1.
Gợi mở nhiều vấn đề
Thứ Ba 04:01 16/06/2015
(HNM) - Khi bạn đọc cầm trên tay tờ báo này thì đã khoảng hơn 60 tiếng đồng hồ trôi qua kể từ khi xảy ra cơn dông lốc kinh hoàng tại Hà Nội vào chiều 13-6. Vẫn biết, khó có thể lường trước những hình thái thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu mà cơn dông lốc vừa qua là ví dụ điển hình, nhưng thiệt hại về người và tài sản như vậy là quá nghiêm trọng. Chắc chắn điều đó sẽ khiến không ít người phải suy nghĩ, bởi bên cạnh những chuyện chúng ta đã tính toán và dự báo, lại có những việc cũng cần nghiêm túc kiểm tra, rà soát, tránh tình trạng "mất bò mới lo làm chuồng".
Hơn một nghìn gốc cây đổ chỏng chơ, lật những bộ rễ chùm nông choèn lên khỏi mặt đất, cho thấy đã có thời gian việc trồng cây xanh đô thị chưa được coi trọng đúng mức, ấy là không muốn nói rất tùy tiện. Chủng loại cây trồng không khoa học đã đành (trồng cây rễ chùm, không trồng cây rễ cọc; cây thân giòn và mềm…), một số cây trồng lại hết sức cẩu thả, vô trách nhiệm khi bầu rễ không được xử lý, còn nguyên lưới bưng đất và dây gai chằng buộc. Chắc không khó để quy kết trách nhiệm các đơn vị, cá nhân đã thực hiện công việc này cũng như những cá nhân, đơn vị đã thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.
Như báo cáo sơ bộ ban đầu, trong hơn một nghìn cây đổ chỉ có gần bốn chục cây xà cừ nhưng để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng mà trường hợp ở 48 phố Hai Bà Trưng là ví dụ. Đây là chuyện đã được cảnh báo và cho thấy việc triển khai Đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị tại Hà Nội là hết sức cần thiết. Cùng với đó, bên cạnh việc tham khảo, trưng cầu ý kiến của người dân, của các nhà khoa học thì đề án cần sớm triển khai theo lộ trình thời gian cụ thể, không thể chần chừ, chậm chạp như một dự án xây dựng cảng hàng không mà mất 18 năm từ khi có ý tưởng vẫn chưa thể tổ chức thực hiện. Mặt khác, với cơ quan chức năng, công việc cắt tỉa cây xanh, chặt hạ, thay thế cây mục ruỗng, cây đã chết khô phải được thực hiện thường xuyên liên tục, hạn chế tới mức thấp nhất sự nguy hiểm có thể xảy ra khi thời tiết thay đổi bất thường.
Cũng qua cơn dông lốc vừa xảy ra, nhiều cột điện đã bị gãy, đổ, một số do đã quá già nua theo thời gian, số khác do đang phải oằn mình chịu tải khi có quá nhiều "rác trời" là các loại đường dây vô chủ, không còn chức năng sử dụng. Điều đó cho thấy, việc bó gọn và dọn sạch "rác trời" mà cơ quan chức năng đã và đang thực hiện không chỉ vì trật tự, mỹ quan thành phố mà còn vì sự an toàn của người dân đô thị. Tương tự như thế, các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ cấp phép treo biển quảng cáo cũng cần rà soát lại công việc của mình khi trên địa bàn thành phố hiện nay còn tồn tại khá phổ biến tình trạng quảng cáo trái phép, sai quy chuẩn. Ấy cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều biển quảng cáo trở thành mối họa lơ lửng trên không, có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào cho người dân trong mùa mưa bão. Thực tế cũng đã có những trường hợp thương vong, thậm chí có người xấu số bị cướp đi tính mạng mà không biết quy kết trách nhiệm cho ai?
Nêu vài chuyện để thấy, cơn dông lốc đã kết thúc nhưng đã mở ra hàng loạt vấn đề mà các cơ quan chức năng cần suy nghĩ về nhiệm vụ của mình để có hành động khẩn trương, kịp thời, tránh chuyện việc đã rồi mới ngồi tính toán xem trách nhiệm thuộc về ai.
