệp văn hoá, Huy chương vì sự nghiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Kỷ niệm chương vì sự nghiệp âm nhạc,... 
T.Lê
http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/sach/truy-tang-giai-thuong-dao-tan-cho-nhac-si-nha-viet-kich-truong-minh-phuong-348289.html




Trương Minh Phương - 'Già làng' của giới văn học nghệ thuật Việt Nam

Không xuất hiện ồn ào, nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương âm thầm cống hiến. Ông được người trong giới gọi là "Già làng của giới văn học nghệ thuật".
Sáng 24/12, Hội nhạc sĩ Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc, Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, tạp chí văn hiến Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học đồng phối hợp tổ chức hội thảo khoa học: "Nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương".
Trương Minh Phương - 'Già làng' của giới văn học nghệ thuật Việt Nam
Nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương với gia tài đồ sộ mà ông đã để lại cho nền âm nhạc, sân khấu Việt Nam
Một hiện tượng văn học nghệ thuật đặc biệt
Tại hội thảo, GS Hoàng Chương khẳng định nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương là một hiện tượng đặc biệt trong nền văn học nghệ thuật đáng tự hào của Việt Nam. "Tôi nói đặc biệt bởi chúng ta hầu hết chưa biết nhiều về nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương - một cán bộ văn hoá khiêm nhường - một nghệ sĩ đa tài nhưng lặng lẽ".
Theo GS Hoàng Chương, khi cầm trên tay cuốn "Rừng hát" của Trương Minh Phương dày 1400 trang chúng ta sẽ phải ngỡ ngàng trước kết quả lao động sáng tạo cống hiến to lớn bất ngờ của ông. Bởi, Trương Minh Phương đã để lại 128 ca khúc, gần 20 ca cảnh, kịch múa hát nhạc mới, 60 tác phẩm từ kịch ngắn, kịch đài, dân ca kịch tới tiểu phẩm sân khấu và 6 công trình nghiên cứu văn nghệ dân gian.
"Đây là một khối di sản nghệ thuật lớn, hiếm có mà một nghệ sĩ, một người hoạt động nghệ thuật có thể để lại cho đời không chỉ ở số lượng mà cả ở sự đa dạng hiện thực cuộc sống được phán ảnh, sự phong phú về đề tài, sự vững vàng về bút pháp, sự dồi dào của cảm xúc và chiều sâu nhân văn của tác phẩm", GS Hoàng Chương khẳng định.
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch hội Nhạc sĩ Việt Nam nói: "Trương Minh Phương không chỉ là một một nhạc sĩ, nhà viết kịch như chúng ta đã biết mà hơn nữa ông còn là một nhà tuyên truyền văn hóa mới, nhà ngoại giao nhân dân thông qua hoạt động âm nhạc với những tác phẩm của mình. Ông đã để lại cho đời một di sản nghệ thuật to lớn phong phú và đa dạng. Ông xứng đáng là một trong những nghệ sĩ xuất sắc, tiêu biểu cho nền văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam nửa sau thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21…".
Trong khi đó, nhạc sĩ Thuỵ Kha chia sẻ, những gì ông biết về Trương Minh Phương chỉ đơn giản là nhạc sĩ giữa đời thường. Nhạc sĩ Thuỵ Kha cho rằng, một cô gái ngân hàng, một chàng trai dầu khí, một anh lính biên phòng,...đều để lại những xúc cảm với nhạc sĩ Trương Minh Phương và ông luôn sáng tác về những con người cần lao như thế. Ông khước từ sự nổi tiếng bằng truyền thông, bằng tung hô ồn ào mà đi sâu vào đời sống để rồi mỗi vùng đất Minh Phương đi qua trên các nẻo đường Tổ Quốc đều mang lại cho ông những sáng tác đáng quý.
Trương Minh Phương - 'Già làng' của giới văn học nghệ thuật Việt Nam
Toàn cảnh hội thảo
Nguồn sống của sân khấu quần chúng
Tại buổi hội thảo, PGS.TS Trần Trí Trắc cho rằng có nhà quản lý văn hoá đã từng nói rằng, kịch của Trương Minh Phương là "nguồn sống" của sân khấu quần chúng. Vì, kịch của ông hoàn toàn mang tính chuyên nghiệp nhưng lại được diễn ở các sân khấu quần chúng, nó vẫn hiện lên đầy đủ đặc trưng nhận thức, giáo dục thẩm mĩ trong những hình tượng cao đẹp của chân-thiện-mỹ. 
"Trương Minh Phương viết kịch mang đầy 'chất sống', là kịch triết lý về lẽ sống, lẽ đời mà ra. Ví như tác giả đã từng có những triết lý khó quên như thế này: "Con voi xích được, nhưng con người thì khó xích; Một cây to không gọi là mưa rừng (tác phẩm Mưa rừng); Không sợ mất gỗ, chỉ sợ mất bản chất tốt đẹp mà mình đã vun đắp bao năm (tác phẩm Gió rừng); Quý nhất ở đời là lòng tin (Sương tan),...Chính vì đầy chất sống như vậy nên vở kịch nào của Trương Minh Phương không chỉ có con người tốt, có thiên nhiên tươi đẹp, nên thơ mà còn có cả âm nhạc - ca hát", TS Trần Trí Trắc chia sẻ.
Nhà văn Đặng Vương Hưng khẳng định rằng Trương Minh Phương đã viết về nhiều đề tài, nhiều thể loại, kịch ngắn, kịch dài, ca kịch, kịch thiếu nhi, kịch tuyên truyền cổ động,.. và ở lĩnh vực nào, ông cũng để lại những dấu ấn đáng để cho chúng ta suy ngẫm. Nhà văn Đặng Vương Hưng cho rằng, chỉ cần đọc lại hơn 800 trang kịch bản "Bên cánh màn nhung" của Trương Minh Phương trong tuyển tập "Rừng hát" chúng ta có thể nhận ra ngay nhân cách, trí tuệ và đạo đức cao đẹp của một người nghệ sĩ chân chính. Ông luôn đau đáu với đời, đấu tranh với cái xấu, cái ác; xót xa vì những số phận bất hạnh, hết lòng vun xới để cái tốt, cái thiện và cái đẹp được khoe sắc và toả hương.
"Rất ít người biết tới một nghệ sĩ tài ba, cả cuộc đời tâm huyết gắn bó với rừng, sống với rừng, làm nên sự nghiệp lớn cũng từ rừng, nhưng người trong giới thì rõ tường về ông, họ luôn gọi ông là "Già làng của giới văn học nghệ thuật", GS.TS. NSND Lê Ngọc Canh nói.
Tại buổi hội thảo, tất cả các ý kiến của những chuyên gia, nhà nghiên cứu đầu ngành đều thống nhất rằng, nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương cần được tôn vinh xứng đáng hơn nữa vì sự đóng góp cho nghệ thuật nước nhà. 
"Tôi cũng đề xuất và mong muốn Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam xem xét đề nghị Đảng và Nhà nước truy tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho Trương Minh Phương. Tôi tin rằng, dù Trương Minh Phương không còn trên cõi đời này nữa nhưng nhiều đứa con tinh thần của ông vẫn là di sản quý của nền văn nghệ cách mạng, một nền văn nghệ cổ vũ cho Cách mạng tiến lên. Nên tôi cũng đề nghị hãy tổ chức đêm nhạc tôn vinh những sáng tác của tác giả Trương Minh Phương", GS Hoàng Chương kết lại.
T.Lê
http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/di-san-my-thuat-san-khau/nhac-si-truong-minh-phuong-gia-lang-cua-gioi-van-hoc-nghe-thuat-viet-nam-348331.html




179.

Kami - Người Buôn Gió có vai trò gì trong vụ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn?

Đăng bởi Tiểu Nhi on Sunday, December 25, 2016 | 25.12.16


Có thể, có người của phe nhóm Trịnh Xuân Thanh tiếp xúc và gặp để nhờ Người Buôn Gió làm cái loa để tung tin nọ kia, nhằm đánh lạc hướng điều tra, lấy lý do biện minh cho việc CA Việt Nam họ cố ý không bắt Trịnh Xuân Thanh và chủ yếu là để trêu tức Trọng lú. Qua đó cho thấy, Người Buôn Gió chỉ là một thứ bung xung, “đánh quả” thuê để kiếm chác, chứ các thông tin mà Người Buôn Gió đưa chả có cái giá trị gì cả, hoàn toàn không có gì là đúng.


Dưới nhan đề "Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn theo đường tiểu ngạch", báo Thanh Niên ngày 21/12/2016 cho biết Thiếu tướng Phạm Văn Các, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) cho hay vụ việc Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Thời điểm tống đạt quyết định khởi tố bị can Trịnh Xuân Thanh thì người này đã bỏ trốn, lúc đó ông Thanh đang giữ chức vụ là Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang và đang xin phép nghỉ để chữa bệnh”, thiếu tướng Phạm Văn Các thông tin thêm, đến thời điểm này, xác định Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn không phải qua đường chính ngạch.

Thông tin từ Thiếu tướng Phạm Văn Các khá phù hợp với một nguồn tin trên trang mạng tin tức hang ngày online trước đây cho biết, “Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn ra nước ngoài, từ ngả Trung Quốc. Cũng nguồn tin này cung cấp dữ liệu đáng lưu ý: Máy quay AN ở cửa khẩu Tân Thanh Lạng Sơn đã quay được hình ảnh Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh qua cửa khẩu này để sang Trung Quốc?”

Tuy nhiên, trước thông tin của tác giả Sơn Hà (xin nhắc lại là Sơn Hà chứ không phải Hà Sơn như Người Buôn Gió viết), tác giả Người Buôn Gió đã phản bác rằng, “Nhận định này được một người tên là Hà Sơn tập hợp này với nhiều tin khác thành một bài viết để cho rằng Nguyễn Phú Trọng vì lo sợ Trịnh Xuân Thanh đưa ra những bằng chứng tố cáo nên phải im miệng mấy ngày qua, các bằng chứng này theo Hà Sơn là do Trung Quốc cung cấp.

Tức là cây viết nặc danh Hà Sơn đã tận dụng nhận xét của Phạm Viết Đào để suy diễn nhằm mục đích bênh vực cho Nguyễn Phú Trọng.”

Trước đây không lâu, khi đánh giá về Người Buôn Gió tôi đã từng viết rằng, Người Buôn Gió viết toàn dựa theo trí tưởng tượng và viết theo lối chuyện kiếm hiệp. Văn của Người Buôn Gió chỉ dành cho mấy ông xích lô (hay xe ôm) và mấy bà bán khoai nướng bên vỉa hè, giới bình dân này thì vô cùng đông. Chứ người tử tế, đứng đắn và có học thì người ta chỉ đọc bài viết của Người Buôn Gió 1-2 lần, rồi sau đó thì chẳng ai người ta buồn xem lại vì toàn viết nhảm.

Vì sao lại nói như vậy?

Ví dụ thứ nhất gần đây, như chuyện Trịnh Xuân Thanh trốn bằng được tiểu ngạch qua Trung Quốc là của tác giả Sơn Hà viết ra, vậy mà ông Người Buôn Gió lại cho rằng tác giả Sơn Hà chế biến thông tin của ông Phạm Viết Đào, Người Buôn Gió viết như sau “Như vậy do túm được thông tin không rõ ràng của Phạm Viết Đào, cây bút nặc danh Hà Sơn đã chế biến nó theo chiều hướng suy diễn rằng ông Trọng sở dĩ im lặng những ngày qua. Vì lo sợ những tài liệu mà Trịnh Xuân Thanh được Trung Quốc cung cấp bung ra ngoài.”

Cụ thể, theo tác giả Sơn Hà viết rằng, ''Nếu nguồn tin này là xác thực thì, khả năng phía Trung Quốc phối hợp cùng với Bộ CA Việt Nam đã giải cứu thành công cho Trịnh Xuân Thanh và như thế có thể suy đoán rằng, củng cố các nghi vấn xung quanh việc vì sao Trịnh Xuân Thanh lại dọa rằng, sẽ công bố các bằng chứng bằng âm thanh, hình ảnh do phía Trung Quốc cung cấp để không chế Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Việc im hơi lặng tiếng của ông Trọng trong thời gian gần đây đã cho thấy sự chính xác. Để giúp cơ quan điều tra tìm ra manh mối xem: ai, thế lực nào đã giúp Trịnh Xuân Thanh trốn thoát ra nước ngoài?”

Không hiểu vì lý do gì, mà tác giả Người Buôn Gió giãy nảy lên trước các thông tin như vậy. Nếu không như thế thì tại sao lại phải lồng lên như gái ngồi phải lá han như thế này (trích): “Cho đến này chưa có bằng chứng nào của Trịnh Xuân Thanh tung ra mà có dấu ấn của Trung Quốc đưa cho. Cái thứ hai bản thân ông Nguyễn Phú Trọng học bài '' đả hổ diệt ruồi '' của Trung Cộng, cử ban kiểm tra trung ương sang Trung Cộng học cách đánh phe phái khác dứoi danh tham nhũng. Như thế không đời nào Trung Cộng lại bao che cho Trịnh Xuân Thanh hoặc Trịnh Xuân Thanh chọn đường xuât cảnh qua Trung Cộng.”

