Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

04/11/2016

Sau hỏa tai ở karaoke đường Trần Thái Tông, đọc tâm sự của một học viên học viện

Đường Trần Thái Tông vốn quen gọi là "đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài", vì lúc đầu chưa có tên mà là kết quả kéo dài của đường Nguyễn Phong Sắc.

Đường Nguyễn Phong Sắc thì chạy trước mặt học viện. Học viện gần karaoke là vì thế.

Một học viên của học viện vừa tâm sự, trên báo Nghệ An.


Một tâm sự đáng đọc.


Tác giả có lẽ viết bằng bút danh.

---



Một thời học viện và karaoke của tôi...

00:15, 03/11/2016 (GMT+7)
(Baonghean.vn) - Định không viết, nhưng nghĩ mình đã từng là người trong cuộc, từng được đi học ở học viện, nếu mình biết mà không nói, cứ thấy có lỗi...

Bởi khi trong vụ hỏa hoạn có 13 người thiệt mạng, mất đến 12 người đang theo học chương trình cao cấp lý luận ở học viện, trên mạng xã hội có người nói họ do đi hát mà chết, lại có người nói họ hát trong giờ hành chính, có người còn nói họ là cán bộ nguồn mà như thế như thế...

Cơ sở Karaoke không thực hiện tốt phòng chống cháy nổ
Cơ sở Karaoke không thực hiện tốt phòng chống cháy nổ, để xảy ra vụ đại thảm họa ngày 1/11/2016.
À, có thể họ cũng có cái lý của họ chứ nhỉ, vì họ tiếp cận sự thật ở góc nhìn khác, thậm chí không chỉ thiếu hẳn rất nhiều thông tin, mà còn thiếu cả thiện chí. Vậy thì, tại sao tôi từng học ở học viện lại không viết ra một cái gì đó nhỉ. Nghĩ thế, tôi viết lan man mấy dòng rời rạc, dù biết khó có thể tránh được khiếm khuyết, nhưng chỉ muốn cung cấp thêm một cái nhìn trong cuộc.
Tôi viết những dòng này khi tôi đã hoàn thành một khóa học ở học viện chính trị đã hơn 2 năm. Hơn 2 năm nhưng ký ức tươi đẹp vẫn còn nguyên vẹn.
Thật lòng mà nói, cho tới thời điểm trước khi được nhập học, bản thân tôi từng không đánh giá cao về khóa học này. Điều này có nhiều lý do, mà phần nhiều là do nhận thức chủ quan, vừa do “a dua” theo cách nghĩ của một số người, như: Thực tiễn còn chẳng ăn ai, lý luận cao xa liệu có giúp ích gì; Đi học lớp cao cấp chính trị, toàn người có phụ cấp chức vụ, có vị trí, trong số đó chắc là nhiều “con ông cháu cha”, họ có tiền, tiêu tiền như nước, học để lên quan, mình kinh tế eo hẹp, chẳng có “ô dù” gì, “mơ hão làm gì cho hao mỡ”;... Nói chung là rất nhiều lý do, và cũng phải nói rằng có cả cái tính ương bướng bất cần khi người ta trẻ (dù rằng cái này đến giờ chưa chắc đã hết, vì tôi vẫn còn rất trẻ, tôi thề)...
Tuy nhiên, khi tôi nhập học, thì tôi biết mình đã từng nghĩ cạn.
Ngày 3/9/2013, tôi được nhập học tập trung ở học viện. Ngay từ cảm giác đầu tiên khi họp đoàn học viên cùng tỉnh đi học, tôi đã mừng thầm bởi nhiều người mình quen biết cũng cùng đi học khóa này. Tôi như có phần được động viên, kiểu: lo gì, ít ra cũng có người như mình.
Vào học viện, tôi được ở chung phòng với một bạn quê ở Quảng Ninh, một bạn quê ở Yên Bái.
Anh bạn quê ở Quảng Ninh vừa là công chức đi học, vừa tham gia điều hành một công ty kinh doanh bên ngoài. Anh ít nói, ít la cà, sinh hoạt cực kỳ điều độ. Hễ rảnh là đọc báo, đọc tin cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, chiều nào cũng giành thời gian chơi cầu lông. Anh đánh cầu lông đạt giải 3 đôi nam nhân kỷ niệm 60 thành lập học viện, và anh có thể đọc tin trực tiếp từ báo CNN, BBC. Vậy mà trước khi đi học, có lúc tôi đã nghĩ, trường cán bộ thì chỉ tập trung học viên là người mẹo mực, bê tha. Với người bạn này, chắc chắn là ý nghĩ đó hoàn toàn sai.
Mọi thứ anh đều giải quyết trên điện thoại. Rồi ứng dụng công nghệ camera tự động để quản lý và điều hành từ xa. Một đêm tôi ngủ 7 tiếng, anh chỉ ngủ 4-5 tiếng, còn lại là anh đọc, tính toán, thực hiện công việc qua tin nhắn... Với anh, gần như không điều gì là không thể. Đã quyết định làm việc gì thì bằng mọi cách làm bằng được. Không cách này thì nghĩ cách khác, không bao giờ anh đầu hàng.
Người ta cứ nghĩ cán bộ phải “leo” lên bằng quan hệ, hay tiền tệ, tôi thì nghĩ, người như anh nếu sử dụng thì tổ chức có lợi, làm ở đâu thì ở đó có lợi. Chúng tôi ở với anh cũng thế! Đã định làm cái gì cho chúng tôi là anh thực hiện luôn ở kết quả mỹ mãn nhất.
Còn anh bạn ở Yên Bái, hình như với bất kỳ ai anh cũng có thể hợp tác làm việc. Một điều tưởng rất đơn giản nhưng ít người làm được, đó là với bất cứ người nào anh tiếp xúc, anh luôn nghĩ đến mặt tốt, mặt nổi bật, mặt ưu điểm của họ. Và anh luôn tạo cảm hứng để người hợp tác với anh cảm thấy hứng khởi, hứng thú, tin tưởng, và sẵn sàng phối hợp giải quyết bất cứ công việc gì.
Tôi biết, có nhiều việc anh cũng rất lơ mơ, có nhiều lĩnh vực anh thiếu thông tin. Nhưng nếu anh quan tâm đến lĩnh vực nào thì bao giờ anh cũng tìm ra người tư vấn cho anh một cách tốt nhất có thể. Anh không biết nhiều, nhưng anh luôn biết tường tận những cái cần biết. Điều này với tôi thì lại khác, có khi biết lung tung linh tinh, nhưng cái cần biết lại không biết.
Hình như, tôi từng đọc được đâu đó rằng người thành công luôn phải biết cách đứng trên vai người khổng lồ. Tôi cũng hay bô bô nói về điều đó, nhưng chỉ khi gặp anh thì tôi mới biết chính anh là hiện thân sinh động của việc biết “đứng lên vai” người khác mà khiến họ rất rất hài lòng. Tôi nghĩ, đó cũng là cách để thành công. Tôi tin rằng nếu giao anh việc gì, dù anh không biết rõ, thì anh cũng biết cách tìm ra người để giúp anh thực hiện ở kết quả ở yêu cầu rất cao.
Về kinh tế, tôi tự biết mình eo hẹp hơn hai người bạn cùng phòng. Nhưng tôi thường thích là chi, thích là tiêu, đôi khi coi thường và khinh khi sự tính toán chi li. Nếu có tiền trong túi, tôi có thể tiêu bạt mạng. Vì thế mà tôi cũng luôn.... cháy túi. Hai anh bạn thì khác. Họ có kinh tế, thậm chí là khá giả. Nhưng hai anh luôn tính toán chi tiết, rõ ràng. Dù có lúc các anh có cả mấy quyển 500.000 đồng nguyên xê ri để trong tủ, nhưng đồ dùng chung chỉ 5000 đồng cũng cộng sổ để chia. Đã ăn chung thì quả củ đậu ăn sống cũng chia tiền. Nhưng đã mời ăn thì hết mấy cũng bao tất tần tật. Cái gì cần tiêu thì nhiều tiền cũng tiêu, cái gì không cần thì dù tốn ít tiền, cũng nhất quyết không tiêu.
Tôi nghĩ, với cách làm, cách kiếm tiền, cách chi tiêu đó, thì hai bạn tôi khấm khá là lẽ đương nhiên. Chẳng cần phải con ai, chẳng cần phải làm ăn lật lọng, họ cũng cứ có thể tạo ra nền tảng kinh tế vững vàng cho mình từ chính bàn tay của họ, bất luận ở đâu, làm gì.
Còn về chuyện lớp, có thể khẳng định, phần lớn học viên cao cấp lý luận đều có chức vụ là đúng, và có một bộ phận có kinh tế khá giả là đúng. Nhưng đại đa số thì vẫn sống cuộc sống công chức, viên chức, người lao động hết sức bình thường. Đã đi học, chấp nhận rời cơ quan, rời gia đình, rời công việc, rời quê hương, thì tâm lý ai cũng như ai. Đến lớp chẳng có “ông”, “bà”, chức này chức nọ, mà thuần túy đối xử ngang hàng: “Anh học viên, tôi học viên”. Chỉ có việc học, chỉ đưa trí tuệ, tính cách, tình cảm ra “giao tiếp” với nhau, nên cũng có cái vui, cứ như trẻ lại thời học trò.
Nếu không nhầm thì trong lớp học tôi học có học viên đến từ 16 tỉnh, trong khóa học có học viên đến từ 31 tỉnh. Nhìn chung đều trẻ tuổi, điều kiện hoàn cảnh nhiều nét tương đồng. Điều chắc chắn là tất cả đều học hành và đào tạo bài bản, dù đến từ nhiều chuyên ngành khác nhau. Mặt bằng nhận thức tương đối cao, và đồng đều.
Gần như mỗi người mỗi vẻ, nhưng người nào cũng tiềm ẩn một mặt mạnh, một ưu điểm nào đó. Trong đó, có nhiều người tính cách quyết liệt, mạnh mẽ. Lại có người dù làm việc trong môi trường công việc áp lực cao, đòi hỏi chuyên môn sâu, phong cách hiện đại và năng động, nhưng bên trong họ là con người có đam mê, con người hướng đến lối “sống chậm”, biết trân trọng ý nghĩa, khoảnh khắc, họ thường tìm cho mình một thú vui nào đó, tìm quên hay cũng thể là khám phá bản thân, tìm thấy con người thật chính mình trong một bộ môn nghệ thuật nào đó...
Điều thú vị là, trong mỗi lớp học đều có những người chúng tôi gọi vui là “kỳ nhân”, “quái kiệt”, thực sự giỏi giang và có tính thuyết phục tới mức khiến mọi người phải ngả mũ. Ngồi cùng bàn với tôi là một người con của đất quan họ Bắc Ninh, được xếp vào hàng ấy. Bạn vừa được điều về làm vụ phó của một bộ, lại đang làm nghiên cứu sinh ngành Luật. Bộ nhớ của bạn như thể pho từ điển sống về ngành Luật.
