Xem cụ thể các lần lùi đó ở đây (9/2015), ở đây (9/2015), và ở đây (2/2015), ở đây (7/2014).
Dưới là các tin mới.
---
3.
Mạnh Quân - Pha Lê |
TỔNG SỐ TIỀN DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT HÀ ĐÔNG - CÁT LINH MUA ĐƯỢC NHỮNG GÌ?
Dự án đường sắt Hà Đông - Cát Linh dù chưa đưa vào sử dụng đã vấp phải hàng loạt sự cố như chậm tiến độ, gây tai nạn cho người dân và đặc biệt là tình trạng đội vốn "khủng".
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Hà Đông - Cát Linh được khởi công ngày 10/10/2011 với tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD.
Tuy nhiên, đến tháng 11-2014, Ban quản lý dự án (PMU) đường sắt đã trình Bộ GTVT đề nghị phê duyệt tăng tổng mức đầu tư lên 868,04 triệu USD (18.001 tỷ đồng).
Số là tiền đầu tư cho dự án bê bối này mình tính ra đủ để mua hàng chục nghìn chiếc xe bus.
Ở Singapore, 17.500 chiếc xe buýt hằng ngày vận chuyển 50% lượng khách giao thông công cộng.
Còn ở HongKong, 10.000 chiếc xe buýt hằng ngày vận chuyển 40% lượng khách giao thông công cộng.
Một số người cho rằng, việc phát triển mạng lưới xe bus tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không những giải quyết tốt tình trạng ùn tắc giao thông mà người dân còn được sử dụng sản phẩm nhanh, tiện lợi với giá thành rẻ.
theo Trí Thức Trẻ
2.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Hô quyết tâm rồi chậm tiến độ
03/03/2016 13:32 GMT+7
- Trong lễ ra quân và phát động thi đua năm 2016 do BQL dự án Đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến Cát Linh - Hà Đông) tổ chức ngày 13/2 tại Hà Nội, trưởng thầu Trung Quốc đại diện cho các nhà thầu "cam kết hoàn thành đúng tiến độ dự án đã đề ra, không phụ sự kì vọng và tin tưởng của toàn xã hội".
Vậy nhưng sau 18 ngày, dự án lại rơi vào tình trạng chậm tiến độ.
Nguyên nhân lại là thiếu tiền!
Tại cuộc họp diễn ra chiều 2/3 với Bộ GTVT, Tổng thầu EPC Trung Quốc tại Việt Nam cho biết hiện nay dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đang chậm tiến độ. Hiện các ga Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thanh Xuân 3, bến xe Hà Đông đang chậm tiến độ từ 9 - 22 ngày.
Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ do... thiếu tiền. |
Nguyên nhân của việc chậm trễ này được Tổng thầu thừa nhận chủ yếu là do thiếu tiền.
“Hiện Tổng thầu đang nợ các thầu phụ Việt Nam hơn 400 tỷ đồng. Vấn đề chỉ là thiếu tiền, có tiền sẽ giải quyết được tất cả”, ông Yu Jiang - Giám đốc điều hành Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, người đại diện cao nhất của Tổng thầu EPC Trung Quốc tại Việt Nam cho biết.
Khi Thứ trưởng Bộ GTVT “truy” việc thiếu tiền là do ai, ông Ju Jiang thừa nhận đó là do công tác giải ngân của dự án, do Tổng thầu.
“Hiện việc xin tăng 19 triệu USD mức đầu tư chưa được phía Trung Quốc chấp thuận là nguyên nhân chính không có tiền để giải ngân, điều này gây khó khăn triển khai dự án”, ông Ju Jiang nói.
Theo đại diện Ban QLDA đường sắt, chính việc Tổng thầu chậm giải ngân nguồn tiền theo tiến độ hợp đồng đang buộc các nhà thầu phụ phải “gồng mình” để thi công.
“Các nhà thầu phụ vẫn đang cố gắng huy động nguồn lực nhưng do lượng tiền tổng thầu nợ lớn nên các thầu phụ cũng rất khó khăn để duy trì thi công”, đại diện Ban QLDA đường sắt cho biết.
Ngoài ra, theo đại diện ban QLDA đường sắt, Tổng giám đốc Tập đoàn Cục 6 Trung Quốc và Trưởng tư vấn giám sát không thường xuyên có mặt ở Việt Nam nên tiến độ dự án cũng bị gián đoạn.
Tổng thầu Trung Quốc xin lỗi
Ông Triệu Khắc Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình (Bộ GTVT) cho biết: Vấn đề hiện nay là Tổng thầu thiếu tiền. Trung Quốc đang siết dòng tiền ra nước ngoài trong đó có dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Do vậy, ông Dũng đề nghị lãnh đạo Bộ GTVT làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc, ngân hàng Trung Quốc để tìm hướng giải quyết dòng tiền, đảm bảo tiến độ.
Được biết, hiện nay phần vốn bổ sung tăng thêm 250,62 triệu USD của dự án này đang được Bộ GTVT làm việc với phía Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, tổng thầu và các bên liên quan để tiếp tục vay thêm.
Hiện các bên đã cơ bản đồng thuận nhưng do còn vướng mắc về thủ tục giấy tờ nên chưa thể ký kết hợp đồng. Việc này nếu không được giải quyết sớm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ dự án.
Khi Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường “truy” việc thiếu tiền, phải nợ thầu phụ là lỗi do ai, ông Ju Jiang thừa nhận: "Chúng tôi nhận toàn bộ lỗi về mình".
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói rõ cuối năm 2016 dự án phải kết thúc và đưa tuyến đường sắt đi vào vận hành.
Ông Trường cũng cho hay, sau cuộc họp Bộ GTVT sẽ có văn bản gửi Cục 6 Đường sắt Trung Quốc yêu cầu lãnh đạo sang Việt Nam điều hành dự án và họp giao ban để giải quyết vướng mắc.
Vũ Điệp
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/292191/duo-ng-sa-t-ca-t-linh-ha-dong-ho-quye-t-tam-ro-i-cha-m-tie-n-do.html
1.
Thừa nhận dù đã nỗ lực, nhưng dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) vẫn chậm tiến độ, đại diện Tổng thầu EPC Trung Quốc tại Việt Nam cho biết nguyên nhân chính là thiếu tiền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.