Song những cái vừa nêu xong không quan trọng bằng điều mà Người Buôn Gió viết tiếp sau đây; “Ông Phạm Viết Đào còn nói về việc Trịnh Xuân Thanh bay qua Đức, bị giữ 4 ngày, sau đó bị trục xuất lại về Canada. Xin khẳng định rằng, mọi tin tức ông Đào đưa ra đều là sai lạc, từ đó để thấy rằng những nhận định trong bài viết của Hà Sơn đều vô giá trị, bởi chúng dưa trên cơ sở lời nói vô giá trị, nếu như không nói là bịa đặt.”

Chuyện “Trịnh Xuân Thanh bay qua Đức, bị giữ 4 ngày, sau đó bị trục xuất lại về Canada” thì là chính do Người Buôn Gió là người đưa ra thông tin này rành rành. Mà theo người ta cho rằng đó là cuộc trao đổi với một nhân viên đại diện thương mại Trung Quốc gốc Việt có tên Winnie Tran, hiện vẫn còn lưu trữ trên google. Vậy mà Người Buôn Gió không hiểu sao (chắc là quên) vẫn xưng xưng đổi trắng thay đen để vu cho ông Phạm Viết Đào như vậy? (Xem hình ảnh)


Nhắc lại điều đó để thấy, những nhận định vừa xong của tác giả Người Buôn Gió không có gì để đáng tin cả. Nói như vậy để cho mọi người biết rằng, Người Buôn Gió có lẽ chỉ là một kẻ bồi bút viết thuê theo đơn đặt hàng của phe nhóm của Trịnh Xuân Thanh không hơn không kém.

Chỉ nói đơn giản thế này thôi để chứng minh điều đó, thứ nhất Trịnh Xuân Thanh, về chức vụ thì là P. Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, ĐBQH khóa 14 hàm tương đương Thứ trưởng. Về tiền bạc thì Trịnh Xuân Thanh là vô biên, khỏi phải kể đến cho mệt. Thứ 2, về tội trạng của Trịnh Xuân Thanh bây giờ mà để bị CA Việt Nam bắt được thì chỉ có con đường duy nhất là ra nghĩa địa, nghĩa là dựa cột – tử hình. Trịnh Xuân Thanh là một người có học thức, thừa trí thông minh, vậy Trịnh Xuân Thanh vì động cơ gì mà phải lộ diện để gặp Người Buôn Gió?

Không chỉ thế, Trịnh Xuân Thanh lại còn chủ động liên lạc và gặp Người Buôn Gió, thì quá là chuyện quá hoang đường. Cứ tự hỏi Người Buôn Gió thì có cái giá trị gì trên đời này để Trịnh Xuân Thanh cần phải trực tiếp gặp và nhờ vả?

Thực ra thì cũng có thể, có người của phe nhóm Trịnh Xuân Thanh tiếp xúc và gặp để nhờ Người Buôn Gió làm cái loa để tung tin nọ kia, nhằm đánh lạc hướng điều tra, lấy lý do biện minh cho việc CA Việt Nam họ cố ý không bắt Trịnh Xuân Thanh và chủ yếu là để trêu tức Trọng lú. Điều đó có thể là có thật.

Nói có sách, mách có chứng, LS Vũ Đức Khanh ở Canada, người đã nhiều năm sống tại Bỉ, đã viết trên facebook cá nhân, về chuyện NBG kể lại chuyến đi gặp Trịnh Xuân Thanh ở Hà Lan, trong bài viết "Trịnh Xuân Thanh - Tên anh không có trong danh sách" đăng trên blog cá nhân của Người Buôn Gió ngày 24 tháng 11 năm 2016. Theo LS. Vũ Đức Khanh, tác giả Người Buôn Gió viết sai sự thật, nguyên văn như thế này:

“Tác giả Người Buôn Gió viết rằng ông đã gặp ông Trịnh Xuân Thanh ở thành phố Liège, miền Đông Nam Bỉ cách thành phố Maastricht (biên giới Bỉ - Hà Lan) khoảng 33 km và cách thành phố Aachen (biên giới Bỉ - Đức) khoảng 56 km. Ông cho biết rằng ông "đến nhà ga trung tâm Liège lúc 3 giờ chiều". Ông viết tiếp "mùa này trời châu Âu tối rất nhanh".

Theo tôi thì ông đã đáp tàu hỏa đi từ Đức đến nhà ga (Gare de Liège-Guillemins). Nhà ga này là một trong những nhà ga lớn của Bỉ, nối liền với các thành phố lớn của Âu Châu (Pháp, Đức Hà Lan). Bên cạnh nhà ga này (khoảng 2 phút đi bộ) là bến xe buýt liên quốc gia (Liège-Guillemins Eurolines Bus Stop), nơi có thường xuyên những chuyến xe đi từ Liège sang Maastricht (Hà Lan).

Điều làm tôi khó hiểu là vì sao tác giả lại viết "rất khó khăn từ nhà ga tôi mới tìm được bến xe liên quốc gia, trời Bỉ mưa gió cuối thu, lạnh và lá vàng xoáy trong cơn gió táp vào mặt theo cái lạnh. Tôi đứng chờ người của Trịnh Xuân Thanh" - trong khi nhà ga tàu hỏa và ga xe buýt ở Liège-Guillemins lại nằm sát bên nhau ???

Tác giả cho biết đã gặp được ông Trịnh Xuân Thanh tại Liège khi ông Thanh đến đây bằng xe buýt của Hà Lan. Theo tôi thì nếu đúng như lời tác giả đã viết thì ông Trịnh Xuân Thanh đã đáp xe buýt từ Maastricht đến Liège. "Thanh xuống trước, đầu tiên tôi tưởng đó là chiếc xe buýt của Bỉ, sau mới biết đó là xe của Hà Lan. Theo sau xuất hiện hai người nữa một già, một trẻ. Cả hai người tôi chưa bao giờ gặp họ", tác giả viết.

Theo cách trình bày của tác giả, tôi đoán ông Trịnh Xuân Thanh có thể đang tạm trú ở một vùng nông thôn hẻo lánh nào đó trong khu vực tam giác ngã ba biên giới "Bỉ, Đức và Hà Lan". Khu vực này rất ít người Việt sinh sống. Thậm chí ở Liège, theo ước lượng của tôi thì số lượng người Việt tại đây cao lắm chỉ hơn 3.000 người.

Tôi từng sống ở khu vực này trong thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước nên tôi có thể khẳng định rằng người Việt ở đây không nhiều. Và đặc biệt nhất là số lượng người Việt sử dụng phương tiện giao thông công cộng ở đây cũng hiếm. Bạn sẽ ít gặp người Việt ở nhà ga tàu hỏa này cũng như ga xe buýt, ngoại trừ giờ cao điểm trong tuần khi một số công chức liên bang phải đi tàu hỏa từ Liège đến Bruxelles làm việc.

Vấn đề là vì sao vụ "Trịnh Xuân Thanh" đã gần 3 tháng rồi mà Chính phủ Việt Nam dường như vẫn bị hai ông "Người Buôn Gió và Trịnh Xuân Thanh" trêu chọc, xỏ mũi dẫn đi vòng vòng mà không có biện pháp gì xứng đáng là Chính phủ ?

Thực sự thì ông Thanh và những người ủng hộ ông đang muốn gì ?

Tôi nghĩ, nếu tác giả Người Buôn Gió đúng đã gặp ông Trịnh Xuân Thanh ở Liège thì an ninh tình báo Âu Châu đã xác định được "chỗ ở" của ông Thanh và chắc chắn họ sẽ có những hành động cụ thể hơn chứ không thể để cái màn này tiếp tục diễn ra trên địa bàn của họ.

Cách thức mà Người Buôn Gió viết về việc "mật vụ" Việt Nam sẽ tìm cách tiếp cận nhẹ nhàng để ông Thanh được đưa trở về Việt Nam không phải là chuyện mới. Trung Quốc đã từng thực hiện hiện việc này rất nhiều lần ở Âu Châu, Canada và Mỹ nhưng không phải lúc nào cũng được nhưng cũng đừng quên đó là Trung Quốc. Tôi không tin Âu Châu, Mỹ, Canada hay Úc nhắm mắt làm ngơ để mật vụ Việt Nam thi hành điệp vụ trên đất nước của họ.

Nếu ông Trịnh Xuân Thanh không chơi sớm "ván bài lật ngửa" thì số phận của ông sắp tới giờ được định đoạt bởi bên thứ ba. Chỉ có ông và riêng ông mới có thể cứu được ông bây giờ.”


LS. Vũ Đức Khanh là một người có học, vả lại cực kỳ có uy tín trong giới truyền thông, do đó tôi tin rằng LS. Khanh không bao giờ đặt điều nói dối. Nhưng, nếu chỉ một người - LS. Vũ Đức Khanh nói thì chưa đủ thuyết phục, để khẳng định rằng Người Buôn Gió toàn luyên thuyên.

Nhưng còn thêm người thứ 2, một người gốc Việt ở Hà Lan họ nhắn tới Người Buôn Gió trên facebook của họ thế này: “Dù những người bạn của ông Trịnh Xuân Thanh đã rất kỹ lưỡng, nhưng theo tôi là vẫn còn sơ xuất nhỏ ...Hình ông TXT đứng bên cạnh chiéc xe Bus mang biển số Hà Lan là 16-BBS-2. Đây không phải xe Bus đương dài bình thương của các công ty xe khách Hà Lan mà là của công ty du lịch WELGRAVEN TRAVEL tại một phố nhỏ cách Amsterdam chừng hơn giờ xe. Đấy là Leuvenheim phố nhỏ này dễ tìm .

Nếu như AN Hà Lan muốn tìm thì quá dễ dàng rồi. Ông TXT đi trên xe này họ sẽ biết ông mang quốc tịch gì ,và cả những người đi cùng ông nữa cũng sẽ trong danh sách của AN Hà Lan và Đức. Như vây nếu đúng ông đi trên xe mà ông gió đã đưa lên thì giờ ông TXT ở người ta cũng sẽ biết. Nếu phía VN hỏi Hà Lan lấy thông tin thì kể như xong. Vấn đề ông TXT sẽ bị túm chỉ là vào lúc nào thôi.

Nhưng đây cũng có thể là trò đánh lạc hướng của lão gió và những cộng sự của TXT . Nếu là trò đánh lạc hướng thì người ta chỉ biết đến là chiếc xe Bus kia đang dừng ở đâu mà và chấm hết.

Xin những người bạn của ông TXT và lái gió cẩn thận nữa, chỉ cần một sơ xuất nhỏ thôi thì ông thanh sẽ trong tầm tay AN VN . Người theo dõi vụ TXT ,tôi rất thích trò chơi trốn tìm từ nhỏ nên xem ông TXT trốn được lâu ko ?Trước khi dừng xin uống một ly rượu vang và cầu chúc ông TXT thành công. Ha ha...”

Qua đó cho thấy, việc khẳng định Người Buôn Gió chỉ là một thứ bung xung, “đánh quả” thuê để kiếm chác, chứ các thông tin mà Người Buôn Gió đưa chả có cái giá trị gì cả, hoàn toàn không có gì là đúng.

Xin không phải bình luận gì thêm nữa, vì nghiệp vụ của An ninh Việt Nam họ cao hơn NBG không dưới 100 lần. Người Buôn Gió bốc phét và lừa dối mấy bác xe ôm, mấy cô bán khoai bên vỉa hè được chứ sao lừa được những người khác bằng 3 cái trò trẻ con như thế sao có ai tin?

Người ta bảo trên trời có chín tầng mây, nói như thế cũng chỉ muốn nhắc ông Người Buôn Gió rằng, một kẻ tầm như Gió cũng nên biết cái giá trị của bản thân mình đến đâu, ông thuộc cỡ nào, để bớt chém gió nói phét đi. 
Merry christmas and Happy new year 2017!

Đêm 24/12/2016

© Kami

* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.
http://www.tintuchangngayonline.com/2016/12/kami-nguoi-buon-gio-co-vai-tro-gi-trong.html




178.

