Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

09/10/2016

Quan ta liên tục đi hầu thánh (2016)


Tin của báo Người tiêu dùng.

---

Video clip đang thấy trên mạng:

"

Xuất bản 9 thg 10, 2016
Vu trưởng bộ y tế đi hầu đồng - Chỉ là để thăng quan tiến chức thôi mà
Hầu đồng còn gọi là hầu bóng hoặc lên đồng. Đây là một nghi lễ, một hiện tượng tâm linh còn chứa đựng nhiều điều “bí ẩn” mà không ít người đam mê. Trong số những người theo nét văn hóa tín ngưỡng “Hầu đồng” này, một số cán bộ có chức, có quyền rất thành tâm khi đi “hầu đồng”, 

https://www.youtube.com/watch?v=jWuF4aF4t5k







Xuất bản 9 thg 10, 2016
Xôn xao dân méc Tiến sĩ.Bác sĩ Phạm Văn Tác, Vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ Bộ Y tế đi "Hầu Đồng"
Để hiểu rõ vụ việc hơn chúng tôi thấy báo mạng như sau :
Tờ Tuổi trẻ online dật tít : Vụ trưởng bị tố đi hầu đồng phủ nhận tố cáo
Từ chiều 9-10, mạng xã hội liên tiếp chia sẻ một clip có nhân vật chính là 
https://www.youtube.com/watch?v=2mopPsGzWHE

"





Bài đầu tiên trên Người tiêu dùng


"Hầu Đồng" mong thăng quan tiến chức: Từ nghi thức tín ngưỡng đến biến tướng


  

(NTD) - Hầu đồng còn gọi là hầu bóng hoặc lên đồng. Đây là một nghi lễ, một hiện tượng tâm linh còn chứa đựng nhiều điều “bí ẩn” mà không ít người đam mê. Trong số những người theo nét văn hóa tín ngưỡng “Hầu đồng” này, một số cán bộ có chức, có quyền rất thành tâm khi đi “hầu đồng”, có cán bộ của Bộ Y tế đi "hầu đồng" điều một lúc 7 chiếc xe ô tô, đi cả trong giờ hành chính, đến bao trọn đền Bảo Lộc (tỉnh Nam Định) để ngồi "hầu đồng" mong được “thăng quan tiến chức”.

Một nghi thức tín ngưỡng
Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian (dòng Saman giáo) của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Saman giáo (ông đồng, bà đồng). Theo văn hóa dân gian, nhiều người tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.
Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng, Thanh Đồng là nam giới thì được gọi là "cậu", nữ giới được gọi là "Cô hoặc Bà Đồng". "Cậu" thường mặc bộ quần áo lụa, mặt tô son điểm phấn (tóc có thể để dài như con gái). Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng) đi theo Thanh Đồng để chuẩn bị trang phục, lễ lạt...Trong một buổi lên đồng thì có rất nhiều "giá". Mỗi lần thay giá, người ta lại phủ lên "cậu" một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc này Thanh Đồng đang ở một "giá" mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng... sao cho tương xứng với "giá" này.
xuan hinh hau dong
Một nghi thức "hầu đồng" - ảnh internet
Ngày nay, lên đồng vẫn còn là nhu cầu tâm linh, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt. Các nghi lễ này thường được tổ chức nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ tiết, thường là tại các lễ hội đền thánh, phủ mẫu... Ngoài việc lên đồng để giao tiếp với thần linh, truyền thống tín ngưỡng Việt Nam còn tin tưởng rằng sau khi chết, linh hồn người chết vẫn còn và theo dõi cuộc sống của người thân đang sống. Do đó, khi lên đồng, linh hồn của người chết có thể nhập vào đồng cô, đồng cậu (người gọi đồng) để trò chuyện với thân nhân đang sống. Thông qua cuộc trò chuyện âm-dương này, người sống sẽ biết được những yêu cầu của người thân quá cố về mồ mả để điều chỉnh và cúng xin cho phù hợp. Đồng thời, thông qua cuộc đối thoại này, người sống cũng biết được vận mạng tương lai của mình.
Tại Việt Nam ban đầu hoạt động lên đồng bị cơ quan chức năng xem là hoạt động mê tín dị đoan do nhiều trường hợp việc lên đồng đã bị nhiều người lợi dụng vào mục đích xấu. Tuy nhiên, nhiều hội thảo khoa học nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trong đó đã nhận định hoạt động hầu đồng, nhiều ấn phẩm của các học giả đã được xuất bản.
Biến tướng của Hầu Đồng?
Tuy nhiên, theo GS Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu & bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam khẳng định: "Không có tín ngưỡng nào trên đời này dạy con người làm những điều xấu xa, chỉ có con người lợi dụng nó cho những mục tiêu xấu xa".
Giáo sư Ngô Đức Thịnh cho biết thêm: "Bản chất nguyên sơ của hầu đồng là hình thức hoạt động văn hóa tín ngưỡng tâm linh, nhưng hiện nay đang bị bóp méo và lợi dụng. Nhiều người lên đồng vì những lợi ích vật chất, và ở đó có nguy cơ trở thành môi trường kiếm tiền, làm giàu, trục lợi. Cái mà người ta gọi buôn thần, bán thánh".
Lợi dụng tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, nhiều nơi đã tổ chức Hầu Đồng theo kiểu bói tương lai: cần phải phò ông nào, bỏ bà nào…xem quá khứ: lính nào phản trắc, lính nào trung thành.

Thậm chí có dư luận cho rằng có người còn lợi dụng việc lên đồng để hăm hù, đe dọa và trù yểm các đối thủ quan trường, đối thủ kinh doanh của mình, hối lộ cả thần thánh để ám hại đồng nghiệp nhằm thăng quan tiến chức.
Theo ghi nhận, trong khoảng thời gian từ 12h đến 17h30 ngày thứ 7 (ngày 1/10/2016), một trong những ngày mà ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) kéo đoàn xe đi "hầu đồng", đền Bảo Lộc chỉ tiến hành cầu “may mắn” cho ông Tác và không cho người lạ vào khu vực. Có tất cả 7 chiếc ô tô trong đoàn “hầu đồng” đến đền Bảo Lộc.
PVT 1
Ông Vụ trưởng Phạm Văn Tác yêu cầu mọi người "khẩn trương lên" để vào đền (ảnh cắt từ clip)
Trong buổi hầu đồng, theo nguồn tin cung cấp, ông Phạm Văn Tác mua lễ 110 triệu đồng, đặt lễ 80 triệu đồng và mục đích chính của việc này là cầu “thăng quan tiến chức”.
Quan sát tại đền, ông Tác chui vào gầm bàn đội lễ và liên tục cúi lạy song song với tiếng khẩn cầu của các vị sư thầy.
PVT 2
Ông Tác liên tục cúi lạy, thậm chí chui vào gầm bàn để đội lễ (ảnh cắt từ clip)
Được biết, trong 4 tháng qua, ông Tác đi "hầu đồng" đến 17 lần và mục đích chính cũng chỉ như lần này: “Thăng quan tiến chức”.
Theo quy định những điều Đảng viên không được làm thì  ông Phạm Văn Tác đã vi phạm quy định 47, ban hành ngày 1/11/2011.
Clip ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) thành tâm hầu đồng mong "thăng quan tiến chức":
Hoa Khang - Thế Mỹ
http://www.nguoitieudung.com.vn/hau-dong-mong-thang-quan-tien-chuc-tu-nghi-thuc-tin-nguong-den-bien-tuong-d47773.html
Giấy phép Báo điện tử số 141/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 23/03/2016.
Trụ sở chính: Số 214/22 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
Tổng biên tập: Nhà báo Đặng Thị Kim Hiên
Điện thoại: 04.35747649 - 50 - 51
Fax: 04.35747649
Email: khieunainguoitieudung@gmail.com










---

BỔ SUNG


.