Hơn một nghìn gốc cây đổ chỏng chơ, lật những bộ rễ chùm nông choèn lên khỏi mặt đất, cho thấy đã có thời gian việc trồng cây xanh đô thị chưa được coi trọng đúng mức, ấy là không muốn nói rất tùy tiện. Chủng loại cây trồng không khoa học đã đành (trồng cây rễ chùm, không trồng cây rễ cọc; cây thân giòn và mềm…), một số cây trồng lại hết sức cẩu thả, vô trách nhiệm khi bầu rễ không được xử lý, còn nguyên lưới bưng đất và dây gai chằng buộc. Chắc không khó để quy kết trách nhiệm các đơn vị, cá nhân đã thực hiện công việc này cũng như những cá nhân, đơn vị đã thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.
Như báo cáo sơ bộ ban đầu, trong hơn một nghìn cây đổ chỉ có gần bốn chục cây xà cừ nhưng để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng mà trường hợp ở 48 phố Hai Bà Trưng là ví dụ. Đây là chuyện đã được cảnh báo và cho thấy việc triển khai Đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị tại Hà Nội là hết sức cần thiết. Cùng với đó, bên cạnh việc tham khảo, trưng cầu ý kiến của người dân, của các nhà khoa học thì đề án cần sớm triển khai theo lộ trình thời gian cụ thể, không thể chần chừ, chậm chạp như một dự án xây dựng cảng hàng không mà mất 18 năm từ khi có ý tưởng vẫn chưa thể tổ chức thực hiện. Mặt khác, với cơ quan chức năng, công việc cắt tỉa cây xanh, chặt hạ, thay thế cây mục ruỗng, cây đã chết khô phải được thực hiện thường xuyên liên tục, hạn chế tới mức thấp nhất sự nguy hiểm có thể xảy ra khi thời tiết thay đổi bất thường.
Cũng qua cơn dông lốc vừa xảy ra, nhiều cột điện đã bị gãy, đổ, một số do đã quá già nua theo thời gian, số khác do đang phải oằn mình chịu tải khi có quá nhiều "rác trời" là các loại đường dây vô chủ, không còn chức năng sử dụng. Điều đó cho thấy, việc bó gọn và dọn sạch "rác trời" mà cơ quan chức năng đã và đang thực hiện không chỉ vì trật tự, mỹ quan thành phố mà còn vì sự an toàn của người dân đô thị. Tương tự như thế, các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ cấp phép treo biển quảng cáo cũng cần rà soát lại công việc của mình khi trên địa bàn thành phố hiện nay còn tồn tại khá phổ biến tình trạng quảng cáo trái phép, sai quy chuẩn. Ấy cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều biển quảng cáo trở thành mối họa lơ lửng trên không, có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào cho người dân trong mùa mưa bão. Thực tế cũng đã có những trường hợp thương vong, thậm chí có người xấu số bị cướp đi tính mạng mà không biết quy kết trách nhiệm cho ai?
Nêu vài chuyện để thấy, cơn dông lốc đã kết thúc nhưng đã mở ra hàng loạt vấn đề mà các cơ quan chức năng cần suy nghĩ về nhiệm vụ của mình để có hành động khẩn trương, kịp thời, tránh chuyện việc đã rồi mới ngồi tính toán xem trách nhiệm thuộc về ai.
Thái Sơn
2.Rà soát, thay thế cây nguy hiểm
Thứ Ba 04:05 16/06/2015
(HNM) - Dông lốc bất ngờ vào chiều tối 13-6 làm đổ hơn 1.300 cây xanh, tốc mái hàng trăm nhà và đã có những người bị thương hoặc bỏ mạng do cây đổ, gãy.
Điều đó đặt ra một vấn đề cấp bách: Bên cạnh việc khắc phục hậu quả mưa, dông, phải nhanh chóng rà soát toàn bộ cây xanh trên địa bàn thành phố; đồng thời có phương án cắt, tỉa, thay thế ngay những cây nguy hiểm, sâu, mục. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã đặt ra yêu cầu này với các đơn vị liên quan.
