Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

28/04/2015

Số tiền 5 triệu Yên của chị đồng nát

Hiện có một người phụ nữ đang đứng ra nhận số tiền 5 triệu Yên (mà chị ve chai ở Sài Gòn đã lượm được vào năm ngoái, từ một cái loa thùng đồng nát). Cụ thể xem tin ở dưới.

5 triệu Yên, thì theo cách gọi thông thường, là 500 Vạn Yên. Tính sang tiền Việt thì khoảng gần 1 tỉ VNĐ.

Người phụ nữ đứng ra nhận số tiền trình bày là chồng bà từng giảng dạy tiếng Anh ở Nhật Bản trong các năm 2003-2005. 


1. Cứ cho anh ấy đã dạy tròn 2 năm ở Nhật Bản. Nếu chỉ là dạy học thuần túy, và chỉ là giáo viên thường, thì anh chồng này không thể tiết kiệm được số tiền trên. 

Nếu anh chồng ở chức danh Giáo sư, của một trường lớn, thì không hề gì. Số tiền tiết kiệm được như vậy là hoàn toàn ok. 

Còn chỉ là giáo viên ngoại ngữ bình thường thì không thể.

2. Chứng minh số tiền 500 Vạn trên là hợp pháp, thì anh chồng phải trình được hợp đồng làm việc trong 2 năm ở Nhật (nhất là phải lưu được tờ chuyển tiền hàng tháng).

3. Một số tiền có thể nói là không hề nhỏ, như vậy, mà cũng quên được thì không hợp lí !

Bởi vậy, về cơ bản, có thể xem số tiền trên đã thuộc chị đồng nát.



---

Thứ ba, 28/4/2015 | 15:10 GMT+7

Người đàn bà nhận là chủ 5 triệu yen trong thùng loa cũ như thế nào



Từng nghe người chồng Nam Phi kể về việc thất lạc số tiền khoảng 6 triệu yen dành dụm được, bà Ngọt đến công an trình báo khi công an sắp giải quyết số tiền trong thùng loa cũ cho chị ve chai.


Bà Ngọt mô tả lại chiếc loa cũ của chồng giống với chiếc loa chứa hơn 5 triệu yên mà chị Hồng chai mua được
Bà Ngọt mô tả lại chiếc loa cũ của chồng giống với chiếc loa chứa hơn 5 triệu yên mà chị Hồng mua được. Ảnh: An Nhơn
Bà Phạm Thị Ngọt (40 tuổi, quê Quảng Nam) - người phụ nữ xuất hiện ở "phút 89" nhận là chủ sở hữu hơn 5 triệu yen mà chị ve chai Huỳnh Thị Ánh Hồng mua được - làm nghề buôn bán quần áo và sống một mình trong căn nhà thuê ở xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, TP HCM.
"Chồng tôi, ông Afolayan Caleb, có thể là chủ của số tiền trong chiếc thùng loa cũ mà chị Hồng mua được", bà Ngọt nói và vẽ lại chiếc loa cũ của chồng để chứng minh. 
Ông Afolayan Caleb (48 tuổi, quốc tịch Nam Phi) có vợ và ba con ở quê nhà nhưng đã ly hôn. Năm 2003-2005, ông đến Nhật dạy tiếng Anh. Năm 2009, ông đến Việt Nam du lịch và tiếp tục dạy tiếng Anh ở một số trường cấp 2, trung tâm ngoại ngữ. Thời gian này, bà Ngọt đang bán thuốc Tây ở quận Gò Vấp thì được người bạn giới thiệu với ông Afolayan Caleb. Năm 2012, sau khi kết hôn, bà dọn về sống với chồng ở Xuân Thới Đông 2, xã Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Môn). 
Tại căn nhà thuê này, bà thấy ông Caleb có ba chiếc loa, hai chiếc lớn và một chiếc nhỏ, nhưng không biết mua lúc nào. "Ông ấy nói với tôi đã để dành được khoảng 6 triệu yen trong thời gian làm việc ở Nhật nhưng không nhớ cất ở đâu, do có 3 lần chuyển nhà trọ từ quận 1 về Gò Vấp và Hóc Môn", bà kể.
Theo bà, mỗi khi làm ăn khó khăn hay kẹt tiền, ông Afolayan Caleb thường nhắc tới số tiền bị thất lạc. "Cuối năm 2012, do cần tiền để chữa trị khi đang nằm ở Bệnh viện Chợ Rẫy, ông ấy bảo tôi về lục trong các thùng, hộp, valy... tìm số tiền. Tôi tìm 2-3 ngày nhưng không thấy", bà Ngọt khẳng định.
Tới tháng 6/2013, ông Caleb về nước chăm người mẹ 86 tuổi bệnh nặng và ở bên đó đến nay. Ba tháng sau đó bà Ngọt dọn dẹp nhà, thấy ba chiếc loa thùng cũ đã hỏng. Vài người mua ve chai hỏi nhưng bà không bán mà cho anh họ Phạm Đức Hòa (52 tuổi) ở quận Bình Tân. Cách nay hơn một tháng, bà đọc báo nói về việc có 5 triệu yên trong thùng loa cũ mà vợ chồng chị ve chai mua được nên nhớ tới số tiền chồng từng nhắc đến.
"Tôi liền hỏi anh Hoà thì biết chiếc loa đã bị bán ve chai. Tôi nghi ngờ số tiền đó là của chồng nên đến công an trình", bà Ngọt nói. "Trong thời gian qua, tôi thường xuyên liên lạc với chồng. Mới đây, khi nghe tôi nói về số tiền trên, ông ấy cho biết sẽ thu xếp trở lại Việt Nam, còn nếu không sẽ ủy quyền cho tôi xin lại 5 triệu yen".
Ông Hòa mô tả lại chiếc loa cũ từng bán ve chai. Ảnh: An Nhơn
Ông Hòa mô tả lại chiếc loa cũ từng bán ve chai. Ảnh: An Nhơn
Sáng 28/4, trao đổi với VnExpress, ông Phạm Đức Hòa cho biết đã nhận 3 chiếc loa từ bà Ngọt hồi tháng 10/2013. Trong đó có một cái loa chính và hai loa phụ. "Chiếc loa chính có diện tích khoảng 30x40 cm, hai loa nhỏ khoảng 15x20 cm, màu sắc tôi không để ý", ông nhớ lại.
Theo ông, ngay khi chở về nhà trọ trong hẻm đường Hương Lộ 2 (quận Bình Tân, TP HCM), ông cắm điện nghe thử nhưng không được nên bỏ ở trước hiên nhà. Một tháng sau, vợ ông dọn nhà, bán dàn loa cũ cho người đàn ông mua phế liệu nhưng người này từ chối mua. "Sau đó vợ tôi bán các lon nước ngọt và kèm theo dàn loa cho một phụ nữ, được hơn 10.000 đồng. Chị mua ve chai bịt khẩu trang kín nên giờ có nhìn tôi cũng không nhận ra", ông Hòa cho biết.
Trong một năm qua vợ chồng ông Hòa thường xuyên nghe mọi người bàn tán về việc chị ve chai "trúng kho báu" nhưng không nghĩ đến thùng loa mình từng bán. Cách nay hơn một tháng, chị Ngọt gọi điện hỏi về chiếc loa cũ, ông mới nghi ngờ. 
"Từ đó đến nay, mỗi khi có phụ nữ mua ve chai đi vào hẻm, vợ chồng tôi để ý nhưng không thấy ai giống dáng cô kia", ông nói và cho biết đã được công an quận Tân Bình mời lên làm việc. "Tôi cũng tường trình là mình có xin dàn loa cũ của cô em rồi sau đó bán ve chai, chứ thật sự không biết gì thêm về số tiền", ông nói.
Theo luật sư Trần Giáng Hương - Văn phòng luật sư Tam Đa - bà Ngọt nhận số tiền 5 triệu yen là của chồng, thì chồng bà phải có nghĩa vụ đưa ra những chứng cứ chứng minh nguồn gốc sở hữu một cách hợp pháp. Nếu đây là tiền ông ta mang từ Nhật về, phải có những giấy tờ thể hiện số tiền đó được chuyển về Việt Nam như thế nào, cất giữ ra sao.
Với lượng ngoại tệ lớn như vậy, theo quy định, khi chuyển về Việt Nam phải khai báo hải quan; nếu thông qua hệ thống ngân hàng phải có chứng từ của ngân hàng. Nếu ông ấy cho rằng tiền mang về nhiều lần, mỗi lần một ít (không phải khai báo) thì không có cơ sở để đòi lại số tiền.
An Nhơn - Hải Duyên





Thứ hai, 27/4/2015 | 16:16 GMT+7


Người đàn bà nhận là chủ 5 triệu yen trong chiếc loa thùng



Ngày cuối định đoạt 5 triệu yen tìm thấy trong chiếc loa cũ thì chị Hồng được Công an quận Tân Bình (TP HCM) cho hay có người xưng là chủ của số tiền.



Sáng 27/4, ngày cuối cùng của thời hạn công khai tìm chủ nhân số tiền 5 triệu yen (hơn một tỷ đồng) trong thùng loa cũ mà vợ chồng chị ve chai Huỳnh Thị Ánh Hồng mua được một năm trước, Công an quận Tân Bình (TP HCM) cho biết có người phụ nữ đến nhận là chủ sở hữu số tiền trên. Do có người tranh chấp trong thời hạn quy định nên cảnh sát gia hạn niêm phong số tiền thêm 1-2 tháng để điều tra, xác mình.
Theo Công an quận Tân Bình, hơn hai tuần trước, một phụ nữ 42 tuổi (ngụ ở huyện Hóc Môn) đến xin nhận lại 5 triệu yen mà vợ chồng chị Hồng giao nộp. Bà này nói đó là tiền chồng đang lao động ở Nhật, gửi về cho mình. Bà cất giấu trong thùng loa cũ rồi quên. Chiếc loa này sau đó bị người thân đem bán ve chai, tới tay vợ chồng chị Hồng.
Chị Hồng buồn bã khi phút cuối số tiền được định đoạt có người đến nhận. Ảnh: An Nhơn
Chị Hồng buồn bã khi đến "phút 89" lại có người đến nhận là chủ của 5 triệu yen. Ảnh: An Nhơn
Nhận tin công an tiếp tục điều tra số tiền 5 triệu yen ở "phút 89", chị Hồng tỏ ra buồn bã. Chị cho biết, trưa 14/4 có hai phụ phụ nữ đi xe máy đến nhà trọ của chị, nhận là chủ số tiền 5 triệu yen trong chiếc máy cassette. Một người cho biết do chồng ở Nhật gửi về, lúc bà này vắng nhà người anh họ đã đem bán máy cassette cho ve chai.
Từng có nhiều người đến nhận là chủ nhân số tiền nên chị Hồng nghi ngờ và bảo người phụ nữ này đến công an trình báo. "Bà ấy bảo không muốn um sùm, đề nghị tôi cho một cuộc hẹn để người anh họ bán casstte gặp đối chứng và thương lượng. Bà ấy nhất quyết không đi nên tôi đã gọi công an đến làm việc", chị Hồng kể.
Một năm trước, chiều 21/3/2014, chị Hồng và chồng đem thùng loa cũ bằng kim loại vuông, cao khoảng 0,5 m đã gỉ sét mua được trước đó ra hẻm Trần Văn Quang (phường 10, quận Tân Bình) tháo ốc vít, phân loại để lấy sắt, đồng... Chồng chị phát hiện bên trong có chiếc hộp gỗ dài khoảng 20 cm, rộng khoảng 15 cm và khá sâu. Khi chiếc hộp được mở, vài tờ tiền bay ra và được một số người đứng gần đó nhặt.
Lời đồn về hai vợ chồng mua ve chai "trúng kho báu" lan rất nhanh. Chỉ vài giờ sau nhiều người kéo đến nhà trọ của họ để xin tiền "lấy hên" hoặc "làm kỷ niệm". Trong đám đông còn có nhiều thanh niên lạ mặt gây áp lực buộc vợ chồng ve chai phải chia tiền. Hoảng sợ, họ đóng chặt cửa và trình báo công an, giao nộp số tiền.
Có tổng cộng 520 tờ tiền Nhật, trong đó một số bị mục nát, mỗi tờ mệnh giá 10.000 yenNgày 28/4/2014, Công an Tân Bình đã đăng báo tìm chủ sở hữu. Theo quy định, trong một năm nếu không ai đến nhận, công an sẽ quyết định chủ sở hữu số tiền trên theo pháp luật.

An Nhơn
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nguoi-dan-ba-nhan-la-chu-5-trieu-yen-trong-chiec-loa-thung-3207043.html





Vụ 5 triệu yen trong thùng loa cũ: Chủ nhân xuất hiện vào phút cuối nói gì?

Ái Nhân | 28/04/2015 07:04


Bà Ngọt bên một trong ba bộ loa cũ do người chồng mang về từ Nhật.



Người phụ nữ đưa ra nhiều chi tiết và tính hợp pháp chứng minh bản thân là chủ nhân của chiếc loa thùng cũ chứa hơn 5 triệu yen.


Chiều 27 – 4, Phóng viên Pháp luật TP.HCM đã đến căn nhà của bà Phạm Thị Ngọt (40 tuổi) ở vùng ven Sài Gòn, tại xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn (TP.HCM) để tìm hiểu sự tình.
Bà Ngọt chính là “chủ nhân mới xuất hiện” liên quan trực tiếp trong vụ Người phụ nữ mua ve chai tìm đươc 5 triệu yên trong thùng loa cũ.
Trao đổi chúng tôi, bà Ngọt cho biết có chồng tên Efolayan Caleb gốc Nigeria, giảng viên dạy tiếng Anh và từng lao động ở Nhật.
Theo bà Ngọt trình bày vào khoảng năm 2003 đến 2005, chồng bà dạy tiếng Anh tại Nhật Bản.
Thời gian sau, vào năm 2009 chồng bà đến Việt Nam trực tiếp giảng dạy tiếng Anh ở một số trường cấp 2 và trung tâm ngoại ngữ.
Lúc làm việc ở đây, ông Efolayan Caleb được một người bạn nữ giới thiệu, gặp gỡ bà Ngọt.
Từ đó, hai người biết nhau và kết hôn, được sự chứng nhận hợp pháp của cơ quan chức năng nước Negiria.
Sau đó, hai vợ chồng bà đến tạm trú ở số 45/8c Xuân Thới Đông 2, xã Xuân Thới Sơn (Hóc Môn).
Năm 2012, khi bà Ngọt dọn về sống chung với ông Caleb tại địa chỉ trên thì bà thấy ông Caleb có ba chiếc loa, không biết mua lúc nào.
Trong đó có hai chiếc loa lớn và một loa nhỏ. Thời gian sống chung ông Caleb có nói với bà Ngọt rằng có để dành được khoảng 6 triệu Yên Nhật cất trong một hộp.
Tuy nhiên ông không nhớ nổi là cất giấu hộp đựng tiền ở đâu do chuyển nhà rất nhiều lần từ năm 2009 đến 2012.
Giấy tờ chứng thực hợp pháp kết hôn giữa bà Ngọt và người chồng gốc ngoại
Tới tháng 6 – 2013, ông Caleb nhận tin từ thân nhân ở Negiria báo mẹ ông (86 tuổi) đang lâm bệnh rất nặng.
Ông đã một mình về nước chăm sóc mẹ đến bây giờ. Trước khi đi, ông Caleb cho vợ biết có dành giụm được 6 triệu Yên Nhật, nhưng không nhớ cất ở đâu.
Ba tháng sau (tháng 9 – 2013) bà Ngọt dọn dẹp nhà thì thấy ba chiếc loa thùng cũ. Trong số đó có một loa thùng bị hỏng nên mang tới cho người anh họ.
Trước khi đưa cho người này, bà Ngọt còn dặn dò sữa chửa lại để sử dụng.
Đến tháng 3 – 2015, bà Ngọt đọc một số thông tin trên báo mới hay về việc có 5 triệu Yên trong thùng loa cũ.
Bà sực nhớ lại chiếc loa cũ đang cho anh họ vội tìm hiểu sự việc.
Khi tới nhà dò hỏi, bà biết được anh trai sau khi nhận chiếc loa bà mang tới đã cho thợ sửa nhưng không được, ông này đã bán lại cái loa cho một người phụ nữ mua ve chai, nói giọng Bắc.
Lúc này, bà Ngọt mới giật mình nhớ ra món tiền đó có thể chính là số tiền chồng bà từng đề cập nên mới làm đơn trình báo sự việc, muốn chứng thực chiếc loa đó là của mình.
Theo thông tin, ngày 26 – 4, bà Ngọt đến Công an quận Tân Bình để trình bày về sự việc. Tại đây, công an đã hướng dẫn bà khai báo sự thật để có cơ sở giải quyết.
Trình tự để chứng minh
Theo trình bày của bà Ngọt, do chồng bà Ngọt là chủ sở hữu nên ông này có thể về Việt Nam trực tiếp làm việc với cơ quan công an để xác minh hoặc ủy quyền hợp pháp cho bà Ngọt để làm việc với cơ quan công an.
Để chứng minh mình là chủ sở hữu thì chồng bà Ngọt phải cần rất nhiều chứng cứ để chứng minh về nguồn gốc số tiền và phương thức đưa vào Việt Nam phải hợp pháp.
Nếu tiền được chuyển qua Ngân hàng thì phải có hóa đơn chứng từ của ngân hàng, nếu gửi bằng phương thức khác thì cũng phải có giấy tờ hợp pháp.
Tuy nhiên cần lưu tâm là nếu số tiền ngoại tệ trên được chồng bà Ngọt đưa về Việt Nam trái phép, bất hợp pháp thì cơ quan công an có thể sẽ xem xét xử lý việc vi phạm pháp luật của ông này…
Nếu tiền được đưa về Việt Nam trái phép thì có thể bị cơ quan công an xử lý hình sự về tội “vận chuyển trái phép tiền tệ, hàng hóa qua biên giới” theo quy định điều 154 Bộ luật hình sự.
Nếu qua thời hạn theo yêu cầu của cơ quan điều tra mà phía bà Ngọt không chứng minh được quyền sở hữu thì số tiền trên sẽ giải quyết cho chị Hồng nhặt ve chai.
Luật sư Trần Minh San-Đoàn luật sư TP HCM
theo Pháp luật TPHCM

---



Bổ sung 10 (4/6/2015):



Tỉ phú ve chai’: Cho đi để nhận nhiều thứ quý hơn tiền


04/06/2015 07:45

(TNO) Sau một ngày theo chân “tỉ phú ve chai” Huỳnh Thị Ánh Hồng làm từ thiện, tôi nhận ra ở người đàn bà từng nghèo khó này, không chỉ có một tấm lòng thật thà quá cao đẹp, mà hơn thế nữa, đó là một “triết lý” sống tưởng chừng quá lớn với một con người ít học hành như chị: “hãy cho đi để nhận được nhiều thứ quý hơn tiền”.

