Những mẩu dưới đây, là lấy về từ Fb của nhà văn Văn Chinh - một hàng xóm cũ của mình. Về chuyện hàng xóm cũ, trước đây, đã viết nhanh ở đây.
Có một hội thảo về Văn học Đổi Mới, đang diễn ra tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
Từ đây trở xuống là nguyên ảnh và văn của Văn Chinh. Cái ảnh đặt ở cuối cùng thì không phải của Văn Chinh (có ghi chú rõ tại ảnh).
---
1.
Văn Chinh Đinhさんが写真3件を追加しました — 場所: Khách sạn Ngôi Sao Tam Đảo
Hết giờ hội thảo chiều, sà vào phòng lảo sư hảo - nhà văn Trần Đình Hiến uống trà Bản Ven Yên Thế. Không khí hội thảo đang dư ba, mình hỏi về cái cách Trung Quốc thoát chính trị hoá văn học từ bao giờ. Ông nói, ngay trong nghị quyết TƯ 3 tháng 12-1978, đã viết "nhị bất ngôn"- hai điều không nói nữa: Phương pháp sáng tác HTXHCN là duy nhất. Và 2: Từ nay ko nói chính trị lãnh đạo văn nghệ nữa. Thế rồi không bao cấp nhà văn nữa. Ông Hiến nói xong thì hạ một câu: "Vô cai quản, bất hành hạ!" Một mảnh vàng vụn tri thức mình nhặt được tại Hội thảo, giờ nó hân hoan sáng trong lòng. Cảm ơn lảo sư hảo và khoe cùng các bạn!
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=539080662943932&id=100005260081064&pnref=story
2.
Văn Chinh Đinh
HỘI THẢO VÀ TAI BIẾN
Tháng 10 năm ngoái vào Saigon hội thảo văn học với việc hoàn thiện nhân cách con người, nhà văn Nguyễn Huy Thông đang từ nhà văn về phòng nghỉ, thì ngã quỵ vì tai biến. BTC phải đưa vào bệnh viện rồi gọi người nhà vào chăm sóc.
Năm nay tại Tam Đảo, Hội thảo Văn học 30 năm Đổi mới và Hội nhập tại Tam Đảo, nhà văn GS TS Nguyễn Văn Hạnh (từ Saigon ra) trước phiên Khai mạc lại bị tai biến nhẹ. BS nhà văn Vũ Oanh, y tế khách sạn chăm sóc sơ cứu.
Gay thật. Nhìn khắp hội trường, mái đầu đều bạc, bạc nhuôm nhuôm như mình hoặc đen nhưng nhức thuốc nhuộm khắp hết cả. Có lẽ cần thêm một quy chế cho Hội thảo nữa, là những người già cả có tiền sử bệnh thì xin an nhiên tự tại...tại gia!ー 場所: Khách sạn Ngôi Sao Tam Đảo
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=539314699587195&set=a.531487413703257.1073741830.100005260081064&type=3&theater
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=539920486193283&id=100005260081064
Ảnh lấy về từ blog Đông La |
---
BỔ SUNG
3.
2.
1.
Hội nghị có gần 200 người tham dự, mỗi người nói từ 10 đến 15’ thì đã căng thẳng lắm, chiều hôm trước tại Hội thảo Văn xuôi, mình đã nói hết suất, định không nói gì. Nhưng sau khi nghe một số ý kiến trái tai một cách quá đáng, tôi viết giấy đề nghị được phát biểu. Là vì ông Đông La nói như nhà văn Trần Nhương đã lược thuật, như sau:
“Bây giờ Đông La lên diễn đàn. Đông La nói tôi phê bình tuốt từ ông Nguyên Ngọc, ông Trần Mạnh Hảo, ông Phạm Xuân Nguyên... Nếu tôi nói sai họ kiện tôi. Có lẽ Đông La hơi cực đoan, giọng xứ Quảng lại khó nghe.Nay mai tôi xuất bản tập sách sẽ công bố các bài viết đó. Về Thơ thì tục tĩu, xúc phạm cả lãnh tụ sao gọi là đổi mới. Đông La còn nói có một số người viết mong giải ngân của nước ngoài...Ông nói vậy có nghĩa có người viết bị nước ngoài chi phối ?”
“Văn Chinh lên diễn đàn ông phản đối Đông La nói có nhà văn liên quan đến Việt Tân, tôi ở HNV lâu rồi không hề có chuyện đó, 23 năm tôi không thấy một nhà văn nào phản động, còn người mới kết nạp thì tôi chưa biết. Văn Chinh đá xoáy câu này cũng hiểm. Văn Chinh còn nói nhà văn VN đã nín nhịn lắm rồi.”
Vì là lược thuật tại chỗ nên ông Nhương chưa nói đủ ý mình, mình nói: Các nhà lý luận rinh từ nước ngoài về khái niệm xã hội “hậu thực dân” là xa lạ với Việt Nam, ý kiến nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, một nhà nghiên cứu nghiêm cẩn, là không đúng. Tôi không biết chế độ hậu thực dân đã sản sinh ra kiểu độc tài Garaphi như thế nào, nhưng nó không có ở Việt Nam. Khi tôi lớn lên, khái niệm Đông Dương đã gần như biến mất, ngay cả đồng bạc Đông Dương, là đồng bạc từng làm đảo điên xã hội và nó được phản ánh trong Tự lực Văn đoàn, đã không mấy ai nói đến nữa. Cái lối các nhà lý luận thích khái niệm nào rồi rinh về, nhét thực thể văn học vào đấy để phô diễn sự hiểu biết khiến rất khó chịu.
Về ý kiến ông Đông La bảo một số nhà văn chúng tôi viết để giải ngân cho các dự án nước ngoài chống phá Việt Nam đã xúc phạm chúng tôi. Thưa ông Đào Duy Quát, ông thấy đấy, trong hội trường này hầu hết là những mái tóc bạc. Các nhà văn chúng tôi đã gần trọn đời đi với Đảng, đã chia sẻ với Đảng cả máu xương lẫn sự nhẫn nhịn đầy cay đắng hiện giờ, nó khiến chúng tôi bi phẫn. Vậy mà ông Đông La đã bảo ai đó trong chúng tôi là phản động. Sự xúc phạm này khiến tôi không chịu nổi. Tôi sinh hoạt trong Hội Nhà văn Việt Nam hơn 25 năm nay, tôi chưa thấy ai phản động, còn những người mới kết nạp về sau thì tôi không biết.
Ông Trần Nhương viết tiếp: “Văn Chinh vừa bước xuống thì Đông La chạy lên phang liền: Tôi không nói thế, tôi nói có người viết mong bọn nước ngoài giải ngân. Ôi kinh bỏ mẹ. Hội trường nóng lên !”
Tôi thấy tôi đã nói ra cái điều cần nói, có ông Đào Duy Quát, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Văn học Nghệ thuật Việt Nam và ông Bùi Thế Đức, Phó trưởng ban Tuyên giáo TW là đủ. Để mọi người đừng quá coi thường nhà văn chúng ta, chứ tôi làm sao lại muốn nói chuyện với nhà văn mới kết nạp Đông La – người năm 2014 không được kết nạp đã kêu hoắng lên, đại ý rằng tôi có nhiều công lao sao tôi không được tý bổng lộc xương xảu gì?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.