Thấy báo chí loan là nhà thơ Trần Đăng Khoa vừa ra một cuốn sách kép, tập hợp toàn bộ những bài hay trong sự nghiệp thơ của ông. Xem tin ở dưới.
Theo tin đó, thấy ông tâm sự rất nhiều và việc thơ mình được chỉnh sửa ra sao. Chẳng hạn:
"Trần Đăng Khoa cho biết toàn bộ vốn liếng thi ca của ông nằm hết trong cuốn sách mới này. "Đây thực ra là cuốn sách kép, khoảng ba bốn cuốn dồn lại, trong này có nhiều hồi ức của cuộc đời tôi nhưng chỉ ở mảng văn chương".
Cuốn sách mới cũng chứa đựng đầy đủ lý giải của Trần Đăng Khoa trong việc lựa chọn câu chữ cho từng bài thơ. Đặc biệt, tác giả khôi phục lại văn bản đầu tiên của nhiều tác phẩm nổi tiếng. Ví dụ, bài Hạt gạo làng ta ban đầu Trần Đăng Khoa viết "Có lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay". Bài thơ khi gửi lên báo được biên tập thành "Có lời mẹ hát ngọt bùi hôm nay". Dù phiên bản sau đã phổ biến và ăn sâu trong trí nhớ của mọi người, nhà thơ vẫn muốn độc giả biết được bản đầu tiên mà ông viết.
Hay trong bài thơ khác Trần Đăng Khoa viết "Trăng bay như quả bóng, đứa nào đá lên trời" nhưng được chữa thành "Bạn nào đá lên trời". Nhà thơ giải thích: "Trẻ con chúng tôi chơi với nhau hàng ngày gọi nhau là tao - mày, chỉ khi sinh hoạt đội mới gọi là bạn. Tôi viết 'đứa nào đá lên trời' nó mới đúng là trẻ con, thân mật vô cùng".".
Thay vì việc tôi cất công đi hỏi trực tiếp bác Khoa, thì nhờ bạn nào hỏi giúp câu hỏi tôi đã nêu từ lâu, ở đây và ở đây.
Lần trước, bác Vũ Nho có hỏi giúp một chút, và kết quả như sau (nhà thơ trả lời rất không thỏa đáng):
"Bạn Giao thân mến!
Tôi đã điện thoại cho Trần Đăng Khoa để nói về thắc mắc của bạn. Nhà thơ trả lời hai ý : Thứ nhất là bài này, nhà thơ Xuân Diệu không có góp ý gì. Thứ hai, "hoa bay" ở đây là câu thơ viết ảo, đa nghĩa: Có thể hiểu hoa bông gòn, bông gạo bay; cũng có thể hiểu là hoa nắng (qua tán lá) lung linh khi gió thổi; và cũng có thể hiểu là những nụ cười trên gương mặt người như hoa trong gió và nắng của bóng cây Phủ Tây Hồ!"
"Vu Nho10:08 Ngày 06 tháng 04 năm 2015
Bạn Giao thân mến. Câu hỏi bên ngoài thơ của bạn, tôi đã chuyển đến nhà thơ Đần Đăng Khoa ( bằng điện thoại). Chúng ta có thông tin sau: - Ngày ấy, chú bé Khoa đến Phủ Tây Hồ không chỉ một lần, mà vài ba lần. Khi thì đi với bạn bè, khi thì đi một mình. Chú Khoa thấy ngày đó ở Phủ cũng có rất đông người đi lễ, đi chơi. Còn câu thơ trước đó chú Khoa viết : Hà Nội có sao đâu. Như vậy chắc chắn câu kết sẽ không thể là Phủ Tây Hồ hoa bay... Câu kết này chắc chắn là được sửa cùng với câu " Ba Đình vẫn xanh cây". Vấn đề sửa thơ thì có nhiều chuyện. Có thể biên tập SỬA, rồi sau này, chú Khoa "lấy" lại. Chẳng hạn : bạn nào đá lên trời - ĐỨA nào đá lên trời. Có lời mẹ hát ngọt bùi hôm nay - Có lời mẹ hát ngọt bùi ĐẮNG CAY!..."