Trong cái nắng đầu tháng 6 của Sài Gòn, nhìn chị tất ta tất tưởi với những bao gạo, bánh kẹo,… gương mặt đẫm mồ hôi nhưng khi nào đôi mắt cũng ánh lên niềm hạnh phúc khi được đi làm từ thiện từ sáng đến chiều tối. Tôi hiểu, hơn ai hết, chị mong muốn được chia sẻ với những cảnh đời nghèo khó, thiếu may mắn hơn chị không chỉ bằng quà cáp mà còn cả tấm lòng.
‘Cho đi sẽ nhận lại nhiều hơn’
Từ 9 giờ sáng ngày 3.6, chúng tôi theo chị Hồng đến một trung tâm điện máy ở quận Tân Bình để mua dàn âm li, 2 micro và 7 tạ gạo. Số quà này, chị dành tặng cho các em mồ côi và người già neo đơn ở Hội người mù Q.Tân Bình (TP.HCM) như đã hứa trước đó.
Chị Hồng cho tiền cho người già khó khăn trong xóm trọ - Ảnh: Ngọc LêChị Hồng cho tiền cho người già khó khăn trong xóm trọ - Ảnh: Ngọc Lê
Trên khuôn mặt không dấu nỗi niềm vui khi được tận tay chọn những món quà mà mới 2 ngày trước đây thôi, với chị là những thứ xa xỉ phẩm như dàn âm li và micro.
Sau khi mua quà hết 12 triệu đồng, chị Hồng có mặt ở hội người mù để trao quà tặng. Chị Hồng vừa đến, nghe tiếng ồn ào của nhóm phóng viên theo chân chị, những người trong hội ra tận cửa chào đón, những đứa trẻ với ánh mắt tò mò cứ dáo dác.
Chị Hồng đến chùa Từ Hạnh cùng 4 tạ gạo và bánh kẹo - Ảnh: Ngọc LêChị Hồng đến chùa Từ Hạnh cùng 4 tạ gạo và bánh kẹo - Ảnh: Ngọc Lê
Bà Lê Thị Kim Chi (50 tuổi, Chủ tịch Hội người mù quận Tân Bình) cảm động nói: tấm lòng thật thà, nhân hậu của chị Hồng rất đáng trân trọng. Hôm nay, chị Hồng không chỉ tặng chúng tôi những món quà vật chất, mà chị còn tặng chúng tôi một tấm gương đạo đức để noi theo, món quà này lớn hơn nhiều những bao gạo, bịch bánh. Chị đã không quên những người kém may mắn như chúng tôi.
Ánh mắt long lanh hạnh phúc, chị Hồng chia sẻ: “Ngày xưa thấy người giàu hay cho tiền người nghèo, mình cũng mong ước giá như giàu có cũng chia sẻ vậy. Giờ nhận được lộc trời là cơ hội để thực hiện mong ước đó. Vài trăm nghìn với nhiều người chẳng đáng là bao nhưng với người khó khăn thì đó là số tiền lớn. Mình sống trong hoàn cảnh nghèo khó như vậy, nên hiểu lắm. Giờ có, mình nghĩ cứ cho đi rồi sẽ được nhận những thứ còn quan trọng hơn tiền”.
Trẻ cười, người già khóc... vì hạnh phúc
Những đứa trẻ hạnh phúc vì được nhận kẹo - Ảnh: Ngọc LêNhững đứa trẻ hạnh phúc vì được nhận kẹo - Ảnh: Ngọc Lê
Sau khi làm từ thiện ở Hội người mù Q.Tân Bình, chị Hồng trở lại xóm trọ của mình để cho tiền những người cần chị giúp đỡ, mỗi người vài trăm nghìn cũng đã đủ làm xóm nghèo đầy ắp tiếng cười khi nhận được sự chia sẻ.
Nghỉ trưa một lúc, đến chiều cùng ngày, chị Hồng tiếp tục đi mua 4 tạ gạo và bánh kẹo đem đến chùa Từ Hạnh (Q.Bình Tân, TP.HCM) để tặng cho những trẻ em và người già neo đơn.
Chị Hồng vui vẻ ôm kẹo đi phát cho trẻ trong chùa - Ảnh: Ngọc LêChị Hồng vui vẻ ôm kẹo đi phát cho trẻ trong chùa - Ảnh: Ngọc Lê
Khi nhận được những bịch bánh kẹo từ tay chị Hồng, những gương mặt ngây thơ tràn đầy vui sướng, chị Hồng nhìn đám trẻ và mắt ánh lên niềm hạnh phúc. Lúc này, tôi hiểu, người vui nhiều hơn, hạnh phúc hơn là chị.
Vẫn nụ cười hiền lành ấy, chị chia sẻ: cho mấy cái kẹo có gì lớn đâu nhưng những người nhận và người chứng kiến đều trân trọng nên thấy ấm áp lắm.
Bà cụ bật khóc khi chị Hồng cho bánh - Ảnh: Ngọc LêBà cụ bật khóc khi chị Hồng cho bánh - Ảnh: Ngọc Lê
Khi những chiếc bánh trao đến tay các bà cụ neo đơn ở trong chùa, có một cụ đã bật khóc. Hỏi ra mới biết cụ khóc vì thời gian ở trong này không có người thân nào thăm cụ, chỉ có vài người thiện nguyện thỉnh thoảng ghé thăm. Cụ khóc vì trong cuộc đời này vẫn còn đó những tấm lòng nhân hậu, biết chia sẻ như chị Hồng.
Thấy bà cụ bật khóc, chị Hồng lúng túng an ủi: “bà ăn bánh đi”, rồi quay sang dùng vạt áo giấu giọt nước mắt chực trào.
Bà cụ hiền từ đón nhận tình cảm của chị Hồng - Ảnh: Ngọc LêBà cụ hiền từ đón nhận tình cảm của chị Hồng - Ảnh: Ngọc Lê
Kết thúc một ngày làm từ thiện, chị Hồng trở về xóm trọ nhỏ của mình để chiêu đãi người thân, bạn bè những món ăn ngon để sớm mai chị cùng gia đình về Quảng Ngãi và tiếp tục dùng số tiền "trời cho" ủng hộ cho những người nghèo khó cần giúp đỡ và báo hiếu cha mẹ.
Sau một ngày theo chân chị Hồng, tôi nhận ra ở người đàn bà nghèo khó này không chỉ có một tấm lòng thật thà quá cao đẹp, mà hơn thế nữa, đó là một “triết lý” sống tưởng chừng quá lớn với một con người ít học hành, đó là “cho đi để nhận được nhiều thứ quý hơn tiền”.
Tôi chợt giật mình, và nhận ra mình cũng vừa nhận được một bài học từ “tỉ phú ve chai” về lẽ sống: Cuộc đời đâu chỉ có tiền và có nhiều thứ quý hơn tiền!
Ngọc Lê

http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/ti-phu-ve-chai-cho-di-de-nhan-nhieu-thu-quy-hon-tien-570099.html





‘Tỉ phú ve chai’ lần đầu tiết lộ: Từng bắt cướp và bị người ta… lừa


04/06/2015 13:37

(TNO) Đang trên đường đi mua ve chai, "tỉ phú ve chai" Huỳnh Thị Ánh Hồng bất ngờ bị một cô gái đi ngược chiều áp sát, giật phăng sợi dây chuyền trên cổ. "Giật mình nhưng tôi kịp đuổi theo và vật con nhỏ đó xuống…”, “tỉ phú ve chai” Huỳnh Thị Ánh Hồng kể lại khoẳnh khắc đáng sợ và liều lĩnh bắt cướp trong đời mình.

‘Tỉ phú ve chai’ lần đầu tiết lộ: Từng bắt cướp và bị người ta… lừa - ảnh 1Bây giờ cuộc sống đỡ cơ cực hơn với chị Hồng nhưng khi lắng lại, đối với chị còn nhiều điều phải suy ngẫm - Ảnh: Phạm Hữu
Kể từ ngày nhận được 5 triệu yen, vẻ hớn hở luôn ở trên gương mặt chị, nhưng lúc lắng đọng chị Hồng vẫn nhớ hoài về  những tháng ngày cơ cực, lúc chân ướt chân ráo đến Sài Gòn, bị cướp rồi bị lừa gạt hết số vốn làm ăn ít ỏi.
Bắt cướp
“Một buổi chiều cách đây khoảng 3 năm, trong lúc đi mua ve chai với hai người chị cùng nhà trọ trên đường Ni Sư Huỳnh Liên, quận Tân Bình, mình bị giật sợi dây chuyền vàng tây mỏng như sợi chỉ, cũng là của phòng thân nơi đất khách”, chị Hồng nhớ lại.
Mắt chị bỗng sáng quắc, tay vung lên và thuật lại câu chuyện lần đầu tiên bị cướp và liều lĩnh bắt cướp trong đời.
‘Tỉ phú ve chai’ lần đầu tiết lộ: Từng bắt cướp và bị người ta… lừa - ảnh 2Những chị em ở trọ luôn luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như trong việc mua bán ve chai - Ảnh: Phạm Hữu
“Lần đó mình mặc bộ đồ trắng, đeo sợi dây chuyền vàng tây, vừa đi vừa tâm trạng thoải mái. Bất ngờ một cô gái chạy xe máy ngược chiều áp sát, giật phăng sợi dây chuyền trên cổ. Ngay lúc đó, mặt mình biến sắc, nghĩ ngay chuyện mất của phòng thân, mình hô hoán và cố đuổi theo”, chị khẽ cười khi nhớ lại.
“Nhỏ đó giật dây chuyền nhanh lắm nhưng lúc đó được hai chị đi chung quay lại hỗ trợ, lôi cái xe của nhỏ đó lại, còn mình thì vật nhỏ đó xuống đường. Vừa vật vừa giữ vì nhỏ đó vùng mạnh lắm, may một chị lao vào cùng giữ con bé cướp đó lại, nên mới khống chế được”, vừa kể chị Hồng như vừa trở về lại khoảnh khắc ấy.
Thường phụ nữ bị cướp đều lâm vào cảnh "giật mình", người ngây ra như bị điện giật, tay chân như dính vào nhau vì sợ hãi nên không thể phản ứng kịp. Thế nhưng, những năm lăn lội đã giúp "tỉ phú ve chai" Ánh Hồng có một phản xạ ngoạn mục.
‘Tỉ phú ve chai’ lần đầu tiết lộ: Từng bắt cướp và bị người ta… lừa - ảnh 3Niềm vui khi chị Hồng nhận lại tiền - Ảnh: Độc lập
Sau khi tìm được sợi dây chuyền, cô gái gây án nhiều lần xin lỗi chị, mong chị tha thứ để được tự do.
“Nhỏ đó năn nỉ quá trời, mình thấy tội nên quyết định thả cho nó đi. Nhưng vừa lúc đó dân phòng tuần tra ngang và giữ luôn nhỏ giật dây chuyền”, chị Hồng kể thêm.
Sau đó, chị có xin dân phòng thả cô gái giật dây chuyền, nhưng không được chấp nhận.
Bị gạt mất cả vốn làm ăn
‘Tỉ phú ve chai’ lần đầu tiết lộ: Từng bắt cướp và bị người ta… lừa - ảnh 4Ảnh 2: Có ai biết được người phụ nữ như chị đã từng bắt được kẻ giật dây chuyền mà mình chính là nạn nhân - Ảnh: Phạm Hữu
Một kỷ niệm khác, vào những ngày vừa đặt chân đến Sài Gòn tìm kế mưu sinh chị đã bị gạt hết số tiền vốn. Lần đó chị cùng vài người trong nhà đi phụ việc lau dọn cho một ngôi nhà chuyên cho thuê phòng ở quận Tân Bình.
Trong lúc dọn dẹp, một người đàn ông dáng cao, ốm, trông như người giàu có, đến hỏi tìm người dọn dẹp phòng để chuẩn bị cho bà con Việt kiều sắp về nước. Sau đó, người đàn ông này nhờ chị gọi thêm 3 người khác lại nhà để dọn dẹp.
Trong lúc đang lau dọn phòng, người đàn ông gọi chị lại hỏi: “Em có tiền cho chú mượn đỡ 4 triệu, chú chở máy đi bán rồi trả tiền lại liền cho”, tin tưởng vì người này trông đàng hoàng, ăn nói lịch sự, chị móc hết tiền trong túi đưa cho gã đàn ông kia và không ngờ mình đã bị lừa.
‘Tỉ phú ve chai’ lần đầu tiết lộ: Từng bắt cướp và bị người ta… lừa - ảnh 5Bây giờ cuộc sống của chị đã bớt cơ cực hơn - Ảnh: Độc lập
Lấy được tiền, gã lên xe chạy mất. Không thấy gã quay lại, chị Hồng hỏi ra thì mới biết gã kia chỉ là người đến xem phòng. Lúc này chị mới biết mình đã bị lừa.
“Đêm đó, về nhà chỉ biết ôm mặt khóc, không dám cho người thân biết mình đã bị lừa. 4 triệu đồng đó là tất cả vốn liến mua ve chai của mình. Qua hôm sau mình phải vay mượn người này người nọ, làm dữ lắm mới có thể trả hết nợ được”, chị nhớ lại, rồi cười hiền.
Đó cũng là một trong những bài học đầu tiên về lòng người đối với "tỉ phú ve chai" Huỳnh Thị Ánh Hồng nơi đất khách Sài Gòn.
Thế nhưng, dẫu có thế nào thì chị Hồng vẫn luôn mỉm cười với số phận cũng như giữ cho bằng được cái tính thật thà vốn có trong cuộc đời lam lũ của mình.  
Phạm Hữu
http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/ti-phu-ve-chai-lan-dau-tiet-lo-tung-bat-cuop-va-bi-nguoi-ta-lua-570262.html




Thứ năm, 4/6/2015 | 10:05 GMT+7

Cơ quan thuế lúng túng với 5 triệu yen của chị ve chai


Cục Thuế TP HCM thừa nhận khoản tiền mà chị Huỳnh Thị Ánh Hồng vừa nhận không thuộc 10 nhóm chịu thuế thu nhập cá nhân, nên đang xin tham vấn về việc có thu thuế hay không.

Chiều 2/6, ngay sau khi được Công an quận Tân Bình ra quyết định trả lại 5,24 triệu yen - số tiền tìm thấy trong thùng loa cũ cách đây hơn một năm, chị Huỳnh Thị Ánh Hồng và luật sư đã tới ngân hàng đề nghị hỗ trợ giao dịch.
Riêng về nghĩa vụ thuế đối với khoản tiền này, trao đổi với VnExpress, lãnh đạo Cục Thuế TP HCM thừa nhận đây là trường hợp chưa từng xảy ra và không thuộc đối tượng nào trong số 10 nhóm thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo luật hiện hành. Do vậy, cơ quan không biết căn cứ vào đâu để áp dụng thuế. "Chúng tôi đang chuyển vấn đề này lên Tổng cục Thuế nhờ tham mưu", đại diện này cho biết.
Trong khi đó, theo Luật sư Hà Hải - trợ lý pháp luật của chị Hồng, do trường hợp này là đặc biệt và chưa từng có tiền lệ nên hiện không có quy định nào hướng dẫn về việc phải đóng thuế. Do đó, cơ quan chức năng đã cho phép chị Hồng nhận toàn bộ số tiền.
chi-ve-chai.jpg
Chị Huỳnh Thị Ánh Hồng đã đổi được 4 triệu yen sang tiền đồng, tương đương khoảng 700 triệu. Ảnh: Hồng Phúc
Trong tổng số 5,24 triệu yen nhận được, Ngân hàng Hàng hải (Maritime Bank) - nơi chị Hồng đề nghị hỗ trợ - cho biết có 4,08 triệu yen là đủ tiêu chuẩn giao dịch nên đã quy đổi 4 triệu yen ra tiền Việt, tương đương số tiền hơn 700 triệu đồng. Chị giữ lại 8 tờ (tức 80.000 yen) làm kỷ niệm.
Với số tiền đổi được, chị Hồng cho biết lấy một phần gửi vào sổ tiết kiệm, một để vào tài khoản ATM và lấy ra một số tiền làm từ thiện trước. Riêng với số tiền 116 tờ mệnh giá 10.000 yen (tương đương 1,16 triệu yen) bị mục rách, không đủ tiêu chuẩn lưu thông, đang được ngân hàng xem xét xử lý.
Theo đại diện nhà băng, họ đã liên hệ với một số ngân hàng trong nước để hỗ trợ đổi, đồng thời scan các mẫu tiền, gửi cho ngân hàng đối tác tại Singapore (chuyên thu đổi các loại tiền kém chất lượng).
Tuy nhiên, phía Singapore cho hay với hiện trạng tiền nêu trên, họ phải chuyển thẳng cho Ngân hàng trung ương của Nhật để giám định, ra quyết định thu đổi và đưa ra tỷ lệ thu đổi (dự kiến sẽ mất khoảng 2 tháng).
Hơn một năm trước, trong lần đi mua ve chai chị Hồng mua được chiếc loa cũ bên trong có 5,24 triệu yen. Sau đó chị giao số tiền cho Công an quận Tân Bình và cơ quan này nêu rõ nếu sau một năm không có người tới nhận thì chị Hồng có thể được nhận lại số tiền trên. Ngày 28/4/2014, cơ quan này đã đăng tin tìm chủ sở hữu.
Một năm sau chị Hồng xin nhận lại tiền thì công an cho biết bà Phạm Thị Ngọt (40 tuổi) có đơn cho rằng 5 triệu yen là của chồng bà - ông Afolayan Caleb (48 tuổi, quốc tịch Nam Phi) để quên trong thùng loa. Công an quận Tân Bình phải gia hạn việc giải quyết để xác minh yêu cầu của bà Ngọt.
Nhà chức trách sau đó xác định chồng bà Ngọt đã sử dụng hộ chiếu giả để vào Việt Nam và làm việc cho công ty “ma”. Do đó cơ quan này bác yêu cầu của bà Ngọt.
Như vậy, chị Hồng đã nhận lại được số tiền sau hơn một năm chờ đợi (tổng số tiền quy đổi ngày 2/6 vào khoảng 918 triệu đồng), song trong khoảng thời gian này, đồng yen mất giá mạnh nên số tiền quy đổi ra tiền đồng của chị đã bị sụt giảm hơn 150 triệu đồng so với thời điểm chị giao cho Công an quận Tân Bình giữ vào tháng 4/2014 (lúc này tỷ giá JPY/VND là 202,42 đồng và quy ra tổng số tiền Việt gần 1,066 tỷ đồng).
Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
1. Thu nhập từ kinh doanh
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
3. Thu nhập từ đầu tư vốn
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
6. Thu nhập từ trúng thưởng
7. Thu nhập từ bản quyền
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
9. Thu nhập từ nhận thừa kế
10. Thu nhập từ nhận quà tặng
Lệ Chi
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/co-quan-thue-lung-tung-voi-5-trieu-yen-cua-chi-ve-chai-3227962.html





Bổ sung 9 (2/6/2015 và 3/6/2015):



03/06/2015 23:12



15h ngày 2/6, đang mua ve chai, chị Hồng nhận được điện thoại thông báo đến làm thủ tục nhận lại 5 triệu yen. Người phụ nữ mừng đến nỗi bắt xe ôm chạy đi, để quên cả xe phế liệu.