Bề ngoài nhìn chân phương, giản dị, mà cái phông văn hóa thì quá trời là rộng, sâu. Như thể di dỉ dì di cái gì cũng biết. Đã thế, bạn còn hát hay, thể thao giỏi. Vừa đi học, vừa đi làm, vừa tham gia đầy đủ hoạt động ngoại khóa của lớp. Làm việc không ngưng nghỉ nhưng miệng lại luôn tươi cười như không, lại luôn toát ra vẻ nhẹ nhàng, nhàn nhã. Thế mà, khi tôi về nhà bạn chơi thì được biết, bạn xuất thân con nhà nghèo, bố mất sớm, mẹ làm nông, trong dòng họ chẳng ai làm lãnh đạo, quản lý, cũng chẳng ai giàu có. Bạn tự tạo ra cho mình phong cách sống năng động, lôi cuốn, tự tin khẳng định vị trí và định hình lối sống qua năng lực của bản thân.
Một người khác, ngồi cạnh bàn tôi, là một chị làm giám đốc một công ty lớn. Chúng tôi loáng thoáng nghe lương chị cả trăm triệu đồng một tháng. Là giám đốc, nhưng đi học luôn đầy đủ. Tự lái xe đi làm, đi học. Bao giờ buổi sáng cũng đưa con đến trường, sau đó mua một gói xôi, cứ hết tiết giảng thứ nhất chị mới mở gói xôi ra ăn trong lớp, còn mời mọi người cùng ăn, hồn nhiên như cô tiên. Là giám đốc, nhưng các bạn trong lớp muốn mua cái gì chị cũng biết và chỉ vẻ nhiệt tình. Chị làm việc trực tiếp với người nước ngoài, điều hành hàng trăm hàng nghìn người, nhưng mọi thứ cứ đâu vào đấy. Với tôi, rời nhà ra học viện, tất cả chỉ mỗi chuyện học. Với chị, hình như chuyện học chỉ chiếm 1/100 công suất chị làm trong ngày.
Dù bận, nhưng biết chúng tôi ở tỉnh lẻ hay mua quà Hà Nội, chị luôn sẵn sàng tính toán và tư vấn cho mọi người mua đồ rẻ đến từng đơn vị nghìn. Có khi ngày lễ, chị mua cả xe quà Hà Nội biếu cho từng người trong lớp, chị nhớ và biết rõ sở thích của từng người. Còn nếu ai nhờ chị mua món quà gì, thì dù là dưới 10.000 đồng chị cũng lấy tiền. Ngược lại chị nhờ ai mua cái gì chị cũng trả đến từng đơn vị nghìn. Vô cùng rõ ràng, sòng phẳng.
Chị làm doanh nghiệp, lại là người Hà Nội mấy đời, nhưng hễ đi dã ngoại ở đâu chồng cũng có mặt đi cạnh. Ngỡ như ngoài chồng chị chẳng hề biết, chẳng cần biết ai. Đến nỗi, anh chồng chị được chúng tôi xếp là một thành viên cứng trong mọi cuộc đi của lớp.
Chị là doanh nhân, mà cư xử của chị lại gần với một giảng viên, gần với một người nghiên cứu, nhẹ nhàng, mực thước, nghiêm cẩn, sâu sắc, vừa bao dung vừa nghiêm túc, trách nhiệm. Chị làm việc không có ngày nghỉ, giờ nghỉ. Có cảm giác, ngồi ở chỗ nào chị cũng làm được việc. Đi dã ngoại với lớp cũng điều hành tốt mọi thứ như thể đang trực tiếp ngồi ở nhà điều hành. Tiếp xúc với chị, chúng tôi mới nghĩ, à, làm việc như chị thì có trăm triệu/tháng là hoàn toàn xứng đáng. Khác với lối làm việc tùy tiện, nhàn nhạt, vật và vật vờ, mà tôi từng và đang phải chứng kiến rất nhiều nơi hiện nay.  
Ở lớp, chúng tôi thường lên giảng đường buổi sáng, buổi chiều được cho là giành để tự nghiên cứu, tức là tự do. Trong thời khóa biểu phát cho từng học viên, cột bên trái ghi tên môn học trong buổi và giảng viên lên lớp, cột bên phải để trống và chỉ ghi là NC, tức Nghiên cứu. Nhưng chúng tôi lại gọi là “Ngủ chiều”.
Có một điều rất thú vị là trong lớp thường tách ra, mỗi tỉnh chỉ một đến hai học viên. Vì thế chúng tôi luôn có nhu cầu hoạt động tập thể để hỏi han, tìm hiểu, nghe ngóng lẫn nhau. Từ công việc, đến đời sống, đến đặc trưng vùng miền đều chia sẻ. Ban đầu là những cuộc liên hoan nho nhỏ, thường thì mỗi tuần một lần. Hoặc sau khi thi xong một môn. Việc thi và việc học trước đây hình như lỏng lẻo. Đến thời chúng tôi vào học thì đã làm nghiêm cách trước đó 1 năm. Vì thế việc học, việc thi cũng là một áp lực nặng nề.  Sau thi mỗi môn chúng tôi thường đi liên hoan.
Gọi là liên hoan, nhưng chẳng qua là chung nhau ăn cơm, có thêm tí đồ uống. Tất cả đều góp tiền chung chia, nên về chi phí thì cũng không khác đi ăn riêng là mấy. Nên nếu gọi là đi liên hoan suốt, cứ tưởng tiêu nhiều tiền, kỳ thực là chỉ để đỡ buồn khi xa nhà, xa quê. Chỉ là gia tăng thêm không khí giao lưu, đoàn kết, gắn bó.
Những ngày nghỉ, thường thì một tháng lớp chúng tôi đi một tua mấy tỉnh. Ai đi thì bỏ tiền xe, tiền ăn dọc đường. Đến tỉnh nào thì bạn ở tỉnh đó mời cơm. Thú thật, ban đầu chúng tôi ngại đi. Phần vì muốn về nhà, phần vì sợ tốn kém, nhất là đến khi lớp về quê mình thì lấy gì mà đón tiếp mấy ngày. Nhưng sau thời gian học chung, tình cảm gắn bó, cứ muốn đi cho biết quê bạn.
Càng về sau, càng hình thành nhu cầu tự nhiên là muốn mời bạn về để “khoe” với bạn quê mình, để bạn biết quê mình. Do đó càng về sau thì tranh nhau mời về thăm quê, và coi như mời về để trả nợ tình các bạn đã đón tiếp quá chu đáo, nhiệt tình mỗi lần mình đến quê bạn. Nhất là các bạn ở Tây Bắc thì thật không bút mực nào tả nổi tấm chân tình của họ. Khi lớp về quê, không chỉ cả gia đình ra tiếp mấy ngày, mà cơ quan cũ cơ quan mới của bạn cũng cùng ra đón tiếp. Đầm ấm vô cùng.
Mọi người luôn ý thức chỉ gắn bó một thời gian rồi ai sẽ trở về vùng đất đó công tác, vậy nên thường tranh thủ tham gia các cuộc sinh hoạt tập thể để tăng cường gặp gỡ, hiểu biết, thân tình, qua đó để học hỏi lẫn nhau. Ở học viện, đi uống xong đi hát là sinh hoạt rất bình thường.
Thậm chí, có thể nói đó là sinh hoạt “sạch”. Bởi nếu phá phách, bê tha, thì chắc là uống xong sẽ đi làm việc khác. Lúc tôi đi học, liên hoan xong thường đi hát tập thể, và thực tế đó là hoạt động hoàn toàn lành mạnh. Vì buổi chiều thường rảnh. Liên hoan xong đi hát vừa vui, vừa giã rượu, vừa luyện khả năng văn nghệ.
Có người không biết hát vẫn đi. Thậm chí chỉ đi theo để đến tìm một ghế bành mà nằm.... “ngủ chiều”. Đôi khi chiều bạn bè mà đi hát kara. Đôi khi vì tinh thần tập thể mà đi hát kara. Đôi khi vì đi chung xe taxi mà phải đi hát kara. Đôi khi, đi hát kara cho đỡ buồn... Mà nào phải to tát gì, thường xuyên gì cho cam, lâu lâu mọi người mới đi hát một bữa, thực tình là không đi cũng không đành.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
Còn nhiều chuyện nữa, nhớ hết mà không thể kể hết.
Đó là thời học viện của tôi, đó là karaoke của tôi. Tôi tự hào và lấy làm biết ơn về thời gian đã được tham gia khóa học ở học viện. Giờ tôi có những người anh, người chị, người bạn ở nhiều miền quê trên đất nước cũng là do thời học viện, do những lần tham gia hoạt động tập thể, trong đó có cả karaoke.
Giờ thì, tôi thấy học viện đã có thông báo cấm các hoạt động tập thể không do nhà trường tổ chức diễn ra ngoài giờ học, cấm cả uống rượu, karaoke, cấm cả dã ngoại. Kể ra cũng không trách được học viện.
Cũng đúng thôi, 12 mạng người, 12 cán bộ trẻ, 12 trụ cột của gia đình đã ra đi khi họ là học viên của một lớp ở học viện cơ mà. Khủng khiếp và kinh hoàng! Học viện sao tránh khỏi mang tiếng. Kể cả học viên, cũng không tránh khỏi mang tiếng, bởi không phải ai cũng có cái nhìn của người trong cuộc, như người trong cuộc. Hay ít ra là một sự độ lượng.
Nhưng thôi, trách sao được thế gian, Trịnh Công Sơn nói rồi, “đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng” cơ mà. Nghĩ vậy, nên tôi lan  man tải ra đây những điều dùng dằng trong lòng. Vì tôi nghĩ, thực tình, cái đáng trách là cơ sở karaoke xây dựng không đảm bảo quy định phòng chống cháy nổ, thì người ta không “soi”, mà người ta lại “soi” người đi hát. Rồi còn buông lời này nọ. Thật là buồn...
Nói thêm một chút về các thầy cô học viện. Ừ thì có người cho rằng thầy cô ở đó chỉ có lý luận. Nhưng tôi thấy mình may mắn được học với những thầy cô biết dạy ở học viện và biết cả làm tư vấn cho doanh nghiệp nước ngoài. Ừ thì có người nói thầy cô viết sách chỉ bán được cho học viên. Nhưng tôi may mắn được thầy cô giáo khả kính mua sách gửi tặng riêng vì họ nghĩ tôi đang nung nấu điều quyển sách đó có chứa đựng.
Ừ thì có người nói thầy cô học viện nhiều người sành điệu, biết ăn, biết uống biết hát. Nhưng tôi và hai người bạn cùng phòng may mắn được thầy cô mời về nhà dùng cơm tự tay họ nấu, rau tự tay họ trồng.
Chúng tôi còn nghĩ nhiều khi thầy cô nể lời mời học viên mà tham gia, chung vui, gắng gượng để anh em học viên ít có khoảng cách. Thật may mắn không có thầy cô nào của học viện tham gia cuộc hát này, nếu không, với lối suy diễn vô giới hạn của những cách nghĩ hẹp hòi, họ lại chẳng vẽ ra khối chuyện cứ y như thật ấy chứ, ai mà cãi được, trừ phi họ là người trong cuộc.
Chí Linh Sơn
(Cho tập thể B12-13 và một thời học viện của tôi, cho một người em đã mãi mãi ra đi trong đau đớn nghiệt ngã...)