Chưa rõ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn qua đường nào

- Các đường chính ngạch đã được kiểm tra nhưng chưa rõ ông Thanh bỏ trốn qua đường nào, Thiếu tướng Phạm Văn Các, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nói.
Tại cuộc họp báo cuối năm của Bộ Công an chiều nay, trả lời về kết quả điều tra, phối hợp với các nước để truy bắt Trịnh Xuân Thanh theo lệnh truy nã quốc tế, Thiếu tướng Phạm Văn Các (Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát) cho hay chưa có kết quả cụ thể. 
Chưa rõ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn qua đường nào
Thiếu tướng Phạm Văn Các, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát. Ảnh: PT
"Các đường chính ngạch đã được kiểm tra nhưng chưa rõ ông Thanh bỏ trốn qua đường nào", ông nói. 
Tuy nhiên, ông cho hay Bộ Công an sẽ làm quyết liệt bằng tất cả các biện pháp để truy bắt bằng được. “Chúng tôi tin rằng Trịnh Xuân Thanh không thể trốn thoát được”. Interpol và các nước vẫn đang phối hợp chặt chẽ.
Trước câu hỏi về việc cơ quan điều tra có thể đã lọt, lộ thông tin khiến Trịnh Xuân Thanh và một số cán bộ thuộc Bộ Công thương bỏ trốn ra nước ngoài, Bộ trưởng Công an Tô Lâm khẳng định: "Bộ đã xem xét, điều tra xem có để lọt lộ thông tin hay không, tuy nhiên kết quả cho thấy không có việc đó".
Chưa rõ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn qua đường nào
Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Ảnh: PT
Bộ trưởng nhấn mạnh: Qua nhiều vụ án cho thấy trường hợp nghe ngóng thông tin rồi bỏ trốn trước khi nhà chức trách ban hành các quyết định tố tụng thì phần lớn không đi theo con đường chính ngạch.
Để hạn chế việc này và ngăn chặn các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật trốn ra nước ngoài, sắp tới Bộ sẽ có báo cáo bổ sung, hoàn chỉnh công tác, thể chế về quản lý cán bộ có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa bị khởi tố.
Xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh
Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ, Đảng ủy Công an trung ương, lãnh đạo Bộ xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết TƯ 4 (khóa 12) là trọng tâm công tác năm 2017, để xây dựng lực lượng CAND thực sự trong sạch, vững mạnh; và sẽ được tiến hành nghiêm túc ở từng vị trí, tập thể, các tổ chức Đảng.
Bộ trưởng khẳng định, lực lượng Công an có nhiệm vụ vạch trần tội phạm, và luôn quyết tâm không để xảy ra oan sai, cũng không lọt tội phạm. Con đường duy nhất để thực hiện được điều này, là tuân thủ nghiêm quy định pháp luật, nâng cao bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ chuyên môn và tinh thần hy sinh, vì nhân dân phục vụ.
Chia sẻ băn khoăn về tình trạng vi phạm pháp luật như hiện nay; và vì sao nhiều người dân không phê phán công khai những hành vi vi phạm, từ đơn giản nhất là vi phạm trật tự an toàn giao thông, Bộ trưởng mong muốn, phải làm thế nào để tuyên truyền, vận động người dân quyết liệt lên án những hành vi vi phạm, đồng thời phải có sự kiên quyết của lực lượng thực thi pháp luật.
“Không có nhân dân, không có phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc thì lực lượng Công an không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chúng tôi luôn thấm thía điều đó, và rất mong nhận đã, đang và sẽ nhận được sự ủng hộ của nhân dân, của các cơ quan báo chí, để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”, Bộ trưởng Tô Lâm nói.
Tổng bí thư: Bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh

Tổng bí thư: Bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh



'Trịnh Xuân Thanh đã trốn sang châu Âu'

'Trịnh Xuân Thanh đã trốn sang châu Âu'



'Trịnh Xuân Thanh nên về nước đầu thú để hưởng khoan hồng'

'Trịnh Xuân Thanh nên về nước đầu thú để hưởng khoan hồng'



PV
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/chua-ro-trinh-xuan-thanh-bo-tron-qua-duong-nao-347823.html




Không ai bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn

 - Chủ nhiệm VPCP khẳng định không có sự tiếp tay, bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn.
Tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều nay, báo chí đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Công an trong việc giám sát ông Trịnh Xuân Thanh khi để bỏ trốn ra nước ngoài, dư luận đặt câu hỏi có sự tiếp tay của cán bộ?
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, vụ án liên quan đến Trịnh Xuân Thanh hiện đang được dư luận, cán bộ đảng viên, nhân dân cả nước rất quan tâm.
Không ai bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng. Ảnh: Minh Quang
“Đây là vụ án có sự quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng, cụ thể là sự quyết tâm rất lớn của Tổng bí thư và là quyết tâm của cả hệ thống chính trị. Sự vào cuộc này là cả hệ thống”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông tin.
Việc chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra và làm rõ vi phạm của Trịnh Xuân Thanh vẫn đang được xem xét.
Về việc chạy trốn của Trịnh Xuân Thanh, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc và Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, có lệnh truy nã toàn quốc và quốc tế.
“Như vậy khẳng định các cơ quan chức năng và người có thẩm quyền không bao che, dung túng và bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn”, Bộ trưởng Dũng nói rõ.
Ông chia sẻ thêm, việc chạy trốn của Trịnh Xuân Thanh là không ngờ.
“Chúng ta đã tin tưởng, với cương vị như thế, sinh hoạt Đảng trong một tổ chức như thế không ai nghĩ lại có sự chạy trốn khỏi cơ quan pháp luật, tránh né khỏi tổ chức đảng đang sinh hoạt”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Thúy Hạnh
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/khong-ai-bao-ke-cho-trinh-xuan-thanh-bo-tron-332192.html



177.















Tốt nghiệp 'đại học ngắn hạn' vẫn được làm Cục phó Hàng hải

Gia Văn | 
Tốt nghiệp 'đại học ngắn hạn' vẫn được làm Cục phó Hàng hải

Ông Nguyễn Đình Việt tốt nghiệp “Đại học ngắn hạn” được Bộ GTVT bổ nhiệm Cục phó Cục Hàng hải VN.
















Ông Việt được Bộ GTVT bổ nhiệm giữ chức Phó cục trưởng Cục Hàng hải VN từ ngày 9/4/2015. Trước đó, ông giữ chức Giám đốc Cảng vụ hàng hải Kiên Giang thuộc Cục Hàng hải VN.
Việc ông Việt được bổ nhiệm Cục phó đã có nhiều phản ánh cho rằng trái quy định nhà nước.
Được biết, từ 15/11/2013, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định 3688 về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý các đơn vị trực thuộc Bộ GTVT.
Tại điều 5 của văn bản này nêu rõ: Phó vụ trưởng và tương đương phải có bằng đại học phù hợp với lĩnh vực công tác.
Đối với trường hợp này, theo hồ sơ lý lịch do ông Việt khai và do Bộ GTVT quản lý thì có bằng "đại học hệ ngắn hạn của Trường đại học Hàng hải cấp ngày 25/10/1993".
Ông Nguyễn Hữu Lộc - Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Cục Hàng hải VN cho rằng, căn cứ vào bằng cấp do nhà nước cấp, bằng tốt nghiệp đại học, công nhận kỹ sư điều khiển tàu biển.
Dù bằng ngắn hạn, tại chức, chuyên tu cũng vẫn được cấp bằng, việc cấp bằng này coi như là trình độ đại học.
Việc tương đương cao đẳng hay không thì trong bằng không ghi.
Ông Lộc cho rằng nhà nước cấp bằng đại học, công nhận là kỹ sư và đào tạo ngắn hạn hay dài hạn là quy định của trường và ngắn hạn được cấp bằng đại học hay không là quy định của Bộ GD&ĐT.
Theo bằng cấp trên, ông Nguyễn Đình Việt tốt nghiệp ngành điều khiển tàu biển hệ ngắn hạn khóa 1988 - 1991.
Được biết, thời gian ông Việt học tại Đại học Hàng hải là 3,5 năm, trong khi đó hệ đại học của Trường đại học Hàng hải có thời gian đào tạo là 5 năm.
Một lãnh đạo ở Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết trên báo Thanh Niên, loại bằng tốt nghiệp hệ đại học ngắn hạn trước đây tương đương với hệ cao đẳng.
Năm 1992, Bộ GD-ĐT có Công văn số 2480/ĐH hướng dẫn cấp phát văn bằng tốt nghiệp cho hệ "đại học ngắn hạn", trong đó nêu rõ:
Bằng tốt nghiệp đại học do Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề phát hành trước năm 1991 có thêm một số dấu hiệu đặc biệt (trên bìa có dấu nổi của Bộ GD-ĐT, mặt trong có dòng chữ "Hệ đại học ngắn hạn"); Bằng tốt nghiệp cao đẳng do Bộ GD-ĐT phát hành từ năm 1991 trở đi.
Cả hai loại bằng trên có giá trị hoàn toàn như nhau"
http://soha.vn/tot-nghiep-dai-hoc-ngan-han-van-duoc-lam-cuc-pho-hang-hai-20161217161745885.htm






176.

Vụ phó 26 tuổi: Cùng thạc sĩ ‘Tây’, phận khác nhau... đến vậy

 Không ít thạc sĩ, thủ khoa “Tây học” trở về thì trượt công chức, trong khi có người lại được đặc cách, bổ nhiệm với tốc độ mà nền hành chính công của bất kỳ quốc gia tiên tiến nào cũng khó theo kịp.
Công luận và truyền thông gần đây bàn luận khá nhiều về việc bổ nhiệm 1 vị Phó Vụ trưởng khi mới 26 tuổi, tại Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ (BCĐ).
Bài viết này không tập trung bàn về tính đúng sai của việc bổ nhiệm này, vì muốn vậy cần có đầy đủ thông tin để đánh giá khách quan, dựa trên cơ sở pháp lý, các quy định hiện hành chứ không thể bằng cảm tính. Thay vào đó, bài viết muốn lý giải phần nào vì sao hiện tượng này được “quan tâm” nhiều với không ít hoài nghi đến vậy.
Tuổi quan và tuổi đời
Trên thế giới, có không ít chính trị gia thành đạt từ khi còn khá trẻ. Thủ tướng Canada đương nhiệm được bầu khi mới 43 tuổi. Bộ trưởng Bộ Giáo dục Thụy Điển nhận nhiệm sở khi mới 27 tuổi hay ngoại trưởng Áo được bổ nhiệm khi bước sang tuổi 28. Ở nước ta, trong vài năm trở lại đây, số lượng cán bộ trung, cao cấp ở độ tuổi dưới 40 không còn phải là hiếm, như trường hợp giám đốc sở 30 tuổi ở Quảng Nam.
Hầu hết những trường hợp “quan trẻ” ở các nước phương Tây không gây ra sự “tò mò” từ công luận mà trái lại, dường như những làn gió mới chứa nhiều hy vọng. Điểm chung của những trường hợp này là họ được bổ nhiệm thông qua quá trình minh bạch, do dân/đại diện người dân bầu. Việc họ được lựa chọn vô cùng công khai, khách quan, dựa trên năng lực, thành tựu cụ thể có thể đo lường và được số đông biết đến.
Vụ phó 26 tuổi: Cùng thạc sĩ ‘Tây’, phận khác nhau... đến vậy
Tranh minh họa: Khều/ Tiền Phong
Còn tại Việt Nam, theo quy định hiện hành, việc bổ nhiệm cán bộ từ cấp Vụ trở lên phải trải qua rất nhiều bước, quy trình, thủ tục chặt chẽ. Không mấy khi người ta thấy ai đó “đột nhiên” nhảy vọt nhanh chóng mà không trải qua quá trình quy hoạch, thử thách…
Phải chăng vì thế mà dư luận từ ngạc nhiên chuyển sang “xì xào” về tốc độ thăng tiến, luân chuyển nhanh chóng của trường hợp bổ nhiệm của vụ phó 26 tuổi, nhất là vị này được bổ nhiệm, giữ nguyên chức ngay cả khi đi học dài hạn ở nước ngoài.  
Những biện giải từ phía người ra quyết định dường như chưa thỏa mãn dư luận. Có lẽ công luận sẽ cảm thấy thuyết phục hơn nếu được chỉ cho thấy những đóng góp tương xứng cụ thể của vị tân quan này trước khi khoác lên mình “phẩm hàm” đó. Khi ấy tuổi đời, tốc độ bổ nhiệm sẽ không còn là những vấn đề làm nảy sinh mối bận tâm…
Trong khi, với những thông tin người ta biết về vị này, thì ngoài hai bằng thạc sĩ, thành thạo 5 ngoại ngữ, không rõ anh có những phẩm chất, năng lực, đóng góp cụ thể tương xứng với vị trí quản lý được bổ nhiệm? Công luận hoài nghi phải chăng xuất phát từ thực tế học vấn và quản lý là hai địa hạt, hai loại năng lực khác nhau, không thể đồng nhất.
Cùng thạc sĩ “Tây”, sao lắm đoạn trường…
Còn nhớ năm trước, chúng ta từng ngạc nhiên khi hàng chục thạc sĩ, thủ khoa được đào tạo ở nước ngoài khi về nước thi công chức nhưng… trượt vỏ chuối. Cần phải nhấn mạnh họ trượt khi  thi làm viên chức, công chức bình thường chứ không phải một vị trí quản lý dù là ở cấp phòng.
Phải chăng vì thế dư luận hoài nghi về mức độ “xuất sắc” của vị này, nhất là khi từ trước đến nay anh du học tự túc chứ không phải được học bổng.
Không ít thạc sĩ, thủ khoa “Tây học” trở về nước sau khóa học mà họ được mời, được cấp học bổng thì trượt công chức, trong khi có người lại được đặc cách, bổ nhiệm với tốc độ mà nền hành chính công của bất kỳ quốc gia tiên tiến  nào cũng khó theo kịp. Thật khó không khiến người ta so sánh.
Trong thế giới phẳng ngày nay, không có gì ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều vị “tuổi trẻ lại ngồi cao” bởi tài không đợi tuổi. Sự “xì xào” của dư luận vừa qua chắc không phải đến từ con số 26, những câu hỏi đặt ra xoay quanh việc bổ nhiệm cũng không nhằm phủ nhận sạch trơn thành tích đèn sách của vị này.
Bởi thế, câu trả lời có lẽ không nên bắt đầu từ những tấm bằng hay tuổi tác. Vì như vậy, người ta sẽ dắt nhau đi về hướng khác.
 http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/vu-pho-26-tuoi-cung-thac-si-tay-phan-khac-nhau-den-vay-346601.html




175.

