Sáng 3/6, chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (36 tuổi, ngụ đường Trần Văn Quang, quận Tân Bình, TP HCM), người mua ve chai vừa được nhận lại 5 triệu yen, tất bật bởi những cuộc điện thoại. Chị đặt mua gạo, sữa, amply… để chuẩn bị đi từ thiện tại những cơ sở nuôi dưỡng người tàn tật, trẻ em mồ côi.

Niềm vui của chị ve chai Huỳnh Thị Ánh Hồng sau khi được thông báo nhận lại hơn 5 triệu yen.
Niềm vui của chị ve chai Huỳnh Thị Ánh Hồng sau khi được thông báo nhận lại hơn 5 triệu yen. Ảnh: Trường Nguyên.
Chị Hồng cười tươi: “Cuối cùng thì tôi cũng đã thực hiện được dự định của mình. Tuy không nhiều nhưng đây là tấm lòng, cùng chia sẻ may mắn của mình với mọi người”.
“Lộc trời” đến với vợ chồng ve chai
Tháng 11/2013, chị Hồng mua thùng loa cũ của một người đàn ông trên đường Trần Văn Quang, sau đó đem về nhà cất giữ. Đến tháng 3/2014, vợ chồng chị cùng tháo dỡ loa thì thấy số tiền “lạ”.
Chị Hồng nhớ lại: “Lúc dỡ thùng loa, mùi hôi xộc ra khiến hai vợ chồng sợ xanh mặt, nghĩ bên trong có xác chết gì đó bị giấu vào. Nhưng khi kiểm tra kỹ thì thấy một hộp nhỏ, chứa nhiều tiền lạ. Rồi người ta đồn tôi lượm kho báu, kéo đến rất đông để xin”.
Chỉ một giờ sau, nhiều thanh niên bặm trợn xuất hiện nói đó là số tiền của mình rồi đe dọa vợ chồng chị Hồng. Một số người khác hiếu kỳ đến theo dõi khiến con hẻm nhỏ trở nên ồn ào, ngột ngạt.
Nhân viên bảo vệ ngân hàng
Nhân viên bảo vệ ngân hàng “hộ tống” chị Hồng sau khi nhận tiền. Ảnh: Trường Nguyên.
Quá hoảng sợ, vợ chồng chị ve chai cùng đồng nghiệp vào nhà cố thủ, nhờ công an đến giải vây.
“Thấy đông người thì hai vợ chồng sợ lắm phải trốn vào nhà. Có người xông vào, lớn tiếng dọa nạt khiến hồn vía tôi như lên mây. Họ nói tiền của họ nhưng tôi có biết gì đâu”, chị Hồng kể lại.
Ngay trong đêm 21/3/2014, chị Hồng giao số tiền cho Công an phường 10 quản lý để tránh nguy hiểm. Số tiền này sau đó được bàn giao cho Công an quận Tân Bình bảo quản và tìm chủ sở hữu.
Sau khi bàn giao tiền, chị ve chai vẫn tiếp tục hành nghề mưu sinh. “Lúc đó tôi nghĩ, tiền giao công an, người ta tìm được chủ thì sẽ trả lại hết nên không còn bận tâm nghĩ về nó (5 triệu yen) nữa. Gần đây, nghe nói nếu không có chủ nhân đến nhận, công an sẽ trả lại cho người tìm được thì mới biết”, chị Hồng kể.
Và thế là hy vọng cứ lớn dần trong chị ve chai bởi gần hết thời hạn một năm vẫn không tìm thấy chủ nhân thật sự.
Anh Trịnh Minh Vương (chồng chị Hồng) cho biết, lúc đó, hai vợ chồng chẳng biết như thế nào. Gia đình hai bên rất nghèo nên ít học, chỉ biết lao động chân tay.
“Những vấn đề pháp lý gì đó chúng tôi mù tịt. Vào Sài Gòn mưu sinh nên chữ nghĩa cũng quên dần, đến cả ký tên mình cũng phải nhờ người ta bày lại cách viết”, anh nói.
Những ngày lo lắng
Hy vọng đan xen những lo lắng khiến anh Vương cảm thấy mệt mỏi, nặng nề. Đến tháng 4/2014, anh chuyển về quê nhà Quảng Ngãi sinh sống và lo cho 2 đứa con. Một mình chị Hồng ở lại Sài Gòn tiếp tục mưu sinh và thấp thỏm chờ đợi kết quả từ  ông an quận Tân Bình.
Cùng thời điểm này, luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP HCM) nhận tư vấn pháp lý miễn phí và hỗ trợ để chị Hồng ve chai nhận lại số tiền.
Khi Công an quận Tân Bình gọi lên làm việc, chị cũng e ngại, dù biết việc được gọi lên đồng nghĩa khả năng nhận lại số tiền càng lớn.
“Sau khi về, tôi lại tiếp tục đợi gọi lên làm việc tiếp chứ không hề biết ngày nào mình sẽ nhận lại”, chị kể.
Chị Hồng đổi 4 triệu yen, được gần 700 triệu. Còn hơn một triệu yen bị rách nát, đang chờ ngân hàng giải quyết.
Chị Hồng đổi 4 triệu yen, được gần 700 triệu. Còn hơn một triệu yen bị rách nát, đang chờ ngân hàng giải quyết. Ảnh: Trường Nguyên.
Những ngày cuối tháng 4/2015, khi chỉ còn vài ngày nữa là hết thời hạn một năm, ai cũng mong chị Hồng sẽ nhận được tiền thì bất ngờ bà Phạm Thị Ngọt xuất hiện. Người phụ nữ này cho rằng, số tiền hơn 5 triệu yen là của “chồng mình” (ông Afolayan Caleb) nên đã làm đơn xin hoãn giao tiền cho chị Hồng để chứng minh nguồn gốc số tài sản này.
Trước tình huống bất ngờ ở “phút 89″ này, ngày 27/4/2015, Công an quận Tân Bình thông báo tạm hoãn trao tiền cho chị Hồng với lý do có người làm đơn nhận chủ sở hữu, phải điều tra làm rõ. Thời gian hoãn khoảng 1-2 tháng.
Nhận được tin, chị ve chai có phần hụt hẫng nhưng vẫn thật thà chia sẻ, nếu phía công an tìm được chủ nhân hợp pháp, chị sẽ vui vẻ giao trả lại số tiền cho họ. “Nếu không có số tiền đó, vợ chồng tôi vẫn tiếp tục mưu sinh như trước tới giờ. Có thể cuộc sống gia đình sẽ khó khăn, nhưng nếu người mất tìm lại được tài sản của mình thì tôi vẫn chúc mừng cho họ”, chị nói.
Dù bà Ngọt không đủ cơ sở pháp lý để nộp đơn xin nhận lại số tiền, song vụ việc cũng vì thế mà kéo dài. Được sự tư vấn của luật sư Hà Hải, chị Hồng làm đơn khiếu nại Công an quận Tân Bình.
Ngày đưa đơn, chị Hồng bồi hồi, lo lắng hỏi nhiều người: “Mình nộp đơn khiếu nại là… chửi công an hả em? Nếu vậy thì chị không dám nộp đâu. Họ có làm gì  đâu mà chị chửi”.
Sau khi được sự động viên, chị ve chai mới yên tâm vào trụ sở nộp đơn để bảo vệ quyền lợi của mình.
Ngày 19/5, Công an quận Tân Bình ra quyết định bác đơn của bà Ngọt và quyết định trao lại hơn 5 triệu yen cho chị Hồng, thời hạn trao trả là 10 ngày.
Trong thời gian này, nhiều người nghĩ vợ chồng chị ve chai đã nhận được tiền nên đến gạ gẫm vay tiền, lừa đảo. Nhiều người dân cùng các đồng nghiệp chung nhà đứng ra bảo vệ chị Hồng.
Chi ve chai kể: “Người ta nghĩ tôi nhận tiền nên đến xin. Có người đem sổ đỏ tới, kể lể làm ăn thất bại nên đến cầm cố vay. Họ nói năng nhẹ nhàng và cũng tội nghiệp lắm, tôi không biết làm sao. Lúc đó tôi cũng đã có tiền đâu. May nhờ mọi người cảnh giác giúp tôi từ chối”.
Đến ngày 29/5, thời hạn bàn giao tiền đã hết, người phụ nữ 36 tuổi vẫn không nhận được thông tin nào từ phía công an. Chị cùng những người ủng hộ kiên nhẫn chờ đợi. Anh Vương cùng hai con cũng từ quê vào Sài Gòn chờ ngày chung vui với vợ
Niềm vui ngày trở thành “triệu phú ve chai”
Ngày 1/6, Công an Tân Bình gọi chị đến làm việc, thông báo chậm nhất vào sáng 2/6 sẽ có quyết định nhận tiền. Trở về nhà, chị vui mừng đến không nói được gì. Hỏi chị, chị nói chỉ nhớ được là công an sẽ giao tiền thôi bởi nghe câu trước quên câu sau.
Người phụ nữ thật thà tâm sự: “Vào công an bây giờ vẫn còn sợ, nhưng có phần đỡ run hơn trước rồi do chú công an hiền lành và giải thích cho tôi nhiệt tình lắm. Họ cũng muốn nhanh chóng kết thúc vụ việc như mình thôi”.
Sáng 2/6, chị Hồng vẫn đẩy xe đi mua ve chai nhưng không dám đi quá xa, sợ công an gọi đến lại không về kịp. Đợi đến trưa, chị vẫn không thấy “động tĩnh” gì.
Khoảng 15h cùng ngày, trong lúc đang mua ve chai giữa đường, chị nhận được điện thoại của Công an quận Tân Bình, thông báo đến làm thủ tục nhận lại 5 triệu yen. Nghe cuộc gọi, chị mừng đến nỗi bắt xe ôm chạy đi, để quên cả xe phế liệu. “Đến giữa đường, tôi mới nhớ gọi chị đồng nghiệp ra đẩy xe đi bán giúp”, chị Hồng nói vui.
Lúc này, đông đảo phóng viên nắm được thông tin đã có mặt tại Công an quận Tân Bình. Ai cũng hồi hộp, mong một cái kết đẹp cho chị ve chai hiền lành. Hai mươi phút sau, chị Hồng cùng luật sư Hà Hải rời trụ sở công an. Gương mặt chị hơi tái, hồi hộp gọi điện thoại cho gia đình ở quê thông báo đã có quyết định nhận tiền.
Giọng chị Hồng lắp bắp bởi cảm giác vui mừng đến nghẹn ngào, gần như sắp khóc. Đến khi luật sư Hải gọi chị lên xe để qua ngân hàng lãnh tiền thì chị mới nhớ.
Đến ngân hàng trên đường Võ Văn Kiệt, hai người được nhân viên mời vào phòng làm thủ tục, kiểm đếm. Nhận xong, chị ve chai ôm bọc tiền, vẻ mặt hồi hộp trong vòng vây của nhiều người chia vui.
Trong giờ phút vui mừng, người ve chai may mắn nói: “Thật sự lúc trước tôi không nghĩ sẽ nhận lại số tiền này. Vợ chồng tôi không biết gì. Tôi chân thành cảm ơn chú Hải (luật sư Hà Hải) cùng các bạn phóng viên đã giúp đỡ tôi tận tình”. Người phụ nữ cũng đưa ra lời hứa, điều đầu tiên chị thực hiện là mua gạo ủng hộ những nơi nuôi dưỡng người tàn tật và trẻ mồ côi.
Sau đó, chị Hồng cùng luật sư đến một ngân hàng tại quận Phú Nhuận đổi được gần 700 triệu đồng. Còn 1.160.000 yen bị hư hỏng, đang chờ ngân hàng có biện pháp giải quyết.
Chị cho biết, đây là lần đầu tiên trong đời bước vào ngân hàng nên cái gì cũng lạ lẫm, ánh đèn soáng choang cũng khiến người phụ nữ này hồi hộp. Mọi thủ tục giấy tờ đều nhờ vào luật sư Hải tư vấn.
Một ngày sau khi nhận được tiền, chị Hồng ve chai đi từ thiện tại hội người mù và nơi nuôi dưỡng trẻ em mồ côi.
Một ngày sau khi nhận được tiền, chị Hồng ve chai đi từ thiện tại hội người mù và nơi nuôi dưỡng trẻ em mồ côi. Ảnh: Trường Nguyên.
Lúc này, con hẻm nơi gia đình chị ve chai cư ngụ tại quận Tân Bình trở nên sôi động hơn ngày thường. Câu chuyện chị ve chai may mắn nhặt “lộc trời” và cái kết có hậu sau một năm được mọi người bàn tán rôm rả. Ai cũng mừng cho chị ve chai hiền lành chăm chỉ.
“Gia đình hai bên nội ngoại của tôi đều nghèo nên ai cũng cố gắng mưu sinh chắt chiu từng đồng. Có hai đứa con nhưng phải gửi về quê cho ông bà chăm sóc, buồn lắm nhưng không thể làm khác, chỉ mong kiếm được nhiều tiền để lo cho chúng được ăn học đầy đủ, sau này không phải cực khổ như cha mẹ”, chị Hồng tâm sự.
http://kenh13.info/hanh-trinh-nhan-lai-5-trieu-yen-cua-chi-ve-chai-o-sai-gon.html



Chị ve chai bắt đầu 'sử dụng' dần 5 triệu Yên


Vừa nhận được số tiền hơn 5 triệu Yên, sáng ngày 3/6 chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (SN 1978, quê Quảng Ngãi, ngụ Q.Tân Bình) đã trích một phần làm từ thiện như đã nói trước đây.
Theo đó sáng 3/6, chị Huỳnh Thị Ánh Hồng – người phụ nữ ve chai vừa được giao trả 5 triệu Yên, đã đến hội người mù Q.Tân Bình làm từ thiện. Tại đây, chị Hồng đã trao cho hội phần quà là 700 kg gạo, 1 dàn âm ly và 2 micro.
ve chai, từ thiện, 5 triệu Yên, Tân Bình
Chị Hồng tặng gạo cho đại diện Hội người mù Q Tân BÌnh.
Đại diện của hội người mù Q.Tân Bình là bà Lê Thị Kim Chi đã tiếp nhận phần quà và cám ơn chị Hồng. Bà Chi cho biết, 700 kg gạo là quà của chị Hồng sẽ được phân bổ cho 50 hội viên trong hội. Còn dàn âm ly, 2 micro mà chị Hồng tặng, hội sẽ dùng trong các buổi sinh hoạt tập thể.
Được biết trong chiều cùng ngày, chị Hồng sẽ đến chùa Từ Hạnh, P.An Lạc, Q.Bình Tân để tặng cho ngôi chùa này 400 kg gạo.
Số tiền để mua gạo, vật phẩm làm từ thiện được trích ra từ số tiền quy đổi hơn 5 triệu Yên Nhật mà chị Hồng vừa nhận vào chiều 2/6. 
Về kế hoạch của những ngày sắp tới, chị Hồng cho biết, sau khi làm từ thiện và thu xếp mọi việc, chị sẽ về quê, tiếp tục dùng một phần tiền “trời cho” để sửa sang nhà cửa cho hai bên gia đình. Nghỉ ngơi chừng nửa tháng, chị sẽ quay trở lại Sài Gòn, tiếp tục kiếm sống bằng nghề thu mua ve chai đã gắn bó 16 năm nay.
Như vậy đến nay có thể coi đây là hồi kết đẹp đối với chị Hồng – người phụ nữ kiếm sống bằng nghề ve chai có tấm lòng nhân hậu, thật thà. 
Anh Sinh
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/241019/chi-ve-chai-bat-dau--su-dung--dan-5-trieu-yen.html


Người lạ đổ xô đến quấy rầy sau khi chị ve chai nhận 5 triệu yen


Y.Dương | 03/06/2015 07:05

Ngày người phụ nữ nghèo khổ làm nghề ve chai nhận số tiền 5 triệu yen, không chỉ riêng chị và người thân mà rất nhiều độc giả dõi theo câu chuyện này đều thấy mừng cho chị.