http://baonghean.vn/xa-hoi/201611/mot-thoi-hoc-vien-va-karaoke-cua-toi-2751306/index.htm


TIN LIÊN QUAN


http://baonghean.vn/xa-hoi/201611/mot-thoi-hoc-vien-va-karaoke-cua-toi-2751306/




Báo Nghệ An điện tử
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Nghệ An. Giấy phép hoạt động báo điện tử số: 304/GP-BTTTT, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 07-06-2016
Tổng biên tập: Phạm Thị Hồng Toan. Địa chỉ: Số 03 Đại lộ Lê Nin, Thành phố Vinh. Điện thoại: 0383.588138; fax: 0383.847898. QC: 0388 600006; Email:bna.pdt@gmail.com
©Ghi rõ nguồn "Báo Nghệ An" khi phát hành lại thông tin từ website này







Thứ Năm, 03/11/2016, 11:31 [GMT+7]

Nhớ về người anh, người bạn, người em...

(Baonghean.vn) – Một người bạn hiền lành, nhân hậu, một thiện nguyện viên nhiệt tình, trách nhiệm, một cán bộ trẻ giàu triển vọng… Bạn bè, đồng nghiệp, những người quen biết nhận xét như vậy về Duy Hưng. Còn với cán bộ, phóng viên và bạn đọc báo Nghệ An, thì cái tên Duy Hưng lại gắn với những bức ảnh đẹp về quê hương, con người xứ Nghệ.
Duy Hưng bên tấm ảnh được giải của mình về thành cổ Vinh trong triển lãm Việt Nam- Đất nước- Con người
Duy Hưng bên bức ảnh "Thành cổ Vinh" đạt giải trong triển lãm Việt Nam - Đất nước - Con người.
Thông tin Duy Hưng (sinh năm 1982) tử nạn trong vụ cháy kinh hoàng vừa xảy ra tại Hà Nội khiến không ít bạn bè, đồng nghiệp và những người từng biết tới anh - người cán bộ của Sở Tài nguyên Môi trường Nghệ An nhưng lại rất đam mê nhiếp ảnh này quá đỗi bàng hoàng.
Rất nhiều người bày tỏ xót thương anh, không chỉ bởi Duy Hưng còn quá trẻ, có nhiều triển vọng trong công việc mà còn vì Duy Hưng đã sống trên cuộc đời này với tất cả sự chân thành, niềm tin yêu với con người, cuộc sống, biết chia sẻ với số phận kém may mắn…
Một bức ảnh Duy Hưng chụp biển Quỳnh, nơi quê hương của anh (Hoàng Mai)
Một bức ảnh Duy Hưng chụp biển Quỳnh, nơi quê hương của anh (Hoàng Mai)
“Duy Hưng có vẻ ngoài điển trai với cái nhìn ấm áp và nụ cười tỏa nắng. Hưng tỏ ra là một người điềm đạm, chân tình và dễ gần… Dù đang là Phó phòng của Sở TNMT Nghệ An, công việc bận rộn nhưng có thời gian là Hưng lại vác máy xuôi ngược sáng tác.
Ảnh của Hưng đa dạng về thể loại, nhưng tập trung nhất vẫn là chủ đề về Thiên nhiên và Con người, với những góc nhìn rất tinh tế và sâu lắng, chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa. Qua ống kính máy ảnh Duy Hưng, cuộc sống hiển hiện lên thật bình dị, thân thương và gần gũi đời thường.
Duy Hưng đi nhiều, nơi đâu Hưng cũng chú tâm ghi chép lại bằng hình ảnh những mảng ghép của cuộc sống, nó có thể là một xe hàng hoa giữa phố phường tấp nập, bà mẹ già nua bày bán vài trái đu đủ ven đường đời mưu sinh, góc phố rêu phong mùa cũ... hoặc những vạt sông miên man thiếp ngủ dưới ráng chiều tà...” (Facebook Trần Đức Cường)
“Mình biết Duy Hưng qua những bức ảnh mà cháu đăng trên FB. Một đôi lần theo gợi ý của mình, Chuyên san KHXH&NV Nghệ An đã chọn ảnh của Hưng làm ảnh bìa. Rồi mấy lần đi thiện nguyện cũng chỉ thấy Hưng là chàng thanh niên cao to, suốt ngày ôm máy ảnh ngồi đâu đó, hầu như không nói một tiếng. Ấn tượng của mình về Hưng chỉ là một thanh niên hiền lành và đam mê.
Duy Hưng ạ, cháu mất, nhưng chắc chắn trong tâm khảm của rất nhiều người hình ảnh cháu, một thanh niên tài năng, đam mê, hiền lành và tình cảm sẽ còn sống mãi!” (Facebook Phạm Xuân Cần)…
Xin cùng lặng ngắm hình ảnh quê hương xứ Nghệ qua góc máy chân thực và giàu cảm xúc của cộng tác viên Duy Hưng, như một cách bày tỏ niềm cảm tiếc đến anh!
Khói chiều
Khói chiều
Đường quê
Đường quê
  
