Phần 1 (đánh số từ 1 đến 24) đã đi ở đây.
Phần 2 (đánh số từ 25 đến 45) đã đi ở đây.
Phần 3 (đánh số từ 46 đến 64) đã đi ở đây.
Phần 4 (đánh số từ 65 đến 85) đã đi ở đây.
Phần 5 (đánh số từ 86 đến 105) đã đi ở đây.
Từ đây trở xuống là phần 6 (đánh số từ 106). Vẫn theo thứ tự ngược như mọi khi.
---
.
125.
TTO - Vụ tiến sĩ Nguyễn Khanh (76 tuổi, từng giảng dạy tại ĐH Bách khoa Hà Nội) bị một người đàn ông đánh khi đang đi tập thể dục được đăng tải trên Facebook khiến cư dân mạng “dậy sóng” mấy ngày qua.
Tiến sĩ Nguyễn Khanh bị đánh rách miệng - Ảnh: QUANG THẾ |
Chiều 10-11, người nhà tiến sĩ Nguyễn Khanh cho biết nhiều ngày qua ông chưa ăn uống được bình thường và hiện tinh thần vẫn chưa ổn định. Do sức khỏe ông Khanh còn yếu nên đại diện gia đình đã làm việc với Công an P.Bách Khoa, Q.Hai Bà Trưng.
Anh N. (người nhà nạn nhân) cho biết khoảng 7g ngày 5-11, tiến sĩ Khanh đang trên đường đi bộ đến ngã ba Trần Đại Nghĩa giao với ngõ 30 Tạ Quang Bửu thì có một phụ nữ đi xe máy va phải.
Khi cả hai chưa kịp phản ứng thì một người đàn ông đi ôtô phía sau dừng xe xông đến đánh ông Khanh. Sau đó ông Khanh được đưa vào khoa cấp cứu Bệnh viện ĐH Y trong tình trạng bị rách ở khoang miệng 7cm, mất máu, phải khâu 7 mũi.
Người đánh tiến sĩ Khanh được xác định là ông Nguyễn Đức Hoàng (39 tuổi), hiện đang công tác tại Sở Ngoại vụ Hà Nội.
Ông Đỗ Tiến Hữu - phó giám đốc Trung tâm dịch vụ đối ngoại Hà Nội - cho biết ông Hoàng hiện đang giữ chức vụ phó giám đốc phụ trách Trung tâm dịch vụ đối ngoại Hà Nội (thuộc Sở Ngoại vụ Hà Nội).
Thời gian xảy ra vụ việc ngoài giờ làm và ông Hoàng đang nghỉ phép. Hiện ông Hoàng đã có giải trình gửi Sở Ngoại vụ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, thượng tá Nguyễn Thành Tín, phó trưởng Công an Q.Hai Bà Trưng, cho biết đang thụ lý điều tra vụ việc tiến sĩ Nguyễn Khanh bị hành hung.
Tại cơ quan công an, ông Hoàng cũng thừa nhận hành vi đánh ông Khanh rách miệng. Có nhiều nhân chứng cũng khẳng định có chứng kiến và bức xúc với hành vi hung hãn của ông Hoàng.
Theo Công an Q.Hai Bà Trưng, nguyên nhân vụ việc bắt nguồn từ va chạm giao thông giữa vợ ông Hoàng với ông Khanh. Cùng thời điểm đó, ông Hoàng lái ôtô đi đến và xuống xe, đấm vào mặt tiến sĩ Khanh.
“Cơ quan điều tra đang chờ kết quả giám định thương tích của ông Khanh, tiếp tục thu thập thêm thông tin, điều tra làm rõ. Sau khi kết quả điều tra sẽ có hướng xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật” - ông Tín nói.
Theo luật sư Huỳnh Văn Nông, trong trường hợp này cần phải giám định thương tích ông Khanh để có cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” theo điều 104 BLHS.
Còn theo luật sư Lê Trung Phát, người đàn ông này cũng có thể bị xử lý về tội “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 BLHS.
Ngoài ra, nếu thấy ông Khanh bị thương mà người gây ra sự việc bỏ mặc ông thì người này có thể bị truy cứu về hành vi “không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” theo điều 102 BLHS.
“Người này bị xử lý với tội danh nào còn tùy thuộc vào lời khai trong hồ sơ cùng những chứng cứ mà cơ quan công an thu thập được để khởi tố vụ án, khởi tố bị can” - luật sư Phát nói.
Về phía gia đình, có thể sẽ gửi đơn yêu cầu khởi tố vụ án. Sau khi có đơn của ông Khanh, cơ quan công an sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định tại điều 105 BLTTHS.
Ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đánh ông Khanh phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vì đã gây tổn hại sức khỏe cho ông Khanh.
Luật sư Phát cũng lưu ý nếu hành vi gây thương tích không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, bị hại có thể khởi kiện vụ án dân sự “bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” đối với người gây thương tích cho mình.
Theo điều 609 BLDS, căn cứ vào hồ sơ chứng từ về việc khám chữa bệnh (phải có hóa đơn chứng từ), tổn thất tinh thần..., tòa án sẽ buộc người gây thương tích bồi thường thiệt hại cho bị hại.
Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo làm rõ vụ việc
Ngày 10-11, thông tin từ Thành ủy Hà Nội cho biết Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra, làm rõ thông tin cán bộ của Sở Ngoại vụ Hà Nội đánh cụ già 76 tuổi phải nhập viện.
Theo Bí thư Hoàng Trung Hải, quan điểm của lãnh đạo thành phố là bất cứ ai vi phạm pháp luật đều phải xử lý nghiêm, công chức càng phải xử lý nghiêm hơn.
|
124.
Xử lý ông Vũ Huy Hoàng: Bàn nhiều nhưng chưa ngã ngũ
11/11/2016 10:41 GMT+7
- Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội sáng nay.
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/xu-ly-ong-vu-huy-hoang-ban-nhieu-nhung-chua-nga-ngu-339136.html
Dự kiến hôm qua (10/11), Chính phủ đã hoàn tất việc xem xét các thủ tục pháp lý cần thiết để xử lý về mặt chính quyền đối với ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Công thương. Quốc hội đã nghiên cứu xong các quy định về vấn đề này chưa, thưa ông?
Bên Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ, bên Quốc hội giao cho UB Pháp luật, UB Tư pháp và Ban Công tác đại biểu nghiên cứu.
Chúng ta phải nghiên cứu xem trình tự thế nào, bởi bên Đảng đã có cách chức Ban cán sự Đảng Bộ Công thương rồi, còn xử lý về chính quyền thì tính pháp lý thế nào khi xử lý một người không còn chức vụ đó nữa, Quốc hội cũng đã miễn nhiệm rồi.
Chúng ta phải đảm bảo tính nghiêm minh, cũng phải đảm bảo tính pháp lý. Hiện nay các cơ quan đang nghiên cứu.
Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc |
Các cơ quan của Chính phủ và Quốc hội đã ngồi bàn bạc để xử lý việc này chưa?
Cũng đã bàn ngay, bàn nhiều rồi đấy nhưng bàn chưa ra được.
Phải chăng vướng mắc lớn nhất chính là tính pháp lý chưa có?
Chưa có, trước đây chưa có bao giờ cả nên mới khó.
Tiền lệ pháp luật chưa có quy định nào như thế nên bây giờ làm phải đảm bảo đúng pháp lý. Các cơ quan đang nghiên cứu để tham mưu cho chính xác.
Nguyên tắc là Chính phủ gửi sang thì Quốc hội mới nghiên cứu nhưng hiện giờ Chính phủ làm chưa xong, chưa gửi hồ sơ sang. Trong quá trình đó, 2 bên vẫn phối hợp với nhau để đảm bảo chặt chẽ pháp lý.
Ban Bí thư giao Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ nghiên cứu, tìm giải pháp nào cho phù hợp, đúng pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh.
Quá trình xử lý, các ông có liên lạc với ông Vũ Huy Hoàng không?
Khi nào có quy trình xử lý hoặc kết quả thì chúng tôi mới liên hệ.
Kiên Trung
123.
Gặp con gái tiến sĩ bị cán bộ Sở Ngoại vụ HN đánh
10/11/2016 03:09 GMT+7
- Gia đình TS Nguyễn Kh. đã làm việc với công an quận Hai Bà Trưng, đồng thời gửi đơn lên Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Liên quan vụ việc TS Kh. bị Phó giám đốc phụ trách Trung tâm dịch vụ đối ngoại, Sở Ngoại vụ Hà Nội tên là Hoàng hành hung hôm 5/11, chiều tối qua, con gái TS Nguyễn Kh. đã có trao đổi với VietNamNet.
Chị M. cho biết: “Gia đình chúng tôi đã làm việc với công an quận Hai Bà Trưng, đồng thời gửi đơn lên Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị làm rõ sự việc”.
Đoạn đường TS Nguyễn Kh. tập thể dục |
Chị M. chia sẻ: “Chúng tôi chỉ là những người dân bình thường, không mong muốn việc không hay xảy đến. Bố tôi đã cao tuổi, phận làm con cái cũng cảm thấy buồn. Giờ xử lý thế nào thì gia đình hoàn toàn đi theo đúng trình tự pháp luật, ai sai phải chịu trách nhiệm”.
Kể lại sự việc hôm xảy ra vụ hành hung, chị M. cho hay: Bố tôi đi bộ thể dục trên đường Trần Đại Nghĩa qua ngã ba Trần Đại Nghĩa và ngõ 30 Tạ Quang Bửu (khu tập thể ĐH Bách khoa Hà Nội) thì bị một cô gái đi xe máy trái chiều thúc ngã.
"Rất may là do đi trái chiều với tốc độ chậm nên cú va chạm không mạnh khiến bố tôi và cô gái chỉ bị xây xát nhẹ" - lời chị M. Trong khi cả hai bên chưa kịp phản ứng gì thì một thanh niên đi ô tô phía sau nhảy xuống đấm túi bụi, trực diện vào mặt bố tôi một cách dã man, khiến ông phải nhập viện.
Chia sẻ về tâm lý hiện tại của ông Kh, chị M. nói: “Bố tôi hiện đang rất sốc trước sự việc xảy đến với bản thân. Gia đình đã cố gắng động viên để bố tôi ổn định tâm lý, cuộc sống gia đình hiện đang bị xáo trộn nghiêm trọng”.
"Về sức khỏe, bố tôi bị huyết áp cao nhiều năm nay nên gặp sự việc bất ngờ như vậy đã ảnh hưởng rất lớn" - chị M. lo lắng.
Chị bày tỏ nguyện vọng và quan điểm của gia đình: “Quan điểm của gia đình tôi là dừng lại ngay khi bố tôi bị đánh. Nhưng sự việc đã như thế này thì việc giải quyết vượt ngoài phạm vi của gia đình" - chị M. nói.
"Chúng tôi mong muốn sự vào cuộc của các cơ quan chức năng sẽ trả lại danh dự cho bố tôi và cho gia đình. Hơn nữa, lúc này điều gì tốt cho sức khỏe của bố chúng tôi sẽ cũng cố gắng thực hiện".
Chị cho hay: Cá nhân tôi không đặt nặng người hành hung bố tôi là ai, làm việc ở đâu. Điều tôi mong muốn là điều sai trái phải được làm rõ.
“Trước mắt, gia đình sẽ làm đúng quy trình theo trình tự của pháp luật, đồng thời đưa bố tôi đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để ổn định tâm lý” - chị M. chia sẻ.
Nhị Tiến - Đoàn Bổng
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/gap-con-gai-tien-si-bi-can-bo-so-ngoai-vu-hn-danh-338883.html
Sở Ngoại vụ HN họp khẩn vụ cán bộ đánh tiến sĩ
09/11/2016 13:25 GMT+7
- Giám đốc Sở Ngoại vụ Hà Nội khẳng định việc ông Hoàng hành hung TS Nguyễn Kh là không thể chấp nhận được. Sở đã họp khẩn.
Người hành hung TS Nguyễn Kh, từng giảng dạy tại ĐH Bách khoa Hà Nội, hôm 5/11 khi ông đi tập thể dục, tên là Hoàng, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm dịch vụ đối ngoại.
Trụ sở Sở Ngoại vụ Hà Nội |
Trả lời VietNamNet sáng nay, ông Phạm Vinh Quang - Giám đốc Sở Ngoại vụ Hà Nội cho hay Ban Giám đốc Sở đã họp khẩn, xác định đây là sự việc hết sức nghiêm trọng.
Lãnh đạo Sở yêu cầu liên hệ ngay với ông Hoàng để nắm tình hình, yêu cầu ông này báo cáo, giải trình về sự việc một cách rõ ràng trong thời gian sớm nhất.
Cũng theo ông Quang, tối qua, Sở đã báo cáo lãnh đạo TP Hà Nội về vụ việc. Phía Công an Hà Nội cũng đã liên lạc với Sở để nắm thông tin.
“Đây là sự việc hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng tới uy tín về mặt hình ảnh cán bộ của thành phố. Đây là hành vi không thể chấp nhận được", ông Quang khẳng định.
Được biết, ông Hoàng là Phó giám đốc phụ trách Trung tâm dịch vụ đối ngoại - đơn vị sự nghiệp của Sở Ngoại vụ. Tuy nhiên, từ tháng 9/2016, UBND TP Hà Nội đã có quyết định bỏ tên trung tâm này, trung tâm không còn trực thuộc Sở Ngoại vụ mà sáp nhập vào Trung tâm Xúc tiến đầu tư du lịch TP.