Thế nhưng, một tờ báo trong nước thông tin, sau khi đã hoàn thành thủ tục nhận, gửi tiền ở ngân hàng và trở về nhà, có nhiều người lạ đã đến xóm trọ của chị để quấy rầy và xin tiền, có người thì đến gợi ý chị làm từ thiện.
Ngay sau đó, chị Hồng và chồng con đã phải tạm lánh đi nơi khác. Ngay tối qua (2/6), công an quận Tân Bình đã tăng cường lực lượng bảo vệ đến chỗ chị Hồng ở và không cho người lạ đi vào khu vực đó.
Chị Hồng chia sẻ trên tờ Người Lao Động: "Có tiền cũng khổ!”.
Cũng theo nguồn trên, luật sư Hà Hải (người trợ giúp pháp lý miễn phí cho chị Hồng) nói: "Tôi rất khâm phục một người như chị Hồng, dù không biết chữ nhưng cư xử rất đúng mực".
Như đã đưa tin, hôm qua (2/6), chị ve chai Huỳnh Thị Ánh Hồng cùng luật sư Hà Hải đã tới ngân hàng Vietcombank (tại số 10 đường Võ Văn Kiệt, quận 1. TP.HCM) để nhận tiền.
Cụ thể, chị đã nhận 524 tờ yen Nhật, mệnh giá 10.000 yen/tờ. Sau đó, chị Hồng và luật sư đến một ngân hàng khác ở quận Phú Nhuận (TP.HCM) để gửi tiền.
Chị ve chai ngày nhận tiền. (Ảnh: Lâm Phương)
Chị ve chai ngày nhận tiền. (Ảnh: Lâm Phương)
Theo báo giới trong nước, trong số 524 thì có trên 100 tờ bị mục nát. Tại ngân hàng ở quận Phú Nhuận, chị Hồng đã đổi được 400 tờ trong tổng số 524 tờ mệnh giá 10.000 yen và nhận được 691 triệu đồng.
Còn 116 tờ tiền mục nát, chị Huỳnh Thị Ánh Hồng sẽ nhờ chuyển qua Nhật xem có đổi được không. Người phụ nữ ve chai này cũng giữ 8 tờ yen Nhật làm kỷ niệm.
Ngay khi vừa được nhận số tiền 5 triệu yen, chị Hồng cho hay mình sẽ không đi du lịch mà dùng một khoản tiền để mua mấy tạ gạo chở xuống cho những em bé mồ côi ở chùa. 
Xem clip chị Hồng nhận tiền tại ngân hàng (Nguồn clip: Công an TP.HCM)
http://soha.vn/xa-hoi/nguoi-la-do-xo-den-quay-ray-sau-khi-chi-ve-chai-nhan-5-trieu-yen-20150603004153847.htm



03/06/2015 03:00 GMT+7

Hồi kết đẹp với chị ve chai bỗng chốc thành tỷ phú

- Dù biết số tiền hơn 5 triệu Yên rồi sẽ được công an Q.Tân Bình, TP.HCM giao trả cho mình, nhưng niềm vui của người phụ nữ mua ve chai đã bất ngờ vỡ òa trong chiều 2/6.





Vứt xe ve chai trên đường, vội vã đi nhận tiền
Như VietNamNet đã đưa, đến 17h chiều 2/6 chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (SN 1978, ngụ Q.Tân Bình) đã hoàn tất các thủ tục nhận tiền từ đại diện công an Q.Tân Bình tại ngân hàng Vietcombank, trụ sở trên đường Võ Văn Kiệt, Q.1, TP.HCM.
Chị Hồng chính là người phụ nữ mua ve chai đã nhặt được 5 triệu Yên Nhật trong thùng loa cũ và trở thành tâm điểm dư luận trong suốt hơn 1 năm qua.
nhận tiền, ve chai, tỷ phú, công an, Tân Bình
Chị Hồng khi vừa nhận được 5 triệu Yên Nhật trong chiều 2/6

Vừa nhận tiền xong, bước ra từ căn phòng làm việc với đại diện công an, chị Hồng ban đầu hoảng hốt trước hàng chục ống kính phóng viên.
Rồi chị ôm khư khư bọc tiền chứa 524 tờ Yên Nhật vừa đếm xong. Thế nhưng, khi đứng bên luật sư Hà Hải (đoàn luật sư TP.HCM – người bảo vệ quyền lợi miễn phí cho chị Hồng) chị đã vững tin, nở nụ cười rất tươi...
Chị Hồng nói: “Không có gì vui bằng. Dù biết chắc là số tiền 5 triệu Yên sẽ được công an sẽ giao trả, nhưng hôm nay tui bất ngờ quá, mừng đến phát run”.
Chị nói rồi lấy ra trong bọc nilon một cọc tiền Yên Nhật vừa nhận, đem ra khoe với các phóng viên báo chí có mặt.
“Đây là số tiền trời cho gia đình tôi. Tôi rất.. rất... cám ơn luật sư Hải đã hỗ trợ mọi mặt vì bản thân vợ chồng tôi chẳng biết gì, chữ nghĩa cũng không rành. Và đặc biệt là cám ơn anh chị em nhà báo đã hỗ trợ gia đình tôi suốt trong thời gian qua” - chị Hồng tâm sự.
Chị nói thêm: “Bây giờ vợ chồng tui sẽ nghĩ việc một thời gian để thu xếp mọi việc, sau đó tôi sẽ tiếp tục kiếm sống bằng nghề mua ve chai…”.
Trước đó, khi chờ làm việc với đại diện công an Q.Tân Bình tại ngân hàng Vietcombank, chị Hồng kể: “Lúc 14h chiều, tui đang đẩy xe đi mua ve chai ở đường Lạc Long Quân, Q.Tân Bình, thì cán bộ công an gọi điện thông báo đến nhận tiền. Thế là mừng quá, vứt xe luôn rồi chạy. Tui thuê xe ôm đến trụ sở công an Q.Tân Bình, dọc đường gọi điện thoại cho luật sư Hà Hải, cho chồng, người thân cùng đến”.
nhận tiền, ve chai, tỷ phú, công an, Tân Bình
Hồi kết tốt đẹp đến với chị Hồng sau hơn một năm trở thành tâm điểm của dư luận

Chị Hồng cùng luật sư làm việc với công an quận chỉ chừng 15 phút; sau đó cán bộ công an “chốt” lại, mời chị đến ngân hàng làm thủ tục, giao trả tiền ngay.
Thế là tức tốc, luật sư lái xe gắn máy chở chị Hồng thẳng đến ngân hàng và vì vui quá chị đã quên luôn... đội nón bảo hiểm.
Chị mua ve chai và "kế hoạch" sử dụng 5 triệu Yên 
Khi chị Hồng vừa nhận số tiền hơn 5 triệu Yên xong, có phóng viên hỏi, nếu sau này đi mua ve chai lại gặp trường hợp tương tự là nhặt được tiền thì sẽ xử lý như thế nào?
Chị Hồng nói bằng giọng quê Quảng Ngãi thật thà: “Tui cũng xử lý tương tự như thế này, để tiếp tục được gặp lại luật sư Hà Hải và anh chị em nhà báo”.
Theo luật sư Hà Hải, khi nhận xong 5 triệu Yên, chị Hồng sẽ mang đến ngân hàng đổi thành tiền Việt và gửi tại đây.
nhận tiền, ve chai, tỷ phú, công an, Tân Bình
Chồng cùng người thân ở nhà chờ đợi trong khi chị Hồng đi nhận 5 triệu Yên, trong chiều 2/6
Chị Hồng vui mừng nói: “Tui từng nói nhiều lần rồi và sẽ thực hiện đúng lời nói đó, là sẽ trích một phần để làm từ thiện, tặng quà cho trẻ em khuyết tật, khiếm thị và tặng cho những người già ở quê vài trăm ngàn đồng/người để uống sữa. Số tiền còn lại tui sẽ xây sửa lại nhà cửa cho hai bên gia đình, vì mùa mưa đến rồi, nhà dột nát lắm.
Sau đó 2 vợ chồng sẽ đưa con vào Sài Gòn để lo cho các cháu đi học…Chắc chắn vợ chồng tui vẫn tiếp tục làm nghề cũ để kiếm sống”.
Hỏi về một phần để làm từ thiện là bao nhiêu trong số hơn 5 triệu Yên đó, chị giãi bày “cũng chưa tính ra”.
Chị Hồng ôm bọc tiền chặt trong người trong niềm vui khó tả và như...sợ mất. Người phụ nữ ve chai nay đã có thể toại nguyện mong ước của mình.
Anh Sinh

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/240820/hoi-ket-dep-voi-chi-ve-chai-bong-choc-thanh-ty-phu.html

Chị ve chai đã nhận lại 5 triệu yen tại ngân hàng


B. Bình - Lâm Phương | 02/06/2015 15:55


Vào 15h chiều nay 2/6, công an Quận Tân Bình đã mời luật sư Hà Hải và chị Huỳnh Thị Ánh Hồng lên làm việc để trao lại số tiền 5 triệu yen cho chị Hồng.


Sau khoảng 20 phút trao đổi, công an quận đã mời luật sư Hà Hải và chị Hồng đến một chi nhánh ngân hàng Vietcombank trên đường Võ Văn Kiệt (quận 1, TP. HCM) để trao tiền.
Chị Hồng và luật sư Hà Hải chia sẻ với phóng viên tại nơi nhận tiền

Chị Hồng kể lại, vào khoảng 14h30 chiều nay, chị đang đi mua ve chai thì nhận được cuộc gọi của công an mời đến nhận tiền.
Sau khi đến ngân hàng, chị Hồng và luật sư Hải được mời vào phòng để làm thủ tục nhận tiền. Khi đã kiểm đếm xong, đến 17h, chị Hồng cùng luật sư Hải mang tiền đi đổi.
Chị Hồng cho biết, chị sẽ dùng một phần để làm từ thiện.
Trước đó, đại diện công an cho biết, buổi hoàn trả 5 triệu yen cho chị Hồng sẽ mời nhiều cơ quan của quận tham gia như: UBND, TAND, kho bạc...
Ngoài ra, công an quận Tân Bình còn thông báo đến các cơ quan báo chí để đến tham dự.
Chị Hồng cười tươi trên đường đến ngân hàng. Ảnh: Zing

Chị Hồng cho biết sẽ dùng một phần tiền để làm từ thiện.

Dù hôm nay có nhận được 5 triệu yen hay không, chị Hồng vẫn vui vẻ chia sẻ trên tờ Dân Việt vào trưa nay: “Mấy anh công an nói số tiền đã được xác lập chủ sở hữu cho tôi. Nên giờ tôi rất mừng, không còn hồi hộp như lúc trước.
Hôm nay trao được thì vui còn không thì vài bữa nữa cũng được. Số tiền đó trước sau gì cũng của tôi”.
Chị Hồng cũng chia sẻ thêm về niềm vui của cả gia đình chị khi có thông tin công an sẽ giao lại cho chị số tiền 5 triệu yen:
“Cách đây 2 hôm, mẹ ở quê nghe tin tôi sắp nhận được tiền nên mua mấy kg cá cờ của bà con làm biển ngoài đó gửi xe vô để làm quà. Sáng nay, tôi nấu cá để ăn bún tươi coi như mình ăn mừng trước đó”.
Trước đó, vào chiều ngày 1/6, chị Hồng cùng luật sư đến Công an quận Tân Bình đề nghị cơ quan này trao trả lại số tiền 5 triệu yên chị nhặt được trong loa thùng cũ vì sau hơn 1 năm công an quận ra thông báo nhưng không tìm được chủ sở hữu.
Theo bảng tỉ giá ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Vietcombank (VCB), giá mua vào lúc 16h20 hôm nay (2/6/2015) được niêm yết: 1 yen quy đổi 172.83 VNĐ.
5 triệu yen hiện giờ đổi được 864.150.000 VNĐ.
Do vậy, nếu chị Hồng đổi yen sang VNĐ ngay trong chiều nay có thể chị sẽ bị thiệt trên 150 triệu so với thời điểm nhặt được tiền vì tỉ giá xuống thấp.



http://soha.vn/xa-hoi/chi-ve-chai-da-nhan-lai-5-trieu-yen-tai-ngan-hang-20150602154830772.htm




02/06/2015 15:38 GMT+7

Chị ve chai đã nhận đủ 5 triệu Yên

 - 2 giờ 30 chiều nay, trong một diễn biến bất ngờ, công an Q.Tân Bình, TP.HCM đã gọi điện chị ve chai Huỳnh Thị Ánh Hồng (SN 1978, ngụ Q.Tân Bình) và luật sư tới thống nhất phương án trả tiền và thực hiện trao tiền cho chị trong buổi chiều nay.


Giám đốc doanh nghiệp viết thư khuyên chị Hồng trả 5 triệu Yên nhặt được cho Chính phủ Nhật khẳng định chỉ muốn chung tay xây dựng hình ảnh người Việt thân thiện, thật thà. 
Theo ghi nhận của phóng viện VietNamNet, sau khoảng 15 phút làm việc với công an, hiện chị Hồng và luật sư đang di chuyển tới một ngân hàng trên đường Võ Văn Kiệt, quận 1 để làm thủ tục rút số tiền 5 triệu Yên.
Đi cùng chị Hồng và luật sư còn có đại diện CA quận Tân Bình.
Được biết, trước đó CA quận Tân Bình đã gửi số tiền 5 triệu Yên này dưới dạng một tài sản.
ve chai, 5 triệu Yên, công an
Chị Hồng đang trên đường tới ngân hàng nhận tiền
Trong lúc chờ đợi làm thủ tục nhận tiền, chị Hồng cho biết đầu giờ chiều nay đang đi mua ve chai trên đường Lạc Long Quân, Tân Bình thì nhận được điện thoại từ công an mời đến nhận tiền.
"Lúc này tôi mừng quá, vội bỏ xe thu mua ve chai chạy đến công an Tân Bình. Trên đường đi tôi mới gọi cho luật sư đến cùng. Ông ấy cũng rất vui khi nghe tin này..." - chị Hồng nói. 

Tình cờ có được số tiền lớn trong lúc thu mua ve chai, sau nhiều "biến cố", cuối cùng, số tiền này cũng đã được trao lại cho người đã nhặt được nó.
Luật sư Hà Hải cho hay, ông rất vui mừng khi công an trả 5 triệu Yên cho chị Hồng.
Ông Hải nói, vụ việc đến đây là rất thành công, thay mặt chị Hồng, ông gửi lời cám ơn tới cơ quan truyền thông đã hỗ trợ trong vu việc này! 
Đến 16g40, chị Hồng đã chính thức nhận được tiền.
Lúc 16h50, chị Hồng cho biết, đã nhận đủ 524 tờ yên Nhật, đúng với số tiền hơn 5 triệu Yên mà trước đây chị giao nộp cơ quan công an khi vừa nhặt được.
Ngay trong chiều cùng ngày, khi vừa nhận xong tiền, chị Hồng cùng luật sư đã mang tiền đến ngân hàng Maritime Bank, trên đường Phan Xích Long, quận Phú Nhuận để gửi vào đây.
Dù ngân hàng đã hết thời gian làm việc, tuy nhiên do luật sư Hà Hải đã liên hệ trước nên nhân viên vẫn chờ đợi.
Ngân hàng này đã tiếp nhận số tiền hơn 5 triệu Yên của chị Hồng quy đổi ra tiền Việt và gửi tại đây.
ve chai, 5 triệu Yên, công an
ve chai, 5 triệu Yên, công an
ve chai, 5 triệu Yên, công an 
ve chai, 5 triệu Yên, công an
ve chai, 5 triệu Yên, công an
ve chai, 5 triệu Yên, công an
Chị Hồng đã nhận đủ tiền tại ngân hàng
Chị Hồng khẳng định: “Tui sẽ làm đúng như những gì đã nói. Tui sẽ trích một phần số tiền ra để làm từ thiện, tặng quà cho người nghèo, người khuyết tật; phần còn lại sửa sang lại nhà cửa hai bên và lo cho hai con tôi đi học. Tui vẫn sẽ tiếp tục làm nghề cũ, thu mua ve chai để kiếm sống”.
Chị Hồng cho biết, chiều tối nay gia đình sẽ ăn mừng vì nhận được số tiền... trời cho này. 
Trước đó, tại buổi làm việc ngày 1/6, đại diện công an Q.Tân Bình đã nói rõ, đến thời điểm hiện nay, không còn có ai tranh chấp hay ý kiến về số tiền mà chị Hồng nhặt được trong khi thu mua ve chai. Do đó, số tiền 5 triệu Yên sẽ được xác lập chủ sở hữu là chị Hồng.
Như vậy, sau hơn 1 năm chờ đợi, số tiền 5 triệu Yên sẽ về tay người phụ nữ này trong ít phút tới.
Liên quan đến vụ việc, sáng nay, báo chí đưa tin chị Hồng và luật sư bất ngờ khi nhận được thông tin từ công an rằng sẽ chưa ấn định ngày trao trả số tiền này.
Thông tin này thật sự bất ngờ vì trước đó, ngày 19/5, CA quận Tân Bình đã làm việc với luật sư Hải và đưa ra thông báo đang lập hội đồng tư vấn, trong vòng 10 ngày (19/5-29/5) sẽ trao trả lại tiền cho chị ve chai. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn này!
Nhóm P.V
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/240774/chi-ve-chai-da-nhan-du-5-trieu-yen.html



Bổ sung 8 (21/5/2015):

21/05/2015 01:00 GMT+7

Sắp nhận 5 triệu yên, chị ve chai dùng làm gì ?

- Đứng trước niềm vui sẽ sớm nhận được số tiền 5 triệu yên Nhật, chị Hồng cho biết rất đang hạnh phúc. Có được niềm vui hôm nay, theo chị, là nhờ có mọi người, nhờ bạn đọc luôn bên cạnh để quan tâm, động viên...