.

8. Ý kiến của một giáo viên đại học, ông Chu Mộng Long (nickname trên mạng):


Có biện bạch kiểu gì thì việc một cán bộ cao cấp, một đảng viên Đảng Cộng sản đi cầu cúng dị đoan đã là làm trái Những điều đảng viên không được làm. (Điều 18).
Hành vi của ông Tác và những kẻ mang thẻ Đảng bao che cho ông Tác càng chứng minh những người này không phải là người cộng sản.
Người cộng sản lấy Chủ nghĩa Marx làm kim chỉ nam cho tư tưởng và hành động, không có lí do gì phải dùng mê tín thay cho tín điều của Chủ nghĩa Marx.
Ngô Đức Thịnh thân làm đến Viện trưởng, ắt cũng là đảng viên Đảng Cộng sản, không lẽ không biết gì đến Chủ nghĩa Marx và Những điều đảng viên không được làm?
Ông Thịnh cho rằng, "hầu đồng là một nét văn hóa đẹp của người Việt", lại còn cho rằng “Hầu đồng không có vấn đề gì cả. Đây là quyền của mỗi người được thực hành tín ngưỡng tôn giáo. Ngoài ra, bản chất của tín ngưỡng này cũng rất tốt đẹp". Lại còn giả sử: "ông này (ông Tác) có đi hầu đồng thì cũng không có vấn đề gì cả. Dù cầu may mắn, an lành, hoặc cầu quan cũng là một nguyện vọng chính đáng của mỗi người" (hết trích).
Ông Thịnh chủ trương làm điều như ông nói, cũng có nghĩa là ông đã nhân danh "văn hóa" để cổ súy thực hành mê tín dị đoan và dùng nó đầu độc dân Việt, đưa dân Việt từ văn minh trở về thời hoang dã ngu muội.
Thân mang hàm giáo sư mà ông không biệt nổi văn hóa với mê tín dị đoan. Văn hóa là những gì thuộc về nền tảng tinh thần của một cộng đồng được sàng lọc thành các giá trị lành mạnh để thúc đẩy cộng đồng đi đến tiến bộ văn minh chứ không đồng nghĩa với hủ tục lạc hậu đưa cộng đồng trở về cuộc sống hoang dã ngu muội. Không phải tất cả những gì xưa cũ đều là văn hóa! Có những thứ chỉ là cặn bã, thưa các nhà văn hóa!
Kiểu tư duy cặn bã của những nhà nghiên cứu văn hóa như ông Thịnh, có ngày các ông này đưa dân tộc này trở về thời ăn lông ở lỗ hay chí ít có ngày các ông đòi phục hưng lễ tế gái đồng trinh cho Hà Bá rồi cho là rất tốt đẹp!
Tôi đề nghị Tổng bí thư, nhân lúc đấu tranh chống "suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống" của đảng viên hãy ra lệnh xử nghiêm:
1) Khai trừ ngay lập tức Ngô Đức Thịnh ra khỏi Đảng.
2) Cách chức và tước hàm giáo sư của Ngô Đức Thịnh!
Biện bạch của Ngô Đức Thịnh rất nguy hiểm, vì nếu không làm suy đốn giống nòi cũng cố tình làm "suy thoái tư tưởng" đảng viên dẫn đến suy đốn và diệt vong Đảng!

Đại diện đền Bảo Lộc khẳng định thông tin ông Phạm Văn Tác hầu đồng với số tiền lễ lên tới 110 triệu đồng là vu khống và hoàn toàn sai sự thật.
BAODATVIET.VN

いいね!他のリアクションを見る
コメントする
コメント
Trương Quang Tân Thầy Chu càng ngày viết càng khỏe, chúc mừng thầy Chu.
いいね!
返信いいね!2件6時間前編集済み
Ngoan Nguyen Ông Tác đã vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm theo quy định của BCHTW ĐCSVN, cụ thể: Tại Điều thứ 18- Mê tín, hoạt động mê tín (đốt đồ mã, hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói). Lập đền, miếu, nơi thờ tự của các tôn giáo trái phép; ủng hộ hoặc tham gia tôn giáo bất hợp pháp; tham gia các tổ chức do tôn giáo lập ra chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.. .2- Đảng viên vi phạm Quy định này phải được xử lý công minh, chính xác, kịp thời theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
いいね!
返信いいね!2件6時間前
Yen Victor Viện trưởng GS gì mà tư duy hủ lậu vậy ta, nói chó nó không nghe được chứ người
いいね!
返信いいね!2件6時間前
Nguyễn Quý Kỳ con gà cục tác lá chanh rồi tác ơi , nên thớt rồi .
いいね!
返信6時間前
Ngọc Đinh Ngày xưa Đảng còn phá đình phá chùa cơ mà...
いいね!
返信6時間前
Nguyễn Hữu Giang Thanh minh là thú tội!
いいね!
返信6時間前
Phi Long Nguyen Sau 75 lại cấm Hầu đồng,? Tui thấy người học cao không đi Đình đền miếu mạo , Ở Huế sau 75 mà hầu đồng là bị bắt như đi nhảy đầm ,!
いいね!
返信6時間前
Phung Kim Ko ngờ những người có học vị , ko hề dốt nát và thiếu hiểu biết tí nào mà lại đi làm những việc tăm tối như thế . Tạo điều kiện cho bon buôn thần bán thánh , đổi tiền thật lấy tiền giả đốt đi , góp phần làm nghèo đất nước 😩😩😩😩😩😓😓😓😓
いいね!
返信いいね!1件6時間前
Nguyễn Kiệm Chính thức vỡ mặt trận vhtt!
いいね!
返信5時間前
Nguyen N Tan Vâng,đúng là kiểu tư duy cặn bã thưa giáo Xư Thịnh😈
いいね!
返信5時間前
Thieu Nguyen Một Giáo sư , một cán bộ cao cấp mà đánh đồng giữa "mê tín dị đoan" với "nét đẹp văn hoá" là sự suy thoái về tư tưởng và đạo đức . Đề nghị Ban Tuyên giáo trung ương có những hình thức kỷ luật thích đáng đối với GS - Viện trưởng Ngô Đức Thịnh .
いいね!
返信いいね!1件5時間前編集済み
Lê Nghĩa Em chịu với mấy tay gs kiểu này.
いいね!
返信5時間前
Vo Ngoc Sinh Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của anh Chu Mộng Long !
いいね!
返信4時間前
Quangyk Nguyen Kỷ luật xong, ông ta khai ra đồng rận thì hết người làm việc à?
いいね!
返信いいね!1件4時間前
Hùng Phạm Chúng chỉ có Mark ở cửa miệng
いいね!
返信2時間前
Phong Truong Hì hì! Cái nầy gọi là " Tự do tôn giáo theo định hướng XHCN".
いいね!
返信いいね!1件2時間前
Hoang Tan Tran Dieu Ủng hộ đề nghị của thầy Chu.
いいね!
返信1時間前
Vu Quang Thieu Ông Tác không còn tin vào sự lãnh đạo của Đảng và lấy chủ nghĩa Marx làm ánh sáng soi đường. Đây là 1 dạng tự diễn biến.
いいね!他のリアクションを見る
返信いいね!1件44分前
Chu Thien Tu Chao ôi ! Giáo sư! Đứa trẻ trâu cũng thấy việc làm của ông Tác : " đồng bóng " là mê tín dị đoan ,không phải là tín ngưỡng gì cả mà ông Thịnh là Giáo sư, đồ đệ của cụ Mát cụ Lê mà còn bênh vực !
Xin ghi lại bài thơ Lên Đồng của cụ Tú Xương để quý vị 
chiêm nghiệm .
LÊN ĐỒNG 
Khen ai khéo vẽ cảnh lên đồng ,
Một lúc lên cùng sáu bảy ông ,
Sát quỷ ông dùng thanh kiếm gỗ ,
Ra oai bà phất cái khăn hồng ,
Đồng giỏi sao đồng không giúp nước ,
Hay là đồng sợ súng thần công ?
いいね!
返信いいね!2件22分前編集済み
Quach Tuan Kiet Chắc các cụ nhập vào giáo sư phán đó mà



