Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

30/12/2015

Vừa đi vừa đọc lại : văn bản chữ Nôm Tày ở Cao Bằng


Có một hội thảo về văn bản chữ Nôm Tày, năm ngoái, tại Cao Bằng.

Lấy về từ Sở Khcn Cao Bằng.

---

Hội thảo lưu giữ các văn bản chữ Nôm Tày ở Cao Bằng


Ngày 28/02/2014, Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng (KH&CN) đã tổ chức Hội thảo Lưu giữ các văn bản chữ Nôm Tày ở Cao Bằng. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành và một số nhà nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Hoàng Giang- giám đốc Sở KH&CN Cao Bằng chủ trì hội thảo.

Ông Lê Xuân Cẩm – đại diện gia đình lưu giữ được nhiều văn tự chữ Nôm Tày nhất huyện Trùng Khánh phát biểu tại Hội thảo
Ông Lê Xuân Cẩm – đại diện gia đình lưu giữ được nhiều văn tự chữ Nôm Tày nhất huyện Trùng Khánh phát biểu tại Hội thảo
 Hội thảo thực hiện trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “ Sưu tầm và lưu giữ các văn bản chữ Nôm Tày ở Cao Bằng” của Sở KH&CN Cao Bằng, do TS. Triệu Thị Kiều Dung làm chủ nhiệm đề tài.



Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe 09 bản tham luận về vấn đề Lưu giữ các văn bản chữ Nôm Tày ở Cao Bằng, cụ thể gồm: Ý nghĩa khoa học về bảo tồn và phát huy các giá trị của chữ Nôm Tày và văn bản chữ Nôm Tày; chữ Nôm Tày- một thành tự sáng tạo xuất sắc của văn hóa dân tộc; Bảo tồn và phát huy các giá trị Nôm Tày; Lưu giữ văn bản Nôm Tày bằng sự tâm huyết; Bàn về chữ Nôm Tày; Điểm lại việc nghiên cứu sưu tầm nguồn tư liệu chữ Nôm Tày về văn hóa dân gian tại Cao Bằng; chữ Nôm Tày- một thành tố cơ bản của tính cách Tày trong tâm hồn người Cao Bằng; Lưu giữ chữ Nôm Tày- lưu giữ hồn dân tộc; nhận diện các giá trị văn bản viết bằng chữ Nôm Tày. 

Bên cạnh các tham luận, các đại biểu tham dự hội thảo đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết về vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị của chữ Nôm Tày, trong đó tập trung khẳng định: Chữ Nôm Tày chính là tinh hoa văn hóa vô cùng quý giá mà các thế hệ cha ông người tày đã sáng tạo ra. Loại văn tự này đã góp phần làm giàu, làm đẹp thêm truyền thống văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc tày. Tuy nhiên chữ Nôm Tày đang có nguy cơ bị lãng quên, việc tiếp cận với các văn bản chữ Nôm Tày đang ở tình trạng khó khăn. Vì vậy Sở KH&CN Cao Bằng cần tham mưu trình UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch sưu tầm các văn bản chữ Nôm Tày trong dân gian; mở lớp truyền dạy chữ Nôm Tày và thành lập một đội ngũ dịch thuật để dịch các văn bản chữ Nôm Tày ra tiếng Việt để tuyên truyền cho các cho thế hệ sau.



Nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp của đại biểu tại Hội thảo, đồng chí Giám đốc Sở KH&CN khẳng định, trong thời gian tới Sở sẽ tiếp tục nghiên cứu để thực hiện có hiệu quả việc sưu tầm và lưu giữ các văn bản chữ Nôm Tày; tiếp tục tham mưu, tư vấn, trình UBND tỉnh kế hoạch tổ chức Hội thảo về vấn đề Sưu tầm và lưu giữ các văn bản chữ Nôm Tày ở Cao Bằng cấp tỉnh,nhằm tiếp tục tập hợp các ý kiến đóng góp thiết thực của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về các giải pháp lưu giữ và phát huy tinh hoa của các văn bản chữ Nôm Tày trong đời sống xã hội hiện nay.
 
Tác giả bài viết: Hồng Nhung

http://khcncaobang.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Khoa-hoc-cong-nghe%2FNote-You-are-not-signed-in-as-admin-Session-Expired-Please-Re-Login-312

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.