Hoàng Sang
Binh Nguyen
Bố mình, cựu giảng viên trường ĐH Bách Khoa, đã gần 80 tuổi mà còn bị một công chức nhà nước vô cớ hành hung khi đi tập thể dục. Bố mình đang đi bộ thì bị 1 người phụ nữ đi xe máy trái làn đường đâm cho ngã xuống. Khi bố đang lúi húi gượng đứng dậy thì chồng của phụ nữ đó đi ô tô vừa tới, ngay lập tức lao xuống đấm vào mặt bố mình mà không thèm hỏi han xem sự tình là như thế nào. Hậu quả là bố bị rách khoang miệng mất rất nhiều máu, tăng huyết áp và phải cấp cứu vào bệnh viện Y Hà Nội.
Bố mẹ mình là những người nhân hậu, luôn thương người và quan tâm giúp đỡ người khác. Vì vậy, ngay cả khi bị hại, bố cũng muốn kẻ côn đồ kia bị trừng trị theo pháp luật, nhưng không muốn hắn bị cả xã hội chửi bới để trừ cho hắn con đường sống. Chính vì vậy mà lúc đầu bố không cho tiết lộ danh tính và hình ảnh của hắn. Vậy mà hắn không có lấy 1 hành động nhỏ hối cải. Sau khi hành hung bố mình, do máu của bố ra quá nhiều và trước sự phẫn nộ của người dân xung quanh, hắn đành chở bố mình vào bệnh viện, nhưng vợ chồng hắn nhanh chóng bỏ đi, bỏ mặc bố mình ở đó, miệng thì sưng rách và huyết áp thì tăng cao. May có anh rể mình vào viện kịp thời nộp tiền để chữa trị cho bố, nếu không thì không biết bố còn mất bao nhiêu máu (bố mình đi tập thể dục nên không mang theo tiền).
Cho đến thời điểm này, vợ chồng hắn chưa có 1 lời hỏi thăm, xin lỗi bố mình dù chỉ qua điện thoại. Thay vào đó, hắn dành thời gian đi chạy chọt và doạ nạt báo chí không cho phản ánh sự thật (đây là việc mình nghe được từ phía báo chí, nhưng do thông tin không chính thống nên chỉ mang tính tham khảo). Cũng may vẫn có những báo vẫn kiên định không chịu gỡ bài.
Trước hành động côn đồ và thái độ lộng hành như vậy, gia đình mình quyết định không dung thứ cho loại côn đồ, bất lương như vậy nữa. Chiều ngày 8/11, gia đình mình đã làm việc với công an phường Bách Khoa và Quận Hai Bà Trưng, yêu cầu khởi tố hình sự hành vi côn đồ vô cớ tấn công người cao tuổi. Đồng thời, gia đình yêu cầu giám định thương tích. Mình rất mong các cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm vụ việc này, không chỉ để giải toả nỗi oan ức, phẫn nộ cho gia đình mình mà còn giúp làm trong sạch xã hội và tránh những vụ việc tương tự xảy ra.
Những ngày qua, cộng đồng mạng đã phẫn nộ truy tìm tung tích của tên côn đồ và đã tìm ra thông tin đầy đủ của hắn là:
NGUYỄN ĐỨC HOÀNG
Sinh ngày: 18/11/1977
SĐT: 091 5181177
Chức vụ: Phó giám đốc phụ trách TT dịch vụ Đối Ngoại, Sở Ngoại vụ Hà Nội.
Gia đình mình đối chiếu với tên, tuổi và hình ảnh đi kèm với những thông tin trên thì thấy trùng khớp với tên côn đồ đã hành hung bố mình. Rất mong các cơ quan chức năng, báo chí xác minh và công khai danh tính của tên côn đồ này trên phương tiện truyền thông đại chúng để hắn bỏ cái thói lộng hành, hống hách đi.
Mình vốn không muốn đưa việc gia đình ra public, nhưng sự việc này không còn là vấn đề của riêng gia đình mình mà còn là vấn đề của xã hội khi đạo đức của một người cán bộ, lãnh đạo như tên Hoàng xuống cấp và gây nguy hại cho người dân thường như vậy. Vì vậy, hôm nay mình quyết định chia sẻ sự việc này mà mong mọi người cùng chia sẻ, lên án hành động côn đồ của tên Hoàng.
Mình xin phép không post ảnh bố mình bị thương lên đây vì mỗi lần nhìn thấy mình rất xót xa và phẫn nộ. Tuy nhiên, mình đăng ảnh tên Nguyễn Đức Hoàng (do cộng đồng mạng chia sẻ) ở đây để mọi người nhận mặt tên côn đồ là con sâu hại xã hội.
Thay mặt gia đình, xin cảm ơn sự quan tâm và chia sẻ của mọi người!
Bình Nguyễn
https://www.facebook.com/profile.php?id=100000409339750&hc_ref=NEWSFEED&fref=nf
121.
Vụ ông Vũ Huy Hoàng: Sẽ rất nguy hiểm nếu chỉ là điển hình
07/11/2016 14:08 GMT+7
- Bên lề QH sáng nay, ông Dương Trung Quốc cho rằng việc xử lý kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng sẽ rất nguy hiểm nếu chỉ làm trường hợp này mà không làm trường hợp khác.
Quốc hội, Chính phủ đang thực hiện quy trình để xử lý kỷ luật hành chính đối với ông Vũ Huy Hoàng, nhưng đây là trường hợp chưa có tiền lệ. Ý kiến của ông về vấn đề này?
- Việc xử lý trách nhiệm kể cả người về hưu, nhất là đối với cán bộ cấp cao tôi cũng như toàn bộ người dân đều hoan nghênh, nhưng cách làm như thế nào thì phải đúng luật.
Có thể có một số ngoại lệ để bảo đảm tính răn đe, nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu chỉ là điển hình. Có nghĩa chỉ làm trường hợp này thôi mà không làm trường hợp khác nữa.
- Việc xử lý trách nhiệm kể cả người về hưu, nhất là đối với cán bộ cấp cao tôi cũng như toàn bộ người dân đều hoan nghênh, nhưng cách làm như thế nào thì phải đúng luật.
Có thể có một số ngoại lệ để bảo đảm tính răn đe, nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu chỉ là điển hình. Có nghĩa chỉ làm trường hợp này thôi mà không làm trường hợp khác nữa.
Nếu không, phải xây dựng thành hệ thống luật như việc cách chức một người đã hết chức từ lâu rồi thì để giải quyết vấn đề gì?
ĐB Dương Trung Quốc. Ảnh: Phạm Hải |
Điều tôi muốn nói nhiều hơn là làm sao ta phải xử được khi người ta đương quyền thì mới ngăn chặn được hậu quả.
Tôi cho rằng, trong hoàn cảnh này nên coi đây là khởi động cho việc không phải là xử lý hậu quả mà ngăn chặn hệ quả tiêu cực.
Tại sao bây giờ lãnh đạo mới nhận thức ra
Có nghĩa việc giám sát quyền lực có vấn đề?
- Có vấn đề ở chính nhà lãnh đạo. Tại sao bây giờ các nhà lãnh đạo mới nhận thức ra.
Có nghĩa việc giám sát quyền lực có vấn đề?
- Có vấn đề ở chính nhà lãnh đạo. Tại sao bây giờ các nhà lãnh đạo mới nhận thức ra.
Thôi thì chậm còn hơn không làm, làm để hướng đến ngăn chặn, để bảo vệ cán bộ, bảo vệ uy tín, quan trọng hơn là bảo vệ được Đảng của dân.
Quốc hội khóa trước đã giám sát, bỏ phiếu tín nhiệm và tín nhiệm vẫn tốt - phải chăng việc giám sát của Quốc hội cũng chưa chặt chẽ?
- Vừa rồi tôi có phát biểu là dấu ấn của Quốc hội trong hoạt động Chính phủ ở đâu. Quốc hội nào có Chính phủ đấy.
Quốc hội khóa trước đã giám sát, bỏ phiếu tín nhiệm và tín nhiệm vẫn tốt - phải chăng việc giám sát của Quốc hội cũng chưa chặt chẽ?
- Vừa rồi tôi có phát biểu là dấu ấn của Quốc hội trong hoạt động Chính phủ ở đâu. Quốc hội nào có Chính phủ đấy.
Cái này phải soi vào trong những hạn chế của Chính phủ thì có cái nào của Quốc hội không, đặc biệt trong phương diện hệ thống luật pháp Quốc hội ban hành và giám sát.
Như chuyện nhà 8B Lê Trực, có ai không nhìn thấy đâu, nhưng chẳng ai biết cái gì ở trong cả. ĐBQH Hà Nội, hay như tôi sống ở HN cũng chẳng biết.
Cơ quan Chính phủ, thanh tra tôi không nói, nhưng cơ quan giám sát đâu. Cơ quan giám sát mà lỏng lẻo thì Chính phủ lạm quyền. Cho nên bất cứ điều gì cũng phải nhìn trong tổng thể, nhất là trong thiết chế của ta không phải tam quyền phân lập.
Về vụ ông Vũ Huy Hoàng thì điều quan trọng là đừng để xảy ra để phải giải quyết hậu quả. Để giải quyết hậu quả mang tính đặc thù, điển hình, chỉ làm một lần thì những với những người sai phạm đã về hưu khác thì có làm không?
Nếu không bắt đầu từ cái biển xanh của Trịnh Xuân Thanh thì có vấn đề Trịnh Xuân Thanh không? Không từ việc của Trịnh Xuân Thanh thì có vấn đề ông Vũ Huy Hoàng không?
Tôi rất ủng hộ những việc làm nghiêm khắc nhưng phải bài bản, trước hết phải tuân thủ luật pháp, đừng coi là điển hình, thì mới mang lại lòng tin của người dân.
Như chuyện nhà 8B Lê Trực, có ai không nhìn thấy đâu, nhưng chẳng ai biết cái gì ở trong cả. ĐBQH Hà Nội, hay như tôi sống ở HN cũng chẳng biết.
Cơ quan Chính phủ, thanh tra tôi không nói, nhưng cơ quan giám sát đâu. Cơ quan giám sát mà lỏng lẻo thì Chính phủ lạm quyền. Cho nên bất cứ điều gì cũng phải nhìn trong tổng thể, nhất là trong thiết chế của ta không phải tam quyền phân lập.
Về vụ ông Vũ Huy Hoàng thì điều quan trọng là đừng để xảy ra để phải giải quyết hậu quả. Để giải quyết hậu quả mang tính đặc thù, điển hình, chỉ làm một lần thì những với những người sai phạm đã về hưu khác thì có làm không?
Nếu không bắt đầu từ cái biển xanh của Trịnh Xuân Thanh thì có vấn đề Trịnh Xuân Thanh không? Không từ việc của Trịnh Xuân Thanh thì có vấn đề ông Vũ Huy Hoàng không?
Tôi rất ủng hộ những việc làm nghiêm khắc nhưng phải bài bản, trước hết phải tuân thủ luật pháp, đừng coi là điển hình, thì mới mang lại lòng tin của người dân.
Pháp luật không quy định người về hưu thì không xử lý
Có ý kiến cho rằng những vấn đề chưa quy định thì phải quy định để đưa ra Quốc hội xin ý kiến tại kỳ họp này để xử lý ông Vũ Huy Hoàng?
- Điều đó là đương nhiên. Phải xử lý chứ! Có ai nói là người về hưu thì không xử lý, có luật pháp nào quy định không xử lý đâu.
Vấn đề tôi băn khoăn ở đây là cách chức một người không còn chức. Ta hay trọng chữ nguyên. Tôn trọng người đi trước tôi cho là một đạo lý, nhưng chữ nguyên can thiệp vào đời sống xã hội nhiều quá.
Có ý kiến cho rằng những vấn đề chưa quy định thì phải quy định để đưa ra Quốc hội xin ý kiến tại kỳ họp này để xử lý ông Vũ Huy Hoàng?
- Điều đó là đương nhiên. Phải xử lý chứ! Có ai nói là người về hưu thì không xử lý, có luật pháp nào quy định không xử lý đâu.
Vấn đề tôi băn khoăn ở đây là cách chức một người không còn chức. Ta hay trọng chữ nguyên. Tôn trọng người đi trước tôi cho là một đạo lý, nhưng chữ nguyên can thiệp vào đời sống xã hội nhiều quá.
Cho nên, băn khoăn để nguyên bộ trưởng là một điều ghê gớm. Nguyên chỉ là nhắc lại một chuyện đã qua rồi. Nguyên là hoàn thành rồi, thôi thì mình đóng góp, tôn trọng nhưng tôn trọng ở một mức độ nào đấy thôi.
Có nhiều cơ chế giám sát, tập trung dân chủ nhưng chủ yếu áp dụng ở cấp thấp, như trường hợp của ông Vũ Huy Hoàng thì ai giám sát, thưa ông?
- Như trường hợp ông Vũ Huy Hoàng thì Thủ tướng phải chịu trách nhiệm về thành viên của mình. Đảng phải chịu trách nhiệm về Ủy viên Trung ương của mình.
Rút kinh nghiệm là ở chỗ ấy. Trừng trị người sai nhưng cũng phải rút kinh nghiệm những người góp phần để dung túng cho những cái sai đó.
Có nhiều cơ chế giám sát, tập trung dân chủ nhưng chủ yếu áp dụng ở cấp thấp, như trường hợp của ông Vũ Huy Hoàng thì ai giám sát, thưa ông?
- Như trường hợp ông Vũ Huy Hoàng thì Thủ tướng phải chịu trách nhiệm về thành viên của mình. Đảng phải chịu trách nhiệm về Ủy viên Trung ương của mình.
Rút kinh nghiệm là ở chỗ ấy. Trừng trị người sai nhưng cũng phải rút kinh nghiệm những người góp phần để dung túng cho những cái sai đó.
Thúy Hạnh
120.
TP - Ủy viên Hội đồng Thành viên (HĐTV), Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cho biết, việc bổ nhiệm ông Vũ Đình Duy làm thành viên HĐTV Vinachem hồi tháng 4/2016, do Bộ Công Thương có văn bản gửi xuống tập đoàn đề nghị thực hiện việc bổ nhiệm cán bộ.