https://www.facebook.com/Chumonglong/posts/1442122779135294












Ông Tác thừa nhận có đi lễ cúng tế, hầu đồng và bày mâm đủ thứ chồng chất vàng mã. Và như vậy, người trong clip chính là ông Tác. Ông không chối cãi.

Bộ Tế của chị Tiến cũng không chối bỏ. Chỉ đính chính việc làm của ông Tác là "tổ chức lễ tạ tại đền Bảo Lộc thờ Đức Thánh Trần là việc riêng, cá nhân của ông Tác, không liên quan đến công việc của ngành y tế".

Lại còn xì cái công văn đóng dấu đỏ lòm của Bộ Tế với lập luận:"vấn đề tín ngưỡng là của cá nhân, được Nhà nước quy định tại Pháp lệnh số 2004/UBTVQH của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có vấn đề tín ngưỡng cá nhân". Lập luận này đưa đến yêu cầu Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ 4T xử lí báo Người tiêu dùng!

Cho hỏi chị Tiến, nguyên Ủy viên trung ương Đảng, rằng, "Pháp lệnh số 2004/UBTVQH của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có vấn đề tín ngưỡng cá nhân" là dành cho đảng viên Đảng Cộng sản hay cho thường dân?

Trong khi Chủ nghĩa Marx, Điều lệ Đảng Cộng sản, Những điều đảng viên không được làm có chỗ nào cho phép đảng viên tự do tín ngưỡng, tự do theo giáo phái nào cũng được?

Bài trước tôi đã dẫn Marx rồi. Nhưng Marx thì chắc chị và Bộ Tế của chị chưa đọc Marx nên không hiểu. Bài này tôi chỉ trích lại lần nữa điều cấm thứ 18 trong "Những điều đảng viên không được làm", rất dễ hiểu, cho chị và Bộ Tế của chị xem nhé: "Đảng viên không được: Mê tín, hoạt động mê tín (đốt đồ mã, hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói). Lập đền, miếu, nơi thờ tự của các tôn giáo trái phép; ủng hộ hoặc tham gia tôn giáo bất hợp pháp; tham gia các tổ chức do tôn giáo lập ra chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi".

Ông Tác không vi phạm điều cấm này, tức là đã theo băng đảng của một tà giáo nào đó đúng không?

Và Bộ của chị bênh vực ông Tác tức là đã "tự diễn diến" sang một giáo phái ma thuật nào đó, đúng không?

Tôi chờ Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ 4T kết luận vụ này. Nếu Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ 4T bênh vực cho ông Tác và ủng hộ Bộ Tế cuả chị thì tôi và mọi người không phải thắc mắc nữa. Đó là bằng chứng Chủ nghĩa Marx và "Những điều đảng viên không được làm" đã chính thức bị vứt vào sọt rác. Và nói theo lời của cụ Tổng thì tất cả đã bị "suy thoái nghiêm trọng" và đang "tự diễn biến" thành giáo phái dị đoan!

Và tôi cũng sẽ có quyền chính thức đề nghị Bộ Dục bỏ hẳn môn Mác - Lê để thay bằng một môn học của giới thầy mo nào đó thời cổ đại cho sinh viên học!

Không khéo sinh viên Việt Nam sẽ ăn mừng và hoan hô chị Tiến đồng bóng đấy!
https://www.facebook.com/Chumonglong/posts/1441936842487221






7.


Vụ “Vụ trưởng hành lễ cúng bái”: Bộ Y tế đề nghị bằng chứng, Báo có thêm nhiều nhân chứng!


  

(NTD) - Giờ đây nhân chứng, vật chứng đã đầy đủ. Thiết nghĩ Bộ trưởng Bộ Y tế đủ căn cứ làm cho rõ, xử lý nghiêm minh việc Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) Phạm Văn Tác có hành lễ cúng bái cầu thăng quan tiến chức hay không, có mê tín dị đoan, suy thoái về tư tưởng chính trị và vi phạm quy định của Đảng hay không, một cách dễ dàng hơn.