Sông quê
Sông quê

Lặn lội
Tảo tần dáng mẹ.
Đò chiều
Đò chiều Hưng Nguyên.
Bình minh Cửa Lò.
Bình minh Cửa Lò.
Đảo chè Thanh Chương.
Đảo chè Thanh Chương.
Cổng thành Vinh.
Cổng thành Vinh.
NACT
http://baonghean.vn/nghe-an-dat-va-nguoi/201611/nho-ve-nguoi-anh-nguoi-ban-nguoi-em-2751478/





---





BỔ SUNG



6.


Ngày 4 Tháng 11, 2016 | 11:00 AM

Tôi suýt là nạn nhân trong vụ cháy quán karaoke 68



GiadinhNet - Sau khi vụ cháy quán karaoke số 68 Trần Thái Tông (Hà Nội) xảy ra vào ngày 1/11, khiến 13 người thiệt mạng, Tòa soạn nhận được bài viết của độc giả Nguyễn Ngọc - người mà trước vụ cháy 3 ngày đã cùng nhóm bạn ngồi hát trong chính căn quán này. Qua thông tin độc giả này cung cấp mới thấy, dù chưa có đủ giấy phép hoạt động theo quy định, nhưng quán 68 đã chủ động đón khách vào hát. Đặc biệt khi khách hỏi, nhân viên của quán không cung cấp được thông tin gì về phòng cháy hay thoát hiểm. GĐ & XH xin chuyển bài viết này tới độc giả.



Mặt tiền quán karaoke số 68 và các nhà lân cận bốc cháy dữ dội. Vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 13h30 ngày 1/11. Ảnh Zing.vn
Mặt tiền quán karaoke số 68 và các nhà lân cận bốc cháy dữ dội. Vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 13h30 ngày 1/11. Ảnh Zing.vn
Nụ cười..."tử thần"
Chỉ 3 ngày trước khi vụ cháy quán karaoke ở số 68, phố Trần Thái Tông (Hà Nội) xảy ra, tôi cùng 12 người bạn học đã tổ chức liên hoan. Sau màn "zô zô" vui vẻ, khoảng 13h, đoàn chúng tôi kéo nhau đi hát, 2 người có việc bận về trước, thành ra chỉ còn 11. Quán 68 có mặt tiền trang trí rất đẹp, do vậy người bạn tôi nằng nặc chọn quán này, chứ không phải là quán nào khác.
Khi chúng tôi vừa dừng xe, mấy nam nhân viên quán 68 đã đon đả ra chào mời. Cậu nào cũng sáng sủa, cười rất tươi. Lúc bước vào sảnh tầng 1, chúng tôi thấy có mấy người đang hì hục tìm cách nhét 3 khối xốp cuộn tròn, cao hơn đầu người, vào thang máy. Ngay lập tức, nhân viên của quán yêu cầu đưa khối xốp ra ngoài, ưu tiên cho khách lên tầng 6 trước. Quả là phong cách phục vụ hết chỗ chê! Mọi việc diễn ra rất tự nhiên và công khai. Do chỉ là người trần mắt thịt nên chúng tôi không thể biết quán này chưa có giấy phép hoạt động và chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy, như thông tin sau đó 3 ngày cơ quan chức năng công bố.
Ra khỏi thang máy, chúng tôi bước vào một hành lang hẹp và khá tối. Nhưng ánh sáng không phải là thứ duy nhất thiếu ở đây. Một thứ mùi gì đó, dường như là sự tổng hợp của mùi nhựa, xốp, nước lau nhà xộc thẳng vào mũi, khiến chúng tôi có cảm giác khó thở. Trong cái cảnh nhập nhoạng, khan hiếm ô xy ấy, chẳng biết có phải nhớ tới vụ cháy quán karaoke ở đường Nguyễn Khang mới đây không mà anh bạn tôi chợt hỏi cậu nhân viên: "Nếu cháy thì chạy đâu, em?". Cậu nhân viên nhìn bạn tôi rồi... nhoẻn miệng cười!
Khi đã yên vị trong căn phòng rộng chừng hai chục mét vuông, kín như buồng tắm, việc đầu tiên nhóm chúng tôi làm là tìm hiểu về... các thiết bị chữa cháy. Sau hồi căng mắt nhìn trong ánh đèn led nháy liên hồi, chúng tôi thấy trên trần có một họng nước tự động, giữa trần có chiếc chuông báo cháy. Yên tâm hơn rồi đây!
Tuy nhiên, anh bạn tôi vẫn cẩn thận hỏi cậu nhân viên: "Chuông có kêu, nước có tự động phun khi cháy không em? Nhạc to thế này, chuông báo cháy kêu có nghe được không em?". Cậu ta lại cười. "Phòng này có cửa sổ không em? Tường phòng này hình như làm bằng nhựa, như ngoài hành lang phải không em?", tôi tiếp lời. Đáp lại những câu hỏi đó, nhân viên vẫn chỉ.. cười! Có lẽ, nếu không xảy ra vụ cháy 3 ngày sau, khiến 13 người chết thì đây là nụ cười mà bất cứ thượng đế nào cũng sẵn sàng đón nhận. Nhưng giờ, sao có cảm giác đó là nụ cười của thần chết. Bởi, nếu những nhân viên này có đủ kiến thức về phòng cháy, chữa cháy, có đủ kỹ năng để hướng dẫn khách thoát hiểm trong tình huống xảy ra cháy thì rất có thể 13 nạn nhân vừa thiệt mạng kia đã có cơ hội sống sót. Tất nhiên, nụ cười này và cả người cười chưa hẳn đã có lỗi.
Vậy lỗi thuộc về ai?
Nhóm bạn tác giả đến hát tại quán karaoke số 68, vào chiều ngày 30/10, chỉ 3 ngày trước khi vụ cháy xảy ra. Bức ảnh này chụp bên trong căn phòng hát trên tầng 6 của quán. Ảnh: Hữu Nhân
Nhóm bạn tác giả đến hát tại quán karaoke số 68, vào chiều ngày 30/10, chỉ 3 ngày trước khi vụ cháy xảy ra. Bức ảnh này chụp bên trong căn phòng hát trên tầng 6 của quán. Ảnh: Hữu Nhân
Theo thông tin ban đầu do cơ quan chức năng công bố, nguyên nhân gây ra vụ cháy thảm khốc ở quán karaoke số 68 Trần Thái Tông là do sự bất cẩn của nhóm thợ hàn. Khi nhóm này hàn tấm biển quảng cáo ở khu vực mặt tiền của ngôi nhà đã gây ra hỏa hoạn, lửa bùng lên rất nhanh và cháy vào phía trong. Lại một nguyên nhân quen thuộc và đáng sợ. Vụ cháy Trung tâm thương mại ITC TP Hồ Chí Minh (năm 2002) cướp đi sinh mạng 60 người, làm bị thương 74 người, xuất phát từ việc hàn xì. Vụ cháy xưởng may ở Hải Phòng (năm 2011) khiến 13 người thiệt mạng, 25 người thương tích, xuất phát từ hàn xì. Gần đây hơn, vụ cháy khu vui chơi Zone 9 ở Hà Nội (năm 2013) làm 6 người tử vong, 6 người bị bỏng, cũng do việc hàn xì gây nên. Sau vụ cháy quán 68, các bác thợ hàn đã tiếp tục đưa mình vào danh sách những thủ phạm gây ra các vụ cháy...
Như vậy, nếu không có thêm các tình tiết phát sinh về nguyên nhân gây cháy trong vụ hỏa hoạn ở quán karaoke số 68, thì lỗi đầu tiên, trực diện, thuộc về các bác thợ hàn. Nhưng thợ hàn không tự nhiên đến, không tự nhiên hàn, nếu như không có "lệnh" của chủ cửa hàng. Mà dù có tự hàn, có cháy đi nữa, nếu quán không có khách thì cùng lắm cũng chỉ thiệt hại tài sản, 13 mạng người đã không phải “thác oan”.
Sau khi vụ cháy xảy ra, tôi đã lên mạng tìm hiểu các quy định trong lĩnh vực kinh doanh vũ trường, quán karaoke. Phải nói rằng vô cùng chi tiết và đầy đủ. Tại Thông tư số 47/2015/TT-BCA do Bộ Công an ban hành, đã hướng dẫn rất cụ thể về việc bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với loại hình kinh doanh này. Từ việc phòng ốc phải làm ra sao, bằng vật liệu gì, chịu được cháy lớn trong thời gian bao lâu, hệ thống hút khói, điều áp, thông gió, chuông báo cháy, thiết bị chiếu sáng, chỉ dẫn khi sự cố xảy ra phải thế nào vv... Các bác thợ hàn có thể không biết điều này, nhân viên của quán cũng có thể chưa biết điều này, nhưng chủ cửa hàng, hay gọi một cách hoành tráng hơn là "chủ đầu tư" thì không thể không biết. Vì biết nên trong buổi làm việc ngày 17/10 với Đoàn kiểm tra liên ngành, chủ đầu tư quán 68 mới cam kết: Chỉ đưa cơ sở vào hoạt động sau khi đã có đầy đủ hồ sơ, nếu làm trái sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm. Vậy nhưng, dù chưa được cấp giấy kinh doanh karaoke, đặc biệt chưa có biên bản nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy, cửa hàng vẫn đón khách như thường.
Tôi tự hỏi, nếu mấy bác thợ hàn đến quán 68 sớm hơn 3 ngày, "phun lửa" sớm hơn 3 ngày thì giờ đây tôi và các bạn tôi đang ở đâu? Chắc rằng tôi đã không còn ngồi đây để viết lại câu chuyện này, 10 người bạn của tôi cũng đã không còn được gặp mẹ cha, vợ con, không có cơ hội thực hiện tiếp những dự định dang dở, như 13 nạn nhân xấu số kia.
Có một điều tôi băn khoăn là, khi vào quán, dù chúng tôi đã hỏi về việc thoát hiểm, nhưng không có một chỉ dẫn nào được đưa ra. Phải chăng người ta cho rằng đây là việc không thể xảy ra, nên không nói, hay nhân viên của quán chưa từng được tập huấn về kỹ năng thoát hiểm cho mình và cho khách?
Mười tháng, tính từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 23 vụ cháy quán karaoke, với vô số những thiệt hại về người và của. Con số đó quá đủ để cơ quan chức năng siết chặt, bổ sung thêm các quy định liên quan đến loại hình kinh doanh không chỉ nhạy cảm mà còn rất nguy hiểm này.
Công tác PCCC: Cơ sở vi phạm quy định sẽ bị đình chỉ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có Công điện 1926/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy. Theo Công điện, thời gian qua, công tác phòng cháy, chữa cháy đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế, bất cập, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, hoạt động sản xuất, kinh doanh, môi trường đầu tư và cuộc sống của nhân dân.
Để giải quyết tình trạng này, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, nhất là các biện pháp thoát nạn, cứu người; chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, rà soát các cơ sở có nguy cơ cháy cao, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm, kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở không bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng cần xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm túc Công điện này, thường xuyên báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
CP
Nguyễn Ngọc