Điều đó đặt ra một vấn đề cấp bách: Bên cạnh việc khắc phục hậu quả mưa, dông, phải nhanh chóng rà soát toàn bộ cây xanh trên địa bàn thành phố; đồng thời có phương án cắt, tỉa, thay thế ngay những cây nguy hiểm, sâu, mục. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã đặt ra yêu cầu này với các đơn vị liên quan.
Công nhân Công ty Công viên cây xanh Hà Nội thu gom cây bị gãy, đổ sau trận mưa dông ngày 13-6. Ảnh: Phạm Hùng |
Cơ bản đã khắc phục xong sự cố
Theo báo cáo nhanh của Sở Xây dựng, hệ thống cây xanh đường phố bị ảnh hưởng rất nặng, tại quận Hoàn Kiếm có 86 cây đổ, Hai Bà Trưng có 207 cây đổ, Đống Đa có 96 cây đổ, Hoàng Mai có 358 cây đổ. Thống kê chưa đầy đủ của các đơn vị quản lý, trên địa bàn 12 quận có 998 cây đổ, dọc Đại lộ Thăng Long và Đường 5 kéo dài có 443 cây đổ. Trong số 998 cây gãy đổ trong khu vực nội thành, có rất nhiều cây rễ nông, ăn ngang, cành giòn như muồng, bằng lăng… Trong số hơn 100 cây gãy, đổ, có đường kính lớn trên 50cm, xà cừ - một loại cây vốn bị coi không thích hợp, dễ đổ, chỉ có 38 cây. Trong và sau trận mưa, dông, thành phố đã huy động hàng nghìn người thuộc các lực lượng công an, quân đội, các công ty quản lý cây xanh, thoát nước, vệ sinh môi trường… tham gia khắc phục hậu quả.
Tính đến 23h ngày 15-6, hầu hết các vị trí cây đổ chắn ngang đường, cản trở giao thông đã được giải tỏa. Hàng trăm cây được trồng lại, dựng lại. Các sự cố lớn liên quan đến hệ thống chiếu sáng đã cơ bản được khắc phục. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng yêu cầu: Các đơn vị, theo phân công, huy động 100% cán bộ, công nhân khắc phục hậu quả thiên tai; đồng thời huy động phương tiện giải tỏa nốt các cây gãy, đổ không có khả năng dựng lại, hoàn thành thu dọn vệ sinh hè đường trong ngày 15-6. Trong ngày hôm qua, Công ty Chiếu sáng và thiết bị đô thị phối hợp với Tổng công ty Điện lực Hà Nội đã đóng điện an toàn, khôi phục 99% hệ thống chiếu sáng. Lãnh đạo TP Hà Nội cũng yêu cầu Sở Xây dựng tiếp tục rà soát, thống kê các sự cố xảy ra, phân loại chủng loại cây, đường kính, tình trạng cũng như các loại cột chiếu sáng gãy, đổ để có giải pháp khắc phục triệt để trong thời gian tới.
Cũng trong những ngày qua, thông tin nhiều cây mới trồng thay thế bị đổ vẫn còn nguyên nilon bọc bầu đất, làm như vậy khiến cây không thể phát triển, qua đó thể hiện sự cẩu thả, thiếu trách nhiệm của đơn vị được giao trồng cây. Tuy nhiên, có ý kiến khác cho rằng, về kỹ thuật, thường sử dụng lưới tự tiêu bọc bầu đất để giữ cho bầu đất không bị vỡ. Sau khi trồng, lưới bọc tự tiêu không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
Đẩy nhanh tiến độ thay thế, trồng mới cây xanh
Sáng 15-6, trên nhiều tuyến phố, cành, thân cây gãy, đổ đã được cắt gọn, xếp dọc lề đường chờ chuyển đi. Nhiều người dân cho biết, cây nhìn xanh tốt nhưng khi gãy mới thấy trong thân đã sâu, mục. Theo ông Nguyễn Xuân Hưng, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội, năm nào công ty cũng tiến hành rà soát, cắt tỉa, thay thế cây hư hỏng, sâu, mục trước mùa mưa bão. Bình quân, số lượng cây cắt tỉa, thay thế dạng này từ 3.000 đến 4.000 cây một năm. Thực tế quan sát bằng mắt thường chỉ có thể phát hiện cây cong nghiêng, nguy hiểm, rất khó thấy được hiện tượng sâu, mục trong lõi. Trên địa bàn thành phố không hiếm trường hợp cây xanh tốt bất ngờ đổ, thậm chí cả khi không có gió lớn. Lúc đó thấy phần rễ cây đã hỏng, thối.