“Rối” ngày vào Đảng của Phó vụ trưởng 26 tuổi

Trong khi dư luận đang trông chờ kết luận của cơ quan chức năng về việc bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng ở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ (BCĐ TNB), một số cán bộ lãnh đạo ở Ban này vẫn mù mờ về hồ sơ Đảng và hồ sơ cán bộ công chức của ông này.
Nhóm PV - /
Trụ sở Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.Trụ sở Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.
Hồ sơ, lý lịch mập mờ
Hồ sơ liên quan đến vụ việc ông Vũ Minh Hoàng cho thấy, ngày 8-9-2014 ông Hoàng có đơn xin đi học nước ngoài.  Trong đơn Vũ Minh Hoàng ghi tự nộp hồ sơ và được chọn vào danh sách nghiên cứu sinh tiến sĩ khóa học 2014-2017 tại Tokyo, Nhật Bản. Học phí và kinh phí ở Nhật Bản trong suốt 3 năm được ông Hoàng tự túc, không nhận lương và chế độ nào tại BCĐ TNB.

Trong đơn có đoạn: "Về sinh hoạt Đảng, tôi đã được gia nhập vào hàng ngũ Đảng vào ngày 3-8-2014. Vì công việc nên tôi xin được chuyển sinh hoạt Đảng từ Đảng ủy ngoài nước tại Trung Quốc sang Đảng ủy ngoài nước tại Nhật Bản mà không chuyển về BCĐ TNB.
Như vậy, ông Hoàng được kết nạp Đảng sau 56 ngày vào làm việc ở BCĐ TNB và trước khi làm đơn đi du học nước ngoài 35 ngày. Tuy nhiên, hồ sơ Đảng viên của cán bộ này không có ở BCĐ TNB.
Trả lời câu hỏi vì sao các văn bản của BCĐ TNB ghi ông Vũ Minh Hoàng vào Đảng ngày 8-3-2014. Thế nhưng, trong đơn xin du học ngày 9-8-2014, ông Hoàng lại viết: “Tôi đã được gia nhập vào hàng ngũ Đảng vào ngày 3-8-2014”,  trong khi ông Hoàng được tuyển dụng vào làm việc ở BCĐ TNB  từ ngày 1-8-2014. Ông Nguyễn Thanh Hải, nguyên Chánh Văn phòng BCĐ TNB, khẳng định: Ban Chỉ đạo không kết nạp Đảng ông Vũ Minh Hoàng, mà ở cơ quan nước ngoài và sau đó chuyển Đảng chính thức cũng ở cơ quan nước ngoài. Tuy nhiên, một văn bản khác, không có số, đề ngày 8-3-2016 có chữ ký của bà Trần Thị Thanh Liên, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy ngoài nước tại Nhật Bản gửi Đảng ủy cơ quan thường trực BCĐ TNB lại ghi ông Vũ Minh Hoàng được kết nạp Đảng vào ngày 8-3-2014 và được chuyển chính thức sau đó một năm.
Văn bản này có đoạn viết: “Kính gửi Đảng ủy CQTT Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ… Trả lời công văn số 72-CV/ĐV-BCĐTNB về đảng viên Vũ Minh Hoàng… Đồng chí Hoàng được kết nạp Đảng trong thời gian là sinh viên ở nước ngoài”. Văn bản này cũng không hề nêu ông Vũ Minh Hoàng được kết nạp Đảng ở nước nào?
Trong khi đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, trong bản lý lịch trích ngang của ông Vũ Minh Hoàng không hề có bất kỳ xác nhận của cơ quan công an địa phương nơi cư trú hay cơ quan nào ông Hoàng hiện đang sinh hoạt Đảng. Trong hồ sơ xin việc, bổ nhiệm hay các giấy tờ liên quan của ông Hoàng không hề thể hiện rõ ông này được kết nạp Đảng ở đâu!?
Vấn đề đặt ra là tại sao Đảng ủy BCĐ TNB có công văn số 72/ĐU-BCĐTNB? Công văn này ban hành lúc nào? Trong khi thời điểm này, ông Vũ Minh Hoàng đã được Cần Thơ tiếp nhận mà Đảng ủy lại có công văn hỏi về Đảng viên chưa từng sinh hoạt trong Đảng bộ? Tại sao những chuyện này không làm rõ trước khi tiếp nhận ông Hoàng về BCĐ TNB?
Chưa được quy hoạch chức danh
Liên quan vụ việc trên, trong một báo cáo của Đảng ủy BCĐ TNB do Phó ban Nguyễn Quốc Việt ký có đề cập đến ông Vũ Minh Hoàng. Theo báo cáo này, trường hợp của ông Hoàng được bổ nhiệm Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế nhưng Ban Thường vụ Đảng ủy không tham gia ý kiến, vì cán bộ này không sinh hoạt Đảng và không có hồ sơ Đảng viên tại Đảng bộ cơ quan Thường trực BCĐTNB.
Điều khá quan trọng trong báo cáo này có nội dung: “Đồng chí Vũ Minh Hoàng chưa được quy hoạch với chức danh được bổ nhiệm của Cơ quan Thường trực BCĐTNB”. Báo cáo của ông Việt ký cũng nêu rõ là theo Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử, được ban hành kèm theo Quyết định 68 ngày 4-7-2007 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn 09 của Ban Tổ chức Trung ương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giới thiệu nhân sự bổ nhiệm để tập thể xem xét quyết định. Người đứng đầu chịu trách nhiệm nhân sự do mình đề xuất. Nếu người được giới thiệu là cán bộ công tác trong cơ quan, đơn vị nói chung thì phải trong quy hoạch chức danh bổ nhiệm hoặc ứng cử. Như vậy, việc bổ nhiệm Vũ Minh Hoàng là do người đứng đầu cơ quan và tập thể lãnh đạo BCĐ TNB chịu trách nhiệm.
Mặc khác, trong biên bản ngày 8-1-2016 về việc “thống nhất quy trình bổ nhiệm đồng chí Vũ Minh Hoàng” ghi có các ông Võ Minh Chiến (nguyên Phó Trưởng ban), Trần Phi Hổ (nguyên Phó Trưởng ban), Nguyễn Đoàn Kết (Ủy viên ban)… Tuy nhiên, Trung tướng Trần Phi Hổ, nguyên Tư lệnh Quân khu 9, nguyên Phó trưởng Ban Chỉ đạo rất bức xúc về thông tin có tên trong biên bản họp lấy ý kiến bổ nhiệm ông Hoàng. Trung tướng Nguyễn Phi Hổ nói: “Tôi với ông Chiến không họp để có ý kiến bổ nhiệm anh Vũ Minh Hoàng làm vụ phó, nhưng chúng tôi có tên trong biên bản. Thiếu tướng Nguyễn Đoàn Kết là Ủy viên chuyên trách, Vụ trưởng Vụ An ninh-Quốc phòng cũng không họp nhưng có tên trong biên bản”.
Dù không công tác thực tế tại cơ quan, mới được công nhận hết thời gian tập sự được 5 tháng lại được bổ nhiệm chức danh Phó Vụ trưởng. Trong khi đó ông Hoàng không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để bổ nhiệm cấp Phó vụ trưởng theo quy định. Theo Luật Cán bộ công chức thì việc bổ nhiệm cán bộ phải ghi thời hạn 5 năm, trong khi đó quyết định bổ nhiệm ông Hoàng lại không ghi thời gian bổ nhiệm và thực tế sau khi bổ nhiệm có 32 ngày thì ông Hoàng đã… “được” UBND TP Cần Thơ “xin” về.
Ngoài ra, dư luận cũng đặt câu hỏi với việc ông Hoàng được bổ nhiệm làm Phó vụ trưởng, là một cán bộ thuộc cơ quan Đảng lại không hưởng lương, không có bảo hiểm xã hội, không làm việc tại cơ quan, khi hết thời gian tập sự không có báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản, không có người hướng dẫn tập sự, không được phân công công tác, nhận nhiệm vụ cụ thể, không có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan có thẩm quyền xác minh rõ ràng… thì có đúng qui trình, qui định?
Theo SGGP
http://viettimes.net.vn/roi-ngay-vao-dang-cua-pho-vu-truong-26-tuoi-95771.html

Cơ quan chủ quản: Hội Truyền thông số Việt Nam
Tòa soạn: Nhà số 6, ngõ 40, đường Võ Thị Sáu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Giấy phép xuất bản báo chí điện tử số 699/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21 tháng 12 năm 2015
Tổng Biên tập: Đặng Vương Hạnh
Phó Tổng Biên tập: Lê Đức Sảo
Điện thoại/fax: (04)32 151175
Đường dây nóng: 0902 294 950
Email: toasoan.viettimes@gmail.com
Bản quyền thuộc VietTimes. Chỉ được đăng tải lại nội dung thông tin trên viettimes.vn khi có sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử VietTimes.





174.
Ví dụ chuyện Vụ phó 26 tuổi.
Vấn đề không phải là trẻ quá. Tôi giơ tay đồng ý nên đưa người trẻ vào.
Vấn đề không phải là chưa có kinh nghiệm. Nếu học hành tốt, có ý chí thì vào làm sẽ rất nhanh có kinh nghiệm thực tiễn. Tôi giơ cả hai tay đồng ý không bắt người ta thực hành rót nước lau bàn mãi rồi mới để thay thế các vị già (Nói thêm là người ta vừa bầu Tổng thống Mỹ chẳng có kinh nghiệm chính trị quốc tế gì sất).
Vấn đề không phải là giữ mãi cái quy trình nhiêu khê. Tôi giơ cả hai tay hai chân đồng ý rằng nếu có bao cái hại cho cả làng cả nước mà lại vẫn đúng quy trình thì cái quy trình ấy nên mạnh dạn buông nhanh nó đi.
Vấn đề là ở chỗ này:
Tất cả ai (có thể) giỏi cứ cho thi thố để quyết định chọn vào làm. Làm không được thì là nhầm, mời người đó ra. Không còn cái vị trí hay chức vụ đã có nữa, lại về với cái chân trắng ban đầu, đi đâu mà làm lại thì đi. Và người chọn nhầm thì nếu lặp đi lặp lại vài lần phải bị thu lại cái quyền đi chọn. 
Còn bật tường kiểu quen thân đưa vào xí chỗ, rồi đưa vào cái chức vụ, sau đó phiên ngang sang cái chức vụ khác tương đương, rồi cứ thế đặt vào, phiên ngang, nhích lên, lại phiên ngang, lại nhích lên...thì nó là thứ thủ thuật chứ tư duy đổi mới cái nỗi gì.
Nó là - như có vị nói quá hay - phong cách cất nhắc cán bộ kiểu "tiểu ngạch".
Cũng giơ tay, chỉ để bịt mũi.

https://www.facebook.com/trandangtuanavg/posts/1134698813313367




173.