Chiều 10/10, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Ban Tuyên giáo TƯ, Bộ Thông tin và truyền thông vào cuộc vụ “Vụ trưởng đi hầu đồng”. Văn bản có đoạn ghi rõ “…Việc ông Tác tổ chức lễ tại đền Bảo Lộc thờ Đức thành Trần là việc cá nhân, gia đình, không liên quan đến công việc của ngành Y tế”. Nhưng Bộ này lại đề nghị Báo Người Tiêu Dùng cung cấp bằng chứng chứng minh nếu không, đề nghị xử lý nghiêm báo nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của cán bộ, công chức ngành y tế!?
20161011151602-anh1
Văn bản (do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến ký) bị cho là mâu thuẫn nội dung, chưa phù hợp quy định pháp luật.
Bằng chứng có hay không thì mấy ngày nay dư luận đã quá rõ qua clip chúng tôi đã đăng tải. Chiều 11/10 chúng tôi đã có thêm nhân chứng. Ông H.N. (sinh năm 1981, ở  Quận Đống  Đa - Thành Phố Hà Nội) đã lên tiếng với tư cách là người chứng kiến toàn bộ sự việc cùng với một số người khác.
Bức xúc trước việc nói dối dư luận của ông Tác về việc phủ nhận đi đền Bảo Lộc, bạn đọc H.N đã ký đơn thư gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có ghi rõ: Hiện nay tôi còn có bảy băng gốc cùng nhiều hình ảnh khác ghi lại toàn bộ các sự kiện này ở nhiều góc độ kéo dài từ 12 giờ 01 phút tới 17 giờ 43 phút. Cơ quan chức năng và các nhà báo nếu cần liên lạc điện thoại với tôi, tôi sẽ cung cấp miễn phí băng gốc kèm theo hình ảnh. Tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tố cáo của mình.
Còn tiền hành lễ hàng trăm triệu đồng, trong thư của ông H.N ghi: “Chúng tôi hỏi một lần làm lễ như thế là bao nhiêu tiền? Thầy nói "tùy" nhưng ít nhất phải 120 triệu đồng mới gọi là tạm được... Băng hình chúng tôi còn đây xin sẵn sàng cung cấp. Chính những người thân của ông Tác đi cùng và lái xe bên ngoài cũng cho chúng tôi biết 6 tháng nay ông này gặp trở ngại trong việc thăng quan tiến chức nên hai vợ chồng đi hàng chục nơi để cúng lễ hầu đồng mà chẳng ăn thua gì.
Nếu chưa đủ lòng tin vào những gì Báo Người Tiêu Dùng đăng tải và để có góc nhìn đa chiều hơn, lãnh đạo Bộ Y tế đã có thêm nơi cung cấp bằng chứng. Cho đến lúc này, chúng tôi cũng không rõ vì lý do gì ông Tác vẫn quả quyết rằng mình không đến đền Bảo Lộc cúng lễ mà chỉ đến đền Trần cầu an trong khi anh ruột ông ấy (trả lời phỏng vấn một chiều trên Báo Đất Việt) và cả Ban quản lý đền Bảo Lộc đều khẳng định Vụ trưởng Tác cúng bái ở đây!?

Dù là chuyện cá nhân nhưng việc làm của ông Tác có thể ảnh hưởng đến uy tín Bộ Y tế, chúng tôi hoàn toàn tôn trọng và sẵn sàng cung cấp bằng chứng cùng những tư liệu hiện có. Tuy nhiên nếu ông Tác, với vai trò Phó Bí thư Đảng ủy, Ủy viên Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế thành thật hơn, có lẽ lãnh đạo Bộ Y tế không phải “hao tâm tổn trí” và mất quá nhiều công sức, thời gian vào vụ việc này. Quan trọng nhất, nếu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thực tâm muốn trong sạch hóa cán bộ ngành mình thì phải xử lý nghiêm hành vi không trung thực, thiếu gương mẫu của ông Tác khi lừa dư luận, vu khống cơ quan báo chí bịa đặt.
Giờ đây nhân chứng, vật chứng đã đầy đủ. Thiết nghĩ, Bộ trưởng Bộ Y tế đã đủ căn cứ làm cho rõ, xử lý nghiêm việc Vụ trưởng Phạm Văn Tác có hành lễ cúng bái cầu thăng quan tiến chức hay không, có mê tín dị đoan, suy thoái trong tư tưởng chính trị hay không, có vi phạm kỷ cương của Đảng và pháp luật về cán bộ công chức hay không, càng dễ dàng hơn.
Đó cũng là cách mà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bảo vệ lợi ích chính đáng của cán bộ, công chức ngành y tế cùng uy tín, danh dự ngành mình một cách nhanh chóng nhất. Đừng để một con sâu làm rầu nồi canh, thưa Bộ trưởng !
Thiện Hiếu
http://www.nguoitieudung.com.vn/vu-vu-truong-hanh-le-cung-bai-bo-y-te-de-nghi-bang-chung-bao-co-them-nhieu-nhan-chung-d47910.html






6.







(PLO)- TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo, khẳng định clip nói rằng ông Tác đi hầu đồng là không đúng.

Vụ trưởng Bộ Y tế: Clip hầu đồng là 'cố tình chụp mũ'
“Qua hình ảnh từ clip nói rằng ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế), đi hầu đồng, tôi khẳng định đây không phải là hầu đồng. Ở đây, nhà sư đã được thỉnh đến đền Bảo Lộc để không ảnh hưởng đến chùa và làm lễ phả độ gia tiên tại đền này. Lễ phả độ gia tiên là nghi lễ ngày xưa rất phổ biến, phả độ tức là phổ độ cho toàn bộ gia đình và dòng họ được một sự tốt đẹp, đó là khát vọng của con người bình thường" - TS Nguyễn Quốc Tuấn cho biết.

'Clip Vụ trưởng Bộ Y tế không phải là hầu đồng' - ảnh 1
TS Nguyễn Quốc Tuấn.

TS Nguyễn Quốc Tuấn cũng phân tích: Nói là hầu đồng thì phải hiểu thế nào là hầu đồng. Hầu đồng là một trong những nghi thức tôn giáo rất phổ biến ở ngoài Bắc, miền Trung và miền Nam gọi là hầu bóng hay là múa bóng. Đây có thể nói là một dạng tôn giáo của người mình, không phải là mê tín dị đoan nhưng rõ ràng nó gắn với một lớp người mà làm ăn, buôn bán. Hầu đồng có giá trị của nó, đáp ứng một nhóm xã hội nào đó, không phải vì nó phục vụ cho một nhóm xã hội thì ta gọi nó là mê tín dị đoan.
Cần phải nhìn thực chất nhu cầu, nó thỏa mãn một đời sống tâm linh của một nhóm xã hội. Hầu đồng là nhập hồn của các vị thần linh, ở đây chủ yếu là mẫu vào trong người đồng là trung gian, đồng ở đây là đồng tử, chuyển tải hồn lớn của các vị thần linh vào người đồng ấy để thỏa mãn việc cầu xin của người đang sống và người đang tham dự. Hầu đồng là cư dân hay nhóm xã hội tin rằng có hồn của các vị mẫu, của các ông hoàng, của các vị chầu phục vụ cho đòi hỏi hay nhu cầu có được một sự che chở khi mình đang sống hay làm ăn.
"Đối với những người nghiên cứu tôn giáo như chúng tôi thì mọi niềm tin tôn giáo đều phải coi trọng. Tuy nhiên khi hành vi, hoạt động của nó làm phát sinh ra các quan hệ xã hội khác, ví dụ như ảnh hưởng đến cộng đồng, làm cho gia đình tan vỡ thì chúng tôi gọi đó là mê tín chứ không có dị đoan. Tức là tin đến mức độ phá vỡ những chuẩn mực tối thiếu của đời sống con người, gia đình, sức khỏe, sự yên ổn của cộng đồng, như thế là mê tín" - TS Tuấn nhấn mạnh.
Ông cũng chia sẻ: "Theo tôi, ở đây cần có sự phân biệt, bản thân tôi từng phê phán hành vi lợi dụng hình ảnh lãnh đạo để tham gia các hoạt động ở các đền, chùa nhưng hành vi người ta đến đó vì đời sống tâm linh cá nhân của người ta thì cũng cần được tôn trọng”. 
Như đã thông tin, những ngày qua, trên mạng xã hội có lan truyền một clip có hình ảnh một người đàn ông, được cho là ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế), đang hầu đồng.
Cùng với clip này là thông tin từ một tờ báo cho rằng ông Tác sử dụng bảy chiếc xe để đi hầu đồng cầu thăng quan tiến chức. Cũng bài báo này cho biết ông Tác đi lễ với số lần dày đặc, khoảng 17 lần trong bốn tháng qua.
Sáng 10-10, ông Phạm Văn Tác đã khẳng định với Pháp Luật TP.HCM, đó là những thông tin sai lệch, xâm phạm đời tư, cố tình "chụp mũ" ông. Sau đó, Bộ Y tế cũng đề nghị cơ quan chức năng làm rõ.
VIẾT THỊNH ghi
http://plo.vn/thoi-su/clip-vu-truong-bo-y-te-khong-phai-la-hau-dong-657647.html