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

http://giadinh.net.vn/xa-hoi/toi-suyt-la-nan-nhan-trong-vu-chay-quan-karaoke-68-20161104102910727.htm






5.






Ngày còn học ở Học viện Chính trị quốc gia HCM (15 năm trước), mình cũng hay đi hát karaoke với các anh chị, bạn bè cùng học.

Các quán hát ở ngay cổng trường hoặc trong khu dân cư Nghĩa Tân, thường là đi buổi tối. Tùm lum tùm la cho vui, giao lưu đồng hương, đồng khóa, đồng...bọn. Nhiều anh chị hát rất hay, nhưng cũng có người vì nể bạn bè mà đi nghe chứ không hát hò gì; có người chẳng hát nhưng luôn nhận phần trả tiền hát cho các bạn, hồi ấy dù là cán bộ đi học nhưng cũng ít người khá giả.

Có hôm đi muộn, lúc về bị khóa cổng chính, mấy anh em trèo cổng phụ vào, đi qua vườn nhãn lá khô vỡ lạo xạo dưới chân, vừa đi vừa cười khúc khích nhưng trong bụng vẫn run vì sợ bảo vệ bắt được thì chả khác gì một lũ mò mẫm làm chuyện gì khuất tất.

Lớp mình học ngày ấy bây giờ rất nhiều người làm to, chứ chả như mình. Vẫn sống với nhau rất đầy đặn, tình nghĩa. 

Cái nhóm đi hát rồi trèo rào vào hôm ấy, giờ một người làm Chủ tịch tỉnh, một làm Phó chủ tịch, một thì đã khuất núi vì bệnh hiểm nghèo. Họ đều là người tử tế, có làm to đến đâu mình cũng vẫn quý trọng như ngày nào. Mình mà đã quý trọng ai, chắc chắn đấy là người được dân tin cậy.

Bây giờ thỉnh thoảng mình vẫn đi hát cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Qua vụ cháy này mới thấy sợ vì hóa ra những chỗ mình đến đều chỉ có một lối vào, chả thấy có đường thoát hiểm. Như phố hát Lương Ngọc Quyến của TP Thái Nguyên nhà mình bây giờ đấy, toàn nhà ống không có cửa sau, đường xá thì bé tí, xe pháo chả tránh được nhau, nói dại lỡ có hỏa hoạn thì xe cứu hỏa khỏi vào, nạn nhân chỉ có nước đi gặp ông bà ông vải.

Những học viên HVCT tử nạn chiều qua, họ nào có lỗi gì. Họ, dù là cán bộ đi học, cũng vẫn là người bình thường, với những niềm vui hồn nhiên như người đời. Họ đi hát sau giờ học, trong buổi chiều được nghỉ ngơi, khi họ đã hoàn thành những việc cần làm, có gì là sai?

Đừng trút căm giận, bất mãn, hận thù vào họ. Cuộc sống của chúng ta quá nhiều bất trắc, họ cũng chỉ là những nạn nhân oan uổng mà thôi. Một ngày nào đó, biết đâu sự bất trắc đó rơi vào… chính chúng ta? 
Cầu cho hương hồn của họ được siêu thoát.

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=639009799612529&set=a.188058904707623.1073741827.100005105442867&type=3&theater


4.



Thứ Sáu, ngày 04/11/2016 07:22 AM (GMT+7)

"Khi chúng tôi tiếp cận phòng hát lớn tầng 5, phòng này giáp với mặt đường Trần Thái Tông, nạn nhân nằm rải rác khắp phòng. Đặc biệt có người đàn ông nằm úp sát mép cửa, một tay chống đất, một tay với cửa", cảnh sát cứu hoả cho biết.


   

Trực tiếp chỉ huy khống chế đám cháy quán karaoke số 68 phố Trần Thái Tông (Cầu Giấy), thượng tá Ngô Thanh Lâm, Phó trưởng phòng Hướng dẫn phòng cháy chữa cháy, thuộc Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy - Cứu hộ cứu nạn Hà Nội, đã có cuộc trao đổi với VnExpress chiều 3/11.