13/12/2016 10:18 GMT+7
TTO - Một số lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ trước đây và hiện nay mù mờ về lai lịch, quá trình học tập, thậm chí không hề biết phó vụ trưởng Vũ Minh Hoàng đã kết nạp Đảng từ khi nào và ở đâu!
Không nắm lý lịch Đảng, vẫn bổ nhiệm vụ phó Vũ Minh Hoàng
Đơn xin đi du học của Vũ Minh Hoàng trong đó ghi vào Đảng ngày 3-8-2014 (dưới) và văn bản của phía Nhật Bản xác nhận ghi ngày vào Đảng của Vũ Minh Hoàng lại là ngày 8-3-2014. Vậy thực tế ông Hoàng được kết nạp Đảng ngày nào?
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, hiện nay dù ông Hoàng đã là phó vụ trưởng Vụ kinh tế, nhưng những lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ khi quyết định bổ nhiệm cán bộ này lại thẩm định hồ sơ lý lịch công chức, lý lịch đảng viên rất sơ sài.
Nhiều nghi vấn về hồ sơ vụ phó
Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, một lãnh đạo của  Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ (xin không nêu tên) thừa nhận dù ông Vũ Minh Hoàng được bổ nhiệm giữ chức vụ phó Vụ kinh tế, nhưng ông và nhiều cán bộ ở ban này không hề biết ông Hoàng đã kết nạp Đảng hay chưa, khi nào, ở đâu...
“Vừa rồi khi báo chí đưa tin, tôi đã cho kiểm tra lại thì thực tế ở bộ phận lưu trữ hồ sơ cán bộ tại cơ quan BCĐTNB không hề có hồ sơ đảng viên của ông này”, vị lãnh đạo này nói.
Cụ thể hơn, tại một báo cáo của Đảng ủy cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ do ông Nguyễn Quốc Việt, bí thư Đảng ủy, ký ban hành hồi đầu tháng 12, ông Việt thừa nhận:
“Ông Vũ Minh Hoàng không sinh hoạt ở Đảng bộ cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ; không có hồ sơ đảng viên tại cơ quan này và chưa được quy hoạch với chức danh được bổ nhiệm, nên ban thường vụ Đảng ủy đã không tham gia ý kiến nhận xét, đánh giá bổ nhiệm cán bộ này”.
Nhưng trong thực tế, quyết định số 824-QĐ/BCĐTNB ngày 15-1-2016 về việc điều động và bổ nhiệm ông Hoàng cũng do chính ông Việt ký lại ghi rất rõ ràng là “xét đề nghị của Đảng ủy cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ”.
Về ngày vào Đảng của ông Vũ Minh Hoàng cũng có quá nhiều nghi vấn.
Đơn xin đi học ngoài nước do chính ông Hoàng ký ngày 8-9-2014 ghi ngày vào Đảng của ông này là 3-8-2014 (không ghi kết nạp ở đâu - PV), tức là chỉ sau 2 ngày ông được Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ chính thức tuyển dụng không qua thi tuyển (1-8-2014) theo quyết định số 546-QĐ/BCĐTNB ngày 4-6-2014 của cơ quan này!
Tuy nhiên, một văn bản khác được cho là của bà Trần Thị Thanh Liên, phó bí thư thường trực Đảng ủy ngoài nước tại Nhật Bản, ký ngày 8-3-2016 gửi Đảng ủy cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ lại ghi ông Vũ Minh Hoàng được kết nạp Đảng vào ngày 8-3-2014 và được chuyển chính thức vào ngày 8-3-2015.
Văn bản này ghi ông Hoàng được kết nạp Đảng khi đang là sinh viên ở nước ngoài, nhưng cũng không nói là ở nước nào?!
Không nắm lý lịch Đảng, vẫn bổ nhiệm vụ phó Vũ Minh Hoàng
Bản báo cáo của Đảng ủy cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ về việc ông Hoàng không sinh hoạt Đảng, không có hồ sơ đảng viên tại Đảng bộ cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ
Lý lịch phó vụ trưởng được người khác làm thay
Trong khi đó, theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, khi được lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ gợi ý trong đợt kiểm điểm cuối năm, một cán bộ tổ chức của cơ quan này đã chính thức thừa nhận: để kịp hợp thức hóa hồ sơ của ông Hoàng, lý lịch trích ngang của ông Hoàng đã được chính... một cán bộ tổ chức - hành chính thuộc văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ soạn giúp để trình lãnh đạo ký quyết định mà không hề có bất kỳ xác nhận của cơ quan công an địa phương nơi cư trú hay cơ quan nào ông Hoàng hiện đang sinh hoạt Đảng.
Trong đơn, ông Hoàng cũng không hề cho biết mình được kết nạp Đảng ở đâu, ngoài việc hé lộ thông tin “vì công việc học tập, tôi xin chuyển sinh hoạt Đảng từ phía Đảng ủy ngoài nước tại Trung Quốc sang Đảng ủy ngoài nước tại Nhật Bản”.
Phải chăng “ông vụ phó 32 ngày” này đã từng được kết nạp Đảng tại Trung Quốc?
Vậy thực tế ông Hoàng được kết nạp Đảng ở đâu và đã là đảng viên chưa? Lý giải về việc này, một lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ cho biết sở dĩ ban này không có hồ sơ đảng viên của ông Vũ Minh Hoàng, cũng như không chắc ông này đã được kết nạp Đảng hay chưa và kết nạp tại đâu là do ông Hoàng có đơn xin... không sinh hoạt Đảng tại Đảng bộ cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161213/khong-nam-ly-lich-dang-van-bo-nhiem-vu-minh-hoang/1235032.html




172.

Vụ phó 26 tuổi: Chi tiết không bình thường


- Việc tuyển dụng, cử đi học, bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng có chi tiết không bình thường.

Ban chỉ đạo (BCĐ) Tây Nam Bộ hôm qua đã công bố quyết định thành lập tổ kiểm tra việc tuyển dụng, cử đi học, bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng, sau đó chuyển công tác về UBND TP Cần Thơ. 
Trao đổi với PV, ông Dương Quốc Xuân - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Long An, nguyên Phó trưởng ban BCĐ nói, ông về hưu từ tháng 10/2015, trước thời điểm bổ nhiệm ông Hoàng làm Phó vụ trưởng.
Vụ phó 26 tuổi: Chi tiết không bình thường
Ông Dương Quốc Xuân - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Long An, nguyên Phó BCĐ Tây Nam Bộ. Ảnh: NLĐ
Nhận xét về việc tuyển dụng, cử đi học, bổ nhiệm ông Hoàng, ông Xuân rất bức xúc vì việc này không bình thường, cần làm rõ nhiều vấn đề.
“Lúc tuyển dụng Hoàng vào Ban làm việc thì tôi không biết. Tôi chỉ gặp Hoàng đúng 1 lần. Khi đó, cơ quan giao nhiệm vụ tôi cùng một số lãnh đạo Ban đi làm việc với các cơ quan ngoại giao ở Hà Nội để mời họ tham gia hội nghị diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL năm 2014 tại Sóc Trăng. Lúc ăn cơm tôi thấy một thanh niên trẻ nên hỏi ai đấy. Anh em trong đoàn nói là Vũ Minh Hoàng – “lính” mới của cơ quan. Từ đó về sau là không gặp nữa”, ông Xuân nói.
Ông nhận định, lấy lý do rằng Hoàng quê ở Bắc Ninh, học ở nước ngoài, có những bằng cấp xuất sắc, giỏi 5 ngoại ngữ, có khả năng kêu gọi đầu tư nên xin về ĐBSCL, là chưa có cơ sở.
“Thứ nhất, năm 2014, Hoàng được tuyển dụng vào Ban khi mới 24 tuổi. Nếu cậu ấy học giỏi dữ lắm thì tốt nghiệp đại học cũng mới 22 tuổi. Không lẽ vừa học đại học, vừa học 2 cao học thì tôi thấy có vấn đề. 
Thứ hai, nói Hoàng ngoại ngữ siêu lắm thì mới chỉ nghe nói thôi chứ chưa có kiểm tra thực tế. 
Thứ ba, Hoàng quê quán ở Bắc Ninh, chưa biết và sống ở ĐBSCL thì hiểu gì về kinh tế, xã hội ở khu vực này để kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài về đầu tư. Cán bộ có chức vụ ở đây công tác hơn 20 năm mà còn chưa hiểu hết, kêu gọi đầu tư còn khó, chứ nói gì một cậu thanh niên như thế”, ông Xuân phân tích.
Ông cũng đặt vấn đề, làm sao BCĐ Tây Nam Bộ biết được ông Hoàng để nhận vào làm việc?
Vụ phó 26 tuổi: Chi tiết không bình thường
BCĐ Tây Nam Bộ
“Đây là chuyện không bình thường. Phải chi Hoàng học một trường đại học danh tiếng ở miền Nam rồi được cử đi nước ngoài du học, có những bài báo hoặc phát biểu mà BCĐ thấy am hiểu về ĐBSCL thì xin.
Ban nhận vào rồi cử đi du học, không làm việc gì ở cơ quan nhưng được bổ nhiệm làm Vụ phó, một người làm việc giỏi, công tác mấy chục năm cơ chưa chắc đã có chức vụ như vậy. Ở Việt Nam có hai trường hợp được bổ nhiệm nhanh như thế, đó là Thánh Gióng và Vũ Minh Hoàng”, ông Xuân hài hước nói.
Ông Xuân cũng cho rằng, công tác cán bộ của Ban thời điểm đó chỉ có ông Nguyễn Phong Quang quyết định. 

Trước đó, trao đổi với PV, ông Nguyễn Phong Quang cho biết, thấy ông Hoàng có 2 bằng thạc sĩ, tốt nghiệp loại xuất sắc, 1 bằng đại học loại giỏi của trường danh tiếng trên thế giới, có mối quan hệ tốt với một số doanh nghiệp lớn của nhiều nước, có khả năng mời gọi đầu tư về vùng ĐBSCL.

Để giữ chân ông Hoàng tiếp tục ở lại làm việc sau khi bảo vệ xong luận án tiến sĩ tại Nhật, Ban thống nhất bổ nhiệm ông Hoàng làm Phó vụ trưởng Vụ kinh tế, gắn với Đại sứ quán VN tại Nhật Bản để xúc tiến đầu tư.
Hoài Thanh
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/vu-pho-26-tuoi-chi-tiet-khong-binh-thuong-346006.html



171.

Thêm một vụ phó được bổ nhiệm siêu tốc

Chỉ sau 20 tháng được tuyển dụng, một lãnh đạo công ty cổ phần xây dựng từ chuyên viên bình thường đã được bổ nhiệm chức phó vụ trưởng Vụ Kinh tế - Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ.



Tới nay, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ vẫn chưa chính thức kết luận đúng sai về quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng. Nhưng không riêng ông Hoàng, một vụ phó Vụ Kinh tế thuộc Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ có thời gian tuyển dụng và bổ nhiệm cũng “siêu tốc” không kém. Đó là trường hợp ông Nguyễn Tiến Khoa.
Bỏ chức chủ tịch HĐQT đi làm chuyên viên nhà nước
Ngày 6/10/2013, ông Nguyễn Tiến Khoa, lúc này là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng 8 Thăng Long - Tổng Công ty Thăng Long (trụ sở ở Hà Nội), làm đơn xin về công tác tại Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ.
Trong đơn, ông Khoa tự giới thiệu là kỹ sư xây dựng, thạc sĩ quản trị kinh doanh, mong muốn vào làm việc tại Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ để được học hỏi, phát huy kinh nghiệm và kiến thức của mình.
Chỉ bốn ngày sau, ngày 10/10/2013, đơn của ông Khoa được bút phê đồng ý tiếp nhận của Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ Nguyễn Thanh Hải. Thời điểm này, ông Khoa vừa được Công ty CP Xây dựng 8 Thăng Long cử đi học lớp cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I (Hà Nội).
Từ tháng 10/2013, ông Nguyễn Tiến Khoa chính thức nhận việc tại Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ với công việc là chuyên viên phòng Nghiên cứu - Tổng hợp trực thuộc Văn phòng Ban chỉ đạo.
“Khi vào Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ công tác, tôi được cơ quan đồng ý cho tiếp tục học cao cấp chính trị ba tháng nữa để hoàn thành chương trình” - ông Khoa nói.
Thêm một vụ phó được bổ nhiệm siêu tốc
Trụ sở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Khoa là vụ phó.
Liên tục được bổ nhiệm, thăng chức
Trải qua một năm công tác, tới cuối năm 2014 ông Nguyễn Tiến Khoa bắt đầu có những bước thăng tiến nhanh chóng. Tháng 11/2014, ông Nguyễn Tiến Khoa được bổ nhiệm giữ chức phó trưởng phòng Nghiên cứu - Tổng hợp Văn phòng Ban chỉ đạo kể từ ngày 1/12/2014. Quyết định bổ nhiệm do ông Nguyễn Thanh Hải ký.
Chưa đầy hai tháng sau, ngày 26/1/2015, cũng ông Hải ký tiếp quyết định phân công ông Nguyễn Tiến Khoa kiêm nhiệm chức phó giám đốc nhà khách Tây Nam Bộ.
Chưa hết, chỉ hơn một tháng sau, ông Khoa tiếp tục nhận quyết định kiêm nhiệm chức giám đốc nhà khách Tây Nam Bộ (kể từ ngày 9/3/2015). Ngồi ở các chức vụ mới chưa lâu, chỉ ba tháng sau đó, ông Nguyễn Tiến Khoa tiếp tục được bổ nhiệm chức vụ cao hơn.
Cụ thể, ngày 5/6/2015, ông Nguyễn Quốc Việt, Phó trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, đã ký quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Khoa giữ chức phó vụ trưởng Vụ Kinh tế - Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ.
Như vậy, ông Khoa mất 20 tháng kể từ khi được tuyển dụng để trở thành vụ phó. Trong khi đó, Vũ Minh Hoàng chỉ mất 15 tháng (từ tháng 8/2014 tới tháng 1/2016) để giữ chức vụ tương đương.
Ông Khoa giữ chức phó vụ trưởng đúng một năm. Tới tháng 6/2016, ông làm đơn xin về công tác tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và được phân công làm thư ký cho ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (nguyên Bí thư Thành ủy Cần Thơ giai đoạn 2011-2015).
Ông Nguyễn Tiến Khoa nói gì?
- Tại sao đang là lãnh đạo một công ty xây dựng, làm việc đúng chuyên môn thì ông lại xin về Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ? Có ai giới thiệu hay tự ông tìm đến xin việc tại ban này?
Trong những năm gần đây, đất nước ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sạt lở đất, lũ quét ở miền núi, thiên tai, hạn hán ở miền Trung và ĐBSCL.
Qua báo đài, tôi được biết năm 2011 Thủ tướng Chính phủ thành lập Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu và Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ là thành viên. Ủy ban này có chức năng và nhiệm vụ phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương… tham mưu đề xuất lên Thủ tướng các biện pháp giải quyết những vấn đề về chiến lược, chính sách, để phòng và chống biển đổi khí hậu cả nước nói chung và vùng ĐBSCL.
Xét thấy năng lực của mình phù hợp nên tôi nộp đơn xin vào công tác tại Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ.
- Quá trình công tác tại Ban chỉ đạo của ông như thế nào?
Tôi cũng trải qua quá trình tập sự công chức theo quy định của pháp luật (nhưng sau đó ông Khoa lại nói mình không phải tập sự - pv), sau đó được công nhận là công chức, rồi tôi được xếp ngạch chuyên viên chính. Quá trình công tác tại ban tôi đều được đánh giá cao về năng lực và phẩm chất chính trị. Tháng 6-2015, tôi được bổ nhiệm vụ phó.
- Vì sao mới được bổ nhiệm vụ phó Vụ Kinh tế một năm, ông lại xin về Ủy ban Trung ương MTTQVN?
Tôi công tác tại Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đã ba năm, trong khi gia đình tôi lại ở Hà Nội, con tôi còn nhỏ nên tôi muốn về gần gia đình. Ngoài ra, qua tìm hiểu tôi được biết Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có chức năng và nhiệm vụ gần giống cơ quan tôi làm việc nên tôi nộp hồ sơ xin chuyển về đây.
Tháng 6/2016, tôi làm đơn xin chuyển công tác và đến ngày 1/8, tôi chính thức được Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp nhận theo đúng trình tự thủ tục, quy định.
Tôi xin tiếp nhận thông tin từ báo Pháp Luật TP.HCM (về việc có một số trường hợp nhận người vào làm ở Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ có dấu hiệu bất thường, cụ thể ông Nguyễn Tiến Khoa là người của DN bên ngoài vào làm chưa đầy hai năm mà từ chuyên viên lên phó phòng rồi vụ phó và sẽ báo cáo lãnh đạo ban, sau đó trao đổi lại với báo.
(Ông NGUYỄN VĂN ÚT, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ)