5.

  

(NTD) - Sau khi Báo Người Tiêu Dùng đưa tin Vụ trưởng Phạm Văn Tác đến đền Bảo Lộc (Nam Định) để cầu thăng quan tiến chức, ông Tác đã “phản bác” đó là những thông tin hoàn toàn bịa đặt và cho biết sẽ khiếu nại Báo đến cơ quan chức năng.

Trả lời một số tờ báo, ông Tác cho rằng: "Tôi khẳng định tuyệt đối chắc chắn là không có chuyện hầu đồng. Mọi người đều biết tôi cả, tôi sống đường hoàng chứ không có chuyện đó. Tôi cũng không hiểu tại sao họ lại đưa thông tin như vậy"!
Cũng theo ông Tác, thì những hình ảnh trong clip mà Báo Người Tiêu Dùng đăng tải là nghi lễ phả độ gia tiên do ông và gia đình thực hiện tại đền Trần (đền Trần cách đền Bảo Lộc khoảng 1km) là chuyện bình thường: "Ở đây là đền thờ đức thánh Trần Hưng Đạo nên việc làm lễ cúng là chuyện bình thường. Mọi người cũng cầu cúng chứ không riêng mình tôi. Tôi khẳng định lại không có chuyện hầu đồng gì cả"!
Khi “sự kiện nóng” đang khiến cộng đồng mạng dậy sóng, tranh cãi bởi nhiều luồng thông tin trái chiều thì có một nhân chứng sống xuất hiện, người được cho là đã chứng kiến toàn bộ sự việc diễn ra ngày 1/10 (ngày 1/9 âm lịch) tại đền Bảo Lộc, vạch trần lời ngụy biện của ông Tác.
14647394_1798700697055601_1737677858_o-1011
Thư của nhân chứng khẳng định ông Vụ trưởng Phạm Văn Tác hầu đồng tại đền Bảo Lộc. Một số nội dung được che mờ để đảm bảo an toàn cho người khiếu nại, tố cáo.
Anh N.H (Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội), xin phép được giấu tên vì lo ngại ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, khẳng định: “Ngày 1/10, chính ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế cùng đoàn tùy tùng đã đến đền Bảo Lộc (Nam Định) chứ không phải đền Trần như ông Tác phát biểu trước báo chí. Tôi thực sự không thể tin nổi, giữa bao nhiêu người hôm đó chứng kiến sự việc mà ông Tác có thể chối bay chối biến, đổi trắng thành đen như vậy. Thật không xứng đáng là một Đảng viên, một cán bộ cấp cao của Bộ Y tế”.
Để minh chứng cho lời nói của mình, anh N.H đã bật một đoạn clip cho phóng viên xem, bối cảnh cũng như con người hoàn toàn trùng khớp với nội dung clip mà Báo Người Tiêu Dùng đã đăng tải trước đó.
huy-sua-1237
Anh N.H (Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội), người chứng kiến buổi hành lễ biến tướng ngày 1/10 của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế tại đền Bảo Lộc.
Kể lại sự việc, anh N.H cho biết: “Khoảng 12h trưa ngày 1/10, tôi đến đền Bảo Lộc để lễ tạ vì vợ tôi mới sinh được con như ý muốn. Tuy nhiên, hôm đó chúng tôi không được vào bởi một số người nói rằng đền đã có ông Tác - Bộ Y tế bao hết, phải để sang hôm khác. Ngoài gia đình chúng tôi, có 4 gia đình khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Tôi có hỏi làm lễ ở đây thì hết bao nhiêu tiền thì được trả lời là khoảng từ 100 đến hơn trăm triệu. Riêng ông Tác đặt 80 triệu, sau khi xong việc thì đặt thêm vài chục triệu nữa. Tôi có tìm hiểu thì được biết rằng, ngoài đền Bảo Lộc thì ông Tác còn đi cúng lễ rất nhiều nơi nữa. Khi ra cửa tôi muốn tìm hiểu xem sắp lễ thế nào thì lại bị đuổi. Tuy nhiên vì tò mò nên tôi ở lại và có quay lại clip với mục đích lưu lại sau này sắm lễ cho chuẩn”.
“Tôi khẳng định, ngày 1/10, ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế hầu đồng tại đền Bảo Lộc từ 12h đến 17h45 phút chứ không phải tại đền Trần như ông Tác đã trả lời trên báo chí. Trong clip tôi ghi lại, ông Tác vái lạy liên tục hơn 100 lần và đội lễ hơn 40 phút. Nếu như đường hoàng, tại sao lại phải bao hết đền và đuổi tất cả những người khác ra ngoài?” -  anh N.H nghi vấn về “hành vi” của ông Tác?
Trong thư gửi Báo Người Tiêu Dùng, anh N.H cũng xin chịu toàn bộ trách nhiệm với những lời phát biểu của mình và nếu cần đối chứng anh N.H sẵn sàng cung cấp clip chứng tỏ vụ việc trên. Anh N.H cũng cho rằng một cán bộ cấp cao mà làm việc không đàng hoàng, dối trá trước công luận như vậy là khó có thể chấp nhận được.
Nhóm PV
http://www.nguoitieudung.com.vn/xuat-hien-nhan-chung-vach-tran-doi-tra-cua-vu-truong-pham-van-tac-d47867.html





4.