Ông đánh giá thế nào về vụ cháy khiến 13 người chết tại quán karaoke ở Cầu Giấy?

 sao 13 nạn nhan khong thẻ khi bạn hát karaoke cung lại thoát? hinh anh 1
Thượng tá Ngô Thanh Lâm.
- Đây có lẽ là vụ cháy thương tâm nhất nhiều năm qua tại Hà Nội. Không chỉ những người trực tiếp cứu hỏa cảm thấy bàng hoàng, đau xót mà đó cũng là tâm trạng chung của nhiều người dân. Chúng tôi xin chia buồn với các gia đình nạn nhân, cầu mong cho nạn nhân sớm siêu thoát.
Trong vụ việc ở quán karaoke Cầu Giấy, lực lượng chức năng tiếp nhận được thông tin khi đám cháy đã xảy ra được khoảng 14 phút. Chừng 15 phút sau, chúng tôi đến nơi đám cháy đã bùng phát lớn, bao trùm toàn bộ mặt tiền 4 ngôi nhà. Khí độc đã lan rộng vào phòng hát.
Quán karaoke rộng 90 m2, mặt tiền 6 m, dài 16 m. Các phòng hát không được ngăn bằng tường gạch mà bằng khung thép, nhồi bông thủy tinh và hai vách gỗ cách âm, mút xốp, tất cả đều bằng vật liệu dễ cháy nên lửa bùng nhanh và mạnh.
Mỗi tầng của quán karaoke bị cháy được bố trí 2 phòng hát, một phòng lớn và một phòng bé, tổng diện tích 2 phòng này trên 70 m2, còn lại thang máy, thang bộ và nhà vệ sinh. Khi lực lượng cứu hỏa đến, toàn bộ diện tích phòng hát từ tầng 2 đến tầng 6 đã bốc cháy, gây khó khăn cho việc tiếp cận hiện trường.
Việc chữa cháy 3 ngôi nhà bên cạnh rất dễ dàng, chỉ chưa đầy một giờ chúng tôi đã khống chế được, riêng quán karaoke 68 do lửa lan rộng vào bên trong. Bên ngoài tấm biển quảng cáo bằng 2 lớp tôn ngăn cách, không thể phá nhanh được, để tiếp cận vào trong.
Tại sao lúc đó lực lượng cứu hỏa không giật toàn bộ biển quảng cáo để có khoảng trống tiếp cận bên trong?
- Chúng tôi đã tính đến phương án đó. Tôi trực tiếp trèo lên rọ xe thang, tiến sát vào khung thép trên tầng 6, tìm cách đánh bật khung thép ra và huy động các mũi dùng vòi rồng tấn công trực diện vào bên trong. Tuy nhiên, khi thử thì không thể kéo khung thép ra được vì nó bám vào một tấm thép nữa (tấm thép bên trong có chức năng làm giá đỡ, bám vào tường). Khi kéo, rọ thang rất rung. Khói đen bủa vây kín người nên không thể áp dụng được cách này.
Sau đó chúng tôi thử kéo từng tấm tôn ra một, nhưng nó được bắn, bám vào khung thép bên trong, nếu kéo ra sẽ rất nguy hiểm.
 sao 13 nạn nhan khong thẻ khi bạn hát karaoke cung lại thoát? hinh anh 2
Khung thép có 2 lớp và được gắn trong giá treo nên lực lượng cứu hộ không thể kéo toàn bộ ra mà phải phá dần từng miếng nhỏ. Ảnh: Bá Đô
Mặt trước bị án ngữ bởi biển quảng cáo với hai tấm tôn, vậy lực lượng cứu hộ đã làm cách nào?
- Phương án tối ưu trên không được, buộc xe thang chỉ làm nhiệm vụ phun nước vào bên trong, hỗ trợ các chiến sĩ dùng búa đập phá tường gạch ngăn cách của các tầng trên rồi tiếp cận dần xuống tầng phía dưới.
Một mũi tiếp cận từ phía dưới chân tòa nhà phun nước liên tục lên trên. Một mũi tiếp cận trên nóc nhà bị cháy và nóc khách sạn bên cạnh phun xuống dưới. Một mũi leo bằng thang bộ, thang thoát hiểm sau tòa nhà lên tầng 4, phá cửa thoát hiểm, phá cửa kính chắn để khói thoát ra phía sau rồi dùng ống nước phun vào.
Ngoài ra, một mũi khác đu dây từ trên tầng thượng xuống các tầng để tìm nạn nhân. Tuy nhiên, khi anh em dùng bình ôxy tiến vào bên trong, tầm quan sát gần như bằng không nên phải bò và xoa bằng tay. Lúc này, nhiệt độ bên trong phòng quá lớn và ngọn lửa chưa thể khống chế nên anh em phải quay ra.
Chúng tôi cũng dùng phương tiện phá mái tôn trên tầng tum để tăng tốc độ thoát khói và để các mũi tiếp cận cho dễ hơn.
Việc tiếp cận muộn vào tầng 5 - nơi có 13 người tử vong - để cứu người là do sự chỉ dẫn nhầm lẫn của nhân chứng thoát khỏi đám cháy. Và nguyên nhân chính là toàn bộ phòng hát được thiết kế bằng vật liệu cách âm dễ cháy như gỗ, mút xốp, bông thủy tinh... nên cháy rất dữ dội. Có thời điểm anh em dập tắt rồi, chuẩn bị vào trong tìm kiếm, nhưng đám cháy lại bùng phát và phải tập trung khống chế.
Tại sao 13 nạn nhân không thể thoát ra ngoài, trong khi người bạn hát cùng phòng lại thoát an toàn?
- Theo người bạn của các nạn nhân cùng phòng hát, khi mở cửa ra thấy khói lan đến phòng nên 2 người đã dùng khăn ướt bịt mũi và thoát ra hành lang rồi cầu thang thoát hiểm phía sau. Còn các nạn nhân bên trong phòng không đủ can đảm lao ra ngoài nên cố thủ bên trong và bị ngạt khói trước khi lửa lan vào. Hoặc một số người đã quyết định quá muộn.
Khi chúng tôi tiếp cận phòng hát lớn tầng 5, phòng này giáp với mặt đường Trần Thái Tông, nạn nhân nằm rải rác khắp phòng. Đặc biệt có người đàn ông nằm úp sát mép cửa, một tay chống đất, một tay với cửa.
Khói độc tỏa ra từ mút xốp khiến nạn nhân ngất xỉu trong vài chục giây và tử vong trong vòng 2 phút. Sự sống lúc này chỉ trong gang tấc, kỹ năng thoát hiểm và thời khắc quyết định rất quan trọng để bảo toàn sự sống trong những vụ việc như thế này.
Một số ống chữa cháy bị thủng, cảnh sát trong quá trình dập lửa còn phải đi bịt ống, ông nói gì về việc này?
- Với 26 xe cứu hỏa, xe thang, xe chỉ huy các loại cùng cả trăm lính cứu hỏa, thậm chí chúng tôi có thể huy động được thêm nữa, nên có thể đánh giá các phương tiện tương đối đáp ứng đủ để chữa cháy. Nếu có huy động thêm cũng không thể tiếp cận được hiện trường vì địa hình chật hẹp, mỗi một lần chỉ được vài ba chiến sĩ tiếp cận bên trong, bên ngoài và từ tầng tum rồi lại thay phiên nhau, chứ không thể cùng lúc huy động hết được nhân lực.
Còn về trang thiết bị, như ống bơm dẫn nước bị bục, thủng, đúng là lỗi của đơn vị chữa cháy cơ sở không kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên, nên công tác chữa cháy gặp khó khăn nhất định.
Sau vụ việc này, lực lượng chữa cháy rút ra kinh nghiệm gì trong việc chữa cháy, cứu hộ cứu nạn?
- Ngay sau vụ cháy, chúng tôi đã họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm về công tác phòng cháy chữa cháy, phải tìm ra những phương án tối ưu hơn để hạn chế nhất thiệt hại về người và tài sản.
Và chiều nay, chúng tôi tiếp tục họp với các đơn vị để chỉ ra những hạn chế trong công tác chữa cháy, cứu hộ, hay cả việc bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra thiết bị phòng cháy chữa cháy để quán triệt với các đơn vị.
 sao 13 nạn nhan khong thẻ khi bạn hát karaoke cung lại thoát? hinh anh 3
Khi lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường, đám cháy đã bao trùm toàn bộ 4 mặt tiền ngôi nhà. Riêng quán karaoke lửa đã lan lên tầng 3 và khói độc bủa vây các tầng. Ảnh: Bá Đô
Gần 14h ngày 1/11, đám cháy khởi phát từ quán karaoke số 68 nhanh chóng lan ra 3 nhà lân cận trên phố Trần Thái Tông, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Sau hơn 6 tiếng chữa cháy, lực lượng chức năng mới dập tắt hoàn toàn, phát hiện 13 nạn nhân tử vong.
Mặt tiền 4 căn nhà cao 9 tầng bị thiêu rụi hoàn toàn. Nhiều xe máy và ôtô hư hỏng. Sáng 2/11, Công an Hà Nội khởi tố vụ án để điều tra nguyên nhân và xử lý trách nhiệm người liên quan.
Theo Bá Đô thực hiện (VNE)

http://danviet.vn/tin-tuc/sao-13-nan-nhan-khong-the-khi-ban-hat-karaoke-cung-lai-thoat-720506.html




3.



authorP.V (tổng hợp) Thứ Tư, ngày 02/11/2016 14:10 PM (GMT+7)

(Dân Việt) 12/13 nạn nhân trong vụ cháy quán karaoke trên đường Trần Thái Tông (Hà Nội) là học viên học cùng lớp ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.