Liên quan đến việc bổ nhiệm ông Vũ Đình Duy làm thành viên Hội đồng Thành viên (HĐTV) Tập đoàn Hóa chất Việt Nam hồi tháng 4/2016, trả lời câu hỏi trong buổi làm việc ngày 8/9/2016 với PV Tiền Phong, ông Ngô Mạnh Hoài, Ủy viên HĐTV, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cho biết, việc bổ nhiệm này là do Bộ Công Thương có văn bản gửi xuống tập đoàn đề nghị thực hiện việc bổ nhiệm cán bộ. Việc bổ nhiệm do trực tiếp Bộ trưởng Bộ Công Thương (ông Vũ Huy Hoàng-PV) trực tiếp quyết định.
Ông Hoài cũng cho biết, theo điều lệ của Vinachem, tập đoàn được phép có 7 thành viên thuộc HĐTV. Tại thời điểm ông Duy được điều động, bổ nhiệm về, tập đoàn mới có 6 người ở HĐTV. Sau khi nhận được văn bản của Bộ Công Thương, HĐTV tập đoàn đã họp và thống nhất sẽ bổ sung thêm một thành viên nữa. Sau cuộc họp này, tập đoàn làm văn bản phúc đáp Bộ Công Thương và sau đó thực hiện các quy trình tiếp nhận, bổ nhiệm thành viên HĐTV tập đoàn theo đúng quy định.
“Ông Vũ Đình Duy tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội hệ chính quy. Sau này ông Duy có thêm bằng Thạc sĩ và đến tháng 1/2016, ông Duy làm luận văn tiến sĩ về công nghệ hóa học. Ông Duy được HĐTV phân công theo dõi chuyên môn về khoa học công nghệ, kỹ thuật và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch HĐTV”, ông Hoài nói.
Trước câu hỏi của PV Tiền Phong về việc khi tiếp nhận về làm thành viên HĐTV, Tập đoàn Hóa chất có tìm hiểu, có thông tin gì về quá trình hoạt động trước đó của ông Duy và tại sao không từ chối tiếp nhận nếu thấy nhân sự không phù hợp, lãnh đạo Vinachem cho biết, chỉ nắm được hồ sơ của ông Duy về sau này khi thực hiện quy trình tiếp nhận. Việc bổ nhiệm nhân sự được Bộ điều động về nên tập đoàn buộc phải tiếp nhận. Đại diện Vinachem cũng không trả lời về việc tập đoàn vì sao không từ chối tiếp nhận hoặc có ý kiến với trường hợp của ông Vũ Đình Duy khi thấy việc bổ nhiệm này là không hợp lý.
“Về mặt chức vụ, khi đó ông Duy là chuyển ngang về tập đoàn. Do đây là cán bộ do Bộ giới thiệu về và đã có nhận xét, đánh giá của các bộ phận thuộc Bộ Công Thương nên tập đoàn tiếp nhận sau khi lấy ý kiến tại cuộc họp của HĐTV”, ông Hoài cho biết thêm.
119.
Ông Vũ Đình Duy vắng mặt tới 8/17 cuộc họp của Vinachem
07/11/2016 19:55 GMT+7
TTO - Đó là thông tin ban đầu được tổ công tác của Bộ Công Thương đưa ra sau khi làm việc với Tập đoàn Hóa chất VN (Vinachem) về trường hợp ông Vũ Đình Duy - thành viên Hội đồng thành viên vắng mặt nhiều ngày.
Ông Vũ Đình Duy lúc còn là Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc PVTEX - Nguồn: PVTEX |
Như phản ánh của Tuổi Trẻ, ông Vũ Đình Duy - thành viên Hội đồng thành viên Vinachem, nguyên Tổng giám đốc Công ty hóa dầu và xơ sợi Đình Vũ (PVTex) - chủ đầu tư dự án 7000 tỉ đồng đắp chiếu sau nhiều năm thua lỗ, xin nghỉ phép ra nước ngoài chữa bệnh mà chưa được sự đồng ý của Vinachem và Bộ Công Thương.
Vinachem nhận 3 đơn xin nghỉ phép của ông Duy
Tổ công tác của Bộ Công Thương cho biết, từ khi ông Vũ Đình Duy được bổ nhiệm Hội đồng thành viên Vinachem, Hội đồng thành viên tổ chức 17 cuộc họp, song ông Duy chỉ tham gia 9 và vắng mặt tới 8 cuộc họp.
Trong đó 1 cuộc họp ngày 22-6-2016 (trong biên bản nêu rõ đi công tác nước ngoài), 4 cuộc họp trong tháng 9 (biên bản nêu đi học lớp Quốc phòng đối tượng 1) và 3 cuộc họp từ ngày 2-10 đến nay.
Qua rà soát biên bản làm việc của Hội đồng thành viên (9 cuộc họp mà ông Duy có tham gia), Tổ công tác cho biết các ý kiến tham gia của ông Duy mới dừng ở mức độ nhất trí với các ý kiến của các thành viên khác.
Được biết, trước khi mất liên lạc, ông Duy không đến cơ quan làm việc từ ngày 24-10 đến nay, Vinachem đã nhận được 3 đơn đề tên ông Duy, trong đó 1 đơn (không đề ngày tháng) nhận ngày 25-10 xin nghỉ ốm từ ngày 26 đến 28-10.
Tiếp đó, ngày 31-10, ông Duy tiếp tục xin nghỉ phép 30 ngày kể từ 1-11 để đi khám bệnh tại nước ngoài. Đơn đề nghị cuối cùng đề ngày 2-11 xin nghỉ phép năm hoặc nghỉ việc không hưởng lương.
Vinachem cho biết đã liên lạc qua điện thoại với ông Duy nhưng không được và đã cử 2 tổ (ngày 25 và 28-10) đến tìm ông Duy tại các địa chỉ nơi ở hiện nay, địa chỉ hộ khẩu thường trú (trong tờ khai sơ yếu lý lịch) và địa chỉ mẹ của ông Duy nhưng đều không liên lạc được.
Hội đồng thành viên Tập đoàn đã họp ngày 27, 28, 31-10, sau đó mới báo cáo Bộ Công Thương.
Ngay sau khi làm việc với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tổ công tác đã làm việc với 2 Kiểm soát viên chuyên ngành tại Vinachem đề nghị mở cửa phòng làm việc của ông Vũ Đình Duy tại Tập đoàn nhưng không phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Yêu cầu xem xét việc chấp hành kỷ luật của ông Duy
Hiện Tổ công tác đang tập hợp dữ liệu để báo cáo Bộ trưởng xin phương án xử lý tiếp theo. Trước mắt, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có ý kiến chỉ đạo: yêu cầu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tiến hành xem xét làm rõ việc chấp hành kỷ luật lao động của ông Vũ Đình Duy theo quy định của pháp luật, báo cáo Bộ Công Thương xem xét tiến hành quy trình xử lý kỷ luật đối với ông Vũ Đình Duy.
Trước đó, ngày 4-11 Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh ký quyết định thành lập tổ kiểm tra công tác tổ chức cán bộ và thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng thành viên Vinachem.
Ông Duy được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam theo Quyết định số 1369 ngày 8-4-2016.
Ông Duy được Hội đồng thành viên Tập đoàn phân công trực tiếp các lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật - Công nghệ, an toàn lao động và môi trường, chất lượng sản phẩm, công tác định mức kỹ thuật và các nhiệm vụ, quyền hạn của Thành viên HĐTV theo quy định tại Quyết định số 139 ngày 16-5 của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam).
Về mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, Tập đoàn cho biết do ông Duy đến công tác tại Tập đoàn từ tháng 4-2016 nên chưa có đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của ông Duy, dự kiến hết năm 2016 mới có đánh giá hàng năm. Ông Duy là thành viên mới, hiện đang trong giai đoạn tìm hiểu, bước đầu làm quen với công việc nên mức độ hoàn thành nhiệm vụ ở mức trung bình.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161107/ong-vu-dinh-duy-vang-mat-toi-8-17-cuoc-hop-cua-vinachem/1215250.html
"
Thứ Sáu, ngày 04 tháng 11 năm 2016
Ngày 2 tháng 11 năm 2016, ban bí thư dưới sự chủ trì của Tổng Bí Thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đã ra quyết định cảnh cáo đảng và tước chức vụ bí thư ban cán sự đảng bộ công thương với ông Vũ Huy Hoàng, nguyên bộ trưởng vụ này.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chịu các hình thức kỷ luật này khi ông đã về hưu, chức vị bí thư ban cán sự đảng bộ Công Thương cũng đã do người khác phụ trách. Việc cách chức ở đây là cách chức trong quá khứ ông Hoàng từng dảm nhiệm.
Trước đó Nguyễn Phú Trọng đã dùng quyền TBT để ép đảng bộ bộ công thương đưa ra đề nghị kỷ luật Vũ Huy Hoàng. Nhưng việc bất thành, qua nhiều lần uỷ ban kiểm tra trung ương đảng đốc thúc, đảng uỷ bộ công thương vẫn không vượt quá bán phiếu đề nghị kỷ luật ông Hoàng. Tương tự như vụ Trịnh Xuân Thanh, ông Trọng sai uỷ ban kiểm tra trung ương ép đảng bộ Hâụ Giang kỷ luật ông Thanh, nhưng cũng không đạt được kết quả như ý.
Trong vụ Trịnh Xuân Thanh, ông Trọng đã phải muối mặt đứng ra chủ trì ban bí thư kỷ luật khai trừ đảng ông Trịnh Xuân Thanh, khi ông này đã có đơn ra khỏi đảng. Đến vụ Vũ Huy Hoàng, ông Trọng lại phải một lần nữa đứng ra triệu tập ban bí thư để cảnh cáo ông Hoàng về mặt đảng.
Qua việc này, cho thấy giá trị và uy tín của ông Trọng trong đảng suy giảm manh. Những việc lẽ ra cấp dưới ông có thể xử lý, nhưng họ đã từ chối và ông buộc phải đứng ra để làm. Nếu như đảng bộ tỉnh Hậu Giang, đảng bộ bộ công thương đề nghị kỷ luật ông Thanh và ông Hoàng, hẳn uy tín của Nguyễn Phú Trọng rất lớn, vì chủ trương kỷ luật những người này của ông Trọng được ủng hộ từ cơ sở. Thế nhưng việc các đảng bộ này từ chối, khiến ông Trọng đích thân xử lý, quyết định xử lý từ ông Trọng để lại điều tiếng trong dư luận ông Trọng là một tên độc tài cuồng dại, việc ông làm không ai muốn dính vào. Ngoại trừ một số vây cánh của ông ở bộ phận truyền thông, tuyên giáo cố gắng tô vẽ ông Trọng.
Về nguyên tắc đảng , không thể truy tố đảng viên. Muốn truy tố, khởi tố trước tiên đảng bộ phụ trách phải khai trừ đảng đối với đảng viên đó. Việc cảnh cáo ông Vũ Huy Hoàng, đồng nghĩa với việc không truy tố ông này trước pháp luật. Nếu ông Trọng muốn truy tố ông Hoàng, ông phải triệu tập ban bí thư một lần nữa để ra quyết định tước đảng tịch. Trường hợp này khó có thể xảy ra, vì ông Trọng đã triệu tập ban bí thư để xem xét kỷ luật với ông Hoàng. Thêm một lần nữa triệu tập để khai trừ tước đảng tịch với ông Hoàng, lúc đó Ban Bí Thư trở thành con rối đang làm những trò hề trong mắt dư luận nhân dân và các đảng viên đảng CSVN.
Không khai trừ đảng được ông Vũ Huy Hoàng, TBT Nguyễn Phú Trọng làm một điều chưa từng có , đó là việc tước chức vụ mà ông Hoàng đã không còn đảm nhiệm. Ông Trọng chọn một cách mang màu sắc phong kiến Trung Hoa pha lẫn bản chất cộng sản, đó là hướng sự căm giận của mình vào gia đình ông Vũ Huy Hoàng và vợ con.
Tờ báo Dân Trí, một tờ báo rất tích cực bám đuôi ông Trọng trong vụ tấn công Bộ Công Thương. Phóng viên Mạnh Quân của tờ báo này luôn bày tỏ sự cay cú thái quá với những đối tượng mà ông Trọng nhắm đến. Phóng viên Mạnh Quân từng háo hức soi mói về vợ con Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu, biệt thự của Trịnh Xuân Thanh đứng tên trên Tam Đảo thế nào. Vừa hôm qua phóng viên Mạnh Quân đưa ra stt trên trang Facebook cá nhân của mình ám chỉ vụ việc ông Hoàng còn dây dưa đến cả vợ con ông .
Về câu chuyện biệt thự của Trịnh Xuân Thanh ở Tam Đảo, các phóng viên Dân Trí huênh hoang như thể họ khám phá ra bí mật. Nhưng vụ việc này không được các báo khác hưởng ứng, sau đó nhanh chóng bị chìm đi. Sự thật biệt thự đó ông Trịnh Xuân Giới chỉ đứng tên đồng sở hữu với nhiều người khác, và ngôi biệt thự đó đã được sang từ trước khi bài báo này đưa tin. Chủ sở hữu là em một uỷ viên trung ương đảng đương chức, vốn là tay chân thân tín với ông Trọng.
Ông thứ trưởng bộ công an Lê Quý Vương đã trả lời báo chí về ngôi biệt thự này như sau.
Vừa qua một số báo phản ánh về biệt thự có liên quan tới Trịnh Xuân Thanh tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc), ông có thể cho biết thêm?
Cơ quan điều tra đang làm, phân tích rõ, bởi tài sản chung riêng hoặc bán đi rồi không thể kê biên được, chỉ kê biên tài sản của họ hoặc liên đới vụ án, chứ không thể kê biên lung tung được. Phải sòng phẳng như thế.