Bộ Y tế lên tiếng về clip Vụ trưởng hầu đồng

Bộ Y tế khẳng định việc Vụ trưởng Tổ chức cán bộ tổ chức lễ tạ là việc cá nhân, không liên quan đến công việc của ngành y tế.
Văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến ký nêu rõ, ngày 10/10, Bộ đã nhận được đơn kiến nghị của ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Tổ chức cán bộ phản ánh về việc báo điện tử Người tiêu dùng thuộc Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN đăng bài phản ánh ông đi hầu đồng để thăng quan tiến chức.
“Việc ông Tác tổ chức lễ tạ tại đền Bảo Lộc, Nam Đình thờ Đức thánh Trần là việc của cá nhân, gia đình, không liên quan đến công việc của ngành y tế”, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến khẳng định.
Thêm nữa, việc tổ chức lễ tạ thực hiện từ 12h đến 17h30 vào thứ 7, đó là ngày nghỉ, ngoài giờ làm việc theo quy định của nhà nước.
Vụ trưởng hầu đồng, Bộ Y tế

Bộ Y tế cho rằng, vấn đề tín ngưỡng là của cá nhân, đã được Nhà nước quy định tại pháp lệnh số 2004/UBTVQH của UBTVQH về tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có vấn đề tín ngưỡng cá nhân.
Theo Bộ Y tế, báo Người tiêu dùng trước đây cũng đã có một số bài phản ánh công tác tổ chức cán bộ liên quan đến ông Tác khi chưa được kiểm chứng, việc này đoàn xác minh đơn thư tố cáo của Bộ Y tế đang thực hiện chưa có kết luận thì điều đó trái với luật Khiếu nại tố cáo.
Trước những thông tin báo nêu, Bộ Y tế mong muốn các báo phản ánh trung thực, khách quan theo đúng quy định của pháp luật, tránh ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân của ngành y tế vì mục tiêu bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
“Bộ Y tế đề nghị Ban Tuyên giáo TƯ, Bộ TT&TT với vai trò quản lý báo chí, chỉ đạo các cơ quan báo chí đưa tin trung thực, khách quan về các vấn đề của ngành y tế và yêu cầu báo điện tử Người tiêu dùng cung cấp thông tin chính xác”, Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh.
Trong trường hợp báo Người tiêu dùng không cung cấp đủ bằng chứng để chứng minh, đề nghị Ban Tuyên giáo TƯ, Bộ TT&TT xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của cán bộ, công chức ngành y tế.
Thuý Hạnh
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/333439/bo-y-te-len-tieng-ve-clip-vu-truong-hau-dong.html



3.





“Lên án” vì nghĩ hầu đồng là xấu?

LAN TRẦN - LƯU LY - MAI CHÂU | 
“Lên án” vì nghĩ hầu đồng là xấu?
Cảnh trong vở diễn "Tứ phủ" của đạo diễn Việt Tú.

Mới đây mạng xã hội lan truyền video clip với nội dung được cho là “một cán bộ của Bộ Y tế tham gia hầu đồng”. Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh clip này. Hôm qua, 10.10, Bộ Y tế khẳng định thông tin trên là chưa chuẩn xác.








Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là "hầu đồng có phải mê tín, dị đoan" và "cán bộ tham gia hầu đồng, hoặc xem hầu đồng có vi phạm những điều bị cấm? Lao Động đã tìm hiểu vấn đề này qua ý kiến các chuyên gia.
Nghi lễ chầu văn, hầu đồng là di sản văn hóa
Nghi lễ chầu văn, hầu đồng đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đang được gửi hồ sơ lên UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Hầu đồng cũng đã được đưa lên sân khấu, phim ảnh. Nhưng do có những biến tướng, trục lợi, nên lâu nay vẫn có nhiều người đồn thổi, che phủ hầu đồng bởi một bức màn huyền bí và đầy nghi hoặc, gán ghép với mê tín dị đoan.
Trước câu chuyện về quan chức hầu đồng cầu thăng quan tiến chức đang gây ồn ào dư luận, có một sự kiện văn hóa cũng liên quan đến hầu đồng, nhưng ít được để ý: Nhiếp ảnh gia người Mỹ Tewfic El-Sawy xuất bản cuốn sách ảnh "Hầu đồng - The spirit mediums of Vietnam" sau hơn 2 năm thu thập tài liệu.
Tháng 11 tới, Tewfic El-Sawy sẽ đến Hà Nội để giới thiệu cuốn sách này.
GS-TS Ngô Đức Thịnh - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa VN, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng dân gian - cho biết:
"Lâu nay người ta cứ đồn thổi hầu đồng, cho rằng nó ghê gớm lắm và che phủ nó bởi một bức màn huyền bí và đầy nghi hoặc. Song nhiều cuộc hội thảo khoa học đã khẳng định đây là một hoạt động văn hóa, tín ngưỡng thuần Việt, xuất phát từ tín ngưỡng thờ mẹ.
Đạo Mẫu là một nét văn hóa rất hay, rất gắn bó với cộng đồng, coi tự nhiên là một người mẹ và tôn thờ. Đạo Mẫu thờ Thánh mẫu và các vị thần, hầu hết là những nhân vật lịch sử, có công với dân tộc…
Hầu đồng là một nghi lễ rất điển hình của đạo Mẫu. Nói một cách đơn giản đó là một hình thức diễn xướng dựa trên cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với những lời ca, điệu múa uyển chuyển, trau chuốt cùng các nghi lễ nghiêm trang...".
"Lên án" vì nghĩ hầu đồng là xấu?
"Không phải cứ cái gì không biết, không giải thích được thì cho là mê tín dị đoan", GS-TS Ngô Đức Thịnh đã nói như thế về những hoài nghi của không ít người về loại hình văn hóa này. Ông giải thích: Mọi người đi theo đạo Mẫu vì ba lẽ: Sức khỏe, tiền tài và quan lộc.
Nhiều tôn giáo dạy rằng, sống như thế nào để chết tránh được kiếp luân hồi và để lại cái phúc, riêng đạo Mẫu là để cho cuộc sống hiện tại vì ba lý do trên, Mẫu cho "anh" những thứ rất thực tế, trần gian. Do vậy, xã hội càng hiện đại thì đạo Mẫu lại càng phát triển.
Về ý kiến lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng để trục lợi, có giá đồng lên tới vài trăm triệu đồng, thậm chí nghi ngờ khi hầu đồng được vinh danh là di sản thế giới sẽ bị lợi dụng thành một phương tiện làm ăn, GS-TS Ngô Đức Thịnh thừa nhận: "Đúng là nghi lễ hầu đồng cũng có nơi bị lợi dụng, làm cho méo mó, sai lệch đi để trục lợi.
Đó là do người dân và ngay cả nhiều thanh đồng cũng không hiểu hết ý nghĩa sâu xa của đạo Mẫu, rồi tín ngưỡng cũng bị thả nổi…
Hiện nay còn có một loại đồng bóng không phải do căn số và phát triển khá đông được gọi là "đồng đua, đồng đú" do nhiều tiền lắm của đua đòi.
Nhưng nếu giải thích một cách khoa học thì cũng là một hình thức giải tỏa những dồn nén tâm lý trong một xã hội nhiều căng thẳng và bon chen như hiện nay".
Chính vì thế, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa, tín ngưỡng ra đời, rồi có CLB bảo tồn văn hóa đạo Mẫu, nhiều nhà khoa học nghiên cứu về đạo Mẫu... sẽ giúp hạn chế tiêu cực trong nghi lễ hầu đồng, chuẩn hóa lại nghi thức hầu đồng, tục thờ đạo Mẫu.
"Việc có cán bộ nào đó đi tham dự và thậm chí tham gia hầu đồng thì có gì là xấu?" - GS Ngô Đức Thịnh trả lời khi được hỏi về câu chuyện đang gây ồn ào những ngày qua. "Miễn là hoạt động đó không xâm phạm vào thời gian làm việc của người đó.
Theo tôi, có tình trạng "lên án" này là do nhận thức lâu nay của những người quản lý xã hội cho rằng việc hầu đồng là xấu. Có lẽ đã đến lúc phải chấm dứt những chuyện làm phiền nhau như thế này.
Bởi việc tin, theo và thực hành tín ngưỡng là quyền của mỗi người và đã được luật pháp bảo hộ: Không ai có quyền phủ nhận niềm tin, tín ngưỡng của người khác".
Bà Trịnh Thị Thủy - Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở - Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch
Trong 19 điều cấm Đảng viên không được làm thì không có quy định nào cấm Cán bộ, Đảng viên được đi lễ, đền, chùa, miếu mạo… Chỉ có quy định là cấm đi trong giờ làm việc. Nếu ngoài giờ làm việc thì đó là quyền tự do tín ngưỡng của người ta.
PGS.TS. Từ Thị Loan: Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam
Nước mình đã có pháp lệnh về tôn giáo, tín ngưỡng. Trong Hiến pháp cũng có nói rõ về quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Mà việc hầu đồng thì bây giờ Nhà nước cho phép chứ có cấm đâu.
Nếu có trường hợp cán bộ, công chức đi vào ngày nghỉ thì đó cũng là quyền của người ta chứ cũng không cấm đoán được. Theo luật pháp, người ta không sai thì cũng không thể phê phán người ta được.
Còn về mặt tâm linh, hiện nay tín ngưỡng thờ Mẫu đang được làm hồ sơ để trình UNESCO. Người ta cũng có rất nhiều nghiên cứu cho thấy có tác dụng về trị liệu về bệnh tật.
Nhiều trường hợp thành công, thế nên hầu đồng có những cuốn hút với người ta. Hoặc người ta đi lễ kêu cầu điều gì thì đó là niềm tin tâm linh. Ai cũng có quyền tự do tín ngưỡng theo quy định của pháp luật.
TRẦN VƯƠNG
http://soha.vn/len-an-vi-nghi-hau-dong-la-xau-20161011081341805.htm