Xem Clip chị Hồng tâm sự về vụ việc: 

Một năm trước, chiều 21/3/2014, chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (quê Quảng Ngãi) cùng chồng đem thùng loa cũ bằng kim loại vuông, cao khoảng 0,5m đã gỉ sét, mua được vài tháng trước đó ra hẻm Trần Văn Quang (phường 10, quận Tân Bình) tháo ốc vít, phân loại để lấy sắt, đồng…
ve chai, chị Hồng, bà Ngọt, 5 triệu Yên Nhật, Sài Gòn
Số tiền 5 triệu Yên trong thùng loa cũ được chị Hồng giao nộp cho công an 
Chồng chị phát hiện bên trong có chiếc hộp gỗ dài khoảng 20 cm, rộng khoảng 15 cm và khá sâu. Khi chiếc hộp được mở ra cũng là lúc họ phát hiện số tiền lên đến 5 triệu yên Nhật.
Ngay sau đó, chị ve chai cùng chồng đem số tiền trên (tương đương hơn một tỷ đồng Việt Nam) đến giao nộp cho cơ quan công an để tìm chủ sở hữu.
Đến cuối tháng 4/2015, những ngày cuối cùng của thời hạn công khai tìm chủ nhân số tiền 5 triệu yên trong thùng loa cũ, bất ngờ một phụ nữ tên Phạm Thị Ngọt (ngụ ở huyện Hóc Môn, TP.HCM) đến nhận là chủ sở hữu số tiền trên.
Do có người tranh chấp trong thời hạn quy định nên công an quận Tân Bình tiếp tục gia hạn niêm phong số tiền thêm 1 - 2 tháng để điều tra, xác mình.
Sau một thời gian ngắn, công an Q.Tân Bình cho hay: bà Ngọt chưa có giấy tờ chứng mình là vợ - chồng hợp pháp với ông Afolayan Caleb theo pháp luật Việt Nam; đồng thời người đàn ông này không xuất hiện để tranh chấp hay có đơn yêu cầu và dùng giấy tờ giả.
ve chai, chị Hồng, bà Ngọt, 5 triệu Yên Nhật, Sài Gòn
"Tỷ phú ve chai" - chị Hồng vẫn đi làm bình thường sau thông tin mình sẽ nhận được số tiền 5 triệu yên Nhật  
Do đó, công an không có căn cứ để xem xét đơn của bà Ngọt; đồng thời, số tiền 5 triệu yên sẽ được trao trả cho chị ve chai Huỳnh Thị Ánh Hồng trong thời gian 10 ngày tới.
Chia sẻ với VietNamNet, chị Huỳnh Thị Ánh Hồng cho biết: “Chiều qua, chị cùng chồng đến công an và nghe báo lại rằng họ đã bác đơn yêu cầu của bà Ngọt, hai vợ chồng chị rất vui mừng. 
Số tiền trên đối với những người giàu có thì không đáng gì, nhưng với gia đình chị đây là tài sản lớn; cả cuộc đời hành nghề ve chai, chẳng bao giờ mơ kiếm được...”.
Trước niềm vui sớm nhận được số tiền 5 triệu yên, chị Hồng cho biết đang rất hạnh phúc. Chị nói, có được niềm vui hôm nay là nhờ có mọi người, nhờ bạn đọc luôn bên cạnh quan tâm, động viên...
“Nếu công an cho nhận lại số tiền trên chị sẽ trích một phần để làm từ thiện, cho hội người mù và các em bé bị tật nguyền, có số phận bất hạnh. Ngoài ra, chị sẽ dành một ít tiền để sửa chữa nhà cho ba mẹ ở ngoài quê; do mùa mưa bão đang đến. Sau cùng, chị sẽ gửi tiền vào ngân hàng để tiết kiệm và vẫn ở lại Sài Gòn tiếp tục mua ve chai” - chị Hồng chia sẻ.
Tuấn Kiệt
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/238379/sap-nhan-5-trieu-yen--chi-ve-chai-dung-lam-gi-.html



Bổ sung 8 (22/5/2015): Chị Ngọt và anh Cay.

Thứ Năm, 21/05/2015 01:31

Vụ 5 triệu yen, bà Ngọt nói: “Mọi chứng cứ đều không có lợi cho chúng tôi”

(CATP) Sau khi bị CAQ Tân Bình (TPHCM) bác đơn, chiều 20-5, trao đổi với phóng viên Báo CATP, bà Phạm Thị Ngọt (SN 1975, là vợ hờ của ông Afolayan Caleb - tên thường gọi là Cay) cho biết: Giờ có bức xúc cũng đâu giúp ích được gì, khi mà CAQ Tân Bình đã trả lời là thời hiệu để giải quyết vụ việc khiếu nại về số tiền 5 triệu yen Nhật của chồng tôi đã hết và mọi chứng cứ đều không có lợi cho chúng tôi.
Thứ nhất, về việc anh họ tôi là Phạm Đức Hòa (SN 1962, quê Bình Thuận, tạm trú Q.Bình Tân, là người được tôi cho chiếc thùng loa có chứa số tiền nêu trên vì tưởng đây là thùng loa hư từ tháng 9-2013, sau khi chồng tôi về nước) đã không thể nhớ được mặt của người phụ nữ mua ve chai đã mua chiếc thùng loa có số ngoại tệ đó. Thứ hai, cơ quan điều tra trả lời không thể giải quyết vụ việc khi chồng tôi không có mặt tại Việt Nam...

Bà Phạm Thị Ngọt - Ảnh: Báo CATP
Hỏi về thời gian và mối quan hệ với Caleb, bà Ngọt cho biết: “Chúng tôi vẫn thường liên lạc với nhau qua mạng Webcam. Gần đây, trước khi có quyết định bác đơn của CAQ Tân Bình khoảng vài ngày, Caleb có lên Webcam cho biết có ai đó đã gửi một tờ báo CATP kèm theo nội dung nhắn kêu Caleb đừng trở lại Việt Nam vì số tiền 5 triệu yen Nhật sẽ được giao trả cho bà Huỳnh Thị Ánh Hồng - người mua ve chai đã mua được chiếc thùng loa có chứa số ngoại tệ đó”.
Nói về Caleb khi ở Việt Nam, bà Ngọt kể: “Ngoài việc đầu tư một nửa vốn để mở Công ty Thiên Phúc Ngọt Cay (trụ sở đặt tại số 45/8C ấp Xuân Thới Đông 2, X.Xuân Thới Đông, H.Hóc Môn) từ tháng 5-2012, trong suốt thời gian chung sống, ngoài việc dẫn tôi đi du lịch đây đó, Caleb còn tặng tôi chiếc ĐTDĐ hiệu Blackberry (trị giá khoảng 300USD) do mẹ của ông từ quê nhà Nigieria gửi qua”.
Chúng tôi hỏi tiếp: “Thế còn ảnh kỷ niệm giữa hai người?”, bà Ngọt nói: “Caleb đã lưu giữ và mang về nước hết rồi nên tôi không còn giữ gì cả!”... Hỏi về chuyện định hướng nơi cư trú, bà Ngọt cho biết: “Chuyện cả hai cư trú ở đâu thì hai bên vẫn chưa thống nhất” (do bà không muốn đi theo Caleb về Nigieria sống và Caleb cũng thông thích ở lại Việt Nam suốt đời), đó là lý do vì sao bà Ngọt từ chối yêu cầu làm giấy đăng ký kết hôn với Caleb (từ giữa năm 2012)...
Chúng tôi đặt vấn đề: “Suốt hai năm không gặp nhau, bà và Caleb không thấy khó chịu sao?” thì được trả lời: “Đối với chúng tôi, chuyện đó đã không còn quan trọng, vì hiện nay điều quan trọng nhất là Caleb cần có thời gian nghỉ dưỡng để điều trị chứng bệnh “thận móng ngựa” quái ác đang hoành hành ông ấy...”. “Thế bà có định điện báo cho Caleb hay sự việc mới đây?”. Bà Ngọt trả lời: “Tôi sẽ nói cho Caleb biết để nhờ phía trường học - nơi Caleb từng giảng dạy xác nhận khoản tiền lương cho ông ấy, đồng thời yêu cầu ông ấy quay lại Việt Nam đến liên hệ với cơ quan công an để cung cấp chứng cứ nguồn gốc số tiền 5 triệu yen Nhật”.


Nguyễn Hiếu
http://www.congan.com.vn/tin-chinh/vu-5-trieu-yen-ba-ngot-noi-moi-chung-cu-deu-khong-co-loi-cho-chung-toi_1033.html




Bổ sung 7 (20/5/2015):

Vợ chồng "tỉ phú ve chai" tổ chức ăn mừng bằng hai bát bún

Lâm Phương | 20/05/2015 10:03

Nhận tin công an sẽ bàn giao số tiền 5 triệu yen, vợ chồng chị Hồng đã làm một điều "đặc biệt" mà trước giờ họ rất ít khi nghĩ đến.

Cả con hẻm chúc mừng
Chiều tối ngày 19/5, khi con hẻm trên đường Trần Văn Quang phường 10, quận Tân Bình (TP.HCM) đã lên đèn nhưng nhiều người chưa về nhà mà ngồi nói chuyện gần phòng trọ của vợ chồng chị ve chai.
Họ chia sẻ niềm vui về thông tin chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (36 tuổi, quê Quảng Ngãi) sẽ được công an bàn giao số tiền 5 triệu yen mà chị phát hiện trong chiếc loa cũ hơn một năm trước.
Căn nhà trọ một trệt, một gác gỗ chất đầy hàng phế liệu vẫn tối mờ mờ như mọi ngày, chỉ khác hôm nay những người trong nhà trọ nói chuyện và cười lớn hơn.
Trong ánh sáng leo lét, chị Hồng cùng chồng là anh Trịnh Minh Vương (37 tuổi) đang ngồi trên chiếc giường được kê tạm bợ gọi điện thông báo tin vui cho gia đình và người thân ở quê.
Dù trời đã tối nhưng trong con hẻm nơi vợ chồng chị Hồng thuê trọ vẫn nhiều người đúng ngoài đường nói chuyện về việc vợ chồng chị sắp được bàn giao lại 5 triệu yen
Dù trời đã tối nhưng trong con hẻm nơi vợ chồng chị Hồng thuê trọ vẫn nhiều người đúng ngoài đường nói chuyện về việc vợ chồng chị sắp được bàn giao lại 5 triệu yen
Thấy có khách đến, anh Vương nói chờ một lát vì vợ đang bận nói chuyện điện thoại. Vừa dứt cuộc điện thoại, chị Hồng quay sang nói “chị mừng lắm em ạ” rồi chị cười, mắt chị ánh lên niềm vui, lâu lâu lại liếc sang nhìn chồng.
Ngồi phía sau vợ, anh Vương nói thêm vào: “Từ khi phát hiện số tiền này, vợ chồng tôi cũng mệt mỏi lắm, có lúc mình căng thẳng quá tôi phải về quê chứ không dám ở đây. Nhưng đến hôm nay công an thông báo vậy chắc mọi việc sẽ ổn thôi...
Chiều nay vừa về đến nhà trọ vợ chồng tôi nói cho mọi người biết chuyện công an sắp bàn giao lại tiền ai cũng mừng cho chúng tôi.
Thật lòng thì tôi cũng thấy mình may mắn, trong lúc khó khăn được nhiều người giúp đỡ, giờ sắp được nhận lại tiền, hết mệt mỏi, lo lắng như trước đây rồi.
Có người hỏi tôi sao may mắn thế, tôi cũng không biết trả lời họ thế nào nhưng trong lòng mình thầm nghĩ chắc do vợ chồng ở hiền gặp lành chăng?".
Hai vợ chồng tự thưởng mỗi người một tô bún thịt nướng
Chị Hồng kể lại, khoảng gần trưa, lúc đang đi mua phế liệu thì chị nhận được điện thoại của công an mời hai vợ chồng lên làm việc. Về đến nhà trọ anh chị chỉ kịp sửa soạn đồ đạc rồi đi ngay mà không kịp ăn trưa.
Chờ đến đầu giờ chiều vào làm việc nghe công an thông báo đã bác bỏ đơn bà Ngọt và sẽ giao lại số tiền 5 triệu yen, chị mừng lắm.
“Lúc đó tự nhiên tôi không nói được gì cả, chắc do chờ lâu ngày, với bao nhiêu chuyện xảy ra khiến mình hồi hộp nên khi nghe công an thông báo cảm xúc mình bị dồn nén”, chị Hồng xúc động.
Vợ chồng chị Hồng rất vui vì sau hơn một năm chờ đợi, đến nay sắp được nhận lại số tiền
Vợ chồng chị Hồng rất vui vì sau hơn một năm chờ đợi, đến nay sắp được nhận lại số tiền
Khi được hỏi vợ chồng chị làm gì đầu tiên sau khi nghe được tin vui như vậy, chị Hồng quay lại đằng sau nhìn chồng cười rồi nói, trên đường về thấy đói bụng quá mới nhớ ra chưa được ăn trưa, hai vợ chồng vào quán ăn mỗi người một tô bún thịt nướng hết 60 ngàn.
“Đây là lần đầu tiên vợ chồng tôi dám ăn tô bún đắt tiền đến thế, chứ từ trước đến giờ chỉ ăn hủ tiếu vỉa hè mỗi tô hơn 10 ngàn thôi. Mình còn khó khăn ăn tiêu tiết kiệm để nuôi con, chứ đâu dám vào những chỗ sang như vậy.
Nhưng hôm nay vui quá mà, coi như đó là phần thưởng của hơn một năm qua”, chị Hồng cười.
Nói về dự định sẽ làm gì khi nhận được tiền, chị Hồng tâm sự: “Tôi cũng chưa biết được nhưng chắc không kinh doanh, buôn bán vì cả hai vợ chồng tôi ít học, không tính toán được.
Trước đó tôi đã hứa với lòng mình là khi nhận được tiền sẽ sửa nhà cho bố mẹ ở quê, mua xe đạp điện cho con đi học.
Tôi cũng sẽ mua vài tạ gạo ủng hộ Hội Người mù quận Tân Bình và ngôi chùa nơi nuôi người già không gia đình nữa, chùa này tôi có đến thăm rồi. Còn lại, tôi gửi ngân hàng để dành nuôi hai con ăn học".
Căn nhà trọ nơi vợ chồng chị Hồng thuê chất đầy phế liệu
Căn nhà trọ nơi vợ chồng chị Hồng thuê chất đầy phế liệu
Dù là ngày nhận tin vui nhưng khi nhắc đến con, ánh mắt chị Hồng lại đượm buồn. Giọng chị đang nhanh, chị nói chậm lại, hai tuần nữa con được nghỉ hè, chị sẽ đón các cháu vào đây, chúng nó xa cha mẹ lâu quá nên cũng nhớ.
"Vì cuộc sống mưu sinh cả thôi, chứ chẳng bố mẹ nào muốn xa con cả, gửi ông bà ở quê, trong này mình cũng buồn lắm”, chị ve chai kể.
Chị Hồng cũng cho biết thêm, sau khi nhận được tiền chị không chuyển chỗ trọ và vẫn tiếp tục mua bán ve chai vì đây là nghề chị làm từ trước đến nay.
Chiều 20/5, công an quận Tân Bình đã mời chị Hồng và luật sư bảo vệ quyền lợi đến làm việc.
Tại buổi làm việc này, phía cơ quan công an thông báo đã bác đơn của bà Phạm Thị Ngọt (người tự nhận là vợ của chủ nhân số tiền 5 triệu yen).
Bên cạnh đó công an quận Tân Bình cũng cho biết sẽ thành lập hội đồng tư vấn để xem xét thời gian và cách thức bàn giao lại số tiền 5 triệu yen cho chị Hồng.

http://soha.vn/xa-hoi/vo-chong-ti-phu-ve-chai-to-chuc-an-mung-bang-hai-bat-bun-20150520075059102.htm




Bổ sung 6 (19/5/2015):

Công an Tân Bình bác đơn bà Ngọt, sẽ giao trả 5 triệu yen cho chị ve chai

Nhóm PV - Thứ Ba, ngày 19/5/2015 - 14:59

(PLO) - Chiều 19-5, Công an Tân Bình (TP.HCM) cho biết vừa có thông báo bác đơn của bà Ngọt về việc yêu cầu xác nhận bà là chủ sở hữu 5 triệu Yên do chị Hồng ve chai nhặt được trong thùng loa cũ.
Đầu giờ chiều ngày 19-5, Công an quận Tân Bình đã mời chị ve chai Huỳnh Thị Ánh Hồng và đại diện luật sư đến làm việc. Tại đây, đại diện công an quận Tân Bình khẳng định đã bác đơn của bà Phạm Thị Ngọt và khẳng định số tiền 5 triệu Yen sẽ được giao cho chị Hồng.
Tuy nhiên, dothiếu các hướng dẫn cụ thể, hiện công an quận Tân Bình đang gặp lúng túng trong việc giao trả lại số tiền cho chị Hồng.
Đại diện Công an quận cho biết sẽ lập hội đồng tư vấn, có sự tham gia của Công an quận để xem xét cách thức trả, thời gian giao trả tiền cho chị Hồng.
Liên quan đến khiếu nại của chị Hồng, Công an quận Tân Bình cho biết đang tập trung xem xét việc giao trả lại tiền nên tạm thời chưa xem xét.
Luật sư Hà Hải, người bảo vệ miễn phí cho chị Hồng cho biết, Công an quận đã vận dụng khoản 2, điều 239 Bộ luật Dân sự. Luật đã quy định rõ, sau một năm đăng tin thông báo nhưng không ai đến nhận và không có tranh chấp (yếu tố tranh chấp được loại, khi công an quận bác đơn của bà Ngọt) thì số tiền này thuộc về chị ve chai.
Luật đã quy định rõ nên luật sư Hải đề nghị công an sớm giao số tiền trên cho chị ve chai nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Trước đề nghị này, Công an quận Tân Bình cho biết sẽ giải quyết trong thời gian sớm nhất.
Chị Hồng ve chai tại thời điểm phát hiện 5 triệu yên cách đây hơn một năm.
Như báo Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, vào ngày 21-3-2014, vợ chồng chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (38 tuổi, tạm trú phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM) tháo thùng loa cũ mua được vài tháng trước để lấy sắt đồng thì phát hiện có hơn 5 triệu Yên được cất giấu bên trong. Tin đồn vợ chồng chị Hồng nhặt được tiền lan đi nhiều người kéo đến khu phòng trọ để xin khiến an ninh trât tự bị ảnh hưởng.
Ngay sau đó, vợ chồng chị Hồng giao số tiền nhặt được cho cơ quan công an giữ. Tổng cộng là 520 tờ tiền Nhật, mỗi tờ mệnh giá 10.000 yen (tổng cộng trên 5 triệu Yen, tương đương hơn một tỷ đồng).
Khoảng một tuần sau khi chị Hồng giao nộp cho cơ quan công an giữ thì đã có gần 10 người đến nhận là chủ nhân số tiền. Tuy nhiên qua xác minh tất cả những trường hợp đó đều không có căn cứ nào chứng minh.
Đến ngày 28-4-2014, cơ quan công an quận Tân Bình làm thủ tục thông báo công khai để ai là người sở hữu số tiền đến nhận. Số tiền trên được gửi cho ngân hàng trên địa bàn quận. Một năm sau ngày thông báo mà không ai tới nhận thì sẽ chuyển cho tòa án áp dụng pháp luật dân sự để định đoạt số tiền trên có thuộc về người lượm ve chai hay không và được hưởng bao nhiêu.
Gần hết thời hạn 1 năm, vào các ngày 23-3 và 7-4, cơ quan công an phường 10 và công an quận Tân Bình đã mời chị Hồng làm việc để hướng dẫn bổ túc hồ sơ để tiếp tục thực hiện các bước xử lý số tiền khi đến hạn 28-4. Tuy nhiên, đến ngày 25-4 thì xuất hiện bà Phạm Thị ngọt, nhận mình là chủ sở hữu số tiền trên.Theo đó, ngày 10-4, bà Phạm Thị Ngọt có đơn trình báo đến cơ quan công an cho rằng số tiền đó là của chồng bà Ngọt để quên trong chiếc loa đã được cho đi nên yêu cầu nhận lại.