Lần trước, bác Vũ Nho có hỏi giúp một chút, và kết quả như sau (nhà thơ trả lời rất không thỏa đáng):
"Bạn Giao thân mến!
Tôi đã điện thoại cho Trần Đăng Khoa để nói về thắc mắc của bạn. Nhà thơ trả lời hai ý : Thứ nhất là bài này, nhà thơ Xuân Diệu không có góp ý gì. Thứ hai, "hoa bay" ở đây là câu thơ viết ảo, đa nghĩa: Có thể hiểu hoa bông gòn, bông gạo bay; cũng có thể hiểu là hoa nắng (qua tán lá) lung linh khi gió thổi; và cũng có thể hiểu là những nụ cười trên gương mặt người như hoa trong gió và nắng của bóng cây Phủ Tây Hồ!"
"Vu Nho10:08 Ngày 06 tháng 04 năm 2015
Bạn Giao thân mến. Câu hỏi bên ngoài thơ của bạn, tôi đã chuyển đến nhà thơ Đần Đăng Khoa ( bằng điện thoại). Chúng ta có thông tin sau: - Ngày ấy, chú bé Khoa đến Phủ Tây Hồ không chỉ một lần, mà vài ba lần. Khi thì đi với bạn bè, khi thì đi một mình. Chú Khoa thấy ngày đó ở Phủ cũng có rất đông người đi lễ, đi chơi. Còn câu thơ trước đó chú Khoa viết : Hà Nội có sao đâu. Như vậy chắc chắn câu kết sẽ không thể là Phủ Tây Hồ hoa bay... Câu kết này chắc chắn là được sửa cùng với câu " Ba Đình vẫn xanh cây". Vấn đề sửa thơ thì có nhiều chuyện. Có thể biên tập SỬA, rồi sau này, chú Khoa "lấy" lại. Chẳng hạn : bạn nào đá lên trời - ĐỨA nào đá lên trời. Có lời mẹ hát ngọt bùi hôm nay - Có lời mẹ hát ngọt bùi ĐẮNG CAY!..."
Dưới là tin mới của VnEx.
---
Thứ hai, 25/4/2016 | 14:39 GMT+7
"Thần đồng thơ" cho biết kho sách của anh trai làm giáo viên và những câu chuyện kể buổi tối của mẹ là kho tàng tri thức vô giá làm nên con người ông.
[ Cứ bác ấy đi dạy học thì tôi lục ra đọc, trong đó có ngăn sách cấm gồm truyện Chekhov, tiểu thuyết Đỏ và đen, Bỉ vỏ, Số đỏ... Tôi toàn lấy sách cấm đọc. Đó là cánh cửa mở cho tôi ra với thế giới rộng lớn".] -kHOA NỎI THÉ NÀO ẤY, AI CẤM ?. NHỮNG SÁCH ẤY TÔI CŨNG ĐÃ ĐỌC, RẤT THOẢI MÁI CÓ TEM CỦA THƯ VIỆN THÀNH PHỐ ĐÀNG HOÀNG DO BỐ TÔI MƯỢN VỀ, ÓI THÊM TÔI ĐỌC TIỂU THUYẾT TỪ LỚP 3 VÀ KHÔNG THÍCH ĐỌC TRUYỆN TRANH, TRUYỆN THIẾU NHI NGOÀI CUỐN NÓI NÓI VỀ ANH HÙNG THIẾU NHI PHẠM VĂN ĐA QUÊ HẢI DƯƠNG TỚI GIỜ CÒN NHỚ MẤY CÂU THƠ " ĐẤY TỔ QUÔC THÌ ĐÂY TỔ CÒ - VÌ CHƯNG ĐÓI BỤNG MỚI MÒ TỚI ĐÂY - BAO GIỜ ĐẤY ĐÁNH HẾT TÂY - ĐẤY KHÔNG KÊU GỌI THÌ ĐÂY CŨNG VỀ"
Trả lờiXóaThế ai viết: "Ngu xuẩn nhất nhì/Là tổng thống Mỹ"
Trả lờiXóa