2.

Vụ trưởng Phạm Văn Tác trả lời báo chí có trung thực không?


  

(NTD) - Ngày 9/10/2016, Báo Người Tiêu Dùng đăng tải bài viết kèm video clip do nguồn tin cung cấp thể hiện việc Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) Phạm Văn Tác tham gia thực hiện nghi lễ cúng tại đền Bảo Lộc (tỉnh Nam Định). Sau khi bài báo đăng tải, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều. Nhằm tôn trọng độc giả và rộng đường dư luận, Báo xin tiếp tục cung cấp một số thông tin đa chiều.

Phản hồi thông tin được đăng tải, trả lời trên báo chí ông Phạm Văn Tác cho rằng những hình ảnh trong clip chỉ là lễ phả độ gia tiên chứ không phải hầu đồng. Trả lời PV Báo Vietnamnet, ông Tác khẳng định: "Đó là những thông tin không đúng sự thật, có sự quy chụp. Không có chuyện hầu đồng ở đây”. Ông cho biết, cuối tuần gia đình ông đến đền thờ đức thánh Trần Hưng Đạo để đi lễ cầu an. Đây là chuyện hết sức bình thường. “Những thông tin đăng tải là hoàn toàn không đúng, xâm phạm đời tư, cố tình chụp mũ. Trong sáng mai, tôi sẽ có đơn chính thức gửi Ban Tuyên giáo, Bộ trưởng TT&TT, Bộ trưởng Y tế và Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam”, ông Tác chia sẻ với Báo Vietnamnet.
Tuy nhiên, như báo Người Tiêu Dùng đã thông tin, từ nguồn tin riêng (chúng tôi có tư liệu ghi hình nhiều tiếng đồng hồ, có đơn thư tố cáo gửi công khai đến báo chí và cơ quan chức năng), người đi cùng ông Tác và các nhân chứng khẳng định đã tham gia chung một buổi hầu đồng. Nguồn tin chính danh này cũng cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin do mình cung cấp, tố cáo việc ông Tác phủ nhận đi đền Bảo Lộc (Nam Định) là dối trá. Các thông tin này sẽ được Báo cung cấp đến các cơ quan chức năng khi có yêu cầu.
pvt 22
Ông Phạm Văn Tác đội lễ và thực hiện nghi lễ (ảnh cắt từ clip).
Ngoài ra, một số thông tin cho rằng nghi lễ trên không phải là Hầu đồng, còn đó là nghi lễ gì thì không xác định được. Tuy nhiên rất nhiều ý kiến của công chúng cho rằng hành động đội mâm lễ, mặc áo lễ, chui xuống gầm bàn của ông Phạm Văn Tác rất giống với hoạt động biến tướng hầu đồng. Bản thân nghi lễ Hầu đồng được xem là một nét văn hóa dân gian nhưng hiện nay nhiều biến tướng của hoạt động này đang khiến mọi người chê trách, trở thành những nghi thức "nhuộm màu" mê tín dị đoan.
Về phía Báo Người Tiêu Dùng khẳng định báo chỉ thực hiện đúng chức năng thông tin, phản ánh hiện tượng, sự việc xung quanh biến tướng hầu đồng. Nội dung viết về việc thực hiện nghi thức lễ của ông Tác được đăng tải trong mục ghi rõ "Biến tướng của hầu đồng". PV Báo trong quá trình thực hiện bài viết đã liên lạc ông Phạm Văn Tác để xác minh thông tin nhưng ông Tác từ chối trả lời, cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm (PV Báo còn giữ ghi âm phần trả lời của ông Tác).
Ngoài ra, theo các chuyên gia pháp lý phân tích: Việc ông Phạm Văn Tác chính thức thừa nhận mình tham gia cúng lễ hoàn toàn không phải việc bình thường. Bản thân ông Tác là một lãnh đạo cấp cao trong ngành y tế, ông phải hiểu rằng việc trực tiếp mặc áo lễ, đội mâm lễ và dành rất nhiều thời gian (vài tiếng đồng hồ, nhiều lần trong nhiều ngày) trong thời điểm ngành y tế nước nhà đang rất cần những chỉ đạo quyết liệt sát sao từ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ... đang khiến hình ảnh của ông rất phản cảm trong dư luận.
Biết bao nhiêu bệnh viện đang cần chỉ đạo về công tác đào tạo cán bộ, biết bao thế hệ sinh viên ngành y đang trông chờ vào công tác định hướng việc làm - mà ông Vụ trưởng chính là người lãnh đạo cao nhất trong mảng công tác tổ chức của cả ngành khoa học dân sinh này lại đang chăm lo cúng bái sẽ khiến những người làm công tác khoa học nghĩ sao ???