Bà Phạm Thị Ngọt
Trình bày với cơ quan công an bà Ngọt đưa ra được một số chứng cứ chứng minh cho lời trình bày của mình. Dựa vào đó cơ quan công an xác minh các chứng cứ do bà Ngọt đưa ra nên chưa thể thực hiện thủ tục xử lý số tiền trên cho chị Hồng khi ngày đến hạn đã cận kề. Theo bà Ngọt, chồng bà là người nước ngoài, có thời gian làm việc ở nhật Bản nên dành dụm được một số tiền lớn, cất trong loa thùng cũ rồi bà quên mất.
Sáng ngày 12-5, Đại tá Lê Hoàng Châu-Trưởng công an quận Tân Bình ra thông báo bằng văn bản cho chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (ngụ phường 10, Tân Bình có nội dung chưa thể giải quyết số tiền trên theo quy định của pháp luật là thời hạn một năm kể từ thời điểm đăng tin tìm chủ sở hữu.
Trong thông báo, Đại tá Lê Hoàng Châu khẳng định do sự việc phát sinh tình tiết mới, cần có thời gian xác minh làm rõ để bảo vệ quyền lợi cho các bên liên quan nên công an Tân Bình chưa thể giải quyết.
Afolayan Caleb, người bà Ngọt nhận là chồng của mình, giải mạo toàn bộ giấy tờ xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam, đã rời Việt Nam từ 2013 đến nay.
Tuy nhiên, một tình tiết bất ngờ khác lại xảy ra: Qua xác minh của Phòng quản lý xuất nhập cảnh, công an TP.HCM (PA72), người được cho là chủ của 5 triệu yen đã dùng hộ chiếu giả, giả mạo giấy tờ để xin cấp thẻ tạm trú. Theo đó, từ năm 2013, PA72 đã điều tra, xác minh và phát hiện người mang tên Afolayan Caleb (bà Ngọt nhận là chồng của mình) giả mạo toàn bộ giấy tờ để xin cấp thẻ tạm trú. Từ đó PA72 đã đề nghị hủy thẻ tạm trú của ông Caleb. Ngày 27-6-2013, Đại sứ quán Nam Phi có công văn trả lời sự thật về hộ chiếu của Caleb thì trước đó hơn 10 ngày, Caleb đã rời khỏi Việt Nam và từ đó đến nay không quay lại.
Nhóm PV
http://phapluattp.vn/thoi-su/cong-an-tan-binh-bac-don-ba-ngot-se-giao-tra-5-trieu-yen-cho-chi-ve-chai-554766.html







Bổ sung 5 (18/5/2015):

Vụ 5 triệu yen: Bà Ngọt nói chồng không dùng giấy tờ giả

L. Phong | 18/05/2015 16:25


Bà Ngọt (trái) vẫn đang tìm bằng chứng để chứng minh lời khai chồng mình mới là chủ sở hữu 5 triệu yen. Trong khi đó chị Hồng (phải) vẫn đang mưu sinh bằng nghề ve chai. - Ảnh: Lê Phong

Một số thông tin chồng tôi sử dụng hộ chiếu giả, làm việc tại công ty "ma" là sai"- bà Ngọt (người cho rằng chồng mình là chủ sở hữu 5 triệu yen) khẳng định.



Về tấm hộ chiếu được phòng quản lý xuất nhập cảnh (PA72, Công an TP HCM) thông tin ông Afolayan Caleb là giả mạo, bà Ngọt phản bác: “Không hề có chuyện đó.
Tôi đã đọc được nội dung phía đại sứ quán Nam Phi tại Hà Nội thông báo là "số hộ chiếu đã hết hạn” nên nó không tồn tại trong hồ sơ lưu trữ, chứ không phải là giả như một số người thông tin.
Nếu là giấy tờ giả thì sao ổng có thể qua lại hải quan dễ dàng như vậy? Sau khi trao đổi với chồng tôi, ông đã khẳng định chưa bao giờ lấy tên giả”.
Thông tin về ngôi trường ngoại ngữ của Công ty TNHH MTV Úc Đại Lợi có trụ sở ở 289 đường Trường Chinh (quận 12) là địa chỉ “ma”, bà Ngọt lên tiếng:
“Lúc đầu ông T.Q.M - giám đốc Úc Đại Lợi, đăng ký giấy tờ ở địa chỉ nói trên nhưng do giá thuê mặt bằng cao nên ổng chuyển sang địa chỉ gần Bệnh viện 175, quận Gò Vấp để tổ chức dạy.
Tôi cũng từng tới trường ở đó xem chồng tôi dạy học rồi mà. Chỉ sai là ông giám đốc Úc Đại Lợi không chuyển đổi địa chỉ đăng ký nhằm để trốn thuế nên mọi người hiểu lầm tôi khai man”.
Bà Ngọt cho biết chồng bà không thể sang Việt Nam mà sẽ ủy quyền cho bà giải quyết việc này.
Bà thừa nhận có một điều bất lợi cho bà khi anh Hòa (người mang thùng loa của bà đi bán) không nhớ được chị ve chai, nên bà khó giành lại phần tiền mà chồng mình tích góp (?!).



Bổ sung 4 (15/5/2015):

Thứ Sáu, 15/05/2015 08:31

Sự thật về “ông chủ” của 5 triệu yen Nhật đến từ châu Phi

(CATP) Cho rằng số tiền 5 triệu yen Nhật là của chồng mình, bà Phạm Thị Ngọt đã đến Công an Q.Tân Bình (TPHCM) cung cấp thông tin về ông Afolayan Caleb và nguồn gốc số tiền để “quên” trong loa. Thông tin này thật hay giả?
Qua tìm hiểu, phóng viên Báo CATP đã tìm ra được sự thật về người đàn ông gốc Phi có trình độ “cử nhân giáo dục” này và “cơ sở giáo dục” mà ông từng dạy học như trên giấy tờ bà Ngọt cung cấp. Tất cả chỉ là... “ảo”.
CÔNG TY TRƯỜNG HỌC “MA”
Theo hồ sơ mà bà Phạm Thị Ngọt cung cấp, trong thời gian lưu trú tại Việt Nam, chồng bà là ông Afolayan Caleb làm giáo viên, công tác tại Công ty TNHH MTV Úc Đại Lợi (từ tháng 6-2010 đến tháng 6-2013). Bà Ngọt cũng đã cung cấp “giấy phép lao động” của chồng mình, trong đó có ghi về trình độ chuyên môn của người đàn ông gốc Nam Phi này là “cử nhân giáo dục”.

Số tiền 5 triệu yen trong vụ tỷ phú ve chai - Ảnh: Báo CATP
Sáng 14-5, phóng viên Báo CATP đã xác minh tại Sở Kế hoạch đầu tư TPHCM và được biết Công ty TNHH Úc Đại Lợi có đăng ký địa chỉ trụ sở tại số nhà 289 Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, Q.12 (ảnh). Tuy nhiên khi xác minh tại địa chỉ này, không hề có công ty nào hoạt động với tên gọi như trên.
Trong hồ sơ quản lý của công an địa phương, được biết căn nhà số 289 Trường Chinh do vợ chồng bà Nguyễn Thị Hồng T. (SN 1980) - Nguyễn Tri Th. (SN 1976) làm chủ sở hữu. Trong thời gian từ năm 2010 đến ngày 20-5-2013, Cty Dịch vụ bảo vệ 007 thuê làm trụ sở hoạt động. Từ ngày 8-8-2013, bà C.T.H (SN 1989) thuê lại.

Ông Afolayan Caleb - người mà bà Ngọt khai là chồng mình, đã dùng hộ chiếu giả vào Việt Nam - Ảnh: Báo CATP
Tại căn nhà này, hiện có Công ty TNHH MTV Samshin Vina hoạt động (chuyên mua bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác, giấy phép kinh doanh số 0312369949 do Sở Kế hoạch đầu tư TPHCM cấp ngày 15-7-2013, đăng ký thay đổi lần 1 vào ngày 4-5-2015) do bà Trần Bảo Thanh H. (SN 1990, ngụ TP.Phan Thiết, Bình Thuận) làm giám đốc.
Ngoài CAP Tân Thới Nhất, ông Nguyễn Đình Lạc là người sống lâu năm tại đây cũng xác nhận, địa chỉ nêu trên từ trước tới nay hoàn toàn không có Cty TNHH MTV Úc Đại Lợi trú đóng hoạt động trên địa bàn.
Ngoài ra, theo thông tin từ giấy phép kinh doanh của Công ty TNHH MTV Úc Đại Lợi, đại diện pháp nhân làm giám đốc là ông Trần Quang Minh (ngụ hẻm 133 Quang Trung, phường 10, Q.Gò Vấp). Tuy nhiên, lai lịch của vị giám đốc này cũng thật “mơ hồ”.
Xác minh tại địa phương nơi vị giám đốc này đăng ký tạm trú, được biết ông Minh trước đây có mua căn nhà trong hẻm 133 Quang Trung để ở. Tuy nhiên vào thời điểm đầu năm 2013, ông Minh đã bán căn nhà này và chuyển đi nơi khác sinh sống.
Như vậy, có thể khẳng định Công ty TNHH MTV Úc Đại Lợi, nơi Afolayan Caleb làm giáo viên thực chất chỉ là một cơ sở “ma”.

Tấm hộ chiếu mang tên Afolayan Caleb được xác định là giả - Ảnh: Báo CATP
“CỬ NHÂN GIÁO DỤC” XÀI GIẤY TỜ GIẢ
Tìm hiểu thêm về người đàn ông gốc châu Phi này, phóng viên tiếp tục có thêm được những thông tin đầy bất ngờ. Ngay cả tên gọi Afolayan Caleb cũng chỉ là cái tên hư hư thực thực.
Vào năm 2010, Afolayan Caleb nhập cảnh vào Việt Nam và được Công ty TNHH MTV Úc Đại Lợi đứng ra bảo lãnh. Với vỏ bọc là “cử nhân giáo dục” làm việc tại Cty Úc Đại Lợi, Afolayan Caleb được Sở LĐTB và XH TPHCM cấp giấy phép lao động với thời hạn 3 năm (từ 14-6-2010 đến 14-6-2013), chức danh công việc là “giáo viên”.
Thực tế vào thời điểm này, như chúng tôi đã đề cập, tại địa chỉ số 289 Trường Chinh (phường Tân Thới Nhất, Q12) không hề có Công ty Úc Đại Lợi hoạt động.

Chị Huỳnh Thị Ánh Hồng - Ảnh: Báo CATP
Nghi vấn về tên gọi của “cử nhân giáo dục” Afolayan Caleb, chúng tôi đã đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an TPHCM) và được biết thực tế người đàn ông này đã từng nhiều lần nhập cảnh vào Việt Nam từ năm 2007 và sinh sống tại nhiều địa điểm khác nhau.
Tại thời điểm giữa năm 2010, với tấm giấy phép lao động mang chức danh giáo viên, Afolayan chuyển về đăng ký lưu trú tại ấp Xuân Thới Đông 2, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn. Đây cũng chính là địa chỉ sinh sống của bà Phạm Thị Ngọt - người đàn bà tự nhận là vợ của Afolayan Caleb - ông chủ “bỏ quên” 5 triệu yen Nhật trong thùng loa.
Khi đến Công an Q.Tân Bình cung cấp thông tin về người chồng gốc Phi của mình để chứng minh về nguồn gốc của 5 triệu yen Nhật, bà Phạm Thị Ngọt chỉ cung cấp được những giấy tờ photocopy là thẻ lưu trú và giấy phép lao động của người chồng mang tên Afolayan Caleb.
Thực tế trước đó, khi nghi ngờ về tấm hộ chiếu của người đàn ông gốc châu Phi này, các cơ quan chức năng tại TPHCM đề nghị đại diện nước bạn Nam Phi xác minh. Kết quả, phía Nam Phi cho biết tấm hộ chiếu mang tên Afolayan Caleb là hộ chiếu giả.
Tuy nhiên lúc này vị “giáo viên” mang tên Afolayan Caleb đã xuất cảnh, rời khỏi Việt Nam từ ngày 14-6-2013 qua Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất - đúng vào ngày hết hạn của tấm thẻ lưu trú và giấy phép lao động của y.
Nhập cảnh và cư trú với tấm hộ chiếu giả, làm việc cho một công ty “ma”, với những thông tin khuất tất như trên, dư luận có quyền đặt câu hỏi người đàn ông Nam Phi có tên Afolayan Caleb phải chăng là chủ nhân đích thực của số tiền 5 triệu yen Nhật “bỏ quên” trong loa. Rất mong các cơ quan chức năng sớm có câu trả lời.
Bài, ảnh: ĐĂNG HÒA - NGUYỄN HIẾU
http://www.congan.com.vn/tin-chinh/su-that-ve-ong-chu-cua-5-trieu-yen-nhat-den-tu-chau-phi_561.html

Vụ 5 triệu yen: Sự thật động trời về người đàn ông gốc Phi

Cập nhật lúc: 08:46 15/05/2015 (GMT+7)

(Kiến Thức) - Xuất hiện “phút 89” tranh chấp vụ 5 triệu yen Nhật, bà Ngọt đưa ra những bằng chứng mơ hồ về chồng mình, lai lịch người đàn ông gốc Phi dần lộ diện.

Việc bà Phạm Thị Ngọt (40 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP HCM) đến công an quận Tân Bình xin tạm hoãn giao tiền cho chị Huỳnh Thị Ánh Hồng trong vụ 5 triệu yen Nhật vì nghi ngờ đó là tiền của chồng mình đã được công an quận Tân Bình chấp nhận khiến chị Hồng vô cùng bức xúc.

