Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

26/10/2015

Luận giải của Nguyễn Trọng Tạo về sự kiện "chơi dại"

Toàn văn luận giải như dưới đây. Xem ra văn học Việt Nam còn bí bét dài dài với những luận giải như thế này.

Các bác trực tính như Thợ Cạo hay hehe, Salam, Phạm Ngọc Hiệp, Cu Nỡm...thì cần bình tĩnh đọc cho đến hết (dù không dài).

Từ đây trở xuống là chép nguyên về từ Fb Nguyễn Trọng Tạo.



Tháng 10 năm 2015,
Giao Blog

---



Sau khi vụ việc Phan Huyền Thư "đạo thơ" Phan Ngọc Thường Đoan ầm ĩ đã được giàn xếp êm xuôi, nhà thơ Thanh Thảo gọi điện cho tôi, bảo: Chết mẹ, đọc lại Buổi sáng và Bạch lộ thì thấy Bạch lộ hay hơn mày ạ.


So sánh 2 bài thơ thì bài Bạch lộ dài hơn bài Buổi sáng. Tô đỏ những chữ của Phan Huyền Thư trong bài Bạch lộ thì thấy nhiều hơn số chữ mà Thư lấy của Thường Đoan, nghĩa là chữ của Thư quá nửa bài Bạch lộ.



So sánh về tâm thế, tư thế thì Đoan "ngồi" (Buổi sáng ngồi một mình), của Thư thì không "ngồi" (Buổi sáng một mình).



Câu thứ 2 của Đoan, Thư sửa chữ "và" thành chữ "mà" (Quen mà không quen). Câu của Đoan rõ nghĩa (quen và không quen), câu của Thư nghĩa khác hẳn, quen đó mà có thể chả quen (nữa). Câu 3 của Đoan Những giọt cà phê muôn đời đen nhánh được Thư đổi thành Từng giọt sương nén trong veo câm nín, có tâm trạng hơn. Đoan "gọi anh", Thư thêm "ôm anh" để rồi thêm câu Mây tái mặt thẫn thờ khá hay. Và hình như để thỏa cái cảm xúc của mình, Thư đã làm thêm vào một đoạn thơ cho đã hơn:

Buổi sáng
Một mình
Quen mà không quen
Lục lọi trí nhớ một hình nhân đêm
Quấn quýt trùng căng kén ngà, tơ lạ
Nuốt vào chầm chậm như loài lông vũ
Vừa bay vừa thảng thốt…âm u
Buồn ngại ngần níu vạt ngu ngơ
Chậm mất nhau cuối mùa
Bão giông đã nửa đời lạc nhịp

Phải nói, đoạn thơ này đã khiến cho bài thơ căng chật tâm trạng. Nó có độ dồn nén và đẩy tới cái kết bất ngờ:

Cơn đau da lươn lên men vân gốm
Buổi sáng mị tình
Nốc cạn
Một tứ thơ.

Những câu cuối rất Phan Huyền Thư với sự trau chuốt chữ nghĩa ma mị và mạnh mẽ. 

Có người nói Thư đã nốc cạn tứ thơ của Đoan.

Tôi cũng nghĩ thế. Nhưng ở đây, Thư đã đẩy bài thơ đến một cái tứ mới khá bất ngờ với tư duy ngôn ngữ hiện đại hơn.

Đọc kỹ lại, thấy Bạch lộ là sự "nâng cấp" bài thơ Buổi sáng.

Trong làng văn, thường vẫn sửa thơ cho nhau, thậm chí chê thơ (chê đúng) thì tác giả có thể làm lại cả bài thơ đó. Tôi đã có lần chê bài thơ Những giọt mưa Trường Sơn của Nguyễn Thụy Kha khi anh mới làm xong, để rồi Kha đã viết lại bài thơ đó thành Những giọt mưa đồng hành, đoạt giải thưởng báo Văn Nghệ 1980-1981.