(Theo Pháp luật TPHCM)
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tin-moi-them-mot-vu-pho-duoc-bo-nhiem-sieu-toc-345817.html




170.


"Anh Hai Quang muốn nhận ai là quyền của anh ấy. Xài không được thì anh ấy cho nghỉ chứ không có thông qua ban. Vụ phó như Vũ Minh Hoàng là chức lớn lắm, tương đương phó giám đốc sở thì phải làm quy trình từ vụ giới thiệu lên và thông qua ban, nhưng trường hợp này lại không. Có người làm 10-20 năm mà không được chức vụ như Hoàng", ông Hổ chia sẻ.


17:30 11/12/2016

Trung tướng Trần Phi Hổ. Ảnh: Báo Cà Mau.
Trung tướng Trần Phi Hổ. Ảnh: Báo Cà Mau.


Ông Trần Phi Hổ, nguyên Phó ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ nói: "Nhân lực trẻ đáng trân trọng nhưng bổ nhiệm phải đúng nguyên tắc. Vụ phó Vũ Minh Hoàng được bổ nhiệm không thông qua ban".

Trao đổi với Zing.vn sáng 11/12, trung tướng Trần Phi Hổ, nguyên Tư lệnh Quân khu 9, nguyên Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (BCĐTNB), cho  biết ông rất bức xúc trước thông tin mình có tên trong biên bản họp lấy ý kiến bổ nhiệm Vũ Minh Hoàng làm Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế hồi đầu năm 2016.

Lãnh đạo nhưng không được dự họp bổ nhiệm 

Theo trung tướng Trần Phi Hổ, khi đó ông công tác cùng Phó ban thường trực Nguyễn Phong Quang và một phó ban khác là Võ Minh Chiến - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng.

"Tôi với ông Chiến cùng là lãnh đạo ban và không họp để có ý kiến bổ nhiệm anh Vũ Minh Hoàng làm vụ phó, nhưng chúng tôi có tên trong biên bản. Thiếu tướng Nguyễn Đoàn Kết là ủy viên chuyên trách, Vụ trưởng Vụ Quốc phòng - An ninh không họp nhưng cũng có tên. BCĐTNB đã tự ý ghi tên tôi, việc làm này là sai nguyên tắc", vị trung tướng nói.

Ông Hổ nói giữa năm 2014 thấy thanh niên 24 tuổi xuất hiện ở BCĐTNB. Hỏi thăm nhân viên, ông biết cậu này là Vũ Minh Hoàng - người vừa được ban nhận vào làm mà không qua thi tuyển.

Anh em văn phòng nói cậu đó được bác hai (ông Hai Quang) nhận vào để đưa đi Nhật Bản đào tạo lâu dài. "Nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo bài bản là tốt nhưng không ngờ anh Hai Quang lại bổ nhiệm Hoàng làm vụ phó mà không thông qua ban. Việc này là quá nhanh và sai vì theo tôi biết Hoàng làm việc ở ban khoảng 2 tuần", nguyên Tư lệnh Quân khu 9 chia sẻ.

Theo trung tướng Hổ, Vũ Minh Hoàng không phải là trường hợp đầu tiên được ông Hai Quang nhận vào làm việc và bổ nhiệm mà không thông qua lãnh đạo BCĐTNB. Trong thời gian làm phó ban, vị trung tướng bảo ông thấy nguyên phó ban thường trực Nguyễn Phong Quang muốn nhận ai và cho ai nghỉ thì tùy, không thông qua tập thể lãnh đạo.

"Anh Hai Quang muốn nhận ai là quyền của anh ấy. Xài không được thì anh ấy cho nghỉ chứ không có thông qua ban. Vụ phó như Vũ Minh Hoàng là chức lớn lắm, tương đương phó giám đốc sở thì phải làm quy trình từ vụ giới thiệu lên và thông qua ban, nhưng trường hợp này lại không. Có người làm 10-20 năm mà không được chức vụ như Hoàng", ông Hổ chia sẻ.

Trưa 11/12, đề cập đến những lời ông Hổ nói với phóng viên Zing.vn, ông Hai Quang nói: "Kệ đi, ông ấy muốn nói gì thì nói. Ai muốn rõ thì hỏi Phó ban Nguyễn Quốc Việt". Tuy nhiên, ông Việt từ chối trả lời báo chí và yêu cầu phóng viên liên hệ người phát ngôn là Chánh Văn phòng BCĐTNB Nguyễn Văn Út. Song, ông Út không trả lời khi chưa có ý kiến của lãnh đạo ban.

Nhân tài cần trọng dụng nhưng phải làm đúng quy trình,

Theo dõi thông tin việc bổ nhiệm cán bộ tuổi 9X làm vụ phó, ông Lê Phước Thọ (Sáu Hậu), nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương  cho rằng anh Vũ Minh Hoàng chưa có thời gian làm việc thực tế tại BCĐTNB, được bổ nhiệm chức vụ lớn là "có vấn đề". Ở vùng Tây Nam Bộ không thiếu cán bộ giỏi. Nhân tài cần trọng dụng nhưng phải làm đúng quy trình, đánh giá đàng hoàng.

"Cậu này chưa làm việc thực tế ở BCĐTNB mà đưa vô Cần Thơ để lên chức là không ổn. Vụ trưởng tương đương với Thường vụ Tỉnh ủy, còn phó vụ trưởng thì kế cận chứ không thấp, tương đương Tỉnh ủy viên. Muốn lên vụ trưởng, vụ phó là khó lắm, không phải dễ", nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII nói.


Ông Lê Phước Thọ (Sáu Hậu). Ảnh: Việt Tường.

Ông Sáu Hậu dẫn chứng người thư ký của mình khi còn làm ở Trung ương. Vị này là cán bộ có thâm niên, 10 năm làm thư ký cho ông ở Ban Nông nghiệp và Ban Tổ chức Trung ương thì mới được làm vụ trưởng.

"Muốn làm vụ phó, vụ trưởng cần có thời gian làm việc lâu dài, thử thách. Qua việc bổ nhiệm ở BCĐTNB, tôi nghĩ Ban Tổ chức Trung ương sẽ vào cuộc để kiểm tra làm rõ", ông Sáu Hậu chia sẻ.

Trước đó, trao đổi với Zing.vn sáng 9/12, ông Nguyễn Phong Quang, Chủ tịch Hội hỗ trợ người nghèo Tây Nam Bộ (nguyên Phó ban thường trực BCĐTNB), cho biết lúc đó ở BCĐTNB không ai giỏi ngoại ngữ như Hoàng.

Sau một thời gian mời Hoàng hợp tác làm việc, các đoàn nước ngoài đến Tây Nam Bộ thích cách làm việc của cán bộ trẻ này. "Từ đó tôi bàn với lãnh đạo ban xin Hoàng về làm việc và có sự đồng ý của Ban Tổ chức Trung ương là tuyển dụng không qua thi tuyển", ông Quang nói.

Một năm sau khi Hoàng tập sự, việc xúc tiến đầu tư của Tây Nam Bộ gặp nhiều thuận lợi. Do Hoàng vừa học vừa làm ở nước ngoài nên ít cán bộ ở BCĐTNB biết mặt nghiên cứu sinh này.

"Hoàng làm việc tốt ở nước ngoài, dẫn nhiều đoàn xúc tiến đầu tư về Tây Nam Bộ nên tôi thấy bổ nhiệm cậu ấy làm vụ phó là phù hợp vì thường làm việc với các Đại sự quán. Lãnh đạo ban lúc đó ít, có tôi, đồng chí Nguyễn Quốc Việt và Trần Phi Hổ nên nhiều người bây giờ nói không biết Hoàng là phải", ông Nguyễn Phong Quang chia sẻ.

Cũng theo ông Quang, lúc bổ nhiệm Hoàng làm Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế của BCĐTNB, ông chỉ nghĩ đến cái chung của toàn vùng, cần có nhân sự để phục vụ cho việc xúc tiến đầu tư gấp rút cho Tây Nam Bộ.

http://news.zing.vn/trung-tuong-tran-phi-ho-noi-ve-viec-bo-nhiem-vu-minh-hoang-post704849.html




169.