Những điều trên cho thấy nội bộ cộng sản khi đấu đá nhau sẽ không từ một thủ đoạn nào, thậm chí đến cả người thân, bố, mẹ, conm cháu đều là nạn nhân liên đới bị trừng phạt. Cũng trong bài trả lời báo chí trên, ông Vương đã hàm ý đe doạ gia đình Trịnh Xuân Thanh ở đoạn sau.
Ông Trịnh Xuân Thanh sinh ra trong gia đình đáng quý, có truyền thống, gây ra hậu quả như vậy cũng phải chịu trách nhiệm chứ không nên bỏ trốn. Bản thân cũng có quan hệ với gia đình, con cái, anh em.
Nhưng ông Vương cũng thú nhận, việc truy bắt Trịnh Xuân Thanh gần như là điều không thể. Bởi pháp luật ở mỗi nước khác nhau. Ngay cả một số nước có ký kết tương trợ pháp luật với Việt Nam cũng khó khăn vì yếu tố quyền con người ở các nước này. Hy vọng duy nhất để có được Trịnh Xuân Thanh là áp lực đe doạ đến gia đình, người thân. Mặt khác dỗ ngon ngọt Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, hứa hẹn sẽ khoan hồng.
Tóm lại chiến dịch đả hổ, diệt ruồi của Nguyễn Phú Trọng ở Bộ Công Thương tạm thời kết quả bây giờ khá ảm đạm. Đó là không truy tố được Vũ Huy Hoàng, không bắt được Trịnh Xuân Thanh và thêm một cú đòn giáng vào chiến dịch này của Nguyễn Phú Trọng là việc tổng giám đốc nhà máy sợi Đình Vũ của Bộ Công Thương, ông Vũ Đình Duy đã trốn thoát với lý do đi chữa bệnh ở nước ngoài, để lại món tiền thất thoát 7000 tỷ lại cho chiến dịch đả hổ, diệt ruồi oai của ông Trọng một sự nhục nhã nữa.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2016/11/canh-cao-vu-huy-hoang-truy-bat-trinh.html
117.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng xác nhận cựu Tổng giám đốc PVTex không còn ở Việt Nam sau khi mất liên lạc với cơ quan chủ quản, song chưa rõ cụ thể ông này đang ở đâu.
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/thu-truong-cong-thuong-chua-ro-ong-vu-dinh-duy-dang-o-nuoc-nao-3494604.html
116.
'Ông Vũ Huy Hoàng không còn đủ tiêu chuẩn người đảng viên'
05/11/2016 03:08 GMT+7
Ông Đỗ Văn Ân cho rằng, với những sai phạm, khuyết điểm nghiêm trọng, ông Vũ Huy Hoàng đã không còn đủ tiêu chuẩn là người đảng viên.
Như tin đã đưa, ngày 2/11, Ban Bí thư đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công thương trong thời gian 2011-2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Công thương.
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc
|
Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cho biết, so với đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trước đó, Ban Bí thư đã nâng mức kỷ luật đối với Ban cán sự đảng Bộ Công thương thời kỳ 2011-2016 từ khiển trách lên mức cảnh cáo và nâng mức kỷ luật cảnh cáo lên mức cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công thương giai đoạn 2011-2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng.
Quyết định kỷ luật trên thể hiện sự quyết liệt, nghiêm khắc đối với những vi phạm của cán bộ, đảng viên. “Việc cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công thương đối với ông Vũ Huy Hoàng khẳng định sự nghiêm minh của kỷ luật Đảng. Người nào vi phạm phải chịu trách nhiệm đến cùng và hình thức kỷ luật cũng không loại trừ những người đã nghỉ hưu, người chuyển công tác”, ông Phúc nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Trọng Phúc cũng cho rằng, khi khuyết định một hình thức kỷ luật đối với một cán bộ, đảng viên, nhất là những người có trọng trách, Trung ương đã cân nhắc rất kỹ. Việc kỷ luật không chỉ đối với bản thân những người chịu thi hành kỷ luật mà quan trọng hơn là giữ nghiêm kỷ luật Đảng, luật pháp của Nhà nước và còn có ý nghĩa giáo dục, răn đe đối với những người đương chức.
Ông Đỗ Văn Ân.
|
Đồng tình với quan điểm của ông Nguyễn Trọng Phúc, ông Đỗ Văn Ân, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ cũng cho rằng, mức độ kỷ luật đối với Ban cán sự đảng Bộ Công thương và ông Vũ Huy Hoàng bước đầu đã nghiêm khắc.
"Quyết định kỷ luật trên khẳng định một điều, về xử lý nội bộ, Đảng không phân biệt một ai, kể cả là đã về hưu nhưng nếu có sai phạm trong thời kỳ công tác thì cũng không có chuyện “hạ cánh an toàn” như lâu nay dư luận vẫn nghĩ”, ông Ân khẳng định.
Theo ông Đỗ Văn Ân, việc thông báo công khai hình thức kỷ luật như vậy có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe rất lớn đối với những cán bộ đương chức, đương quyền, những người đã nghỉ hưu đã và đang có những biểu hiện, hành động lợi dụng chức vụ, quyền hạn, mối quan hệ để cài cắm con em, người thân sai quy định vào những chức vụ trong các cơ quan Nhà nước.
Trước những vi phạm thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng ở Tổng công ty PVC, ông Đỗ Văn Ân cho rằng, cần xem xét trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng.
“Cơ quan nhà nước cần vào cuộc xem xét trách nhiệm của ông Vũ Huy Hoàng vi phạm luật Phòng, chống tham nhũng. Với những sai phạm, khuyết điểm nghiêm trọng như vậy, ông Vũ Huy Hoàng đã không còn đủ tiêu chuẩn là người đảng viên”, ông Ân nêu ý kiến.
Theo VOV
115.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng trước 10-11
TTO - Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ về việc xem xét xử lý kỷ luật về hành chánh đối với ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Ủy viên Ban cán sự đảng Chính phủ, thay mặt Ban cán sự đảng Chính phủ làm việc với Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước, Ban Công tác Đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan để thống nhất quy trình xử lý kỷ luật về hành chính đối với ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công thương, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương theo đúng ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư và các quy định của pháp luật, báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ trước ngày 10 - 11.
Trước đó, ngày 3 -11, Văn phòng Trung ương Đảng đã có văn bản thông báo ý kiến của Ban Bí thư về việc xem xét thi hành kỷ luật đối với ông Vũ Huy Hoàng.
Ông Trần Quốc Vượng trả lời báo chí - Ảnh: Viễn Sự |
Bên lề kỳ họp Quốc hội chiều 4-11, trao đổi với báo chí, ông Trần Quốc Vượng nói: “Bước tiếp theo sẽ làm theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Đảng thì Đảng đã xử lý thế nào thì chính quyền và đoàn thể phải xử lý tương ứng”.
Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương cũng khẳng định hình thức cách chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương trong giai đoạn đương nhiệm với ông Vũ Huy Hoàng là cao hơn hình thức cảnh cáo đề xuất trước đó.
Về ý kiến của một số cán bộ lão thành cho rằng cách chức về mặt Đảng với ông Vũ Huy Hoàng thì ông này chỉ là mất mát về danh dự, ông Trần Quốc Vượng nói: “Không đúng. Vì anh không thể trốn tránh được. Về pháp luật thì anh đã vi phạm trong lúc anh giữ chức vụ thì phải xử lý. Sau này người ta sẽ không nói ông Vũ Huy Hoàng giữ chức vụ Bí thư ban cán sự Đảng Bộ Công Thương ở giai đoạn ấy nữa”.
Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương cũng khẳng định là ông Vũ Huy Hoàng sẽ bị cắt tất cả các chế độ được hưởng kèm theo chức vụ đã bị cách chức. Ông Trần Quốc Vượng cũng thông tin đây không phải là lần đầu tiên trong Đảng thực hiện hình thức kỷ luật này mà lâu nay vẫn làm như thế.
Khi phóng viên đặt câu hỏi khi nào thì các cơ quan tư pháp sẽ vào cuộc điều tra vụ việc của ông Vũ Huy Hoàng, ông Trần Quốc Vượng nói đó là việc mà các cơ quan tư pháp sẽ làm, ông không thể trả lời được.
Từ vụ ông Vũ Huy Hoàng, ông Trần Văn Truyền... có những bổ nhiệm sai trái, hành vi sai trái khi còn đương nhiệm, vậy thì cơ chế nào giám sát những người có chức vụ khi họ đang đương chức? Ông Trần Quốc Vượng khẳng định:
“Tất cả các cơ chế giám sát thì chúng ta đều có thể làm được nếu tất cả mọi người đều làm đúng trách nhiệm của mình. Còn dĩ nhiên bây giờ sẽ tiếp tục hoàn thiện. Nhưng tất cả các cơ chế hiện có đều có thể làm được việc giám sát này”.
“Có thể là trong quá trình giám sát chưa đầy đủ, nhưng cơ chế giám sát của Đảng và Nhà nước lúc nào cũng có và chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện tiếp để nó đi theo cùng với quá trình phát triển” - Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương khẳng định.
Tinh thần của Đảng là như thế. Chúng ta xử lý không có vùng cấm. Bất cứ ai vi phạm đều xử lý, theo đúng quy định của Đảng, pháp luật và nhà nước. Vấn đề phải luôn thực hiện tinh thần giám sát về mặt xã hội, về mặt Đảng và Nhà Nước” - Ông Trần Quốc Vượng gút lại vấn đề.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161104/vu-ong-vu-huy-hoang-dang-xu-ly-the-nao-chinh-quyen-the-do/1213618.html
Không có vùng cấm trong xử lý vụ ông Vũ Huy Hoàng
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng cho rằng cần xử lý tương ứng vụ ông Vũ Huy Hoàng về mặt chính quyền và đoàn thể sau khi xử lý về mặt Đảng theo quy định của Đảng.
Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN
|
Bên lề Quốc hội chiều 4/11, ông Trần Quốc Vượng khẳng định, việc cho rằng cách chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công thương của ông Vũ Huy Hoàng nhiệm kỳ 2011 - 2016 chỉ mang ý nghĩa về mặt danh dự là không đúng. “Ở đây, anh không thể trốn tránh trách nhiệm, anh đã vi phạm trong lúc đang giữ chức vụ thì phải bị xử lý. Thì sau này người ta không nói anh giữ chức vụ Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công thương ở giai đoạn đó nữa... Và nếu như có chế độ kèm theo chức vụ đó thì sẽ không được hưởng nữa", ông Vượng chỉ rõ.
Trước câu hỏi cần có cơ chế như thế nào để giám sát những người ở chức vụ cao như ông Hoàng, để có thể phát hiện các sai phạm khi đang đương chức, ông Vượng cho hay tất cả các cơ chế giám sát hiện nay đều có thể làm được nếu như tất cả mọi người đều làm đúng trách nhiệm của mình. Dĩ nhiên, các cơ chế đó giờ phải tiếp tục hoàn thiện.
"Có thể do trong quá trình giám sát không thực hiện đầy đủ, còn cơ chế giám sát của Đảng, Nhà nước lúc nào cũng có và chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện tiếp để đi cùng với quá trình phát triển” – ông Vượng nói.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng cho biết thêm, tinh thần của Đảng là sẽ tiếp tục kiểm tra, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm, “xử lý không có vùng cấm, bất cứ ai vi phạm cũng phải xử lý, đúng theo tinh thần của Đảng, Nhà nước". Vấn đề quan trọng là phải thực hiện tinh thần giám sát, phải phát huy giám sát của xã hội, giám sát của nhà nước, giám sát của Đảng, nói như Tổng Bí thư là càng có quyền lực, càng phải giám sát.
http://baotintuc.vn/chinh-tri/khong-co-vung-cam-trong-xu-ly-vu-ong-vu-huy-hoang-20161104183224558.htm
114.
'Trịnh Xuân Thanh nên về nước đầu thú để hưởng khoan hồng'
04/11/2016 11:26 GMT+7
- Ông Trịnh Xuân Thanh sinh ra trong gia đình đáng quý, gây ra hậu quả cũng phải chịu trách nhiệm, không nên bỏ trốn - Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an trả lời báo chí bên hành lang QH sáng nay.
Thứ trưởng Vương nói: Nguyên tắc của điều tra là bí mật tới phút cuối.
Sau vụ Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài, phải hết sức chú ý bởi trong bối cảnh hiện nay công tác điều tra các vụ án kinh tế là rất khó khăn. Phải thực hiện dân chủ, công dân nào cũng có quyền cấp hộ chiếu, hộ chiếu phổ thông rất đơn giản, đi lại một số nước trong khu vực qua lại rất thuận lợi.
XEM CLIP:
Có dư luận nói có tài khoản nước ngoài, thẻ xanh, một số người có thẻ APEC có thể đi lại một số nước trong khu vực, nên cũng đặt ra chuyện hết sức khó khăn.
Còn quản lý xuất nhập cảnh thì chỉ quản lý công khai, xuất nhập cảnh qua biên giới, sân bay. Biên giới lại rất rộng, đường bộ, đường biển, tàu vận tải qua lại nữa, nên lợi dụng đi lại rất dễ dàng.
Công an không lấy tài liệu trên mạng làm tài liệu điều tra
Đối với những đối tượng thuộc tầm ngắm thì mình ngăn chặn thế nào?
Mình ngăn thế nào được. Bộ luật Hình sự nêu chỉ có tội khi tòa án có bản án, bản án có hiệu lực thi hành. Công an muốn bắt giữ người phải bắt quả tang, giữ khẩn cấp thì cũng phải báo cáo VKS phê chuẩn nên rất khó để điều tra.