Trong trường hợp này, tôi nghĩ Phan Huyền Thư đã đọc được bài thơ Buổi sáng của Phan Ngọc Thường Đoan và chắc là Thư thích nhưng vẫn tiếc cái tứ thơ chưa đến độ nên đã "biên tập" và viết thêm vào để thỏa mãn với cảm xúc của mình hơn.

Tuy nhiên, việc làm đó phải được tác giả bài gốc đồng ý. Còn việc đưa đăng lên với tên của người sửa thơ thì thật là tai hại. Từ "trò chơi sửa thơ" đến việc om sòm về bản quyền là một bài học mà mọi người viết đều phải cẩn trọng.

Hà Nội, 25.10.2015


https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10204200585089402&set=a.10204200581449311.1073741986.1670237635&type=3&theater



---

BỔ SUNG




1. Chép các còm cũ lên chính văn (chép ngày 3/8/2020)

"

6 nhận xét:


  1. Vụ việc đã nguội rồi , ồn ào cũng đã bớt đi tất cả đã ngã ngũ rồi , tính không muốn nói đến nữa nhưng hôm nay đọc bài viết của Bác Tạo lại thấy ngứa mồm nên có đôi lời :
    - Bác Tạo nói thế thì không ổm chút nào , trong thế giới bạn văn với nhau hay trong môi trường bạn Blog với nhau thì chuyện một người làm ra một bài thơ xong rồi mọi người xướng hoạ cùng nhau hay có thể sửa giúp nhau vài câu vài ý trong bài thơ / bài văn , nhưng phải là chỗ quen biết thân tình . Ở đây bà Thư và bà Đoan không phải là bạn thơ với nhau , một người xa lạ thì không thể gọi là " NÂNG CẤP " bài thơ được , bác Tạo nói như vậy.là tuỳ tiện
    - Ai cũng biết làm được một bài thơ hay hay dở thì chưa bàn đến , nhưng muốn làm được một bài thơ đúng nghĩa thì cần có cảm xúc , rung động bột phát nhất thời . Còn người hoạ thơ hay " Nâng cấp " thì rất dễ bỏi vì đã có sẵn mạch thơ đó ví dụ như ta xây một căn nhà xong thì bạn bè thêm vào bồn hoa cây kiểng , nội thất thì căn nhà sẽ hoàn thiện sang trọng lên
    - Còn câu nói " Trò chơi sửa thơ " trong trường hợp này cũng không ổn . Khi đang còn trên bản thảo thì có thể sửa được chứ đã in thành sách thì nó đã mặc định rồi , đã ghi dấu ấn trong lòng độc giả rồi , lúc đó bài thơ không còn thuộc quyền của tác giả nữa mà nó đã trở thành đứ con tinh thàn chung của độc giả . Tuỳ tiện sửa thơ như thế thì ngay bản thân anh / chị đã không tôn trọng mình thì hà cớ gì bắt độc giả tôn trọng mình ? Hồi trước vì vụ chặt cây lùm xùm ông Trần Đăng Khoa đã sửa một câu thơ của chính bản thân mình sáng tác mà độc giả đã không tiêu hoá nổi (. Nhũng năm giặc đánh phá / Hà Nội có sao đâu - thành - Những năm giặc đánh phá / Ba đình vẫn xanh cây ) huống hồ bà Thư lấy thơ của một người không quen để chơi " Trò chơi sửa thơ " thì đúng là ..... hài vãi ( ! )
    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Bác Salam đọc sẽ thấy, ngoài bác Tạo còn có cả bác Thanh Thảo ở Quảng Ngãi nữa đó.
      Xóa
  2. Luận giải của ông Tạo có phần ngụy ngôn mất rồi!
    Trả lờiXóa
  3. Đây cũng là cách biện giải cho người đẹp họ Phan Huyền..lau cho cô Huyền đỡ dơ.Xét về măt nhân văn thì được.Nhưng xem ra ý tứ nhà thơ Nguyễn Trọng...lại đánh giá cô Thư ở tầm cao hơn .E rằng cô chị họ Phan kia(tác giả bài thơ cũ) phật ý.
    Trả lờiXóa
  4. đúng là từ ngụy biện đến...đổi trắng thay đen!
    Trả lờiXóa
  5. Mình có cửa làm nhà thơ rồi chỉ cần đi sửa thơ là được
"