10/12/2016 08:18 GMT+7
TTO - Liên quan vụ “bổ nhiệm cán bộ kỳ lạ” diễn ra ở Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đối với phó vụ trưởng Vụ Kinh tế Vũ Minh Hoàng, chiều 9-12, Tuổi Trẻ trao đổi với những người đóng vai trò then chốt trong việc này.
Bổ nhiệm nhanh vụ phó ở Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ do... nóng ruột(!) 
Ông Nguyễn Quốc Việt  (trái) và ông Nguyễn Phong Quang trao đổi với báo chí chiều 9-12 - Ảnh: Chí Quốc 
Đó là các ông Nguyễn Phong Quang - nguyên phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Nguyễn Quốc Việt - phó Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, người ký quyết định bổ nhiệm ông Hoàng và ông Nguyễn Thanh Hải - nguyên chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ.
* Thưa các ông, vừa qua báo chí đăng tải nhiều thông tin về việc bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng là quá nhanh, bổ nhiệm khi ông Hoàng đang đi học nước ngoài, chưa đủ tiêu chuẩn chính trị... Như vậy có đúng không?
Ông Nguyễn Phong Quang: Những việc tôi làm không có hại gì cho Đảng, địa phương và nhân dân cả. Cũng vì công việc, vì sự phát triển chung của ĐBSCL nên tôi có nóng ruột trong quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm chứ không tư túi gì. Cứ để trung ương 
xem xét.
Ông Nguyễn Thanh Hải: Xét yêu cầu của cơ quan, phát hiện Hoàng là người giỏi ngoại ngữ, khi sang Nhật có thể kêu gọi đầu tư được. Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ nghĩ tuyển dụng được Hoàng có thể làm tốt vấn đề kinh tế đối ngoại cho ban nên tuyển dụng, bổ nhiệm là hợp lý.
Ông Nguyễn Quốc Việt: Quy định bổ nhiệm cán bộ cấp vụ có nêu tiêu chuẩn thế này thế kia, nhưng sau văn bản đó cũng nêu “tùy do lãnh đạo ban quyết định và chịu trách nhiệm”.
Tiêu chuẩn về chính trị có bằng cao cấp, nhưng còn tùy do lãnh đạo ban xem xét và chịu trách nhiệm chứ không phải cứng nhắc 
hoàn toàn.
* Hồ sơ tuyển dụng, bổ nhiệm ông Hoàng có rất nhiều điểm đáng ngờ: một ngày có đến hai văn bản trùng nhau; UBND TP Cần Thơ ký văn bản “xin” ông Hoàng thì cùng ngày Ban chỉ đạo cũng ký đồng ý; trong quyết định tuyển dụng ông Hoàng ghi Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ căn cứ vào nhu cầu cơ quan, nhưng khi Cần Thơ “xin” thì nơi đây cho đi ngay trong cùng ngày... Các ông nghĩ sao?
- Ông Nguyễn Phong Quang: Những chuyện như trên là do... lỗi kỹ thuật. Vì lúc đó gấp gáp, do ngày nhập học của Hoàng ở Nhật Bản gần kề nên phải ký nhanh cho Hoàng kịp đi học, thứ hai là Cần Thơ hợp đồng với Nhật Bản về xúc tiến đầu tư trễ nên ký nhanh cho Hoàng về để giúp Cần Thơ nên có lỗi kỹ thuật, nhưng thực chất việc cho Hoàng về Cần Thơ thì lãnh đạo ban có bàn từ trước.
* Trả lời báo chí, các ông cho rằng ông Vũ Minh Hoàng có nhận lương hai tháng, trong khi trong văn bản chính thức do chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ ký gửi Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và hội chợ triển lãm Cần Thơ xác nhận ông Hoàng chưa nhận lương, trong văn bản gửi báo Tuổi Trẻ, văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ cũng xác nhận việc này.
- Ông Nguyễn Quốc Việt: Việc văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ trả lời thế không đúng đâu. Có trả lương hai tháng chứ, bảng lương giờ vẫn còn mà. Hoàng có xin lãnh đạo ban cho đi học Nhật Bản và được cho phép đi tự túc hoàn toàn, xin không lãnh lương.
* Thưa ông, không chỉ riêng trường hợp ông Hoàng, tại Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ còn có việc bổ nhiệm một số cán bộ không đúng tiêu chuẩn, không đúng quy định...
- Ông Nguyễn Phong Quang: Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ rất khó tuyển người. Tuyển được một kế toán giỏi không dễ.
Trường hợp Hằng (Lê Thị Thu Hằng) giữ nhiều vị trí khác nhau do kẹt, không tìm ra người để thay chứ có người thì tôi thay liền.
Vừa rồi tìm được người thay nên chính anh Nguyễn Quốc Việt đã ký quyết định chuyển Hằng về giữ chức vụ phó vụ trưởng Vụ Kinh tế.
Trường hợp Huỳnh Thị Kim thì có nhiều năm đóng góp cho ban, cho Nhà nước, nên gần về hưu bổ nhiệm cho cô ấy có cái chức vụ phó cũng là hợp lý.
Việc tuyển dụng, bổ nhiệm ở ban này khó tìm người lắm, ít ai chịu về nên cũng có 
du di.
*Vụ trưởng không biết... vụ phó
Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ chiều 9-12, ông Trần Hữu Hiệp - ủy viên chuyên trách, vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ - cho biết sở dĩ ông biết cơ quan mình có vụ phó Vụ Kinh tế tên Vũ Minh Hoàng là do trong một cuộc họp giao ban cơ quan, có một vụ trưởng khác hỏi: "Ở vụ của anh có vụ phó tên Vũ Minh Hoàng không?", ông nói không biết.
“Tôi rất bất ngờ, sau đó lên mạng xem thì tình cờ thấy Đài phát thanh - truyền hình Cần Thơ có đưa tin lãnh đạo Cần Thơ trao quyết định bổ nhiệm một người tên Vũ Minh Hoàng, nguyên vụ phó Vụ Kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, thì tôi mới biết.
Tôi làm việc ở đây chín năm rồi, từng giữ chức vụ trưởng, đảng ủy viên, bí thư chi bộ Vụ Kinh tế trong thời điểm bổ nhiệm Hoàng nhưng không biết và cũng không được lãnh đạo cơ quan hỏi ý kiến khi bổ nhiệm ông Hoàng” - ông Hiệp nói.
*“Cha Hoàng là doanh nhân Vũ Quốc Hùng ở Bắc Ninh”
Theo thông tin ông Nguyễn Phong Quang cung cấp, cha của ông Hoàng là ông Vũ Quốc Hùng - doanh nhân ở Bắc Ninh, mẹ là nội trợ và chú là ông Vũ Quốc Tuấn - trước đây có thời điểm là vụ phó Vụ An ninh quốc phòng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, 
hiện là phó giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh.
Cha mẹ ông Hoàng không đầu tư dự án gì ở Cần Thơ, Hậu Giang nhưng có vận động, ủng hộ việc xây dựng thiền viện Trúc Lâm Phương Nam và đình Tân An ở Cần Thơ.
“Tôi biết Hoàng từ khi Hoàng lui tới thăm chú và thấy Hoàng học hành bài bản ở nước ngoài, biết nhiều thứ tiếng, mà Ban chỉ đạo cần người như thế để đẩy mạnh hợp tác xúc tiến đầu tư ở nước ngoài cho cả vùng ĐBSCL, nên bàn thống nhất trong lãnh đạo ban xin trung ương cho tuyển dụng” - ông Quang nói.


http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161210/bo-nhiem-nhanh-vu-pho-o-ban-chi-dao-tay-nam-bo-do-nong-ruot/1233556.html




168. Bình luận của Huy Đức

Lẽ ra một người 26 tuổi, "biết 5 ngoại ngữ", được bổ nhiệm làm vụ phó thì dân chúng phải hoan nghênh chứ không phải như cách mà Vũ Minh Hoàng đang nhận được. Nhưng dân chúng không phải đã không có lý khi bày tỏ độ đó của mình.
Năm 2014, khi người Thụy Điển chọn cô Aida Hadzialic, 27 tuổi, và năm 2013, khi người Áo chọn anh Sebastian Kurz, cũng 27 tuổi, làm bộ trưởng thì báo chí Việt Nam đã rất trầm trồ. Nhưng cả Kurz và Hadzialic, khi được bổ nhiệm, không phải vô danh như Hoàng. Họ không chỉ có bằng cấp mà còn rất được biết đến trên chính trường châu Âu.
Lỗi không phải chỉ nằm ở Hoàng. Chúng ta đang thiếu một không gian chính trị cho những người "muốn tham chính" như anh nếu có thực tài sẽ đàng hoàng thăng tiến.
Từ những "đồng chí bị lộ" như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Minh Hoàng..., rõ ràng, "công tác cán bộ" đang có những lỗ hổng được khoét bằng sự tha hóa của những người đương quyền. Nhưng, nếu không nhận biết cái sai ở đâu và khắc phục nó một cách hệ thống thì cứ bịt lỗ này lại sẽ bục ra lỗ khác.
Tại sao Vũ Minh Hoàng lại chọn Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ - nơi ưu tiên người biết tiếng Khmer hơn là người biết "5 ngoại ngữ" khác - làm bàn đạp.
Tây Nam Bộ là một trong 3 "ban chỉ đạo" trực thuộc Bộ Chính trị. Ban Tây Nguyên được lập sớm nhất, 2002, sau "biến cố 2001". Vì yếu tố quan trọng nhất là "an ninh" mà các Trưởng ban Tây Nguyên đều do bộ trưởng công an kiêm nhiệm (Trưởng ban đầu tiên là ông Nguyễn Tấn Dũng, vốn có thời gian làm thứ trưởng Bộ Nội vụ, 1994-1996). Năm 2004 mới lập thêm hai ban Tây Nam và Tây Bắc.
Các Ban này không phải là một thiết chế nhà nước cũng không được thiết kế cứng trong hệ thống tổ chức của Đảng CSVN. Trừ trưởng ban và vài chức danh có thực quyền (ở chỗ khác), nhiều nhân vật chỉ coi đây như một trạm dừng chân và một số người thì dùng nó như "một giải pháp cán bộ" cho những chiến hữu sắp được đưa lên hoặc gần tuổi hưu, thôi cơ cấu.
Dù vậy, ban ngang cấp với bộ và các cơ quan thuộc ban ngang cấp vụ. Trong ban không có các thiết chế giám sát; chức tước ở đây cũng không thực quyền nên việc bổ nhiệm cán bộ cũng ít ai để ý. Các bậc cha chú của Vũ Minh Hoàng rõ ràng là đã rất tinh ý khi mở một "cửa sau" ít ai để ý như cho Hoàng lẻn vào [cách này không thể gọi là "tham chính" như Hoàng nói].
Hoàng chỉ đứng tên ở Ban 32 ngày vì cái mà Tây Nam Bộ có thể ban cho anh là hàm vụ phó. Từ Ban Tây Nam, con đường còn lại của Hoàng là mênh mông. Trung tâm xúc tiến đầu tư có thể cũng chỉ là trạm dừng chân, vì với "hàm bạc" ấy, anh có thể làm cán bộ cấp vụ ở các bộ, cấp sở ở các tỉnh... mà về danh nghĩa chỉ là phiên ngang chứ không phải là đề bạt.
Có lẽ ít có hệ thống chính trị nào "nhân bản" như "Chế độ ta". Đảng coi tất cả các đảng viên của mình là "cán bộ", bố trí chức vụ thường theo phẩm hàm chứ không phải theo ngạch trật. Hết cán bộ sang công chức, nay là đại biểu dân cử, ngày mai ở trong bộ máy hành pháp hoặc có khi tư pháp. Đã biên chế là có sự nghiệp trọn đời.
Ông Phạm Minh Chính dường như đã sớm nhận ra công tác cán bộ của Đảng có vấn đề. Khi luân chuyển về làm Bí thư Quảng Ninh, ông Chính đã khởi xướng việc thi tuyển giám đốc và các phó giám đốc sở. Có lẽ, ông đưa ra những "sáng kiến" này để lát gạch cho con đường trở thành Trưởng ban Tổ chức.
Nhưng mỗi ngạch trật có cơ chế vận hành riêng. Thi tuyển cũng là một công cụ tốt nhưng nó chỉ đúng cho việc chọn lựa các viên chức hành chánh công vụ. Giám đốc sở là một viên chức bổ nhiệm chứ không phải tuyển dụng và phó của ông ta (đúng chức năng là giúp việc cho giám đốc) lẽ ra phải để ông ta tuyển chọn.
Thôi thì cứ "xé rào" nhưng muốn sửa được cái sai trong công tác cán bộ thì phải có những bước đi táo bạo và có một lộ trình thích hợp. Đặc biệt, là phải chọn được chỗ để bắt đầu.
Nếu Đảng đủ tự tin thì ngay từ bây giờ nên cho sửa luật bầu cử. Theo đó, ứng cử viên của các vị trí dân cử bao gồm những người do đảng đề cử và các ứng cử viên độc lập.
Công tác cán bộ của Đảng, thay vì thò tay vào mọi ngóc ngách từ Trung ương tới địa phương, chủ yếu tập trung "săn" những người có uy tín trong xã hội (cả những người "giỏi ngoại ngữ" như Hoàng), thuyết phục họ theo Đảng, tham chính, và giới thiệu họ ra tranh cử.
Với các ứng cử viên độc lập, thay vì sử dụng các tổ chức chính trị của Đảng như hiện nay (bao gồm cả tổ dân phố) để gạt bỏ, cần có luật yêu cầu họ thu thập đủ một lượng chữ ký ở nơi ứng cử theo tỷ lệ thích hợp với quy mô dân số.
Luật có thể đưa ra "lộ trình" sao cho từ khóa tới trong Quốc hội có khoảng ít nhất 50 đại biểu độc lập (chứ không phải là vài đại biểu được Đảng cho tự ứng cử). Đảng vẫn nắm đa số đủ để quyết định các vấn đề nhưng Đảng sẽ trưởng thành hơn khi mọi quyết định của mình đều được các đại biểu độc lập lật đi, lật lại.
Ngay bây giờ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoàn toàn có thể sắp xếp lại hệ thống của mình mà không đụng Luật và Hiến pháp, bằng cách, tách bạch hai chức năng quan trọng nhất của Chính phủ: hành pháp chính trị và hành chánh công vụ.
Bộ máy hành chánh công vụ, từ Trung ương tới địa phương, cần được bố trí nằm trong các cơ quan cung cấp dịch vụ hành chính công (không nhất thiết phải theo ngành dọc). Bộ phận này ở cấp bộ do một thứ trưởng hoặc một tổng thư ký đứng đầu, các bộ ngành trung ương nên hạn chế tối đa việc giữ những thủ tục hành chánh do mình cấp, phát.
Hành chánh cấp bộ, thay vì chia chác giấy phép con, chủ yếu thiết lập những tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn quy trình thực hiện một thủ tục hành chánh (cho chính sách mới hoặc cách áp dụng trong tình hình mới); tổ chức đào tạo công chức và ban hành bộ tiêu chuẩn công chức để căn cứ vào đó các cơ quan thi hoặc tuyển. Những người đã trúng thi hoặc tuyển này sau thời gian tập sự có thể sẽ được đưa vào biên chế, ung dung "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về".
Lực lượng hành pháp chính trị bao gồm bộ trưởng, các giám đốc sở (đưa ra các chính sách địa phương) và những người giúp việc. Hãy để cho Thủ tướng chọn các bộ trưởng và Chủ tịch tỉnh chọn các giám đốc sở. Hãy để thủ tướng chọn cả những kẻ như "Trịnh Xuân Thanh"; hãy để Chủ tịch Cần Thơ chọn Vũ Minh Hoàng... nếu họ muốn uy tín chính trị của họ bị thách thức. Đồng thời, hãy để cho Quốc hội (và HĐND) bắt Thủ tướng và người được bổ nhiệm điều trần và áp dụng quyền không phê chuẩn.
Sau khi được phê chuẩn phải để cho các bộ trưởng chọn một ê kíp giúp việc (bao gồm các thứ trưởng, cấp đang phải do Ban Bí thư quyết định) để thực hiện các chương trình quốc gia và đệ trình các chính sách mà ông (hay bà) ta đã hứa với Thủ tướng và Quốc hội.
Cũng như Thủ tướng, bộ trưởng, các thứ trưởng thuộc nhóm hành pháp chính trị này không có biên chế trọn đời mà vô ra theo nhiệm kỳ [việc từ chức cũng sẽ xuất hiện để cứu vãn hoặc tích lũy uy tín chính trị cho nhiệm kỳ sau chứ cơ chế hiện nay mà từ chức là... mất hết].
Trong bộ máy tư pháp cũng bao gồm những vị trí được bổ nhiệm (thẩm phán, công tố viên...) và đội ngũ được tuyển chọn (các viên chức hành chánh). Nguồn thẩm phán thay vì phải "vơ vét" từ lái xe, thư ký như một ông Chánh án từng nói, cần được chọn từ các luật gia, luật sư có thành tích chuyên môn nổi bật và có tiếng liêm chính (chứ không phải thẩm phán về hưu mới học làm luật sư như hiện nay).
Đừng loay hoay sáng tạo hay đốt đèn dầu đi tìm những cái mà thế giới đã đúc kết. Việt Nam đã có đủ những cái "lồng nhốt quyền lực" vấn đề là thay vì để nó nằm trên giấy và vô hiệu hóa nó bằng cách để Đảng bao biện làm thay mà phải cho nó từng bước vận hành theo đúng chức năng của nó: Tư pháp biết hổ thẹn với công lý; Quốc hội có cả những ông nghị không chỉ gật; Chính phủ bớt dần đội ngũ thư lại.
Một xã hội mà quá tôn trọng quan lộc và dùng phẩm hàm làm thước đo các giá trị khác thì việc các thứ trưởng, bộ trưởng sân si tiến sỹ, giáo sư; bác sỹ, giáo sư lăm le chức tước là tệ nạn không tránh khỏi.