Quản lý công dân qua hộ khẩu thì rất thông thoáng, đăng ký thường trú chỗ này lại tạm trú chỗ khác, đi làm đi ăn thế này thế khác. Bối cảnh như thế nên lực lượng công an gặp rất nhiều khó khăn, chỉ có đối tượng hình sự, có tiền án, nghi vấn vi phạm hình sự thì còn quản lý chặt chẽ được.
Còn đối tượng này đa phần cán bộ công chức, viên chức, đảng viên làm sao mà tiến hành biện pháp quản lý như nhà báo nêu được.
Vụ Giang Kim Đạt, Trịnh Xuân Thanh... thì việc ngăn chặn bỏ trốn gặp khó khăn?
Nói về rào cản có nhiều cái rất khó, ngay như luật pháp của VN và các nước cũng có quy định khác nhau.
Đối với VN, đây là tội danh vi phạm về bộ luật Hình sự nhưng ở nước khác lại quy định khác, nên tương trợ tư pháp hình sự của VN với các nước cũng khác nhau, trừ một số nước có tương trợ tư pháp còn thuận lợi nhưng họ cũng phải bảo vệ quyền con người nên phối hợp cũng có cái khó.
Trong công tác quản lý về xuất nhập cảnh cũng còn những bất cập.
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an |
Tội phạm kinh tế có quá trình điều tra dài nhưng quá trình ấy không có biện pháp?
Giang Kim Đạt là trường hợp điển hình, nhưng khi trốn thì lực lượng công an tiến hành biện pháp truy tìm, bắt Giang Kim Đạt không phải dễ dàng gì, đã đi qua vài ba nước, bắt ở nước giáp ranh với mình.
Vậy Trịnh Xuân Thanh đi qua nước nào thì ta cũng phải nắm được?
Nếu nói với các nhà báo thế này thì tôi thành tiết lộ bí mật điều tra mất.
Thông tin về Trịnh Xuân Thanh có gì mới khi trên mạng cùng xuất hiện nhiều thông tin liên quan tới ông này?
Về mặt chứng cứ, công an không lấy tài liệu trên mạng làm tài liệu điều tra. Đó là thông tin tham khảo để phục vụ nhiệm vụ.
Khó mà lẩn trốn
Phải chăng việc bắt giữ khó khăn?
Tất nhiên khó khăn, việc bắt đối tượng ở nước ngoài đâu có dễ. Quan hệ VN và Đức tương đối tốt. Nói chung với các nước, trong lĩnh vực thực thi pháp luật cơ bản là tốt.
Quan điểm với tội phạm nghiêm trọng, dù có tốn thời gian vẫn phải dẫn độ về phải không, thưa ông?
Tôi xin nói rằng bộ luật Hình sự quy định rất rõ, nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, thời hiệu của lệnh truy nã, bỏ trốn vô thời hiệu, không có thời gian kết thúc, truy đến cùng.
Đối với Trịnh Xuân Thanh, đây là trường hợp truy đến cùng, không có thời hiệu. Trịnh Xuân Thanh nên về nước đầu thú để hưởng lượng khoan hồng của pháp luật, đó cũng là bản lĩnh của con người, dám làm dám chịu.
Ông Trịnh Xuân Thanh sinh ra trong gia đình đáng quý, có truyền thống, gây ra hậu quả như vậy cũng phải chịu trách nhiệm chứ không nên bỏ trốn. Bản thân cũng có quan hệ với gia đình, con cái, anh em.
Luật pháp VN lượng khoan hồng rất lớn, quan điểm của con người VN rất nhân đạo, truyền thống dân tộc đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại. Tôi nói là khó mà lẩn trốn được.
XEM CLIP:
Vụ Trịnh Xuân Thanh có thể đóng vụ án để đưa ra khởi tố sớm?
Tùy theo nội dung vụ án, tùy chứng cớ, tội tới đâu, mức độ tới đâu, điều tra tới đâu xử tới đây, còn có thể xem xét tiếp. Đây là vụ án trọng điểm cần làm thấu đáo, có đúng 3.300 tỷ đồng không, cá nhân các đối tượng có sai phạm như thế nào, trước mắt là cố ý làm trái rồi, nhưng có tham ô, tư lợi không phải làm rõ.
Đối với những người vừa bị khởi tố có phong tỏa tài sản?
Theo quy định, phải kiểm tra, phong tỏa, có thể tài sản của họ có thể có liên đới. Tài sản ở nước ngoài phải xác minh.
Vừa qua một số báo phản ánh về biệt thự có liên quan tới Trịnh Xuân Thanh tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc), ông có thể cho biết thêm?
Cơ quan điều tra đang làm, phân tích rõ, bởi tài sản chung riêng hoặc bán đi rồi không thể kê biên được, chỉ kê biên tài sản của họ hoặc liên đới vụ án, chứ không thể kê biên lung tung được. Phải sòng phẳng như thế.
Liên quan việc ông Vũ Đình Duy - ủy viên HĐTV tập đoàn Hóa chất Việt Nam xin nghỉ ra nước ngoài chữa bệnh, Thứ trưởng Vương cho biết, ông chưa biết trường hợp cán bộ Bộ Công thương là thế nào.
"Nhưng về nguyên tắc, cán bộ có bệnh thì phải đi chữa. Tôi chưa biết chính xác, Bộ Công an chưa nhận được thông báo gì hết", ông Vương nói.
Theo ông, trước thời điểm có thể đề xuất một số biện pháp, nhưng việc chưa chứng minh người ta phạm tội, chưa bị phát sinh về mặt tố tụng thì không thể nói lý do này lý do kia để cấm được.
|
Hồng Nhì
113.
Đi xúc tiến bỏ trốn sáng Đức: Bộ Công thương không liên quan?
04/11/2016 09:19 GMT+7
Bộ Công Thương cho hay trong công hàm gửi Đại sứ quán Đức có danh sách chính thức của đoàn và 3 cá nhân không được duyệt cũng tham gia xúc tiến. Họ phải tự chịu trách nhiệm về chuyến công tác của mình (nếu có).
Trước phản ánh của báo chí về việc “có sự lợi dụng đoàn xúc tiến thương mạitrốn sang Đức”, Bộ Công Thương vừa lên tiếng chính thức.
Bộ Công Thương cho hay, theo kế hoạch xúc tiến thương mại năm 2015 tại Đức và Ba Lan, Vụ Thị trường châu Âu đã đăng thông tin mời các doanh nghiệp tham gia.
Đến ngày 29/10/2015, có 19 doanh nghiệp đăng ký theo thư mời tham gia Đoàn xúc tiến thương mại.
Trịnh Xuân Thanh đã được cho là bỏ trốn ra nước ngoài khi bị cơ quan pháp luật xem xét xử lý |
Trong quá trình triển khai, Bộ đã chỉ đạo rà soát trên tinh thần tiết kiệm và hiệu quả. Do vậy, Vụ Thị trường châu Âu rà soát lại và chỉ đồng ý 16 doanh nghiệp. Bộ đã ban hành Quyết định ngày 13/11/2015 thành lập đoàn xúc tiến thương mại.
Ngày 16/11/2015, lãnh đạo Vụ Thị trường châu Âu đã ký công hàm gửi Đại sứ quán Đức tại Hà Nội thông báo danh sách chính thức của Đoàn và 3 cá nhân không được duyệt tham gia Đoàn phải tự chịu trách nhiệm về chuyến công tác của mình (nếu có). Công hàm này được chuyển trực tiếp tới Đại sứ quán Đức trước khi phía Đức cấp visa.
Bộ Công Thương khẳng định: Quyết định thành lập Đoàn xúc tiến thương mại tại Đức và Ba Lan không có tên các cá nhân được cho là lợi dụng đoàn xúc tiến thương mại trốn sang Đức như đã được đề cập trên báo chí.
“Đoàn xúc tiến thương mại đã hợp tác đầy đủ và cung cấp các thông tin liên quan cho cơ quan công an khẳng định đoàn không liên quan đến việc các cá nhân trốn ở lại”, Bộ Công Thương cho biết.
Lương Bằng
112.
Công chức ma, hưởng lương không làm việc, chỉ muốn làm quan
(GDVN) - Ông Đỗ Văn Đương: "Hiện nay nhiều người đi học nghề lãnh đạo quá. Làm lãnh đạo để chỉ tay năm ngón, thậm chí còn chỉ Đông, Tây, Nam, Bắc...".
Tiền nhân đã dạy: "Khôn thì sống, mống thì chết"Bệnh thích hoành tráng, thèm ngân sách đang làm khổ dânKhông được vay vốn để... ăn, chia
Cuối giờ chiều nay tại nghị trường Quốc hội, Đại biểu Đỗ Văn Đương - Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã có 7 phút phát biểu với nhiều lời "gan ruột", thẳng thắn, hẳn là những ai thực tâm trăn trở với những khó khăn của nước nhà sẽ cảm thấy rất hài lòng.
Ông Đương nêu thí dụ ở Nhật Bản có một tỉnh thuần nông nghiệp, năng suất nông nghiệp cao gấp 150 lần năng suất của ta. Do vậy, tổng thu của địa phương này một năm bằng tổng thu địa phương của cả Việt Nam cộng lại.
"Sao không sang đấy mà học, có công nghệ gì tốt thì mua về mà áp dụng, nếu cần thì mời họ vào mà hợp tác, đừng có nghiên cứu gì cả mất thời gian. Từ đó phải thay đổi nhận thức hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa trong nông nghiệp, giống như khoán 10 trước đây, tức là phải có đột phá trong nông nghiệp", ông Đương nói.
Ông Đỗ Văn Đương - Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Ảnh: TTBC. |
Đề cập tới các biện pháp chống thất thu, ông Đỗ Văn Đương nêu ra bốn vấn đề cụ thể:
Thứ nhất, Chính phủ cần chỉ đạo các địa phương làm quyết liệt chống thất thu thuế, gian lận thuế, trốn thuế. Nếu làm tốt chỗ này sẽ thu được vài chục nghìn tỷ.
Thứ hai, đề nghị Thủ tướng ra chỉ thị năm 2015 giảm 5-10% chi hội thảo, hội nghị, đi công tác nước ngoài… dẫn tới tiết nghiệm được vài chục nghìn tỷ.
Thứ ba, giảm bớt bộ máy hành chính và cả các tổ chức đoàn thể.
"Tới đây thông qua Luật tổ chức Chính phủ thì tôi đề nghị thu gọn bộ máy hoạt động thì mới tinh giản biên chế được. Tới năm 2020 mới giảm được 100 nghìn thì không thấm tháp gì so với 2,8 triệu công chức, mà nhiều người nói rằng khoảng 1/3 vô dụng, sáng cắp ô đi tối cắp ô về. Đây là công chức ma, ăn lương không làm việc rồi bóc lột dân. Dân không chịu đâu", ông Đương nhấn mạnh.
Nổi tiếng là một trong số ít các Đại biểu Quốc hội luôn có những phát ngôn mạnh mẽ, ông Đương nói thẳng rằng, luật thì có rồi nhưng phải cắt bớt lãnh đạo đi: "Hiện nay nhiều người đi học nghề lãnh đạo quá. Mà nếu như nhiều lãnh đạo thế thì chỉ tay năm ngón, thậm chí còn chỉ Đông, Tây, Nam, Bắc. Phấn đấu thành người công chức tận tụy thì ít, nhưng mà ngước lên phấn đấu làm lãnh đạo thì nhiều quá. Dân người ta kêu lắm. Đề nghị Quốc hội xem lại chỗ này, vừa là để chống lãng phí, và cũng là để tìm ra được trung thần tận tụy với sự phát triển của đất nước".
Vấn đề thứ tư Đại biểu Đỗ Văn Đương đề cập là phải đổi mới nhận thức về phòng chống tham nhũng, tức là địa phương nào phát hiện nhiều tham nhũng thì phải khen ngợi, cất nhắc đề bạt người đứng đầu địa phương đó. Còn địa phương nào không phát hiện ra tham nhũng mà khi kiểm tra phát hiện ra nhiều thì kỷ luật người đứng đầu.
"Phải làm sao để công tác sau thanh tra, kiểm tra cần phải áp dụng cơ chế đặc biệt để thu hồi triệt để tài sản sai phạm. Có lẽ chỗ này cũng sẽ thu về thêm được vài chục nghìn tỷ nữa", ông Đương nói.
Ở kỳ họp trước, ông Đỗ Văn Đương từng đề nghị Chính phủ nên có nghị quyết chuyên đề về siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính và kỷ luật thu chi ngân sách, kể cả trung ương và địa phương. Cương quyết thu hồi các khoản chi sai mục đích, tổ chức kiểm điểm và truy cứu trách nhiệm người mắc sai phạm phải mạnh mẽ hơn trước. Thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng", nghiêm cấm mua xe công, hạn chế tối đa hội nghị, hội họp, lễ hội, giảm thiểu tối đa các đoàn ra nước ngoài.
Còn tại nghị trường chiều nay, ông Đương đề nghị: "Chính phủ phải công khai danh tính dự án nào, công trình nào lãng phí, dở dang để quy trách nhiệm xử lý, chứ cứ để thế này nói gì thì nói thì chỉ là sự rung động trong không khí. Nếu làm tốt chỗ này là hàng nghìn héc-ta, rồi hàng nghìn tỷ. Cộng tất cả các món tôi tham gia thế này thì có hàng trăm nghìn tỷ, quá đủ để tăng lương".
Đồng tình với quan điểm của một số đại biểu là đã lỡ hẹn tăng lương 2 năm, do đó không thể trì hoãn thêm và nhất là phải lo toan cho những người nghèo, thu nhập thấp.