6 nhận xét:

  1. Vụ việc đã nguội rồi , ồn ào cũng đã bớt đi tất cả đã ngã ngũ rồi , tính không muốn nói đến nữa nhưng hôm nay đọc bài viết của Bác Tạo lại thấy ngứa mồm nên có đôi lời :
    - Bác Tạo nói thế thì không ổm chút nào , trong thế giới bạn văn với nhau hay trong môi trường bạn Blog với nhau thì chuyện một người làm ra một bài thơ xong rồi mọi người xướng hoạ cùng nhau hay có thể sửa giúp nhau vài câu vài ý trong bài thơ / bài văn , nhưng phải là chỗ quen biết thân tình . Ở đây bà Thư và bà Đoan không phải là bạn thơ với nhau , một người xa lạ thì không thể gọi là " NÂNG CẤP " bài thơ được , bác Tạo nói như vậy.là tuỳ tiện
    - Ai cũng biết làm được một bài thơ hay hay dở thì chưa bàn đến , nhưng muốn làm được một bài thơ đúng nghĩa thì cần có cảm xúc , rung động bột phát nhất thời . Còn người hoạ thơ hay " Nâng cấp " thì rất dễ bỏi vì đã có sẵn mạch thơ đó ví dụ như ta xây một căn nhà xong thì bạn bè thêm vào bồn hoa cây kiểng , nội thất thì căn nhà sẽ hoàn thiện sang trọng lên
    - Còn câu nói " Trò chơi sửa thơ " trong trường hợp này cũng không ổn . Khi đang còn trên bản thảo thì có thể sửa được chứ đã in thành sách thì nó đã mặc định rồi , đã ghi dấu ấn trong lòng độc giả rồi , lúc đó bài thơ không còn thuộc quyền của tác giả nữa mà nó đã trở thành đứ con tinh thàn chung của độc giả . Tuỳ tiện sửa thơ như thế thì ngay bản thân anh / chị đã không tôn trọng mình thì hà cớ gì bắt độc giả tôn trọng mình ? Hồi trước vì vụ chặt cây lùm xùm ông Trần Đăng Khoa đã sửa một câu thơ của chính bản thân mình sáng tác mà độc giả đã không tiêu hoá nổi (. Nhũng năm giặc đánh phá / Hà Nội có sao đâu - thành - Những năm giặc đánh phá / Ba đình vẫn xanh cây ) huống hồ bà Thư lấy thơ của một người không quen để chơi " Trò chơi sửa thơ " thì đúng là ..... hài vãi ( ! )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Salam đọc sẽ thấy, ngoài bác Tạo còn có cả bác Thanh Thảo ở Quảng Ngãi nữa đó.

      Xóa
  2. Luận giải của ông Tạo có phần ngụy ngôn mất rồi!

    Trả lờiXóa
  3. Đây cũng là cách biện giải cho người đẹp họ Phan Huyền..lau cho cô Huyền đỡ dơ.Xét về măt nhân văn thì được.Nhưng xem ra ý tứ nhà thơ Nguyễn Trọng...lại đánh giá cô Thư ở tầm cao hơn .E rằng cô chị họ Phan kia(tác giả bài thơ cũ) phật ý.

    Trả lờiXóa
  4. đúng là từ ngụy biện đến...đổi trắng thay đen!

    Trả lờiXóa
  5. Mình có cửa làm nhà thơ rồi chỉ cần đi sửa thơ là được

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.