Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

28/04/2015

Hùng Vương : bản kể sớm nhất bằng tiếng Việt, giữa thế kỉ 17

Người ở thế kỉ 17 (đại khái là vào những thập niên 1630-1660), tức ngang thời điểm cha Đắc Lộ ở Việt Nam, thì người Nam ta bắt đầu viết được quốc ngữ.

Hãy thử tượng tượng: hơn 300 năm trước, cha ông mình đã bắt đầu dùng quốc ngữ. Và trong số đó, có một số vị còn xuất sắc là ghi lịch sử nước Nam bằng quốc ngữ.


1. Ví dụ một đoạn về vua Hùng của thời đó (văn bản gốc còn giữ được đến ngày nay, và người Việt Nam đã biết đến văn bản này từ thời 1950s):



2. Vua Hùng trong văn bản trên, được ghi là "Bua Hũng Vương". Sau đó "Bua Hũng Vương" mất nước vào tay "Bua Thục Đế" - tức là "Bua An Dương Vương".

8 nhận xét:

  1. Ui giơi ui , chữ quốc ngữ có cách đây 300 năm là chuyện nhỏ . Các nhà nghiên cứu của Việt Nam còn siêu hơn nữa . Ở công viên văn hoá Đồng Xanh TP Pleiku ông Vũ Kim Biên còn cho các vua Hùng sống thọ ngang với Tiên Ông trích
    Tùng duệ Vương huý Huệ Lang làm vua.150 năm sống 221 tuổi
    Hùng nghi Vương huý Bảo quang Long làm vua 160 sống217 tuổi
    Hùng tạo Vương huý Đức quân Lang làm vua 92 năm sống 273 tuổi
    Hùng triệu Vương huý Cảnh chân Lang làm vua 94 năm sống 286 tuổi
    Hùng anh Vương huý Chân nhân Lang làm vua 99 năm sống 386 tuổi
    Hùng việt Vương huý Tuấn Lang làm vua 105 năm sống 502 tuổi
    Hùng vũ Vương huý Đức hiền Lang làm vua 96 năm sống 456 tuổi
    Hùng chinh Vương huý Đức Lang làm vua 107 năm sống 514 tuổi
    Hùng uy Vương huý Hùng hải Lăng làm vua 90 năm sống 512 tuổi
    Hùng định Vương huý Quốc Lang làm vua 80 năm sống 602 tuổi
    Hùng vi Vương huý Thừa vân Lang làm vua 100 nă sống 642 tuổi
    Hùng chiêu Vương huý Lang liên Lang làm vua 200 năm sống 692 tuổi
    Hùng uy Vương huý Pháp hải Lăng làm vua 87 năm sống 500 tuổi
    Hùng hy Vương huý Viên Lang làm vua 200 năm sống 599 tuổi
    Hùng diệp Vương huý Bảo Lang làm vua 300 năm sống 646 tuổi
    Hùng quốc Vương huý Lân Lang làm vua 221 năm sống 260 tuổi
    Lạc long Quân huý Hùng hiền Vương làm vua 400 năm sống 506 tuổi
    Kinh dương Vương huý Lộc Tục làm vua 215 năm sống 260 tuổi
    Mọi nghười thấy siêu chưa . Bác Giao trên thông thiên văn , dưới tường địa lý , hỏi dùm các vua Hùng ăn gì ? Uống thuốc gì ? Bán ở đâu ? Để tôi mua biếu Bác và bác Cạo một người vài chục thang uống vào cho nó thọ nghen

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Úi trời ! Các vua Hùng nhà ta đều đại trường thọ cả bác Salam à. Em cũng bái phục chí tưởng tượng của người soạn ra văn bản. Rồi lại bái phục hơn nữa đơn vị cho thi công. Và nhất là, thêm bái phục nữa: một đơn vị vừa tới ghi danh vào kỉ lục Việt Nam.

      Xứ Đại Việt ta quả là nhiều kỉ lục.

      Xóa
    2. Sử sách chỉ chép từ đời Kinh Dương Vương đến đời Hùng Vương thứ 18 có cả thảy 20 ông vua, trị vì từ năm Nhâm tuất (2879) đến năm Quí mão (258) trước Tây lịch, được 2622 năm, tính ra mỗi ông vua bình quân ngồi trên ngai non 150 năm. Không hề có "bảng kê chi tiết" các đời vua Hùng trị vì bao nhiêu năm, thọ bao nhiêu tuổi như những tấm bia ở cái công viên gì đó trên Pleiku.

      Có lẽ cũng như ngày sinh tháng đẻ của Hai Bà Trưng mà năm trước Hà Nội tính làm lễ kỷ niệm sinh nhật, những con số này chắc... từ trên trời rơi xuống.

      Đâu lại có cái đất nước lạ lùng!

      Xóa
  2. Cứ như thông tin của bác Giao thì người Việt đã dùng chữ quôc ngữ từ 1630?
    Còn tập "lược sử nước An Nam" do thầy Bento Thiện viết ngày 25-10-1659 (do cụ Hoàng Xuân Hãn lục ra năm1959).
    Sớm hơn thì chỉ có bức thư của thầy Igesco Văn Tín gửi linh mục Marini, ngày 12-9-1659.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu hỏi của bác Lí chắc là cho câu sau trong chính văn: "Người ở thế kỉ 17 (đại khái là vào những thập niên 1630-1660), tức ngang thời điểm cha Đắc Lộ ở Việt Nam, thì người Nam ta bắt đầu viết được quốc ngữ.".

      Tôi đưa một niên đại áng chừng mà bác. Thứ nữa, khi áng chừng như thế này là đồng thời tính đến Đắc Lộ (tài liệu đã in từ 1650s), Bento Thiện, và một số người khác (có người được ghi trong sách của Đắc Lộ).

      Xóa
    2. Trong quyển Tìm hiểu Lịch sử chữ quốc ngữ của Hoàng Xuân Việt, thì chữ quốc ngữ được hình thành vào những năm 1615-1618, đến năm 1621 đã xuất hiện một số chữ quốc ngữ sơ khai trong thư của giáo sĩ Joãn Roiz từ Macao gửi cho cha Bề trên ở Roma (thư ngày 20-11-1621). Còn người Việt Nam viết chữ quốc ngữ đầu tiên, cũng theo sách trên là Igesco Văn Tín và Bento Thiện như bác Thiên Lý viết bên trên. Theo tài liệu lưu được thì đến gần cuối năm 1959, người Việt mới chính thức sử dụng chữ quốc ngữ trên văn bản.

      Xóa
    3. Đính chính, xin thay 1959 bằng 1659.

      Xóa
    4. Vâng, bác viết nhầm chút xíu nhé.

      Đại khái kiến thức về lịch sử quốc ngữ đến hiện tại là như trên các bác ạ. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là các bản in của cụ Đắc Lộ tại châu Âu vào đầu thập niên 1650. Cụ cho in một loạt sách vở mà cụ đã soạn sẵn từ trước đó cả mấy chục năm.

      Nhưng gần đây, phía các nhà nghiên cứu đang muốn đề cử một văn bản cổ hơn (dĩ nhiên là cổ hơn của Văn Tín và Bento Thiện). Em đã xem bản chụp. Nhưng là bản chép tay. Lại làm ra dạng thơ song thất lục bát. Mới được tìm ra. Tất cả còn đang xác nhận nên chưa nói được gì hơn.

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.