Ông Đương bày tỏ: "Phải nhìn xuống dưới thương lấy cái người có hệ số lương thấp, từ ba phẩy trở xuống và những người về hưu trước năm 1993, người ta tham gia kháng chiến, sắp chết cả rồi. Thôi thì Quốc hội và Chính phủ dành tình cảm cho họ đi, bớt ăn đi... riêng cái chỗ cắt giảm 5-10% hội thảo, hội nghị là đủ".
http://giaoduc.net.vn/gdvn-post151747.gd
111.
Lương Kết Thứ Năm, ngày 03/11/2016 20:34 PM (GMT+7)
(Dân Việt) “Trường hợp cách chức đối với ông Vũ Huy Hoàng là cách đi giá trị về mặt chính trị, giá trị tinh thần” - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đảng Vũ Quốc Hùng cho biết.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.
Sau khi Ban Bí thư có quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương trong thời gian 2011 - 2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng - nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương, nhiều người đã thắc mắc đặt câu hỏi: Tại sao ông Vũ Huy Hoàng đã nghỉ hưu nhưng vẫn bị cách chức?Trao đổi với phóng viên, PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng - cho biết: Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đảng thì ông Vũ Huy Hoàng bị đề nghị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo. Tuy nhiên sau khi xem xét, Ban Bí thư đã nâng mức kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với ông Vũ Huy Hoàng. Còn Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương thời gian 2011 - 2016 bị cảnh cáo (trước bị đề nghị khiển trách).
“Việc làm này là thể hiện sự quyết liệt, nghiêm khắc đối với trước vi phạm của cán bộ, đảng viên, không có vùng cấm” - PGS Phúc nhận xét.
PGS Phúc cũng lý giải việc tại sao ông Vũ Huy Hoàng đã nghỉ hưu kể cả mặt Đảng và chính quyền, nhưng vẫn bị cách chức. “Việc cách chức này có nghĩa là không công nhận ông Vũ Huy Hoàng là Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương giai đoạn 2011 - 2016. Có thể hiểu là xóa bỏ chức vụ Bí thư của anh ở giai đoạn đó, sau này trong lý lịch anh không còn được khai chức vụ đó nữa” - PGS Phúc cho hay.
Ở một cách lý giải khác, ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư - nói: Cách chức trường hợp ông Vũ Huy Hoàng nghĩa là cách đi giá trị về mặt chính trị, giá trị tinh thần nên không phải cứ nghỉ hưu là không còn bị cách chức.
Theo Quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm của Ban Chấp hành T.Ư thì đảng viên vi phạm trước đây, nhưng sau khi chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm vẫn phải xem xét, kết luận; nếu vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì phải thi hành kỷ luật theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Các hình thức kỷ luật đảng viên vi phạm thực hiện theo đúng quy định của Điều lệ Đảng. Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
http://danviet.vn/tin-tuc/vi-sao-da-nghi-huu-nguyen-bo-truong-vu-huy-hoang-van-bi-cach-chuc-720460.html
Ban Bí thư kỷ luật cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
03/11/2016 18:38 GMT+7
- Ban Bí thư thống nhất 100% bằng phiếu kín quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công thương trong thời gian 2011-2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Công thương.
Hôm nay, tại trụ sở TƯ Đảng, Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để xem xét thi hành kỷ luật trong công tác cán bộ đối với Ban cán sự đảng Bộ Công thương và ông Vũ Huy Hoàng, nguyên ủy viên TƯ Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Công thương.
Sau khi xem xét báo cáo của của UB Kiểm tra TƯ, Ban Bí thư đã kết luận như sau:
1- Ban cán sự đảng Bộ Công thương trong thời gian từ 2011 - 2016 đã có các vi phạm, khuyết điểm sau:
Buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ và vi phạm quy chế làm việc của Ban cán sự đảng Bộ Công thương.
Ông Vũ Huy Hoàng |
Thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định của pháp luật trong việc thẩm định, đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng Lao động cho tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; chưa kịp thời, thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trực thuộc Bộ Công thương thực hiện công tác cán bộ theo phân cấp quản lý; để xảy ra vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ.
Các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Công thương đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Ban cán sự đảng Bộ Công thương, của lãnh đạo Bộ Công thương.
2- Nguyên ủy viên TƯ Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đã có các vi phạm, khuyết điểm như sau:
Chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Công thương.
Thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm con trai là Vũ Quang Hải làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; quyết định điều động và đề cử Vũ Quang Hải tham gia HĐQT tổng công ty Bia, Rượu, Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) để bầu làm thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc Sabeco, vi phạm quy định của Ban chấp hành TƯ về những điều đảng viên không được làm và quy định của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, vi phạm luật Phòng, chống tham nhũng, gây bức xúc trong xã hội.
Vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ trong một số trường hợp không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục, điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền, gây hậu quả nghiêm trọng.
Chỉ đạo và thực hiện không đúng quy chế làm việc của Ban cán sự đảng, quy định của pháp luật trong việc thẩm định, đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng Lao động cho PVC và khen thưởng huân chương Lao động hạng ba cho Hiệu trưởng trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM Đặng Vũ Ngoạn.
Buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra dẫn đến một số đơn vị trực thuộc Bộ Công thương thực hiện không đúng các quy định về tuyển dụng, tiếp nhận, đánh giá, bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ, để một số cán bộ vi phạm kỷ luật, bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra.
Những vi phạm, khuyết điểm nêu trên của Ban cán sự đảng Bộ Công thương và ông Vũ Huy Hoàng đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, của Bộ Công thương và cá nhân ông Vũ Huy Hoàng, gây bức xúc trong xã hội.
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ vi phạm; căn cứ Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng, Ban Bí thư thống nhất 100% bằng phiếu kín quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Ban cán sự đảng Bộ Công thương trong thời gian 2011 - 2016. Thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công thương trong thời gian 2011 - 2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng.
Ban Bí thư đề nghị Ban cán sự đảng Chính phủ phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về hành chính đối với ông Vũ Huy Hoàng bảo đảm đồng bộ, kịp thời với kỷ luật đảng theo quy định.
Thu Hằng
109.
Ông Vũ Đình Duy thời còn làm TGĐ PVTex
(Ngày Nay) - Liên quan đến Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) báo cáo Bộ Công thương về việc ông Vũ Đình Duy, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex), Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, có đơn xin phép đi chữa bệnh ở nước ngoài. Bộ Công thương có ý kiến chính thức như sau:
Bộ không chấp nhận đơn xin nghỉ đi chữa bệnh của ông Vũ Đình Duy.
Bộ đã chỉ đạo Vinachem triệu tập ông Vũ Đình Duy có mặt tại cơ quan để thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Vinachem có trách nhiệm xem xét chấp hành pháp luật của cán bộ tập đoàn và xử lý theo thẩm quyền và thủ tục đúng quy định của Nhà nước.
Trước đó trả lời tờ Dân Trí, ông Trần Hữu Linh, Chánh Văn phòng Bộ Công Thương xác nhận, ông Vũ Đình Duy, thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hoá chất (Vinachem) đã vắng mặt tại cơ quan nhiều ngày qua mà không có sự cho phép của lãnh đạo Tập đoàn.
Ông Vũ Đình Duy sinh năm 1975, có học vị Thạc sỹ Công nghệ hóa học. Ông Vũ Đình Duy được điều động và bổ nhiệm về Vinachem hồi giữa tháng 4/2016, chỉ một ngày trước khi Bộ Công Thương có Bộ trưởng mới thay ông Vũ Huy Hoàng.
Trước đó, ông giữ vị trí Phó Giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng trước khi được bổ nhiệm vị trí Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp thuộc Bộ Công Thương.
Trước khi về Sở Công Thương Hải Phòng và Bộ Công Thương, ông Duy từng giữ chức Tổng giám đốc Công ty CP Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVtex) từ ngày 15/7/2009 đến tháng 2/2014.
http://ngaynay.vn/xa-hoi/bo-cong-thuong-khong-chap-nhan-don-xin-nghi-phep-di-chua-benh-cua-nguyen-tgd-pvtex-31040.html
Ông Vũ Đình Duy, cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần hóa dầu và xơ sợi dầu khí (PVtex) nhiều ngày qua đã vắng mặt ở cơ quan mà không được sự cho phép của lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất.
Nguồn tin của Thanh Niên ngày 3.11 cho hay, ông Vũ Đình Duy, cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần hóa dầu và xơ sợi dầu khí- chủ đầu tư dự án xơ sợi Đình Vũ, hiện là thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất (Vinachem) đã không có mặt ở cơ quan nhiều ngày qua mà không được sự cho phép của lãnh đạo tập đoàn.
Theo một số nguồn tin tại Vinachem, ông Duy đã vắng mặt từ đầu tuần trước (khoảng ngày 24.10) và hai ngày sau đó thì có giấy xin phép nghỉ ốm hết tuần. "Tới ngày 31.10, ông Duy lại tiếp tục có giấy xin nghỉ, trong đó nói có thể phải đi chữa bệnh nước ngoài", nguồn tin này cho biết.
Một lãnh đạo của Tập đoàn Hóa chất xác nhận thông tin này và cho hay, từ ngày 2.11, sau nhiều lần liên lạc để yêu cầu ông Duy có mặt tại nhiệm sở nhưng bất thành, Tập đoàn đã chính thức có văn bản báo cáo với bộ Công thương. "Quan điểm của Tập đoàn là không đồng ý với việc ông Duy vắng mặt nhiều ngày mà chưa được phép", vị này bày tỏ.
Chiều cùng ngày, trả lời phóng viên Thanh Niên, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho biết đã nhận được báo cáo của Tập đoàn về sự việc và đã giao cho một thứ trưởng trực tiếp liên lạc với Vinachem để làm rõ thông tin. "Theo như tôi biết, việc nghỉ phép hay nghỉ ốm thì luật Lao động đã có quy định, nhưng việc vắng mặt mà không có sự chuẩn y của lãnh đạo cơ quan là vi phạm", Bộ trưởng nói.
http://thanhnien.vn/thoi-su/sau-trinh-xuan-thanh-cuu-tong-giam-doc-pvtex-lai-xin-di-nuoc-ngoai-chua-benh-761803.html
Thứ Năm, 03/11/2016 - 05:00
Lợi dụng đoàn xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương, trốn sang Đức
Dân trí Theo nguồn tin riêng của Dân trí, Bộ Công Thương hiện đang phải tập hợp tư liệu, báo cáo cho cơ quan chức năng về việc một số cá nhân lợi dụng chuyến đi của một đoàn "xúc tiến thương mại" của Bộ này ra nước ngoài để trốn sang Đức.
>> Tướng Phan Văn Vĩnh: Truy bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh
>> Biệt thự tuyệt đẹp trên đỉnh Tam Đảo và bóng dáng Trịnh Xuân Thanh
>> Trịnh Xuân Thanh đã bay sang châu Âu
Đã có một số cá nhân lợi dụng việc đi xúc tiến thương mại và đã trốn ở lại Cộng hoà liên bang Đức. (Ảnh: minh hoạ)
Cụ thể, cuối năm 2015, một đoàn công tác đi xúc tiến thương mại tại Ba Lan và Cộng hoà liên bang Đức (từ 17/11-23/11/2015) của Bộ Công Thương đã được tổ chức. Tuy nhiên, đã có một số cá nhân lợi dụng việc này, tham gia đoàn đi và đã trốn ở lại Cộng hoà liên bang Đức.
Vụ việc liên quan đến 3 cá nhân tên là P.Đ.V, N.T.Y.G và L.T.T, hiện chưa được xác định 3 người này là cán bộ, nhân viên của Bộ Công Thương hay người ngoài Bộ.
Điều đáng chú ý là trước đó, Bộ Công Thương đã có công văn số 567/2015/KV2, ban hành ngày 16/11/2015 gửi Đại sứ quán Cộng hoà liên bang Đức nói về việc 3 người trên sẽ "tự chịu trách nhiệm về chuyến công tác của mình (nếu có)".
Đây không phải là lần đầu tiên có chuyện cán bộ nhà nước đi nước ngoài rồi trốn ở lại không về nước.
Năm 2014, Dân trí cũng đã đưa tin, Sở Ngoại vụ thành phố Cần Thơ đã cho biết, ông Trần Ngọc Phi Long, Phó trưởng Phòng Hợp tác quốc tế của Sở này, khi được cử đi công tác tại Mỹ đã trốn ở lại quốc gia này. Sau đó, ông Long viết đơn xin nghỉ việc, gửi qua đường bưu điện về Sở Ngoại vụ nêu lý do: “Vì gia đình và sức khỏe".
Vụ việc "lùm xùm" tương tự gần nhất liên quan đến một cựu cán bộ của Bộ Công Thương chính là Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chánh văn phòng phụ trách, sau đó được bổ nhiệm làm Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Ban cán sự Đảng, Bộ Công Thương. Năm 2015, ông này sau đó được luân chuyển làm Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang.
Vừa qua, sau khi bị kiểm tra, phát hiện có những dấu hiệu vi phạm pháp luật, Trịnh Xuân Thanh đã bị đình chỉ các chức vụ: Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, bị kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng...Trong khi chờ xem xét, xử lý, ông này cũng đã bỏ trốn ra sang châu Âu và Bộ Công an đã phát lệnh truy nã quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa phát hiện được tung tích của Trịnh Xuân Thanh.
Riêng về vụ việc các cá nhân lợi dụng Đoàn xúc tiến thương mại đi Ba Lan, Đức mới nhất, Bộ Công Thương sẽ phải báo cáo cho cơ quan chức năng đầy đủ về quá trình tổ chức đoàn đi, danh sách đoàn, vì sao ban hành công văn số 567/2015/KV2, người ký...Bởi việc lợi dụng đoàn đi công tác, trốn ở lại nước ngoài như trên là có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Hà Anh
Đi xúc tiến thương mại, lợi dụng trốn sang Đức
03/11/2016 08:09 GMT+7
Bộ Công Thương đang tập hợp tư liệu, báo cáo cho cơ quan chức năng về việc một số cá nhân lợi dụng chuyến đi của một đoàn "xúc tiến thương mại" của Bộ này ra nước ngoài để trốn sang Đức.