いいね!他のリアクションを見る
コメントする
https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/1143452685689911





167.

























Thu hồi báo cáo nhanh vụ bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng

GIA TUỆ - KHÁNH TƯỜNG | 
Thu hồi báo cáo nhanh vụ bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng

Chiều tối 10-12, nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM cho biết, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đã ra thông báo thu hồi lại báo cáo nhanh số 84 ký ban hành chiều 9-12 để sơ bộ về việc bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng.


























Báo cáo 84 bị thu hồi lại do nội dung chưa đầy đủ, chưa được lãnh đạo Ban thống nhất. Việc thu hồi báo cáo 84 nói trên nhằm để bổ sung những thông tin cần thiết, phản ảnh đúng bản chất vấn đề bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng, từ đó mới báo cáo cho lãnh đạo.
Như Pháp luật TP.HCM đã thông tin, đầu giờ chiều 9-12, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã fax báo cáo nhanh số 84 về việc điều động, bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng gửi Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Báo cáo này do ông Nguyễn Quốc Việt - Phó Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ ký.
Theo báo cáo nhanh số 84, việc bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng được lãnh đạo Ban thống nhất và thực hiện đúng quy trình, thủ tục bổ nhiệm cán bộ, có tham khảo và đối chiếu Kết luận 86-KL/TW ngày 24-1-2014 của Bộ Chính trị và Công văn số 557/2015 của Cục Bảo vệ Chính trị nội bộ Ban tổ chức Trung ương, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và khả năng, năng lực, trình độ của ông Vũ Minh Hoàng.
Trên cơ sở đó, Thường trực Ban có chủ trương thống nhất bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng. Sau đó, chi ủy, chi bộ Văn phòng Ban và lãnh đạo Văn phòng họp ngày 14-1-2016 để lấy ý kiến trường hợp bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng theo chủ trương của lãnh đạo Ban.
Văn phòng Ban có tờ trình ngày 14-1-2016 gửi Đảng ủy cơ quan về việc bổ nhiệm cán bộ, lãnh đạo Ban có trao đổi với một số đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ và thống nhất giao cho lãnh đạo quyết định. Tập thể lãnh đạo Ban họp thống nhất (có biên bản).
Ngày 15-1-2016, Ban có quyết định bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng chuyên viên phòng nghiên cứu tổng hợp giữ chức phó vụ trưởng Vụ Kinh tế.
http://soha.vn/thu-hoi-bao-cao-nhanh-vu-bo-nhiem-ong-vu-minh-hoang-20161210200736662.htm




166.


























Vụ phó 26 tuổi giữ chức gần 2 năm, Chủ tịch TP.Cần Thơ mới gặp được 5 phút

Trường Nguyên | 
Vụ phó 26 tuổi giữ chức gần 2 năm, Chủ tịch TP.Cần Thơ mới gặp được 5 phút
Ảnh: NVCC.

Chủ tịch TP.Cần Thơ Võ Thành Thống nhận định, anh Vũ Minh Hoàng là người lanh lợi, năng động, đáp ứng được công việc của TP.




























Trao đổi với PV, ông Võ Thành Thống – Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ cho biết đã giao Sở Nội vụ kiểm tra lại toàn bộ quy trình tuyển dụng anh Vũ Minh Hoàng (26 tuổi) từ Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ về Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại - Hội chợ triển lãm Cần Thơ sau khi báo chí và dư luận đặt vấn đề có sự bất thường trong việc bổ nhiệm quá nhanh người này.
Ông Thống chia sẻ: "Tôi có gặp anh Hoàng trong buổi trao quyết định tuyển dụng khoảng 5 phút, ngoài ra không gặp lần nào nữa. Theo tôi thấy, anh này có vẻ năng động, lanh lợi, trình độ chuyên môn tốt có thể đáp ứng công việc.
Tôi cũng có nghe chuyện gia đình người này có thân nhân trước đây làm bên Ban chỉ đạo, nhưng chuyện đó không có ảnh hưởng gì đối với TP.Cần Thơ. Ví dụ, chú anh Hoàng với vị trí Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh thì đâu thể gây được áp lực với mình khi nhận người".
Vụ phó 26 tuổi giữ chức gần 2 năm, Chủ tịch TP.Cần Thơ mới gặp được 5 phút - Ảnh 1.
Văn phòng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tại TP.Cần Thơ.
Theo Chủ tịch UBND, bước đầu khẳng định quy trình tuyển dụng anh Hoàng của TP hoàn toàn đúng, không có gì sai sót, nhưng không nắm được việc bổ nhiệm "thần tốc" của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ có điều gì bất thường hay không.
"Khi quyết định tuyển dụng, Sở Nội vụ nắm được quá trình công tác của anh Hoàng, phù hợp với nhu cầu công việc, còn việc bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo thì Sở không thể nắm được", ông Thống nói.
Còn ông Nguyễn Hoàng Ba – Giám đốc Sở Nội vụ TP.Cần Thơ cho biết, anh Hoàng chưa làm việc ngày nào tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư gần gần 2 năm đi học ở Nhật, anh Hoàng cũng có phối hợp kêu gọi đầu tư, tổ chức nhiều đợt hội chợ cho TP. Còn việc bổ nhiệm người này tại Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ thì Sở không nắm được.
Theo ông Ba, anh Hoàng có 2-3 bằng thạc sỹ, làm nghiên cứu sinh ở Nhật và biết 5 ngoại ngữ thì việc tuyển dụng này là hoàn toàn phù hợp với TP. Trước khi có quyết định, lãnh đạo Sở có gặp anh Hoàng để trao đổi công việc, thẩm định trình độ thực tế.
Vụ phó 26 tuổi giữ chức gần 2 năm, Chủ tịch TP.Cần Thơ mới gặp được 5 phút - Ảnh 2.
Anh Hoàng trong danh sách Ban giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại TP.Cần Thơ.
Ông Ba đánh giá, nếu anh Hoàng có bà con dòng họ làm cán bộ, lãnh đạo thì điều đó là rất quý.
"Mình thu hút nguồn nhân lực, chính anh có trình độ mà gia đình truyền thống cách mạng, có anh em làm chỗ này chỗ nọ thì rất tốt, vì mình chọn đúng người rồi, đúng yêu cầu", Giám đốc Sở Nội vụ nói.
Về việc thành lập Văn phòng Xúc tiến thương mại tại Nhật để anh Hoàng công tác, ông Ba cho biết đây mới chỉ là ý tưởng chứ chưa thành lập vì người này đang học.
Liên quan vấn đề này, ông Nguyễn Khánh Tùng – Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại - Hội chợ triển lãm Cần Thơ chia sẻ cũng chỉ gặp được anh Hoàng một lần duy nhất khi người này nhận quyết định về nhiệm sở, đến chào các phòng ban, cán bộ viên chức của cơ quan.
"Sau lần đó thì anh Hoàng về để đi Nhật học. Mọi công việc, ý kiến đều trao đổi qua thư điện tử. Nhiệm vụ chính của anh Hoàng là phụ trách xúc tiến đầu tư tại thị trường Nhật cũng như hỗ trợ những đoàn công tác của Cần Thơ khi đến Nhật", ông Tùng cho biết.
Bổ nhiệm "chớp nhoáng" đối với ông Hoàng
Ngày 4/6/2014, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ có quyết định tuyển dụng ông Hoàng vào làm việc tại Phòng Nghiên cứu – Tổng hợp thuộc văn phòng của cơ quan này, thử việc 12 tháng và hưởng lương 85% khi người này đang du học nước ngoài.
Ngày 8/9/2014, ông Hoàng đi học Tiến sĩ tại Nhật Bản.
Ngày 15/1/2015, ông Hoàng được Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ quyết định bổ nhiệm giữ chứcvụ Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế.
Giữa tháng 2/2015, ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ ký quyết định để ông Hoàng chuyển công tác về UBND TP Cần Thơ trong khi ông này còn học tại Nhật Bản.
Như vậy, thời gian được bổ nhiệm từ Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đến chức vụ Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ chỉ trong vòng 32 ngày.
http://soha.vn/vu-pho-26-tuoi-giu-chuc-gan-2-nam-chu-tich-tpcan-tho-moi-gap-duoc-5-phut-20161210123117255.htm

4 nhận xét:

  1. 168. Bình luận của Huy Đức

    Truong Huy San
    20分前 ·
    HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ & VŨ MINH HOÀNG
    Lẽ ra một người 26 tuổi, "biết 5 ngoại ngữ", được bổ nhiệm làm vụ phó thì dân chúng phải hoan nghênh chứ không phải như cách mà Vũ Minh Hoàng đang nhận được. Nhưng dân chúng không phải đã không có lý khi bày tỏ độ đó của mình.

    Trả lờiXóa
  2. 171.

    Thêm một vụ phó được bổ nhiệm siêu tốc
    12/12/2016 08:26 GMT+7
    Chỉ sau 20 tháng được tuyển dụng, một lãnh đạo công ty cổ phần xây dựng từ chuyên viên bình thường đã được bổ nhiệm chức phó vụ trưởng Vụ Kinh tế - Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ.
    BCĐ Tây Nam Bộ lập tổ kiểm tra bổ nhiệm vụ phó
    'Không biết' việc bổ nhiệm Vụ phó 26 tuổi là nói dối
    Cơ duyên của vụ phó thần tốc Vũ Minh Hoàng
    Tới nay, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ vẫn chưa chính thức kết luận đúng sai về quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng. Nhưng không riêng ông Hoàng, một vụ phó Vụ Kinh tế thuộc Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ có thời gian tuyển dụng và bổ nhiệm cũng “siêu tốc” không kém. Đó là trường hợp ông Nguyễn Tiến Khoa.

    Trả lờiXóa
  3. 180.

    Cố nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương được truy tặng Giải thưởng Đào Tấn
    VĂN HÓA | 17:55 Thứ Bảy ngày 24/12/2016
    (HNMO)- Sáng 24/12, tại Hội trường Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã diễn ra cuộc hội thảo khoa học về “Cuộc đời, sự nghiệp của cố nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương”. Chương trình được tổ chức đúng vào khoảng thời gian kỷ niệm 85 năm ngày sinh và 5 năm ngày mất của ông. Với sự nghiệp hoạt động nghệ thuật cách mạng của mình, ông đã được truy tặng “Giải thưởng Đào Tấn – một giải thưởng danh giá cho những cá nhân có những thành tựu trong việc phát huy và gìn giữ văn hóa dân tộc Việt Nam”.

    Trả lờiXóa
  4. 182.

    3 năm làm sếp ở Sabeco, ông Vũ Quang Hải kiếm được bao nhiêu?


    26/12/2016 08:21 GMT+7

    Với quỹ lương “khủng”, Tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đã trả khoản lương, thù lao cao ngất ngưởng cho ông Vũ Quang Hải, thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc Sabeco.
    Ông Vũ Quang Hải, con trai ông Vũ Huy Hoàng rút khỏi HĐQT Sabeco
    Bộ Công Thương: Ông Vũ Quang Hải bổ nhiệm đúng quy định
    Phó Thủ tướng lại yêu cầu làm rõ bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải
    Đầu tháng 2/2014, ông Vũ Quang Hải, con trai cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng được bổ nhiệm vào hai vị trí quan trọng tại Tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Đó là thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc Sabeco.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.