   

Thông tin trên Vietnamnet cho biết, một ngày sau vụ cháy thương tâm, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực 1 ra thông báo, từ ngày 2.11: Buộc thôi học đối với những học viên tổ chức, tham gia hoạt động tập thể (dã ngoại, nghiên cứu thực tế; liên hoan, hát karaoke bên ngoài Học viện…) theo nhóm, tổ, lớp, liên kết giữa các lớp khi chưa có kế hoạch được Giám đốc Học viện phê duyệt (kể cả ngoài giờ và ngày nghỉ).

 sau vu chay karaoke: hoc vien chinh tri khu vuc 1 siet ky luat ngoai khoa hinh anh 1
Thông báo về tổ chức các hoạt động tập thể của HV Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh VNN

Cảnh cáo, gửi công văn về cơ quan công tác đến buộc thôi học đối với những học viên có sử dụng rượu bia trong giờ học (kể cả giờ tự học) và các buổi trưa của ngày làm việc; say rượu bia.

Buộc thôi học đối với những học viên tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức.

Trả lời báo chí bên lề QH sáng nay, Bí thư Hoàng Trung Hải cho biết, trong 13 nạn nhân có 12 người trong lớp học dành cho cấp trưởng phó phòng vừa thi xong, đi liên hoan.

Đây là sự cố hết sức nghiêm trọng và lãnh đạo TP cũng rất đau xót về vụ việc. Trước hết, chúng tôi xin chia buồn sâu sắc với gia đình các nạn nhân.

Cho đến thời điểm nay, các nạn nhân đã được gia đình đón, đưa về nhà làm các thủ tục an táng. TP cũng đã có thăm hỏi, hỗ trợ theo quy định.

Về nguyên nhân: xuất phát từ chuyện nhà hàng sửa chữa, hàn xì còn thực tế thì nhà hàng này chưa được đưa vào sử dụng tuy vậy vẫn tổ chức khai thác, lúc sự cố xảy ra có 2 phòng đang hát.

Cơ quan điều tra đã giữ những người có liên quan và tiếp tục điều tra. Khi sự cố cháy xảy ra, các cơ quan có liên quan như PCCC, Bộ Tư lệnh thủ đô, quận, phường đã có mặt kịp thời để chữa cháy, cứu nạn nhưng ở đây, các vật liệu xây dựng cháy rất dữ dội. Diện tích tiếp cận rất khó khăn, sau khi bơm nước cứu 3 nhà bị cháy lan thì khả năng tiếp cận là rất khó khăn.

Sau khi bơm nước, dập cháy 4-5 tiếng vẫn chưa tiếp cận được hiện trường. Các vật liệu này còn gây ngạt ở trong. Khi các chiến sỹ PCCC tiếp cận thì trần bị sập nhiều nên phải kiểm tra lại các vật liệu.

Có thể thấy các vật liệu này không phải là chống cháy mà còn rất dễ cháy.

"Chúng tôi đang kiểm tra và nếu cần thì công an sẽ tiến hành khởi tố hình sự"-Bí thư Hoàng Trung Hải cho biết.

Trước đó, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (Bộ Công an) có công điện hỏa tốc gửi đến Giám Công an các tỉnh, TP về tình trạng cháy các cơ sở kinh doanh karaoke.
Theo công điện, từ đầu năm 2016 đến nay, cả nước xảy ra 23 vụ cháy tại các cơ sở kinh doanh karaoke, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Đặc biệt, là vụ cháy ngày 01/11/2016 tại Quán karaoke 68 (số 68 đường Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội), gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

Do đó cần thực hiện tổ chức rà soát, tổng kiểm tra các cơ sở vui chơi giải trí, tập trung đông người, nhất là các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ như: quán karaoke, vũ trường, quán bar, nhà hàng…

Như Dân Việt đã thông tin, chủ quán karaoke 68 Lộc Phát là Nguyễn Diệu Linh (sinh năm 1986, trú ở quận Hà Đông, Hà Nội). Qua kiểm tra thì quán này không đầy đủ giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh karaoke. Quán cũng từng bị kiểm tra và xử phạt. Lực lượng chức năng đã yêu cầu quán này ngừng hoạt động khi chưa đủ điều kiện.

Trong khi đó, trả lời TTXVN, Đại tá Lê Chí Cao, Trưởng phòng cảnh sát PCCC số 3, Sở cảnh sát PCCC Hà Nội cho biết, vào tháng 10, liên ngành quận Cầu Giấy kiểm tra và đã yêu cầu đình chỉ hoạt động quán karaoke số 68 Trần Thái Tông do hệ thống phòng cháy chữa cháy chưa được nghiệm thu.

http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:gK3PIdbnjv8J:danviet.vn/tin-tuc/sau-vu-chay-karaoke-hoc-vien-chinh-tri-khu-vuc-1-siet-ky-luat-ngoai-khoa-720075.html+&cd=2&hl=en&ct=clnk&gl=vn





2.


Bí thư Hà Nội trả lời vụ cháy karaoke 13 người chết



 - Đây là sự cố hết sức nghiêm trọng, lãnh đạo TP rất đau xót-  Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải trả lời báo chí bên lề QH sáng nay.






XEM CLIP:


Trước hết, chúng tôi xin chia buồn sâu sắc với gia đình các nạn nhân.
Cho đến thời điểm nay, các nạn nhân đã được gia đình đón, đưa về nhà làm các thủ tục an táng. TP cũng đã có thăm hỏi, hỗ trợ theo quy định.
Về nguyên nhân: xuất phát từ chuyện nhà hàng sửa chữa, hàn xì còn thực tế thì nhà hàng này chưa được đưa vào sử dụng tuy vậy vẫn tổ chức khai thác, lúc sự cố xảy ra có 2 phòng đang hát.
Cơ quan điều tra đã giữ những người có liên quan và tiếp tục điều tra. Khi sự cố cháy xảy ra, các cơ quan có liên quan như PCCC, Bộ Tư lệnh thủ đô, quận, phường đã có mặt kịp thời để chữa cháy, cứu nạn nhưng ở đây, các vật liệu xây dựng cháy rất dữ dội. Diện tích tiếp cận rất khó khăn, sau khi bơm nước cứu 3 nhà bị cháy lan thì khả năng tiếp cận là rất khó khăn.
Sau khi bơm nước, dập cháy 4-5 tiếng vẫn chưa tiếp cận được hiện trường. Các vật liệu này còn gây ngạt ở trong. Khi các chiến sỹ PCCC tiếp cận thì trần bị sập nhiều nên phải kiểm tra lại các vật liệu.
Có thể thấy các vật liệu này không phải là chống cháy mà còn rất dễ cháy.
Bí thư Hải cho biết trong 13 nạn nhân có 12 người trong lớp học cao cấp lý luận chính trị dành cho cấp trưởng phó phòng vừa thi xong, đi liên hoan. Trong đó có 1 người thoát ra còn 11 người bị nạn. Trong số 11 người bị nạn có 1 cán bộ của HN cấp trưởng, phó phòng và 1 người ở TP.HCM người nhà đang ra nhận.
Chúng tôi đang kiểm tra và nếu cần thì công an sẽ tiến hành khởi tố hình sự.
Sau vụ việc này Hà Nội có rà soát tất cả các quán karaoke?
-  Bí thư Hoàng Trung Hải: Tình trạng đe dọa PCCC tại HN đã được báo động, triển khai rất mạnh để kiểm tra rà soát. HĐND gần đây nhất chất vấn vấn đề này và đã có kiểm tra tìm biện pháp khắc phục.
Qua vụ việc này cần có kiểm tra lại và xử lý nghiêm minh. Vụ cháy này, khi tiếp cận chữa cháy rất khó khăn. Đây là những nhà có 2 mặt để tiếp xúc nhưng đằng trước lồng thép và biển quảng cáo che hết, tiếp cận rất khó khăn. Cháy lâu cũng làm cho nhiệt độ các sàn bê tông lên cao, không tiếp xúc được.
Có 3 mặt để tiếp cận mặt sau. Từ dưới nhà lên bằng đường bộ hết sức khó khăn và chậm. Bên ngoài đằng sau có thang thoát hiểm hành lang rất hẹp, tất cả bằng thép, nóng nên khó tiếp cận. Còn tuyến nữa là từ trên mái nhà xuống và các tòa nhà bên cạnh sang.
Điều đấy cho chúng ta kinh nghiệm xử lý những công trình đảm bảo khả năng PCCC phải tính toán. Thời gian tới chúng tôi sẽ có cuộc họp đột xuất của thường trực về vấn đề này.
Tại cuộc họp HĐND, Chủ tịch HĐND có đặt ra câu hỏi liệu CS PCCC có dấu hiệu bảo kê hay không mà khi sự việc xảy ra anh bán thiết bị cho người ta không nói gì được? Cách đây 1 tháng cũng xảy ra vụ cháy, TP có nói sẽ rà soát toàn bộ đến nay đã có kết quả chưa?
-  Bí thư Hoàng Trung Hải: Cho đến thời điểm này chúng tôi đang yêu cầu CS PCCC báo cáo và sẽ tiếp tục công tác giám sát. Nguyên tắc của HĐND là giám sát đi giám sát lại để xem khả năng khắc phục bao nhiêu, những vụ cháy đã xảy ra đưa ra kết luận biện pháp khắc phục để rút kinh nghiệm cho vụ khác.
Còn có hay không việc bảo kê nếu có sẽ có điều tra nếu phát hiện sẽ xử lý nghiêm.
Vai trò của chính quyền cơ sở ở đâu (quận, phường) khi biết tòa nhà chưa được phép hoạt động mà vẫn để người ta hoạt động như thế?
-  Bí thư Hoàng Trung Hải: Trong trường hợp này tôi muốn khẳng định đã để cháy xảy ra chết người thì xảy ra ở địa bàn nào thì trách nhiệm quản lý là phải có.
Như tôi là lãnh đạo TP thì tôi cũng có trách nhiệm. Anh không thể nói TP tôi có chuyện như thế mà anh không có trách nhiệm gì như tai nạn cháy, giao thông, ngập... mà bảo hoàn toàn không có trách nhiệm gì, bao giờ cũng có yếu tố quản lý trong đấy. Lỗi là anh vẫn chưa đào tạo tốt, quản lý tốt, giáo dục tốt… trách nhiệm quản lý bao giờ cũng có.
Đối với quận Cầu Giấy, chúng tôi đã giao cho kiểm tra nhà hàng này và quận đã kiểm tra nhiều lần và đã không cho hoạt động vì không đủ giấy phép.
Thứ 2, phải chờ kết quả cơ quan điều tra mà theo tôi biết trường hợp này không phải kinh doanh mà là cho mượn nhưng việc đấy cũng không được phép vì khi tập trung đông người phải đủ điều kiện thì mới được hoạt động. Quận đã có nỗ lực nắm tình hình này. Nếu cố tình kinh doanh thì mình xử lý khác.
cháy ở trần thái tông, cháy quán karaoke, bí thư hà nội, hoàng trung hải
Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải chỉ đạo cứu hộ cứu nạn tại hiện trường