Cụ thể, cuối năm 2015, một đoàn công tác đi xúc tiến thương mại tại Ba Lan và Cộng hoà liên bang Đức (từ 17/11-23/11/2015) của Bộ Công Thương đã được tổ chức. Tuy nhiên, đã có một số cá nhân được cho là đã lợi dụng việc này, trốn ở lại Cộng hoà liên bang Đức.
Vụ việc liên quan đến 3 cá nhân tên là P.Đ.V, N.T.Y.G và L.T.T, hiện nay, theo ông Trần Ngọc Quân, Vụ phó Vụ Châu Âu, Bộ Công Thương là doanh nghiệp bên ngoài Bộ.
Điều đáng chú ý là trước đó, Bộ Công Thương đã có công văn số 567/2015/KV2, ban hành ngày 16/11/2015 gửi Đại sứ quán Cộng hoà liên bang Đức nói về việc 3 người trên sẽ "tự chịu trách nhiệm về chuyến công tác của mình (nếu có)".
Cho đến nay, vẫn chưa rõ Trịnh Xuân Thanh, một cựu cán bộ của Bộ Công Thương, được ông Vũ Huy Hoàng nâng đỡ trốn sang nước nào và đi bằng con đường nào
|
Ông Trần Ngọc Quân cho biết, trước đây, Bộ có thông báo việc tổ chức đoàn đi. Nhưng 3 người trên không nằm trong danh sách, quyết định của đoàn này.
Cùng ngày, Bộ Công Thương cũng gửi văn bản Quyết định 12466/QĐ-BCT về tổ chức đoàn giao thương, xúc tiến thương mại tại Ba Lan và Đức thời gian trên. Trong danh sách đoàn đi kèm theo quyết định này không có 3 cá nhân trên.
Như vậy, có nhiều khả năng, những người trên đã lợi dụng việc thông báo tổ chức đoàn đi xúc tiến thương mại của Bộ này để đi sang Đức và ở lại.
Năm 2014, Sở Ngoại vụ thành phố Cần Thơ đã cho biết, ông Trần Ngọc Phi Long, Phó trưởng Phòng Hợp tác quốc tế của Sở này, khi được cử đi công tác tại Mỹ đã trốn ở lại quốc gia này. Sau đó, ông Long viết đơn xin nghỉ việc, gửi qua đường bưu điện về Sở Ngoại vụ nêu lý do: “Vì gia đình và sức khỏe".
Vụ việc "lùm xùm" tương tự gần nhất liên quan đến một cựu cán bộ của Bộ Công Thương chính là Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chánh văn phòng phụ trách, sau đó được bổ nhiệm làm Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Ban cán sự Đảng, Bộ Công Thương. Năm 2015, ông này sau đó được luân chuyển làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Vừa qua, sau khi bị kiểm tra, phát hiện có những dấu hiệu vi phạm pháp luật, Trịnh Xuân Thanh đã bị đình chỉ các chức vụ: Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, bị kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng...Trong khi chờ xem xét, xử lý, ông này cũng đã bỏ trốn ra sang châu Âu và Bộ Công an đã phát lệnh truy nã quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa phát hiện được tung tích của Trịnh Xuân Thanh.
Riêng về vụ việc các cá nhân lợi dụng Đoàn xúc tiến thương mại đi Ba Lan, Đức mới nhất, Bộ Công Thương sẽ phải báo cáo cho cơ quan chức năng đầy đủ về quá trình tổ chức đoàn đi, danh sách đoàn, vì sao ban hành công văn số 567/2015/KV2, người ký... Bởi việc lợi dụng đoàn đi công tác, trốn ở lại nước ngoài như trên là có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Theo Dân trí
107.
Một sở 44 lãnh đạo: Hải Dương không phải là duy nhất
02/11/2016 06:00 GMT+7
- Nhân chuyện một sở có 44 lãnh đạo, TS Lê Minh Thông chia sẻ với Góc nhìn thẳng rằng, Hải Dương không phải là nơi duy nhất. Nếu thanh tra nghiêm túc, sẽ còn thấy nhiều nơi lãnh đạo nhiều hơn nhân viên.
Tinh giản biên chế, cải cách bộ máy hành chính Nhà nước là chủ trương đã có từ lâu, nhưng hiệu quả ra sao vẫn còn là vấn đề đáng suy ngẫm. Gần đây, chúng ta lại thấy chuyện một sở có 46 biên chế thì tới 44 người là lãnh đạo, chỉ có 2 nhân viên, hay ở Thanh tra Chính phủ, Tổng Thanh tra trước khi về hưu đã bổ nhiệm cán bộ ồ ạt, rồi chuyện lãnh đạo sở y tế tỉnh nọ tuyển dụng một lúc vài trăm nhân sự...Tất cả những hiện tượng này đã đặt ra vấn đề cấp thiết về công tác cải cách tổ chức cán bộ theo đúng hướng tinh giản biên chế, tinh gọn và hiệu quả.
Để làm rõ hơn về câu chuyện này, chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet trao đổi với TS Lê Minh Thông, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội khoá XIII, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức, Ban Tổ chức Trung ương. Hiện nay, ông là trợ lý Chủ tịch Quốc hội.
Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:
Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, có lẽ ông cũng đã biết câu chuyện ở Sở LĐTB&XH ở tỉnh Hải Dương, một sở 46 biên chế nhưng chỉ có 2 nhân viên và tới 44 người là lãnh đạo. Nhiều ý kiến đã phê phán hiện tượng này.
Nhưng cũng lại có ý kiến cho rằng, với cơ cấu tổ chức ở sở này, 1 giám đốc, 2 phó giám đốc, gần chục phòng, với các trưởng phòng, phó phòng, cộng với các chức danh chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh nhiên.. thì số người làm lãnh đạo cũng lên tới 30. Như vậy, theo ông, bộ máy hành chính cồng kềnh như vậy có phải có phần lỗi ở công tác tổ chức bộ máy hành chính của chúng ta hay còn vì lý do gì?
TS Lê Minh Thông: Đúng là lâu nay, chúng ta rất băn khoăn về câu chuyện ở Hải Dương. Có thể, chẳng cần phải bàn luận nhiều, ai cũng thấy rằng, đó là câu chuyện không bình thường trong một bộ máy hành chính Nhà nước.
Tôi cho rằng, nó không phải chỉ có 1 nguyên nhân do lãnh đạo ở Sở đó tuỳ tiện bổ nhiệm mà là hiện tượng của nhiều nguyên nhân, trong đó, có một nguyên nhân cấu trúc tổ chức bộ máy quản lý hành chính của chúng ta có vấn đề không ổn. Thứ hai là việc phân công chức năng, nhiệm vụ, chức trách trong nội bộ từng cơ quan, giữa các cơ quan với nhau có vấn đề không ổn.
Thứ ba là trách nhiệm và thẩm quyền của người đứng đầu cũng không ổn. Nhiều cái không ổn trong tổ chức bộ máy hành chính của chúng ta đã tạo nên những hiện tượng bất bình thường như vậy.
Tôi nghĩ rằng, Hải Dương không phải là nơi duy nhất có hiện tượng như vậy. Chỉ có điều, chúng ta chưa phát hiện ra mà thôi. Nếu đi nghiên cứu kỹ, nếu thực hiện nghiêm túc công tác thanh tra công vụ thì chắc chắn rằng, còn đâu đó cũng có hiện tượng quan chức nhiều hơn nhân viên và Hải Dương không phải là trường hợp đơn độc.
Nhà báo Phạm Huyền:Thưa ông, không chỉ bổ nhiệm nhiều các chức danh chính thức, gần đây, một số cơ quan ban ngành hiện nay còn có những trường hợp bổ nhiệm cấp bậc nhưng không chịu trách nhiệm làm lãnh đạo, như hàm vụ trưởng, hàm vụ phó... nhưng công việc thực chất như chuyên viên.
Điều này không những làm tăng chi phí từ ngân sách mà còn gây điều tiếng nhiều trong nhân dân, ông thấy đây là việc làm đúng quy định hay tùy tiện?
TS Lê Minh Thông: Tôi nhớ tại diễn đàn Quốc hội, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng đã có giải thích, giải trình trước Quốc hội là không có văn bản pháp luật nào quy định các cơ quan tổ chức có chức vụ "hàm".
TS Lê Minh Thông |
Nhưng có một nhu cầu thực tiễn là, nhiều cơ quan, đặc biệt là cơ quan trung ương khi xuống địa phương làm việc, để dễ làm việc, người ta trao cho ông một chức danh cụ thể để dễ tiếp cận, dễ được tôn trọng. Từ chuyện đó, cơ quan này làm được rồi cơ quan khác làm được nên trở thành hiện tượng phổ biến.
Và tôi cho rằng, xét trên phương diện quản lý hành chính thì đó cũng là chuyện không bình thường.
Ở đây, chúng ta có sự lẫn lộn giữa ngạch hành chính và chức vụ hành chính. Nếu không trao chức vụ hành chính thì dường như khó xử lý công việc. Đây là vấn đề cần phải thay đổi.
Chừng nào, chúng ta thiết kế một mô hình tổ chức bộ máy, trong đó, mỗi người có một việc cụ thể của mình, có trách nhiệm quyền hạn cụ thể của mình mà không cần thiết người đó phải nắm giữ vị trí lãnh đạo thì lúc đó, chúng ta sẽ có bộ máy tinh giản, hoạt động thông suất.
Nhà báo Phạm Huyền: Năm nào chúng ta cũng đề cập đến việc tinh giản biên chế. Nhưng nhiều bộ ngành vẫn có những đề xuất nâng cấp từ vụ lên cục, từ cục lên tổng cục. Nhiều lãnh đạo đứng đầu bộ ban ngành nói rằng, do nhu cầu thực tiễn nên cần thành lập các bộ phận, phòng ban mới. Nỗ lực tinh giản biên chế bao nhiêu cũng không đủ cân bằng với nhu cầu phình to nhân sự cần có ở bộ phận mới này. Ông có thấy đây là ý kiến thỏa đáng?
TS Lê Minh Thông: Tôi cho rằng, cần phải phân biệt 2 hiện tượng, một là tăng biên chế trong khi cơ cấu bộ máy không thay đổi, hai là xuất hiện những cơ quan tổ chức mới. Trong đó, việc xuất hiện những cấu trúc tổ chức mới trong một cơ thì đương nhiên, phải tăng biên chế bổ sung. Hai chuyện này không thể nhầm lẫn với nhau được.
Vấn đề đặt ra chính là, tổ chức mới đó lập ra có hợp lý hay không? Cho nên tôi cho rằng, cần phải kiểm soát chặt chẽ việc thành lập các tổ chức mới đó có thực sự cần thiết hay không? Hay là, xuất hiện lên, chia việc ra để tạo ra tổ chức mới thì đó là việc không lành mạnh.
Nhà báo Phạm Huyền: Điều mà nhiều người dân quan tâm khi nói tới tinh giản biên chế là mỗi năm, chúng ta sẽ giảm được bao nhiêu biên chế? Chính phủ đã có Nghị định về vấn đề này và Bộ Chính trị còn đặt mục tiêu vào năm 2021, không làm tăng tổng biên chế. Ông đánh giá thế nào về việc giảm biên chế và làm sao để chúng ta thực hiện được mục tiêu tinh giản biên chế, vận hành bộ máy tinh gọn và hiệu quả?
TS Lê Minh Thông: Tôi cho rằng, hiện tượng tăng biên chế đột biến là khó phát hiện ra. Có thể nói, chưa thấy cơ quan nào báo cáo là tăng biên chế, còn giảm bao nhiêu thì con số đó phải tính. Không tăng nhưng ta lại không thấy giảm. Vấn đề đặt ra là cần có tư duy mới, phải xem, bộ máy Nhà nước có cần phải làm tất cả từng ấy việc hay không?
Theo xu hướng xã hội hoá một số dịch vụ công, bộ máy Nhà nước sẽ phải thu nhỏ lại. Nhà nước càng ôm đồm nhiều việc thì biết bao nhiêu biên chế cho đủ được?
Khía cạnh thứ hai là áp dụng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, tức là áp dụng công nghệ thông tin và quản trị quốc gia.
Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cần phải đẩy mạnh cải cách bộ máy hành chính trên phương diện tái cơ cấu lại chức năng, tái cơ cấu lại nhiệm vụ. Từ đó, Nhà nước chỉ làm những việc gì mà xã hội, công dân không làm được. Như vậy, bộ máy Nhà nước không có lý do gì tồn tại cồng kềnh như thế này, và cán bộ công chức, biên chế không có lý do gì lại đông như thế này, tự sẽ phải giảm, miễn là chúng ta quyết tâm giảm.
VietNamNet
Thực hiện: Phạm Huyền
Clip: Huy Phúc, Đức Yên, Xuân Quý, Diệu Bình
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/doithoai/mot-so-44-lanh-dao-hai-duong-khong-phai-la-duy-nhat-337376.html
ĐBQH: "Nói bổ nhiệm 44/46 biên chế làm lãnh đạo vì nhân dân là lấp liếm, vô trách nhiệm"
Hoàng Đan |
"Một đồng chí lãnh đạo Sở mà nói bổ nhiệm nhiều lãnh đạo là vì dân thì quả thực tôi không thể hình dung và tôi cũng không biết vì dân là ở lý do gì?", ông Nhưỡng nêu.
Vì dân là ở lý do gì?