Theo một báo cáo, khu vực nội đô có khoảng 120.000 cây xanh các loại. Trong đó có nhiều cây trồng từ thời Pháp thuộc hoặc sau ngày Thủ đô giải phóng, đến nay già cỗi, có dấu hiệu sâu mục. Nhiều chủng loại cây phát triển không đều như phượng, cơm nguội, bàng, long não… hoặc cây lâm nghiệp không phải cây đô thị như keo. Nhược điểm của loại cây này dễ gãy khi có gió lớn. Thiên tai là điều bất khả kháng, song có thể phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại nếu có sự chuẩn bị trước.
Theo ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, qua việc hàng loạt cây xanh gãy, đổ sau mưa dông đặt ra vấn đề cấp thiết: Cơ quan có trách nhiệm quản lý cần phải kiểm tra, theo dõi thường xuyên hệ thống cây xanh, kịp thời cắt tỉa, chặt hạ cây nặng tán, cây có biểu hiện nguy hiểm. Đồng thời, ở những đô thị lớn như Hà Nội cần nghiên cứu trồng những loại cây phù hợp, có bóng mát, thân thẳng nhưng phải có sức chống chịu gió bão tốt.
Cùng quan điểm, TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội cho rằng: Cây xanh có tác động rất rõ ràng tới đời sống người dân. Qua sự việc cây gãy, đổ hàng loạt sau mưa dông cho thấy, không chỉ cần thiết thay thế cây xanh không đúng chủng loại cây đô thị, cây dễ đổ, gãy, mà còn phải làm thật tốt việc chăm sóc, cắt tỉa những cây có nguy cơ nguy hiểm. Đặc biệt, qua thống kê ban đầu trong khoảng 1.300 cây đổ, gãy phần lớn là phượng, muồng, bàng, nhiều cây thân thẳng... Điều đó cho thấy việc quy hoạch cây xanh, chọn chủng loại cây phù hợp phải được nghiên cứu, đầu tư thích đáng - ông Đào Ngọc Nghiêm phân tích. Thời Pháp thuộc, Bách Thảo được xây dựng là vườn ươm để nghiên cứu sự phù hợp của cây xanh với đô thị. Sau này, TP Hà Nội cũng có vườn ươm nhưng diện tích thu hẹp dần, chưa được đầu tư thích đáng. Cùng với đó, quy hoạch cây xanh là quy hoạch đa ngành. Đến lúc cần có sự tham gia của nhiều ngành và người dân trong chăm sóc, quản lý cây xanh.
Làm rõ việc bầu đất bọc bằng túi nilon là đúng hay sai Trao đổi với Báo Hànộimới, Phó Tổng Giám đốc Công ty Công viên cây xanh Hà Nội Nguyễn Xuân Hưng cho biết: Tôi chưa nhìn tận mắt bọc bầu đất vẫn còn nguyên túi nilon nên không có đánh giá đúng sai, nhưng trong kỹ thuật trồng cây vẫn sử dụng lưới bọc tự tiêu để bảo vệ bầu đất. Liên quan đến thông tin này, trong cuộc họp sáng 15-6, lãnh đạo TP Hà Nội giao các cơ quan chức năng xác minh, làm rõ đơn vị trồng cây, xử lý theo quy định nếu phát hiện vi phạm. |
Gia Khánh
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Xa-hoi/761248/ra-soat-thay-the-cay-nguy-hiem
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.