Trước đó, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (Bộ Công an) có công điện hỏa tốc gửi đến Giám Công an các tỉnh, TP về tình trạng cháy các cơ sở kinh doanh karaoke
Theo công điện, từ đầu năm 2016 đến nay, cả nước xảy ra 23 vụ cháy tại các cơ sở kinh doanh karaoke, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Đặc biệt, là vụ cháy ngày 01/11/2016 tại Quán karaoke 68 (số 68 đường Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội), gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Do đó cần thực hiện tổ chức rà soát, tổng kiểm tra các cơ sở vui chơi giải trí, tập trung đông người, nhất là các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ như: quán karaoke, vũ trường, quán bar, nhà hàng…
Ông Dương Cao Thanh, Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, chủ quán karaoke 68 Lộc Phát là Nguyễn Diệu Linh (sinh năm 1986, trú ở quận Hà Đông, Hà Nội). 
cháy ở trần thái tông, cháy quán karaoke, bí thư hà nội, hoàng trung hải
Hiện trường vụ cháy (Ảnh: Trần Thường)
Qua kiểm tra thì quán này không đầy đủ giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh karaoke. Quán cũng từng bị kiểm tra và xử phạt. Lực lượng chức năng đã yêu cầu quán này ngừng hoạt động khi chưa đủ điều kiện.
Trong khi đó, trả lời TTXVN, Đại tá Lê Chí Cao, Trưởng phòng cảnh sát PCCC số 3, Sở cảnh sát PCCC Hà Nội cho biết, vào tháng 10, liên ngành quận Cầu Giấy kiểm tra và đã yêu cầu đình chỉ hoạt động quán karaoke số 68 Trần Thái Tông do hệ thống phòng cháy chữa cháy chưa được nghiệm thu.
Thu Hằng - H.Nhì - P.Hải - T. Thường
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/bi-thu-ha-noi-chay-quan-karaoke-lam-13-nguoi-chet-la-do-han-xi-337433.html






1.

authorP.V (tổng hợp) Thứ Tư, ngày 02/11/2016 14:10 PM (GMT+7)

(Dân Việt) 12/13 nạn nhân trong vụ cháy quán karaoke trên đường Trần Thái Tông (Hà Nội) là học viên học cùng lớp ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.


   
 vu chay quan karaoke: da so nan nhan hoc cung lop hinh anh 1

Trả lời báo chí bên lề QH sáng nay, Bí thư Hoàng Trung Hải cho biết, trong 13 nạn nhân có 12 người trong lớp học dành cho cấp trưởng phó phòng vừa thi xong, đi liên hoan.

Đây là sự cố hết sức nghiêm trọng và lãnh đạo TP cũng rất đau xót về vụ việc. Trước hết, chúng tôi xin chia buồn sâu sắc với gia đình các nạn nhân.

Cho đến thời điểm nay, các nạn nhân đã được gia đình đón, đưa về nhà làm các thủ tục an táng. TP cũng đã có thăm hỏi, hỗ trợ theo quy định.

Về nguyên nhân: xuất phát từ chuyện nhà hàng sửa chữa, hàn xì còn thực tế thì nhà hàng này chưa được đưa vào sử dụng tuy vậy vẫn tổ chức khai thác, lúc sự cố xảy ra có 2 phòng đang hát.

Cơ quan điều tra đã giữ những người có liên quan và tiếp tục điều tra. Khi sự cố cháy xảy ra, các cơ quan có liên quan như PCCC, Bộ Tư lệnh thủ đô, quận, phường đã có mặt kịp thời để chữa cháy, cứu nạn nhưng ở đây, các vật liệu xây dựng cháy rất dữ dội. Diện tích tiếp cận rất khó khăn, sau khi bơm nước cứu 3 nhà bị cháy lan thì khả năng tiếp cận là rất khó khăn.

Sau khi bơm nước, dập cháy 4-5 tiếng vẫn chưa tiếp cận được hiện trường. Các vật liệu này còn gây ngạt ở trong. Khi các chiến sỹ PCCC tiếp cận thì trần bị sập nhiều nên phải kiểm tra lại các vật liệu.

Có thể thấy các vật liệu này không phải là chống cháy mà còn rất dễ cháy.

"Chúng tôi đang kiểm tra và nếu cần thì công an sẽ tiến hành khởi tố hình sự"-Bí thư Hoàng Trung Hải cho biết.

Trước đó, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (Bộ Công an) có công điện hỏa tốc gửi đến Giám Công an các tỉnh, TP về tình trạng cháy các cơ sở kinh doanh karaoke.
Theo công điện, từ đầu năm 2016 đến nay, cả nước xảy ra 23 vụ cháy tại các cơ sở kinh doanh karaoke, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Đặc biệt, là vụ cháy ngày 01/11/2016 tại Quán karaoke 68 (số 68 đường Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội), gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

Do đó cần thực hiện tổ chức rà soát, tổng kiểm tra các cơ sở vui chơi giải trí, tập trung đông người, nhất là các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ như: quán karaoke, vũ trường, quán bar, nhà hàng…

Như Dân Việt đã thông tin, chủ quán karaoke 68 Lộc Phát là Nguyễn Diệu Linh (sinh năm 1986, trú ở quận Hà Đông, Hà Nội). Qua kiểm tra thì quán này không đầy đủ giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh karaoke. Quán cũng từng bị kiểm tra và xử phạt. Lực lượng chức năng đã yêu cầu quán này ngừng hoạt động khi chưa đủ điều kiện.

Trong khi đó, trả lời TTXVN, Đại tá Lê Chí Cao, Trưởng phòng cảnh sát PCCC số 3, Sở cảnh sát PCCC Hà Nội cho biết, vào tháng 10, liên ngành quận Cầu Giấy kiểm tra và đã yêu cầu đình chỉ hoạt động quán karaoke số 68 Trần Thái Tông do hệ thống phòng cháy chữa cháy chưa được nghiệm thu.


http://danviet.vn/tin-tuc/vu-chay-quan-karaoke-da-so-nan-nhan-hoc-cung-lop-720075.html

1 nhận xét:

  1. Biết nói sao được nữa.Chỉ còn có lời chia buồn với gia đình những người đã mất.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.