Vu 5 trieu yen: Su that dong troi ve nguoi dan ong goc Phi
Nữ "tỷ phú" ve chai vô cùng bức xúc với những gì đang xảy ra suốt thời gian qua và khẳng định sẽ khởi kiện công an quận Tân Bình nếu không giải quyết khiếu nại về việc ngăn chặn không giao trả tiền cho mình. 
“Tôi và luật sự hỗ trợ pháp lý cho mình đã gởi đơn khiếu nại quyết định không giao tiền cho tôi của công an quận Tân Bình chỉ vì yêu cầu không có cơ sở của bà Ngọt. Nếu công an Tân Bình vẫn không thay đổi quyết định, tôi sẽ tiếp tục gởi đơn khởi kiện ra toà”, bà Hồng cho biết.
Được biết, hồ sơ bà Ngọt cung cấp cho công an thông tin về người chồng gốc Phi của mình để chứng minh nguồn gốc của hơn 5 triệu yen Nhậtchỉ có những tờ giấy photocopy gồm thẻ lưu trú và giấy phép lao động của người chồng mang tên Afolayan Caleb. Bà Ngọt cho biết, trong thời gian lưu trú tại Việt Nam, chồng bà là Afolayan Caleb làm giáo viên với chức danh “cử nhân giáo dục” công tác tại công ty TNHH MTV Úc Đại Lợi (Úc Đại Lợi, từ tháng 6/2010 đến tháng 6/2013).
Vu 5 trieu yen: Su that dong troi ve nguoi dan ong goc Phi-Hinh-2
Bà Phạm Thị Ngọt, người xuất hiện "phút 89" với lai lịch "mơ hồ" của người chống gốc Phi để tranh chấp số tiền hơn 5 triệu yen Nhật. 
Theo hồ sơ của Sở Kế hoạch đầu tư TP HCM, trụ sở công ty nói trên có địa chỉ trên đường Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, quận 12. Tuy nhiên tại địa chỉ này, từ năm 2010 đến nay (5/2015), hoàn toàn không có công ty Úc Đại Lợi nào ngoài 2 công ty DV bảo vệ (từ 2010 đến 5/2013) và một công mua bán máy móc, thiết bị phụ tùng (từ năm 2013 đến nay) thuê mặt bằng hoạt động.
Trong khi đó, thể hiện trên giấy phép kinh doanh của Úc Đại Lợi mà đại diện pháp nhân là ông Trần Minh Q. (giám đốc) với lai lịch của vị giám đốc này rất mơ hồ. Chính quyền địa phương nơi ông Q. đăng ký tạm trú (phường 10, quận Gò Vấp) xác nhận ông Q. đã bán nhà từ đầu năm 2013 và chuyển đi nơi khác sinh sống.
Theo hồ sơ của cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh, Afolayan Caleb nhiều lần nhập cảnh vào Việt Nam từ năm 2007 và sinh sống tại nhiều nơi khác nhau. Đến năm 2010, Afolayan Caleb được công ty Úc Đại Lợi đứng ra bảo lãnh với chức danh “cử nhân giáo dục” làm việc tại công ty này và được Sở LĐTB và XH TP HCM cấp giấy phép lao động với thời hạn 3 năm (từ 6/2010 đến 6/2013) và chuyển về lưu trú ở huyện Hóc Môn. Đây cũng chính là nơi sinh sống của bà Phạm Thị Ngọt, người tự nhận là vợ của ông Afolayan Caleb.
Vu 5 trieu yen: Su that dong troi ve nguoi dan ong goc Phi-Hinh-3
Một trong những giấy tờ liên quan đến Afolayan Caleb. Cơ quan chức năng đã xác định Afolayan Caleb sử dụng hộ chiếu giả, làm việc tại công ty "ma" trong thời gian lưu trú tại Việt Nam. 
Tuy nhiên thực tế, hoàn toàn không có công ty Úc Đại Lợi nào hoạt động trong thời gian này.
Được biết, trước khi xảy ra “phút 89”, lai lịch của Afolayan Caleb cũng đã từng được cơ quan chức năng TP HCM đề nghị nước Nam Phi xác minh vì nghi ngờ đối tượng này sử dụng hộ chiếu giả. Kết quả “động trời” được phía Nam Phi xác nhận hộ chiếu mang tên Afolayan Caleb là giả và đối tượng này đã kịp xuất cảnh rời Việt Nam qua cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vào ngày 14/6/2013 đúng thời điểm thẻ lưu trú và giấy phép lao động hết hạn.
Nhập cảnh, cư trú bằng hộ chiếu giả, làm việc tại công ty không có thật…đó là những thông tin về người đàn ông gốc Phi chồng của bà Phạm Thị Ngọt, người đang uỷ quyền tranh chấp số tiền hơn 5 triệu yen Nhật và công an quận Tân Bình đã thực hiện ngăn chặn trao lại tiền cho nữ “tỷ phú” ve chai.

Vũ Sơn








Bổ sung 3(13/5/2015):

Vụ 5 triệu yên: Người nhận là chủ số tiền lại xuất hiện bổ sung giấy tờ

HOÀNG TUYẾT - Thứ Tư, ngày 13/5/2015 - 19:21

(PLO) - Chiều 13-5, bà Phạm Thị Ngọt (40 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) đã đến công an quận Tân Bình cung cấp thêm một số giấy tờ liên quan đến số tiền 5 triệu yên vắng chủ trong thùng loa cũ mà công an quận Tân Bình đang thụ lý giải quyết.
Cụ thể, các giấy tờ mà bà Ngọt giao nộp cho công an quận Tân Bình liên quan đến ông Caleb Afolayan (quốc tịch Nam Phi, chồng bà Ngọt). Gồm giấy phép lao động do Sở Lao động thương binh và xã hội cấp cho ông Caleb làm giáo viên tại công ty TNHH MTV Úc Đại Lợi thời hạn từ tháng 6-2010 đến tháng 6-2013. Ngoài ra bà Ngọt còn cung cấp giấy tạm trú do Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an TP.HCM cấp cho ông Caleb cũng từ thời gian từ tháng 6-2010 đến tháng 6-2013.
Ngoài ra, bà Ngọt cho biết hiện ông Caleb đang tiến hành làm các thủ tục để chứng minh ông từng dạy học tại Nhật và có thu nhập bằng tiền yên Nhật, nhằm đi đến chứng minh số tiền 5 triệu yên là của ông.
Theo bà Ngọt, bà bổ sung các giấy tờ nói trên nhằm thể hiện việc bà đến công an trình báo số tiền 5 triệu yên trong thùng loa là của ông Caleb bỏ quên là có căn cứ. Bà Ngọt mong muốn từ những căn cứ đó, công an sẽ chờ ông Caleb về Việt Nam, hoặc ông Caleb sẽ làm giấy ủy quyền để bà đại diện đứng ra giải quyết.
Trước đó ngày 10-4, bà Ngọt có đơn gửi đến công an quận Tân Bình yêu cầu nhận lại số tiền trên do chồng bà ông Caleb để quên trong thùng loa, vì không nhớ nên đem cho thùng loa đi. Công an Tân Bình cho biết do có tình tiết mới như trên nên cần có thời gian xác minh làm rõ để bảo vệ quyền lợi cho các bên liên quan.
Do đó ngày 12-5, công an quận Tân Bình đã có văn bản gởi bà Huỳnh Thị Ánh Hồng (ngụ quận Tân Bình), cho biết chưa thể giải quyết số tiền trên trong thời hạn một năm kể từ ngày đăng tin tìm chủ sở hữu.
Hiện công an Tân Bình đang tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng, xác minh làm rõ và giải quyết vụ việc trong thời gian sớm nhất.
Trong một diễn biến khác, sáng 13-5 bà Hồng đã đến công an Tân Bình nộp đơn khiếu nại quyết định kéo dài thời hạn bàn giao 5 triệu yên của cơ quan này. Trước đó bà Hồng đã đến trình báo, giao nộp số tiền 5 triệu yên cho công an Tân Bình để nhờ giải quyết. Ngày 28-4-2014, công an quận Tân Bình đã ra thông báo truy tìm chủ sở hữu. Cho đến nay đã quá thời hạn một năm, công an quận Tân Bình đã trả lời bằng văn bản cho bà Hồng vào ngày 12-5 với nội dung chưa thể giải quyết số tiền như trên.

HOÀNG TUYẾT



Bổ sung 2 (10/5/2015):

9 năm nữa 'tỉ phú ve chai' mới được nhận 5 triệu yen?


10/05/2015 11:29

(TNO) Theo ý kiến của luật sư (LS) Nguyễn Tấn Thi, chị Hồng "ve chai" cần phải chờ thêm 9 năm nữa thì trở thành chủ của 5 triệu yen nếu không có ai tranh chấp và chứng minh được mình là chủ sở hữu.

9 năm nữa 'tỉ phú ve chai' mới được nhận 5 triệu yen? - ảnh 1Vụ việc chị Hồng "ve chai" nhặt được 5 triệu yen nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận và giới chuyên gia luật

Liên quan đến vụ chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (người được biết đến với biệt danh “tỉ phú ve chai” vì phát hiện đươc 5 triệu yen trong thùng loa phế liệu) đã có nhiều ý kiến của giới LS và chuyên gia pháp lý nhưng vẫn chưa ngã ngũ.

Ngày 10.5, Thanh Niên Online nhận được ý kiến của LS Nguyễn Tấn Thi (Đoàn luật sư TP.HCM) phân tích ở một góc cạnh khác, về tính chất của 5 triệu yen. 

Theo đó, LS Thi cho rằng để xác định điều luật nào điều chỉnh đến đối tượng nào thì cần xác định tính chất của đối tượng đó là gì.
9 năm nữa 'tỉ phú ve chai' mới được nhận 5 triệu yen? - ảnh 2Luật sư Nguyễn Tấn Thi: "Tiền là tài sản được xác định khác hẳn với vật" - Ảnh nhân vật cung cấp
“Phải xác định 5 triệu yen là gì? Hầu hết các ý kiến cho rằng là vật, từ đó áp dụng quy định đối với vật bị đánh rơi, bỏ quên, vật vô chủ… Tuy nhiên, điều hiển nhiên ai cũng biết 5 triệu yen là tiền. Điều 163 Bộ luật Dân sự (BLDS) về tài sản đã ghi rõ: tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tác giả. Vậy 5 triệu yen là tiền chứ không phải là vật, vậy tại sao chúng ta cứ lấy quy định đối với vật để áp dụng trong trường hợp này”, LS Thi đặt vấn đề.
LS Thi cũng cho biết, tiền là một tài sản được xác định hoàn toàn khác hẳn với vật. Chị Hồng phát hiện được 5 triệu yen trong thùng loa cũ và chiếm hữu nó là hoàn toàn ngay tình, chị cũng đã công khai. Do đó, đây là trường hợp sẽ được xác lập quyền sở hữu tài sản theo khoản 7, Điều 170, tức chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều, 247 BLSD. Trong khi đó, khoản 1, Điều 247 BLDS quy định: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ khi chiếm hữu…”. Sau khi tài sản được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu thì quyền sở hữu của chủ sở hữu sẽ chấm dứt.
“Theo quy định tại Điều 174 BLDS thì tiền được phân loại là động sản. Do đó, người chiếm hữu ngay tình, công khai, liên tục 10 năm thì mới trở thành chủ sở hữu. Cụ thể, chị Hồng cần phải chờ thêm 9 năm nữa thì trở thành chủ của 5 triệu yen nếu không có ai tranh chấp và chứng minh được mình là chủ sở hữu. Trong trường hợp này, cơ quan công an cần trả số tiền cho chị Hồng nhưng chị chưa được sở hữu nên chưa được sử dụng và định đoạt. Vì vậy, cần phải mở một tài khoản phong tỏa tại ngân hàng đợi đến hạn mới được nhận”, LS Thi nói.
Vấn đề pháp lý ở đây là cơ quan nào sẽ quản lý hay giám sát tài sản trong trường hợp chờ xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. LS Thi cũng đề xuất nên chăng cần bổ sung thêm chức năng, thẩm quyền này cho tòa án, và cần được nghiên cứu để sửa đổi bổ sung Bộ luật Tố tụng Dân sự cho phù hợp.
Phan Thương
http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/9-nam-nua-ti-phu-ve-chai-moi-duoc-nhan-5-trieu-yen-560756.html




Bổ sung 1 (29/4/2015): 

VỤ 5 TRIỆU YEN NHẬT TRONG THÙNG LOA:

Lẽ ra phải bác yêu cầu của bà Ngọt?

29/04/2015 08:05 GMT+7
TT - Đó là ý kiến luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM) khi phân tích tình trạng hôn nhân giữa bà Phạm Thị Ngọt với ông Caleb Afolayan - người được bà Ngọt khẳng định là chủ nhân 5 triệu yen Nhật để trong thùng loa.
Bà Phạm Thị Ngọt - Ảnh: Đ.Thanh
Luật sư Hà Hải cho biết bà Ngọt chỉ cung cấp được hai loại giấy tờ, gồm giấy chứng nhận kết hôn với ông Caleb Afolayan (quốc tịch Nam Phi) do phía Nigeria cấp, nhưng chưa được phía Việt Nam đóng dấu công nhận; riêng phiếu lý lịch tư pháp của ông Caleb Afolayan (do Sở Tư pháp TP.HCM cấp) được dùng để đến Công an Q.Tân Bình trình báo và đề nghị hoãn trả tiền cho bà Hồng là không đúng pháp lý, lẽ ra công an phải bác yêu cầu này của bà Ngọt.
Luật sư Hải phân tích: theo như lời bà Ngọt thông tin với báo chí, bà không phải là chủ sở hữu của số tiền 5 triệu yen, mà là của ông Caleb Afolayan. Với các giấy tờ mà bà Ngọt cung cấp, bà không được thừa nhận là vợ chồng với ông Caleb, nên luật pháp Việt Nam không bảo hộ.
Theo thông lệ quốc tế, khi đăng ký kết hôn phải có mặt cả vợ và chồng, nhưng bà Ngọt chỉ gửi chữ ký qua Nigeria để ông Caleb làm giấy chứng nhận kết hôn. Giả sử bà Ngọt có ở Nigeria một thời gian, có thể đăng ký kết hôn với ông Caleb tại đây. Tuy nhiên, sau khi trở về Việt Nam, phải làm thủ tục ghi chú kết hôn mới được công nhận là vợ chồng.
Theo luật sư Hải, nếu ông Caleb mang số tiền 5 triệu yen vào Việt Nam bất hợp pháp, không khai báo thì số tiền này sẽ bị cơ quan chức năng tịch thu, ông Caleb còn có thể bị xử lý về hành vi chuyển tiền trái phép qua biên giới.
Giả sử ông Caleb chuyển số tiền 5 triệu yen vào Việt Nam hợp pháp thì phải có giấy chuyển tiền từ Nhật. Đó là chưa kể ông Caleb phải chứng minh được là người sở hữu thùng loa bằng cách cung cấp hóa đơn mua thùng loa này ở đâu.
Luật sư Hải cho biết thông thường cơ quan công an được giao giải quyết đơn xin lại 5 triệu yen của bà Ngọt, thời gian bao lâu tùy vào khả năng xác minh, điều tra vụ việc. Công an tự chịu trách nhiệm, nếu xử lý không thỏa đáng thì các bên liên quan có quyền khởi kiện.
Một lãnh đạo Công an Q.Tân Bình cho biết có thể qua lễ 30-4 mới có kết luận về vụ việc này. Về giấy chứng nhận kết hôn của bà Ngọt và ông Caleb Afolayan là không hợp pháp, bà Ngọt không có tư cách pháp nhân để yêu cầu Công an Q.Tân Bình hoãn trả tiền cho bà Hồng, vị lãnh đạo này cho rằng: “Công an đã xác minh hết rồi, không có dấu hiệu hình sự, chỉ là vụ án dân sự, bởi không ai báo bị trộm tiền, chỉ là của nhặt được. Đây là vụ án dân sự, các bên có quyền khởi kiện, có tranh chấp thì tòa án sẽ thụ lý giải quyết, phân xử như thế nào là do tòa án”.
Vì sao gửi đơn ở “phút 89”?
Ngày 28-4, trao đổi với Tuổi Trẻ về lý do đến “phút chót” (ngày 28-4-2015, hết hạn một năm công an xem xét trả tiền cho bà Huỳnh Thị Ánh Hồng) thì bà Phạm Thị Ngọt mới trình báo (ngày 3-4-2015) và yêu cầu Công an Q.Tân Bình tạm hoãn trao số tiền 5 triệu yen cho bà Hồng, bà Ngọt giải thích: “Năm trước (2014), tôi có đọc một mẩu tin trên mạng nói có người lượm ve chai phát hiện một số tiền yen, tôi nghĩ đây là chuyện của người ta, không phải chuyện của mình nên không đọc. Đến tháng 3-2015, tôi đọc bản tin trên Tuổi Trẻ Online viết về người lượm ve chai phát hiện 5 triệu yen trong thùng loa cũ.
Lúc này tôi nhớ lại, chồng tôi (ông Caleb Afolayan) có nói về khoản tiền khoảng 6 triệu yen Nhật để quên trong một vật dụng mà ông không thể nhớ ra. Tôi thấy trùng khớp với việc chồng tôi nói nên ngày 3-4-2015, tôi đi trình báo sự việc với Công an Q.Tân Bình. Còn thông tin chính xác về số tiền ra sao, chồng tôi sẽ viết ra giấy gửi về cho tôi đưa công an xác minh”.
Về phía bà Huỳnh Thị Ánh Hồng, người phát hiện số tiền 5 triệu yen, cho biết đúng ra ngày 28-4 vợ chồng bà sẽ về quê chơi. Nhưng do có việc bà Ngọt gửi đơn đề nghị công an tạm hoãn trả tiền cho bà nên vợ chồng bà phải ở lại TP, để công an có gọi làm việc thì vợ chồng bà đến ngay.
Bà Hồng nói thêm: “Qua lễ 30-4 tôi sẽ lên Công an Q.Tân Bình, yêu cầu họ cho tôi một cái mốc thời gian cụ thể là sẽ giải quyết dứt điểm vụ việc này. Tôi không yêu cầu họ phải trả số tiền trên cho tôi, mà là yêu cầu công an nhanh chóng xác minh số tiền là của ai, để đỡ mất thời gian của chúng tôi. Hiện giờ vợ chồng tôi rất mệt mỏi với vụ việc này”.
ĐỨC THANH

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20150429/le-ra-phai-bac-yeu-cau-cua-ba-ngot/739982.html



Người nhận là chủ nhân chiếc loa chứa 5 triệu yen nói gì?

28/04/2015 10:51 GMT+7
TT - Bà Phạm Thị Ngọt (ngụ H.Hóc Môn, TP.HCM) nói chiếc loa là của chồng bà, bà không biết trong đó có tiền nên đã cho người anh họ dùng và người anh đã bán ve chai cho chị Hồng.