"Do khối lượng công việc quá lớn nên tôi phải bổ nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo. Tôi làm việc đó không vì cá nhân, không vụ lợi mà vì cán bộ, vì nhân dân", ông Lưu Văn Bản, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hải Dương, hiện là Bí thư Thị ủy Chí Linh, giải thích về việc ký quyết định bổ nhiệm 43/45 biên chế làm lãnh đạo.
Trao đổi với chúng tôi bên hành lang Quốc hội vào sáng 1/11, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội cho rằng, ông không đồng tình với những lời giải thích như vậy của ông Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hải Dương.
"Theo dõi câu trả lời như thế, tôi cho là lấp liếm, rất vô trách nhiệm. Một đồng chí lãnh đạo Sở mà nói bổ nhiệm nhiều lãnh đạo là vì dân thì quả thực, tôi không thể hình dung và tôi cũng không biết vì dân là ở lý do gì?.
Đề nghị, đồng chí lãnh đạo đó trả lời là vì dân ở điểm nào, một cơ quan cấp Sở tỉnh khác cũng bằng ấy chức năng, người ta bố trí khác mà ở Hải Dương lại bố trí khác.
Phải chăng ở Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hải Dương thì việc nhiều hơn, chức năng, nhiệm vụ nhiều hơn và tôi cũng muốn hỏi thêm là Sở đã làm được những gì cho nhân dân ở chỗ đó.
Giờ nói là vì dân thì không thuyết phục được các đại biểu Quốc hội, không thuyết phục được nhân dân, cử tri.
Tôi cho rằng, trả lời như thế là chưa tròn trách nhiệm của lãnh đạo trước Đảng, nhân dân", ông Nhưỡng nêu rõ.
Cần vào cuộc quyết liệt!
Trong giải thích của mình, ông Lưu Văn Bản cho rằng, việc báo chí đưa thông tin về vấn đề bổ nhiệm làm cho cán bộ hoang mang, bất an, thậm chí nghỉ việc. Ông nghĩ sao về điều này?
Ông Lưu Bình Nhưỡng: Tôi cho rằng lỗi không phải của báo chí mà lỗi là của chính những người lãnh đạo đã đặt các cán bộ của Sở LĐ, TB&XH Hải Dương vào những vị trí mà đến bây giờ họ chính là nạn nhân.
Không nên đổ lỗi cho ai mà những người lãnh đạo như thế phải nhận lỗi trước Đảng, nhân dân. Nếu anh chứng minh được có sự chỉ đạo nào đó trong việc bổ nhiệm cán bộ như vậy thì phải rõ ràng còn trong phạm vi, thẩm quyền của mình thì anh phải chịu trách nhiệm.
Đã là cán bộ công chức phải chịu trách nhiệm trước hành vi, việc làm của mình. Tôi không tán thành việc đổ lỗi cho cơ quan báo chí, các cơ quan khác.
Với những phát biểu, giải thích của một lãnh đạo cấp Sở ở địa phương như vậy, theo ông cần phải làm gì?
Ông Lưu Bình Nhưỡng: Tôi thấy qua những phát biểu, báo chí phản ánh thì Đảng bộ, chính quyền Hải Dương cần vào cuộc một cách hết sức nghiêm túc, quyết liệt, thẳng thắn trong vụ việc.
Theo tôi không chỉ ở Sở LĐ, TB &XH Hải Dương mà phải rà soát lại tất cả các Sở, ban, ngành và đây có thể coi là bài học cho các sở, ngành của các tỉnh trong cả nước để chấn chỉnh lại công tác cán bộ là công tác rất quan trọng của Đảng, Nhà nước nhưng dễ bị lợi dụng, lạm dụng, bẻ cong, ảnh hưởng đến bộ mặt của Nhà nước, người dân.
ĐB Trương Trọng Nghĩa: Chuyện một Sở có 44 người làm lãnh đạo, chỉ 2 nhân viên thì toàn bộ hệ thống hành chính ở Việt Nam không có quy định nào cho phép như vậy cả.
Cách giải thích của ông nguyên Giám đốc Sở về mặt luật pháp là không chấp nhận được mà thực tế cũng không chấp nhận được.
Việc ông Giám đốc Sở bổ nhiệm nhiều lãnh đạo theo tôi không phải một mình ông chịu trách nhiệm mà các Sở liên quan phải chịu trách nhiệm và người nào ở UBND tỉnh phụ trách Sở đó phải chịu trách nhiệm. Nếu những người này không phát hiện, ngăn chặn thì trách nhiệm thuộc về những người đó.
ĐB Dương Trung Quốc: Động cợ bổ nhiệm vì cái gì thì chỉ cơ quan chức năng trả lời được nhưng với tư cách là người làm lãnh đạo thì nhìn vào việc bổ nhiệm như vậy có bất hợp lý không?
Khi đề bạt như thế, anh phải sử dụng một nguồn lực Ngân sách cho chế độ chính sách. Ông Giám đốc Sở LĐ, TB &XH Hải Dương nói như vậy là bao biện. Tôi không có trách nhiệm quy kết động cơ của anh nhưng rõ ràng điều này cho thấy anh là một nhà lãnh đạo tồi.
http://soha.vn/dbqh-noi-bo-nhiem-44-46-bien-che-lam-lanh-dao-vi-nhan-dan-la-lap-liem-vo-trach-nhiem-20161101104148607.htm
http://soha.vn/46-bien-che-thi-44-nguoi-lam-pho-phong-tro-len-toi-moi-ve-chua-bo-nhiem-ai-20161028093113307rf20161101104148607.htm
106.
'Siêu đảng viên' trong cảnh báo của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh
02/11/2016 10:33 GMT+7
Cách đây 26 năm, trên Báo Đại đoàn kết số ra ngày 3/3/1990 đã đăng bài viết của Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Nguyễn Văn Linh: “Cái nóc”.
Bài báo có đoạn: “Giải quyết nội bộ xuất hiện lần đầu chỉ ở cơ quan lãnh đạo bên trên, vì “nhà dột từ nóc” nếu nhanh chóng trở thành phổ biến xuống đến các cơ quan lãnh đạo bên dưới, “vùng cấm” tràn lan đâu cũng có “vùng cấm” không được phê bình, đụng chạm, trong Đảng đương nhiên xuất hiện những “siêu đảng viên” hàng chục năm chẳng phải tự phê bình, tự kiểm điểm nhưng khen ngợi, tâng bốc thì quá nhiều, quá đáng cùng với tuyên dương, đề bạt”.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng.
|
Bài báo viết tiếp: “Đây là thứ đặc quyền, đặc lợi tệ hại nhất làm cho nhiều cán bộ lãnh đạo chẳng cần học tập, nâng cao năng lực lãnh đạo, trau dồi đạo đức vẫn bình chân như vại, giữ hết chức vụ chủ chốt này đến chức vụ chủ chốt khác, chỉ thấy có lên không có xuống, có người năng lực lãnh đạo, quản lý và tư cách đạo đức rất hạn chế lại giữ những mấy chức vụ quan trọng”.
Cho đến nay xem lại bài báo này nó hoàn toàn phù hợp với thực tế nhiều nơi ở nước ta. Trường hợp của nguyên Bí thứ Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng là một ví dụ điển hình.
“Nhà dột từ nóc dột xuống”. Cái nóc nhà mà hỏng thì phải dỡ ra thay nóc mới, lợp lại từ trên. Cái nóc của mỗi gia đình là người chủ nhà. Cái nóc của mỗi gia đình mà hỏng thì vợ con cũng khó bề yên ổn, trụ vững. Còn trong một một đất nước, một địa phương, một tổ chức, cơ quan, đơn vị đều có một người đứng đầu hay còn gọi là nguyên thủ hay thủ trưởng. Người đứng đầu mà hư hỏng, bất chính thì “hạ tắc loạn”.
Chính vì “cái nóc” quan trọng thế cho nên trong nhiều nghị quyết văn bản pháp quy, Đảng, Nhà nước ta đã nói nhiều về “người đứng đầu”.
Cách đây mấy năm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hẳn một Nghị định quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.
Thế nhưng, cho đến nay, vấn đề quy rõ trách nhiệm, quyền hạn cũng như xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu vẫn đang là một trong những vấn đề có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định của Đảng và Nhà nước theo hướng đề cao hơn trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu trong mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân chưa thực hiện được”.
Chính vì thế “cái nóc” ở nhiều nơi vẫn bị sâu mọt, mục nát, hư hỏng và việc chọn “nóc” vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Kinh nghiệm từ trong thực tế, khi người đứng đầu vi phạm kỷ luật Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước cho thấy:
Việc phân cấp quản lý người đứng đầu cán bộ còn bất cập. Theo quy định, người đứng đầu, dù ở cấp độ hay phạm vi nào đó đều do “cấp trên” quản lý và có quyền quyết định nhận xét, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật...
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, cách quản lý này ra “kẽ hở”, thậm chí là lỗ hổng để lọt người, lọt tội, lọt khuyết điểm, thậm chí có sự bao che của cấp trên đối với cấp dưới.
Bản thân tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, nơi người đứng đầu sinh hoạt đảng, sinh hoạt chuyên môn không có quyền quyết định một vấn đề gì đối với người đứng đầu của mình mà chỉ có quyền kiến nghị lên “cấp trên”.
Nếu người đứng đầu không gương mẫu, tự giác tự phê bình trước chi bộ đảng, hoặc cơ quan, đơn vị thì đảng viên, quần chúng của cơ quan, đơn vị cũng không có thẩm quyền, tư cách và không dám mạnh dạn chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm người đứng đầu của mình.
Còn lãnh đạo “cấp trên”, nếu không khách quan, công tâm, không sâu sát chịu khó lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên, quần chúng, nhân dân nơi người đứng đầu công tác, cư trú thì rất dễ dàng “OTK” hợp thức hóa, thậm chí bao che, “nhẹ tay” trước những khuyết điểm, tội lỗi của người đứng đầu dù có được cấp dưới phát hiện, tố cáo.
Hiện nay, việc công khai, minh bạch thông tin cần thiết, đơn giản về người đứng đầu còn thiếu và ít công khai, minh bạch. Ở nhiều tổ chức, cơ quan, đơn vị, vì là do “cấp trên” quản lý đánh giá, nhận xét, cho nên người đứng đầu ít khi tự kiểm điểm, phê bình trước toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động.
Các thông tin về người đứng đầu như vợ, chồng, con, cháu, tài sản, nhận xét, đánh giá của cấp trên, của chi ủy, tổ dân cư nơi cư trú cũng không mấy khi được công khai minh bạch trước cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, thậm chí nhiều khi những vấn đề này được coi là “bí mật” đời tư, là vấn đề “nhạy cảm”.
Người dân nơi người đứng đầu cư trú nhiều khi cũng không biết người đứng đầu đó làm ở đâu, làm nghề gì, chức to hay chức nhỏ vì nhiều lý do, nhiều người đứng đầu ít quan hệ với cộng đồng dân cư.
Tình trạng “cán bộ to có nhiều biệt thự nhỏ” ở nhiều nơi; hay hộ khẩu một nơi, ở một nơi, thường xuyên đi công tác, không mấy khi ở nhà, ít liên hệ với cấp ủy, quần chúng, nhân dân nơi cư trú cũng là kẽ hở trong quản lý người đứng đầu ở nơi này, nơi khác.
Ai dám phê bình người đứng đầu của mình? Đây là câu hỏi không dễ tìm ra câu trả lời trong điều kiện hiện nay. Dân gian thường có câu “đấu tranh, tránh đâu” hay trong nhiều điều cấm kỵ được đúc kết từ cuộc sống có điều cần ghi nhớ là “không tố cáo cấp trên”.
Xưa nay việc phê bình, tố giác người đứng đầu là một việc “cực chẳng đã” cho nên không mấy khi nội bộ cơ quan phát hiện, tố cáo thủ trưởng của mình.
Do người đứng đầu thường được bầu lên hoặc cấp trên bổ nhiệm, nắm “quyền sinh, quyền sát” thậm chí có “ô, dù” bảo vệ rồi cho nên rất ít cấp dưới có gan nói thẳng, nói thật những khuyết điểm, thiếu sót, sai phạm của thủ trưởng. Chính vì thế, việc phê bình người đứng đầu chủ yếu là “mưa phùn, gió nhẹ”, khen vẫn là chủ đạo.
Bởi vì nếu có ai đó thật thà phê bình, tố cáo người đứng đầu thì “chờ được vạ thì má đã xưng” và “quan” thì “ở xa” mà “bản nha thì gần”...
Thời gian gần đây, nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc về cán bộ và công tác cán bộ, trong đó không ít vụ việc liên quan đến người đứng đầu, nhưng nhiều người đứng đầu vẫn vô can, thậm chí còn được luân chuyển để thăng tiến.
Nhiều bài học được rút ra hoài nhưng công tác cán bộ nói chung và quy trình chọn người đứng đầu nói riêng hình như chưa có giải pháp căn cơ, hữu hiệu.
Nhưng có một “bảo bối”, một “công nghệ chọn nóc” cực kỳ chuẩn xác mà các cơ quan chức năng hầu như chưa sử dụng. Đó chính là sức mạnh và trí tuệ của quần chúng nhân dân.
Đảng ta là đảng cầm quyền. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Vậy tại sao Đảng chưa thật sự dựa vào dân để lựa chọn chính đội ngũ cán bộ, những “công bộc”, “đầy tớ” của mình?
Dựa vào dân để lựa chọn “nóc”. Từ lâu Bác Hồ đã chỉ ra rằng: “Tin vào dân chúng. Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết. Chúng ta có khuyết điểm, thì thật thà thừa nhận trước mặt dân chúng. Nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”.
Vũ Lân/ theo Đại Đoàn kết
*Tiêu đề bài viết do Tuần Việt Nam đặt
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/sieu-dang-vien-trong-canh-bao-cua-tong-bi-thu-nguyen-van-linh-337444.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.