Với tư cách của một Đảng viên có chức vụ cao, ông Tác càng phải gương mẫu, không nên thực hiện hành động hành lễ theo kiểu biến tướng, tập trung nhiều người trong gia đình tham gia cúng vàng mã có thể gây cho dư luận hiểu nhầm là mê tín dị đoan. Quan trọng nhất, nếu là một Đảng viên nhưng lại mê tín dị đoan, nghĩa là ông đang trực tiếp vi phạm vào các quy định của Đảng, những điều Đảng viên không được phép làm.
Là cơ quan tuyên truyền, Báo Người Tiêu Dùng luôn tiếp nhận và truyền tải những ý kiến đa chiều của bạn đọc để có cái nhìn rõ ràng đối với vấn đề.
Chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng vào cuộc để làm rõ hành động thực hiện nghi lễ cúng bái của ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ ( Bộ Y tế) có vi phạm quy định gì hay không ? Việc làm của ông Tác và tư cách đạo đức của ông cần được nhìn nhận khách quan và được cơ quan chức năng kiểm tra xử lý nghiêm minh, công bố công khai cho dư luận biết.
Đã đến lúc dư luận cần hiểu rõ sự thật về những trả lời của ông Vụ trưởng Phạm Văn Tác. 
pvt 23
Một cảnh khác trong buổi lễ "phả độ gia tiên" của ông Phạm Văn Tác (ảnh cắt từ clip).
Nhóm PV
http://www.nguoitieudung.com.vn/vu-truong-pham-van-tac-tra-loi-bao-chi-co-trung-thuc-khong-d47820.html






1.








Ông Phạm Văn Tác: "Tôi tuyệt đối, chắc chắn không hầu đồng"!

Hoàng Đan | 
Ông Phạm Văn Tác: "Tôi tuyệt đối, chắc chắn không hầu đồng"!
Ông Phạm Văn Tác. Ảnh: Bộ Y tế.

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Y tế Phạm Văn Tác đã lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng mình đi hầu đồng để mong "thăng quan, tiến chức"













Theo phản ánh trên một số tờ báo, ngày 1/10 vừa qua, ông Phạm Văn Tác đã cùng nhiều người đến đền Bảo Lộc (Nam Định) để "hầu đồng" nhằm cầu "may mắn, thăng quan tiến chức" và không cho người lạ vào khu vực.
Ông Tác đã dùng nhiều tiền để mua, đặt lễ. Ông cũng được cho là đã chui vào gầm bàn đội lễ và liên tục cúi lạy song song với tiếng khẩn cầu của các vị sư thầy.
Ngoài các thông tin thì còn có 1 clip ghi lại cảnh người đàn ông được cho là ông Tác đứng từ sân đền chỉ trỏ cho đến khi vào hầu đồng.
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi vào chiều 9/10, ông Phạm Văn Tác đã bác bỏ thông tin này.
Ông Tác nói: "Tôi khẳng định tuyệt đối chắc chắn là không có chuyện hầu đồng. Mọi người đều biết tôi cả, tôi sống đường hoàng chứ không có chuyện đó. Tôi cũng không hiểu tại sao họ lại đưa thông tin như vậy"!
Ông Tác cũng cho rằng, việc gia đình làm lễ cúng cầu mong điều an lành vào ngày nghỉ và cúng lễ ở đền Trần là chuyện bình thường.
"Ở đây là đền thờ đức thánh Trần Hưng Đạo nên việc làm lễ cúng là chuyện bình thường. Mọi người cũng cầu cúng chứ không riêng mình tôi. Tôi khẳng định lại không có chuyện hầu đồng gì cả"!
Một lãnh đạo Bộ Y tế cho biết chưa nắm được thông tin vụ việc, và cũng sẽ không bình luận gì về vấn đề này.
http://soha.vn/ong-pham-van-tac-toi-tuyet-doi-chac-chan-khong-hau-dong-2016100917433845.htm


Bị tố đi hầu đồng, Vụ trưởng Bộ Y tế sẽ gửi đơn Ban Tuyên giáo

- Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế cho biết sáng mai ông sẽ gửi đơn đề nghị làm rõ thông tin ông đi hầu đồng cầu thăng quan tiến chức.
Hôm nay, một tờ báo đăng tải thông tin phản ánh vào ngày 1/10 vừa qua, ông Phạm Văn Tác đã cùng 1 đoàn 7 xe đến đền Bảo Lộc, Nam Định để hầu đồng.
Bài báo cho biết, ông Tác đã mua lễ 110 triệu đồng, đặt lễ 80 triệu đồng và mục đích chính của việc này là cầu thăng quan tiến chức cũng giống như 16 lần trước đó trong vòng 4 tháng qua.
hầu đồng, Vụ trưởng Tổ chức cán bộ, bộ y tế, Phạm Văn Tác
Ông Phạm Văn Tác cho biết sáng mai sẽ gửi đơn đến các cơ quan chức năng đề nghị làm rõ vụ việc
Ông cũng được cho là đã chui vào gầm bàn đội lễ và liên tục cúi lạy song song với tiếng khẩn cầu của các vị sư thầy. Việc này đã vi phạm quy định 47 về những điều đảng viên không được làm.
Tối nay, trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Văn Tác khẳng định: “Đó là những thông tin không đúng sự thật, có sự quy chụp. Không có chuyện hầu đồng ở đây”.
Ông cho biết, cuối tuần gia đình ông đến đền thờ đức thánh Trần Hưng Đạo để đi lễ cầu an. Đây là chuyện hết sức bình thường.
“Những thông tin đăng tải là hoàn toàn không đúng, xâm phạm đời tư, cố tình chụp mũ. Trong sáng mai, tôi sẽ có đơn chính thức gửi Ban Tuyên giáo, Bộ trưởng TT&TT, Bộ trưởng Y tế và Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam”, ông Tác chia sẻ.
Thúy Hạnh
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/333093/bi-to-di-hau-dong-vu-truong-bo-y-te-se-gui-don-ban-tuyen-giao.html

1 nhận xét:

  1. 5.
    Xuất hiện nhân chứng vạch trần dối trá của Vụ trưởng Phạm Văn Tác

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.