             
          
Bà Phạm Thị Ngọt, người vừa xuất hiện tự nhận mình là chủ nhân của 5 triệu yen trong chiếc loa cũ - Ảnh: Đức Thanh
Hôm qua 27-4, người mua bán ve chai Huỳnh Thị Ánh Hồng nhận được thông báo của Công an quận Tân Bình (TP.HCM) về việc có người tới xin nhận số tiền 5 triệu yen vì cho rằng là tiền của mình.
27-4 chính là ngày cuối cùng của thời hạn một năm mà bà Hồng có thể nhận được số tiền trên.
Chiều 27-4, PV Tuổi Trẻ đã gặp gỡ người phụ nữ xuất hiện đúng lúc này để tìm hiểu câu chuyện về chiếc loa thùng cũ chứa số tiền lớn mà trước đó bà Hồng đã mua.
Cất tiền vào loa rồi... quên mất?
Đó là bà Phạm Thị Ngọt (40 tuổi, quê Quảng Nam, tạm trú tại xã Xuân Thới Đông 2, H.Hóc Môn, TP.HCM). Bà Ngọt hiện là chủ một công ty chuyên kinh doanh quần áo thời trang.
Theo lời bà Ngọt, số tiền trên là của chồng bà - ông Afolayan Caleb, quốc tịch Nam Phi, dành dụm được và cất giấu trong loa thùng nhưng sau đó quên mất.
Công an không có hình thức xử lý gì
Thượng tá Nguyễn Đức Thiệu - đội trưởng đội cảnh sát điều tra tổng hợp Công an Q.Tân Bình (TP.HCM) - cho biết vụ việc này đang do một điều tra viên thụ lý xác minh.
Đến nay, Công an Q.Tân Bình vẫn chưa xem xét trả số tiền 5 triệu yen cho bà Hồng do chưa có kết quả xác minh cuối cùng. Thượng tá Thiệu cho biết thêm đây không phải là vụ án hình sự nên phía công an sẽ không có hình thức xử lý gì.
Bà Ngọt cho biết theo lời kể của ông Afolayan Caleb, năm 2003-2005 ông là giáo viên dạy tiếng Anh tại Nhật, đồng thời làm thêm nghề mua bán phụ tùng ôtô. Tại đây, ông có tích lũy được một số tiền hơn 100 triệu yen.
Sau đó, ông Afolayan Caleb đi du lịch qua Thái Lan, Campuchia... Khi đến Việt Nam năm 2009 thì gặp bà Ngọt, cả hai dọn về căn nhà trọ ở Hóc Môn sống chung.
Thời gian này, có lần ông Afolayan Caleb nói cho bà biết có cất một số tiền khoảng 6 triệu yen trong một cái hộp, quyển sách hay tủ nào đó trong mớ đồ đạc lỉnh kỉnh mà ông mang về căn nhà trọ, nhưng ông không nhớ chính xác ở đâu.
Sau đó, nhiều lần bà Ngọt cùng chồng tìm trong mớ đồ đạc của ông nhưng không thấy.
Đến tháng 6-2013, ông Afolayan Caleb về nước, sau đó đầu tháng 9-2013 bà dọn nhà thì để bộ loa máy tính mà ông Afolayan Caleb hay sử dụng gắn vào máy tính xách tay để nghe nhạc ra hành lang nhà trọ mà không biết bên trong đó có tiền.
Đến đầu tháng 11-2013, người anh họ của bà Ngọt là ông P.Đ.H. đến chơi thì bà Ngọt cho ông bộ loa nói trên.
Ông P.Đ.H. mang loa về nhà nhưng do không sử dụng được nên để vào thùng rác. Khoảng giữa tháng 11-2013, có một phụ nữ bịt kín mặt vào nhà ông H. mua ve chai. Lúc này ông H. cho người mua ve chai bộ loa.
Bà Ngọt kể khoảng tháng 3-2015, đọc báo Tuổi Trẻ Online mới thấy thông tin về người lượm ve chai phát hiện 5 triệu yen Nhật trong thùng loa cũ. Lúc này bà mới nhớ lại chuyện trước.
Bà nói: “Tôi biết chắc số tiền mà bà Hồng phát hiện là của chồng tôi. Vì vậy, ngày 3-4 tôi đã trình báo sự việc với Công an Q.Tân Bình”.
Công an và Tòa án Q.Tân Bình hướng dẫn bà thông báo cho ông Afolayan Caleb trực tiếp làm đơn xin nhận lại tài sản (5 triệu yen). Đồng thời, tường trình chi tiết thông tin ông để tiền ra sao trong thùng loa, cũng như cung cấp các chứng cứ về số tiền này.
Do thời hạn ngày 28-4, Công an Q.Tân Bình sẽ trả số tiền trên cho bà Hồng, nên ngày 24-4 bà Ngọt đã làm đơn gửi Công an Q.Tân Bình xin hoãn trả tiền cho bà Hồng để bà báo tin cho chồng hiện đang ở Nigeria biết.
Khi bà Ngọt kể cho chồng nghe sự việc, ông Afolayan Caleb đã nhớ lại và nói sẽ sắp xếp công việc để qua Việt Nam giải quyết. Trường hợp nếu bận công việc, ông sẽ làm giấy ủy quyền để bà Ngọt làm việc với các cơ quan chức năng.
“Tôi cam đoan những việc tôi kể là sự thật” - bà Ngọt nói.
Bà Hồng kể chuyện có người đến phòng trọ của bà đòi số tiền 5 triệu yen - Ảnh: Đức Thanh
Quá mỏi mệt và phiền phức
Tại buổi làm việc sáng 27-4, Công an Q.Tân Bình thông báo cho bà Huỳnh Thị Ánh Hồng biết thông tin về việc bà Ngọt xin nhận lại số tiền trên. Cơ quan này đã tạm hoãn thời gian trao trả số tiền lại để xác minh xem bà Ngọt có phải là chủ nhân thật sự của số tiền đó hay không.
“Trưa 14-4, có một số người đến nhà trọ tôi đang ở, trong đó có bà Ngọt. Bà này yêu cầu tôi cho một cái hẹn để gặp mặt người anh họ của bà, để xem có phải tôi là người đã mua cái máy đài mà ông ta bán trước đó hay không.
Bà Ngọt nói tìm gặp tôi để giải quyết. Nhưng tôi nói tiền tôi đã nộp lên công an quận rồi, nếu bà muốn biết chứng cứ hay kiện cáo thì lên công an quận để họ giải quyết. Tôi không biết gì về bà và tôi không tranh chấp gì với bà” - bà Hồng nói.
Bà còn cho biết thêm khi bà Ngọt cứ đòi cho một cuộc hẹn gặp nhưng bà không đồng ý, bà Ngọt đã lấy điện thoại chụp hình mặt bà. Lúc đó, bà Hồng phải gọi điện báo công an phường.
Bà Hồng nói dịp lễ này có thể sẽ về quê để nghỉ ngơi sau thời gian mệt mỏi vừa rồi: “Liên tục những ngày gần đây, tôi nhận được nhiều cuộc gọi, tin nhắn có nội dung đề nghị trả số tiền 5 triệu yen cho Chính phủ Nhật, rồi họ sẽ cho lại tôi một khoản tiền để tiêu xài và tìm kiếm việc làm đàng hoàng cho tôi. Tuy nhiên, tôi đã từ chối tất cả các lời đề nghị đó”.
Bà Ngọt chỉ nơi ông Caleb để bộ loa vi tính có tiền yen Nhật - Ảnh: Đức Thanh
Không có chế tài xử lý người “nhận bừa”
Theo lời bà Hồng, công an quận cho hay có nhận được đơn nhận tài sản của hai người, trong đó có đơn một người đàn ông do không có cơ sở, chứng cứ để chứng minh nên đã bị bác, còn lại là đơn của bà Ngọt.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Trí, chánh án TAND Q.Tân Bình, cho biết khi đến xin nhận số tiền, bà Ngọt phải có nghĩa vụ đưa ra các chứng cứ để chứng minh số tài sản đó là của mình. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan công an sẽ xác minh các chứng cứ này.
“Tuy nhiên, nếu như những gì bà Ngọt trình bày là đúng thì người đứng đơn yêu cầu giải quyết đối với tài sản này phải là chồng bà. Còn trường hợp không đủ căn cứ để chứng minh bà này là chủ tài sản, thì hiện nay pháp luật chưa có quy định chế tài nào để xử lý” - ông Trí nói.
Cùng quan điểm này, luật sư Nguyễn Văn Hậu (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng để nhận được số tiền này, bà Ngọt buộc phải chứng minh được nguồn gốc tài sản, chẳng hạn như hóa đơn chứng từ mua loa, biết được các đặc điểm nhận dạng, nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm chiếc loa...
“Theo quy định của Bộ luật dân sự, nếu không chứng minh được bà Ngọt là chủ tài sản thì theo quy định, bà Hồng sẽ nhận được toàn bộ số tiền trên. Ngược lại, nếu cơ quan công an xác định được bà Ngọt là chủ sở hữu thì phải trả lại toàn bộ cho bà Ngọt” - ông Hậu phân tích.
ĐỨC THANH - MAI HOA
http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20150428/nguoi-nhan-la-chu-nhan-chiec-loa-chua-5-trieu-yen-noi-gi/739688.html


8 nhận xét:

  1. Lão tin là chị Hồng ve chai sẽ được hưởng số tiền này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tin của Tuổi Trẻ thì như sau bác Cạo à, lại càng không tin được:

      " Bà Ngọt cho biết theo lời kể của ông Afolayan Caleb, năm 2003-2005 ông là giáo viên dạy tiếng Anh tại Nhật, đồng thời làm thêm nghề mua bán phụ tùng ôtô. Tại đây, ông có tích lũy được một số tiền hơn 100 triệu yen.
      Sau đó, ông Afolayan Caleb đi du lịch qua Thái Lan, Campuchia... Khi đến Việt Nam năm 2009 thì gặp bà Ngọt, cả hai dọn về căn nhà trọ ở Hóc Môn sống chung."

      Có 2 năm mà làm được những 100 triệu Yên thì kinh khủng ! Vì qui ra tiền Việt, ra tới 20 tỉ VNĐ.

      Xóa
  2. Bổ sung 3 (15/5/2015):


    Vụ 5 triệu yen: Sự thật động trời về người đàn ông gốc Phi

    Cập nhật lúc: 08:46 15/05/2015 (GMT+7)

    (Kiến Thức) - Xuất hiện “phút 89” tranh chấp vụ 5 triệu yen Nhật, bà Ngọt đưa ra những bằng chứng mơ hồ về chồng mình, lai lịch người đàn ông gốc Phi dần lộ diện.
    Việc bà Phạm Thị Ngọt (40 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP HCM) đến công an quận Tân Bình xin tạm hoãn giao tiền cho chị Huỳnh Thị Ánh Hồng trong vụ 5 triệu yen Nhật vì nghi ngờ đó là tiền của chồng mình đã được công an quận Tân Bình chấp nhận khiến chị Hồng vô cùng bức xúc.
    Vu 5 trieu yen: Su that dong troi ve nguoi dan ong goc Phi
    Nữ "tỷ phú" ve chai vô cùng bức xúc với những gì đang xảy ra suốt thời gian qua và khẳng định sẽ khởi kiện công an quận Tân Bình nếu không giải quyết khiếu nại về việc ngăn chặn không giao trả tiền cho mình.

    Trả lờiXóa
  3. Bổ sung 4 (15/5/2015):
    Thứ Sáu, 15/05/2015 08:31
    Sự thật về “ông chủ” của 5 triệu yen Nhật đến từ châu Phi
    (CATP) Cho rằng số tiền 5 triệu yen Nhật là của chồng mình, bà Phạm Thị Ngọt đã đến Công an Q.Tân Bình (TPHCM) cung cấp thông tin về ông Afolayan Caleb và nguồn gốc số tiền để “quên” trong loa. Thông tin này thật hay giả?
    Qua tìm hiểu, phóng viên Báo CATP đã tìm ra được sự thật về người đàn ông gốc Phi có trình độ “cử nhân giáo dục” này và “cơ sở giáo dục” mà ông từng dạy học như trên giấy tờ bà Ngọt cung cấp. Tất cả chỉ là... “ảo”.
    CÔNG TY TRƯỜNG HỌC “MA”
    Theo hồ sơ mà bà Phạm Thị Ngọt cung cấp, trong thời gian lưu trú tại Việt Nam, chồng bà là ông Afolayan Caleb làm giáo viên, công tác tại Công ty TNHH MTV Úc Đại Lợi (từ tháng 6-2010 đến tháng 6-2013). Bà Ngọt cũng đã cung cấp “giấy phép lao động” của chồng mình, trong đó có ghi về trình độ chuyên môn của người đàn ông gốc Nam Phi này là “cử nhân giáo dục”.

    Số tiền 5 triệu yen trong vụ tỷ phú ve chai - Ảnh: Báo CATP
    Sáng 14-5, phóng viên Báo CATP đã xác minh tại Sở Kế hoạch đầu tư TPHCM và được biết Công ty TNHH Úc Đại Lợi có đăng ký địa chỉ trụ sở tại số nhà 289 Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, Q.12 (ảnh). Tuy nhiên khi xác minh tại địa chỉ này, không hề có công ty nào hoạt động với tên gọi như trên.
    Trong hồ sơ quản lý của công an địa phương, được biết căn nhà số 289 Trường Chinh do vợ chồng bà Nguyễn Thị Hồng T. (SN 1980) - Nguyễn Tri Th. (SN 1976) làm chủ sở hữu. Trong thời gian từ năm 2010 đến ngày 20-5-2013, Cty Dịch vụ bảo vệ 007 thuê làm trụ sở hoạt động. Từ ngày 8-8-2013, bà C.T.H (SN 1989) thuê lại.

    Trả lờiXóa
  4. Bổ sung 5 (18/5/2015):

    Vụ 5 triệu yen: Bà Ngọt nói chồng không dùng giấy tờ giả
    L. Phong | 18/05/2015 16:25

    thích


    Bà Ngọt (trái) vẫn đang tìm bằng chứng để chứng minh lời khai chồng mình mới là chủ sở hữu 5 triệu yen. Trong khi đó chị Hồng (phải) vẫn đang mưu sinh bằng nghề ve chai. - Ảnh: Lê Phong

    Một số thông tin chồng tôi sử dụng hộ chiếu giả, làm việc tại công ty "ma" là sai"- bà Ngọt (người cho rằng chồng mình là chủ sở hữu 5 triệu yen) khẳng định.


    Vụ 5 triệu yen: Bí ẩn lá thư đề nghị trả tiền cho nước Nhật
    Tình tiết mới có làm 5 triệu yen về với chị Hồng?
    Sự thật về “ông chủ” của 5 triệu yen Nhật đến từ châu Phi
    Về tấm hộ chiếu được phòng quản lý xuất nhập cảnh (PA72, Công an TP HCM) thông tin ông Afolayan Caleb là giả mạo, bà Ngọt phản bác: “Không hề có chuyện đó.
    Tôi đã đọc được nội dung phía đại sứ quán Nam Phi tại Hà Nội thông báo là "số hộ chiếu đã hết hạn” nên nó không tồn tại trong hồ sơ lưu trữ, chứ không phải là giả như một số người thông tin.
    Nếu là giấy tờ giả thì sao ổng có thể qua lại hải quan dễ dàng như vậy? Sau khi trao đổi với chồng tôi, ông đã khẳng định chưa bao giờ lấy tên giả”.
    Thông tin về ngôi trường ngoại ngữ của Công ty TNHH MTV Úc Đại Lợi có trụ sở ở 289 đường Trường Chinh (quận 12) là địa chỉ “ma”, bà Ngọt lên tiếng:
    “Lúc đầu ông T.Q.M - giám đốc Úc Đại Lợi, đăng ký giấy tờ ở địa chỉ nói trên nhưng do giá thuê mặt bằng cao nên ổng chuyển sang địa chỉ gần Bệnh viện 175, quận Gò Vấp để tổ chức dạy.

    Trả lờiXóa
  5. Bổ sung 9 (2/6/2015):

    02/06/2015 15:38 GMT+7
    Chị ve chai đã nhận đủ 5 triệu Yên

    - 2 giờ 30 chiều nay, trong một diễn biến bất ngờ, công an Q.Tân Bình, TP.HCM đã gọi điện chị ve chai Huỳnh Thị Ánh Hồng (SN 1978, ngụ Q.Tân Bình) và luật sư tới thống nhất phương án trả tiền và thực hiện trao tiền cho chị trong buổi chiều nay.

    Trả lờiXóa
  6. Bổ sung 9 (2/6/2015 và 3/6/2015):

    Chị ve chai bắt đầu 'sử dụng' dần 5 triệu Yên


    - Vừa nhận được số tiền hơn 5 triệu Yên, sáng ngày 3/6 chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (SN 1978, quê Quảng Ngãi, ngụ Q.Tân Bình) đã trích một phần làm từ thiện như đã nói trước đây.
    "Tỷ phú ve chai" mất hơn 200 triệu đồng sau một năm đi "tìm chủ"
    Công an đến nhà chị ve chai ngăn người lạ tới xin tiền
    Hồi kết đẹp với chị ve chai bỗng chốc thành tỷ phú
    "Tỷ phú ve chai' cười tươi như hoa lúc nhận 5 triệu Yên
    Hành trình 'đòi lại' 5 triệu Yên nhặt được của chị ve chai
    Theo đó sáng 3/6, chị Huỳnh Thị Ánh Hồng – người phụ nữ ve chai vừa được giao trả 5 triệu Yên, đã đến hội người mù Q.Tân Bình làm từ thiện. Tại đây, chị Hồng đã trao cho hội phần quà là 700 kg gạo, 1 dàn âm ly và 2 micro.

    Trả lờiXóa
  7. Bổ sung 10 (4/6/2015):

    Thứ năm, 4/6/2015 | 10:05 GMT+7

    Cơ quan thuế lúng túng với 5 triệu yen của chị ve chai

    Cục Thuế TP HCM thừa nhận khoản tiền mà chị Huỳnh Thị Ánh Hồng vừa nhận không thuộc 10 nhóm chịu thuế thu nhập cá nhân, nên đang xin tham vấn về việc có thu thuế hay không.

    Chiều 2/6, ngay sau khi được Công an quận Tân Bình ra quyết định trả lại 5,24 triệu yen - số tiền tìm thấy trong thùng loa cũ cách đây hơn một năm, chị Huỳnh Thị Ánh Hồng và luật sư đã tới ngân hàng đề nghị hỗ trợ giao dịch.
    Riêng về nghĩa vụ thuế đối với khoản tiền này, trao đổi với VnExpress, lãnh đạo Cục Thuế TP HCM thừa nhận đây là trường hợp chưa từng xảy ra và không thuộc đối tượng nào trong số 10 nhóm thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo luật hiện hành. Do vậy, cơ quan không biết căn cứ vào đâu để áp dụng thuế. "Chúng tôi đang chuyển vấn đề này lên Tổng cục Thuế nhờ tham mưu", đại diện này cho biết.
    Trong khi đó, theo Luật sư Hà Hải - trợ lý pháp luật của chị Hồng, do trường hợp này là đặc biệt và chưa từng có tiền lệ nên hiện không có quy định nào hướng dẫn về việc phải đóng thuế. Do đó, cơ quan chức năng đã cho phép chị Hồng nhận toàn bộ số tiền.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.